You are on page 1of 7

SỞ GD&ĐT KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 9

THANH HÓA NĂM HỌC 2021-2022


Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang, có 06 câu)

Câu I: (1,0 điểm)


Cho biết vào những ngày nào trong năm mọi địa phương trên Trái Đất có lượng
nhiệt nhận được khác nhau, nhưng thời gian chiếu sáng như nhau. Giải thích nguyên
nhân.
Câu II: (3,0 điểm)
1. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu nước ta?
2. Chứng minh sông ngòi của nước ta là sông ngòi của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
3. Ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp
của Thanh Hóa.
Câu III: (3,0 điểm)
1. Thế nào là “cơ cấu dân số vàng”? Cơ hội và thách thức của “Cơ cấu dân số vàng”
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?Tại sao trong những năm gần đây, tỉ
suất gia tăng dân số tự nhiên hằng năm của nước ta đã giảm nhưng tốc độ gia tăng
nguồn lao động vẫn cao?
2.Kể tên một số khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa? Ý nghĩa của việc hình thành
các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?
Câu IV: (3,0 điểm)
1. Phân tích những điều kiện thuận lợi để nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng?
2. Trình bày những thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ.
Câu V (5,0 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam.
2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn 1995 –
2007. Để kích cầu du lịch do hậu quả của dịch Covit – 19 gây ra, nước ta cần thực
hiện những giải pháp nào?
Câu VI: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2019
(Đơn vị: triệu người)
Năm 2008 2010 2012 2015 2019
Số dân thành thị 24,7 26,5 28,3 31,1 33,1
Số dân nông thôn 60,4 60,4 60,5 60,6 63,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019, NXB Thống kê, 2020)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh số dân thành thị, nông thôn và thể hiện tỉ lệ dân
thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 2008 – 2019.
2. Hãy nhận xét và giải thích tình hình gia tăng số dân thành thị, nông thôn nước ta
giai đoạn 2008 – 2019 và giải thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: ĐỊA LÍ
Câu Ý Nội dung Điểm
I Cho biết vào những ngày nào trong năm mọi địa phương 1,0
trên Trái Đất có lượng nhiệt nhận được khác nhau, nhưng
thời gian chiếu sáng như nhau. Giải thích nguyên nhân
- Ngày 21/3 và 23/9 0,5
- Nguyên nhân:
+ Trái Đất hình cầu, chùm tia sáng từ mặt trời chiếu vào Trái 0,25
Đất là chùm tia sáng song song, nên góc chiếu sáng giảm dần từ
Xích đạo về đến hai cực, do vậy các địa phương nhận được
lượng nhiệt khác nhau (lượng nhiệt giảm dần từ Xích đạo về hai
cực) 0,25
+ Ngày 21/3 và 23/9, Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất tại
Xích đạo, cả 2 bán cầu có góc nhập xạ như nhau, đường phân
chia sáng tối trùng với trục tưởng tượng của Trái Đất nên mọi
địa phương trên Trái Đất có thời gian chiếu sáng như nhau
(ngày và đêm bằng nhau bằng 12 giờ).
II 1 Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu 1,0
nước ta?
- Phân hóa khí hậu theo chiều đông – tây: Các dãy núi hướng TB – 0,25
ĐN như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn có sườn đón gió, khuất
gió tạo nên sự khác nhau về khí hậu giữa khu vực Tây Bắc với Đông
Bắc, tây Trường Sơn với Đông Trường Sơn 0,25
- Phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam: Các dãy núi hướng Tây –
Đông như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đam ngang ra biển, góp phần
ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc di chuyển xuống phía
Nam, tạo nên sự khác biệt về khí hậu hai miền Bắc – Nam
0,25
- Phân hóa khí hậu theo độ cao: đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh
thổ, có nhiều độ cao khác nhau làm cho khí hậu có sự phân hóa theo
độ cao (nhiệt độ giảm dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C và độ
ẩm có sự thay đổi)
- Địa hình nước ta nghiêng theo hướng TB- ĐN làm cho khí hậu nước
0,25
ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
2 Chứng minh sông ngòi nước ta là sông ngòi của vùng nhiệt 1,0
đới ẩm gió mùa.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, 0,25
lượng mưa TB năm trên lãnh thổ nước ta lớn từ 1500 –
2000mm/năm, nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.
Dọc bờ biển trung bình cứ đi cứ 20 km lại gặp một cửa sông.
- Chế độ nước theo mùa: Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ 0,25
vào chế độ mưa của khí hậu. Tính chất thường trong chế độ
mưa cũng quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy.
Mùa lũ trùng với mùa mưa, chiếm 70-80% lượng nước cả năm,
mùa cạn trùng với mùa khô, sông ít nước, dòng chảy chậm
- Sông ngòi nhiều nước: Lượng mưa lớn làm cho sông ngòi 0,25
nước ta có tổng lượng nước lớn khoảng 839 tỉ m3/năm (trong đó
có 60% lượng nước nhận được từ bên ngoài lãnh thổ).
- Giàu phù sa: mưa lớn, tập trung theo mùa gây xói mòn, sạt lở 0,25
nên sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn, trung bình 1m3
nước sông có chứa 230 gam cát bùn và các chất hoàn tan khác.
Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta vận
chuyển ra biển Đông là 200 triệu tấn.
3 Ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến khí hậu và hoạt 1,0
động sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa.
- Ảnh hưởng đến khí hậu:
Tạo nên một mùa đông lạnh, nền nhiệt hạ thấp: đầu mùa đông 0,25
thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm mưa
phùn
- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp:
+ Thuận lợi: 0,25
Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp: ngoài cây trồng nhiệt đới
còn có thể trổng được cả cây trồng cận nhiệt và ôn đới…
+ Khó khăn: 0,5
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: sương muối, sương giá,
rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.Các hoạt
động sản xuất nông nghiệp bị ngừng trệ
III 1 a. Thế nào là “cơ cấu dân số vàng”? Cơ hội và thách thức 1,5
của “Cơ cấu dân số vàng” đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta?
* “Cơ cấu dân số vàng” là cơ cấu dân số có tỉ lệ người trong 0,25
độ tuổi lao động lớn hơn tỉ lệ người phụ thuộc
- Năm 2007 dân số nước ta là 85,17 triệu người, trong đó có 0,25
khoảng 56 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tới 66%
dân số, dân số phụ thuộc chỉ chiếm 34%
* Cơ hội, thách thức của “Cơ cấu dân số vàng” đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:
- Cơ hội:
+ Nguồn lao động dồi dào…, tạo ra nhiều của cải vật chất cho 0,25
xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển
+ Tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài 0,25
- Thách thức:
+ Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, gây sức ép đến vấn đề 0,25
việc làm, giáo dục, y tế, môi trường, tài nguyên.
+ Giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội sau khi bước qua thời kì 0,25
“cơ cấu dân số vàng”
2 Tại sao trong những năm gần đây, tỉ suất gia tăng dân số tự 0,5
nhiên hằng năm của nước ta đã giảm nhưng tốc độ gia tăng
nguồn lao động vẫn cao
- Mặc dù tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hàng năm đã giảm, 0,25
nhưng do quy mô dân số nước ta lớn nên số dân gia tăng hàng
năm vẫn cao. Từ đó bổ sung cho lực lượng lao động làm tăng
nhanh nguồn lao động nước ta.
- Mặc khác do nước ta có cơ cấu dân số trẻ, dân số giai đoạn 0,25
trước đó tăng nhanh nên tỉ lệ người bước vào tuổi lao động còn
cao, hằng năm được bổ sung thêm một lực lượng lao động khá
lớn.
2 Kể tên một số khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa? Ý 1,0
nghĩa của việc hình thành các khu công nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa: Lễ Môn, Đình 0,5
Hương – Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Hoàng Long, Nghi
Sơn.
- Ý nghĩa của việc hình thành các khu công nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
+ Thu hút đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế 0,25
+ Khai thác có hiệu quả nguồn lực vốn có của tỉnh (tài nguyên, 0,25
lao động…)
IV 1 Phân tích những điều kiện thuận lợi để nước ta có cơ cấu 1,5
công nghiệp đa dạng
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên 0,25
liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp
đa dạng.
+ Khoáng sản: Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở 0,25
để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất. Khoáng sản
kim loại (quặng sắt, man gan, crôm, thiếc , chì, kẽm...) là cơ sở
để phát triển luyện kim đen, luyện kim màu. Khoáng sản phi
kim loại (apatít, pi rit, photpho rit..) là cơ sở cho phát triển công
nghiệp hoá chất. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng được
phát triển dựa trên cơ sở các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét,
đá vôi...) 0,25
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông suối là cơ sở tự nhiên
cho phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện) 0,25
+ Tài nguyên đất, nước , khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển
là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ đó
làm nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm. 0,25
- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày càng nâng
cao. Nhà nước có chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa thu
hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế thị trường. 0,25
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp ngày càng được đầu
tư và nâng cấp.
2 Trình bày những thành tựu nổi bật trong phát triển nông 1,5
nghiệp của Bắc Trung Bộ
- Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương 0,25
thực tăng nhanh. Bình quân lương thực theo đầu người tăng từ
135,5 kg (1995) lên 333,7 kg (2002)
- Hình thành được một số vùng thâm canh lúa như Thanh Hóa, 0,25
Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Một số cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng,…) được trồng 0,25
với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải
- Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp 0,25
lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn
- Vùng biển phía đông phát triển rộng rãi nghề nuôi trồng, đánh 0,25
bắt thủy sản
- Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất 0,25
hàng hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa; cơ sở vật chất kĩ
thuật nông nghiệp ngày càng đáp ứng tốt hơn
V 1 Trình bày đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam. 2,0
- Về thời gian hoạt động:
+ Mùa bão ở nước ta từ tháng 6 đến tháng 12 0,25
+ Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam 0,25
+ Tháng nhiều bão nhất là tháng 8 (tần suất 1,3 – 1,7 cơn 0,25
bão/tháng), sau đó đến tháng 8 và tháng 10 (1,0 – 1,3 cơn
bão/tháng)
+ Tháng ít bão nhất là tháng 6,7 và tháng 12 (0,3 – 1,0 cơn 0,25
bão/tháng)
- Về phạm vi hoạt động:
+ Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là ven biển miền 0,25
Trung
+ Vùng ít chịu ảnh hưởng của bão là Nam Bộ. 0,25
- Về hướng di chuyển:
+ Từ tháng 6 đến tháng 10 bão di chuyển chủ yếu theo hướng 0,25
tây, tây bắc và tây tây bắc
+ Tháng 11,12 bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây nam và 0,25
tây tây nam.
2 Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển du lịch của 3,0
nước ta giai đoạn 1995 – 2007. Để kích cầu du lịch do hậu
quả của dịch Covit – 19 gây ra, nước ta cần thực hiện
những giải pháp nào?
Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển du lịch của
nước ta giai đoạn 1995 – 2007
* Nhận xét:
- Ngành du lịch nước ta giai đoạn 1995 – 2007 phát triển nhanh. 0,25
Số lượng khách và doanh thu từ ngành du lịch tăng
+ Tổng số lượt khách du lịch tăng nhanh từ 6,9 triệu lượt người 0,25
lên 23,3 triệu lượt người tăng gần 3,4 lần
+ Cả khách quốc tế và khách nội địa đều tăng, trong đó khách 0,25
nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế (khách nội địa tăng 3,5
lần khách quốc tế tăng 3,0 lần).
+ Doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh từ 8 nghìn tỉ đồng 0,25
lên 56 nghìn tỉ đồng (gấp 7,0 lần)
* Giải thích:
- Ngành du lịch nước ta phát triển mạnh, đặc biệt từ sau 1990 0,25
nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.
- Nước ta có tiềm năng lớn về du lịch (cả du lịch tự nhiên, du 0,25
lịch nhân văn) và đang được khai thác mạnh mẽ.
- Ngành du lịch được đầu tư ngày càng nhiều về cơ sở hạ tầng, 0,25
cơ sở lưu trú, tôn tạo các di tích, xây dựng các khu vui chơi...
- Việt Nam là điểm đến an toàn, tình hình chính trị ổn định, con 0,25
người thân thiện mến khách. Chất lượng cuộc sống của người
dân ngày càng được nâng cao.
* Để kích cầu du lịch do hậu quả của dịch Covit – 19 gây ra,
nước ta cần thực hiện những giải pháp nào.
- Thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch covit- 19 0,25
trong các hoạt động du lịch
- Kích cầu du lịch bằng chương trình “Người Việt Nam du lịch 0,25
Việt Nam” do bộ văn hóa thể thao và du lịch phát động
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch và đẩy 0,25
mạnh công tác truyền thông lan tỏa thông điệp “Yêu du lịch
Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn”
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, liên kết hợp tác thu hút 0,25
du lịch trong nước, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
VI 1 Vẽ biểu đồ 2,0
* Xử lí số liệu: 0,5
Tỉ lệ dân thành thị cả nước giai đoạn 2008 – 2019
(Đơn vị: %)
Năm 2008 2010 2012 2015 2018
Tỉ lệ dân thành thị 29,0 30,5 31,9 33,9 34,4
* Vẽ biểu đồ: 1,5
- Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ kết hợp (cột ghép và đường)
- Yêu cầu: Đảm bảo tính thẩm mỹ, chính xác về đơn vị, chia
khoảng cách, ghi số liệu, tên biểu đồ, chú giải… (Thiếu mỗi ý
trừ 0,25điểm)
2 Nhận xét và giải thích: 3,0
* Nhận xét:
- Trong giai đoạn 2008 – 2019: Số dân thành thị, số dân nông 0,5
thôn và tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng liên tục qua các năm
nhưng mức tăng khác nhau:
+ Số dân thành thị tăng nhanh và liên tục (dẫn chứng).Số dân 0,5
nông thôn tăng nhẹ (dẫn chứng)
+ Số dân thành thị vẫn thấp hơn số dân nông thôn 0,5
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp (dẫn chứng) 0,5
* Giải thích:
- Dân số thành thị và nông thôn nước ta tăng là do nước ta có 0,25
quy mô dân số đông và do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn ở
mức khá cao.
- Số dân thành thị tăng nhanh hơn sô dân nông thôn do nước ta 0,25
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp do điểm xuất phát thấp của nền 0,25
kinh tế, trước đây nông nghiệp là ngành chủ đạo.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng do số dân thành thị có tốc độ tăng 0,25
nhanh hơn số dân nông thôn

You might also like