You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

-BÀI TIỂU LUẬN-

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


NHÓM 14

STT trên lớp HỌ VÀ TÊN MSSV

131 Đỗ Minh Triệu 221A020039

132 Mai Thị Tuyết Trinh 221A050627

133 Nguyễn Mai Thanh Trúc 181A150262

134 Nguyễn Trương Thanh Trúc 221A050642

135 Nguyễn Thanh Tuấn 221A020015

136 Phạm Minh Tuấn 221A020006

137 Phan Minh Tuấn 221A020044

138 Phạm Hoàng Tùng 221A020058

139 Lâm Ngọc Tuyền 221A050666

140 Nguyễn Thanh Tuyền 221A050640

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thuận An

Lớp: LAW10102

TP Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: Những vấn đề cơ bản về tranh
chấp lao động
I.Tranh chấp lao động là gì ?
1. Khái niệm
Theo Bộ luật Lao động năm 2019: Tranh chấp lao động là tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong
quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động;
tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau;
tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ
lao động.
2. Phân loại
a. Tranh chấp lao động cá nhân giữa:
- Người lao động với người sử dụng lao động
- Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động
b.Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc một lợi ích
Là giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với
người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử
dụng lao động
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Là sự xung đột về các
vấn đề đã được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc đã
được các bên ỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa
ước lao động thể hoặc dưới các hình thức khác.
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Tranh chấp lao động phát
sinh trong quá trình thương lượng tập thể về những vấn đề chưa
được quy định hoặc chưa được thỏa thuận, phát sinh ngoài quy
định, ngoài những thoả thuận, cam kết đã và đang có giá trị.
3. Đặc điểm
Có 4 loại đặc điểm về tranh chấp lao động
-Tranh chấp lao động luôn phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ
lao động: có nghĩa là nó phát sinh từ việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ và từ lợi ích của 2 bên chủ thể quan hệ lao động.
-Nó không chỉ bao gồm những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
của chủ thể mà còn là những tranh chấp về lợi ích giữa 2 bên chủ
thể: tức là tranh chấp lao động vẫn có thể phát sinh trong những
trường hợp có hoặc không có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao
động (Phần lớn các trường hợp vi phạm pháp luật lao động là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tranh chấp lao động nhưng cũng có
những trường hợp vi phạm pháp luật lao động mà không làm phát
sinh tranh chấp lao động và ngược lại).
-Còn là loại tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các
chủ thể làm thay đổi cơ bản tính chất và mức độ tranh chấp: nếu
tranh chấp lao động chỉ đơn thuần là tranh chấp cá nhân thì ảnh
hưởng của nó đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chỉ ở mức
độ nhỏ. Nếu tranh chấp xảy ra giữa tập thể người lao động và
người sử dụng lao động trong phạm vi toàn doanh nghiệp thì lúc
đó tranh chấp lao động sẽ có tác động xấu đến sự ổn định của
quan hệ lao động, đến sản xuất và trật tự an toàn xã hội.
-Cuối cùng tranh chấp lap động còn là loại tranh chấp có tác động
trực tiếp và rất lớn đối với bản thân và gia đình người lao động,
tác động lớn đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế, chính trị
toàn xã hội.
II. Giải quyết tranh chấp lao động
1.Nguyên tắc
-Việc giải quyết tranh chấp lao động phải được thực hiện theo
những nguyên tắc nhất định.Các nguyên tắc tranh chấp lao động
phải thực hiện theo điều 180 BLLĐ 2019. Tinh thần của các
nguyên tắc này thể hiện rõ qua các quy định cụ thể về cơ quan
giải quyết và trình tự giải quyết tranh chấp lao động.
-Có 4 nguyên tắc giải quyết:
+Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương
lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao
động.
+Nguyên tắc coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua
hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai
bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái
pháp luật.
+Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động công khai, minh
bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
2. Cách giải quyết
Có 4 cách giải quyết tranh chấp lao động:
-Giải quyết tranh châp lao động thông qua thương lượng
trực tiếp giữa các bên
+Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp
thông qua việc gặp mặt hai bên trực tiếp để giải quyết mâu
thuẫn, mà không sự tham gia của người thứ ba

-Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải
-Giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục trọng tài
-Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

3. Tình huống
A là sinh viên đi làm thêm, chủ cửa hàng có đưa A ký văn bản
Thỏa thuận công việc, trong đó ghi thông tin bên giao việc là chủ
cửa hàng, bên nhận việc là A, các công việc A phải làm, thời gian
làm hàng ngày, mức tiền công được nhận tính theo tuần, các
trường hợp bị trừ tiền, thưởng tiền... A làm ở đó được 3 tháng, vì
A bị ốm nên xin nghỉ 03 ngày. Khi đến làm lại thì chủ cửa hàng
nói đã thuê người khác. A đề nghị thanh toán nốt tiền công tuần
cuối cùng cho A nhưng chủ cửa hàng nói A xin nghỉ đột xuất, cửa
hàng mất tiền môi giới tìm người thay nên tiền đó bị trừ vào
khoản tiền công của A do gây thiệt hại cho cửa hàng. Còn dọa A
là bản Thỏa thuận công việc đó không phải hợp đồng lao động
nên A không có căn cứ để kiện được.
Nếu hai bên hoà giải không thành. Chiếu theo khoản 1 quy định
tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 về Hợp đồng lao động
thì: trường hợp của của A mặc dù A và chủ cửa hàng ký bản Thỏa
thuận công việc, chứ không phải hợp đồng lao động, nhưng trong
bản Thỏa thuận công việc có nội dung về việc làm có trả công,
tiền lương, thời gian làm thì phải coi đó là Hợp đồng lao động. Và
A có thể căn cứ văn bản thỏa thuận này để làm căn cứ khởi kiện
chủ cửa hàng đã không làm đúng thỏa thuận trả tiền công ban đầu
đã ký kết, bảo đảm quyền lợi cho mình.

You might also like