You are on page 1of 3

MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHO KIỂM TRA GIỮA KỲ 1

A. LÝ THUYẾT

NỘI DUNG 1: NGÀNH NÔNG NGHIỆP


I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

1. Các nhân tố tự nhiên:

1.1. Tài nguyên đất:

- Là tài nguyên vô cùng quý giá không thể thay thế trong ngành nông nghiệp.

- Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn là phù sa và feralit.

+ Đất phù sa: có ở đồng bằng, dùng để chuyên canh cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất feralit: có ở trung du và miền núi, dùng để chuyên canh cây công nghiệp dài và ngắn ngày.

1.2. Tài nguyên khí hậu: Khí hậu đã ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp của nước ta:

- Nhiệt đới, gió mùa, ẩm  cây trồng phát triển quanh năm.

- Phân hóa đa dạng  cơ cấu cây trồng đa dạng ( cây nhiệt đới, cây cận nhiệt đới, cây ôn đới ).

- Có nhiều thiên tai  sản lượng cây trồng không ổn định.

1.3. Tài nguyên nước:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đó là điều kiện để phát triển nông nghiệp

- Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta

1.4. Tài nguyên sinh vật: Động – thực vật phong phú đa dạng là điều kiện để phát triển nền nông nghiệp
đa dạng về cây trồng, vật nuôi.

2. Các nhân tố kinh tế - xã hội:

2.1. Dân cư và lao động nông thôn:

- Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn  nguồn lao động dồi dào làm nông nghiệp.

- Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo.

2.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật: ngày càng hoàn thiện, góp phần cho thâm canh nông nghiệp nước ta..

2.3. Chính sách phát triển nông nghiệp: Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.

2.4. Thị trường trong và ngoài nước: Thị trường mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm
nông nghiệp.

II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP


1. Ngành trồng trọt : Cơ cấu ngành trồng trọt đang có sự thay đổi, tỉ trọng cây lương thực có xu hướng
giảm, tỉ trọng cây công nghiệp và các cây trồng khác tăng.

1.1. Cây lương thực :

- Cây lương thực bao gồm cây lúa và hoa màu. Trong đó cây lúa là cây lương thực chính.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng.

1.2. Cây công nghiệp :

- Diện tích cây công nghiệp ngày càng được mở rộng nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phá thế độc canh trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường

- Có 2 loại:

+ Cây công nghiệp hàng năm: Lạc, bông, thuốc lá, đâu tương
+ Cây công nghiệp lâu năm : Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều …

- Các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn là: Tây nguyên và Đông Nam bộ.

1.3. Cây ăn quả :

- Khí hậu phân hóa và tài nguyên đất đa dạng là điều kiện để nước ta phát triển mạnh cây ăn quả.

- Các vùng trồng cây ăn quả nhiều là đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam bộ.

Hiện nay, nước ta đang chú ý phát triển nông nghiệp xanh, xây dựng nền nông nghiệp thân thiện với
môi trường, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nhằm hướng đến sự cân bằng sinh thái trong tự
nhiên.

NỘI DUNG 2 : NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN


I. NGÀNH LÂM NGHIỆP:

1. Tài nguyên rừng:

- Hiện nay rừng bị cạn kiệt. Diện tích rừng khoảng 14 triệu ha, độ che phủ rừng khoảng 42% (2020)

- Tài nguyên rừng nước ta gồm có:

+ Rừng sản xuất: Cung cấp gổ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu.

+ Rừng phòng hộ: Rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Rừng quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển.

2. Các tỉnh có diện tích rừng lớn: Thanh hóa, Nghệ an, Lạng sơn ...

II. NGÀNH THỦY SẢN:


1. Nguồn lợi thủy sản :

- Nước ta có vùng biển rộng, nhiều sông ngòi, vũng vịnh, trữ lượng thủy sản nhiều, có dãy rừng ngập mặn
ven biển ... là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Một số khó khăn đối với ngành thủy sản :

+ Đòi hỏi vốn lớn.

+ Môi trường biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.

2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản :

- Ngành khai thác thủy sản đang tăng nhanh. Các tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản cao là Kiên Giang,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình thuận …

- Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, nhất là tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản
cao là: An Giang, Đồng Tháp, Cần thơ ...

- Chế biến và xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn lợi lớn.

B. THỰC HÀNH:
- Biết xử lý số liệu ( đưa số liệu về %)

- Vẽ biểu đồ tròn.

- Nhận xét sự thay đổi của số liệu.

Học sinh cần chuẩn bị Tập Bản đồ Địa lý 9

You might also like