You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP


MÔN KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y HỌC VÀ THÍ NGHIỆM

Chủ đề 1: ĐIỆN TIM ĐỒ ECG (ELECTROCARDIOGRAPHY)


1 GVHD: Th.S Lê Cao Đăng
Th.S Trần Trung Tín
Nhóm 27
STT TÊN MSSV

1 Đặng Lê Quốc Bảo 1912655

2 Dương Tấn Gia Bảo 1912653

3 Nguyễn Đức Quang 1712775

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022

1
Mục lục
A.LESSON 5 ...................................................................................................................................................................3
1. GIỚI THIỆU .....................................................................................................................................................3
2. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................................4
3. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM...............................................................................................................................4
4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN .............................................................................................................................4
a) Thiết lập thiết bị: ............................................................................................................................................4
b) Tiến hành thí nghiệm: ....................................................................................................................................5
5. SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN Hồ sơ chủ thể : ...................................................................................................6
CÂU HỎI .......................................................................................................................................................................8
A: Sử dụng dữ liệu từ bảng 5.3:............................................................................................................................8
PHỤ LỤC: CÁC HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................10
B LESSON 6 .................................................................................................................................................................13
1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................................................................13
2. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM ...........................................................................................................................15
3. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM.............................................................................................................................15
4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ...........................................................................................................................15
A. Set up ...............................................................................................................................................................15
B. CALIBRATION ..............................................................................................................................................17
C. RECORDING LESSON DATA .....................................................................................................................18
5. SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN ............................................................................................................................19
CÂU HỎI ..............................................................................................................................................................23
PHỤ LỤC: CÁC HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................24

2
A.LESSON 5
1. GIỚI THIỆU

• ECG tâm đồ là một phương tiện quan trọng trong tim mạch giúp chẩn đoán các bệnh lý
về rối loạn nhịp tim và những bất thường về cấu trúc.
• HỌAT ĐỘNG ĐIỆN CỦA CƠ TIM
+ Liên quan đến các ion Natri, Kali, canxi.
+ Do sự chênh lệch nồng độ hai bên màng tạo nên hiệu điện thế giữa hai bên
màng. (Điện thế nghỉ).
+ Sự di chuyển qua lại hai bên màng của các ion tạo nên điện thế động.
+ Pha 0: Natri xâm nhập vào trong tế bào với số lượng lớn
+ Pha 1
+ Pha 2: Canxi vào tế bào với tốc độ chậm
+ Pha 3: Kali ra ngoài tế bào. Cuối pha 3, bơm Natri ra ngoài đưa Kali vào trong tế
bào
+ Pha 4: Điện thế nghỉ
• ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN TRONG TIM
- Giúp dẫn truyền xung động khắp tim
• Bao gồm:
+ Đường dẫn truyền trong nhĩ
+ Bộ nối nhĩ thất
+ Nút nhĩ thất
+ Bó His
+ Các nhánh
+ Mạng Purkinje

3
- CHUYỂN ĐẠO
- Giúp khảo sát tim ở các vị trí khác nhau
- Chuyển đạo trước ngực
• Chuyển đạo ngoại vi
+ Ghi lại điện thế hoạt động theo mặt phẳng trướcsau
+ Ghi điện thế giữa hai cực electrodes.
• Chuyển đạo tăng cường
+ Cũng ghi điện thế theo mặt phẳng dọc, trướcsau
+ Ghi lại hoạt động điện học với một điện cực so với mức zero.

2. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


• Làm quen với điện tâm đồ - một công cụ cơ bản để khảo sát các hoạt động điện thế
của tim.
• Tìm hiểu mối liên quan giữa ECG với cơ chế hoạt động trong chu kì tim mạch.
• Khảo sát sự thay đổi của tần số và nhịp tim so với tư thế của cơ thể và sự hít thở.
3. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
• 1 bộ dây điện cực SS2L của BIOPAC;
• 3 miếng dán điện tim;
• Cồn 70o và bông gòn y tế;
• Máy thu nhận tín hiệu BIOPAC MP30;
• Phần mềm BSL-3.7.7;
• Máy tính;
4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
a) Thiết lập thiết bị:
Kết nối máy tính, MP30 vào nguồn 220V-AC. Kết nối máy tính và máy MP30
bằng dây cab có sẵn trên máy và cắm dây điện cực SSL2 vào máy MP30 như hình.

4
Vệ sinh vùng da cần gắn điện cực trước khi dán miếng dán điện cực. Sau đó dán
miếng dán và kẹp dây điện cực vào núm của miếng dán.
Vị trí gắn các đầu điện cực như sau:
• Dây trắng (VIN-): mặt dưới cổ tay phải;
• Dây đỏ (VIN+): ): mặt trong của chân trái, ngay sát trên mắt cá một chút;
• Dây đen (Ground): mặt trong của chân phải, ngay sát trên mắt cá một chút;
b) Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Cho đối tượng nằm thư giãn để tim đập ổn định.
Bước 2: khởi động máy MP30
• Bật chương trình BSL 3.7.7
• Chọn record a lesson
• Chọn lesson 05 ….
• Nhập tên cho filename và OK.
Bước 3: Kiểm tra để đảm bảo rằng các miếng dán điện cực có dính sát tốt với da
không, các dây điện cực có bị hở hay bị xoắn không. Nếu OK hết thì bấm nút
Calibrate trên màn hình để hiệu chỉnh máy. Chờ 8 giây sau đó bấm Suspend để
dừng. Nếu tín hiệu thu được có đồ thị tương đối giống với mẫu thì tiếp tục bước 2.
Nếu không thì nhấn Redo để calib lại.
Bước 4: Tiến hành đo số liệu. (Chú ý: nhắc đối tượng đo thả lỏng thư giãn và nằm
im để tránh nhiễu điện cơ). Bắt đầu đo bằng cách click vào Record. Sau 20 giây đo,
bấm Suspend. So sánh số liệu với mẫu, nếu tương đồng thì tiếp tục bước 5. Nếu
không bấm Redo để đo lại.
Bước 5: Nhờ đối tượng nhanh chóng ngồi dậy, ngồi trên ghế, hai tay thả lỏng trên
đùi, chân thả lỏng trên đất. Sau khi đối tượng đã ngồi im. Nhấn Record để đo càng
sớm càng tốt để thấy rõ sự biến thiên của nhịp tim.
Bước 6: Nhấp vào resume càng sớm càng tốt sau khi đối tượng ngồi và thư giãn.
Bước 7: Ghi trong 20 giây và sau đó bấm Suspend.
Bước 8: Hãy đánh giá dữ liệu trên màn hình.
• Nếu tương tự, hãy đi tới bước 9.
• Nếu khác, hãy nhấp vào Redo.
Bước 9: Nhấn Resume
Bước 10: Đối tượng ngồi hít vào và thở ra hoàn toàn nhất có thể trong 5 chu kỳ thở
(chậm)
Trình ghi đánh dấu lại những điểm chú ý trong 1 lần hít vào và thở ra tương ứng
• Bắt đầu hít vào – nhấn F4
• Bắt đầu thở ra – F5
Bước 11: Nhấn Suspend sau 5 chu kỳ thở
Bước 12: Nhìn lại dữ liệu trên màn hình
• Nếu giống, tới bước 13
5
• Nếu khác, nhấn Redo
Bước 13: Cho đối tượng thực hiện bài tập nâng cao nhịp tim
Bước 14: Nhấn Resume
Bước 15: Ghi trong 60s
Bước 16: Nhấn Suspend
Bước 17: Xem lại Data on Screen
• Nếu giống, đến bước 18
• Nếu khác, nhấn Redo.
Bước 18: Lưu file và tháo các điện cực

5. SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN

Hồ sơ chủ thể :

Tên: Dương Tấn Gia Bảo


Tuổi: 21 Giới tính: Nam
Chiều cao: 1m68 Cân nặng: 53 Kg

A: Nhịp tim.
Hoàn thảnh các bảng sau với số liệu đã đo được, và tính giá trị trung bình những số liệu
thích hợp:

Bảng 5.3

Chu kỳ tim Giá trị trung bình


Phân đoạn: Trạng thái
1 2 3 (Tính toán)

1: Nằm ngửa 76 73 70 73

2: Ngồi 83 87 90 86.667

3: Bắt đầu hít vào 91 87 90 89.33

3: Bắt đầu thở ra 76 80 80 78.67

4: Sau khi vận động 107 106 104 105.67

B: Tâm thu thất và tâm trương.


6
Bảng 5.4

Chu kỳ (ms)
Phân đoạn: Trạng thái
Tâm thu thất Tâm trương

1: Nẳm ngửa 291 567

2: Sau khi vận động 278 364

C: Các thành phần của điện tâm đồ.


Bảng 5.5

Chu kỳ (ms)
Biên độ (mV)
Phâ
Giá trị tiêu chuẩn n Phân
ECG Phân
Dựa trên nhịp tim Phân đoạn 1 vòng đoạ Phân đoạn 1 vòng đoạn
Thành đoạn 1
lúc nghỉ ngơi 75 lặp n4 lặp 1
phần trung
BPM một trung
bình
vòn bình
(Tính)
g (Tính)
1 2 3 1 2 3
lặp
Bđộ
Sóng Ckỳ (s)
(mV)

P .07 - .18 < .20 83 82 80 81.67 89 0.084 0.099 0.091 0.091

Phức bộ
.06 - .12 .10 – 1.5 79 74 75 76 80 0.604 0.608 0.579 0.597
QRS

T .10 - .25 < .5 195 184 173 184 171 0.157 0.158 0.142 0.152

Khoảng
Chu kỳ (giây)
nghỉ

P-R .12 - .20 141 131 132 134.67 130

Q-T .32 - .36 369 371 379 373 356

R-R .80 878 821 770 823 575


Phân
Chu kỳ (giây)
đoạn

P-R .02 - .10 60 65 64 63 43

S-T < .20 116 114 119 116.33 86

T-P 0 - .40 375 314 282 323.67 88

7
Lưu ý: Giải thích ECG là một kỹ năng đòi hỏi phải thực hành để phân biệt giữa những
thay đổi bình thường và những phát sinh từ điều kiện y khoa. Đừng lo lắng nếu ECG của
bạn không phù hợp với “giá trị thông thường” hay tài liệu tham khảo ở trên và cả trong
phần giới thiệu.

CÂU HỎI

A: Sử dụng dữ liệu từ bảng 5.3:


1) Giải thích những thay đổi trong nhịp tim giữa các trạng thái. Mô tả các cơ chế
sinh lý gây ra những thay đổi này.

- Khi nằm có nhịp tim trung bình không đổi thấp nhất còn hoạt động ngồi vào ghế gây
ra nhịp tim tăng đột biến do khi nằm, đầu và chân ngang với tim nên sự chênh lệch
áp suất giảm so với khi ngồi, tim không cần hoạt động nhiều nên nhịp tim thấp hơn
so với khi ngồi hoặc đứng.
- . Nhịp tim hít vào tăng vì huyết áp giảm trong khi nhịp tim thở ra giảm vì huyết áp

tăng. Nhịp tim sau khi tập thể dục tăng lên rồi giảm dần do cơ thể bị mất oxy, khiến
lượng máu cần phân phối lại trong cơ thể làm tăng nhịp tim và khi đã nghỉ ngơi, tim
bắt đầu thư giãn và hoạt động bình thường trở lại dẫn đến nhịp tim bắt đầu giảm. .

2) Có sự khác biệt nào giữa chu kỳ tim và chu kỳ hô hấp không (theo dữ liệu
“Bắt đầu hít vào - thở ra”) ?.

- Hít vào : lượng O2 trong phổi tăng lên, tim cần hoạt động nhanh hơn để nạp máu và
giải phóng lượng O2 từ phổi nên nhịp tim tăng.
- Thở ra: lượng O2 trong phổi giảm tim cần đập chậm lại để bơm máu và điều tiết lại
lượng O2 nên nhịp tim giảm.
B: Sử dụng dữ liệu từ bảng 5.4:
1) Những thay đổi nào xảy ra trong chu kỳ của tâm thu và tâm trương từ lúc nghỉ
ngơi tới sau khi vận động?.
- Sau khi vận động thời gian tâm thu và tâm trương ngắn lại nhưng thời gian tâm thu
ở sau vận động sẽ chiếm phần trăm lớn hơn trong chu kì tim so với khi nằm ngửa.
C: Sử dụng dữ liệu từ bảng 5.5:

8
1) So với trạng thái còn lại, chu kỳ của các khoảng nghỉ và các phân đoạn của
điện tâm đồ có giảm khi vận động không? Giải thích ?.

- So với trạng thái còn lại, chu kỳ của các khoảng nghỉ và các phân đoạn của điện tâm
đồ có giảm khi vận động. VÌ khi vận động, cơ thể cần nhiều Oxy hơn nên tim cần
phải bơm máu đi nhanh hơn, dẫn đến các khoảng thời gian và phân đoạn của chu kỳ
tim cũng ngắn lại.

2) So sánh dữ liệu ECG của bạn với các giá trị tiêu chuẩn. Giải thích mọi sự khác
biệt?.

- Tất cả dữ liệu ECG đều nằm trong phạm vi tiêu chuẩn ngoại trừ chu kỳ R-R và biên
độ QRS. Vì:
+Chu kỳ R-R không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn do mỗi người có nhịp tim khác
nhau.
+ Biên độ QRS cao hơn bình thường do nhu cầu bơm máu và O2 đến động mạch
chủ lớn
3) So sánh dữ liệu ECG với các nhóm khác trong phòng thí nghiệm của bạn. Dữ
liệu của họ có khác không? Giải thích tại sao điều này có thể được xem là bình
thường?.

- Có khác vì vì với mỗi người thì tín hiệu trên ECG sẽ khác nhau.
D: Để đập, tim cần ba loại tế bào. Mô tả các tế bào và chức năng của chúng ?.
1)Tế bào tạo nhịp: Có chức năng tạo xung nhịp để tim đập.
2) Tế bào dẫn truyền: dẫn truyền xung động theo 1 chiều nhất định.
3) Tế bào cơ tim: có các cầu nối giúp gắn kết với nhau thành một khối vững chắc, có
các đoạn màng tế bào hòa với nhau
E: Liệt kê theo trình tự thích hợp, bắt đầu với bộ phận tạo nhịp tim thông
thường, các yếu tố của hệ thống dẫn truyền trong tim?.
1) Nút xoang nhĩ (nút SA)
2) Nút nhĩ thất (nút AV)
3) Bó His
4) Bó nhánh phải và trái

9
5) Bó Sợi Purkinje
6) Vách liên kết
7) Tế bào P hoặc tế bào tròn
8) Tế bào chuyển tiếp K

F: Mô tả 3 ảnh hưởng về tim khi tăng hoạt động giao cảm, và tăng hoạt động đối giao
cảm?.
- Giao cảm: Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, tăng sư co bóp của tâm nhỉ thất .
- Đối giao cảm: Giảm nhịp tim , giảm lưu lượng tim, giảm sư co bóp của tâm nhỉ
thất

G: Trong chu kỳ tim bình thường, tâm nhĩ co bóp trước tâm thất. Điều này được thể
hiện ở đâu trong điện tâm đồ?
-Trong chu kỳ tim bình thường, tâm nhĩ co bóp trước tâm thất được thể hiện ở sóng
P.

H: Ý nghĩa của “Độ trễ AV” và mục đích của độ trễ là gì?
- “Độ trễ AV ” có nghĩa là là sự làm chậm ngắn của quá trình truyền dẫn sóng khử
cực của tim. Mục đích cần phải có một khoảng thời gian nhất định để máu từ thâm
nhỉ bơm xuống làm đầy tâm thất.

I: Đường đẳng điện của điện tâm đồ là gì?


- Là mốc quan trọng để xác định biên bộ, sóng âm/dương, một đoạn chênh
lên/xuống..

J: Những thành phần nào của điện tâm đồ thường được đo dọc theo đường đẳng
điện?
-Sóng P, phức bộ QRS và sóng T.

K: So với trạng thái còn lại, chu kỳ của các khoảng nghỉ và các phân đoạn của điện
tâm đồ có giảm khi vận động không? Giải thích.
- Có giảm khi tập thể dục bởi vì nhịp tim tăng.

PHỤ LỤC: CÁC HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

10
Hình 1: Tổng quan của 1 lần đo

Hình 2 : Đo nhịp tim cho tư thế nằm thư gian

Hình 3: Đo nhịp tim sau khi tập thể dục

11
Hình 4,5: Tâm thu (hình trên) và tâm trương (hình dưới) của tư thế nằm thư giãn

Hình 6 : Segment PR tư thế nằm thư giãn

12
Hình 7: Sóng QRS tư thế nằm thư giãn

Hình 8: Interval QT tư thế nằm thư giãn

B LESSON 6
1. GIỚI THIỆU
- Willem Einthoven đã phát triển 1 cái “dây điện kế” vào năm 1901, thiết bị này có thể
ghi lại hoạt động điện của tim.
- Mặc dù nó không phải là bản ghi đầu tiên, nhưng nó là một đột phá ở chỗ nó đủ chính
xác để nhân đôi kết quả trên cùng một bệnh nhân.
- Einthoven đã thiết lập 1 cái cấu hình tiêu chuẩn để ghi lại ECG và nhờ đó ông đã đc
trao giải Nobel năm 1924.
- Hoạt động điện của tim bắt nguồn từ nút xoang nhĩ và lan truyền khắp tâm nhĩ sau đó
đi đến nút nhĩ thất.
- Sự lan truyền tín hiệu này là nguyên nhân xảy ra 1 điện tích âm, gây ra quá trình khử
cực
- Quá trình khử cực của tâm nhĩ đc ghi lại bởi sóng P trên điện tâm đồ.
- Tại nút nhĩ thất, tín hiệu điện bị chậm lại. Sau đó, tín hiệu điện dẫn xuống bó HIS và
xuống các nhánh bên trái và bên phải, theo vách ngăn liên thất.
13
- Quá trình khử cực tiếp tục xuống vách ngăn sau đó lan rộng khắp tâm thất thông qua
mạng Purkinje. Sự khử cực của tâm thất được ghi nhận là phức hợp QRS trong ECG.
- Sau khi khử cực hoàn toàn tâm thất, tâm thất bắt đầu quá trình tái cực, được ghi lại
dưới dạng sóng T
- Dòng điện lan truyền dọc theo các con đường chuyên biệt và khử cực theo trình tự,
hoạt động điện của tim có định hướng không gian gọi là trục điện tim.
- Lượng tín hiệu điện được tạo ra tỷ lệ thuận với lượng mô bị khử cực,
- Tâm thất chiếm phần lớn khối lượng của tim nên quá trình khử cực của tim đc phản
ánh chủ yếu qua sự khử cực của tâm thất
- Tâm thất trái lớn hơn tâm thất phải => phức hợp QRS phản ánh sự khử cực của bên
trái là chủ yếu.
- Cơ thể chứa chất lỏng với các ion cho phép dẫn điện. Điều này làm cho nó có thể đo
lường hoạt động điện trong và xung quanh tim từ bề mặt da
- Điều này cũng cho phép chân và tay hoạt động đơn giản như 1 điểm mở rộng trong
thân. Các phép đo từ chân gần đúng với những gì xảy ra ở háng, và các phép đo từ các
cánh tay gần đúng với các vai từ vai tương ứng.
- Lý tưởng nhất là các điện cực được đặt trên mắt cá chân và cổ tay để thuận tiện cho
đối tượng trải qua đánh giá ECG.
- Để máy ghi ECG hoạt động bình thường, một điểm tham chiếu mặt đất trên thân máy
là cần thiết. Mặt đất này được lấy từ một điện cực đặt ở chân phải phía trên mắt cá
chân.
- Để thể hiện cơ thể trong ba chiều, ba mặt phẳng được định nghĩa cho điện tâm đồ:
+ Mp ngang
+ Mp đứng
+ Mp trước
- Đạo trình là 1 sự sắp xếp không gian của 2 điện cực trên cơ thể
- 1 đạo trình có 2 cực: cực (+) và cực (–)
- Vị trí điện cực xđ hướng của đạo trình được gọi là trục đạo trình hoặc góc
- Trục được xác định theo hướng khi đi từ điện cực âm sang điện cực dương.
- Máy ghi ECG tính toán sự khác biệt về cường độ giữa các điện cực dương và
âm.
- Một công cụ toán học tốt để biểu diễn phép đo của một đạo trình là vectơ.
- Một vectơ được định nghĩa là một mũi tên có đầu hướng theo cực (+)
- Độ dài của mũi tên tỷ lệ thuận với độ lớn của đạo trinh
- Tam giác Einthoven được định nghĩa là cấu hình của ba đạo trình, với cực tính
được thể hiện:
+ Đạo trình I đi từ vai phải sang vai trái,
+ Đạo trình II từ vai phải sang vùng háng
+ Đạo trình III từ vai trái sang vùng háng.
- Để đơn giản hóa các phép tính, tam giác sẽ được coi là một tam giác đều.
- Vì chân và tay đóng vai trò là phần mở rộng đơn giản của các điểm trong thân,
nên chúng ta cũng có thể xác định lại các đạo trình như sau:

14
+ Đạo trình I: Tay phải điện cực (-)
Tay trái điện cực (+)
+ Đạo trình II: Tay phải điện cực (-)
Chân trái điện cực (+)
+ Đạo trình III: Tay trái điện cực (-)
Chân trái điện cực (+)
- Các đạo trình trên đc gọi là đạo trình chuẩn lưỡng cực
- Định luật Einthoven: Lead I + Lead III= Lead II. Do đó, nếu có bất kỳ hai đạo
trình nào được biết tại một thời điểm nhất định, thì đạo trình thứ ba có thể được
xác định bằng toán học.
2. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
- Ghi lại ECG từ đạo trình I và III trong các điều kiện sau: nằm xuống, ngồi dậy và thở
sâu khi ngồi.
- Xem lại ECGs cho đạo trình II.
- Tương quan hướng của Phức hợp QRS (+ hoặc -) với hướng của trục điện.
4) Ước tính trục điện trung bình của phức bộ QRS bằng hai phương pháp.
3. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
• Bộ dây dẫn điện cực BIOPAC (SS2L), Số lượng – 2
• BIOPAC điện cực vinyl dùng một lần (EL503), 6 điện cực cho mỗi đối tượng
• Cot hoặc bàn thí nghiệm và gối
• Thước đo góc
• Hai bút màu khác nhau
• Gel điện cực BIOPAC (GEL1) và miếng mài mòn (ELPAD) hoặc chất tẩy rửa da hoặc
cồn.
• Hệ thống máy tính
• Biopac Student Lab 3.7 cho PC chạy Windows
• BIOPAC (MP35 / 30)
• Adapter (AC100A)
• Cáp nối tiếp BIOPAC (CBLSERA) hoặc cáp USB (USB1W) nếu sử dụng cổng USB.
4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
A. Set up
1. BẬT máy tính.
2. Đảm bảo thiết bị BIOPAC MP35 / 30 được TẮT.
3. Cắm thiết bị vào như sau:
+ Bộ dây Dẫn điện cực (SS2L): Kênh 1
+ Bộ dây Dẫn điện cực (SS2L): Kênh 3

15
4. Bật thiết bị thu thập dữ liệu MP35 / 30.
5. Đặt sáu điện cực trên Chủ thể, như trong Hình:

6. Gắn bộ dây dẫn điện cực đầu tiên (SS2L) từ Kênh 1 đến các điện cực, theo hình:

16
• Để có độ bám dính điện cực tối ưu, các điện cực phải được đặt trên da ít nhất 5 phút
trước khi bắt đầu quy trình Hiệu chỉnh.

7. Gắn bộ dây dẫn điện cực thứ hai (SS2L) từ Kênh 3 đến các điện cực, theo Hình

8. Để đối tượng nằm xuống và thư giãn


Note: di chuyển các dây cáp điện cực sao cho chúng không dính vào các điện cực. Kết nối
kẹp cáp điện cực (nơi cáp gặp ba dây màu riêng lẻ) đến một vị trí thuận tiện (có thể trên
quần áo đối tượng.). Điều này sẽ làm giảm căng cáp. Chủ thể không được tiếp xúc với các
vật kim loại gần đó (vòi, ống, v.v.) và nên tháo bất kỳ vòng đeo tay hoặc cổ chân nào.
9. Bắt đầu chương trình BSL
10. Chọn Bài 6 (L06-ECG-2).
11. Nhập tên tệp của bạn.
• Sử dụng một định danh duy nhất
12. Nhấp vào OK.
KẾT THÚC THIẾT LẬP
B. CALIBRATION
1. Kiểm tra kỹ các điện cực và đảm bảo Chủ thể được thư giãn.
2. Click Calibrate.
17
3. Chờ cho quy trình hiệu chuẩn dừng lại
4. Quy trình hiệu chuẩn sẽ tự động dừng sau 8 giây.
5. Kiểm tra dữ liệu hiệu chuẩn:
• Nếu dữ liệu của bạn giống như Hình dưới hãy chuyển đến phần Ghi dữ liệu.
Kết thúc hiệu chỉnh
C. RECORDING LESSON DATA
1. Chuẩn bị
• Chủ thể không nên nói hoặc cười trong bất kỳ phân đoạn nào.
• Khi nằm hoặc ngồi lên, Chủ thể cần được thư giãn hoàn toàn.
• khi ngồi lên, cánh tay của Đối tượng nên được hỗ trợ trên một tay vịn.
• Việc ghi âm phải được tạm dừng trước khi Đối tượng chuẩn bị cho phân đoạn ghi tiếp
theo.
• Chủ thể nên thở bình thường trong khi ghi để giảm thiểu EMG từ vùng ngực.
• Hãy chắc chắn rằng các điện cực không bị bóc vỏ.
2. Click Record
3. Ghi lại trong 20 giây (Phân đoạn 1).
Đối tượng nên ở trong trạng thái thư giãn và nằm xuống.
4. Click Suspend.
Việc ghi âm sẽ tạm dừng, cho bạn thời gian để xem lại dữ liệu.
5. Xem lại dữ liệu trên màn hình.
• Nếu đúng, hãy đến Bước 7.
• Nếu đúng, dữ liệu của bạn sẽ trông giống như Hình mẫu.
• Nếu đúng chuyển qua bước 6.
6.Nếu dữ liệu không chính xác chuyển, nhấn Redo.
Giai đoạn 2: Đối tượng ngồi lên (Segment 2—Subject Sitting Up):
7. Để đối tượng nhanh chóng đứng dậy và ngồi trên ghế, với cánh tay thư giãn.
8. Nhấp vào Resume càng sớm càng tốt sau khi Đối tượng ngồi dậy.
9. Sau 10 giây ghi, Đối tượng nên hít vào thở ra một khi mà hơi thở có thể nghe được và
Máy ghi gắn kết quả các tín hiệu:
a) khi bắt đầu hít vào.
∇ "hít vào"
b) khi bắt đầu thở ra.
∇ "thở ra"
Sau khoảng 10 giây ghi âm, Người điều khiển nên hướng dẫn Đối tượng hít vào thở ra để
hít vào và thở ra là âm thanh.
Để gắn tín hiệu tác động, bấm phím F9.
Việc Ghi tổng cộng sẽ chạy trong khoảng 20 giây.
10.Nhấn Suspend.
11. Xem lại dữ liệu trên màn hình.
• Nếu đúng, đến Bước 13.
Nếu tất cả tốt, dữ liệu của bạn sẽ trông giống như Hình 6.11
12. Nếu dữ liệu không chính xác, nhấn Redo.
13. Nhấn Done.
14. Tháo các điện cực.
KẾT THÚC VIỆC GHI.

18
5. SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN
Hồ sơ chủ thể :

Tên: Dương Tấn Gia Bảo

Tuổi: 21 Giới tính: Nam


Chiều cao: 1m68 Cân nặng: 53 Kg


A. Định luật Einthoven - được mô phỏng:

Đạo trình I + Đạo trình III = Đạo trình II


Ghi chú: Phần mềm tự động tính toán và sau đó
Đạo Cùng một mV hiển thị các giá trị Chì II. Xác nhận thực
trình Chu kỳ tim đơn tế của định luật Einthoven yêu cầu cả ba
I 0.2692 đạo trình chi lưỡng cực phải được ghi lại
0.2501 đồng thời.
III
SUM 0.5193
II Bao gồm cực (+ hoặc -) của kết quả
0.5193
Delta vì sóng R có thể bị đảo ngược
Bảng 6.1
trên một số đạo trình.
Supine

B. Trục điện trung bình của tâm thất (Trục QRS) và Điện thế tâm thất trung bình

— Sử dụng ước tính đồ thị Bảng 6.2 để ghi lại các phép đo từ phần Phân tích

dữ liệu

Bảng 6.2

QRS
TRẠNG THÁI Đạo trình I Đạo trình III

Nằm 0.2953 0.2539


Ngồi 0.3003 0.2019
Bắt đầu hít vào 0.3113 0.2241
Bắt đầu thở ra 0.2993 0.1603

19
- Một cách để tính gần đúng trục điện trung bình trong mặt phẳng trực diện là vẽ đồ thị độ
lớn của sóng R từ Đạo trình I và Đạo trình III

1. Vẽ một đường vuông góc từ các đầu của vectơ (góc vuông với trục của
Vật dẫn) bằng thước đo góc hoặc thước hướng dẫn góc vuông.
2. Xác định giao điểm của hai đường thẳng vuông góc này.
3. Vẽ một vector mới từ điểm 0,0 đến giao điểm.
Hướng của vectơ kết quả này xấp xỉ với trục điện trung bình (Trục QRS) của tâm thất.
Chiều dài của vectơ này xấp xỉ với điện thế thất trung bình.
Tạo hai đồ thị trên mỗi đồ thị sau, sử dụng dữ liệu từ Bảng 6.2. Sử dụng bút chì hoặc bút màu
khác nhau cho mỗi ô.
Đồ thị 1: Nằm ngửa và ngồi

Từ biểu đồ trên, hãy tìm các giá trị sau:


Trạng thái Điện thế tâm thất trung Trục tâm thất trung
bình bình

Nằm 0.552mv 57.86°


Ngồi 0.501mv 54.37°

Giải thích sự khác biệt về Điện thế Tâm thất và Trục trong hai điều kiện:

20
- Trong quá trình ngồi dậy cơ thể cần phải giữ trọng tâm để đạt được trạng thái cân bằng, tiêu
hao năng lượng nhiều hơn trạng thái nằm. Do đó tim phải đập nhanh hoạt động mạnh hơn để
cung cấp máu cho các cơ quan. Dẫn đến trục điện tim trung bình lệch trái nhiều hơn so với nằm
ngửa

Đồ thị 2: Hít vào , thở ra

Từ biểu đồ trên, hãy tìm các giá trị sau:


Điều kiện Điện thế tâm thất trung Trục tâm thất trung bình
bình (QRS)
Bắt đầu hít vào 0.584 mV 56.32°
Bắt đầu thở ra 0.486mV 51.06°
Giải thích sự khác biệt về Điện thế Tâm thất và Trục trong hai điều kiện:
- Hít vào và thở ra có thay đổi thể tích lồng ngực và trong quá trình này cũng có ảnh hưởng sự phân
cực và
21
khử cực của tim.
- Khi hít vào tim sẽ đập chậm hơn khi thở ra do vậy độ lớn tín hiệu điện tim sẽ lớn hơn độ lớn tín
hiệu điện tim khi thở ra, và trục điện trung bình sẽ lệch về phía trái trục điện chuần
- Giai đoạn hít vào cơ hoành đi xuống (làm tăng thể tích lồng ngực) ngược lại thở ra cơ hoành đi
lên (giảm thể tích lồng ngực đẩy không khí ra ngoài) làm cho trục điện trung bình lệch trái nhiều
hơn so với khi hít vào.
c. Trục điện trung bình của tâm thất (Trục QRS) và Điện thế tâm thất — Sử dụng xấp

xỉ chính xác hơn Bảng 6.3 để thêm điện thế Q, R và S để có được điện thế ròng cho

Phân đoạn 1 — Siêu âm.

Bảng 6.3

QRS
ĐIỆN THẾ Lead I Lead III

Q -0.0172 -0.0143
R 0.2935 0.2539
S -0.0692 -0.0323
QRS Net 0.2071 0.2073

Đồ thị 3: Nằm ngửa

Từ biểu đồ trên, hãy tìm các giá trị sau:


Trạng thái Điện thế tâm Trục tâm thất

thất trung bình trung bình (QRS)

Nằm 0.447 59.96°

Giải thích sự khác biệt trong Điện thế và Trục tâm thất trung bình cho dữ liệu nằm

22
trong biểu đồ này (Biểu đồ 3) và biểu đồ đầu tiên (Biểu đồ 1).

Sự khác biệt là do việc đưa biên độ sóng Q và sóng S vào các tính toán của vectơ

đạo trình I và đạo trình III, và do đó, vectơ kết quả được vẽ biểu đồ đại diện cho cả

trục điện trung bình và điện thế trung bình của tâm thất. Vì phức bộ QRS đại diện

cho sự khử cực của tâm thất, sự bao gồm của sóng Q và sóng S cho phép ước tính

chính xác hơn cả trục tâm thất trung bình (QRS) và điện thế thất trung bình.

CÂU HỎI

D. Định nghĩa Điện tâm đồ:


Điện tâm đồ viết tắt là ECG, là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu
của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện, lúc này điện
tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Thông qua đọc điện tim,
ta có thể biết được khả năng tống máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.
E. Định nghĩa Định luật Einthoven:
Là quy luật toán học
Lead I + Lead III = Lead II
F. Định nghĩa Tam giác Einthoven:

Tam giác Einthoven là một tam giác đều trong tưởng tượng có tim ở tâm và được
tạo thành bởi các đường biểu diễn ba chuyển đạo chi tiêu chuẩn của điện tâm đồ.

G. Những yếu tố bình thường nào ảnh hưởng đến sự thay đổi hướng của Trục tâm thất (QRS)?
Trục tâm thất trung bình (QRS) có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về vị trí cơ thể, sự
khác biệt của từng cá nhân về khối lượng tim, hướng của tim trong lồng ngực, chỉ số khối cơ
thể và sự phân bố giải phẫu của hệ thống dẫn truyền tim
H. Định nghĩa Độ lệch trục trái (LAD) và nguyên nhân của nó ?
Trục điện tim được gọi là lệch trái nếu trục điện nằm từ -900 đến -300
Gồm các nguyên nhân như: tăng kali máu, khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
khoảng 10%, người béo phì…
I. Định nghĩa Độ lệch trục phải (RAD) và nguyên nhân của nó
23
Là một tình trạng trong đó trục điện trung bình của sự co bóp tâm thất của tim nằm theo
hướng mặt phẳng phía trước từ 90 ° đến 1800
Gồm các nguyên nhân như: nhồi máu cơ tim bên,tang kali máu,bệnh phổi cấp tính và mãn
tính
J. Yếu tố nào ảnh hưởng đến biên độ của sóng R ghi được trên các đạo trình khác nhau?
Khoảng cách giữa tim và điện cực (chiều dài chi) và hướng của sự khử cực

PHỤ LỤC: CÁC HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 9: Đo sóng R cho 3 đạo trình I, II, III

Hình 10:Đo sóng QRS khi ngồi

24
Hình 11: Đo sóng S khi nằm

Hình 12: Đo song Q khi nằm

25
26

You might also like