You are on page 1of 7

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA NĂM 2019 - 2020

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÝ


Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất: 20/08/2019 (Đề gồm 07 câu, 01 trang)

Câu I. ( 3,0 điểm)


1. Lực Côriôlit là gì? Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển trên Trái Đất.
2. Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan vừa theo quy luật địa đới vừa
theo quy luật phi địa đới?
Câu II. ( 2,0 điểm)
1.Trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? Tại sao
quần cư nông thôn có chức năng, cấu trúc ngày càng giống hơn với quần cư thành thị?
2. Trình bày ý nghĩa của cơ cấu kinh tế theo ngành. Giải thích tại sao chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo ngành là xu thế tất yếu của các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay?
Câu III. (3,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm của nhóm đất feralit
ở nước ta.
2. Tại sao đất feralit được coi là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở Việt Nam?
Câu IV. (3,0 điểm)
1. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của các hướng địa hình chính đến sự
phân hóa khí hậu nước ta.
2. Độ cao đồi núi đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa tài nguyên đất ở nước ta?
Câu V. (3,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư
ở Đồng bằng sông Hồng.
2. Tại sao cơ cấu dân số theo tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta?
Câu VI. (3,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh ngành thủy sản của nước ta
có vai trò quan trọng và phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ.
2. Tại sao giao thông vận tải đường hàng không của nước ta ngày càng phát triển mạnh?
Câu VII. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Chị kéo bảng số liệu ra cho cân đối tí nhé
SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA
Năm 2010 2012 2015 2016
Than (Triệu tấn) 44,8 42,1 41,7 38,7
Dầu mỏ (Triệu tấn) 15,0 16,7 18,8 17,2
Điện (Tỉ KWh) 91,7 115,2 157,9 191,6
(Nguồn: Niên giám thống kê 2017, NXB Thống kê, 2018)
1. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ, điện của nước ta giai
đoạn 2010 - 2016.
2. Tại sao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng nước ta, khai thác
dầu khí có tỉ trọng ngày càng lớn?
……………….Hết………………
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VNG HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
NĂM 2019 - 2020 MÔN: ĐỊA LÝ Ngày thi thứ nhất: 20/08/2019

Câu Ý Nội dung Điểm


I(3,0) 1 Lực Côriôlit là gì? Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí
1,75
quyển trên Trái Đất.
*Khái niệm
- Lực Côriôlit là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt 0,25
Trái Đất. Các vật thể chuyển động theo vĩ tuyến và theo phương thẳng đứng
đều chịu tác động của lực Côriôlit.
- Lực làm lệch hướng của các vật thể chuyển động ở bán cầu Bắc sang bên 0,25
phải, bán cầu Nam sang bên trái.
2. Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển
- Lực Coriolit làm lệch hướng gió thổi từ khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích
đạo và áp thấp ôn đới: 0,75
+ Gió tín phong: gió thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp xích đạo theo kinh tuyến
dưới tác động của lực Côriôlit làm lệch hướng. Bán cầu Bắc lệch hướng thành
đông bắc. Bán cầu Nam lệch hướng thành đông nam.
+ Gió tây ôn đới: gió thổi từ áp cao cận nhiệt về phía cực lên tới các vĩ độ 45 0 -
500 bị lực Côriôlit làm lệch theo hướng tây, tạo thành đai gió Tây. Bán cầu Bắc
hướng Tây Nam, bán cầu Nam hướng Tây Bắc.
+ Gió Đông cực: gió từ khu áp cao cực về phía xích đạo chịu tác động của lực
Côriôlit làm lệch hướng, tới các vĩ độ dưới 650 đã có phương song song với vĩ
tuyến và hướng từ đông sang tây, được gọi là gió Đông. Bán cầu Bắc hướng
Đông bắc, bán cầu Nam hướng Đông nam
- Hình thành đai áp cao cận nhiệt: không khí bị mặt đất đốt nóng ở Xích đạo
nở ra và bay cao lên, đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các
dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống được mà phải đi về phía hai 0,25
cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Côriôlit. Tới các vĩ độ 30 0 -
350, độ lệch đã lên tới 900 so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song
song với vĩ tuyến.
- Hình thành vùng áp thấp ôn đới: vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai
gió Tây là vòng đai lặng gió, tại đây, gió thổi đến từ hai phía bắc và nam ngược
nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới. 0,25
Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan vừa theo
2 1,25
quy luật địa đới vừa theo quy luật phi địa đới?
- Do các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí vừa chịu tác động của 0,25
nguồn năng lượng bức xạ MT, vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bên
trong TĐ.

1
- Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ MT đã gây ra tính địa đới của nhiều 0,25
thành phần và cảnh quan địa lí trên TĐ (d/c).
- Nguồn năng lượng bên trong của TĐ đã tạo nên sự phân chia bề mặt TĐ 0,25
thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao.
+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân 0,25
hóa từ đông sang tây, càng vào trung tâm, tính chất lục địa càng tăng. Ảnh
hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu khác nhau
giữa các hướng sườn đông và tây.
+ Địa hình núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao, càng lên 0,25
cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và lượng mưa cũng thay đổi.
II 1 Trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và 0,75
(2,0) môi trường
- Tích cực
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 0,5
+ Thay đổi phân bố dân cư và lao động; thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân
ở các đô thị
- Tiêu cực: Nếu đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù
hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa, thì:
+ Nông thôn mất đi nguồn nhân lực.Thành thị đối mặt với hàng loạt các vấn đề 0,25
cần giải quyết: việc làm, điều kiện sinh hoạt, môi trường, tệ nạn xã hội…

Tại sao nông thôn có chức năng, cấu trúc ngày càng giống hơn với thành thị? 0,25
- Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa: ở các điểm quần cư nông thôn,
ngoài hoạt động chủ yếu là nông nghiệp các chức năng khác như công nghiệp, 0,25
thủ công nghiệp, du lịch ngày càng tăng.
- Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống đô thị về kiến trúc, quy hoạch gần
giống với kiến trúc, quy hoạch thành thị.

2 Trình bày ý nghĩa của cơ cấu kinh tế theo ngành. Hãy giải thích tại sao 1,0
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là xu thế tất yếu của các nước đang
phát triển trong giai đoạn hiện nay.
* Ý nghĩa của cơ cấu kinh tế theo ngành
- Cơ cấu kinh tế theo ngành là tổng hợp các ngành của nền kinh tế được sắp 0,25
xếp theo một tương quan tỉ lệ nhất định, thể hiện tỉ trọng các ngành tạo nên nền
kinh tế
- Ý nghĩa: là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân 0,25
công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
* Các nước đang phát triển chuyển dịch cơ cấu theo ngành vì
- Đặc điểm cơ cấu của các nước đang phát triển: nông nghiệp chiếm tỉ trọng
cao, cơ cấu chuyển dịch chậm, năng suất lao động thấp 0,25
- Tác động của xu thế hội nhập và khoa học công nghệ hiện đại. Chuyển dịch
theo hướng tích cực mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường, khai 0,25
thác tốt hơn nguồn lực khác.

2
III 1 Trình bày đặc điểm của nhóm đất feralit ở nước ta. 2,0
(3,0) * Đặc điểm
- Chiếm diện tích lớn nhất (4/5 lãnh thổ nước ta). Phân bố tập trung ở trung du 0,25
và miền núi
- Đặc tính: thường có màu đỏ vàng, chua và nghèo mùn 0,25
- Cơ cấu đất feralit: rất đa dạng, bao gồm các loại đất chính sau:
+ Đất feralit trên đá badan (trên 2 triệu ha)
 Phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Quảng Bình, 0,5
Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng...
 Đặc điểm: đất có màu đỏ thẫm, tầng đất dày, tầng mặt giàu mùn, có độ
xốp cao
+ Đất feralit trên đá vôi
 Có diện tích ít. Phân bố chủ yếu ở vùng núi đá vôi, cao nguyên đá vôi 0,5
(thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - Thanh Hoá, Sơn
La, Lạng Sơn, Lào Cai)
 Đặc điểm: đất giàu mùn, đạm, tơi xốp
+ Đất feralit trên các loại đá khác:
 Diện tích lớn nhất. Phân bố rộng khắp ở miền núi và các đồi núi sót ở miền 0,25
đồng bằng (trừ ĐB sông CL)
 Đặc điểm: Đất feralit phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma
bazơ và trung tính như anđêzit, điôrit có màu nâu vàng (trong đk khí hậu
ẩm) hoặc màu hơi xám đen (trong đk khí hậu lạnh, ẩm, thảm thực vật
còn tốt), tầng đất dày, tầng mặt giàu mùn, có độ xốp cao, độ ẩm khá lớn.
- Giá trị sử dụng:
+ Thuận lợi: Đất feralit thích hợp cho trồng rừng, phát triển các vùng
chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi. 0,25
+ Khó khăn: dễ bị xói mòn, rửa trôi do đó cần có các biện pháp chống
xói mòn, bảo vệ đất.
2. Đất feralit được coi là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở 1,0
Việt Nam vì:
- Đây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 0,5
Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, thoát nước, quá trình phong hoá diễn ra rất mạnh
mẽ, trong đó phong hoá hoá học là chủ yếu, tạo nên lớp vỏ phong dày từ vài
met đến vài chục mét. Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazơ dễ hoà tan làm cho
đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt, oxit nhôm, làm cho đất có màu đỏ
vàng.
- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp, trên đá mẹ axit. Vì thế đất 0,5
ferlit là loại đất chính ở vùng đồi núi nc ta, là sp chủ yếu của quá trình hình
thành đất ở nước ta.
IV 1 Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy phân tích ảnh hưởng của các hướng địa 2,0
(3,0) hình chính đến sự phân hóa khí hậu nước ta.
1. Các hướng địa hình chính của nước ta
- Hướng Tây Bắc- Đông Nam: các dãy núi từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch 0,5
Mã.
- Hướng vòng cung: các núi ở Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ
- Ngoài ra còn có hướng : Đông – Tây.
2. Ảnh hưởng của các hướng địa hình đến sự phân hóa khí hậu nước ta
* Hướng Tây Bắc- Đông Nam
- Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, Đông - Tây tạo ra sự phân 0,5

3
hóa mạnh mẽ đối với khí hậu nước ta. Chúng là các bức chắn địa hình, các ranh
giới tự nhiên phân chia các miền khí hậu, vùng khí hậu và làm cho khí hậu nước
ta phân hóa theo chiều Đông –Tây.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn: Ngăn chặn sự tác động trực tiếp của khối khí NPc vào
vùng Tây Bắc làm cho khí hậu Tây Bắc khác biệt với Đông Bắc: bớt lạnh và khô
hơn.
+ Dãy Trường Sơn: tạo nên sự trái ngược giữa hai mùa mưa khô ở hai sườn
Đông và Tây Trường Sơn.
* Hướng Tây - Đông
- Dãy Bạch Mã (hướng Đông - Tây): Có ý nghĩa quyết định đến sự phân hóa khí 0,25
hậu nước ta theo chiều Bắc – Nam:
+ Về mùa đông, khi khối khí NPc di chuyển về phía xích đạo qua lãnh thổ phía
Bắc nước ta, đã bị suy yếu và biến tính.
+ Khi gặp dãy Bạch Mã, khối khí này không còn đủ lớn để vượt qua dãy núi có
độ cao trung bình khoảng 1000m. Bạch Mã trở thành ranh giới phân chia hai
miền khí hậu phía Bắc và phía Nam.
 Miền khí hậu phía Bắc: KH nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nhiệt độ
trung bình năm trên 200C, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có một mùa 0,25
đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ dưới 180C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm
lớn.
 Miền khí hậu phía Nam: KH cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt
độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0C. Biên 0,25
độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
* Hướng vòng cung
- Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung ở Đông Bắc đã tạo điều kiện cho gió 0,25
mùa Đông Bắc lạnh tràn sâu xuống phía nam.
2 Độ cao đồi núi đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa tài nguyên đất ở 1,0
nước ta?
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 1000m chiểm 85%, trên 0,25
2000m chỉ 1%. Do vậy sự phân hoá đất có sự khác nhau
- Ở vùng núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếmmột diện tích 0,25
lớn (trên 60% diện tích đất tự nhiên)
- Từ độ cao 500-600m đến 1600-1700 ,nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá 0,25
trình feralit yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi
( đất mùn feralit)
- Từ 1600-1700 quanh năm có mây mù lạnh ẩm, quá trình fera lít chấm dứt 0,25
hoàn toàn , có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn trên núi cao)
V 1 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải 2,5
(3,0) thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng.
- Mật độ dân số cao nhất nước ta 0,25
+ Trung bình trên 1000 người/km2 , các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn 0,25
chứng)
+ Do vùng có nhiều thuận lợi về mặt tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn 0,5
nước,…), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển
từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác …
- Phân bố dân cư không đều 0,25
+ Trong toàn vùng
 Dân cư tập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1001-2000 0,25
người/km2 (dẫn chứng), mật độ dân số thấp hơn (501-1000 người/ km 2 ở
vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).
 Do khác nhau về điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hóa. 0,25

4
+ Giữa đô thị và nông thôn
 Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thành thị thấp hơn tỉ 0,25
lệ chung của cả nước.
Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm
bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh 0,5
của nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.
2 Tại sao cơ cấu dân số theo tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển 0,5
kinh tế - xã hội của nước ta?
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả 0,25
năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi cho biết nước ta có dân số trẻ hay dân số già 0,25
VI 1 Chứng minh rằng ngành thủy sản của nước ta có vai trò quan trọng và 2,25
(3,0) phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ.
Vai trò quan trọng
- Tỉ trọng thuỷ sản tăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ 0,25
sản (từ 16,3% (năm 2000) lên 26,4% năm 2007).
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản; chiếm 7,7% kim 0,25
ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2007.
Phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ
* Phân hóa theo vùng
- Các vùng có ngành thủy sản phát triển:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển nhất: sản lượng cao nhất, cơ 0,25
cấu nghiêng về nuôi trồng, giá trị sản xuất trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản
của các tỉnh là lớn nhất (hầu hết 30 - 50%, một số tỉnh >50%).
+ Vùng đứng thứ 2 là duyên hải Nam Trung Bộ: sản lượng cao, cơ cấu nghiêng 0,25
về đánh bắt, giá trị sản xuất thủy sản trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản phổ
biến 30 - 50%.
+ Các vùng khác thấp hơn: Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng (sản lượng 0,25
thấp hơn 2 vùng trên và cơ cấu nghiêng về nuôi trồng…).
- Các vùng còn lại (Tây Nguyên, Tây Bắc) kém phát triển nhất do không có 0,25
điều kiện thuận lợi (giá trị sản xuất thủy sản trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản
phổ biến <5%).
* Phân hóa theo tỉnh: thể hiện sự phân hóa về lãnh thổ theo ngành đánh bắt và
nuôi trồng.
+ Đánh bắt: phát triển hầu hết ở các tỉnh ven biển, trong đó các tỉnh các sản 0,25
lượng đánh bắt lớn chủ yếu thuộc đồng bằng sông Cửu Long (kể tên), các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ (kể tên), Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Đông Nam Bộ…
Các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra, sản lượng đánh bắt nhỏ.
+ Nuôi trồng: phát triển nhất các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - các tỉnh 0,25
trong nội địa (dẫn chứng). Các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ sản
lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn rất nhiều.
+ Sự phân hóa còn thể hiện ở giá trị sản xuất trong tổng giá trị sản xuất của khu 0,25
vực I năm 2007: lớn nhất là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu…
(dẫn chứng số liệu). Các tỉnh còn lại, tùy mức độ phân hóa.
2 Tại sao giao thông vận tải đường hàng không của nước ta ngày càng phát 0,75
triển mạnh?
- Ưu điểm của giao thông vận tải đường hàng không: Vận tốc lớn, rút ngắn 0,25
đáng kể thời gian di chuyển.
- Nhu cầu đi lại và vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng lớn, phục vụ 0,25
quá trình CNH, quá trình hội nhập…
- Nguyên nhân khác: cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện và hiện đại 0,25

5
hoá ; chính sách của Nhà nước…
VII 1 Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ, điện của 2,5
(3,0) nước ta giai đoạn 2010 - 2016.
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ, ĐIỆN CỦA NƯỚC
TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 (Đơn vị: %)
Năm 2010 2012 2015 2016
1,0
Than 100 94.0 93.1 86.4
Dầu mỏ 100 111.3 125.3 114.7
Điện 100 125.6 172.2 208.9
* Nhận xét:
0,25
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu, điện khác nhau (dẫn chứng)
- Sản lượng điện liên tục tăng (dẫn chứng) 0,25
- Sản lượng dầu mỏ có xu hướng tăng nhưng không ổn định (dẫn chứng) 0,25
- Sản lượng than liên tục giảm (dẫn chứng). 0,25
* Giải thích:
- Sản lượng điện tăng nhanh nhất do nhu cầu dùng điện tăng nhanh; nhiều nhà máy 0,25
điện xây dựng đi vào hoạt động...
- Sản lượng than giảm; sản lượng dầu không ổn định do tài nguyên ngày càng cạn 0,25
kiệt, thị trường có nhiều biến động...
2 Tại sao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng nước ta, 0,5
khai thác dầu khí có tỉ trọng ngày càng lớn
Khai thác dầu khí có tỉ trọng ngày càng cao do:
- Sản lượng dầu khí ngày càng tăng 0,25
- Dầu thô khai thác chủ yếu để xuất khẩu, trong khi giá dầu mỏ thế giới tăng. 0,25
Tổng điểm toàn bài 20,0
Ghi chú: Nếu thí sinh làm không theo đáp án, nhưng đúng thì vẫn cho điểm theo từng câu và điểm tối đa
toàn bài không quá 20 điểm.

You might also like