You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


-----🙞🕮🙜-----

BÁO CÁO
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
Chủ đề: Giải quyết tranh chấp của người
lao động trong doanh nghiệp

Giảng viên: Th.S Mai Thu Phương


- Nhóm 8-

Năm học: 12021-2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Thị Huyền Trang K194081117
2 Bùi Anh Tình K194081115
3 Lê Thị Trang K194081116
4 Lê Phạm Anh Tuấn K194081118
5 Hoàng Trọng Tuệ K194081119
6 Trần Thị Hải Yến K194081125
7 Vũ Trường K204071496
8 Trần Thị Ngọc Ánh K204080369
9 Trịnh Hà Trang K204081596
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................2
1. Khái niệm...................................................................................................................2
2. Hình thức giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp....................................2
3. Vai trò của giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp..................................2
4. Nguyên tắc giải quyết giải quyết tranh chấp lao động.................................................3
II. TÌNH HUỐNG: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP................3
1. Giới thiệu sơ lược:......................................................................................................3
2. Tóm lược nội dung giao tiếp:......................................................................................4
3. Phân tích tình huống...................................................................................................5
3.1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp..........................................................................5
3.2. Hình thức giải quyết tranh chấp:...........................................................................5
3.3. Phân tích thái độ, ngôn ngữ giao tiếp....................................................................6
3.4. Kết quả giải quyết tranh chấp...............................................................................7
4. Nhận xét về video tình huống.....................................................................................7
BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC............................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................11
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi kinh tế đang ngày một đi lên, các công ty, doanh nghiệp cũng bắt đầu
chú trọng đến tương tác giữa nhân viên với nhân viên để hướng đến nâng cao hiệu suất,
chất lượng trong công việc. Mối quan hệ, sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm là yếu
tố quan trọng để vận hành, phát triển công ty, doanh nghiệp. Để tạo dựng được các mối
quan hệ đó và làm việc hiệu quả cùng nhau thì phải dựa vào việc giao tiếp của mỗi người
chúng ta.
Tuy nhiên, trong thực tế, giao tiếp không phải là việc dễ dàng nên không ít người đã
gặp trở ngại, khó khăn mà cụ thể ở đây chính là giao tiếp trong kinh doanh. Vì họ còn mơ
hồ, không có sự khéo léo, linh hoạt nên dẫn tới tình trạng kết quả công việc đi xuống.
Chính vì sự quan trọng, thiết yếu của kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh mà ở đây là
trong môi trường công ty, doanh nghiệp, nhóm 8 chúng mình sẽ trình bày một số điểm
trọng yếu lấy đề tài là “Giải quyết tranh chấp của người lao động trong kinh doanh”. Đây
là một vấn đề đang rất phổ biến dạo gần đây nên chúng mình hy vọng bài tiểu luận này có
thể đưa đến cho các bạn phần nào kiến thức bổ ích để giúp các bạn nâng cao, cải thiện
khả năng giao tiếp từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất.

1
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
Theo Bộ luật Lao động năm 2019:
“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các
bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa
các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên
quan trực tiếp đến quan hệ lao động."

Giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp là cách thức điều chỉnh các bất
đồng hay các xung đột nhằm khắc phục cũng như loại trừ các tranh chấp phát sinh, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia tranh chấp.

2. Hình thức giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

 Thương lượng: Là hình thức giải quyết không cần đến vai trò tác động của bên thứ
ba. Về cơ bản thì đặc điểm của hình thức giải quyết này là cùng nhau bàn bạc, thỏa
thuận để tự giải quyết các bất đồng này.

 Hòa giải: Là hình thức giải quyết với sự can thiệp của bên thứ ba đóng vai trò
trung gian hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp. Đây là một giải pháp tự nguyện
và tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia tranh chấp.

 Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài: Được thực hiện bởi bên thứ ba độc lập
bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện theo.
Tuy nhiên phán quyết này có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại, cũng có thể bị hủy khi
có đơn yêu cầu của một bên.

 Giải quyết tranh chấp bằng tòa án: Do cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán
quyết sẽ có tính cưỡng chế cao bắt buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.

3. Vai trò của giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

 Tranh chấp lao động là tất yếu nảy sinh khi có quan hệ lao động, nhưng cách thức
đối thoại, thương lượng hòa bình hay đối kháng mà các bên lựa chọn là vô cùng quan
trọng, nó sẽ quyết định sự vận hành tốt hay không tốt của quan hệ lao động của một
quốc gia. Bức tranh về tranh chấp lao động và đình công ở nước ta hiện nay cho thấy
người lao động lựa chọn con đường đấu tranh là chủ yếu và quan hệ lao động của Việt
Nam đang vận hành theo quy định phát triển quan hệ lao động. Điều này đặt ra vấn đề
là các
2
giải pháp hướng tới để quan hệ lao động hài hòa hơn cũng phải tính đến tính khách
quan này, vì nếu như các quy định quá áp đặt nhiều khi sẽ làm trầm trọng hơn những
mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ lao động và dẫn đến quan hệ lao động càng phức
tạp hơn.

 Giải quyết tranh chấp của người lao động ở cơ sở góp phần giải quyết kịp thời, từ
gốc mâu thuẫn, xích mích giúp củng cố tình đoàn kết trong nội bộ của công ty, tránh để
chuyện bé xé ra to. Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải sẽ khiến
quan hệ tốt đẹp giữa các bên được duy trì, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu
kiện của nhân viên, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân viên làm việc cho
công ty.

 Giải quyết tranh chấp của người lao động góp phần phát huy quyền tự do của nhân
viên trong công ty vì vậy có thể xem đây là một phương thức để thực hiện sự công
bằng. Đồng thời việc giải quyết tranh chấp cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
giữa các bên, bảo đảm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.

4. Nguyên tắc giải quyết giải quyết tranh chấp lao động.

 Ưu tiên giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng, hòa giải, trên
cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của
xã hội, không trái pháp luật.
 Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời và nhanh chóng và đúng pháp luật.
 Bảo đảm sự tham gia đầy đủ và tích cực của các bên trong quá trình giải quyết
tranh chấp lao động.
 Khả năng kiểm soát mối quan hệ trên tinh thần win-win.

II. TÌNH HUỐNG: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1. Giới thiệu sơ lược:

 Đối tượng giao tiếp:


- Người yêu cầu giải quyết tranh chấp của người lao động: Chị Lan - Nhân viên
công ty
- Bộ phận tiếp nhận và giải quyết tranh chấp: Phòng nhân sự.
- Người ra quyết định: Giám đốc công ty.

 Môi trường giao tiếp:


- Địa điểm: Tại trụ sở chính công ty TNHH Lan Trường Thịnh, 24 đường số 2,
khu Hưng Gia 5, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
3
- Bối cảnh (giả định):
Tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí
Minh ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và công ty TNHH Lan Trường
Thịnh nói riêng, buộc công ty phải thu hẹp quy mô kinh doanh.
Trong khi đó, tại Đà Nẵng tình hình vẫn ổn định, để đáp ứng nhu cầu lớn từ
người tiêu dùng, công ty phải tăng cường hoạt động và cần thêm nhân viên có
kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn cao.

2. Tóm lược nội dung giao tiếp:

 Chị Lan (30 tuổi và có gia đình) ứng tuyển vào công ty TNHH Lan Trường
Thịnh. Công ty nhận thấy chị Lan là một người có năng lực chuyên môn rất tốt nên
chị được nhận vào làm việc.

 Lúc ký hợp đồng: Trong mục địa điểm làm việc, công ty ghi tại trụ sở chính
của công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh và thời gian làm việc tối thiểu là 3 năm.

 Khi vào làm việc chính thức, để nâng cao năng lực chuyên môn, chị Lan được
công ty cho đi học một khóa đào tạo cao cấp của tại Hàn Quốc trong 3 tháng và
được công ty đài thọ toàn bộ chi phí.

 Sau khi học xong, chị Lan làm việc cố định tại công ty 2 năm ở Thành phố Hồ
Chí Minh, là một nhân viên xuất sắc và có thành tích rất tốt. Do dịch Covid 19
bùng phát, công ty bất ngờ yêu cầu chị chuyển xuống chi nhánh làm việc tại Đà
Nẵng ngay trong tháng để không ảnh hưởng tới hoạt động và quá trình vận hành
của công ty.

 Chị Lan không đồng ý vì lý do gia đình, con cái, nhà cửa, …và cho rằng công
ty tự ý quyết định chuyển nơi công tác của chị. Sau nhiều lần yêu cầu nhưng không
được cấp trên chấp thuận. Chị Lan quyết định nộp đơn nghỉ việc.

 Công ty cho rằng chị đã vi phạm hợp đồng lao động vì trong điều khoản hợp
đồng có ghi rõ thời gian làm việc tối thiểu là 3 năm và yêu cầu chị bồi thường hợp
đồng cũng như chi phí đào tạo tại Hàn Quốc.

 Chị A không đồng ý với quyết định của công ty vì trong điều khoản có quy
định cụ thể nơi làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và việc đào tạo nâng cao là
chính sách đãi ngộ của công ty dành cho nhân viên nên công ty không có quyền bắt
chị đền bù khoản chi phí đó.

4
 Công ty cho rằng: Trong hợp đồng có điều khoản người lao động phải có trách
nhiệm thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của
cấp trên. Hơn nữa, nhân viên nên chia sẻ gánh nặng, cùng công ty vượt qua giai
đoạn khó khăn, phát triển công ty nên việc điều chỉnh nhân lực là hợp tình hợp lý.

 Trước tình hình bất lợi, chị Lan đồng ý sẽ chuyển công tác nhưng với điều kiện:
- Thời gian chuyển là một năm
- Cần thời gian để thu xếp việc gia đình
- Yêu cầu trợ cấp thêm chi phí.
- Thăng chức lên vị trí trưởng phòng.

 Trước những yêu cầu chị Lan đưa ra, công ty quyết định thời gian chuyển
công tác là một năm, nếu tình hình ổn trở lại có thể quay về trụ sở chính và đồng ý
cho chị Lan nghỉ phép 1 tuần để chuẩn bị và thu xếp. Về chi phí đi lại công ty sẽ trợ
cấp thêm 3 triệu 1 tháng. Còn về yêu cầu thăng chức lên vị trí trưởng phòng công ty
sẽ xem xét dựa trên thái độ, kết quả làm việc của chị Lan tại chi nhánh.

3. Phân tích tình huống:

3.1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp


 Nguyên nhân khách quan:
- Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và công ty TNHH Lan
Trường Thịnh nói riêng.
- Chị Lan có gia đình và con nhỏ cần chăm sóc.
- Công ty tự ý chuyển công tác nhân viên mà không có sự thảo luận trước với
nhân viên.

 Nguyên nhân chủ quan:


- Công ty đang bị khó khăn về việc vận hành kinh doanh và thiếu hụt nhân sự
tại chi nhánh, vì vậy có ý áp đặt nhân viên, tạo thế đã rồi buộc nhân viên tuân
thủ theo quyết định.
- Chị Lan ỷ mình là nhân viên giỏi, quan trọng đối với công ty đặc biệt là trong
lúc này nên kiên quyết tỏ rõ lập trường của mình và đe dọa nghỉ việc.

3.2. Hình thức giải quyết tranh chấp:

Thương lượng: Vì đây là một vấn đề không quá lớn và phức tạp, hơn nữa chị
Lan cũng không có ý định kiện công ty ra tòa và làm lớn chuyện nên để giải quyết
tranh

5
chấp này, chị Lan và trưởng phòng cùng giám đốc cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận
giải quyết, không thông qua bên thứ ba.

3.3. Phân tích thái độ, ngôn ngữ giao tiếp

 Biểu hiện phi ngôn ngữ: Ăn mặc lịch sự, trang điểm nhẹ nhàng thể hiện sự
chuyên nghiệp nơi công sở.

 Thái độ và biểu cảm khuôn mặt:


- Đối với nhân viên Lan: Ban đầu tỏ thái độ thắc mắc, nghi hoặc khi đột ngột
nhận được thông báo chuyển nơi công tác, tiếp đến là sự ngạc nhiên và tức giận,
biểu cảm uất ức khi chất vấn với cấp trên. Vào ngày hôm sau, sau khi đã suy
nghĩ kỹ thì có thái độ bình tĩnh, cứng rắn để đưa ra thỏa thuận. Khi được đáp
ứng các điều kiện đưa ra thì thể hiện thái độ, biểu cảm hài lòng có chút miễn
cưỡng.
- Đối với giám đốc: Ban đầu là thái độ cứng rắn, quả quyết thể hiện lập trường,
ngày hôm sau, biểu cảm dịu lại, thái độ nhẹ nhàng hơn thể hiện sự thấu hiểu,
cảm thông với hoàn cảnh của nhân viên, tỏ vẻ suy nghĩ, cân nhắc khi nghe các
điều kiện mà nhân viên đưa ra.
- Đối với Trưởng phòng nhân sự: nhân vật này dường như có vai trò quan trọng
trong việc truyền đạt, dàn xếp giữa hai bên nên luôn giữ thái độ điềm tĩnh, trung
lập, vừa thể hiện sự bảo vệ lợi ích công ty, vừa bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm
đối với nhân viên.

 Chuyển động cơ thể và tư thế: khoảng cách phù hợp đủ để lắng nghe, trao đổi,
tránh quá gần tạo sự không thoải mái hay quá xa không nghe rõ. Tư thế ngồi
thẳng lưng thể hiện sự nghiêm túc khi làm việc. Không sử dụng những động tác
tay chỉ trỏ hay múa may gây khó chịu cho người đối diện.

 Cử chỉ: Gật đầu để thể hiện sự lắng nghe và hiểu ý đối với người đối diện.

 Giao tiếp bằng mắt: Lắng nghe bằng mắt để thể hiện sự nghiêm túc và tôn
trọng, giúp đối phương tập trung hơn vào vấn đề.

 Không gian: Không gian yên tĩnh, trang nghiêm phù hợp nơi công sở.

 Ngữ điệu: Tốc độ và âm điệu vừa phải, lên xuống điều chỉnh phù hợp với cảm
xúc, thái độ của người nói

 Giao tiếp ngôn ngữ:


- Mở đầu luôn là câu chào hỏi đối phương.
6
- Hỏi đúng trọng tâm vấn đề, tránh vòng vo lan man khó hiểu.
- Đưa ra lý lẽ mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát, thông tin chính xác để tỏ rõ lập
trường bản thân, giữ thế chủ động.
- Nói đủ lớn để đối phương nghe rõ, nói ngắn gọn, rõ ràng để đối phương có thể
tiếp cận và hấp thụ thông tin, lý lẽ muốn truyền đạt.
- Đã thống nhất được thỏa thuận giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

3.4. Kết quả giải quyết tranh chấp

Hai bên đều thể hiện sự nhượng bộ:


- Chị Lan chấp nhận chuyển công tác theo như yêu cầu của công ty.
- Trái lại, công ty cũng phải đáp ứng một số điều kiện để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp cho chị.

4. Nhận xét về video tình huống

 ƯU ĐIỂM

 Về nội dung

- Tình huống có đầy đủ yếu tố của một tranh chấp nội bộ, thể hiện được mâu thuẫn,
bất đồng giữa các bên và cả hướng giải quyết.
- Tình tiết hợp lý, nội dung phản ánh được thực trạng tranh chấp lao động trong
doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
- Thể hiện được diễn biến tâm lý của các nhân vật, bộc lộ những mong muốn, suy
nghĩ của mình
- Liên hệ thực tiễn, lồng ghép bối cảnh tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng của nền
kinh tế.

 Về hình thức

- Dù đang trong quá trình học online tại nhà, nhóm vẫn có thể làm video đối đáp
giữa các nhân vật khá là chỉnh chu.
- Phần hậu kỳ của video khá tốt, có giới thiệu nhân vật và kết thúc chỉnh chu, lồng
ghép nhạc nền sinh động.
- Các bạn diễn viên có đầu tư về mặt trang phục.

 Về diễn xuất

- Mặc dù là diễn viên nghiệp dư nhưng các bạn cũng đã thể hiện được cơ bản hình
tượng nhân vật của mình và học thoại khá tốt.

7
- Bạn vào vai Lan thể hiện rất tốt sự ngạc nhiên và bất bình khi đột ngột bị thuyên
chuyển công tác.

 HẠN CHẾ

 Về nội dung

- Mặc dù đã có tìm hiểu về Luật Lao động và Luật về tranh chấp lao động trong
doanh nghiệp nhưng không có kiến thức chuyên ngành nên việc xây dựng tình tiết
và nội dung tình huống chỉ mang tính chất tương đối.
- Vì hạn chế về mặt thời gian quy định nên phương án giải quyết tranh chấp khá đơn
giản và nhanh gọn, chưa thể hiện được tính chất căng thẳng của tranh chấp.

 Về hình thức

- Trang phục lịch sự nhưng chưa thực sự phù hợp với môi trường văn phòng.
- Lồng ghép phông nền của Trưởng phòng nhân sự chưa khớp. Phông nền của nhân
vật Lan không hợp văn phòng, phía sau còn để một vài đồ đạc lộn xộn như túi xách.
- Đoạn đầu video bị mờ không rõ nét.

 Về diễn xuất

- Vì cách biệt về mặt địa lý, các bạn không thể giao tiếp mặt đối mặt, quá trình quay
hoàn toàn là độc thoại nên các bạn chưa có sự tương tác cử chỉ, ánh mắt cũng như
sự liền mạch về mặt cảm xúc
- Hai bạn đóng vai Giám đốc và Trưởng phòng nhân sự vẫn chưa thể hiện hết được
tinh thần nhân vật, không thể hiện được sự quyết đoán, quyền lực của cấp trên.
- Nhân vật Lan diễn hơi quá trớn, có cảm giác đanh đá, lấn lướt, không tôn trọng
sếp của mình.

 BÀI HỌC RÚT RA

 Đối với Công ty:

- Cần có thái độ quyết đoán hơn khi tiến hành giao tiếp với nhân viên của mình.
Giám đốc nên tập trung nhìn thẳng vào nhân viên khi giao tiếp, lời nói chậm rãi,
cứng rắn, có trọng lực nhưng cũng tạo cảm giác tin tưởng, thấu hiểu đối với nhân
viên.
- Công ty phải luôn xem xét đến quyền và lợi ích của nhân viên, tiến hành bàn bạc
trao đổi trước khi đưa ra một quyết định thuyên chuyển đột ngột. Tránh tạo cảm giác
hoang mang lo lắng cho nhân viên, như vậy sẽ làm giảm hiệu suất làm việc.

8
 Đối với nhân viên:

- Khi giao tiếp với cấp trên nên thể hiện thái độ tôn trọng, chuyên nghiệp hơn.
- Phải có kỹ năng đàm phán tốt. Tìm hiểu và nắm bắt kỹ toàn bộ nội quy của công
ty cũng như chế độ đãi ngộ, lương thưởng.
- Bày tỏ và bảo vệ lập trường, thẳng thắn ý kiến đòi lại công bằng, quyền và lợi ích
hợp pháp của bản thân nếu công ty là người vi phạm.
- Đồng thời cần có trách nhiệm đối với công việc, đứng trên lập trường của công ty
để nhìn nhận vấn đề, cùng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.

9
BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC

Công việc Hình Mức độ


Nội dung Phân công Ghi chú
cần làm thức hoàn thành
- Cơ sở lý luận
- Đối tượng giao tiếp
Báo cáo Huyền Trang,
- Môi trường giao tiếp (địa điểm, hoàn
thực hành docx Làm báo cáo Vũ Trường, 100%
cảnh)
môn học Ngọc Ánh
- Tóm lược nội dung giao tiếp
- Cảm nhận về lần giao tiếp đó
Tình, Ngọc
Tìm 3 tình huống rồi chọn tình huống tốt
Tìm tình huống Ánh 100%
nhất
Hà Trang
Ánh, Hà - Không dài quá 5 phút
Viết kịch bản 100%
Trang - Phân bổ thoại hợp lý.
- Trường vai Trưởng phòng nhân sự
- Lê Trang vai giám đốc
Trường, Lê - Hải Yến vai Lan
Quay video Trang, Hải - Trang phục: Lịch sự, công sở 100%
Yến - Hướng 45 độ so với máy quay
Clip giao
mp4 - Không lẫn tạp âm.
tiếp
Chèn subtitle, hình ảnh minh học, hiệu ứng,
Edit video Tuệ, Tình 100%
nhạc nền
Up clip lên Facebook
- Đăng bài chế độ công khai
Ghi nhận ý kiến và Hải Yến 100%
- Phản hồi các bình luận
phản hồi
Tổng hợp nhận xét, ý - Ưu điểm, hạn chế
Lê Trang 100%
kiến - Bài học rút ra
Chụp hình các ghi
Hải Yến Đưa vào slide để trình bày thuyết trình 100%
nhận, phản hồi
- Hình ảnh, video của các buổi họp trên gg
meet, messenger, docs
Thu thập tư liệu Anh Tình 100%
Clip quá - Hình ảnh, video hậu trường các bạn diễn.
mp4 - Video phát biểu cảm nghĩ của thành viên
trình
- Chèn hiệu ứng, nhạc nền
Edit video Tuệ
- Không quá 5’
Nội dung thuyết
Huyền Trang - Ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ nội dung 100%
trình
- Bố cục đẹp, rõ ràng
Thuyết Slide trình chiếu Tuấn - Ít chữ, thêm bảng biểu, hình ảnh minh họa 100%
Ppt
trình để đảm bảo nội dung
Huyền Trang,
Thuyết trình 100%
Hà Trang
Biên bản Lập theo từng buổi họp và lưu vào thư mục
Word Tình 100%
họp được tạo trên bộ nhớ dùng chung

1
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh. 2020
<https://www.luatanphu.vn/tranh-chap-trong-kinh-doanh.html>
[2] Tình huống tranh chấp trong kinh doanh. 2020
<https://www.luatanphu.vn/tinh-huong-tranh-chap-trong-kinh-doanh.html>
[3] Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
<https://www.bacs.vn/vi/blog/luat-doanh-nghiep/03-ky-nang-giai-quyet-cac-
tranh-chap-trong-doanh-nghiep-10981.html>
[4] Giải quyết tranh chấp lao động
<https://luatvietan.vn/giai-quyet-tranh-chap-lao-dong.html>
[5] Phân tích khái niệm và đặc điểm của các tranh chấp lao động
<https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-lao-dong-la-gi---phan-tich-khai-niem-va-
dac-diem-cua-cac-tranh-chap-lao-dong----.aspx>

You might also like