You are on page 1of 10

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH MÔN: ĐỊA LÍ


ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2018 – 2019
Đề gồm 02 trang Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian
giao đề

Câu I. ( 3,0 điểm)


1. Thế nào là thạch quyển. Phân tích tác động của nước chảy đến địa hình bề mặt Trái
Đất.
2. Vì sao cùng mưa quanh năm nhưng khí hậu xích đạo mưa rất lớn còn khí hậu ôn đới
hải dương có tổng mưa ít hơn, mưa thất thường, mưa nhiều hơn vào thu đông?
Câu II. (2,0 điểm)
1. Chứng minh rằng: sự khác nhau về chất lượng của cơ sở thức ăn dẫn đến sự khác nhau
trong cơ cấu vật nuôi và hình thức chăn nuôi.
2. Tại sao thời gian gần đây, các nước đang phát triển có tốc độ tăng dân số thành thị
nhanh hơn các nước phát triển ?
Câu III (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
1. Nhận xét chế độ nhiệt ở miền khí hậu phía Bắc nước ta và nêu nguyên nhân.
2. Phân tích những thay đổi chế độ dòng chảy của sông Mê Công tại Việt Nam khi các
đập thủy điện và thủy lợi được xây dựng ở các nước phía trung và thượng lưu.
Câu IV (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
1. Trình bày đặc điểm thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
2. Vì sao ở nước ta, vai trò chính trong việc phân hóa thiên nhiên theo lãnh thổ không
thuộc về nhân tố địa đới?
Câu V (3,0 điểm)
1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về tình
hình chuyển cư ở các vùng giai đoạn 2005 – 2014.
Bảng: Tỉ suất gia tăng cơ học một số vùng nước ta 2005 – 2014 (Đơn vị: %)
Vùng 2005 2014
Đồng bằng sông Hồng - 0,6 - 0,5
Đông Nam Bộ + 7,2 + 11,2
Đồng Bằng sông Cửu Long - 1,8 - 6,7
2. Năng suất lao động là gì? Vì sao năng suất lao động nước ta còn thấp?

Câu VI (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
1. Nhận xét sự phân bố ngành công nghiệp điện lực Việt Nam.
2. Vì sao biển Đông là một hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và an ninh quốc
phòng nước ta?
Câu VII ( 3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
1. So sánh nguồn lực phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam
Bộ.
2. Việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang phải đối
mặt với những khó khăn gì về tự nhiên?
....................Hết..................
Họ tên thí sinh..........................................................................Số báo
danh................................................
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản giáo dục xuất bản từ năm 2009
để làm bài.
Giám thị không giải thích gì thêm.

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM


TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA
MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2018 – 2019
C Ý Nội dung Điểm
âu
1 Thế nào là thạch quyển. Phân tích tác động của nước chảy đến địa 1,75
hình bề mặt Trái Đất.
- Thạch quyển là vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti ( đến độ sâu 0,25
khoảng 100km) được cấu tạo bởi các loại đã khác nhau, tạo thành vỏ
cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.
- Nước chảy là nhân tố ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất 0,25
I thông qua các quá trình xâm thực, vận chuyển, bồi tụ, ngoài ra còn
tham gia vào quá trình phong hóa.
- Quá trình phong hóa: Các dòng nước ngầm ngấm vào vùng đá thấm 0,25
nước cùng tác động của nhiệt, axit hữu cơ…có thể làm cho đá bị phong
hóa về mặt hóa học, bề mặt đá bị vỡ ra, có thể hình thành các dạng địa
hình cacxtơ ở vùng đá vôi…
- Quá trình xâm thực ở các vùng đất dốc, mất lớp phủ thực vật: Dòng
chảy không thường xuyên hình thành các rãnh nông, khe rãnh xói mòn; 0,25
dòng chảy thường xuyên hình thành các thung lũng sông suối…làm
cho địa hình bề mặt trở nên cát xẻ hơn
- Quá trình vận chuyển : dòng nước chảy mang vật liệu được xâm thực
rời xa địa hình ban đầu, tùy theo độ lớn của vật chất mà dòng nước 0,25
mang đi xa hay gần.
- Quá trình bồi tụ( trầm tích) vật liệu mà dòng chảy nước mang theo
được tích tụ lại những khu vực có địa hình thấp hơn thường hình thành 0,25
ở cửa sông các đồng bằng châu thổ, bãi bồi ven sông, cồn đất ở cửa
sông…
- Như vậy, nước chảy tham gia vào các quá trình ngoại lực biến đổi các 0,25
địa hình kiến tạo do nội lực, hình thành nên các dạng địa hình mới, làm
cho địa hình bề mặt Trái Đất trở nên mềm mại hơn, đa dạng hơn.
2 Vì sao cùng mưa quanh năm nhưng khí hậu xích đạo mưa rất lớn 1,25
còn khí hậu ôn đới hải dương có tổng mưa ít hơn, mưa thất
thường, mưa nhiều hơn vào thu đông?
- Mưa xích đạo lớn hơn do chịu tác động của đai áp thấp xích đạo, bề 0,5
mặt chủ yếu là đại dương, dòng biển nóng hoạt động, nhiệt cao quanh
năm nên lượng bốc hơi lớn, dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa…
- Mưa ôn đới hải dương có tổng lượng ít hơn do chịu tác động của đai
áp thấp ôn đới, nền nhiệt thấp hơn, bốc hơi nhỏ hơn ( 0,25đ) gió Tây 0,75
ôn đới, fong cực và fron ôn đới hoạt động, các nhân tố kể trên hoạt
động mạnh hơn vào thu đông nên mưa nhiều vào thu đông, ( 0,25đ)
nơi giao tranh của các khối khí và fron thường xuyên nên mưa thất
thường hơn. ( 0,25đ)
II 1

Chứng minh rằng: sự khác nhau về chất lượng của cơ sở thức ăn 1,0
dẫn đến sự khác nhau trong cơ cấu vật nuôi và hình thức chăn
nuôi.

- Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn. 0,25
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu là: thức ăn từ đồng cỏ tự nhiên, 0,25
phụ phẩm từ trồng trọt thủy sản, thức ăn chế biến bằng phương pháp
công nghiệp. Mỗi nguồn thức ăn là cơ sở để phát triển loại vật nuôi và
hình thức chăn nuôi khác nhau.
- Về cơ cấu vật nuôi: nơi có thiên nhiên trù phú, đồng cỏ xanh tốt vật 0,25
nuôi phổ biến là bò; nơi thiên nhiên khắc nghiệt, đồng cỏ khô cằn
thường phát triển cừu, dê, lạc đà; nơi đồng bằng phù sa màu mỡ, cây
lương thực phát triển mạnh thường tập trung nuôi lợn, gia cầm…
- Về hình thức chăn nuôi: đồng cỏ tự nhiên là cơ sở cho phát triển chăn
nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn do người trồng là cơ sở cho chăn 0,25
nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại, thức ăn qua công nghiệp chế biến
là cơ sở cho nuôi theo hình thức công nghiệp.
2 Tại sao thời gian gần đây, các nước đang phát triển có tốc độ tăng 1,0
dân số thành thị nhanh hơn các nước phát triển ?
* Các nước đang phát triển tốc độ tăng dân thành thị cao:
- Đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nên quá trình 0,25
đô thị hóa nhanh.
- Đô thị hóa tự phát do bùng nổ dân số và tình trạng nghèo đói ở nông
thôn, khu vực thành thị có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tốt
hơn, khả năng tìm kiếm việc làm và chất lượng cuộc sống cao đã thu 0,25
hút dân cư vào thành thị.
* Các nước phát triển tốc độ tăng dân thành thị chậm hơn:
- Đã tiến hành công nghiệp hóa sớm, đã chuyển sang giai đoạn hậu 0,25
công nghiệp, đô thị hóa đã ở mức cao.
- Chênh lệch về CSVC và cơ sở hạ tầng ở thành thị nông thôn không
nhiều, giao thông lợi nên một bộ phận dân cư chuyển ra ngoại ô sinh 0,25
sống và phát triển các thành phố vệ tinh
III 1
Nhận xét và giải thích chế độ nhiệt ở miền khí hậu phía Bắc nước 2,0
ta.

- Miền khí hậu phía Bắc từ dãy Bạch Mã ( 160B) trở ra Bắc. 0,125
- Nhiệt độ trung bình năm của miền đạt trên 20 0C ( trừ vùng núi cao),
đạt chỉ tiêu khu vực nhiệt đới, biến trình nhiệt có 1 cực đại vào tháng 0,25
7.Do nằm trong vùng nội tuyến Bắc bán cầu, gần chí tuyến Bắc,trong
năm 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau vào, có góc nhập xạ lớn, địa
hình đồi núi thấp và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích…
- Nhiệt độ của miền có sự thay đổi rõ rêt theo Bắc Nam, theo mùa,theo 0,125
độ cao, theo đông tây. Do chịu tác động của các nhân tố gió mùa, địa
hình,…
+ Theo mùa: nhiệt độ phân thành 2 mùa: mùa đông nhiệt độ xuống thấp
(d/c), mùa hạ nhiệt độ lên cao (d/c nhiệt độ tháng 1, tháng 7) 0,5
(0,25đ).Do mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nguồn gốc
áp cao Xibia lạnh, mùa hạ chịu tác động của gió mùa Tây Nam nóng.
(0,25đ)
+ Theo Bắc Nam: từ Bắc vào Nam nền nhiệt trung bình, nhiệt độ tháng
1, tháng 7 tăng lên (d/c qua các trạm Lạng Sơn, Hà Nội, Đồng Hới), 0,5
biên độ nhiệt năm giảm (d/c). (0,25đ) Do càng vào Nam tác động của
gió mùa mùa đông suy yếu, càng gần xích đạo hơn góc nhập xạ lớn
hơn…(0,25đ)
+ Theo độ cao địa hình: khi lên địa hình cao nhiệt độ giảm (d/c trạm Hà 0,25
Nội và Sa Pa). Khi lên cao nhiệt độ giảm trung bình 0,60C/100m.
+ Theo Đông Tây: vào mùa Đông, nhiệt độ trung bình của Đông Bắc
thấp hơn ( d/c trạm Lạng Sơn và Điện Biên) do tác động của dãy 0,25
Hoàng Liên Sơn làm giảm tác động của gió mùa Đông Bắc…
2 Phân tích những thay đổi chế độ dòng chảy của sông Mê Công tại 1,0
Việt Nam khi các đập thủy điện và thủy lợi được xây dựng ở các
nước phía trung và thượng lưu.
* Khái quát: Nêu khái quát về hệ thống sông Mê Công và thực tế các 0,25
hồ thủy lợi và thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng ở các nước trung,
thượng lưu sông (hơn 20 dự án thủy điện công suất lớn và nhiều hồ
thủy lợi khác).
* Thay đổi chế độ dòng chảy của sông Mê Công ở Việt Nam :
- Thay đổi về tổng lượng nước: Lượng nước của sông Mê Công sẽ
được tích trữ tại các hồ thủy điện, thủy lợi, làm cho lưu lượng nước về 0,25
hạ lưu giảm mạnh, nhiều năm mực nước ngay cả trong mùa lũ ở hạ lưu
sông Mê Công tại Việt Nam ở mức rất thấp.
- Thủy chế thay đổi: Tính chất lũ hiền (lên chậm, rút chậm) có sự biến 0,25
động đặc biệt là trong mùa lũ, khi các hồ thủy điện và thủy lợi xả hay
tích nước.
- Hàm lượng phù sa giảm do phù sa được lắng đọng trong các hồ thủy
điện và thủy lợi, làm cho lượng phù sa về hạ lưu sụt giảm mạnh. Tác 0,25
động của biển vào sông Mê Công ở hạ lưu ngày càng lớn.
IV 1 Trình bày đặc điểm thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 1,5

- Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây 0,125
nam đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc điểm chung: có quan hệ mật thiết với miền Hoa Nam ( Trung
Quốc)về địa chất và kiến tạo, chịu tác động mạnh của gió mùa đông 0,25
bắc.
- Địa hình:đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy 0,25
núi, hệ thống sông lớn với đồng bằng mở rộng,..
-Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần
đảo. Vùng biển đáy nông, lặng gió, có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát 0,25
triển kinh tế biển.
- Khí hậu: hoạt động mạnh của gió mùa Đông bắc tạo nên mùa đông
lạnh nhất cả nước 0,25

- Khoáng sản phong phú đa dạng nhất cả nước: than, sắt, thiếc, vật liệu 0,25
xây dựng, thềm lục địa có dầu khí thuộc bể sông Hồng.
- Thiên tai: sự bất thường trong nhịp điệu mùa của khí hậu, dòng chảy 0,125
sông ngòi, thời tiết bất ổn…
2 Vì sao ở nước ta, vai trò chính trong việc phân hóa thiên nhiên theo
1,50
lãnh thổ không thuộc về nhân tố địa đới?
- Sự phân hóa thiên nhiên theo lãnh thổ ở nước ta gồm phân hóa theo 0,25
chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, thấp – cao và phân hóa mang tính địa
phương.
- Sự phân hóa theo lãnh thổ ở từng khía cạnh khác nhau sẽ có nhiều 0,25
nhân tố phối hợp tác động, nhưng sẽ có một nhân tố giữ vai trò chính,
cụ thể:
+ Phân hóa Bắc – Nam: Có nhiều nhân tố tác động như vĩ độ (địa đới); 0,25
địa hình đặc biệt là tác động của các dãy núi chạy theo hướng Tây –
Đông; tác động của hoàn lưu gió mùa đặc biệt là gió mùa mùa đông.
Trong các nhân tố trên thì nhân tố gió mùa là nhân tố tác động chính.
+ Phân hóa theo Đông – Tây: Do tác động của biển, địa hình, gió 0,25
mùa… nhưng nhân tố địa hình giữ vai trò chủ yếu.
+ Phân hóa theo độ cao: Do tác động của vị trí, gió mùa, địa hình… 0,25
trong đó địa hình giữ vai trò chính.
+ Phân hóa địa phương: Nhân tố tác động chủ yếu như thành phần đá, 0,25
vai trò của con người… chứ không phải yếu tố địa đới.
Câu 1 Nhận xét và giải thích về tình hình chuyển cư ở các vùng giai đoạn 2,0
V 2005 – 2014.

* Nhận xét: trong giai đoạn 2005 – 2014


- Tỉ suất gia tăng cơ học có sự khác nhau giữa các vùng và có sự thay 0,25
đổi theo thời gian.
- Đông Nam Bộ là vùng nhập cư lớn nhất, ĐBSH và ĐBSCL là các 0,25
vùng xuất cư trong đó ĐBSCL xuất cư lớn hơn ĐBSH.
- ĐNB, ĐBSH có tỉ suất gia tăng cơ học tăng ( xuất cư giảm, nhập cư 0,25
tăng). 0,25
- ĐBSCL có tỉ suất gia tăng cơ học giảm ( xuất cư tăng, nhập cư giảm)
* Nguyên nhân:
- Tình hình xuất cư và nhập cư chịu tác động của lực hút và lực đẩy,
các nhân tố đó khác nhau giữa các vùng và thay đổi theo thời gian. 0,25
- ĐNB nhập cư cao và tăng do có nền kinh tế phát triển mạnh ( công 0,25
nghiệp, dịch vụ, trồng cây công nghiệp) nên có khả năng thu hút nhiều
lao động, mức sống cao, cơ sở hạ tâng hiện đại nhất là trong các đô thị,
điều kiện sống tốt…
- ĐBSCL xuất cư lớn do sản xuất trong vùng nông nghiệp vẫn giữ vai 0,25
trò quan trọng khả năng tạo việc làm tại chỗ còn hạn chế, vị trí nằm sát
ĐNB nơi có nền kinh tế năng động hút mạnh lao động.
- ĐBSH kinh tế phát triển thứ hai cả nước nhưng tốc độ chuyển dịch 0,25
cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, dân số quá đông dẫn đến khả năng giải
quyết việc làm tại chỗ chưa triệt để, có luồng xuất cư chất xám vào
ĐNB.

2 Năng suất lao động là gì? Giải thích tại sao năng suất lao động 1,0
nước ta còn thấp?
- Khái niệm năng suất lao động: là đại lượng đo lường lượng hàng hóa 0,25
và dịch vụ được tạo ra trong một giờ lao động.
- Nguyên nhân năng suất lao động nước ta thấp:
+ Trình độ lao động chưa cao: đa số lao động chưa qua đào tạo, lao
động thiếu kĩ năng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc….Tác phong 0,25
lao động chưa tốt, tính kỉ luật yếu, chưa chăm chỉ, sáng tạo,….
+ Công nghệ, khoa học kĩ thuật chậm đổi mới. Tổ chức lao động chưa 0,25
khoa học: sử dụng lao động chưa phù hợp với năng lực, tổ chức bộ máy
nhân sự cồng kềnh, chưa khoa học….
+ Cơ chế thị trường chưa phát triển sâu rộng → thiếu động lực cạnh 0,25
tranh để nâng cao năng suất lao động
Câu 1 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu quy luật 1,5
VI phân bố công nghiệp điện lực và chứng minh quy luật đó ở Việt
Nam.
* Các nhà máy điện có định hướng tài nguyên rõ rệt nên thường 0,25
phân bố ở gần nguồn nhiên liệu, thủy năng: Các nhà máy nhiệt điện
phân bố gần nguồn nhiên liệu than, dầu khí còn các nhà máy thủy điện
phân bố tại nơi có trữ năng thủy điện lớn:
- Dựa vào nguồn nhiên liệu than và khí:
+ Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc phân bố chủ yếu ở vùng Đông 0,25
Bắc, gần bể than QN như: Uông Bí, Phả Lại hoặc Na Dương.
+ Các nhà máy nhiệt điện phía Nam sử dụng nguồn khí thiên nhiên
được đưa từ thềm lục địa vào bờ: Nhiệt điện Phú Mĩ, Bà Rịa sử dụng 0,25
khí từ mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây và khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ,
mỏ Rồng; nhiệt điện Cà Mau sử dụng khí đồng hành từ mỏ Cái
Nước (Bungakekoa).
- Các nhà máy gần nguồn thủy năng dồi dào: Hàng loạt nhà máy thủy
điện đã được xây dựng trên các con sông có trữ năng lớn ở nước ta 0,25
( Đọc Át lát)\
- Điện gió: Cà Mau, Bạc Liêu. ( thưởng 0,25 điểm khi chưa đạt
điểm tối đa)
* Các nhà máy điện còn hướng về vùng tiêu thụ, nơi kinh tế phát
triển, tập trung đông dân cư trong khi nguồn nguyên liệu hạn chế. 0,25
ĐBSH có nà máy nhiệt điện Ninh Bình, ở Nam Bộ có nhà máy nhiệt
điện chạy bằng dầu FO nhập là Thủ Đức, Trà Nóc. Tuy nhiên công suất
của các nhà máy này thường nhỏ (dưới 1000MW).
* Điện sản xuất ra đến đâu phải tiêu thụ ngay đến đó nên phải có
mạng lưới chuyển tải điện thống nhất giữa các nhà máy với nơi 0,25
tiêu thụ.
Hệ thống đường dây tải điện đảm bảo việc tiêu thụ từ nơi sản xuất và
phân bố điện tới cả nước như:
- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500KV, 220KV ...
- Các trạm biến áp: trạm lớn 550KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà
Nẵng trên đường dây 500KV B – N. Các trạm nhỏ 220KV đặt ở
nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Huế, Nha Trang.. trên đường
dây 220KV.
2 Vì sao biển Đông là một hướng chiến lược trong phát triển kinh tế 1,5
và an ninh quốc phòng nước ta?
- Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2 với các bộ phận: nội 0,25
thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền knh tế và thềm lục
địa; có hơn 4000đảo và hai quần đảo xa bờ.
- Biển Đông giàu tài nguyên thiên nhiên và các thế mạnh tự nhiên cho 1,0
phát triển tổng hợp kinh tế biển: mỗi
+ tài nguyên hải sản phong phú đa dạng (d/c) ý
+ tài nguyên khoáng sản biển phong phú ( d/c) 0,25đ
+ tài nguyên du lịch biển đảo (d/c)
+ vị trí thuận lợi trong giao lưu quốc tế, cửa sông, vũng vịnh nước
sâu, đảo ven bờ cho xây dựng cảng…
- Các đảo quần đảo xa bờ là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là cơ sở 0,25
để khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển – đảo, vùng trời
trên các đảo.
VII 1 So sánh nguồn lực phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi 2,5
Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
* Giống nhau:
- Đều có tài nguyên khoáng sản năng lượng trữ lượng vào loại cao cho
phát triển công nghiệp, ngoài ra còn có nước khoáng, vật liệu xây 0,125
dựng.
- Đêù có trữ năng thủy điện vào loại cao do sông ngòi nhiều nước,
chảy trên địa hình phân bậc. 0,125
- Đều có tài nguyên đất, khí hậu nước, sinh vật cho phát triển nguồn
nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, có các tỉnh thuộc vùng 0,125
kinh tế trọng điểm, nằm tiếp giáp với các vùng nguyên liệu lớn, được
nhà nước ưu tiên đầu tư…
- Tuy nhiên, khoáng sản phân bố ở địa hình hiểm trở khó khai thác, sự 0,125
phân mùa trong chế độ dòng chảy ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp
* Khác nhau:
- Về tự nhiên:
+ TDMNBB hơn ĐNB:
. Vùng giàu khoáng sản nhất cả nước, với đầy đủ các loại khoáng sản: 0,25
năng lượng, kim loại, phi kim, vật lệu xây dựng cho phát triển ngành
khai thác chế biến khoáng sản. Nổi bật là than, sắt, thiếc, apatit…
( tên, trữ lượng, phân bố); trong khi Đông Nam Bộ chỉ có dầu khí.
. Vùng có trữ năng thủy điện của sông ngòi lớn nhất cả nước hệ thống
sông Hồng 11 triệu kw ( chiếm 37% cả nước), riêng sông Đà là 6 triệu 0,25
kw cho xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô lớn.Trong khi ĐNB,
hệ thống sông Đông Nai chỉ chiếm 19% tổng trữ năng thủy điện cả
nước, xây dựng được các nhà máy trung bình và nhỏ.
. Tài nguyên đất feralit, khí hậu cận nhiệt gió mùa, sinh vật phong
phú cho phép phát triển các ngành cung cấp nguyên liệu dồi dào cho 0,125
công nghiệp chế biến.
. Tuy nhiên, khoáng sản phần lớn trữ lượng nhỏ và trung bình, ở dạng
đa kim,địa hình hiểm trở nên khó khai thác. 0,125
+ Đông Nam Bộ hơn TDMNBB:
. Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước tập trung ở thềm lục địa thuộc bể 0,25
Cửu Long và nam Côn Sơn cho khai thác chế biến các sản phẩm từ
dầu khí..
. Vị trí địa lí thuận lợi hơn: nằm trọn vẹn trong vùng kinh tế trọng 0,25
điểm phía Nam ( trong khi MNTDBB chỉ có Quảng Ninh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía bắc), có đầu mối giao thông lớn nhất cả nước,
nằm gần các vùng nguyên liệu lớn ở ĐBSCL – Tây Nguyên –
DHNTB, gần các tuyến đường biển quốc tế… nên dễ dàng hơn trong
thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nguyên liệu và mở rộng thị
trường.
- Về KT – XH
+ ĐNB hơn TDMNBB:
. Dân cư có mức sống cao tạo ra thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng,
nguồn lao động có trình độ cao nhất cả nước, là địa bàn tích tụ lao
động có trình độ cao nhất ( công nhân kĩ thuật lành nghề, nhà kinh 0,25
doanh, nhà quản lí… ) cho phép lựa chọn lao động cho các ngành
công nghiệp nhất là ngành có kĩ thuật cao.
. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước 0,125
TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất, cảng lớn nhất, đô thị
đông dân nhất, trung tâm thông tin liên lạc lớn nhất
Các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp hình thành sớm nhất…
. Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước: chiếm đến 50% số dự
án và 60% số vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta từ sau 1988. 0,125
+ TDMNBB các điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế hơn nhiều so
với ĐNB:
. Dân cư thưa thớt, lao động tập trung chủ yếu ở trung du giáp ĐBSH, 0,25
trình độ lao động chưa cao, thiếu lao động cho phát triển công nghiệp.
. CSVCKT nhất là hạ tầng giao thông còn yếu…
2 Việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện 0,5
nay đang phải đối mặt với những khó khăn gì về tự nhiên?
- Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Trong mùa 0,25
khô, nước ngọt trên sông ngòi kênh rạch xuống thấp, nước mặn xâm
nhập sau vào đất liền, làm tăng độ chua và độ mặn trong đất.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn ( chiếm đến 0,125
60% diện tích), đất chặt, thiếu các nguyên tố vi lượng,cùng với sự
thiếu nước trong mùa khô làm cho việc cải tạo và sử dụng đất gặp
nhiều khó khăn.
- Nghèo tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật ven bờ bị suy
giảm gây trở ngại cho phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng. 0,125

You might also like