You are on page 1of 6

TÌNH HUỐNG – TUYỂN DỤNG

Một nhà máy bia thành lập năm 2006 muốn mở rộng sản xuất với chi phí đầu tư là 42 tỉ
USD, đang tìm ứng viên cho vị trí Trưởng phòng quản lý chất lượng. Vị trí này làm việc
ở Vũng Tàu, quản lý 30 nhân viên có độ tuổi từ 28-30 tuổi. Mô tả công việc chính cho vị
trí này:

 Tuyển chọn, phát triển men bia và kỹ thuật chế biến thông qua giám sát, huấn
luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên 30 người.
 Lập kế hoạch, kiểm soát tiến độ.
 Đảm bảo tất cả thiết bị ủ và chế biến vận hành theo đúng tiêu chuẩn.
 Báo cáo trực tiếp cho sếp người Đan Mạch.

Có 2 ứng viên được chú ý:

Anh Phong: 35 tuổi; có 10 năm kinh nghiệm quản lý chất lượng; 3 năm kinh nghiệm làm
việc trong nhà máy sản xuất nước đóng chai; 5 năm kinh nghiệm ở vị trí trưởng phòng
giám sát; mức lương hiện tại là 1.200 USD; mức lương mong muốn là 1.500 USD; sống
tại TP. HCM; đã có gia đình và 2 con nhỏ.
Anh Định: 35 tuổi; có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại nhà máy sản xuất và chế biến
thực phẩm trong nước; vừa lên chức giám sát quản lý chất lượng được 1 năm; trước đây
cũng làm trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và làm ở bộ phận quản lý chất
lượng; sống tại TP.HCM; độc thân; mức lương hiện tại 1.000 USD.
Kinh phí lương có thể trả cho nhân sự làm việc ở vị trí này 1.200 USD, với vai trò là
trưởng phòng nhân sự, bạn hãy:

1. Xác định tiêu chuẩn chọn ứng viên cho vị trí này?
2. Nếu chọn anh Phong thì làm cách nào để thương lượng và thỏa thuận với anh
Phong? Bạn thuyết phục ban giám đốc như thế nào?
3. Nếu chọn anh Định thì làm cách nào thương lượng và thỏa thuận với anh Định?
Bạn thuyết phục ban giám đốc như thế nào?

Trả lời:
Câu 1. Tiêu chuẩn chọn ứng viên cho vị trí này
a) Trình độ đào tạo: Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ, thuộc các chuyên ngành liên quan
công nghệ thực phẩm. Có kinh nghiệm quản lý nhân sự, giám sát và đào tạo đội
ngũ nhân viên. đã từng làm việc nhiều năm, kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực
sản xuất đồ uống hoặc tương tự như bia để có thể đào tạo được nhân viên chất
lượng, đảm bảo được các tiến trình trong sản xuất diễn ra chặt chẽ
b) Tin học : thành thạo về tin học học cơ bản để sử dụng được các thiết bị phục vụ
công việc, bằng Tin học.
c) Ngoại ngữ: có khả năng đọc viết tiếng Anh hay Đan Mach để có thể báo cáo
cho sếp.
d) Kinh nghiệm: làm việc trên 5 năm, quản lí trên 1 năm
e) Công nghệ kĩ thuật: sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc để có thể xử lí rủi
ro, hướng dẫn cho nhân viên trong dây chuyền sản xuất
f) Về kĩ năng:
Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng quản lý
bản thân, Kỹ năng học hỏi, thích ứng, Kỹ năng tổ chức.
g) Thái độ: Có trách nhiệm, trung thực, tư cách nghề nghiệp tốt, Sẵn sàng chịu áp
lực công việc, sáng tạo, chăm học hỏi.
h) Yêu cầu về năng lực quản lý

 Có khả năng hoạch định nguồn lực và tổ chức thực hiện công việc cấp
Phòng.
 Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới; Giao việc cho
cấp dưới;
 Có khả năng giám sát công việc của cấp dưới;
 Có khả năng lên kế hoạch làm việc cho cấp dưới;
 Có khả năng giải quyết mâu thuẫn nội bộ;
 Có khả năng điều phối hoạt động của bộ phận;
 Có khả năng đánh giá kết quả thực hiện của cấp dưới;
 Có khả năng Xây dựng chiến lược cho bộ phận.

Câu 2: Thỏa thuạn với anh Phong: có 2 trường hợp


1. Giảm yêu cầu lương từ 1500 xuống 1200 phù hợp với mức lương của công ty,
thì công ty sẽ lấy tiền đó để có xe đưa rước anh Phong đi làm, cuối tuần sẽ đưa
đón vợ con lên Vũng Tàu để cùng anh Phong đi chơi, những lúc anh Phong tăng
ca vẫn sẽ hỗ trợ gia đình lên ở cùng nếu có yêu cầu
2. Nếu anh Phong không đồng ý thì sẽ tăng lương 1500 với điều kiện phải đạt
được yêu cầu về chỉ số KPI và không có thêm bất kì sự chu cấp nào.
- Về thuyết phục sếp: Cho sếp gặp mặt các ứng viên tuyển dụng theo nhóm. Trong
đó sẽ bao gồm các thành viên kém cạnh hơn anh Phong để cho sếp đặc điểm nổi
bật từ anh Phong
Câu 3: Đầu tiên gặp mặt và thoả thuận anh Định với mức lương 1200 USD (Số
tiền lương này được tăng lên nếu quá trình làm việc tốt). Tuy mức lương thấp hơn
anh Phong nhưng nhưng anh Định vẫn được hưởng những lợi ích như anh Phong.
Thuyết phục bằng việc phân tích ra các đặc điểm của công việc, tính chất của công
việc (áp lực không nhiều, thời gian làm việc tương đối thoáng (phù hợp với người
có gia đình), khả năng thăng tiến cao, công việc ổn định. có xe đưa đón, tổng thu
nhập có thể tăng lên thêm, có khả năng thăng tiến, công ty ổn định, môi trường
văn hóa ngon, sếp dễ tính.
- Về thuyết phục sếp: Báo cho sếp biết là ứng viên tốt nhất đã không đồng ý và chỉ
còn ứng viên tốt nhì.
- So sánh những điểm mạnh của Định để làm nổi bật ứng viên như: trình độ
chuyên môn, thái độ, độc thân dành nhiều thời gian cho công việc hơn.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Ở MỘT CÔNG TY THUỘC BƯU ĐIỆN TỈNH
Ông T. là giám đốc một công ty của tỉnh A đã được gần 3 năm. Lúc thành lập,
công ty chỉ có vẻn vẹn chín nhân viên, đến nay công ty đã có tất cả gần ba trăm
nhân viên, có nhiều bộ phận ở rải rác khắp nơi trong tỉnh. Lúc đầu ông T. tự mình
thực hiện mọi công việc liên quan đến việc tuyển chọn nhân viên, trả lương và bổ
nhiệm nhân viên. Do công việc ngày càng nhiều và phức tạp, ông T. đã giao dần
trách nhiệm tuyển nhân viên mới cho trưởng các bộ phận của công ty. Mặc dù
công ty đang hoạt động có hiệu quả, gần đây qua kiểm tra ông T. nhận thấy trong
công ty có nhiều vấn đề chưa ổn, cần giải quyết. Một số trưởng bộ phận tỏ ra thiếu
thận trọng khi tuyển nhân viên. Nhiều nhân viên chưa được đào tạo đầy đủ hoặc
thiếu kinh nghiệm, yếu kém trong thực hiện công việc. Tại nhiều phòng ban, cơ sở,
cửa hàng của công ty, kỷ luật lao động lỏng lẻo, một số nhân viên được phân quá ít
công việc trong khi nhiều nhân viên khác lại phải làm việc quá tải. Nhiều nhân
viên có năng lực tốt không được cất nhắc phù hợp. Ở một vài nơi, việc xây dựng
mức lương khoán không công bằng và có sự khác biệt lớn giữa các cơ sở trực
thuộc công ty. Một số nhân viên cảm thấy bất mãn về chế độ tiền lương và các
chính sách kích thích, động viên trong công ty.
Ông T. cảm nhận được sự cần thiết phải có một chuyên gia về lĩnh vực quản trị
nguồn nhân lực. Tuy nhiên, ông vẫn còn băn khoăn không biết có cần một phòng
nguồn nhân lực không và trưởng các bộ phận của công ty sẽ phản ứng như thế nào
đối với trưởng phòng nguồn nhân lực mới? Trưởng phòng nguồn nhân lực sẽ có
những trách nhiệm cụ thể như thế nào? Làm thế nào để công việc không bị chồng
chéo và phối hợp có hiệu quả hoạt động giữa các trưởng bộ phận, phòng ban với
hoạt động của phòng nhân lực.
Câu hỏi:
1/Theo anh (chị) công ty nói trên có cần thành lập một phòng quản trị nguồn nhân
lực không? Tại sao?
2/ Nếu ở cương vị của ông T. anh (chị) sẽ làm gì để giải quyết những khó khăn
hiện nay của công ty.
BÀI LÀM:
Việt thành lập một phòng quản trị nguồn nhân lực là cần thiết. Vì
Câu 2: Với cương vị của ông T sau khi xem xét kỹ lưỡng thì quyết định thành lập
một phòng quản trị nguồn nhân lực. Sẽ có hai tình huống xảy ra về phản ứng của
trưởng các bộ phận công ty đối với trưởng phòng nguồn nhân lực mới là hài lòng
và không hài lòng. Để tránh việc bất mãn và xảy ra xung đột thì sẽ có buổi họp với
trưởng các bộ phận nêu rõ ra tình hình hiện tại của công ty, đề xuất thành lập
phòng quản trị nguồn nhân lực mới, giải thích kỹ càng vai trò của phòng quản trị
nguồn nhân lực mới, nêu rõ sự cần thiết để các trưởng bộ phận cùng lắng nghe. Để
công việc không bị chồng chéo và phối hợp có hiệu quả hoạt động giữa các trưởng
bộ phận, phòng ban với hoạt động của phòng nhân lực thì sau khi thành lập, phòng
nhân lực phải có một cuộc họp với trưởng các bộ phận để thống nhất những việc
mà bộ phận nhân lực sẽ đảm nhận, sẽ làm gì và không làm gì, cần sự phối hợp của
bộ phận nào.

Tình huống: TỔ CHỨC ĐÀO TẠO


Trưởng phòng Nhân sự của một công ty May ở thành phố X nhận được một báo
cáo do Ban giám đốc chuyển, đây là báo cáo của phòng Kinh doanh về tình hình
nhân lực thuộc hệ thống kinh doanh nội địa. Trong báo cáo về tình hình nhân lực
có nêu vấn đề: hiện tại có nhiều nhân viên bán hàng được tuyển trong vòng một
năm gần đây chưa có đủ kiến thức về sản phẩm, về hệ thống tiêu thụ sản phẩm, về
nguyên tắc bán hàng,… của công ty. Chính vì điều đó mà công việc chào hàng, bán
hàng và kinh doanh chưa đạt được kết quả như mong đợi. Hiện nay, công ty chưa
có chương trình đào tạo nhân viên bán hàng. Hướng dẫn và làm việc với nhân viên
bán hàng mới được giao cho một người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này,
nhưng sắp đến tuổi về hưu. Mục tiêu và mối quan tâm hàng đầu của trưởng phòng
nhân sự là chất lượng. Việc nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên bán hàng là
rất cần thiết trong khi họ vẫn phải làm việc như thường lệ bởi vì hiện không có
người thay thế.
1. Anh (chị) hãy lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp với vị trí nhân viên bán hàng
của công ty May trong tình huống trên.
2. Nếu anh (chị) là trưởng phòng Nhân sự của công ty May, anh chị sẽ xây dựng
chương trình đào tạo như thế nào cho phù hợp?
Bài làm:
Câu 1: Nội dung đào tạo phù hợp với vị trí nhân viên bán hàng của công ty May:
Sẽ lựa chọn nội dung đào tạo định hướng công việc. Vì công ty May không yêu
cầu hội nhập văn hoá công ty mà yêu cầu kỹ năng chào hàng, bán hàng và bổ sung
kiến thức về sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và nguyên tắc bán hàng,... chọn lựa nội
dung đào tạo định hướng công việc là phù hợp nhất để có thể cải thiện được tình
trạng công ty đang gặp phải và mang lại hiệu quả mai sau.
Câu 2: Nếu em là trưởng phòng Nhân sự của công ty May, em sẽ xây dựng chương
trình đào tạo qua các bước sau:
 Bước 1: Xác định mục tiêu
+ Khi xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển thì ta cần có được định
hướng, mục tiêu tổng thể để đảm đảm bảo rằng cả trường phòng Nhân sự và ban
lãnh đạo đều biết được định hướng cần đạt được
 Bước 2: Xác định năng lực đang có
 Bước 3: Nghiên cứu và phân tích khoảng cách trình độ nhân viên
 Bước 4: Phỏng vấn nhân viên về cách thức đào tạo
 Bước 5: Cung cấp tài liệu và phương pháp đào tạo chính thức
 Bước 6: Có huấn luyện viên và cố vấn cụ thể
 Bước 7: Hỗ trợ nhân viên tự học hỏi và phát triển
Bước đầu tiên chúng ta phải xác định được mục đích của đào tạo vì công tay May
đanh có nguồn nhân lực thiếu kỹ năng bán hàng và kiến thức nên sẽ chọn mục đích
đào tạo, hướng dẫn kỹ năng nhân viên để nhân viên có thể thích nghi theo hình
thức đạo tạo mới vì đây là nhân viên đã được tuyển vào công ty gần 1 năm còn quá
là mới mẻ và tổ chức theo đào tạo chính quy vì người hướng dẫn có kinh nghiệm
sắp về hưu nên chọn đào tạo chính quy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và mình chia
theo tốp đi học để dễ quản lý hơn và mình sẽ đào tạo tại nơi làm việc để vừa học
cũng có thể thực tập và người có kinh nghiệm sẽ tư vấn và chỉ dẫn .
Cụ thể ở đây để đào tạo phát triển cho nhân viên bán hàng một cách hiệu quả nhất
thì cần phải xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể, rõ ràng, phù hợp. Trước hết
cần phải điều tra, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của nhân viên. Xác
định tiêu chuẩn thực hiện công việc bán hàng. Đồng thời dựa vào chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức nhân sự
từ đó lựa chọn cách thức đào tạo phù hợp. Công ty nên điều các nhân viên có nhiều
kinh nghiệm, có chuyên môn trong lĩnh vực bán hàng xuống giảng dạy, hướng dẫn
và phân việc làm cho họ. Ngoài ra công ty có thể mời những nhân viên có nhiều
kinh nghiệm trong hoạt động này nhưng đã về hưu đến làm cố vấn đào tạo cho
nhân viên mới. Công ty cần phải có chế độ khuyến khích ưu đãi về tài chính và phi
tài chính cho những người này, tạo điều kiện để họ có thể dễ dàng truyền đạt lại
kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên mới. Đội ngũ nhân viên bán hàng ít, không có
người thay thế nên phải đào tạo trong quá trình làm việc. Đòi hỏi nhân viên cũ đi
trước phải kèm cặp hướng dẫn cho nhân viên mới. Để đào tạo cho các nhân viên
bán hàng mới, nhà quản trị phải đưa các nhân viên này xuống các quầy hàng của
công ty ở đó họ sẽ được các nhân viên lâu năm như tổ trưởng bán hàng, trưởng các
quầy hàng…hướng dẫn làm các công việc từ dễ đến khó. Như là vệ sinh quầy
hàng, sắp xếp sản phẩm, lấy sản phẩm cho khách xem, bao gói sản phẩm, thanh
toán…Dần dần có thể giao cho thực hiện một lần bán hàng độc lập. Trong quá
trình thực hiện từng phần công việc, nhân viên lâu năm hướng dẫn để nhân viên
mới biết làm như thế nào là đúng và hiệu quả. Để quá trình kèm cặp hướng dẫn
này được tốt thì nhà quản trị phải lựa chọn người có chuyên môn cao và biết tạo
bầu không khí tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau.
Cần đào tạo về : kiến thức chuyên môn, kỹ năng bán hàng, kỹ năng bán hàng thông
qua việc giao tiếp với khách hàng , đào tạo về phương thức thủ thuật bán hàng. về
phía công ty phải cung cấp kiến thức sản phẩm , hệ thống tiêu thụ cho nhân viên
nắm rõ.

You might also like