You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN CẤP TRƯỜNG

MÔN: ĐỊA LÍ 8
Năm học: 2020-2021

Câu 1: ( 2,5 điểm)


Lãnh thổ Lúa ( Triệu tấn) Cà phê (triệu tấn)
Đông Nam Á 157 1400
Châu Á 427 1800
a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng lúa , cà phê của Đông Nam Á so với
Châu Á.
b, Hãy rút ra nhận xét và giải thích tại sao Đông Nam Á lại phát huy được các loại cây
trồng đó?
Câu 2: ( 3,0 điểm)
“ Sự phân hóa thảm thực vật phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu.”
Bằng hiểu biết của mình và kiến thức đã học ở phần tự nhiên châu Á em hãy làm rõ nhận
định trên.
Câu 3: ( 1,5 điểm) Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta:
Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm
Lạng Sơn 20 27 Bắc
0 ’
210 C
Hà Nội 21001’ Bắc 23,40C
Huế 16024 ’ Bắc 250C
Quy Nhơn 130 50’Bắc 26,40C
TP Hồ Chí Minh 100 47’Bắc 26,90C

Dựa vào bảng số liệu trên hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của nước ta
từ bắc vào nam và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Câu 4(3,0 điểm):
a ,“ Biển Đông là biển tương đối kín và mang tính chất nhiệt đới gió mùa”
Dựa vào Át Lát và kiến thức đã học, em hãy chứng minh và giải thích ý kiến trên.
b ,Vùng biển nước ta là cơ sở phát triển những ngành kinh tế nào?
Đáp án và biểu điểm
Câu 1:
a, Vẽ biểu đồ thích hợp: ( 0,75 điểm): Học sinh biết tính số liệu và vẽ biểu đồ hình tròn
hoặc hình cột chồng đảm bảo yêu cầu chính xác, đẹp, có đủ chú thích, kí hiệu, tên biểu đồ.
b, Nhận xét:
- Đông Nam Á chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu sản lượng các loại cây lúa, mía, cà phê của cả
thế giới: Lúa chiếm 36,8%, mía chiếm 23,6 %, cà phê chiếm 77,8% của cả thế giới.( 0,25).
- Vì sao ĐNA có thế mạnh về các loại cây này:
+ ĐNA có nhiều đồng bằng màu mỡ phì nhiêu phù hợp với trồng cây lương thực, vùng đồi
núi có nhiều cao nguyên đất feralit phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp.(0,5)
+ Có khí hậu nhiệt đới và xích đạo nóng ẩm phù hợp với cây công nghiệp nhiệt đới và cây
lúa nước.(0,5)
+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, nhu cầu lớn.(0,25)
+Người dân có truyền thống kinh nghiệm về việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới
và cây lúa.(0,25)
….
Câu 2:
- Thảm thực vật châu Á và khí hậu ở đây có mối quan hệ bền chặt.(0,25)
+ Thảm thực vật châu Á rất đa dạng do sự phân hóa khí hậu ở châu lục này rất đa dạng.
(0,25)
+ Phía bắc khí hậu hàn đới và ôn đới lạnh có cảnh quan đồng rêu, cảnh quan rừng lá
kim(taiga) ở vùng ôn đới lạnh.(0,25)
+ Đới khí hậu cận nhiệt có rừng cận nhiêt, vùng khí hậu Địa Trung Hải có rừng cây bụi lá
cứng.(0,25)
+ Đới khí hậu nhiệt đới có kiểu rừng nhiệt đới gió mùa. Đới khí hậu xích đạo có rừng xích
đạo ẩm( nơi có lượng mưa độ ẩm lớn, nhiệt độ cao)(0,25)
+ Vùng địa hình núi cao do khí hậu phân hóa theo độ cao nên thực vật cũng có sự thay đổi
theo độ cao.(0,5)
+ Cảnh quan châu Á đa dạng song có sự khác biệt giữa khu vực khí hậu gió mùa và khu
vực khí hậu lục địa.(0,25)
+ Khu vực khí hậu gió mùa chủ yếu là cản quan rừng gồm: Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
( ôn đới gió mùa), rừng cận nhiệt đới ẩm( Cận nhiệt gió mùa), Rừng nhiệt đới ẩm( nhiệt
đới gió mùa).(0,5)
+ Khu vực khí hậu lục địa chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc do lượng mưa thấp
( nhiệt đới khô ) và rừng lá kim (ôn đới lục địa) do khí hậu lạnh.(0,5)
Câu 3:
* Nhận xét nhiệt độ TB của nước ta từ Bắc vào Nam: Nhiệt độ trung bình của các địa
phương từ B vào N nước ta tăng dần (nêu dẫn chứng).(0,5)
* Nguyên nhân:
- Do sự thay đổi góc nhập xạ từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp: Do lãnh thổ nước ta trải
dài theo chiều B-N, càng vào nam càng gần xích đạo ( tp Hồ Chí Minh) do vậy góc nhập
xạ tăng dẫn đến lượng bức xạ tăng, làm cho nhiệt độ Tb tăng dần từ B vào N.(0,5)
- Do gió mùa ĐB kết hợp bức chắn địa hình theo hướng Đ-T ( dãy Bạch Mã và Hoành
Sơn). Điều này đã làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh ( có 3 tháng nhiệt độ dưới 180), còn
miền nam (từ 160 B trở vào)có các bức chắn địa hình làm suy giảm và biến tính gió mùa
ĐB, không có mùa đông và nhiệt độ quanh năm cao.(0,5)
 Câu 4:
a , Chứng minh biển Đông là một biển kín và mang tính nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Là một biển kín: Bao bọc bởi các đảo và quần đảo ở phía đông, đông nam, nam và tây
nam như quần đảo Phi Líp Pin, quần đảo Mã Lai, bán đảo Ma lắc ca. Biển Đông thông với
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua một số eo biển hẹp.(0,25)
- Mang tính nhiệt đới gió mùa:
+ Khí hậu biển mang tính nhiệt đới gió mùa:
Nhiệt độ của tầng nước biển trên mặt là trên 230C , không có hiện tượng nước đóng băng
vào mùa đông. Vùng biển có 2 mùa gió như trên đất liền: Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến
tháng 4. Các tháng còn lại là gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ của nước biển giảm vào mùa gió
đông bắc giống như trên đất liền.(0,5)
+Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế ( cá, tôm…).(0,25)
+ Có các hải lưu phù hợp với 2 mùa gió. Độ mặn tương đối cao…(0,25)
- Nguyên nhân: do vị trí địa lí của biển Đông:
+Biển Đông trải dài từ xích đạo về đến chí tuyến nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
nên là một biển nhiệt đới.(0,25)
+ Biển Đông còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các loại gió mùa nên có tính chất
gió mùa.(0,25)
b , - Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú là cơ sở phát triển nhiều ngành
kinh tế (0,25)
-Tài nguyên sinh vật giàu có để phát triển ngành nuôi trồng khai thác chế biến hải sản.
(0,25)
- Các bãi tắm, đảo và vịnh …Phát triển du lịch biển đảo.(0,25)
- Khoáng sản( dầu khí, titan, cát trắng, muối biển..) giúp cho công nghiệp khai thác chế
biến khoáng sản biển.(0,25)
- Có các vũng vịnh để xây dựng các cảng biển.(0,25)

You might also like