You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG

HỌ VÀ TÊN: LÊ THU PHƯƠNG


MSSV: 440345
LỚP: N02

Hà Nội_2021
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................2
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3
NỘI DUNG....................................................................................................................3
I. Một số vấn đề lý luận về đình công và đình công bất hợp pháp.....................3
1. Đình công............................................................................................................3
1.1. Khái niệm đình công....................................................................................3
1.2. Các loại đình công........................................................................................4
1.2.1. Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công theo quy định.......................4
1.2.2. Căn cứ vào quy mô và phạm vi diễn ra đình công.................................4
1.2.3. Đặc điểm của đình công...........................................................................4
2.1. Khái niệm đình công bất hợp pháp............................................................5
2.2. Các trường hợp đình công bất hợp pháp tại Việt Nam.............................5
2.3. Những tác động của đình công bất hợp pháp lên xã hội...........................6
II. Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về ĐCBHP................6
1. Thực trạng về đình công bất hợp pháp.............................................................6
2. Thẩm quyền, thủ tục và thực tiễn thi hành của pháp luật về ĐCBHP...........8
2.1. Thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp các cuộc đình công..................8
2.2. Thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp........................................8
3. Thực trạng pháp luật về việc xử lý trường hợp đình công bất hợp pháp......8
III. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả giải quyết
đình công bất hợp pháp ở Việt Nam hiện nay.........................................................9
1. Sự cần thiết của việc hoàn thiệt pháp luật về đình công và ĐCBHP............10
2. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về hạn chế đình công bất hợp
pháp tại Việt Nam …….......................................................................................10
KẾT LUẬN.................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................13

1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. NLĐ: người lao động


2. TTNLĐ: tập thể người lao động
3. NSDLĐ: người sử dụng lao động
4. ĐCBHP: đình công bất hợp pháp
5. ILO: Tổ chức lao động quốc tế
6. BLLĐ: Bộ luật Lao động
7. PLLĐ: pháp luật lao động
8. DN: doanh nghiệp
9. DNNN: doanh nghiệp nước ngoài
10.ĐTNN: đầu tư nước ngoài
11.DNTN: doanh nghiệp trong nước
12.BLTTDSL: Bộ luật Tố tụng dân sự

2
MỞ ĐẦU
Trong quan hệ giữa người lao động và người tuyển dụng lao động, sẽ
không tránh khỏi phát sinh những mâu thuẫn như tiền lương, thưởng, hay giờ
nghỉ/làm… Từ những mâu thuẫn phát sinh đó sẽ dẫn đến tình trạng đình công.
Đình công là hiện tượng khi xảy ra mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và
người sử dụng lao động mà không thể giải quyết được bằng biện pháp thương
lượng. Trên thế giới hay ở Việt Nam, chuyện người lao động sử dụng biện pháp
đình công không còn quá xa lạ, nhưng không vì thế mà việc đình công của công
nhân bị coi là hợp pháp khi thương lượng không thành. Để làm rõ hơn về vấn đề
này, em xin chọn đề tài số 3: “Phân tích thực trạng pháp luật lao động Việt Nam
về đình công bất hợp pháp và đề xuất một số kiến nghị.”

NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về đình công và đình công bất hợp pháp
1. Đình công
1.1. Khái niệm đình công

Đình công là sự ngừng bộ phận hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, dịch vụ do
TTNLĐ cùng nhau tiến hành với yêu sách NSDLĐ phải thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình trong quan hệ lao động hoặc làm thoả mãn những yêu sách và các vấn
đề phát sinh trong quan hệ lao động1.

Đình công là một quyền cơ bản của NLĐ được pháp luật quy định. Quyển
đình công do TTNLĐ quyết định thông qua tổ chức công đoàn trong trường hợp
NLĐ không nhất trí với quyết định của hội đồng trọng tài lao động về giải quyết
tranh chấp lao động tập thể và cũng không lựa chọn việc yêu cầu toà án giải
quyết.

1
Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019

3
Đình công tuân theo những điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
là đình công hợp pháp. Các cuộc đình công không phát sinh từ tranh chấp lao
động tập thể, vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động; vượt ra ngoài phạm vi
doanh nghiệp; không theo đúng trình tự, thủ tục quy định được coi là ĐCBHP.

1.2. Các loại đình công


1.2.1. Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công theo quy định
- Đình công hợp pháp: có đủ các điều kiện của đình công hợp pháp theo quy
định của pháp luật;
- Đình công bất hợp pháp: thiếu một trong các điều kiện của đình công hợp
pháp theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Căn cứ vào quy mô và phạm vi diễn ra đình công
- Đình công doanh nghiệp: loại đình công này được tiến hành thực hiện bởi
những người trong doanh nghiệp;
- Đình công bộ phận: do NLĐ chỉ trong một bộ phận nhất định nằm trong
cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thực hiện;
- Đình công toàn ngành: là cuộc đình công lớn, có quy mô do những người
làm việc trong một ngành thiến hành thực hiện trên toàn quốc.
1.2.3. Đặc điểm của đình công
- Đình công là sự ngừng việc của TTNLĐ, thông thường, việc đình công sẽ
diễn ra với quy mô tương đối lớn, với nhiều đối tượng lao động tham gia;
- Cuộc đình công luôn được tiến hành có tổ chức rõ ràng, những cuộc đình
công này mang tính tập thể, đồng nhất ý chí và hành động, không có cuộc
đình công nào mà diễn ra bởi số ít NLĐ;
- Đình công được tiến hành dựa trên sự tự nguyện của NLĐ, NLĐ sẽ không
bị bắt buộc phải tham gia vào cuộc đình công đó, đó là sự tự nguyện.
2. Đình công bất hợp pháp

4
2.1. Khái niệm đình công bất hợp pháp

Đình công bất hợp pháp là đình công thiếu một trong các điều kiện đình công
hợp pháp theo quy định của pháp luật2.

Đình công được coi là ĐCBHP khi thuộc một trong các trường hợp quy định
tại Điều 204 BLLĐ năm 2019.

2.2. Các trường hợp đình công bất hợp pháp tại Việt Nam

Thứ nhất, đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích,
theo quy định của ILO thì đình công chỉ được coi là hợp pháp nếu không có mục
đích chính trị (NLĐ sử dụng đình công như vũ khí để phản đối quyết định của
Nhà nước mà khi đó không ảnh hưởng tới quyền lợi của NLĐ);

Thứ hai, đình công vẫn diễn ra khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa
được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của
BLLĐ. Theo quy định của Bộ luật Lao đông 2012, trước khi tập thể lao động
tiến hành đình công, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết
bởi Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động. Khi tranh chấp này
chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết thì tập thể lao động không được
đình công. Nếu vi phạm về thời điểm đình công nêu trên thì đây được coi là đình
công không hợp pháp;

Thứ ba, đình công được tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công
thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Trong nghị định 41/2013/NĐ – CP đã
liệt kê cụ thể các doanh nghiệp không được đình công;

Thứ tư, đình công vẫn diễn ra khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công,
hoãn hay ngừng đình công là sự can thiệp của nhà nước nhằm chấm dứt cuộc
đình công để tránh ảnh hưởng đến tình hình chính trị, xã hội tại địa phương, đất
2
Điều 199 BLLĐ 2019

5
nước. Quy đình này hợp lí nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Thẩm
quyền của quyết định này thuộc về chủ tịch UBND tỉnh.

2.3. Những tác động của đình công bất hợp pháp lên xã hội

Những cuộc đình công nếu muốn được công nhận là đình công hợp pháp thì
cần phải diễn ra và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, đa số
các cuộc đình công ở nước ta hiện nay đều là ĐCBHP. Do vậy, những hậu quả
pháp lý của đình công bất hợp pháp để lại nhiều hệ luỵ cho NLĐ:

Thứ nhất, nếu có quyết định của Toà án mà đó là ĐCBHP mà NLĐ không
ngừng đình công và quay lại làm việc thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự
việc, NLĐ có thể bị xử lý theo quy định pháp luật về lao động. Nếu trong cuộc
đình công mà được Toà án coi là ĐCBHP, nếu trong đình công, NLĐ có gây
thiệt hại về vật chất thì người lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo
quy định của pháp luật.

Thứ hai, trong cuộc ĐCBHP, người lợi dụng đình công để gây rối loạn trật tự
công cộng, gây thiệt hại về vật chất của NSDLĐ, người thực hiện đình công sẽ bị
xem xét và xử phạt theo đúng pháp luật3.

II. Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về ĐCBHP
1. Thực trạng về đình công bất hợp pháp

Theo thống kê của Bộ Lao động xã hội, tính chất, mức độ và quy mô các cuộc
đình công cũng tăng dần theo hàng năm, vì vậy, sự gia tăng của các cuộc
ĐCBHP là không thể tránh khỏi. Có những cuộc đình công kéo dài với sự tham
gia của số lượng lớn NLĐ, thậm chí còn xảy ra những hệ quả về con người và tài
sản, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu từ và sự phát triển kinh tế - xã hội

3
Nghị định 95/2013/NĐ – CP và Nghị định 88/2015/NĐ – CP

6
như: vụ đình công tại các doanh nghiệp SamYang, Hwephong,… tập trung ở các
thành phố lớn.

Điều đáng chú ý là số cuộc đình công ở các DNNN có giảm dần nhưng riêng
các thành phố lớn, có nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài thì số cuộc đình công tự
phát bất hợp pháp của NLĐ lại có xu hướng tăng. Chỉ riêng trong giai đoạn
2009-2014 các DN có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 2.337 cuộc đình công,
chiếm 74,5%; doanh nghiệp tư nhân xảy ra 775 cuộc, chiếm 24,8%, doanh
nghiệp nhà nước xảy ra 8 cuộc chiếm 0,26 %. Điều này là dễ hiểu bởi trong môi
trường làm việc có vốn đầu tư nước ngoài, NSDLĐ do khác nhau về văn hóa,
môi trường kinh doanh, ngôn ngữ giao tiếp nên giữa hai bên trong quan hệ lao
động khó tìm được tiếng nói chung. Thêm vào đó, tần suất lao động mệt nhọc,
các chế độ đãi ngộ theo quy định không được đảm bảo nên gây bức xúc cho
NLĐ.

Trên tổng số 3120 cuộc đình công từ năm 2009 đến hết năm 2014, thì hầu hết
trong số này đều là các cuộc đình công không đúng quy định của pháp luật về
trình tự, thủ tục đình công và tổ chức có quyền lãnh đạo đình công. Đối với các
cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục BLLĐ 2012 quy định thẩm quyền giải
quyết thuộc về Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Theo đó, đối với các cuộc đình
công không thực hiện đúng các thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động và ra quyết
định đình công theo Điều 212 và 213 BLLĐ năm 2012, thì Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân cấp Tỉnh có quyền ra quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm
trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp Huyện.
Sau đó, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp Huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản
lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên
quan trực tiếp gặp gỡ NSDLĐ và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công
đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt

7
động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.
2. Thẩm quyền, thủ tục và thực tiễn thi hành của pháp luật về ĐCBHP

Theo BLLĐ năm 2006 và BLLĐ 2012, các nhà làm luật đã thống nhất phạm
vi giải quyết đình công và giải quyết hậu quả của đình công sẽ theo các thủ tục
khác theo yêu cầu của các bên và theo quy định của pháp luật.

2.1. Thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp các cuộc đình công

Theo quy định tại điểm x khoản 2 Điều 39 và khoản 1 Điều 405 BLTTDS
năm 2015, Toà án nhân dân có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình
công, bởi đình công vốn là hiện tượng phức tạp, lại chủ yếu phát sinh từ tranh
chấp lao động tập thể mà thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này cũng thuộc
về Toà án nhân dân. Ngoài ra, quy định Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi xảy ra đình
công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công cũng là hợp lý, bởi vì
nếu giao thẩm quyền giải quyết đình công cho tòa án nơi doanh nghiệp đóng trụ sở
chính sẽ làm cho vấn đề phức tạp lên, đình công ở một nơi, Tòa án ở nơi khác lại
giải quyết.

2.2. Thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp
- Thủ tục chuẩn bị xét tính bất hợp pháp của cuộc đình công
- Phiên họp xét tính bất hợp pháp của cuộc đình công
- Thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị quyết định về ĐCBHP
3. Thực trạng pháp luật về việc xử lý trường hợp đình công bất hợp
pháp

Thứ nhất, về thủ tục khởi kiện trước Toà án yêu cầu công nhận cuộc đình
công là hợp pháp hoặc bất hợp pháp còn rườm rà trong khâu thủ tục. Theo quy
định pháp luật thì TTNLĐ khởi kiện qua đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ
sở, tuy nhiên công đoàn cơ sở không thực hiện được quyền này, chủ yếu ở những

8
nơi xảy ra các cuộc đình công không đúng trình tự. Khi có đình công xảy ra,
công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở sẽ giải quyết bằng hoà giải, thương
lượng,… Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp giải quyết tạm thời, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ cho các cuộc đình công sau này. Thực tế, Ban chấp hành công
đoàn chưa làm tròn chức năng của mình trong việc đại diện TTNLĐ để bảo vệ
quyền lợi của họ.

Thứ hai, những năm qua, thực tế chỉ ra rằng, chỉ các tổ chức công đoàn ở các
DNNN mới chỉ phát huy được tác dụng là người đại diện để bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của NLĐ. Còn ở các DNTN và DN vốn ĐTNN thì tổ chức côgn đoàn
của họ ẫn còn chưa nắm bắt được tình hình phát triển của nước ta trong thời gian
qua.

Thứ ba, tuy rằng đã có quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp
ĐCBHP nhưng về thực tế vẫn chưa có cuộc đình công nào được tuyên bố là bất
hợp pháp mà tổ chức lãnh đạo cuộc đình công phải bồi thường thiệt hại do
ĐCBHP gây ra.

Thứ tư, tuy việc yêu cầu xét tính hợp pháp của đình công thuộc thẩm quyền
của Toà án đều yêu cầu kiểm tra kỹ nội dung đơn yêu cầu và các tài liệu liên
quan, song tất cả các đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công hiện nay
đều không đủ nội dung như quy định của pháp luật như không có tên, địa chỉ của
những người lãnh đạo cuộc đình công (thông thường NSDLĐ là bên nộp đơn
không ghi hoặc ghi nhưng không chứng minh được những người nêu trên là
người lãnh đạo cuộc đình công); không có các tài liệu chứng minh về cuộc đình
công (như Quyết định đình công, Bản yêu cầu của tập thể lao động) nên đều bị
trả lại đơn hoặc nếu đã thụ lý rồi thì bị đình chỉ giải quyết.

9
Thứ năm, đặc biệt khi xử lý các vụ đình công, cần có sự giải quyết và có mặt
của Toà án hay các cấp chính quyền, nhưng thực tế xảy ra, NSDLĐ thường đáp
ứng các “yêu sách” của NLĐ. Chính vì vậy, các bên tham gia cũng không có nhu
cầu đến việc giải quyết của toà án để xét về tính hợp pháp của đình công.

III. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả giải
quyết đình công bất hợp pháp ở Việt Nam hiện nay

1. Sự cần thiết của việc hoàn thiệt pháp luật về đình công và ĐCBHP

Ở Việt Nam, trong những năm, pháp luật về đình đình công và ĐCBHP đã và
đang từng bước một cải thiện. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của
pháp luật về đình công và đình công bất hợp pháp có thể coi là bước tiên quyết
để hoàn thiện đời sống lao động, thực hiện được mục tiêu xây dựng quan hệ lao
động hài hoà, tiến bộ.

Những quy định về quyền và nghĩa vụ không chỉ NLĐ mà cả các DN, các cơ
quan quản lý Nhà nước về lao động cần phải thực sự minh bạch và đảm bảo thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả. Để từ đó, làm bước đà góp phần phát triển mạnh mẽ
các quan hệ thương mại giao thương giữa các quốc gia trong lĩnh vưc lao động.

2. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về hạn chế đình công bất
hợp pháp tại Việt Nam

Hiện nay, đa số các cuộc đình công ở nước ta đều bị coi là trái pháp luật mà
nguyên nhân chủ quan là do không tiến hành đúng trình tự pháp luật quy định,
những vụ đình công xảy ra mà được Nhà nước công nhận là hợp pháp còn rất ít.
Cũng như sự bất đồng giữa NSDLĐ và NLĐ là khó tránh khỏi. Để hạn chế hay
giảm thiểu tối đa số vụ đình công bất hợp pháp, có một số kiến nghị như sau:

10
Thứ nhất, cần tổ chức các hoạt động xã hội – từ thiện dành riêng cho NLĐ
trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, NLĐ sẽ có cơ hội hoà nhập và
giao lưu với những người NLĐ khác.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động cho
NLĐ, đặc biệt chú trọng vào những nội dung liên quan đến tranh chấp lao động,
đình công hay giải quyết đình công cho công nhân là rất quan trọng. Khi đó
NLĐ sẽ nắm chắc được quy trình và được sử dụng quyền lợi của mình một cách
tốt nhất.

Thứ ba, nâng cao chất lượng của hệ thống các cơ quan tổ chức thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm, hoà giải,… giữa NLĐ và NSDLĐ. Khi đó, những vướng
mắc cơ bản trong quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ sẽ được xem xét, giải quyết kịp
thời.

Thứ tư, Nhà nước cần chú trọng, đưa ra những chính sách cụ thể nhằm cải
thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho NLĐ tại các doanh nghiệp hiện
nay. Việc xem xét lại tổ chức bộ máy từ cán bộ các cấp trung ương đến địa
phương cần đáp ứng được những nhu cầu thực tế của NLĐ để nhanh chóng xử lý
những vấn đề cơ bản của NLĐ.

Thứ năm, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và tác phong lao động công
nghiệp cho NLĐ để người lao động làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, năng suất,
chất lượng và hiệu quả trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế.

Thứ sáu, trong Luật phải đề cao và trong thực tiễn cần tăng cường vai trò
quản lý nhà nước về lao động và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, như
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với

11
chính quyền địa phương, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong
việc triển khai và thực hiện PLLĐ. Đề cao công tác thanh tra, kiểm tra nhằm
phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm PLLĐ. Khẩn trương xây
dựng và thực hiện những chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện và cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, tập thể lao động như: nhà ở, việc làm, thu
nhập, đi lại, sinh hoạt văn hoá… 

12
KẾT LUẬN

Đình công vẫn luôn là quyền cơ bản của NLĐ, là việc NLĐ đương nhiên
được thực hiện để đòi quyền lợi cơ bản của mình, tuy nhiên đa số các cuộc đình
công ở Việt Nam hiện nay đều là ĐCBHP và những hậu quả pháp lý kéo theo
sau đó, ảnh hưởng rất lớn đến NLĐ.

Như vậy, ta có thể thấy, thực trạng đình công bất hợp pháp hiện nay vẫn còn
là một vấn đề rất nhức nhối cho các cấp chính quyền, mà nguyên nhân chủ quan
là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động. Từ đó, NLĐ dễ bị
những “kẻ phản động” lợi dụng để gây nên rối loạn, mất trật tự trị an, chống phá
chính quyền. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước nên thiết lập một cơ chế để
các tổ chức công đoàn thực sự đứng ra, là người đại diện quyền lợi hợp pháp của
NLĐ. Để từ đó, NLĐ có được sự bảo vệ hợp pháp, đồng thời cũng cần tăng
cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới NLĐ để họ biết cách sử
dụng các quyền của NLĐ mà tự bảo vệ mình. Cũng như biết đấu tranh một cách
có tổ chức, đúng pháp luật mỗi khi lợi ích của bản thân bị xâm phạm. Các cấp
chính quyền cần xây dựng một quan hệ lao động lành mạnh giữa NLĐ và
NSDLĐ thông qua những hoạt động như thương lượng tập thể hay đối thoại xã
hội.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật lao động Đại học Luật Hà Nội


2. Bộ luật Lao động 2012
3. Cao Xuân Dũng, Luận văn thạc sĩ luật học, Đình công bất hợp pháp theo
quy định của pháp luật Việt Nam, năm 2016
4. Đỗ Ngân Bình (2006), Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở
Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội
5. Công an nhân dân, Hà Nội (2012), Giáo trình Luật lao động Việt Nam,
Trường Đại học Luật Hà Nội
6. Theo báo cáo sô 82/BC – TLĐ ngày 28/12/2014 của Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam về tình hình tranh chấp lao động và đình công từ 2009 –
2014
7. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 77, tháng 6 năm 2006
8. Nghị định 46/2013/NĐ – CP hướng dẫn về các trường hợp hoãn, ngừng
đình công
9. Nghị định 41/2013/NĐ – CP quy định danh mục đơn vị sử dụng lao động

14

You might also like