You are on page 1of 7

Trường THPT Trưng Vương

Tổ Hóa – Sinh

Đề cương ôn tập Công nghệ nông nghiệp 10

Câu 1: Phân bón là gì? Trình bày vai trò của phân bón trong trồng trọt?
* Phân bón: Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm
tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
* Vai trò của phân bón trong trồng trọt:
+ Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
+ Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản
+ Tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất
+ Cải tạo đất trồng
Câu 2: So sánh đặc điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh?

So sánh Phân bón hóa học Phân bón hữu cơ Phân bón vi sinh

Giống Đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Khác - Chứa ít nguyên tố dinh - Chứa nhiều nguyên tố - Là phân bón có chứa vi
dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng, từ đa lượng sinh vật sống
dinh dưỡng cao đến vi lượng

- Dễ tan trong nước nên cây - Hiệu quả chậm - Hiệu quả chậm
dễ hấp thụ và cho hiệu quả
nhanh

+ Gây hại hệ sinh vật đất + Không gây hại hệ sinh vật + Không gây hại hệ sinh
+ Tồn dư phân bón trong đất vật đất
nông sản, ảnh hưởng đến + An toàn cho con người và + An toàn cho con người,
sức khỏe con người. môi trường vật nuôi, cây trồng và
môi trường.
Bón nhiều, bón liên tục Bón liên tục không hại đất, Thời gian sử dụng ngắn.
nhiều năm dễ làm đất hóa tăng độ phì nhiêu và độ tơi Sử dụng nhiều năm
chua. xốp. không hại đất và cải tạo
đất.

Câu 3: Phân bón lá là gì? Trình bày vai trò của phân bón lá đối với cây trồng?
- Phân bón lá: là loại có chứa các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, dùng phun lên lá giúp bổ
sung các chất cần thiết cho cây trồng ở dạng dễ hấp thu. Cung cấp dưỡng chất qua lá còn tạo điều kiện
cho cây sinh trưởng khi gặp hạn hán, ngập úng hay sâu bệnh hại tấn công.
- Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng:
+ Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Do đó việc bón phân qua lá sẽ giúp cây trồng hấp thu
thêm các nguyên tố vi lượng và các loại enzyme không có trong đất, giúp cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt hơn. Khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 45-50%, đối với phân bón lá cây sử dụng được đến
95% chất dinh dưỡng.
+ Việc cung cấp dinh dưỡng qua lá sẽ giúp cây chống chịu được một số điều kiện bất thường của ngoại
cảnh như: khô hạn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, mặn.
+ Phân bón lá cây hấp thu nhanh nên đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp cây
chóng hồi phục khi bị sâu bệnh, bão lụt hoặc đất thiếu dinh dưỡng.
Câu 4: Nêu vai trò của phân đạm, phân lân, phân kali đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng?
* Vai trò của phân đạm:
- Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Là hợp phần quan trọng của chất
hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.
- Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều;
lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây
- Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.
- Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
- Đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp, v.v.
* Vai trò của phân lân:
- Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to,
hạt thì chắc.
- Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
- Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.
* Vai trò của phân kali:
- Kali hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để kiến tạo năng suất
và chất lượng sản phẩm.
- Bón đủ kali sẽ tạo điều kiện cho cây có khả năng hút đạm và lân tốt hơn, điều hòa tốt các chất dinh
dưỡng là nền tảng cho một vụ mùa bội thu.
Câu 5: Tại sao nên hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong trồng trọt?
* Nên hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong trồng trọt vì:
- Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua.
- Gây hại hệ sinh vật đất
- Làm tồn dư phân bón trong nông sản
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 6: Sử dụng phân bón như thế nào hiệu quả nhất?
* Sử dụng phân bón hiệu quả nhất là:
+ Với phân hóa học:
- Lựa chọn loại phân phù hợp
- Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng
- Cân nhắc đến yếu tố thời tiết, khí hậu.
+ Với phân hữu cơ
- Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải sử dụng lượng lớn mới đủ dinh dưỡng.
- Khi sử dụng phải được ủ hoại mục
- Phối hợp phân bón vô cơ và chú ý công thức luân canh.
+ Với phân vi sinh
- Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
- Bón vào đất để tăng vi sinh vật có ích.
- Bón lót cho cây ngắn ngày, bón sau thu hoạch cho cây dài ngày
- Đảm bảo độ ẩm của đất để vi sinh vật hoạt động tốt nhất.
Câu 7: Trình bày các cách bảo quản phân bón hữu cơ? Trong quá trình bảo quản yếu tố nào khó đạt tiêu
chuẩn nhất?
* Các cách bảo quản phân bón hữu cơ:
- Ủ nóng (ủ xốp)
+ Là phương pháp ủ, bảo quản để đống, thoáng khí, phân giải trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ tăng
nhanh và đạt 60 - 700C.
+ Vi sinh vật hoạt động mạnh
+ Phân bón hữu cơ chóng hoại mục
- Ủ nguội:
+ Là phương pháp ủ, bảo quản phân bón hữu cơ trong điều kiện kị khí
+ Dự trữ nguồn phân bón hữu cơ đã được ủ
+ Bảo quản khi chưa cần ngay.
- Ủ hỗn hợp:
+ Là phương pháp kết hợp ủ nóng trước, ủ nguội sau.
+ Khi nhiệt độ đạt 60 – 700C thì nén và tưới nước để nhiệt độ xuống 20 – 350C.
*Trong quá trình bảo quản yếu tố khó đạt tiêu chuẩn nhất là nhiệt độ vì thường khi ủ sẽ ủ với số lượng
lớn nên vấn đề kiểm soát nhiệt độ đồng đều và chính xác để quá trình ủ đạt kết quả như dự kiến là khó.
Câu 8: So sánh biện pháp sử dụng và bảo quản của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi
sinh?

So Phân bón hóa học Phân bón hữu cơ Phân bón vi sinh
sánh

Biện Giống Dùng để bón lót


pháp nhau
sử Khác - Bón thúc hoặc bón - Không bón thúc - Bón sau thu hoạch cho
dụng nhau lót - Phối hợp phân bón cây dài ngày
- Phân lân dùng bón vô cơ và chú ý công - Trộn hoặc tẩm vào hạt,
lót, phân đạm và Kali thức luân canh. rễ cây trước khi gieo
dùng bón thúc. trồng.
- Bón vôi để cải tạo
đất
Biện Giống Đảm bảo giữ đầy đủ chất dinh dưỡng trong phân bón
pháp nhau
bảo Khác Đảm bảo chống ẩm, Bảo quản tại chuồng Không nên dự trữ vì đây
quản nhau chống lẫn lộn, chống hoặc ủ thành đống là sinh vật sống có thời
acid, chống nóng dùng bùn trát kín gian bảo quản ngắn.

Câu 9: Theo em, yếu tố nào quan trọng nhất trong sản xuất phân bón vi sinh? Vì sao? Hãy cho biết các
nguyên liệu thường được sử dụng làm chất nền trong sản xuất phân bón vi sinh là gì?
* Theo em, yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất phân bón vi sinh là: mật độ vi sinh vật. Vì mật độ vi
sinh vật có trong phân phải được quy định chặt chẽ, tuyệt đối không chứa các loại vi khuẩn có thể gây
bệnh hại.
* Các nguyên liệu thường được sử dụng làm chất nền trong sản xuất phân bón vi sinh:
- Than bùn
- Nguyên tố vi lượng
- Chất khoáng
- Dớn trắng
Câu 10: Giống cây trồng là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với trồng trọt?
- Giống cây trồng: Là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông
qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định
qua các chu kì nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; gồm các giống cây nông nghiệp, dược
liệu, cây cảnh và giống nấm ăn.
- Vai trò đối với trồng trọt:
+ Tăng năng suất và chất lượng nông sản.
+ Tăng khả năng kháng sâu, bệnh
+ Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Mở rộng diện tích trồng trọt
+ Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực.
Câu 11: Giống cây trồng được tạo ra bằng những phương pháp nào? Mô tả các bước tạo giống cây bằng
phương pháp gây đột biến?
* Phương pháp tạo giống cây trồng:
- Phương pháp lai
- Phương pháp gây đột biến
- Công nghệ gene
*Các bước tạo giống cây bằng phương pháp gây đột biến:
+ Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền
+ Bước 2: Xử lí vật liệu bằng tác nhân gây đột biến
+ Bước 3: Chọn thể đột biến có kiểu hình mong muốn
+ Bước 4: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần chủng
+ Bước 5: Đánh giá các dòng
+ Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí giống mới.
Câu 12: So sánh các bước tạo dòng thuần và giống ưu thế lai bằng phương pháp lai?

So Tạo giống thuần Tạo giống ưu thế lai


sánh

Giống Bước 6 Khảo nghiệm và đăng kí giống mới


Khác Bước 1 Chọn 1 dòng làm bố, mẹ Chọn 2 dòng làm bố và mẹ
Bước 2 Lấy phấn cây bố thụ cho hoa cây Tự thụ phấn từng dòng qua nhiều thế
mẹ, thu hoạch hạt F1 hệ để tạo dòng thuần bố và mẹ
Bước 3 Gieo hạt F1,chọn cây tốt thu hoạch Cho các dòng thuần bố mẹ lai với
hạt để thành từng dòng. nhau
Bước 4 Gieo thành hàng hay ô hạt cây F1, Đánh giá, chọn tổ hợp lai có ưu thế
chọn cây tốt thu hoạch hạt để riêng
thành từng dòng
Bước 5 Đánh giá, so sánh với dòng đối Nghiên cứu sản xuất hạt lai
chứng
Câu 13: Kể tên các cấp giống cây trồng. Theo em, các giống cây trồng được sử dụng ở gia đình, địa
phương em thuộc cấp nào?
* Các cấp giống cây trồng:
- Giống tác giả:
- Giống siêu nguyên chủng:
- Giống nguyên chủng:
- Giống xác nhận:
* Theo em, cây trồng ở gia đình và địa phương em thuộc cấp giống xác nhận.
Câu 14: Trình bày quy trình của phương pháp nhân giống hữu tính cho cây trồng? Nêu ưu điểm và
nhược điểm của phương pháp đó?
1. Các bước nhân giống bằng hạt của một số loại cây trồng:
- Bước 1: Nhân hạt giống tác giả
- Bước 2: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
- Bước 3: Sản xuất hạt giống nguyên chủng
- Bước 4: Sản xuất hạt giống xác nhận
* Ưu điểm:
- Nhanh tạo ra cây con
- Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi
- Nhân giống nhanh, đơn giản
- Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe
* Nhược điểm
- Dễ thoái hóa giống
- Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền
- Cây chậm ra hoa, quả
Câu 15: Trình bày quy trình của các phương pháp nhân giống vô tính cho cây trồng? Nêu ưu điểm và
nhược điểm của từng phương pháp?
1. Các bước nhân giống bằng phương pháp giâm cành:
- Bước 1: Chọn cành giâm
- Bước 2: Cắt cành giâm, cắt bỏ bớt lá.
- Bước 3: Nhúng cành giâm vào chất kích thích ra rễ
- Bước 4: Cắm cành giâm vào nền giâm
- Bước 5: Chăm sóc cành giâm
* Ưu điểm:
+ Đơn giản
+ Dễ thực hiện
+ Hệ số nhân giống cao
* Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém
+ Dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ
2. Các bước nhân giống bằng phương pháp chiết cành:
- Bước 1: Tách vỏ ở vị trí cần chiết
- Bước 2: Bôi thuốc kích thích và hỗn hợp đất vào đoạn vừa tách vỏ, bọc nylon và buộc chặt
- Bước 3: Khi cành mọc rễ thì cắt đem trồng
* Ưu điểm: cây con khỏe mạnh hơn cây giâm cành
* Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém
+ Cây giống dễ nhiễm bệnh từ cây mẹ
+ Hệ số nhân giống thấp
3. Các bước nhân giống bằng phương pháp ghép:
- Bước 1: Gieo trồng cây gốc ghép
- Bước 2: Chọn cành ghép, mắt ghép
- Bước 3: Xử lí gốc ghép, cành ghép, mắt ghép phù hợp
- Bước 4: Ghép cành ghép, mắt ghép vào gốc ghép
- Bước 5: Xử lí sau ghép
* Ưu điểm:
+ Bộ rễ khỏe mạnh
+ Thích nghi tốt
+ Sinh trưởng, phất triển khỏe
* Nhược điểm: kĩ thuật cao
4. Các bước nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:
- Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy mô
- Bước 2: Khử trùng mẫu
- Bước 3: Tạo chồi trong môi trường thích hợp
- Bước 4: Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh
- Bước 5: Đưa cây ra vườn ươm
* Ưu điểm:
+ Nhân nhanh số lượng
+ Không phụ thuộc mùa vụ
+ Đồng nhất về di truyền và sạch bệnh
+ Hệ số nhân giống cao
* Nhược điểm:
+ Tốn kinh phí
+ Tốn công sức
+ Trình độ kĩ thuật cao

You might also like