You are on page 1of 6

1. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?

- Do nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng
ngày càng thu hẹp, và đất dần bị bạc màu nên chúng ta cần sử dụng đất một
cách hợp lí

2. Cho biết các biện pháp sử dụng đất và nêu mục đích của các biện pháp đó?
Biện pháp sử dụng đất Mục đích

- Thâm canh tăng vụ. - Không để đất trống trong thời gian giữa 2 vụ thu hoạch, tăng lượng
sản phẩm.

- Không bỏ đất hoang. - Luôn có sản phẩm để thu hoạch.

- Chọn cây trồng phù hợp - Cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao.
với đất.

- Vừa sử dụng đất, vừa cải - Sớm có thu hoạch, qua sử dụng đất sẽ được cải tạo nhờ làm đất,
tạo. bón phân, tưới nước…

3. Cho biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất? Loại đất áp dụng của từng biện
pháp?
Biện pháp cải
Mục đích Áp dụng cho loại đất
tạo đất

– Cày sâu, bừa – Tăng bề dày


– Có tầng đất mặt mỏng, nghèo
kĩ, bón phân của lớp đất canh
dinh dưỡng như đất bạc màu.
hữu cơ. tác.

– Hạn chế dòng


– Làm ruộng nước chảy; hạn
– Đất dốc ( đồi ; núi ).
bậc thang. chế xói mòn rửa
trôi.

– Trồng xen
– Tăng độ che
cây nông
phủ đất, hạn chế
nghiệp giữa – Đất dốc ; đất cần được cải tạo.
xói mòn, rửa
các băng cây
trôi.
phân xanh.

– Hoà tan chất


– Cày nông,
phèn trong
bừa sục, giữ
nước, tháo nước
nước liên tục, – Đất phèn.
có hòa tan phèn
thay nước
thay thế bằng
thường xuyên.
nước ngọt.

– Bón vôi. – Khử chua. – Đất chua.

4. Phân bón là gì? Phân loại phân bón? (ôn lại sơ đồ 2 và bài tập SGK trang 16)
Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là:
đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi
lượng…

Bài tập
Dựa vào sơ đồ 2, em hãy sắp xếp vào vở bài tập các loại phân bón dưới đây các nhóm
thích hợp theo mẫu bảng sau:

A. Cây điền thanh

B. Phân trâu bò

C. Supe lân

D. DAP(diamon photphat): phân bón chứa N, P

E. Phân lợn (heo)

G. Cây muồng muồng

H. Phân NPK

I. Bèo dâu

K. Nitragin(chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm)

L. Khô dầu dừa

M. Khô dầu đậu tương (đậu nành)

N. Urê ( phân bón chứa N)

Lời giải
Nhóm phân bón Loại phân bón

Phân hữu cơ A, B, E, G, I, M, L

Phân hóa học D, H, C, N

Phân vi sinh K
5. Phân bón có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi bón phân?

Tác dụng: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất. Từ đó cây có nhiều chất dinh dưỡng
hơn, làm cho cây mạnh khỏe, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản cũng tăng
theo

LƯU Ý:
Bón phân đúng liều lượng, chủng loại và cân đối giữa các loại phân.

6. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường?
Cách sử dụng các loại phân bón thông thường

Loại phân Đặc điểm chủ yếu Cách


bón bón chủ
yếu

Phân hữu Thành phần có nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng Bón lót
cơ thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan), cây không sử
dụng được ngay, phải có thời gian phân huỷ thành các
chất hoà tan mới sử dụng được

Phân đạm, Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được Bón lót
kali và phân ngay
hỗn hợp

Phân lân Ít hoặc không hoà tan Bón


thúc

Bảo quản các loại phân bón thông thường


    - Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng
các biện pháp sau:

       + Đựng trong chum, vại sảnh đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

       + Để nơi cao ráo, thoáng mát.


       + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

    - Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao
trát kín bên ngoài.

7. Vai trò của giống cây trồng?


- Làm tăng năng suất.

- Tăng chất lượng nông sản.

- Tăng vụ.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng.

8. Tiêu chí của giống cây trồng tốt?

Giống tốt là giống có các tiêu chí sau:

1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

3. Có chất lượng tốt.

4. Có năng suất cao và ổn định.

5. Chống chịu được sâu, bệnh.

9. Nêu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng đã học?
1. Phương pháp chọn lọc: Chọn các cây có đặc tính tốt hơn.

2. Phương pháp lai: Chọn các cây lai có đặc tính tốt làm giống.

3. Phương pháp gây đột biến: Sử dụng tác nhân vật lí (Tia anpha, gamma) hoặc chất hoá
học gây đột biến.

4. Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy mô nuôi trong môi trường đặc biệt.

You might also like