You are on page 1of 2

A.

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC


1. Đặc điểm môi trường hoang mạc
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa
đông rất lạnh.
2. Cần điều kiện gì để môi trường trở nên khô hạn
Lượng mưa rất ít và lượng nước bốc hơi cao. Có nhiều nơi trong nhiều năm liền không
mưa, hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.
3. Cần điều kiện gì để môi trường trở nên khắc nghiệt
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm rất lớn. 
4. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa
- Giống nhau: lượng mưa rất ít, biên độ nhiệt năm rất lớn.
- Sự khác nhau:
      + Hoang mạc ở đới nóng: biên độ nhiệt năm cao, nhưng có mùa đông ấm áp (nhiệt độ
trung bình trên 10oC), mùa hạ rất nóng (trên 36oC).
      + Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt năm rất cao, nhưng có mùa hạ không quá
nóng (khoảng 20oC) và mùa đông rất lanh (đến -24oC).

B. MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA


1. Tại sao khí hậu đới ôn hòa mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh?
Tính trung gian đó thể hiện thế nào?
Vì:
+Vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
+Nhiệt độ: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
+Lượng mưa: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.
Thể hiện qua:
+ Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng
không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
+ Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực
hay gần chí tuyến.
+ Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
- Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10oC đến 15oC trong vài giờ khi có
đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.
+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,...)
khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.

2. Quan sát hình 5, hình A,B,C,D,E. trang 41 SGK trả lời câu hỏi sau:
a. Hình B có thuộc đới ôn hòa không? Giải thích?
Không thuộc đới ôn hòa vì:
Nóng quanh năm, nhiệt độ trên 20 độ C và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa
nhiều ( trên 1500m) vào mùa hạ. có một mùa khô vào mùa mưa, đây là biểu đồ của đới
nóng
b. Hình C là môi trường gì trong đới ôn hòa? Giải thích?
Thuộc môi trường ôn đới hải dương vì nhiệt độ cao nhất vẫn dưới 20°C, mùa đông ấm
trên 5°C, hạ mát, mưa đều quanh năm.
c. Hình D là môi trường gì trong đới ôn hòa? Giải thích?
Thuộc môi trường ôn đới lục địa vì có mùa đông lạnh nhiều tháng dưới -5°C (tháng 10 -
3), hạ nóng, có mưa, có tuyết rơi và mùa đông.
d. Chứng minh hình E là hoang mạc, lập luận làm rõ hoang mạc E không thuộc
đới nóng
Mùa hạ nóng trên 25 độ C, nhiệt độ trung bình trên 10 độ C mùa đông mát; mưa rất ít và
tập trung vào đông xuân nên hình E là hoang mạc.
e. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ... từ khí thải
và nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy hóa chất, xả rác bừa bãi và khói xe cộ của
con người gây nên. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất
hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại
nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì
chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong
khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.

You might also like