You are on page 1of 5

3.

3Kỹ năng tư vấn pháp luật trong giải quyết tranh chấp trong lao động
3.3.1 Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa
các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động;

Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau;

Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Việc giải quyết tranh chấp lao động một cách hiệu quả và hợp pháp là vô
cùng quan trọng.

Và để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên
liên quan:

Thứ nhất là : NSDLĐ cần xây dựng môi trường làm việc công bằng,
minh bạch và tuân thủ luật lao động.

Thứ hai là: người lao động cần phải nâng cao hiểu biết về quyền lợi và
nghĩa vụ của bản thân, đồng thời trau dồi kỹ năng giải quyết tranh chấp một
cách hiệu quả.

Còn đối với Cơ quan nhà nước : cần có những quy định và hướng dẫn cụ
thể về giải quyết tranh chấp lao động, đồng thời hỗ trợ các bên trong quá trình
giải quyết tranh chấp.

Vai trò của luật sư trong tranh chấp lao động là vô cùng quan trọng.

- Cụ thể luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng về các quy định của pháp luật
lao động liên quan đến vụ tranh chấp, từ đó giúp khách hàng hiểu rõ về quyền và
nghĩa vụ của mình

- Luật sư còn sử dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp lý của mình để đại
diện khách hàng tham gia các buổi hòa giải, thương lượng, tố tụng tại tòa án.

Luật sư cũng còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tranh chấp
lao động xảy ra bằng cách tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng các quy chế, quy
định nội bộ phù hợp.
-Và ngoài ra, luật sư cũng có thể tham gia vào quá trình đàm phán, thương
lượng giữa doanh nghiệp và người lao động để giải quyết các mâu thuẫn, tranh
chấp ngay từ khi mới phát sinh.

* Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

- Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể về quyền
hoặc về lợi ích:

Bước đầu tiên khi tiếp nhận tư vấn : luật sư cần phân loại vụ việc là tranh
chấp cá nhân hay tập thể. Đối với tranh chấp tập thể, cần xác định thêm là tranh
chấp về quyền hay lợi ích

 Về tranh chấp lao động cá nhân


Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát
sinh giữa các bên trong quá trình xác lập;

Thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động hoặc các quan hệ liên quan trực tiếp
đến quan hệ lao động như tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao
động;

Giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng.

Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

 Đặc điểm của tranh chấp lao động cá nhân:


Số lượng chủ thể tham gia tranh chấp:.

Nếu tranh chấp lao động tập thể bao gồm toàn bộ người lao động trong
đơn vị, phân xưởng hoặc công ty. Thì đối với tranh chấp lao động cá nhân chủ
thể chỉ có một người hoặc một số người trong tập thể với người sử dụng lao
động.

Mục đích của tranh chấp lao động cá nhân:

Mục đích hướng đến: là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân người
lao động hoặc người sử dụng lao động, đảm bảo thực thi hợp đồng lao động và
sự công bằng trong quan hệ lao động.

Khác với tranh chấp lao động tập thể thì mục đích tranh chấp cá nhân
hướng đến giải quyết vấn đề riêng của mỗi cá nhân, trong khi tranh chấp tập thể
hướng đến mục đích chung của cả tập thể.
Quy mô tranh chấp lao động cá nhân: Tranh chấp này xảy ra khá phổ
biến, quy mô thường nhỏ lẻ và đơn giản.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 187 BLLĐ 2019 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

- Hòa giải viên lao động

- Tòa án nhân dân

- Hội đồng trọng tài lao động

*Về quá trình tư vấn

Thứ nhất, rất quan trọng, đó là cần lưu ý thời hiệu yêu cầu giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân. Thời hiệu được tính từ ngày người lao động hoặc
người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.

Cụ thể:

- Sáu tháng nếu yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải.

- Chín tháng nếu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp.

- Một năm nếu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Tiếp theo, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và tài liệu được cung cấp, để
tiến hành tư vấn cho các vấn đề liên quan đến vụ việc

Để giải quyết vụ việc tranh chấp hiệu quả : Đầu tiên là, cần rà soát kỹ
lưỡng tất cả tài liệu và chứng cứ được cung cấp. Việc này giúp luật sư tư vấn có
cái nhìn tổng quan về vụ việc nhất.

Kế đó, cần phân tích các vấn đề chưa rõ ràng, cần bổ sung chứng minh
hay chưa được quy định cụ thể trong pháp luật. Nếu cần thiết thì cần tham vấn ý
kiến của các cơ quan có thẩm quyền

Cuối cùng là đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý cụ thể, sát với thực tế vụ việc
và cách thức giải quyết phù hợp nhất.

Ngoài ra phải nhắc đến việc hỗ trợ soạn thảo các văn bản liên quan đến
vụ việc cần giải quyết.
Sau đó là cần hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập, sắp xếp và trình bày
các tài liệu, chứng cứ một cách khoa học.

Cuối cùng là đại diện cho khách hàng tham gia vào các giai đoạn giải
quyết tranh chấp lao động với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc Luật
sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

3.3.2 Tranh chấp lao động tập thể

Có một số khác biệt nhất định trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao
động tập thể so với tranh chấp lao cá nhân mà đòi hỏi cần lưu ý như sau:

Đầu tiên, đây là thủ tục bắt buộc mà cả tranh chấp lao động tập thể về
quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải tuân theo, đó là phải
giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước

Sau đó nếu hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải
viên lao động không tiến hành hòa giải thì trong cả hai trường hợp các bên tranh
chấp có quyền lựa chọn phương thức sau để giải quyết tranh chấp: Đó là yêu
cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết

Hoặc lựa chọn yêu cầu Tòa án giải quyết đối với tranh chấp lao động
tập thể về quyền và tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục
đình công đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích để giải quyết tranh chấp.

Tiếp theo, là về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp thì pháp luật chỉ
đặt ra thời hiệu đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, còn tranh chấp lao
động tập thể về lợi ích thì không.

Pháp luật quy định cụ thể là :

- Sáu tháng nếu yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải;
- Chín tháng nếu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết
tranh chấp
- Và một năm nếu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Cuối cùng là vấn đề đình công đòi hỏi nhiều trình tự và thủ tục phải chặt
chẽ.

Với khách hàng là tập thể người lao động, luật sư cần đảm bảo tư vấn và
hướng dẫn thực hiện đình công theo đúng quy định pháp luật

Nếu Tòa án quyết định đình công là bất hợp pháp, người lao động tham
gia đình công phải ngừng ngay và trở lại làm việc. Nếu người lao động vẫn tiếp
tục đình công và không trở lại làm việc, người sử dụng lao động có quyền xử lý
kỷ luật theo quy định.

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho
người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo
đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Người lao động
tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định
của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Vai trò của kỹ năng tư vấn pháp luật về lao động trong doanh nghiệp.

You might also like