You are on page 1of 9

1.

TỔNG QUAN VỀ CỬA SÔNG


Sông Bạch Đằng là một con sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình. Đây là con sông
gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm của người Việt.
Sông Bạch Đằng bắt đầu từ ngã ba nơi hợp lưu giữa sông Đá Bạc và sông Giá (tại Bến
Rừng) và chảy theo hướng nam. Tại góc đông nam của đảo Vũ Yên, sông Bạch Đằng
nhận thêm nước từ sông Cấm đổ vào và đổi sang hướng đông nam đổ ra biển tại cửa
Nam Triệu. Toàn bộ dòng chảy của sông là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh thành
Quảng Ninh và Hải Phòng.

Sông Bạch
Đằng Hình 1.1. Vị trí cửa Nam Triệu (sông Bạch Đằng)
(Ghi chú: Năm 1980, đã thi công đập Đình Vũ, làm cho sông Cấm không đổ ra biển nữa
mà đổ thẳng vào sông Bạch Đằng, như hình dưới).

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CỬA SÔNG


2.1. Vị trí địa lý
Cửa Sông Nam Triệu nằm giữa quận Hải An và huyện Cát Hải thuộc tỉnh Hải Phòng, có
toạ độ địa lý 20°48.23 ' vĩ độ Bắc và 106° 50.29 ' kinh độ Đông. Cửa sông đổ ra biển
theo hướng Bắc – Nam.

2.2. Địa hình


Độ sâu tổng thể khu vực được trình bày ở hình dưới:

Hình 2.1. Độ sâu tổng thể khu vực

Hình 2.2. Bình đồ địa hình khu vực cửa sông Nam Triệu

Hình 2.3. Địa hình khu vực đầu đoạn luồng Nam Triệu
Nguồn: Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc

Hình 2.4. Địa hình luồng hàng hải đoạn Nam Triệu
Cao độ địa hình khu vực cửa sông (lạch sâu) khoảng -4,0m.

Trang 1
2.3. Địa chất
Tham khảo địa chất tại khu vực, địa chất khu vực gồm các lớp đất như sau:
- Lớp 1: Sét ít dẻo, màu xám nâu, xám ghi, trạng thái chảy (CL)
- Lớp 2: Sét rất dẻo, màu xám xanh, xám nâu, xám ghi, trạng thái chảy (CH)
- Lớp 3a: Cát lẫn sét, bụi, màu xám vàng, xám xanh, kết cấu rời rạc (SC-SM)
- Lớp 3b: Sét ít dẻo, màu nâu vàng, xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo chảy (CL)
- Lớp 3c: Sét ít dẻo, màu nâu đỏ, xám vàng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng (CL)
- Lớp 4: Sét ít dẻo, màu xám vàng, nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo mềm (CL)
- Lớp 5: Sét ít dẻo, màu nâu vàng, xám xanh xám vàng, trạng thái nửa cứng (CH)
- Lớp 6: Cát lẫn sét, bụi, màu xám vàng, xám xanh, kết cấu chặt vừa (SC-SM)
- Lớp 7a: Sét ít dẻo, màu xám vàng, xám xanh, trạng thái dẻo mềm (CL)
- Lớp 7b: Sét ít dẻo, màu xám xanh, nâu vàng, trạng thái nửa cứng (CL)
- Lớp 8a: Cát cấp phối kém lẫn bụi, màu xám vàng, trắng, xanh, kết cấu chặt đến rất
chặt (SP-SM)
- Lớp 8b: Cát cấp phối kém lẫn bụi, sỏi sạn, màu xám vàng, trắng, xanh, kết cấu
chặt đến rất chặt (SP-SM)
2.4. Chế độ thủy hải văn
2.4.1. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí cao nhất trong 36 năm quan trắc được là 38,6C (ngày
3/8/1985).
- Nhiệt độ không khí thấp nhất là 6,2C (ngày 24/01/2016).
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 24,0 oC.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (vào tháng 7) là 29,2C.
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (vào tháng 1) là 17,2C.
2.4.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm (từ năm 1984 đến 2019) là 85%, độ ẩm không
khí trung bình thấp nhất là 27% (ngày 29/10/1991).
2.4.3. Lượng mưa
- Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1519,7mm.
- Số ngày mưa trung bình là 132 ngày.
- Tháng 8 có tổng lượng mưa trung bình lớn nhất là 335,9mm; tháng 2 có tổng
lượng mưa trung bình nhỏ nhất là 21,1mm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất quan trắc được là 320,5mm (ngày 14/7/1992).

Trang 2
- Năm 1992 là năm có tổng lượng mưa nhiều nhất là 2293,8mm. Lượng mưa lớn
thường tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
2.4.4. Sương mù, tầm nhìn xa
Số ngày có sương mù trung bình nhiều năm (1984 - 2019) là 16 ngày, trong đó tháng 3
có nhiều sương mù nhất là 5 ngày.
Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế, số ngày có tầm nhìn dưới 1km
thường xuất hiện vào mùa Đông, còn các tháng mùa hạ hầu hết các ngày trong tháng
có tầm nhìn >10km.

2.4.5. Gió
Theo tài liệu gió tại Hòn Dấu từ năm 1984 đến 2019 cho thấy tốc độ gió lớn nhất quan
trắc được là 40m/s theo hướng Tây Nam (SW) ngày 11/6/1989.

Hình 2.1. Hoa gió tổng hợp trạm Hòn Dấu (1984 ÷ 2019)
2.4.6. Bão
Khu vực nghiên cứu là nơi có mật độ bão đổ bộ khá lớn so với các vùng biển khác
trong nước. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy mùa bão ở đây thường bắt đầu vào
tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Tháng có nhiều bão nhất là tháng 7, sau đó là tháng
8.
Tác động ảnh hưởng của bão thường kéo theo gió và sóng lớn, mưa kéo dài, nước
dâng,..gây lũ lụt khu vực đồng bằng cửa sông.
Theo số liệu thống kê nhiều năm 1972 - 2019 cho thấy hàng năm trung bình có 1 cơn
bão ảnh hưởng đến khu vực Hải Phòng. Tốc độ gió lớn nhất trong bão ở cấp 12
(36m/s) vào ngày 23/7/1980 và 27/9/2005.
2.4.7. Thủy triều và mực nước
Mực nước tại Hòn Dấu thuộc chế độ nhật triều thuần khiết, trong tháng có khoảng 25
ngày có 1 lần nước lớn, một lần nước ròng. Độ chênh mực nước thủy triều khoảng
3÷4m.
Dựa vào mực nước thu thập nhiều năm từ 2016 đến 2020 tại trạm Hòn Dấu, xác định
được tần suất tích lũy mực nước giờ như sau:
Bảng 2.1. Mực nước ứng với các tần suất lũy tích trạm Hòn Dấu (Cao độ Hải đồ -
mCD)

P% 1 3 5 10 20 50 70 90 95 97 98,34 99

Hgiờ +3,56 +3,38 +3,27 +3,07 +2,76 +2,04 +1,59 +1,01 +0,83 +0,74 +0,66 +0,59

2.4.8. Dòng chảy

Trang 3
Tham khảo một số dự án lân cận, khu vực cho thấy tốc độ lớn nhất của dòng chảy đo
được là khoảng 1,50m/s.

Hình 2.1. Phân bố trường dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng trong mùa mưa
(a- triều lên-tầng mặt; b- triều lên tầng đáy, c-triều xuống tầng mặt; d- triều xuống tầng đáy)

2.4.9. Chế độ sóng


- Mùa Đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau) vùng biển tại khu vực
không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì có đảo Cát Bà che chắn. Từ
tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, độ cao sóng có nghĩa tại khu vực thấp
(H1/3 = 1,25m) và chủ yếu theo hướng Đông Nam, riêng tháng 3 và tháng 4 sóng
có hướng phân tán. Từ tháng 5 đến tháng 9 độ cao sóng có nghĩa tại vùng biển
khu vực có lúc lên đến 2m, chủ yếu theo hướng Đông Nam do chịu ảnh hưởng
của gió Đông Nam là chính.
- Theo bảng tần suất độ cao sóng Hòn Dấu (từ năm 1961 ÷ 1983): Tổng tần suất
sóng theo hướng Đông Nam và Nam là 38,29%.
- Sóng hướng Đông Nam chiếm 25,44% trong đó chỉ có 3,31% thời gian có chiều
cao sóng < 0,5m.
- Sóng hướng Nam chiếm 12,85% trong đó chỉ có 0,83% thời gian có chiều cao
sóng 0,5m.
- Khu vực cửa sông Nam Triệu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biển các hướng sóng
Đông Nam, Nam. Các hướng khác được che chắn hoặc chịu ảnh hưởng của sóng
nhiễu xạ có chiều cao không lớn.

Hình 2.1. Minh họa sóng tại khu vực


https://www.windy.com/

2.5. Chế độ bùn cát

Hình 2.1. Tổng hợp biến động địa hình đáy trung bình năm (mm)
Khu vực cửa Nam Triệu có xu hướng bồi trung bình hàng năm khoảng 5cm.
Xu thế bồi tụ vẫn là chủ yếu với giá trị phổ biến trong khoảng 10–40 mm/năm. Một số
khu vực bồi tụ với tốc độ cao là ven bờ phía bắc Đình Vũ, cửa Nam Triệu, tây nam Cát
Hải và tây nam Đồ Sơn. Dưới những ảnh hưởng do tương tác sóng-dòng chảy sông-
triều, hình thành một số khu vực xói lở ở gần bờ. Tuy nhiên, những vùng bồi xói này
liên tục biến đổi, thay đổi theo các điều kiện thủy động lực. Ở phía ngoài khơi, xu thế
bồi tụ được thế hiện với tốc độ bồi khoảng 10–25 mm/năm và khá ổn định do ít chịu
ảnh hưởng của các trường sóng gió.

Trang 4
3. HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN CỦA CỬA SÔNG VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG TRÊN KHU VỰC CỬA SÔNG
3.1. Hiện trạng tự nhiên của cửa sông
Hiện trạng cửa sông được trình bày ở các hình ảnh dưới đây:

Hình 3.1. Khu vực cửa Nam Triệu (nhìn từ đảo Đình Vũ)

Sông Bạch
Bãi bồi Hình 3.2. Khu vực cửa Nam Triệu (nhìn từ đảo Cát Hải) Đằng

Bãi bồi
Hình 3.3. Khu vực cửa Nam Triệu (nhìn từ đảo CátSông
Hải, Bạch
tiếp theo)
Đằng
3.2. Các công trình xây dựng trên khu vực cửa sông
Các công trình chính được xây dựng tại khu vực cửa sông Nam Triệu gồm cầu Đình Vũ
và các phần san lấp mở rộng đảo Đình Vũ, đảo Cát Hải.
3.2.1. Cầu Đình Vũ
Cầu Đình Vũ khởi công vào ngày 15/2/2014 và khánh thành vào ngày 2/9/2017. Điểm
đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng
Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng Cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế Hải
Phòng) thuộc huyện Cát Hải được xây dựng.

Hình 3.1. Thi công cầu Đình Vũ

Hình 3.2. Cầu Đình Vũ sau khi hoàn thành


3.2.2. Các dự án san lấp mở rộng đảo Đình Vũ và đảo Cát Hải
Việc thi công san lấp, mở rộng đảo Đình Vũ được thực hiện từ thập niên những năm
1980, hiện nay, công tác mở rộng này vẫn đang được tiến hành.

Kè bờ bên đảo Cát Hải được thi công và hoàn thành năm 2003, hình ảnh kè được thể
hiện ở dưới.
Khu vực bờ của đảo Cát Hải (mở rộng để xây dựng tổ hợp Vinfast) từ năm 2018-2019.

Trang 5
4. PHÂN TÍCH XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CỬA SÔNG THEO THỜI GIAN VÀ
DỰ ĐOÁN XU THẾ TƯƠNG LAI
4.1. Sự biến động của cửa sông Nam Triệu trong thời gian qua
Sử dụng ảnh vệ tinh được download từ Google Earth. Ảnh vệ tinh được chụp trong thời
kỳ từ 1985 đến 2021, trên cơ sở các diễn biến lớn đường bờ tại khu vực, lựa chọn các
năm 1985, 2003, 2014, 2016, 2019, 2021 để đánh giá so sánh đường bờ khu vực cửa
sông Nam Triệu, cụ thể đường bờ các năm được thể hiện ở hình dưới:

Hình 4.1. Ảnh vệ tinh khu vực cửa Nam Triệu năm 1985

Hình 4.2. Ảnh vệ tinh khu vực cửa Nam Triệu năm 2003

Hình 4.3. Ảnh vệ tinh khu vực cửa Nam Triệu năm 2014

Hình 4.4. Ảnh vệ tinh khu vực cửa Nam Triệu năm 2016

Hình 4.5. Ảnh vệ tinh khu vực cửa Nam Triệu năm 2019

Hình 4.6. Ảnh vệ tinh khu vực cửa Nam Triệu năm 2021

Hình 4.7. Đường bờ khu vực cửa Nam Triệu qua các năm
Từ kết quả phân tích, xử lý ảnh vệ tinh của các năm 1985, 2003, 2014, 2016, 2019,
2021 cho thấy:
- Năm 1985, khu vực cửa Nam Triệu có bề rộng mặt sông khoảng 3800m, tại khu
vực cửa có một số bãi bồi. Tại cửa sông có kênh Cái Tráp, kết nối với cửa biển
của sông Chanh.
- Khu vực cửa Nam Triệu năm 2003 có thay đổi nhiều so với năm 1985, bê rộng
cửa sông bị thu hẹp (còn khoảng 3200m) hai cù lao trên cửa sông đã hiện rõ. Đảo
Đình Vũ (khoảng 700m) và phía bờ trái của sông Bạch Đằng được bồi đắp nhiều
(khoảng 1100m)
- Năm 2014, Tại khu vực đảo Đình Vũ đã thi công các bến cảng, dọc bờ phải sông
Bạch Đằng và ngoài cửa sông có bố trí các đê, kè tạo bãi. Cửa Sông có kết nối
với cửa của sông Chanh qua 2 kênh là kênh Cái Tráp và kênh Hà Nam. Hai bãi
bồi giữ cửa sông mở rộng (vị trí có khác thời gian trước).

Trang 6
- Năm 2016, khu vực đảo Đình Vũ tiếp tục san lấp lấn cửa sông (bề rộng cửa sông
chỗ hẹp nhất là khoảng 1300m). Cầu Đình Vũ đang thi công. Chỉ còn 01 bãi bồi ở
khu vực cửa sông (bãi bồi này đang nạo vét).
- Năm 2019, phía Nam đảo Đình Vũ tiếp tục lấn biển, có kè lấn biển chảy dài theo
hướng Bắc - Nam. Khu vực cửa sông tại cầu Đình Vũ thu hẹp, còn rộng khoảng
1600m. Phía đảo Cát Hải cũng được lấn biển để thi công tổ hợp Vinfast.
- Năm 2021, đường bờ không có nhiều thay đổi so với năm 2019. Phía Nam đảo
Đình Vũ tiếp tục thi công lấn biển.

4.2. Dự đoán xu thế tương lai


Diễn biến đường bờ khu vực cửa Nam Triệu trong thời gian qua, chủ yếu là do nhân
tạo. Và trong thời gian tới cũng sẽ do các tác động của con người nhằm phục vụ các
mục đích kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đất mặt nước, thực hiện theo các quy
hoạch phát triển của địa phương như các hình dưới đây:

Hình 4.1. Sơ đồ định hướng phát triển tổng thể không gian đô thị trong điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

Hình 4.2. Quy hoạch sử dụng đất quận Hải An – Hải Phòng
Theo các quy hoạch trên, khu vực Đình Vũ sẽ tiếp tục lấn biển về phía Nam, việc thi
công lấn biển này không làm giảm chiều rộng cửa sông so với hiện nay.

5. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHỈNH TRỊ PHỤC VỤ GIAO THÔNG THỦY VÀ


THOÁT LŨ
5.1. Sự cần thiết
Vùng cửa sông Bạch Đằng là nơi có điều kiện động lực phức tạp với sự tác động tổng
hợp của các yếu tố khí tượng, hải văn như: tải lượng nước ngọt từ các sông đưa ra
khá lớn và biến động mạnh theo mùa; dao động mực nước mang tính chất nhật triều
điển hình với độ cao thủy triều cực đại có thể lên tới 4,0m, trường gió và sóng luôn biến
đổi theo thời gian.
Trong đó ngoài tính chất tuần hoàn của dao động mực nước, các yếu tố như tải lượng
nước sông, sóng gió biến đổi mạnh theo mùa. Đây cũng là nơi tiếp nhận một lượng rất
lớn trầm tích từ lục địa đưa ra qua các cửa sông như Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray.
Dòng trầm tích này có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, bồi
tích cho vùng ven bờ châu thổ nhưng nó cũng gây ra các vấn đề tiêu cực khác như sa
bồi cảng Hải Phòng, đục nước ở một số khu vực ven bờ Đồ Sơn.

Trang 7
Hình 5.1. Quy hoạch phát triển không gian cảng biển Hải Phòng (theo Quyết định số
1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021)

Hình 5.2. Quy hoạch chi tiết khu bến cảng Lạch Huyện
Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chi tiết khu bến cảng Lạch Huyện, tại khu
vực cửa Nam Triệu chỉ bố trí cho tàu có trọng tải 5.000 tấn hoạt động, các tàu lớn hơn
sẽ đi qua cửa Lạch Huyện.
Với điều kiện tự nhiên của khu vực, việc quy hoạch, lấn biển như hiện nay cần thiết có
các phương án chỉnh trị cửa sông để phục vụ giao thông thủy và thoát lũ.
5.2. Phương pháp chỉnh trị
Căn cứ theo diễn biến đường bờ tại khu vực trong thời gian qua, các biện pháp chỉnh
trị đã thực hiện và theo quy hoạch tại khu vực, kiến nghị xem xét lựa chọn phương
pháp chỉnh trị bằng đê hướng dòng.

Hình 5.1. Đê/bờ bao hướng dòng (thực hiện ở đoạn phía trong cửa sông)

Hình 5.2. Đê/bờ bao hướng dòng (đoạn ngoài cầu Đình Vũ)
5.3. Bố trí mặt bằng
Với việc quy hoạch, lấn biển như hiện nay đã thực hiện và sẽ theo quy hoạch sử dụng
đất thì việc sa bồi khu vực cửa Nam Triệu sẽ được cải thiện (tạo dòng chảy), duy trì độ
Đê/bờ bao
sâu để đảm bảo tàu thuyền hành hải.
Mặt bằng bố trí đê hướng dòng như hình dưới:

Bờ bao
(ống Hình 5.1. Phương án chỉnh trị cửa sông
Geotube)
Đê hướng dòng được bố trí theo hướng Bắc – Nam theo hướng cửa sông, vị trí được
nối thẳng tiếp từ phía trong đã san lấp. Đê hướng dòng và đê/bờ bao được bố trí theo
ranh quy hoạch sử dụng đất.
Giải pháp kết cấu đê hướng dòng có thể dùng dạng đê đá đổ, có phủ khối giảm sóng
phía ngoài; dạng đê mái nghiêng; dạng đê thùng chìm.

Hình 5.2. Minh họa đê hướng dòng (đê Lạch Huyện)

Trang 8
6. KẾT LUẬN
Dòng chảy từ sông đóng vai trò chính để phân bố lại bùn cát từ sông ra cửa sông gây
sa bồi cửa sông, gây ảnh hưởng tới giao thông thủy và thoát lũ cho sông. Khu vực cửa
Nam Triệu đã được chỉnh trị từ những năm 1980 cho đến nay và sẽ tiếp tục chỉnh trị để
đáp ứng và phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Các giải pháp chỉnh trị tại khu vực vừa qua là phù hợp, và cải thiện được sa bồi cửa
sông.

Trang 9

You might also like