You are on page 1of 35

VẬT LÝ KIẾN TRÚC 02

KHÍ HẬU – NHIỆT – THÔNG GIÓ

Giảng viên: Ths.kts.Phạm Minh Sơn


NỘI DUNG MÔN HỌC

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÍ HẬU – ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ KHÍ HẬU – KIẾN TRÚC – CON NGƯỜI
CHƯƠNG 3: TRUYỀN NHIỆT QUA CẤU TRÚC – THIẾT KẾ CÁCH NHIỆT CHO
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ
HẬU NHIỆT ĐỚI NÓNG ẨM
CHƯƠNG 5: THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TRONG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


- Điểm giữa kì 0,3
- Điểm thi kết thúc học phần 0,7
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÍ HẬU – ĐẶC ĐIỂM
KHÍ HẬU VIỆT NAM
1.Các yếu tố khí hậu ngoài nhà
1.1 Chuyển động biểu kiến của mặt trời
- Trục quay của trái đất làm với mặt phẳng quỹ đạo trái đất quay quanh mặt trời 1 góc
nghiêng: 66°33’
- Ngày xuân & thu phân quỹ đạo ngày của mặt trời trùng với xích đạo bầu trời. Mặt trời mọc
ở chính đông 6h & lặn chính tây đúng 18h
- Ngày hạ chí quỹ đạo mặt trời ở xa nhất về phía bắc xích đạo bầu trời một góc =+23°27’
- Ngày đông chí quỹ đạo mặt trời ở xa nhất về phía nam xích đạo bầu trời một góc = -23°27’
- Quỹ đạo chuyển động mặt trời một ngày bất kì nằm trong giới hạn giữa 2 ngày đông & hạ
chí
+ Góc xích vĩ (δ): Góc hợp bởi tia nắng mặt trời với mặt phẳng xích đạo
+ Cường độ bức xạ mặt trời: tổng năng lượng bức xạ mặt trời truyền xuống mặt đất
Vị trí mặt trời so với điểm quan sát được đặc trưng bởi 2 yếu
tố:
+ Góc phương vị A (góc hợp bởi phương chính nam với hình chiếu của mặt trời lên
mặt phẳng chân trời)
+ Góc độ cao h (góc hợp bởi mặt phẳng chân trời với độ cao mặt trời tại điểm quan sát)

φ: vĩ độ quan sát
δ : góc xích vĩ
Z : góc giờ, tính như sau (lúc 12h thì z=0, trước hay sau 1h thì z=15°, do đó lúc 14h20 thì z
= 2*15+1/3*15=35°
•góc phương vị mặt trời khi mọc (lặn) :

• Độ cao mặt trời lúc 12h trưa:


h=90°- φ +δ
• Giờ mặt trời mọc (lặn):
Tóm lại: (lưu ý)
 Giờ trung bình của mặt trời: mặt trời chuyển động đều trong 1 ngày đêm, 1 giờ MT đi
được 1 cung: 360°/24giờ = 15°, giờ MT không trùng với giờ hành chánh.
 VD kinh tuyến Hà Nội 105°45 làm giờ hành chính chung
105/15° = 7 (sớm hơn giờ hành chánh ớ Anh Greenwich)
 Trực xạ trên MP thẳng
góc với mặt trời:
S0: hằng số bức xạ mặt trời, 1,94 cal/cm².phút
r0: khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời,
r0=149,5.106km
r: khoảng cách từ trái đất đến mặt trời lúc tính
h: góc cao mặt trời
 Trực xạ trên MP thẳng đứng: C: hệ số ảnh hưởng độ trong suốt của khí quyển

 Trực xạ trên MP ngang:

 Trực xạ trên MP nghiêng:


HIỆN TƯỢNG ĐẢO NHIỆT
1.2 Hoàn lưu khí quyển
Sự di chuyển các khối không khí trên bề mặt trái đất

1.2.1 Hoàn lưu tín phong (gió mậu dịch): gió thổi theo 1 hướng nhất định trong năm
•Do cán cân bức xạ mặt trời
•Do quá trình tự quay của trái đất quanh trục
1.2.2 Hoàn lưu gió mùa:
 Do chênh lệch áp suất giữa lục địa –
Đại dương
(chênh lệch nhiệt độ, phân bố khí động
trên Bề mặt đón gió – khuất gió)
•Gió mùa hải dương: mùa hè (Tây-Nam)
•Gió mùa lục địa : mùa đông (Đông-Bắc)
 Do trái đất tự quay nên ảnh hưởng Làm
lệch hướng gió
•Gió phơn
•Gió đất – gió biển
•Gió núi – thung lũng
1.2.3 Độ ẩm không khí
•Độ ẩm tuyệt đối (f): số g hơi nước chứa trong một đơn vị
khối lượng hoặc thể tích không khí: g/kg hoặc g/m3
•Độ ẩm tương đối (φ):tỉ số giữa độ ẩm không khí ở trạng
thái khảo sát so với trạng thái bảo hòa hơi nước của khối
không khí ở cùng nhiệt độ: %

Quan hệ giữa nhiệt độ & độ ẩm không khí:


•TH1: Tăng nhiệt độ :t0c lên t10c (t10c> t0c), Khả năng chứa ẩm tối đa: tăng F lên F1 (F1> F)
→Độ ẩm tương đối: φ1<φ : không khí trở nên khô hơn
•TH2: Giảm nhiệt độ :t0c xuống t20c (t20c< t0c), Khả năng chứa ẩm tối đa: giảm F xuống F 2 (F2< F)
→Độ ẩm tương đối: φ2>φ : không khí trở nên ẩm hơn
•TH3: Tiếp tục hạ nhiệt độ cho đến khi khả năng chứa hơi ẩm tối đa: F i=f
→ Không khí bảo hòa khơi nước: φi = 100%→ nhiệt độ ở trạng thái này gọi là nhiệt độ điểm sương (tđs)
1.1.4 Chế độ mưa: do sự nhiễu động của không khí ẩm
• Vũ lượng mưa
• Hướng gió trong khi mưa, góc nghiêng của mưa
• Thời gian mưa

1.1.5 Địa hình


• Độ cao địa hình
• Độ dốc
• Hướng của bức xạ mặt trời tác động đến địa hình
• Tính chất bề mặt của địa hình
1.2 Đặc điểm các vùng khí hậu trên thế giới: (7 vùng khí hậu)
Vùng khí hậu hàn đới ở Bắc & Nam bán cầu
Vùng khí hậu ôn đới ở Bắc & Nam bán cầu
 Vùng khí hậu cận nhiệt đới ở bắc & nam bán cầu
Vùng khí hậu nhiệt đới
- Tổng nhiệt độ trong năm: 7500-9000°C
-Nhiệt độ trung bình năm: > 20°C
-Nhiệt độ thàng lạnh nhất:>18°C
-Số tháng có nhiệt độ > 20°C: 4 tháng
-Biên độ dao động nhiệt độ trong năm
1°C - 2°C
-Gió thịnh hành vào mùa đông: nhiệt đới
-Gió thịnh hành mùa hè: nhiệt đới & xích đạo
Vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm:
•Vùng khí hậu nhiệt đới nóng khô
•Nhiệt độ ban ngày trong bóng râm: 29-32°C
•Nhiệt độ ban ngày trong bóng râm: <43°C
•Chênh lệch nhiệt độ trong ngày: 4-7°C
•Chênh lệch nhiệt độ trong ngày: 22°C
•Chênh lệch nhiệt độ mùa nóng & lạnh:
•Nhiệt độ ban đêm: 16-24°C 12°C
•Lượng mưa Tb năm: 250mm •Lượng mưa TB năm: >500mm
•Độ ẩm tương đối: 10-33% •Độ ẩm tương đối: 55 – 100%
•Gió nóng, gió mang nhiều bụi cát •Bầu trời nhiều mây làm tăng BXMT 10%
•Mặt đất phản xạ nhiều bức xạ mặt trời •Nhiều sông ngòi, thảm thực vật phong phú
•Ít nước ngầm, thảm thực vật không phong •Có nhiều bão
phú, đất đai là sa mạc & rừng xavan
•Nhiều vùng nằm trong khu vực bị động đất

Đất bị xói mòn do mưa rào& mưa to


2. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam
Việt Nam chịu sự tác động của 2 chế độ hoàn lưu khí quyển:
+ Chế độ gió mùa châu Á
+ Chế độ hoàn lưu cực đới từ áp cao Siberia
•Vĩ độ địa lí:
+ Vĩ độ: 8°30’(Cà Mau), 23°22’(Hà Giang)
+ Kinh độ: 102°(Pulasan), 112°20’(Trường Sa)
+Khí hậu Việt Nam vừa có đặc điểm khí hậu
nhiệt đới, vừa có đặc điểm khí hậu xích đạo
•Thiên văn:
+ Trong năm các vùng trên lãnh thổ có 2 lần mặt
Trời di chuyển qua đỉnh đầu
+ Miền Bắc: nhiệt độc cực đại mùa hè (VI-VII),
Cực tiểu mùa đông (II), biên độ dao động nhiệt
At.năm=10-14°C→Khí hậu nhiệt đới.
+ Miền nam:2 ngày mặt trời qua đỉnh đầu (IV&VIII)
Biên độ dao động nhiệt:
At.năm=3-4°C→Khí hậu xích đạo
•Địa hình – Gió:
+Gió mùa đông bắc:
•Tháng IX – VI năm sau, xuất hiện từng đợt xen kẻ với gió mùa đông nam
•Có 2 loại do gió bị biến tính:
•Gió mùa đông bắc cực đới từ vùng áp cao Mông Cổ & Siberi: lạnh-khô
•Gió mùa đông bắc nhiệt đới: lạnh - ẩm
+ Gió nùa đông nam
•Hình thành do sự phân bố không đều giữa khí áp phía bắc & Thái Bình Dương
•Mùa lạnh: nóng - ẩm
•Mùa nóng: mát - ẩm
+ Gió mùa tây nam :
•Gió tín phong nam bán cầu có tính chất ẩm ướt, không nóng
•Gió mùa khu vực Tây-nam Á: nóng – ít ẩm, xuất hiện trong mùa nóng IV-IX
Gió phơn nóng – khô, nhiệt độ: 35°C, độ ẩm 45% xuất hiện từ 10-
3. Phân vùng khí hậu xây dựng

Phân vùng khí hậu xây dựng nhằm phân chia lãnh thổ theo chỉ tiêu đặc trưng về khí
hậu phục vụ cho thiết kế, xây dựng công trình kiến trúc:
•Việt Nam được phân thành 2 miền khí hậu, trong từng miền phân ra các vùng khí hậu
xây dựng:
•Miền khí hậu phía bắc: có 3 vùng khí hậu: A1, A2, A3
•Miền khí hậu phía nam: có 2 vùng khí hậu: B4, B5 (Vùng nam trung bộ - đồng bằng
nam bộ);
* Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình (khí hậu xích đạo)
*Không có mùa đông lạnh, nhiệt độ cao nhất <40°C, thấp nhất>10°C
*Có 2 mùa mưa & nắng trùng với 2 mùa gió, biên độ dao động nhiệt độ: 4-5°
MiỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC
 Vùng khí hậu A1: Vùng núi Đông Bắc – Việt Bắc
-Vùng chịu gió mùa đông bắc bị biến tính khi vào lãnh thổ Việt Nam
-NĐTB tháng nóng: 26°C - 27°C
-NĐTB tháng lạnh : 13°C – 14 °C
-Biên độ dao động nhiệt độ : 13°C – 14 °C
-Mùa đông lạnh nhất Việt Nam có nơi dưới 0°C
-Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng địa hình
 Vùng khí hậu A2: Vùng núi Tây Bắc – Bắc trường Sơn
- Vùng có mùa đông lạnh nhưng ấm hơn vùng A1, A3
- Nhiệt độ cao hơn vùng A1, A3: 1°C - 3°C
- Mùa đông : Ấm – khô
- Chịu tác động của gió Tây: khô – nóng, nhiệt độ >40°C khoảng 40 ngày/năm
- Khí hậu lục địa, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày – đêm lớn
- Không có mưa phùn lạnh ẩm, nồm ẩm. Phía nam chịu ảnh hưởng gió lào
- Bắc-Tây bắc có vũ lượng mưa cao 2000-3000mm/năm
 Vùng khí hậu A3: Vùng Đồng bằng Bắc Bộ - Bắc
Trung Bộ
- Có mùa đông lạnh, nhưng ấm hơn vùng A1 do gần biển
- Nhiệt độ TB: 23 °C - 24 °C
- Biên độ dao động nhiệt độ: 12 °C
- Mùa đông ẩm, cuối mùa đông – đầu mùa xuân có mưa
phùn lạnh, ẩm ướt, nồm ẩm 30-40ngày/năm
- Chịu tác động của thời tiết gió tây khô nóng, nhiệt độ >
40 °C, thời gian khoảng 25ngày/năm (tháng 4-5)
- Chịu ảnh hưởng của bão
- Bắc trung bộ có mùa mưa từ giữa mùa hè (tháng 8) –
giữa mùa đông (tháng 12), vũ lượng 2500-3000mm/năm
MiỀN KHÍ HẬU PHÍA NAM
 Vùng khí hậu B4: Vùng núi tây nguyên
-Mùa đông không chịu tác động của gió mùa cực đới
lục địa, không khí khô, độ ẩm thấp→khô hạn trong
mùa đông
- Mùa hè trái ngược với mùa đông, lưu lượng mưa
chiếm 90%, 1000-1800mm/năm
- Địa hình 500-1000m → nhiệt độ giảm 3 °C - 6 °C so
với đồng bằng
- Dao động nhiệt độ ngày đêm lớn: 15 °C
 Vùng khí hậu B5: Vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình & có nét tương đồng với khí hậu xích đạo
- Không có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ cao nhất <40 °C
- Nhiệt độ thấp nhất > 10 °C
- Có 2 mùa mưa & nắng trùng với 2 mùa gió
- Lưu lượng mưa phân bố khác biệt trong vùng, chịu ảnh hưởng của bão
- Biên độ dao động nhiệt độ: 4 °C - 5 °C
ÀNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN VĂN HÓA

You might also like