You are on page 1of 2

LUYỆN TẬP

Câu 1. Tính chất gió mùa của khí hậu ảnh hưởng đến đặc điểm sông ngòi nước ta là
A. Sông nhiều nước. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Sông nhiều phù sa. D. Chế độ nước theo mùa.
Câu 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ nét ở đặc điểm sông ngòi nước ta là
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc; chế độ nước thất thường; sông nhiều nước, giàu phù sa.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc; chế độ nước phức tạp; sông nhiều nước, giàu phù sa.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc; dễ gây lũ lụt; sông nhiều nước, giàu phù sa.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc; sông nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.
Câu 3. Điểm nào sau đây không thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta?
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. hướng Tây bắc – Đông Nam.
B. sông nhiều nước, giàu phù sa. D. thủy chế sông theo mùa.
Câu 4. Quá trình Feralit là hệ quả của
A. nhiệt ẩm cao ở đồi núi. B. mưa nhiều và mưa theo mùa.
B. địa hình nhiều đồi núi. D. nhiệt ẩm cao, mưa nhiều.
Câu 5. Đâu là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa?
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta?
A. Ít phụ lưu. B. Nhiều sông.
C. Phần lớn là sông nhỏ. D. Mật độ sông lớn.
Câu 7. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là
A. Tạo thành nhiều phụ lưu. B. Tổng lượng bùn cát lớn.
C. Dòng chảy mạnh. D. Hệ số bào mòn nhỏ.
Câu 8. Màu đỏ vàng của đất feralit là màu của chất nào có trong đất?
A. Ô xít sắt và ô xít nhôm. B. Ô xít sắt và can xi.
C. Ô xít nhôm và kali. D. Can xi và ka li.
Câu 9. Nhận xét nào không phải là nguyên nhân làm cho tài nguyên đất nước ta dễ bị suy thoái?
A. Chế độ mưa theo mùa. B. Độ dốc của địa hình lớn.
C. Hệ thống thủy lợi kém phát triển. D. Lớp phủ thực vật bị phá hủy.
Câu 10. Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá
vôi là
A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
B. xói mòn lớp đất trên mặt tạo nên các bề mặt trơ sỏi, đá.
C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
Câu 11. Nguyên nhân chính khiến đất feralit có màu đỏ vàng là do
A. các chất bazo dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rử trôi mạnh.
B. có sự tích tụ oxit sắt ( Fe2O3).
C. sự tích tụ ôxit nhôm ( Al2O3).
D. có sự tích tụ đồng thời oxit sắt ( Fe2O3) và tụ ôxit nhôm ( Al2O3).
Câu 12. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc là
A. hình dáng lãnh thổ và địa hình. B. khí hậu và địa hình.
C. hình dáng lãnh thổ và khí hậu. D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng về phần lãnh thổ phía Bắc
A. Tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Khí hậu thiên về cận xích đạo.
C. Mùa Đông có mưa phùn. D. 2 – 3 tháng có nhiệt độ dưới 18oC.
Câu 14. Phần lãnh thổ phía Nam thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió
mùa thể hiện ở
A. nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, biên độ nhiệt năm nhỏ.
B. nhiệt độ trung bình năm trên 25oC, biên độ nhiệt năm nhỏ.
C. nhiệt độ trung bình năm trên 22oC, biên độ nhiệt năm nhỏ.
D. nhiệt độ trung bình năm trên 27oC, biên độ nhiệt năm nhỏ.
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng về phần lãnh thổ phía Nam ?
A. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. B. Khí hậu thiên về cận xích đạo.
C. Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC.
Câu 16. Nhận định không đúng với đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là ?
A. Toàn bộ miền Bắc có mùa Đông lạnh kéo dài 3 tháng.
B. Về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến 2 tháng, ở Huế chỉ còn thời tiết lạnh.
C. Thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần về phía Đông nam.
D. Tính bất ổn cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu.
Câu 17. Đặc trưng của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc là
A. nhiệt đới ẩm gió mùa 1 có mùa đông lạnh. B. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
C. cận xích đạo gió mùa. D. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Câu 18. Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc
A. Có một mùa đông lạnh. B. Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam
C. Gần chí tuyến. D. Có góc nhập xạ lớn.
Câu 19. Sự khác nhau về thiên nhiên giữa các vùng núi theo Đông – Tây chủ yếu do
A. kinh tuyến. B. gió mùa với hướng của các dãy núi.
C. độ cao của núi. D. vĩ tuyến.
Câu 20. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. đới rừng gió mùa cận xích đạo. B. đới rừng xích đạo.
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa. D. đới rừng nhiệt đới.

You might also like