You are on page 1of 2

Khái niệm của thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể trước hết là sự thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động. Khác với hợp đồng lao động, kết quả của quá trình
thương lượng có tính chất cá nhân, thỏa ước lao động tập thể là kết quả của quá
trình thương lượng có tính tập thể – thương lượng giữa người sử dụng lao động
và tập thể lao động.
Đồng thời thì theo như nhận định của tác giả thì thỏa ước lao động tập thể được
nhận định là chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Không những thế mà thỏa ước
lao động tập thể điều chỉnh mọi quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong
doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế thuộc phạm vi áp dụng của nó và nó còn có
tính tập thể vì thỏa ước lao động tập thể bao giờ cũng do đại diện của tập thể lao
động, thường là tổ chức công đoàn, thương lượng và ký kết. Thỏa ước lao động
tập thể không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa
ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do
Chính phủ quy định. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với
quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định
của pháp luật.

Nội dung chủ yếu của khỏa ước lao động tập thể
Theo quy định của bộ luật lao động, nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập
thể ở Việt Nam bao gồm các điều khoản sau:
 Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho người lao động;
 Việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động;
 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
 Bảo hiểm xã hội;
 Điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động.
Trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đây là vẫn đề cần
được quan tâm đặc biệt. Do mức sống thấp nên người lao động thường quan
tâm nhiều đến tổng thu nhập mà ít chú ý tới điều kiện làm việc.
Ngoài ra, tùy tình hình cụ thể của doanh nghiệp, có thể thêm những nội dung
khác mà hai bên thấy cần như: khen thưởng và kỷ luật lao động, hiếu hỉ, sinh
nhật của người lao động và các vấn đề khác nếu có.
Chủ thể xác lập: các chủ thể tham gia thương lượng tập thể có thể là tổ chức đại
diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động,
người sử dụng lao động.
Thỏa ước lao động chính là kết quả hoạt động thương lượng tập thể, khi các bên
đã đồng thuận và nhất trí đối với một thỏa thuận.
+Tính hợp đồng: Thỏa ước lao động là thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia
thương lượng tập thể. Để đạt được thỏa thuận này, các bên tham gia phải thực
hiện việc đàm phán, thỏa thuận theo đúng các nguyên tắc tự nguyện, hợp tác,
thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch. Bên cạnh đó thì có một nguyên
tắc quan trọng nhất là nguyên tắc tự nguyện. Chính là sự thỏa thuận được xác
lập bằng văn bản qua ý chí tự nguyện của các bên.
+Tính quy phạm: Các nội dung có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các bên
tham gia thỏa thuận và ký kết. Bên cạnh đó, thỏa ước lao động tập thể là thỏa
thuận giao kết giữa nhiều người đại diện cho người lao động, người sử dụng lao
động, nên khi một người lao động không đồng ý với thỏa ước lao động tập thể
thì vẫn phải thực hiện theo thỏa ước.
+Tính tập thể: Thỏa ước lao động tập thể có giá trị đối với cả một cộng đồng,
không chỉ với một người lao động mà đối với cả một người sử dụng lao động.
Cũng vì thế mà trước khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết thì đã phải lấy ý
kiến của người lao động, đạt đủ trên số 50% tán thành.

You might also like