You are on page 1of 22

Câu 1: Đọc hiểu hồ sơ 2.

2, xác định nội dung, quá trình giải quyết, quan điểm và chứng cứ mà
bên bị hại.
 * Nội dung
- HĐ DV pháp lý số 07/2007/HDDV của Văn phòng luật sư C có nội dung “chống náo loạn” có đúng
lĩnh vực hoạt động của VP?
- C có nhận tiền thêm ngoài mức ghi trong thù lao ghi tại Hợp đồng không? Có vi phạm đạo đức hành
nghề luật sư.
* Quá trình giải quyết
- Bộ tư pháp sau khi nhận đơn tố cáo của người dân sẽ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về luật
sư và hành nghề luật sư để chuyển cơ quan thanh tra thực hiện xác minh và thông báo v/v giải quyết tố
cáo (Điều 81 Luật luật sư)
- Nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các VP luật sư sẽ gửi thông báo cho Đoàn Luật sư – nơi quản
lý tổ chức hành nghề luật sư theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn (Điều 61 Luật luật sư)
- Đoàn luật sư sẽ căn cứ vào tình tiết, tính chất vụ việc sẽ lập hội đồng kỷ luật xem xét để xử lý kỷ luật
đối với Luật sư theo 1 trong 4 hình thức Điều 85 (Khiển trách/cảnh cáo/tạm đình chỉ/xóa tên) và tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật đối với tổ chức hành
nghề luật sư (Điều 90)
* Quan điểm và chứng cứ của Bên bị hại
- VP Luật sư C và bà H có ký HDDVPL ngày 7/7/2007: không đúng lĩnh vực hoạt động với nội dung
“chống náo loạn”. Căn cứ: BL (27), BL (33)
- Bà H có hành vi nhận tiền ngoài mức thù lao ghi trong HĐ. Căn cứ:
(i) HDDV 07/07/2007: 200 triệu
(ii) Phiếu chi của công ty Kim Long ghi nhận đã chi 230 triệu.
* Hành vi vi phạm của luật sư H
- Vi phạm Điều 9.1.đ Luật luật sư “Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ
khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp
lý”
- Vi phạm quy tắc 14.5 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư “Đòi hỏi từ khách hàng hoặc
người có quyền, lợi ích liên quan với khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài
khoản thù lao và các chi phí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho
luật sư khi kết thúc dịch vụ”. 
- Vi phạm quy tắc 7: “thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí
này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý”
Câu 2: Đọc hồ sơ 06. Anh (chị) hãy viết một bài viết ngắn thể hiện quan điểm của công ty Y về
việc áp dụng pháp luật trong vụ việc?
Công ty TNHH truyền hình cáp Y phát sinh tranh chấp với Công ty Điện lực H từ năm 2011, các văn
bản pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp bao gồm:
- Pháp lệnh bưu chính viễn thông ngày 25/5/2002 quy định về hoạt động bưu chính viễn thông, quyền
và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính viễn thông.
- Luật Điện lực 2004 quy định về đầu tư phát triển điện lực, tiết kiệm điện, thị trường điện lực, quyền
và nghĩa vụ của cá nhân, hoạt động điện lực…
- Luật Viễn thông 2009: cột điện là tài sản chung
- Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông
- Nghị định 83/2011/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực viễn thông
- Bộ luật Dân sự
- Luật Thương mại
- Luật Doanh nghiệp
- Luật Hành chính
- Luật cạnh tranh
- Luật khiếu nại tố cáo
- Văn bản hướng dẫn thi hành
Câu 3: Ý kiến về quan điểm: Nghề luật sư có tính chất hướng dẫn, bạn đồng ý hay phản đối?

Nghề luật sư là nghề luật tiêu biểu nhất, nghề luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề
luật.

Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và
trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động
sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư. Hoạt động nghề nghiệp của
luật sư bao gồm ba tính chất: trợ giúp, hướng dẫn và phản biện. Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư
không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của
pháp luật ở từng thời điểm trong quá khứ.

Khách hàng tìm đến luật sư mỗi khi bản thân hoặc gia đình có điều gì vướng mắc liên quan đến pháp
luật để nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Hoạt động
hướng dẫn hay nói cách khác là tư vấn pháp luật của luật sư là hướng dẫn cho khách hàng của mình
hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết định hướng nhằm tháo gỡ vướng mắc của họ sao
cho phù hợp với pháp lý và đạo lý.

 Luật sư hướng dẫn khách hàng ứng xử đúng pháp luật


(ii) Luật sư đưa ra ý kiến trong 1 vụ việc cụ thể, hướng dẫn xử lý tình huống
(iii) Luật sư giúp soạn thảo cho KH để thực hiện thủ tục, giấy tờ, nghĩa vụ theo quy định.
Câu 4: Phản bác quan điểm: Nghề Luật sư là nghề đảm bảo công bằng xã hội?
Phản bác quan điểm: Nghề Luật sư là nghề đảm bảo công bằng xã hội?
TL: Nghề luật sư là nghề cung cấp các dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của của những
người mà quyền và lợi ích bị xâm phạm. Khi một quan hệ trong xã hội giữa con người với nhau xảy ra
mâu thuẫn, gây nên những bât đồng quan điểm, khi mâu thuẫn đạt đến mức độ cực điểm mà hai bên
không thể tự giải quyết được, họ nhờ vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, từ đấy phát
sinh nội dung, mục đích cần nhờ đến sự giúp đỡ của người am hiểu pháp luật và hình thành nghề Luật
sư. Luật sư là người sử dụng các kiến thức pháp luật, các kỹ năng hành nghề để đi đến một kết quả,
bên nào bị xâm phạm quyền lợi thực sự trên thực tế sẽ được pháp luật bảo vệ, rồi tạo ra được cái gọi
công bằng xã hội. Hầu hết mọi người đều cho rằng quan điểm này hoàn toàn đúng, tuy nhiên, xét ở
những khía cạnh nhất đinh, tôi cho rằng quan điểm trên vẫn còn chưa kết luận khách quan chính xác. 
Trước tiên, công bằng xã hội được hiểu là một trạng thái cân bằng của mọi sự vật sự việc diễn ra trong
xã hội. Trong quan hệ pháp luật, mâu thuẫn tranh chấp là nguyên nhân cơ bản phát sinh những tranh
chấp. Một bên bị mất quyền lợi và bên còn lại sẽ là bên đang nắm giữ quyền lợi, lúc này nếu đem lê
bàn cân dễ dàng nhìn thấy trạng thái mối quan hệ sở hữu là không cần bằng. Để đảm bảo công bằng,
vậy khi mà các luật sư hành nghề, sử dụng đặc quyền của mình cùng năng lực để đòi lại cho bên bị
mất quyền lợi quyền và lợi ích hợp pháp mà bên còn lại đang nắm giữ. Theo đó, quyền và lợi ích mà
bên đang nắm giữ được trao lại cho bên chiến thắng trong cuộc đua pháp luật. Điều này cũng có nghĩa
là quyền và lợi ích khoog mất đi, phát sinh them mà giữ nguyên, được trao quyền nắm giữ từ người
này sang người kia. Như vậy là sự hoán đổi vị trí của quyền và lơi ích giữa 2 cán cân với nhau, vậy thì
trạng thái cân bằng đâu có đạt được, vẫn là một bên nắm giữ quyền lợi và bên còn lại là không có gì.
Có hay không sự công bằng ở đây khi đem lên bàn cân vẫn bị lệch, trong khi nhận thức của mỗi đương
sự, mỗi một luật và mỗi một người tham gia trong quá trình tố tụng trong mỗi vụ việc là khác nhau.
Cho nên, không thể khẳng định, Nghề luật sư là nghề đảm bảo công bằng xã hội.
Câu 5: Tại sao điều 47 luật Luật sư quy định vè chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư không có hình thức phá sản?
Tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của luật luật sư, là ngành
nghề kinh doanh đặc thù, có điều kiện và không như những doanh nghiệp khác chịu sự điều chỉnh của
luật doanh nghiệp. Tổ chức hành nghề luật sư là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập
không chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thu thù lao mà còn hỗ trợ pháp lý theo yêu cầu.....
- Tổ chức hành nghề luật sư không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Phá sản.

-  tổ chức hành nghề luật sư được Sở Tư pháp cấp giấy phép hoạt động và ko yêu cầu về vốn như các
doanh nghiệp được thành lập và hđ theo Luật Doanh nghiệp. Tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch
vụ pháp lý cho khách hàng và thu thù lao nên khó có thể phát sinh khoản nợ quá hạn.

Do đó, không có quy định hình thức phá sản cho việc chấm dứt hoat động của tổ chuéc hành nghề luật
sư.
Cau 6. Phản bác lại quan điểm: Nghề luật sư là 1 nghề dịch vụ?
- khái niệm nghề luật sư:
+ là một nghề luật, trong đó luật sư
+ là chức danh bổ trợ tư pháp
+ có quyền tự do trong phương thức hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách khách hàng một
cách độc lập.
+ Theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp
+ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hành
+ góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng dân chủ , văn minh.
-Khái niệm nghề dịch vụ:
+ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định
+bản chất của dịch vụ là sự cung cấp để đáp ứng nhu cầu
+và mang lại lợi nhuận
+ Mà trong đó một bên nhận cung ứng dịch vụ ,đáp ứng nhu cầu bên kia thực hiện việc thanh toán .
-Phản bác: Nghề luật sư không phải là một nghề dịch vụ
+ luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí
+tham gia tiến hành tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tung
+hành nghề với tư cách cá nhân theo hđ lao động cho cơ quan, tổ chức
Câu 8: Tại sao Luật Luật sư không quy định tổ chức hành nghề luật sư tự chấm dứt hoạt động
khi giải thể?
-Giải thể là một phương thức chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp được quy định tại Điều 201
đến Điều 205 Luật doanh nghiệp năm 2014, mặt khác tổ chức hành nghề luật sư không phải là đối
tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp năm 2014 cho nên phương thức giải thể không áp dụng đối
với tổ chức hành nghề luật sư.
Như vậy Luật Luật sư không quy định tổ chức hành nghề luật sư tự chấm dứt hoạt động khi giải thể.
-  tổ chức hành nghề luật sư gồm: công ty luật; văn phòng luật được tổ chức và hoạt động theo loại
hình doanh nghiệp tư nhân - chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân.
- và tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạt động tại sở tư pháp nơi có đoàn luật sư mà trưởg văn
phòng luật sư/giám đốc cty luật là thành viên. hoặc tại sở tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công
ty nếu là cty luật do luật sư ở các đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập.---> việc dăng ký
hoạt động do sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động. khác với thành lập doanh nghiệp
Câu 9. Luật sư phải bảo vệ công lý và Nhà nước pháp quyền, có mâu thuẫn với bảo vệ lợi ích
khách hàng không?
Trả lời
Bảo vệ công lý nhà nước pháp quyền là bảo đảm pháp luật được thực thi trong đời sống, đảm bảo sự
thật khách quan, xét xử đúng người đúng tội. Pháp luật cũng có những quy định về quyền lợi và nghĩa
vụ của mỗi tổ chức, cá nhân trong từng mối quan hệ cụ thể. Vì vậy, trong mỗi trường hợp mà các chủ
thể có những quyền và lợi ích khác nhau được pháp luật bảo vệ.
Quy tắc 1 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam quy định: Luật sư có
nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc .Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ
công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Như vậy Luật sư phải có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, lấy pháp luật, công lý làm mục tiêu đồng
thời là phương tiện để hành nghề luật. Bên cạnh việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Luật sư phải
có trách nhiệm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam.
Bảo vệ lợi ích của khách hàng là việc luật sư bằng những kiến thức, sự tận tâm cũng như những kỹ
năng thực tế của mình để đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, bảo vệ tốt nhất quyền
và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Quy tắc 3 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam quy định Luật sư có
nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát
huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất
quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp
luật sư.
Theo quy tắc 1 và quy tăc 3 trong bộ quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư ta thấy luật sư
phải có nghĩa vụ bảo vệ công lý và Nhà nước pháp quyền đồng thời bảo vệ lợi ích của khách hàng.
Việc Luật sư phải bảo vệ công lý và Nhà nước pháp quyền không hề mẫu thuẫn với việc bảo vệ lợi ích
khách hàng.
Bởi vì luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng phải trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam, luật sư không phải là người có thể thay đổi pháp luật, do đó nếu thân chủ có hành vi vi
phạm pháp luật thì vẫn là vi phạm không thể bao che thay đổi là họ không có tội. Việc bảo vệ lợi ích
hợp pháp của khách hàng là một phần giúp bảo vệ công lý và Nhà nước pháp quyền.

Câu 10. Với sự phát triển hiện nay, có quan điểm cho rằng luật sư là cộng sự của khách hàng,
theo a (c) đúng hay sai? Hãy chứng minh quan điểm của mình.
- Khái niệm luật sư: Luật sư là người có quốc tịch Việt Nam có bằng cử nhân luật chứng nhận đào tạo
nghề luật sư và qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, đạt kết quả của kỳ kiểm tra hết tập sự hoặc
được miễn đào tạo và miễn tập sư theo quy định của pháp luật, được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, đã gia nhập một Đoàn luật sư, được cấp thẻ luật sư và cung cấp dịch
vụ pháp lý cho khách hàng trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc với tư cách cá nhân.
- Khái niệm khách hàng: Theo Luật Luật sư, khách hàng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch
vụ pháp lý của luật sư – một trong những chủ thể quan trọng nhất cấu thành nghề luật sư. Luật sư với
khách hàng luôn luôn đồng hành với nhau trong suốt quá trình giải quyết vướng mắc về mặt pháp lý
của khách hàng.
- Khái niệm cộng sự: Cộng sự có nghĩa là cùng làm chung một công việc hay chỉ người trực tiếp giúp
việc để hoàn thành một nhiệm vụ, làm mọi việc trong khả năng của mình để đạt được những thành tích
tốt và hoàn thành mục tiêu đặt ra.\
Có quan điểm cho rằng luật sư là cộng sự của khách hàng.
Quan điểm 1: Đúng
Luật sư và khách hàng cùng hướng tới mục tiêu chung, hai bên cùng hợp tác, cùng đưa ra phương án
giải quyết, cùng cung cấp và thu thập đầy đủ thông tin, chứng cứ để hướng đến mục tiêu chung là
mang lại kết quả bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng.
Quan điểm 2: Không đúng-
Luật sư với khách hàng tồn tại một công việc chung đó chính là vấn đề pháp lý khách hàng đang
vướng mắc, cả hai cùng hướng tới việc giải quyết được vướng mắc đó. Nhưng luật sư bằng kiến thức
pháp lý, kỹ năng của mình làm việc độc lập với khách hàng trong quan hệ cung ứng dịch vụ pháp lý,
luật sư là người cung cấp dịch vụ, người làm việc, còn khách hàng chỉ là người cung cấp thông tin để
luật sư hoàn thành tốt nhất công việc. Luật sư và khách hàng không cùng làm một công việc, cung cấp
dịch vụ pháp lý, đồng thời khách hàng không thể cung cấp dịch vụ pháp lý để luật sư giúp việc.
Kinh nghiệm khóa trên: Vào phòng thi hay bị vặn lại, nên mình chuẩn bị 2 phương án để các bạn
biết lựa mà nói.
Câu 11. Với sự phát triển của XH hiện nay, LS cần kết hợp, phối hợp tốt với khách hàng và coi
khách hàng là cộng sự. Hãy trình bày quan điểm?

Luật sư là người cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng
trước Tòa án, các cơ quan Nhà nước. Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung
cấp cho cho khách hàng, tận tâm sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền
và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, đạo đức và ứng xử của luật sư. Khách hàng là
những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý và là những chủ thể mang yếu tố quyết định trong
việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư. Đừng bao giờ thiết lập kiểu quan hệ mua bán với khách
hàng, hãy xây dựng quan hệ của luật sư với khách hàng trên cơ sở trung thực, hợp tác, bền vững và hai
bên đều có lợi. Cần phải tạo quan hệ để khách hàng thấy rằng luật sư hay công ty luật là người cung
ứng dịch vụ nghiêm túc, đàng hoàng, không vì mục đích lợi nhuận, mà lấy việc tạo quan hệ lâu dài với
khách hàng để thiết lập quan hệ. Điều đó củng cố uy tín của luật sư, tạo niềm tin cho khách hàng và
duy trì được mối khách hàng thường xuyên cho luật sư.Trong quá trình trao đổi, làm việc giữa luật sư
và khách hàng, khách hàng sẽ truyền đạt các thông tin về chính mình và các thông tin về vụ việc của
họ cho luật sư để nhờ luật sư tư vấn hoặc thực hiện một dịch vụ pháp lý nào đó. Khi được trợ giúp
pháp lý từ luật sư, khách hàng là những người sẽ trực tiếp quan tâm đến mọi hoạt động công việc của
luật sư trong việc thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để phục vụ cho việc bảo vệ lợi
ích của luật sư đối với mình, khách hàng có thể cung cấp mọi tài liệu, chứng cứ trong khả năng của
mình để đạt được những mục tiêu mà luật sư và chính họ đều muốn hướng tới. Khách hàng luôn có
trách nhiệm về tính chuẩn mực đối với những tài liệu, chứng cứ mà họ cung cấp cho luật sư trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Ngoài ra, khách hàng là người luôn động não suy nghĩ cùng luật sư
để đưa ra hướng giải quyết vụ việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất; đồng thời cũng là người đưa ra
những ý kiến đóng góp cùng luật sư trong suốt quá trình giải quyết vụ việc mà việc đó ảnh hưởng trực
tiếp đến họ. Giữa luật sư và khách hàng luôn luôn có một sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất để có thể
nắm bắt một cách tốt nhất những yêu cầu, mong muốn của cả hai bên.Từ những tiêu chí được đưa ra
cho thấy, khách hàng cũng giống như một cộng sự luôn theo sát cùng luật sư trong suốt quá trình giải
quyết vụ việc để hỗ trợ nhau hoàn thành tốt công việc mà ý chí của cả hai đều muốn hướng tới. Qua
đó, luật sư cần phải kết hợp, phối hợp một cách tốt nhất với khách hàng và coi họ như những cộng sự
đắc lực nhất mà luật sư cần có.
Câu 12 (Trùng câu 7) . Với vai trò là luật sư bảo vệ ba Hồng trong hồ sơ 5. Anh chị hãy đặt câu
hỏi đối với bà A để xác định ai có quyền sở hữu thương hiệu C international Law

1.       Phân loại và sắp xếp hồ sơ:


-          Quan hệ hành chính
-          Quan hệ vay nợ
-          QH lao động và thủ tục
-          QH tố tụng: Đơn khởi kiện
2.       Tóm tắt tình huống
a)      Tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu
-          7/2010: Luật sư Nguyễn Thị A gửi bản kế hoạch sẽ chủ động thành lập công ty luật dưới sự
điều hành của công ty Quốc tế C góp vốn và tự ứng tuyển vào công ty quốc tế C do bà Đặng Thị Hồng
làm giám đốc điều hành
-          5/2011: Thỏa thuận thành lập C International Law Firm được ký kết. Trong đó, Luật sư A là
người đại diện theo pháp luật; Bà Đặng Thị Hồng là chủ tịch công ty.
-          5/2012: Luật sư A hoàn thiện dự thảo kế hoạch giải thể công ty Luật C International Law Firm
và nộp đơn xin nghỉ việc.
-          8/2012: Luật sư A và Công ty Luật TNHH quốc tế Đ gửi thư phúc đáp bà Hồng và Công ty
quốc tế C trình bày ý kiến về tranh chấp tên miền và nhãn hiệu thương mại C International Law Firm
ð  Yêu cầu của bà Hồng và công ty C: Đòi lại nhãn hiệu thương mại và tên miền
ð  Yêu cầu của C: Giữ lại nhãn hiệu thương mại và tên miền
b)      Lao động
-          21/2/2011: Luật sư A thành lập Công ty luật TNHH quốc tế Đ tại thành phố B
-          Từ tháng 6/2012 – 11/2012: Bà A với cương vi Giám đốc công ty luật TNHH quốc tế đã có
nhiều hành vi nhằm trốn tránh thực hiện với người lao động bao gồm ông Linh, bà Ái, bà Trà, bà H
-          13/11/2012: Tập thể người lao động Công ty Đ đã đệ đơn đến tòa án quận Đ – TP. B để khởi
kiện bà A
ð  Yêu cầu của người lao động: Buộc giám đốc A thanh toán đủ số lương chưa thanh toán cho nhân
viên. Buộc bà A phải thanh toán đủ số tiền lương đến thời điểm Tòa án giải quyết xong và lãi do chậm
trả lương hàng tháng.
c)       Thuê nhà xưởng
-          Ông Khan và công ty ông Khan thuê nhà xưởng của ông Kh theo HĐ liên kết.
-          Căn cứ theo HĐUQ về việc Ông Kh đã ủy quyền cho ông Q (chồng bà A) nhận tiền và sử dụng
nhà xưởng, Ông Khan đã chuyển tiền cho ông Q. Tuy nhiên, Hợp đồng ủy quyền giữa ông Q và ông
Kh là bất hợp pháp.
ð  Yêu cầu của ông Flavio và ông Khan (Bên đã chi 45.000 USD): Đòi lại tiền và đề nghị ông Q, bà A
giải quyết vấn đề nhà xưởng để sản xuất.
d)      David Vik & VM
-          David Vik do bà A giám đốc Công ty Đ (tên giao dịch: C International Law Firm) khởi kiện
VM trong vụ kiện lao động. Vụ án được tòa án thành phố B thụ lý ngày 17/4/2012.
-          2/8/2012: David Vik & VM đã hoàn tất biên bản hòa giải và rút đơn khởi kiện.

Câu hỏi đối với bà A để xác định ai có quyền sở hữu thương hiệu C international law.
1. Nhãn hiê ̣u C international Law Firm bà đăng kí có ý nghĩa là gì khi dịch ra tiếng Viê ̣t?
2. Là mô ̣t luâ ̣t sư đã tư vấn về SHTT, theo bà phần đô ̣c đáo của nhãn hiê ̣u “C international Law
Firm” giúp phân biê ̣t với nhãn hiê ̣u của các công ty luâ ̣t khác là gì? (C International)
>> Mục đích kết luâ ̣n về sự tương đồng (trùng khớp đến mức gây nhầm lẫn) về hình thức giữa
hai thương hiêu:
̣ giống nhau về phần đô ̣c đáo, phần còn lại là từ ngữ thông dụng, không có tính
phân biêt.̣
3. Thương hiê ̣u C international law firm mà bà và cty TNHH Quốc tế Đ đang sử dụng cho dịch
vụ gì?
> Mục đích: Khẳng định sự trùng khớp về mục đích sử dụng của 2 nhãn hiêu.
̣
4. Trước đó, vào ngày 26/7/2010, trong thư ứng tuyển vị trí luâ ̣t sư vào Công ty Quốc tế C, Bà đã
viết “công ty quốc tế trước đây là văn phòng lsu shttt C là mô ̣t trong các tư nhân tư vấn luâ ̣t sở
hữu trí tuê ̣ đầu tiên của VN…” sau đó bà đã có thời gian dài là luâ ̣t sư làm viê ̣c của công ty
quốc tế C như vâ ̣y tại thời điểm bà đăng kí cho nhãn hiê ̣u C international law firm bà đã biết rõ
công ty Quốc tế C – chủ sở hữu của nhãn hiê ̣u C International và sử dụng nhãn hiê ̣u này trong
lĩnh vực tư vấn pháp luâ ̣t, đúng không?
Kết luâ ̣n, như vâ ̣y dù là mô ̣t luâ ̣t sư, bà A đã có hành vi cố tình đăng ký nhãn hiêụ tương tự gây
nhầm lẫn với mô ̣t nhãn hiêụ đã được đăng ký trước trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý để
lợi dụng uy tín của nhãn hiêụ C International đã rất nổi tiếng trước đó.

- Bà A bà có biết có biết hiện tại công ty TNHH quốc tế C đã và đang sử dụng nhãn hiệu C
international hay không?
- Ý tưởng nào đã dẫn đến việc Bà A đã sử dụng nhãn hiệu C international Law Firm cho công ty
của Đ của bà.
- Thời điểm bà A đăng ký quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là khi nào. ( mục đích xđ thời điểm
trước hoặc sau thời điểm Công ty quốc tế C đăng ký).
- Nhãn hiệu C international Lawfirm của công ty đang được sử dụng cho những dịch vụ nào
( mục đích xđ: có trùng với danh mục dịch vụ đã được công ty Quốc tế C đăng ký hay ko)
- Tai sao với tư cách là một luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ Bà có thể sử dụng nhãn hiệu C
international Law firm dễ gây hiểu lầm với nhẫn hiệu của công ty quốc tế C như vậy?

Câu 13. Có quan điểm cho rằng: Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được thực hiện dịch vụ
liên quan đến thủ tục hành chính và thực hiện tư vấn pháp luật trong trường hợp khiếu nại. Anh
ủng hộ quan điểm trên hay không? Nêu rõ luận điểm bảo vệ quan điểm của mình.
Tôi không ủng hộ quan điểm trên, bởi;
Thứ nhất, việc hạn chế phạm vi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nhằm tạo dựng
một môi trường pháp lý chuyên nghiệp trên cơ sở cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức hành nghề
nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư trong nước.
Thứ hai, việc quy định hạn chế tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tham gia thực hiện dịch vụ liên
quan đến thủ tục hành chính và thực hiện tư vấn pháp luật trong trường hợp khiếu nại, nhằm bảo đảm
quyền lợi của khách hàng, hiện nay pháp luật về luật sư chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý vi
phạm như luật sư hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư trong nước, luật sư việt nam ngoài tuân
thủ quy định pháp luật còn phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Nếu có tranh chấp
giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thì khách hàng sẽ là bên bất lợi.
Câu 14.Phản bác quan điểm: Sứ mệnh cao cả thiêng liêng của Luật sư là bảo vệ kẻ yếu.
- “Kẻ yếu” ở đây được hiểu là người dân trong quan hệ với cơ quan công quyền, người kém hiểu biết
hơn và nghèo hơn trong quan hệ với người hiểu biết hơn và giàu hơn…Kẻ yếu, để làm tăng sức mạnh
của mình thì có một cách tốt là sử dụng luật sư.
- Quan niệm như trên không phải là một quan niệm đúng cả về phương diện lịch sử và bản chất nghề
nghiệp luật sư. Không thể quan niệm quyền lợi người dân như là “kẻ yếu” chỉ vì họ kém hiểu biết hoặc
nghèo hơn người khác.
- Sứ mệnh của luật sư là bảo vệ khách hàng- quyền lợi của khách hàng là kim chỉ nam cho hành động
của luật sư. Mà, khách hàng không phải lúc nào cũng là kẻ yếu (có khi họ đều là kẻ mạnh, đều là kẻ
yếu, bên yếu bên mạnh). Luật sư phải bảo vệ ko chỉ kẻ yếu mà là bảo vệ những người hạn chế hiểu
biết về pháp luật
Khái niệm mạnh yếu cũng không rõ ràng
- Ví như trong tranh chấp có người mạnh- người yếu mà khách hàng của luật sư là người mạnh
mà luật sư lại đi bảo vệ người yếu là trái đạo đức.

Phản bác quan điểm: Sứ mệnh cao cả thiêng liêng của Luật sư là bảo vệ kẻ yếu.
- Kẻ yếu là gì? Yếu về kinh tế, sức khỏe hay pháp lý,…
- Nghề luật sư theo tôi, dù có giải tích ntn thì nó vẫn là một nghề với hoạt động chủ yếu là
cung cấp dịch vụ pháp lý. Nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho khách hàng. Mỗi khách hàng khi tìm đến Ls thì họ đều mang trong mình những “căn bệnh pháp
lý” cần được giải quyết. Do đó, theo tôi, nhận định trên sẽ chính xác khi thay đổi thành “Sứ mệnh cao
cả thiêng liêng của Luật sư là bảo vệ kẻ yếu thế về mặt pháp lý”.

Câu 15: Có ý kiến cho rằng: Nghề luật sư găn với sự phát triển của hệ thống pháp luật/ anh (chị)
làm rõ quan điểm trên
Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến
thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo
đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc
đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư.
Nghề luật sư luôn gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật. Có thể nói luật
gia đầu tiên xuất hiên trong xã hội chính là nhà lập pháp, người định ra các quy phạm pháp luật. Sau
đó là sự xuất hiện của các thẩm phán, người có nhiệm vụ bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được
tôn trọng và cũng là người quyết dịnh hình phạt đối với người vi phạm các quy phạm pháp luật.
Và trước khi có Pháp lệnh luật sư năm thì đã có manh mún về việc bào chữa cho người vi phạm pháp
luật tuy nhiên khi đó chưa thành nghề luật sư. Cho đến khi có Pháp lệnh thì nghề luật sư bắt đầu hình
thành và phát triển từ đó. Người luật sư đã có từ luật tức là họ dùng kiến thức pháp luật của mình để
bảo vệ người khác và để sống. Chính vì dùng kiến thức pháp luật để mà hành nghề thì đương nhiên là
sự phát triển thay đổi của họ cũng theo với sự thay đổi của pháp luật vì đó là nền tảng cốt lõi, công cụ
để họ hành nghề.
15. Có ý kiến cho rằng: Nghề Ls gắn với sự phát triển của hệ thống pháp luật/ A(c) làm rõ quan điểm
trên.
- Nghề Ls là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý, lấy sự hiểu biết pháp luật làm công cụ hành nghề.
Do đó, sự thay đổi của pháp luật trong từng thời kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
những nghề liên quan đến pháp luật (Luật sư, thẩm phán hay các chức danh tư pháp)
Một hệ thống pháp luật phát triển ổn định sẽ tạo nền tảng cho các nghề nghiệp liên quan đến
vận dụng, áp dụng pháp luật phát triển vững chắc.
VD: sự phát triển của Nghề LS ở VN qua các thời kỳ

Câu 17: quy tắc 1 và quy tắc 12 có mâu thuẫn không? Đưa ra quan điểm?

Trả lời: quy tắc 1 và quy tắc 12 không mâu thuẫn vì:
- Khách hàng là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của Luật sư. Luật sư có trách nhiệm bảo vệ tối
đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Giữ bí mật thông tin của khách hàng là một trong những
yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo cho uy tín của Luật sư.
- Luật sư luôn phải bảo vệ công lý, nhưng không được quên trách nhiệm của mình đối với khách hàng.
- Luật sư áp dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho khách hàng.
Sự bảo vệ này nằm trong giới hạn quy định của pháp luật cho phép. Trừ trường hợp được khách hàng
đồng ý hoặc theo qui định của pháp luật, trong trường hợp bí mật của khách hàng ảnh hưởng lớn tới
lợi ích quốc gia, lợi ich công cộng thì luật sư vẫn được tiết lộ.
=> Vì vậy, giữ bí mật thông tin khách hàng là bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. Điều này
cũng góp phần bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền.

17. Quy tắc 1 và 12 có mâu thuẫn không? đưa ra quan điểm của mình?
Quy tắc 1. Bảo vệ công lý và Nhà nước pháp quyền
Quy tắc 12. Giữ bí mật tt khách hàng
Không mâu thuẫn.
- Theo tôi, công lý chính là công bằng, đảm bảo công lý chính là thực thi nghiêm chỉnh pháp
luật cũng như các quy phạm đạo đức. Nhà nước pháp quyền là nhà nước sử dụng pháp luật làm công
cụ điều chỉnh xã hội, mọi thành viên, chủ thể trong xã hội đều tuân thủ và thực hiện các quy định của
pháp luật.
- Pháp luật dân sự và kinh doanh thương mại đều quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin
khách hàng, do đó, việc thực hiện nghiêm chỉnh QT12 cũng chính là tuân thủ triệt để quy định của PL,
góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền và bảo vệ công lý.

Câu 18. Nghề luật sư gắn với số phận mỗi con người…ủng hộ quan điểm trên
1. Quan điểm 1:
Thật vậy, nghề luật sư là một nghề có tính đặc thù là cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Thông qua hoạt động của mình, luật sư thực hiện chức năng xã hội cao cả: Bảo vệ công lý, bảo vệ các
quyền tự do dân chủ của công dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ta lấy một ví dụ để mình chứng cho điều này: Giá sử khi một người bị truy tố ra trước tòa
án có nghĩa là người đó sẽ phải chịu sự phán xét của pháp luật về số phận pháp lý gắn liền với các chế
tài nghiêm khắc. Dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng cũng gắn liền với sinh mệnh
của họ.
Quyền quyết định số phận pháp lý của bị cáo như thế nào là thuộc về Hội đồng xét xử. Tuy
nhiên, không phải trong mọi trường hợp các quyết định của Hội đồng xét xử cũng công bằng nghiêm
minh, đúng người đúng tội do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như: trình độ, năng lực của
hội đồng xét xử còn hạn chế, chưa thực sự có trách nhiệm với nghề nghiệp và thiếu sự công tâm, quá
trình điều tra thiếu sự khách quan. Trong trường hợp này, giả sử một người bị kết tội oan thì lúc này số
phận của họ sẽ đi theo một hướng khác, không những bản thân người ấy đau khổ, mà gia đình của họ
càng đau khổ hơn.
Do đó, trong quá trình tố tụng nếu luật sư có thể tìm thấy các tài liệu, chứng cứ có giá trị pháp
lý giúp cho thân chủ của mình được hưởng sự công minh của pháp luật. Bằng các luận lý có sức thuyết
phục, sẽ góp phần không nhỏ trong việc ra phán quyết đúng pháp luật của Hội đồng xét xử. Và như
vậy, chắc chắn số phận của khách hang này sẽ khác.
2. Quan điểm 2:
Nghề luật sư gắn với số phận mỗi con người.
Ủng hộ quan điểm trên vì:
+ Thứ nhất, luật sư là những người am hiểu về luật, về những kiến thức pháp lý được đào tạo một
cách chuyên sâu, bài bản tại cơ sở đào tạo, về những quy định của pháp luật. Có thể nói luật sư và
nghề luật sư là đối tượng nắm rõ được tinh thần của pháp luật hơn cả. Bởi vậy khi gặp rắc rối về vấn
đề pháp lý, khách hàng sẽ tìm tới luật sư để được tư vấn, định hướng và tìm ra phương hướng để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
+ Thứ hai, chính vì là những người nắm vững kiến thức pháp luật hơn cả, nên khi tìm tới luật sư,
khách hàng luôn mong muốn trút được nỗi lo lắng của mình. Khách hàng tìm tới luật sư mong muốn
được tư vấn pháp lí, được hướng dẫn và quan trọng là tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề của mình.
Khách hàng tìm tới luật sư với mỗi một hoàn cảnh, một số phận, một câu chuyện khác nhau. Vấn đề
của họ có thể là nhỏ, là một lợi ích cỏn con cá nhân; hoặc một câu chuyện lớn hơn với vấn đề tài sản
lớn hơn, về cuộc sống của nhiều con người bị ảnh hưởng.. hay thậm chí liên quan cả tới sự sống, sự tự
do của bản thân.Câu chuyện pháp lý của họ có thể còn liên quan tới cuộc sống của bố mẹ, gia đình,
người thân. Tìm tới luật sư, khách hàng mong muốn vấn đề của mình được giải quyết một cách tốt
nhất có thể. Do thế, mọi định hướng, phương án giải quyết của luật sư khi quyết định tiếp nhận vụ án,
vụ việc đều gắn liền với số phận của mỗi khách hàng.
18. Nghề luật sư gắn với số phận mỗi con người…ủng hộ quan điểm trên
Đồng thuận
- Nêu như nghề bác sĩ gắn liền với số phận của mỗi con người về mặt sức khoẻ, tính mạng, thì nghề
Ls gắn liền với số phận mỗi con người (nghĩa rộng: cá nhân, pháp nhân) về mặt pháp lý.
- Bảo vệ thành công quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức chính chính là loại bỏ
những vướng mắc pháp lý, đảm bảo sự hoạt động bình thường của những chủ thể này trong xã hội,
quyền và lợi ích cả về vật chất lần tinh thần đều đảm bảo, đây chính là số phận của mỗi “con người”
Câu 19. Đề bài: Nếu không có người xấu thì thì cũng chẳng có luật sư tốt. Hãy lập luận để
phản đối quan điểm trên.
Quan điểm cá nhân về vụ phản bác:
- (Nêu khái niệm) Người xấu có thể coi là người thực hiện những hành vi xấu (trái đạo đức, trái
pháp luật). Người không xấu là người không thực hiện những hành vi này. Luật sư tốt là người hành
nghề luật sư mà thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ của mình, không dùng nghề nghiệp của mình để làm
những điều xấu. Việc đánh giá một hành vi là tốt hay xấu phụ thuộc vào suy nghĩ của từng người,
trong từng xã hội và từng giai đoạn lịch sử.
- (Nêu ý kiến về người xấu + liên kết giữa người xấu với nghề luật sư  phủ định tính tất yếu
của sự liên kết này  phủ định tính tất yếu của sự liên kết giữa người xấu và luật sư tốt) Người xấu
tạo ra bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng đến công lý và lẽ phải. Vì vậy đây là một trong những yếu tố
giúp cho nghề luật sư có thể tồn tại và phát triển, ngoài ra còn nhiều yếu tố khác. Vì vậy không có
nghĩa là cần phải có người xấu thì mới có thể có nghề luật sư, và không cần có người xấu để có luật sư
tốt.
- (Phân tích kỹ khái niệm luật sư tốt  từ đó phủ định vai trò tất yếu của người xấu đối với luật
sư tốt) Luật sư là một nghề trong ngành luật. Với tư cách là một người hành nghề, luật sư cần phải
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, bảo đảm lợi ích tối đa của khách hàng bằng những biện pháp
không vi phạm pháp luật và đạo đức. Như vậy mới được coi là thực hiện tốt công việc của mình. Vì
vậy muốn thực hiện tốt công việc của mình thì người luật sư không cần phân biệt người xấu – người
không xấu, mà chỉ cần biết đó là khách hàng và phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình)
Luật sư là người có kiến thức pháp luật, am hiểu về pháp luật. Hơn nữa, luật sư phải góp phần
bảo vệ công lý và lẽ phải. Luật sư tuyệt đối không được vi phạm pháp luật và đạo đức. Luật sư phải
luôn có ý thức thực hiện việc này. Sự tồn tại của người xấu không ảnh hưởng đến việc luật sư không vi
phạm pháp luật và đạo đức.
Từ những điều trên có thể thấy rằng,không cần tới người xấu vẫn có sự tồn tại của luật sư tốt.
Câu 20 Có quan điểm cho rằng nghề Ls k chỉ kiếm tiền mà kiếm rất nhiều tiền mà vẫn đúng quy
tắc đạo đức nghề và ứng xử nghề ls mà vẫn giữ vững pháp luật. Lập luận ủng hộ luận điểm trên.
MĐ: Nghề luật sư nói riêng và nghề luật nói chung là nghề nghiệp trong xã hội phát triển với
sự đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Nghề luật sư được coi là một loại
hình dịch vụ nghề nghiệp và được điều chỉnh bằng các đạo luật về hành nghề luật sư và kinh doanh
thương mại. Do đó, có quan điểm cho rằng cho rằng nghề LS không chỉ kiếm tiền mà kiếm rất nhiều
tiền mà vẫn đúng quy tắc đạo đức nghề và ứng xử nghề luật sư và vẫn giữ vững pháp luật. Cá nhân em
ủng hộ quan điểm này.
ND:
- Giải thích, làm rõ một số khái niệm: luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
+ Luật sư: Là những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu
của KH là những cá nhân, cơ quan, tổ chức.
+ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS: Nghề LS là một nghề đặc biệt bởi khi hành nghề, LS
không chỉ tuân thủ hiến pháp, pháp luật mà còn phải tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp quy định những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp mà luật sư phải tuân thủ trong hành nghề và trong lối sống, thước đo phẩm chất đạo đức và
trách nhiệm nghề nghiệp của LS.
- Luật sư là một nghề kiếm được rất nhiều tiền: Theo khảo sát của Hiệp hội Quốc gia về Lao động
ngành Luật tại Mỹ, Luật sư là ngành có thu nhập dẫn đầu thị trường lao động với mức lương khởi
điểm của các luật sư tại các công ty luật lớn là 160.000 USD/năm. Ở Việt Nam cũng vậy, từ xưa đến
nay, luật sư vẫn được coi là một nghề cao quý. Nghề luật sư nói riêng và nghề luật nói chung có mức
thu nhập khá tốt, bởi vì để đào tạo trở thành một luật sư chuyên nghiệp cần nhiều thời gian và những
tiêu chuẩn khắt khe. Thành quả tốt đẹp là một mức lương xứng đáng với thời gian, nỗ lực mà những
người làm nghề luật sư luôn hướng đến và điều này cũng hoàn toàn tương xứng.
- Luật sư là nghề kiếm được rất nhiều tiền mà vẫn tuân theo Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp và
giữ vững pháp luật. Luật sư là những người am hiểu sâu sắc những quy định pháp luật để từ đó mới có
cơ sở tư vấn pháp lý cho khách hàng. Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định chặt chẽ đến đâu thì luật sư,
với tư cách là những người nghiên cứu am hiểu tường tận pháp luật, vẫn có cơ hội tìm ra những kẽ hở
của pháp luật và có thể lợi dụng những kẽ hở đó. Do đó, pháp luật đã có những quy định điều chỉnh vị
trí, vai trò, tiêu chuẩn, tổ chức…hành nghề luật sư và có cả những quy tắc đạo đức hành nghề luật sư
để luật sư xử sự đúng trong các mối quan hệ. Trong quá trình hành nghề, luật sư luôn phải lấy Quy tắc
đạo đức ứng xử nghề nghiệp làm chuẩn mực cho sự tu dưỡng rèn luyện. Một người luật sư giỏi không
thể là người không vì những vụ lợi cho bản thân mà bất chấp pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Một người luật sư thành đạt là người kiếm được nhiều tiền, nhưng thành công đó phải dựa trên tinh
thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, để họ luôn giữ được uy tín nghề
nghiệp, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.
KL: Tóm lại, những phân tích trên đã làm rõ quan điểm….
20. Có quan điểm cho rằng nghề Ls k chỉ kiếm tiền mà kiếm rất nhiều tiền mà vẫn đúng quy tắc đạo
đức nghề và ứng xử nghề ls mà vẫn giữ vững pháp luật.lập luận ủng hộ luận điểm trên.
- 2 yếu tố cần thiết tối thiểu của 1 LS đó là chuyên môn và Đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, 1 Ls
giỏi là 1 Ls có chuyên môn cao và luôn tuân thủ PL, tuân thủ các quy tắc đạo đức. Điều này quyết
định đến sự thành công của mỗi LS, quyết định đến thu nhập và số tiền thu được khi giải quyết các vụ
việc.
Câu 21: (vì cơ quan điều tra đã kết luận hành vi vi phạm của ls V nên nghe quan điểm hơi cùn ạ)
Quan điểm của ls V về tố cáo của Cao Xuân Vũ: 
1. Về việc tố cáo vi phạm pl hình sự (điều 122) là không có cơ sở bởi công văn mà tôi gửi cơ quan
điều tra và viện kiểm sát không mang tính buộc tội cũng ko tố cáo. Tôi đã cung cấp những thông tin
tôi được biết và đề nghị cơ quan điều tra xác minh làm rõ, như vậy ông Vũ tố cáo tôi tội vu khống là
không chính xác. Ngoài ra việc thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ với chi phí quá cao: ... tỷ đồng, (vì ko
có hs 03 nên e ko nhớ rõ) và sự tin tưởng tuyệt đối của ông Vũ đối với anh Kiên theo như lời khai của
ông Vũ cũng là lý do để tôi tìm hiểu và đề nghị cơ quan chức năng làm rõ mối quan hệ của hai bên có
thực sự là lừa đảo hay không.
2. Về việc vi phạm đạo đức luật sư, đề nghị ông Vũ đưa ra bằng chứng về việc cho rằng tôi đã đến nhà
xúi giục ông Vũ khai không đúng sự thật để được nhận tiền bồi thường.
Câu 22. Là luật sư của Nguyễn Thanh V , hãy đưa ra lập luận chứng cứ đối với quan điểm của
ông Nguyễn Thanh Nghị (Hồ sơ 3.2)
- Không thỏa mãn tội vu khống
- Vu phạm quy tắc đạo đức và Luật luật sư (không có căn cứ phủ định)

Cau 23: Trong tiểu hồ sơ 3.2 em hãy là luật sư của ông Nguyễn Ngọc Nhị. Tóm tắt nội dung vụ
việc của hồ sơ đó như sau:
- Ngày 06/01/1993, thân chủ tôi là Ông Nguyễn Ngọc Nhị mua của Ông Kim Văn Cờ ở Thôn X
xã Ngọc huyện TH, thành phố B một căn nhà lợp ngói 5 gian diện tích đất là 100m 2 đất thổ cư
có vị trí như sau: cách chân đường tàu hỏa 03m, chiều rộng: 06m, chiều dài 20m, mảnh đất
thuộc thửa đất số 61 tờ bản đồ số 01 xã Ngọc.
- Ngày 14/01/1994, Đ/c Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Đồng đã xác nhận việc mua bán
nhà giữa Ông Nhị và Ông Cờ đã diễn ra vào ngày 06/01/1993 là có thật và được thành lập bằng
văn bản đó là giấy bán nhà.
- Ngày 29/01/1994, Ông Cờ bán tiếp cho Ông Nhị 40m2 liền giáp vào phần đất đã bán ngày
06/01/1993 nên tổng diện tích đất ông Nhị đã mua của Ông Cờ là 140m2.
- Ngày 26/12/2003 ông Nhị đã kê khai và làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và được
UBND xã Ngọc làm thủ tục trình UBND huyện TH cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
cho ông Nhị tại thử đất số 32 tờ bản đồ số 9 xã Ngọc.
- Ngày 14/11/2004, Thửa đất số 32 tờ bản đồ số 9 được Hội đồng ruộng đất xã Ngọc xét theo
Quyết định 65/QĐ-UB của UBND TP B đủ điều kiện trình UBNH huyện TH cấp GCN. Trong
quá trình xã Ngọc kê khai hồ sơ niêm yết tại xã, thôn, loa truyền thanh 15 ngày không nhận
được đơn thư khiếu nại gì về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mang
tên ông Nhị.
- Ngày 24/12/2004 UBND huyện TH đã cấp cho ông Nhị GCNQSDĐ số S073098, vào sổ cấp
GCNQSDĐ số 1003/QSDĐ/1856-H, số hồ sơ 23011066 chủ sử sụng đất mang tên Nguyễn
Ngọc Nhị tại xã Ngọc.
- Căn cứ và đất nhu cầu sử dụng và mối quan hệ giữa ông Nhị và bà Sáu nên sau khi mua mảnh
đất ở xã Ngọc, ông Nhị không sử dụng mà đã nhờ bà Sáu quản lý và trông coi giúp, lúc đầu bà
Sáu còn kinh doanh buôn bán quần áo, sau đó bỏ không ai ở.
- Trong quá trình quản lý và trông coi giúp mảnh đất trên, ông Nhị đều cho bà Sáu thu lợi tức từ
việc cho thuê diện tích đất mà bà Sáu quản lý.
- Đến 9/2012, bà Sáu nảy sinh ý đồ xấu muốn chiếm giữ nhà của ông Nhị, ông Nhị đã nhờ phải
nhờ đến ông trưởng thôn can thiệp giải quyết. Tại cuộc họp nhà ông trưởng thôn ngoài vợ
chồng bà Sáu và ông Nhị thì còn xuất hiện thêm một người phụ nữ tự giới thiệu là luật sư V
nhưng ông Nhị không chấp nhân vị đây là việc thương thảo giữa ông Nhị và vợ chồng bà Sáu.
- Ngày 26/10/2012, Tại phiên hòa giải đại diện chính quyền cơ sở cũng xác nhận căn nhà là của
ông Nhị cho bà Sáu mượn.
- Ngày 03/10/2016, khi Ông Nhị cho người khác thuê nhà thì bà Sáu đã thuê côn đồ đến quậy
phá, đánh đuổi người thuê nhà của ông Nhị. Luật sư V cũng dẫn theo người cùng bà Sáu ép
người thuê nhà ông Nhị phải dọn đồ ra khỏi nhà, đồng thời dùng vũ lực đẩy ông Nhị ra khỏi
nhà rồi khóa cửa chiếm nhà. Trong quá trình xảy ra sự việc trên, Luật sư V chỉ đạo những
người đi cùng bằng lời nói: “Lôi ông này ra (là ông Nhị)…Đây là nhà của tôi (là V)… chính
quyền là tôi!”.
- Để thực hiện ý đồ chiếm nhà của ông Nhị tới cùng thì luật sư V và bà Sáu đã ngụy tạo giấy tờ
giả và gửi đơn tố giác ông Nhị chiếm nhà của bà Sáu ra UBND xã và Công an huyện TH.
- Ngày 20/01/2013. Công an huyện TH đã có kết luận về những giấy tờ của luật sư H và bà Sáu
giả mạo là không đủ căn cứ pháp lý.

Ngày 15/7/2013, ông Nhị làm đơn tố giác và kiến nghị với Sở Tư pháp thành phố B, Đoàn luật sư
thành phố B về những hành vi trái pháp luật nói chung và không đúng với các quy định về Luật sư và
nghề Luật sư.
Câu 24. Quan điểm “Sứ mệnh thiêng liêng của luật sư là bảo vệ kẻ yếu”. Hãy lập luận để phản
đối quan điểm trên.
Trước hết cần làm rõ, kẻ yếu trong trường hợp này là gì, theo tôi kẻ yếu có thể được hiểu trên 2 khía
cạnh: (i) người yếu thế hơn về chứng cứ, về khả năng thắng kiện hoặc (ii)người tuy có nhiều chứng cứ
có lợi cho mình nhưng lại yếu thế hơn về các mối quan hệ với cơ quan chức năng,...dễ dẫn đến việc
phải chịu thiệt thòi trong quá trình điều tra, xét xử.
Để phản bác quan điểm trên, tôi đưa ra một vài quan điểm như sau:
- Thứ nhất, nhiệm vụ của luật sư là thực thi pháp luật, bảo vệ công lý, lẽ phải. Kẻ yếu trong quan điểm
trên có thể vì một lý do nào đó mà đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật dẫn đến phải
chịu các hậu quả pháp lý nhất định. Trong trường hợp này nếu nói sứ mệnh thiêng liêng của luật sư là
bảo vệ kẻ yếu thì rất có thể dẫn đến luật sư đã làm sai các quy định của pháp luật, điều này hoàn toàn
không phù hợp với pháp luật; quy tắc đao đức, ứng xử của người luật sư.
- Thứ hai, Khách hàng mà luật sư thực hiện việc bảo vệ, bào chữa không bao gồm người yếu thế hơn
trong một vụ án, vụ việc nào đó. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có yêu cầu đề nghị luật sư bào chữa/ bảo
vệ cho mình đều có thể là một trong các bên của vụ án/vụ việc (bao gồm cả người có lợi thế hơn). Khi
luật sư giao kết hợp đồng DV pháp lý với khách hàng, nhiệm vụ của luật sư lúc này là phải tìm mọi
chứng cứ có lợi cũng như đưa ra các quan điểm lập luận để bào chữa cho thân chủ của mình theo
hướng không có tội hoặc giảm nhẹ. Do đó, trường hợp nếu bên có lợi thế hơn yêu cầu luật sư bào
chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì luật sư đều có trách nhiệm thực hiện việc này trên
cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc đạo đức, ứng xử của LS.
Câu 25. Phản biện lại quan điểm: “Luật sư gánh trên vai niềm tin của xh và khách hàng ủy thác cho
họ”
TL : tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên !
_ Luật sư giúp đỡ cho khách hàng của mình về phương diện pháp lý, nhưng nhiều trường hợp, số phận
của khách hàng lại không phụ thuộc vào sự trợ giúp của luật sư, mà chịu sự định đoạt của pháp luật.
_ Niềm tin của KH đôi khi đó là sự đổi trắng thay đen, từ có thành không… để gánh trên vai niềm tin
đó của KH thì đó thực sự không phải là LS. LS chỉ là người tư vấn pháp lý và mang lại sự bảo vệ tốt
nhất tới quyền lợi hợp pháp cho KH chứ không thể đem lại niềm tin bằng cách đặt ra những lời hứa về
một kết quả tốt đẹp được.
_ Việc bảo vệ tốt nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được việc thực thi công lý, bảo vệ nhà
nước pháp quyền và Hiến pháp thì dù kết quả của vụ việc có là xấu nhất thì vẫn tạo được cái nhìn tốt
đẹp và tôn trọng của KH với nghề LS.
Câu 26. Theo anh chị quy tắc 2 và quy tắc 3 đạo đức nghề luật sư có mâu thuẫn nhau không. lập
luận của a chị
- Theo em quy tắc 2 và quy tắc 3 được quy định trong “ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư việt nam” là hoàn toàn KHÔNG mâu thuẫn mà ngược lại hai quy tắc này lại bổ trợ cho nhau.
- Lý do:
1. Mỗi quan hệ giữa Quy tắc 2 với Quy tắc 3.
+ Tòa án luôn đưa ra kết luận trên cơ sở chứng minh và chứng cứ. Muốn được kết luận của tòa bảo vệ
quyền và lợi ích cho thân chủ mình, thì LS phải chứng minh chính xác , chứng cứ thuyết phục. Muốn
vậy thì không thể không có chứng cứ khách quan, lời khai quan điểm trung thực, hay tư tưởng độc lập
trên cơ sở pháp luật quy định và thực tế đã diễn ra được.
2. Mỗi quan hệ giữa Quy tắc 3 với Quy tắc 2:
+ Việc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng tức là bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách
hàng được thực hiện. Buộc LS việc đầu tiên phải làm là độc lập về tư duy, trung thực trong tình tiết vụ
án , tôn trọng bảo vệ những chứng cứ khách quan, sau đó LS mới sử dụng kỹ năng chuyển môn, kỹ
năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN SƠ QUA, MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý THÊM BẰNG VIỆC comment
BÊN DƯỚI NHÉ! thanks
Câu 27: Quy tắc 16 và Quy tắc 18 có mâu thuẫn với nhau không? Anh (chị) lập luận quan điểm
của mình về quan điểm trên
Quy tắc 16: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp
và Quy tắc 18: Cạnh tranh nghề nghiệp
không mâu thuẫn với nhau
Trình bày quan điểm
 Mối quan hệ giữa luật sư và đồng nghiệp:

- Mối quan hệ đồng nghiệp trong nghề luật sư ta có thể hiểu là mối quan hệ giữa LS và Ls; giữa
LS và tổ chức xã hội – nghề nghiệp LS, các tổ chức hành nghề LS hoặc giữa LS và người tập
sự hành nghề LS. Mối quan hệ này xây dựng trên nền tảng coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín
của giới là uy tín của mình, bởi vì các Đoàn luật sư và các luật sư đều sống dưới mái nhà chung
Liên đoàn LS, chỉ cần hành vi không đúng mực của LS sẽ ảnh hưởng chung đến cả giới LS.
- Việc giữ gìn vun đắp mối quan hệ đồng nghiệp trong nghề LS có ý nghĩa rất quan trọng đối với
cả bản thân LS nói riêng và giới LS nói chung. Việc giữ gìn vun đắp mối quan hệ với đồng
nghiệp giúp tăng thêm uy tín của LS và giúp được nhiều hơn trong hành nghề.
- Về mối quan hệ này được ghi nhận trong chương 3 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS
từ quy tắc số 15 đến quy tắc số 22

 Quy tắc 16 và Quy tắc 18:

- Là 2 quy tắc định hướng quan trọng mối quan hệ đồng nghiệp trong nghề luật sư, đối với 2 quy
tăc này chúng không mâu thuẫn loại trừ nhau, mà mang tính bổ trợ, thống nhất với nhau.

- Đối với quy tắc 16: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp
Thứ nhất: Luật sư phải có thái độ thân ái, tôn trọng đồng nghiệp. Việc phê bình đồng nghiệp
mang tính khách quan, đúng nơi, đúng lúc với tinh thần xây dựng
Thứ hai: LS phải có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong
cuộc sống
Thứ ba: Khi nhận vụ việc, nếu khách hàng đã thuê LS khác thì cần thận trọng, tránh lôi kéo
khách hàng về phía mình

- Đối với quy tắc 18: Canh tranh nghề nghiệp:


Thứ nhất: Cạnh tranh nghề nghiệp là sự cạnh tranh giữa các LS, tổ chức hành nghề LS trong
hoạt động nghề nghiệp thể hiện qua các biện pháp nhất định
Thứ hai: Tính chất cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh theo quy định của LLS và pháp luật liên
quan, theo điều lệ của Liên đoàn LSVN và bộ Quy tắc
Thứ ba: Ý nghĩa quan trọng của cạnh tranh lành mạnh trong việc đem lại niềm tin của khách
hàng, công chúng đối với giới luật sư

Như vậy: Qua phân tích trên ta thấy 2 quy tắc này quy định rõ sự tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau,
cùng làm việc với nhau trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng mối quan hệ đồng
nghiệp tốt đẹp, tạo hình ảnh đẹp và niềm tin của khách hàng, công chúng đối với giới LS.
Câu 28: Quy tắc 1 và quy tắc 3 có mâu thuẫn với nhau không? Trình bày lập luận đẻ bảo vệ
quan điểm của mình:
Không mâu thuẫn
Quan điểm bảo vệ
Quy tắc 3: Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng
Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với
công việc, phát huy năng lực, sử dụng chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất
quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp
luật sư.
Trong quá trình hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì luật sư phải có nghĩa vụ
đảm bảo chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi
ích hợp pháp của khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn đạo đức của luật sư khi
hành nghề.
Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng là việc luật sư góp phần bảo vệ
pháp luật, bảo vệ công lý.
Trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư,
Quy tắc 1: Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền:

Luật sư có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư
góp phần bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Ta thấy, Quy tắc 3 và Quy tắc 1 nhìn hình thức thì có vẻ chúng mâu thuẫn nhau: Một bên bảo
vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng; còn một bên phải trung thành với tổ quốc – thuộc
về bên công lý. Nhưng ở đây giữa quyền, lợi ích khách hàng và công lý, chúng không mâu thuẫn với
nhau mà chúng thống nhất nhau, luật sư bằng mọi biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật và
phù hợp với đạo đức nghề nghiệp luật sư bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Qua
đó góp phần thực thi công bằng, công lý.

28. Quy tắc 1 và quy tắc 3 đạo đức nghề luật sư có mâu thuẫn với nhau không? anh/chị hãy lập luận
để bảo vệ quan điểm của mình.
Hai nhiệm vụ của luật sư đều tồn tại song song trong quá trình hoạt động của mình, đạo đức của
người luật sư đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn hai nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất
quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng là nhiệm vụ thực hiện sự uỷ thác về mặt pháp luật mà khách
hàng giao cho luật sư, chịu trách nhiệm trước khách hàng về sự uỷ thác này. Thực hiện tốt nhiệm vụ
này là làm tròn “chữ tín” trong đạo đức của người luật sư. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền,
lợi ích hợp pháp của khách hàng phần nào cũng là thực hiện qui định của pháp luật bởi lẽ nhiệm vụ
này cũng được qui định tại Điều 5, của Luật luật sư 2012.
Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi luật sư phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo vệ công lý, phát triển
kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm tốt nhiệm vụ này luật sư làm tròn “chữ
trung” trong đạo đức của người Luật sư.
Hai nhiệm vụ của luật sư không mâu thuẫn nhau mà chúng gắn bó hữu cơ, mật thiết với nhau,
nhiệm vụ này là tiền đề phát triển cho nhiệm vụ kia. Muốn bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của
khách hàng thì đương nhiên phải biết tôn trọng và sử dụng chính xác có hiệu quả những qui định của
pháp luật hiện hành; ngược lại muốn tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo vệ công lý, phát triển
kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất
quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Câu 29: trong hs 3.2 là ls của ông Vũ. Nêu quan điểm về vụ việc. Vì sao Ls.V phạm tội trong vụ
việc.
Trả lời: - Nêu quan điểm về vụ việc cơ bản giống với phần tóm tắt nội dung hs 3.2 trong phần bạn Đắc
Liễu và Văn Trà đã up lên cho cả nhà xem.
- Ls V phạm tội vì:
Ls V đã trình bày với Cơ quan CSĐT nội dung: " Ông Vũ và Kiên có quan hệ làm ăn với nhau, sau đó
thua lỗ, không có tiền trả nợ. Để có tiền trả nợ, Vũ và Kiên bàn nhau tạo dựng nên việc Kiên lừa Vũ.,
sau đó Kiên sẽ bị Vũ tố cáo, Kiên bị bắt, gia đình Kiên sẽ phải bán đất đi trả nợ cho ông Vũ. Nay gia
đình Kiên đã bán đất đi trả nợ cho ông Vũ nên Ông Vũ sẽ rút đơn tố cáo và đến cơ quan công an trình
bày đúng sự việc trên".
Qua xác minh điều tra, lấy lời khai của các bên, thì nội dung trình bày trên của ls V là hoàn toàn bịa
đặt, không có cơ sở, Ls V lấy lý do này là để Kiên không phải chịu trách nhiệm hình sự,, trì hoãn trả
tiền cho ông Vũ, gây thiệt hại cho ông Vũ.
Do vậy, hành vi của Ls V đã vi phạm pháp luật, cụ thể:
+ Vi phạm khoản 1 Điều 122 BLHS 1999, tội vu khống
+ Vi phạm Khoản 3 Điều 5 LLS + Quy tắc 2 Bộ Quy tắc: không trung thực, không tôn trọng sự thật
khách quan.
+ Vi phạm điểm b k1 DDd9 LLS + điểm k K1 DD9 LLs; Khoản 24.2 +24.3 Quy tắc 24 Bộ quy tắc.
+ Vi phạm Điều 10 LLs về tiêu chuẩn LS : Tuân thủ hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt. 
Câu 30.
- Ls V có làm công văn số 3912/cv-c ngày 4/8/2012 thể hiện quan điểm và phản ánh những tình tiết sự
việc mà luật sư V biết đc, công văn của luật sư muốn cơ quan điều tra xác minh thông tin vụ án.k có
nhắm vào cá nhân ông Vũ .vì vậy việc ông Vũ cho rằng đây là hành vu khống là không có căn cứ.và
cũng k vì phạm khoản 3 điều 5 luật luật sư 2006 sd, bs 2012.
- là việc ông Vũ và ông Kiên đã thống nhất bàn bạc và cùng nhau lập ra văn bản như trên( Vb xin cấp
GCNQSDD có thù lao) nhằm rạo chứng cứ để che giấu hành vi làm ăn thua lỗ của các bên và có tiền
chi trả việc thua lỗ. Trên cơ sơ đó ông Vũ thực hiện việc tố cáo ông Kiên ,khi ông Kiên bị bắt và khởi
tố từ đó tạo sức ép đối với gia đình ông Nguyễn Tạo Đa phải bán đất lấy tiền trả nợ. Như vậy đây là
hành vi giả tạo của các bên nhằm che giấu đi một hành vi khác mà pháp luật nghiêm cấm.ls V k có
trách nhiệm về việc thoả thuận của các bên.
Như vậy việc tố cáo của ông Vũ về Ls V với 2 tội danh là tội vu khống và cố ý làm sai lệch hồ sơ là
không có căn cứ.

Câu 31. quy tắc số 16 và quy tắc sô 18 có mâu thuận với nhau hay không? Bảo vệ quan điểm
của mình
Theo em hai quy tắc
Quy tắc 16: tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp
Quy tắc 18: cạnh tranh nghề nghiệp
Hai quy tắc này không mâu thuẫn với nhau bởi lẽ
1.phạm vi đối tượng của 2 điều là khác nhau
Quy tắc 16 quy định về tôn trọng hợp tác với đồng nghiệp. Đồng nghiệp có thể là những nguwoif làm
cùng trong 1 công ty hoặc văn phòng luật hoặc là quen biết nhau cũng hành nghề luật sư
Quy tắc 18: canh tranh thể hiện đối tượng chủ yếu là luật sư làm việc tại văn phòng luật khác nhau
2. Nội dung quy tắc không mâu thuẫn
Quy tắc 16.
Nội dung quy tắc là cách xử sự quan hệ với đồng nghiệp thiện chí, hợp tác với nhau để cùng phát triển
và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Quy tắc 18 việc cung câp dịch vụ pháp lý cho khách hàng cung chính là một hình thức kinh doanh( trừ
trợ giúp pháp lý) chính vì vậy mà luật cạnh tranh cũng điều chỉnh. Việc cạnh tranh giữa các luật sư để
thu hút khách hàng cũng cần phải lành mạnh, công bằng, không thủ đoạn
Như z thi hai nguyên tắc này không mâu thuẫn mà có thể bổ trợ cho nhau.

Câu 32: Xác định nội dung, quá trình giải quyết, thu thập chứng cứ hồ sơ 3.2.
Nội dung
1.1 Ngày 29/06/2012, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận G quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa
đoạt chiến đoạt tài sản của bị can Nguyễn Anh Kiên, người bị hại là Cao Xuân Vũ và luật sư Nguyễn
Thanh V là luật sư bào chữa cho bị can (“Luật Sư V”).
1.2 Ngày 04/08/2012, Luật Sư V có công văn giải trình với cơ quan điều tra với nội dung: Vũ và Kiên
trước đây có làm ăn với nhau và bị thua lỗ. Để có tiền trả nợ, Vũ và Kiên bàn nhau tạo dựng nên việc
Kiên lừa đảo, chiếm đoạt tiền của Vũ bằng hình thức nhận làm sổ đỏ cho diện tích đất của Vũ và trên
thực tế Kiên không thực hiện hành vi lừa đảo.
1.3 Cơ quan điều tra xác định nội dung giải trình như trên của Luật Sư V là không có căn cứ. Ngoài ra, bị
can Kiên cũng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
1.4 Ngày 26/11/2012, Vũ làm đơn tố cáo Luật Sư V có hành vi vu khống và cố ý làm sai lệnh hồ sơ vụ án.
1.5 Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã nhiều lần mời Luật Sư V lên làm việc nhưng luật sư không đến.
(i) Hành vi trên của luật sư đã vi phạm khoản 3, điều 5 và điều b khoản 1 điều 9 luật sư.
(ii) Căn cứ đơn tố cáo của Cao Xuân Vũ. Theo nội dung đơn tố cáo thì luật sư Nguyễn Thanh V có
hành vi nhận 2.571.500.000 đồng của Kiên để trả Vũ nhằm khắc phục hậu quả mà Kiên gây ra
với Vũ.
Hướng giải quyết vấn đề nêu trên
(i) Hoàn trả lại tiền cho người bị hại
(ii) Buộc luật sư phải xin lỗi công khai có sự chứng kiến của Hội đồng Khen thưởng Kỉ luật, Ban
chủ nhiệm đoàn luật sư.

Chứng cứ cần cung cấp:


- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của ông Cao Xuân Vũ như hợp đồng tặng cho, thừa
kế,...
- Hợp đồng thỏa thuận ngày 10/12/2010 giữa ông Cao Xuân Vũ và ông Nguyễn Anh Kiên về
việc thực hiện xin cấp GCNQDĐ có thù lao;
- Giấy tờ chứng minh việc chuyển tiền giữa Cao Xuân Vũ và ông Nguyễn Anh Kiên như hóa
đơn, chứng từ, giấy biên nhận,...
- Biên bản làm việc ngày 16/11/2011 giữa các bên;
- Tờ thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất ngày 15/6/2011 do ông Cao Xuân Vũ cung cấp
- Biên bản giao nhận tiền ngày 06/08/2012 giữa bà Đỗ Thị Bính và Luật sư V

Câu 33. Có quan điểm cho rằng: :"luật sư khi hành nghề, sẽ đứng trước lựa chọn giữa cái thiện
và cái hợp pháp". anh chị đồng ý hay không đồng ý, hãy bảo vệ cho ý kiến đó?
Theo tôi là không đồng ý: Bởi lý do sau:
1. Luật sư không phải là nhà sư. Luật sư không bao giờ hành nghề luôn quan nhiệm thiện ác,
nhân quả để đi bảo vệ cái có cho thân chủ.
2. Cái thiện cũng không bị phản bội trọng những quy định của pháp luật mà ngược lại
pháp luật là sự kết tụ tình hoa trí tuệ, những lẽ phải mà lịch sử đã chứng minh và duy
trì.Cụ thể hơn là nguồn của pháp luật là như chủ trương của đảng nhà nước ta, ý kiến của nhân
dân qua việc thành lập các dự thỏa lấy ý kiến toàn dân, phong tục tập quán, lẽ công bằng…
3. Luật sư là người hành nghề cung cấp dịch cụ pháp lý làm theo pháp luật và quy tắc dạo đức có
27 quy tắc để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng trong mọi trường hợp kể cả có thù
lao hay không có thù lao.

Do đó luật sư không có lý do gì để phải đứng trước sự lựa chọn của thiện và cái hợp pháp mà
chính cái thiện nó cũng đã ở trong cái hợp pháp rồi.ok

You might also like