You are on page 1of 12

SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

TRƯỜNG CHUYÊN HN- AMSTERDAM NĂM HỌC 2022-2023


Môn: Địa lí - Khối lớp:10
I. Lý thuyết

1. Bài 31+ 32 (Chủ đề). Đặc điểm khí hậu VN


2. Bài 33. Đặc điểm sông ngòi VN
3. Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật VN

II. Thực hành

1. Kỹ năng vẽ biểu đồ tròn, cột

2. Kỹ năng nhận xét biểu đồ.

III. Cấu trúc đề thi

- Hình thức kiểm tra: tự luận 75% (2 câu), trắc nghiệm 25% (10 câu).

- Thời gian làm bài: 45 phút

------------------Hết----------------

Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong kì thi tới!
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở nước ta là
A. gió phơn Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Tây Nam.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Nền nhiệt cao. B. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
B. Hoạt động của gió mùa. D. Nhiệt độ cao, lượng mưa thấp.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với khí hậu Việt Nam?
A. Có sự phân hoá đa dạng. B. Mang tính chất nhiệt đới ẩm.
C. Mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng. D. Chịu tác động sâu sắc của gió mùa
Câu 4. Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa
đông.
A. Gió mùa Đông Bắc B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc
C. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam D. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan
Câu 5. Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là
A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. giảm dần từ Tây sang Đông. D. tăng dần từ Tây sang Đông.
Câu 6: Nước ta có đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới do
A. nằm hoàn toàn ở trong vùng nội chí tuyến. B. chịu tác động thường xuyên của Tín phong.
C. ở khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. D. giáp Biển Đông thông ra Thái Bình Dương.
Câu 7. Thời gian gió mùa mùa Đông thổi vào nước ta từ
A. Tháng IX đến tháng IV. B. Tháng X đến tháng IV.
C. Tháng XI đến tháng IV. D. Tháng XII đến tháng IV.
Câu 8. Việt Nam có nền nhiệt cao chủ yếu do
A. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. B. vị trí địa lí nội chí tuyến.
C. chịu tác động của gió Tín phong. D. nằm liền kề với biển Đông.
Câu 9. Các khối khí di chuyển qua biển làm cho khí hậu nước ta có
A. nhiệt độ trung bình cao. B. độ ẩm không khí lớn.
C. sự phân mùa sâu sắc. D. địa hình nhiều đồi núi.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do
A. nhiệt độ cao nên lượng bố hơi lớn. B. địa hình nhiều nơi đón gió từ biển vào.
C. các khối khí đi qua biển mang theo ẩm lớn. D. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. phần lớn là sông nhỏ, mật độ lớn.
C. sông ngòi ít nước, ít phụ lưu. D. thủy chế nước sông theo mùa.
Câu 12: Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phân hóa theo mùa là do
A. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn . B. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều
C. Đồi núi bị cắt xẻ , độ dốc lớn và mưa nhiều . D. Chế độ mưa theo mùa.
Câu 13. Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta diễn biến thất thường chủ yếu do
A. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh. B. chế độ mưa thất thường.
C. sông có nhiều đoạn chảy ở miền núi. D. sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.
Câu 14: Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế ở nước ta?
A. Nguồn nhiệt ẩm phong phú, diện tích rừng lớn.
B. Tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiệt ẩm dồi dào.
C. Hướng của địa hình kết hợp với các đợt gió mùa.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình chủ yếu đối núi thấp.
Câu 15. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới
A. hoạt động công nghiệp B. hoạt động nông nghiệp.
C. hoạt động dịch vụ D. hoạt động giao thông vận tải.
Câu 16. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa lại gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản, là
do
A. độ ẩm cao. B. nhiệt độ cao.
C. gió Tây khô nóng. D. gió mùa đông lạnh.
Câu 17. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do
A. thời tiết và khí hậu thất thường. B. thiếu giống cây trồng vật nuôi.
C. thiếu đất canh tác. D. thiếu lực lượng lao động.
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Trình bày đặc điểm của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. Nêu tác động của nó đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
2. Trình bày đặc điểm của gió mùa Tây Nam ở nước ta. Nêu tác động của nó đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
3. Đặc điểm chung của sông ngòi VN. Nêu giá trị của sông ngòi nước ta.
4. Chứng minh rằng TNSV nước ta có giá trị to lớn về PT KT- XH, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường
sinh thái.
III. KĨ NĂNG
1. Kỹ năng vẽ biểu đồ tròn, cột

2. Kỹ năng nhận xét biểu đồ.

ĐÁN ÁN PHẦN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


I. Trắc nghiệm
Câu 1. Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở nước ta là
A. gió phơn Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Tây Nam.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Nền nhiệt cao. B. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
B. Hoạt động của gió mùa. D. Nhiệt độ cao, lượng mưa thấp.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với khí hậu Việt Nam?
A. Có sự phân hoá đa dạng. B. Mang tính chất nhiệt đới ẩm.
C. Mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng. D. Chịu tác động sâu sắc của gió mùa
Câu 4. Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa
đông.
A. Gió mùa Đông Bắc B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc
C. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam D. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan
Câu 5. Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là
A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. giảm dần từ Tây sang Đông. D. tăng dần từ Tây sang Đông.
Câu 6: Nước ta có đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới do
A. nằm hoàn toàn ở trong vùng nội chí tuyến. B. chịu tác động thường xuyên của Tín phong.
C. ở khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. D. giáp Biển Đông thông ra Thái Bình Dương.
Câu 7. Thời gian gió mùa mùa Đông thổi vào nước ta từ
A. Tháng IX đến tháng IV. B. Tháng X đến tháng IV.
C. Tháng XI đến tháng IV. D. Tháng XII đến tháng IV.
Câu 8. Việt Nam có nền nhiệt cao chủ yếu do
A. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. B. vị trí địa lí nội chí tuyến.
C. chịu tác động của gió Tín phong. D. nằm liền kề với biển Đông.
Câu 9. Các khối khí di chuyển qua biển làm cho khí hậu nước ta có
A. nhiệt độ trung bình cao. B. độ ẩm không khí lớn.
C. sự phân mùa sâu sắc. D. địa hình nhiều đồi núi.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do
A. nhiệt độ cao nên lượng bố hơi lớn. B. địa hình nhiều nơi đón gió từ biển vào.
C. các khối khí đi qua biển mang theo ẩm lớn. D. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
A. Hầu như kết thúc tại dãy Bạch Mã. B. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.
C. Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. D. Tạo nên mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh ở
miền Bắc.
II. Tự luận
Câu 1:
Hoạt động của gió mùa Đông Bắc (gió mùa mùa đông) ở nước ta:
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt
khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió
chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm  sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển
theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau
mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy
Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa
cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt
Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực
tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy
dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc,
khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động
mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho
các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là
nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do
áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào
mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Ảnh hưởng:
Tạo ra sự phân mùa của khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít
mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên
và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Câu 2:
Hoạt động của gió mùa Tây Nam (gió mùa mùa hạ) ở nước ta:
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt
Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực
tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy
dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc,
khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động
mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho
các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là
nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do
áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào
mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Ảnh hưởng đến nông nghiệp:
- Về thuận lợi: Nền nhiệt vào thời điểm gió mùa mùa hạ hoạt động thường khá cao, độ ẩm lớn và lượng mưa
nhiều đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước và thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa các
loại cây trồng vật nuôi.
- Về khó khăn: Thời tiết thường diễn biến thất thường (thường xuyên xảy ra thiên tai, mưa lũ, …) điều này gây
khó khăn rất lớn đến các hoạt động canh tác, thời vụ cũng như là phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Bên cạnh đó, độ ẩm môi trường lớn kết hợp với nhiệt độ cao là môi trường tốt nhất cho các loại vi khuẩn virus
gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Câu 3:
Đặc điểm sông ngòi nước ta :
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn: Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt
Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn
các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên
các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.
- Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa: Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là
mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau
giữa các vùng miền và khu vực, nó thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Chẳng hạn như Tây Nguyên và Nam Bộ
có mùa mưa trùng với mùa hè. Còn tháng nóng cực đại ở miền Bắc thường vào từ tháng 8. Riêng sông miền
Trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5 đến tháng 6), mùa nước lũ sẽ rơi vào khoảng từ
tháng 11 đến tháng 12. 

Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm,
còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25 – 30% lưu lượng nước cả năm. Còn tháng kiệt lũ thì
lưu lượng nước chỉ còn 1 – 2% lưu lượng cả năm. Đôi khi sông còn cạn hết nước và để trơ ra đáy.
- Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa: Sông ngòi của nước ta chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm
thực rất mạnh nên có hàm lượng phù sa vô cùng lớn, trung bình khoảng 226 tấn/ km2/ năm. Với tổng lượng phù
sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, sông Cửu Long là 70 triệu tấn, sông Hồng là 120 triệu
tấn, còn lại là những sông khác.
Việc sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa còn do nhiều nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng, những nơi
đó, độ đục của sông có thể lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi, độ đục giảm xuống còn
khoảng 70g/m3 (có nghĩa là ít phù sa hơn).

- Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung: Địa hình Việt Nam có ảnh
hưởng rất lớn tới hướng chảy của các dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, nên các con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã…

Giá trị: Sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc
gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó cũng là nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Tuy
nhiên, như nhiều nước trên thế giới, sông ngòi của Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái về cả quy mô diện tích
và chất lượng nguồn nước do ô nhiễm môi trường, xâm lấn lòng sông, khai thác tài nguyên cát sỏi, biến đổi khí
hậu... Vì vậy cần đưa ra được những biện pháp bảo vệ kịp thời, để không làm mất đi những đặc điểm vốn có
của sông ngòi Việt Nam.

Câu 4:
Giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật nước ta:
- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất
thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn,
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...
Rất quan trọng với sự phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống.

You might also like