You are on page 1of 13

Human Resource Management

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ


TS. GVC Nguyễn Xuân Tùng
Chương 10
• Ở Việt Nam: Công đoàn là một tổ chức chính trị
- xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của
người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao
động) chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN.

Công đoàn có 03 nhiệm vụ:


1. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
người lao động …;
2. Tham gia quản lý DN, QL Nhà nước …;
3. Giáo dục, động viên người lao động ….
• Bối cảnh chung:
- Các doanh nghiệp nhà nước đều có tổ chức
Công đoàn, thu hút đại bộ phận CB-NV trong
doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: mức
độ tham gia Công đoàn thấp hơn;
- Các DN có vốn đầu tư nước ngoài: NLĐ có
trình độ cao, điều kiện làm việc khắt khe, nhiều
áp lực … nhiều xung đột lợi ích phát sinh dẫn
đến tranh chấp, đình công …
• Khái niệm: TULĐTT là văn bản thỏa thuận giữa
tập thể người lao động và người sử dụng lao
động về các điều kiện lao động và sử dụng lao
động, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan
hệ lao động
TULĐTT là sự tiến bộ xã hội:
1. Thừa nhận quyền của những người làm công
ăn lương, được thông qua Công đoàn là tổ
chức đai diện;
2. Thống nhất hóa chế độ lao động, công việc,
điều kiện làm việc …
3. Giảm thiểu các xung đột không chính đáng….
• Nội dung chủ yếu của TULĐTT ở Việt Nam:
Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành,
TULĐTT ở VN bao gồm các điều khoản sau:
1. Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp
lương trả cho người lao động;
2. Việc làm và bảo đản việc làm cho người lao
động;
3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
4. Bảo hiểm xã hội;
5. Điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao
động (cần cải thiện nhiều trong đk hiện nay)
• Ngoài ra tùy tình hình cụ thể mà có thể thêm
những nội dung khác như: khen thưởng và kỹ
luật lao động, hiếu hỉ, sinh nhật của NLĐ và các
vấn đề khác nếu có.
• Quá trình ký kết TULĐTT :
Việc ký kết TULĐTT theo trình tự như sau:

1. Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần


thương lượng;
2. Tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét
các yêu cầu và nội dung của mỗi bên;
3. Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thỏa Thỏa
ước và có thể tham khảo ý kiến của Liên
đoàn lao động;
4. Các bên hoàn thiện dự thảo TULĐTT và tiến
hành ký kết sau khi đd hai bên nhất trí.
• Khái niệm: Là xung đột có
thể xảy ra giữa cá nhân
NLĐ hoặc giữa tập thể NLĐ
với người SDLĐ về quyền
và lợi ích liên quan đến
việc làm, tiền lương, thu
nhập và các điều kiện lao
động khác về thực hiện
HĐLĐ, TULĐTT và trong
quá trình học nghề.
• Nguyên tắc giải quyết tranh
chấp lao động:
Phải hướng tới 02 mục đích:
1. Giải tỏa những bất đồng và bế
tắc trong quá trình giải quyết,
nhưng vẫn bảo đảm quyền và
lợi ích của mỗi bên tranh
chấp;
2. Bảo đảm tối đa cho việc ổn
định các mối quan hệ lao động
• Các nguyên tắc gỉai quyết tranh chấp LĐ:
1. Thương lượng trực tiếp và tự giàn xếp tại nơi
phát sinh tranh chấp;
2. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn
trọng quyền và lợi ích của hai bên, lợi ích
chung của XH và tuân thủ pháp luật;
3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời,
nhanh chóng, đúng pháp luật;
4. Có sự tham gia của đ/d Công đoàn và đ/d của
người SDLĐ trong quá trình g/q tranh chấp.
• Quyền và nghĩa vụ các bên tranh chấp
lao động;
• Trình tự giải quyết tranh chấp lao động
và các nội dung liên quan;
SINH VIÊN
TỰ THAM KHẢO Ở GIÁO TRÌNH
Cuộc đời quá ngắn ngủi, vì vậy đừng để xảy ra ngày
mình phải thức dậy với những tiếc nuối...

You might also like