You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TUYÊN QUANG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: Địa lí
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Giải thích hiện tượng chênh lệch độ dài ngày, đêm vào ngày 22/6 ở Xích đạo,
chí tuyến Nam và vòng cực Nam. Tại sao ở Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất nhưng
nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến?
b) Phân tích tác động của khí hậu tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Chứng
minh quá trình bóc mòn thể hiện quy luật địa đới.
Câu 2 (2,0 điểm)
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới. Trong các
nhân tố đó, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Phân tích tác động của chế độ mưa nước ta đến chế độ nước sông. Tại sao Phan
Rang tuy giáp biển nhưng lượng mưa trung bình năm rất thấp?
b) Phân tích ảnh hưởng của frông cực và khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương đến
khí hậu nước ta.
Câu 4 (3,0 điểm)
a) Trình bày và giải thích sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc?
Tại sao gió phơn Tây Nam ở nước ta chỉ hoạt động mạnh vào đầu mùa hạ?
b) Giải thích tại sao sinh vật cận nhiệt đới ở phần lãnh thổ phía Bắc phong phú, đa
dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam.
Câu 5 (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích về sự
phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Phân tích ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước
ta. Giải thích tại sao đô thị ở Tây Nguyên phần lớn có chức năng hành chính, chức năng
công nghiệp còn hạn chế.
Câu 6 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học
a) Chứng minh ngành thủy sản của nước ta có vai trò quan trọng và phân hóa rõ
rệt theo lãnh thổ.
b) Nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng của nước ta.
Câu 7 (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích sự phát triển ngành trồng trọt của
nước ta trong giai đoạn 2000 - 2016.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-
2016
Diện tích các loại cây trồng (nghìn ha) Giá trị sản Giá trị sản
Tổng số Cây lương Cây công Cây công Cây ăn xuất ngành xuất nông
Năm
thực có nghiệp nghiệp quả trồng trọt nghiệp
hạt hằng năm lâu năm (tỉ đồng) (tỉ đồng)
2000 11193,5 8399,1 778,1 1451,3 565,0 101043,7 129087,9
2005 11645,9 8383,4 861,5 1633,6 767,4 134754,5 183213,6
2016 15112,1 8890,6 633,2 2345,7 869,1 595102,6 789287,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017)
-----------HẾT-----------
Họ và tên thí sinh…………………………………….Số báo danh………………………..
 Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam); không
được sử dụng các tài liệu khác.
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TUYÊN QUANG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2021 - 2022
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: Địa lí
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1) Giám khảo chấm đúng như đáp án - thang điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2) Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác so với đáp án nhưng đúng
thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.
3) Giám khảo không quy tròn điểm thành phần của từng câu, điểm của bài thi.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
Câu Ý Nội dung Điểm
1 a Giải thích hiện tượng chênh lệch độ dài ngày, đêm vào ngày 22/6 ở 2,0
(3,0 Xích đạo, chí tuyến Nam và vòng cực Nam. Tại sao ở Xích đạo có góc
điểm) nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở chí
tuyến?
* Giải thích hiện tượng chênh lệch độ dài ngày đêm vào ngày 22/6 ở 1,0
Xích đạo, chí tuyến Nam và vòng cực Nam
- Ở Xích đạo ngày đêm dài bằng nhau do trục Trái Đất giao với đường 0,25
phân chia sáng tối tại Xích đạo.
- Ở chí tuyến Nam ngày ngắn nhất trong năm do nằm chếch xa nhất so 0,5
với phía Mặt trời, diện tích được chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất
trong bóng tối.
- Ở vòng cực Nam 24 giờ là đêm do nằm hoàn toàn sau đường phân chia 0,25
sáng tối.
* Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm 0,5
thấp hơn chí tuyến:
- Vùng Xích đạo có diện tích đại dương lớn, thảm thực vật phong phú, 0,25
nhiều hơi nước, mưa nhiều, độ ẩm cao.
- Vùng chí tuyến nhiệt độ cao vì đây là vùng ít mưa, độ ẩm thấp, có diện 0,25
tích lục địa lớn, thảm thực vật nghèo nàn.
b Phân tích tác động của khí hậu tới sự phát triển và phân bố sinh vật. 1,5
Chứng minh quá trình bóc mòn thể hiện quy luật địa đới.
* Tác động của khí hậu tới sự phát triển và phân bố sinh vật 0,75
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật. 0,25
Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ, độ cao dẫn đến sự thay đổi thực vật theo
vĩ độ, độ cao
- Nước, độ ẩm: Quyết định sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp tới sự 0,25
phát triển và phân bố sinh vật
- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh, từ đó ảnh 0,25
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và phân bố của thực vật
* Chứng minh quá trình bóc mòn thể hiện quy luật địa đới. 0,75
- Vùng Xích đạo, nhiệt đới nóng, ẩm… vai trò của nước rất quan trọng. 0,25
Quá trình xâm thực do nước tạo ra các dạng địa hình như rãnh nông, khe
rãnh xói mòn, các thung lũng sông, suối…
- Vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: ở các hoang mạc vai trò của gió rất quan 0,25
trọng, tạo các địa hình thổi mòn, khoét mòn như hố trũng thổi mòn, bề
mặt rỗ tổ ong, nhiều ngọn đá sót hình nấm…
- Vùng cực: địa hình do băng hà tạo thành gọi là địa hình băng hà. như 0,25
vịnh hẹp băng hà (fio), cao nguyên băng hà, đá trán cừu…
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới. 2,0
2 Trong các nhân tố đó, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?
(2,0 * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới. 1,5
điểm) - Nhân tố tự nhiên:
+ Khí hậu, nguồn nước: Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp thường có 0,25
dân cư tập trung đông đúc, còn ở những nơi khí hậu khắc nghiệt dân cư
thưa thớt.
+ Địa hình và đất đai: Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai 0,25
màu mỡ là nơi tập trung cư dân đông đúc. Ở những vùng núi cao và
những vùng đất khô cằn ở các hoang mạc và thảo nguyên dân cư thưa
thớt.
+ Khoáng sản: Những nơi tập trung nhiều khoáng sản, nhất là những mỏ 0,25
lớn có sức hấp dẫn đặc biệt với con người và ngược lại
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Ảnh hưởng lớn đến sự 0,25
phân bố dân cư (diễn giải)
+ Tính chất của nền kinh tế: Những khu vục dân cư đông đúc thường 0,25
gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp (dẫn chứng)
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư: Những khu vực khai thác lâu 0,25
có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác (diễn giải)
* Trong các nhân tố đó, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao? 0,5
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế
đóng vai trò quan trọng nhất.
- Giải thích: Khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì con người phụ
thuộc vào các yếu tố tự nhiên, lựa chọn nơi phù hợp để sinh sống. Ngày
nay, khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục
những trở ngại về mặt tự nhiên để tiến hành sản xuất và phân bố dân cư;
Dựa vào tính chất của nền kinh tế, con người sẽ lựa chọn nơi cư trú phù hợp.
3 a Phân tích tác động của chế độ mưa nước ta đến chế độ nước sông. Tại 1,5
(3,0 sao Phan Rang tuy giáp biển nhưng lượng mưa trung bình năm rất
điểm thấp?
) * Tác động của chế độ mưa đến chế độ nước sông 1,0
- Tổng lượng mưa lớn => tổng lưu lượng nước sông lớn 0,25
- Chế độ mưa có sự phân hóa theo mùa => chế độ nước sông phân hóa 0,25
theo mùa (diễn giải)
- Tháng mưa cực đại => tháng đỉnh lũ (diễn giải) 0,25
- Chế độ mưa thất thường nên chế độ lũ ở các sông cũng thất thường… 0,25
* Phan Rang có lượng mưa trung bình năm rất thấp: 0,5
- Hướng địa hình song song với hướng gió
- Trồi nước lạnh trên biển; khuất gió TBg
b Phân tích ảnh hưởng của frông cực và khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ 1,5
Dương đến khí hậu nước ta.
* Ảnh hưởng của frông cực đến khí hậu nước ta: 0,75
- frông cực ở Việt Nam: Hình thành do khối khí cực tiếp xúc với khối 0,25
không khí nóng hơn tồn tại trước đó ở Việt Nam.
- Ảnh hưởng đến khí hậu nước ta:
+ Nhiệt độ: giảm nhanh chóng; Độ ẩm tuyệt đối giảm 0,25
+ Mưa: Nửa đầu mùa đông mưa nhỏ rải rác; nửa sau mùa đông mưa phùn
kéo dài; thời kỳ chuyển tiếp lượng mưa lớn hơn, đặc biệt là tháng 10-11 0,25
khi đến khu vực Bình - Trị - Thiên gây mưa rào lớn, làm mùa mưa ở đây
lệch về thu đông
* Ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương đến khí hậu 0,75
nước ta:
- Đặc điểm: Nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương, tính chất nóng ẩm, 0,25
hướng Tây Nam.
- Ảnh hưởng
+ Mưa lớn Nam Bộ, Tây Nguyên, khi vượt qua dãy Trường Sơn và các 0,25
dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển
Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng
+ Kết hợp với Tín Phong BCB tạo thành dải hội tụ hướng kinh tuyến… 0,25
gây mưa tiểu mãn ở Miền Trung, mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên;
mưa dông nhiệt cho miền Bắc.
4 a Trình bày và giải thích sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên vùng 1.5
(3,0 núi Tây Bắc nước ta? Tại sao gió phơn Tây Nam ở nước ta chỉ hoạt
điểm động mạnh vào đầu mùa hạ?
) * Sự phân hóa thiên nhiên vùng núi Tây Bắc: 0,5
- Vùng núi thấp phía nam Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió
mùa.
- Vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
* Giải thích sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc: 0,5
- Hướng núi Tây Bắc Đông Nam: Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, làm chậm và suy yếu gió mùa Đông Bắc.
- Tây Bắc có địa hình cao nhất nước ta nên nhiệt độ giảm mạnh, ở
những vùng núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
* Gió phơn Tây Nam ở nước ta chỉ hoạt động mạnh vào đầu mùa hạ 0,5
- Đầu hạ: Áp thấp Mianma hoạt động mạnh hút gió từ áp cao Bắc Ấn Độ
Dương.
- Giữa và cuối hạ: Áp thấp Mianma và áp cao Tây Ben Gan yếu đi và
mất hẳn, gió từ Nam Bán Cầu chiếm ưu thế.
b Giải thích tại sao sinh vật cận nhiệt đới ở phần lãnh thổ phía Bắc 1,5
phong phú, đa dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam.
- Phần lãnh thổ phía Bắc gần chí tuyến; phần lãnh thổ phía Nam gần 0,5
xích đạo.
- Phần lãnh thổ phía Bắc chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình, đai cận 0,5
nhiệt gió mùa trên núi hạ thấp; phần lãnh thổ phía Nam đai nhiệt đới gió
mùa mở rộng.
- Phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu có mùa đông lạnh; phần lãnh thổ phía 0,5
Nam khí hậu nóng quanh năm.
5 a Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và 1,5
(3,0 giải thích về sự phân bố dân cư ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
điểm * Nhận xét về sự phân bố dân cư: 1,0
) - Mật độ dân số: ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước 0,25
(dẫn chứng)
- Dân cư phân bố không đều trong toàn vùng, giữa các tỉnh và trong 0,25
phạm vi 1 tỉnh, giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng)
- Phân hóa: 0,5
+ Trong nội vùng: giữa khu vực đồng bằng, ven biển với khu vực trung
du miền núi (dẫn chứng)
+ Giữa các tỉnh và trong phạm vi 1 tỉnh; Giữa thành thị và nông thôn:
phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng, quy
mô dân số ít (dẫn chứng)
* Giải thích: 0,5
+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các
vùng khác nên MĐDS không cao.
+ Trong nội bộ vùng, đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế
phát triển. Các khu vực còn lại, kinh tế chậm phát triển địa hình núi, đất
đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu… dân cư thưa thớt.
b Phân tích ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - 1,5
xã hội nước ta. Giải thích tại sao đô thị ở Tây Nguyên phần lớn có
chức năng hành chính, chức năng công nghiệp còn hạn chế.
* Phân tích ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế 1,0
- xã hội nước ta
- Về kinh tế: 0,5
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế
+ Thu hút đầu tư, nhất là trong xây dựng đô thị, kết cấu hạ tầng, phát
triển công nghiệp – dịch vụ ở các đô thị; Mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm.
- Về xã hội: Tạo ra nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, nâng 0,25
cao trình độ người lao động, tăng thu nhập cho người lao động; Làm
giảm tỉ lệ sinh và gia tăng tự nhiên.
- Về môi trường: Mở rộng không gian đô thị; hình thành môi trường đô 0,25
thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện.
* Giải thích tại sao đô thị ở Tây Nguyên phần lớn có chức năng hành 0,5
chính, chức năng công nghiệp còn hạn chế vì
- Là vùng cao nguyên dân cư thưa thớt, nền kinh tế chậm phát triển nên quy 0,25
mô đô thị nhỏ, mang chức năng hành chính.
- Công nghiệp kém phát triển, chỉ có điểm công nghiệp không có trung 0,25
tâm công nghiệp; Cơ sở hạ tầng còn hạn chế nhất là mạng lưới giao
thông vận tải … nên chức năng công nghiệp hạn chế
6 a Chứng minh ngành thủy sản của nước ta có vai trò quan trọng và 2,0
(3,0 phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ.
điểm) * Chứng minh ngành thủy sản của nước ta có vai trò quan trọng 0,75
- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tỉ trọng ngành thuỷ sản tăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất nông -
lâm - thuỷ sản (dẫn chứng)
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản; chiếm tỉ
trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta (dẫn chứng)
* Phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ 1,25
Phân hóa theo vùng
- Các vùng có ngành thủy sản phát triển: 0,75
+ Đồng bằng sông Cửu Long: Sản lượng cao nhất, cơ cấu nghiêng về
nuôi trồng..)
+ Vùng duyên hải: Sản lượng cao, cơ cấu nghiêng về đánh bắt, nhất là
các tỉnh Duyên hải miền Trung..
+ Đồng bằng sông Hồng: Sản lượng thấp hơn hai vùng trên, cơ cấu
nghiêng về nuôi trồng
- Các vùng ngành thủy sản kém phát triển: Trung du miền núi phía Bắc,
Tây Nguyên
Phân hóa theo tỉnh: 0,5
+ Đánh bắt: Phát triển hầu hết ở các tỉnh ven biển, sản lượng đánh bắt
lớn chủ yếu thuộc đồng bằng sông Cửu Long (kể tên), duyên hải Nam
Trung Bộ (kể tên), Bà Rịa - Vũng Tàu… Các tỉnh có sản lượng đánh bắt
nhỏ thuộc vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng
Ninh)
+ Nuôi trồng: Phát triển nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (kể
tên). Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng nhỏ thuộc vùng Tây Nguyên,
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b Nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng của 1,0
nước ta.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh và tăng liên tục 0,25
- Tỉ trọng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản 0,25
xuất ngành công nghiệp; Cơ cấu ngành đa dạng
- Sản lượng các sản phẩm đều tăng nhanh và tăng liên tục nhưng tốc độ 0,5
tăng khác nhau:
+ Sản lượng than tăng nhanh nhất và tăng liên tục.
+ Sản lượng dầu mỏ tăng khá nhanh nhưng còn biến động
+ Sản lượng điện tăng liên tục và tăng nhanh
(Mỗi nhận xét có dẫn chứng phân tích từ Atlat Địa lí Việt Nam)
7 Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành trồng trọt của nước ta 3,0
(3,0 * Nhận xét: 2,0
điểm - Tổng diện tích các loại cây trồng có xu hướng tăng (dẫn chứng) 0,5
) - Tốc độ tăng không đồng đều giữa các loại cây (dẫn chứng) 0,5
- Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng (dẫn chứng) 0,5
- Sự thay đổi giá trị ngành trồng trọt và tỉ trọng giá trị của trồng trọt 0,5
trong nông nghiệp (dẫn chứng)
* Giải thích: 1,0
- Ngành trồng trọt phát triển do: có vai trò quan trọng; có nhiều điều 0,5
kiện thuận lợi phát triển.
- Sự thay đổi cơ cấu các loại cây trồng do tác động của các yếu tố: thị 0,5
trường, hiệu quả sản xuất,…
Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm
----------HẾT----------

You might also like