You are on page 1of 11

Phân tích vai trò của các ký năng trong hoạt động tư vấn pháp luật

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….3
NỘI DUNG………………………………………………………………….3
I, Những vấn đề lý luận liên quan……………….………………………..3
1, Hoạt động tư vấn pháp luật…………………………………………….3
1.1. Khái niệm hoạt động tư vấn pháp luật……………………………….3
1.2. Đặc điểm hoạt động tư vấn pháp luật………………………… ……..4
2, Kỹ năng tư vấn pháp luât……………………………………………….4
2.1, Khái niệm kĩ năng……………………………………………………4
2.2, Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật…………………………………5
2.3, Đặc điểm kỹ năng tư vấn pháp luật………………………………….5
II, Phân tích vai trò của các kĩ năng trong hoạt động đời sống………….5
1, Các kĩ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật……………………..….5
2, Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật…………….7
III, Một số kiến nghị ……………………………….………………………9
1, Một số sai sót thường gặp của người tư vấn pháp luật…………………9
2, Giải pháp khắc phục……………………………………………..…….10
KẾT BÀI……………………………………………………………………10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………….………..11

MỞ ĐẦU
2
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, vai trò tư vấn của luật
sư ngày càng trở nên quan trọng. Trong đời sống xã hội nói chung và các hoạt
động kinh tế, kinh doanh nói riêng, tư vấn pháp luật mang lại hiệu quả rất lớn, bởi
tư vấn là một trong các biện pháp có ý nghĩa quan trọng đảm bảo an toàn pháp lý
cho các giao dịch, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Để hoạt động có hiệu quả và duy trì
được hoạt động tư vấn pháp luật, ngoài việc thường xuyên tìm hiểu pháp luật, trau
dồi kiến thức, luật sư tư vấn cần rèn cho mình những kỹ năng tư vấn để vận dụng
những kỹ năng ấy một cách khéo léo, linh hoạt và có hiệu quả trong việc thực hiện
hoạt động tư vấn. Như vậy bên cạnh kiến thức pháp luật sâu rộng, kiến thức xã hội
phong phú, người hành nghề luật sư cần trang bị cho mình những kỹ năng tư vấn
để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc của mình. Do đó em đã chọn đề số 17:
“ Phân tích vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật”
NỘI DUNG
I, Những vấn đề lý luận liên quan
1.1.Hoạt động tư vấn pháp luật
1.1.Khái niệm hoạt động tư vấn pháp luật
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật:
Theo từ điển tiếng việt: “ Tư vấn theo nghĩa thông thường là đóng góp ý kiến về
vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định”
Theo từ điển Luật học : “ Tư vấn pháp luật là người có chuyên môn pháp luật
được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc”
Điều 28, Luật Luật sư định nghĩa: “ Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng
dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của họ”. Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp
pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp
luật, cung cấp dịch vụ pháp lí nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của họ. Hoạt động tư vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc
chuyển tải nội dung của một điều luật, của một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp
thông tin về những quy định pháp luật có liên quan mà còn là việc sử dụng kiến
thức pháp luật và kinh nghiệm của các chuyên gia pháp luật. Như vậy người tư vấn
pháp luật phải sử dụng lao động trí óc của mình để đưa ra một lời khuyên, giúp
khách hàng có một hướng giải quyết đúng đắn

3
1.2. Đặc điểm hoạt động tư vấn pháp luật
Thứ nhất, tư vấn pháp luật là loại dịch vụ pháp lý mà sản phẩm được tạo ra bởi
hai nguồn nguyên liệu cơ bản là chứng cứ, tình tiết của vụ việc và các quy phạm
pháp luật phù hợp. ( Pháp luật là công cụ để giải quyết những vấn đề pháp lý mà
khách hàng: bản thân người tư vấn hoạt động dựa trên pháp luật và quy chế đoạ
đức nghề nghiệp)
Thứ hai, người thực hiện tư vấn phải có kiến thức pháp luật và đạt trình độ
chuyên môn nhất định, kinh nghiệm tư vấn và khả năng phán đoán, phân tích, tư
duy logic, tổng hợp cao,..
Thứ ba, tư vấn pháp luật là nghề lao động trí óc, có tinnhs độc lập và chịu trách
nhiệm cá nhân cao; mục tiêu của hoạt động tư vấn pháp luật là tìm ra được giải
pháp hợp lí nhất, giúp đỡ khách hàng giải quyết vấn đề pháp lý, đem lại lợi ích
cho khách hàng nhưng phải phù hợp pháp luật ( không trái luật )
Khi hoạt động tư vấn pháp luật, đòi hỏi những người trợ giúp pháp lý tìm được
giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.
Người tư vấn pháp luật trong hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, đối với
nghề nghiệp cần có sự cần mẫn, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề đòi hỏi
biết sử dụng các khả năng nghề nghiệp một cách thành thạo, chuẩn xác phải có sự
chặt chẽ cẩn thận để giúp pháp lí cho mọi người trong xã hội
2. kỹ năng tư vấn pháp luật
2.1. Khái niệm kĩ năng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng, nhưng định nghĩa này thường bắt
nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng người. Tuy nhiên,
hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng
kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc
nhiều nhóm hành động nhất định nào đó.
Theo từ điển hành chính: “ Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những
kiến thức thu nhận được vào thực tế”. Một số quan niệm khác cho rằng: “ kỹ năng
là tổng hợp những thao tác thành thạo trong thực tiễn hoạt động của mỗi người,
được con người vận hành một cách chủ động trong công việc chuyên môn của
mình”. Tuy nhiên, kĩ năng còn bao gồm cả năng lực trí tuệ và khả năng vận dụng
những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong cuộc sống bằng những thao tác thuần
thục mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Nói một cách khái quát kỹ năng được
4
hiểu là năng lực hay khả năng củ chủ thể thực hiện thuần thục một hoặc một số
chuỗi hoạt động trên cơ sở hiểu biết.
2.2. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến
thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp,
đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan nhằm
giúp cho người được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng
mắc pháp luật của mình để phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.
2.3. Đặc điểm kĩ năng tư vấn pháp luật
Thứ nhất, kỹ năng tư vấn pháp luật là loại kỹ năng gắn với một nghề nghiệp cụ
thể nên nó thuộc loại kỹ năng hỗn hợp bao gồm kết hợp cả kỹ năng cứng và kỹ
năng mềm
Thứ hai, Kỹ năng tư vấn pháp luật gồm nhiều kỹ năng được sử dụng đồng thời
trong một giai đoạn giải quyết vụ việc tư vấn, khó chuẩn hoá và không thể áp dụng
một cách cứng nhắc, máy móc mà phải vận dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào vụ việc cụ
thể và đối tượng khách hàng cụ thể.
Thứ ba, kỹ năng tư vấn pháp luật được hình thành, phát triển trong khoảng thời
gian khá dài và không có điểm kết thúc mà thường xuyên bổ xung phát triển qua
học tập, rèn luyện, trải nghiệm, đúc rút từ thực tiễn cuộc sống.
II, Phân tích vai trò của các kĩ năng trong hoạt đồng đời sống.
1, Các kĩ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Thứ nhất, kỹ năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn. Với mục đích
tìm hiểu khách hàng và thoả thuận, ký hợp đồng tư vấn. Kỹ năng này nhằm tạo ấn
tượng tốt đẹp với khách hàng, để đạt được mục đích giai đoạn này là ký được hợp
đồng tư vấn. Một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, ghi chép,
đặt câu hỏi 1
Thứ hai, thoả thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hợp đồng tư vấn pháp luật là cơ
sở để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và
nghĩa vụ các bên. Các loại hợp đồng tư vấn pháp luật như tư vấn pháp luật theo giờ
thì sử dụng phiếu yêu cầu tư vấn, tư vấn theo vụ việc thì sử dụng hợp đồng tư vấn
1
Giáo trình kỹ năng chung về tư vấn pháp luật/ tr20.

5
theo vụ việc, hợp đồng tư vấn thường xuyên khi tư vấn pháp luật thường xuyên.
Ngoài ra cần có kỹ năng đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng tư vấn pháp luật2.
Thứ ba, nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc và xác định vấn đề pháp lý. Nắm
bắt được bối cảnh vụ việc đòi hỏi tất yếu được đặt ra cho luật sư sẽ có nguyên liệu
và định hướng trong việc xác định vấn đề pháp lý và căn cứ vào các quy định pháp
luật có liên quan để lên phương án tư vấn cho khách hàng.3
Thứ tư, xác định luật áp dụng. Đây là việc tìm ra các câu hỏi pháp lý của hồ sơ.
Quy định pháp luật là nơi tìm ra câu trả lời sao cho các câu hỏi pháp lý, vì vậy
công việc tiếp theo chính là tra cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến tình
huống của khách hàng. Khi tiến hành tra cứu cần phải lưu ý về hiệu lực, lĩnh vực
pháp luật, điều luật liên quan,..4
Thứ năm, kỹ năng khảo sát đánh giá chứng cứ và xây dựng phương án tư vấn,
khảo sát, xem xét, nghiên cứu nhằm đưa ra những phương án phù hợp
Thứ sáu, kỹ năng trả lời tư vấn bằng lời nói: Tư vấn pháp luật bằng lời nói được
hiểu là người tư vấn trao đổi với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần
thiết đến vấn đề mà khách hàng cần tư vấn. Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp
luật cho thấy hình thức tư vấn bằng miệng là hình thức phổ biến. Với các vụ có
tính chất đơn giản, các khách hàng thường gặp gỡ luật sư để tìm hiểu bản chất
pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp cho họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp một cách nhanh chóng có hiệu quả. Tuy vậy, hoạt động tư vấn pháp
luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp, đòi hỏi một quá trình lao động trí óc. Vì
vậy khi tư vấn trực tiếp bằng lời nói cho khách hàng, quá trình tư vấn cần phải lưu
ý nhiều vấn đề.
Thứ bảy, kỹ năng soạn thảo văn bản khi tư vấn bằng văn bản. Kỹ năng soạn
thảo văn bản lại là một trong những kỹ năng căn bản nhất mà bất kỳ luật sư nào
cũng phải nắm vững trong suốt cuộc đời hành nghề của mình. Khi soạn thảo văn
bản pháp luật, luật sư cần chú ý tới những vấn đề như đảm bảo tính logic của văn
bản, câu từ xích mích, đơn nghĩa, dễ hiểu, đảm bảo độ chính xác của ngôn từ, sử
dụng phải là ngôn từ trang trọng, lịch sự, kỹ thuật trình bày và trả lời đúng hẹn.
Thứ tám, kỹ năng đại diện ngoài tố tụng. Cần phải nghiên cứu các quy định
pháp luật và tài liệu có liên quan tới công việc đại diện; phân tích yêu cầu đại diện
của khách hàng thành từng yếu tố có căn cứ hợp pháp, hợp lý theo từng mức độ,
2
Giáo trình kỹ năng chung về tư vấn pháp luật/ tr22
3
Giáo trình kỹ năng chung về tư vấn pháp luật/ tr22
4
Giáo trình kỹ năng chung về tư vấn pháp luật/ tr25

6
thu nhập thông tin có liên quan, lập phương án thực hiện và thống nhất với khách
hàng; tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch được uỷ quyền, thường xuyên thông
báo diễn biến và đề xuất các ý kiến mới, kết thúc công việc được uỷ quyền.
2, Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Bất kì loại công việc, hoạt động nào nếu muốn mang lại kết quả tốt đều phải có
những kỹ năng nhất định, và mỗi người đều phải nắm chắc các kỹ năng mới mang
lại hiệu quả công việc như mong muốn. Kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng,
mang tính quyết định đối với các hoạt động, công việc. Hoạt động tư vấn pháp luật
cũng vậy, kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi kỹ năng sẽ góp phần bổ
trợ cho những kiến thức chuyên môn của người tư vấn pháp luật nhằm tăng năng
suất lao động, tạo ra hiệu quả trong công việc. Do đó, cần hiểu rõ vai trò quan
trọng của kỹ năng và tăng cường học tập, trau dồi những kỹ năng này.
Trước tiên, việc nắm rõ kỹ năng làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với
luật sư. Vì khi nắm bắt được các kỹ năng, bản thân cảm thấy quen thuộc, tạo thành
một mạch hoạt động tự nhiên, tự tin, rõ ràng mạch lạc, mà chính sự tự tin chính là
điểm thuyết phục khách hàng lớn nhất, khiến khách hàng tin vào hoạt động tư vấn.
Khi rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho công việc thì hoạt động tư vấn sẽ
diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Và việc hiểu rõ, thuần thục các kỹ năng
được rèn luyện tốt nhất qua hoạt động tư vấn, qua đó tích luỹ kinh nghiệm. Có thể
thấy giữa một luật sư chỉ có kiến thức pháp luật mà còn thiếu kinh nghiệm thực tế,
chưa có kỹ năng giúp cho khách hàng tin tưởng vào khả năng của mình, với một
người tư vấn pháp luật có kiến thức, kinh nghiệm, ngay từ lần tiếp xúc đầu đã tạo
cho khách hàng sự tin cậy và thái độ tốt thì rõ ràng người luật sư có kỹ năng sẽ đạt
được kết quả cao hơn và được khách hàng tin tưởng hơn. Khi trang bị cho mình
được những kỹ năng như kỹ năng tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu khách hàng, kỹ năng
soạn thảo tài liệu,…luật sư sẽ cảm thấy tự tin, biết cách tạo ấn tượng cho khách
hàng, đồng thời sẽ khiến khách hàng tin tưởng vào khả năng của mình.
Thứ hai, kỹ năng giao tiếp tốt là một lợi thế mạnh đối với bất cứ ai trong công
việc, đặc biệt là đối với người tư vấn. Việc giao tiếp tốt được thể hiện qua nhiều
khía cạnh như giao tiếp bằng lời nói, thư từ, văn bản,…Và điều này giúp thúc đẩy
hiệu suất công việc đặc biệt là các hoạt động tư vấn pháp luật, khách hàng thường
là những người đang có khúc mắc về pháp luật, cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt
mới mang lại sự thoải mái, cũng như việc trao đổi về các vấn đề vụ việc với khách
hàng được thuận lợi hơn, việc truyền đạt thông tin cũng chính xác hơn, không bị
hiểu sai, thiếu đồng nhất. Giao tiếp là phương tiện cho phép luật sư tư vấn xây

7
dựng cầu nối giữa hành khách, thuyết phục hành khách chấp nhận ý kiến của mình
và bày tỏ được nhu cầu của khách hàng khi tìm đến những người tư vấn. Trong quá
trình thực hiện hoạt động tư vấn của mình, người tư vấn có thể chưa hiểu rõ yêu
cầu tư vấn của khách hàng. Nhưng nếu có kỹ năng, người tư vấn sẽ dễ dàng có
phương pháp để khai thác thông tin và đi vào trọng tâm vấn đề.
Thứ ba, kỹ năng tư vấn phấp luật giúp cho người hành nghề tư vấn có phong
cách làm việc chuyên nghiệp hơn, thể hiện rõ năng lực trình độ chuyên môn của
mình trước khách hàng và đối tượng khác. Kỹ năng giúp người tư vấn nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tư vấn. Kỹ năng thuyết phục khách
hàng cũng góp phần quan trọng vào quá trình tư vấn của luật sư. Để khách hàng
nghe và hiểu những điều mà mình nói thì cần có phương pháp khác nhau đối với
từng đối tượng. Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà người thực hiện hoạt động
tư vấn linh hoạt trong việc tiếp xúc và trình bày quan điểm về vụ việc.
Bên cạnh đó, những kỹ năng như soạn thảo văn bản, soạn thảo hợp đồng tư vấn
sẽ giúp cho luật sư thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Những kỹ năng này
sẽ giúp cho hoạt động tư vấn của người tư vấn trở nên chuyên nghiệp hơn, khiến
cho khách hàng dễ nắm bắt được những quyền và nghĩa vụ của mìnhkhi làm việc
với luật sư. Việc trang bị cho mình kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp luật phù hợp
với vụ việc cũng rất là quan trọng. Bởi lẽ, khi đã có được những kỹ năng này thì
người thực hiện hoạt động tư vấn sẽ nhanh chóng tìm được những văn bản pháp
luật liên quan có thể sử dụng được, văn bản còn hiệu lực pháp lý và có giá tị cao.
Đồng thời sẽ không mắcphải những văn bản đã hết hiệu lực, đem lại hiệu quả cho
công việc cần giải quyết.
Ngoài ra, kỹ năng khảo sát đánh giá chứng cứ và xây dựng phương án tư vấn,
kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc và xác định vấn đề pháp lý, kỹ năng
xác định điều luật cũng là một trong những kỹ năng quan trọng. Các kỹ năng này
nghiêng về mặt chuyên môn nhiều hơn là kỹ năng bắt buộc phải có. Tuy nhiên lại
là các kỹ năng mấu chốt trong hoạt động tư vấn pháp luật, đảm bảo được tính
chính xác cao nhất khi tiến hành phân tích, đánh giá cho ra kết quả tư vấn. Việc tư
vấn có đạt kết quả tốt hay khôngcungx phụ thuộc vào các kỹ năng này. Bất kỳ vụ
việc nào cũng phải có sự nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng mới cho ra được đáp án tư
vấn phù hợp nhất. Về phần nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, nếu không có kỹ
năng này có thể dẫn đến việc người tư vấn không biết được tình tiết nào trong hồ
sơ mà khách hàng giao cho là quan trọng, tình tiết nào là không quan tọng, không
biết làm công việc nào trước, công việc nào sau. Như vậy sẽ rất khó đề nắm bắt

8
được bối cảnh tư vấn, nội dung cần tư vấn, nội dung hồ sơ để bước vào xác định
nghiên cứu, xác định câu trả lời phù hợp nhất.
Một người tư vấn giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp với đồng nghiệp và khách
hàng không tốt cũng không mang lại hiệu quả tư vấn coa cho khách hàng và cho sự
thành công của chính bản thân mình. Một người tư vấn có kỹ năng cao sẽ đóng góp
tích cực vào sự thành công của một tổ chức, đặc biệt với những tổ chức phục vụ
khách hàng hay cộng đồng như trung tâm tư vấn pháp luật cần được đào tạo. Ngày
nay, kỹ năng ngày càng được đánh giá rất cao
Như vậy, kỹ năng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư vấn, từ
tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu, đến ký kết hợp đồng và giải quyết vụ việc.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của hoạt động tư vấn cũng cần đến những kỹ năng nhất
định. Từ việc đã trang bị cho mình những kỹ năng thích hợp còn phải biết vận
dụng linh hoạt những kỹ năng đó trong khi thực hiện công việc của mình để đem
lại hiệu quả cao nhất.
IV, Một số kiến nghị
1, Một số sai sót thường gặp của người tư vấn pháp luật
Thứ nhất, không chuẩn bị không chu đáo về hợp đồng tư vấn pháp luật và các
tài liệu liên quan.  Đến khi khách hàng và người tư vấn đi đến thỏa thuận về hợp
đồng tư vấn pháp luật, người tư vấn mới đi in, lục tìm hay soạn thảo… Việc này
tuy không mất quá nhiều thời gian nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của
người tư vấn trong mắt khách hàng.
Thứ hai, Khi tiếp xúc khách hàng, người tư vấn có thể có những sai sót khi tiếp
xúc khách hàng như : có trường hợp người tư vấn chứng tỏ mình là người hiểu biết
pháp luật, giải đáp thắc mắc của khách hàng cụ thể, chi tiết. Có người tư vấn trong
giai đoạn này lại đưa ngay ra giải pháp trả lời vì như vậy rất có thể sẽ làm sai lệch
nội dung vụ việc theo chiều hướng khác hoặc khi khách hàng mới đưa ra vấn đề đã
vội kết luận mà chưa xem xét hết tất cả tài liệu mà khách hàng đưa đến.
Thứ ba, Người tư vấn chưa nắm bắt được những bất an của khách hàng, chưa thể
hiện được sự nhiệt tình, lịch sự của người tư vấn và quá vồ vập với yêu cầu của
khách hàng, làm cho cuôc tư vấn không đươc thành công ngay ở giai đoạn đầu tiên
này.
Thứ tư, Có trường hợp người tư vấn tỏ thái độ không bằng lòng đối với những
khách hàng có thái độ nóng tính. Không tìm hiểu kĩ vấn đề mà khách hàng đang

9
vướng mắc. Chưa đưa ra được những câu hỏi để tìm hiểu vụ việc khai thác các
thông tin từ khách hàng để giải quyết vấn đề mà khách hàng cần tư vấn. Chưa tìm
được hết các tài liệu thông tin từ phía khách hàng.
2. Giải pháp khắc phục
Khi tiếp xúc với khách hàng, người tư vấn phải có thái độ điềm tĩnh, cởi mở,
chân tình và đặc biệt biết trấn an cho khách hàng trong trường hợp khách hàng có
dấu hiệu mất bình tĩnh. Kỹ năng này đòi hỏi ở người tư vấn nhiều đức tính, tố chất
đặc biệt trong việc đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu sự việc và sắp xếp các câu trả lời
của khách hàng theo một trình tự logic. Người tư vấn cần phải biết khách hàng của
mình đến yêu cầu mình giúp đỡ vấn đề gì? nội dung vụ việc ra sao? các vấn đề
vướng mắc…. Qua giai đoạn này, người tư vấn có thể tìm hiều và sàng lọc các
thông tin liên quan đến vụ việc một cách công bằng và khách quan, đồng thời loại
bỏ các yếu tố chứa đựng sự đánh giá chủ quan của khách hàng. 
Hoạt động kế tiếp của người tư vấn là hướng dẫn, đề nghị khách hàng cung cấp
các chứng cứ, hồ sơ, tài liệu về những vấn đề có liên quan đến vụ việc  để tìm hiểu
nghiên cứu. Trong giai đoạn này, điều mà người tư vấn  nên tránh là đưa ngay ra
giải pháp trả lời vì như vậy rất có thể sẽ làm sai lệch nội dung vụ việc theo chiều
hướng khác. Ví dụ, khi người khách hàng đến tư vấn vụ tranh chấp đất đai trên, sau
khi nghe người khách hàng kể lại, người tư vấn không nên đưa ra những nhận định
vội vàng về vụ việc đó, vì khi kể lại, khách hàng có thể đưa ra những thông tin có
lợi cho mình, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả sau này, do đó, người tư vấn
chỉ nên đưa ra những thông tin khái quát từ những gì khách hàng đã đưa ra.
Tỏ ra là người có đầu óc kinh doanh và thực tế, trả lời các câu hỏi cụ thể chứ
không phải những câu hỏi mà luật sư thích trả lời cho khách hàng. Đưa ra lời tư
vấn tích cực, chủ động, nắm bắt đúng thời cơ và vì lợi ích của khách hàng. Cư xử
lịch thiệp, tỏ ra có hứng thú khi thực hiện tư vấn giúp khách hàng và luôn là người
tận tụy với công việc, phúc đáp kịp thời các bức thư, bức điện, fax và bảo đảm rằng
khách hàng lúc nào cũng có thể tìm đến luật sư nếu cần

KẾT BÀI
Qua những phân tích trên, ta thấy được hầu hết các kĩ năng đều mang lại hiệu
quả nhất định đến hoạt động tư vấn pháp luật. Có thể nói kỹ năng là yếu tố không
thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tư vấn pháp luật. Chính vì thế,
những người học luật và làm luật cần học tập và rèn luyện thường xuyên để có

10
được những kỹ năng mong muốn, từ đó có thể phục vụ tốt cho những nhu cầu của
xã hội ngày nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình kỹ năng chung về tư vấn pháp luật
2, Luật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2012
3, https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/ky-nang-tu-van-phap-luat/
phan-tich-vai-tro-cua-cac-ky-nang-trong-hoat-dong-tu-van-phap-luat/
4, https://lvngroup.vn/2021/07/23/neu-nhung-sai-sot-thuong-gap-cua-nguoi-thuc-
hien-tu-van-phap-luat-khi-tiep-xuc-khach-hang-va-dua-ra-nhung-giai-phap-khac-
phuc-minh-hoa-bang-cac-tinh-huong-thuc-tien/
5,
https://luatduonggia.vn/vai-tro-cua-hoat-dong-tu-van-phap-luat/#1_Khai_niem_ho
at_dong_tu_van_phap_luat_la_gi

11

You might also like