You are on page 1of 11

6 sử dụng đất đai

1. Loại hình sử dụng đất đai 2 Đơn vị bản đồ đất đai (Land mapping unit-LMU)
Loại hình sử dụng đất đai (Land use type – LUT)

Sử dụng đất (land use)


Sử dụng đất là các sắp xếp, hoạt động mà con người thực hiện trên một đơn vị đất đai để sản xuất, thay
đổi hoặc duy trì nó. VD
• Sản xuất trực tiếp tạo ra cây trồng, đồng cỏ, rừng…
• Sản xuất gián tiếp (chăn nuôi, chế biến…)
• Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (bảo tồn sinh vật, chống xói mòn, nhiễm mặn, bạc màu hoá…)
• Sử dụng đất vì mục đích khác: DL sinh thái, đa dang SV, công viên

Sử dụng đất bền vững dựa trên 5 nguyên tắc sau:


1. Duy trì nâng cao sản lượng
2. Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất;
3. Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá đất;
4. Có thể tồn tại về mặt kinh tế;
5. Có thể chấp nhận được về mặt xã hội

Trên cơ sở đó và dựa vào tình hình thực tế ở Việt Nam, một loại hình sử dụng đất được xem là bền
vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:
• Bền vững về kinh tế.
• Bền vững về môi trường.
• Bền vững về xã hội.
Loại hình sử dụng đất (land use type- LUT)
Là loại hình cụ thể của sử dụng đất được mô tả và phân loại một cách chi tiết.
• Có thể phân loại theo thời gian sinh trưởng của cây trồng, phân loại theo nhóm sản phẩm, phân loại
chi tiết theo cây trồng và mùa vụ.
• Ví dụ: loại hình sử dụng đất là một hoặc một nhóm cây trồng được bố trí sản xuất trong điều kiện tự
nhiên, kinh tế hiện hành
Việc xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất được xem xét là một phần thiết yếu của thủ tục đánh
giá.
Việc xác định LUT sẽ có 2 tình huống:
- Các loại hình sử dụng đất được mô tả chi tiếtngay từ đầu của quá trình đánh giá.
- Các loại hình sử dụng đất được mô tả chung chung và phải được cập nhật và điều chỉnh trong quá
trình đánh giá.
LUT bao gồm: Loại hình sử dụng đất chính , Loại hình sử dụng đất chuyên biệt, Kiểu sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất chính (Major Kind Of Land Use) Là một loại hình sử dụng đất, mô tả cho một
khu vực nhất định. • Ví dụ: đất nông nghiệp dựa vào nước mưa, nông nghiệp có tưới tiêu, đồng cỏ,
lâm nghiệp hoặc giải trí • Ví dụ như cây hàng năm, cây lâu năm, trồng cỏ đại trà, trồng cỏ thâm
canh,...
2. Kiểu sử dụng đất đai
Loại hình sử dụng đất chuyên biệt Là các phân chia nhỏ hơn của loại hình sử dụng đất chính Vd: đất
nông nghiệp ➔ đất trồng lúa
Kiểu sử dụng đất (Land Utilization Type – LUT) : Là một loại hình sử dụng đất, mô tả cấp độ chi
tiết hơn, VD khi đánh giá ở cấp huyện, xã, nông trại, nông hộ. • được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn
đoán hay tính chất chính. • Đó cũng có thể là hệ thống cây trồng hoặc luân canh cây trồng của LUT
trên mỗi LMU. • LUT chuyên lúa: Lúa xuân – lúa mùa hoặc 1 vụ lúa

2 Các kiểu sử dụng đất 1. Kiểu sử dụng đất đai chuyên biệt (đơn mục tiêu): Là một loại hình sử dụng
đất đai trên 1 LMU
Kiểu sử dụng đất đai đa mục tiêu: ➢ Gồm nhiều kiểu sử dụng đồng thời được thực hiện trên cùng
một diện tích đất của 1 LMU ➢ Mỗi kiểu sử dụng đất có đầu vào, yêu cầu và sản phẩm riêng. ➢ Ví
dụ như một khu rừng lấy gỗ được sử dụng đồng thời như một khu vực giải trí. ➢ VD vùng đồng thời
trồng trồng lúa và nuôi cá
Kiểu sử dụng đất đai đa mục tiêu: •Các kiểu đơn trong kiểu sử dụng đa thì có thể có các tác động
qua lại hoặc không. •Trong đánh giá đất đai thì vẫn giữ đánh giá cho từng kiểu riêng biệt
Kiểu sử dụng đất đai hỗn hợp: Kiểu sử dụng đất hỗn hợp bao gồm: • Nhiều kiểu sử dụng đất được
thực hiện trên các diện tích nhỏ khác nhau của 1 LMU. • Các kiểu sử dụng này có thể xảy ra theo trình
tự thời gian (ví dụ như luân canh cây trồng) hoặc đồng thời trên các diện tích đất khác nhau trong cùng
một LMU. • VD: đất trồng trọt và đất chăn nuôi trên cùng 1 LMU
3 Hệ thống sử dụng đất đai
Hệ thống sử dụng đất (land Use System – LUS)
Là hệ thống bao gồm đơn vị bản đồ đất đai (LMU) và loại hình sử dụng đất đai (LUT) ở thời điểm
hiện tại hoặc tương lai. • Như vậy, mỗi hệ thống LUS có một hợp phần đất đai và một hợp phần sử
dụng đất đai. : LUS = LMU + LUT
LMU: là 1 hợp phần đất đai của LUS, là những đơn vị bản đồ đất đai và được mô tả chi tiết bằng
những đặc tính đất đai như: sa cấu, loại đất, độ dốc, chế độ ẩm của đất, lượng mưa… • LUT: là 1 hợp
phần sử dụng đất của LUS, là các thuộc tính mô tả LUT : Thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và
quản lý sản xuất, thuộc tính kinh tế xã hội,...
4 . Hệ thống canh tác trong đánh giá đất đai : Hệ thống canh tác là một tập hợp các hoạt động tổng hợp
mà con người thực hiện trên một diện tích đất theo nguồn lực và hoàn cảnh của họ để tối đa hóa năng
suất và thu nhập ròng của miếng đất trên cơ sở bền vững

• Một hệ thống canh tác có thể gồm chỉ một hay nhiều hơn một đơn vị đất đai và có thể có một hoặc
nhiều hơn một kiểu sử dụng đất đai. • Hay nói khác đi là trong một hệ thống canh tác có thể có một
hoặc nhiều hơn một hệ thống sử dụng đất đai.
Yêu cầu của hệ thống canh tác: - Đảm bảo nhu cầu nông nghiệp- lâm nghiệp và thủy sản của con
người - Góp phần cải thiện môi trường và tài nguyên - sử dụng hiệu quả các tài nguyên không tái tạo -
duy trì hiệu quả kinh tế của sản xuất và cải thiện đời sống con người
- Hệ thống canh tác phải hài hòa giữa hiệu quả và các vấn đề về tài nguyên, môi trường. - Một hệ
thống canh tác chỉ thuần hướng theo lợi nhuận có khả năng gây nhiều vấn đề về tài nguyên và môi
trường ➔ không được chấp nhận. - Một hệ thống canh tác mang lại hiệu quả tích cực đối với tài
nguyên và môi trường nhưng không có hiệu quả ➔ không được chấp nhận.
Ví dụ về hệ thống sử dụng đất đai và hệ thống canh tác Thảo luận: trong ví dụ sau, hãy xác định: •
Đơn vị đất đai • Kiểu sử dụng đất đai • Hệ thống đất đai • Hệ thống canh tác

bài 7. Hiện trạng sử dụng đất đai và yêu cầu sử dụng đất : Nội dung: 1. Giới
thiệu 2. Các loại hình/kiểu sử dụng đất ở Việt Nam 3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
I GT : • Hiện trạng sử dụng đất của một vùng đất thể hiện sự hiện diện và phân bố của các loại hình sử
dụng đất trong một không gian và thời gian cụ thể. • Hay nói cách khác hiện trạng sử dụng đất là một
tấm gương phản chiếu tất cả các hoạt động sử dụng đất của con người lên tài nguyên đất đai
Hiện trạng sử dụng đất của một vùng đất thể hiện sự hiện diện và phân bố của các loại hình sử dụng
đất trong một không gian và thời gian cụ thể
Có 2 khuynh hướng chính trong sử dụng đất: 1. Sử dụng đất trên sơ sở làm cho tài nguyên đất đai
ngày càng phong phú, đất đai ngày càng phì nhiêu, hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao. • Đây là xu
hướng sử dụng đất đai bền vững. • Sử dụng đất bền vững: Là việc sử dụng đất ngày hôm nay không
ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai cả về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
2. Sử dụng đất theo khuynh hướng chú trọng khai thác, bóc lột tài nguyên đất đai 1 cách tối đa nhằm
phục vụ cho mục đích kinh tế hiện tại mà không quan tâm đến những tác động tiêu cực khác trong
tương lai. Theo hướng này đất đai ngày càng cạn kiệt, độ phì nhiêu đất đai và hiệu quả sử dụng đất
ngày càng giảm dần.
II. Các loại hình/kiểu sử dụng đất ở Việt Nam
Các loại hình sử dụng đất chính: 1. Nhóm đất nông nghiệp - NNP 2. Nhóm đất phi nông nghiệp – PNN
3. Nhóm đất chưa sử dụng – CSD 4. Đất có mặt nước ven biển – MVB
1. Nhóm đất nông nghiệp - NNP Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng; 1.2. Đất lâm nghiệp - LNP 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp - SXN 1.3. Đất nuôi trồng
thuỷ sản - NTS 1.4. Đất làm muối – LMU 1.5. Đất nông nghiệp khác – NKH
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp - SXN Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất: • trồng cây hàng năm • và
đất trồng cây lâu năm
1.2. Đất lâm nghiệp - LNP Đất lâm nghiệp bao gồm: Phân chia theo vai trò • Đất rừng sản xuất • Đất
rừng phòng hộ • Đất rừng đặc dụng
2. Nhóm đất phi nông nghiệp
- PNN Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: • Đất ở; • đất xây dựng trụ sở cơ quan; • đất sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh; • đất xây dựng công trình sự nghiệp; • đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp • đất sử dụng vào mục đích công cộng; • đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; • đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; • đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
• đất phi nông nghiệp khác
2.1 Đất ở - OTC • Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao
gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. • Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị
2.2. Đất chuyên dùng – CDG Đất chuyên dùng bao gồm: • Đất trụ sở cơ quan nhà nước • đất xây dựng
công trình sự nghiệp • đất quốc phòng; • đất an ninh; • đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; • đất
sử dụng vào mục đích công cộng.

3. Nhóm đất chưa sử dụng – CSD Đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục
đích theo quy định của Luật Đất đai 3.1 Đất bằng chưa sử dụng – BCS: là đất chưa sử dụng tại vùng
bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên. 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng – DCS: là đất chưa sử
dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi. 3.3. Núi đá không có rừng cây – NCS: là đất chưa sử dụng ở
dạng núi đá mà trên đó không có rừng câ

III. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại hình sử dụng đất tại một thời
điểm nhất định, được lập theo đơn vị hành chính
* Nội dung thể hiện trên bản đồ *
: Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phản ánh trung thực hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục
đích sử dụng tại thời điểm thành lập. • Tuỳ theo tỉ lệ bản đồ, mục tiêu nghiên cứu mà các loại hình sử
dụng đất được thể hiện trên bản đồ hiện trạng với các mức độ khác nhau
Tỉ lệ nhỏ: Chỉ thể hiện loại sử dụng đất chính là đất chuyên lúa. - Tỉ lệ vừa: Đất 2 vụ lúa – 1 vụ màu;
đất 2 màu – 1 lúa; đất 2 vụ lúa; đất lúa chiêm; đất lúa mùa. (loại hình sử dụng đất) - Tỉ lệ lớn: 2-3 vụ
lúa; 2 lúa + 1 vụ cây trồng cạn; 1 lúa + 1-2 vụ cây trồng cạn; 1 vụ lúa. (kiểu sử dụng đất)
* Các phương pháp thông thường được áp dụng *
1. Phương pháp đo vẽ mặt đất (đo mới); 2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có; 3.
Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh viễn thám; 4. Phương pháp ứng dụng công nghệ số
Các yếu tố sau quyết định việc lựa chọn phương pháp thực hiện: • Đặc điểm địa hình, địa vật khu vực
cần thành lập bản đồ; • Tỷ lệ bản đồ; • Tính chính xác, đầy đủ và độ tin cậy của nguồn tài liệu hiện có;
• Khả năng về tài chính; • Công nghệ và trang thiết bị; • Trình độ chuyên môn của người thực hiện

Bài 8 : Yêu cầu sử dụng đất của LUT Nội dung: 1. Lựa chọn các LUT cho đánh giá 2.
Mô tả các thuộc tính của LUT 3. Yêu cầu sử dụng đất đai cho đánh giá đất đai 4. Lượng hóa yêu cầu
sử dụng đất đai: Phân cấp yếu tố
I. Lựa chọn các LUT cho đánh giá : • Cần lựa chọn các loại hình sử dụng đất tiềm năng cho đánh giá
• Sự nhận diện và chọn lọc kiểu sử dụng tiềm năng cho đánh giá đất đai là một trong các bước đầu của
quy trình đánh giá đất đai. • Phương pháp là: • Bước 1: Liệt kê tất cả các kiểu sử dụng đất • Bước 2:
Loại bỏ dần đến danh sách cuối cùng

Bước 1: Liệt kê các kiểu sử dụng đất Các loại sử dụng đất được liệt kê trong bảng có thể gồm : • Các
loại sử dụng đất có ý nghĩa thực tiễn trong vùng. • Các loại sử dụng đất có triển vọng cả với ngoài
vùng xung quanh cùng điều kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế -xã hội. • Các loại sử dụng đất có
triển vọng dựa vào kinh nghiệm của các nhà nông nghiệp và nông dân. • Các loại sử dụng đất có triển
vọng dựa vào các kết quả nghiên cứu thí nghiệm trong vùng.
7 căn cứ để lựa chọn kiểu sử dụng đất:
1. Những đề nghị và yêu cầu của chính quyền. • Đánh giá đất đai phải nằm trong quan điển về mục
đích phát triển như: gia tăng sản lượng lương thực, sản phẩm cho xuất khẩu • Phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể của khu vực đánh giá
2. Hiện trạng sử dụng đất. • Những loại cây trồng nào thì đang được trồng? • Trồng những loại cây
đó cho sử dụng tiêu thụ trong gia đình hay cho bán? • Những kỹ thuật trang trại nào nông dân đang áp
dụng? • Cơ cấu cây trồng đơn hay xen canh?phân bón thế nào, • Sử dụng dụng cụ cầm tay hay gia súc
hay máy cày?
3. Hệ thống canh tác. • Kiểu sử dụng đất đai có phù hợp với hệ thống canh tác không? • Thí dụ về lao
động có bị trùng nhau giữa các kiểu sử dụng đất khác trong nông trang không? Hệ thống canh tác là
một tập hợp các hoạt động tổng hợp mà con người thực hiện trên một diện tích đất theo nguồn lực và
hoàn cảnh của họ để tối đa hóa năng suất và thu nhập ròng của miếng đất trên cơ sở bền vững
4. Yêu cầu lương thực. Những nhu cầu về lương thực cho hiện tại và tương lai gần.

5. Thích nghi với khí hậu nông nghiệp hiện tại. Nhận diện ra những cây trồng có khả năng bằng
cách so sánh sự phát triển của những kiểu sử dụng đất đai của vùng này với những vùng khác có cùng
vùng khí hậu nông nghiệp/sinh thái nông nghiệp
6. Nhà nông học địa phương, trạm nghiên cứu. Những loại cây trồng nào chưa được canh tác nơi
đây nhưng có nhiều triển vọng phát triển qua kết quả nghiên cứu từ các thí nghiệm, thực nghiệm
7. Nhu cầu thị trường. • Xem lại những loại cây trồng nào chưa thỏa mản nhu cầu trong nước, • giá
cả hiện tại có phù hợp chưa và ổn định không?

Bước 2: Loại bỏ dần đến danh sách cuối cùng


• Khi xác định được các kiểu sử dụng đất đai và liệt kê ra một danh sách rất dài, thì đòi hỏi rất nhiều
thời gian để chọn lựa ra những kiểu sử dụng đất đai mong ước. • Phương pháp loại bỏ là: Áp dụng hệ
thống “sàng lọc” dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn như sau:
1. Kiểu sử dụng đất đai phù hợp với những mục đích phát triển? 2. Kiểu sử dụng đất đai thích hợp với
khí hậu nông nghiệp hay sinh thái nông nghiệp? 3. Những nhà nông học địa phương có tin chắc là nó
sẽ phát triển tốt? Nếu không thì lý do gì? 4. Nhu cầu lao động cao nhất được đòi hỏi có trùng với
những yêu cầu lao động của các sử dụng khác hay không? 5. Có đúng với nhu cầu của thị trường
không? giá cả có hợp lý và ổn định không? 6. Kiểu sử dụng đất đai có được sự chấp nhận của nông
dân trong hệ thống canh tác trong hiện tại và tương lai?
7. Những hoạt động khác: • Đầu tư, khuyến nông, tín dụng, vận chuyển và chế biến cho kiểu sử dụng
có đầy đủ chưa • Hay những hoạt động này sẽ thiết lập trong thời gian tới để phù hợp khi thực hiện
kiểu sử dụng đó?

II. Mô tả các thuộc tính của LUT : Mô tả thuộc tính các LUT nhằm mục đích:
Xác định yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT; • Mức độ thích hợp của các yêu cầu sử dụng đất trong
đánh giá đất Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào: • Các đặc tính - tính chất của LMU • Các
thuộc tính của các LUT trên mỗi LMU • Số LUT mô tả và mức độ chi tiết trong mô tả sẽ phụ thuộc
vào mục đích và tỷ lệ bản đồ (quy mô) của dự án đánh giá đất
III. Yêu cầu sử dụng đất đai cho đánh giá đất đai
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về tính chất và chất lượng đất đai của mỗi LUT trong đánh
giá. ➢ Yêu cầu sử dụng đất đai được diễn tả bằng hình thức của chất lượng đất đai. ➢ Yêu cầu sử
dụng đất đai sau đó sẽ được đối chiếu với chất lượng đất đai để xác định ra khả năng thích nghi của
một đơn vị đất đai cụ thể cho một kiểu sử dụng đất đai riêng biệt

Mỗi loại hình sử dụng đất chính đều có các yêu cầu sử dụng đất khác nhau. Đối với loại hình sử dụng
đất nông nghiệp, có các nhóm yêu cầu sau: • Nhóm đầu tiên của yêu cầu sử dụng đất đai thì liên quan
đến yêu cầu về điều kiện tự nhiên của cây trồng. • Kế đến là những yêu cầu về quản lý và kỹ thuật
canh tác của kiểu sử dụng. • Cuối cùng là những yêu cầu về tính ổn định bền vững của cơ cấu mà
không ảnh hưởng đến sự hủy hoại môi trường

3 nhóm yêu cầu đối với loại hình sử dụng đất nông nghiệp: 1. Yêu cầu về điều kiện môi trường sinh
thái: những yêu cầu về điệu kiện môi trường liên quan đề sinh trưởng của LUT 2. Yêu cầu về quản lý:
Những yêu cầu liên quan các vấn đề về quản lý và kỹ thuật, 3. Yêu cầu về bảo vệ: Là các yêu cầu sử
dụng đất nhằm đảm bảo tính bền vững của LUT
1. Yêu cầu về điều kiện môi trường sinh thái • Các yêu cầu của LUT về các điều kiện môi trường có
liên quan đến sinh trưởng. • Để xác định các yêu cầu này cần tham khảo: • Các sổ tay và tài liệu xuất
bản có liên quan đến điều kiện sinh trưởng của cây trồng của quốc gia và vùng nghiên cứu • kết hợp
tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia và của địa phương , • Điều
kiện sinh thái môi trường đối với từng loại cây: Nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện đất đai; • Đặc tính sinh
lý; • Yêu cầu đầu tư và quản lý đối với sinh trưởng và phát triển của mỗi loại cây trồng: đầu tư phân
bón, thuốc trừ sâu
2. Yêu cầu quản lý: các yêu cầu về quản lý và kỹ thuật Các ví dụ: • Quy mô sản xuất của nông hộ -
trang trại đối với các LUT. • Các chính sách - thể chế quản lý và sở hữu đất đai. • Điều kiện làm đất:
Cơ giới hoá hay thủ công. • Kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng khác trong LUT. • Cơ sở hạ
tầng: giao thông - bảo quản - chế biến. • Quản lý thị trường thu mua nông sản phẩm.
3. Yêu cầu bảo vệ • Chu kỳ sản xuất của các LUT: đảm bảo độ phì đất và sản lượng cây trồng. • Bảo
vệ tính chất lý hoá học của đất canh tác: Chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu hoá, thoái hoá đất. • Bảo vệ
chất lượng và năng suất cây trồng không được suy giảm. • Chống các nguy cơ thiên tai - ô nhiễm đất. •
Bảo tồn động thực vật/ cây trồng/ vật nuôi bằng quỹ gien , • Vùng đồng bằng: trồng lúa, rau màu, thuỷ
sản+cây ăn quả, trồng cói… • Vùng đồi núi: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng… •
Vùng cao nguyên Tây nguyên, ĐBSCL • Một số ảnh về yêu cầu bảo vệ: chống xói mòn, quản lý nước,
nông lâm kết hợ, Làm đất và trồng theo đường đồng mức và chống canh tác vào mùa mưa nhiều có
tác dụng mạnh về chống xói mòn đất. • Phủ đất tốt trong mùa mưa cũng giảm xói mòn, muốn vậy có
thể chọn một hệ thống cây trồng (cây dài ngày, ngắn ngày, cây mọc nhanh, mọc dày,...).
IV. Lượng hóa yêu cầu sử dụng đất đai: Phân cấp yếu tố
Phân cấp yếu tố tức là phân chia các cấp giá trị của từng yêu cầu sử dụng đất đai phù hợp với những
điều kiện chuyên biệt của chất lượng đất đai trong một đơn vị bản đồ đất đai. Thí dụ như chất lượng
đất đai “chế độ nhiệt” • nếu nhiệt độ thích hợp với sự phát triển của cây trồng thì phân cấp mức độ cao
• Nếu nhiệt độ làm cây trồng bị thiệt hại thì sẽ được phân cấp thấp nhất. ➔ Từng kiểu sử dụng đất đai
khác nhau sẽ có các phân cấp khác nhau

Mỗi phân cấp yếu tố thì được đánh giá theo hai cách: • Theo cách giảm năng suất • Hay theo cách phải
đầu tư thêm vào để tránh giảm năng suất. Cách thứ nhất: • Có thể áp dụng được những nơi không thể
tác động lên các yếu tố giới hạn, thí dụ như giới hạn về điều kiện phát triển của rễ gây nên bởi độ sâu
của lớp đất, hay ảnh hưởng của nhiệt.

Cách thứ hai: • có thể áp dụng được những nơi mà có thể tác động lên các yếu tố giới hạn bằng sự cải
tạo đất đai qui mô nhỏ • thí dụ trang trại trên các vùng ôn đới thì thường bị giới hạn về dinh dưỡng
trong đất do pH thấp, do đó để cải thiện ngưới ta bón vôi vào để nâng pH và nâng khả năng dinh
dưỡng của đất đai.

bai 9. Phân hạng thích nghi đất đai : Nội dung: 1. Giới thiệu 2. Thang phân hạng
thích nghi 3. Phương pháp phân hạng thích nghi
I . Giới thiệu : Định nghĩa: Phân hạng thích hợp đất đai là bao gồm sự so sánh giữa những chất
lượng đất đai của một đơn vị bản đồ đất đai (hay những giá trị của những yếu tố chẩn đoán của những
đơn vị đất đai) với những yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai (diễn tả bằng các phân cấp yếu tố). • Khả
năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại sử dụng đất xác định. •
Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tại cũng như điều kiện sau khi cải tạo.
II. Thang phân hạng thích nghi : Phân hạng khả năng thích hợp đất đai theo FAO gồm 4 bậc như
sau: • Bộ thích hợp đất đai (Land Suitable Order): Phản ánh loại thích hợp. • Lớp thích hợp đất đai
(Land Suitable Class): Phản ánh mức độ thích hợp trong bộ. • Lớp phụ thích hợp đất đai (Land
Suitable SubClass): Phản ánh những giới hạn cụ thể của từng LMU với từng LUT. • Đơn vị (Land
Suitable Unit): Phản ánh sự khác biệt nhỏ về mặt quản trị của các dạng thích hợp trong cùng một lớp
phụ.

Bộ thích hợp đất đai : Bộ: Bộ chỉ ra LMU nào được đánh giá là thích hợp hay không thích hợp đối với
loại hình sử dụng đất được xem xét. • Bộ thích hợp ( Suitable Order): Chỉ ra các đơn vị đất đai mà ở
đó các loại sử dụng đất xem xét có thể thực hiện 1 cách bền vững và được chỉ ra bởi những hiệu quả
về mặt kinh tế, không có hiểm hoạ gây ra cho tài nguyên đất đai. • Bộ không thích hợp (Not Suitable
Order): Chỉ ra các đơn vị đất đai mà ở đó chất lượng đất đai đã ngăn cản sự thực hiện bền vững loại
sử dụng đất được xem xét. • Hay có thể nói chất lượng đất đai không phù hợp với yêu cầu sử dụng đất
của loại hình sử dụng đất được đề nghị.

- Lớp khả năng thích hợp đất đai (Class) Các lớp của bộ thích hợp đất đai: Lớp khả năng thích hợp
phản ánh mức độ thích hợp. Có 3 lớp thích hợp: S1, S2, S3: • S1: Lớp thích hợp cao (Highly Suitable
Class): Đất đai không thể hiện những hạn chế hoặc chỉ thể hiện những hạn chế ở mức độ nhẹ, rất dễ
khắc phục. Sản xuất trên này rất dễ dàng và cho hiệu quả cao.
- Các lớp của bộ thích hợp đất đai: S2: Lớp thích hợp trung bình (Moderately Suitable Class): • Đất
đai có thể hiện những hạn chế nhưng ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các biện pháp
kỹ thuật hoặc tăng mức độ đầu tư. • Sản xuất trên đất này khó khăn và tốn kém hơn với đất S1. • Tuy
nhiên có khả năng cải tạo để nâng lên S1.
- Các lớp của bộ thích hợp đất đai: S3: Lớp ít thích hợp(Marginally Suitable Class): • Đất đai có nhiều
hạn chế hoặc có một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục (như độ dốc cao, tầng đất mỏng,…). •
Những hạn chế đó không làm ta phải từ bỏ loại sử dụng đất đã định. • Sản xuất tuy khó khăn và kém
hiệu quả hơn so với S2 nhưng vẫn đảm bảo có lãi. • Thường chỉ có người nông dân mới chấp nhận sản
xuất, các nhà đầu tư sẽ không chấp nhận sản xuất trên đất này. • Đây là loại đất để khai thác sử dụng
sau cùng, nếu cần thì chuyển đổi mục đích sử dụng.

Các lớp của bộ không thích hợp: N1 và N2 N1: Lớp không thích hợp hiện tại (Currently Not
Suitable Class): • Là những đơn vị đất đai có những hạn chế có thể khắc phục được theo thời gian.
Trong điều kiện hiện tại thì các đơn vị đất đai này không thích hợp với loại hình sử dụng đất được xem
xét. • Nhưng trong tương lai khi điều kiện hạn chế có thể khắc phục được thì nó thuộc bộ thích hợp
(S).
• Một đơn vị đất đai hiện tại không có điều kiện tưới nên không thích hợp cho việc thực hiện loại hình
03 lúa. • Trong tương lai đơn vị đất này thuộc vùng có nước tưới do một hệ thống thuỷ lợi được xây
dựng. • Khi đó yếu tố hạn chế là nước tưới đã được khắc phục và nó sẽ thích hợp với loại hình sử dụng
đất 03 lúa.
• Là những đơn vị đất đai có những hạn chế không thể khắc phục theo thời gian và vì thế nó không
thích hợp với loại hình sử dụng đất dự kiến cả trong điều kiện hiện tại lẫn trong tương lai. Ví dụ: Yếu
tố hạn chế như là ngập lụt vào mùa mưa, độ dốc (Núi đá), khí hậu.


* Thông thường các lớp không thích hợp (N1, N2) không cần xác định các chỉ tiêu kinh tế định lượng
bởi nó không có một chỉ tiêu kinh tế nào. • Giới hạn trên của lớp N1 được xác định bởi giới hạn dưới
của lớp kém thích hợp (S3). • Ranh giới của lớp thích hợp N2 thường là ranh giới tự nhiên và thường
có tính vĩnh viễn. • Ngược lại ranh giới giữa 2 bộ (S và N) có thể thay đổi theo thời gian bởi sự thay
đổi điều kiện tự nhiên cũng như bối cảnh xã hội
Lớp phụ khả năng thích hợp đất đai: • Phản ánh các loại giới hạn của một lớp thích hợp. • Ví dụ
một đơn vị đất thích hợp trung bình với việc thực hiện loại hình 02 vụ lúa được ký hiệu là S2, nhưng
có hạn chế về độ ngập thì ở lớp phụ thích hợp sẽ được ký hiệu là S2n ,…. • Lớp phụ thường được ký
hiệu bằng các mẫu tự thường chỉ các giới hạn cụ thể của các đơn vị đất đai

Các ví dụ: • S2d ; S3sl; S2ir. • Không có lớp phụ cho S1 • Những lớp trong bộ không thích hợp trong
nhiều trường hợp không cần thiết chia ra các lớp phụ. • Tuy nhiên, có thể phân chia tuỳ thuộc vào loại
giới hạn mà phân chia
Đơn vị khả năng thích hợp đất đai • Là sự chia nhỏ của lớp phụ, nó thể hiện đến mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố hạn chế. • Việc phân chia chi tiết đến đơn vị thường thực hiện ở những quy mô nhỏ,
trên một bản đồ chi tiết và thường là các nông trại. • Các đơn vị khả năng thích hợp được ký hiệu bằng
các chữ số theo sau một dấu (-). Ví dụ S2d-1 , S2d-2 ,…
• Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà mức độ chi tiết trong điều tra, đánh giá và phân hạng các cấp thích
hợp ở những cấp phân vị khác nhau. • Thông thường, ở bản đồ tỷ lệ chi tiết có thể phân hạng đến cấp
phân vị thứ 04 (Unit) • Bản đồ tỷ lệ trung bình ở cấp phân vị thứ 03 (Sub-Class) • Bản đồ tỷ lệ nhỏ ở
cấp phân vị thứ 02 (Class)
III. Phương pháp phân hạng thích nghi đất đai
Cách phân hạng: • So sánh cho từng chất lượng đất đai riêng lẻ, kết quả sẽ là “tính thích nghi từng
phần” của đơn vị bản đồ đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai. • Kết hợp các thích nghi riêng lẻ lại để
đi đến thích nghi chung của những đơn vị bản đồ đất đai cho kiểu sử dụng ➔ Như vậy sẽ xác định
được cấp phân hạng chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử
dụng đất nào đó.
Có 3 phương pháp phân hạng như sau
Phương pháp 1: Phương pháp kết hợp chủ quan • Đánh giá phân hạng đất thông qua các nhận xét
đánh giá chủ quan của các cá nhân kết hợp thành phân hạng thích hợp tổng thể. • VD: Nếu các ý kiến
và kinh nghiệm tham khảo từ các cá nhân trong vùng nghiên cứu cho rằng vùng đó có đến 2 đặc tính
đất đai được đánh giá là S2, gây ảnh hưởng có hại cho loại hình sử dụng đất thì hạng thích hợp kết hợp
(tổng thể) của loại hình sử dụng đất đó sẽ trở thành S3
• Ưu điểm: • Nếu các ý kiến nhận xét đó là của các chuyên gia có trình độ và kiến thức tốt có kinh
nghiệm thực tế về điều kiện tự nhiên, đặc tính đất đai và kinh tế xã hội của vùng đó thì phương pháp
này rất tốt, đảm bảo tính chính xác, nhanh, đơn giản.
Nhược điểm: • là khó thu được những ý kiến trùng nhau từ 2 hoặc nhiều chuyên gia đánh giá • Hiếm
có đủ các chuyên gia có đủ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về tất cả các loại hình sử dụng cần nghiên
cứu trong khu vực.
Phương pháp 2: Phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế • Lấy các yếu tố được đánh giá là ít
thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. • Mức thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại
hình sử dụng đất là mức thích hợp thấp nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai. • Ví dụ có 3
chất lượng đất đai trong đánh giá được phân hạng theo S3, S2, S1 thì phân hạng thích hợp tổng thể sẽ
là S3
Phương pháp này thường được áp dụng ở những nơi mà chất lượng đất đai là quan trọng và được phân
cấp ở mức không thích hợp N. • Các yếu tố chất lượng đất đai được mang ra xem xét đều được đánh
giá là quan trọng, vì vậy cần thiết và chỉ chọn những chất lượng đất đai có hạn chế rõ rệt cho một loại
hình sử dụng đất nhất định.
• Ưu điểm: là đơn giản, logic và thận trọng tuân theo quy luật tối thiểu sinh học. • Nhược điểm: sẽ nảy
sinh tính máy móc, không giải thích được mối tương tác qua lại của các yếu tố.
Phương pháp 3: Phương pháp tham số Là phương pháp thực hiện bằng các phép tính cộng, tính nhân,
tính theo phần trăm hoặc cho điểm với các hệ số và thang bậc quy định. VD: Trong phương pháp cho
điểm: mỗi cấp thích nghi được gắn 1 giá trị từ 1 cho S1 đến 0 cho N: S1=1; S2=0,8; S3=0,6; N=0. •
Sau đó tính trung bình cộng, hay trung bình nhân (không tính giá trị 0) • Và phân hạng điểm: 0,8-1.0 =
S1 ; 0,4-0,8 = S2 ; 0,2-0,4 =S3; 0,0-0,2 = N
Ưu điểm: Nhìn chung phương pháp này dễ hiểu, dễ phân biệt và dễ thực hiện bởi có sự trợ giúp của
máy tính. • Nhược điểm: Mang tính chủ quan khi sắp xếp thang bậc và không thể áp dụng được từ địa
phương này sang địa phương khác.

B10. Hiệu quả kinh tế xã hội và tác động môi trường : Nội dung: 1. Giới
thiệu 2. Phân tích hiệu quả kinh tế 3. Phân tích hiệu quả xã hội 4. Phân tích, đánh giá tác động môi
trường
I. Giới thiệu : • Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động môi trường là khâu quan trọng trong
công tác đánh giá đất đai. • Đây là cơ sở để lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững, cũng như để giải
quyết sự tranh chấp của nhiều loại hình sử dụng đất trên cùng một vùng đất. • Việc phân tích, đánh giá
được tiến hành cụ thể đối với từng loại hình sử dụng đất trên các đơn vị đất đai có trong vùng đánh giá
. Thời gian thực hiện đánh giá kinh tế • Không nên dời những nghiên cứu phân tích kinh tế cho đến khi
hoàn thành phần đánh giá thích nghi tự nhiên. • Trong giai đoạn thu thập những số liệu về kinh tế đầy
đủ cũng phải mất một thời gian dài trong tiến trình thực hiện, nhất là trong việc nghiên cứu hệ thống
sử dụng đất đai nông trang với những mức đầu tư khác nhau cũng như các chi phí khác trong hệ thống.
• Do đó, cần thiết phải khảo sát và phân tích các yếu tố về kinh tế trong những khoảng thời gian nào
cho thật thuận lợi nhất. • Sự thu thập và phân tích số liệu này có thể sử dụng để khuyến cáo phần đánh
giá thích nghi tự nhiên
II. Phân tích hiệu quả kinh tế : Nguồn số liệu Nguồn điều tra khảo sát • Tổ chức các cuộc điều tra,
khảo sát • Khảo sát người dân • Khảo sát thị trường • Khả sát các cơ quan nhà nước • Khảo sát doanh
nghiệp Khảo sát bằng cách: • Phát phiếu điều tra • Phỏng vấn trực tiếp • Điện thoại…

Phân tích tổng mức vốn đầu tư : Hai xu hướng sai lầm: • Dự tính mức vốn quá thấp để tăng các chỉ
tiêu về hiệu quả dự án nhằm thuyết phục các cơ quan cấp phép và ra quyết định đầu tư. • Dự tính quá
cao để rút được nhiều vốn của nhà nước và các tổ chức tín dụng. ➔ Cả hai xu hướng trên đều gây thất
thoát vốn và tác động tiêu cực đến tính khả thi và hiệu quả của việc chuyển đổi sử dụng đất
Tổng mức vốn đầu tư cho chuyển đổi. Bao gồm: • Vốn đầu tư vào tài sản cố định • Vốn đầu tư vào tài
sản lưu động (vốn lưu động) • Vốn dự phòng • Chi phí hoạt động hàng năm

Phân tích tổng chi phí hoạt động hàng năm : Chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục sau: •
Nguyên vật liệu • Nhiên liệu, năng lượng, nước; • Tiền lương, bảo hiểm xã hội; • Chi phí bảo dưỡng
máy móc thiết bị, nhà xưởng; • Khấu hao, gồm: máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, nhà
xưởng và cấu trúc hạ tầng • Chi phí quản lý (theo % doanh thu); • Chi phí bảo hiểm tài sản; • Chi phí
tiêu thụ sản phẩm; • Lãi vay; • Chi phí khác

Phân tích doanh thu Doanh thu được tính hàng năm: • Doanh thu từ sản phẩm chính. • Doanh thu từ
sản phẩm phụ. • Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài . Hai yếu tố liên quan đến doanh thu: • Giá bán:
Khảo sát giá bán hiện tại, và dự báo sự thay đổi tương lai gần. • Sản lượng sản xuất hàng năm: tính
theo % của quy mô, tăng dần trong các năm đầu và đạt mức 100% khi sản xuất đi vào ổn định. Lãi
thuần: Tổng thu nhập - Tổng đầu tư. - Giá trị ngày công: Lãi thuần/Tổng ngày công lao động. - Hiệu
suất đồng vốn: Giá trị lợi nhuận so với giá trị đầu tư.

III. Phân tích hiệu quả xã hội


Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu: • Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của
người nông dân. • Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng. • Thu hút được nhiều
lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. • Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật,... • Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu

IV. Phân tích, đánh giá tác động môi trường : Phân tích, đánh giá tác động ảnh hưởng tới môi
trường là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường, nhằm loại trừ các
loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu về môi trường sinh thái trong và ngoài vùng.

Các ảnh hưởng của việc sử dụng đất hoặc những thay đổi sử dụng đất đến môi trường có thể là thuận
lợi hoặc bất lợi và được phân thành 2 nhóm: • Những ảnh hưởng nội tại: ảnh hưởng đến LMU đang có
sử dụng • Những ảnh hưởng bên ngoài: ảnh hưởng đến các LMU khác hoặc môi trường bên ngoài

Ảnh hưởng nội tại: Các ví dụ: • Khai thác dọn sạch cây rừng thực vật trong các vùng có loài cây hiếm
hay động vật hiếm. • Giảm hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt và lớp bị rửa trôi do chuyển đất đồng cỏ
sang trồng cây trồng cạn. • Tạo nén tầng mặt do hoạt động của các máy móc làm giảm độ thấm rút của
đất. • Sự phèn hóa do sự thoát nước từ khu vực đất phèn tiềm tàng thuộc các vùng duyên hải. • Làm
mất đi nguồn thu nhập phụ lâu đời của nông dân trồng lúa nước về mặt thủy sản, do sự áp dụng quá
nhiều thuốc trừ sâu hay bao đê ngăn lũ
Ảnh hưởng bên ngoài: Các ví dụ: Chuyển đổi đất sang thủy điện ở thượng nguồn sẽ có ảnh hưởng đến
hạ nguồn: - Xả lũ và làm ngập lũ hạ nguồn khi lũ lụt - Tươi tiêu cho hạ nguồn - Kiểm soát lũ Chuyển
đổi đất lúa sang sang nuôi tôm sẽ ảnh hưởng: -??? - Chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cỏ chăn nuôi:
-??? -
Quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động môi trường dựa vào: • các nguồn tài liệu từ các
kết quả nghiên cứu (thí nghiệm, thực nghiệm) • và các kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu
nông sản khi điều tra.
Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích đánh giá: Về đất: • Tính chất đất (hóa học, lý
học) • Xói mòn và thoái hóa đất • Ô nhiễm đất Về nước: • Ô nhiễm nguồn nước • Sử dụng nguồn nước
, Về đa dạng sinh học: • Hệ thực vật, sinh vật bản địa • Đa dạng sinh sinh học Về không khí: • Ô
nhiễm không khí
V. Phạm vi đánh giá thích nghi đất đai
Có 2 phạm vi phân hạng khả năng thích hợp đất đai
1. Phân hạng thích hợp hiện tại • Đề cập đến sự thích hợp trong điều kiện hiện hữu • không cần
những cải tạo lớn về chất lượng đất đai. • Nó đề cập đến hiện trạng sử dụng đất và những tập quán
quản lý hiện tại.
2. Phân hạng thích hợp tương lai: • Phân hạng để đánh giá các sử dụng đất tiềm năng trong tương lai
phục vụ xây dựng cơ cấu/kế hoạch sử dụng đất • Đề xuất các biện pháp khắc phục các yếu tố hạn chế
của đất đai trong điều kiện hiện tại, để tạo ra các loại hình sử dụng đất có cấp phân hạng thích hợp tốt
hơn trong điều kiện của địa phương sau cải tạo (về vốn đầu tư cho cải tạo)

B 11. Các bước đánh giá đất đai trong điều kiện thực tế
I Giới thiệu : Định nghĩa: Phân hạng thích hợp đất đai là bao gồm sự so sánh: - Những chất lượng đất
đai của một đơn vị bản đồ đất đai (hay những giá trị của những yếu tố chẩn đoán của những đơn vị đất
đai) với - những yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai (diễn tả bằng các phân cấp yếu tố).
II. Các bước thực hiện :

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá đất đai • Khảo sát hiện trạng sử dụng đất • Khảo sát điều kiện
kinh tế xã hội • Đáng giá hiệu quả sử dụng đất hiện tại • Khảo sát tổng quan quy hoạch kinh tế xã hội
của khu vực ➔ Đưa ra được mục tiêu đánh giá thích nghi đất đai
Bước 2: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (lMU) : Mục đích: • Xác định các ưu, nhược điểm của vùng
đất đánh giá • Xây dựng được các LMU và LUM. • Xác định được các tính chất của các LMU
Mục đích: Bước 3: Chọn lọc và mô tả các LUT • Liệt kê ra được tất cả các LUT tiềm năng có khả
năng thay thế • Hiểu được các tính chất của các LUT tiềm năng • Đánh giá sơ bộ các đặc tính/yêu cầu
sử dụng đất của các LUT tiềm năng • Chọn được một số LUT tiềm năng nhất
Bước 4: Chọn chất lượng đất đai cho đánh giá đất đai Mục đích: • Xác định được các tính chất và chất
lượng đất đai đặc trưng của LMU • Xác định được mức độ ảnh hưởng của chất lượng đất đai đối với
các kiểu sử dụng đất đai chính
Bước 5: Xác định các yêu cầu về sử dụng đất đai : Mục đích: • Xác đinh được các yêu cầu sử dụng đất
đai của các LUT phục vụ đánh giá thích nghi đất đai
Bước 6: Xây dựng bảng phân cấp của các yêu cầu sử dụng đất ; Mục đích: • Phân cấp các yêu cầu sử
dụng đất cho Các LUTs phục vụ đánh giá.
Phương pháp: • Lượng hóa yêu cầu sử dụng đất đai thông qua phân cấp yêu tố. • Phân cấp yếu tố theo
các cấp sau: • S1- thích nghi cao; • S2 – thích nghi trung bình; • S3 thích nghi kém; • N - không thích
nghi.
Phương pháp: • Dựa vào kinh nghiệm thực tế và một số kết quả thí nghiệm để phân cấp yếu tố • Dựa
vào điều kiện năng suất để phân cấp yếu tố. • Do những yêu cầu sử dụng đất đai khác nhau nên phân
cấp yếu tố cũng khác nhau cho từng kiểu sử dụng đất đai.
Bước 7: Phân hạng khả năng thích nghi và phân vùng thích nghi cho từng LUT: Mục đích: • Đối chiếu
giữa yêu cầu sử dụng đất đai với những yếu tố chẩn đoán của các LMU. • Phân hạng khả năng thích
nghi đất đai và phân vùng thích nghi cho từng LUT. • Xác định các yếu tố giới hạn của từng LUT
Phương pháp: • Xác định phương pháp đánh giá thích nghi • Khi tiến hành so sánh phải thực hiện
riêng cho từng chất lượng đất đai, kết quả sẽ là tính thích nghi từng phần của LMU cho các LUT •
Tổng hợp các thích nghi từng phần để thành thích nghi chung của LMU.

Kết quả đạt được: • Phân hạng thích nghị đất đai cho các LMU • Bản đồ thích nghi đất đai và phân
vùng thích nghi đất đai cho LUM

Bước 8: Kết luận và đề xuất giải pháp quản lý • Loại hình sử dụng đất nào được đề xuất • Xác định
yếu tố giới hạn cho loại hình sử dụng đất • Đề xuất biện pháp quản lý để hạn chế yếu tố giới hạn

You might also like