You are on page 1of 3

BÀI 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG


I. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
1. Nguồn lao động:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh; hơn 1 triệu lao động
- Có kinh nghiệm sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, thủ công nghiệp, chất lượng được nâng cao -
Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn

2. Sử dụng lao động:


-Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực (Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành chiếm tỉ
trọng lớn nhất)

II. Vấn đề việc làm:


- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển gây sức ép lớn đối với giải quyết
việc làm
- Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát tiển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế
 Tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao: 6% (năm 2003)

III. Chất lượng cuộc sống: (BỎ)


- Chất lượng cuộc sống còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn -
Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện

BÀI 6. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới: (Giảm tải)
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới:
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng cộng
nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập
trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể
sang nền kinh tế nhiều thành phần

2. Những thành tựu và thách thức:


- Thành tựu: Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa -
Thách thức: Ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, thiếu việc làm, còn các xã nghèo

BÀI 7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

I. Các nhân tố tự nhiên:


Là tiền đề cơ bản
1. Tài nguyên đất:
- Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp
- Có 2 nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit
- Đất phù sa:
+ Thích hợp cây lúa nước, cây ngắn ngày
+ Phân bố: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng ven biển miền Trung
- Đất feralit:
+ Thích hợp cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương,..
+ Phân bố: trung du và miền núi

2. Tài nguyên khí hậu:


- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa theo chiều bắc-nam, theo mùa và
theo độ cao - Nhiều thiên tai: Bão, gió tây khô nóng, sương muối, rét hại

3. Tài nguyên nước:


- Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp vì nước phân bố không
đều trong năm

4. Tài nguyên sinh vật:


- Phong phú, là cơ sở thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi

II. Các nhân tố kinh tế - xã hội:


Quyết định sự phát triển nông nghiệp
1. Dân cư và lao động nông thôn:
- 74% dân sống ở nông thôn, 60% lao động trong nông nghiệp
- Giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật:
- Ngày càng hoàn thiện
- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng làm tăng giá trị và khả năng cạnh
tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quà sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên
canh
3. Chính sách phát triển nông nghiệp:
- Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, …

4. Thị trường trong và ngoài nước:


- Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

BÀI 9. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN


I. Lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát
1. Tài nguyên rừng:
- Tài nguyên rừng bị cạn kiệt, diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm
tỉ lệ thấp, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%
- Vai trò của rừng:
• Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dân dụng và cho xuất khẩu.
• Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
• Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:
- Khai thác gỗ: Khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi và
trung du - Trồng rừng: Tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông,
lâm kết hợp
II. Ngành thủy sản:
1. Nguồn lợi thủy sản:
a. Thuận lợi:
- Có 4 ngư trường trọng điểm của nước ta là: ngư trường Cà Mau- Kiên Giang, ngư trường
Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh và ngư
trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa,
- Có các bãi triều, rừng ngập mặn, đảo, sông suối…
➔ Thuận lợi phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước
ngọt
b. Khó khăn:
- Tự nhiên: Thường bị thiên tai (như bão, sương mù…)
- Kinh tế-xã hội: vốn đầu tư khai thác lớn, môi trường suy thoái, nguồn lợi thủy sản bị suy
giảm.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:
- Nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh
- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu và Bình Thuận
- Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre

You might also like