You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH LÝ HỌC

BÀI 13: THỰC HÀNH GHI ĐIỆN NÃO ĐỒ


Giảng viên: ThS. BS Đinh Quang Huy
Mục tiêu:
1. Trình bày định nghĩa điện não đồ
2. Trình bày các bước ghi điện não đồ

I. ĐỊNH NGHĨA
Bằng các điện cực đặt ở da đầu, điện não đồ (EEG) đồ thị ghi lại các hoạt động điện
sinh học của não (sóng điện não). Điện cực kim loại gắn với da ở bên ngoài đầu làm thay đổi
các hoạt động điện thành mô hình, được gọi là các sóng não. Cách đặt điện cực của máy vào
da đầu gọi là chuyển đạo hay đạo trình.
II. PHƯƠNG TIỆN
1. Buồng ghi điện não yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, tránh xa nơi có từ trường.
2. Máy ghi điện não: 01 (mỗi máy ghi điện não gồm 1 máy khuếch đại và một bộ phận
ghi cơ hoặc số hóa).
3. Máy in: 01 chiếc
4. Màn hình vi tính: 01 chiếc
5. Điện cực: 40 cái
6. Bộ dây mắc điện cực: 02 bộ
7. Nước muối sinh lý: 01 chai
8. Pass: 01 type.
9. Dây đất: 01 dây
10. Giấy ghi điện não: 60 trang/bản ghi
11. Mực in.
III. CÁCH GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ
1. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Người bệnh ngồi hoặc nằm nghỉ yên tĩnh, thoải mái, nhắm mắt. Đầu bệnh nhân phải
sạch, điện cực ngâm nước muối sinh lý giảm tối đa điện trở da đầu.
- Tháo các dụng cụ kim loại trên người bệnh: đồng hồ, dây chuyền…
2. Các bước thực hiện
 Nhập dữ liệu bệnh nhân: tên, tuổi, giới tính.
 Chuẩn bị máy trước khi đo.
 Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, ngồi yên.
 Đo ít nhất 15 phút.
 Yêu cầu bệnh nhân mở mắt nhiều lần trong khi ghi, mỗi lần 4-5s để ghi “phản
ứng ngừng alpha”.
 Làm 2 nghiệm pháp: kích thích ánh sáng và tăng thông khí.
3. Kĩ thuật mắc điện cực:
 Thường dùng 21 điện cực, ghi 16 chuyển đạo.
 Các điện cực phải đặt đối xứng, giống hệt nhau ở hai bên đầu.
Ta lấy các điểm mốc sau đây:
- Điểm gốc mũi (nasion), nằm giữa 2 chân lông mày (glabella).
- Điểm chẩm (inion).
- Ống tai ngoài 2 bên.
Với các ký hiệu sau đây:
- F là trán (Frontal).
- O là chẩm (Occipital).
- C là trung tâm (Central).
- P là đỉnh (Parietal).
Đánh số lẻ nếu là bên trái, và số chẵn nếu là bên phải.
- Nối 2 điểm gốc mũi và chẩm với nhau, ta có đường dọc giữa. Ta chia chiều dài
của đường này theo tỷ lệ %: điểm cách gốc mũi 10% là F0 (hay Fpz), cách tiếp
theo 20% nữa là Fz, tiếp 20% nữa là Cz. Cz chính là điểm chính giữa đỉnh đầu,
tiếp sau nó 20% là Pz. Cách điểm chẩm 10% (tức cách Pz 20%) là O0 (hay còn
gọi Oz).
- Nối 2 ống tai ngoài với nhau, ta được một đường cắt ngang đường dọc giữa ở
điểm Cz. Các ống tai ngoài 10% bên trái là T3, bên phải là T4. Cách thêm 20%
(chính giữa T3 hay T4 với Cz) là C3 (bên trái) và C4 (bên phải).
- Vẽ đường đồng tâm với đường chu vi của đầu, nối các điểm mốc phía ngoài nhất:
Fpz-T3-Oz-T4. Trên đường (gần như là đường tròn) này, cũng chia theo tỷ lệ %
như vậy. Cách 10% phía trước có Fp1 bên trái và Fp2 bên phải, sau đó 20% là F7
và F8. Cách Oz 10% từ phía sau là O1 bên trái và O2 bên phải. Cách tiếp 20% (là
chính giữa O1 với T3) là T5 bên trái và (là chính giữa O2 với T4) T6 bên phải.
- Vẽ tiếp đường vòng cung phía trong, tiếp nối Fp1-C3-O1 bên trái, và Fp2-C4-O2
bên phải. Ở khoảng cách 20% (chính giữa các mốc) là F3 phía trước bên trái, F4
phía trước bên phải, P3 phía sau bên trái, P4 phía sau bên phải.

IV.THỰC HÀNH GHI ĐIỆN NÃO ĐỒ


V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điện não đồ ứng dụng trong thực hành lâm sàng, Đinh Văn Bền, Nhà xuất bản Y
học 2015.
2. Sinh lý học, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2017.

You might also like