You are on page 1of 154

ĐỀ SỐ 1 (150 phút)

Câu 1. ( 3 điểm)
Chứng minh vị trí địa lí cũng góp phần vào việc hình thành thiên nhiên nước ta.
Câu 2. ( 4 điểm)
a. Giải thích tại sao miền nam nước ta có một mùa khô sâu sắc.
b. Tại sao khu vực Bắc Trung Bộ ảnh hưởng mạnh của gió Phơn Tây Nam còn Duyên hải
Nam Trung Bộ thì ít ảnh hưởng?
Câu 3. ( 3 điểm) Cho bảng số liệu:
TỈ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
( Đơn vị %)
Năm 2007 2010 2014 2017 2019
Tỉ số giới tính khi sinh 111.6 111.2 112.2 112.1 111.5
( Nguồn: niên giám thống kê 2017, NXB Thống kế 2018)
Trình bày và giải thích tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta qua các năm
Câu 4. ( 5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm phân bố ngành
công nghiệp năng lượng của nước ta.
Câu 5. ( 5 điểm) Cho bảng số liệu
NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NĂM 2017 VÀ NĂM 2020
( Đơn vị tạ/ ha)
Năm 2017 2020
Cả nước 55.5 58.8
Đồng bằng sông Hồng 56.8 61.4
Đồng bằng sông Cửu Long 56.4 60.1
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với
cả nước và Đồng bằng sông Hồng năm 2020
b. Nhận xét và giải thích về năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước
và Đồng bằng sông Hồng qua các năm.
( Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Viẹt Nam hoặc Tập bản đồ Địa lí do nhà xuất bản
Giáo dục phát hành từ năm 2009 đến nay).

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 Chứng minh vị trí địa lí cũng góp phần vào việc hình thành thiên 3.0
( 3 đ) nhiên nước ta.
- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta ( dẫn chứng) 1.0
- Góp phần làm cho nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa 0.5
dạng ( d/ c)
- Góp phần làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng ( d/c) 0.75
- Làm cho nước ta nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán ( dẫn chứng) 0.75
2 a. Giải thích tại sao miền nam nước ta có một mùa khô sâu sắc. 2.0
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau 0.5
- Lượng mưa rất thấp ( d/c) 0.5
- Do vị trí gần xích đạo nhiệt độ cao quanh năm, lượng bốc hơi lớn 0.5
1
nên cân bằng ẩm nhỏ, xuất hiện tháng hạn.
- Chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu bắc với tính chất khô, nóng 0.5
nên ít mưa
b. Tại sao khu vực Bắc Trung Bộ ảnh hưởng mạnh của gió Phơn 2.0
Tây Nam còn Duyên hải Nam Trung Bộ thì ít ảnh hưởng?
1. - Khái quát về gió phơn: Gió Phơn là gió khô nóng thổi từ trên 0.5
núi xuống. Trên một dãy núi dài và cao có sự chênh lệch về áp
suất giữa hai sườn núi. Khi một khối khí ẩm đi qua phải vượt
qua sống núi, không khí chuyển động đi lên theo tiêu chuẩn
của không khí ẩm, cứ lên 100 m nhiệt độ giảm 0,6 độ C, không
khí lạnh đi, sự ngưng kết diễn ra, mây hình thành và mưa rơi
xuống bên sườn đón gió. Khi khối khí này vượt qua sườn đón
gió, độ ẩm tuyệt đối của không khí giảm đi và đi xuống sườn
khuất gió theo tiêu chuẩn của không khí khô nhiệt độ không
khí liên tục tăng ( cứ xuống 100m nhiệt độ tăng 1 độ C), độ ẩm
tương đối của không khí giảm mạnh luồng không khí đi xuống
trở nên khô và nóng. Đó chính là gió Tây khô nóng (hay gió
“Phơn”). Ở nước ta hiện tượng gió Phơn (chính xác là hiện
tượng gió Tây khô nóng) xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Bắc
Trung Bộ.
- Khu vực Bắc Trung Bộ : địa hình núi thấp, các dãy núi song song so 0.75
le nhau theo hướng Tây Bắc- Đông Nam tạo thành bức chắn vuông
góc với hướng gió. Vì vậy gió vượt núi sang bên sườn Đông bị biến
tính mạnh.
- Khu vực Nam Trung Bộ: Trường Sơn Nam được cấu tạo bởi các 0.75
khối núi, giữa chúng có các vùng địa hình thấp tạo cơ hội để khối khí
chí tuyến vịnh Ben gan (TBg) vượt qua dễ dàng mà ít bị biến đổi tính
chất so vói Trường Sơn Bắc
Trình bày và giải thích tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta qua các 3.0
năm
* Nhận xét
- Tỉ số giới tính khi sinh luôn cao hơn 100 nghĩa là số trẻ em 0.5
nam sinh ra luôn nhiều hơn trẻ em nữ ( d/c)
- Tỉ số giới tính khi sinh của nước ta luôn cao hơn mức tự nhiên 0.5
- Nhìn chung tỉ số giới tính khi sinh có xu hướng giảm nhẹ tuy 0.5
nhiên vẫn cao và có nhiều biến động (d/c)
- Kết luận: hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh.
* Giải thích
- Do quy luật sinh tự nhiên, số trẻ em nam luôn nhiều hơn trẻ em nữ 0.5
- Phong tục tập quán, tâm lí thích con trai của người Á- Đông và 0.5
chính sách hạn chế dân số làm tăng hiện tượng lựa chọn giới tính thai
nhi khi sinh.
- Tiến bộ về y tế cho phép có thể can thiệp và hỗ trợ sinh con theo ý 0.5
muốn
4 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc 5.0
2
điểm phân bố ngành công nghiệp năng lượng của nước ta.
- Công nghiệp nặng lượng bao gồm công nghiệp khai thác nguyên, 0.75
nhiên liệu và công nghiệp điện ( thủy điện và nhiệt điện)
-Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu có sự phân bố gắn liền với 0.75
nguồn nhiên liệu ( d/c)
- Công nghiệp sản xuất điện
+ thủy điện: tập trung chủ yếu thượng nguồn các con sông lớn vùng 0.75
đồi núi nhiều thác ghềnh (Trung du mièn núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ...)
+ Nhiệt điện phân bố gần nguồn nguyên nhiên liệu, thị trường ( d/c) 0.5
- Công nghiệp năng lượng có sự phân hóa về mặt lãnh thổ: 0.25
+ vùng phát triển mạnh nhất Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc 0.75
Bộ ( Đầy đủ cơ cấu công nghiệp năng lượng, nhà máy quy mô lớn ...)
+ Vùng phát triển vừa Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu 0.75
Long, Tây Nguyên...
+ Kém phát triển nhất duyên hải miền Trung 0.5
- Trạm điện và đường dây tải điện phân bố từ Bắc vào Nam.
5 a. Vẽ biểu đồ 2.0
- Biểu đồ cột cho năm 2020 ( biều đồ khác không cho điểm)
- Yêu cầu: đầy đủ, chính xác và đảm bảo tính thẩm mỹ, thiếu
hoặc sai 01 yếu tố trừ 0.25 đ
b. Nhận xét 3.0
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn của Đồng 0.75
bằng sông Hồng nhưng cao hơn năng suất lúa cả nước ( d/c)
- Năng suát lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tương tự như cả nước 0.75
và Đồng bằng sông Hồng đều tăng từ năm 2007 đến năm 2020 (d/c)
* Giải thích
- Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông cửu Long vẫn nặng về quảng canh, 0.75
coi trọng việc mở rộng diện tích canh tác gieo trồng, có chú ý đến
thâm canh chỉ ở 1 số nơi có điều kiện thuận lợi về giống, thủy lợi...
- Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng đi sâu vào thâm canh ( phân 0.75
bón, giống, thủy lợi, chăm sóc...) tập trung tăng năng suất trong điều
kiện diện tích khó khăn.

3
ĐỀ 2
UBND HUYỆN IAPA KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC : 2022-2023
MÔN THI: ĐỊA LÝ
Thời gian 120 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1. ( 3.0 điểm)
a. Tại sao việc làm đang là vấn đề hay gắt của xã hội ở nước ta hiện nay?
b. Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
Câu 2. ( 3.5 điểm)
a. Chứng minh công nghiệp khai thác nhiên liệu là ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta?
b. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.
Câu 3. ( 3 điểm)
Nêu những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông
Hồng? Hướng giải quyết những khó khăn đó?
Câu 4. ( 5.5 điểm)
a. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Những đặc
điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng?
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định địa bàn phân bố cây công nghiệp lâu chủ yếu
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển
cây công nghiệp chủ yếu này?
Câu 5. ( 5.0 điểm) Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-
2017
Năm 2005 2007 2012 2017
Diện tích ( nghìn ha) 497.4 509.3 623.0 677.6
Sản lượng ( nghìn tấn) 752.1 915.8 1260.4 1577.2
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018)
a. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng cà phê nhân của
nước ta giai đoạn 2005-2017
b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích, sản lượng cà phê nhân của nước ta giai
đoạn 2005- 2017

4
HƯỚNG DẪN

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


1 a. Tại sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của xã hội ở nước ta hiện
nay?
- Do dân đông nguồn lao động dồi dào, mỗi năm bổ sung trên 1 triệu lao
động trong khi kinh tế còn chậm phát triển gây sức ép lớn đến vấn đề
việc làm.
- Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và sự phát triển các ngành nghề
ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông
thôn. Thời gian sử dụng của lao động nông thôn 77.7%.
- Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cao 6%.
- Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta.
b. Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước
ta hiện nay?
- Giảm tỉ lệ sinh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình kiểm soát số dân bổ sung
hàng năm.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo
nhiều việc làm.
- Đa dạng hóa các ngành nghề
- Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, mở các trung tâm giới thiệu
việc làm.
- Hợp tác xuất khẩu lao động.
- Đối với nông thôn: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, phát triển các
ngành nghề truyền thống tạo nhiều việc làm ở nông thôn.
- Đối với thành thị: hình thành các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp,
tăng cường đào tạo nguồn lao động, giới thiệu việc làm.
2 a. Chứng minh công nghiệp khai thác nhiên liệu là ngành công nghiệp
trọng điểm của nước ta?
* Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ
cấu, có thế mạnh phát triển lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sự
phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm tác động đến các
ngành kinh tế khác.
* ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu là ngành công nghiệp trọng điểm
ở nước ta:
- Đây là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu.
- Có thế mạnh lâu dài: ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu phát triển
dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản nhiên liệu than đá, dầu mỏ và khí
đốt có trữ lượng lớn. Nước ta có khoảng 6 tỉ tấn than đá, 4,4 tỉ thùng dầu
và hàng tỉ m 3 khí kèm theo. Cho phép khai thác hàng năm 15-20 triệu tấn
than, tập trung khai thác nhiều nhất tại Quảng Ninh. Hàng trăm triệu tấn
dầu và hàng tỉ m3 khí đã được khai thác. Dầu mỏ, khí đốt tập trung tại
thềm lục địa phía Nam.
- Sự phát triển của ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao: Than đá, đầu mỏ
và khí đốt được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống của nhân dân,
5
dùng làm nhiên liệu, năng lượng, công nghệ khí hóa, hóa lỏng.... Đây là
mặt hàn xuất khẩu ( đặc biệt dầu mỏ) thu nguồn ngoại tệ lớn phục vụ cho
tái đầu tư sản xuất trong nước.
- Sự phát triển của ngành sẽ tác động đến các ngành kinh tế khác và đời
sống người dân. Sự phát triển của ngành sẽ cung cấp nguyên liệu, nhiên
liệu cho các ngành công nghiệp khác như luyện kim, hóa chất, công
nghiệp điện... ngoài ra còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống cho nhân dân.
b. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và
đa dạng.
Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.
 Tài nguyên du lịch tự nhiên (d/c trong Atlat)
 Tài nguyên du lịch nhân văn (d/c trong Atlat)
Nước ta đang tận dụng lợi thế của một nước có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú, đa dạng. Việc phát triển ngành du lịch đã mang lại nhiều lợi
ích kinh tế xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh về đất nước và con
người Việt Nam trên trường quốc tế.
3 Nêu những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của Đồng
bằng sông Hồng? Hướng giải quyết những khó khăn đó?
Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực số hai của nước ta
sau vùng Đồng bằng sông cửu Long. Nhờ điều kiện thuận lợi vùng đã
đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó vẫn
còn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục.
* những thành tựu trong nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng:
- Trồng trọt:
+ Cây lương thực: vùng trọng điểm số hai về sản xuất cây lương thực.
Lúa gạo là cây lương thực chính. Vùng đứng thứ 2 cả nước về diện tích
và sản lượng, đứng đầu về năng suất. Vùng đã đáp ứng được nhu cầu về
an ninh lương thực cho số dân đông ngoài ra một phần cung cấp cho các
vùng lân cận và xuất khẩu. Các tỉnh trọng điểm cây lương thực của
vùng: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam...
+ Rau quả, hoa màu vụ đông: hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng đều trồng
được các loại cây ưa lạnh: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua,
hoa... Vụ đông đang dần trở thành vụ chính trong năm nhờ hiệu quả
kinh tế cao.
+ Trồng cây ăn quả phát triển hầu hết các tỉnh.
- Chăn nuôi, thủy sản:
+ chăn nuôi lợn: vùng dẫn đầu cả nước về số lượng đàn lợn chiếm
27,2% cả nước năm 2002.
+ chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa phát triển mạnh ở ngoại ô các thành
phố lớn.
+ chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.
Khó khăn:
- Diện tích đất canh tác hầu như không thể mở rộng.
- Diện tích đất canh tác
- - Đất canh tác quá mức thoái háo, bạc màu.
6
- Thời tiết diễn biến thất thường....
- Sông ngòi thủy chế theo mùa.
4 a. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ. Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của vùng?
Đặc điểm dân cư xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
- Trung du miền núi Bắc Bộ là nơi cư trú đan xen của nhiều dân tộc ít
người: thái, Mường, Dao, Mông... ở Tây Bắc, Tày, Nùng, Dao Mông...
ở Đông Bắc.
- Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
- Đồng bào dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
- Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ
tiêu phát triển dân cư xã hội.
- Một số chỉ tiêu dân cư xã hội của vùng chênh lệch so với mặt bằng
chung của cả nước.
- về cơ bản đời sống của đồng bào các dân tộc ở đây còn gặp nhiều khó
khăn nhưng đang dần được cải thiện nhờ những chính sách mới, sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước.
Những đặc điểm về dân cư xã hội đó đã đêm đến một số những thuận
lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng như:
* Thuận lợi:
- Đây là nơi cư trú của khoảng 30 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có
những nét văn hóa riêng tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc của vùng.
- Các dân tộc có kinh nghiệm sản xuất khác nhau: các dân tộc ít người
có kinh nghiệm trong canh tác trên đất dốc, trồng rừng, trồng cây công
nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc...
* khó khăn
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc có sự chênh lệch
khá lớn.
- Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp, phong tục tập
quán các dân tộc ít người có nhiều điểm khác nhau.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định địa bàn phân bố cây công
nghiệp lâu chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phân tích
thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp chủ yếu này?
Địa bàn phân bố cây công nghiệp lâu chủ yếu của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là chè, cà phê mới trồng
thử nghiệm, hồi
- Phân bố:
+ Cây chè trồng nhiều ở các tỉnh: Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn...
+ Cây cà phê trồng thử nghiệm ở một số địa phương quy mô nhỏ
+ Hồi: Lạng Sơn.
Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp chủ yếu
này?
- Đất: phần lớn diện tích là đất Feralit trên đá phiến, đá vôi và các
7
loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ ( trung du) thuận
lợi phát triển các loại cây công nghiệp.
- Địa hình: vùng trung du chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi,
trưng bởi địa hình dồi bát úp xen với các cánh đồng thung lũng
thuận lợi xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp với
quy mô lớn.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng
sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để
phát triển các cây công nghiẹp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước được đảm bảo.
5 a. vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng cà phê nhân
của nước ta giai đoạn 2005-2017
Vẽ biểu đồ kết hợp cột ( diện tích) đường (sản lượng)
Đảm bảo tính thẩm mỹ, chính xác, khoa học. Đầy đủ số liệu, tên biểu
đồ, bảng chú giải....
b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích, sản lượng cà phê nhân
của nước ta giai đoạn 2005- 2017
- Diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta tăng mạnh trong
giai đoạn 2005- 2017
- Diện tích tăng ..... gấp... lần
- Sản lượng tăng ..... gấp.... lần
- Sản lượng và diện tich đều tăng nhưng sản lượng tăng nhanh hơn
diện tích.

ĐỀ 3 (150 phút)
Câu 1. ( 3 điểm)
Chứng minh nhận định sau đây: “ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, nhưng chủ yếu
là là đồi núi thấp”
Câu 2. ( 3 điểm)
Phân tích tác động của các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc đến thiên nhiên của
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 3 ( 4.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét mối quan hệ giữa phân
bố dân cư và dân tộc ở nước ta. Giải thích mối quan hệ đó.
Câu 4. ( 4.0 điểm)
Tại sao khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất được phát triển ở nước ta trong những
năm gần đây?
Câu 5 ( 6.0 điểm) Cho bảng số liệu
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA
( Tính đến 31/12/2020)
( Đơn vị: Nghìn ha)
Vùng Tổng diện Đất sản Đất lâm Đất Đất ở Chưa sử
tích xuất nông nghiệp chuyên dụng
8
nghiệp dùng
Cả nước 33134.4 11718.4 15404.9 2010.9 754.3 3245.9
Đồng bằng sông 2127.8 776.5 515.8 346.9 149.8 338.8
Hồng 36.5 % 24.2% 16.3% 7% 15.9%
Đồng bằng sông 4092.2 2575.3 294.8 255.4 137.5 829.2
cửu Long 62.9 7.2% 6.2% 3.4% 20.3%
( Nguồn: Niên giám thống kê việt Nam, NXB Thống kê, 2021)
a. Vẽ biẻu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sử dụng đất của Vùng đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông cửu Long.
b. So sánh và giải thích cơ cấu sử dụng đất của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long.

HƯỚNG DẪN

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


1 Chứng minh nhận định sau đây: “ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi,
nhưng chủ yếu là là đồi núi thấp”
Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi.
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên. d/c
+ đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông từ Tây Bắc đến
Đông Nam Bộ.
+ Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích
- Chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Núi cao dưới 1000 m chiếm 75% diện tích tự nhiên
+ núi cao dưới 1500m chiếm 85% diện tích tự nhiên
+ núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
2 Phân tích tác động của các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc đến
thiên nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Các cánh cung núi ở Đông Bắc: Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn,
Bắc Sơn, Đông Triều.
- Tac động của các cánh cung núi đến thien nhiên miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ:
+ Hướng vòng cung của các cánh cung vùng Đông Bắc tạo điều kiện
cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta và làm cho
Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, nhiều tháng nhiệt
độ xuống thấp ( mùa đông dài và lạnh nhất nước ta)
+ Khí hậu có sự phân hóa theo dộ cao địa hình (trung bình cứ lên cao
100 m, nhiệt độ giảm 0,6 ° C). Do địa hình núi thấp chiếm phần lớn
diện tích nên miền ở đây chỉ hình thành các vành đai nhiệt đới gió mùa
và cận nhiệt đới trên núi.
+ Sông ngòi chảy theo hướng chính là hướng vòng cung.
3 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét mối quan
hệ giữa phân bố dân cư và dân tộc ở nước ta. Giải thích mối quan hệ
đó.
Sự phân bố dân cư và dân tộc nước ta phân bố không đồng đều và có
mối quan hệ với nhau.
9
* giữa đồng bằng và miền núi
- Ở vùng đồng bằng, ven sông vùng duyên hải tập trung đông đúc dân
cư sinh sống. Đây là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc Kinh và những
dân tộc như Hoa, Chăm, Nùng,....
- Ở các vùng miền núi, cao nguyên, dân cư tập trung ít, rải rác trên các
cao nguyên. Đây là nơi cư trú chủ yếu là những người dân tộc ít người
như Khơ-me, Xơ-đăng, H-mông, Gia-rai,.....
* giữa thành thị và nông thôn
- thành thị có mật độ dân số cao, chủ yếu là nơi cư trú của người Kinh.
Người Hoa sống chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và các
tỉnh miền Tây Nam bộ.
- Nông thôn tập trung tới 70 % dân số, mật độ dân số thấp. Ở đồng
bằng người Kinh là chủ yếu, vùng trung du, miền núi là các dân tộc ít
người. Tuy nhiên các dân tộc ít người ở miền bắc sống đan xen nhau.
Gồm các dân tộc Thái, Tày, Mường, Dao Mông... Ở .....
Giải thích:
- Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng, người Việt chiếm số dân
đông nhất (86,2%), phân bố rộng khắp cả nước.
- Các dân tộc có sự khác nhau về phong tục, tập quán, phương thức sản
xuất, khai thác thiên nhiên.
4 Tại sao khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất được phát triển
ở nước ta trong những năm gần đây?
- Khu công nghiệp được hiểu đơn giản là khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp.
Tại đây doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài đều có
thể hoạt động.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp
chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó có cả
các DN cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất – nhập
khẩu.
Khu công nghiệp và khu chế xuất phát triển mạnh trong những năm
gần đây do:
- Nước ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu
tien phát triển công nghiệp dịch vụ.
- Nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Hoạt động ngoại thương buôn bán giữa
nước ta với các nước trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh.
- Các mặt hàng xuất khẩu qua chế biến ngày càng nhiều.
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
- Việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần phát
triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo việc làm, đầu tư
có trọng tâm tránh dàn trải.
- Đây là xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế.
5 Bảng xử lí số liệu
10
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA
( Tính đến 31/12/2020)
( Đơn vị: %)
Vùng Tổng Đất sản Đất lâm Đất Đất ở Chưa
diện tích xuất nghiệp chuyên sử
nông dùng dụng
nghiệp
ĐBSH 100 36.5 24.2 16.3 7 15.9
ĐBSCL 100 62.9 7.2 6.2 3.4 20.3
a. Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ tròn bán kính khác nhau
b. So sánh và giải thích cơ cấu sử dụng đất của vùng Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Quy mô: Tổng diện tích đất ở ĐBSH nhỏ hơn diện tích đất ở vùng
ĐBSCL
- Cơ cấu:
+ Đất nông nghiệp cả 2 vùng đều chiếm diện tích lớn nhất. Diện đất
đất sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL lớn hơn ở ĐBSH (d/c)
+ Đất lâm nghiệp chiếm cơ cấu lớn thứ 2 ở dòngd bằng sông Hồng
nhưng chiếm thứ 3 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất
lâm nghiệp ở ĐBSH lớn hơn so với ĐBSCL. (d/c)
+ đất chuyên dùng về cơ cấu đứng thứ 3 ở ĐBSH, thứ 4 ở ĐBSCL.
Diện tích đất chuyên dùng ở ĐBSH lớn hơn ở ĐBSCL.
+ Đất ở ở ĐBSH lớn hơn ĐBSCL
+ Đất chưa sử dụng ở ĐBSCL lướn hơn ĐBSH, khả năng mở rộng
diện tích canh tác ử ĐBSCL lớn.
* giải thích:
- Đất nông nghiệp đều chiếm tỉ lệ cao do đây là 2 vùng đồng bằng lớn
nhất, trọng điểm cây lương thực lớn nhất cả nước.
- Đất ở và đất chuyên dùng lớn do đây là vùng đông dân tuy nhiên
ĐBSH đông dân hơn, quá trình công nghiệp hóa nhanh hơn nên đất
chuyên dùng và đất ở lớn hơn.
- đất chưa sử dụng ở ĐBSCL lớn hơn do đất hoang hóa còn nhiều
trong khi ĐBSH khả năng mở rộng rất thấp do diện tích đất nhỏ, dân
đông.

11
ĐỀ 4. ( 150 PHÚT)
Câu 1. ( 4.0 điểm) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
a. Xác định vị trí địa lí, giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Trình bày ý
nghĩa của vị trí, giới hạn đối với tự nhiên của miền.
b. Kể tên một số đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Nêu vai trò của các đảo, quần đảo đối
với quá trình quá triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta
Câu 2. ( 4.0 điểm)
a. Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG
THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2012-2020
( Nghìn người)
Năm 2012 2014 2016 2020
Thành thị 14106.6 16525.5 17449.9 18071.8
Nông thôn 36286.3 4=37222.5 36995.4 37282.4
( Nguồn niên giám thống kê năm 2021)
Tính tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên phan theo thành thị và nông thôn của nước ta giai
đoạn 2012-2020. Từ đó rút ra nhận xét.
b. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, điều đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với
sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Câu 3. ( 3.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển
và phân bố cây lương thực chính ở nước ta.
Câu 4. ( 4.0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nma và kiến thức đã học, hãy lập bảng số liệu thể hiện cơ
cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta phân theo thành
phần kinh tế trong giai đoạn 1995- 2007. Từ đó rút ra nhận xét
b. Trình bày đặc điểm phân bố ngành dịch vụ nước ta. Nêu ý nghĩa của quốc lộ 1A đối
với hoạt động kinh tế của nước ta.
Câu 5. ( 5.0 điểm) Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1991- 2018
Năm 1991 2000 2013 2018
Số dân( triệu người) 54.9 66.2 80.9 89.8
Sản lượng lúa( Triệu tấn) 12.4 19.2 34.6 44.0
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự gia tăng dân số và sản lượng lúa ở nước ta giai
đoạn 1991-2018
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giai thích sự gia tăng số dân, sản
lượng lúa của nước ta trong thời gian trên

12
HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 a. Xác định vị trí địa lí, giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc 2.0
Bộ. Trình bày ý nghĩa của vị trí, giới hạn đối với tự nhiên của
miền.
- Giới hạn: MB&ĐBBB bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và 0.25
khu đồng bằng Bắc Bộ.
- Vị trí: Nằm ở nơi cõ vĩ độ cao nhất của nước ta. 0.25
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp Trung Quốc 0.25
+ Tây và Tây Nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 0.25
+ Phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ. 0.25
- Nằm tiếp liền khu á nhiệt đới Hoa Nam Trung Quốc. 0.25
=> Vị trí ảnh hưởng rất lớn các đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là khí hậu. 0.5
Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Miền có một
mùa đông dài và lạnh nhất nước ta.
b. Kể tên một số đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Nêu vai trò của 2.0
các đảo, quần đảo đối với quá trình quá triển kinh tế- xã hội và an
ninh quốc phòng của nước ta
* Kể tên: 1 số đảo và quần đảo lớn ở nước ta. 0.5
Đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc ( Kiên Giang)
2 quần đảo lớn xa bờ của nước ta là quần đảo Trường Sa ( Khánh
Hòa), quần đảo Hoàng Sa ( Đà Nẵng)
Hs có thể kẻ nhiều hơn. Tuy nhiên tối thiểu như đáp án mới cho điểm
tối đa.
* Vai trò
- Kinh tế: Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên đặc biệt có 0.5
những loài sinh vật quý hiếm như yến, các loài chim, các cây dược
liệu. Kinh tế các đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú cho
cơ cấu nền kinh tế nước ta.
- Xã hội: là nơi cư trú của con người và là nơi trú ngụ an toàn cho tàu 0.5
bè đánh bắt khơi xa khi gặp thiên tai.
- ANQP: Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo 0.5
vệ an ninh quốc phòng (vừa tạo hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền vừa
có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng
biển và thềm lục địa quanh đảo)
2 Tính tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên phan theo thành thị và nông 2.0
thôn của nước ta giai đoạn 2012-2020. Từ đó rút ra nhận xét.
Công thức tính 0.25
Tỉ lệ dân thành thị = ( số dân thành thị : tổng số dân) x 100 %
Tỉ lệ dân nông thôn = ( số dân nông thôn : tổng số dân) x 100%
Bảng số liệu thể hiện tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo
thành thị và nông thôn cả nước giai đoạn 2012- 2020 (%)
2012 2016 2020
014 1.0
13
TL dân TT 28 30.7 32.1 32.6
TL dân NT 72 69.3 67.9 67.4
Qua bảng số liệu ta thấy: 0.25
- Tỉ lệ dân thành thị thấp có xu hướng tăng, tăng từ 28% (2012) lên
32.6% (2020) tăng 4.6%. 0.25
- Tỉ lệ dân nông thôn cao có xu hướng giảm từ 72% (2012) xuống còn
67.4% (2020) giảm 4.6% 0.25
=> Đây là sự thay đổi tích cực, phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước
ta tuy nhiên còn diễn ra chậm.
b. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, điều đó có thuận lợi 2.0
và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
VN có 54 dân tộc anh em gồm dân tộc Kinh và các dân tộc ít người 0.25
* Thuận lợi:
- VN có nền văn hóa phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc 0.25
- Người dân giàu kinh nghiệm trong sản xuất
+ Dân tộc Việt giàu kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước nghề thủ 0.25
công tinh xảo, phát triển mạnh mẽ công nghiệp, dịch vụ.
+ Dân tộc ít người giàu kinh nghiệm trong trồng rừng, trồng cây công 0.25
nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công, kinh nghiệm
canh tác trên đất dốc...
* Khó khăn
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc có sự chênh lệch
khá lớn.
- Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp, phong tục tập
quán các dân tộc ít người có nhiều điểm khác nhau.
3 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày
tình hình phát triển và phân bố cây lương thực chính ở nước ta.
* Cây lương thực chính của nước ta là cây lúa 0.5
* Tình hình phát triển và phân bố cây lúa giai đoạn 2000-2007
- Vai trò: cung cấp lương thực trong nước, là mặt hàng xuất khẩu chủ 0.25
lực của nước ta.
- Giá trị sản xuất cây lúa trong tổng giá trị ngành trồng trọt tăng dân 0.25
qua các năm.
- Diện tích năm 2000 (7666 nghìn ha) nhưng đến năm 2007 (7207 0.25
nghìn ha) giảm 459 nghìn ha.
- Năng suất liên tục tăng từ 42.4 tạ/ ha ( 2000) lên 49.9 tạ / ha ( 2007) 0.5
tăng gấp 1.17 lần ( do thâm canh, tăng vụ, áp dụng kĩ thuật)
- Sản lượng lúa cũng liên tục tăng từ 32530 nghìn tấn (2000) lên 35942 0.5
nghìn tấn ( 2007) tăng gấp1.1 lần do tăng năng suất.
- Bình quân lương thực theo đầu người. 0.25
+ 2000- 2005 tăng từ 419 kg/ người/ năm lên 431 kg/ người/ năm.
+ 2005-2007: giảm từ 431 kg/ người xuống còn 422 kg/ người (do
diện tích giảm)
- Phân bố: lúa được trồng hầu hết ở các địa phương tuy nhiên: 0.25
+ phát triển mạnh ở vùng ĐBSH, Vùng ĐBSCL
+ Phát triển vừa tại các vùng duyên hải.
14
+ Kém phát triển ở Tây Nguyên và TDMNBB
- Xuất khẩu: gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Thị 0.25
trường ngày càng mở rộng, chất lượng ngày càng nâng cao.
4 a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nma và kiến thức đã học, hãy lập bảng 2.0
số liệu thể hiện cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng của nước ta phân theo thành phần kinh tế trong giai
đoạn 1995- 2007. Từ đó rút ra nhận xét.
* Bảng số liệu
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
của nước ta phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 1995-
2007. (%)
Năm Khu vực nhà Khu vực ngoài Khu vực có vốn
nước nhà nước đầu tư nước ngoài
1995 22.6 76.9 0.5
2000 17.8 80.6 1.6
2005 13.0 83.2 3.8
2007 85.6 3.7
0.7
Nhận xét: Trong giai đoạn 1995- 2007, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta phân theo thành phần
kinh tế có sự thay đổi như sau:
- Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm mạnh, giảm 10.9%
- Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng 8.7%
- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gảm nhẹ giảm 1.3 %, tuy
nhiên có sự biến động:
+ giai đoạn 1995-2000: giảm mạnh 3.4 %
+ giai đoạn 2000-2005 tăng 2.2 %
+ Giai đoạn 2005-2007 tăng nhẹ, tăng 0.1 %
b. Trình bày đặc điểm phân bố ngành dịch vụ nước ta. Nêu ý nghĩa
của quốc lộ 1A đối với hoạt động kinh tế của nước ta.
- Các thành phố, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân
cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch
vụ
- Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng về tự
cấp tự túc các hoạt động dịch vụ nghèo nàn.
- Hà Nội và Thành phố Hof Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất
và có cơ cấu ngành đa dạng nhất ở nước ta.
=> đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước
tập trung nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên
khoa hàng đầu. Các dịch vụ khác đều phát triển.
* Ý nghĩa của quốc lộ 1A
- Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị ( Lạng sơn) đến Năm Căn ( Cà Mau)
- Là tuyến đường xương sống cả nước, nối các vùng kinh tế ( trừ Tây
Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
5 a. Vẽ biểu đồ 2.0
HS vẽ biểu đồ kết hợp cột - đường. Các loại biểu đồ khác không cho
15
điểm.
- Yêu cầu: đảm bảo tỉ lệ, tính thẩm mĩ, đầy đủ thông tin, số liệu, tên
biểu đồ, chú giải. Sai tỉ lệ, thiếu mỗi yếu tố trừ 0.25 đ
b. Nhận xét và giải thích 3.0
* Nhận xét: giai đoạn 1991- 2018 số dân, sản lượng lúa của nước ta 0.5
liên tục tăng, tốc độ tăng khác nhau.
+ Số dân tăng 34.9 triệu người, gấp 1.63 lần, tăng 63%. 0.5
+ Sản lượng lúa tăng 31.6 triệu tấn, gấp 3.54 lần, tăng 254%. 0.5
+ Tốc độ tăng trưởng của sản lượng lúa nhanh hơn so với dân số. 0.5
* giải thích
- Dân số tăng nhanh do quy mô dân số lớn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên mặc
dù đã giảm nhưng còn cao, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn, tiến bộ
của ngành y tế nên tỉ lệ tử vong giảm.
- Sản lượng tăng do nước ta tiến hành khai hoang, cải tạo đất mở rộng
diện tích đất canh tác, sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao,
thích hợp với điều kiện thời tiết, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
trong nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi, thâm canh tăng
vụ.
- Sản lượng tăng nhanh hơn dân số do đảm bảo lương thực cho số dân
đông, tận dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Hiện nay nước ta
đang thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát số dân gia
tăng từng năm. Tiến tới phát triển bền vững.

16
ĐỀ 5
PHÒNG GD&ĐT THANH PHÚ ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: Địa lí
Thời gian 150 phút

Câu 1. ( 4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học
a. Nêu đặc điểm chính của sông ngòi nước ta
b. Phân tích đặc điểm thủy chế của sông Hồng ( trạm Hà Nội)
Câu 2. ( 4 điểm)
a. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lí Việt Nam, trình bày tình hình gia tăng dân số
của nước ta trong những năm gần đây và những tác động của sự gia tăng dân số đối với
kinh tế xã hội ở nước ta.
b. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 1999-2019 (%0 )
Năm 1999 2009 2019
Tỉ suất sinh 15.7 17.0 11.7
Tỉ suất tử 5.3 7.4 8.2
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 1.04 0.96 0.35
Hãy tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tỉnh Bến Tre qua các năm và nêu nhận xét
Câu 3. ( 6.0 điểm) Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH RỪNG VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
( Đơn vị : triệu ha)
Năm 1943 1976 1983 1990 2000 2010 2020
Tổng diện tích rừng 14.3 11.1 7.2 9.2 10.9 13.4 13.9
Độ che phủ rừng (%)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai
đoạn 1943-2020 ( Diện tích đất liền làm tròn 33 triệu ha)
b. Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động của rừng Việt Nam.
Câu 4. ( 6.0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lí việt Nam
Chứng minh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng
Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

17
HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 a. Nêu đặc điểm chính của sông ngòi nước ta
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên
cả nước. (d/c)
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc- Đông Nam
và hướng vòng cung (d/c)
- Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa ( d/c)
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
b. Phân tích đặc điểm thủy chế của sông Hồng ( trạm Hà Nội)
- Tổng lưu lượng dòng chảy lớn ( d/c: cộng lưu lượng 12 tháng)
- Lưu lượng trung bình ( tổng lưu lượng /12)
- Thủy chế theo mùa:
+ Mùa lũ: những tháng có lưu lượng > lưu lượng trung bình. Tháng
có lưu lượng dòng chảy lớn nhất.
+ mùa cạn: nhứng tháng có lưu lượng < lưu lượng trung bình.
Tháng có lưu lượng dòng chảy thấp nhất.
- Sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng tấp nhất.
2 Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lí Việt Nam, trình bày tình hình
gia tăng dân số của nước ta trong những năm gần đây và những tác động
của sự gia tăng dân số đối với kinh tế xã hội ở nước ta.
* tình hình gia tăng dân số
- Đông dân, tăng nhanh
- tỉ lệ gia tăng thay đổi theo thời gian:
+ bùng nổ dân số
+ giảm, bằng mức trung bình thế giới.
- Khác nhau theo khu vực:
+ nông thôn và thành thị
+ cao nhất:
+ thấp nhất
* những tác động của sự gia tăng dân số đối với kinh tế xã hội ở nước ta.
- tích cực:
- tiêu cực:
b. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 1999-2019 (%)
Năm 1999 2009 2019
Tỉ lệ gia tăng tự 1.04 0.96 0.35
nhiên (%)
Nhận xét
- Tỉ lệ gia tăng xu hướng giảm mạnh
18
- Thấp hơn so với mức trung bình cả nước.

3 DIỆN TÍCH RỪNG VIỆT NAM QUA CÁC NĂM


( Đơn vị : triệu ha)
Năm 1943 1976 1983 1990 2000 2010 2020
Tổng diện tích 14.3 11.1 7.2 9.2 10.9 13.4 13.9
rừng
Độ che phủ 43.33 33.6 21.8 27.8 33.0 40.6 42.1
rừng (%)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ
rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2020 ( Diện tích đất liền làm tròn 33
triệu ha)
Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường: cột là diện tích rừng, đường là độ
che phủ.
b. Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động của rừng Việt Nam.
- Tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta xu hướng giảm tuy
nhiên có sự biến động theo thời gian.
+ giai đoạn 1943 – 1983: diện tích rừng giảm mạnh ( d/c), tỉ lệ che phủ
giảm ( d/c) do chiến tranh, đốt rừng làm nương rẫy, chặt phá rừng quá
mức, quản lí của nhà nước còn lỏng lẻo và do cháy rừng.
+ từ 1983- 2020: diện tích và độ che phủ rừng có xu hướng tăng (d/c) do
đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, giao đất khoán rừng
cho người dân...

ĐỀ 6
Câu 1. ( 2.0 điểm)
Hiện tượng các mùa trong năm diễn ra như thế nào ở nửa cầu Bắc? Tại sao càng
xa xích đạo sự chênh lệch thời gian giữa ngày và đêm càng lớn.
Câu 2. ( 3.0 điểm)
a. Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Tại sao khí
hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình?
b. Tỉnh Thanh Hóa có những loại đất chính nào? nêu giá trị kinh tế của từng
loại.
Câu 3. ( 3.0 điểm)
a. Tại sao nói đặc điểm lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít
khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
b. Nguyên nhân nào khiến tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến ở các vùng
nông thôn Thanh Hóa? Nêu giải pháp khắc phục tình trạng này
Câu 4. ( 6.0 điểm)
a. Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát
triển ngành trồng cây công nghiệp nước ta. Nêu ý nghĩa của việc phát triển ngành trồng
cây công nghiệp.
b. Chứng minh rằng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển
các ngành kinh tế biển. Tại sao vùng này cũng rất thuận lợi cho nghêg làm muối.
Câu 5. ( 2.0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
19
Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
của nước ta.
Câu 6. ( 4.0 điểm) Cho bảng số liệu sau
Giá trị sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
( Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm 2000 2007 2010 2015
Nông - lâm-thủy sản 108.4 232.6 396.6 712.5
Công nghiệp- xây dựng 162.2 474.4 693.4 1394.1
Dịch vụ 171.1 436.7 797.2 1666.0
( Nguồn: niên giám thống kê 2017, Nhà xuất bản thống kê)
a. Vẽ biẻu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm trong nước
của các khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000- 2015
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi
đó.

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 Hiện tượng các mùa trong năm diễn ra như thế nào ở nửa cầu Bắc? Tại 2.0
sao càng xa xích đạo sự chênh lệch thời gian giữa ngày và đêm càng lớn.
2 a. Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió màu
ẩm. Tại sao khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình?
- Tính nhiệt đới:
+ Bình quân 1m 2 lãnh thổ nhận dc 1 triệu kilô calo/ năm,
+ số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/ năm.
+ Nhiệt dộ trung bình trên 21 0 C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
+ Tổng lượng nhiệt nhận được từ 8-10 nghìn độ C.
- Gió mùa: một năm có hai mùa:
+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc thổi từ áp cao Xibia mang theo khối
không khí lạnh và khô. Ít mưa.
+ mùa hạ gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo khối không khí
nóng ẩm, gây mưa nhiều.
- Tính ẩm
+ Lượng mưa tb năm đạt từ 1500-2000 mm/ năm.
+ Độ ẩm không khí trên 80%
+ Một số nơi do điều kiện địa hình, lượng mưa hàng năm tăng lên rất cao
như Bắc Quang ( Hà Giang) 4802 mm, Hoàng Liên Sơn ( Lào cai) 3552
mm, Huế 2568 mm và Hòn Ba ( Quảng nam) 3752 mm.
Tại sao khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình?
Do nước ta địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên. Càng lên cao
nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0.6 0 C,
lượng mưa và độ ẩm cũng thay đổi.
b. Tỉnh Thanh Hóa có những loại đất chính nào? nêu giá trị kinh tế của
20
từng loại.
3 a. Tại sao nói đặc điểm lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi nhưng cũng
còn không ít khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
* Thuận lợi:
- Việt Nam là nước dông dân, nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh mỗi
năm bổ sung trên 1 triệu lao động. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển
các ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời thị
trường tiêu thụ tâij chỗ rộng lớn.
- Lao động trẻ, có khả năng tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật, chất
lượng nguồn lao động ngày càng tăng thuận lợi để phát triển các ngành
công nghiệp hiện đại, các ngànhc ó hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.
- người lao động cần cù, chịu khó, nhièu kinh nghiệm trong sản xuất
nông- lâm- ngư nghiệp, đây là đức tính quý báu cuẩ người lao động rất.
Tuy nhiên ben cạnh đó ngườn lao động nước ta còn có một số khó khăn
cần giải quyết như:
- Lao động đông, bổ sung hàng năm lớn gây sức ép đối với vấn đề việc
làm, nâng cao đời sống cho người lao động.
- Chất lượng nguồn lao động chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông
chưa qua đào tạo. Người lao động còn hạn chế về thể lực, trình độ
chuyên môn, thiếu tác phong công nghiệp. Năng suất lao động chưa cao,
gây khó khăn đối với vấn đề phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
- phân bố nguôn lao động không đều: tập trung chủ yếu ở đồng bằng,
nông thôn gây sức ép lớn đến vấn đề việc làm, xã hội, tài nguyên nơi
đây, trong khi miền núi giàu tài nguyên thiếu lao động đặc biệt là lao
động có tay nghề gây lãng phí nguồn tài nguyên.
b. Nguyên nhân nào khiến tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến ở
các vùng nông thôn? Nêu giải pháp khắc phục tình trạng này
* nguyên nhân:
- Nông thôn tập trung 70% dân số cả nước, tình trạng thiếu việc làm là
nét đặc trưng nơi đây.
- Ở các vùng nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp lại có tính mùa vụ, có một khoảng thời gian nhàn dỗi, vì vậy, tỉ lệ
thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao. Thời gian sử dụng của lao
động nông thôn 77.7% ( năm 2002).
- Ở nông thôn các ngành nghề truyền thống, sự phát triển của các ngành
phi nông nghiệp ( công nghiệp, dịch vụ) còn hạn chế chưa tạo nhiều việc
làm cho lao động nông thôn.
Vì vậy thiếu việc làm còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta.
* giải pháp:
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn ( phát triển các ngành
nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...)
- Hỗ trợ cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế, phát triển mạnh các mô
hình kinh tế hộ gia đình, trang trại...
- Phát triển kinh tế đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ tạo nhiều việc làm.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của thời đại mới.
21
- Phát triển mạnh chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu
việc làm.
- Hợp tác xuất khẩu lao động.
Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng của nước ta.
- Phân bố không đều trên phạm vi cả nước:
+ Tập trung với mức độ cao ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ
+ Rải rác ở duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông cửu Long.
+ Hai trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất
là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giải thích:
+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông hồng có số dân đông, nguồn lao
động dồi dào có trình độ kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho phát
triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tương đối đồng bộ...
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn
nhất cả nước, có nhiều thuận lợi cho phát triển công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng.
6 Vẽ biẻu đồ
Tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000- 2015
( Đơn vị %)
Năm 2000 2007 2010 2015
Nông - lâm-thủy sản 108.4 232.6 396.6 712.5
Công nghiệp- xây dựng 162.2 474.4 693.4 1394.
Dịch vụ 171.1 436.7 797.2 1666.0
Vẽ biểu đồ đường ( biểu đồ khác không cho điểm)
Trong giai đoạn 2000 – 2013 giá trị của các khu vực kinh tế nước ta liên
tục tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng khác nhau
+ Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là khu vực dịch vụ ( d/c)
+ Tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 là khu vực công nghiệp- xây dựng (d/c)
+ Tốc độ tăng trưởng chậm nhất là khu vực công- lâm- thủy sản ( d/c)
- Nguyên nhân: do nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp
hóa hiện đại hóa, sản xuất công nghiệp xây dựng và dịch vụ được đẩy
mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị cao hơn so với nông- lâm- ngư nghiệp
- Ý nghĩa: Nước ta đang có tốc dộ tăng trưởng GDP cao và ổn định, từ đó
giúp nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và vị thế đất nước, nhanh
chóng trở thành một nước công nghiệp.

ĐỀ 7
Câu 1 ( 4 điểm)
a. Trình bày và giải thích đặc điểm thời tiết đầu mùa đông, cuối mùa đông ở miền Bắc
nước ta
b. Chứng minh tài nguyên đất của nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình.
c. Nêu phạm vi và ý nghĩa của vùng đặc quyền về kinh tế thuộc vùng biển nước ta.
Câu 2. ( 4 điểm) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm địa hình vùng đồi núi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
22
b. So sánh sự khác nhau về chế độ mưa của vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ với vùng
Nam Trung Bộ.
c. Giải thích sự khác biệt về mùa lũ ở sông Hồng ( trạm Hà Nội) và sông Đà Rằng ( trạm
Củng Sơn)
Câu 3. ( 3 điểm) Cho bảng số liệu
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và cơ cấu phân theo thành phần kinh tế của nước
ta
Năm 2012 2020
Tổng số ( nghìn tỷ đồng) 3714.4 7338.9
Cơ cấu Kinh tế nhà nước 25.8 22.7
(%) Kinh tế ngoài nhà nước 57.1 55.4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 17.1 21.9
( Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê 2021)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô GDP và cơ cấu phân theo thành phần kinh
tế nước ta năm 2012 và năm 2020
b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét
c. Giải thích nguyên nhân thay đổi tỉ trọng giá trị GDP của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 a. Trình bày và giải thích đặc điểm thời tiết đầu mùa đông, cuối mùa
đông ở miền Bắc nước ta
- Đầu mùa đông:
+ Tính chất: thời tiết lạnh, khô
+ Nguyên nhân: do khối không khí lạnh từ áp cao Xibia di chuyển qua
lục địa tác động đến lãnh thổ nước ta.
- Cuối mùa đông:
+ Tính chất: thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn
+ Nguyên nhân: do khối khí lạnh từ áp cao Xibia di chuyển lệch về phía
đông, đi qua biển, khối khí bị biến tính, mới di chuyển vào nước ta.
Lượng ẩm tăng gây mưa phùn.
+ Ở một số vùng núi xuất hiện hiện tượng thời tiết như sương muối, tuyết
rơi… do ảnh hưởng của khối khí lạnh phương bắc với địa hình
b. Chứng minh tài nguyên đất của nước ta có sự phân hóa theo độ cao
địa hình.
- Đai nhiệt đới gió mùa ( dưới 600-700 m ở miền Bắc, 900-1000m ở miền
Nam): nhóm đất feralit đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên
cả nước, đất có màu đỏ, đỏ vàng. Nhóm đất phù sa chiếm gần 24 % diện
tích tự nhiên cả nước, gồm đất phù sa, đất mặn, đất phèn...
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi từ 600-700m ( 900-1000m) đến
1600-1700m: đất feralit có mùn. Từ 1600-1700m đến 2600m đất mùn.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi ( 2600m) đất mùn thô
c. Nêu phạm vi và ý nghĩa của vùng đặc quyền về kinh tế thuộc vùng
biển nước ta.
- vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt

23
Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính
từ đường cơ sở.
- Ý nghĩa:
+ Phát triển kinh tế trên biển đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung
của đất nước.
+ Đa dạng cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sử cuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta.
4 - Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta
Thuận lợi:
+ nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng,
trên vành đai sinh khoáng => phát triển nhiều ngành kinh tế.
+ giáp biển => phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động=> mở rộng thị trường,
thu hút đầu tư, tiếp thu khoa học kĩ thuật...
Nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, các tuyến đường
bộ, đường sắt xuyên Á=> thuận lợi giao lưu với các nước, cửa ngõ thông
ra biển cho một số nước...
- Khó khăn
+ chịu sức ép cạnh tranh gay gắt
+ thiên tai: lũ lụt, hạn hán, bão... gây khó khăn cho hoạt động của các
ngành và năng suất sản xuất.
2 a. Trình bày đặc điểm địa hình vùng đồi núi của miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn
nhưng chu yếu là đồi núi thấp.
- Giới hạn:
- Đồi núi chiếm diện tích lớn:
+ Đồi núi chiếm diện tích lớn hơn, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ hơn
+ ngay trong vùng đồng bằng Bắc Bộ còn xuất hiện nhiều núi sót....
- Chủ yếu là đồi núi thấp
+ đồi núi thấp chiếm ưu thế, ở trung tâm vùng núi Đông Bắc độ cao trung
bình 500-600 m
+ núi cao trên 2000m chiếm diện tích nhỏ, phân bố tập trung ở vùng
thượng nguồn sông Chảy.
b. Sự khác nhau về chế đọ nhiệt, chế dọ mưa của vùng khí hậu Trung
và Nam Bắc Bộ với vùng Nam Trung Bộ
- Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc: khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, vùng Nam Trung Bộ thuộc miền khí
hậu phía Nam: khí hậu mang sắc thái cận xích đạo gió mùa.
Vùng khí Trung và Nam Bắc Bộ Nam Trung Bộ
hậu
Chế độ - Nhiệt độ trung bình năm - Nhiệt độ trung bình năm
nhiệt thấp hơn (d/c). cao hơn
- Nhiệt độ tháng thấp nhất - Nhiệt độ tháng thấp nhất
thấp hơn (d/c) cao hơn
- Biên độ nhiệt độ năm cao - Biên độ nhiệt thấp hơn
24
ơn (
d/
)
Chế độ Tổng lượng mưa thấp hơn, ít Tổng lượng mưa cao hơn,
mưa có sự khác nhau giữa các địa có những địa điểm mưa
điểm (d/c) nhiều, mưa ít (d/c)
- Phân mùa: mưa nhiều vào - Mưa nhiều vào thu-
mùa hạ, nhiều nhất vào tháng đông, nhiều nhất và
8 tháng 10-11
c. Giải thích sự khác biệt về mùa lũ ở sông Hồng ( trạm Hà Nội) và
sông Đà Rằng ( trạm Củng Sơn)
- Tổng lưu lượng mùa lũ: sông Hồng cao hơn, sông Đà Rằng thấp hơn
(d/c)
- Do sông Hồng có diệnt ích lưu vực lớn hơn sông Đà Rằng
- Thời gian: sông Hồng tập trung vào mùa hạ, từ tháng 6 đến tháng 10
đỉnh lũ vào tháng 8, song Đà Rằng tập trung vào mùa thu đông từ tháng 9
đến tháng 12 đỉnh lũ vào tháng 11. Do chế độ mưa khác nhau.
- Đặc điểm sông Hồng mùa lũ lên nhanh, lruts chậm, song Đà Rừng mùa
lũ lên nhanh rút nhanh. Do tác động khác nhau của địa hình, lưu vực
sông
3 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô GDP và cơ cấu phân theo
thành phần kinh tế nước ta năm 2012 và năm 2020
- Biểu đồ tròn bán kính khác nhau
- Công thức tính bán kính
- vẽ biểu đồ
b. Nhận xét:
- Quy mô:
- Cơ cấu:
c. Giải thích nguyên nhân thay đổi tỉ trọng giá trị GDP của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài.
- do chính sách mở cửa, gia nhập nhiều tổ chức liên kết khu vực của nước
ta.
- Thay đổi vè chính sách đối ngoại, chính sách đầu tư.

ĐỀ 8
SỞ GD&ĐT LÀO CAI KỲ THI CHỌN HSG THCS CẤP TỈNH
Năm học 2019-2020
Môn: Địa lí
Thời gian 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

A. Phần kiến thức (13 điểm)


B. Câu 1. ( 2.0 điểm)
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi nhiệt độ. Giải thích vì sao nhiệt độ
trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải tại xích đạo mà ở khu vực chí
tuyến?
Câu 2. ( 3.5 điểm)
25
a. Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính khí hậu hải dương
b. Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển
kinh tế- xã hội nước ta.
Câu 3. (3.5 điểm)
a. Chứng minh rằng: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du
miền núi, Giải thích nguyên nhân.
b. Phân tích nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây công
nghiệp nước ta. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn
liền với công nghiệp chế biến?
Câu 4. ( 4.0 điểm)
a. Tại sao nói: Trung du miền núi Bắc Bộ có ngành công nghiệp năng lượng phát triển?
b. Phân tích những khó khăn về tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sản xuất
và đời sống. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu về mùa khô ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long?
C. KỸ NĂNG ( 7.0 điểm)
Câu 5. ( 3.5 điểm)
a. Vẽ sơ đồ thể hiện sự vận đọng của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc
bán cầu. Nếu Trái Đất không chuyển động quanh Mặt Trời thì trên Trái Đất có
mùa không? Tại sao?
b. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và kiến thức đã hcoj hãy: chứng minh nước ta có
nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đang được khai thác ngày càng có hiệu quả.
Câu 6. ( 3.5 điểm) Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN
2005 – 2010
Năm 2005 2007 2009 2010
Sản lượng (nghìn tấn) 3467 4200 4870 5128
- Khai thác 1988 2075 2280 2421
- Nuôi trồng 1479 2125 2590 2707
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng) 38784 47014 53654 56966
a. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng, giá trị sản xuất thủy sản nước ta, giai đoạn 2005-
2010.
b. Xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản
của nước ta giai đoạn 2005-2010.
c. Nhận xét tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2010. giải thích.

HƯỚNG DẪN
Câ Nội dung Điể
u m
2 a. Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính khí hậu hải dương
- Do nước ta tiếp giáp với vùng biển rộng lớn, nhiệt độ nước biển cao, đặc
điểm hình dáng lãnh thổ, địa hình lmf tăng khả năng ảnh hưởng của biển.
- Các khối khí thổi vào nước ta khi qua biển được tăng cường độ ẩm, mang lại
lượng mưa và độ ẩm lớn, khí hậu điều hòa hơn.
b. Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa có ảnh hưởng như thế nào đến
sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta.
26
- Bờ biển nước ta dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ
biển bồi tụ (vùng đồng bằng như châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long) và bờ
biển mài mòn (chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng
Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng hải cảng, du lịch,...
- Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không
quá 100 m, có nhiều dầu mỏ.
- Địa hình bờ biển và thềm lục địa thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành
kinh tế biển, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế xã hội nước ta.
- bên cạnh đó gây một số khó khăn: sạt lở ven bờ
3 a. Chứng minh rằng: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng với
trung du miền núi, Giải thích nguyên nhân.
Mật độ dân số:
b. Phân tích nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
cây công nghiệp nước ta. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây
công nghiệp phải gắn liền với công nghiệp chế biến?

a. Tại sao nói: Trung du miền núi Bắc Bộ có ngành công nghiệp năng
lượng phát triển?
b. Phân tích những khó khăn về tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long
đối với sản xuất và đời sống. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng
hàng đầu về mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

a. Tại sao nói: Trung du miền núi Bắc Bộ có ngành công nghiệp năng
lượng phát triển?
b. Phân tích những khó khăn về tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long
đối với sản xuất và đời sống. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng
hàng đầu về mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

a. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và kiến thức đã hcoj hãy: chứng
minh nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đang được khai
thác ngày càng có hiệu quả.

SẢN LƯỢNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
Năm 2005 2007 2009
Sản lượng (nghìn tấn) 3467 4200 4870
- Khai thác 1988 2075 2280
- Nuôi trồng 1479 2125 2590
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng) 38784 47014 53654 56966
d. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng, giá trị sản xuất thủy sản nước ta,
giai đoạn 2005-2010.
e. Xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản
xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005-2010.
f. Nhận xét tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005-
2010. giải thích.
27
ĐỀ 9
UBND QUẬN Ô MÔN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP QUẬN
PHÒNG GD&ĐT Đề thi môn: Địa lí 9
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1. ( 4.0 điểm)


Ở Việt Nam vào lúc 10 giờ 00 phút ngày 20/12/2020 thì ở các kinh tuyến 30 0Đ, 900Đ,
300Đ 300Đ trên Trái Đất lúa đố là mấy giờ, ngày tháng năm nào?
Câu 2 ( 4. 0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Xác định các khu vực có lượng mưa trung bình năm ít nhất ở nước ta. Vì sao các khu
vực này có lượng mưa ít?
2. Trình bày sự phân bố các nhóm đất chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao
vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn?
Câu 3. (2.0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày đặc điểm dân tộc và phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 4. ( 4.0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến tức đã học hãy:
1. Trình bày khái quát đặc điểm phát triển các ngành giao thông vận tải nước ta.
2. Kể tên 02 đầu môi giao thông vận tải quan trọng nhất nước ta.giải thích vì sao đó là
đầu mối giao thông quan trọng nhất?
Câu 5. ( 5.0 điểm) Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO KHU
VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2015 VÀ NĂM 2021
( Đơn vị: tỷ đồng)
Năm Tổng số Chia ra
Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp Dịch vụ
2015 5191324 751 430 1 778 887 2 661 007
2021 8479667 1 065 078 3 177 860 4 236 729
Em hãy:
1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo giá hiện
hành phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2015 và năm 2021
2. Nhận xét về sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá
hiện hành phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2015 và năm 2021.

ĐỀ 10
PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9
28
THÀNH PHỐ VINH NĂM HỌC: 2022-2023
Môn: Địa lí
Thời gian 150 phút
Câu I. (4.0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta
2. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến đặc điểm sông ngòi nước ta.
Câu 2. ( 3.0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta
2. Tại sao tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta còn cao?
Câu 3. ( 4.0 điểm)
Cho bảng số liệu: lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2010-
2019
( Đơn vị: nghìn người)
Khu vực kinh tế 2010 2014 2017 2019
Nông-lâm-thủy sản 24279 23259.1 21564.8 18831.4
Công nghiẹp- xây dựng 10159.6 11119.9 13709.2 16456.7
Dịch vụ 14609.9 1836505 18439.4 19371.1
1. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh
tế nước ta giai đoạn 2010-2019
2. Việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động hiện nay ở nước ta có tác động như thế nào đến
kinh tế- xã hội?
Câu 4. ( 4.5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1. Nêu và giải thích sự phân bố đàn trâu, bò ở Việt Nam
2. Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có những lợi thế gì
để phát triển?
Câu 5. ( 4.5 điểm)
Cho bảng số liệu: Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2010-2020
Năm 2010 2014 2019 2020
Tổng số ( triệu lượt khách) 33 46.4 103.1 69.7
Khách nội địa ( triệu lượt khách) 28 38.5 85.1 66
Khách quốc tế ( triệu lượt khách) 5.0 7.9 18.0 3.7
Doanh thu từ du lịch ( nghìn tỉ đồng) 96 230 720 312
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta
giai đoạn 2010-2020
2. Nhận xét và giải thích vè tình hình phát triển ngành du lịch của nước ta giai đoạn
2010-2020.

ĐỀ 11
UBND HUYỆN PHÚC THỌ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
29
PHÒNG GD & ĐT Năm học: 2022-2023
Môn: Địa lý
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. ( 5.0 điểm)


Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Kể tên các quốc gia tiếp giáp với nước ta trên biển
b. Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta.
Câu 2. ( 5.0 điểm)
a. Cho bảng số liệu:
Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 -2020
( Đơn vị: nghìn người)
Năm 2000 2005 2010 2014 2020
Thành thị 18 725.4 22 332.0 26 515.9 30 035.4 35 867.2
Nông thôn 58 905.5 60 060.1 60 431.5 60 693.5 61 715.4
Tính cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 – 2020.
Nhận xét và giải thích.
b. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số trẻ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước
ta.
Câu 3. ( 5.0 điểm) Cho bảng số liệu
Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2019
Năm 2005 2010 2012 2016 2019
Sản lượng (nghìn tấn) 3466.8 5142.7 5820.7 6870.7 8270.2
- Khai thác 1987.9 2414.4 2705.4 3226.1 3777.7
- Nuôi trồng 1478.9 2728.3 3115.3 3644.6 4492.5
Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 104875.7 153169.9 168036.0 200902.0 205252.0
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005
2019.
b. Nhận xét tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005- 2019.
Câu 4. ( 5.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Phân tích những điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở
nước ta.
b. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm.

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 a. Kể tên các quốc gia tiếp giáp với nước ta trên biển
các quốc gia tiếp giáp với nước ta tren biển: Trung Quốc, Cam-pu-chia,
Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây.
b. Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước
ta.
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiẹt đới gió mùa ẩm:
* Tính chất nhiệt đới:
30
- Nhiệt độ cao trung bình 21-27 độ C, nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào
Nam.
- Số giờ nắng 1400-3000 giờ
- Tổng lượng nhiệt hoạt động 8-10 nghìn độ C
- Nhiệt năng nhận được 1 triệu kilocalo/ m2
- Cán cân bức xj luôn dương
- Nguyen nhân: do nước ta nằm ở vị trí nội chuyến tuyến góc chiếu
sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ nhận dc cao.
* Tính chất gió mùa: một năm có hai mùa gió:
- mùa đông:
- mùa hạ:
- nguyên nhân: do nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á.
* Tính ẩm:
- lượng mưa 1500-2000 mm
- Độ ẩm không khí cao 80%.
- nguyên nhân: do nước ta nằm ven biển, ảnh hưởng của biển vào sâu
trong nội địa.
2 Bảng xử lí số liệu:
Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn
2000 -2020
( Đơn vị: %)
Năm 2000 2005 2010 2014 2020
Thành thị 18 725.4 22 332.0 26 515.9 30 035.4 35 867.2
Nông 58 905.5 60 060.1 60 431.5 60 693.5 61 715.4
thôn

Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số trẻ đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta.
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Số người dưới độ tuổi lao động còn
chiếm tỉ trọng cao. Trong đọ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhất, Trên
độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ.
- Cơ cấu dân số trẻ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội
nước ta:
* Thuận lợi:
+ Nguồn lao động hiện tại dồi dào, lao đọng dự trữ trong tương lai lớn.
Lao động trẻ, năng động có khả năng tiếp thu nhanh thành tựu khoa học
kĩ thuật. Thuạn lợi để phát triẻn các ngành truyền thống cần nhiều lao
động và cả các ngành hiện đại cần nhiều chất xám.
+ Thị trưởng tiêu thụ rộng lớn.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài.
* Khó khăn:
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao.
+ Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị
thành niên tăng lên.
+ Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ.
+ Sức ép đối với tài ngueyen, môi trường.
31
3 Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 –
2019
Năm 2005 2010 2012 2016 2019
Sản lượng 3466.8 5142.7 5820.7 6870.7 8270.2
(nghìn tấn)
- Khai thác 1987.9 2414.4 2705.4 3226.1 3777.7
- Nuôi trồ 1478.9 2728.3 3115.3 3644.6 4492.5
g
Giá trị sản xuất 104875.7 153169.9 168036.0 200902.0 205252.0
(tỉ đồng)
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình sản xuất thủy sản của nước ta
giai đoạn 2005 2019.
- Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường
b. Nhận xét tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005-
2019.
- Tổng sản lượng thủy sản:
- thủy sản khai thác:
+ giá trị tuyệt đối
+ tỉ lệ
- thủy sản nuôi trồng:
+ giá trị tuyệt đối
+ tỉ lệ
- giá trị sản xuất thủy sản:
4 a. Phân tích những điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển cây công
nghiệp lâu năm ở nước ta.
Nước ta có nheieuf điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu
năm:
 Điều kiện tự nhiên:
 Điều kiẹn kinh tế xã hội
b. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm.
- Đây là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp nước ta.
(d/c Atlat)
- giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến LTTP tăng liên tục qua các năm
( d/c atlat)
- Cơ cấu: gồm :
+ Chế biến các sản phẩm trồng trọt
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi
+ chế biến thủy sả.
- Phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung ở các thành phố, thị xã đồng
bằng đặc biệt ở vùng Đồng bằng song Hồng và phụ cận, Đồn bằng
sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Phân bố gắn với nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

32
ĐỀ 12
Thời gian 120 phút
Câu I. ( 5.0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
b. Nguyên nhân dẫn tới sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.
c. Tại sao phải khai thác hợp lí sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả loại tài nguyên này?
2. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết:
“ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
Hãy cho biết hiện tượng “ nắng đốt” và “mưa quây” xảy ra ở sườn nào của dãy Trường
Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện tượng trên.
Câu II. ( 5.0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự
thay đổi cơ cấu sử dụng lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 – 2007.
2. Tại sao ở nước ta khu vực đồng bằng, ven biển và các đô thị lại có mật độ dân số cao?
3. Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh và hạn chế gì đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội.
Câu III. ( 5.0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta.
b. Nêu nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trong sản xuất lúa trong thời gian vừa qua.
2. Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung
tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước.
Câu IV. ( 5.0 điểm) Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC ( GDP THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ) PHÂN THEO
KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA
( Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
Năm Tổng Nông, lâm, ngư Công nghiệp - xây Dịch vụ
nghiệp dựng

33
2014 3524.1 679.0 1307.9 1537.2
2018 4806.2 806.5 1998.5 2001.1
( Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam năm 2019, NXB thống kê)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực
kinh tế nước ta các năm 2014 - 2018
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân
theo khu vực kinh tế nước ta qua các năm.

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 a. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú và đa dạng.
Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng
- Cra nước thăm dò được trên 5000 điểm quặng vầ tụ khoáng
của trên 60 loại khoáng sản khác nhau.
- Nước ta có đầy đủ các nhóm khoáng sản:
+ khoáng sản nhiên liệu, năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt
+ khoáng sản kim loại: kim loại đen ( sắt, crôm, mangan,
titan) kim loại màu ( đồng, chì, kẽm...)
+ phi kim loại và vật liệu xây dựng: đất sét, cao lanh, apatit,
cát, sỏi...
- Hầu hết là các mỏ khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một
số loại có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí đốt.
b. Nguyên nhân dẫn tới sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên
khoáng sản nước ta.
- Khoáng sản là nguồn tài nguyên không thể phục hồi.
- Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp
trong hơn 80 năm.
- Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
- Sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên.
- Quản lí của nhà nước còn lỏng lẻo
- Khai thác quá mức, trái phép nên một số loại khoáng sản cạn kiệt.
- Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu. Phần lớn còn khai
thác lộ thiên, lãng phí nhiều.
c. Tại sao phải khai thác hợp lí sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
loại tài nguyên này?
- Đây là nhóm tài nguyên không thể phục hồi.
- Có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nước ta:
cung cấp nguyên, nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mựt hàng xuất khẩu thu
ngoại tệ phục vụ tái đầu tư trong nước.
- Trong quá trình khai thác một số loại đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
- Trong quá trình khai thác gây ô nhiễm môi trường.
2. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết:
“ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
34
Hãy cho biết hiện tượng “ nắng đốt” và “mưa quây” xảy ra ở
sườn nào của dãy Trường Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện
tượng trên.
- Hiện tượng "nắng đốt" xảy ra ở sườn phía đông của dãy Trường
Sơn, hiện tượng "mưa quây" xảy ra ở sườn phía Tây của dãy
Trường Sơn.
- Trong thời gian đầu mùa hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây
Nam.
Giải thích hiện tượng
- Vào đầu mùa hạ ở nước ta, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ẤĐD di
chuyển theo hướng tây nam vào nước ta, gặp dãy Trường Sơn đã
gây mưa ở sườn tây.
- Khi vượt qua dãy Trường Sơn gió bị biến tính trở tạo ra hiện
tượng gió "phơn” khô nóng cho sườn đông Trường Sơn (đồng bằng
ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc).

2 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét
và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động phân theo khu
vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 – 2007.
* nhận xét: Cơ cấu sử dụng lao động phân theo khu vực kinh tế ở
nước ta giai đoạn 1995-2007 có sự thay đổi:
- Lao động trong lĩnh vực nông lâmnguw nghiệp chiêm stir trọng
cao, xu hướng giảm (d/c)
- lao động trong khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ xu
hướng tăng. (d/c)
- sự thay đổi trên tích cực, phù hợp xu thế tất yếu của thế giới. Tuy
nhiên sự thay đổi diễn ra còn chậm.
* giải thích:
- nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa ưu tiên phát
triển công nghiệp dịch cụ.
- cơ cấu ngành công nghiệp dịch vụ đa dạng khả năng tạo việc làm
lớn thu hút lao động từ ngành nông lâm ngư nghiệp.
- đây là xu thế tất yếu của thế giới và khu vực.
- tuy nhiên nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp
hóa nên sự chuyển dịch còn chậm, nhóm lao động nông lâm ngư
nghiệp vẫn cpnf cao trong cơ cấu.
2. Tại sao ở nước ta khu vực đồng bằng, ven biển và các đô thị lại có
mật độ dân số cao?
- lịch sử khai thác lãnh thổ sớm
- nheieuf đièu kiện thuận lợi: về tự nhiên
- cơ sở vật chất hạ tầng thuận lợi
- vị trí tuạn lợi
3. Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh và hạn chế gì đối
với sự phát triển kinh tế xã hội
* Thế mạnh về nguồn lao động của nước ta.
- Số lượng: Có nguồn lao động đông, dồi dào, tăng nhanh (dẫn
35
chứng). Nguồn LĐ dồi dào năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động
chiếm 51,2 % dân số. Tăng nhanh: Mỗi năm có thêm1 triệu Lđ
- Chất lượng: Lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản
xuất phong phú gắn liền với truyền thống của DT (đặc biệt trong
SX N-L-N&tiểu thủ CN...) được tích lũy qua nhiều thế hệ, chất
lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế,
giáo dục.
- lao động trẻ có khả năng tiếp thu nha h thành tựu khoa học kxi
thuật, chất lượng nguồn lao động đang ngày càn được nâng cao.
Thuận lợi phát triển các nagnhf trueyenf thống cần nheieuf lao
động và cả các ngành mới đòi hỏi chất xám
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
* Hạn chế về nguồn lao động của nước ta.
- Số lượng đông, tăng nhanh nên đã gây KK cho việc giải quyết
VL và các vấn đề XH...
- Chất lượng: So với yêu cầu hiện nay, LLLĐ có trình độ vẫn còn
mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành
nghề còn thiếu nhiều. Tỉ lệ LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng lớn
trong nguồn (khoảng 75%)
- LĐ còn thiếu tác phong công nghiệp và tính kỉ luật chưa cao.
- Về phân bố: Không đều, nhất là LĐ có chuyên môn kĩ thuật giữa
các vùng (ĐBằng thừa LĐ, miền núi thiếu LĐ. LĐ có kỹ thuật tập
trung ở các đô thị)
3 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta.
- lúa là cây lương thực chính ở nước ta.
- diện tích
- Sản lượng
- năng suất
- bình quân lương thực
- phân bố
- xuất khẩu
b. Nêu nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trong sản xuất
lúa trong thời gian vừa qua.
- Lúa là cây lương thực đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
an ninh lương thực ở nước ta.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát trêirn cây lúa: đồng
bằng rộng, đất phù sa màu mữo, nguòn nước, khí hậu tuận lợi.
- Đường lối chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khoán 10 và luật
ruộng đất mới.
- Đầu tư: cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thủy lợi,
phân bón, máy móc, dịch vụ cây trồng). Và đặc biệt là việc đưa
giống mới vào trồng đại trà phù hợp với từng vùng sinh thái khác
nhau.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
36
2. Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận
lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất
cả nước.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại,
dịch vụ lớn nhất của nước ta do có nhiều ưu thế:
- Vị trí địa lí: đặc biệt thuận lợi, nằm trong hai vùng kinh tế phát
triển năng động nhất cả nước.
- Dân cư- lao động:
+ Là hai thành phố tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, vì vậy
nhu cầu về dịch vụ là rất lớn.
+ Đời sống dân cư đô thị ngày một nâng cao, nhu cầu ăn uống,
nghỉ ngơi, du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe…ngày càng lớn,
đặc biệt là những dịch vụ cao cấp, thương gia.
- Sự phát triển các ngành kinh tế: là hai trung tâm kinh tế lớn nhất
cả nước, đặc biệt là công nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa, truyền
tải thông tin, quảng cáo…lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, khá
đồng bộ.
- Hà Nội có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, các công trình quan
trọng để phát triển du lịch.
- Cả hai thành phố đều thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài,
đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
5 Bảng xử lí số liệu:
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO
KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA
( Đơn vị: %)
Năm Tổng Nông, lâm, Công nghiệp Dịch vụ
ngư nghiệp - xây dựng
2014 3524.1 679.0 1307.9 1537.2
2018 4806.2 806.5 1998.5 2001.1
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm
phân theo khu vực kinh tế nước ta các năm 2014 – 2018
- Vẽ biểu đồ tròn bán kính khác nhau.
- Tính bán kính
Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm
trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta qua các năm.
- Quy mô: tổng sản phẩm trong nước có xu hướng tăng manh, tăng
bao nhiêu, gấp bao nhiue lần
- Cơ cấu có sự thay đổi:
- + Nhóm nông lâm ngư nghiệp
+ nhóm công nghiệp xây dựng
+ nhóm dịch vụ:
 Sự thay đổi tích cực phù hợp xu thế tất yếu thế giới, sự thay
đổi còn chậm.

37
ĐỀ 13
Thời gian 150 phút
Câu 1. ( 5.0 điểm)
a. Phân tích vai trò của vị trí địa lí đối với khí hậu Việt Nam. Kể tên các ngành kinh tế
biển của nước ta? Là công dân Việt Nam, em cần phải làm gì để bảo vệ vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm chung của
địa hình khu vực đồi núi nước ta. Chứng minh rằng sinh vật nước ta mang tính chất nhiệt đới
gió mùa ẩm.
Câu 2. (2.5 điểm)
a. Trình bày các hạn chế của nguồn lao động nước ta.
b. Phân tích mối quan hệ giữa dân số - lao động và việc làm của nước ta.
Câu 3. (3.5 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân bố công
nghiệp nhiệt điện của nước ta.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh cơ cấu ngành công
nghiệp của nước ta đang có sự chuyển dịch, hoạt động sản xuất công nghiệp phân bố không
đều.
Câu 4. ( 4.0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự khác nhau về thế
mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du miền núi bắc Bộ và Tây Nguyên.
b. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở
Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 5. (2.0 điểm). Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2018
( Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2005 2010 2015 2018
Tổng số 2495.1 2808.1 2831.3 2810.1
Cây công nghiệp hàng năm 861.5 797.6 676.8 581.7
Cây công nghiệp lâu năm 1633.6 2010.5 2154.5 2228.4
( Nguồn niên giám thống kê Việt Nam năm 2019, NXB Thống kê)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét về diện tích trồng cây công nghiệp
của nước ta giai đoạn 2005-2018
Câu 6. ( 3.0 điểm) Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA VÀ DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2015
Năm 2000 2010 2012 2015
Diện tích ( nghìn ha) 7666.3 7489.4 7761.2 7828.0
Sản lượng ( nghìn tấn) 32529.5 40 005.6 43 737.8 45 091.0
Dân số ( nghìn người) 79 910.4 87 967.6 88 742.9 92 677.1
38
( Nguồn: niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê)
a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm
trong giai đoạn từ 2000 - 2015 ( đơn vị: kg/ người)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn
2000-2015
c. Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2000 -2015

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 a. Phân tích vai trò của vị trí địa lí đối với khí hậu Việt Nam.
Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến khí hậu nước ta:
- Vị trí địa lí đã quy định khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa
+ Nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu có tính chất nhiệt đới
(nền nhiệt cao, trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, số giờ
nắng nhiều,...)
+ Nằm trong vùng nội chí tuyến nên có gió Tín phong hoạt động,
nằm ở nơi giao tranh của các loại gió mùa ở châu Á nên gió mùa
hoạt động mạnh
+ Khí hậu có lượng mưa và độ ẩm lớn do vị trí tiếp giáp biển
Đông
- Vị trí kết hợp với hình thể kéo dài, hẹp ngang đã làm cho khí
hậu nước ta phân hóa đa dạng nhất là theo chiều Bắc - Nam ( có
thể nêu thêm dẫn chứng)
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai, thời tiết thay đổi thất
thường
Kể tên các ngành kinh tế biển:
+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
+ Khai thác, chế biến khoáng sản biển
+ du lịch biển đảo
+ Giao thông vận tải biển.
Là công dân Việt Nam, em cần phải làm gì để bảo vệ vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam.
- Tuyên truyền , ủng hộ chính sách cả Đảng và Nhà nước về giới
hạn, quyền lợi của nước ta trên vùng biển theo Luật biển quốc tế
1982
- Học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người công dân, lao
động trong tương lai có ích trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày
đặc điểm chung của địa hình khu vực đồi núi nước ta.
Đặc điểm chung khu vực đồi núi nước ta:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình nước ta:
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên.
39
+ Đồi núi tạo thành cánh cung lớn dài 1400 km từ Tây Bắc đến
Đông Nam Bộ.
- Độ cao: chủ yếu là đồi và núi thấp. Độ cao dưới 1000 chiếm
75%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. Dãy núi cao và đồ sộ
nhất nước ta là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Pan-xi-păng 3143m
- Hướng:Các dãy núi nước ta chạy theo 2 hướng chính:
+ Tây Bắc- Đông Nam: hoàng Liên Sơn, Trường Sơn...
+ Vòng cung: 4 cánh cung: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông
Triều
- Nhiều dãy núi chạy sát ra biển chia cắt đồng bằng nhỏ ven biển.
Chứng minh rằng sinh vật nước ta mang tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm.
Sinh vật nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Điều đó
thể hiện rất rõ qua các yếu tố sau:
a) Hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là
rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; tuy nhiên hiện nay
còn lại rất ít.
- Phổ biến hiện nay là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng
nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường
xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan,
bụi gai hạn nhiệt đới.
b) Thành phần loài: Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Thực vật: Phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới (họ
đậu, vang, dâu tằm, dầu).
- Động vật: Các loài chim, thú nhiệt đới (công, trĩ, gà lôi, khỉ,
vượn, nai, hoẵng)... bò sát, ếch nhái, côn trùng.
c) Cảnh quan tiêu biểu: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa
phát triển trên đất feralit.
a. Trình bày các hạn chế của nguồn lao động nước ta.
* Hạn chế về nguồn lao động của nước ta.
- Số lượng đông, tăng nhanh nên đã gây KK cho việc giải quyết
VL và các vấn đề XH...
- Chất lượng: So với yêu cầu hiện nay, LLLĐ có trình độ vẫn còn
mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành
nghề còn thiếu nhiều. Tỉ lệ LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng
lớn trong nguồn (khoảng 75%)
- LĐ còn thiếu tác phong công nghiệp và tính kỉ luật chưa cao.
- Về phân bố: Không đều, nhất là LĐ có chuyên môn kĩ thuật
giữa các vùng (ĐBằng thừa LĐ, miền núi thiếu LĐ. LĐ có kỹ
thuật tập trung ở các đô thị)
b. Phân tích mối quan hệ giữa dân số - lao động và việc làm của
nước ta.
– Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và giải quyết việc
làm ở nước ta :
+Nước ta có dân số đông, tăng nhanh, trẻ nên có nguồn lao động
40
rất dồi dào.
+Nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát
triển dẫn đến việc làm đang trở thành vấn đề kinh tế – xã hội gay
gắt ở nước ta
– Sự tác động trở lại của lao động và việc làm đối với sự phát
triển dân số ở nước ta hiện nay :
+Lao động nước ta chủ yếu hoạt động ở khu vực nông – lâm –
ngư nghiệp, năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa
cao nên mức gia tăng dân số ở khu vực nông thôn còn cao, làm
cho tốc độ gia tăng dân số của cả nước khá cao

ĐỀ 14
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 VÒNG 2
HUYỆN PHÚ XUYÊN Năm học 2022 -2023
Môn: Địa lí
Thời gian 150 phút
Câu I. (3.5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Trình bày các đặc điểm về địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc. Hướng các dãy
núi có tác động như thế nào đến khí hậu của vùng núi Trường Sơn Bắc?
2. Chứng minh vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các
yếu tố khí hậu biển.
Câu II. (3.5 điểm)
Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để
phát triển ngành trồng cây công nghiệp nước ta. Nêu ý nghĩa của việc phát triển ngành
trồng cây công nghiệp.
Câu III. ( 4.0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Số lượng gia súc và gia cầm ở nước ta giai đoạn 2010- 2020
Năm 2010 2013 2017 2020
Trâu ( nghìn con) 2877.0 2559.5 2491.7 2332.8
Bò ( nghìn con) 5803.3 5156.7 5654.9 6230.5
Lợn ( nghìn con) 27373.3 26264.4 27406.7 22027.9
Gia cầm ( triệu con) 300.5 317.7 385.5 512.7
( Nguồn: Niên giám thống kê 2020, NXB Thống kê, 2021)
1. Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét sự thay đổi số lượng đàn gia súc, gia cầm ở
nước ta trong giai đoạn 2010-2020. Tại sao đàn gia cầm ở nước ta tăng nhanh trong
thời gian trên?

41
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về sự phân bố của các
bãi tôm, bãi cá ở vùng biển nước ta.
Câu 4. ( 4.5 điểm) Cho bảng số liệu
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh
doanh ở nước ta, năm 2010 và năm 2020
( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm 2010 2020
Bán lẻ 1 254 200.0 3 944 935.5
Dịch vụ lưu trú ăn uống 212 065.2 493 270.3
Dịch vụ và du lịch 211 079.5 538 248.5
Tổng số 1 677 344.7 4 976 454.3
( Nguồn: niên giám thống kê 2020, NXB Thống kê, 2021)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta năm 2010 và năm 2020
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta giai đoạn 2010-2020
Câu 5. ( 4.5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Giải thích ý kiến nhận xét sau: “về phương diện tự nhiên, vùng Bắc Trung Bộ là
hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam”
2. Vùng Bắc Trung Bộ có các trung tâm kinh tế quan trọng nào? Nêu chức năng và các
ngành công nghiệp chính của từng trung tâm.
3. Tại sao ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Bắc Trung Bộ lại phát triển
mạnh?

ĐỀ 15
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2020-2023
MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian 150 ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1. ( 4.0 điểm)
a. Phân tích tác động của địa hình các cánh cung núi đến khí hậu vùng Đông Bắc
nước ta.
b. Chứng minh thiên nhiên vùng đồi núi nước ta phân hóa đa dạng
Câu 2. ( 4.0 điểm)
a. Phân tích ảnh hưởng của các loại gió chính đến sự phân bố mưa ở nước ta
b. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phân hóa chế dộ nhiệt ở nước ta.
Câu 3. ( 4.0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự chuyển dịch cơ
cấu dân số ở nước tâ trong thời gian gần đây.
b. Dân cư và thị trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp?
Câu 4. ( 2.0 điểm)
Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nang cao hiệu quả
nền nông nghiệp nhiệt đới?
42
Câu 5. (2.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh ngành thủy sản
ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Câu 6. ( 4.0 điểm)
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2019
( Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 1995 2000 2010 2015 2019
Khai thác 1 195.2 1 660.5 2 414.4 3 049.9 3 777.7
Nuôi trồng 386.2 590.4 2 728.3 3 532.2 4 490.5
Tổng số 1 581.4 2 250.9 5 142.7 6 582.1 8 268.2
( Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta trong các năm
trên.
b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng thủy sản của nước ta trong thời gian
trên.

ĐỀ 16 ( ĐỀ 40)
Thời gian 150 phút
Câu I. (2 điểm)
Tỉ suất sinh thô là gì? Tại sao có sự khác nhau về tỉ suất sinh giữa các địa phương, các quốc
gia trên thế giới?
Câu II. ( 5.0 điểm)
a. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào? Tại sao
trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu đối với sự phân hóa thiên nhiên
ở nước ta?
b. Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tác động của gió mùa và
địa hình tạo nên sự khác biệt về thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc như thế nào?
Câu III. ( 3.0 điểm)
1. Nêu biểu hiện chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp và giải thích?
2. Nêu ý nghĩa của việc tác động vào yếu tố con người nhằm giải quyết việc làm ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay?
Câu IV. ( 5.0 điểm) dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Nhận xét hoạt động của bão ở Việt Nam. Giải thích tại sao dải đồng bằng ven biển miền
Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão ở nước ta?
Chứng minh giới sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng. Giải thích nguyên nhân tạo nên sự
phân hóa đó.
43
Câu V. ( 5.0 điểm) cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC
NĂM
Năm Tổng số dân Dân số thành thị Tốc độ gia tăng dân
(nghìn người) (nghìn người) số tự nhiên (%)
2000 77 635 18 772 1.36
2005 82 392 22 332 1.31
2010 86 947 26 515 1.03
2015 91 713 31 131 0.99
( Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê 2015)
1. Vẽ biểu đồ thể hiện tổng số dân, dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên
của nước ta thời kì 2000-2015
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích tổng số dân, dân số thành
thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta thời kì 2000 – 2025

ĐỀ 17
PHÒNG GD&ĐT KỲ THI HSG MÔN VĂN HÓA LỚP 9
HUYỆN ỨNG HÒA NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: ĐỊA LÍ
( Thời gian 120 phút)

Câu 1. ( 3.0 điểm)


Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10 và kiến thức đã học, hãy
a. Kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta
b. Trình bày và giải thích các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.
Câu 2. ( 4.0 điểm)
a. Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ trung bình một số địa điểm
( Đơn vị 0 C)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
năm
Hà Nội 16.4 17.0 20.2 23.7 27.3 28.8 28.9 28.2 27.2 24.6 21.4 18.2 23.5
Huế 19.7 20.2 23.2 26.0 28.0 29.2 29.4 28.8 27 25.1 23.2 20.8 25.1
TP 25.9 26.7 27.9 28.9 28.3 27.5 27.1 27.1 26.8 26.7 26.4 25.8 27.1
HCM
44
Em hãy nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt của các địa điểm trên từ đó rút ra kết luận
về chế độ nhiệt của khí hậu nước ta.
b. Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm của từng miền?
Câu 3. ( 3.0 điểm) dựa vào Alat địa lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học hãy giải thích
a. Tại sao nói dân cư đông vừa là nguồn lực vừa là trở ngại đối với sự phát triên kinh tế
xã hội?
b. Vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm xuống nhưng quy
mô dân số vẫn tiếp tục tăng?
Câu 4. (5.0 điểm) dựa vào Atlat địa lí trang 18 và trang 20 và kiến thức đã học em hãy:
a. Trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản
b. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu
giá trị sản xuất của ngành thủy sản?
Câu 5. ( 5.0 điểm)
Cho bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2005 và 2020
Đơn vị: tỉ đồng
Thành phần kinh tế 2005 2020
Tổng 914 001 5 676 576
Nhà nước 343 883 1 715 632
Kinh tế tập thể 60 781 227 879
Kinh tế tư nhân 77 731 607 013
Kinh tế cá thể 293 036 1 859 195
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 138 570 1 266 857
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2005 và năm
2020. Nhận xét và giải thích

ĐỀ 18
UBND QUẬN TÂY HỒ KỲ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2022-2023
MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian 150 phút
Ngày thi: 27/10/2012
Câu 1.( 4.0 điểm)
Dựa vào Atlat địa II Việt Nam, hãy phân tích lát cắt địa hình A-B thuộc miền Bắc và Đông
bắc Bắc bộ.
Câu 2 (4 điểm):
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông bắc của
nước ta. Đặc điểm địa hình ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?
Câu 3 (5 điểm):
a. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì giống và khác nhau về
điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?
b. Khu vực đồng bằng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của nước ta ?
Câu 4. (3 điểm): Cho bảng số liệu cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn
và theo đào tạo của nước ta năm 2020.
Đơn vị %
Theo khu vực Cơ cấu Theo đào tạo Cơ cấu
45
Thành thị 33,10 Qua đào tạo 26,05
Nông thôn 66,9 Không qua đào tạo 73,95
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020)
Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học
a. Hãy nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên
nhân.
b. Hãy nhận xét về chất lượng lao động nước ta. Để nâng cao chất lượng lao động cần có giải
pháp gì?
Câu 5 (4 điểm):
Bảng số liệu diện tích, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2000-2015
Năm 2000 2007 2015
Diện tích (nghìn ha) 7666,0 7207,4 7825,0
Sản lượng 32 530,0 35 942,7 45 901,0
(Nguồn: Niên giám thống kê 2016)
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiệndiện tích, sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2000-2015.
b. Nhận xét và giải thích diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2000-2015
Hét......

ĐỀ 19
Môn: ĐỊA LÍ
Năm học: 2020 2021
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. KIẾN THỨC (14,5 ĐIỂM)
Câu 1 (5,0 điểm):
a. Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên,
b. Chứng minh rằng khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chịu tác động rất lớn của các
đặc điểm địa hình của miền
Câu 2 (2,0 điểm):
Tại sao khu vực thành thị nước ta, tỉ lệ thất nghiệp luôn cao hơn trung bình cả nước?
Câu 3 (3,5 điểm):
a. Giải thích tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
b. Chứng minh rằng: “Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên
liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành"
Câu 4 (4,0 điểm) Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng trọng điểm lương thực
lớn nhất nước ta. Hãy:
a. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông
Hồng.
b. Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp
hơn mức bình quân cả nước?
PHẢN II. KĨ NĂNG (5,5 ĐIỂM)
Câu 5 (2,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Kể tên các hệ thống
sông lớn ở vùng Trung Bộ. Giải thích tại sao sông ngòi Trung Bộ có lũ lên nhanh và đột
ngột?
Câu 6 (3,5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2019
46
Năm 2010 2013 2015 2019
Diện tích (nghìn 7489,4 7902,5 7828,0 7470,1
ha)
Sản lượng 40005,6 44039,1 45091,1 43448,2
(nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
a. Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2019 (đơn vị: tạ/ha).
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2019.
c. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về diện tích, năng suất và sản lượng
lúa nước ta giai đoạn 2010 – 2019.

ĐỀ 20
PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP
THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2021 2022
DE THI MON: DIA LI
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao để)

Câu 1. (4,0 điểm).


a) Chế độ mưa của nước ta ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông?
b) Vì sao tinh chất nhiệt đới gió mùa của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh
mẽ? Biểu hiện tính chất trên như thế nào?
Câu 2. (3,0 điểm).
a) Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
b) Hãy giải thích tại sao hiện nay tỉ lệ tăng tự nhiên dân số nước ta giảm, nhưng hàng năm
dân số nước ta vẫn tăng?
Câu 3. (3,0 điểm).
a) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (Kinh tế chung). Hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế
nước ta qua các năm.
b) Hãy cho biết tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19 đối với nền kinh tế
nước ta.
Câu 4. (5,0 điểm).
a) Tài nguyên khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp nước ta?
b) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Chứng minh rằng tài nguyên thiên
nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công
nghiệp cơ cấu đa ngành.
Câu 5. (5,0 điểm).
Cho bảng số liệu một số chi tiêu sản xuất lúa nước ta giai đoạn 1980 - 2017.
Chỉ tiêu 1980 1990 2000 2010 2017
Diện tích (nghìn ha) 5600 6043 7666 7489 7705,2
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 20,8 31,8 42,4 53,4 55,5
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 11,6 19,2 32,5 40,0 42,7
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng của các chi tiêu diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai
đoạn 1980 đến 2017.
b) Nhận xét sự thay đổi diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm trên.
47
HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
1 a) Ảnh hưởng của chế độ mưa đến chế độ nước sông. 0.75
(4,0đ) - Nước ta có tổng lượng mưa lớn nên sông ngòi có lượng nước 0.75
lón.
- Phân bố lượng mưa tập trung vào một mùa, nên sông ngòi có hai mùa
nước đó là mùa lũ và mùa cạn.
b) Tính chất nhiệt đới gió mùa của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị 0.5
giảm sút mạnh mẽ do. 0.5
- Về mùa Đông miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp 0.5
của các đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống. - Vị trí của miền giáp
với vùng ngoại chí tuyến nên không khí lạnh rất mạnh. 0.5
- Miền không có địa hình chắn gió, các dãy núi hướng cánh cung mở rộng 0.5
phía Bắc nên không khí lạnh dễ dàng xâm nhập,
* Biểu hiện
- Mùa đông miền này lạnh và kéo dài, có mưa phùn, gió bấc, lượng mưa ít,
có thể xuất hiện sương muối, giá rét ...
- Nhiệt độ xuống thấp, đồng bằng có thể dưới 5C, miền núi cao có thể dưới
0C.

2 a) Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta do: 0.5
(3,0d) - Dân số đông và cơ cấu dân số đã làm cho nước ta có nguồn lao động dồi 0,5
dào, tăng nhanh. 0.5
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của xã
hội.
- Ở đô thị tỉ lệ thất nhiệp tương đối cao, vùng nông thôn thiếu việc làm khá
nhiều, thời gian có việc làm ít.
b) Hiện nay tỉ lệ tăng tự nhiên dân số nước ta giảm do: chúng ta thực
hiện biện pháp hạn chế tăng dân số, kinh tế- xã hội phát triển, nhận
thức người dân nâng cao ...
* Hàng năm dân số nước ta vẫn tăng do
- Quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều
- Tỉ lệ tăng tự nhiên vẫn dương, nên dân số vẫn tăng và chỉ giảm mức tăng
3 a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta: o.5
(3,0đ) - Từ năm 2000 đến 2007 kinh tế nước ta tăng nhanh 159% 0.5

48
- Ba năm đầu từ 2000 đến 2003 tăng chậm hơn 38,9%, mỗi năm tăng 13%. 0.5
- Bổn năm sau từ 2003 đến 2007 tăng nhanh hơn 120,1%, mỗi năm tăng
30%.
Tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19 đối với nền kinh tế: 0.5
- Đại dịch Covid 19 có khả nằng lây lan nhanh. Nền kinh tế nước ta chịu 0.5
tác động xấu của của kinh tế thế giới do ảnh hưởng đại dịch chung. 0.5
- Đại dịch làm cho sản xuất đình trệ, nhiều nhà máy đóng cửa tạm thời.....
làm nền kinh tế
suy thoái.
- Bên cạnh đó nhà nước phải đầu tư nguồn tài chính rất lớn cho chống
dịch.
(Chú ý: Học sinh làm hướng khác nhưng đúng vẫn cho điểm)
4 a) Ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đến cơ cấu mùa vụ và (5,0đ) cơ 0.5
(5 cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta: 0.5
điểm) - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đủ điều kiện nhiệt ẩm có thể trồng được 0.5
hai đến ba vụ lúa và rau màu trong năm
- Khí hậu phân hóa rõ rệt ...nên trồng được cả các loại cây nhiệt đới cho
đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.
- Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
b) Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở phát triển 0.5
công nghiệp cơ cấu đa ngành. 0.5
- Tài nguyên khoáng sản phong phú: 0.25
+ Khoáng sản than ở Quảng Ninh; dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục địa phía 0.25
Nam... làm cơ sở phát triển công nghiệp năng lượng + Khoáng sản sắt ở
Thái Nguyên; Bô xít ở Tây Nguyên; thiếc ở Cao Bằng; Crôm ở Thanh Hóa 1
... Làm cơ sở phát triển công nghiệp luyện kim. 1
+ Apatit ở Lào Cai ... làm cơ sở công nghiệp hóa chất, phân bón +Đá, cát,
sét, sỏi... có ở nhiều nơi làm cơ sở cho công nghiệp vật liệu xây dựng
- Các nguồn năng lượng như thủy năng trên các sông suối, năng lượng Mặt
Trời ... làm cơ sở phát triển công nghiệp điện - Tài nguyên đất, khí hậu,
nước, rừng, sinh vật biển ... dồi dào để phát triển ngành nông, lâm, thủy
sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
5 a) Bảng xử lí số liệu (%) 1
(5 Chỉ tiêu 1980 1990 2000 2010 2017 0,5
điểm) Diện tích 100 108 137 134 137 1
0,5
Năng suất 100 153 204 257 267
lúa cả
năm
49
Sản lượng 100 165 280 345 368
lúa cả
năm
* Vẽ biểu đồ
- Vẽ đúng biểu đồ đường.
- Có các trục tung, hoành, vẽ biểu đồ, đảm bảo chính xác.
- Lập chú giải, ghi số liệu, tên biểu đồ, đảm bảo thẩm mĩ.
b) Nhận xét 0,5
- Từ năm 1980 đến 2017 các chỉ tiêu Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa 0,5
tăng, nhưng tốc độ tăng không đều. 0,5
- Diện tích tăng chậm nhất 137% 0,5
- Năng xuất lúa tăng nhanh hơn 267%
- Sản lượng lúa tăng nhanh nhất 368%, sản lượng tăng chủ yếu Do tăng
năng suất lúa.

ĐỀ 21
PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP
9 NĂM HỌC 2021-2022.
MON: DIA LI-LAN 1
Thời gian làm bài: 150 phút (
Câu 1. (2,0 điểm)
Trên đường qua đèo Hải Vân, nhà thơ Tản Đà đã viết:
"Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai bằng đối ra nắng hè."
a. Hãy xác định hưởng đi và nơi nhà thơ đang đến.
b. Bằng kiến thức địa lí hãy phân tích và giải thích hiện tượng thời tiết trên.
c. Nêu vai trò các đèo đổi với khí hậu và đời sống.
Câu 2. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thông tin và dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi dưới đây:
"Hiện nay, thị trường lao động của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nhu
sau: chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tể.
Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Đặc bi lao
động Việt Nam còn thiểu và yểu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như làm việc nằm, giày
tiếp, tác phong công nghiệp (trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp) và kỷ luật lao động kém.
Lực lượng lao động Việt Nam là 54,56 triệu người, tuy nhiên số người có trình độ chuyên
môn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu lao động qua đào tạo có bằng chứng chỉ (bao gồm các trình
50
độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực lượng
lao động. Tương quan về số lượng lao động có trình độ đại học trở lên với các trình độ cao
đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề là 1-0,35-0,56-0,38. Trong quan này cảnh bảo về sự thiếu hụt
kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên thực tế chất lượng, cơ cấu lao động có chuyên môn kĩ
thuật chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đã dẫn đến tình trạng nhiều người lao
động có chuyên môn kĩ thuật làm việc không đúng trình độ hoặc làm các công việc giản đơn
hay bị thất nghiệp trong thời gian qua.
Theo https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn
a. Nguồn lao động của nước ta hiện còn tồn tại những hạn chế nào ? Theo em, những biện
pháp cơ bản nhất để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nước ta hiện nay là gì?
b. Đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng như thế nào đến lao động và việc làm ở nước ta hiện nay ?
Câu 3. (1,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức, nêu vai trò của ngoại thương đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội nước ta. Kể tên các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu của nước
ta hiện nay.
Câu 4. (1,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích sự phân bố ngành thủy sản
ở nước ta. Nêu ý nghĩa của việc khai thác thủy sản xa bờ ở nước ta.

Câu 5. (2,5 điểm) Cho bảng số liệu:


Năng suất lúa cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn
2000-2015 (Đơn vi: ta/ha)
Năm 2000 2010 2015
Cả nước 42.4 53,4 57,6
Đồng bằng sông Hồng 53,6 59,2 60,6
Đồng bằng sông Cửu Long 42,3 54,7 59.5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện năng suất lúa cả nước so với Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2000 – 2015.
b. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng lại có
năng suất lúa cao nhất nước ta.
Câu 6. (1,5 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh rằng cơ cấu dân số nước ta đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ sang
cơ cấu dân số già.
b. Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn
đề việc làm ở nước ta.
-Hét ---

51
ĐỀ 22
SỞ GD&ĐT HÀ GIANG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm)
a) Trình bày nơi hình thành và tính chất của các khối khí: Nóng, lạnh, đại dương, lục
địa.
b) Kể tên các hình thức vận động của nước biển. Cho biết dòng biển có ảnh hưởng như
thế nào đến khí hậu của các vùng đất ven bờ nơi chúng chảy qua.
Câu 2 (4,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy so sánh những điểm khác nhau
về địa hình của vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc nước ta.
b) Giải thích tại sao nước ta có thành phần loài sinh vật giàu có?
Câu 3 (4,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy nêu sự phân bố chủ yếu của
dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta.
b) Giải thích tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta?
Câu 4 (4,0 điểm)
a) Chứng minh nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng.
b) Giải thích tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
Câu 5 (4,0 điểm)
a) Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm 2015 2017 2018 2019 2020
Đồng bằng sông Hồng 7168,2 6514,0 6686,3 6489,5 6364,2
Đồng bằng sông Cửu Long 25803,3 23809,3 24698,2 24488,3 23991,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020, NXB thống kê, 2021)
a. Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về sản lượng lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2015 - 2020.
b) Giải thích tại sao vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thể mạnh để phát triển ngành
dich vu?
Hết

ĐỀ 23
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỚI NĂM HỌC 2021
TẠO GIA LAI Môn: Địa lí
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (5,0 điểm)
a. Cho bảng số liệu:
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta, giai đoạn 2010 – 2019
(Đơn vị: %%)
Năm 2010 2012 2014 2016 2018 2019
52
Tỉ suất sinh thô 17,1 16,9 17,2 16,0 14,6 16,3
Tỉ suất tử thô 6,8 7,0 6,9 6,8 6,8 6,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2020)
a. Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số nước ta trong giai đoạn 2010 – 2019 và nêu
nhận xét.
b. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta.
c. Đặc điểm dân số vẫn còn tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta? Phân tích những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở
nước ta.
Câu 2. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng lúa cả năm của nước ta năm 2005 và 2018
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu và thu Lúa mùa
đông
2005 35.832,9 17.331,6 10.436,2 8.065,1
2018 43.979,2 20.603,0 15.111,3 8.264,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2019)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lúa cả năm của nước ta
năm 2005 và 2018.
b. Nhận xét sản lượng và cơ cấu sản lượng lúa cả năm của nước ta. Giải thích tại sao sản
lượng lúa cả năm của nước ta tăng.
Câu 3. (5,0 điểm)
a. Phân tích ý nghĩa của rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tại sao ở
nước ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ và trồng rừng?
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối
với việc phát triển ngành thủy sản? Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng thủy sản lại chiếm
tỉ trọng ngày càng cao.
Câu 4. (5,0 điểm)
a. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, kể tên các tỉnh, thành phố
(trực thuộc Trung ương) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (phía Bắc). Phân tích hiện
trạng phát triển của ngành trồng trọt ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Dân số đông, mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn
gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
c. Chứng minh vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

ĐỀ 24 (ĐỀ SÓ 1)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (1,0 điểm)

Giải thích vì sao mùa nóng ở các bán cầu lại có hiện tượng ngày dài hơn đêm? Tại sao
càng về vĩ độ cao, chênh lệch độ dài ngày và đêm càng lớn?
Câu II (3,0 điểm)
1.Chứng minh địa hình nước ta có cấu trúc khá đa dạng. Giải thích vì sao mực nước lũ các
sông ngòi miền Trung nước ta thưởng lên rất nhanh?
53
2. Dạng địa hình trung du và miền núi có khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thanh Hóa?
Câu III (3,0 điểm)
1. Phân tích thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta? Tại sao việc làm là vấn đề
kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
2. Nguyên nhân nào khiến tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến ở các vùng nông
thôn Thanh Hóa? Nếu giải pháp khắc phục tình trạng này.
Câu IV: (3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi về tự nhiên để phát triển
ngành du lịch.
2. Phân tích các thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Câu V (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nhận xét về tình hình phát triển rừng của cả nước trong giai đoạn 2000 - 2007. Kể tên
những tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 60%?
2. So sánh sự khác nhau về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung du miền núi
Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Giải thích tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng.
Câu VI (5,0 điềm)
Cho bảng số liệu: Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn của
nước ta, giai đoạn 2010 - 2018.
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm 2010 2018
Thành thị 14106,6 19071,8
Nông thôn 36286,3 37282,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB thống ké 2019)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phần theo
thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, do NXB Giáo dục phát hành.

ĐỀ 25
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH
LÀO CAI NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: Địa lí
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 16/3/2022
PHẢN I. KIẾN THỨC (15,0 ĐIỂM)
Câu 1 (5,0 điểm)
a. Phân tích vai trò của vị trí địa lí đối với khí hậu Việt Nam? Kể tên các ngành kinh tế biển
của nước ta ? Là công dân Việt Nam, em cần phải làm gì để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm chung của địa hình
khu vực đồi núi nước ta. Chứng minh rằng sinh vật nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa.
Câu 2 (2,5 điểm)
a. Trình bày các hạn chế của nguồn lao động nước ta.
54
b. Phân tích mối quan hệ giữa dân số - lao động và việc làm của nước ta.
Câu 3 (3,5 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân bố công nghiệp
nhiệt điện của nước ta.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh cơ công nghiệp của nước
ta đang có sự chuyển dịch hoạt động sản xuất công nghiệp phân bổ không đều.
Câu 4 (4,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự khác nhau về thế mạnh tự
nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
b. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du
và miền núi Bắc Bộ.
PHẦN II. KỸ NĂNG (5,0 ĐIỂM)
Câu 5 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2018
(Don vi: nghin ha)
Năm 2005 2010 2015 2018
Tổng số 2495,1 2808,1 2831,3 2810,1
Cây công nghiệp hàng năm 861,5 797,6 676,8 581,7
Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 2010,5 2154,5 2228,4
(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam năm 2019, NXB Thống kê)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét về diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta
giai đoạn 2005 - 2018.
Câu 6 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA VÀ DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
Năm 2000 2010 2012 2015
Diện tích (nghìn ha) 7 666,3 7489,4 7761,2 7 828,0
Sản lượng (nghìn tấn) 32 529,5 40 005,6 43 737,8 45 091,0
Dân số (nghìn người) 79 910,4 87 967,6 88 742.9 92 677,1
(Nguồn: Niên giảm thống kê năm 2016, NXB Thống kê)
a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm trong giai
đoạn từ 2000 - 2015 (đơn vị: kg/người)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn
2000-2015.
c. Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2000 - 2015.
-Hét-
HƯỚNG DẪN
2b
LAO CAI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tui sắt............Số phách:.
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CÁP TINH NĂM HỌC 2021 – 2021 PHIẾU
CHẤM BÀI THI Nôn: Địa lí
Câu Đáp án Diem
la Nằm hoàn toàn trong vùng NCT BBC nên tổng lượng BXMT và tổng lượng 0,25
nhiệt lớn
Nằm trong khu vực gió mùa Châu Á nên tạo ra nhịp điệu mùa của các yếu tố
55
khí hậu.....(MB, MN).
Lãnh thổ hẹp ngang kéo dài nên khí hậu phân hóa theo chiều B – N. 0,25
Tiếp giáp với biển và đại dương rộng lớn nên khí hậu ảnh hưởng sâu sắc của 0,25
biến đồng thời có sự phân hóa theo chiều Đ – T.
Du lịch biển, khai thác khoáng sản, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, giao 0.5
thông vận
Tích cực học tập để trở thành người lao động có ích cho xã hội, góp phần vào 0.25
quá trình sản xuất tạo ra sức mạnh kinh tế, từ đó củng cố sức mạnh an ninh
quốc phòng.
Tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức, tuyên truyền cho nhân dân trong nước và 0.25
bạn bè quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
lb Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, chủ yếu là đồi núi thấp. 0.25
Địa hình có cấu trúc da dụng: Có 2 hướng chính TB - ĐN và vòng cung. 0.25
Hướng nghiêng chung: Cao ở TB thấp dần xuống ĐN.
Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Xâm thực mạnh vùng đồi núi, bồi 0,25
tụ nhanh ở vùng đồng bảng. Quá trình caxtơ diễn ra mạnh.
Địa hình có sự phân hóa thành vùng núi và vùng chuyển tiếp. 0,25
Trong khu vực đồi núi còn các dạng địa hình khác như đồng bằng giữa núi, 0,25
các lòng chảo, cao nguyên, sơn nguyên,...
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. 0,25
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở thảm thực vật đặc trưng là hệ sinh 0.50
thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa lá rộng thường xanh.
Các loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, 0,25
70% thực vật là loài nhiệt đới. 0,25
Đa số các loài động vật là loài nhiệt đới. 0,25
Sự đa dạng về thành phần loài. 0,25
2a So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ của nước ta còn 0,25
mỏng, đặc biệt là đội ngũ quản lý, công nhân kĩ thuật lành nghề.
Lao động còn thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật chưa cao, 0,25
Phân bố lao động không đều giữa đồng bằng và trung du miền núi. 0,25
Năng suất lao động còn thấp, cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch còn 0,25
chậm.
Thể chất lao động nước ta còn thấp. 0,25
2b Nước ta có dân số động nên nguồn lao động dồi dào. 0,25
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nên mức gia tăng lao động hàng năm lớn. Mỗi 0,25
năm có hơn 1 triệu người đến tuổi lao động.
Dân cư nước ta phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng nên 0,25
nguồn lao động cũng chủ yếu phân bố ở đây, miền núi trung du thưa thớt
thiếu lao động.
Lao động có trình độ tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, khu vực nông 0,25
thôn chất lượng thấp hơn.
Giữa lao động với việc làm: Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh trong khi 0,25
nền kinh tế còn chậm phát triển và lao động phân bố không đều, chất lượng
lao động chưa cao khiến vấn đề việc làm nước ta trở nên gay gắt
hơn. Ti lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thông còn lớn.
3a Phân bố không đều, phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu (than, dầu, khí) và thị 0,25
56
trường tiêu thụ.
Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than phân bố chủ yếu gần nguồn nhiên 0,25
liệu là than (d/c).
Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, khi được phát triển mạnh ở Đông 0,25
Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long (d/c).
Khu vực phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, thu được khi đồng 0,25
hành.
Đông Nam Bộ vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất nên nhu cầu năng 0,25
Lượng cao.
Các nhà máy nhiệt điện từ năng lượng sạch chưa phát triển mạnh chỉ có một 0,25
số nơi:
Điện mặt trời tập trung chủ yếu ở phía Nam và Tây Nguyên, điện gió tập 0,25
trung chủ yếu ở Phủ Quý, Bạc Liêu nơi có nguồn tài nguyên.
Công nghiệp nhiệt điện đã xây dựng các trạm biến áp và hòa vào đường dây 0,25
tải điện để cung cấp cho nơi tiêu thụ.
3b Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất phân phối điện, 0,25
khi đốt, nước (d/c).
Tăng tỉ trong công nghiệp chế biển (d/c). 0,25
Phía Bắc: Đồng bằng sông Hồng và phụ cận 0,25
Phía Nam: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. 0,25
Khu vực có mức độ tập trung trung bình: Duyên hải Miền Trung 0,25
Khu vực có mức độ tập trung thấp: Vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. 0,25
4a Địa Hình TDMNBB: Chủ yếu là đồi trung du và núi, các cánh đồng giữa núi 0,25
=> trồng cây công nghiệp lâu năm, sản xuất lương thực.
Địa Hình Tây Nguyên: Các cao nguyên bằng phẳng, diện tích rộng => hình 0,25
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.
Đất TDMNBB: Phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá 0,25
khác.Đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa ven các thung lũng sông.
=> Trồng được nhiều loại cây. 0,25
Đất Tây Nguyên. Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích lớn. 0,25
=> Trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu.... trên 0,25
quy mô lớn.
Khi hậu TDMNBB: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. 0,25
Trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây vụ đông. 0,25
Khí hậu Tây Nguyên: Khí hậu cận xích đạo gió mùa và có sự phân hóa theo 0,25
độ cao.
=> Trồng cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới. 0,25
Yếu tố khác TDMNBB: Diện tích mặt nước (ao, hồ) lớn hơn = Nuôi trồng 0,25
thủy sản. Nhiều đồng cỏ => Chăn nuôi gia súc lớn.
Các yếu tố khác của Tây Nguyên- Diện tích mặt nước (ao, hồ) nhỏ hơn. Có 0,25
một số đồng cỏ=>Chăn nuôi bò.
4b Nghề rừng phát triển đã làm tăng độ che phủ rừng, có tác dụng: Hạn chế 0,25
xói mòn đất, điều hòa nguồn nước các hồ thủy điện, thủy lợi
Là cơ sở nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, 0,25
Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. 0,25

57
Hạn chế du canh du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy. 0,25
5 Tổng diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta có xu hướng tăng. 0.25
Dẫn chứng tổng diện tích tăng. 0,25
Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn và tăng nhiều, tăng nhanh. 0,25
Dẫn chúng 0,25
Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm nhỏ, giảm nhanh. 0,25
Dẫn chúng 0,25
Cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp có sự thay đổi: Cây công nghiệp lâu 0,25
năm chiếm tỉ trọng diện tích lớn và tăng liên tục, cây công nghiệp hàng năm
chiếm tỉ trọng diện tích nhỏ và giảm liên tục qua các năm.
Dẫn chứng: 0,25
6a Năm 2000 2010 2012 2015 0.5
Sản lượng lương thực binh 407,1 454,8 492,9 486,5
quân đầu người.
6b Biểu đô kết hợp đảm bảo có tên, chú giải, khoảng cách năm, thẩm mĩ, khoa 1.5
học (Trừ 0,25 điểm / 1 lỗi).
6c Diện tích có tốc độ tăng chậm nhất, có sự biến động (d/c) do khai hoang. cải 0,25
tạo đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Năng suất tăng liên tục qua các năm (d/c) do ứng dụng nhiều thành tựu 0,25
KHKT.
Sản lượng có tốc độ tăng nhanh nhất (d/c) do tăng năng suất và tăng diện 0,25
tích.
Sản lượng lương thực bình quân đầu người có tốc độ tăng chậm (d/c) do sức 0,25
ép dân số.

ĐỀ 26 (ĐỂ SỐ 7)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Trình bày vận động quay quanh Mặt trời của Trái đất?
2. Tại sao có sự luân phiên ngày đêm và giờ trên Trái Đất?
Câu II (2,5 điểm)
1. Phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu vực vùng núi Đông Bắc?
2. Thanh Hóa có những dạng địa hình nào? Trình bày đặc điểm cơ bản của các dạng
địa hình đó?
Câu III (2,5 điểm)
1. Cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành kinh tế đang thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Hãy trình bày và giải thích sự thay đổi đó.
2. Nếu vấn đề khai thác tiềm năng thủy điện hiện nay ở Thanh Hóa?
Câu IV (3,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm phát triển của các ngành dịch vụ ở nước ta?

58
2.Vì sao phải gắn các vùng chuyên canh cây công nghiệp với các cơ sở công nghiệp chế
biến?
Câu V (4,0 điểm)
1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết về kinh tế, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
có những thế mạnh nào?
2. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước? Giải
thích vì sao Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?
Câu VI (6,0 điểm) : Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010-2018
Năm Sản lượng thủy sản (nghìn tấn) Giá trị xuất khẩu
Tổng số Khai thác Nuôi trồng (triệu đô la Mỹ)
2010 5142,7 2414,4 2728,3 5016,9
2013 6019,7 2803,8 3215,9 6692,6
2015 6582,1 3049,9 3532,2 6568,8
2018 7768,5 3606,7 4161,8 8787,1
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam gso.gov.vn)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai
đoạn 2010 – 2018.
2. Nhận xét tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn trên và giải thích?
......Hết........

ĐỀ 27 (ĐỀ SỐ 20)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 2,0 điểm):
1. Dùng kiến thức Địa lý để giải thích hiện tượng ngày đêm của câu ca dao sau:
Đêm tháng năm chưa nắm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
2. Một điện tín đánh từ Huế (Việt Nam - múi giờ số 7) lúc 7h ngày 20/4/2006, 1 giờ sau
trao cho người nhận tại Oasinhtơn ( Hoa Kì - múi giờ số 19). Hỏi người nhận được vào
thời gian nào ở Oasinhtơn?
Câu 2( 2,0 điểm):
1. Tại sao nói sống ngòi nước ta là sông ngòi của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm?
2. Hãy chứng minh nhận định: "Tài nguyên đất của nước ta hiện nay bị suy giảm?
Câu 3( 6,0 điểm):
1. Trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta?
2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động theo ngành ở Thanh
Hóa hiện nay?
3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét về tình hình đô thị hóa ở
nước ta trong thời kỳ 1979 - 2007?
Câu 4( 3,0 điểm):
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện
của nước ta?
2. Vì sao Hà Nội trở thành một trong những đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta?
Câu 5( 3,0 điểm):
59
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy đánh giá nguồn lực tự nhiên của
vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ đối với phát triển kinh tế?
Câu 6( 4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010-2018
Năm Sản lượng thủy sản (nghìn tấn) Giá trị xuất khẩu
Tổng số Khai thác Nuôi trồng (triệu đô la Mỹ)
2010 5142,7 2414,4 2728,3 5016,9
2013 6019,7 2803,8 3215,9 6692,6
2015 6582,1 3049,9 3532,2 6568,8
2018 7768,5 3606,7 4161,8 8787,1
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam gso.gov.vn)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2010
– 2018.
2. Nhận xét tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn trên và giải thích?

ĐỀ 28 (ĐỂ SỐ 4 )
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I ( 1 điểm):
Vì sao các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng? Sự lệch hưởng trên ảnh
hưởng như thế nào đến các hiện tượng tự nhiên trên Trái đất?
Câu II ( 3 điểm):
1. Chứng minh nhân tố địa hình và khí hậu tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta. Vì sao mực
nước lũ ở miền Trung thường lên nhanh và đột ngột?
2. Nêu các biện pháp phòng chống lũ, lụt ở địa phương em.
Câu III (2 điểm):
1. Trình bày sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta. Vì sao khu vực nông thôn
nước ta tỉ lệ thiếu việc làm còn cao?
2. Sự gia tăng nhanh nguồn lao động ở Thanh Hóa có tác động như thế nào đến nền
kinh tế địa phương?
Câu IV(4 điểm):
1. Nêu những khó khăn trong phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta. Tại sao đàn lợn tập trung
đông nhất ở Đồng bằng Sông Hồng?
2. Phân tích sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông
Bắc và Tây Bắc? Tại sao tiểu vùng Tây Bắc có thể mạnh phát triển thủy điện?
Câu V(5 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý và kiến thức đã học em hãy
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta. Giải thích tại sao nuôi
trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao?
2. Chứng minh nước ta có nhiều tiềm
60
Câu VI (5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
năng để phát triển ngành du lịch.
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 -
2015
Năm 2010 2012 2014 2015
Than sạch (triệu 44,8 42,1 41,1 41,7
tấn)
Dầu thô (triệu 15,0 16,7 17,4 18,7
tấn)
Điện phát ra (tỉ 91,7 115,1 141,3 157,9
kWh)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai
đoạn 2010 - 2015.
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong
giai đoạn trên.
ĐỀ 29 (ĐỀ SỐ 5)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm):
1. Giải thích tại sao độ dài ngày đêm theo vĩ độ có sự khác nhau?
2. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm ? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào
đến cảnh quan thiên nhiên và hoạt động sản xuất của cong người?
Câu 2: (2.0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a. Chứng minh Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
b. Tại sao nhà nước ta lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bảo
dân tộc.
Câu 3: (3 điểm ).Dân số là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Em hãy :
1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
môi trường?
2. Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số hiện nay ở nước ta?
Câu 4: (2 điểm ) Dựa vào kiến thức đã học, Em hãy :
a. Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?
b. Nêu những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng khó khăn của khí hậu đến sản xuất và đời sống người
dân ở tỉnh ta?
Câu 5: (3,0 điểm)
61
a.Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay ?
b. Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
Câu 6: (3 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy
a.Trình bày và giải thích các đặc điểm sông ngòi ở nước ta?
b. Kể tên các con sông ở tỉnh Thanh Hóa mà em biết?.
Câu 7: (5,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của
nước ta giai đoạn 2005-2015
(Don vi: nghin ha)
Năm 2005 2008 2012 2015 2018
Tổng số 13287,0 13872,9 14635,6 14926,0 15023,8
Cây lương thực 8383,4 8542,2 8918,9 9015,1 8611,3
Cây công nghiệp 2495,1 2691,9 2952,7 2827,3 2810,1
Cây ăn quả và cây khác 2408,5 2638,8 2764,0 3083,6 3602,4
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo
nhóm cây của nước ta giai đoạn từ 2005-2015.
b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích .
-HET-
ĐỀ 30
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
ĐÀO TẠO. UBND HUYỆN Nam hoe: 2022-2023 Môn thi: Địa lý
PHÙ MỸ
Ngày thi: 13/10/2022
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (4,0 điểm)


a) Nhiệt độ ở một thời điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ không khí tại
điểm đó trong cùng một thời điểm có trùng nhau không? Tại sao?
b) So sánh gió đất - gió biển với gió mùa.
Câu 2: (4,0 điểm)
a) Tại sao frông không hình thành ở khu vực xích đạo? Giải thích mưa frông và mưa địa
hình.
b) Phân biệt sự khác nhau giữa dải hội tụ nhiệt đới và frông giữa cao áp Cực và cao Á
áp Xi bia.
Câu 3: (4,0 điểm)
Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Hãy cho biết dựa vào đặc điểm nào để chia miền khí hậu phía Nam thành các vùng khí hậu
khác nhau. Nêu những đặc điểm khác biệt giữa vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu
Nam Bộ.

62
b) Giải thích tại sao ở nước ta cùng một đai nhiệt đới gió mùa nhưng phần lãnh thổ phía Bắc
lại có độ cao thấp hơn phần lãnh thổ phía Nam?
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Phân tích tác động của gió Tín phong Nam bán cầu đến khí hậu nước ta.
b) Hãy giải thích tại sao tỉ lệ diện tích đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiều
hơn Đỗng bằng sông Hồng.
Câu 5: (4,0 điểm)
a) Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân cư vùng Bắc Trung
Bộ phân bố không đồng đều. Giải thích tại sao?
b) Tại sao mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra chủ yếu ở các đô thị
(Thí sinh được sử dụng Ất-lát Địa II Việt Nam

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
a) Nhiệt độ ở một thời điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ 0.5
không khí tại điểm đó trong cùng một thời điểm có trùng nhau không? Tại
sao?
- Nhiệt độ ở một thời điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ
không khí tại điểm đó trong cùng một thời điểm không trùng nhau
- Khi các tia bức xạ Mặt Trời chiếu thắng xuống Trái Đất, làm cho mặt đất 1.0
nóng lên; sau đó mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí, làm cho
không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận
trực tiếp một phần bức xạ Mặt Trời, nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác
dụng rất lớn.
b) So sanh gió đất – gió biển với gió mùa. 0.5
• Giống nhau:
- Hương giả đều thay đổi theo chu kì
- Hình thành do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại
dương. Phạm vi hoạt động: mang tính địa phương.
* Khác nhau: 0.5
Hướng gió
+ Giò đất - gió biển: Ngược nhau giữa ngày và đêm.
+ Gió mùa: Ngược nhau giữa 2 mùa
Chu kì hoạt động: 0.5
+ Gió đất - gió biển: Ngày đêm.
+ Gió mùuu Theo mùa.

63
Nguyên nhân.
+ Gió đất - gió biển: Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều về nhiệt độ
giữa lục địa
và đại dương trong ngày.
+ Gió mùa: Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại
dương theo
mùa hoặc sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 bán cầu.
Phân bố
+ Giá đất - gió biển: Vùng ven biển.
+ Gió mùa: Ở khu vực đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình.
a) Tại sao frông không hình thành ở khu vực xích đạo? Giải thích mua 1.0
trong và mưa địa hình.
- Frông là mặt tiếp xúc giữa hai khối khi có nguồn gốc khác nhau. Hai khối
khi nằm hai bên trông có sự khác biệt với nhau về tính chất vật lí.
- Ở khu vực xích đạo, các khối khi xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam
tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng, ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau,
vì thế chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.
- Mưa trông: dọc các trông nóng cũng như trong linh, không khí nóng bốc 0.5
lên trên không khi lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa.
- Mưa địa hình Cùng một sườn núi, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, có 0.5
mưa nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khi đã giảm đi nhiều, sẽ
không còn mun. Cùng một dãy núi, thì sườn đón gió mưa nhiều, còn sườn
khuất gió thường mưa ít, kho ráo.
b) Phân biệt sự khác nhau giữa dải hội tụ nhiệt đới và trông, giữa cao áp
Cực và cao áp Xi bia.
- Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí xích đạo bán cầu Bắc
và Nam, có cũng tính chất nông ầm nhưng hướng ngược nhau.
- Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khi có nguồn gốc khác nhau về tinh
chất vật lí
- Cao áp Cực hình thành thường xuyên (do nhiệt lực) 0.5
- Cao áp Xibia hình thành theo mùa (vào mùa đông nhiệt độ ở trung tâm lục 0.5
địa Á-Âu giảm mạnh).
4,0 a) Hãy cho biết dựa vào đặc điểm nào để chia miền khí hậu phía Nam
thành các vùng khí hậu khác nhau. Nêu những đặc điểm khác biệt giữa
vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Bộ.
- Miền khí hậu phía Nam chia thành 3 vùng khí hậu (vùng khí hậu Nam 0.5
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) dựa vào: Thời kỳ mùa mưa, 3 tháng có
lượng mưa cao nhất
• Vùng khí hậu Tây Nguyên: 1.25

64
- Có sự hạ thấp nhiệt độ do địa hình núi và cao nguyên có độ cao khá lớn,
nhiệt độ trung bình thấp hơn các vùng đồng bằng từ 3 – 6 0C,
- Có sự tương phản rất sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô do tác dụng chân
gió dây Trường Sơn. Vào mùa đông do hiệu ứng phim vùng Tây Nguyên bị
khô hạn, lương mưa trong suốt mùa khô rất ít (từ tháng 11 đến tháng 3). Là
vùng có mùa khô điển hình nhất nước ta. Vào mùa hạ, Tây Nguyên có
lượng mưa rất lớn chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm làm cho lượng bốc
hơi trung bình năm ở Tây Nguyên đạt 1800 - 2800 mm.
- Do địa hình Tây Nguyên khi phức tạp dẫn đến sự phân hóa sâu sắc của các
yếu tố khí hậu trong nội bộ vùng đặc biệt trong sự giao động của biên độ
nhiệt ngày đêm và sự phân bố lượng mưa.
* Vùng khí hậu Nam Bộ: 1.25
- Có nền nhiệt cao và đồng nhất cả nước. Nhiệt độ trung bình năm từ 26-
27C, tổng nhiệt độ trung bình năm trên 9.500C.
- Diễn biến hằng năm của các yếu tố khí hậu chính như nhiệt độ, lượng mưa
đã thể hiện được diễn biến theo chế độ xích đạo (2 cực đại, 2 cực tiểu).
- Nổi bật nhất là tính ổn định, đồng nhất và tương đối điều hòa hơn so với
các vùng
khí hậu khác.
b) Giải thích tại sao ở nước ta cùng một đại nhiệt đới gió mùa nhưng phần 0,50
lãnh thổ phía Bắc lại có độ cao thấp hơn phần lãnh thổ phía Nam?
- Sự khác nhau về vĩ độ: Phần lãnh thổ phía Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn, gốc
nhập xã nhỏ hơn nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời nhỏ hơn. Trong khi
đó, phần lãnh thổ phía Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn, góc nhập xạ lớn hơn nên
nhận được lượng bức à Mặt Trời lớn. Vì vậy, tuy cùng địa hình cao nhưng ở
phía Nam vẫn nhận được luowngj nhieetj cao hown.
- Gió mùa: Phần lãnh thổ phía Bắc, nhất là vùng núi Đông Bắc và Đồng 0,50
bằng Bắc Bồ chịu sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc trong mùa
đông khiến nên nhiệt ha thap.
a) Phân tích tác động của gió Tin phong Nam bán cầu đến khí hậu nước ta.
Đặc diểm thổi từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam về áp thấp xích đạo,
hướng Đông Nam
- Ảnh hưởng đến khí hậu nước tác vào giữa và cuối hạ Tin phong Nam bán 1.5
cầu hoạt động mạnh vượt qua xích đạo chuyển thành hướng Tây Nam (do
ảnh hưởng của lực Coriolit) tăng ẩm tạo thành gió mùa mùa hạ thổi vào
nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ. Tây Nguyên. Khi di chuyển ra vùng biển
phía Bắc gió chuyển thành hướng Đông Nam gây mưa cho miền Bắc.
b) Hãy giải thích tại sao tỉ lệ diện tích đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng 0.5
sông Cửu Long nhiều hơn Đồng bằng sông Hồng.
- Địa hình: Đồng bằng sông Hồng độ cao trung bình (4-12m) cao hơn so với
Đồng 0,50 bằng sông Cửu Long ( phần cao 2-4m, phần thấp 1-2m), có nơi
65
trũng thấp dưới mực nước biển, diện tích đất ngập nước lớn.
- Vị trí địa lí: Đồng bằng sông Hồng chỉ có một mặt Đông Nam giáp biển,
Đồng 0,50 bằng sông Cửu Long 3 mặt giáp biển, ảnh hưởng của nước biển
mặn vào đất liền lón.
- Khí hậu: Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long sâu sắc và kéo dài hơn,
hiện tượng bốc phèn, bốc mặn tăng, thiếu nước thau chua rửa mặn.
Thủy văn: Ở Đồng bằng sông Cửu Long triều cưởng ảnh hưởng lớn hơn,
nhiều cửa sông lớn đổ ra biển hơn, xâm nhập mặn lớn.
a) Dựa vào At-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng mình dân
cư ) vùng Bắc Trung Bộ phân bố không đồng đều. Giải thích tại sao?
Khái quát vùng
- MĐDS trung bình thuộc loại thấp (dẫn chứng).
- Phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung: các đồng bằng lớn ven biển ở phía đông bắc và nam như:
Thanh hóa - Nghệ An, Huế).
+ Khá đông: Ven biển khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, vùng chuyển tiếp ở
giữa
(dan ching)
+ Thưa thớt: Vùng núi phía Tây giáp biên giới Việt-Lào (dẫn chứng).
- Phân bố không đều theo thành thị - nông thôn: Tập trung chủ yếu ở nông
thôn 0,25 thành thị ít (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Do sự phân hóa về điều kiện tự nhiên (dẫn chứng).
+ Kinh tế xã hội chậm phát triển, có một số đô thị lớn ven biển (dẫn
chứng).
b) Tại sao mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra chủ yếu ở các đô thị?
Tâm lý thích sinh con trai do quan niệm cũ vẫn còn tồn tại trong xã hội,
kể cả ở các đô thị.
Người dân đô thị có điều kiện tiếp cận với tiến bộ y tế dễ dàng hơn trong
việc lựa hơn giới tính khi sinh.
|

66
ĐỀ 31
UBND HUYỆN BA VÌ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP
PHÒNG GDĐT HUYỆN, NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn thi: Địa lí
Ngày thi: 28/10/2022 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề
thi gồm 02 trang)

Câu 1: (6,0 điểm)


a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết miền địa lí tự nhiên nào ở nước ta có nhiều
dãy núi chạy theo hình cánh cung, kể tên các dãy núi cánh cung.
b. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm của địa hình
vùng núi Tây Bắc, địa hình đã có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng núi Tây Bắc?
c. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về
chế độ nhiệt ở nước ta?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy tính tỷ lệ dân số nông thôn và dân số thành
thị ở nước ta.
b. Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam.
Câu 3: (4,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy kể tên các ngành chế biến chính của ngành
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh. Giải thích vì sao 2 trung tâm công nghiệp này có cơ cấu đa dạng và quy mô lớn nhất
trong cả nước?
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy nhận xét sản lượng thuỷ sản của nước ta qua
các năm. Từ đó chỉ ra sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 2000 -
2007.
Câu 4: (3,0 điểm)
67
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy phân tích các điều kiện tự nhiên
để phát triển ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta,
Câu 5: (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1995 - 2016
Don vi: Ti USD
Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu
1995 13604,3 5448,9 8155,4
2000 30119,5 14483,0 15636,5
2012 228309,8 114529,2 113780,4
2016 351384,6 176580,8 174803,8

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của
nước ta trong giai đoạn 1995 - 2016.
2. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ.
-HET------

ĐỀ 32
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC HỌC 2022 – 2023 Môn thi: Địa lí 9 Thời
gian làm bài: 120 phút

Câu 1.
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học em hãy:
a. Tính tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1960 - 2007.
b. Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta không ngừng tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với
tỉ lệ dân nông thôn?
2. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội?
Câu II. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
2. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? Là một công dân khai thác hải sản
có trách nhiệm, chúng ta cần làm gì?
Câu III.
1. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2020

68
(Don vi: Nghin ha)
Năm 2005 2010 2015 2020
Tổng diện tích 2 495,1 2 808,1 2 831,3 2 643,8
Cây công nghiệp 861,5 797,6 676,8 458,0
hàng năm
Cây công nghiệp 1 633,6 2010,5 2 154,5 2 185,8
lâu năm
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê 2021)
Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về tình hình trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn
2005-2020.
2. Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ
cấu sản xuất cây công nghiệp?
Câu IV. Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC
KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2015
(Đơn vị: Nghìn tỉ đồng).
Năm Tổng số Khu vực kinh tế
Nông - lâm - Công nghiệp - Dịch vụ
thủy sản xây dựng
2010 1887,2 396,6 693,4 797,2
2015 3772,6 712,5 1392,1 1668,0
(Nguồn niên giám thống kê 2017, Nhà xuất bản thống kê)
I. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo
khu vực kinh tế nước ta năm 2010 và năm 2015.
2. Nhận xét quy mô, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. phân theo khu
vực kinh tế nước ta từ năm 2010 đến năm 2015.
..Hét.............
ĐỀ 33
HÒNG GD&ĐT HUYỆN SÓC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
SƠN. NĂM HỌC 2022-2023
MÔN THI ĐỊA LÍ
Ngày thi: 27-10-2012
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao dễ
(Đề thi gồm 01 trang

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

69
a. Nước ta có chung đường biên giới trên đất liền với những quốc gia nào. Kể tên một số cửa
Khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các quốc gia nêu trên (kể ít
nhất 5 cửa khẩu quốc tế)
b. chứng minh rằng địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động
mình mẽ của con người.
c. giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh
mẽ?
Câu 2 (5.0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học kết hợp bảng số liệu
sau:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2007:
(Dom vi: %)
Năm Tổng số Chia ra
0-14 tudi 15-59 tuoi Từ 60 tuổi trở lên
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1900 100.0 17.4 16.1 28,4 30,0 3,4 4,7
2007 100,0 13.2 12.3 31,8 33.3 3.8 5.6
a. Nhận xét sự thay đổi của hai tháp dân số ở nước ta
b. cho biết dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì
c. Tại sao ở nước ta phải điều khiển quá trình đô thị hóa?
Câu 3 (3.0 điểm). Dựa vào Atlat Đại lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Kể tên các loại hình vận tải ở nước ta.
c. Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển ở nước ta.
Câu 4 (7.0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây:
Diện tích trong cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2005-2020
(Dom vi nghin ha)
Năm 2005 2010 2015 2020
Cây công nghiệp 861,5 797,6 676,8 458,0
hàng năm.
Cây công nghiệp 1633,6 2010,5 2154,5 2185,8
lâu năm
(Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê 2020 )
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích trong cây công nghiệp
nước ta quan doan 2005- 2000
b. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu rút ra nhận xét
c. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích những thuận lợi và khó khăn
của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
d. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta

70
Het-
ĐỀ 34
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP
ĐỀ CHÍNH THỨC 9 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: ĐỊA LÍ –
BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao
đề)

Câu 1(4,0 điểm)


1) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự khác biệt về địa hình giữa
vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc,
2) Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến hướng chảy sông ngòi nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
1) Dựa vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học, chứng minh nước ta đông dân, số dân vẫn
tăng nhanh và cơ cấu dân số có sự thay đổi.
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ DÂN CƯ NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2020,
Nam Tong so dan (nghìn người) Tỉ lệ dân thành thị Tỉ lệ giới tỉnh nam
(%) (%)
2010 87067,3 30,39 49.46
2020 97582.7 36,82 49,80
(Nguồn Số liệu theo Niên giám thống kê. NXB Thống kê năm 2021).
2) Trình bày sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta. Giải thích tại sao tỉ
lệ thất nghiệp nước ta cao ở khu vực thành thị.
Câu III (5,0 điểm)
1) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thế mạnh về tự nhiên để
phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta
2) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tinh hình phát triển và phân
bố ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.
3) Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bổ không đều?
Câu IV (4,0 điểm),
1) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.
2) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm
ở Tây Nguyên
Câu V (4,0 điểm). Cho bảng số liệu
TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG NƯỚC TA, GIAI
ĐOẠN 2015 - 2020.
(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)

71
Năm 2015 2017 2019 2020
Tong so 162012,2 215112,2 264260,4 282622,3
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 73519,7 107785,5 134117,6 149457,3
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công 64816,4 79373,4 101761,5 104149,9
nghiệp
Hàng nông, lâm, thủy sản 23676,1 27953,3 28381,3 29015,1
(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê, NXB Thống kê năm 2021).
1) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo
nhóm hàng nước ta, giai đoạn 2015 - 2020,
2) Tử bảng số liệu và biểu đồ, rút ra nhận xét.
...
-HÉT.
ĐỀ 35
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH
HA NOI PHỐ
NAM HOC 2021-2022
Ngày thi 24 tháng 1 năm 2012
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1(5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy
1. Kể tên các quốc gia tiếp giáp với nước ta ở trên biển. Trình bày các biểu hiện của tỉnh chất
nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu tố khí hậu và hải văn của vùng biển Việt Nam
2. Phân tích đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. Cho biết hưởng địa hình của vùng
núi này ảnh hưởng đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu II (2,5 điểm)
I. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế giai đoạn 1990 – 2007.
2. Vi sao tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta còn lớn
Câu III (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy
1. Nêu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế nước ta. Chứng minh điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên nước ta thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy
sản.
2. Giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp
lớn nhất cả nước
Câu IV (4,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2010 và năm 2019

72
(Đơn vị nghìn người).
Nam 2010 2019
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 24 279,0 18 831,4
Công nghiệp và xây dựng. 10 277,0 16 456,7
Dich vu 14 492,5 19 371,1
Tong só 49 048,5 54 659,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, 2020; NXB Thống kê 2019, 2021)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo
ngành kinh tế nước ta năm 2010 và năm 2019.
2. Nhận xét về số lao động và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của
nước ta giai đoạn 2010 – 2019.
Câu V (4,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
1. Vùng Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản
xuất lương thực? Tỉnh, thành phố nào của vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích
trồng cây lương thực đạt mức trên 90%?
2. Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ
HET-
HƯỚNG DẪN
CAU NỘI DUNG DIEM
I 1 Kể tên các quốc gia tiếp giáp với nước ta trên biển. Trình bày các biểu 3,0
(5.0 hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu tố khí hậu và hải văn của
vùng biển Việt Nam.
điểm)
- Vùng biển nước ta giáp 8 nước: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Bru-nây, Ma- 1.5
lai-xi-a, 1,5 Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.
(Lưu ý:Nếu học sinh kể thiếu 1 nước trừ 0.25 điểm)
- Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Chế độ gió: Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng từ tháng 0,5
10 đến tháng 4. Các tháng còn lại, vụ thể thuộc gió hướng tây nam, riêng
vịnh Bắc Bộ chủ yếu hướng nam.
+ Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát hơn, mùa đông ẩm hơn đất liền. Biên độ 0,25
nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình nước biển tầng mặt trên 230C.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền, từ 1100 đến 0,25
1300 mm/năm.
+ Dòng biển: Mùa đông chảy theo hướng đông bắc - tây nam. Mùa hè 0,25
hưởng từ tây nam lên đông bắc.
0.25
+ Độ muối thấp, bình quân 30-33%.

73
2 Phân tích đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. Cho biết 2,0
hướng địa hình của vùng núi này ảnh hưởng đến khí hậu nước ta
như thế nào?
* Đặc điểm
- Phạm vi: phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã. 0,25
- Là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, ngoài ra còn 1 số dãy núi 0,5
hướng tay-dong (dan ching)
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu, thấp ở giữa 0.5
(dẫn chứng)
0,25
- Có hai sườn bất đối xứng. Sườn đông hẹp và dốc có nhiều nhánh núi
nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ. 0,25
= Ảnh hưởng của hưởng địa hình đến khí hậu
- Hướng tây bắc-đông nam chắn gió đông bắc vào mùa đông, gió tây nam
vào mùa hạ làm cho duyên hải Trung Bộ có mưa vào thu đông, đầu mùa
hạ chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng.
- Hướng tây đông của dãy Bạch Mã ngăn cản ảnh hưởng gió mùa đông 0,25
bắc xuống phía nam nên miền khí hậu phía nam không có mùa đông lạnh,
nhiệt độ cao quanh năm.
II 1 Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai 1,5
đoạn 1990-2007.
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta đang chuyển dịch tích 0.5
cực theo hưởng công nghiệp hoá. 0.25
- Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản (dẫn chứng ). 0.25
0.25
- Tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng). 0.25
- Khu vực dịch vụ tăng nhưng còn biến động (dẫn chứng).
- Tốc độ chuyển dịch còn chậm (dẫn chứng).
2. Vì sao tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta còn lớn? 1.0
- Dân cư nước ta chủ yếu sống ở nông thôn, tỉ lệ lao động chưa qua đào
tạo lớn.
- Hoạt động kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.
- Cơ cấu ngành nghề nông thôn chưa đa dạng, tỉ lệ hoạt động phi nông
nghiệp còn thấp.
III 1 Nêu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế nước ta. Chứng minh 2,0
(4.0 điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta thuận lợi để phát
triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
diem)

* Vai trò ngành thuỷ sản 0,25


- Là ngành kinh tế quan trọng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu
74
giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (dẫn chứng).
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biển, tạo nguồn hàng xuất 0,25
khẩu có giá trị.
* Chứng minh 0.25
- Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn (dẫn chứng). 0,25
- Nguồn lợi hải sản phong phủ, đa dạng về thành phần loài, năng suất
sinh học cao (dan ching).
0,25
- Có 4 ngư trưởng trọng điểm (kể tên ).
- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận
lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn. 0,25
- Ven biển có nhiều đảo, vùng vịnh biển tạo điều kiện cho nuôi trồng
thuỷ sản 0,25
- Nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch, vùng đồng bằng có nhiều ô trũng có 0,25
thể nuôi cả, tôm nước ngọt.
2 Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn 2.0
nhất cả nước?
- Quy mô lớn nhất trên 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành đa dạng (kể tên), 0.5
- Thuộc vùng kinh tế trọng điểm, cơ sở nguyên liệu dồi dào từ các vùng 0.5
chuyên 0,5 canh (diễn giải). 0.5
- Hai đô thị đông dân nhất, lực lượng lao động có trình độ cao (diễn giải). 0.25
- Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phát triển, hai đầu mỗi giao thông vận tải
lớn nhất. 0.25
- Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất.
IV 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang
(4.0 làm việc phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2010 và năm 2019
diem)
- Xử lí số liệu: R2010 = 1.1 R2020
Năm 2010 2019
Nông nghiệp, lâm 49.5 34.5
nghiệp, thủy sản
Công nghiệp và xây 21.0 30.1
dựng
Dich vu 29.5 35.4
Tong só 100 100
- Vẽ biểu đồ tròn, bán kính khác nhau.
- Yêu cầu: chính xác, có số liệu, chú giải, tên biểu đồ (thiếu mỗi ý trừ
0,25 điểm).

75
2 Nhận xét về số lao động và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo 2,0
ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 – 2019
- Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng nhanh 0.25
(dẫn chứng).
- Số lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng, lao 0,25
động trong ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm (dẫn chứng).
- Lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh
hơn ngành dịch vụ (dẫn chứng). 0,5
- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế chuyển dịch 0,5
tích cực: tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và 0,5
dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-thuỷ sản (dẫn
chứng)
- Tốc độ chuyển dịch còn chậm, lao động đang làm việc trong ngành
nông-lâm- thuỷ sản vẫn chiếm phần lớn (dẫn chứng).
V 1) Cho biết Đồng bằng sông Hồng có những điều thuận lợi và khó khăn 3,0
(4.5 gì để phát triển sản xuất lương thực? Tỉnh, thành phố nào của vùng có tỉ
lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực đạt mức trên 90%?
diem)
- Thuận lợi: 0.25
+ Đất phù sa màu mỡ do sông Hồng và sông Thái Bình bởi đắp. 0.25
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh tạo khả năng thâm 0.25
canh xen canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. 0.25
+ Nguồn nước dồi dào gồm nước trên mặt và nước ngầm đảm bảo cung
cấp nước cho sản xuất lương thực.
+ Lực lượng lao động đông đảo nhất cả nước, có truyền thống, kinh
nghiệm thâm canh cây lúa nước
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh: hệ thống thuỷ lợi, công
nghiệp chế biến phát triển.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính sách phát triển nền nông nghiệp
hàng hoá thúc đẩy sự hình thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
- Khó khăn:
+ Dân số đông nhất cả nước tạo sức ép đến tài nguyên đất nông nghiệp.
Bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn trung bình cả nước.
+ Thiên tai: bão, ngập lụt, hạn hán; ô nhiễm môi trường đất, nước ...
- Kể tên các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái
Bình. Nam Định.
(Lưu ý: HS kể 4-5 tỉnh được 0,75 điểm: 3 tỉnh được 0,5 điểm; 2 tỉnh được
0,25 điểm)
2 Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ? 1.5
- Tài nguyên du lịch tự nhiên; di sản thiên nhiên thế giới, thẳng cảnh,
76
vườn quốc gia, bãi tắm... (dẫn chứng).
- Tài nguyên du lịch nhân văn: di sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử, lễ
hội | truyền thống, làng nghề cổ truyền... (dẫn chứng).
- Các thế mạnh khác: GTVT, khách sạn, nhà hàng, vốn đầu tư, chỉnh sách
quảng
bá du lich...
TÔNG = CÂU 1+ CÂU II + CÂU III-- CÂU IV + CÂU V = 20 ĐIỂM

ĐỀ 36
PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC MÓN VĂN
HÓA VÒNG 1 CẤP TỈNH Năm học: 2022 – 2023
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian thì: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/4/2022
Câu 1. ( 1.0 điểm)
Tại sao càng gần về phía cực thì thời gian ngày và đêm chênh lệch nhau càng lớn trong
năm.
Câu 2: (3,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
2. Giải thích tại sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông giàu phù sa?
3. Tại sao sông ngòi Thanh Hóa lại nhiều nước và chế độ nước theo mùa?
Câu 3: (2,0 điểm)
Tại sao dân số là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay ?
Câu 4: (4.0 điểm)
1. Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản của nước ta.
2. Những thuận lợi về kinh tế - xã hội trong phát triển ngành thủy sản của tỉnh Thanh Hóa?
Câu 5: (5,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học.
- 1. Trình bày những hiểu biết của em về công nghiệp điện ở nước ta (cơ cấu ngành, sản
lượng điện, các nhà máy thủy điện và nhiệt diện lớn). Nhận xét về sự phân bố các nhà máy
thủy điện và nhiệt điện ở nước ta.
2. Nhận xét qui mô và cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành Phố Hồ Minh.
Câu 6: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2010.
Năm 2005 2007 2009 2010
Sản lượng 3467 4200 4870 5128

77
(nghìn tấn )
-Khai thác 1988 2075 2280 2421
- Nuôi trồng 1479 2125 2590 2707
Giá trị sản xuất 38784 47014 53654 56966
(tiđồng )
I. Vẽ biểu đỗ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của
nước ta trong thời gian trên.
2. Nhận xét và giải thích.
Hết
ĐỀ 37
SỞ GD&ĐT SƠN LA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC CẤP TỈNH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn
thi: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 26/3/2022
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời
gian phát đề
Câu 1 (4,0 điểm)
a) Giải thích hiện tượng mùa trái ngược nhau ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam vào ngày
22/6. Ở Việt Nam hiện tượng mùa biểu hiện như thế nào?
b) Phân tích tác động tiêu cực của gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đến phát triển
kinh tế, xã hội và môi trường. Đề xuất hướng khắc phục.
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 9) và kiến thức đã học hãy so sánh và giải thích sự
khác nhau về chế độ nhiệt của trạm khí hậu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Chứng minh việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay. Biện pháp để giải
quyết vấn đề việc làm ở nước ta.
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15) và kiến thức đã học nhận xét và giải thích sự
thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 - 2007.
Câu 4 (3,0 điểm)
a) Tại sao nói Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa
dạng nhất nước ta?
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 19) và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự
phân bố cây lúa ở nước ta.
Câu 5 (3,0 điểm)

78
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày tình hình phát triển tổng
hợp kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi
tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản?
Câu 6 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DÂU THÔ VÀ DIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 -
2020,
Năm Than sạch (triệu tấn) Dầu thô (triệu tấn) Điện (tỉ kWh)
2010 44,8 15,0 91,7
2012 42,1 16,7 115,1
2016 38,7 17,2 175,7
2020 48,4 11,5 235,4
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện
của nước ta, giai đoạn 2010 - 2020?
b) Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
--Hét-
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục), không được sử dụng
các tài liệu khác. Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐỀ 38
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM
LONG AN HỌC 2021 2022 Môn thi: ĐỊA LÍ Ngày thi: 19/12/2021
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I: (3,0 điểm)
1. Cho câu tục ngữ Việt Nam:
"Đêm tháng năm chưa năm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Câu tục ngữ trên nhắc đến hiện tượng gì? Giải thích? Trình bày nguyên nhân và biểu
hiện của hiện tượng đó.
2. Hãy phân biệt hai hiện tượng uốn nếp và đứt gãy”.
Câu II: (4,0 điểm) Đọc thông tin sau:
RUNG TAIGA

79
Taiga hay rừng Taiga (từ tiếng Mông Cổ) là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật
là các rừng cây lá kim. Taiga bao phủ hầu hết phần trên đại lục địa của Alsaka,
Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siber), cũng như phần xa
nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), Bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido
của Nhật Bản. Rừng Taiga là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Tại
Canada, thuật ngữ “boreal forest" (rừng phương Bắc) được sử dụng để chỉ phần phía
nam của quân xã sinh vật này, trong khi "Taiga" được dùng để chỉ khu vực phía bắc
trở trụi hơn, ở phía nam của ranh giới cây gỗ Bắc Cực.
Do Bắc Mỹ và đại lục Á Âu trong quá khứ gần đây đã được nói liền bằng cầu đất liền
Bering, nên một loạt các loài động – thực vật (chủ yếu là động vật) đã có thể xâm chiếm
cả hai lục địa này và sự phân bố trong quần xã sinh vật Taiga. Các nhóm sinh vật khác
thì khác biệt theo khu vực, thông thường với mỗi chỉ có vài loại khác biệt, chúng chiếm
các khu vực khác nhau của rừng Taiga. Rừng Taiga cũng có một số loài cây gỗ là nhỏ
sớm rụng như bạch dương, tổng quán sủi, liễu và dương rung, chủ yếu trong các khu
vực không có mùa đông quá lạnh. Tuy nhiên, các loài thông rụng lá lại sinh sống trong
những khu vực có mùa đông lạnh giá nhất ở Bắc bán cầu, tại miền đông Siberi. Phần
phía nam của rừng Taiga còn có các loài cây như sồi, phong và dù rải rác trong các
rừng cây lá kim
(Tuyển tập để thi Olympic 30 tháng 4 - 2017)
1. Dựa vào thông tin trên em hãy cho biết "trừng Taiga" phân bố chủ yếu ở khu vực
khí hậu nào? Hãy mô tả kiểu khí hậu ấy
2. Nêu tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật" Phân tích vai
trò của nhân tố khí hậu và đất.
Câu III: (4,0 điểm)
1. Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỉ lệ dẫn thành thị của nước ta thời kì 1985 – 2015.
Näm 1985 1990 1995 2000 2010 2015
Số dân 11360.0 12880,3 14938,1 18771,9 26515,9 31067,5
thành thị
(nghin
người)
Tê dân 18,97 19,51 20,75 24,18 30,50 33,88
thành thị
(Số liệu thống kê về Việt Nam và thì giới - NBGD Việt Nam)
a. Lập bảng thống kê về dân số cả nước, thành thị và nông thôn ở nước ta thời kì 1985 –
2015. (Đơn vị nghìn người)
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số ở nước ta.
2. Trình bày vai trò và đặc điểm cây công nghiệp. Để phát triển vùng chuyển canh cây công
nghiệp lâu năm, cần có những điều kiện gì?
Câu IV: (3,0 điểm)

80
1. Tại sao sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. Tính tập trung cao độ của sản xuất
công nghiệp được thể hiện như thế nào?
2. Trình bày vai trò của ngành giáo thông vận tải
CÂU V: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy.
I. Trình bày vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta.
2. So sánh sự khác nhau giữa địa hình bản bình nguyên với vùng đồi trung du
CAu VI: (3,0 diem)
Dựa vào Atlat Pali Việt Nam và kiến thức đã học, hãy.
1. Giải thích tại sao địa hình bờ biển nước ta đa dạng? Nêu ý nghĩa của các dạng là
hình bờ biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta
2. Chỉ rõ sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Giải thích
tại sao mùa khô kéo dài của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây
Nguyên?
HET............

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điêm
I - Câu tục ngữ trên nhắc đến hiện tượng: ngày đêm dài ngắn theo mùa. 0,25
(3,0đ) - Giải thích: 0,25
+ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng: Tháng năm âm lịch (mùa hạ) ở 0,25
bán cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn. 0,25
+ Ngày tháng mười chưa cười đã tối: Tháng mười âm lịch (mùa | đông) 0,25
ở bán cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. 0,25
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi
chuyển động quanh mặt trời nên tuỳ vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà
sinh ra ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
- Biểu hiện: Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái
ngược nhau. Ở bán cầu Bắc:
+ Mùa xuân, mùa hạ: bán cầu Bắc ngã về phía mặt trời nên có góc chiếu
sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng
tối nên có ngày dài đêm ngắn,
+ Mùa thu, mùa đông: bán cầu Bắc lệch xa mặt trời nên có góc chiếu
0,25 sáng nhỏ, diện tích được chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất trong
bóng tối nên có ngày ngắn đêm dài.
+ Ngày 21/3 và 23/9 do mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo nên
thời gian chiếu sáng ở hai bán cầu như nhau nên có ngày dài bằng đêm
trên toàn thế giới.

81
Hiện tượng uốn nếp: 0,25
+ Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những nơi khu vực 0,25
đá có độ dẻo cao. 0,25
+ Kết quả tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp
Hiện tượng đứt gãy:.
+ Do tác động nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá
cứng.
0,25
+ Kết quả: Đá bị gãy và chuyển dịch ngược hướng tạo thành các địa
hào, địa lũy, thung lũng.
П Rừng Taiga phân bố chủ yếu ở khu vực khí hậu Ôn đới lục địa lạnh 0.5
(4,0đ) * Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (lạnh) có một số đặc điểm: - Trong một
năm có khoảng 5 tháng nhiệt độ trung bình<0°C. - Có nhiệt độ cực đại 0.25
vào mùa hạ.
0.25
- Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày, đêm cao 7 nhiệt cao .
- Lượng mưa nhỏ, đặc biệt trong các tháng mùa đông. 0.25
- Mưa tập trung vào mùa hè.
0.25
- Càng vào sâu trong lục địa tính chất lục địa càng tăng và càng khắc | 0.25
nghiệt. 0.25
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật gồm: Khí 0,5
hậu, địa hình, đất, sinh vật, con người.
* Vai trò của nhân tố khí hậu:
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông
qua nhiệt độ, độ ẩm, nước, ánh sáng:
0,25
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một nhiệt độ nhất định (có loài | 0,25
ưa nhiệt, loài chịu lạnh), nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển
nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và 0,25
nước thuận lợi sinh vật thường phát triển mạnh và ngược lại.
- Ánh sáng: Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh => có | 0,25
loài ưa sáng, loài ưa bóng.
* Vai trò của nhân tố đất:
- Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố của thực vật.
III a. Lập bảng thống kê về dân số cả nước, thành thị và nông thôn
(4,0đ) | (2,0đ) | ở nước ta thời kì 1985 – 2015. (Đơn vị: nghìn người) -
Lập bảng tính
+ Cơ sở tỉnh: Từ tỉ lệ dân thành thị và số dân thành thị sẽ tìm được tổng
dân số. Ví dụ như năm 1985:
82
100% = x (tổng dân số)
18,97% = 11360,0 nghìn người
=>x=(11360,0 x 100) / 18,97=59884,0 nghìn người.
=> Dân nông thôn =Tổng dân số - số dân thành thị
= 59884,0 – 11360,0 =48524,0 nghìn người.
- Các năm còn lại tính tương tự.
Dân số nước ta phân theo thành thị, nông thôn thời kì 1985 – 2015,
(Đơn vị: nghìn người)
Năm 1985 1990 1995 2000 2010 2015
Tổng 59884,0 66019,0 71990,8 77634,0 86937,4 91698,6
dân 0.75
số
Thành 11360,0 12880,3 14938,1 18771,9 26515,9 31067,5
thi
Nông 48524,0 53138,7 57052,7 58862,1 60421,5 60631,1
thôn
b. Nhận xét tình hình phát triển dân số ở nước ta:
- Dân số nước ta ngày càng tăng (1985 - 2015): Tăng 31814,6 nghìn
0,25 người.
- Dân thành thị ngày càng tăng: 19707,5 nghìn người, dân nông thôn
ngày càng tăng: 12107,1 nghìn người.
- Giải thích:
0,25
- Do tăng tự nhiên tại chỗ. Do lao động ở nông thôn không có việc | 0,25
làm di chuyển lên thành thị.
- Do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày càng phát triển, xuất
hiện nhiều thành phố mới, mở rộng mạng lưới đô thị gắn với các ngành
công nghiệp, dịch vụ nên thu hút dân cư
2 - Vai trò cây công nghiệp: 0,25
+ Cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công 0,25 0,25
nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và 0,25
công nghiệp thực phẩm. 0,25
+ Phát triển cây công nghiệp khắc phục tính mùa vụ, tận dụng tài | 0,25
nguyên đất, phá thế độc canh, góp phần bảo vệ môi trường.
+ Ở các nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các
sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
0,25
83
- Đặc điểm cây công nghiệp: Cây công nghiệp ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi 0,25
hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm, trồng
tập trung thành các vùng chuyên canh.
- Những điều kiện để phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp
lâu năm:
+ Có các vùng lãnh thổ rộng lớn, đất feralit, đất đỏ badan, khí hậu
thích hợp.
+ Có vốn, máy móc kĩ thuật, công nghệ đầu tư cho sản xuất và chế biến
sản phẩm.
+ Có thị trường tiêu thụ ổn định và được sự hỗ trợ chính sách của nhà
nước.
+ Đảm bảo đủ lương thực cung cấp cho lao động và nhân dân trong
vùng trồng cây công nghiệp lâu năm.
IV - Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ vì:
(3,0đ) | (1,0đ) | + Do công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân
công ti 0,25 mỉ và có sự phối hợp của nhiều ngành để tạo sản phẩm cuối
cùng. Vì thể tính chất tập trung cao độ góp phần thúc đẩy quá trình
chuyên môn hoá và hợp tác hoá.
+ Tinh tập trung cao độ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tính tập trung cao độ của sản xuất công nghiệp được thể hiện:
+ Tập trung vốn đầu tư, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị...).
+ Tập trung nhân công và sản phẩm.
2 * Vai trò của ngành giao thông vận tải:
- Cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản
xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản
xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
- Tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, tăng 0,5
cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt
được thuận tiện.
- Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

V 1. Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến tự nhiên nước ta:


(3,0đ) - Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên có nhiệt độ cao, nhiều
nắng, nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa châu
Á lại tiếp giáp với Biển Đông nên quy định đặc điểm cơ bản của thiên
nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

84
- Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di lưu di cư của
các loài sinh vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật vô cùng phong
phú.
- Vị trí và hình thể đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa
miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải
đào.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tại: mưa, bão, lũ lụt, hạn
hán...
2. Sự khác nhau giữa địa hình bán bình nguyên với vùng đồi trung
du:
Tiêu chí Bán bình nguyên Doi trung du
Vị trí và phân bố Bậc thềm phù sa cổ Dải đổi trung du rộng
và bề mặt phủ badan nhất rìa đồng bằng
0.5
ở Đông Nam Bộ sông Hồng, thu hẹp ở
rìa đồng bằng ven
biển miền Trung
Độ cao Thấp hơn (100 – Cao hơn (200 – 0.25
200m) 500m)
Hình thái Bằng phẳng hơn, mức Mức độ chia cắt lớn
độ chia cắt thấp, dạng hơn, dạng đồi bát úp
gò đồi lượn sóng xen thùng| lũng rộng 0.25
VI Giải thích: Do tác động của:
0,25
Nội lực: Các hoạt động nâng cao, hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng
trũng lục địa sát biển, đứt gãy ven biển,...
0,25
- Ngoại lực: Tác động sóng biển, thủy triều, dòng biển, biển tiến, 0,25
biển thoái, sông ngòi,...
Ý nghĩa:
- Các vịnh nước sâu: xây dựng cảng biển như Dung Quất, VânPhong,
- Các vũng vịnh nông, các bãi bồi và rừng ngập mặn nuôi trồng thủy |
0,25 sản nước lợ, nước mặn.
- Các bãi biển đẹp phát triển du lịch biển.
- Các bãi biển thấp, bằng phẳng sản xuất muối.
* Sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và
(1,5đ) | phía Nam:
- Sự phân mùa:
+ Miền Bắc có mùa đông lạnh khô, mưa ít; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
85
+ Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Cơ sở của sự phân mùa:
+ Chế độ nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phân mùa của khí
hậu miền Bắc. (nóng và lạnh)
+ Chế độ mưa là cơ sở cho sự phân mùa cho khí hậu miền Nam. (mưa
và khô)
*Mùa khô kéo dài của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu
vực Nam Bộ và Tây Nguyên vì:
- Ở miền Bắc có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ 0,25
thấp, nửa sau mùa đông gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch về phía biển
vào nước ta nên có tinh chất lạnh ẩm, gây mưa phùn ở vùng ven bien.
- Gió mùa Đông Bắc hoạt động thành từng đợt, mỗi đợt gió mùa trận
0,25 về thường gây nhiễu loạn không khí nên gây mưa.

ĐỀ 39
QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1. ( 2 điểm)
a. Tại sao trên Trái Đất có các đới khi hậu khác nhau? Trình bày đặc điểm đới khí hậu
ôn đới.đi này đi, sáng da thu hu
b. Trình bày tác động của đá mẹ, sinh vật và khí hậu đến sự hình thành đất.
Câu 2. ( 2 điểm)
a. - Chứng minh vùng biển Việt Nam thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học so sánh sự khác nhau về địa hình của
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 3 (1, 5 điểm)


a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sự phân bố dân cư
nước ta phù hợp với sự phân bố công nghiệp.

86
b. Trình bày những cơ hội và thách thức của nguồn lao động nước là trong xu thế hội
nhập quốc tế hiện nay.
Câu 4. ( 2 điểm)
a. Trình bày ý nghĩa của ngành giao thông vận tải ở nước ta. Tuyến quốc lộ 12A có ý nghĩa
như thế nào đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học so sánh tinh quy mô và cơ cấu sản xuất
công nghiệp của vùng Đông bằng sông Hồng và Đông bằng sông Cửu Long
Câu 5 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển một số ngành vận tải của nước ta, giai đoạn 2005-2019
Năm Đường sắt Đường bộ Đường biển
2005 8.786,6 298.051,3 42.051,5
2010 7.861,5 587.014,2 61.593,2
2015 6.707,0 882.628,4 60,800,0
2019 5.204,7 1.319.853,4 77.088,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của
một số ngành vận tải nước ta, giai đoạn 2005 - 2019.
b. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó.
..HET..
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - NXBGDVN)

ĐỀ 40

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9


NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 18/03/2022
Câu 1 (3,0 điểm)
Nêu những bằng chứng thể hiện Việt Nam là nước đông dân. Dân số đông ảnh hưởng
như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Câu 2 (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy kể tên các khu kinh tế ven biển, các trung
tâm kinh tế có quy mô từ 15 nghìn tỉ đồng trở lên thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3 (5,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát
triển và phân bố ngành công nghiệp điện lực ở nước ta.

87
b. Vì sao đường bộ là loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất ở nước ta? Nếu vai trò
đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.
Câu 4 (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 –2019
(Đơn vị: Tỷ USD)

Năm 2005 2010 2015 2019


Xuất khẩu 32,4 71,6 162,4 263,4
Nhập khẩu 36,8 84,0 165,6 253,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 –
2019. Nêu nhận xét và giải thích sự biến động giá trị xuất-nhập khẩu của nước ta giai đoạn
trên.
Câu 5 (5,0 điểm)
Hãy so sánh tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Tây Nguyên với nông nghiệp
vùng Đông Nam Bộ. Vì sao nông nghiệp ở hai vùng này có các điểm khác nhau?
-HET-

ĐỀ 40
UBND HUYỆN BÁ THƯỚC ĐỂ KHẢO SÁT LẦN I CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 DỰ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: DIA LI9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao
để)
Câu I (2,0đ):
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai ki nóng và lạnh
luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Câu II (3,0d):
1. Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt
Nam? Kể tên các dạng địa hình chính của Thanh Hóa?
2. Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi nước ta?

88
Câu III (4đ):
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết: Biểu hiện nào phản ánh quá
trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra với tốc độ cao nhưng trình độ đô thị hóa vẫn còn thấp ?
2. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt của nước ta? Nếu những giải
pháp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở địa phương em?
Câu IV (2,5đ):
Dân cư lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
a.Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta?
b. Cho biết các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động?
Câu V (2.5đ):
Cho biết những thành tựu và thách thức trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta?
Câu VI (6,0 điểm):Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 - 2010
(Don vi: nghin ha)
Năm 1990 1995 2000 2007 2010
Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6
Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1.451,3 1.821,0 2.010,5
Tổng số 1.199,3 1.619,0 2.229,4 2.685,0 2.808,1
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước
ta giai đoạn 1990 - 2010.
2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai doan 1990-
2010?
...Hét......
HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
I Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai kì nóng 2
và lạnh luân phiên nhau ở hai nữa cầu trong một năm?
Do trục của Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động 1
trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam
về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều
ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nữa cầu đó. Nửa cầu nào không 1
ngả về phía Mặt Trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt.
Lúc ấy là mùa lạnh của nữa cầu đó.
II 3
1. Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc 2
địa hình Việt Nam? Kể tên các dạng địa hình chính của Thanh Hóa?
- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Gồm 0.25
89
Khu vực đồi núi Đông Bắc, Vùng núi Tây Bắc , Vùng núi Trường Sơn Bắc,
vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
- Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%, 0.25
cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan -xi - păng cao 3143m.
Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông chạy dài 0.25
1400m từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ nhiều vùng núi lan sát ra
biển hoặc bị biển nhấn chim thành các đảo như vùng biển Hạ Long trong
Vịnh Bắc Bộ.
- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách 0.25
thành nhiều khu vực điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước
ta.
- Các dạng địa hình chính của Thanh Hóa:
0.5
+ Địa hình núi, trung du( dẫn chứng nơi phân bố) 0.5
+ Địa hình đồng bằng, ven biển( dẫn chứng nơi phân bố)
2. Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi nước ta? 1
- Địa hình chạy theo hai hướng chính TB-ĐN và hướng vòng cung nên sông 0.5
ngòi ở Việt Nam chủ yếu có hướng TB-ĐN và hướng vòng cung... d/c)
- Do địa hình núi lan ra sát biển nên sông ngôi ở đây ngắn và dốc hướng
chảy theo hướng TB- ĐN 0.5
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nên sông có độ dốc lón.
III 4
1 Biểu hiện nào phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra với tốc 2
độ cao nhưng trình độ đô thị hóa vẫn còn thấp?
- Tốc độ đô thị hóa cao:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh: năm 1960: 15,7%, năm 1989:
20,1%, năm 2007: 27,4%.
+ Mạng lưới đô thị phát triển cả về số lượng và quy mô các thành phố.
- Trình độ đô thị hóa thấp:
+ Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp so với các nước 0,5 trong khu
vực.Quy mô đô thị phần lớn là vừa và nhỏ. Số lượng đô thị trên 1 triệu
người không nhiều.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ( hệ thống giao thông, diện, nước, các công
trình phúc lợi xã hội....) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực
và thế giới.
2 Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt của nước ta 1
vì:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào trong khi nền kinh tế nước ta phát triển
còn chậm đã tạo nên sức ép lớn.
- Do tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của nước ta còn cao

90
+ Khu vực nông thôn thiếu việc làm 22,3% ( 2003)
+ Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp cao 6% ( 2003)
Nếu những giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở địa
phương em:
-Thực hiện tốt các chính sách dân số KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Phát triển kinh tế: Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, 0,25 mở rộng
sản xuất hàng xuất khẩu...
- Đa dạng hóa các ngành nghề ở nông thôn, phát triển công nghiệp và dịch
vụ ở thành thị.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo,
hướng nghiệp, dạy nghề, xuất khẩu lao động...
IV Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? 2,5
a.Đặc điểm nguồn lao động nước tại
* Những mặt mạnh
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh; Bình quân mỗi năm tăng
khoảng 1 triệu lao động. Người lao động cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm
trong việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
Người lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn
lao động ngày càng được nâng cao.... Đội ngũ lao động kỹ thuật ngày càng
tăng.
* Những mặt còn tồn tại
- Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. Đội ngũ cán bộ
khoa học kĩ thuật và công nhân có tay nghề còn ít. Năng suất lao động thấp.
Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm ưu
thế. Thế lực chưa tốt
- Lực lượng lao động phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
Đặc biệt lao động kĩ thuật tập trung các thành phố lớn, dẫn đến tình trạng
thiếu việc làm ở đồng bằng, thất nghiệp ở các thành phố; trong khi miền
núi, trung du lại thiếu lao động.
b. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động:
- Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông. Đào tạo đa chuyên môn, đa ngành
nghề. Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng cho nguồn lao động.
V Cho biết những thành tựu và thách thức trong quá trình đổi mới nền 2.5
kinh tế nước ta”
* Thành tựu trong nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta.
- Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể (về thu
nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội ....).
- Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, tuổi
thọ trung bình, thu nhập bình quân trên đầu người tăng (dẫn chứng). Người
dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn như: chăm sóc sức khỏe, giáo
91
dục, phúc lợi xã hội.
Những thách thức trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta
- Khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo : sự phân hóa giàu, nghèo
lớn; miền núi còn nhiều xã nghèo...
- Các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập như văn hóa, y tế, giáo dục, việc
làm ...
- Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm ...
| - Biển động của thị trường thế giới và khu vực, những khó khăn trong hội
nhập AFTA, WTO
VI 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây 3
công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
* Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.
- Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số
liệu ghi trên biểu đổ.
-Luru ý:
+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cau.
2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp và giải 3
thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta liên tục tăng.
Nhận xét
- Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây công
nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. Trong đó:
- Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên
2.808,1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng gấp
2,34 lần.
0.25
+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên
2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp
3,1 lần.
+ Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên
797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5
lần.
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
+ Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ
trọng từ 54,8 % lên 71,6%.

92
ĐỀ 41
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TRUNG
TỈNH TIỀN GIANG HỌC CƠ SỞ Năm học 2021 2022
Mon: DIA LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/3/2022
Câu 1 (3,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Trình bày các đặc điểm về địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc. Hướng các dãy núi có
tác động như thế nào đến khí hậu của vùng núi Trường Sơn Bắc
b) Chứng minh vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các yếu tố
khi hậu biển.
Câu 2 (3,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Phân tích đặc điểm chế độ nước của sông Cửu Long,
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt ở nước ta từ Bắc vào Nam.
Câu 3 (3,0 điểm):
a) Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta. Việc đào tạo tay
nghề có ý nghĩa gì trong việc giải quyết việc làm cho người lao động?
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh quá trình đô thị hóa ở
nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp.
Câu 4 (3,5 điểm):
a) Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
Năm 2010 2013 2017 2020
Trâu (nghìn con) 2877,0 2559,5 2491,7 2332,8
Bò (nghìn con) 5808,3 5156,7 5654,9 6230,5
Lợn (nghìn con) 27373,3 26264,4 27406,7 22027,9
Gia cầm (triệu 300,5 317,7 385,5 512,7
con)
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2020, NXB Thống kê, 2021)
Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét sự thay đổi số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta trong
giai đoạn 2010 – 2020. Tại sao đàn gia cầm ở nước ta tăng nhanh trong thời gian trên?
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về sự phân bố của các
bãi tôm, bãi cả ở vùng biển nước ta.
Môn Địa lí 22/3/2022_trang ½

93
ĐỀ 42
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NAM HOC: 2021-2022
MÔN THI ĐỊA LÍ
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

a/ (1,0 điểm) Khoảng cách từ điểm A đến điểm B trên thực tế dài 180km nhưng khi thể
hiện trên bản đồ khoảng cách đó dài 6 cm. Em hãy cho biết tỉ lệ của tầm bản đồ"
b/ (1,0 điểm) Thế nào là: Kinh độ của một điểm? Vĩ độ của một điểm? Tọa độ địa lí của
một điểm? Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm"
c/ (1,0 điểm) Em hãy viết tọa độ địa lí của các điểm sau:
- Điểm A nằm trên đường Xích đạo và 115 Đ
- Điểm B nằm trên đường kinh tuyến gốc và dòng Ninh đạo,
Điểm C nằm phía trên đường Xích đạo 10 và cách đang kinh tuyền gốc 900 về bên phải.
- Điểm D nằm trên đường kinh tuyến gốc và phía duới đang Xính đạo 200
Câu 2: (3,0 điểm)
a/ (2,0 điểm) So sánh đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc ở
nước ta?
b/ (1,0 điểm) Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có
giống nhau không? Vì sao ?
Câu 3: (2,0 điểm)
Hãy nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả ở miền Nam
nước ta và cho biết hoàn cảnh sinh thái tự nhiên của các vùng đó
Câu 4: (5,0 điểm)
a/ Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất
lương thực lớn nhất của cả nước"
b/ Hãy nêu ý nghĩa và các biện pháp của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông
Cửu Long?
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
GDP 441.6 481.3 535,7 613.4 715.3 839.2 974.3 1143,7
(nghìn tỉ
đồng)
Tốc độ 100,0 109,0 121,3 138,9 162,0 190,0 220,6 259,0
tăng
94
trưởng
(%)

(Nguồn Atlat Địa lí Việt Nam)


Hãy nhận xét và giải thích sự tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2000-200
Câu 6: (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Năm 2011 2013 2015 2017 2019 2020
Số dân 87,86 89,75 91,71 93,67 96,48 97,58
(triệu
người)
Tỉ lệ gia 1,05 1,07 1,12 1,11 1,15 1,15
tăng tự
nhiên (%)
(Nguồn Tổng cục thống kê,
a/ Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của nước ta, giai đoạn 2011-2020?
b/ Nhận xét tình hình gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số, tự nhiên của nước tại cá đoạn
2011-2020

ĐỀ 43
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THCS Khóa ngày 11 tháng 03 năm 2022
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3 điểm)
a. Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b. Giải thích vì sao ở bán cầu Bắc nhiệt độ không khí trung bình năm cao nhất không
phải ở xích đạo mà ở vĩ tuyến 20B?
Câu 2. (2 điểm)
Chứng minh địa hình nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 3. (3 điểm )
Chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc-Nam. Giải thích nguyên nhân
dẫn đến sự phân hoá đó?
Câu 4. (2 điểm)
Nêu đặc điểm nguồn lao động nước ta. Vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở
nước ta hiện nay?
95
Câu 5. (2 điểm) Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng GDP phân theo nhóm ngành kinh tế của nước ta
(Don vi: %)
1991 1995 2005 2015 2018
Nông, lâm, 40,5 27,2 21,0 18,17 16.16
ngư nghiệp
Công nghiệp- 23,8 28,8 32,5 38,58 40,41
xây dựng
Dịch vụ 35,7 44,0 38,0 43,25 43,73
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch tỉ trọng GDP theo ngành kinh tế nước ta thời gian trên.
Câu 6. (3 điểm)
Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.
Câu 7. (5 điểm) Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị một số mặt hàng xuất khẩu của Nước ta giai đoạn 2000 – 2015
(Don vi: %)
2000 2005 2010 2012 2015
Điện tử 100 181 455 995 1450
Dệt may 100 252 593 762 1062
Thuỷ sản 100 185 339 412 529
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị một số mặt hàng xuất khẩu
nước ta giai đoạn trên.
b. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về cơ cấu giá trị một số mặt hàn xuất
khẩu của nước ta.
-----HÉT-----
Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục phát hành khi làm bài.
Họ và tên thí sinh:..
.Số báo danh:.

ĐỀ 44

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Gồm có 01 trang)
KỲ THI CHON HOC SINH GIỎI CẤP THCS.
Năm học: 2021 2022 Khóa ngày: 05/3/2022
Môn thi : Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát tri
Câu 1. (4,0 điểm)

96
Chuyển động biểu kiến trong năm của Mặt Trời, hãy nêu:
a, Định nghĩa và giải thích hiện tượng.
b. Cùng với chuyển động biểu kiến, trên bề mặt Trái Đất còn xảy ra những hiện tượng
gi Trình bày các hiện tượng đó.
Câu 2. (4,0 điểm)
Trình bày tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa có khí hậu nước ta? Giải thích nguyên nhân?
Câu 3. (4,0 điểm)
Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc
phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 4. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu về tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017
Năm 2000 2005 2007 2010 2017
Tổng dân số 77653,4 83106,3 85195,0 88947,0 93671,0
(nghin người)
Tỉ lệ gia tăng 1.36 1,31 1,23 1,07 1.07
dân số (%)
Nguồn: Niên giám thống kê 2017
a. Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2017.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 5. (4,0 điểm)
Cho bằng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2017
Nam 2010 2012 2014 2016 2017
Diện tích 7489,4 7761,2 7816,2 7737,1 7708,7
(nghìn ha)
Sản lượng 40005,6 43737,8 44974,6 43165,1 42763,4
(nghìn tấn)
Nguồn: Niên giám thống kê 2017
a. Tính năng suất lúa của từng năm theo bảng số liệu trên.
a. Nhận xét tinh hình tăng năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 2010-2017 và giải thich,
-H-

ĐỀ 45
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN KHOÁI CHÂU HUYỆN NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn : Địa lí – Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
97
phát đề
Câu I (5,0 điểm).
1.Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh?
2. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn còn tăng
nhanh?
3. Nếu những hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta?
Câu II (6 điểm)
Đồng bằng Sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước dựa vào kiến thức đã học, hãy:
1. Cho biết tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực của vùng?
2. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực của
vùng?
Câu III (4 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 23) và kiến thức đã học, hãy:
1. Kể tên điểm đầu và điểm cuối của quốc lộ 1A? Quốc lộ 1A đã đi qua những vùng kinh tế
nào?
2. Nhận xét vai trò của tuyến đường này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu IV (5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn 2005-2020
Năm 2005 2010 2014 2020
Than (triệu tấn) 34,1 44,8 41.1 48,4
Dầu mỏ ( triệu 18,5 15,0 17,4 11,5
tấn)
Điện ( tỉ kWh) 52,1 91,7 141,3 235,4
(Nguồn: http://www.gso.gov)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn
2005 – 2020?
2. Nhận xét tình hình sản xuất than, dầu mỏ và điện ở nước ta trong giai đoạn 2005-2020?

-Hết-
Thi sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. (Lưu ý: thí sinh
được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản)
Họ và tên thí sinh: .....
.........; Số báo danh:

ĐỀ 46
98
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
HUYỆN VĨNH THẠNH CÁP HUYỆN
NĂM HỌC 2021-2022 Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời
gian phát đề

Câu 1. (4,0 điểm)


1. Trình bày sự thay đổi các mùa ở bán cầu Bắc và giải thích nguyên nhân sinh ra các
mùa.
2. Vào ngày 21/3 và ngày 23/9 độ dài ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào? Giải
thích nguyên nhân.
Câu 2. (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Đặc điểm đó ảnh hưởng đến khí hậu của
vùng như thế nào?
2. Giải thích vì sao ở vùng đồi núi nước ta quá trình xâm thực lại diễn ra mạnh mẽ?
Câu 3. (2,0 điểm)
Hiện nay trong sử dụng lao động ở nước ta còn tồn tại những hạn chế gì? Để khắc phục tình
trạng trên theo em cần áp dụng những biện pháp gì?
Câu 4. (5,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.
2. Chứng minh du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 5. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN, SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2010-2019
Năm 2010 2014 2016 2019
Tổng số dân 87,1 90,7 92,6 96,5
(triệu người)
Số dân thành thị 26,5 30,1 31,9 33,8
(triệu người)
Tỉ lệ tăng dân số 1,2 1,1 1,1 1,1
(%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2010-
2019.
2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta giai
đoạn 2010-2019.
- HÉT ---------

99
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu ngoại trừ Atlat Địa lí Việt Nam và máy tính
cầm tay trong phòng thi. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ..... Định. Nguyên ...... Số báo danh...
Chữ kí CBCT 1...
, Chữ kí CBCT 2:..

ĐỀ 47
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG PHỐ NĂM HỌC 2021 2022
MON: DIA LI
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian
giao đời (Đề thì có 02 trang
Câu 1. (4,0 điểm)
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nêu đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc.
b) Trinh bày ảnh hưởng của cấu trúc địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc tới khi hậu của vùng
đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ
Câu 2. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Lượng mưa trung bình các tháng của Đà Nẵng và Kon Tum(Dom vj: mm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Da 46, 3. 30, 114 64,2 0,4 56 67.4 309. 1754. 486. 143.
Nang 2 7 3 3 9 2 6
KonTu 0 0 17, 26, 143. 235. 263. 490, 274, 545,7 113. 0,1
m 5 8 9 8 6 7 4 4
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2020)
Căn cứ vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy
a) Tinh tổng lượng mưa của các tháng mùa mưa ở Đà Nẵng và Kon Tum.
b) Nêu sự khác biệt trong chế độ mưa của Đà Nẵng và Kon Tum.
Câu 3. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG MỘT SỐ
VÙNG CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm 2005 2020
Cả nước 480293,5 4976454
Dong bang song Hong 106737,9 1127479

100
Đông Nam Bộ 157144,2 1605373
Đồng bằng sông Cửu Long 97501.2 961342,1
(Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam 2020)
Căn cứ vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy:
a) Tính tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của
nước ta. Nhận xét và giải thích sự phát triển của ngành nội thương.
b) Tính tỉ trọng đóng góp của 3 vùng trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng của cả nước năm 2020. Tại sao 3 vùng trên tập trung phần lớn hoạt động nội
thương của nước ta?
Câu 4. (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trung 22, mục Công nghiệp năng lượng và kiến thức đã học,
hãy.
a) Lập sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta.
b) Trinh bày tinh hình phát triển của ngành công nghiệp điện lực ở nước ta. Tại sao Trung du
và miền núi Bắc Bộ có điều kiện phát triển mạnh ngành năng lượng?
Câu 5. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM TRONG NÊN
KINH TẾ VÀ TỈ LỆ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2020
Nam 2010 2015 2017 2019 2020
Số lao động 49.12 53,11 53,70 54,65 54,94
đang làm
việc (triệu
người)
- Tỷ lệ lao 14,6 20,1 21,3 22,6 23,62
động qua đào
tạo (6)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB thống kê, 2020)
a) Căn cứ bảng số liệu, vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tỉ lệ lao động qua đào tạo và lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của nước ta giai doun 2010-2020.
b) Căn cứ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về lao động của nước ta trong giai đoạn trên.
-- Hết ---
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ 2009
đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐỀ 48
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9, MTCT
HUYỆN PHÚ LỘC LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2021 - 2022
101
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian
giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
1. Cho biết ngày nào trong năm mọi địa phương trên Trái Đất có lượng nhiệt nhận
được khác nhau nhưng thời gian chiếu sáng như nhau? Giải thích nguyên nhân?
2. Tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 2500m biết rằng bên sườn khuất gió nhiệt độ tại độ cao
500m là 250C.
3. Hãy hoàn thành bảng sau:
Địa điểm A B C D E
Giờ 9 giờ 20 phút 10 giờ 30 12 giờ 00 14 giờ 13 20 giờ 07
phút phút phút phút
Kinh độ ? ? 105°Ð ? ?
(Câu 2: (4,0 điểm)
1. Dựa vào bảng dưới đây và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích về đặc điểm khí
hậu của 3 địa điểm:
Địa điểm Số tháng Số tháng Mùa mưa Mùa khô (từ Số tháng
lạnh nóng (từ tháng... tháng... đến khô, số
đến tháng) tháng) tháng hạn

Hà Nội 2 5 V -> X XI -> IV 3 tháng khô


Huế 0 7 VIII -> I II -> VII Không có
tháng khô
Thành phố 0 12 V -> XI XII -> IV 1 tháng khô
Hồ Chí 3 tháng hạn
Minh
2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học.
Chứng minh miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta. Địa hình của miền
ảnh hưởng đến khí hậu và sông ngòi như thế nào?
Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam trang 15,
1. Nhận xét dân số Việt Nam giai đoạn 1960-2007.
2. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? Dân đông tác
động đến phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Câu 4: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt nam trong p, 28 và kiến thức đã học.
1. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy
điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

102
2. Chứng minh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có điều kiện đề phát triển tổng
hợp các ngành kinh tế biển.
Câu 5: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Diện tích, dân số, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2015
Năm 2000 2007 2012 2015
Diện tích (nghìn 7.666,3 7.207,4 7.761,2 7.830,6
ha)
Dân số (nghìn 77.685,5 85.154,9 88.809,3 91.713,3
người)
Sản lượng lúa 32.529,5 35.942,7 43.737,8 45.105,5
(nghìn tấn
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2016)
1. Tính sản lượng lúa bình quân/người ở nước ta thời kì 2000 - 2015.
2. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình
quân/người nước ta thời kì 2000 - 2015 từ đó nhận xét và giải thích.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀ 49.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HƯNG YÊN CẤP TỈNH
ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không
thời gian phát đề

Câu I (3,0 điểm).


1. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta? Trình bày đặc
điểm của đai nhiệt đới gió mùa.
2. Vì sao khí hậu nước ta không khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và
Bắc Phi?
Câu II (3,5 điểm).
1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta được thể hiện như thế nào qua đặc điểm sông
ngòi?
2. So sánh hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió Tín phong Bán cầu Bắc trong mùa đông
ở nước ta.
Câu III (3,5 điểm).
103
1. Chứng minh nguồn lao động nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu
vực thành thị. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tác động tích cực gì đến sự phát triển kinh tế
- xã hội?
2. Phân tích ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, lan rộng đến lao động và việc làm trong
các ngành kinh tế ở nước ta.
Câu IV (4,0 điểm).
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam (Trang 4, 5, 10, 13) và kiến thức đã học hãy:
1. Nêu đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Hướng của địa hình vùng núi Đông Bắc có
ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?
2. So sánh sự khác biệt về lưu lượng nước trung bình của sông Hồng và sông Đà Rằng.
Câu V (6,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
Năm 2005 2010 2015 2018 2019
Kinh tế nhà 322.2 668.9 1202.8 1533.5 1633.9
nước
Kinh tế ngoài 382.7 941.8 1812.2 2332.9 2576.6
nhà nước
Kinh tế có 134.3 370.8 757.5 1124.2 1228.3
vốn đầu tư
nước ngoài
Tổng 839.2 1981.5 3772.5 4990.6 5438.8
(Nguồn niên giám thống kê năm 2020)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo
thành phần kinh tế của nước ta thời kỳ 2005-2019.
2. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét sự thay đổi giá trị và cơ cấu tổng sản phẩm
trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
Hết
ĐỀ 50
PHÒNG GD&ĐT TP CÀ MAU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (VÒNG 1)
ĐỀ CHÍNH THỨC Thành phố Cà Mau, năm học 2021 - 2022
Môn thi: Địa lí 9
Ngày thi: 20/02/2022
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (4 điểm)
Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Việt Nam có đặc điểm gì? Tại sao giải quyết việc làm
đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Câu 2 (5 điểm)
104
Tại sao nói thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp
phần bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam?
Câu 3 (4 điểm)
Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta.
Câu 4 (2 điểm)
Bảng số liệu: Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước (tạ/ha)

Năm 1995 2000 2002


Đồng bằng sông Hồn 44,4 55,2 56,4
Đồng bằng sông Cửu 40,2 342,3 46,2
Long
Cả nước 36,9 42,4 45,9
Qua bảng số liệu trên, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng
sông Cửu Long và cả nước.
Câu 5 (5 điểm)
Bảng số liệu: Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003
Các tỉnh Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Lâm Đồng
Độ che phủ rừng 64,0 49,24 50,2 63,52
(%)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh
và nêu nhận xét.
HÉT
ĐỀ 51
PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU ĐỀ CHÍNH ĐỂ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI
THỨC NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Địa lí - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời
gian giao đề) (Đề khảo sát gồm 01 trang)

Câu 1 (4,5 điểm): 1. Cho đoạn thơ:


“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay"
(Trích “Mưa xuân" – Nguyễn Bính)

105
a) Cho biết đoạn thơ trên nói về thời gian nào trong năm? Diễn ra ở nơi nào nước ta? Giải
thích kiểu thời tiết ở thời gian này.
b) Nêu ảnh hưởng của thời tiết được nhắc tới trong đoạn thơ trên đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp ở tỉnh Nam Định.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, kể tên các dạng địa hình bờ biển nước
ta và cho biết ý nghĩa kinh tế của các dạng địa hình đó.
Câu 2 (4,0 điểm):
1. Trình bày thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta qua các
năm. Nhận xét về số dân và tỉ lệ dân thành thị.
3. Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề việc làm của nước ta trong tỉnh hình dịch bệnh Covid
diễn biến phức tạp.
Câu 3 (3,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, trang 22 và kiến thức đã học, hãy:
1. Kể tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW.
2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện ở nước ta.
Câu 4 (4,0 điểm):
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, kể tên 4 tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn
nhất nước ta. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản?
2. Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng. Tại sao việc làm là
một trong những vấn đề nan giải của vùng này?
Câu 5 (4,5 điểm): Cho bảng số liệu:
SỐ LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO LOẠI HÌNH
KINH TẾ NĂM 2010 VÀ 2019 CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm Tổng số Kinh tế nhà Kinh tế ngoài Khu vực có vốn
nước nhà nước đầu tư nước
ngoài
2010 49 124,4 5 025,2 42 370,0 1 729,2
2019 54 659,2 4 226,2 45 664,6 4 768,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc phân theo loại hình kinh tế của nước ta năm 2010 và 2019.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
Hết
HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
106
1 a) Cho biết đoạn thơ trên nói về thời gian nào trong năm? Diễn ra ở nơi
nào nước ta? Giải thích kiểu thời tiết ở thời gian này.
“ Mưa xuân” hay thường gọi là mưa phùn là một hiện tượng hơi nước
bốc hơi sau đó ngưng tụ thành những nước rất nhỏ. Những hạt nước nhỏ
này ngưng tụ với nhau thành những đám mây thấp và tạo nên mưa phùn.
Do kích thước của những hạt mưa phùn vô cùng nhỏ nên hầu hết là đã
bị bốc hơi ngay trong quá trình bay xuống và hầu như mưa phùn không
thể chạm xuống mặt đất.
Ở nước ta mưa xuân thường xảy ra vào cuối mùa đông thường vào
tháng 11,12, tháng 1 âm lịch năm sau ở Bắc Bộ như các vùng ven biển,
các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ)
Giải thích:
- Mùa đông khối cao áp lục địa nằm ở trung tâm Châu Á thổi mạnh và
đi qua nước ta mang theo không khí lạnh và khô. Dần dần, khối áp cao
này dịch chuyển về phía đông đây là vùng gần biển hoặc cạnh biển nên
có rất nhiều hơi nước. Khi gió từ vùng này thổi qua nước ta nó sẽ thổi
theo hướng đông đông bắc mang theo lượng hơi nước đó.
- Vào đến miền bắc nước ta thì bị chặn bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn nên
lượng hơi nước này đã tạo nên mưa phùn. Sở dĩ đây là mưa phùn mà
không phải mưa rào hay hạt không to như những loại mưa khác là vì ở
đây vào mùa đông không có dòng không khí đối lưu.
b) Nêu ảnh hưởng của thời tiết được nhắc tới trong đoạn thơ trên đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp độ ẩm cho Cây cối sinh trưởng và phát triển.
- Điều kiện ẩm làm cho các loại nấm mốc phát triển gây hại cho cây
trồng, vật nuôi.
2 1. Trình bày thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
* Thế mạnh về nguồn lao động của nước ta.
- Số lượng: Có nguồn lao động đông, dồi dào, tăng nhanh (dẫn chứng).
Nguồn LĐ dồi dào năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2
% dân số. Tăng nhanh: Mỗi năm có thêm1 triệu Lđ
- Chất lượng: Lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất
phong phú gắn liền với truyền thống của DT (đặc biệt trong SX N-L-
N&tiểu thủ CN...) được tích lũy qua nhiều thế hệ, chất lượng lao động
ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục.
- lao động trẻ có khả năng tiếp thu nha h thành tựu khoa học kxi thuật,
chất lượng nguồn lao động đang ngày càn được nâng cao. Thuận lợi
phát triển các nagnhf trueyenf thống cần nheieuf lao động và cả các
ngành mới đòi hỏi chất xám
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
* Hạn chế về nguồn lao động của nước ta.
- Số lượng đông, tăng nhanh nên đã gây KK cho việc giải quyết VL và
các vấn đề XH...
107
- Chất lượng: So với yêu cầu hiện nay, LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng,
đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn
thiếu nhiều. Tỉ lệ LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn
(khoảng 75%)
- LĐ còn thiếu tác phong công nghiệp và tính kỉ luật chưa cao.
- Về phân bố: Không đều, nhất là LĐ có chuyên môn kĩ thuật giữa các
vùng (ĐBằng thừa LĐ, miền núi thiếu LĐ. LĐ có kỹ thuật tập trung ở
các đô thị)
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy tính tỉ lệ dân thành thị
của nước ta qua các năm. Nhận xét về số dân và tỉ lệ dân thành thị.
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm
Năm 1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 2007
Tỉ lệ
dân
thành
thị
(%)
Nhận xét:
- Số dân nước ta đông, tăng nhanh. (d/c)
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
- Tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị còn thấp
 Quá trình đô thị hóa nhanh nhưng trình độ thấp.
3. Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề việc làm của nước ta trong tình
hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp.
- đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
- Hỗ trợ người lao động
- Thích ứng nhanh, linh hoạt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh đề
cao sức khỏe, sự an toàn cho người lao động.
- nâng cao chất lượng nguồn lao động.
3 1. Kể tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW.
- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
- Thủy điện: òa Bình, Sơn La,
2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện ở nước
ta.
Công nghiệp điện của nước ta gồm thủy điện, nhiệt điện. Ngành công
nghiệp điện phát triển dựa trên thế mạnh về tự nhiên như sau:
- Than: than antraxit có trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở
Quảng Ninh. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 –
8000 calo/kg, vì vậy đây là nguyên liệu quan trọng cho ngành nhiệt
điện.
- Tiềm năng dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam
108
với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ
m3 khí đồng hành cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chạy bằng tuốc
bin khí.
- Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông
nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thủy điện
lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước
tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh (chủ yếu trên hệ
thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%).
- Ngoài ra còn có nguồn năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời…
4 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, kể tên 4 tỉnh có sản lượng
thủy sản đánh bắt lớn nhất nước ta.
4 tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt lướn nhất:
+ Kiên Giang: 315 157 tấn
+ Bà Rịa- Vũng Tàu ( 220 322 tấn)
+ Bình Thuận 150 000 tấn
+ Cà Mau ( 135 000 tấn)
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản?
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy
sản. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản do:
- Tiếp giáp vùng biển rộng với nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường
trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
- Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn
thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có
nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước
ngọt.
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng,
đánh bắt quanh năm.
- Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to
lớn.
- Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển,
nghêu, sò huyết...
- Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
- Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều
kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho nuôi trồng đánh bắt thủy sản được đầu tư
như cảng cá, ngư cụ, ...
- Chính sách khuyến khích phát triển ngư nghiệp như hỗ trợ cho nhân
dân vay vốn, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm ngư nghiệp...
- Thị trường tiêu thụ đang ngày càng mở rộng.
2. Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng.
Đồng bằng sông Hồng thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô
Hà Nội trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Vùng có nhiều thế mạnh
109
để phát triển kinh tế- xã hội
- Dân cư và lao động: Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung đong
dân, mật độ dân số cao nhất cả nước. Người dân cần cù, chịu khó có
nhiều kinh nghiệm trong thâm canh tăng vụ. Nguồn lao động dồi dào,
thuận lợi phát triển các ngành truyền thống cần nhiều lao động. Bên
cạnh đó, chất lượng nguồn lao động khá cao, khả năng tiếp thu thành
tựu khoa học kĩ thuật, phát triển được cả các ngành hiện đại đồi hỏi hàm
lượng khoa học kĩ thuật cao.
- Cơ sở vật chất hạ tầng tương đối hoàn thiện. Có thủ đô Hà Nội trung
tâm kinh tế chính trị của cả nước. Hệ thống giao thông vận tải pahts
triển gần như đầy đủ các loại hình. Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối
giao thông quan trọng nhất. Cơ sở vật chát và cơ sở hạ tầng ngày càng
được đầu tư, phát triển.
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đặc biệt là chính sách đầu
tư, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chính sách phát triển nông
nghiệp hỗ trợ nhân dân vay vốn, phát triển mô hình kinh tế mới, chính
sách phát triển công nghiệp ...
- Thị trường rộng lớn.
Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải của vùng này?
- ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số đô thị cao, kết cấu dân số trẻ => số
người trong độ tuổi lao động lớn => nhu cầu việc làm lớn.
- Tuy nhiên, kinh tế của vùng còn chưa phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của vùng còn chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm.
=> Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng.
5 Bảng xử lí số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC
PHÂN THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ NĂM 2010 VÀ 2019 CỦA
NƯỚC TA
(Đơn vị: %)
Năm Tổng số Kinh tế Kinh tế ngoài Khu vực có vốn
nhà nước nhà nước đầu tư nước ngoài
2010 100 10.2 86.3 3.5
2019 100 7.7 83.5 8.8
1. Vẽ biểu đồ tròn bán kính khác nhau
- Công thức tính bán kính
- Biểu đồ khoa học, chính xác, thẩm mỹ, đầy đủ các yếu tố tên, số liệu,
bảng chú giải
- Thiếu mỗi tiêu chí trừ 0.25 điểm
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.

110
- Nhận xét:
+ Tổng số lao động ngày càng tăng ( d/c)
+ Cơ cấu lao động từ 15 tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế có
sự chuyển dịch tích cực: kinh tế nhà nước giảm, kinh tế ngoài nhà nước
tỉ trọng cao nhất xu hướng giảm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhỏ
nhất xu hướng. tăng.
+ Sự chuyển dịch còn chậm.
- Nguyên nhân:
+ nước ta thực hiện chính sách phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần, thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Các ngành kinh tế thuộc khu vực ngoài nhà nước cơ cấu ngành đa
dạng, thu hút lực lượng lao động đồng nhất.
+ Chính sách đổi mới về kinh tế đối ngoại, chính sách đầu tư đã thu hút
đầu tư nước ngoài ngày càng lớn vào một số ngành kinh tế trong nước.

ĐỀ 52
UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG PHÒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÓA VÀ MÔN KHOA HỌC CẤP QUẬN
ĐỂ CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÝ
Năm học: 2021-2022 Ngày thi: 17/02/2021
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát
đề)
Câu I: (4,5 điểm)
1. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. Giải thích tại sao, sông ngòi ven biển
Trung Bộ có lũ lên nhanh và đột ngột.
2. Tại sao sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm biển biển là một
trong những vấn đề hệ trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Câu II: (4,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hoá ở nước ta. Giải thích tại sao số dân đô thị nước ta
tăng nhanh nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp.
111
2. Chứng minh rằng cơ cấu lao động phân theo ngành của nước ta có sự chuyển biến
tích cực. Giải thích nguyên nhân.
Câu III: (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
“Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta”
Năm 2000 2005 2010 2015 2019
Tổng khách 13,3 19,5 40,3 114,0 174,0
du lịch (triệu
lượt khách)
Trong đó: 11,2 16,0 35,2 102,2 157,7
Khách nội
địa (triệu
lượt khách)
Doanh thu 17,0 30,3 44,4 270 726
(Nghìn tỷ
đồng)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển ngành du lịch nước ta trong giai đoạn
2000-2019.
2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển của ngành du lịch nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời các câu sau:
Câu IV: (3,5 điểm)
1. Nhận xét tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp nước ta.
2. So sánh quy mô và cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở đồng bằng sông
Hồng.
Câu V: (4,0 điểm)
1. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển
và phân bố công nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
2. Giải thích tại sao Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất nước ta.
Ghi chú:
Hét
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và máy tính cầm tay không có chức năng thu,
phát và lưu trữ dữ liệu.
ĐỀ 53 (ĐỀ SỐ 12)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao để)
Câu I (2,0 điểm):
112
1. Giải thích tại sao độ dài ngày đêm theo vĩ độ có sự khác nhau?
2. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm ? Sự thay đổi mùa có tác động như thể nào
đến cảnh quan thiên nhiên và hoạt động sản xuất của cong người
Câu II (2,0 điểm):
Trình bày đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam? Giải thích tại sao địa hình nước ta mang
tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
Câu III (2,0 điểm):
1. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bổ không đều giữa đồng bằng và miền núi.
2. Giải thích tại sao nước ta có nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng cao?
Câu IV (5,5 điểm):
1. Chứng minh rằng nước ta có nguồn lợi thủy sản phong phủ là cơ sở để phát triển ngành
thủy sản.
2. Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển rừng? Kể tên một số rừng quốc gia ở
vùng Bắc Trung Bộ?
3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét quy mô, cơ cấu ngành và sự phân bổ các trung tập công nghiệp ở nước ta? Trình
bày sự phân bổ ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện ở nước ta.
b) Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở tỉnh ta? Cho biết các ngành này phân bố ở
những khu công nghiệp nào của tỉnh?
Câu V (4,5 điểm):
1. Phân tích điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương
thực lớn nhất cả nước.
2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy
a) Kể tên cảnh công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ và nêu những khó khăn chủ yếu
trong phát triển công nghiệp của vùng?
b) Kể tên các chợ lớn của tỉnh ta mà em biết? Cho biết quy mô dân số và sức mua của nhân
dân địa phương em hiện nay như thể nào?
Câu VI (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây
của nước ta giai đoạn 2005-2015
(Don vi: nghin ha)
Näm 2005 2008 2012 2015
Tong só 13287,0 13872,9 14635,6 14926,0
Cây lương thực 8383,4 8542,2 8918.9 9015,1
Cây công nghiệp 2495,1 2691,9 2952,7 2827.3
Cây ăn quả vả 2408,5 2638,8 2764,0 3083,6
cây khác
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trống phân
theo nhóm cây của nước ta giai đoạn từ 2005-2015.
113
b. Từ biểu đổ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích .
-HÉT
Thi sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục) xuất bản từ năm 2009 đến
nay
ĐỀ 54
PHÒNG GDĐT MÊ LINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2021
ĐỀ CHỈNH THỨC – 2022 MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy trình bày ý
nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên.
Câu 2 (5,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy phán tích
những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của vùng Tây
Nguyên . Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.
Câu 3 (5,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy nêu những
nhận xét về đặc điểm tài nguyên du lịch nước ta. Kể tên các di tích và di sản phi vật thể ở
Việt Nam được công nhận là di sản thiên nhiên văn hóa của thế giới theo thứ tự: Tên di sản,
năm công nhận và địa phương có di sản.
Câu 4 (6,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Đàn gia súc – gia cầm nước ta thời kỳ 1985 - 2020
Năm Gia súc ( nghìn con) Gia cầm (triệu
Trâu Bo Lon con)
1985 2590,2 2597,6 11807,5 91,2
1990 2854,1 3116,9 12260,5 107,4
1995 2962,8 3638,9 16306,4 151,4
2002 2814,4 4062,9 23169,5 233,3
2005 2922,2 5540,9 27435,0 219,9
2010 2762,6 5861,0 29420,5 250,6
2020 2410,0 5875,3 26170,0 512,9
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng các loại gia súc – gia cầm ở nước ta gia
đoạn từ 1985 – đến 2020.
b. Qua bảng số liệu,biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
Hét.
Thi sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam và máy tính cầm tay không có chức năng thu
phát dữ liệu
ĐỀ 55
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm
THĂNG BÌNH học 2021 2022

114
ĐỂ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao
để
Câu 1 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 11) và kiến thức đã học, hãy:
a. Kẻ tên các loại đất chính của nước ta.
b. Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn lớn
Câu 2 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử của nước ta 1989 – 2015
(Dam vi:%0)
Nam 1989 1999 2010 2015
Tỷ suất sinh 31,0 19,9 17,1 16,2
Tỷ suất từ 6,6 5,6 6,8 6,8
(Nguồn Tổng cục thống kê, http, www.gso.gov.vn)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và
nhận xét về tình hình gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 - 2015.
Câu 3 (5,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Số lượt khách du lịch của nước ta, giai đoạn 2010-2020
(Đem vị Triệu lượt khách)
Năm 2010 2017 2019 2020
Khách trong 57.9 132.8 157.7 56
nước.
Khách quốc tế 8.6 13.7 16.3 0.4
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2021)
a Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch của nước ta giai đoạn
2010-2020.
b. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích.
Câu 4 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bảy điều kiện
để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?
Câu 5 (3,0 điểm). Phân tích những thuận lợi, khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát
triển nông nghiệp ở nước ta
Câu 6 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28) và kiến thức đã học, hãy:
a. Kể tên các tuyến giao thông nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên.
b. Trình bày ý nghĩa của tuyến đường giao thông ven biển đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Nam?
Hét-
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục)

115
ĐỀ 56
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2021
THÀNH PHỐ HUẾ – 2022 MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (1,0 điểm) Cho số liệu về nhiệt độ của 2 địa điểm A và B vào mùa Đông
Địa điểm A (Nằm gần biển) B (Nằm sâu trong lục địa)
Nhiệt độ (C) 25 22
Nhận xét và giải thích về đặc điểm nhiệt độ của hai địa điểm A và B
Câu 2: (2,0 điểm)
Dựa vào những kiến thức đã học, năng lực của bản thân và bảng số liệu sau:
Tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 –
2015(Đơn vị: Triệu USD)

Năm
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu
2005
69208,2
-4314,0
2010
157075,3
- 12601,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016)
a. Nhận xét tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 – 2015
2015
327760,0
-31700,0
b. Nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã bị ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi dịch COVID-19, đại dịch này đã gây ra những khó khăn gì cho các ngành dịch
vụ ở nước ta?
116
Câu 3: (3,0 điểm)
JJ
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, em hãy:
a. Trình bày đặc điểm và những tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu và sông ngòi
của Bắc Trung bộ.
b. Chứng minh rằng vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn, trồng rừng,
trồng cây công nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch.
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu sau:
Tổng dân số và số dân thành thị Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2019
Năm 2005 2010 2015 2019
Tổng dân số 83,1 87,0 91,7 96,2
(Triệu người
Số dân thành thị 22.332 26.460 30.881 33.816
(Nghìn người)
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019)
a. Tính tỉ lệ dân số thành thị nước ta từ năm 2005 đến năm 2019 theo bảng số liệu và nhận
xét về sự thay đổi tỉ lệ dân số thành thị nước ta giai đoạn trên.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tổng dân số (Triệu người) và tỉ lệ dân số thành thị (" nước ta
giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2019.
c. Giải thích vì sao số dân thành thị nước ta tăng nhanh?
Het
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục)

ĐỀ 57
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: ĐỊA LÝ - THCS
Ngày thi: 26/12/2021
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (1,0 điểm).

117
Cho biết ngày nào trong năm mọi địa phương trên Trái Đất có lượng nhiệt nhận được khác
nhau, nhưng thời gian chiếu sáng như nhau? Giải thích nguyên nhân.
Câu II (3,0 điểm).
1. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu nước ta?
2. Chứng minh sông ngòi nước ta là sông ngôi của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
3. Ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp của
Thanh Hoa
Câu III (3,0 điểm )
1. Thế nào là "Cơ cấu dân số vàng" Cơ hội và thách thức của “Cơ cấu dân số vàng” đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Tại sao trong những năm gần đây, tỉ suất gia tăng
dân số tự nhiên hằng năm của nước ta đã giảm nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn
cao.
2. Kể tên một số khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa? Ý nghĩa của việc hình thành các khu
công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Câu IV (3,0 điểm).
1. Phân tích những điều kiện thuận lợi để nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng
2. Trình bày những thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
Câu V (5,0 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trung 25 và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày đặc điểm hoạt động của bia ở Việt Nam?
2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn 1995 2007. Để
kích cầu du lịch do hậu quả dịch Côvid - 19 gây ra, nước ta cần thực hiện những giải pháp
nào?
Câu VI (5,0 điểm).
Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2019
(Đơn vị: triệu người)
Năm 2008 2010 2012 2015 2019
Số dân thành 24,7 26,5 28,3 31,1 33,1
thị
Số dân nông 60,4 60,4 60,5 60,6 63,1
thôn
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
I. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh số dân thành thị, số dân nông thôn và tỉ lệ dẫn thành thị
của nước ta giai đoạn 2008 – 2019.
2. Hãy nhận xét tình hình gia tăng số dân thành thị, số dân nông thôn nước ta giai đoạn trên
và giải thích.
..HÉT..
118
(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 đến nay) Họ và tên thí
sinh

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
I Cho biết ngày nào trong năm mọi địa phương trên Trái Đất có lượng
(1 nhiệt nhận được khác nhau, nhưng thời gian chiếu sáng như nhau? Giải
Điểm) thích nguyên nhân.
- Ngày 21/3 và 23/9. 0.5
- Nguyên nhân:
+ Lượng nhiệt nhận được khác nhau: do Trái Đất hình cầu, chùm tia 0.25
0,25 sáng chiếu từ Mặt Trời đến Trái Đất là chùm tia sáng song song,
góc nhập xạ giảm dần từ xích đạo về hai cực, nên các địa phương nhận
được lượng nhiệt khác nhau theo vĩ độ.
+ Thời gian chiếu sáng như nhau: Ngày 21/3 và 23/9, Mặt Trời chiếu
0,25 vuông góc với Trái Đất tại xích đạo, cả 2 bán cầu có góc nhập xạ 0.25
như nhau, đường phản chia sáng tối trùng với trục B – N, nên thời gian
chiếu sáng tất cả mọi nơi trên Trái Đất như nhau (ngày và đêm bằng
nhau).
II 1. Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu nước ta? 1.0
(3,0 Phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây: các dãy núi hưởng TB - ĐN 0.25
diem) như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn có sườn đón gió, khuất gió
tạo nên sự khác nhau về khí hậu giữa khu vực Tây Bắc với Đông Bắc,
tây Trường Sơn với đông Trường Sơn.
Phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam: các dãy núi hướng Tây - 0,25
Đông như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đâm ngang ra biển, góp phần ngăn 0.25
cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc di chuyển xuống phần lãnh thổ
phía Nam, tạo nên sự khác biệt về khí hậu hai miền Bắc -
Nam.
- Phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình: đồi núi nước ta chiếm 4 0,25
diện tích lãnh thổ, có nhiều độ cao khác nhau, làm cho khí hậu có sự
phân hóa theo độ cao (nhiệt độ giảm dần, cử lên cao 100m nhiệt độ 0.25
giảm 0,6°C và độ ẩm có sự thay đổi).
- Địa hình nước ta nghiêng theo hướng TB – ĐN làm cho khí hậu 0,25 0.25
nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Chứng minh sông ngòi nước ta là sông ngòi của vùng nhiệt đới ẩm 1,0
gió mùa?
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng 0.25
0,25 mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta lớn từ 1500 →2000mm/

119
năm, nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp
trên cả nước. Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10
km, dọc bờ biển cứ cách 20 km gặp một cửa sông.
0.25
Chế độ nước theo mùa chế độ nước sống phụ thuộc chặt chẽ vào 0,25
chế độ mưa của khí hậu. Mùa lũ trùng với mùa mưa, chiếm 70 →80%
lượng nước cả năm, dòng sông chảy mạnh. Mùa cạn trùng với mùa khô,
sông ít nước, dòng chảy chậm.
- Sông ngòi nhiều nước; lượng mưa lớn làm cho sông ngòi nước ta có 0.25
tổng lượng nước lớn (839 ti m 7 năm).
- Giàu phù sa mưa lớn, tập trung theo mùa, gây xói mòn, sạt lở nên 0,25
sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn, trung bình 1m nước có 223
gam cát bùn và các chất hòa tan khác; tổng lượng phù sa trôi theo dòng 0.25
nước lên tới 200 triệu tấn/năm.
Gió mùa mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và hoạt 1.0
động sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa?
- Ảnh hưởng đến khí hậu:
Tạo nên một mùa đông lạnh, nền nhiệt hạ thấp; đầu mùa đông thời 0,25
tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn.
- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Thuận lợi:
Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp; ngoài cây trồng nhiệt đới còn 0,25
có thể trồng được cả cây trồng cận nhiệt và ôn đới...
Khó khăn:
+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: sương muối, sương giá, rẻt
0,25 đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi.
+Các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ngừng trệ.
III 1 a. Thế nào là “Cơ cấu dân số vàng". Cơ hội và thách thức của “Cơ 1,5
(3.0 cấu dân số vàng" đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
diem)
* Cơ cấu dân số vàng” là cơ cấu dân số có tỉ lệ người trong độ tuổi lao
động cao khoảng gấp đôi tỉ lệ người phụ thuộc.
- Năm 2007 dân số nước ta là 85,17 triệu người, trong đó có khoảng 56
triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tới 66% dân số), dân số phụ
thuộc chi chiếm 34%.
* Cơ hội và thách thức của “Cơ cấu dân số vàng” đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta
- Cơ hội:
+ Tạo nguồn lao động dồi dào, tăng tích lũy cho xã hội, thúc đẩy 0,25
nhiều ngành kinh tế phát triển.

120
+ Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Thách thức:
+ Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, gây sức ép đến các vấn đề 0,25
việc làm và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác (y tế, giáo dục, tài
nguyên, môi trường).
+ Giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội sau khi bước qua thời kì "Cơ
0,25 cấu dân số vàng”
b. Tại sao trong những năm gần đây, tỉ suất gia tăng dân số nhiên hằng 0.5
năm của nước ta đã giảm nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn
cao?
- Mặc dù tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hãng năm đã giảm, nhưng do 0.25
quy mô dân số nước ta lớn nên số dân gia tăng hằng năm vẫn cao. Từ đó
bổ sung cho lực lượng lao động làm tăng nhanh nguồn lao động nước ta.
- Mặt khác do nước ta có kết cấu dân số trẻ; dân số giai đoạn trước đó
0,25 tăng nhanh nên tỉ lệ người bước vào tuổi lao động còn cao, hằng 0.25
năm được bổ sung thêm một lực lượng lao động khá lớn.
2. Kể tên một số khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa? Ý nghĩa của 1.0
việc hình thành các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
Các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa: Lễ Môn, Đinh Hương - 0,5
Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Hoàng Long
(Yêu cầu: tối thiểu kể được 4 khu công nghiệp đạt điểm tối đa)
Ý nghĩa của việc hình thành các khu công nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh:
+Thu hút đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
0.25
+ Khai thác hiệu quả nguồn lực vốn có của tỉnh (tài nguyên, lao 0,25
động...)
IV Phân tích những điều kiện thuận lợi để nước ta có cơ cấu công nghiệp 1.5
(3.0 đa dạng”?
diem)
1,0
- Có vị trí thuận lợi nên dễ dàng giao lưu để mở rộng thị trường, thu |
0,25 hút đầu tư, thực hiện chuyển giao công nghệ...
Có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng (than, sắt, đồng apatit, 0,25
dầu khí,...); mạng lưới sông ngòi dày đặc... tạo cơ sở để phát triển công
nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí, hóa chất, công nghiệp năng
lượng...
- Nguồn nguyên liệu của nông, lâm, ngư nghiệp dồi dào, tạo cơ sở để
0,25 phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
121
- Nguồn lao động dối dảo, chất lượng lao động ngày càng nâng cao. -
Nhà nước có chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa thu hút đầu tư,
chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế thị trường.
Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư và nâng cấp. Các trung tâm kinh
tế, dịch vụ lớn... cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp.
2 Trình bày những thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp ở Bắc
Trung Bộ?
Những thành tựu nổi bật:
Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực 0,25
tăng nhanh. Bình quân lương thực theo đầu người tăng từ 235,5 kg
(1995) lên 333,7 kg (2002).
- Hình thành được một số vùng thâm canh lúa như Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh.
- Một số cây công nghiệp hàng năm như lạc, vùng,... được trồng với
diện tích khá lớn trên các vùng đất pha cát duyên hải.
- Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu
năm, chăn nuôi trâu bỏ đàn.
- Vùng ven biển phía đông phát triển rộng rãi nghề nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản.
- Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
chuyên môn hóa và đa dạng hóa; cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông
nghiệp ngày càng đáp ứng tốt hơn.
CAU 1 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, trang 25 và kiến thức đã 2.0
V học: Trình bày đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam
(5,0
diem)

- Về thời gian hoạt động:


+ Mùa bão ở nước ta từ tháng 6 đến tháng 12,
- Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Tháng nhiều bảo nhất là tháng 9 (tần suất 1,3 – 1,7 cơn bão/tháng),
0,25 sau đó đến tháng 8 và tháng 10 (1,0 – 1,3 cơn bão/tháng).
- Tháng ít bảo nhất là tháng 6,7 và tháng 12 (0,3 – 1,0 cơn bão tháng).
Về phạm vi hoạt động:
+ Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bảo là ven biển miền Trung.
+ Vùng ít chịu ảnh hưởng của bão là Nam Bộ.
- Về hướng di chuyển:
+ Từ tháng 6 đến tháng 10 bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, tây

122
bắc và tây tây bắc.
+ Tháng 11,12 bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây nam và tây tây
nam.
a. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển du lịch của nước ta giai 2.0
đoạn 1995 – 2007.
* Nhận xét:
- Ngành du lịch nước ta giai đoạn 1995 – 2007 phát triển nhanh, thể
0,25 hiện qua các chỉ tiêu về số lượt khách và doanh thu từ du lịch.
-Cu the từ 1995-2007:
+ Tổng số khách du lịch tăng nhanh: từ 6,9 triệu lượt người lên 23,3
triệu lượt người, tăng thêm 16,4 triệu lượt người, tăng gấp 3,4 lần.
+ Cả khách quốc tế và khách nội địa đều tăng, nhưng khách nội địa tăng
nhanh hơn khách quốc tế: khách nội địa tăng 3,5 lần; khách quốc
tế tăng 3,0 lần.
+ Doanh thu từ du lịch tăng nhanh: từ 8 nghìn tỉ đồng lên 56 nghìn tỉ
0,25 đồng, tăng thêm 48 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 7,0 lần.
* Giải thích:
Ngành du lịch nước ta phát triển mạnh, đặc biệt từ sau 1990 nhờ | 0,25
chính sách Đổi mới của Nhà nước.
Nước ta có tiềm năng lớn về du lịch (cả du lịch tự nhiên, du lịch nhân
văn) và đang được khai thác mạnh mẽ.
- Ngành du lịch được đầu tư ngày nhiều về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu | trú,
tồn tạo các di tích, xây dựng các khu vui chơi.. Việt Nam là điểm đến an
toàn, tình hình chính trị ổn định, con người thân thiện, mến khách. Chất
lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao...
b. Để kích cầu du lịch do hậu quả dịch Côvid -19 gây ra nước ta cần 1.0
thực hiện những giải pháp nào?
Thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch Covid -19 cho du 0.25
khách để phát triển du lịch an toàn và hiệu quả.
- Kích cầu du lịch bằng chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt 0.25
Nam" do Bộ văn hóa thể thao và du lịch phát động.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch và đẩy mạnh
công tác truyền thông lan tỏa thông điệp “Yêu du lịch Việt Nam” và 0.25
“Du lịch Việt Nam an toàn".
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, liên kết hợp tác thu hút du lịch
0,25 trong nước, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
1.Vẽ biểu đồ 2.0
a. Xử lí số liệu:
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2008 – 2019
123
(Don vi: %) 0.5
Năm 2008 2010 2012 2015 2019
Tỉ lệ dân 29,0 30,5 31,9 33,9 34,4
thành thị
b. Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ kết hợp (cột ghép với đường) - Vẽ
biểu đồ khác không cho điểm.
Yêu cầu: Đảm bảo tính thẩm mĩ, chính xác về đơn vị, chia khoảng cách,
ghi số liệu, tên biểu đồ, chủ giải... (Thiếu mỗi ý trừ 0,25đ). * Có thể
tham khảo biểu đổ sau:
BIỂU ĐÓ SO SÁNH SỐ DÂN THÀNH THỊ, SỐ DÂN NÔNG THÔN
VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2008 – 2019
Biểu đồ cột gộp ( thành thị và nông thôn)+ đường
2 Nhận xét và giải thích:
a. Nhận xét:
- Nhìn chung, giai đoạn 2008-2019; số dân thành thị, số dân nông thôn
và tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng khác
nhau.
+ Số dân thành thị tăng nhanh và liên tục (tăng 8,4 triệu người, tăng
1,34 lần), số dân nông thôn tăng nhẹ (tăng 2,7 triệu người, 1,04 lần). +
Số dân thành thị vẫn thấp hơn nông thôn, nhưng có tốc độ tăng
nhanh hơn.
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp (34,4% năm 2019), nhưng || 0,5
tăng liên tục (tăng 5,4%).
b. Giải thích:
- Dân số thành thị và nông thôn nước ta tăng là do gia tăng dân số nhiên
còn ở mức khá cao. Nước ta có quy mô dân số đông nên số người gia
tăng hàng năm nhiều
Số dân thành thị tăng nhanh hơn do nước ta đẩy mạnh công nhiệp | 0,25
hóa, hiện đại hóa
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp do điểm xuất phát thấp của nền kinh tế,
0,25 trước đây nông nghiệp là ngành chủ đạo, nước ta mới bước vào
thời kỉ đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Tỉ lệ dân thành thị tăng do số dân thành thị có tốc độ tăng nhanh 0,25
hơn số dân nông thôn.

ĐỀ 58
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 2

124
NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: ĐỊA LÍ
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (2,5 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam phần khí hậu và kiến thức đã học em hãy:
a) Nhận xét về hướng di chuyển chủ yếu của các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta.
b) Nếu các giải pháp để giảm thiệt hại do bão gây ra đối với nước ta.
Câu 2 (2,5 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết địa
hình của Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng gì đến khí hậu và sông ngôi của vùng”
Câu 3: (5,0 điểm). Hãy phân tích thế mạnh để phát triển ngành du lịch của nước ta. Dịch
Covid -19 đã ảnh hưởng đến ngành du lịch nước ta như thế nào? Em hãy đề xuất giải pháp để
phát triển ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Câu 4 (5,0 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a) Kể tên các trung tâm dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng, Giải thích vì sao các địa
phương đó lại phát triển mạnh ngành dệt may?
b) Kể tên các sản phẩm cây trồng là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mô
hình sản xuất nông lâm kết hợp có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?
Câu 5 (5,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 2000-2016
Năm 2000 2005 2007 2012 2016
Diện tích 10915,6 12418,5 12739,6 13900,0 14377,6
rừng( nghìn
ha )
Tỉ lệ che phủ 33.1 37,6 38,6 39,5 41,19
rừng (%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2018)
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta giai
đoạn 2000-2016.
b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích và tỉ lệ che phủ
rừng của nước ta giai đoạn trên.
Hét
(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam)

ĐỀ 59
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ
TẠO THỊ XÃ QUẢNG YÊN XÃ, NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÝ
Ngày thi: 24/12/2021
125
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao
đề) (Đề này có 02 trang)
Câu 1(3,0 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:
I. Nước ta tiếp giáp với các quốc gia nào trên đất liền và trên biển? Kể tên các tinh của nước
ta tiếp giáp với các quốc gia trên đất liền?
2. Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên phần đất liền nước ta và tọa độ của chúng?
Câu 2 (3,5 điểm).
1. Trình bảy vai trò của vụ động trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông
Hồng?
2. “Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, mặc dù dịch bệnh Covid-19
diễn biến phức tạp song trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh tăng
8,02%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2020... Tinh cũng tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu cả
nước 4 năm liên tiếp về chỉ số PCI, lần đầu vươn lên dẫn đầu chỉ số PAPF".
(Thông tin trên Bảo Thế giới và Việt Nam, ngày 04/6/2021)
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua, những ngành kinh tế nào đã góp phần tạo đà
phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh? Em hãy đề xuất các giải pháp góp phần ổn định và
phát triển kinh tế Quảng Ninh trong tình hình mới?
Câu 3 (5,0 điểm).
1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh nước ta có điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
2. Du lịch là một trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do tác động của đại dịch
Covid-19. Em hãy cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện những giải pháp nào để kích cầu
du lịch?
Câu 4 (3,0 điểm).
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích những điều kiện tự nhiên
thuận lợi để phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh?
Câu 5 (6,0 điểm).
Cho bảng số liệu về doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành bưu chính viễn thông của
nước ta giai đoạn 2015-2019:
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Doanh thu (tỷ 294932,6 320831,9 348576,6 377231,8 388554,1
đồng)
Tốc độ tăng 100 108,8 118.2 127,9 131,7
truong (%)
(Niên giám thống kê 2019. Tổng cục thống kê)
1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành bưu chính viễn
thông giai đoạn 2015-2019?
2. Nhận xét tình hình phát triển ngành bưu chính viễn thông của nước ta giai
126
đoạn trên?
3. Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh
tế - xã hội nước ta?
4. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc sử dụng máy tính và Internet rất quen thuộc đối
với con người. Là học sinh, em cần phải sử dụng máy tính và Internet như thế nào cho hiệu
quả?
Hét
ĐỀ 60
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
HƯNG YÊN CÁP TỈNH
ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời
gian giao đề

Câu 1 (3,0 điểm)


1. Trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta. Nét văn hóa riêng của các dân tộc được
thể hiện ở những mặt nào?
2. Tại sao chúng ta phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của
đồng bào dân tộc ít người?
Câu II (3.5 điểm). Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỆN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA
NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2012 – 2019
(Đơn vị: triệu lượt khách)
Năm 2012 2014 2016 2017 2019
Đường sắt 12,2 12,0 9,8 9,5 8,1
Duong bo 2504,3 2863,5 3401,9 3793,2 4464,2
Đường hàng 15,0 24,4 38,6 44,5 55,0
không
(Nguồn: Số liệu thống kê, Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2019)
1. Tính tốc độ tăng trưởng số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước
ta trong giai đoạn 2012 - 2019.
2. Nhận xét về số lượt hành khách vận chuyển theo ngành vận tải của nước ta trong giai đoạn
2012-2019.
3. Giải thích vai trò và vị trí của vận tải đường bộ và đường hàng không.
Câu III (4.0 điểm)
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 và kiến thức đã học, em hãy:
1. Trình bày tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp năng lượng.

127
2. Giải thích sự phân bố các nhà máy thủy điện. Nêu ưu điểm và nhược điểm của các công
trình thủy điện ở nước ta.
Câu IV (4.5 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi về mặt tự nhiên để xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư
nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
2. Việc hình thành các vùng nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa gì?
Câu V (5.0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
GDP PHẪN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 –
2016
(Đơn vị Nghìn tỉ đồng)
Năm 2005 2009 2012 2016
Kinh tế Nhà 322,2 582,7 702,0 1297,3
nước
Kinh tế ngoài 382,8 771,7 1060,6 1916,3
Nhà nước
Khu vực có vốn 134,2 304,0 378,2 837,1
đầu tư nước
ngoài
Tong so 839,2 1658,4 2140,8 4050,7
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê, 2017)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2016.
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn
trên. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
HÉT
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục). Cán bộ coi thi không giải thích
gì thêm. Họ và tên thí sinh: ... . .

ĐỀ 61
UBND THỊ XÃ BA ĐÔN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XÃ
ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2020- 2021 Môn: Địa lý - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời
gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm): Lao động là nguồn lực quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia. Em hãy:

128
a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi gì đối
với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có còn dồi
dào không? Vì sao?.
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Khu vực nào trên Trái Đất có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau. Vì sao?
b. Tại sao, vào mùa hạ ở Bắc bán cầu tổng bức xạ ở Cực cao hơn ở Xích đạo nhưng nhiệt độ
không khí ở đây vẫn thấp?
Câu 3 (2,5 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Nếu ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn Bắc đến khí hậu vùng Bắc Trung Bộ.
b. Giải thích ý kiến nhận xét sau: “Về phương diện tự nhiên, vùng Bắc Trung Bộ là hình ảnh
thu nhỏ của Việt Nam”.
Câu 4 (1,5 điểm):
a. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến
cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?
b. Lễ hội pháo hoa quốc tế khai mạc tại Đà Nẵng lúc 19 giờ ngày 27/3/2019 và được truyền
hình trực tiếp. Hãy tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng
sau:
Vị trí Ô-xtrây-li-a Hoa Ki Phi-lip-pin Bra-xin
Kinh độ 150 D 120 T 120°58'D 60oT
Giờ ? ? ? ?
Ngày/tháng ? ? ? ?
Câu 5 (2,0 điểm):
a. Nêu những điểm giống nhau trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng chuyên canh cây
công nghiệp: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
b. Theo em, việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta còn gặp những khó khăn cơ bản nào?
HÉT

HƯỚNG DẪN

Câu Nội dung Diêm


Câu 1 a. Những thế mạnh của nguồn lao động nước ta:
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh (DC)
( 2.0 - Lao động nước ta có nhiều phẩm chất đáng quý: cần cù, sáng tạo, có
điểm) kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
- Có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.
129
Thuận lợi:
- Đảm bảo đủ lao động trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
Có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lợi thế trong thu
hút đầu tư nước ngoài.
- Cho phép nước ta phát triển các ngành cần nhiều lao động nhưng không
đòi hỏi quá nhiều về trình độ như công nghiệp dệt may, công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm, các ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp...
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao
động nước ta vẫn còn dồi dào:
Vì: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ (Năm 2019 có
55,8% dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 và dân số trong độ tuổi từ 0
14) còn cao, số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao do đó số
trẻ em sinh ra hàng năm vẫn nhiều (trung bình mỗi năm dân số nước ta
vẫn tăng têm hơn 1 triệu người). Đây chính là nguồn lao động dự trữ
hùng hậu cho tương lai.
Câu 2 a. Khu vực nào trên TĐ có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau:
- Ở xích đạo quanh năm luôn có ngày dài bằng đêm. Do đường phân chia
sáng tối luôn đi qua tâm của Trái đất, chia xích đạo thành 2 nửa | sáng tối
bằng nhau...
- Khắp mọi nơi trên Trái đất vào ngày 21/3 và 23/9. Do vào các ngày 0,5
này, Trái đất hướng cả 2 nửa bán cầu về phía Mặt trời như nhau, tia sáng
mặt trời luôn chiếu vuông góc với xích đạo, đường phân chia sáng tối vào
2 ngày này trùng với trục của Trái đất.
b. Vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo (2,0)
nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn thấp, vì:
Tổng bức xạ ở Cực cao hơn ở Xích đạo chủ yếu do thời gian chiếu
| sáng ở Cực dài hơn ở xích đạo (vào mùa hạ ở BCB tại Cực Bắc có 6
tháng ngày, xích đạo chỉ có 3 tháng ngày)
- Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt trời còn
phụ thuộc vào tính chất của bề mặt đệm
+ Ở xích đạo: do chủ yếu là đại dương, rừng rậm và có khối khí áp thấp
xích đạo nên không khí có nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều
hơn.
+ Ở Cực do chủ yếu là băng tuyết nên phản xạ trở lại hầu hết lượng
Vị trí Ô-xtrây-li-a Hoa Ki Phi-lip-pin Bra-xin
Kinh độ 150 D 120 T 120°58'D 60oT
Giờ 22 giờ 4 gio 20 giờ 8 giờ
Ngày/tháng 27/3/2019

130
Câu5 a)- Đều là vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta.
- Chuyên môn hóa chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và đạt hiệu quả
kinh tế cao về hưởng chuyên môn hóa này.
-Cả hai vùng có lịch sử phát triển cây công nghiệp lâu năm.
- Hai vùng đề có những thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công
nghiệp, đặc biệt là thế mạnh về đất đai và khí hậu.
- Dân cư có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp.
- Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thông qua các chủ trương
chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư xây dựng các cơ sở
chế biến.
b)- Việc phát triển cây công nghiệp nước ta còn phụ thuộc nhiều vào tự
(2,0) nhiên, trong khi thời tiết, khí hậu diễn biến còn thất thường (bão, lũ
lụt, hạn hạn...) gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây công nghiệp.
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh, sâu bệnh phá
hoại cây trồng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến còn chậm phát triển chưa đáp ứng
được yêu cầu, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
- Thị trường tiêu thụ (đặc biệt thị trường xuất khẩu) còn nhiều biến động.
- Quy hoạch sản xuất thiếu đồng bộ, còn tự phát dẫn đến tình trạng mất
cân đối cung cầu.
- Các nguyên nhân khác.

ĐỀ 62
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TẠO SÓC TRĂNG Môn: Địa lý - Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2020-2021
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát để)
Câu 1: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Trình bày các nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường.
b) Vì sao phần lớn các sông ở nước ta ngắn và dốc?
Câu 2: (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Nêu những điểm khác nhau về chức năng kinh
tế chủ yếu của quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Câu 3: (3,0 điểm)
131
Giải thích tại sao ở nước ta công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm được coi là ngành có
thể mạnh phát triển lâu dài
Câu 4: (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn của tỉnh Sóc Trăng qua các năm.
Đơn vị. Người
Năm Tong só Số dân thành thị Số dân nông thôn
2010 1.283.510 288.790 994.720
2012 1.266.416 360.929 905.487
2014 1.245.606 372.436 873.170
2016 1.227.576 379.272 848.304
2019 1.199.528 388.527 811.001
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2020)
a) Tinh tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến 2019.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn qua các năm.
c) Nêu nhận xét.

ĐỀ 63
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐỂ CHÍNH THỨC (Đề thì có 01 trang) CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 – 2021 Me: DIA LI
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời
pin phát huy
Ngày thi: 04/4/2021
Câu 1. (5,0 điểm)
a. Cho bảng số liệu
Lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2010 và năm 2018
(Đn với nghìn người)
Nhóm tuổ 2010 2018
15-24 9245,4 7049,3
25-49 30939,2 33339,3
Trên 30 tuổi 10208,3 14965,6
Tong so 50392.9 55354,2
(Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019)

132
Tinh cơ cấu lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2010 và năm 2018. Nhân
xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi của hai năm nêu
trên.
b. Trình bày một số biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta. Giải thích tại sao đó
thị ở nước ta chủ yếu phân bố tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng, ven sông và trục giao
thông.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu
Số lượt hành khách vận chuyển phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 -
2018.
(Đơn vị nghìn người)
Nam 2005 2010 2015 2018
Kinh tế Nhà 296,9 437,1 522,8 650,1
nước
Kinh tế ngoài 1040,1 1863,0 2770.0 3785.8
NH TRƯỚC
Khu vực có vốn 12,6 15,1 17.7 20,3
đầu tư nước
ngoài
( Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2019)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượt hành khách vận
chuyển phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 – 2018
b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng số lượt hành khách vận chuyển phân theo thành
phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn nếu trên.
Câu 3. (5,0 điểm)
a. Phân tích các nhân tố tự nhiên tạo cơ sở cho ngành công nghiệp ở nước ta phát triển
đa dang.
b. Việc phát triển dịch vụ điện thoại và Internet có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế
- xã hội ở nước ta? Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ điện thoại và
Internet.
Câu 4. (5,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết vùng Tây Nguyên có các cao nguyên
madan, tiếp giáp với các quốc gia và các vùng kinh tế nào của nước ta? Việc phát triển thủy
điện ở Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
b. Phân tích những điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
“ùng Tây Nguyễn.
Họ và tên thí sinh:
ĐỀ 64
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
133
QUẢNG NINH TỈNH THCS NĂM 2021
ĐÔ THỊ CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÍ - Bảng A
Ngày thì: 20/3/2021
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời
gian giao để
Câu 1. (6,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Phân tích ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới khí hậu và sông ngồi trong vùng.
b) Khái quát về các nguồn tài nguyên quan trọng trong vùng biển Việt Nam.
c) Cho biết để khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, chúng ta phải lam
gi
Câu 2. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết sự
phân bố ngành công nghiệp năng lượng của nước ta.
Câu 3. 3,0 diem) Cho bảng số liệu sau
Tổng số dân, tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta giai đoạn 2010 – 2018
Nam 2010 2012 2015 2018
Tổng số dân 87.1 89,2 92,2 95,3
(triệu người
Tỉ suất sinh (Hu 17,1 16,9 16,2 14,6
Ti suất từ (%) 6,8 7,0 6,8 6,8
Nguồn Niên giám thống kê Tổng cục thống kê năm 2020)
a) Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giai đoạn 2010 – 2018.
b) Nhận xét và giải thích về tổng số dân và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta trong
giai đoạn trên
Câu 4. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành nước ta giai đoạn 2010 – 2019
Năm 2010 2012 2014 2019
Sổ khách quốc tế 5,0 6,8 7.9 18,0
(triệu lượt
người)
Doanh thu dịch 10,2 18,0 24,8 44,3
vụ lữ hành
(nghìn tỉ đồng)
(Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê năm 2020)
a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta
giai đoạn 2010 – 2019.
b) Nhận xét và giải thích về số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta giai
đoạn trên.

134
c) Với lợi thế sở hữu kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, cùng vùng biển đẹp trên
vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, hàng loạt dự án du lịch nghĩ dưỡng đẳng cấp đã và
đang được đầu tư. Đó là các dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Hạ Long Xanh, đảo du lịch
Tuần Châu, casino Vân Đồn, FLC Hạ Long. Cơ sở hạ tầng được đầu từ, lượng khách du lịch
đến Quảng Ninh qua các năm cũng tăng nhanh, nhưng năm 2020 lượng khách du lịch đến
Quảng Ninh sụt giảm.
Em hãy nêu một số thành tựu phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong những năm
gần đây. Vi sao năm 2020 lượng khách du lịch đến Quảng Ninh sụt giảm? Em cần phải thực
hiện những việc làm cụ thể gì trước tình hình đó?

HƯỚNG DẪN
Câu Sơ lược lời giải Diem
Câu l a) Ảnh hưởng địa hình vùng núi Tay Bắc tới khí hậu và sông ngòi 2.5
trong vùng.
* Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới khí hậu.
Khu vực có địa hình cao và đồ số nên khí hậu có sự phân hóa theo đó cao, 0.5
càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho khu vực Tây Bắc có mùa đông đến
muộn, kết thúc sớm và ấm hơn khu vực Đông Bắc.
- Các địa điểm nằm ở sườn don gió của các dãy núi thường có lượng 0,25
mira lón.
* Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới sông ngòi
Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước nên độ dốc lòng sông lớn, nước sông 0.5
chảy nhanh, mạnh, tập trung lũ nhanh.
- Hướng nghiêng chung của địa hình và hưởng núi chính là hướng Tây 0,5 0.5
Bắc - Đông Nam nên sống có hướng chảy chính là hướng Tây Bắc - Khai
g Đông Nam (sông Đà, sông Hồng, sông Mã,...)
Sống ở địa hình sườn núi đón gió nhiều nước hơn sống ở sườn khuất 0.25
b) Tài nguyên quan trọng của vùng biển Việt Nam. 2.0
- Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi phong phú, đa dạng và 05
có giá trị về nhiều mặt.
Bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, bãi triều, nừng ngập man...
- Thềm lục địa có tiềm năng dầu mỏ, khí đốt trữ lượng lớn. Ngoài ra ven
biển, ven đảo còn có cát; độ muối..
. Bờ biển dài, nhiều bãi cát, bãi tắm, các vịnh biển đặc biệt là vịnh Hạ 0,5
Long là di sản thiên nhiên thế giới, hang động tự nhiên đẹp, hệ thống các
đảo, không khí trong lành
c. Các biện pháp khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường

135
bién.
- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên biển.
Đầu tư chuyển hướng sang khai thác hải sản xạ bởi
-Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến các quy 0,25
định các hành vi hủy hoại môi trường bị nghiêm cấm áp dụng cho vùng
biển.
-Triển khai thường xuyên các hoạt động tuyên truyền các quy định báo
0,25 về tài nguyên biển nâng cao nhận thức cho nhân dân.
Liên hệ các biện pháp khác (hai biện pháp trở lên đạt 0.5 điểm)

ĐỀ 65
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THCS NĂM
DÁK LÁK HỌC 2020 – 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 30/3/2021
Câu 1. (3,0 điểm)
a) Vẽ và trình bày sự phân bố các vành đai khi áp và các đới gió chính trên Trái
Đất. Giải thích hoạt động của các đới gió trên.
b) Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
Câu 2. (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Chứng minh rằng: đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
b) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào qua các
yếu tố bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ, gió và lượng mưa ?
Câu 3. (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Chứng minh rằng: dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí.
b) Phân tích hậu quả của sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí. Biện pháp
giải quyết.
Câu 4. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2017
(Đơn vị: nghìn tấn)
136
Năm Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
1990 890,6 728,5 162,1
2000 2250,5 1660,9 589,6
2010 5142,7 2414,4 2728,3
2015 6582,1 3049,9 3532,2
2017 7313,4 3420,5 3892,9
(Nguồn: Tài liệu cập nhật sách giáo khoa Địa lí lớp 4 - lớp 12)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn
1990-2017.
b) Nhận xét sự phát triển sản lượng thủy sản và sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nước
ta giai đoạn 1990-2017. Giải thích.
Câu 5. (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày các thế mạnh về kinh tế của vùng Tây Nguyên. Những nguồn lực tự nhiên nào
là quan trọng để tạo nên từng thế mạnh đó ?
b) Phân tích việc khai thác thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp của vùng
Tây Nguyên.
. Hết ............

ĐỀ 66
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
THIÊN HUẾ TỈNH LỚP 9 – THCS, NĂM HỌC 2020 -
ĐỀ CHÍNH THỨC 2021
Môn: Địa lí
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao
đề) Đề thi gồm 2 trang
Câu 1 (4 điểm)
a) Một trận bóng đá quốc tế được truyền trực tiếp tại Hà Nội vào lúc 18g00". Ở các địa
điểm có kinh độ 120Đ, 30Đ, 20T muốn xem toàn bộ trận bóng đá này thì phải bật tivi
lúc mấy giới
b) Phân tích tác động của địa hình và khí hậu đến chế độ nước sông trên thế giới.
Câu 2 (4 điểm)
a) Trình bày những điểm khác nhau về địa hình giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long. Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều đất
phèn, mặn.

137
b) Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG LÃNH THỔ Ở NƯỚC TA NĂM 2018
Các vùng Dân số (nghìn người) Diện tích (km)
Của nước. 94 666,0 331 235,3
Trung du và miền núi Bắc 12 292,7 101 437,8
Bộ
Đồng bằng sông Hồng 21 566,4 14 964,1
Bắc Trung Bộ và Duyên hải 20 056,9 95 885,10
Nam
Trung Bộ
Tây Nguyễn 5871,0 54 640,6
Đông Nam Bộ 17 074,3 23 605,2
Đồng bằng sông Cửu Long 17 804,7 40 518,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tính mật độ dân số còn các vùng nước ta. Giải thích tại sao dân cư nước ta có sự phân bố
không đều giữa các vùng.
Cầu 3 (4 điểm) Cho bằng số liệu sau
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2019
Đơn vị : nghìn ha
Nam 2010 2014 2017 2019
Cây công 797,6 710 611,8 516,0
nghiệp hàng
năm
Cây công 2010,5 2133,5 2219,8 2188,4
nghiệp Lu năm.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu cây công nghiệp nước ta giai đoạn
2010-2019
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu cây công nghiệp nước ta giai đoạn trên và
gidi thich
ĐỀ 66
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH
THÀNH PHỐ THANH HOA PHỐ
ĐỀ CHÍNH THỨC Nam hye: 2020-2021
Môn thi th
Ngày thì tre 10:220

138
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời
gian phát đều Để thì có 02 trong gồm để cấu
Câu 1 (3 điểm)
1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời như thế như? Trình bày hiện tượng ngày đêm dài
ngắn khác nhau theo vĩ độ trên Trái Đất.
2. Thế nào là giờ khu vực Khu vực giờ số 0 có đặc điểm gì?
Câu II (5 điểm)
1. Trình bày tính nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Vì sao nhiệt độ nướng tả có sự thay đổi
theo chiều Bắc - Nam
2. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến đặc điểm sông ngòi nước ta. Tại sao thời gian mùa
lũ trên các hệ thống sông lớn của nước ta lại không giống nhuc
3. Nếu giá trị và biện pháp khắc phục hạn chế của sông ngòi Thanh Hóa.
Câu III (6 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta có dân số đông và tăng nhanh. Tại sao nói viện làm đang là vấn
đề kinh tế xã hội lớn cần giải quyết? Nêu biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở Thanh Hóa
2. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp" Tại sao lúa nước lại được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long?
Câu IV (6,0 điểm)
I. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Chứng minh rằng cơ cấu GDP phân
theo khu vực kinh tế của nước ta thay đổi tích cực trong giai đoạn 2000-2007.
2. Cho bảng số liệu:
Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phần theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn
2010 – 2018
(Đơn vị. Nghìn người
Năm 2010 2018
Thành thị 14106.6 19071.8
Nông thôn 36286.3 37282.4
(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2019,)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi. trở lên phân theo
thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2010 – 2018,
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.
Hét...
Thi sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay
ĐỀ 67
SỞ GD&ĐT SƠN LÀ KỲ THI CHỌN HSG
ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2020

139
Môn thi: ĐỊA LÍ Ngày thi: 14/3/2021
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời
gian phát để

Câu 1 (4,0 điểm)


a. Giải thích sự khác nhau về độ dài ngày, đêm theo mùa trên Trái Đất. Ở Việt Nam, hiện
tượng này biểu hiện cụ thể như thế nào?
b, Trình bày những nét chính trong đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.
bà So sánh sự khác nhau về đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Cao nguyên
Mộc Châu với độ cao 958m có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu và tạo ra lợi thế gì trong
việc phát triển cây ăn quả của khu vực này?
Câu 3 (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15,16) và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh Việt Nam là quốc gia đông dân, da dân tộc và còn tăng nhanh.
b. Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
Câu 4 (3,0 điểm)
a. Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta?
b. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2010 – 2019
Đơn vị: Triệu đô la Mỹ
Năm 2010 2019
Tổng số 84838,6 253355,8
Khu vực kinh tế trong nước 47870,7 108714,1
Khu vực có vốn đầu tư nước 36967,9 144641,7
ngoài
(Nguồn: https://www.gsa.gov.vn)
Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về tình hình nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh
tế ở nước ta giai đoạn 2010 - 2019.
Câu 5 (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 25) và kiến thức đã học hãy phân tích thế mạnh về tài
nguyên du lịch của Đồng bằng sông Hồng. Đại dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng như thế
nào tới ngành du lịch của vùng?
Câu 6 (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
140
DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2005 -
2019
Đơn vị: Nghìn người
Năm Tổng số Thành thị Nông thôn
2005 82392,1 22332,0 60060,1
2010 87067,3 26460,5 60606,8
2015 92228,6 30881,9 61346,7
2019 96484,0 33816,6 62667,4
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và
nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 - 2019.
b. Dựa vào biểu đồ rút ra nhận xét.
-Hét-

ĐỀ 68

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP
PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 2 trang) NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi:
DIA LI 9
Ngày thi: 17 tháng 3 năm 2021 Thời gian thi:
120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4,0 điểm)


Dựa vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 và kiến thức đã học, em hãy so sánh mạng lưới giao thông
vận tải ở đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên,
Câu 2 ( 4.0 điểm) Dựa vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 và kiến thức đã học, em hãy nhận xét và
và t giải thích sự phân bố dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long:
Câu 3. (4,0 điểm) vào số liệu
TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA
(2010-2019)
(Đơn vị: triệu USD)
STT Năm 2015 2016 2017 2018 2019
1 Khu vực 47636.3 50345.2 60208.4 69733.1 84990
kinh tế
141
trong nước
2 Khu vực có 114380.4 126235.6 154910.2 173963.7 179199.4
vốn đầu tư
nước
ngoài(*)
Em hãy:
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh tế
nước ta năm 2019.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi trị giá xuất khẩu và sự thay đổi cơ cấu trị giá xuất khẩu
hàng hoá phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn (2010 – 2019)
Câu 4. (4,0 điểm) Dựa vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 hoặc tập bản đồ Đông Nam Bộ, em hãy
trình bày sự phân bố công nghiệp và nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Trình bày các ngành
công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 5. (4,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây, em hãy trả lời các câu hỏi:
a. Trận lũ lịch sử năm 2000 đã gây ra những thiệt hại như thế nào cho vùng Đồng bằng sông
Cửu Long?
b. Chính quyền các cấp đã làm gì để hạn chế thiệt hại của lũ đến cuộc sống của người dân
trong vùng?
c. Mùa nước nổi đem đến những nguồn lợi kinh tế gì cho người dân địa phương?
d. Mùa lũ còn có tác dụng như thế nào đến tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long và đời sống
của người dân địa phương?
Bài 5 (Tiếp theo và hết): Mong chờ những mùa lũ “đẹp”
Trận lũ lịch sử năm 2000 đã gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long với 539 người chết, 212 người bị thương, 890.000 căn nhà, gần 14.000 phòng học, 383
cơ sở y tế bị ngập, hơn 9.000 căn nhà bị sập hoàn toàn, hơn 62.000 hộ dân phải dời nhà ở,
hơn nửa triệu người phải cứu trợ khẩn cấp. Tổng thiệt hại ước tính trên 4.600 tỷ đồng. Từ đó,
lũ trở thành nổi ám ảnh cho bao người dân miền Tây Nam bộ.
Cũng từ đó, chính quyền các cấp dãy mạnh thực hiện hàng loại các công trình, dự án ứng phó
với lũ. Nếu như trước đây, nổi lo canh cánh của người dân các tinh dầu nguồn như An
Giang, Đông Tháp, Long An trong mùa lũ là nước ngập, nhà cửa tan hoang, ruộng vườn xơ
xác... thì giờ đây chỗ ở đã dần ổn định, ruộng vườn được đê bao che chắn tương đối an toàn.
Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vùng lũ do Chính phủ triển khai với hàng nghìn tỷ
đồng đầu tư của nhà nước đã giúp cho hơn 200.000 hộ dân (tương đương với 1 triệu dân)
được xây dựng nhà cửa vững chắc, khang trang trên các cụm tuyến dân cư, đảm bảo không bị
ngập nước, bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng bà con.

Hàng trăm công trình xây dựng đê bao phục vụ sản xuất được triển khai ở khắp các tỉnh,
thành trong khu vực giúp người dân yên tâm, chủ động được việc sản xuất hay xả nước cho
lũ trận vào lấy phù sa...

142
Nhiều địa phương trong vùng cũng triển khai thực hiện các đề án khai thác tài nguyên mùa
nước nổi với hàng chục mô hình sản xuất được phân theo 3 nhóm trồng trọt; đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ. Ngoài việc khai thác nguồn lợi tự nhiên như đánh
bắt thủy sản, thu hoạch các sản vật... hàng chục ngàn hộ nông dân nghèo được hướng dẫn kỹ
thuật tận dụng lợi thế lũ để nuôi cá trên ruộng, trồng bỗng diện điền, sen, bông súng... để
tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Khi con nước tràn đồng, mang theo cơ man phù sa, tôm cá, cũng là lúc người dân miền Tây
Nam bộ bước vào mùa mưu sinh với nhiều nghề nghiệp khác nhau như đan lưới, dong
xuồng, đánh bắt tôm cá hay thu hoạch bông súng, điên điển...
Mùa nước nổi đã trở thành mùa làm ăn, người dân miền Tây Nam bộ không còn lo ngại mà
ngược lại, còn rất mong chờ. Anh Trần Văn Ngang, xã Tân Tập, huyện Mộc Hóa (Long An)
cho biết, mùa nước về, anh đi nhổ hẹ nước mỗi ngày cũng kiếm được mấy trăm nghìn đồng.
Ngoài ra, tranh thủ con nước để khoanh lưới dưới ruộng nuôi thêm cá lóc, mùa này cá tạp là
thức ăn cũng rẻ nền nuôi có lời lắm. Tinh sơ sơ hết mùa nước cũng dư ra 50-60 triệu.
Anh Trần Thanh Hùng, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, người
dân ở đây ai cũng mong chờ những mùa lũ “đẹp”, không chỉ năm nay mà những năm sau nữa
cũng vậy. Niềm tin của bà con là nước lũ về, giúp vệ sinh đồng ruộng, tạo độ lắng phù sa và
cho những vụ sản xuất tới được bội thu. Mặt khác, khi con nước tràn bờ, người dân vùng
ngập lũ có thể tận dụng và khai khác những nguồn lợi thuỷ sản do mùa nước lũ mang lại.
Giá trị của lũ càng khẳng định hơn khi liên tiếp nhiều năm sau trận lũ năm 2011, Đồng bằng
sông Cửu Long không có lũ hoặc lũ về rất thấp. Đinh điểm là năm 2015, Đồng bằng sông
Cửu Long không có lũ thì dẫn đến 2016 xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn khiến cho ruộng
đồng khô cháy, cá tôm cạn kiệt, những nguồn lợi khác càng khan hiếm, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hàng triệu người dân trong vùng. Người ta lại mong chờ con nước tràn về để cho
ruộng đồng tốt tươi, tôm cá ngập tràn.
Theo các nhà khoa học, lũ về không chỉ mang theo những nguồn lợi tự nhiên như tôm, cá “để
tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, mà còn mang một lượng phù sa khổng
lồ để bồi tụ cho đồng ruộng.
Đồng thời, mùa lũ cũng là lúc được nghỉ ngơi để có thời gian tái tạo lại, được ngâm nước để
diệt trừ mầm bệnh, tẩy rửa phèn, chất độc... giúp cho nông dân giảm chi phi cho những vụ
sau và năng suất cao hơn.
Ngược lại, lũ không về hoặc về ở mực nước thấp sẽ làm cho chỉ phí sản xuất nông nghiệp
tăng lên nhiều hơn vì phải gia tăng phân bón, thuốc trừ sâu; đặc sản mùa nước nổi không có
điều kiện phát triển...
Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp của Việt Nam khẳng định, phù
sa đóng vai trò quan trọng đối với canh tác lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.
Do đó, khi lũ về nên cho nước vào đồng ruộng vì đây là việc làm hợp với tự nhiên, lũ vào
cho đất thêm phù sa, có thời gian “phục hồi”, giúp nhà nông cải tạo đất mà không tổn chi phí.
Việc đồng ruộng trữ nước vừa cho đất nghỉ ngơi vừa tích nước làm giảm đi lưu lượng nước
trên các sông lớn nên giảm khả năng gây xói mòn, sạt lở bờ sông. Lũ vào tạo điều kiện cho
cả đồng có chỗ sinh sôi, giúp người dân khai thác nguồn lợi thủy sản rất lớn...
Bùi Giang – Chương Đài
https://dantocmiennui.vn/dong-bang-song-cuu-long-mua-nuoc-noi-bai-cuoi/180738.html Hét
143
Thi sinh được sử dụng tập bản đồ Địa lí lớp 9, tập bản đồ Đông Nam Bộ và Atlas Địa lí
Việt Nam

ĐỀ 69
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 – 2021
NAM ĐỊNH Môn: ĐỊA LÍ - Lớp: 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu I (3,75 điểm).
1. Cho nhận định sau:
“Một lãnh thổ giàu đẹp, có núi, đồng bằng kết hợp theo một tỉ lệ hợp lý, có nguồn nhiệt ẩm
phong phủ đến mức thừa thãi, có sông ngòi rậm rạp và nhiều nước, có biển liền kề bao
quanh thông ra các đại dương, trên đất nổi và dưới đáy biển giàu các loại khoáng sản, có
lớp phủ sinh vật nhiều tầng lớp phân hóa theo cả vĩ độ lẫn độ cao, đấy là Việt Nam, Tổ quốc
của chúng tử".
(Trích “Thiên nhiên Việt Nam Lê Bá Thảo, NXBGDVN, 2006)
Nhận định trên đã nói lên những đặc điểm của tự nhiên nước ta, em hãy kết hợp với kiến
thức của bản thân trinh bày những đặc điểm tự nhiên đó.
2. Trong đoạn thơ trích từ tác phẩm "Nước non ngàn dặm". Tố Hữu có viết
“Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang
Xèng tay mà viết nên trang sử hồng
Trường Sơn, vượt núi, băng sông
Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa
Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình".
Những câu thơ trên nói về kiểu thời tiết nào, ở đâu, xảy ra trong khoảng thời gian nào của
nước ta? Giải thích đặc điểm kiểu thời tiết được nhắc đến trong những câu thơ trên.
Câu II (4,25 điểm).
1. Trình bày đặc điểm dân số nước ta
2. Đặc điểm dân số ở Đồng bằng sông Hồng đã tạo thuận lợi hay khó khăn gì trong phát triển
kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường của vùng?
3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, em hãy nhận xét sự phân bố dân cư của nước ta
Câu III (4,0 điểm).
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển ngành thủy sản
của nước ta.
2. Nam Định là 1 tỉnh giáp biển, theo em để thúc đẩy ngành thủy sản của tỉnh nhà cần phải
làm gì?
3. Vi sao cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ
Câu IV (3,5 điểm).
144
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 21 và kiến thức đã học, em hãy:
1. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
2. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước?
Câu V (4,5 điểm). Cho bảng số liệu:
Khách du lịch và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn 2009- 2017,
Năm 2005 2010 2015 2017
Khách du lịch nội địa (triệu lượt khách) 16,0 28,0 57,0 73,2
Khách du lịch quốc tế (triệu lượt khách) 3,5 5,0 7,9 12,9
Doanh thu du lịch (nghìn tỉ đồng) 30,0 98,1 355,6 541,0
1, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự so sánh giữa số lượt khách du lịch nội địa với khách du
lịch quốc tế và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn 2005- 2017.
2. Nhận xét và giải thích về tinh hình du lịch của nước ta giai đoạn 2009- 2017,

HƯỚNG DẪN
Câu Nội dung Điểm
“Một lãnh thổ giàu đẹp, có núi, đồng bằng kết hợp theo một tỉ lệ hợp lý,
có nguồn nhiệt ẩm phong phú đến mức thừa thãi, có sông ngòi rậm rạp
và nhiều nước, có biển liền kề bao quanh thông ra các đại dương, trên
đất nổi và dưới đáy biển giàu các loại khoáng sản, có lớp phủ sinh vật
nhiều tầng lớp phân hóa theo cả vĩ độ lẫn độ cao, đấy là Việt Nam, Tổ
quốc của chúng ta".
(Trích “Thiên nhiên Việt Nam Lê Bá Thảo, NXBGDVN, 2006)
Nhận định trên đã nói lên những đặc điểm của tự nhiên nước ta, em hãy
kết hợp với kiến thức của bản thân trinh bày những đặc điểm tự nhiên đó.
- Vị trí: Việt Nam là nước ven biển, giáp biển về phía Đông và Đông
Nam. Biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông. Biển Đông thống
Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương qua nhiều eo biển hẹp.
- Địa hình đa dạng với 2 dạng địa hình chính. Núi là bộ phận quan trọng
của cấu trúc địa hình chiếm 3.4 diện tích tự nhiên, chủ yếu là núi thấp,
trung bình. Đồng bằng chiếm 1/ 4 diện tích phân bố ở hạ lưu các cong
sông lớn và ven biển. Hai đồng bằng lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: nhiệt độ cao quanh năm trung bình 21-
27 độ C, tăng dần từ Bắc vào Nam, lượng mưa lớn 1500-2000 mm. Độ
ẩm không kí cao trên 80%.
- Sông ngòi phát triển, phan bố rộng khắp trên cả nước với 2360 con
sông. Sông có thủy chế theo mùa. Mùa ;ũ tập trung 70-90% lượng nước
cả năm. Hàm lượng phù sa lớn.
- Khoáng sản phong phú thăm dò 5000 điểm quặng và tụ khoáng của trên
145
60 loại khoáng sản khác nhau. Có đầy đủ các nhóm khoáng sản. Một số
loại có trữ lượng lớn như than đá trên 3 tỉ tấn (tập trung chủ yếu ở Quảng
Ninh), dầu mỏ, khí đốt tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía
Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm
tỉ m3 khí đồng hành.
- Sinh vật phong phú đa dạng về thành phần loài, về hệ sinh thái và gen
di truyền. Trong đó hệ sinh thái rùng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế.
Sinh vật có sự phân hóa theo quy luật đai cao từ chân núi lên đến đỉnh
núi ở vùng núi ( nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt, ôn đới núi cao).
Ngoài ra còn phân hóa theo chiều bắc –nam.
2. Trong đoạn thơ trích từ tác phẩm "Nước non ngàn dặm".
- Đây là hiện tượng phơn, xảy ra ở những vùng núi với hai sườn đón gió
và khuất gió.
– Hiện tượng phơn xảy ra khá phổ biến ở vùng núi nước ta, nhất là những
nơi có gió mùa hoạt động mạnh như: Bắc Trung Bộ, một số nơi ở Nam
Trung Bộ, Tây Bắc,…
- Thời gian: diễn ra vào đầu mùa hạ (tháng V đến tháng VII)
- Giải thích
+ Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Trường Sơn.
+ “đông nắng” do là sườn Đông khuất gió tây nam, ảnh hưởng của gió
tây khô nóng.
+ “tây mưa” do là sườn đón gió tây nam nóng ẩm gây mưa nhiều.
2 1. Trình bày đặc điểm dân số nước ta
2. Đặc điểm dân số ở Đồng bằng sông Hồng đã tạo thuận lợi hay khó
khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường của
vùng?
3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, em hãy nhận xét sự phân bố
dân cư của nước ta
3 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển
ngành thủy sản của nước ta.
2. Nam Định là 1 tỉnh giáp biển, theo em để thúc đẩy ngành thủy sản của
tỉnh nhà cần phải làm gì?
3. Vi sao cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 21 và kiến thức đã học, em hãy:
1. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
2. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có nền công nghiệp phát triển mạnh
nhất cả nước?

1, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự so sánh giữa số lượt khách du lịch nội
địa với khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn
2005- 2017.
146
2. Nhận xét và giải thích về tinh hình du lịch của nước ta giai đoạn 2009-
2017,

ĐỀ 70
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC HỌC: 2020 - 2021
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 25/03/2021

(Để thi này gồm 1 trang, có 5 câu)


Câu 1. (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày các đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc.
2. Nếu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta.
Câu 2. (4 điểm)
I. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố
dân cư của nước ta.
2. Cho bảng số liệu sau:
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
phân theo thành thị, nông thôn của tỉnh Đồng Nai, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019.
Đơn vị %
Năm 2010 2012 2014 2016 2019
Thành thị 21,6 24,5 28.4 28,6 35,3
Nông thôn 6,6 8,8 9.2 16,5 19,4
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2020)
Nhận xét và giải thích về tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua đào tạo phân theo thành thị, nông thôn của tỉnh Đồng Nai, giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2019.
Câu 3. (4 điểm)
1. Nêu những thuận lợi về tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu trong phát triển ngành nông
nghiệp của nước ta.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản
xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành qua hai năm 2000 và 2007.
147
Câu 4. (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
1.Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong phát triển nông nghiệp
của vùng Tây Nguyên.
2. Nhận xét về tình hình phân bố công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Điện tích gieo trồng lúa, năng suất lúa cả năm và sản lượng lúa cả năm của nước ta
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018.
Năm 2010 2012 2014 2016 2018
Diện tích 7489,4 7761,2 7816,2 7737,1 7570,9
gieo trồng lúa
(nghìn ha)
Năng suất lúa 53.4 56,4 57,5 55,8 58,2
cả năm
(tạ/ha)
Sản lượng 40005.6 43737,8 44974,6 43165,1 44046,0
lúa cả năm
(nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giảm Thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2020)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích gieo trồng lúa, năng
suất lúa cả năm và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018.
2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng lúa, năng suất lúa cả năm
và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018.
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành
từ năm 2009 đến năm 2021 để làm bài

ĐỀ 71

PHÒNG GD&ĐI TÂN THÀNH ĐỂ CHÍNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP
THỨC HUYỆN
NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Địa lí
Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)


a. Em hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở Bắc bán cầu tính theo dương lịch?
b/ Tục ngũ Việt Nam có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối" Bằng kiến thức địa lí, em hãy giải thích câu tục ngữ trên?
Câu 2: (1,0 điểm)

148
Nêu đặc điểm chính của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á. Vì sao
chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học.
a Chứng minh nước ta có dân số đông? Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên dẫn số đã giảm
nhưng số dân vẫn còn tăng nhanh? Cho biết tại sao dân số đông cũng là thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội?
b/ Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.
Câu 4: (4,0 điểm)
a/ Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề để phát triển nông
nghiệp nước ta.
b. Cho bảng số liệu:
Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2013
Năm 2005 2007 2010 2013
Sản lượng 3467 4 200 5142 6 020
(nghìn tấn)
Giá trị sản xuất 63 678 89 694 153 170 261 326
(tỉ đồng)
Trên cùng một hệ trục tọa độ, hãy vẽ biểu đỗ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản
xuất thủy sản nước ta qua bảng số liệu trên.
Qua biểu đồ, hãy nhận xét về sự thay đổi sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản ở nước ta giai
đoạn 2005 - 2013.

ĐỀ 72
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG
GIANG TỈNH THCS NĂM HỌC 2020-2021
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian
giao đề) Ngày thi: 19/3/2021
(Đề thi có 01 trang, gồm 06 câu)
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Giải thích tại sao tốc độ chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời
không đều nhau.
b) Căn cứ vào kiến thức đã học, cho biết trên bề mặt Trái Đất có các đới gió chính nào? Giải
thích sự hình thành các đới gió chính trên Trái Đất.
Câu 2 (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao khí hậu nước ta mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa,
149
Câu 3 (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa miền thủy văn Bắc Bộ và miền thủy văn Nam Bộ.
b) Giải thích tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
Câu 4 (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta hiện nay.
b) Giải thích vì sao công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
Câu 5 (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong
việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
b) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu
Long. Tại sao ở vùng này, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc sử dụng hợp
lý dat dai?
Câu 6 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2010 – 2018
(Đơn vị: nghìn tấn)
Näm Tổng số Trong đó
Lúa đông xuân Lúa hè thu và Lúa mùa
thu đông
2010 40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102.7
2012 43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9
2014 44.974,6 20.850,5 14.479,2 9.644.9
2016 43.165,1 19.646,6 15.232,1 8.286,4
2018 44,046,0 20.604,6 15.176,4 8.265,0
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh quy mô sản lượng lúa cả năm và cơ cấu của nó giữa
năm 2010 với năm 2018.
b) Nhận xét tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2018,

ĐỀ 73
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐƯỢC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. PHỐ
THÀNH PHỐ THANH HOA Nam hye: 2020-2021
Môn thi th
150
Ngày thì tre 10:220
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời
gian phát đều Để thì có 02 trong gồm để cấu
Câu 1 (3 điểm)
1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời như thế như? Trình bày hiện tượng ngày đêm dài
ngắn khác nhau theo vĩ độ trên Trái Đất.
2. Thế nào là giờ khu vực Khu vực giờ số 0 có đặc điểm gì?
Câu II (5 điểm)
1. Trình bày tính nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Vì sao nhiệt độ nướng tả có sự thay đổi
theo chiều Bắc - Nam
2. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến đặc điểm sông ngòi nước ta. Tại sao thời gian mùa
lũ trên các hệ thống sông lớn của nước ta lại không giống nhuc
3. Nếu giá trị và biện pháp khắc phục hạn chế của sông ngòi Thanh Hóa.
Câu III (6 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta có dân số đông và tăng nhanh. Tại sao nói viện làm đang là vấn
đề kinh tế xã hội lớn cần giải quyết? Nêu biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở Thanh Hóa
2. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp" Tại sao lúa nước lại được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long?
Câu IV (6,0 điểm)
I. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Chứng minh rằng cơ cấu GDP phân
theo khu vực kinh tế của nước ta thay đổi tích cực trong giai đoạn 2000-2007.
2. Cho bảng số liệu:
Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phần theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn
2010 – 2018
(Đơn vị. Nghìn người
Năm 2010 2018
Thành thị 14106.6 19071.8
Nông thôn 36286.3 37282.4
(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2019, NXB THÁNG 12 2019,
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi. trở lên phân theo
thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2010 – 2018,
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.
Hét...
ĐỀ 74
UBND HUYỆN TÂN PHỦ PHÒNG GIÁO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN
ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Địa lí - Lớp 9
151
Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi:
30/01/2021
(Đề gồm 01 trang và 06 câu)
Câu 1: (2 điểm)
Với những kiến thức về địa lí tự nhiên Việt Nam, em hãy:
a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long.
b. Chứng minh vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
Câu 2: (2 điểm)
Giải thích tại sao trong những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gất ở đồng
bằng Sông Cửu Long vào mùa khô ?
Câu 3: (4 điểm) "Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta đang có sự chuyển dịch từ
đất trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả". Hãy trình bày các
nguyên nhân của sự chuyển dịch trên.
Câu 4: (4,5 điểm)
Bằng những kiến thức đã học, em hãy:
a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu
vực và thế giới.
b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước
ta.
Câu 5: (2,5 điểm)
Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở
nước ta. Để phát triển kinh tế lâu dài, nhất là ngành công nghiệp, nước ta cần có những biện
pháp nào để bảo vệ nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt ?
Câu 6: (5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Hãy phân tích thể mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và
Trung du Bắc Bộ ?
b. Hãy phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở
miền núi và Trung du Bắc Bộ ?
c. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ.
Hét-

ĐỀ 75

PHONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN KỸ THỨC HƠN HỌC SINH GIỎI THES
BÌNH THỦY CẤP QUẬN NĂM HỌC 2020-2021

152
ĐỂ CHÍNH THỨC Khoa ngày 17 tháng 3 năm 2013
MON: DIA LI
Thời gian làm bài (50 phút Những kể thời
gian phát để
Câu 1. (4,0 điểm)
1. Trình bày Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm. Sự thay đổi mùa có tác động như thế
nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người
2. Hoàn thành bằng sau,
Dia diem A B C
Gio 9 gà 20 phút 12 00 phút 14 gia 13 phút
Kinh độ 105 D
Câu 2. (4,0 điểm)
Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 8 và kiến thức đã học, hãy:
1. Xác định các khu vực có lượng mưa trung bình năm ít nhất nước ta. Vì sao các khu vực
này có lượng mua ít
2. Tỉnh chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên của
nước ta?.
Câu 3. (3,0 điểm)
Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy.
I. Trình bay tinh hình phát triển và phân bố của sản xuất công nghiên nước ta.
2, Quốc lộ 1 đi qua các vùng kinh tế nào? Tại sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng
nhất nước ta
Câu 4. (4,0 điểm)
1. Chứng minh Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng phong phú về tài nguyên du lịch
2. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất cây
cà phê của vùng?
Câu 5. (5,0 điểm) Cho bang số liệu sau:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA NĂM
2010 VÀ NĂM 2018
(Đơn vị nghìn người).
Nam 2010 2018
Từ 15 đến 24 tuổi 9245.4 7049.3
Tu 25 den 49 tuoi 30939.2 33339.3
Từ 50 tuổi trở lên 10208.3 1496,6
(Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi

153
ở nước ta năm 2010 và 2018.
2. Nhận xét về sự thay đổi quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi
ở nước ta năm 2010 và 2018.
HET...

154

You might also like