You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIATHPT

LƯƠNG VĂN TỤY NĂM 2020


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24/7/2018
(Hướng dẫn chấm có 3 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Ban Tổ chức.
2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính. Trong
quá trình chấm, cần chú ý đến lí giải, lập luận của thí sinh; nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách
trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.
3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
Câu Ý Nội dung Điểm

1 a Giải thích hiện tượng địa lý trong câu ca dao trên. Hiện tượng trên đúng ở nơi nào và 2,00
(3,0 không đúng ở nơi nào? Vì sao?
điểm) * Giải thích hiện tượng địa lý:

- Câu ca dao trên của Việt Nam nói về hiện tượng địa lý là: ngày đêm dài ngắn 0,50
theo mùa (diễn giải).
- Câu ca dao trên chỉ đúng với những nơi thuộc Bắc Bán Cầu (trong đó có nước
ta) và sai ở: Xích Đạo (ngày dài bằng đêm và bằng 12h) và Nam Bán Cầu (các 0,25
hiện tượng địa lý ngược lại).
* Nguyên nhân:
+ Do khi trái đất chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng và
không đổi phương, đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất và 0,25
thường xuyên thay đổi
Cụ thể
+ Tháng 5 (tức tháng 6, 7 dương lịch) là mùa hạ ở BBC nên BBC chúc về phía 0,25
mặt trời, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối nên ngày dài
hơn đêm
+ Tháng 10 (tức tháng 11, 12 dương lịch) là mùa đông ở BBC nên BBC chếch xa
mặt trời, diện tích chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất trong bóng tối nên ngày 0,25
ngắn hơn đêm
- Những nơi hiện tượng trên không đúng là ở Xích Đạo và NBC vì:
+ Tại xích đạo ngày dài bằng đêm do trong khi chuyển động quanh mặt trời trục
Trái Đất nghiêng và không đổi phương, đường phân chia sáng tối chia xích đạo 0,25
thành 2 phần bằng nhau, diện tích được chiếu sáng bằng diện tích khuất trong
bóng tối.
+ Tại NBC các hiện tượng địa lý trên ngược lại ... 0,25
b Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và thạch quyển, lớp vỏ lục điạ và lớp vỏ đại dương, lớp vỏ 1,00
Trái Đất và lớp vỏ Địa Lý
- Lớp vỏ trái đất và thạch quyển
+ Lớp vỏ Trái Đất: phần ngoài cùng của Trái Đất cấu tạo chủ yếu bới vật chất
cứng rắn độ dày dao động từ 5 km (đại dương) đến 70 km (lục địa) 0,25
+ Thạch quyển: bao gồm lớp Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của bao Manti (độ
sâu xấp xỉ 100 km) cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng ngoài
cùng Trái Đất
- Lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương:
+ Lớp vỏ lục địa:
 Phân bố ở các lục địa và 1 phần dưới mực nước biển
 Thành phần cấu tạo: 3 tầng đá (d/c) 0,25
 Độ dày tb từ 35-40 km ( đến 70 km ở vùng núi) có tính chất cứng hơn
+ Lớp vỏ đại dương
 Phân bố ở các đại dương, dưới tầng nước biển
 Thành phần cấu tạo: bao gồm 2 thành phần (d/c) 0,25
 Độ dày trung bình: 5-10 km
- Lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ Địa lý:
+ Vỏ Trái Đất:
 Là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá
khác nhau (d/c...)
 Độ đày dao động từ 5 km (đại dương) đến 70 km (lục địa)
+ Vỏ địa lý 0,25
 Là lớp vỏ của Trái Đất trong đó có các lớp vỏ bộ phận (5 quyển) xâm
nhập và tác động lẫn nhau
 Chiều dày: từ 30-35 km (giới hạn dưới của lớp ozon đến hết đáy vực thẳm
đại dương; ở lục địa đến hết lớp vỏ phong hóa)
2 a Tại sao vào mùa hạ ở Bắc Bán Cầu, tổng lượng bức xạ ở Cực lớn hơn Xích Đạo 1,50
(4,0 nhưng nhiệt độ không khí thấp hơn nhiều ở Xích Đạo?
điểm) - Lượng bức xạ phụ thuộc vào góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Vào mùa 0,75
hạ cực Bắc có thời gian chiếu sáng dài hơn ở Xích đạo.
- Nhiệt độ trên Trái Đất chịu tác động của nhiều nhân tố không chỉ có bức xạ Mặt
trời mà còn phụ thuộc vào bề mặt đệm: ở Xích đạo bề mặt đệm chủ yếu là đại 0,75
dương và rừng rậm, khả năng hấp thụ bức xạ lớn nên nhiệt độ cao. Ở cực bề mặt
đệm chủ yếu là băng tuyết, hấp thụ bức xạ kém nên nhiệt độ thấp hơn.
b Giải thích tại sao địa hình bề mặt Trái Đất đa dạng? 2,50
* Địa hình bề mặt Trái Đất đa dạng (dẫn chứng ... ) 0,50
* Địa hình bề mặt Trái Đất đa dạng vì:
- Địa hình bề mặt Trái Đất được hình thành do tác động của nội lực và ngoại lực 1,00
(diễn giải).
- Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khi tác động đến địa
hình bề mặt Trái Đất:
+ Mâu thuẫn với nhau: Nội lực làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm ghồ ghề. 0,25
Còn ngoại lực có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó do nội lực tạo ra
+ Thống nhất với nhau: xảy ra đồng thời, đi liền với nhau và cùng tác động lên 0,25
địa hình bề mặt trái đất
- Mỗi nhân tố có vai trò riêng trong việc hình thành các dạng địa hình khác nhau
trên bề mặt trái đất: nội lực giữ vai trò lớn trong việc hình thành đại địa hình còn 0,50
ngoại lực là các địa hình nhỏ.
3 a Phân tích tác động của chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời đến hiện 2,00
(3,0 tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
điểm) - Khái quát về chuyển động biểu kiến: khái niệm, diễn biến. 0,75
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa: mùa xuân và mùa hạ, ngày dài hơn 0,25
đêm; mùa thi và mùa đông, ngày ngắn hơn đêm
- Tác động:
+ Mặt trời di chuyển ở bán cầu nào thì bán cầu đó nhận được lượng nhiệt và ánh
sáng lớn, đó là mùa nóng của bán cầu đó, lúc đó ngày sẽ dài hơn đêm. Ngược lại 0,50
bán cầu kia sẽ là mùa lạnh, lượng nhiêt, ánh sáng nhận được ít hơn, đêm dài hơn
ngày
+ Cụ thể
. Từ 21/3 đến 23/9 măt trời chuyển động biểu kiến ở BBC, BBC nhận được lượng
nhiệt và ánh sáng lớn nên là mùa nóng ( mùa xuân và mùa hạ ), có ngày dài hơn 0,25
đêm. Ngược lại NBC là mùa lạnh ( mùa thu và mùa đông ), ngày ngắn hơn đêm
. Từ 23/9 đến 21/3: mặt trời chuyển động biểu kiến ở NBC, NBC nhận được
lượng nhiệt và ánh sáng lớn nên NBC là mùa nóng ( xuân, hạ ) ngày dài hơn đêm. 0,25
b Ngược lại BBC là mùa lạnh ( thu, đông ) đêm dài hơn ngày
Các quá trình hình thành địa hình có chịu tác động của quy luật địa đới hay không? 1,00
Vì sao?
- Địa hình là kết quả tác động giứa nội lực và ngoại lực mà các quá trình nội lực
không phu thuộc vào tính địa đới; các quá trình ngoại lực thì chịu tác động của 0,50
qui luật địa đới
- Giải thích:
+ Các quá trình nội lực không phụ thuộc vào tính địa đới do nguồn năng lượng 0,25
sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất
+ Các quá trình ngoại lực thì chịu tác động của quy luật địa đới do nguồn năng
lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Trong khi 0,25
nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời phân bố theo đới là nguyên nhân của qui luật
địa đới
Tổng số điểm toàn bài là 10 điểm

----------HẾT----------

You might also like