You are on page 1of 14

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP.

HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY CỔ PHẦN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2021

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC GIAO THÔNG


ĐƯỜNG THỦY

Công trình: Sửa chữa, thay thế cầu kênh số 3 (vượt kênh An Hạ kết nối
đường Thanh Niên và đường An Hạ).
Địa điểm : Xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Các Căn Cứ:
 Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính
phủ về quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
 Căn cứ Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ giao thông vận tải về quy định về công tác điều tiết khống chế đảm
bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa;
 Căn cứ Thông tư số 30/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 09 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ giao thông vận tải về quy định về công tác điều tiết khống chế đảm
bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa;
 Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT ngày 17 tháng 04
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về quy định về công tác điều tiết
khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa;
 Căn cứ Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về công bố danh mục luồng đường thủy nội địa
địa phương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2021 đến năm
2023;
 Căn cứ Quyết định số 4047/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân huyện Bình Chánh về duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch lựa

Trang 1
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

chọn nhà thầu công trình Sửa chữa, thay thế cầu Kênh 3 (vượt kênh An Hạ kết nối
đường Thanh Niên và đường An Hạ), xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh;
 Căn cứ Thông báo số 1546/TB-VP ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về nội dung kết luận
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện – Đào Gia Vượng tại cuộc họp nghe báo cáo
về việc sửa chữa, thay thế cầu Kênh 3 – cầu Kênh 6 (bắt qua kênh An Hạ kết nối
đường Thanh Niên và đường An Hạ), xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.
Thông tin chung:
1. Chủ đầu tư: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD KHU VỰC HUYỆN BÌNH
CHÁNH
- Địa chỉ: Số 79 đường Tân Túc, Thị trấn Tân Túc. huyện Bình Chánh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0283.760.2309 Fax: 0283.760.2572

2. Đơn vị tư vấn thiết kế: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỊNH SƠN
- Địa chỉ: 17/11 đường 182,khu phố 3,phường Tăng Nhơn Phú A ,Thành phố Thủ
Đức
- Điện thoại: (028) 62625779 Fax: (028) 62625779

3. Đơn vị thi công: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP


HCM
- Địa chỉ: Số 451/10 đường Tô Hiến Thành, P.14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0283.853.3490 Fax: 0283.853.3496

4. Thông tin dự án: SỬA CHỮA,THAY THẾ CẦU KÊNH 3(VƯỢT KÊNH
AN HẠ KẾT NỐI ĐƯỜNG THANH NIÊN VÀ ĐƯỜNG AN HẠ).

Vị trí:
 Cầu Kênh 3 bắc qua kênh An Hạ kết nối đường An Hạ - đường Thanh Niên, xã
Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Quy mô dự án:

Trang 2
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

- Loại công trình: Công trình giao thông – Cầu đường bộ


- Cấp công trình: Cấp III
- Phá dỡ, thay thế bằng cầu mới kết cấu thép, dạng cầu treo dây xiên; tổng chiều
dài cầu L = 52,21m (tính đến mặt sau tường đỉnh hai mố), gồm 03 nhịp 12,02 m
+ 26,99 m + 12,02 m; tổng bề rộng cầu: B = 4,8 m;
- Tải trọng thiết kế:

 Hoạt tải thiết kế: đoàn xe thô sơ theo 22 TCN 210-92;

 Các tải trọng khác lấy theo TCVN 11823:2017;


- Vận tốc thiết kế: 20km/h;
- Tĩnh không thông thuyền: Đảm bảo khổ thông thuyền kênh cấp V (Quyết định số
66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh) có khổ B x H = 15,0 m x 3,5 m;

 Tĩnh không ngang: B = 15m;

 Tĩnh không đứng: H = 3,5m.


- Xây dựng 01 làn phụ leo và xuống dốc bề rộng 4,25m ở mỗi đầu cầu dọc theo
đường An Hạ và Thanh Niên dài 77m (từ tim ra mỗi bên 38,5m).
- Xây dựng hệ thống chiếu sáng và tổ chức giao thông theo cấp công trình.

5. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm chung thủy văn của khu vực

 Chế độ thủy triều khu vực là bán nhật triều không đều giống như vùng
biển Đông Nam Bộ, phần lớn các ngày trong tháng đều có 2 lần nước lớn,
2 lần nước ròng (chênh lệch cao độ hai đỉnh triều kế tiếp nhau khoảng 0,3
– 0,4m, chênh lệch cao độ hai chân triều kế tiếp rất lớn – đến 2,0m). Biên
độ triều lớn nhất tới 3 – 4 m thuộc loại lớn nhất Việt Nam.

 Trong 1 tháng âm lịch có 2 kỳ triều cường ứng với 2 kỳ trăng tròn và


không trăng, 2 kỳ triều kém ứng với 2 kỳ trăng thượng huyền và hạ huyền
và 2 kỳ triều trung gian.

Trang 3
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

Lưu lượng trung bình tháng:

 Mùa lũ xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tập trung nhất là các
tháng 8, 9, 10.

 Tỷ trọng dòng chảy các nhánh chính so với mặt cắt Nhà Bè như sau:
o Sông Đồng Nai: Dòng ra từ Trị An chiếm 57% (47,6÷62,6 % tùy
theo tháng) với lưu lượng bình quân năm là 497,6 m3/s (51,4÷1269
m3/s);
o Sông Bé: Từ Phước Hòa chiếm 23,72% (14,76 ÷ 24,45 % tùy theo
tháng) với lưu lượng bình quân năm là 197,7 m3/s (16,7÷538,3
m3/s);
o Sông Sài Gòn: Tại Thủ Dầu Một chiếm 10,16% (từ 6,9 ÷ 23,2 %, tùy
theo tháng) với lưu lượng bình quân năm là 88,6 m3/s (28,7 ÷
203,1m3/s).
Biến trình lưu lượng trung bình tháng (m3/s) tại các trạm
trên sông Đồng Nai-Sài Gòn
2500
Q(m3/s)
2000

1500

1000

500

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Trị An Thác Mơ Phước Hòa Biên Hòa
Dầu Tiếng Thủ Dầu Một Nhà Bè

Hình 1: Lưu lượng TB tháng (m3/s) tại các trạm trên sông Đồng Nai - Sài
Gòn

Dòng chảy lũ
 Dòng lũ thượng lưu là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến dòng
chảy hạ du, nhất là mực nước trong sông;
 Đỉnh lũ hàng năm thường xuất hiện trùng vào thời gian cho lưu lượng
tháng lớn nhất, nghĩa là từ tháng 8-10. Vùng sông Bé, sông Sài Gòn và
sông Vàm Cỏ thường cho đỉnh lũ vào tháng 9, 10;
 Số liệu quan trắc và điều tra cho thấy, trận lũ tháng 10/1952 là trận lũ đặc
biệt lớn ở hầu hết các lưu vực sông trong toàn vùng, là trận lũ lịch sử rất
hiếm gặp ở TPHCM. Trận lũ này gây thiệt hại rất lớn không những cho
Trang 4
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

đời sống và sản xuất nông, ngư nghiệp, mà còn cả cho các công trình kiến
trúc kiên cố khác;
 Nhìn chung vùng sông Sài Gòn và Vàm Cỏ khó có khả năng gây lũ lớn,
do mưa cường độ thấp và độ dốc lưu vực nhỏ. Lũ lên xuống chậm, từ vài
ngày đến vài tuần. Module đỉnh lũ trung bình từ 0,05-0,20 m3/s.km2 và
module đỉnh lũ lịch sử từ 0,5-1,0 m3/s.km2.

Pha lũ và sự điều tiết của hồ chứa Dầu Tiếng


Sự điều tiết đã bổ sung nguồn nước vào các tháng mùa khô khá rõ nét trên
các nhánh thượng lưu, nhưng với những trận lũ lớn mức độ điều tiết chưa
thực sự hiệu quả cho hạ du nhất là những trận lũ cuối mùa vào tháng 10 hằng
năm. Đây chính là hạn chế tác dụng của sự điều tiết các hồ chứa lớn ở thượng
lưu có ảnh hưởng đến tình hình ngập và thoát nước ở hạ lưu.

Sự ảnh hưởng của thủy triều biển Đông


 Do trong năm thời tiết có 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô nên chế độ
dòng chảy thượng lưu ở hệ thống sông Sài Gòn hình thành hai chế độ
dòng chảy mùa lũ và mùa kiệt tương ứng. Mặc dầu vậy, các sông rạch
khu vực nội thành TP. Hồ Chí Minh chịu tác động triều Biển Đông một
cách mạnh mẽ và quanh năm.
 Đây là chế độ bán nhật triều không đều: dao động trong ngày, tuần trăng
(trong tháng), thời kỳ triều cường theo mùa (trong năm) và dao động chu
kỳ dài nhiều năm. Các dao động trên ảnh hưởng một cách tổng hợp trên
địa bàn nội thành và dòng chảy triều thể hiện qua các đặc trưng mực nước
cao nhất khá ổn định theo các thời kỳ trong năm, với các trạm trên sông
Sài Gòn đoạn qua nội thành tại Phú An như sau:
o Mức đỉnh hàng năm không chênh lệch nhiều;
o Mức nước đỉnh vào mùa lũ và mùa kiệt cũng chênh lệch không lớn.
Tính toán mực nước thiết kế tại trạm thủy văn Phú An

Số liệu mực nước cơ bản lớn nhất tại trạm thủy văn Phú An
 Theo số liệu do Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cung cấp có được
chuỗi số liệu mực nước lớn nhất năm tại trạm Phú An như sau:
 Bảng Chuỗi số liệu mực nước lớn nhất năm tại trạm thủy văn Phú An
Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm)
1 1977 133 15 1991 124 29 2005 142
2 1978 137 16 1992 129 30 2006 147
3 1979 137 17 1993 123 31 2007 149
4 1980 130 18 1994 123 32 2008 155

Trang 5
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm)
5 1981 133 19 1995 130 33 2009 156
6 1982 123 20 1996 134 34 2010 155
7 1983 122 21 1997 133 35 2011 159
8 1984 128 22 1998 133 36 2012 162
9 1985 123 23 1999 144 37 2013 168
10 1986 127 24 2000 143 38 2014 168
11 1987 123 25 2001 140 39 2015 161
12 1988 123 26 2002 146 40 2016 167
13 1989 131 27 2003 144
14 1990 127 28 2004 141

Số liệu mực nước cơ bản thấp nhất năm tại trạm thủy văn Phú An
 Theo số liệu do Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cung cấp có
được chuỗi số liệu mực nước thấp nhất năm tại trạm Phú An như sau:
 Bảng Chuỗi số liệu mực nước thấp nhất năm tại trạm thủy văn Phú An
Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm)
1 1977 -229 15 1991 -231 29 2005 -256
2 1978 -183 16 1992 -221 30 2006 -248
3 1979 -196 17 1993 -228 31 2007 -246
4 1980 -217 18 1994 -227 32 2008 -226
5 1981 -207 19 1995 -216 33 2009 -226
6 1982 -239 20 1996 -211 34 2010 -222
7 1983 -238 21 1997 -214 35 2011 -227
8 1984 -243 22 1998 -215 36 2012 -220
9 1985 -246 23 1999 -223 37 2013 -214
10 1986 -233 24 2000 -217 38 2014 -215
11 1987 -243 25 2001 -231 39 2015 -231
12 1988 -246 26 2002 -235 40 2016 -224

Trang 6
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm) Stt Năm Hmax (cm)
13 1989 -247 27 2003 -240
14 1990 -236 28 2004 -245

Xây dựng đường tần suất lý luận theo phương pháp PIII

Ñöôø
ng Taà
n Suaá
t Möïc Nöôù
c Lôù
n Nhaá
t
Traïm PhuùAn - Thaø
nh PhoáHoàChí Minh
(Soálieä
u töø1977 - 2016)
190.00

Pe ars o n III Dis tributio n


180.00
Tb = 139,3 c m
CV = 0,115
170.00 CS = 6,96CV
Cs =0,800
c H(cm)

160.00

150.00
Möïc Nöôù

140.00

130.00

120.00

110.00

100.00

Taà
n suaá
t P(%) Người lập: Nguyễn Bá Cao

Hình 2: Đường tần suất mực nước cao năm thiết kế tại trạm thủy văn Phú An
Ñöôø
ng Taà
n Suaá
t Möïc Nöôù
c NhoûNhaá
t
Traïm PhuùAn - Thaø
nh PhoáHoàChí Minh
(Soálieä
u töø1977 - 2016)
-160.00

Pe ars o n III Dis tributio n


Tb = -227,7 c m
-180.00 CV = -0,075
CS = 11,00CV
Cs =0,825
c H(cm)

-200.00
Möïc Nöôù

-220.00

-240.00

-260.00

-280.00

Taà
n suaá
t P(%) Người lập: Nguyễn Bá Cao

Hình 3: Đường tần suất mực nước thấp năm thiết kế tại trạm thủy văn Phú An

Kết quả mực nước lớn ứng với các tần suất

Trang 7
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

 Bảng Kết quả mực nước cao ứng với các tần suất tại trạm thủy văn Phú
An
P% 1% 2% 3% 4% 5% 10% 25% 50%
HP (cm) 1,86 1,79 1,74 1,71 1,69 1,61 1,49 1,37

 Bảng Kết quả mực nước thấp ứng với các tần suất tại trạm thủy văn Phú
An
P% 1% 2% 3% 4% 5% 10% 25% 50%
HP (cm) -2,57 -2,55 -2,53 -2,52 -2,51 -2,48 -2,41 -2,30

Lựa chọn mực nước thiết kế


 Theo văn bản 1023/CTY-TN của Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác
Dịch vụ Thủy Lợi Thành phố Hồ Chí Minh về việc cung cấp số liệu mực
nước tại trạm cống An Hạ và trạm cống T10 trên kênh An Hạ, Xã Phạm
Văn Hai, huyện Bình Chánh, cụ thể mực nước lớn nhất tại trạm điều tiết
ngoài cống An Hạ là +1.50m và mực nước lớn nhất tại trạm điều tiết
trong cống An Hạ là +1.19m.
 Do vị trí cầu nằm trong khu vực trạm điều tiết nội đồng cống kênh An
Hạ, vì vậy kiến nghị chọn mực nước để tính toán thiết kế tĩnh không
thông thuyền là +1.19m.
 Bảng Kết quả mực nước cao nhất và thấp nhất theo ngày trạm điều tiết
công kênh An Hạ (cm):

KÊNH AN HẠ
Ngà
NGOÀI CỐNG TRONG CỐNG
y
Max Giờ Min Giờ Max Min
1 93 19h -39 2h 52 -6
2 94 20h -58 3h 44 -16
3 86 8h -62 16h 44 -24
4 96 9h -20 17h 52 -20
5 95 9h -52 18h 50 10
6 78 10h -38 19h 54 -38
7 76 10h -77 20h 53 -35
8 54 12h -67 20h 45 -19
Trang 8
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

KÊNH AN HẠ
Ngà
NGOÀI CỐNG TRONG CỐNG
y
Max Giờ Min Giờ Max Min

9 60 6h -69 22h 40 -24


10 66 14h -79 23h 36 -16
11 68 15h -80 23h 40 -26
12 73 6h -70 24h 39 4
13 80 6h -76 24h 38 -8
14 106 7h -79 24h 47 -28
15 110 7h -68 1h 57 -27
16 112 19h -59 1h 92 10
17 112 8h -62 2h 92 2
18 114 8h 0 3h 83 0
19 113 8h 2 16h 78 2
20 110 9h 2 17h 92 2
21 113 9h -4 17h 90 -4
22 100 23h 3 18h 72 3
23 92 10h -9 20h 83 -9
24 108 1h 0 21h 92 0
25 126 4h -8 22h 98 -8
26 130 4h30 12 13h 97 12
27 135 5h 4 24h 86 4
28 142 5h30 30 24h 107 30
29 146 19h 30 13h 112 30
30 150 20h00 34 14h 119 34

Trang 9
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

Trang 10
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẦN 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG


1. Đảm bảo giao thông đường thủy:
- Công trình: Sửa chữa, thay thế cầu Kênh 3 (vượt kênh An Hạ kết nối đường
Thanh Niên và đường An Hạ), xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh có phạm vi
xây dựng dài khoảng 71m, phạm vi thi công dưới nước vi phạm vào luồng tuyến
giao thông thủy.
- Theo phương án tổ chức thi công thì phạm vi thi công xây dựng công trình nhỏ
hơn ½ bề rộng luồng và chiều dài thi công nhỏ hơn 200m. Do đó áp dụng Khoản 1,
Điều 4, Theo thông tư số 30/2017/TT-BGTVT ngày 07/09/2017 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy đinh về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và
chống va trôi trên đường thủy nội địa.
- Thi công dự án có phần hạng mục được thi công dưới nước, do vậy việc bố trí
các thiết bị, con người thi công trong phạm vi này phải đảm bảo công tác an toàn
giao thông đường thủy cùng với công tác an toàn trong thi công công trường. Để
đảm bảo ATGT trong phạm vi thi công, chúng tôi sẽ thực hiện tốt các công tác sau:
- Cùng Chủ đầu tư, chủ nhiệm công trình làm các thủ tục xin phép ngành giao
thông để cắm biển báo, đèn hiệu đảm bảo công tác an toàn giao thông thủy. Phân
luồng lạch cho các phương tiện giao thông đường thủy qua lại khu vực thi công.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống biển báo, đèn hiệu, đèn phân luồng
tại khu vực thi công, duy trì hướng dẫn giao thông đường thủy trong quá trình thi
công theo các quy định hiện hành.
- Vì vậy với phạm vi thi công công trình dự kiến phương án đảm bảo giao thông
thủy bố trí 02 phao bên phải luồng trong thời gian 90 ngày ký hiệu B4.1 D1200 giới
hạn vùng nước phía bên phải luồng có gắn đèn tín hiệu vào ban đêm theo quy định
cách vị trí công trình 100m về phía thượng lưu và hạ lưu công trình kết hợp với
Cano điều tiết. Phao giới hạn vùng nước phía bên trái của luồng tàu chạy B4.1, cụ
thể như sau:
+ Hình dáng: Báo hiệu là phao hình trụ hoặc ống có tiêu thị hình chữ “X” ghép
kiểu múi khế.

Trang 11
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

+ Màu sắc: Báo hiệu, tiêu thị màu vàng.

+ Đèn hiệu: Ban đêm: Một đèn chớp 3 (0,5s) chu kỳ 10s, ánh sáng màu vàng.

+ Ý nghĩa: Giới hạn vùng nước bên phía bờ phải của luồng.

+ Vị trí cụ thể đính kèm trong Bản vẽ mặt bằng định vị phao thi công.

- Bố trí 2 phao bên trái luồng trong thời gian 90 ngày ký hiệu B4.2 D1200 giới
hạn vùng nước phía bên trái luồng có gắn đèn tín hiệu vào ban đêm theo quy định
cách vị trí công trình 100m về phía thượng lưu và hạ lưu công trình kết hợp với
Cano điều tiết. Phao giới hạn vùng nước phía bên trái của luồng tàu chạy B4.2, cụ
thể như sau:
+ Hình dáng: Báo hiệu là hình nón có tiêu thị hình chữ “X” ghép kiểu múi khế
hoặc là phao ống với tiêu thị hình nón và hình chữ “X” ghép kiểu múi khế.

+ Màu sắc: Báo hiệu, tiêu thị màu vàng.

+ Đèn hiệu: Một đèn vàng chớp 1 ngắn 0,5s chu kỳ 5s.

+ Ý nghĩa: Giới hạn vùng nước bên phía bờ trái của luồng.

+ Vị trí cụ thể đính kèm trong Bản vẽ mặt bằng định vị phao thi công.

- Các phương tiện tham gia thi công phải trang bị đầy đủ các tín hiệu theo mục 2,
Điều 57 Luật giao thông đường thủy nội địa. Đơn vị thi công chịu hoàn toàn
trách nhiệm về sự an toàn giao thông đường thủy đối với thiết bị, phương tiện sử
dụng thi công và sự an toàn cho các kết cấu hạ tầng trên tuyến khi sử dụng
phương tiện - thiết bị của đơn vị.
- Trong quá trình thi công thực hiện tốt biện pháp tổ chức thi công để bảo đảm tốt
nhất an toàn giao thông thủy tại khu vực này, tránh để xẩy ra tại nạn đường thủy.
- Các phương tiện lưu thông qua khu vực thi công tuyệt đối tuân thủ theo hiệu lực
báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt và chịu hòan tòan trách nhiệm về sự an
tòan của phương tiện mình cũng như sự cố (nếu có) do phương tiện mình gây ra
đối với các kết cấu hạ tầng trên đọan tuyến đang thi công.

Trang 12
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

- Chuẩn bị các phương tiện cứu trợ cần thiết và kịp thời ngăn chặn khi các phương
tiện giao thông thủy vi phạm vào phạm vi khu vực thi công đã được đăng ký xin
phép, đồng thời bảo quản tốt các thiết bị thi công của đơn vị trong khu vực thi
công.
- Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như: Đoạn quản lý đường sông, Công an
giao thông, địa phương... để đảm bảo công tác an toàn giao thông, an toàn lao
động trên công trường trong quá trình thi công.
2. Biện pháp an toàn lao động:
- Làm tốt công tác trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, tổ chức học tập,
phổ biến công tác an toàn lao động trong thi công.
- Nhà thầu thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện an toàn lao
động và vệ sinh môi trường đồng thời có biện pháp để duy trì an toàn lao động và
vệ sinh môi trường trong mọi lĩnh vực của công việc.
- Lập kế hoạch và thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Có biện pháp
và trình tự kiểm tra đột xuất, giám sát chương trình hoạt động.
- Thiết lập nội quy an toàn tại công trường. Thông báo các quy tắc, luật lệ an toàn.
Thường xuyên kiểm tra, củng cố biện pháp an toàn. Hướng dẫn luyện tập an toàn
thường xuyên.
3. Các giải pháp, biện pháp, trang bị phương tiện phòng chống cháy, nổ
- Không sử dụng điện quá công suất.
- Không được mang chất nổ, chất dễ cháy vào trong khu vực thi công.
- Chấp hành tốt nội quy, quy định về công tác PCCC.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành quy định về công tác an toàn về
PCCC.
4. Thời gian thi công:
Thời gian thi công là 180 ngày có tính điều kiện thời tiết kể từ ngày khởi công (có
bảng tiến độ chi tiết kèm theo)

PHẦN 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


- Trong suốt quá trình thực hiện các công việc chuẩn bị triển khai ngoài hiện
trường, chúng tôi - Công ty cổ phần Công trình Cầu Phà thành phố Hồ Chí Minh
cùng với Chủ đầu tư – Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình
Chánh ngoài việc đặt các biển báo phân luồng giao thông còn phối hợp thường

Trang 13
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CẦU PHÀ TP. HỒ CHÍ MINH

xuyên với cơ quan chức năng (như: Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao
thông…) để điều tiết giao thông qua khu vực thi công.
- Sau khi triển khai thực hiện ngoài hiện trường, Đơn vị thi công với hợp với
TVGS, Cảnh sát giao thông theo dõi sát sao công tác đảm bảo an toàn giao thông
và báo cáo tình hình thực tế đến Chủ đầu tư để kịp thời điều chỉnh phương án phân
luồng.

ĐƠN VỊ THI CÔNG CHỦ ĐẦU TƯ


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD
CẦU PHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHU VỰC HUYỆN BÌNH CHÁNH
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
P. TỔNG GIÁM ĐỐC

Vũ Tiến Đạt Nguyễn Hùng Quang Hiển

Trang 14

You might also like