You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN ĐỊA LÍ 12
I. Trắc nghiệm (28 câu – 7,0 điểm)
1. Lí thuyết bài 2,6,7,8,9
2. Kĩ năng đọc bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam; làm việc với
bảng số liệu, biểu đồ.
II. Tự luận (3,0 câu – 3,0 điểm)
Câu 1. Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia
mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?
Hệ quả hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa
khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự
phân mùa khí hậu.

- Miền Bắc: phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và


mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

- Miền Nam: mùa mưa và mùa khô sâu sắc.

- Miền Trung: mùa hạ khô, nóng và mùa mưa lùi về thu


đông

Câu 2. Trình bày tác động của các thiên tai vùng biển đến
phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm của nước ta
Đơn vị: oC
Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ
Địa điểm trung bình trung bình trung bình
tháng I tháng VII năm
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
TP. HCM 25,8 27,1 27,1
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục)
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt
của các địa điểm trên.
Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nhiệt độ trung bình tháng I


và nhiệt độ trung bình năm đều tăng dần từ Bắc vào Nam,
nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung.

+ Nhiệt độ trung bình tháng I:Hà Nội:16,40C, Huế:


19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C.
+ Nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội: 23,5 0C, Huế:
25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất tại miền
Trung:Huế: 29,4; khu vực miền Bắc và miền Nam có
nhiệt độ thấp hơn nhưng vẫn ở mức cao trên 27 0C :Hà
Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C
- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì


càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt
nhận được càng nhiều.

+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam


rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam nóng quanh
năm.

+ Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung


vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh
mẽ của gió phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt
độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là
tháng có mưa lớn.
Câu 4. Giải thích tại sao có sự đối lập về mùa mưa và mùa
khô giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung
Bộ?
Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển
Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của gió
Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức chắn địa hình.
- Vào đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió Tây
Nam đem lại mưa lớn thì sườn Đông Trường Sơn nhiều
nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.
- Vào mùa đông, khi ven biển miền Trung đón gió Đông
Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Tây Nguyên bước
vào mùa khô, do nằm khuất sau bức chắn địa hình dãy
Trường Sơn Nam.
Câu 5. Tại sao phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở
ra khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt?
Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Nền khí hậu nhiệt đới:


+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC.
+ Có một mùa đông lạnh, 3 tháng nhiệt độ xuống dưới
18oC do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió
mùa.

+ Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế,


ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài
cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có long dày như
gấu, chồn….

+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn


đới.

You might also like