You are on page 1of 24

Khái quát khí hậu - thủy văn Hải Hậu

 Ngày   19:48:56, 19-08-2017 Tác giả Mai Đức Thạch

Khí hậu - thuỷ văn có quan hệ chặt chẽ với nhau và gắn kết với vị trí địa lý, địa hình, địa chất,
thổ nhường. Vị trí địa lý quyết định đến bức xạ nhiệt, gió, nhiệt độ. Bức xa nhiệt, gió, nhiệt độ
quyết định đến lượng bốc hơi nước và chế độ mưa. Lượng mưa và thuỷ chế của sông, thuỷ
triều tác động đến quá trình xâm thực, bồi đắp tạo thành địa hình, địa chất và thổ nhưỡng của
đất. Địa hình, địa chất (và tác động của con người) tác động đến mạng lưới thuỷ văn. Việc
nghiên cứu và nắm vững được quy luật diễn biến của khí hậu, thuỷ văn là một khâu không thể
thiếu trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Khí hậu Hải Hậu

Đặc điểm chung khí hậu Hải Hậu


Hải Hậu nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên mang tính chất chung của khí hậu vùng đồng
bằng Bắc Bộ: khi hâu chí tuyến gió mùa, có mùa mưa ẩm và mùa đông khô. Nhưng Hải Hậu là
vùng đất ở vị trí ven biển nên khí hậu có những đặc điểm riêng: Nhiệt độ trung bình hàng năm
thấp hơn (nhiệt độ mùa hè thấp hơn và nhiệt độ mùa đông cao hơn) và lượng mưa trung bình
hàng năm cao hơn so với các vùng nội địa của tỉnh Nam Định. Tốc độ gió trung bình cũng cao
hơn. Do có sự chênh lệch bức xạ nhiệt ngày đêm giữa biển cả mênh mông và lục địa nên Hải
Hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp dòng đối lưu không khí giữa đất liền và biển Đông tạo nên không
khí ôn hoà hơn giữa ngày và đêm và giữa các mùa trong năm. Mùa xuân ở Hải Hậu có độ ẩm
cao, nhiều hơi nước. Gió may yếu không đẩy hơi nước ra biến được, ngược lại gió Đông Nam
chưa đủ manh để đưa hơi nước vào sâu trong nội địa nên gây ra mưa phùn. Với những đặc
trưng về nhiệt độ, độ ẩm… huyện Hải Hậu có khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm có mùa Đông lạnh
với hai tháng nhiệt độ trung bình dưới 18oC, có mùa khô kéo dài tới bốn tháng (thành phố Nam
Định hai tháng). Đây cũng là đặc điểm chung của vùng khí hậu ven biển đồng bằng Bắc Bộ.

Các yếu tố khí hậu Hải Hậu


Nắng và chế độ bức xạ nhiệt ở Hải Hậu
Theo số liệu theo dõi của trạm khí tượng Văn Lý tổng số giờ nắng trong các tháng và cả năm ở
Hải Hậu cao hơn so với các vùng trong nội địa. Cụ thế số giờ nắng ở Văn Lý là 1740,2 giờ/năm
thì ở Hà Đông là 1630,6 giờ/năm ở thành phố Nam Định là 1665,1 giờ/năm. Thời gian nắng
phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nắng nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng ít từ tháng 11
đến tháng 4. Với tổng số giờ nắng cao trong năm, huyện Hải Hậu được hưởng một chế độ bức
xạ mặt trời phong phú với tổng xạ 120 - 122 kcal/cm²/năm.

SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (giờ)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Văn Lý 88 44,1 44,5 96,9 217,5 196,8 230,4 180 180,1 184,6 148,

TP Nam Định 78 39,2 43,9 97,6 202,1 185,9 222,5 174,1 178,2 174,6 145,
 

Số giờ nắng trong năm nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 1179,3 giờ bằng 67,8% tổng
giờ nắng trong cả năm, tháng 7 là tháng có giờ nắng nhiều nhất (230,4 giờ/tháng). Tháng có số
giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3 (44 - 45 giờ/tháng) trời nhiều mây, thường có mưa
phùn, ẩm ướt.
Số giờ nắng kéo dài, bức xạ nhiệt phong phú là điều kiện tốt để cây trồng tăng cường độ quang
hợp đạt năng suất cao, cũng là điều kiện thuận lợi cho ruộng muối ở Hải Hậu có năng suất cao
và trở thành vùng muối chính của Bắc Bộ.

Chế độ gió và bão ở Hải Hậu


Các hướng gió chính theo mùa
Về mùa hè: Hướng gió chủ yếu là gió Đông- Nam và gió Nam. Những ngày gió Lào hoạt động
mạnh thì hướng gió Tây Nam cũng xuất hiện nhưng cường đó yếu.
Về mùa Đông: Gió Bắc và Tây Bắc hoạt động mạnh, nhất là trong những đợt có khí hậu lạnh
tràn về. Hàng năm, huyện Hải Hậu chịu ảnh hưởng của trên 20 đợt gió mùa Đông Bắc.
Ngoài các hướng gió chính theo mùa còn có gió đối lưu mang tính khu vực ven biển do sự
chênh lệch áp suất không khí giữa ngày và đêm của biển và đất liền.
Tốc độ gió
Tốc độ gió khu vực Hải Hậu luôn cao hơn vùng nội địa của tỉnh Nam Định. Tốc độ gió trung bình
hàng năm đo được tại Văn Lý là 3,8 m/giây, trong lúc đó tại thành phố Nam Định là 2,3 m/giây.

TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (m/s)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 3,7 3,7 3,8 3,8 4,2 4,1 4,4 3,3 3,4 3,7 3
TP Nam Định 2,4 2,3 2,0 2,3 2,4 2,3 2,4 2,0 2,2 2,5 2

Tốc độ gió trung bình mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 7 (trên 4m/s), tháng 7 là tháng có tốc độ
gió trung bình cao nhất (4,4m/s) trong năm. Tốc độ gió cực đại xuất hiện vào các tháng 7, 8, 9
lên tới 48m/s. Bão từ biển Đông thường hình thành từ tháng 6 đến hết tháng 9, bão thường đổ
bộ vào đất liền trong tháng 8 và  tháng 9. Do là huyện ven biển nên hầu như các trận bão đổ bộ
vào đồng bằng Bắc Bộ, huyện Hải Hậu đều bị ảnh hưởng với tốc độ gió lớn nhất, tốc độ gió lên
tới cấp 12 và trên cấp 12 gây hậu quả thiệt hại nặng nề: vỡ đê, ngập úng, đổ nhà, đổ ngã cây
trồng… Theo nhât ký đại cương- Lịch sử xã Hai Trung ghi Iại thì từ giữa thế kỷ XIX đến 1945 Hải
Hậu đã có những trận bão lớn vào các năm 1781, 1809, 1829, 1838, 1840, 1844, 1847, 1856,
1867, 1884, 1887, 1889, 1892, 1897, 1903, 1904, 1910, 1916, 1921, 1926, 1927, 1929, 1937,
1940, 1943, 1944 nhiều năm có tới 5-6 trận bão, có năm 1 tuần 3 trận bão. Trước năm 1945 mỗi
khi có bão lớn đều gây mất mùa (chủ yếu là cây lúa mùa) gây đói kém, chết người, mất của..
.Ngoài bão xuất hiện từ biển Đông để bộ vào đất liền, trong tháng 5 và tháng 10 có sự chuyển
giao từ mùa khô sang mùa mưa và ngược lại từ mùa mưa sang mùa khô thường xuất hiện
những trân cuồng phong kèm theo giông tố ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và dân sinh.

Chế độ nhiệt không khí ở Hải Hậu


Nhiệt độ không khí chịu ảnh hưởng, phu thuộc vào bức xạ mặt trời và sự hoàn lưu của tầng khi
quyển. Theo số liệu đo đạc ghi chép thì nhiệt độ không khí của Hải Hậu (trạm Văn Lý) và trạm
thành phố Nam Định như sau:

NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (ĐỘ C)


Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 16,5 16,7 19 22,8 27,1 28,8 29,4 28,7 28 25 21

TP Nam Định 16,7 17,3 19,8 23,5 27,3 29 29,3 28,6 28 24,9 21

Nhiệt độ trung bình năm 23o5 tương đương như các vùng khác trong đồng bằng Bắc Bộ. Nhiệt
độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 (29o4) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1
(16o5) biên độ nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12 o9 cũng tương đương như
biên độ của các vùng khác của tỉnh Nam Định (TP Nam Định 12 o6). Tuy nhiên do ảnh hưởng của
biển nên nhiệt độ của các tháng mùa Đông và mùa Xuân có thấp hơn và nhiệt độ trung bình các
tháng mùa hè lại cao hơn so với các vùng đất sâu hơn trong nội địa.

NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ CAO NHẤT TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (ĐỘ C

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 18,7 18,5 20,8 24,7 29,4 31,2 31,6 31,2 30,1 28 24

TP Nam Định 19,2 19,5 22,3 26,5 31 32,4 32,7 31,6 30,3 28 24
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ THẤP NHẤT TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (ĐỘ C

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 14,6 15,3 17,7 21,4 25,2 26,6 27,1 26,2 25 22,4 19

TP Nam Định 14 15,3 17,8 21,4 25,4 26 26,5 26 25 22,3 18


Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình các tháng và năm thấp hơn so với thành phô Nam Định.
nhưng nhiệt độ thấp nhất trung bình các tháng và cả năm lại cao hơn, điều đó thể hiện sự ôn
hoà hơn của nhiệt độ ở Hải Hậu so vói các vùng sâu trong nội địa.
Từ số liệu theo dõi về nhiệt độ trung bình, cao nhất trung bình và nhiệt độ thấp nhất trung bình
của các tháng thấy rõ sự phân chia 4 mùa trong năm:
Mùa Xuân: Tháng 3, tháng 4: nhiệt độ trung bình khoảng 20°C đến thấp hơn 25°C. Nhiệt độ thấp
nhất trung bình không nhỏ hơn 15°C.
Mùa Hạ: Từ tháng 5 đến tháng 9: các tháng có nhiệt độ trung bình cao hơn 25°C, nhiệt độ thấp
nhất trung bình cũng cao hơn 25°C và nhiệt độ không khí cao nhất trung bình trên dưới 30°C.
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối 37- 38°C. Trong đầu mùa hạ, vẫn còn những đợt không
khí lạnh cuối vụ tràn về nhưng nhiệt độ không khí không ở mức độ gây rét độc, rét hại.
Mùa Thu: Tháng 10 và tháng 11: Nhiệt độ không khí trung bình 20 - 25°C, thấp nhất trung bình
trên dưới 20°C, nhiệt độ không khí cao nhất trung bình không qúa 30°C.
Mùa Đông: từ tháng 12 đến hết tháng 2: Nhiệt độ trung bình không khí dưới 20°C, nhiệt độ thấp
nhất trung bình dưới 15°C, nhiệt độ cao nhất trung bình cũng chỉ trên dưới 20°C. Trong mùa
Đông nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuống thấp 6°C vào tháng 12. Các tháng mùa Đông có nhiều
đợt không khí lạnh tràn về, dẫn đến những đợt rét đậm rét độc kéo dài (đặc biệt mùa Đông 2007
đợt rét độc rét hại kéo dài tới 39 ngày liên tiếp).
Diễn biến của nhiệt độ trong các tháng của năm cũng như nhiệt độ trung bình của năm thể hiện
rõ tính chất cơ bản của khi hậu huyện Hải Hậu là khí hậu nhiệt đới, nhưng ôn hoà hơn do ảnh
hưởng của biển.
Tống nhiệt độ năm là 8.677,5°C (cao hơn so với bình quân của tống nhiệt đó toàn tỉnh Nam
Định) trong đó tổng nhiệt độ của mùa nóng (tháng 5 đến hết tháng 9) chiếm trên 60% tổng nhiệt
độ cả năm. Chế độ nhiệt cùng với thời gian chiếu sáng và bức xạ mặt trời trong mùa nóng đầy
đủ thuận lợi trùng với thời gian lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa trỗ chín thuận lợi, nên có năng
suất cao. Nhiệt độ trong các tháng mùa Đông cũng khẳng định không thể bố trí một vụ lúa trỗ
chín trong các tháng mùa Đông (tháng 12 đến tháng 2).

Chế độ mưa ở Hải Hậu


LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (ĐỘ C)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 25,8 34 37,6 70,1 131,5 185,4 211,3 339,5 395,3 226,7 80

TP Nam Định 27,8 35 50,8 81,6 174,7 192,7 230,2 352,2 347,7 194,6 67

Sô liệu ghi chép cho thấy tổng lượng mưa hàng năm ở Hải Hậu tương đương như các vùng
trong tỉnh Nam Định và các tỉnh trong đồng bằng Bắc Bộ (Hải Hậu 1.759mm, TP Nam Định
1.757mm, tỉnh Hưng Yên 1.729mm, tỉnh Ninh Bình 1.828mm). Về lượng mưa trong tháng: Nếu
xếp các tháng có lượng mưa trên 100mm là các tháng có mưa nhiều thì các táng mưa nhiều là
từ tháng 5 đến hết tháng 10, tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 (395,3mm) tháng 8 (339,5mm)
các tháng mưa ít là tháng 11 đến tháng 4 (các tháng mưa ít chỉ chiếm 5,3% tổng lượng mưa cả
năm).

SỐ NGÀY MƯA TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 9,2 13,3 15,1 11 9,7 12,1 9,8 15,2 16,2 13,8 9
Cả năm có 141 ngày có mưa.
Tháng 3 có 15,1 ngày có mưa nhưng lượng mưa chi có 37,6mm chính là thời kỳ mưa phùn, gió
bấc, ẩm ướt, nhiệt độ mát. Tháng 8, tháng 9 cũng là tháng có số ngày mưa nhiều trên 15 ngày
và là các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm. Mưa lớn trong các tháng 8 và 9 gắn liền với
sự hình thành áp thấp nhiêt đới và bão trong khu vực biển Đông. Lượng nước mưa lớn nhất
trong một ngày của các tháng được trạm khí tượng Văn Lý do được như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Lượng mưa 89,7 66 52,7 90,5 160,7 191,8

Ngày/tháng/nă 02/01/197 08/02/197 01/03/196 20/04/197 27/06/197 30/07/195


m 9 3 0 0 8 9

Trận mưa lớn nhất được ghi lại vào ngày 26/09/1973 đạt 377,2mm.
Lượng mưa và thời gian mưa trong các tháng cũng cho thấy rõ là tháng 4 là tháng chuyển tiếp
từ mùa khô sang mùa mưa và tháng 11 là tháng chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô.

Chế độ bốc hơi nước ở Hải Hậu

LƯỢNG NƯỚC BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1
Văn Lý 59,2 38,9 35,8 47,2 93 111,1 125,5 99,7 92,8 101,9 9

TP Nam Định 55,2 40,9 39,4 50,7 86,8 92,9 104,7 77,5 69,4 79,3 7

Hải Hậu nằm trong giải có lượng bốc hơi nước cao trên 900 mm/năm – vùng dọc theo bờ biển.
Lượng bốc hơi nước liên quan với chế độ nhiệt, chế độ mưa và chế độ bức xạ. Tháng 2, tháng 3
lượng bốc hơi nước thấp nhất bởi trời nhiều mây, có mưa phùn, số giờ nắng ít và nhiệt độ còn
thấp.
Các tháng 5,6,7,8,9 là các tháng có lượng bốc hơi nước cao (nhất là tháng 7, lượng bốc hơi là
125,5mm) là bởi các tháng này nắng nhiều, nhiệt độ cao, ít mây, gió mạnh. Tháng 10 và tháng
11 lượng bốc hơi nước còn cao là vì số ngày mưa đã giảm, nhiệt độ vẫn còn cao, trời quang, ít
mây và hanh khô.
Nếu tính những tháng có lượng bốc hơi nước cao hơn và tương đương với lượng mưa cùng
tháng thì các tháng 1,2,3,11,12 là các tháng mùa khô ở Hải Hậu. Mùa khô ở Hải Hậu kéo dài
hơn so với mùa khô ở các vùng sâu trong nội địa (TP Nam Định).

Chế độ mây ở Hải Hậu

LƯỢNG MÂY TỔNG QUAN TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM (% bầu trời)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1
Văn Lý 7,9 9,1 9,2 8,5 7,2 7,6 7,5 7,9 6,7 6 6

TP Nam Định 7,8 9 9 8,3 7,3 8,2 7,7 8,3 7,1 6,3 6

LƯỢNG MÂY TỔNG QUAN TRUNG BÌNH THẤP NHẤT THÁNG VÀ NĂM (% bầu

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 7,5 8,7 8,7 7,3 4,9 4,4 3,4 4,4 4,5 4,9 5

TP Nam Định 7,6 9 9 7,7 5,2 4,5 3,6 4,2 4,6 4,6 5

Lượng mây tổng quan nhiều kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9 (mây che trên 70% bầu trời) lượng
mây tầm thấp xuất hiện nhiều từ tháng 1 đến tháng 4 (mây che trên 73% bầu trời) cũng là tháng
ít mưa, nhiệt độ thấp. Lượng mây tổng quan và mây tầm thấp cực đại là tháng 2, tháng 3 (chiếm
97% bầu trời). Mây tầm thấp xuất hiện ít từ tháng 5 đến hết tháng 11 và ít nhất là tháng 7 (chiếm
36% bầu trời) trùng với tháng có số giờ chiếu nắng cao nhất (230,4 giờ/tháng) nhiệt độ không
khí cao nhất (29,4oC) và tốc độ gió trung bình cao nhất (4,4m/s) trong năm.
Chế độ không khí ở Hải Hậu
Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối trung bình của không khí trung bình hàng tháng và hàng
năm như sau:

ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI TRUNG BÌNH CỦA KHÔNG KHÍ THÁNG VÀ NĂM (mb

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Văn Lý 16,3 17,4 20,5 25,5 31,1 33,3 33,7 33 30,9 26,3 2

TP Nam Định 16,4 17,7 21,3 25,8 30,5 32,6 33 32,9 30,8 26,1 2

ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH CỦA KHÔNG KHÍ THÁNG VÀ NĂM (%

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Văn Lý 85 89 92 91 86 83 82 84 84 82 81

TP Nam Định 85 88 91 89 85 83 82 85 85 83 82
Độ ẩm tuyệt đối (mb) liên quan và phụ thuộc vào nhiệt độ các tháng từ tháng 5 đến tháng 9:
nhiệt độ trung bình tháng trên 25"C, độ ẩm tuyệt đối cũng cao trên 30mb. Tháng 1 là tháng có
nhiệt độ trung bình thấp nhất (16o5) thì cũng là tháng có độ ẩm tuyệt đối thấp nhất (16,3mb).
Tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10 độ ấm tuyệt đối từ 21-26 mb biếu hiện rõ tính trung gian
chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng và từ mùa nóng sang mùa lạnh. Độ ẩm tương đối
được tính bằng % lượng nước hiện có trong không khí so với lượng nước tối đa mà không khí
có thể chứa được trong điều kiện nhiệt độ thời điểm đó, lượng nước tối đa mà không khí có thể
chứa được lại phụ thuộc vào hiện trạng của mưa, lượng bức xạ và lượng mây. Những ngày có
mưa, nhiều mây, bức xạ thấp thì độ ẩm tương đối cao. Các tháng 2-3-4 do ảnh hưởng của mưa
phùn, lượng mây nhiều, ánh sáng ít, độ ẩm tương đối đạt trên dưới 90%. Tháng 8, tháng 9 cũng
có độ ẩm tương đối có trị số cao 84%. Hai giai đoạn là tháng 3- tháng 4, tháng 8- tháng 9 trùng
với thời gian lúa xuân và lúa mùa đứng cái, làm đòng trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thích
hợp, rất thuận tiện cho sâu và bệnh phát sinh, phát triển và gây hại - đặc biệt là bệnh khô vằn,
đạo ôn và sâu cuốn lá. Tháng 10, 11, 12 là các tháng cuối mùa thu đầu mùa đông: trời quang, ít
mưa, nhiệt độ giảm thấp nên độ ẩm thấp (81 - 82%) gây cảm giác trời khô hanh, tháng 6, tháng
7 khí hậu chuyển sang mùa mưa, nhưng nhiệt độ không khí tăng cao, số giờ chiếu nắng nhiều
dẫn đến giới hạn của lượng nước có trong không khi tăng cao nên ẩm độ tương đối giảm.

Thủy văn Hải Hậu


Hải Hậu là vùng đất cuối sông, đầu biển nên nguồn nước vô cùng phong phú. Với lượng nước
mưa trung bình đạt 1750mm một năm. Số ngày có mưa trên 140 ngày/năm đã là vùng có nước
trời đủ tưới cho cây trồng, đủ nước uống cho chăn nuôi và cho cuộc sống của con người. Hải
Hậu có 2 hệ thống sông là sông Ninh Cơ nằm phía Bắc, phia Tây và sông Sò phía Đông, tải
nguồn nươc vô tận từ thượng  nguồn đồ về với hàng tỉ m3 nước, hàng chục triệu tấn phù sa. Hải
Hậu có trên 33km bờ biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Với tác động của ba nguồn
nước mặt vô cùng phong phú là thuận lợi lớn nhưng cũng gây không ít khó khăn. Con người
sống trên mảnh đất này xử lý ra sao để khai thác nguồn nước quý giá đó, đồng thời cũng phải
đầu tư trí tuệ, sức lực, của cải, tiền bạc để chế ngự hạn chế tác hại của các nguồn nước đó. Từ
thời khai cơ lập nghiệp, tổ tiên ta đã lấy việc đắp đê ngăn nước, đào sông dẫn thủy nhập điền,
lấy nước đầu nguồn thau chua rửa mặn, cải tạo đồng ruộng, thâm canh cây trồng. Việc đắp đê,
khơi sông, ngăn nước, dẫn nước và tiêu nước là biện pháp hàng đầu đảm bảo cho an sinh xã
hội từ thời mở đất và đến mãi mai sau. Trải qua đời này sang đời khác, năm này sang năm khác
nhân dân Hải Hậu đã xây dựng nên một hệ thống kênh mương ngang dọc, một hệ thống đê
sông đê biển kiên cố, một hệ thống cống tưới cống tiêu ngày thêm hoàn chỉnh, khép kín - một
công trình đồ sộ ít nơi có được - để đáp ứng cho cải tạo và bảo vệ đất, cho thâm canh và bảo vệ
cây trồng con nuôi, cho an sinh xã hội.

Thủy chế một số sông chính


Sông đầu nguồn
Sông Ninh Cơ
Sông Ninh Cơ là chi nhánh của sông Hồng đổ ra biến, đầu nguồn tại xã Xuân Hồng huyện Xuân
Trường, đổ ra biển tại cửa Lạch Giang (Thị trấn Thịnh Long). Sông dài 43km, đoạn cung cấp
nước cho Hải Hậu dài 30km tính từ cống Rộc. Sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên giữa huyện
Hải Hậu và huyện Trực Ninh ở phía Bắc. Ranh giới tự nhiên giữa huyện Hải Hậu và huyện
Nghĩa Hưng ở phía Tây. Sông Ninh Cơ đi qua các xã: Hải Trung, Hải Anh, Hải Minh, các xã
Trực Đai, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng (của huyện Trực Ninh), Hải An, Hải
Giang, Hải Ninh, Hải Châu và thị trấn Thịnh Long. Hàng năm sông Ninh Cơ nhận được 7 tỉ m3
nước và khoảng 15 triệu tấn phù sa của sông Hồng. Sông Ninh Cơ cung cấp hầu như toàn bộ
nguồn nước tưới cho huyện Hải Hậu và các xã phía Nam sông Ninh Cơ của huyện Trực Ninh.
Nước của sông Ninh Cơ phụ thuộc vào nước mưa từ đầu nguồn của hệ thống sông Hông, mùa
lũ từ tháng 6 đến tháng 11. Cao trình trong ngày và các tháng của nước phụ thuộc vào thuỷ triều
và nguồn nước đầu nguồn.
Cao trình nước đo được tại cống Múc và cống Phú Lễ 2008 như sau:

Tháng Cống Múc I Cống Phú L

Cao nhất Thấp nhất Cao nhất

1 190 -50 180

2 185 -50 165

3 172 -40 150

4 168 -50 145

5 210 -50 170

6 220 -20 175

7 220 -5 175
8 230 0 150

9 205 10 160

10 240 -5 200

11 215 -35 195

12 218 -25 200

Mực nước cao cực đại tại cống Múc I là 300mm (ngày 27/9/2005). Các tháng nước thấp là tháng
2, 3, 4.
Nước sông Ninh Cơ chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Độ mặn 1‰ có thể đi sâu vào nội địa tới
37km, độ mặn 4‰ có thể vào nội địa trung bình 10,5km.
Dọc theo tuyến sông là tuyến đê bảo vệ có 19 cống và cửa sông lấy và tiêu nước.
Sông Sò
Sông Sò là chi nhánh của sông Hồng, đầu nguồn ở thị trấn Ngô Đồng huyện Giao Thuỷ. Sông có
chiều dài 22,7km, đoạn qua huyện Hải Hậu là 6,5km đi qua xã Hải Nam, Hải Phúc và đổ ra biển
Đông tại cửa Hà Lan. Đoạn sông qua Hải Hậu là ranh giới tự nhiên của huyện Hải Hậu và huyện
Giao Thuỷ. Sông Sò ít uốn lượn, đoạn qua Hải Hậu là đoạn cuối sông, nước mặn luôn xâm nhập
vào nên ít có tác dụng trong tưới nước.

Các chi nhánh chính của sông Ninh Cơ trên địa bàn cung cấp nước cho huyện Hải
Hậu
Sông Rộc
Sông Rộc bắt nguồn từ cống Rộc xã Xuân Ninh đổ ra cống Quang Nam. Sông Rộc chảy qua xã
Xuân Ninh, Hải Vân, Hải Nam, Hải Hà, Hải Phúc, Hải Lộc. Sông có 2 nhánh chính là Rộc 3 và
Lộc Tân. Sông chảy từ Bắc xuống Nam với chiều dài 13km. Trên hệ thống có 58 kênh cấp hai
lấy nước và tiêu cho 2469 ha đã canh tác của các xã phía Đông huyện Hải Hậu.
Sông Rộc là sông tự nhiên hình thành cùng với khai hoang lấn biển, được mở rộng nạo vét và
đào mớí thêm để có sông Rộc như ngày nay.
Hệ thống sông Múc
Sông Múc cổ

Sông Múc cổ là sông tự nhiên có từ lúc khai hoang mở đất. Sông bắt nguồn từ cống Múc cổ
(phia Tây làng Phạm Rỵ hiện nay) chảy xuyên qua làng Pham Rỵ về xóm Phú Cường (xóm cố
đầu tiên đất Quần Anh xưa) chảy xuống qua cầu Đông lượn ra Nghĩa Chủng (Hải Trung) ra khu
cây Đa ba gốc vòng sau chùa xã Hạ ra Đông Cường, lượn sau chùa Tùng Lâm (khu vực xã Hải
Bắc hiện nay) ngược lên cánh đồng Trung khu (xóm 16 Hải Trung).
Sông Múc có vị trí quan trọng trong việc khai hoang mở đất thời kỳ đầu tứ tổ khai khẩn đất Quần
Anh. Vì vậy các bậc tiền bối đã bỏ nhiều công sức đào đắp, mở rộng, cải tạo để khai thác triệt để
dòng sông phục vụ cho khai hoang, dẫn nước thau chua rửa mặn, phục vụ cho cấy trồng và lấy
nước sinh hoạt. Như việc bỏ cống Múc cổ xây cống Múc mới, về phía Đông làng Phạm Rỵ (nay
là Âu Múc I) đào sông mới nối từ cống mới vào sông Múc cổ. Năm 1939 Pháp bỏ cống Múc cũ
xây cống mới (nay là cống Múc I). Đồng thời đảo đoạn từ Nghĩa Chủng ra Yên Định, nối với
sông Xẻ Đông ra thị trấn Cồn.
Hệ Múc II

Hệ Mức II bắt nguồn từ sông Ninh Cơ qua cống Múc II và Âu Múc II (giáp danh giữa xã Hải
Trung và xã Xuân Ninh (huyện Xuân Trường). Hệ Múc II có 2 đoạn: đoạn đào mới 1985 từ cống
Múc II đến cầu Mộng Chè (Hải Trung) dài 2,7km và đoạn 2 là sông Múc cũ từ cầu Mông Chè
đến thị trấn Thịnh Long. Hệ Múc II có chiều dài 26km đi qua các xã Hài Trung, Hải Bắc, Yên
Định, Hải Phương, Hải Hưng, Hải Quang, Hải Tây, Hải Tân, TT Cồn, Hải Xuân, Hải Hoà, TT
Thịnh Long và đổ ra cống 1-5. Hệ Múc II có 3 nhánh lớn: Múc 1, cuối Múc và Múc 3. Hệ thống
sông Múc II có 90 kênh cấp II làm nhiệm vụ cấp nước tưới và tiêu có 6.335 ha đất canh tác
(50% đất canh tác) của huyện Hải Hậu.
Hệ Múc I

Hệ Múc l lấy nước từ sông Ninh Cơ qua cửa cống Múc I và Âu Múc l thuộc địa phận xã Hải
Trung. Hệ Múc I có 2 đoạn: đoạn l từ cống Múc I đến Nghĩa trang liệt sỹ Hài Trung là đoạn sông
Múc I cũ. Đoan từ nghĩa trang Hải Trung xuống Trực Phú là đoạn đào mới năm 1986. Sông có
chiêu dài 12,7km chảy từ Hải Trung qua Hải Anh, Hài Minh, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường,
Trực Phú. Hệ Múc II cắt ngang qua các sông Đối, sông Thốp, sông Trệ, sông Trực Cường. Hệ
Múc I bổ sung 40% tổng lượng nước tưới cho hệ thống thủy nông Hải Hậu, tưới cho 5.117 ha
đất canh tác của các xã phía Tây của Hải Hậu và 6 xã của huyện Trực Ninh.
Toàn bộ hệ thống sông Múc là xương sống cùa hệ thông thuỷ nông Hải Hậu. Các cửa lấy nước
nằm sâu trong nội địa vì thế có thể chủ động lấy nước được quanh năm, tăng lượng nước có
chất lượng cao phục vụ cho thâm canh cây trồng, cải tạo thau chua rửa mặn, nâng độ phì cho
đất.
Sông Đối
Sông Đối lấy nước của sông Ninh Cơ qua cống Đối. Cống Đối ở vị trí giáp danh giữa xã Hải Anh
và xã Hải Minh. Sông Đối đã qua các xã Hải Anh, Hải Minh, Hải Đường, Hải Phú, Hải Ninh. Trên
sông Đối có 55 sông cấp 2, sông nhận nước từ cống Đối và Hệ Múc I tưới tiêu cho 2.390 ha đất
canh tác vùng giữa huyện Hải Hậu.
Sông Trệ
Sông Trệ lấy nước từ sông Ninh Cơ qua cống Trệ. Sông có chiều dài 17,25km chảy qua các xã
Hải Minh, Trực Đại, Hải Đường, Trực Thắng, Hải Phong. Sông Trệ nhận nước  từ cống Trệ và
Hệ Múc I. Hệ thống sông Trệ có 28 kênh cấp 2 lấy nước và tiêu nước cho 1800 ha đất canh tác.
Sông Thốp
Sông Thốp lấy nước từ sông Ninh Cơ qua cống Thốp tại địa bàn xã Trực Đại, sông có độ dài
10,1km chảy qua các xã Trực Đại, Trực Thắng, Hải Phong. Hệ thống sông Thốp có 35 sông cấp
2. Sông Thốp nhận nước từ cống Thốp và Hệ Múc I để tưới tiêu có 1.842 ha trong khu vực.

Thủy triều và việc khai thác quy luật thủy triều ở Hải Hậu
Thuỷ triều là quy luật lên xuống của nước biến bởi sự tương tác của lực hút giữa mặt trăng và
mặt đất. Vòng quay của trái đất theo quy luật, mặt trăng quay quanh trái đất cũng theo quy luật,
cho nên thuỷ triều lên xuống vơi đầy tại  một vùng biển cũng theo quy luật. Thủy triều vùng biển
Hải Hậu nằm trong vùng quy luật triều của biển phía Bắc biển Đông - chế độ nhật triều – mỗi
ngày có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống, tuy nhiên đã kém điển hình bởi vì trong tháng có
mấy ngày xuất hiện 2 lần thuỷ triều lên và 2 lần thuỷ triều xuống. Độ cao triều biển Hải Hậu
thuộc vùng triều lớn của biển Việt Nam. Độ cao triều cực đại đo được tại Văn Lý là 3,88 m (ngày
24/10/1964). Các tháng 9-10-11-12 là tháng có độ cao thuỷ triều lớn. Các tháng 2-3-4 là tháng
có độ cao thủy triều thấp. Kỳ nước kém xảy ra 2-3 ngày sau ngày mặt trăng qua mặt phẳng xích
đạo mực nước lên xuống ít, có khi không thay đổi, những ngày này thường có 2 lần nước lên 2
lần nước xuống nên gọi là ngày nước sinh.
Hải Hậu có 2 nguồn nước trái chiều nhau. Thuỷ triều đâng, nước tràn vào đất liền, tiến sâu vào
các cửa sông. Nước từ thượng nguồn theo sông chảy ra biển. Khi nước triền dâng lên, nước
sông bị ứ đốn lại và dâng cao. Độ cao của nước sông lúc này phụ thuộc độ cao của nước triều
và nước nguồn. Thuỷ triều lên xuống theo quy luật dân đến độ cao của nước trong sông cũng
cao thấp theo quy luật. Mùa mưa nguồn nước từ thượng nguồn đổ về nhiều, mực nước sông
cao hơn. Mùa khô nước nguồn ít, độ cao nước sông thấp hơn và nước mặn thường tiến sâu vào
nội địa.
Từ tổng kết kinh nghiệm năm này qua năm khác, lợi dụng quy luật lên xuống của thủy triều, của
nước sông, tổ tiên xưa đã xây dựng lên lịch con nước để bảo nhau lấy nước, giữ nước, tiêu
nước trên đồng ruộng.

LỊCH CON NƯỚC TRONG 1 NĂM

Tháng Ngày sinh con nước Giờ nước lên Giờ

1-7 5 - 19 Thìn (7h - 9h) T

2-8 3 - 17 - 29 Tỵ (9h - 11h) Ng

3-9 13 - 27 Tuất (19h - 21h) Hợ

4 - 10 11 - 25 Ngọ (11h - 13h) Mù

5 - 11 9 - 23 Dần (3h - 5h) M

6 - 12 7 - 21 Tý (23h - 1h) Sử

Như vậy trong 1 năm có 26 lần con nước, các con nước kế tiếp nhau trước sau là 14 ngày. Từ
ngày sinh con, nước lớn dần rồi lại thấp dần tới chu kì con nước mới.
Dựa trên quy luật của lịch con nước, người nông dân chủ động ngày giờ để dẫn nước vào
ruộng, giữ nước, thay tiêu nước lấy phù sa, thau chua rửa mặn. Đây cũng là một kĩ thuật tưới
nước đặc thù của sản xuất lúa của một huyện ven biển.
Có thuỷ triều, có nước nguồn, có quy luật như lịch con nước, đồng đất Hải Hậu tận dụng quy
luật này để chủ động tưới tiêu tự chảy. Nhưng khi triều lên, nước biển tiến sâu vào đất liền, trên
sông Ninh Cơ độ mặn 1‰ có thế vào sâu theo sông tới 37 km, biên độ mặn 4‰ vào sâu 10,5km
(4‰ là giới hạn mặn đối với cây lúa) thì nếu như không có hệ thống đê biển, đê sông, các cống
tiêu nước, dẫn nước đầu nguồn vững chắc thì với độ cao của thủy triều như thế Hải Hậu luôn
luôn bị đe doạ là vùng ngập mặn.

Hệ thống công trình thuỷ lợi đê điều Hải Hậu


Chọn bãi bồi Lạch Lác làm nơi dựng nghiêp, tiên tổ tiền bối đã lo ngay việc quai đê lấn biển giữ
đất và tiếp sau là đào sông, xây cống dẫn thuỷ nhập điền cải tạo đất, lấy nước tưới cho cây
trồng.
Năm này qua năm khác, thế kỷ này qua thế kỷ sau đến, chế độ này mất đi, chế độ khác kế tục,
lớp người này khuất đi, lớp người khác trường thành, việc đắp đê đào sông, xây cống vẫn được
thực hiện ngày một quy mô lớn hơn hoàn chỉnh hơn, khoa học hơn.
Hệ thống công trình thuỷ lợi ở Hải Hậu
Sông cấp nước cho Hải Hậu là sông Ninh Cơ. Đến cuối thể kỷ XV vùng đất cổ Hải Hậu chỉ mới
có dọc theo bờ sông Ninh Cơ đến phía Bắc đường 56 hiện nay. Hệ thống sông lấy nước còn rất
nhỏ: Phía Đông có sông Rộc, phía đất Quần Anh có sông Múc cổ và sông Trệ cổ. Trong làng
dòng sông luồn lách theo những vùng trũng ngoằn ngoèo, người dân đưa vào đó đào đắp thêm
dần, hình thành sông và bờ sông rồi đường đi lối lại, hoặc dưới là sông, trên là đê. Các sông
nhỏ lấy nước từ các sông lấy nước nguồn rồi dẫn nước vào từng cánh đồng hoặc khu dân cư,
vừa làm nhiệm vụ lấy nước và tưới tiêu nước. Những sông cổ này  hiện duy nhất sông Trung
Giang là còn nguyên dòng cũ – sông nối từ cầu Đông  Hải Trung ra cầu Ngói Hải Anh. Số còn lại
đoạn còn đoạn mất. Sông Cửu Khúc bây giờ là vị trí của sông Múc II (đoạn từ nghĩa trang Hải
Trung ra sông Đối). Các sông Bản nhất, Bản nhì, Bản ba sông Róng, Sách hầu, Sách văn  hiện
nay đã bị nắn dòng theo quy hoạch thuỷ lợi mới hoặc đã lấp đi thành đất ruộng hoặc khu dân cư.
Các cống đầu nguồn lấy nước cũng được xây khẩu độ hẹp, có phai cống bằng gỗ.
Thế kỷ XVIII - XIX đất đai khai hoang được mở rộng, việc đào sông xây Cống cũng đươc triển
khai mạnh mẽ. Lợi dụng thế đất và địa hình, các thế hệ nối tiếp xẻ sông dọc, đào sông ngang để
lấy nước từ sông Ninh Cơ tưới tiêu cho vùng đất từ Nam đường 56 ra Bắc đường 50 (Đường từ
Cổn ra Thượng Trại, Ninh Mỹ). Sông dọc theo hướng Bắc - Nam có sông Xê Đông nối từ đò Một
đồng của sông Múc (Yên Định) ra đến Cồn (nay là một đoạn của sông Múc l). Sông Xẻ Giữa nối
từ sông Múc cố (phía Tây chùa Tùng Lâm) ra đến cho Quán Tàn (nay là sông từ cầu Tùng Lâm
qua Hải Long ra Hải Sơn đến cầu Hải Cường). Sông Xẻ Tây nối tiếp sông Trệ từ cầu chợ Đền
(Hải Anh) ra Thượng Trại (Hải Phú) nay là đoạn sông Đối từ chợ Đền qua Hải Đường ra
Thượng Trại. Cùng với các sông xẻ dọc, các sông hoành (sông ngang) được đào đắp theo
hướng Đông - Tây nối các sông dọc. Sông ngang đầu tiên là sông Hoành sứ Nhật trùng bắt đầu
từ đò Một Đồng về cống Đông Biên ra cầu nhà Xứ chảy theo phía Nam đường 56 (Đê Hồng
Đức) xuống chợ Đền tiếp vào sông Trệ. Cứ mỗi đầu trùng như thế có một sông hoành (ngang)
gồm sông Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng và sông hoành cuối cùng là sông nối từ cầu Cồn với
sông Xe giữa ở chợ Quán tàn, nối với sông Xê Tây ở chợ Thượng Trại, rồi tiêu ra cống Ninh Mỹ.
Trên diện tích các hoành lại xẻ các sông xương cá chạy theo hướng Bắc Nam nối các sông
ngang đưa nước tưới tới từng cánh đồng, từng thửa ruộng. Cuối thể kỷ XIX các sông dọc, sông
ngang vùng phía Đông và phía Tây huyện Hải Hậu cũng được đào đắp cho vùng đất mới khai
khẩn.
Thế kỷ XX – Nhất là từ giữa thế kỷ XX – khi có hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các chiến dịch
làm thủy lợi được phát động, được quy hoạch với sự hỗ trợ của nhà nước, việc đào sông xây
cống được tiến hành rầm rộ, đồng bộ tạo nên một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và khoa học.
Năm 1939 Pháp xây cống Muc mới (nay là cống Múc I) đào rộng sông Múc, đào mới đoạn từ
Nghĩa Chủng (Hải Trung) ra đò Một Đồng nối với sông Xẻ Đông hình thành sông Múc II ngày
nay.
Năm 1956 đào sông Đối và mở rộng sông Xẻ Tây, từ 1960 đến 1965 quy hoạch thủy lợi được
xây dựng và triển khai thi công. Hàng loạt sông cấp l được đào và nạo vét mở rộng, sông cấp II
được đào mới và nắn dòng, mở rộng. Sông cấp 3, sông liên xã được xẻ thêm và điêu chỉnh.
Cùng với hệ thống kênh mương tưới tiêu, các cống đầu mối tưới tiêu, các cống đầu sông cấp l,
cấp II, sông liên xã, các phai cống đầu kênh cấp III được xây lắp, các đập phân trùng trên sông
cấp l được xây dựng để phân vùng giữ nước; dâng nước lên vùng cao, tạo điều kiện tiêu nước
cho vùng thấp. Từ 1980 đến nay hàng loạt công trình trọng điểm, có đầu tư lớn được xây dựng,
cải tạo, nâng cấp:
1982 xây mới cống Doanh Châu.
1984 đào hệ Doanh Châu 2 nối cống tiêu với sông Hải Hậu.
1984 khởi công xây dựng Âu và cống Mức II.
1985 khởi công đào sông Múc nối từ cống Múc II vào sông Múc I.
1986 khởi công đào sông Múc II từ nghĩa trang liệt sĩ Hải Trung đến sông Đối.
1998 xây đắp Hai đồng.
2000 xây công Ngòi Cau 2.
2002 xây mới cống Hải Hoà, đập Ninh Mỹ,
2005 xây mới cống Rộc.
Cùng với đào đập hệ thống sông, kênh, mương ,xây cống lấy nước và tiêu nước. Từ năm 1960
đến 1965 huyện Hải Hậu đầu tư xây dựng 4 trạm máy bơm điện và bơm đầu có công suất lớn là
trạm Hải Ninh, trạm Phong Giang, trạm Hải Hà và trạm Hải Phúc. Từ năm 1980 đến năm 1995
mạng lưới điện đến khắp trên toàn huyện, các hợp tác xã nông nghiêp đã đầu tư xây dựng được
52 trạm bơm điện để tưới tiêu cho từng khu vực nhỏ. Đến nay, hệ thống công trình thủy lợi ở
Hải Hậu phục vụ cho thâm canh cây trồng, cho an sinh xã hội, cơ bản đã hoàn chỉnh với 186 km
sông cấp I; 228,67 km sông liên xã, 556,4 km sông cấp II, 5100 kênh mương cắp III, 6005 cống
đầu kênh cấp III, 17 cống lấy nước đầu nguồn, 34 cống tiêu ( trong đó có 13 cống tiêu ra biến),
462 cống đầu mối sông cấp II và sông liên xã, 154 cống đập phân trùng (đặc biệt là trên các
sông lấy nước chính: sông Múc có đập Hai Đồng, đập Xuân Hương, đập Nam Thịnh. Sông Long
Sơn có đập Lai Lưỡng. Sông Đối có đập Hùng Thắng, đập Giáp Nam, đập Thượng Trại. Sông
Trệ có đập 12, đập Trực Thắng. Trên sông Rộc có đập Hải Nhuận) đã giúp cho việc hoành triệt
triệt để từng vùng, chủ động dâng nước cho vùng đất cao, tiêu nước cho vùng trũng.

Hệ thống đê sông, đê biển Hải Hậu


Chọn bãi bồi Lạch Lác làm nơi dựng nghiệp, tổ tiên khai cơ đã bắt tay ngay vào việc đắp đê. Bấy
giờ bãi bồi còn hoang vắng, khi triều cường thì mênh mông trời nước, khi nước xuống thì lau
lách sú vẹt ngút ngàn. Đất mặn chưa cấy trồng gì được. Muốn cấy cày phải đắp đê ngăn nước
tràn vào, phải khơi sông dẫn nước thau chua rửa mặn để cải tạo đất. Việc đắp đê và đào sông,
xây cống được thực hiện đồng thời, khẩn trương.
Theo sử sách ghi lại, từ giữa thể kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, tiên tổ Quần Anh đã đắp 6 con đê cổ
sau:
- Đê Cường Giang: là con đê sông Ninh Cơ để ngăn nước sông tràn vào. Đê Cường Giang
được đắp tiếp vào đê Hộ Xá, nay là nơi xây cống Múc II, đê được đắp dần theo thời gian đến
Ninh Cường dài 18km. Đây là con đê cổ to nhất, quan trọng nhất để ngăn nước mặn khi triều lên
theo sông tràn vào, đồng thời ngăn nước lũ từ thượng nguồn đổ về trong mùa mưa bão. Đến thế
kỷ XVIII-XIX-XX đê được đắp tiếp dần khi đất đai được mở mang kéo dài đến của sông Ninh Cơ
tại thị trấn Thịnh Long ngày nay.
- Đê Đông: Đê ngăn nước mặn từ biển tràn vào. Đê Đông nối từ Bắc Biên xuống Yên Định, hiện
nay còn vết tích là đường Giới - ranh giới giữa xã Hải Bắc và xã Hải Hưng. Sau này khi đất đai
mở rộng đê được đắp tiếp từ Yên Định xuống Cồn (nay là đường 21).
- Đê Hậu Đồng: Đê đắp từ đê Đông cắt qua Mộng Chè (Hải Trung) ra khu vực xóm Bồ Đề (Hải
Anh) nối với đê Cường Giang. Đê Hậu Đồng khi chưa đào sông Múc II là đường Hậu Đồng của
xã Hải Trung- Hải Anh, nay đào sông Múc chỗ còn chỗ mất.
- Đê Đồng Mộc: Nối từ đê Đông sang đê Cường Giang. Nay còn lại đoạn từ xóm 14 (Hải Trung)
qua Mộc Đông, Mộc Tây đến đình Tân Thập (Hải Anh) đoạn này đang được mở rộng thành
đường liên xã.
- Đê Nam: đê Nam không rõ nối từ đoạn nào với đê Đông, hiện nay chỉ còn lại bờ Nam sông
Hậu Nam Biên (xóm 17) xã Hải Trung.
- Đê Hồng Đức: Thời vua Lê Thánh Tông (1470 - 1497 nhà vua cho đắp con đê chắn sóng ven
biển kéo dài từ tỉnh Quảng Yên qua Hải Dương về Nam Định sang Ninh Bình, Thanh Hóa. Đoạn
qua Hải Hậu nay là đường 56 từ bến đò Hà Lạn xuống Yên Định, qua chợ Đền (Hải Anh) xuống
bến đò Ninh Cường (Trực Phú).
Người dân đông đúc, đất đai cần được mở rộng, ròng rã các thế kỷ sau việc đắp đê, đào sông,
khai hoang càng được coi trọng. Đắp đê đào sông đến đâu khai hoang tới đó. Lần lượt tố tiên đã
đắp đê Nhật Trùng (đầu xã Hải Long), đê Nhị Trùng (giữa xã Hải Long), đê Tam Trùng (cuối xã
Hải Long), đê Tứ Trùng (đầu xã Hải Sơn), đê Ngũ Trùng (Hải Sơn) và đê Tiền Cồn (gần cuối xã
Hải Sơn), đê Cồn Ngoài (cuối xã Hải Cường), đê Ngoại Bao (xã Hải Hòa). Từ cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX đê biển có vị trí gần như hiện nay.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 việc đắp đê sông, đê biển tuy là việc sống còn nhưng do
sức người, sức của còn hạn chế, chế độ cũ không đầu tư thích đáng cho việc đắp và tu bổ kiên
cố đê điều vì vậy đê sông đê biển cũng chỉ có tác dụng trong những lúc thời tiết diễn biến bình
thường, gặp khi bão gió nước dâng từ biển đưa vào hoặc mưa lũ từ thượng nguồn đổ về thì việc
vỡ đê thường xảy ra gây mất mùa, chết người, mất của (trong đầu thế kỷ XX đã ghi lại 14 lần
bão lụt gây vỡ đê vào các năm 1903, 1904, 1910, 1916, 1921, 1926, 1927, 1929, 1937,1940,
1942, 1944 (3 lần)).
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 hệ thống đê sông, đê biển của Hải Hậu được đầu tư nhiều
tiền của và sức lực để đảm bảo cho an sinh xã hội.
- Đê sông Ninh Cơ: Từ cống Múc II xuống cửa sông Ninh (Thị trấn Thịnh Long) dài 30,13 km,
trong đó đoạn do Hải Hậu quản lý là 17km 434; qua các xã Hải Trung, Hải Anh, Hải Minh, Hải
An, Hải Giang, Hải Ninh, Hải Châu, Thịnh Long. Đoạn do các xã phía Nam huyện Trực Ninh
quản lý dài 13km 298. Đê sông Ninh Cơ là đê sông trọng yếu, được đắp với bề mặt 5m, cao
trình đầu là 3m8 và cửa sông là 3m4. Từ 2006 - 2008 mặt đê được trải cấp phối và đoạn cuối
được rải nhựa.
- Đê sông Sò: Đoạn do Hải Hậu quản lý dài 6km38 đi qua xã Hải Nam, xã Hải Phúc và xã Hải
Lộc. Đê được đắp với mặt rộng 4m, cao trình đầu là 3m4 tới cửa Hà Lan là 2m8. Mặt đê đươc
trải cấp phối những đoạn xung yếu.
- Đê biển: Hải Hậu nằm trong vùng đứt gãy của địa hình miền Bắc Việt Nam, lại là vùng xói lở
biển tiến, biển thoái, thậm trí không có bãi. Những bãi hiện nay nhiều đoạn là khoảng cách giữa
tuyến đê đã bị biển tàn phá và tuyến đê hiện tại còn, có đoạn đê đã được di dời 2-3 lần trong
nửa cuối thế kỷ XX.
Trải qua năm tháng đắp đi, đắp lại, đê biển Hải Hậu hiện có chiều dài 33km333 bắt đầu từ cửa
sông Sò xã Hải Lộc qua xã Hải Lộc, Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hoà rồi nối liền
với đê sông Ninh Cơ ở thị trấn Thịnh Long.
Do bãi thoải, biển tiến, đê biển luôn luôn bị đe doạ vỡ, tràn nước nhất là khi có bão đổ bộ vào lúc
triều cường. Vì vậy từ năm 1985 - nhất là từ năm 2000 trở lại đây, với các nguồn vốn hỗ trợ của
nhà nước và công sức của nhân dân Hải Hậu, hệ thống đê biển được bồi đắp nâng cao và kiên
cố hóa bằng bê tông, kè đá. Tính đến năm 2008 trong tống chiều dài 33.330m đê biển, những
điểm xung yếu đã xây 16.690m tường chắn sóng trong đó có 7.063m tường bê tông và 9.627m
tường đá xây. Đổ bê tông và kè đá 24.323m mái đê phía biển, mặt đê cũng được kiên cố hóa
bằng 11.484m bê tông, 12.068m đá cấp phối và 5.363m nhựa. Diện tích đê còn lại cũng đang
được thực hiện việc kiên cố theo kế hoạch để tăng độ an toàn bền vững.
Do vị trí địa lý, với những đặc điểm của đất đai. Đắp đê, bảo vệ đê luôn là công việc trọng yếu và
có vị trí quan trọng của Hải Hậu. Những năm tháng xưa kia, tổ tiên tiền bối đã bỏ ra biết bao
công sức, tiền của đắp đê, giữ đê để khai hoang lấn đất mà tạo ra mảnh đất Hải Hậu màu mỡ,
bạt ngàn cây cối xanh tươi. Các thể hệ tiếp theo tiếp tục đắp đê, giữ đê cải tạo đồng ruộng,
dựng lên huyện Hải Hậu với biển lúa thẳng cánh cò bay, hoa trái bốn mùa trĩu quả, tôm cá đầy
ao, muối trắng đầy kho mà tiếng tăm về sự giàu có phồn vinh vang xa, nhiều người mơ ước.
Ngày nay với những biến đổi của khí hậu, sự thay đổi về đất đai, việc đắp đê, bảo vệ đê, xây
dựng đê bền chặt, đủ sức chống trọi lại bão tố, ngăn chặn sự xói lở, bảo vệ lấy từng tấc đất màu
mỡ mà cha ông đã tạo dựng, cũng là bảo vệ cuộc sống bình yên của xã hội là nhiệm vụ sống
còn của nhân dân Hải Hậu hôm nay cũng như mãi mãi mai sau.

Nước ngầm ở Hải Hậu


Nước trời, nước nguồn, nước triều biển vô cùng phong phú. Nước ngầm ở Hải Hậu cũng đầy
đủ, dồi dào. Do cốt đất thấp, có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc, tầng đất dày, khả năng thấm
nước cao, dẫn nước tốt nện bất cứ nơi nào đào xuống đều gặp nước ngầm (có nơi chỉ đào sâu
1 m nước ngầm đã tràn trề). Mực nước ngầm tầng đất mặt cao thấp theo mùa. Mùa mưa nước
trong hồ ao, mương máng, sông ngòi dâng cao, trời mưa nhiều thì nước ngầm tầng đất mặt
cũng dâng cao. Mùa khô thì mực nước ngầm tầng đất mặt hạ thấp đi nhưng cũng chỉ thấp đi ở
tầng nước ngầm 1- 2m trên mặt. Lợi dụng mạch nước ngầm tầng đất mặt, những năm trước
đây, nhân dân Hải Hậu đào giếng chỉ đào sâu 2- 4m tùy theo vị trí đất và tính chất đất. Nơi cốt
đất cao, thành phần đất là đất cát, cát pha thì giếng đào sâu 3-4m. Nơi cốt đất thấp, đất thịt thì
chỉ đào 2- 3m đã có nước để dùng quanh năm. Tầng nước ngầm trên lớp đất mặt có chứa nhiều
chất vô cơ cũng như các chất hữu cơ như: Sắt, NH3, H2S và vi khuẩn. Vì vậy, tuy nước trong
(không lẫn phù sa và các chất hữu cơ nhiều như nước sông, nước ao hồ) nhưng không đảm
bảo tiêu chuẩn nước sạch y tế.
Theo kết quả khoan thăm dò mực nước ngầm thì càng khoan sâu vào lòng đất thì nước ngầm
càng phong phú và chất lượng nước càng cao. Tại Hải Sơn, Hải Thịnh khoan sâu 370 m gặp
tầng nước sạch có chất lượng cao, vô trùng đủ tiêu chuẩn đóng chai làm nước uống, nhiệt độ
nước ổn định 37oC. Nước ngầm tầng sâu phân thành từng tầng cấp nước. Các tầng cấp nước
được giới hạn bởi những tầng địa chất không thấm nước hoặc thấm nước kém (thường là tầng
đất sét nâu hoặc đất sét trắng) tầng cấp nước là tầng cát thô (thường là tầng cát trắng), mỗi tầng
cấp nước có độ dày 5- 10m và cao thấp khác nhau uốn lượn theo từng vùng trong cả huyện. Kết
quả khoan giếng theo chương trình nước sạch UNICEF thì tổng quát đất Hải Hậu nước ngầm
tầng sâu có những tầng cấp nước sạch là: độ sâu 25- 40m, độ sâu 60- 80m, độ sâu 100- 130m,
độ sâu 140- 160m và chắc chắn khoan sâu nữa vẫn có tầng cấp nước, mà tầng sâu 370m
khoan ở Hải Sơn đã gặp. Các giếng nước đã khoan cho kết quả độ sâu cấp nước ở các vùng
phía Bắc và phía Đông huyện Hải Hậu dao động 120- 130m, vùng đất giữa và phía Tây huyện
100- 120m, vùng ven biển 110- 120m, áp lực nước ngầm trong các giềng đã khoan khá lớn,
nhiều giếng nước tự phun ra khỏi mặt giếng. Khả năng cấp nước rất dồi dào, nhiều giếng khoan
cùng một lúc sử dụng 2-3 đầu lấy nước, nước trong giếng vẫn đủ cung cấp. Nước ngầm tầng
sâu ở Hải Hậu có chất lượng cao hơn và sử dụng tiện ích hơn nhiều nơi khác. Nước giếng bơm
ra không lẫn tạp chất (nước trong) không nhiễm khuẩn. Các hợp chất kim loại, vô cơ... thấp hơn
giới han quy định của nước sạch UNICEF. Hàm lượng oxit sắt rất thấp nên giặt quần áo, đồ
dùng chứa nước lâu ngày vẫn không bị chuyển màu nâu xỉn. Năm 2005 kiểm tra 2.376 giếng
khoan trong tổng 47.869 giếng khoan ở khắp các vùng đất khác nhau trong toàn huyện đã cho
kết quả hầu như toàn bộ giếng có hàm lượng Asen trong nước rất thấp trong giới hạn cho phép
của tiêu chuẩn nước sạch: các giếng khoan ở độ sâu nông 40- 60m hàm lượng Asen trong
nước có cao hơn nhưng vẫn nằm trong giới hạn không gây hại cho người sử dụng. Nhiệt độ
nước ngầm bơm lên rất ổn định, mùa hè khi nhiệt độ không khí lên trên 30°C thì nước giếng vẫn
giữ trên dưới 25°C. Mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới 20°C thì nhiệt độ nước giếng khoan vẫn
ổn định, vì thế nước giếng khoan rất tiện lợi cho sử dụng trong sinh hoạt quanh năm. Nước
ngầm tầng sâu ở Hải Hậu nơi nào cũng có, sát mép nước biển, bị thủy triều xâm lấn hàng ngày,
nhưng khi khoan sâu xuống 100- 120m thì vẫn là nước ngọt có chất lượng cao.
Nước ngầm, nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất
Hải Hậu. Lợi dụng nguồn tài nguyên này nhân dân Hải Hậu đã khai thác để sử dụng. Với 77.736
hộ gia đình, cho đến 2008 toàn huyện đã khoan 51.200 giếng khoan (theo tính toán của chương
trình nước UNICEF thì mỗi giếng khoan có thể cung cấp đủ nước cho 20 hộ gia đình sử dụng
trong sinh hoạt hàng ngày) và 1.880 giếng khơi thì có thể khẳng định 100% dân Hải Hậu đã
được sử dụng nước ngầm. Với nguồn tài nguyên nước ngầm phong phú và có chất lượng cao,
Hài Hậu có điều kiện khai thác, chế biến để cung cấp cho thị trường nguồn nước sạch của thiên
nhiên.

Bình luận Khái quát khí hậu - thủy văn Hải Hậu
Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ 2020-2025, Hải Hậu tập trung vào 3
khâu đột phá: Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư để
xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nông thôn mới xã Hải Châu (Hải Hậu) (Ảnh chụp trước ngày 27-4-2021).
Thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá

Đồng chí Đỗ Hải Điền, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Mục tiêu phấn đấu năm 2021, Hải Hậu đạt huyện nông
thôn mới (NTM) nâng cao; năm 2025 đạt huyện NTM kiểu mẫu “sáng - xanh - sạch - đẹp để phát triển bền vững”
- Đó là yêu cầu của tỉnh cũng là nguyện vọng của toàn thể Đảng bộ, quân và dân Hải Hậu. Đây là nhiệm vụ lớn,
xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của tỉnh,
ngay đầu nhiệm kỳ, Huyện ủy đã ban hành 4 nghị quyết chuyên đề, đề án cụ thể. Theo Chủ tịch UBND huyện
Đỗ Hải Điền: Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo mô hình đa cực, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế
biển, huyện đã rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
trong đó tích hợp đầy đủ và đồng bộ các quy hoạch cấp huyện có liên quan đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển
trước mắt cũng như lâu dài. Tổ chức lập quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nhất là các vùng
nuôi ven biển; đồng thời đề xuất xây dựng các dự án đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản
cho các vùng nuôi tương ứng. Lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển Khu kinh
tế Ninh Cơ và Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định I. Đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng Khu công nghiệp
ven biển Hải Lộc - Hải Đông - Hải Lý. Đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển. Tạo mọi điều kiện thuận lợi
để nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng tuyến đường quốc lộ ven biển đi qua địa bàn huyện kết hợp với đầu tư
phát triển hạ tầng giao thông của huyện đảm bảo kết nối hài hòa. Huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ
xã hội hóa để thúc đẩy lộ trình nâng cấp thị trấn Thịnh Long thành đô thị trung tâm ven biển của tỉnh theo hướng
phát triển du lịch, dịch vụ vận tải biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Phát triển các ngành kinh tế biển thế mạnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các loại hình du
lịch hợp lý. Phấn đấu đến năm 2023 hình thành các khu du lịch và tua du lịch kết nối: Hải Đông - Nhà thờ đổ Văn
Lý - Thịnh Long, khu di tích lịch sử cầu Ngói - chùa Lương, làng nghề Hải Minh... Phát triển công nghiệp đóng
tàu và các nghề phụ trợ để đến năm 2025 toàn huyện phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá lên thành 7
chiếc với công suất trên 800CV, tải trọng trên 1.000 tấn. Phát triển nhanh diện tích nuôi công nghiệp theo
VietGAP, đảm bảo đến năm 2025 đạt trên 1.000ha. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị phát
triển các mô hình nuôi và sản xuất con giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng quy trình thực hành
nuôi tốt, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm. Hình thành các chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất - khai thác -
chế biến - xuất khẩu.

Năm 2021 và cả nhiệm kỳ, Hải Hậu thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trong đó, huyện xác định các sản phẩm chủ lực, thế mạnh gồm: Lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, thịt lợn, thịt và
trứng gia cầm, tôm, cây dược liệu và các sản phẩm thủy sản chế biến. Trên cơ sở đó lập quy hoạch phát triển
các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp chủ lực; khuyến khích tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung, các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chủ lực và nhân rộng các chuỗi liên
kết hiệu quả. Phát triển sản phẩm OCOP mới, đảm bảo mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 chuỗi liên kết hiệu quả, bền
vững và có ít nhất 1 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; đồng thời nâng cấp một số sản phẩm OCOP hiện có
để đạt tiêu chuẩn 5 sao. Tiếp tục chuyển đổi nhanh, hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch. Xây
dựng và nhân rộng nhanh mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, an toàn. Ứng dụng nhanh,
đồng bộ cơ giới hóa vào các khâu sản xuất chủ yếu.

Để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp Hải Phương,
Thịnh Long; tiếp tục lập, phê duyệt và kêu gọi đầu tư để thực hiện quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp: Hải
Đông, Hải Xuân. Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản phục vụ tiêu dùng nội
địa và xuất khẩu; ưu tiên công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp thân
thiện với môi trường trên cơ sở tiếp cận công nghệ mới, công nghệ cao. Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng,
hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Hải Vân, cụm công nghiệp Hải Xuân và vận động các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư cải tạo môi trường làng nghề Hải Minh. Định hướng, đề xuất kêu gọi đầu
tư FDI xây dựng mới một số khu, cụm công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu cho các
ngành công nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.
Chỉnh trang, nâng cấp toàn diện cảnh quan môi trường theo tiêu chí “sáng - xanh - sạch - đẹp” đáp ứng yêu cầu
xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Nhân rộng nhanh các mô hình phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường
hiện có như phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, tuyến đường kiểu mẫu, thắp sáng đường quê, cảnh quan môi
trường từ gia đình đến xóm, từ xóm đến xã thường xuyên xanh - sạch - đẹp. Hoàn thành nâng cấp tất cả khu xử
lý rác thải tập trung cấp xã theo hướng thân thiện với môi trường. Lựa chọn địa điểm, lập quy hoạch và tổ chức
xây dựng từ 1 đến 2 khu xử lý rác thải tập trung cấp huyện hoặc các khu liên xã.
Nông thôn mới xã Hải Hưng (Hải Hậu).
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Đồng chí Trần Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Hải Hậu chia sẻ: Từ thực tiễn triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu “sáng
- xanh - sạch - đẹp để phát triển bền vững”, Đảng bộ huyện Hải Hậu nhận thấy kết quả mới chỉ là bước đầu, còn
nhiều nội dung chưa đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của Đảng bộ tỉnh đặt ra
với địa phương. Trong đó đặc biệt là nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập
để phát triển bền vững. Với quyết tâm chính trị cao, phấn đấu xây dựng mỗi vùng quê Hải Hậu đều trở nên đáng
sống, trong thời gian tới, Đảng bộ huyện Hải Hậu chú trọng khai thác giá trị truyền thống, đặc trưng riêng có, sự
vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương làm nên sức mạnh cộng đồng. Trước hết,
khơi dậy nét đẹp, truyền thống văn hóa “Tứ tính, Cửu tộc” được hình thành từ hơn 500 năm trước, truyền thống
42 năm là điển hình văn hóa thông tin cấp huyện của cả nước để tạo nên sức mạnh cộng đồng, động lực, làn
sóng trong phong trào thi đua xây dựng NTM giữa hộ gia đình với nhau, giữa các xóm (TDP), sự hòa thuận của
đồng bào lương giáo trong từng khu dân cư và việc xây dựng NTM đã trở thành nhu cầu hàng ngày, nét đẹp văn
hóa của đại đa số người dân Hải Hậu. Làm tốt công tác xã hội hóa, khơi dậy, động viên sức mạnh của cả huyện,
các chức sắc tôn giáo, con em xa quê quan tâm ủng hộ vật chất và tinh thần trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu
mẫu. Phải quán triệt cụ thể hóa chỉ đạo của cấp ủy cấp trên thành các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của cấp
mình đúng, trúng, phù hợp với thực tiễn và tính khả thi cao. Có sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao của cấp
ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình.

Công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân
dân, để người dân ở nông thôn nhận thức rõ: Xây dựng NTM là làm cho chính mình, nhân dân là người hưởng
thụ; người dân ở nông thôn phải là chủ thể chính trong xây dựng và thụ hưởng thành quả NTM. Phát huy vai trò
hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng; vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng
đầu cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tạo niềm tin, sức lan tỏa, chỗ dựa vững chắc cho nhân dân làm theo. Chủ
động, sáng tạo lựa chọn bước đi, cách làm phù hợp, lựa chọn khâu đột phá vào các tiêu chí khó; tiêu chí chủ
đạo quyết định trong xây dựng NTM và trong phát triển kinh tế - xã hội vừa đáp ứng yêu cầu chung vừa phải phù
hợp với phong tục tập quán để người dân đúng là chủ thể thực hiện. Coi trọng phát huy dân chủ, đồng thuận của
nhân dân trong quá trình thực hiện các chương trình, kế hoạch (trong 2 năm 2019, 2020 Hải Hậu đã có 100%
xã, thị trấn tổ chức đối thoại với nhân dân); chăm lo phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế - văn hóa xã hội, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân; tranh thủ thời
cơ, phát huy mọi nguồn lực, nhất là những kết quả, bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ 2015-2020; kiên quyết
khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, hạn chế, Đảng bộ, quân và nhân dân huyện Hải Hậu quyết tâm khắc
phục khó khăn, thách thức, xây dựng Hải Hậu đạt huyện NTM kiểu mẫu, xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn
hoá của “Vùng biển sáng Anh hùng”./.

You might also like