You are on page 1of 4

KIỂM TRA

NÔNG LÂM KẾT HỢP


Họ và tên: Trần Gia Phú
Lớp: BVTVK20

Đề bài:
1. Khái niệm Nông lâm kết hợp. Cách nhận biết 1 hệ thống Nông lâm kết hợp.
Các quan điểm và nguyên tắc phân loại các hệ thống Nông lâm kết hợp.
2. Trình bày tóm tắt một số kĩ thuật canh tác bảo tồn đất và nước: canh tác hoa
màu che phủ đất; luân canh hoa màu. Phân tích khả năng áp dụng kĩ thuật
này trong điều kiện Tây Nguyên.
Bài làm:
Câu 1:
 Khái niệm Nông lâm kết hợp theo ICRAF: là một hệ thống quản lý tài
nguyên tự nhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây
được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa
dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh
thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau.
 Các đặc điểm nhận biết một hệ thống Nông lâm kết hợp:
- Kĩ thuật nông lâm thường gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật (hay
thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loại cây trồng lâu năm.
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn 1 năm
- Đa dạng hơn về sinh thai (cấu trúc và chức năng) và về kinh tế so với
canh tác độc canh
- Có mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây lâu năm và các
thành phần khác
 Quan điểm và nguyên tắc để phân loại các hệ thống Nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp như được khái niệm là một lĩnh vực khoa học mới đặt cơ
sở trên các hiểu biết và phát triển của mỗi vùng, dựa vào các nghiên cứu
nhằm bổ sung thêm các hệ thống mới. Vì thế, nhiều tác giả cố gắng phân
loại các mô hình nông lâm khác nhau vào một bảng xếp thống nhất. Nair,
1989 đã tổng kết các đặc điểm của phương thức nông lâm và nêu ra một số
nguyên tắc đặt cơ sở cho phân loại như sau
- Cơ sở cấu trúc: dựa trên cấu trúc của các thành phần, bao gồm sự phối
hợp không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng
đứng của các thành phần hỗn giao với nhau và sự phối hợp theo thời gian
khác nhau.
- Cơ sở chức năng: dựa trên chức năng chủ yếu hay vai trò của các thành
phần trong hệ thống, chủ yếu là thành phần thân gỗ (chức năng sản xuất
như tạo ra thực phẩm, thức ăn gia súc, củi đốt hay chức năng phòng hộ
như đai chắn gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói
mòn, bảo vệ vùng đầu nguồn nước, bảo dưỡng đất đai)
- Cơ sở sinh thái: dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh thái
của các hệ thống. Thực tiễn nhận thấy rằng có một số hệ thống nông lâm
kết hợp chỉ thích hợp cho một số vùng sinh thai nhất định như vùng khô
hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm…
- Cơ sở kinh tế xã hội: dựa trên các mức độ đầu tư vào quản lí nông trại
(thấp hay cao); mục đích thương mại (tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa
hay cả hai)

Câu 2:
1. Hoa màu che phủ đất
 Đặc điểm: người ta trồng các loại hoa màu phủ đất để bảo vệ đất giảm xói
mòn và để cải tạo đất nhờ vào lượng phân xanh của chúng (cày vùi các loại
thân lá còn xanh hay các phẩm vật dư thừa hoa màu canh tác). Các loài thực
vật này thường là các loại có đời sống ngắn (ít hơn 2 năm) và được trồng
ngoài đất đồng ruộng hay dưới tán cây trong giai đoạn bỏ hóa. Các loài hoa
màu phủ đất này cũng được trồng xen hay trồng sau khi gieo trồng phân loại
các loài cây lấy hạt như ngô hay được trồng một lần vào chu kỳ canh tác hoa
màu. Kĩ thuật trồng hoa màu phủ đất thường được áp dụng ở Việt Nam và
các nước khác ở vùng châu Á để loại trừ cỏ dại dưới rừng cao su hay dừa…
và nhằm mục đích cung cấp thức ăn cho gia súc. Hoa màu phủ đất còn được
trồng trong các hệ thống bỏ hóa để cải tạo độ phì của đất nhanh chông và rút
ngắn được giai đoạn bỏ hóa. Phần lớn các loại hoa màu che phủ đất để làm
lớp che phủ và tạo phân xanh (sắn dây dại, đậu bướm, đậu xanh, cỏ kudzu,
đậu triều…)
 Lợi ích
- Cải thiện độ phì và lý hóa tính của đất
- Giảm xói mòn và thất thoát nước
- Cản trở cỏ dại phát triển
- Giảm dùng phân hóa học và thuốc diệt cỏ
- Cung cấp lương thực cho người và cỏ nuôi gia súc
- Tăng hàm lượng chất hữu cơ và bảo vệ đất khỏi bị khô hạn
- Giúp giữ độ ẩm của đất và bảo vệ đất bị khỏi khô hạn
- Một vài hoa màu phủ đất có thể cho thu nhập
 Giới hạn
- Có thể cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây lâu năm
- Có thể phát triển thành cỏ dại
- Có thể làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh hại
- Một vài loài có thể tiết ra chất hóa học cản trở gây trồng cho các loài hoa
màu tiếp sau
- Chuột và rắn có thể trú ẩn trong lớp che phủ đất
 Điều kiện áp dụng
- Yếu tố sinh học tự nhiên
+ Không thể áp dụng ở nơi đất quá dốc
+ Góp phần cải tạo độ phì đất
+ Một vài loài hoa màu che phủ ra hoa kết quả rất nhiều nên khó kiểm
soát; trong khi các loài khác lại không ra hạt đều đặn do khí hậu nơi trồng
- Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội
+ Làm giảm dùng thuốc diệt cỏ và lao động làm cỏ
+ Nông dân có đất thuộc diện chỉ sử dụng đất đai ngắn hạn sẽ không
thích kĩ thuật này
+ Hoa màu che phủ tạo nên thu nhập ngắn hạn thấp
+ Thường không sản xuất các lợi ích thiết yếu (lương thực, hạt giống…)
+ Nhiều loại hoa màu che phủ rất thích hơp cho gia súc ăn, là nguồn cung
cỏ tươi hiệu quả cho trâu bò, gia súc khác nhưng khó bảo vệ với nơi có
tập quán thả rông gia súc để kiếm cỏ ăn.
 Khả năng áp dụng ở Tây Nguyên: đây là một biện pháp rất tốt nhằm cải tạo
đất đỏ (chua) ở Tây Nguyên. Biện pháp này vừa giúp giữ nước, vừa tăng độ
phì, dần dần cải tạo đất trồng. Tuy nhiên đây là vùng núi nên những khu vực
độ dốc quá cao sẽ không áp dụng được, trình độ của nông dân chưa cao nên
khó kiểm soát hoa màu cộng thêm tập quán chăn thả gia súc tự do dễ dẫn
đến phá hoại hoa màu ngoài ý muốn.
2. Luân canh hoa màu
 Đặc điểm: căn cứ vào việc áp dụng một cách phổ biến của nông dân, luân
canh hoa màu được đánh giá là một kĩ thuật bảo vệ đất và nước quan trọng
nhất ở vùng Đông Nam Á. Rất nhiều loại hoa màu được canh tác liên tiếp
nhau, trên cùng diện tích, tuy nhiên đều được xây dựng để cải tạo hóa tính
và tình trạng màu mỡ của đất canh tác.
Mỗi loại hoa màu đòi hỏi khác nhau về đặc điểm đất đai. Mặt khác mỗi loại
phải để lại lợi ích cho đất như các phế phẩm còn lại hay có vài ảnh hưởng
tích cực cho kết cấu của đất. Một hệ thống luân canh tốt sẽ quan tâm đến các
đặc điểm này của từng loại hoa màu được trồng làm sao cho tổng thể thay
đổi sẽ có một ảnh hưởng cải thiện đất nói chung
Trong một hệ thống nông lâm kết hợp, thành phân cây lâu năm có thể được
biến đổi sau thời gian dài. Kĩ thuật nông lâm kết hợp cần một phương án lâu
dài để áp dụng luân canh, triển khai một loại nhiều hoa màu, mỗi thứ được
bố trí thống nhất trong chu kì canh tác
 Lợi ích
- Rất hiệu quả để cải thiện độ phì của đất
- Giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng
- Giúp giữ năng suất của hoa màu
- Làm đa dạng các loài canh tác
- Giúp kiểm soát sâu bệnh hại
 Giới hạn
- Có thể khó khăn nơi nguồn nguyên liệu sản xuất nghèo nàn
- Ít được áp dụng cho hoa màu lâu năm
- Đôi khi đòi hỏi người nông dân phải trồng loại cây không phù hợp vơi sở
thích của họ
 Điều kiện áp dụng
- Yếu tố sinh học tự nhiên
+ Trong khi một vài yếu tố dinh dưỡng vẫn còn đòi hỏi bón thêm, luân
canh vẫn tiếp tục sử dụng loại này để cố định sức sản xuất của việc canh
tác
+ Luân canh hoa màu có thể được xây dựng để phát huy hiệu quả tốt của
nó trên đất nghèo kiệt
- Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội
+ Có thể tăng thu nhập lâu dài, nhưng có thể cho thu nhập thấp trước mắt
+ Có thể cung cấp bữa ăn thay đổi cho người
+ Chính sách đất đai không rõ ràng sẽ làm nản lòng người áp dụng các kĩ
thuật canh tác bảo vệ đất
+ Có thể đòi hỏi lao động cao – một khó khăn nơi có sự tâm canh theo
mùa
 Khả năng áp dụng ở Tây Nguyên: là biện pháp tốt để giữ dinh dưỡng, giảm
thoát nước và cải tạo đất. Ngoài ra còn tạo đa dạng cây trồng, đem lại thu
nhập liên tục cho nông dân tùy thị trường. Việc luân canh còn giúp giảm sâu
bệnh trên ruộng, hạn chế cạn kiệt một yếu tố dinh dưỡng nhất định. Tuy
nhiên, việc luân canh đòi hỏi nông dân có trình độ kĩ thuật cao, hiểu biết
nhiều loại cây để chọn loài phù hợp với đất đai cũng như điều kiện khí hậu
từng vùng.

You might also like