You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Quản trị học Số báo danh: 38


Mã số đề thi: 26 Lớp: 2114BMGM0111
Ngày thi: 08/06/2021 Số trang: 04 Họ và tên: Trần Văn Huỳnh

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1: Đặc điểm, ưu, nhược điểm của mô hình tổ chức theo khu vực địa lý:

- Đặc điểm:
• Chia tổ chức theo các nhánh, mỗi nhánh đảm nhận thực hiện hoạt động của tổ
chức theo từng khu vực địa lý.
• Mỗi nhà quản trị đại diện ở khu vực chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm và
dịch vụ theo một vùng địa lý cụ thể.
- Ưu điểm:
• Các nhà quản trị cấp thấp thấy rõ trách nhiệm của mình, giảm bớt phạm vi công
việc phải điều hành trực tiếp của nhà quản trị cấp cao.
• Thích hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường và nhu cầu về sản phẩm
dịch vụ.
• Chú ý đến những đặc điểm của thị trường địa phương.
• Tận dụng tốt các lợi thế theo vùng.
• Quan hệ tốt với các đại diện địa phương.
• Tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên.
- Nhược điểm:
• Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp

Họ tên SV/HV: TRẦN VĂN HUỲNH - Mã LHP: 2114BMGM0111 Trang 1/4


• Công việc có thể bị trùng lặp ở các khu vực khác nhau.
• Phân tán nguồn lực.
• Khó kiểm soát.

Ví dụ: Mô hình cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý của Cục thuế Hà Nội.

Cục trưởng

Phó cục
trưởng

Chi cục Chi cục Chi cục


trưởng quận trưởng quận trưởng quận
Đống Đa Cầu giấy Hoàng Mai

Đội truyền Đội Thuế Đội Hành


Đội Kê Đội Thanh trước bạ và
Đội tài vụ Đội kiểm
thông và chính -
khai thuế tra thuế Thuế TNCN và ấn chỉ tra nội bộ
Hỗ trợ Nhân sự

Câu 2:

Như chúng ta đã biết, xung đột trong công ty gây rối loạn về tổ chức đối với sự cân
bằng trước đó của tập thể, cụ thể trong tình huống trên đã xảy ra xung đột giữa hai bên:
nhóm nhân sự cấp trưởng mới và nhóm nhân sự cấp trưởng mới thuộc công ty An Bình. Do
đó ta có thể thấy đây là loại xung đột giữa các nhóm và là xung đột có hại, gây ảnh hưởng
tới các bộ phận có liên quan.

Nguyên nhân xảy ra xung đột: trước hết, có thể do chưa có sự công bằng trong vấn
đề đãi ngộ và ứng xử của công ty bởi, trước đó, phía công ty có tuyển dụng một sô nhân sự
mới vào các vị trí quan trọng của công ty. Về cơ bản những người này đều có chuyên môn
cao và được đào tạo bài bản. Đáng chú ý, doanh nghiệp này đã đưa các nhân sự mới vào

Họ tên SV/HV: TRẦN VĂN HUỲNH - Mã LHP: 2114BMGM0111 Trang 2/4


thay thế các vị trí của bộ phận nhân sự cũ và bộ phận nhân sự cũ được đưa vào vị trí cấp
phó cho nhóm nhân sự mới. Đối với nhóm nhân sự cũ, điều này phía công ty đang phủi bỏ
công sức, trách nhiệm, sự tín nhiệm đối với nhóm cũ. Từ đây dẫn đến không có sự chan
hòa, thống nhất giữa các nhóm khi làm việc, từ đó gây nên xung đột. Hay một nguyên nhân
nữa là do có sự ganh đua về chức vụ và quyền lợi giữa các bên.

Đỉnh cao của mâu thuẫn đó là: sau 2 tháng làm việc, nhóm trưởng phòng mới của
công ty ký vào bản đề nghị thay tất cả các phó của họ với lý do “Các cấp phó và nhân viên
cũ không chịu học hỏi và ngại thay đổi, nên luôn tìm cách cản trở, phản kháng những quy
trình và phương thức hoạt động mới. Họ đã không chịu cập nhật những kiến thức mới, nên
khi làm việc hai bên không ăn khớp. Chưa kể, sức ép của họ quá lớn, làm việc theo lối mòn
và luôn có tâm lý bài xích người mới, nên rất khó khan trong hợp tác”.

Nếu như là Giám đốc của công ty này, em sẽ giải quyết xung đột trong tình huống
trên như sau, dựa vào các chiến lược phổ biến trong việc giải quyết xung đột.

Thứ nhất, cố gắng làm dịu mâu thuẫn bằng cách nêu ra các điểm tương đồng và lợi
ích chung của cả hai nhóm khi làm việc chung với nhau; thỏa hiệp, thỏa thuận về các vấn
đề cùng bàn bạc để tìm ra lợi ích chung và những lợi ích đối kháng và thống nhất phương
án hành động trong tương lai.

Thứ hai, thuyết phục thông qua bồi dưỡng ý thức mỗi bên, làm cho họ nhận thức
được tác hại của xung đột do họ gây ra đối với tập thể và mọi người. Trên cơ sở đó thay đổi
quan niệm, hành vi của các bên, tạo bầu không khí làm việc hợp tác, thân thiện.

Tiếp theo, kiên trì giải quyết vấn đề gây xung đột. Việc giải quyết vấn đề là gặp nhau
mặt đối mặt của các nhóm xung đột để nhận ra các nguyên nhân gây xung đột và tìm ra các
giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Để làm được điều đó, Giám đốc cần sự lắng nghe giữa
các bên xem nguyên nhân cụ thể mà các bên đưa ra là gì. Có thể lý do nhóm nhân sự cũ
ngại thay đổi, không đông ý những phương thức bởi họ nhận ra những phương thức đó
không phù hợp với chiến lược của công ty, hoặc những phương thức đó có thể gây ra tổn
thất lớn cho công ty. Mặt khác, nhóm nhân sự mới lại không hiểu như vậy, nên từ đó mâu
thuẫn đã xảy ra. Còn nhiều các lý do khác nên nhà quản trị cần lắng nghe với thái độ tích

Họ tên SV/HV: TRẦN VĂN HUỲNH - Mã LHP: 2114BMGM0111 Trang 3/4


cực, kìm chế cảm xúc. Và hơn nữa, nhà quản trị cần có sự quyết đoán để giải quyết mâu
thuẫn thành công. Ngoài ra, nhà quản trị có thể xem xét kĩ lợi ích của hai bên và cho họ
đánh giá về đối phương lẫn nhau, và cho các bên thấy rõ được được các lỗi lầm của mình.

Nếu như các biện pháp trên không hiệu quả để giải quyết thì nhà quản trị có thể sử
dụng biện pháp hành chính, đó là thuyên chuyển công tác của các cán bộ, nhân viên, đưa
ra khỏi cơ quan hoặc các quyết định hành chính khác. Tuy nhiên, về mặt tâm lý dư âm của
xung đột còn nằm trong ý thức của mỗi cá nhân và sẽ còn gây tác động trong một thời gian
nhất định. Các bên vẫn còn ác cảm, mặc cảm, tác động không tốt đến nhau. Do đó, nhà lãnh
đão và các quản lý cần quan tâm theo dõi và tạo cho họ điều kiện cần thiết để hiểu và thông
cảm với nhau, cùng xây dựng không khí làm việc vui vẻ, than thiện và hợp tác.

Cuối cùng, mâu thuẫn, xung đột là điều không thể tránh khỏi, có thể xảy ra ở mọi cấp
độ trong một doanh nghiệp. Khi mẫu thuẫn, xung đột không được giải quyết hoặc giải quyết
không thỏa đáng sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn, suy thoái. Lãnh đạo doanh
nghiệp phải nhận dạng được các mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp giải quyết
mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất. Để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, trước hết, nhà
lãnh đạo doanh nghiệp hãy lắng nghe các bên trình bày quan điểm của mình, sau đó ra quyết
định đình chiến xung đột, dành thời giant hu thập thông tin, tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra
các chiến lược giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

Họ tên SV/HV: TRẦN VĂN HUỲNH - Mã LHP: 2114BMGM0111 Trang 4/4

You might also like