You are on page 1of 4

Quy tắc 15: Xung đột về lợi ích.

Đây là một vấn đề thu hút sự chú ý của phần lớn các Luật sư. Các chuyên gia
đã đưa ra nhiều quan điểm cho rằng việc tái cấu trúc để phù hợp với thực tế hành
nghề Luật sư là cần thiết. Tuy nhiên, sau nhiều hội thảo và lấy ý kiến từ các đoàn Luật
sư, quy tắc 15 đã được cải tiến và bổ sung dựa trên thực tiễn, nhằm phù hợp với hoạt
động hành nghề Luật sư. Quy tắc 15 trong bộ quy tắc mới được thể hiện trong quy tắc
15.1 là loại quy phạm định nghĩa về xung đột lợi ích, giúp khắc phục được sự liên kết
cụ thể về xung đột lợi ích mà trong kĩ thuật lập pháp không thể liệt kê hết. Khi giúp
các trường hợp xung đột về lợi ích (15.3), nhằm bảo đảm một cách tốt nhất về quyền
và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, vẫn cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của
Khách hàng trong việc lựa chọn Luật sư. Do đó, bộ quy tắc có quy định một số trường
hợp xung đột về lợi ích, nhưng Khách hàng vẫn tự nguyện chấp thuận bằng văn bản
thì không còn là điều cấm đối với Luật sư trong trường hợp có xung đột về lợi ích. Tất
nhiên sự chấp thuận đó không được trái với pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

15.1: “Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi Luật sư,
nghĩa vụ của Luật sư đối với Khách hàng hiện tại, Khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn
đến tình huống Luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực
hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, nghĩa vụ
giữ bí mật thông tin của Khách hàng”.

Trong quan hệ với Khách hàng, Luật sư phải tỉnh táo để nhận diện có hay
không có những xung đột về lợi ích. Xung đột về lợi ích là sự đối lập về quyền lợi vật
chất hay tinh thần giữa hai hay nhiều Khách hàng (Khách hàng hiện tại, Khách hàng
cũ, Khách hàng mới) hoặc bên thứ 3 (không phải là Khách hàng). Khi lợi ích của họ
có xung đột thì Luật sư không thể hành động để bảo vệ tốt nhất lợi ích của họ. Mặt
khác, xung đột về lợi ích có thể xảy ra giữa Luật sư và Khách hàng, điều này sẽ ngăn
cản Luật sư bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của Khách hàng. Đối với những trường hợp
như vậy, Luật sư không thể tiếp nhận vụ việc, nếu đang thực hiện thì phải chấm dứt
ngay việc thực hiện vụ việc.

15.2: “Trong quá trình thực hiện vụ việc, Luật sư cần chủ động để tránh xảy
ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn
của Luật sư thì Luật sư cần chủ động thông báo ngay với Khách hàng để giải
quyết.”

“Trước khi nhận vụ việc từ Khách hàng, Luật sư cần chủ động xem xét liệu có xung
đột về lợi ích hay không. Theo quy định, Luật sư không được tiếp tục công việc nếu
có xung đột hoặc nguy cơ xung đột giữa các Khách hàng, giữa Luật sư và bên thứ ba,
hoặc giữa Luật sư, người thân của Luật sư và Khách hàng. Xung đột về lợi ích có thể
xuất hiện ngay từ đầu hoặc có thể phát sinh trong tương lai mà Luật sư không thể dự
đoán hết khi tiếp nhận và thực hiện vụ việc của Khách hàng. Nếu xung đột lợi ích xảy
ra ngoài ý muốn của Luật sư, Luật sư phải ngừng công việc ngay lập tức, chủ động
thông báo cho Khách hàng để cùng nhau giải quyết những hậu quả phát sinh từ hợp
đồng dịch vụ pháp lý.”

15.3.5: “Vụ việc mà Luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến
hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa
giải viên.”

Đây cũng là trường hợp ít khi xảy ra.

Theo quy định của Luật Luật sư thì Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên,
Chuyên viên pháp luật,…có đủ tiêu chuẩn thì được gia nhập đội ngũ Luật sư. Trước
đây, họ đã tham gia giải quyết vụ việc với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ,
công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên. Giờ đây, với tư
cách là Luật sư nếu họ gặp và nhận vụ việc mà trước đây họ đã tham gia và tiến hành
giải quyết thì sẽ không đảm bảo nguyên tắc độc lập, công bằng, vô tư và khách quan
được. Vì vậy, khó có thể thực hiện nghĩa vụ: Bảo vệ tốt nhất cho lợi ích của Khách
hàng – Trường hợp này, Luật sư phải từ chối nhận và thực hiện vụ việc.

15.4. Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các trường hợp
tại quy tắc 15.3, nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường
hợp sau đây:

15.4.1. “Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật”.

15.4.2. “Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc
giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại”.

15.4.3. “Trường hợp tại quy tắc 15.3.5”:

Quy tắc này quy định Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các
trường hợp tại quy tắc 15.3 Nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng. Tuy
nhiên, để khách hàng đồng ý, Luật sư phải phân tích, giải thích rõ và thông báo cho
khách hàng về các trường hợp có xung đột về lợi ích xẩy ra hoặc có thể xẩy ra để
khách hàng xem xét cân nhắc.

Trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản thì Luật sư vẫn không được
nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật: Đó là một số
quy định như Điều 9 Luật Luật sư; khoản 3, Điều 75; khoản 2, Điều 87 Bộ luật TTDS
2015,…

Thứ hai: Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải
quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại.

Đây là các vụ việc xung đột có tính chất đối kháng cao giữa các bên. Bởi khi
Luật sư tham gia nhận, thực hiện các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành
chính, vụ việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải Thương mại dẫn
đến xung đột về lợi ích được nêu ở quy tắc 15.3.
Vì vậy, cho dù có sự đồng ý của khách hàng hoặc của tất cả các khách hàng thì
Luật sư cũng không thể bảo vệ tốt nhất của khách hàng này mà không trực tiếp gây
bất lợi, làm xấu đi tình trạng của khách hàng khác có liên quan.

Thứ ba: Các trường hợp tại quy tắc 15.3.5.

Đây là một trong 3 trường hợp ngoại lệ.

Quy tắc 15.3.5 quy định: “Vụ việc mà Luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách là
người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan Nhà nước, trọng tài
viên, hòa giải viên”. Đây là một yêu cầu để tránh xung đột về lợi ích có tính đối
kháng, nhằm ngăn ngừa Luật sư tận dụng lợi thế không chính đáng, trong việc nhận,
tham gia giải quyết vụ việc với những trường hợp đã nêu. Nếu nhận hoặc thực hiện vụ
việc thì Luật sư không thể tiến hành một cách khách quan, vô tư, công bằng trên cơ sở
của pháp luật và tính độc lập trong hoạt động hành nghề của Luật sư. Vì vậy, dẫu có
sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng thì cũng không thể miễn trừ cho Luật sư khỏi
yêu cầu tránh xung đột về lợi ích tại quy tắc 15.3.5.

You might also like