You are on page 1of 7

I.

Tranh chấp luật sư – khách hàng

1. Tranh chấp Luật sư – Khách hàng hoàn toàn có thể xảy ra.
Luật sư và khách hàng là mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử
dụng, thụ hưởng dịch vụ pháp lý, đã là mối quan hệ dịch vụ việc xảy ra và có khả
năng xảy ra tranh chấp giữa các bên là điều rất bình thường và trên thực tế cũng
đã xảy ra tranh chấp giữa Luật sư với khách hàng dưới nhiều hình thức, cấp độ
khác nhau. Tranh chấp giữa Luật sư với khách hàng là điều không mong muốn,
nhưng chúng ta cũng cần chấp nhận thực tế rằng tranh chấp này có thể xảy ra và
sẽ không có ngoại lệ đối với bất kỳ Luật sư hoặc tổ chức hành nghề Luật sư nào.
Do vậy, Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cũng phải làm quen và chấp nhận khả
năng có thể xảy ra tranh chấp với khách hàng.
Chấp nhận việc có thể xảy ra tranh chấp không có nghĩa là người Luật sư, tổ
chức hành nghề luật sư bằng lòng, dễ dãi và có thể cung cấp dịch vụ pháp lý với
chất lượng không phải là cao nhất cho khách hàng. Dự liệu khả năng có thể xẩy ra
tranh chấp với khách hàng để chúng ta chủ động và có ứng xử phù hợp nhất có
thể với khách hàng, để người Luật sư không mất bình tĩnh, không nóng giận,
không tự ái, không tủi thân…
2. Nguyên nhân xẩy ra tranh chấp có thể do khách hàng
Khách hàng đến với Luật sư cùng với những phận đời, phận người, cùng với
những hy vọng, kỳ vọng, khát khao vào người Luật sư, nghề Luật sư. Và người
Luật sư không thể khi nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ kỳ vọng, mong muốn của
khách hàng. Cùng với đó, khi có sự kiện pháp lý xảy ra khách hàng sẽ có tâm lý
bức xúc, nóng giận. Do vậy Luật sư không thể đòi hỏi, yêu cầu khách hàng luôn
phải có ứng xử phù hợp như luật sư. Bởi lẽ nếu khách hàng đã hiểu đúng, hiểu đủ
pháp luật, có kỹ năng như người Luật sư thì chắc rằng họ cũng không cần sự trợ
giúp của Luật sư.
3. Nguyên nhân xẩy ra tranh chấp có thể do Luật sư
Có thể Luật sư rất giỏi, rất có nhiệt tâm, nhiệt tình nhưng ở đâu đó trong một
vài vụ việc cụ thể nào đó, trong một thời điểm nào đó Luật sư cũng có thể có sự
xao nhãng, chưa thật sự tận tâm, thậm chí cũng có thể có sự bực bội, thể có sự tự
ái nghề nghiệp, có thể có sự không bằng lòng... của người Luật sư trong thời
điểm hoặc vụ việc cá biệt. Luật sư cũng có thể có những cái sai, có lỗi trong mối
quan hệ với khách hàng, tranh chấp giữa luật sư và khách hàng cũng có thể bắt
nguồn hoặc do lỗi của Luật sư.
4. Khi có tranh chấp Luật sư có quyền dựa vào lý lẽ để giải quyết
nhưng cần chú trọng, hướng đến hòa giải
1
Khi có tranh chấp phát sinh đương nhiên người Luật sư có quyền đưa ra
các đề nghị, yêu cầu đối với khách hàng, người Luật sư có quyền đưa ra yêu
cầu, tài liệu, chứng cứ chứng minh việc làm của Luật sư là đúng, phù hợp quy
định. Nhưng cùng với đó, người Luật sư cũng cần suy xét làm như vậy có triệt
tiêu được mâu thuẫn, tranh chấp với khách hàng hay không; làm như vậy có làm
ảnh hưởng đến uy tín cá nhân nghề nghiệp của mình hay không; làm như vậy có
tạo lập được uy tín nghề Luật sư hay không…Cá nhân luật sự, tổ chức hành
nghề luật sư có quyền có lựa chọn và thực hiện theo sự lựa chọn đó của mình
miễn sao ứng xử đó không trái pháp luật, không vi phạm Bộ Quy tắc. Nhưng
thiển nghĩ trong quan hệ với khách hàng, người Luật sư nên bình tâm, bình tĩnh,
tiết chế cái tôi, nhịn nhường, chịu thiệt về mình để triệt tiêu tranh chấp từ đó giữ
được uy tín của các nhân và uy tín nghề luật sư. Và rằng các cụ ta đã có câu “
một điều nhịn chín điều lành”.
II. Bộ Quy tắc quy định giải quyết tranh chấp Luật sư với khách hàng
Bộ Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư
toàn Quốc ban hành năm 2019 tại Quy tắc 12 quy định: “Khi thực hiện vụ việc,
luật sư phải có thái độ ứng xử phù hợp, tránh làm phát sinh tranh chấp với
khách hàng. Nếu có bất đồng giữa luật sư và khách hàng hoặc có khiếu nại
của khách hàng, luật sư cần có thái độ đúng mực, tôn trọng khách hàng, chủ
động thương lượng, hòa giải với khách hàng”.
Và ngay cả khi có tranh chấp, bất đồng thuộc trường hợp Luật sư được
phép đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, Quy tắc
14, Bộ Quy tắc cũng quy định người Luật sư giải quyết nhanh chóng các
vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
Thiết nghĩ, khi giải quyết tranh chấp với khách hàng (nếu có), cùng việc
tôn trọng, hợp tác, thiện chí với khách hàng, còn cần sự nhường nhịn, nhún
nhường của người Luật sư. Nhường nhịn không phải là hạ thấp bản thân, hạ thấp
uy tín nghề nghiệp mà để giữ hòa khí với khách hàng, giữ an toàn cho bản thân,
giữ gìn uy tín cho nghề nghiệp. Nhường nhịn có thể gây thiệt hại, thiệt thòi về
mặt vật chất cho bản thân Luật sư nhưng đổi lại có thể giúp tránh được, làm triệt
tiêu hoặc giảm thiểu hậu quả xấu từ tranh chấp.
Các cụ ta có câu “Một điều nhịn chín điều lành”, và rằng “Lùi một bước để
tiến hai bước”. Nghề Luật sư là một nghề cao quý, bởi lẽ nghề Luật sư hướng
đến quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân góp phần bảo
vệ công lý, công bằng cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

2
Yêu cầu : - Học viên phân tích Quy tắc 12, nêu ví dụ minh họa;
- Học viên phân tích Quy tắc 14, nêu ví dụ minh họa;

III. Trách nhiệm Luật sư có thể phải gánh chịu khi có tranh chấp với
khách hàng
1. TNHS: Ví dụ hứa hẹn kết quả, thu tiền không thực hiện, không có khả
năng thực hiện có thể bị truy tố lừa đảo.
2. TNDS. Bồi thường
3. TNHC: xử phạt hành chính theo Nghị định 82
4. TN do tổ chức xã hội nghề nghiệp xử lý ( Đoàn Luật sư, Liên Đoàn Luật sư).
Biết sửa sai thể hiện cái dũng của người Luật sư
4.1. Các hình thức xử lý kỷ luật:
Khiển trách;
Cảnh cáo;
Tạm đình chỉ tư cách thành viên từ 6 tháng đến 24 tháng;
Xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư sau đó là dẫn đến hình thức tước thẻ
hành nghề, tước chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Ngày 8/3/2023, Hội đồng Luật sư toàn quốc đã ban hành Quyết định
50/QĐ-HĐLSTQ về Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật gồm 04
phần, 10 chương và 58 điều quy định phạm vi, nguyên tắc, thẩm quyền, trách
nhiệm, trình tự, thủ tục, cách thức giải quyết, xử lý đối với: Khiếu nại, tố cáo, xử
lý kỷ luật Luật sư, người tập sự hành nghề Luật sư tại các Đoàn Luật sư; khiếu
nại, tố cáo tại Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Quy chế nêu rõ về thầm quyền,
trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, khiếu nại quyết định kỷ luật của Liên
đoàn Luật sư Việt Nam…
4.2. Giảm nhẹ
Điều 23 Quy chế có quy định các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm kỷ
luật đối với một số trường hợp như người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt
tác hại của sự việc vi phạm; tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khác phục
hậu quả của sự việc vi phạm; Vi phạm lần đầu và thừa nhận sai phạm; người vi
phạm tích cực hợp tác với Đoàn Luật sư trong quá trình xem xét giải quyết sự
việc vi phạm…
4.3. Tăng nặng
Điều 23 Quy chế cũng quy định trường hợp các tình tiết bị coi là tình tiết
tăng nặng như: Không chấp hành các yêu cầu của Ban Chủ nhiệm hoặc Hội
đồng khen thưởng, kỷ luật; cản trở, đối phó, gây khó khăn cho hoạt động xử lý
kỷ luật.

3
*. Nguyên tắc giải quyết: Khuyến nghị, nhắc nhở, uốn nắn, kỷ luật…
4.3. Cách ứng xử phù hợp
Thực tế, đã ghi nhận nhiều trường hợp người Luật sư khi được phân tích
chỉ ra sai phạm của mình đã nhận thức rõ về sai phạm, có những thái độ ứng xử
phù hợp làm triệt tiêu, giảm thiểu tranh chấp với khách hàng; chủ động phối hợp
với Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Ban Chủ nhiêm Đoàn Luật sư cùng các Cơ
quan giải quyết của Liên đoàn. Từ đó nhiều vụ việc tranh chấp đã được hòa giải,
khách hàng rút đơn hoặc được xem xét giảm nhẹ, miễn kỷ luật…
Nhưng thực tế cũng đã ghi nhận một số trường hợp người Luật sư kiên
quyết không thừa nhận cái sai về mình, không thừa nhận hành vi vi phạm, không
hợp tác thậm chí là cản trở, gây khó khăn trong quá trình xem xét xử lý vụ
việc…
Ứng xử và lựa chọn cách ứng xử là quyền của mỗi cá nhân luật sư, việc
giải quyết vụ việc sẽ được thực hiện theo quy định. Nhưng thiết nghĩ người Luật
sư là người thầy trong lĩnh vực pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho
một người trước hết giúp cho người đó nhận ra lỗi lầm của họ (nếu có); thể hiện
và hành động để thể hiện rõ thái độ ăn ăn, hối cải về sai phạm; tìm những tình
tiết, phương án hợp pháp, phù hợp giảm nhẹ cho hành vi sai phạm của họ; đưa
ra phương án để giảm thiểu thiệt hại nhất cho họ; hợp tác, tích cực để sớm giải
quyết dứt điểm vụ việc. Đây có lẽ cũng là phương án ứng xử phù hợp của Luật
sư trong trường hợp phát sinh tranh chấp với khách hàng và người Luật sư có
lỗi. Đã sai thì nên sửa là điều bình thường trong cuộc sống và rằng biết sửa sai là
cái dũng của người Luật sư.
IV. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết tranh chấp Luật sư – Khách
hàng
1. Của Cơ quan Nhà nước;
2. Của Tổ chức xã hội nghề nghiệp
2.1. Thuộc phạm vi tự quản nghề Luật sư
2.2. Căn cứ khi có vi phạm Luật Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng
xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam;
Điều 2, Quyết định 201/QĐ – HĐLSTQ quy định: “Bộ Quy tắc Đạo đức
và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là cơ sở để xây dựng các giá trị chuẩn
mực của nghề luật sư; thực hiện việc giám sát, xem xét khen thưởng, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với luật sư trong phạm vi tổ chức xã hội -
nghề nghiệp luật sư”.
2.3. Áp dụng Quyết định 50 để xử lý.
3. Có thể bị song trùng trách nhiệm: ví dụ bị xử lý hình sự và bị xử lý xóa
tên
4
V. Cơ quan giải quyết tranh chấp Luật sư – Khách hàng
1. Cơ chế hòa giải của Đoàn Luật sư
2. Giải quyết tranh chấp:
a) Đoàn Luật sư
- Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Đoàn Luật sư
- Ban Chủ nhiệm
b) Liên đoàn Luật sư Việt Nam
- Ủy Ban khen thưởng kỷ luật;
- Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Phần II. Xung đột lợi ích


Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích
15.1. Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư,
nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn
đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực
hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa
vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.
Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột
về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy
tắc này.
15.2. Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra
xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn
của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải
quyết.
15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ
việc trong các trường hợp sau đây:
15.3.1. Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;
15.3.2. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng
hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với
khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.
15.3.3. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ
trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật
sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;
15.3.4. Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư
hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;
15.3.5. Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố
tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải
viên;
5
15.3.6. Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của
luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của
luật sư;
15.3.7. Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách
hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ
chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ
trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6.
15.4. Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các trường hợp tại
Quy tắc 15.3, nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường
hợp sau đây:
15.4.1 Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật;
15.4.2 Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải
quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại;
15.4.3 Trường hợp tại Quy tắc 15.3.5.
Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của
khách hàng
11.1. Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ
người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi
ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
11.2. Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách
hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp
luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người
khác.
11.3. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chúng cứ giả hoặc
yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
11.4. Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc
15.

II. Nội dung chính


1. Hiểu thế nào về xung đột lợi ích
a) Chủ thể;
b) Bản chất: xung đột từ phía Luật sư chứ không phải khách hàng
c) Bảo vệ: Khách hàng – Luật sư – Bên thứ ba – Lợi ích công
d) Hậu quả: không bảo vệ tốt nhất quyền lợi ich của khách hàng; vo phạm
nguyên tắc bảo mật thông tin.
e)
f) Ví dụ minh họa
2. Nguyên tắc:

6
Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung
đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo
Quy tắc này.
3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện
vụ việc trong các trường hợp
4. Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc
- Trong các trường hợp tại Quy tắc 15.3,
- Nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường hợp sau đây
5. Khuyến nghị

You might also like