You are on page 1of 5

Các chuẩn mực quốc tế về nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa

thành niên, bảo vệ quyền riêng tư cho người chưa thành niên
*Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em:
Có bốn điều trong công ước được coi là đặc biệt. Những điều này được coi là
những "Nguyên tắc chung" và những điều này giúp diễn giải tất cả các điều khác
và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trong Công ước
dành cho tất cả trẻ em. Những điều đó là:

- Không phân biệt đối xử (Điều 2)


- Lợi ích tốt nhất của trẻ (Điều 3)
- Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (Điều 6)
- Quyền được lắng nghe (Điều 12)

Công ước cũng có một số thỏa thuận để thêm vào các quyền đặc biệt hơn nữa cho
trẻ em không bắt buộc đối với các quốc gia - các thỏa thoận này được gọi là “Các
nghị định không bắt buộc” bao gồm:

- Nghị định thư không bắt buộc về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ
trang 
- Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và nội
dung khiêu dâm trẻ em 
- Nghị định thư không bắt buộc về thủ tục khiếu nại vi phạm quyền trẻ em

*Quy tắc Bắc Kinh

- Các Quốc gia thành viên cần phải tăng cường phúc lợi của người chưa thành niên
và gia đình của các em trên cơ sở phù hợp với những lợi ích chung của từng quốc
gia.
- Các Quốc gia thành viên cần tạo những điều kiện bảo đảm cho người chưa thành
niên có một cuộc sống ý nghĩa trong cộng đồng. Việc làm này sẽ giúp thúc đẩy quá
trình phát triển của mỗi cá nhân và giúp giáo dục người chưa thành niên không
phạm tội và phạm pháp vào những giai đoạn người chưa thành niên dễ có những
hành vi sai lạc nhất.
- Cần chú ý đưa ra những biện pháp tích cực để huy động tất cả các nguồn lực có
thể, bao gồm gia đình, những người tình nguyện và các nhóm cộng đồng khác,
cũng như trường học và các tổ chức khác trong cộng đồng để tăng cường phúc lợi
cho người chưa thành niên, nhằm giảm nhu cầu can thiệp của pháp luật và xử lý
người chưa thành niên làm trái pháp luật một cách có hiệu quả, công bằng và nhân
đạo.
 - Tư pháp đối với người chưa thành niên phải được coi là một bộ phận hợp thành
của quá trình phát triển đất nước ở mỗi quốc gia, trong khuôn khổ toàn diện của
công bằng xã hội đối với tất cả những người chưa thành niên, từ đó góp phần bảo
vệ thế hệ trẻ và duy trì trật tự, yên bình cho xã hội.
- Các quy tắc này phải được thực hiện theo những điều kiện kinh tế, xã hội và văn
hóa hiện hành ở mỗi Quốc gia thành viên.
- Các hoạt động xét xử đối với người chưa thành niên phải được phát triển và phối
hợp một cách có hệ thống, nhằm duy trì và cải thiện năng lực của những người
tham gia làm các công việc này, trong đó có vấn đề phương pháp, cách thức tiếp
cận và thái độ của họ.
Quy tắc 8 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư của người
chưa thành niên. Thanh thiếu niên đặc biệt dễ bị tổn thương khi bị bêu xấu. Các
nghiên cứu tội phạm học về sự quy chụp đã cho chứng cứ về những ảnh hưởng tai
hại (dưới nhiều dạng khác nhau) khi một người chưa thành niên vĩnh viễn bị coi là
“người phạm pháp” hay “tội phạm”.
Quy tắc 8 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ người chưa thành niên
khỏi những tác động bất lợi có thể có do các phương tiện thông tin đại chúng đưa
tin về vụ việc (ví dụ như tên của những người chưa thành niên phạm tội, bị cáo
buộc hay bị tuyên án). Lợi ích của cá nhân cần được bảo vệ và đề cao, ít nhất là về
nguyên tắc (những nội dung chung của Quy tắc 8 sẽ được trình bày rõ hơn trong
Quy tắc 21).

8. Bảo vệ sự riêng tư

8.1. Quyền riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng trong tất cả
các giai đoạn tố tụng, nhằm tránh những tổn hại gây ra do sự công khai hóa quá
mức hay do sự quy chụp.
8.2. Về nguyên tắc, không được công bố những thông tin có thể dẫn đến việc
nhận dạng người phạm tội chưa thành niên.
Đối với Việt Nam, các chuẩn mực về nguyên tắc trên được thể hiện thế nào

 Luật trẻ em số 102/2016/QH13 :

Điều 6: Các hành vi nghiêm cấm:

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.


2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị
xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo
dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình,
giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

(Điều 12): Quyền được khai sinh và có quốc tịch; (Điều 13): Quyền được chăm sóc
sức khỏe; (Điều 14): Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; (Điều 15): Quyền được
giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; (Điều 16): Quyền vui chơi, giải trí;
(Điều 17): Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; (Điều 18): Quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; (Điều 19): Quyền về tài sản 
 Hiến pháp năm 2013:
Khoản 1 điều 37: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm
dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”

 Luật lao động năm 2019:


Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2019 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 20/11/2019. Bộ luật dành các điều từ 143-147 của toàn bộ Mục
1, Chương XI để quy định về vấn đề “Lao động chưa thành niên”. Cụ thể:

- Điều 143. Lao động chưa thành niên;


- Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên;
- Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc;
- Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên;
- Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
 Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH:

Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ban hành ngày


12/11/2020, có hiệu lực từ ngày 15/3/2021. Thông tư đưa ra những quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động chưa
thành niên. Thông tư có hai nhóm quy định chính:

+ Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc; bao gồm quy định về:

Điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

- Giao kết hợp đồng lao động để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
- Thẩm quyền đồng ý việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc
- Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc
- Trình tự, thủ tục đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc

+ Danh mục nghề, công việc, nơi làm việc áp dụng đối với lao động chưa thành
niên; bao gồm quy định về:

> Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm
> Danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí
lực, nhân cách của người chưa thành niên

> Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể
được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

You might also like