You are on page 1of 6

PHIẾU ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2

MÔN ĐỊA LÍ 8
Họ và tên:………………………………… Lớp:………

BÀI 7: VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA.
Câu 1: Xác định các ý dưới đây đúng hay sai về ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội
nước ta bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng.
STT Nội dung Đúng Sai
1 Khí hậu nhiệt đới ẩm đã quy định tính chất của nền nông nghiệp nước ta là
X
nền nông nghiệp ôn đới.
2 Sự phân hóa khí hậu theo mùa ở nước ta ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất. X
3 Sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng, có cả sản phẩm nhiệt đới và ôn đới
X
do khí hậu phân hóa theo đai cao, miền Bắc có mùa đông lạnh.
4 Các địa điểm du lịch biển ở miền Nam nước ta chỉ có thể hoạt động vào mùa
X
hè.
5 Sản xuất nông nghiệp của nước ta có thể tiến hành quanh năm, tăng vụ. X
6 Các địa điểm du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ X
7 Thời tiết mát mẻ ở các vùng núi thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. X

Câu 2: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về những khó khăn của khí hậu
đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta bằng cách điền vào chỗ trống.
sản xuất nông nghiệp (1) nông sản (2) rét hại (3) sâu bệnh (4)

Khí hậu nước ta gây ra một số khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Nước ta có nhiều thiên tai
như bão, lũ, hạn hán, sương muối, rét đậm, RÉT HẠI làm thiệt hại cho SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để SÂU BỆNH phát triển, ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng của NÔNG SẢN.
Câu 3: Sắp xếp các dữ liệu phù hợp về điều kiện khí hậu và hoạt động du lịch vào bảng theo mẫu sau:
(1) du lịch nghỉ dưỡng (4) Sapa, Bà Nà
(2) du lịch biển mùa hè (5) du lịch biển quanh năm
(3) Sầm Sơn, Cửa Lò (6) Nha Trang, Phú Quốc
Vùng núi cao Du lịch biển phía Bắc Du lịch biển phía nam
- (1) du lịch nghỉ dưỡng - (2) du lịch biển mùa hè - (5) du lịch biển quanh năm
- (4) Sapa, Bà Nà - (3) Sầm Sơn, Cửa Lò - (6) Nha Trang, Phú Quốc
Câu 4: Tổng lượng nước mưa vào mùa mưa của Việt Nam chiếm bao nhiêu % lượng nước cả năm?
A. 20% - 30%. B. 10% - 20%.
C. 70% - 80%. D. 80% - 90%.
Câu 5: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu ở nước ta hiện nay là gì?
A. Nước thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
B. Chất thải sinh hoạt của khu dân cư, du lịch.
C. Chất thải của các hoạt động du lịch biển.
D. Thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp.
Câu 6: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với tài nguyên nước của Việt Nam dùng cho sản xuất và
sinh hoạt là
A. phân bố không đều theo mùa. B. ô nhiễm do sản xuất, sinh hoạt.
C. phân bố không đều theo khu vực. D. cạn kiệt do sử dụng chưa hợp lí.
Câu 7: Nguồn nước ngầm của nước ta bị cạn kiệt chủ yếu là do
A. diện tích rừng đầu bị suy giảm. B. xây dựng nhiều hồ thủy điện.
C. gia tăng lũ ống, lũ quét. D. khai thác nước tưới quá mức.

BÀI 8: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU
VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
Câu 8: Nối các biểu hiện của biến đổi khí hậu đối với khí hậu hay thủy văn

Thay đổi về nhiệt độ

Tác động đến thuỷ chế của sông ngòi


KHÍ HẬU
Mực nước ngầm cũng hạ thấp

Thay đổi về lượng mưa


THỦY VĂN
Chế độ nước sông thay đổi thất thường

Gia tăng: bão, hạn hán, lũ lụt…

Câu 9: Sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về tác động của biến đổi khí hậu ở
nước ta.
xu thế tăng (1) rét đậm (2) biến động (3) khắc nghiệt (4) 0,890C
bão mạnh (5) ngập lụt (6) yếu tố khí hậu (7) nắng nóng (8)

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu (7)
ở nước ta. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng (1) trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình
toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 đến 2018. Tổng lượng mưa hàng năm có sự biến động
(3) trong thời kì từ 1958 đến 2018. Số ngày có nắng nóng (8) xu thế tăng trên phạm vi cả nước; số
ngày rét đậm (2), rét hại có biến động mạnh qua các năm; số cơn bão mạnh (5) có xu thế tăng lên;
mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, thời gian kéo dài xảy ra ở nhiều vùng của nước ta gây lũ quét, ngập
lụt (6). Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt (4) hơn.
Câu 10: Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT SỐ
TRẠM KHÍ TƯỢNG ( 0C)
Giai đoạn 1961 - 1971 - 1981 - 1991 - 2001 -
Trạm 1970 1980 1990 2000 2010

Láng (Hà Nội) 23,5 23,4 23,6 24,1 24,5


Đà Nẵng (Đà Nẵng) 26,6 25,7 25,7 25,8 26,0
Tân Sơn Hòa (TP.HCM) 27,2 27,2 27,4 27,6 28,1
Hoàn thành nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của ba trạm khí tượng trên trong thời kì
từ 1961 – 2010.
- Trạm Láng (Hà Nội): nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng lên 10C.
- Trạm Đà Nẵng (Đà Nẵng): nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm xuống 0,60C.
- Trạm Tân Sơn Hòa (TP HCM): nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng lên 0,90C.
Câu 11: Cho bảng số liệu:
TỔNG LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT SỐ
TRẠM KHÍ TƯỢNG (mm)
Giai đoạn 1961 - 1971 - 1981 - 1991 - 2001 -
Trạm 1970 1980 1990 2000 2010

Láng (Hà Nội) 1557,0 1787,5 1696,8 1590,0 1662,7


Đà Nẵng (Đà Nẵng) 2094,8 2096,9 1967,6 2481,0 2318,0
Tân Sơn Hòa (TP.HCM) 1805,0 1829,2 1746,1 1951,8 1821,5

Sự thay đổi lượng mưa trung bình năm của ba trạm khí tượng trên trong thời kì từ 1961 – 2010: Nhìn
chung, lượng mưa trung bình năm tại 3 trạm khí tượng đều có có xu hướng biến động.
Câu 12: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về một số giải pháp ứng phó với biến đổi
khí hậu.

a. Thường xuyên theo dõi các bản tin thời tiết


1. Giảm nhẹ biến b. Sử dụng năng lượng tái tạo
đổi khí hậu c. Sử dụng các vật liệu tản nhiệt
d. Nghiên cứu các ứng dụng cây chịu mặn
e. Nâng cấp hệ thống thủy lợi
2. Thích ứng với g. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
biến đổi khí hậu h. Sử dụng tiết kiệm, đa mục đích nước sinh hoạt
i. Trồng rừng

BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM

Câu 13: Xác định các ý dưới đây đúng hay sai về đặc điểm thổ nhưỡng nước ta bằng cách đánh dấu
“x” vào ô tương ứng.
STT Nội dung Đúng Sai
1 Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất nước ta X
2 Đất feralit có màu đỏ vàng, dày và thoáng khí, chua, ít ba-dơ và mùn X
3 Cây công nghiệp lâu năm thích hợp nhất với đất mùn núi cao X
4 Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta X
5 Nước ta có lớp phủ thổ nhưỡng mỏng X
6 Vào mùa mưa, ở vùng đồng bằng xảy ra hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi. X
7 Đất feralit có màu đỏ vàng do trong đất có chứa nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm X
Câu 14: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về đặc điểm của 3 nhóm đất chính ở nước
ta

a. Chiếm 65% diện tích, phân bố ở đồi núi


b. Chiếm 24% diện tích, phân bố ở đồng bằng
1. Đất feralit
c. Phân bố ở độ cao 1600 – 1700m trở lên
d. Màu đỏ vàng
e. Độ phì cao, giàu dinh dưỡng
2. Đất phù sa
g. Đất mỏng, nghèo dinh dưỡng
h. Trồng cây công nghiệp lâu năm
i. Chỉ thích hợp trồng rừng
3. Đất mùn núi cao
f. Phát triển ngành thủy sản ở các vùng cửa sông ven biển

Câu 15: Hoàn thành sơ đồ mẫu sau về nguyên nhân, hiện trạng thoái hóa đất ở nước ta và một số giải
pháp bảo vệ môi trường đất.

Nguyên nhân Hiện trạng


- Do tự nhiên: Địa hình dốc; Diện tích đất bị thoái hóa ở Việt Nam là khoảng 10 triệu
Biến đổi khí hậu; Nước biển ha (chiếm 30% diện tích đất cả nước):
dâng… + Nhiều diện tích đất ở trung du và niềm núi bị rửa trôi,
- Do con người: Phá rừng; xói mòn, bạc màu, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang
Canh tác chưa hợp lí → mạc hóa có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung
Bộ.
+ Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do
nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn,
đất mặn ngày càng tăng.

Một số giải pháp


- Bảo vệ rừng và trồng rừng: bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; trồng cây phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất.
- Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thuỷ lợi để duy trì
nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.
- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất. Đất thoái hoá sẽ bị mất dần chất dinh dưỡng, nên
việc bón phân hữu cơ cho đất giúp cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật
cho đất và làm tăng độ phì nhiều của đất.
BÀI 10: SINH VẬT VIỆT NAM

Câu 16: Xác định các ý dưới đây đúng hay sai về đặc điểm sinh vật nước ta bằng cách đánh dấu “x”
vào ô tương ứng.
STT Nội dung Đúng Sai
1 Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái tự nhiên X
2 Rừng mưa nhiệt đới thuộc hệ sinh thái tự nhiên dưới nước. X
3 Rừng ngập mặn là hệ sinh thái tự nhiên dưới nước. X
4 Việt Nam có hơn 50.000 loài sinh vật. X
5 Sinh vật Việt Nam đa dạng, phong phú. X
6 Sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài nhưng ít loài quý hiếm. X
7 Sao la, voi, bò tót, hươu xạ, vọoc , trĩ, công… là các loài động vật quý hiếm ở X
nước ta.
8 Do sự xâm nhập của các luồng sinh vật di cư từ nơi khác đến nên sinh vật X
nước ta phong phú và đa dạng.
9 Đặc điểm khí hậu nước ta làm thành phần loài sinh vật kém đa dạng. X
10 Các kiểu rừng cận nhiệt phổ biến nhất và có diện tích lớn nhất nước ta. X

Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tìm tên các Vườn quốc gia bảo tồn các loài động vật sau:

STT Tên động vật Tên Vườn quốc gia bảo tồn
1 Sếu đầu đỏ Tràm Chim
2 Sao la Vũ Quang, Pù Mát
3 Voọc Ba Bể, Tam Đảo, Cát Bà, Cúc Phương, Bến En, Bạch Mã,
4 Rùa, đồi mồi Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà

Câu 18: Hoàn thành sơ đồ mẫu sau về nguyên nhân, hiện trạng suy giảm đa dạng sinh vật ở nước ta và
một số giải pháp bảo tồn.

Nguyên nhân Hiện trạng


- Các yếu tố tự nhiên: Biến đổi khí Đa dạng sinh học của nước ta đang bị
hậu với hậu quả là các thiên tai như suy giảm nghiêm trọng >>> Cấp thiết
bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,... - Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật:
- Tác động của con người: + Số lượng cá thể động vật, thực vật hoang
+ Việc khai thác rừng để lấy gỗ, phá dã suy giảm nghiêm trọng
rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, du → + Một số loài động vật, thực vật có nguy cơ
canh du cư,... đã làm cho diện tích tuyệt chủng: tê giác, voi, hổ,... đinh , lim,
rừng ngày càng bị thu hẹp. sến, táu,…
+ Việc săn bắt động vật hoang dã để - Suy giảm hệ sinh thái:
phục vụ cho các nhu cầu của con + Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn
người đã khiến nhiều loài động vật có lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh.
nguy cơ tuyệt chủng. + Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển,
rạn san hô cũng bị giảm đáng kể do tác
động của con người.
- Suy giảm nguồn gen: Sự suy giảm các
hệ sinh thái đã làm giảm số lượng loài, số
lượng cá thể, từ đó làm suy giảm các nguồn
gen quý hiếm trong tự nhiên.

Một số giải pháp


- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
- Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên
- Ngăn chặn khai thác trái phép, quá mức
- Xử lí chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt
- Nâng cao ý thức nhân dân

Chúc các con ôn tập thật tốt

You might also like