You are on page 1of 404

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH

BỘ MÔN NỘI

ĐIỀU TRỊ HỌC


NỘI KHOA
Chủ biên: CHÂU NGỌC HOA

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC


Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
2012
Chủ biên
PGS. TS. Châu Ngọc Hoa Chủ nhiệm Bộ môn Nội ĐHYt

Ban biên soạn


ThS. Lẽ Hữu Thiện Biên

PGS. TS. Trương Quang Bình*


ThS. Võ Thị Mỹ Dung
TS. Quách Trọng Đức

ThS. Phạm Thị Hảo

PGS. TS. Châu Ngọc Hoa

TS. Bùi Hữu Hoàng


PGS. TS. Trần Thị Bích Hương

TS. Tạ Thị Thanh Hương

BS. Cli. Huỳnh Thị Kiểu


ThS. Nguyễn Thị Ngọc Linh
BS. CKI. Trần Kiều Miên
PGS. TS. Trần Văn Ngọc *

PGS. TS. Võ Thành Nhân**


TS. Nguyễn Thị Tố Như
ThS. Bùi Xuân Phúc
GS.TS. Đặng Vạn Phưổc
ThS. Hoàng Văn Sỹ

Ban biên tập


PGS. TS. Châu Ngọc Hoa

ThS. Nguyễn Thành Tâm


Nguyễn Thị Minh Tuyển***

* Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội ĐHYD


" Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lão ĐHYD
* * * Thư ký Bộ môn Nội ĐHYO
Mục lục
Cấp cứu ngưng tim ngưng thở
Các thủ thuật hỗ trợ hô hấp trong cấp cứu Nội khoa
Rối loạn nước và điện giải
Rối loạn toan kiềm
Khí máu động mạch
Phù phổi cấp
Nhồi máu cơ tim cấp
Chẩn đoán và điều trị cơn đau thắt ngực ổn định
Điều trị hẹp van hai lá
Điều trị tăng huyết áp
Điều trị suy tim mạn
Thuốc chống huyết khối
Các phương pháp thăm dò chức năng tim mạch
Xuất huyết tiêu hóa
Điều trị loét dạ dày tá tràng
Điều trị viêm tụy cấp
Cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh gan mật
Điều trị xơ gan
Bệnh não gan
Điều trị viêm đại tràng mạn
Suy hô hấp cấp
Điều trị viêm phổi - Áp xe phổi do vi khuẩn
Viêm phổi cộng đồng
Điều trị áp xe phổi do vi khuẩn
Viêm phổi bệnh viện
Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đợt cấp COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản
Dãn phế quản
Điều trị hội chứng thận hư
Điều trị nhiễm trùng tiểu
Điều trị suy thận cấp
Điều trị bệnh thận mạn và suy thận mạn
MỤC LỤC
«!

Bài ỉ. Cấp cửu ngưng tim ngimg thở...................................................................................7


Bài 2. Các thủ thuật hỗ trợ hô hấp trong cấpcứu Nội khoa............................................... 17
Bài 3. Rối loạn nước và điện giải.................:.................................................................. 23
Bài 4. Rối loạn toan kiềm.................................................................................................. 40
Bài 5. Khí máu động mạch................................................................................................ 52
Bài 6. Phù phoi cấp.......................................................... 62
Bàỉ 7. Nhồi máu cơ tim cấp............................................................................................... 78
Bàỉ 8, Chẩn đoán và điều trị cơn đau thắt ngực ồn định................................................... 98
Bài 9, Điều trị hẹp van hai lá............................................................................................115
BàiỉO. Điều trị tãng huyết áp.............................................................................................126
Bài 11. Điều trị suy tim mạn .......................... 142
Bài 12. Thuốc chống huyết khối........................................................................................153
Bài 13. Các phương pháp thăm d ò chức năng tim mạch............................... 176
Bài 14. Xuất huyết tiếu hóa......................... 198
Bài 15. Điều trị loét dạ dày tá tràng.................................................................................. 209
Bài 16. Điều trị viêm tụy c ấp ............................................................................................ 225
Bài 17. Cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh gan mật ,r............... 239
Bài 18. Điều trị xơ gan...................................................................................................... 252
Bài 19. Bệnh não gan....................................................................................................... 267
Bài 20. Điều trị viêm đại tràng mạn........................ .... .................................................... 281
Bài 21. Suy hô hấp cấp...................................................................................................... 296
Bài 22. Điều trị viêm phổi- Áp xe phổi do vi khuẩn.........................................................308
Bài 23. Điều trị đợt cấp bệnh phoi tắc nghẽn mạn tính.....................................................322
Bài 24. Chẩn đoán và điều trị hen phế quản..................................................................... 336
Bài 25. Dãn phế quản................................................................................. 347

5
Bài 26. • Điều trị hội chứng thận h ư ............................. 358
Bài 27. Điều trị nhiễm trùng tiểu................................................... 368
Bài 28. Điều trị suy thận cấp......................... 376
Bàỉ 29. Điều trị bệnh thận mạn và suy thận m ạn....................................:.......................389

6
CẬP cứu NGƯNG TIM NGƯNG THỞ
Bùi Xuân Phúc

M ỤC T IÊU
1. Trình bày phác đồ hôi sinh cơ bán ớ người lớn.
2. Trình bày phác để điều trị rung thất.
3. Trình bày phác đô điều trị vô tâm thu và hoạt động điện vô mạch.
4. Kế tên, nêu chi định và cách dùng một sô thuốc chính trong hồi sức ngung tim ngưng thớ.

ĐẠI CƯƠ NG • Hoạt động điện vô mạch (phân ly điện


Ngưng hô hấp tuần hoàn là sự ngưng hô cơ): trên điện tâm đồ có sóng (nhịp tự
hấp và các nhát bóp tim có hiệu quả. ở Hoa thất hoặc nhịp bộ nối chậm) nhưng trên
Kỳ, mỗi năm có khoảng 750.000 trường họp lâm sàng không bắt được mạch.
ngưng tim, tử vong 225.000 ca. Nguyên
nhân chù yếu do bệnh mạch vành. Các HỒI SIN H C ơ BẢ N (BLS)
nguyên nhân khác như rối loạn nhịp tim (Xem thêm bài “Cấp cứu ngừng hô hấp tuần
(nhịp nhanh thất), chấn thương, điện giật, hoàn” to n g sách ‘Triệu chúng học nội khoa”).
chết đuối... hoặc có khi không rõ nguyên Hồi sinh tim cơ bản bao gồm:
nhân. Mục tiêu cùa hồi sinh tim cơ bàn và
• A (Airway): làm thông thoáng đường thở.
nâng cao là duy trì tưới máu cho tim và não
với máu đã được oxy hóa. Mục tiêu cuối • B (Breathing): hô hấp miệng qua miệng
cùng là phục hồi tuần hoàn tự nhiên. hoặc bóp bóng qua mặt nạ.

Não là cơ quan nhạy cảm nhất với tình • c (Circulation): xoa bóp tim ngoài lồng
trạng thiếu oxy. Chết nẫo bắt đầu xảy ra sau ngực.
ngưng tim 4-6 phút. D o đó, hồi sức tim phổi Làm thông đường thờ bằng cách hút
sớm, có hiệu quả, sốc điện sớm và thích hợp đàm nhớt, lấy dị vật trong họng miệng nếu
có vai trò then chốt trong cấp cứu ngưng tim có, và lảm thù thuật ngừa đầu nâng cằm.
ngưng thờ. Khi hồi sinh cơ bản và phá rung Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương cột
sớm trong vòng 3-5 phút, tỷ lệ sống còn có sống cổ thì làm thủ thuật ấn hàm mà không
thể đạt 49-75%. Mỗi phút phá rung chậm trễ ngửa đầu.
sẽ giảm tỷ lệ sống còn 10-15%. Thông khí (thổi miệng hoặc bóp bóng)
Khi bệnh nhân ngưng tim, trên điện tâm một giây mỗi nhịp, đủ để ngực nâng lên nhìn
đồ sẽ thấy một trong ba loại sau: thấy được. Thể tích khí một lần thổi khoảng
• Rung thất: biểu hiện là những dao động 10 ml/kg cân nặng bệnh nhân. Tránh thông
nhanh và không đều, tần số khoảng 250- khí quá mức về tần số thổi và thể tích khí
400 lần/phút. Không có sóng p và QRS. mỗi lần đưa vào đường hô hấp của bệnh nhẵn.

• Vô tâm thu: điện tâm đồ là một đường Ép ngực sâu khoảng 4-5 cm. Cho ngực
thẳng. Cần được xác nhận ít nhất ở hai đàn hồi về vị trí cũ trước khi ép nhịp kế tiếp.

chuyển đạo khác nhau. Thời gian ép và thư giãn gần bằng nhau.

7
Tần số ép ngực là 100 lần/phút. Phải bảo Khi bệnh nhân đã được đặt nội khí quản
đảm xoa bóp tim hiệu quả và hạn chế gián và bóp bóng giúp thờ thì bóp bóng với tần
đoạn xoa bóp tim. Tỷ số xoa bóp tim/thông số 8-10 lần/phút và xoa bóp tim 100
khí là 30:2 dù có một hay hai người tham lần/phút, không cần đồng bộ giữa xoa bóp
gia hồi sức. Năm chu ky CPR (5 chu kỳ tim và bóp bóng.
30:2) kéo dài khoảng 2 phút.

B ít tỉnh, lay gọi


không đáp đng

Làm thông đường thô


Kiểm tra hô hấp

N ếu không thở, thổi 2 lơ i Ợàm ngực nâng lên)

N ếu không đáp ứng, kiểm tra Inạch cómạc^ Thổi 1 hơi m ỗi 5-6 giây
(10-121ần/phút)

L
' ‘ị “
thổi= 30:2

C ó m áy sốc điện

J [Z
Kiểm tra nhịp
Nhip có thể sổc?

Sốc 1 lẩn CPR và kiểm tra nhịp


CPR 5 chu kỳ ngay m ỗi 5 chu kỳ
Hình 1.1: Sơ đồ hồi sinh cơ bản ở người lớn

HÒI SỨC NÂNG CAO (ACLS) rung thất. Vị trí đặt điện cực: một điện cực
Hồi sức nâng cao bao gồm các thủ thuật đặt ờ bờ phải xương ức dưới xương đòn và
như đặt nội khí quản, thở máy, sốc điện, một điện cực đặt ở phía bên núm vú trái trên
dùng thuốc để tăng co bóp cơ tim ... đường nách giữa. Bề mặt điện cực được bôi
gel và áp sát vào da.
Sốc điện
Các yếu tố làm tăng trở khấng qua ngực
Bệnh nhân được mắc máy theo dõi ECG như tràn khí màng phổi, điện cực tiếp xúc vói
ngay và phá rung nếu là rung thất. Nhịp da kém, khoảng cách giữa hai điện cực quá
nhanh thất vô mạch được xử trí giống như xa... có thể lầm sốc điện không thành công.
Trong rung thất, sốc điện là không.đồng Năng lượng sốc điện: điện đcm pha 360
bộ (máy phóng xung điện ngay thời điểm J, điện hai pha 120-200 J (thường sốc 150
bấm nút). Tất cả các trường hợp sốc điện J). Sau mỗi cú sốc điện, tiến hành hồi sinh
trong điều trị lâm sàng khác là sốc điện tim phổi ngay (5 chu kỳ 30:2, thời gian
đồng bộ (máy phóng xung điện đồng,bộ vói khoảng 2 phút) để tránh gián đoạn xoa bóp
sóng R trên ECG). tim (trước đây sốc 3 cú liên tiếp).

Hình 1.3: Các loại nhịp tim không thể sốc điện: vô tâm thu (trên),
hoạt động điện vô mạch (dưới).
Hô hấp Epinephrine (adrenaline)
Đ ặt nội khí quản và bóp b óng với o x y Là thuốc quan trọng nhất thường được
tối đa (10-15 lít/phút). K iểm tra nội khí quản dùng trong hồi sinh tim phổi.
c ố đúng vị trí hay không (xem thêm Tài liệu Epinephrine là m ột catecholamin tự nhiên
huấn luyện kỹ năng Y khoa ch o sinh viên có tác dụng gây c o mạch tăng co bóp tim,
năm thứ 3). tăng nhịp tim và tăng nhu cầu tiêu thụ oxy
T hông khí qua nội khí quản là tốt nhất. của cơ tim , thường được chỉ định trong rung
N ếu không đặt được nội khí quản, c ó thể thất, vô tâm thu, hoạt động điện v ô mạch.
dùng mask thanh quản (laryngeal mask Liều lượng: adrenaline ốn g 1 m g/1 m l, dùng
airway) hoặc tạm thời bóp bóng qua mặt nạ liều chuẩn 1 m g, pha loãng thành 10 m l,
thường trong lúc ch ờ người tới giúp. tiêm rình mạch m ỗi 3-5 phút. Chế độ liều

D ùng o x y 100% (FiC>2= l ) nếu c ó thể cao (3 m g, 5 m g, 0 ,2 m g/kg) không chứng tỏ

được trong quá trình hồi sinh tim phổi. cải thiện sống còn và ích lợi v ề thần kinh,
ngược lại có thể góp phần g â y rối loạn chức
Dùng thuốc năng c ơ tim sau hồi sức. T uy nhiên, ch ế độ
N ếu bệnh nhân không có đường truyền liều cao có thể được chỉ định trong m ột số
tĩnh mạch, lập đường truyền tĩnh mạch cánh trường họp đặc biệt như ngộ đ ộc thuốc chẹn
tay sẽ không làm gián đoạn hồi sức. Thuốc bêta, ức chế canxi.
dùng qua đường tĩnh mạch ngoại vi nên
Atropine
được tiêm nhanh vào tĩnh mạch, sau đó bom
2 0 m l natrichloraa 0,9% để làm tăng sự Là thuốc đối kháng phó giao cảm . Làm

phân phối thuốc tới tuần hoàn trung tâm. tăng tốc độ khử cự c của nút xoang, tăng dẫn

N ếu không lập được đường truyền tĩnh truyền nhĩ thất. Chi định trong v ô tâm thu,

mạch thì có thể ch o thuốc qua ống nội khí hoạt động điện vô mạch (atropine là thuốc

quàn (v í dụ adrenaline, atropine, lidocain), hàng thứ hai sau adrenaline), nhịp tim chậm

pha loãng trong 10 ml N aC l 0,9% hoặc nước c ó triệu chứng. Liều lượng 0,5-1 m g tiêm

cất. Liều thuốc cho qua nội khí quản thường tĩnh mạch. Lặp lại m ỗi 3-5 phút. T ổng liều

gấp đôi liều thuốc dùng đường tĩnh mạch. là 0 ,0 4 mg/kg.


Đ ường tiêm thuốc .trực tiếp vào tim qua T uy nhiên, dựa trên m ột số nghiên cứu
thành ngực không được sử dụng. Sau đây là chứng tỏ atropine không c ó hiệu quả trong
một số thuốc thường dùng trong hồi sức điều trị vô tâm thu và hoạt động điện vô
ngưng tim. mạch, A H A 2010 đã rút atropin ra khỏi phác
đồ điều trị vô tâm thu và hoạt động điện vô
Dịch truyền
mạch.
K hông chỉ định truyền dịch thường quy
cho bệnh nhân không có bằng chứng giảm Natri bicarbonate
thể tích. Bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn v ẫ n còn tranh cãi trong điều trị ngưng
Cần được truyền natri chlorua 0,9% . Truyền tim. Trên lâm sàng thường dùng nếu hồi sức
máu khi có chi định. M ột số bệnh nhân rối ngưng tim kéo dài > 10-15 phút. Natri
loạn chức năng c ơ tim có thể cải thiện tốt bicarbonate được chi định trong tăng kali
hơn với áp lực đồ đầy cao hơn. Bệnh nhân máu có triệu chứng, ngộ độc thuốc chống
phân ly điện cơ có thể thừ truyền dịch. trầm cảm có vòng và hồi sức ngưng tim kéo

10
dài. liề u lượng 1 mmol (1 mEq)/kg,.tiêm vói glucose 5% (có thể pha 100 ml) tiêm
truyền tĩnh mạch. Có thể lặp lại 0,5 mmol/kg mạch chậm trong 10 phút. Tiếp theo
tiêm truyền tĩnh mạch mỗi 10 phút. ngay sau đó bằng truyền tĩnh mạch với
Canxi liều 1 mg/phút trong 6 giờ, rồi duy trì
liều 0,5 mg/phút trong 18 giờ kế tiếp.
Chỉ định trong giảm canxi máu, tăng kali
Pha thuốc bằng glucose 5%. Nồng độ
máu, tăng magne máu và ngộ độc thuốc ức
thuốc 1-6 mg/ml. Có thể pha 6 ống vào'
ché canxi. Liều lượng canxi chlorua 8-16
một chai glucose 5% 500 ml.
mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm. Lặp lại khi cần.
• Magnesium: chỉ định trong xoắn đinh,
Các thuốc chổng loạn nhịp tím hạ mạgne máu kèm loạn nhịp thất. Liều
• Lidocaine: thuốc chống loạn nhịp nhóm lượng magnesium sulfate 1-2-g tiêm tĩnh
Ib, làm ổn định màng tế bào và tăng mạch chậm 1-2 phút trong hồi sức
ngưỡng rung thất. Chi định trong rung ngưng tim. Trường hợp ít khẩn cấp hon,
thất, nhanh thất, ngoại tâm thu thất. tiêm chậm trong 5- 60 phút.
Trong rung thất hay nhịp nhanh thất vô
Theo dõi
mạch, dùng adrenaline sau khi phá rung
Đánh giá liên tục mạch, huyết áp, hô
lần một và dùng lidocain sau khi phá
hấp, S p02. Đo ECG, đường huyết mao
rung lần hai. Liều lượng 1-1,5 mg/kg
mạch, ion đồ, khí máu động mạch.
tiêm tĩnh mạch, sau đó thêm 0,5-0,75
mg/kg tiêm ữnh mạch mỗi 5 phút, tới
tổng liều là 3 mg/kg. Liều duy tri 1-4
SĂN SÓC SAU HÒI SỨC
mg/phút truyền ữnh mạch. Lidocain có Mục tiêu
thể gây động kinh, rối loạn ý thức. Có • Tối ưu hóa chức năng tim phổi và tưới
thể tử vong nếu dùng để điều trị ngoại máu hệ thống, đặc biệt là não.
tầm thu thất do nhịp tim chậm.
• Chẩn đoán và điều trị nguyên nhân
• Procainamide: thuốc chống loạn nhịp ngưng tim.
nhóm la. Chi định trong rung thất, nhanh
• Ngăn ngừa ngưng tim tái phát.
thất kháng trị với các biện pháp điều trị
trẽn. Liều lượng 20-30 mg/phút tiêm • Cài thiện sự sống còn của não.
tĩnh mạch cho đến khi ngưng loạn nhịp, Hô hấp
hạ huyết áp, thời gian QRS tăng thêm
Đánh giá lâm sàng, chụp phim X quang
50%, hay đã đạt đến tổng liều là 17
ngực thẳng tại giường nếu có thể được để
mg/kg.
xác định vị trí đúng của ống nội khí quản,
• Amiodarone: thuốc chống loạn nhịp phát hiện các biến chứng trong quá trình hồi
nhóm m . Trong hồi sức ngưng tim, sức như gãy xương sườn, tràn khí màng
amiodarone được chi định trong trường phổi... Một số bệnh nhân có thể vẫn cần
hợp rung thất và nhịp nhanh thất vô tiếp tục thở máy sau hồi sức ngưng tim.
mạch không đáp ứng với sốc điện ban Điều chinh cấc thông số máy thở cho phù
đầu và adrenaline. Liều lượng hợp, tránh giảm thông khí hoặc tăng thông
amiodarone ống 150 mg/3 ml pha loãng khí quá mức, tránh làm giảm oxy máu.

11
Tim mạch truyền dịch, dùng thuốc vận mạch... nếu
Một số trường họp huyết áp tăng cao bệnh nhân bị tụt huyết áp. Xét nghiệm ECG,
ngay sau khi tim đập lại do tác động của X quang tim phồi, men tim, siêu âm tim...
thuốc như adrenalin, nhưng sau đó sẽ nhanh Hệ thần kỉnh trung ưong
chóng tụt huyết áp. Rối loạn huyết động sau Thường có tình trạng phù não và giảm
ngưng tim thường do rối loạn chức năng cơ tưới máu não. Bệnh nhân có thể hôn mê sâu,
tim, giảm thể tích nội mạch, suy yếu điều co giật, chết não. Điều trị: ồn định huyết
hòa mạch, cần ổn định huyết áp, nhịp tim động, bảo đảm thông khí, chống co giật nếu
và tình trạng tưới máu mô.Có thể đặt cvc, có, săn sóc bệnh nhân hôn mê...

Phá rung 360j: Thuốc- SỐC' Thuốc- sốc

12
f T ạ o n hịp -N goài hay d ẳ y dẫn

Các điều trị nâng đỡ khác • Điều chỉnh các rối loạn điện giải và
• Thận: theo dõi suy thận, Đặt sonde tiểu kiềm toan.
theo dõi lượng nước tiểu 24 giờ, kiểm • Liệu pháp hạ thân nhiệt
tra lượng nước xuất - nhập, bảo đảm thể • Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa do
tích tuần hoàn đầy đủ, tránh tụt huyết stress: sucralfate, anti H2.
áp... Xét nghiệm chức năng thận, ion đồ • Ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên
máu. tắc phổi.
• Điều trị sot: acetaminophen... • Xoay trở bệnh nhân chống loét, ngừa
• Kiểm soát đường huyết. nhiễm trùng bệnh viện...

13
Các dấu hiệu tiên lượng xấu ừ thời điểm 3. Anthony S. Fauci... [et al.]. Chapter 267:
24 giò1 Cardiovascular collapse, cardiac arrest, and
sudden cardiac death, p. 1707-1713,
• M ất phản xạ gi ác m ạc.
Harrison’s principles of Internal medicine
• Đồng từ mất phản xạ ánh sáng. 17th. Me Graw Hill 2008.
• Không đáp ứng với kích thích đau. 4. 2005 American Heart Association Guidelines
for Cardiopulmonary Resuscitation and
Emergency Cardiovascular Care. Circulation,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2005; 112(suppl).
1. Richard s. Irwin & James M. Rippe.
5. 2010 American Heart Association Guidelines
Chapter 22: Cardiopulmonary Resuscitation,
for Cardiopulmonary Resuscitation and
p.183-207, Intensive Care Medicine, 6th ed.
Emergency Cardiovascular Care. Circulation,
Lippincott Williams & Wilkins 2008.
2010,122:S729-S767.
2. Paul L. Marino. Chapter 15: Cardiac Arrest,
p.300-319, The ICƯ Book, 3rded. Lippincott
Williams & Wilkins 2006.

14
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Loại nhịp tim nào trong ngưng tim có thể sốc điện?
A. Vô tâm thu.
B. Rung thất.
c. Nhịp nhanh thất.
D. Hoạt động điện vô mạch.
E. B và c đúng.
2. Xác định vị trí đúng cùa ống nội khí quản trên lâm sàng dựa vào:
A. Nhỉn thấy ống nội khí quản đi qua giữa hai dây thanh lúc đặt.
B. Nghe được âm phế bào hai bên khi bóp bóng qua ống nội khí quản,
c. Không nghe tiếng động ở vùng thượng vị khi bóp bóng.
D. Lồng ngực bệnh nhân nhô lên mỗi lần bóp'bóng.
E. Tất cả đều đúng.

3. Tiến hành xoa bóp tim và bóp bóng có oxy qua mặt nạ cho một bệnh nhân mới được phát
hiện ngưng tim. Chọn câu đúng:
A. Bóp bóng với tần số 15- 20 lần/phút.
B. Bóp bóng sao cho lồng ngực bệnh nhân nhô cao (tăng thể tích khí lưu thông) để ngừa
tình trạng toan hóa máu.
c. Tỷ lệ nhấn tim/ bóp bóng= 15:2.
D. Bóp bóng không cần đồng bộ với nhấn tim.
E. Kiểm tra nhịp tim sau mỗi 5 chu kỳ ép tim- bóp bóng.

4. Một bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp đột ngột bị ngưng tim. Trên monitor
theo dõi nhịp tim cho thấy rung thất. Xử trí trước tiên sẽ là:
A. Đặt nội khí quàn và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
B. Lập đường truyền tĩnh mạch,
c. Sốc điện không đồng bộ 360 J.
D. Adrenaline 1 mg pha loãng thành 10 ml tiêm tĩnh mạch.
E. Lidocain 1 mg/kg tiêm tĩnh mạch.
5. Nguyên nhân của vô tâm thu và hoạt động điện vô mạch có thể điều trị được bao gồm:
A. Tăng kali máu.
B. Toan chuyển hóa.
c. Ngộ độc thuốc.
D. Giảm oxy máu.
E. Tất cả đều đúng.

6. Mục tiêu cùa cấp cứu ngưng tim ngưng thở:


A. Có mạch lại.
B. Tự thờ được.
c. Cải thiện tri giác.
15
D . H u yết áp tâm thu > 9 0 m m H g.
E. A , B , c đúng.
7. N ăn g lượng số c điện đơn pha trong rung thất:
A , 120 J.
B 150 J.
c. 200 J.
D . 3 0 0 J.
E. 3 6 0 J.

8. M ột bệnh nhân rung thất được sốc điện n gay nhưng không thành cô n g . T huốc n ào sau đây
được dùng trước tiên:
A . A drenaline hay lidocain.
B . A drenaline hay am iodarone.
c. A m iodarone hay lidocain.
D . A drenaline h ay vasopressin.
E. A drenaline, lidocain và m agn esiu m sulfate.

9. X ét n ghiệm n ào sau đ ây thường được thực hiện sau hồi sức n gư ng tim n gư ng thở:
A . X ét n gh iệm chức n ăng thận, ion đồ máu.
B . K h í máu đ ộn g mạch,
c. X quang n gự c thẳng.
D . X ét n ghiệm chức năng gan.
E. Tất cả đều đúng.

10. M ột bệnh nhân n gưng tim trong đêm , trên m onitor là vô tâm thu. B ấc s ĩ trực đã hồi sức 3 0
phút nhưng k hôn g thành côn g. B ện h nhân này k hôn g phải là bệnh nhân cùa bác s ĩ trực điều trị
hàng ngày. B ác s ĩ trực có nện tiếp tục hồi sức nữa hay không?
A . N ên x em lại hồ sơ bệnh án trước khi q uyết định n gưng hồi sức.
B . N ên n gư ng hồi sức vì bệnh nhân ngưng tim đã lâu.
c. N goài yếu tố thời gian hồi sức, nên x em xét các yếu tố khác trước khi q uyết định
n gưng hồi sức.
D . T ù y theo q uyết định củ a thân nhân.
E. Tất c à đều đúng.

ĐÁP ÁN
1E, 2E , 3E , 4 C , 5E , 6 A , 7E , 8D , 9E, 10E

16
CÁC THỦ THUẬTHỖ TRỢ HÔ HẤP
TRONG CẤP CỨU NỘI KHOA
Lê H ữu Thiện Biên

MỤC TIÊU __ ' ■■ '_


Sử dụng được các thủ thuật hỗ trợ hô hấp trong cấp cứu nội khoa.

GIỚI THIỆU CHUNG chi được đặt cho bệnh nhân hôn mê vì
Các thủ thuật hỗ trợ hô hấp rất quan có thể gây nôn ói và co thắt thanh quản.
trọng trong cấp cứu nội khoa. Các thủ thuật • Airway mũi cỏ thể đặt ờ cả bệnh nhân
này nhằm giữ thông đường thở, cung cấp hôn piê và bệnh nhân tình.
oxy và giúp thở với áp suất dương. Chỉ định
các thủ thuật hỗ trợ hô hấp hoàn toàn dựa
vào các dấu hiệu lâm sàng và không nên chờ
các kết quà xét nghiệm máu cũng như xét
nghiệm chức năng hô hấp (ví dụ khí máu
động mạch). Các dấu hiệu suy hô hấp giúp
chi định hỗ trợ hô hấp gồm thở nhanh nông,
co kéo cơ hô hấp phụ, phập phồng cánh mũi,
tím tái.
Các nguyên nhân gây suy hô hấp thường
cần hỗ trợ hô hấp gồm ngưng tim - ngưng
thờ, ngộ độc thuốc, tắc nghẽn đường thở (do
thức ăn, chất nôn ói, dị vật), hen ác tính,
viêm phổi nặng.

ĐẶT AIRWAY MŨI VÀ MIỆNG


Chỉ định
• Sau khi đã đặt bệnh nhân ở tư thế thích
họp (ngửa đầu, nâng cằm) mà đường thờ
bệnh nhân vẫn còn tắc nghẽn.
• Giữ thông đường thở khi giúp thở qua
mask.
• Airway miệng (canule Mayo) còn được
dùng ờ bệnh nhân đã đặt nội khí quản để
cố định nội khí quản và không cho bệnh
nhấn cắn nội khí quản. Airway miệng

17

ẠHoáiYHoc ■
Dụng cụ
• Airway mũi có nhiều kích thước (hình
2.1), người lớn thường dùng cỡ 30-32F.
• Airway miệng cũng có nhiều kích thước
(hình 2.2), người lớn thường dùng cỡ 8-
10 cm.

Kỹ thuật đặt
Đối với airway mũi, chọn kích cỡ phù
hợp bằng cánh đo từ cánh mũi tới trái tai.
Bôi gel có thuốc tê (xycocain gel). Cho
airway vào mũi, ,mặt vát áp vào vách mũi để
tránh gây tổn thương niêm mạc. Sau khi đã
dẩy airway vào hết thì xoay 90° để airway
quay xuống dưới.
Đối với airway miệng, chọn kích cỡ phù
hợp bằng cách đo từ khóe miệng tới góc
hàm. Dùng tay mở miệng bệnh nhân, cho
airway vào miệng, mặt lõm hướng lên trên.
Sau khi đẩy airway vào hết thì xoay 180° để
airway quay dưới và ôm lấy lưỡi.
Biến chứng
• Airway mũi có thể gây chảy máu cam,
chấn thương cuống mũi.
• Đặt airway miệng không đúng kỹ thuật
có thể đẩy lưỡi ra phía sau và tắc nghẽn
Hình 2.2: (từ trên xuống dưới). Mask và
đường thở thêm. Airway quá dài có thể
bóng ambu. Giữ mask một tay. Giữ mask
gây tắc nghẽn thanh môn.
hai tay.
GIÚP THỞ QUA MASK
Chì định quá lớn để tránh bị xì hơi ra ngoài. Mask
Giúp thở qua mask được chi định chó cả phải làm bằng nhựa trong để có thể quan sát
bệnh nhân còn tự thở, nhưng thở không hiệu được mặt bệnh nhân khi bóp bóng.
quả và bệnh nhân đã ngưng thờ. Bóng ambu là loại bỏng tự phồng, có
Dụng cụ van một chiều để ngăn không cho bệnh nhân
thở lại. Bóng ambu có thể nối với túi dự trữ
Mask có nhiều kích thước, người lớn
để tăng F102. Người lớn thường dùng loại
thường dùng cỡ số 3, 4, 5. Mask phải che
bóng 1-2 lít.
kín cả mũi và miệng, tuy nhiên không nên

18

AHoaiYHoc -
Kỹ thuật bóp bóng giúp thở (hình 2.3). Mask thanh quản cũng có nhiều
Điểm mấu chốt giúp cho bóp bóng hiệu kích thước, người lớn thường dùng cỡ số 4.
quà là đảm bảo đường thở thông thoáng. Do Kỹ thuật đặt mask thanh quản
đó phải giữ đầu bệnh nhân ở tư thế ngừa Kiểm toa mask trước khi đặt. Bôi gel
đầu, nâng cằm (nếu không có chống chi hoặc thuốc tê vào quanh mask. Luồn mask
định). Nếu có chỉ định thi đặt thêm airvvay.
dọc theo vòm miệng ra phía sau, dùng ngón
Giữ mask bằng một tay, áp đụng khi chỉ trỏ đẩy mask vào vùng hầu họng càng sâu
có một người vừa bóp bóng vừa giữ mask. càng tốt (hình 2.4). Kiểm tra vị trí mask
Ngón 3, 4 và 5 của tay hái nâng cằm, ngón thanh quản bằng cách bóp bóng và nghe phế
1 và 2 giữ mask. Cườm tay ấn đầu bệnh âm trên hai phổi và không có tiếng sôi trên
nhân để ngừa cổ. Lưu ý là phải nâng cằm vùng thượng vị. Bơm mask khoảng 30 ml
bệnh nhân lên áp mask chứ không nên ấn vói mask cỡ số 4.
mask xuống mặt bệnh nhân. Tay phải bóp
bóng.
Giữ mask bằng hai tay thường sử dụng
cho bệnh nhân không có răng, béo phì.
Người giữ mask đứng trên đầu bệnh nhân.
Ngón 3, 4 và 5 của hai tay nâng cằm bệnh
nhân lên, ngón cái và ngón trỏ áp mask vào
mặt bệnh nhân.
Bóp bóng nhẹ nhàng tránh không làm
không khí vào dạ dày. Với bóng 1 lít thì bóp
mỗi lần khoảng nửa bóng, với bóng 2 lít thi
mỗi lần bóp khoảng 1/3-1/4 bóng.
Hình 2.3: Mask thanh quản.
Biến chứng
Biến chứng đáng quan tâm duy nhất của
giúp thờ qua mask là chướng hơi dạ dày và
nôn ói. Ngoài ra có thể gây chấn thương nhẹ
mặt,'mũi, mi mắt.

ĐẶT MASK THANH QUẢN


Chỉ định
Là biện pháp thay thế tạm thời toong khi
chờ đật nội khi quản hoặc mở khí quản.
Dụng cụ
Gồm hai phần: phần ống và phần mask.
Phần ống giống như nội khí quản nhưng
Hình 2.4: Cách đặt mask thanh quản.
ngắn và lớn hơn. Phần mask có viền cao su
bơm phồng lên được để ôm chặt thanh quàn

19
Biến chứng TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Gập mask trong miệng hoặc họng gây 1. Bird DJ, M arkey JR. B asic airway
managem ent. In: Em ergency m edicine
tắc nghẽn đường thờ. Tắc thanh môn do
procedures T' edition, 2003 (Eric F.
4 đặt mask không đúng vị trí. Cả hai
R eichm an, Robert R. Sim on). Chap 2, p.10.
' trường hợp này đều có thể nhận biết
2. Roman MA. B asic airway m anagem ent
được bằng cách nghe phế âm. techniques. In: Em ergency m edicine: a
• Chấn thương thanh quản. com prehensive study guide ó “1 edition 2000
(Tintinalli JE). Chap 14, p.79.
3. Ortega R, M ehio A K , W o o A . P ositive-
pressure ventilation with a fa ce m ask and a
bag valve d evice. N ew England J M ed 2007;
357: e4.

20
CÂU H ỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Các thù thuật hỗ trợ hô hấp nhằm mục đích:


A. Giữ thông đường thở.
B. Giúp thở với áp suất dương,
c. Hút sạch đàm nhớt.
D. A v àB .
E. A v àC .
2. Chi định các thủ thuật hỗ trợ hô hấp chủ yếu dựa vào:
A. Dấu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng.
B. PaƠ 2 trong kết quà khí máu động mạch,
c. PaCŨ2 trong kết quả khí máu động mạch.
D. S p02 cùa máy theo dõi độ bão hòa oxy theo mạch đập.
E. Tồn thưong phổi trên X quang.

3. Chọn câu sai khi nói về airway mũi/miệng:


A. Khi thủ thuật ngửa đầu-nâng cằm không đảm bảo làm thông đường thở.
B. Giữ thông đường thở khi bóp bóng,
c. Cố định nội khí quản.
D. Chi được dùng khi bệnh nhân hôn mê.
E. Có thể gây tắc nghẽn đường thờ nếu đặt không đúng kỹ thuật.

4. Những đặc tính nào bắt buộc phải có với bóng giúp thở:
A. Bóng tự phồng.
B. Thể tích 1-2 lít.
c. Có van một chiều.
D. A v àB .
E. A v àC .
5. Bóng dự trữ nối với bóng giúp thở nhằm mục đích:
A. Tăng thông khí.
B. Tăng nồng độ oxy trong khí thở vào.
c. Giảm khoảng chết.
D. A và B.
E. A v àC .
6. Biến chứng đáng kể nhất do bóp bóng giúp thờ là:
A. Chấn thương mặt.
B. Chướng hoi dạ dày.
C. Tràn khí trung thất..
D. Tràn khí màng phối.
E. Tất cả sai.
7. Cỡ mask thanh quàn thường dùng cho người lớn:
A. Sô 2.
B. Số 3.
c. Số 4.
D. Số 5.
E. Số 6.

8. Biện pháp chính xác nhất kiểm tra vị trí mask thanh quản:
A. Sờ bằng tay.
B. Ẩn trên sụn nhẫn,
c. Nghe phế âm.
D. Chụp X quang.
E. Siêu âm vùng cổ.

9. Kỹ thuật bóp bóng giúp thở:


A, Bệnh nhân nằm ngửa, đầu gập nhẹ, cằm mờ.
B. Giữ mask bàng một tay khi chỉ có một người vừa bóp bóng vừa giữ mask,
c. Nền ấn sát mask xuống mặt bệnh nhân để tránh thoát khí ra ngoài.
D. Giữ mask bằng hai tay thường sừ dụng cho bệnh nhân không có răng, mặt to.
E. Bóp bóng nhanh dứt khoát để kỊiông khí không vào dạ dày.

10. Các thủ thuật hỗ trợ hô hấp:


A. Đặt airway mũi.
B. Bóp bóng.
c. Đặt mask thanh quản.
D. Đặt cannule Mayo.
E. Tất cà đều đúng.

ĐÁP ÁN
ID, 2A, 3D, 4E, 5B, 6B, 7C, 8C, 9B, 10E

22
RỐI LOẠN NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI
B ù i X uân Phúc

MỤC TIÊU
ĩ, Trình bày sơ đồ chấn đoán hạ naírì mấu.
2. Chỉ định, cách bù NaCl ưu trương trong điều trị hạ natri máu.
3. Kề các nguyên nhân tăng naĩri máu.
4. Ke các nguyên nhân hạ kaỉỉ máu. .
5. Điều trị tăng kalỉ máu.

ĐẠI CƯ ƠN G Đẻ chẩn đoán và điều trị các rối loạn


Lượng nước toàn bộ cơ thề chiếm khoảng nước và điện giải, cần hỏi bệnh sử, thăm
60% trọng lượng cơ thể ờ nam và 50% trọng khám lâm sàng kỹ lường, và dựa vào:
lượng cơ thề ở nữ. Trong đó, 2/3 lượng nước • Đánh giá lượng nước toàn bộ cơ thề và
này là dịch nội bào, 1/3 còn lại là dịch ngoại sự phân bố của nó.
bào. M ột phần tư thể tích dịch ngoại bào là
• Đo nồng độ các chất điện giải trong
huyết tương trong các mạch máu, đây được
huyết thanh.
gọi là thể tích tuần hoàn hiệu quả.
• Đo nồng độ các chất điện giải trong
Khoảng 85-90% lượng natri toàn bộ cơ
nước tiểu.
thể ở ngoại bào. Do phần lớn natri là ở dịch
t Áp lực thẩm thấu huyết tương.
ngoại bào, khi lượng natri thay đồi sẽ có
biểu hiện lâm sàng như mất hoặc quá tải thể Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề
tích dịch ngoại bào. cập đến hai chất điện giải chính là natri và
kali.
Các rối loạn về nước và điện giải rất
thường gặp trên lâm sàng. Mức độ rôi loạn
thay đổi từ nhẹ, không có triệu chứng, đến
nặng, đe dọa tính mạng và từ vong.

B ảng 3.1. Giá trị bình thường của các chất điện giải trong huyết thanh

Giá trị bình thường Chuyền đồi đơn vị

Na+ 135-145 mmol/L 23 mg = 1 mmol


r 3,5-5 mmol/L 39 mg = 1 mmol
cr 98-107 mmol/L 35 mg = 1 mmol
h c o 3' 22-26 mmol/L 61 mg = 1 mmol
Ca 8,5-10.5 mg/dl 40 mg = 1 mmol
Phosphorus 2,5-4,5 mg/dl 31 m g = 1 mmol
Mg 1,6-3 mg/dl 24 mg = 1 mmol

23
HẠ NATRI MÁU Cận lâm sàng
Đại cương • lon đồ máu.
Hạ natri máu khi nồng độ natri huyết • Áp lực thẩm thấu huyết tương.
thanh dưới 135 mmol/L. Đây là một rối loạn • Áp lực thẩm thấu nước tiểu.
điện giải thường gặp nhất ờ bệnh nhân nằm • lon đồ niệu.
viện.
• Tùy theo định hướng chẩn đoán ưên lâm
, Natri có vai trò quan trọng trong tạo áp sàng có thể làm thêm protein máu và
suất thẩm thấu dịch ngoại bào. Ngoài ra. lipid máu.
natri còn có vai trò trong tạo điện thế hoạt
• Xét nghiệm đánh giá chức năng thận,
động và điện thế nghỉ của màng tế bào, vận
gan.
chuyển glucose và acid amin qua màng tế bào.
• Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến
Đa số các trường hợp hạ natri máu là do
thượng thận và tuyến giáp.
mất cân bằng nư&c, không phải do mất cân
bằng natri. • Các xét nghiệm hình ảnh trong chẩn
đoán bệnh lý thần kinh trung ương...
Triệu chửng lâm sàng
Tiếp cận bệnh nhân hạ natri máu
Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc mức độ
và tốc độ hạ natri máu. Hạ natri máu nặng Đầu tiên xác định áp lực thẩm thấu
và nhanh có thể gây hôn mê, động kinh, tổn huyết tương. Từ đó phân ra hạ natri máu
thưorng não vĩnh viễn, ngưng thở và tử vong. đẳng trương, nhược trương hay ưu trương.

• Hạ natri máu nhẹ, (Na+ = 130-135 Chẩn đoán hạ natri máu ưu trương và
đẳng trương bằng cách đo áp lục thẩm thấu
mmol/L) bệnh nhân thường không có
triệu chứng lâm sàng. huyết tương, đường huyết và lipid máu. Sau
đó tiếp tục đánh giá tình trạng thể tích dịch
• Khi natri máu < 125-130 mmol/L bệnh
của bệnh nhân và định hướng nguyên nhân
nhân có thể buồn nôn, khó chịu.
theo sơ đồ hình 3.1.
• Khi natri máu 115-120 mmol/L bệnh
nhân có thể nhức đầu, lơ mơ, mất định
hướng.

24
Hình 3.1 : Sơ đồ chẩn đoán hạ natri máu

25
Chẩn đoán tình trạng ứ nước không chứa điện giải hầu
như luôn luôn xảy ra do rối loạn bài tiết (suy
Hạ natri máu đẳng trương
thận, SIADH).
Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu huyết
Đo áp lực thẩm thấu nước tiểu và nồng
tương bình thường gặp trong tăng lipid máu
độ natri niệu giúp ích cho chẩn đoán. Thể
và tăng protein máu. Huyết tương gồm 93%
tích dich ngoại bào trong hạ natri máu nhược
nước và 7% còn'lại là protein và lipid. Ion
trương có thể bình thường, tâng hoặc giảm.
Na+ được hòa tan trong phần nước. Khi
nồng độ protein huyết tương lớn hơn 10 g/dl • Hạ natri máu nhược trương giảm thể tích
hay lipid máu toàn phần tăng quá cao, áp lực tuần hoàn. Nguyên nhân mất thể tích do
thẩm thấu huyết tương vẫn bình thường thận hay không do thận. Lượng natri
(không bị ảnh hường bởi protein và lipid) và toàn bộ cơ thể giảm. Đe duy trì thể tích
nồng độ natri trong phần nước cùa huyết nội mạch, ADH tăng tiết, nước tự do
tương cũng bình thường nhưng nồng độ natri được giữ lại. Như vậy, muối và nước
trong thể tích huyết tương toàn bộ sẽ giảm. mất được thay thế bằng nước đơn độc.
Trường hợp này còn gọi là hạ natri máu già • Hạ natri máu nhược trương với thể tích
tạo. Nếu phòng xét nghiêm đo lường các tuần hoàn bình thường. Nguyên nhân
chất điện giải trọng máu bàng điện cực đặc thường gặp nhất là hội chứng tiết ADH
hiệu ion thì sẽ tránh được sai lầm này, không thích họp (Syndrome of inappropriate
antidiuretic hormone secretion, SIADH).
Hạ naíii „táu int trương
Trong hội chứng này, ADH tăng tiết không
Do tích tụ các chất hòa tan không phải là
do kích thích sinh lý phụ thuộc thể tích
natri (ví dụ glucose, mannitol...) ở dịch
hay áp lực thẩm thấu. Nguyên nhân:
ngoại bào làm tăng áp suất thẩm thấu dịch
ngoại bào. Nước sẽ di chuyển ra khoang ■ Bệnh lý thần kinh trung ương: chấn
ngoại bào, pha loãng natri, làm giảm nồng thương sọ não, tai biến mạch máu
độ natri máu. Nguyên nhân thường gặp nhất não, xuất huyết dưới nhện, u não,
là tăng đường huyết. Cứ tăng mỗi 100 mg/dl viêm não- màng não, hội chứng
glucose sẽ làm natri giảm 1,6 mmol/L. Guillain-Barré.
■ Bệnh phổi: viêm phổi, hen phế quản,
Hạ natri máu nhược trương
COPD, lao phổi, dãn phế quàn, thờ
Đây mới là hạ natri máu thật sự về mặt máy.
sinh lý học. Trong trường hợp này, nước di
■ Bệnh ác tính: ung thư phế quàn, ung
chuyển vào trong tế bào gây tăng thể tích
thư tụy, ung thư tiền liệt tuyến, ung
dịch nội bào, làm rối loạn chức năng và tổn
thư thận, ung thư đại tràng, ung thư
thương tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh
xương, lymphoma, leucemia.
có thể bị tồn thương không hồi phục.
■ Do thuốc (bàng 3.2).
Thận có khả năng bài tiết nước không
kèm điện giải, lên đến 20-30 líưngày nếu độ • Chẩn đoán SIADH:
lọc cầu thận bình thường. Do đó về mặt lý ■ Hạ natrì máu.
thuyết, lượng nước không chứa điện giài ■ Áp lực thẩm thấu huyết tương giảm
nhập vào phải trên 30 lít mới có thể gây hạ (< 280 mosm/kg).
natri máu. Trong hạ natri máu nhược trương,
26
Bảng 3.2: Thuốc ảnh hưởng bài tiết ADH

• Tăng sản xuất ADH


Chóng trầm cảm: ba vòng, M A O , SSRI
Chống ung thư: cyclophosphamide, vincristine
Carbamazepine
Methylenedioxymethylamphetamine (MMDA, Ecstasy)
Clofibrate
An thần: thiothixene, thioridazine, fluphenazine, haloperidol, trifluoperazine.
• Có tác động ADH:
Carbamazepine
Chlorpropamide, tolbutamide
Cyclophosphamide
AINS
Somatostatin
Amiodarone
• Nguyên nhân, khác:
_________ Hậu phẫu, đau, stress, AIDS, thai kỷ, hạ kali máu,______________________

* Áp lực thẩm thấu nước tiểu tăng (> ringer. Tốc độ truyền phải hợp lý để tránh
150 mosm/kg). tổn thương não vĩnh viễn.
■ Bệnh nhân không có bệnh tim, bệnh Hạ Iiatri máu nhược trương thể tích tuần
thận, bệnh gan, hoàn bình thường
* Chức năng tuyến thượng thận và Đối với bệnh nhân có triệu chứng:
tuyên giáp bình thường. • Những bệnh nhân này thường có nồng
■ Nồng độ natri niệu > 20 mmol/L, độ natri máu < 120 mmol/L.
■ B Ú N < 10 m g /d l. • Nếu bệnh nhân có triệu chứng thần kinh
■ Acid uric máu < 4 mg/dl. trung ương, nên điều trị hạ natri máu
ngay mà không cần dựa vào mức độ
• Hạ natri máu nhược trương tăng thể tích
giảm của natri máu.
tuần hoàn, Thường gặp trong các bệnh
lý gây phù như suy tim sung huyết, xơ • Nâng natri máu lên 1-2 mmol/L mỗi giờ
gan, nội chứng thận hư, bệnh thận tiến trong 3-4 giờ đầu cho đến khi động kinh
triển. giảm đi. Tốc độ nâng natri máu không
quá 12 mmol/L trong 24 giờ đầu. Có thể
Đ IÈUTRỊ phối hợp vói lợi tiểu íurosemide.
• Theo dõi sát bệnh nhân và kiểm ưa nồng
Hạ natri máu nhược trương giảm thể tích
độ natri máu mỗi 4 giờ.
tuần hoàn
Đối với bệnh nhân không có triệu chứng:
Bồi hoàn thể tích mất bằng cách truyền
natrichlorua (0,9% hay 0,45%) hay lactate • Tốc độ nâng natri máu không quá 0,5-1
mmol/L/giờ và < 10-12 mmol/L teong

27
24 giờ đầu. Điều trị làm natri máu tăng (125-115)= 360 mmol. Thể tích NạCl 3%
nhanh > 1 mmol/Ugiờ hay 25 mmol/L cần là 360 X 1000/513= 700 ml. Nếu chọn
trong ngày đầu có thể gây thoái hóa tốc độ sửa chữa natri máu là 0,5 mmoI/L
myelin cầu não. mỗi giờ thì thời gian truyền NaCl 3% là
• Hạn chế nuớc nhập ở mức 0,5-1 líưngày, 10/0,5 giờ. Tốc độ truyền NaCl 3% sẽ là
natri máu sẽ tăng dần lên. 700/20 = 35 ml/giơ.
• Có thể dùng NaCl 0,9% kèm
TĂNG NATRI MÁU
furosemide.
• Demeclocycline: dùng cho bệnh nhân Đại cương
không thể hạn chế nước được. Tăng natri máu khi natri huyết thanh >
• Fludrocortisone: điều trị hạ natrì máu do 145 mmol/L. Tần suất khoảng 1% số bệnh
hội chứng lãng phí muối do não. nhân nhập viện tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong
• Chất đối vận V2 vasopressin thận chọn thường cao trên 50% trong hầu hết các nghiên
lọc: điều trị SIADH. cứu, đặc biệt là người già. Tuy nhiên, những
bệnh nhân này thường có bệnh nặng kèm theo
Hạ natri máu nhược trương thể tích tuần nên nhiều khi khó đánh giá bệnh nhân tử vong
hoàn tăng do tăng natri máu hay do các bệnh này.
• Hạn chế nước nhập < 1-2 líưngày. Đánh giá và điều trị bệnh nhân tăng
• Điều trị bệnh cơ bản, ví dụ điều tri suy natri mấu thường tập trung vào hai câu hỏi
tim, xơ gan... quan ưọng sau đây:
• Lợi tiểu và đối vận V2: thúc đầy bài tiết • Tình trạng thể tích của bệnh nhân.
nước và muối.
• Tăng natri máu cấp tính hay mạn tính.
• Nước muối ưu trương (NaCl 3%): có thể
Sinh bệnh học
gây quá tải tuân hoàn và thường không
được chi định thường qui. Trường hợp Nước trong cơ thể được cân bằng từ
hạ natỉi máu nặng (Na+ < 1 1 0 mmol/L) nước nhập và nước mất qua thận, hô hấp,
■ và bệnh nhân có triệu chứng thần kinh da, và đường tiêu hóa. Bỉnh thường, nước
ưung ưcmg có thể dùng lượng nhỏ NaCl nhập và nước mất cân bằng với nhau. Khi
3% (100-200ml) kèm lợi tiểu. natri máu tăng sẽ gây tăng áp lực thẩm thấu
máu, kích thích tuyến yên tiết ADH. Thận
• Xem xét chỉ định chạy thận nhân tạo khí
đáp ứng với ADH bằng cách giữ lại nước tự
cần.
do. Thể tích nước tiểu sẽ giảm và áp lực
Cách dùng Natri Chlorua 3% thẩm thấu nước tiểu tăng.
Một lít NạCI 3% chứa 513 mmol Na+. Cơ chế khát giúp ngăn ngừa tăng natri
Lượng Natri cần b ả sung = 0,6 X kg X (Natri mấu. Do đó, mất nước quá độ chl có thể gây
mục tiêu-Natri huyết thanh) (nếu là nữ thì tăng natri máu khi không thể nhập nước đủ (ví
thay 0,6 bằng 0,5). dụ bệnh nhân hôn mê không được bù nước
Ví dụ, bệnh nhân nam, 60 kg, Na máu= đủ). Nguyên nhân tăng natri máu thường gặp
115. Nếu chọn mức natri mục tiêu là 125, nhất ở người già và bệnh nhân nằm viện là do
thì lượng natri cần b ồ sung l à 0,6 X 60 X nước nhập không đủ so với nước mất.

28
Khi natri máu tăng, các tế bào bị mất Lâm sàng
nước do tằng áp lực thẩm thấu máu gây mất Bệnh sừ:
nước nội bào và tế bào phải gánh chịu một
• Tìm nguyên nhân mất dịch ngoài thận:
phần mất nước tự do của cơ thể. Te bào sẽ
nôn ói, tiêu chảy, sốt, bỏng.
chống đỡ lại bằng cách vận chuyển các chất
• Tiểu nhiều.
điện giải băng qua màng tế bào, do đồ điẹn
thế nghỉ của màng bị thay đổi. Sau khi natri • Khát nước.
máu tăng khoảng 1 giờ, các chất tan hữu cơ • Thuốc và chế độ dinh dưỡng bệnh nhân
trong tế bào được tạo ra dể hồi phục lại thể trong bệnh viện: chì định natri
tích tế bào và tránh cho tế bào bị tổn thương bicarbonate trong điều trị ngưng tim, chế
cấu trúc. Do đó, điều trị bù nước nhanh có độ ăn nhiều natri, truyền NaCl 3%...
thể gây phù não vì các chất hòa tan đã tích Triệu chửng tăng natri máu thường
tụ này không kịp bài tiết hay chuyển hóa. không đặc hiệu. Bệnh nhân cảm thấy chán
Nguyên nhân ăn, bồn chồn, buồn nôn, nôn xảy ra sớm.
Thay đổi trạng thái tâm thần như ngủ lịm
Tăng natri máu giảm thể tích tuần hoàn:
hoặc kích thích và cuối cùng lú lẫn, hôn mê.
thiếu nước nhiều hơn thiếu natìi
Triệu chúng thần kinh cơ: co giật, tăng phản
• Mất nước ngoài thận: tiêu chảy thẩm xạ, mất điều hòa, run vẫy.
thấu, nôn mửa, hút dịch dạ dày, dò tiêu
Cần đánh giá tình trạng mất nước, mạch,
hóa, bòng nặng.
huyết áp, lượng nước tiểu, véo da, tĩnh mạch
• Mất nước do thận: lợi tiểu, bài niệu sau cổ nổi, hạ huyết áp tư thế, tăng thân nhiệt.
tắc nghẽn, bệnh thận.
Cận lâm sàng
• Giảm khát nước: do thói quen, tôn
• lon đồ máu, chức năng thận.
thương trung khu khát ờ hạ đồi.
• Nồng độ natri niệu, áp lực thẩm thấu
Tăng natri máu tăng thể tích tuần hoàn:
nước tiểu.
tăng natrí nhiều hơn tăng nước
• Đường huyết.
• Dùng nước muối ựu trương.
Áp lực thẩm thấu nước tiểu > 400
• Dùng natri bicarbonate.
mosm/kg chứng tỏ khả năng giữ nước của
t Quá độ mineralocorticoid (hội chứng thận còn tốt. Nguyên nhân do mất dịch
Cushing). nhược trương ngoài thận (nôn ói, tiêu chảy,
Tăng natrì máu thể tích tuần hoàn bình thường đồ mồ hôi, bỏng...). Áp lực thẩm thấu nước
tiểu đẳng trương, nghĩ đến do dùng lợi tiểu,
Thể tích tuần hoàn bình thường vì đa số
lợi tiểu thẩm thấu (mannitol, glucose, urê),
mất nước tự do từ trong tế bào và mô kẽ,
hoặc do lãng phí muối. Nước tiểu nhược
khoang nội mạch bị mất < 10%.
trương (áp lực thẩm thấu < 250 mosm/kg)
• Mất nước ngoài thận: tăng mất nước
và đa niệu, nghĩ đến đái th’áo nhạt nguyên
không nhận biết (ví dụ: sốt, tập luyện, nhân trung ương hoặc do thận.
tăng thông khi').
Tiếp cận chẩn đoán tăng natri máu theo
• Đái tháo nhạt: nguyên nhân từ trung sơ đồ hình 3.2.
ương hoặc do thận.

2Ộ
Tăng naỉri máu

Uosm> 700-800 Uosiĩi< 700-800

ƯNa < 25 ƯNa >100


... i
Mất nước do thận

’ r _ ^
Mất nước ngoái th$n Quá tái Natrl Uosm< 300 Uosm 300-600
ị ị
Mấtnưđc(tưởngtiẽu hóa Truyển NaCI, NaHC03 Đái tháo nhạttoẳn phẩn Đái tháo nhạt bán phẩn
Mất nước khổng nhận b ất Mineralocorticoiơ
Lại tiểu thẩm thấu
Hay Lợi tiểu quai

Tăng áp lực thẩm thấu nộl bâo


Động kinh
Gắng sửc

Hình 3.2. Sơ đồ chẩn đoán tăng natri máu

Điều trị Theo dõi ion đô mỗi 1-2 giờ trong giai
đoạn hồi sức, sau đó theo dõi mỗi 4 giờ. Bổ
Điều trị nguyên nhân gãy mẩt dịch
sung kali, phosphate và các điện giải khác
Bềi hoàn nước và điện giải khi cần.
Tránh điều trị làm giàm natri máu quá
Cách tính lượng nước thiểu
nhanh vì có thể gây phù não và các rối loạn
Lượng nước tự do thiếu = cân nặng (kg)
thần kinh nặng. Thường bù địch trong vòng
X0,6 X ([Na huỵểt thanh/140] - 1). (Nếu là
48 giờ. Tốc độ giảm natri máu không nên
nữ thì thay 0,6 bằng 0,5).
vượt quá 0,5 mmol/L/giờ.
Ví dụ, bệnh nhân nam, 60 kg, Na máu=
Đối với bệnh nhân tăng natri máu kèm
155, ta sẽ có:
giảm thể tích tuần hoàn, nếu dấu hiệu sinh
tồn không ổn định, dùng NaCl 0,9% đến khi Lượng nước thiếu = 60 X 0,6 X ([155/140] -
dấu hiệu sinh tồn ổn định rồi mới điều trị 1) = 3,9 L
thiếu nước tự do. Đối với bệnh nhân thể tích Nếu cộng thêm 900 ml lượng nước mất
tuằn hoàn bình thường, dùng dung dịch không nhận biết thì tổng cộng bệnh nhân
nhược trương đường uống hoặc truyền tĩnh cần 4,8 lít dịch trong 48 giờ. Như vậy tốc độ
mạch (glucose 5%, NaCl 0,45%). Đối với truyền sẽ là 100 ml/giờ.
bệnh nhân tăng thể tích tuần hoàn, dùng lợi Công thức Adrogue và Madias:
tiều íurosemide 0,5-1 mg/kg tiêm ữnh mạch Natri huyết thanh thay đổi = ([Na] truyền -
và truyền glucose 5%. Nếu bệnh nhân suy [Na] huyết thanh)/(TBW + 1).
thận nặng có thể chạy thận nhân tạo.

30
TBW lúc này = trọng lượng cơ thể (kg) x% • Hormon tuyến giáp: kích thích tổng họp
nước. Na+K+ATPase, góp phần hạ kali máu ờ
Ví dụ, đối với bệnh nhân trên: bệnh nhân cường giáp.
• Nếu dùng dextrose 5%, natri huyết thanh • Kiềm hóa máu: kali vào trong tế bào.
thay đổi được tính như sauỉVrậ) ■- • Aldosterone: là hormon chính điều hòa
155)/([60 X 0,6] + 1) = - 4,18 mmoI/L kho dự trữ kali nhờ tác động trên bài tiết
• Nếu dùng NaCl 0,45%, natri huyết thanh kali ở thận.
thay đổi được tính như sau: Nguyên nhân
(77- 155)/([60 X 0,6]+l)= -2,1 mmol/L Do thuốc
(nghĩa là natri máu sẽ giảm 2,1 mmol/L khi • Thuốc gây vận chuyên kali vào tế bào:
truyền vào 1 lít NaCl 0,45%).
■ Chất đồng vận ß2-adrenergic
Như vậy nếu dùng NaCl 0,45% với tốc (albuterol, terbutaline, fenoterol...),
độ truyền 250 mỉ/giờ sẽ làm giảm được natri epinephrine.
máu với tốc độ 0,5 mmol/giờ với điều kiện
■ Chổng sung huyết: pseudoephedrine,
bệnh nhân không mất dịch thêm.
phenylpropanolamine.
Có thể bù nước thiếu qua đường tiêu hóa
• Theophylline.
qua sonde mũi-dạ dày.
■ Thuốc sản khoa: ritodrine, nỵlidrin.
H Ạ K A LIM Á U ■ Caffeine.

Đại cưong ■ Ngộ độc verapamin.

Hạ kali máu được định nghĩa là nồng độ ■ Ngộ độc chloroquin.


K+ huyết thanh < 3 , 5 mmol/L. Đây là rối ■ Insulin.
loạn điện giải thường gặp nhất trên lâm • Thuốc gây mất kali qua thận.
sàng, thường dung nạp tốt ở người bình - Lợi tiểu: thiazide, indapạmide,
thường. Đối với bệnh nhân có bệnh tim metolazone, furosemide, bumetanide,
mạch, hạ kali máu làm tăng nguy cơ bệnh acetazolamide...
tật và tử vong dù hạ kali nhẹ hay vừa.
■ Mineralocorticoid: flurocortisone.
Kali là cation chính của nội bào. Chỉ có
■ Glucocorticoid liều cao.
2% (70 mmol) kali trong dịch ngoại bào.
Nhu cầu kãli của cơ thể khoảng 1 mmol/ kg/ ■ Kháng sinh liều cao: penicillin,
ngày. Kali được bài tiết chù yếu qua thận, nafcillin, ampicillin, carbenicillin.
10% bài tiết qua phân và mồ hôi. Nồng độ ■ Kết hợp với mất magne:
kali huyết thanh bình thường là 3,5- 5 aminoglycoside, amphotericin B,
mmol/1. cisplatin, foscamet.
Kali được dự trữ và phân phối nhờ các • Thuốc gây mất kali qua phân
hormon sau đây: ■ Sodium polystyrene sulfonate.
• Insulin và P-adrenergic catecholamin: ■ Phenolphthalein.
đưa kali vào tế bào nhờ kích thích
N aY A TPase.

31
Không do thuốc • Rối loạn tiêu hóa: bón, liệt ruột, nôn ói.
• Vận chuyển kali vào tế bào: • Ly giải cơ vân.
• Cường giáp. • Giảm khả năng cô đặc nước tiểu gây đa
• Liệt chu kỳ do hạ kali máu gia đình. niệu.
• Nghiện rượu lâu ngày. • Làm nặng thêm bệnh não do gan.
• Điều trị thiếu máu ác tính nặng bằng • Triệu chứng tim mạch: hạ huyết áp tư
Vitamin B12. thế, rối loạn nhịp tim (đặc biệt khi dùng
digitalis).
• Chế độ ăn không đầy đù
• ECG: sóng T dẹt, sóng u nồi trội, giảm
■ Chế độ ăn kali < lg/ngày (25 mmol/
điện thế QRS, ST chênh xuống.
ngày) có thể gây giảm kali máu do
thận không thể giảm thải kali ngay. Chẩn đoán
• Mất kali Để chẩn đoán nguyên nhân hạ kali máu
• Qua đường tiêu hóa: tiêu chảy, u cần hỏi bệnh sừ kỹ lưỡng, đặc biệt là tiền
bướu (vipoma, villous adenoma cùa căn sử dụng thuốc.
đại tràng, hội chứng Zolliger- • Cần loại trừ nguyên nhân hạ kali do di
Ellison), dò ruột, bắc cầu hỗng-hồi chuyển kali vào nội bào và do giảm
tràng, kém hấp thu. lượng kali trong khẩu phần ăn.
• Qua thận: hội chứng Cushing, cường • Xét nghiệm kali niệu (nước tiểu 24 giờ)
aldosterone, u tăng tiết renin, tăng và tính TTKG (transtubular potassium
sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hội gradient). TTKG = (ƯK/PKyíUosm/Posm)
chứng Bartter và Gitelman, hội U k > 30 mEq/ngày, hay > 15 mEq/L, hay
chứng Liddle, toan hóa ống thận, hội TTKG > 7: mất kali tại thận.
chứng Fanconi.
ƯK < 25 mEq/ngày, hay < 15 mEq/L, hay
■ Nguyên nhân khác: thiếu magne, đái TTKG < 3: m ầ kali ngoài thận.
tháo đường không kiểm soát,
• Đánh giá thể tích dịch ngoại bào, huyết
leucemie cấp dòng tùy, dòng nguyên
áp, rối loạn thăng bằng kiềm toan kèm
tùy bào - mono bào, dòng nguyên
theo giúp phân biệt các nguyên nhân mất
bào lympho.
kali tại thận.
Triệu chứng • Đo nồng độ renin và aldosterone giúp
Triệu chứng thay đổi tùy từng bệnh phân biệt các nguyên nhân cường
nhân, thường xảy ra khi kali máu < 2,5 aldosterone.
mmol/1. Khi kali máu giảm nhanh, bệnh • Hạ magne máu có thể gây hạ kali máu
nhân có thể có triệu chúng dù chưa giảm trơ với điều trị bù kali.
kảli nhiều.
Tiếp cận chẩn đoán hạ kali máu theo sơ
• Bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi. đồ hình 3.3.
• Rối loạn thần kinh-cơ: yếu cơ, giảm
phản xạ, dị cảm, co cứng cơ, hội chứng
chân không yên, liệt, suy hô hấp.

32
Hạ kali máu

UK < 25 mEq/ngày Uk > 30mEq/ngày


TTKG < 3 TTKG > 7

Mất qua đường tiêu hóa


.. ị
Mất qua thận

Tiêu chảy HA bt hoặc g iả r n ^ ^ T ă n g HA


Nhuận trứổng ị
unhung mao Tình trạng toan kiềm Cường Aldosterone
----- —' " " Ì / nguyên phát
Toan thay dổi kiểm thứ phát
ị ị ¡ỵ Hội chứng Liddle
Tiểu đường nhiễm ceton thiếu Mg Uci < 20 UC[ > 20
Toan hóa ống thận ị ị
Nôn ổi Lợi tiểu
Hút dịch vị HC Bartter, Gilteman
Hình 3 .3 . S ơ đ ồ chẩn đ oán h ạ k a li m áu

Điều trị Đường tĩnh mạch


Bù kali đường uống D ừ n g khi b ện h nhân h ạ k a li m áu n ặ n g
hay k h ôn g thể u ố n g đ ư ợ c. K hi k ali h uyết
C ó 3 d ạng m u ối kali:
thanh > 2,5 m m ol/1 v à E C G k hôn g th ay đ ổi,
• K ali phosphate: dùng khi cần bù
c ó th ể bù tớ i 10 m m o l/g iờ và n ồ n g độ đến
phosphate.
3 0 m m ol/L . T h ư ờ n g dùn g dun g dịch k h ô n g
• K ali bicarbonate (h ay tiền chất cùa ch ứ a d extrose. K hi k ali h u yết thanh < 2 ,5
bicarbonate như glu con ate, acetate, m m ol/1 k èm thay đ ổi E C G , h oặc c ó biến
citrate): dùn g khi c ó toan ch u yển hóa. ch ứ n g thần kinh c ơ n ặ n g , c ó thể truyền kali
• K ali chlorua: là loại d ù n g p hổ biến nhất. bằng đ ư ờ n g tĩnh m ạch n goại biên v ó i tốc đ ộ

K h ôn g c ó c ô n g thức đ ơn giản để tính tới 4 0 m m o l/g iờ và n ồ n g độ lên đ ến 6 0

lư ợ n g k ali cần bù trong khi b ện h nhân vẫn m m ol/1. T rường h ợp đ e d ọa tính m ạn g và

tiếp tục bị m ất kali. K ali h u yết thanh c ó thể lượng, k ali th iếu hụt rất lớn có thể dùn g n ồ n g

tăng tạm thời lên 1-1,5 m m ol/1 sau khi u ống đ ộ cao đến 2 0 0 m m ol/I v ớ i tố c độ 100

m ột liều 4 0 -6 0 m m ol. C ách an toàn nhất để m m o l/g iờ qua đ ư ờn g tĩn h m ạch đùi. T h eo

hạn ch ế giảm k ali m áu là dùn g ch ế đ ộ ăn d õi E C G liên tục và đ o k ali huyết thanh m ỗ i

đ ầy đủ. 4 giờ . B ù kali nhanh có thể g â y nguy, h iểm


n gay cà khi hạ k ali m ấu nặng.

33
TẢNG KALI MÁU liềm , lupus ban đ ỏ h ệ thống, a m y lo id o sis,
gh ép thận, b ệnh thận tắc nghẽn.
Đại cương
Kali huyết thanh > 5 mmol/1. Nguyên Thiều mineralocorticoũl
nhân chù yếu là do giảm bài tiết kali tại • Bệnh Addison (suy thượng thận nguyên
thận, phát).
• N h ư ợ c ald o stero n e g iả m renin m áu: đái
Nguyên nhân
tháo đ ư ờ n g , b ệnh thận d o ch ì, A ID S ,
Quá tải kali lupus ban đ ò h ệ thống.
• Ngoại sinh: các loại dịch truyền tĩnh • G iảm ald o stero n e, tăn g renin m áu.
mạch chứa kali (ví dụ acid amin,..),
• Giảm aldosterone giả: hiếm gặp, đặc
truyền máu, pénicilline có muối kali (1,7
trung bời tăng kali máu, nồng độ renin
mmol kali/1 triệu đơn vị), uống các chế
và aldosterone máu cao, và kháng
phẩm kali.
aldosterone ở cơ quan đích.
• Nội sinh: hủy mô, gặp trong ly giải cơ
vân, tán huyết, hủy hoại bướu, bỏng, Do thuốc
phẫu thuật lớn hay xuất huyết tiêu hóa. L ợ i tiểu g iữ k a li, ức ch ế m en ch u y ển , ức
ch ế thụ th ể A n g io ten sin II, N S A ID ,
Tái phân bổ kaỉi từ dịch nội bào ra dkh
trim ethoprim , su c cin y l ch o lin e , ứ c c h ế P-
ngoại bào
adrenergic, ngộ độc d ig ita lis, lithium ,
• Toan hóa máu. heparin, pentam idine, cyclosporin , tacrolim us,
• Chất đối kháng ị3-adrenergic. arginine, ly sin e h ydroch loride.
« Nguyên nhân khấc: liệt chu kỳ, ngộ độc
Triệu chứng
digitalis, dùng succinylcholine, thiếu
T h ư ờ n g c ó triệu ch ử n g khi k ali huyết
insulin, hoạt động nặng.
thanh > 6 ,5 m m ol/1.
Tăng kali máu giả tạo . T hần kin h cơ: m ệt m ỏ i, dị cả m , m ất
• Tăng bạch cầu >105/pl hoặc tiều cầu phàn xạ, liệt h ư ớ n g lên.
>10Ể/pl: nếu mẫu máu bị đông sẽ làm • R ối loạn n hịp tim : nhịp ch ậm c ó th ể dẫn
kali phóng thích ra khỏi tế bào. đến v ô tâm thu, k éo dài dẫn truyền n h ĩ
• Tán huyết do lấy máu bằng kim nhỏ, thất dẫn đến b lố c hoàn toàn v à rung thất.
mẫu máu để lâu, buộc garrot kéo dài và
E C G th ay đ ồi tù y từ n g b ệnh nhân. Khi
siết quá chặt. k ali tăn g ch ậ m , E C G thay đ ồ i ít t'~ m g x ứ n g
Nguyên nhân nguyên phát tại thận v ó i m ức độ kali đã biết. K hi c ó đ ồ n g thời hạ

• Suy thận cấp hay mạn làm tăng kali, tuy natri m áu , h ạ ca n x i m áu, v à toan h ó a m áu sẽ

nhiên bệnh nhân suy thận không thiểu làm th ay đ ồi E C G n ặng h ơn . T ố c đ ộ diễn

niệu thường không tăng kali máu trừ phi tiến trên E C G k h ô n g đ oán trước đ ư ợ c và

■có yếu tố thúc đẩy khác. b ệnh c ó thể d iễn tiến nhanh từ n hữ n g th ay
đ ổ i đầu tiên trên E C G đến cá c rối loạn dẫn
• Khiếm khuyết bài tiết kali nội tại: bệnh
truyền n gu y h iểm ừ o n g th ời gian tín h b ằng
ổng thận mô kẽ, bệnh hồng cầu hình
phứt.

34
• Kali huyết thanh 5,5-6 rrưnol/1: sóng T Tăng kali máu kháng aldosterone có thể
cao nhọn, khoảng QT ngắn lại. do các nguyên nhân gây giảm tái hấp thư
I Kali huyết thanh 6-7 mmol/1: khoảng PR Na+ ở ống thận xa hay shunt cr. .Giảm tái
kéo dài, QRS dãn rộng. hấp thu Na+ gây mất muối, giảm thể tích
dịch ngoại bào, ngưỡng renin và aldosterone
• Kali huyết .thanh 7-7,5 mmol/1: .ịiậng ,p
cao. Ngược lại, tăng tái hấp thu CT ở ống
dẹt, QRS dãn rộng hơn nữa.
thận xa kết hợp với tình trạng dư thể tích
. Kali huyết thanh > 8 mmol/1: xuất hiện dịch và sự bài tiết renin và aldosterone bị ức
sóng hình sin 2 pha, phức bộ QRS dãn chế.
rộng trộn lẫn sóng T, báo trước ngưng
tim sắp xảy ra. Điều trị
Cần diều trị cấp cứu khi kali huyết thanh
Chẩn đoán
> 6-7 mmol/1 hoặc ECG có dấu hiệu tăng
Trừ những trường hợp hiếm gặp, tăng kali máu. Theo dõi sát kali huyết thanh.
kali máu kéo dài luôn luôn là do giảm bài
Theo dõi ECG liên tục. Mục đích điều trị
tiết kali. Cần nghĩ đến suy thận cấp thiểu
cấp cứu bao gồm:
niệu hay suy thận mạn nặng. Neu không
• Bảo vệ tim, tránh tác dụng của tăng kali'
thấy có nguyên nhân gì và bệnh nhân không
trên dẫn truyền tim.
CÓ triệu chứng, thì nên Ịoại trừ tảng kali máụ
giả hiệu. • Chuyển kali tù ngoại bào vào nội bào.

Bệnh sử Cần khai thác các thuốc làm • Giảm tổng lượng kali trong cơ thể.
giảm bài tiết kali, và nguồn cung cap kali. Canxi
Loại trừ nguyên nhân tăng kali do vận
• Canxi cổ tác dụng đối kháng tạm thời
chuyển kali ra ngoài tế bào.
tấc dụng của tăng kali máu trên thần
Đánh giá tình trạng thể tích dịch ngoại kinh cơ và tìm mạch.
bào, thể tích tuần hoàn hiệu quả, lượng nước
• Dùng cánxi gluconate 10% 10 ml (1 g)
tiểu. Bình thường thận đáp ứng với tình
tiêm tĩnh mạch chậm trong 2-5 phút.
trạng tăng kali máu bàng cách bài tiết ít nhất
Nếu không đáp ứng (ECG không thay
2 0 0 mmol/ngày.
đổi) có thể lặp lại liều thứ 2 sau 5-10
TTKG < 5 chứng tỏ bài tiết kali giảm do phút.
giảm aldosterone hay do thận đề kháng với
• Canxi bắt đầu có tác dụng trong vòng
mineralocorticoid. Xác định nguyên nhân
vài phút và kéo dài khoảng 1 giờ. Không
bằng cách đánh giá kali niệu sau dùng
tiêm canxi qua đường truyền bicarbonate
mineralocortìcoid. (ví dụ fludrocortisone 50-
để tránh kết tủa. Nên dùng canxi trước
2 0 0 pg uống).
khi dùng NaHCOs.
Chẩn đoán phân biệt suy thượng thận
Natrí bicarbonate
nguyên phát với giảm aldosterone giảm
renin máu bằng cách kiểm tra trục renin - « Natri bicarbonate giúp chuyển kali vào
aldosterone. Nên kiểm tra nồng độ nội bào, có vai trò quan trọng ờ bệnh
aldosterone và renin ở tư thế nằm và đứng nhân bị nhiễm toan. Kali có thể trở về
thẳng sau ba ngày hạn chế muối kèm sử ' bình thường sau khi điều chinh tình
dụng lợi tiểu để giảm nhẹ thể tích dịch. trạng toan hóa máu.

35
• Cách dùng: liều 50-100 mmol tiêm tĩnh • Thời gian bắt đầu tác dụng: 1-2 giờ, kéo
mạch chậm trên 5 phút, sẽ bắt đầu có tác dài 4-6 giờ.
dụng trong vòng 15 phút và kéo dài vài • Mỗi gram sodium polystyrene sulfonate
giò. Hoặc an toàn nhất là pha 3 ống (kayexalate) gắn kết khoảng 1 mmol K+.
NaHCOj 7,5% (134 mmol HC03) hay Dùng 50 g sẽ làm giảm kali huyết thanh
8,4% (150 mmol) trong 1000 ml glucose khoảng 0,5-1 mmọi/L. cẩn thận khi
5% truyền tĩnh mạch. Lưu ý tăng natri dùng cho bệnh nhân không chịu được
máu và quá tải tuần hoàn khi dùng lượng quá tài natri (suy tim, suy thận thiểu
lớn NaHC03. niệu, tăng huyết áp nặng).
Truyền glucose và insulin • Đường uống thường được ưa chuộng.
• Có tác dụng chuyển kali từ dịch ngoại Kayexalate liều đầu 25-50 g pha với
bào vào nội bào. sorbitol 20% 100 ml để tránh táo bón. Cố
t Cách dùng: pha 1 0 - 2 0 đon vị insulin thể lặp lại mỗi 3-4 giờ (4-5 liều/ ngày).
vào dung dịch chứa 25-50 g glucose và • Thụt giữ: kayexalate 50 g pha vói 50 ml
truyền tĩnh rqạch trong 60 phút. Nêu có sorbitol 70% trong 150 ml nước lọc.
hiệu quả, kali huyết tương giảm 1-1,5 Bệnh nhân hậu phẫu không nên dùng
mmol/1 trong vòng 15-30 phút và hiệu sorbitol vì có thể gây hoại từ đại tràng.
quả kéo dài vài giờ. Theo dõi đường • Trường hợp tăng kali máu nhẹ có thể
huyết. Lặp lại liều này khi cần. điều trị đơn độc bằng kayexalate.
• Không dùng glucose ở bệnh nhân tăng Trường họp tăng kali máu nặng điều trị
đường huyết. bang canxi gluconate, glucose và
insulin, natribicarbonate, đồng vận p2
Đồng vận Pỉ adrenergic adrenergic và kayexalate.
Dùng đường khí dung hay tĩnh mạch
Chạy thận nhân tạo
làm tăng hấp thu kali vào tế bào. Ví dụ:
Salbutamol 10 - 20 mg phun khí dung hay Chỉ định chạy thận nhân tạo khi suy thận
0,5 mg tiêm mạch. Có đáp ứng sau 30 phút, tăng kali máu đe dọa tính mạng không đáp
kali máu giảm 0,5-1 mmol/L, hiệu quả kéo ứng với điều trị bảo tôn tích cực. Chạy thận
dài 2-4 giờ. nhân tạo sẽ làm giảm kali ngay.

Lợi tiểu quai và thiazide Điều trị lâu dài


Thường dùng phối hợp với các biện Điều tiị bệnh cơ bản, điều chinh chế độ
pháp khác. Có thể tăng bài tiết kali nếu chức ăn, điều trị toan chuyển hóa, chú ý quá tải
năng thận còn tốt. Lieu: furosemide > 40 mg tuần hoàn, và dùng mineralocorticoid ngoại
tiểm mạch. sinh.

Resin trao đẳi cation TÀI LIỆU THAM KHẢO


• Có tác dụng gắn kết với kali bằng cách 1. Stephen J. M cphee and M axine A.
chuyển đồi một cation khác (thường là Papadakis. Chapter 21: Fluid & electrolyte
natri) trong đường tiêu hóa, do đó loại disorders, p .757-768, Current medical

bò kali ra khỏi cơ thể. diagnosis and treatment 4 7 “1. M cGraw -Hill


2008.

36
2. Daniel H. Cooper... [et ai.]. Chapter 3: 3. Anthony S. Fauci... [et al.]. Chapter 46:
Fluid and electrolyte management, p. 54-77, Fluid and electrolyte disturbances, p. 274-
The Washington mannual of medical 285, Harrison’s principles o f Internal
therapeutics 32th. Lippincott Williams & medicine 17lh. Mac Graw Hill 2008.
Wilkins 2007.

37
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Bệnh nhân nam, 70 tuổi, cách nay 2 tuần có đi khám và làm xét nghiệm tổng quát, được
chẩn đoán là tăng huyết áp, ngoài ra không bệnh gì khác. Bệnh nhân tự uống thuốc hạ huyết
áp (không rõ loại) 1 viên/ngày.
Khám: bệnh nhân tỉnh, mạch 72 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg.
Ion đồ máu: Na 132 meq/L, K 3,2 meq/L
Bệnh nhân có thể đã uống loại thuốc nào sau đây?
A. Enalapril.
B. Metoprolol,
c. Furosemide.
D. Hydrochlorothiazide.
E, Spironolactone.
2. Điện tâm đồ của hạ kali máu nặng, chọn câu sai:
A. Sóng u nổi trội.
B. Sóng T dẹt.
c. QRS điện thế thấp.
D. ST chênh lên.
E. Sóng p cao.
3. Triệu chứng cùa cường aldosterone nguyên phát không bao gồm:
A. Tăng huyết áp.
B. Hạ kali máu.
c. T T K G > 7.
D. Kali niệu < 25 meq/ngày.
E. Tất cà đều đúng,
4. Nồng độ kali huyết thanh bình thường là:
A. 3 -5 m E q /í.
B, 3,5 - 5mEq/1.
c. 3,5-5,5 mEq/1.
D. 4 - 5 mEq/1.
E. 4- 5,5 mEq/1.
5. Nguyên nhân gây tái phân phối kali từ nội bào ra ngoại bào, chọn câu sai:
A. Toan chuyển hóa.
B. Thuốc ức chế beta adrenergic,
c. Thiếu insulin.
D. Cường giáp.
E. Hoạt động nặng.

38
6. Đặc điểm của SIADH, ngoại trừ:
A. Hạ natriináu nhược trương.
B. Bình thể tích.
c. Nồng độ natri niệu < 10 mmol/L,
D. Bệnh nhân không có bệnh tim, thận, gan.
E. Chức năng tuyến giấp và tuyến thượng thận bình thường.
7. Điều trị bệnh nhân suy tim nặng có natri máu= 120 mmol/L. Bệnh nhân còn đi lại, sinh
hoạt cá nhân được. Chọn câu sai:
A. Hạn chế nước nhập.
B. Dùng lợi tiểu.
c. NaCl 3% 200 ml TTM XX giọưphút.
D. Điều trị suy tim tích cực.
E. Xem xét chi định chạy thận nhân tạo.
8 . Bệnh nhân nữ, 50 kg, natri máu 105 mmol/L, cần nâng natri máu lên mức mục tiêu là 120

mmol/L. Thể tích NaCl 3% cần truyền là:


A 400 ml.
B. 500 ml.
c. 6 0 0 ml.
D. 700 ml.
E. 800 ml.
9. Trường hợp bệnh nhân trong câu 8 , thời gian truyền NaCl 3% dự kiến>ban đầu thông
thường là:
A. 7,5 giờ.
B. 15 giờ.
c.
30 giờ.
D. 45 giờ.
E. 60 giờ.
10. Bước đầu tiên trong tiếp cận bệnh nhân tăng natri máu là:
A. Đấnh giá thể tích tuần hoàn.
B. Đo áp lực thẩm thấu máu.
c. Đo áp lực thẩm thấu nước tiểu.
D. Đo ion đồ niệu.
E. Làm khí máu động mạch.

ĐÁP ÁN
1D, 2D, 3D, 4B, 5D, 6 C, 7C, 8 D, 9C, 10A

39
RỐI LOẠN TOAN KIỀM
Bùi Xuân Phúc

M ỤC TIÊU
/. Trình bày ánh hường lâm sàng cùa các roi loạn toan kiếm.
2. Trình bày sơ đồ chẩn đoán toan chuyển hóa.
3. Trình bày sơ đồ tiếp cận bệnh nhân kiềm chuyến hóa.
4. Liệt kê các nguyên nhăn gây toan hô hấp.
5. Ke tên các nguyên nhân gây kiềm hô hấp.

ĐẠI CƯƠ NG • G iảm huyết áp và cung lượng tim.


Trong cơ thể, nồng độ ion H \ pH của • G iảm đáp ứng với catecholamine.
dịch ngoại bào và dịch nội.bào được duy trì
• Rối loạn nhịp tim.
bình thường trong một phạm vi hẹp dù cho
có những thay đổi về toan kiềm xảy ra. Sự H ô hấp
ổn định của pH giúp các tiến trình chuyển • Tăng thông khí.
hóa sừ dụng enzym được hoạt động tối ưu. • Giảm sức cơ hô hấp.
H* được điều hòa nhờ vào:
Thần kinh
. Các hệ đệm hóa học, chủ yếu là HCO 3"
• Rối loạn tri giác.
trong dịch ngoại bào.
• Hệ hô hấp: thông khí phế nang giúp D ạ dày ruột
kiểm soát PaC 02.
• N ôn ói.
• Thận: kiểm soát HCO 3' bằng cách bài
Đ iện giãi
tiết H+ và tái hấp thu HCCƯ
• Tăng kali máu.
Chẩn đoán các rối loạn toan kiềm dựa
vào khí máu động mạch và một số xét • Tăng canxi, tăng acid uric máu.
nghiệm hỗ trợ khác. Các rối loạn toan kiềm Phân phối oxy
cũng góp phần chẩn đoán bệnh nguyên
• G iàm gắn kết oxy- hem oglobin.
nhân. Rối loạn toan kiềm nặng (pH < 7,0
hay pH > 7,7), hoặc diễn tiến nhanh, có thể • Giảm 2,3 D PG (xảy ra muộn).

gây tử vong. Chuyển hóa


• D ị hóa protein.
Ả NH H Ư Ở N G LÂ M SÀ N G CỦA CÁC
• X ương m ất khoáng.
R Ố I LOẠN T O A N KIỀM
• Kích thích cathecholamin, PTH, aldosterone.

TOAN CHUYÊN HÓA (pH < 7,2) • Đề kháng insulin.

T ìm mạch
K IỀM CH UY ÊN H Ó A (pH > 7,6)
• Giảm co bóp cơ tim.
T im mạch
• Dãn tiểu động mạch.
• Tăng co bóp cơ tim.

40
• Co tiểu động mạch. Khoảng trống thẩm thấu máu (plasma
• Giảm lưu lượng tưới máu động mạch vành. osmolar gap)

• Rối loạn nhịp tim. Là sự chênh lệch giữa áp lực thẩm thấu
máu đo trực tiếp và áp lực thẩm thấu máu
• Ngộ độc digoxin.
theo tính toán. Áp lực thẩm thấu máu tính
Hô hấp toán = 2 X [Na+] + đường huyết (mg/dL)/18
• Giảm thông khí. + BUN (mg/dL)/2,8. Khoảng trổng thẩm
thấu máu cao chửng tỏ sự hiện diện trong
Thần kinh máu của các thành phần không phải ìon không
• Rối loạn tri giác. đo được như methanol, ethanol, isopropanol,
• Kích thích thần kinh cơ. ethylene glycol, mannitol, glycine.
• Động kinh. Khoảng trổng anion niệu (urine anion
Điện giải và chuyển hóa gap,UAG)
« Giảm kali, giảm canxi, giảm magne, Tại thận, hệ đệm ammonia đóng vai trò
giảm phosphate máu. quan trọng trong tái hấp thu HC03'. Đo N H /
trong nước tiểu giúp đánh giá khả năng tâi
• Rối loạn chức năng cắc enzym.
hấp thu HCC>3' cùa thận, và do đó giúp chẩn
Phân phối oxy đoán phân biệt nguyên nhân mất HC03‘ là
• Tăng ái tính oxy - hemoglobin. qua thận hay qua đường tiêu hóa. Do N H /
• Tăng 2,3 DPG (xảy ra muộn). là cation chính không đo được, UAG là phương
pháp gián tiếp đo bài tiết NKt+ ở thận.
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM GIÚP CHẨN Cong thức tính: UAG = (Na+ + K*) - Cl.
ĐÒẤN c á c R ố i l o ạ n t o a n k i ể m UAG= số anion không đo được - số
Khí máu động mạch (xem bài khí máu cation không đo được.
động mạch). • UAG < 0: thận tăng bài tiết NH(+, hay
Khoảng trống anion (xem thêm bài khí nói cách khác là thận tái hấp thu HC03'
tốt, chứng-tỏ thận có đáp ứng thích hợp
máu động mạch).
với tình trạng toan hóa máu, gặp trong
Khoảng trống anion (AG) giảm khi:
các trường hợp:
• Giảm albumin: AG giảm do albumịn là • Toan chuyển hóa do mất HC03' qua
anion không đo được. Mỗi g/dL albumin đường tiêu hóa (tăng sàn xuất NH3 ở
giảm làm AG giảm 2,5-3 mEq/L. Nên thận).
tính AG hiệu chỉnh khi albumin máu giảm.
■ Toan hóa ống thận gần (type 2).
AG hiệu chỉnh= AG + (4-albumin) X2,5.
■ Toan chuyển hóa do sử dụng HC1,
• Ngộ độc halogen (B\ T): AG giám do acetazolamide.
B\ r cản trở định lượng cr.
• Nếu UAG > 0: thận suy giảm bài tiết
• Tăng lipid máu đáng kể. N H /, hay nói cách khác là thận tái hấp
• Đa u tủy: globulin là cation không đo được. thu H C03' kém, gặp trong toan hóa ống
• Tăng nhiều các cation không đo (Mg2+, thận xa (type 1 ) hay toan hóa do thiếu
Ca2+, K+, Li+). aldosterone (type 4).

41
Khoảng trống thẩm thấu niệu (UOG) Hạ K+ kèm theo TTKG > 4 gọi ý mất K+
Là sự chênh lệch giữa áp lực thấm thấu ở thận do tăng bài tiết K+ ở ống thận xa.
nước tiểu đo trực tiếp và áp lực thầm thấu Tiểu bicarbonate và sự có mặt các anion
nước tiểu theo tính toán. ÚOG không bị ảnh không hấp thu khác cũng làm tăng TTKG và
hường bởi các anion không đo được, và nó mất K+ qua thận.
chứng tỏ sự hiện diện của muối NRi+.
TOAN CHUYÊN HÓA
T ranstubular K+ concentration gradient
(TTKG) T R Ệ U CHỨNG LÂM SÀNG
Là tỷ lệ nồng độ K+ trong lòng ống góp Triệu chứng cơ năng thường không đặc
vùng vỏ với nồng độ K+ huyết thanh hay hiệu. Bệnh nhân mệt mòi, buồn nôn, nôn...
mao mạch quanh ống thận. TTKG là xét Ngoài ra có triệu chứng của bệnh nguyên
nghiệm nhanh và đon giản để đánh giá sự nhân như tiêu chày. Tiền căn có thể ghi nhận
bài tiết kali. Điều kiện để TTKG có giá trị: đái tháo đường, bệnh thận, truyền dịch acid
• Có ít chất tan được tái hấp thu ờ ống góp amin, dẫn lưu dịch tiêu hóa (trừ dịch dạ dày).
vùng tùy.
• K+ không được bài tiết hoặc tái hấp thu T R Ệ U CHÚNG THỰC THẺ
ở ống góp vùng tủy. • Thở Kussmaul: thở nhanh sâu.
• Biết được nồng độ thẩm thấu dịch trong • Dấu mất nước: gặp trong tiêu chảy, đái
ống góp vùng vò tận. tháo đường nhiễm ceton.
Thông thường, tái hấp thu muối natri ờ • Sốc.
ống góp vùng tủy chỉ có ảnh hưởng nhỏ trên
TTKG. Tái hấp thu hoặc bài tiết K+ nhiều CẬN LÂM SÀNG
rất hiếm gặp, trừ khi mất hoặc tăng K+ nặng. • Khí máu động mạch, khoảng trống anion.
Khi hoạt hóa vasopressin, độ thẩm thấu ở
• lon đồ niệu khi AG bình thường.
ống góp vùng vỏ tận tương tự độ thẩm thấu
• Xét nghiệm khác tùy nguyên nhân.
huyết tương, và số lượng nước được tái hấp
thu ỏr ống góp vùng tủy được tính từ tỷ lệ
CHẤN ĐOÁN
OsM niệu/OsM huyết tương. Do đó nồng độ
K+trong lòng nephron xa có thể tính như sau: Trường họp AG tăng
Nồng độ K+ ở ống góp vùng vỏ = nồng Nhiễm ceton acM
độ K+ niệu/OsMu: OsMp
Đái tháo đường nhiễm ceton acid', là một cấp
Trong đó, OsMu là độ thẩm thấu của nước
cứu nội khoa, biểu-hiện của tình tạng thiếu
tiểu, OsMp là độ thẩm thấu của huyết tương.
insulin nặng. Cơ chế toan máu trong trường
, TTKG = K+ niệu X áp lực thẩm thấu huyết họp này là do những ketoacid tong mấu như
tương/lC huyết tương X áp lực thẩm thấu niệu. aceto acetic, p-OH butyric acid. Trong giai
Để tính TTKG, áp lực thẩm thấu nước tiểu đoạn hồi phục cùa nhiễm ceton acid, những
phải lớn hơn áp lực thẩm thấu huyết tương. ketoacid này cung cấp cơ chất để tái tạo
TTKG không có giá trị bình thường bời vì nó bicarbonate bị mất. Do ketoacid đựợc bài tiết
phụ thuộc vào cân bằng kali toàn cơ thể. trong nước tiểu, mất ketoacid xem như mất

42
HCO3 tiềm tàng. Do đó, ngay cả khi ketoàcid • Tốc độ chuyển hóa tăng đáng kể: động
trong máu biến mất trong giai đoạn phục hồi, kinh toàn thể, tập luyện trong điều kiện
tình trạng toan chuyển hóa có thể chuyển yếm khí, bòng nặng, run do hạ thân nhiệt.
thành toan chuyển hóa AG bình thường do • Bệnh lý ung thư, đái tháo đường, hạ
vẫn thiếu bicarbonate. Chẩn đoán: cóỵéu, tố đường huyết, hội chứng ruột ngắn.
khởi phát như ngưng điều trị insulin, nhiễm
• Ngộ độc: rượu, methanol, cyanide,
trùng, chấn thương, nhồi máu cơ tim, thai kỳ.
salicylate.
Triệu chứng lâm sàng gồm buồn nôn, nôn,
đau bụng, dấu hiệu mất nước, thở Kussmaul, • Sử dụng cathecholamine (đặc biệt là
rối loạn tri giác. Cận lâm sàng ghi nhận đường epinephrine), biguanide.
huyết khoảng 300 mg/dL, ceton máu tăng, Xét nghiệm: Ịactate máu > 4 mmol/L
ceton niệu (+), toan chuyển hóa, AG tăng.
Suy thận
Điều trị: truyền dịch, insulin, bit K+...
Toan chuyển hóa AG tăng khi độ lọc cầu
Nhiễm ceton acid do rượu: thường ở bệnh thận < 20-30 ml/phút. Khoảng trống anion
nhân uống rượu kèm nôn ói, dinh dưỡng tăng do ứ đọng các acid thừa trong quá trình
kém, giảm thể tích dịch ngoại bào. Chẩn chuyển hóa mà bình thường chúng sề được
đoán dựa vào nồng độ rượu máu. Neu bệnh lọc và bài tiết: sulfate, phosphate, các anion
nhân mới uống rượu, nồng độ rượu cao. Khi hữu cơ. Ngoài ra còn có bất thường trong
nồng độ rượu trên 400 mg/dL có thể gây sản xuất NH3, bài tiết I ĩ \ tái hấp thu
hôn mê, ngưng thở. Nồng độ rượu máu sẽ bicarbonate ở ống thận gây toan chuyển hóa
giảm 10-25 mg/dL/giờ. Ngoài ra, còn có AG AG bình thường. Xét nghiệm có Creatinin
tăng, khoảng trống thẩm thấu = nồng độ máu > 4 mg/dL, K+ máu tăng. Điều trị gồm
rượu (mg/dL)/4,6. Lactate máu thường dưới NàHC0 3 , bùcanxi...
3 mmol/L, đường huyết bình thường hoặc
giảm. Điều trị gồm bù dịch, glucose, vitamin Ngộ độc
BI để tránh bệnh não Wernicke. Ngộ độc methanol, ethylen glycol có
khoảng trống thẩm thấu tâng, AG tăng do
Nhiễm acid lactic
tích tụ các acid trong quá trình chuyển hóa
Cơ chế; tăng sản xuất acid lactic do các độc chất này (acid formic, acid oxalic).
giảm tưới máu và cung cấp oxy cho mô Trong ngộ độc paraldehyde, khoảng trống
(type A-loại thường gặp) hoặc không (type thẩm thấu không tăng. Salicylate gây toan
B). Khi giảm sử dụng acid lactic: chuyển hóa AG tăng, kiềm hô hấp. cần xét
Acid lactic —>t c + lactate nghiệm tìm độc chất.
H+ + H C0 3 ^ C 0 2 + H20 Trường họp AG bình thường
Nguyên nhân: Tình trạng giảm bicarbonate được bù
• Ngưng hô hấp tuần hoàn, sốc, phù phổi, đắp bằng tăng C1 nên còn được gọi là toan
giảm oxy máu nặng, ngộ độc c o . chuyển hóa tặng C1 máu. Có 3 nhóm, nguyên
• Suy tuần hoàn (thiếu máu cục bộ ở chi, nhân chính:
mạc treo). • Toan hóa ống thận
■ Toan hóa ống thận xa (type 1).

43
■ Toan hóa ống thận gần (type 2). Công thức tính FEhc03 :
■ Thiếu aldosterone (type 4). FEHC03 = [HC03- niệu X Creatinin
• Mất bicarbonate qua đường tiêu hóa máu]/[HC03' máu X Creatirm niệu] X 100
• Tiêu chảy. • Điều trị: điều trị nguyên nhân. Bù K+ lượng
■ Dò hoặc dẫn lưu tụy, mật, ruột non lớn 10-15 mmol/kg/ngày. Citrate ít gây
(mở hồi tràng ra da). tác dụng phụ về tiêu hóa hơn bicarbonate.
Dùng lợi tiểu thiazide để khởi động tái
■ Mở niệu quàn - đại tràng xích-ma.
hấp thu HC0 3 ờ ống thận gàn do gây
• Do thầy thuốc
giảm thể tích dịch ngoại bào nhẹ.
■ Dinh dưỡng ngoài đường một (dung
dịch acid amin). Tăng bài tiấ NH 4

■ Truyền muối NaCl lượng lớn. • Cho biết thận có đáp ứng thích hợp với
tình trạng toan chuyển hóa.
■ Thuốc ức chế carbonic anhydrase.
• Nguyên nhân: mất HC03‘ qua đường
• Resin trao đổi anion.
tiêu hóa (tiêu chảy, phẫu thuật mờ niệu
Mất HCOị do thận: toan hóa ống thận gần quàn vào đại tràng xích-ma, dùng
(type 2) cholestyramine ờ bệnh nhân suy thận,
• Cơ chế: rối loạn tái hấp thu HCƠ3' và rối dùng Ca, MgCl2, dẫn lưu hoặc dò tụy,
loạn tạo NH3 ở ống thận gần. Có thể kết mật, một non), sù dụng chất acid như
họp với các rối loạn vận chuyển khác HC1, NH4CI, Lysine, Arginin-HCl.
(hội chứng Fanconi) như tiểu glucose, • Xét nghiệm: UAG < 0 và/hoặc UOG
tiểu acid amin, giảm acid uric máu, giảm cao, C1 máu tăng.
phosphate máu.
Rm bạn bài tiấ N H /: toan hóa ông thận xa
• Nguyên nhân:
■ Rối loạn di truyền: cystinosis, • Chẩn đoán bằng UAG > 0 và/hoậc UOG
galactosemia, bệnh Wilson. < 100 mOsm/Kg. Phân loại type 1 hay
type 4 dựa vào kali máu.
< Ngộ độc: kim loại nặng, dùng
tetracyclin hết hạn, ifosfamide. • Giảm nồng độ NH3 trong mô kẽ vùng
tùy thận (pH niệu < 5,3): giảm tổng hợp
■ Đa u tủy.
NH3 (thường kết họp với suy thận, hoặc
• Bệnh tự miễn: lupus đỏ hệ thống, hội
tăng K+ máu), rối loạn chức năng vùng
chứng Sjogren, viêm gan mạn hoạt
tùy (bệnh ống thận mô kẽ), bệnh tự
động.
miễn, tăng gamma globulin máu, thận
• Amyloidosis, acetazolamide. nhiễm canxi, sử dụng thuốc giảm đau,
• Thường kết hợp bệnh xương: nhuyễn nhiễm trùng, tắc nghẽn mạn tính.
xương, giảm tế bào xương.
• Giảm bài tiết H* ở ống thận xa (pH niệu
• Chẩn đoán: truyền tĩnh mạch NaHC0 3 > 5,8), do giảm hoạt tính bơm
và chứng minh bằng HC03' niệu khi H+ATPase (bệnh tự miễn hay bệnh thận
HC03' máu gần bình thường. pH nước mô kẽ vùng tùy), rối loạn sự gia tăng
tiểu > 7,0. FEhcos (phân suất thải HC0 3' điện thế bài tiết Fp kết hợp với nhược
từng phần) > 15%. aldosterone hay đề kháng mineralocorticoid,

44
H+ rò ri trở lại do tăng tính thấm màng nhịp tim và giúp tăng co bóp cơ tim (đặc
(amphotericin B). biệt toan chuyển hóa do suy thận hay toan
• Điều trị toan hóa ống thận xa: điều trị hóa ống thận).
nguyên nhân, điều trị toan chuyển hóa Cách bù: tính HCO3' thiếu, với thể tích
với HCO3 1-2 mmol/kg/ngày (dùng phân bố bằng 50% trọng lượng cơ thể.
NaHCC>3 hay sodium citrate), điều trị hạ Trường hợp toan rất nặng, thể tích phân bố
kali, dùng citrate kali kéo dài cho bệnh HC0 3 ‘có thể > 1 0 0 %.
nhân sôi thận, bệnh thận canxi. Bicarbonate thiếu (mmol/L) = 0,5 X kg X
• Điều trị tăng kali: hạn chế kali (40-60 (HCO3' mong muốn - HC0 3 - bệnh nhân)
mmol/ngày), lợi tiểu quai, kayexalate Bù 1/2 lượng HCO3' tính theo công thức
kéo dài, điều trị suy thượng thận nguyên trên trong 6 - 8 giờ. Chi truyền HCO3' nhanh
phát bằng fludrocortisone 1 0 0 - 2 0 0 pg^ trong trường họp toan chuyển hóa nặng.
uống mỗi ngày. Thận trọng đề phòng phù phổi cấp, hạ kali
máu, hạ canxi máu. Kiểm tra khí máu động
VẨN ĐỀ SỬ DỤNG NAHCO3 TRONG mạch sau truyền HCO3' vì không ước lượng
TOAN CHUYẾN HÓA được tình trạng sàn xuất H* hay mất HCO3'.
Cần điều trị nguyên nhân. Khi toan Lưu ý không dùng thuốc vận mạch hay
chuyển hóa nặng, nâng pH lên 7,2 và HCO3' chích canxi chung dường truyền NaHCC>3.
> 8-10 mmol/L để giảm nguy cơ rối loạn Tiếp cận chẩn đoán toan chuyển hóa
theo sơ đồ hình 4.1.

Toan chuyển hóa

AG tăng AG bình thường

Toan CH tăng AG Toan CH không tăng AG

Ceton $-) Ceton (-) U A G >0 UAG < 0

Lactate (+) Uremia bệnh thận

Tiểu đường toan lactic suy thận / '


Nghiện rượu /
Đói ngộ đọc tăng K+ máu giảm K+ máu
pH niệu <5,3

OG >10 O G < 10 THOT NN tiêu hóa


ỵ ị type 4 NN khác

Ethanol Salicylate FeHC03< 3% FeHc03> 15% ị


Methanol pH niệu > 5,3 I Tiêu chảy
Ethylene glycol ị ị Dò tiêu hóa
Propylene glycol THOT xa THOT Gần Thuốc
(type I) (type II) Sau giảm C02 máu
Hình 4.1: Sơ đồ chẩn đoán toan chuyển hóa

45
KIÊM CHUYỂN HÓA tích dịch ngoại bào bình thường hoặc tăng
và thường kèm tăng huyết áp. Tetani do
NGUYÊN NHÂN VÀ c ơ CHẾ giảm canxi máu. Yeu cơ, liệt ruột do hạ kali
• Mất H f qua đường tiêu hóa: nôn, hút dịch máu. Kiềm chuyển hóa sau tăng CO 2 xảy ra
dạ dày, u nhung mao (adenoma viỉlous). trên bệnh nhân toan hô hấp, được thận bù
trừ bằng cách giữ lại HCO3', khi sửa chữa
• Mất H* do thận; lợi tiểu, tăng
lình trạng toan hô hấp quá nhanh, ví dụ như
mineralocorticoid, sau tăng CŨ 2 , dùng
đặt nội khí quản thở máy với thông khí phút
anion không tái hấp thu được (peniciline,
cao, sẽ làm bộc lộ phần HCO3" dư thừa.
carbenicillin).
Cận lâm sàng cần làm gồm khí máu
• Quá tải HCO 3 ': sử dụng HCO3' (hiếm dộng mạch, ion đồ máu, xét nghiệm khác
gặp, thường chỉ khi bệnh nhân có suy
tùy nguyên nhân.
thận), chuyền hóa của các anion hữu cơ
• Giảm thề tích (tích ngoại bào; C1 niệu <
(citrate, acetate, lactate, anion cetoacid),
hội chứng sữa - kiềm, 20 mmol/L

• Do giảm thể tích; lọi tiểu, mất qua mồ • Nôn ói mới đây: pH niệu > 7,0; Na+ niệu
> 20 mmol/L, TTKG cao.
hôi ừong xơ nang...
• Sừ dụng lợi tiều mới đây; cr, Na* > 20
CHÂN ĐOÁN mmoI/L
Bệnh sừ có nôn ói, dùng thuốc lợi tiểu, • Cường mineralocorticoid: bệnh nhân
truyền HCO3', hút dịch dạ dày. Khám lâm tăng huyết áp, thể tích dịch ngoại bào
sàng cần đánh giá thể tích dịch ngoại bào, bình thường, Na+, c rn iệ u > 20 mmol/L.
huyết áp. Truông hợp bệnh nhân nôn ói • Hội chứng Barter: huyết áp bình thường,
nhiều, dùng lợi tiểu, thể tích dich ngoại bào yếu cơ, đa niệu, kiềm máu, hạ kali máu.
có thể giảm. Trong tăng renin máu nguyên
Tiếp cận chẩn đoán kiềm chuyển hóa
phát, cường aldosterone nguyên phát thì thể
theo sơ đồ hình 4.2.

K iềm chuyển hóa

Ưci < 20 Ud>20

Đáp ứng CỈO Đề kháng Clo

Tăng huyết áp HA bình thường


]ioặc giảm

Mất H+ầường TH Dùngl/T trước đó Sau tă5fe C02


Nôn ói Mất thề tích Nhuận trường Ý .
Hút dịch dạ dày Bệnh xơ nang Cường aldosterone Đang dùng lợiTtiêu
Ư nhung mao nguyên phát Giảm kali nặng
thứ phát Kiềm ngoại sinh
HC Cushìng, HC LiddLe HC Bartter
Mineralocorticoid ngoại sinh HC Gitelman
Hình 4.2: Sơ đồ chẩn đoán kiềm chuyển hóa

46
Bảng 4.1: Nồng độ C1 niệu trong chẩn đoán kiềm chuyển hóa

< 20 mmol/L > 20 mmol/L


Đáp ứng Cl: Đề kháng Cl:
Nôn ói, hút dịch dạ dày Tăng mineralocorticoid
Dung lợi tiểu gần đây Điều trị kiềm (có tổn thương ống thận nội
Sau tăng CŨ2 tại)
Điều trị kiềm (trường hợp giảm thể tích tuần Đang sử dụng lọi tiểu
hoàn đon thuần) Giảm kali máu nặng
Nhập C1 thấp Hội chứng Barter

ĐIỀU TRỊ trương (150 mmol/1) qua đường tĩnh mạch,


trung tâm. Công thức bù H+như sau:
Bù NaCl, KC1
H* thiếu = 0,5 X'kg X (HCO3' đo được -
• Nếu mất thể tích dịch ngoại bào: bù
HCO3' mong muốn)
NaCl đẳng trương. Bù kali khi kali máu
giảm và toan nội bào, có thể tới 2 0 Tốc độ truyền tối đa < 0,2 mmol/kg/giờ
mmol/giờ. trong 24- 48 giờ.

• Trường hợp đề kháng C1 (phù, suy thận, NH4CI, arginin HC1 có thể được dùng dể
cường mineralocorticoid, mất nhiều K+, thay thế HC1 nhung nên tránh dùng ờ bệnh
Mg2+), thể tích dịch ngoại bào bình nhân bệnh gan, thận (nguy cơ bệnh não).
thường hoặc tăng. Dùng NaCl thường Điều trị nguyên nhân
nguy hiểm và không hiệu quả. Điều trị Ngưng hút dịch dạ dày, hay ngưng lợi
bang bù K+, Mg2+. tiểu và bù C1 thì tình trạng kiềm sẽ được sửa
Acetazolamỉde chữa. Thường cần bù kali do thiếu kali. Nếu
Gây tiểu bicarbonate nhưng tăng mất K+ bệnh nhân tiếp tục nôn ói hay hút dịch dạ
qua thận. Liều 250 mg X 1-4 lần/ngày (uống dày, giảm mất HC1 bằng antìíl2 để giảm
hoặc tiêm mạch). Dùng cho bệnh nhân có lượng acid dạ dày.
nguy cơ tăng thể tích tuần hoàn. Trong cường aldosterone nguyên phát,
spironolactone ngăn tái hấp thu natri ở ống
Kiềm chuyển hóa kèm suy thận
thận xa, qua đó điều trị kiềm, hạ kali, tăng
Thẩm phân phúc mạc vói dung dịch huyết áp. Bù kali, hạn chế natri. Nêu
thẩm phân giàu Cl. adenoma thì phẫu thuật, tăng sản vỏ thượng
Kiềm nặng thận hai bên thì dùng thuốc.
Khi kiềm nặng (pH > 7,7), rối loạn nhịp Cường aldosterone thứ phát có thể dùng,
tim nguy hiểm, động kinh kèm tăng thể tích thuốc ức chế men chuyển, cần điều trị
dịch ngoại bào hoặc suy thận, bù HC1 đẳng nguyên nhân.

47
Hội chứng Cushing, nếu do tuyến yên thuốc phiện, dẫn lưu màng phổi trong tràn
tăng bài tiết ACTH thì phẫu thuật hay xạ trị. khí màng phổi... Tránh dùng thuốc an thần.
Nêu là adenoma, carcinoma thượng thận thỉ Có thể dùng thuốc dãn phế quản. Quan
cắt thượng thận. Nếu là sản xuất ACTH lạc trọng là cài thiện thông khí cho bệnh nhân.
chỗ hoặc thứ phát, cố gắng xác định ung thư Chi định đặt nội khí quản và thờ máy khi
gốc. cần.
Kiềm chuyển hóa do dùng corticoid
ngoại sinh nên ngưng thuốc và bù kali. KIÊM HÔ HẤP

Hội chứng Bartter: dùng NSAID, lợi tiểu


NGUYÊN NHÂN
giữ kali, ức chế men chuyển.
• Giảm oxy máu do bệnh phổi, thiếu máu,
TỌA N H Ô HẤP suy tim, độ cao...
• Kích thích trung khu hô hấp:
NGUYÊN NHÂN ■ Bệnh lý thần kinh trung ương, suy
• ứ c chế trung khu hô hấp: do thuốc, hội gan, nhiễm trùng huyết...
chứng ngưng thờ khi ngủ, béo phì, bệnh ■ Thuốc: salicylate, progesterone,
lý thần kinh trung ương. theophylline, cathecholamine.
• Bệnh thần kinh cơ: nhược cơ nặng, hội ■ Thai kỳ.
chứng Guillain-Barré, bệnh cơ, hạ kali máu.
* Tâm thần.
• Tắc nghẽn đường hô hấp trên.
• Bệnh phổi: viêm phổi, phù phổi, thuyên
• Bệnh phổi: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tắc phổi...
tính, hen phế quản, phù phổi, tràn khí
• Tăng thông khí cơ học.
màng phổi, viêm phổi.
• Dị dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống. CHẮN ĐOÁN
• Giảm thông khí cơ học. • Kiềm hô hấp cấp: lâm sàng bệnh nhân
có trạng thái lo lắng, bồn chồn, dị cảm,
TRIỆU CHỨNG tê miệng, tê tay chân, thở nhanh sâu,
Toan hô hấp cấp: bệnh nhân điển hình tetani...
tiến triển qua các giai đoạn từ ngù lịm, đờ . Kiềm hô hấp mạn: bệnh nhân có triệu
đẫn đến hôn mê. Khi CO2 tăng cao sẽ ức chế chứng của bệnh nguyên nhân.
thân não gây thờ chậm và ngưng thờ. Dấu . Tiền căn: sừ dụng thuốc, xơ gan, bệnh lý
hiệu bệnh lý não do tăng CO2 máu cấp tính: thần kinh trung ương...
nhức đầu, lừ đừ, hôn mê, giật cơ, run vẫy,
. Cận lâm sàng: khí máu động mạch, ion
phù gai thị do tăng áp lực nội sọ. Triệu
đồ, xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân.
chứng của bệnh nguyên nhân như hôn mê,
yếu liệt cơ...
ĐIỀU TRỊ

ĐIỀU TRỊ Trấn an bệnh nhân. Cho thờ lại khí CO2
bằng cách thở qua một túi giấy (không dùng
Điều trị nguyên nhân như dùng naloxone
túi nhựa vì có thể gây ngạt). Có thể cần
điều tri ức chế thần kinh trung ương do

48
dùng thuốc an thần. Điều trị nguyên nhân 2. Anthony S. F au ci... [et al.]. Chapter 48:
như kiềm hô hấp do thở máy thì điều chinh A cidosis and alkalosis, p.287-296,
thông số máy thở thích hợp. Harrison’s principles o f Internal medicine,
17*. Mac Grew Hill 2008.
3. D aniel H. C ooper... [et al.]. Chapter 3:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Fluid and electrolyte management, p. 91-
1. Paul L. Marino. Section IX: Acid-base
101, The Washington mannual of medical
disorders, p.577-606, The ICU Book, 3rd,
therapeutics, 32*1. Lippincott W illiam s &
Lippincott W illiams & W ilkins 2006.
W ilkins 2007.

49
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Nguyên nhân của toan chuyển hóa tăng anion gap, ngoại trừ:
A. Nhiễm ceton do rượu.
B. Suy thận tấp.
c. Ngộ độc metformin.
D. Toan hóa ống thận gần (type 2).
E. Sốc nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân cùa toan hô hấp, ngoại trừ:
A. Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
B. Béo phì.
c. Bệnh nhược cơ.
D. Ngộ độc salicylate.
E. Hạ kali máu.
3. Đặc điểm của toan hóa ống thận xa (type 1), ngoại trừ:
A. FeHC03< 3%.
B. pH niệu > 5,3.
c. UAG cO.
D. Giảm kali máu.
E. Toan chuyển hóa không tăng anion gap.
4. Một bệnh nhân có tiền căn hội chứng Sjogren có kết quả xét nghiệm sau:
lon đồ máu: Na 139 mEq/L, K 3 mEq/L, C1112 mEq/L HCO3 15 mEq/L.
Nước tiểu: pH 6.0, Na 15 mEq/L, K 10 mEq/L , C1 12 mEq/L.
Chẩn đoán thích hợp là:
A. Toan hóa ống thận type 1.
B. Toan hóa ống thận type 2.
c. Toan hóa ống thận type 3.
D. Toan hóa ống thận type 4.
E. Tiêu chảy cấp.
5. Ảnh hường lâm sàng của kiềm chuyển hóa, ngoại trừ:
A. Dãn tiểu động mạch.
B. Giảm thông khí.
c. Rối loạn tri giác.
D. Giảm calci máu.
E. Tăng ấi tính oxy-hemoglobin.
6 . Nguyên nhân nào sau đây làm giảm khoảng trống anion:
A. Tăng lipid máu nặng.
B. Đ au tùy.
c. Ngộ độc nhóm halogen.
50
D. Giảm albumin máu.
E. Tất cả đều đúng.

7. Khoảng trống thẩm thấu máu không tăng trong trường hợp ngộ độc nào sau đây?
A. Methanol.
B. Paraldehyde.
c. Ethanol.
D. Ethylene glycol.
E. Isopropanol.

8 . Nguyên nhân cùa kiềm hô hấp, ngoại trừ:


A. Tâm thần.
B. Suy gan.
c. Thai kỳ.
D. Giảm ox y máu.
E. Tất cả đều đúng.

9. Bệnh nhân nữ, 50 tuồi, nhập viện vì lơ mơ. Mạch 112 lần/phút, huyết áp 80/50 mmHg.
Kết quả xét nghiệm:
lon đồ máu: N a 132 mEq/L, K 2.4 m E q /L , C170 mEq/L.
Ion đồ niệu: C 116 mEq/L.
B U N 45 mg/dl, creatinin 1,6 mg/dl.
Khí máu động mạch: pH 7,66 Pa 02 62m m H g PaC 0 2 49 HCO 3 50 mEq/L.
Bệnh nhân này bị rối loạn toan kiềm gì?
A. Toan chuyển hóa tăng anion gap.
B. Kiềm chuyển hóa.
c. Kiềm chuyển hóa + kiềm hô hấp.
D. Toan hô hấp.
E. Toan hô hấp + kiềm chuyển hóa.

10. Nguyên nhân chính gây ra rối loạn toan kiềm trên bệnh nhân này có thể là gì?
A. Nôn ói.
B. Choáng nhiễm trùng,
c. Tâm thần.
D. Hội chứng Cushing.
E. Đợt cấp COPD.

ĐÁP ÁN
1D, 2D , 3C, 4A , 5A, 6 E, 7B , 8E, 9C, 10A
KHÍ MẢƯ ĐỘNG MẠCH
Bùi Xuân Phúc

MỤC TIÊU
1. Đánh giá suy hô hấp dựa trên khí máu động mạch.
2. Nắm vững các đáp ứng bù trừ trong rồi loạn toan kiểm tiên phát.
3. Phân tích đúng kết quả khí máu động mạch:

ĐẠI CƯƠNG • Cồn 70°, gòn, gạc sạch để sát trùng da.
Khí máu động mạch là một xét nghiệm • Nút cao su hoặc sáp nến để đậy đầu kim.
cung cấp thông tin về plỉ, phân ấp và nồng
• Lidocain 1% không pha epinephrine để
độ của oxy và CƠ2 trong máu động mạch.
gáy tê.
Khí máu động mạch là một trong những xét
nghiệm chính giúp chẩn đoán các rối loạn • Ly nhỏ hoặc túi nhựa dẻo đựng nước đá
thăng bằng toan kiềm trong cơ thể. Nó cũng đập vụn.
có vai trò quan trọng trong chẩn đoán suy hô Chuẩn bị bệnh nhân
hấp vì các triệu chứng lâm sàng của suy hô • Giải thích lý do thực hiện thù thuật để
hấp thường không nhạy và không đặc hiệu. bệnh nhân hợp tác tốt
Do đó, đây là một xét nghiệm không thể
• Không cần ký cam kết đồng ý đối với
thiếu, nhất là trong các khoa bệnh nặng, ví
thù thuật này.
dụ như săn sóc đặc biệt (ICƯ).
Thục hiện test Allen (hình 5.1)
CHỈ ĐỊNH
• Suy hô hấp.
• Rối loạn toan - kiềm.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH


• Tại chỗ: chấn thương, bỏng, nhiễm
trùng, viêm da nặng, bệnh mạch máu
ngoại biên nặng.
• Toàn thân: rối loạn đông máu, dự định
dùng thuốc tiêu sợi huyết,

KỸ THUẬT LÁY KHÍ MẤU ĐỘNG


MẠCH
Mục đích là xác định động mạch trụ và
Chuẩn bị dụng cụ
cung động mạch lòng bần tay có thể thay thế
• Ống tiẽm 1 ml, kim 25G. động mạch quay hay không khi động mạch
• Heparin 1.000 đơn vị/ml. quay bị tồn thương.

52
Cách làm: bệnh nhân xòe và nắm bàn Giữ ống tiêm thẳng đứng, mũi kim
tay nhiều lần, sau đó nắm lại thật chặt để hưóng lên trên. Búng nhẹ vào thành ống cho
dồn máu ra khỏi bàn tay. Người lấy khí máu bọt khí nồi lên rồi bơm chúng ra ngoài. Đe
dùng hai ngón tay cái đè ép chặt hai động nguyên ống tiêm còn gắn kim. Đâm kim vào
mạch quay và trụ ờ cổ tay bệnh nhân. Bệnh nắp cao su hoặc sáp nến để ngăn không khí
nhân xòe bàn tay ra. Khi thấy lòng bàn tay tiếp xúc với mẫu máu. Lưu ý không cầm nút
bệnh nhân trắng, nguôi lấy khí máu sẽ cao su đậy đầu kim. Lăn nhẹ ống tiêm giữa
buông ngón tay đè ép động mạch trụ. Nếu hai bàn tay để trộn đều máu. Đem đến
bàn tay bệnh nhân hồng trở lại trong vòng 6 phòng xét nghiệm ngay. Nếu phải đợi hơn
1 0 phút thì đặt ống tiêm vào túi nước đá.
giây thì có thể lấy máu ờ động mạch quay
an toàn. Các thông số cần cung cấp cho phòng xét
nghiệm gồm hemoglobin, thân nhiệt và F 1O2
Lấy máu động mạch (phân suất oxy trong khí hít vào).
Chọn vị trí lấy khí máu là động mạch
Biến chứng
quay (thường lấy nhất), động mạch cánh tay,
Thường gặp nhất là khối máu tụ. Phòng
động mạch đùi.
ngừa bằng cách dùng kim nhò và ép chặt
Chuẩn bị tư thế bệnh nhân: vùng chích đù lâu. Thuyên tắc khí có thể
• Động mạch quay: bệnh nhân ngửa bàn xảy ra nếu lấy máu lặp đi lặp lại nhiều lần.
tay, duỗi nhẹ cổ tay. Có thể kê dưới cồ Tổn thương thần kinh khi lấy máu động
tay bệnh nhân một cái khăn hoặc gối mạch cánh tay và động mạch đùi.
nhỏ. Vị trí đâm kim khoảng 1,3 - 2,5 cm
trên nếp gấp cổ tay. CÁC THÔNG SỐ PHÂN TÍCH TRONG
MỘT MẢU KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
• Động mạch cánh tay: bệnh nhân ngửa
bàn tay, khuỷu duỗi. Vị trí đâm kim hơi • pH: pH của mẫu máu.
cao hơn nếp gấp khuýu. • Pa0 2 : phân áp oxy trong máu động mạch.
• Động mạch đùi: bệnh nhân nằm, chân • PaC0 2 : phân áp CO2 trong máu động mạch.
duỗi thẳng. Vị trí đâm kim tại nếp lằn • SaCfr độ bão hòa oxy cùa hemoglobine
bẹn. trone máu động mạch. Thường được suy
Tráng ống tiêm bằng heparin. Đuồi hết ra từ Pa0 2 qua đường cong Barcroft.
khí ra ngoài, chừa lại một ít heparin trong • AaDPCh: khuynh áp oxy qua màng phế
ống. Mang găng vô trùng. Sát trùng da tại nang mao mạch.
chỗ sẽ lấy khí máu. Bắt mạch bằng hai hay • HCCh'A (actual Bicarbonate): nồng độ
ba ngón tay. Nếu bệnh nhân còn tinh và sợ HCO3 thật sự. Thông số này phàn ánh
đau, gây tê tạo nốt phồng da tại vùng định nồng độ thực tế của bicarbonate trong
lấy mẫu. Đâm kim tạo một góc 45-60° với huyết tương.
bề mặt da, Động mạch đùi thì tạo góc 90°. . HCCVSt (standard bicarbonate): nồng
Rút 1 ml máu động mạch làm xét nghiệm. độ HCO3 chuẩn hóa. Là HCO3' khi
Nếu chưa lấy được máu, từ từ rút ngược kim PaC 02= 40 mmHg, bão hòa với oxy và
ra đến khi máu tràn vào ống tiêm. Ép chặt ở 37°C. Đằy là một chỉ số về rối loạn
vùng chích 5-10 phút. Bệnh nhân rối loạn thăng bằng toan kiềm do chuyển hóa mà
đông máu cần ép lâu hơn. không bị nhiễu bởi hô hấp.

53 -
• BB (base buffer): kiềm đệm. Là tổng số Trong đó:
những anion đệm (có thể nhận H+) trong Pb: áp lực khí quyển, được tính là 760
một lít máu. Nói cách khác, thông số này mmHg ở ngang mực nước biển.
cho biết tồng lượng kiềm trong 1 lít máu. Pmo: áp suất phần của hơi nước, được
• BE (base excess): kiềm dư. Là một trị số tính là 47 mmHg.
tính toán lượng acid hay bazơ mạnh cần Fi02: nồng độ phân suất oxy trong khí
phải thêm vào máu (trong điều kiện hô hít vào.
hấp chuẩn PaC02= 40 mmHg) để đưa
R: thương số hô hấp, bình thường là 0,8.
pH máu về 7,4.
Nếu bệnh nhân thờ khí phòng và ờ
• BEecf (base excess of extracellular ngang mực nước biển:
fluid): kiềm dư trong dịch ngoại bào.
Pa0 2= 0,21 X (760- 47) - 40/0,8 = 100.
Thông số này đại diện cho lượng kiêm
dư cùa toàn cơ thể, do đó chính xấc hơn pa0 2 bình thường khoảng 90 mmHg. Do
kiềm dư trong mấu. đó P(A- a)0 2 bình thường khoảng 10-20
mmHg trong điều kiện thở khí phòng. Nếu
• TCO2 (total CO2): lượng carbon dioxide
AaDP0 2 > 20 mmHg là bệnh lý. AaDP0 2
tổng cộng, bao gồm CO2 hòa tan và
tăng chứng tỏ giảm oxy máu do phổi hoặc
bicarbonate. tim (shunt phải- trái). AaDP0 2 bình thường
PHÂN TÍCH KÉT QUẢ KHÍ MÁU chứng tỏ cơ chế giàm oxy mấu ngoài phổi.
ĐỘNG MẠCH Cơ chế giảm oxy máu (xem thêm bài
Suy ỉĩô hấp cấp):
Đánh giá suy hô hấp
• Giảm phân áp oxy trong khí hít vào, nguyên
Có 3 loại: nhân do lên vùng cao, ưong các đám cháy...
• Suy hô hấp giảm oxy máu. • Giảm thông khí phế nang: nguyên nhân
• Suy hô hấp tăng C 0 2 máu. do tai biến mạch máu não, ngộ độc
• Loại hỗn họp: vừa giảm oxy máu, vừa thuốc, bệnh lý thần kinh - cơ...
tăng CO2 máu. • Bất tương hợp thông khí - tưới máu,
nguyên nhân do COPD, hen phế quàn,
Giảm oxy máu
thuyên tắc phổi...
Pa0 2 bình thường 80-100 mmHg. Mức
• Shunt phải- trái trong phổi, nguyên
độ giảm oxy máu được phân loại như sau:
nhàn: viêm phổi, phù phổi...
giảm nhẹ vói Pa0 2 bâng 60-79 mmHg, giảm
vừa 45-59 mmHg và giảm nặng là dưới 45 • Rối loạn khuếch tán qua màng phế nang-
mmHg. Khi có giảm oxy máu, nên xem xét mao mạch, nguyên nhân như xơ phổi,
thêm AaDPOỉ để đánh giá hiệu quả vận bệnh phổi mô kẽ...
chuyển oxy qua phế nang. AaDP02 (hay còn Tăng C 0 2 máu (toan hô hấp)
gọi là P(A-a)02 gradient) là sự chênh lệch Khi PaC0 2 trên 45 mmHg sẽ gây toan
giữa phân áp oxy phế nang (Pa0 2) và phân hô hấp. Nguyên nhân là:
áp oxy động mạch (Pa0 2). • Giảm thông khí phế nang gây giảm đào
P(A- a) 0 2 = Pa0 2- Pa0 2 thải C 02: đây là nguyên nhân thông
PA0 2= (Pb- Ph2o) X FiO? - PaC02/R thường nhất.

54
Bảng 5.1: Phân loại suy hô hấp

L oại Pa02 P aC O ỉ P (A -a )0 2
1 ị Bình thường hoặc ị T
2 1 T Bình thường
3 ị T T

• Tăng sản xuất CO 2 từ quá trình chuyển Đ Á N H GIÁ TH Ả N G B À N G T O A N KIỀM


hóa mà không có khả năng bù trừ bằng T ư on g q uan giữa pH và H +
tặng thông khí phế nang. Nguyên nhân:
Khi pH tăng hay giảm 0,1 thì H* giảm
sốt, nhiễm trùng, động kinh, nuôi ăn
hay tăng thêm 20% (bảng 5.2).
bằng đường tĩnh mạch quá nhiều...
Ph ư ơn g trình H an d ersson-H asselb alch
Phân biệt suy hô hấp cấp và suy hô hấp mạn
H+= 24 X P aC 02/ H C 0 3‘
Trong suy hô hấp cấp, chức năng hô hấp
Trong các thông số khí máu động mạch,
suy giảm nhanh. Trong suy hô hấp mạn
pH, P aC 0 2 và PaƠ 2 được đo trực tiếp, các
thường có những thích nghi sinh lý, làm cho
thông số khác thường có được từ tính toán.
sụ phân phối oxy hệ thống vầ pH máu trở về
D o đó, người ta dùng phương trình này để
bình thường. D o đó, nếu khí máu động
kiểm tra sự phù hợp của các thông số xem
mạch có giảm oxy máu hoặc tăng CO 2 máu
máy có báo sai không.
kèm pH máu giảm thường là suy hô hấp cấp.

CÁC R Ó I L O Ạ N T O A N K IÊ M
B ảng 5.2: Tưomg quan giữa pH và PT
Đ iều chỉnh th ăng b ằn g toan kiềm tron g
pH H+
CO' t h ể
7,8 16
7,7 20
Toan chuyầt hóa

7,6 26 Khi HCO 3 giảm -> H* tăng - * kích thích


trung tâm hô hấp -* C 0 2 giảm -> H 2CO 3
7,5 32
giảm. Như vậy toan chuyển hóa sẽ được bù
7,4 40
trừ bằng kiềm hô hấp (tăng thông khí).
7,3 50
7,2
K iần chuyển hóa
63
7,1 80 Khi HCO 3 tăng—* i r giảm—* ức chế
trung tâm hô hấp —* C 0 2 tăng - * H 2C 03
7,0 100
tăng. Như vậy kiềm chuyển hóa được bù trừ
6,9 125
bằng toan hô hấp (giảm thông khi').
6,8 160

55
Bảng 5.3: Trị số bình thường của các thông số

Giới hạn bình thường Giá trị trung bình

pH 7,35- 7,45 7,4

P aC 0 2 (mmHg) 3 5 -4 5 40

HCO 3 (mmol/L) 2 2 - 26 24

B ảng 5.4: Bù trừ trong rối loạn toan kiềm

R ối loạn pH Rối loạn tiên phát Đáp ứng bù trừ


Toan hô hấp ị PaC 02 1 HCOsT

Kiềm hô hấp y t P aC 02ị HCO 3J.

Toan chuyển hóa ị H C 0 3ị P aC 02ị

Kiềm chuyển hóa í HCO 3T PaCOiT

Toan hô hấp *
Lưu ý là các thay đổi của pH, PaC 0 2 ,
HCO 3 đều phải tính toán từ giá trị trung
Dư CƠ 2 — > H* tăng —» thận bài tiết KT
bình. Khả năng bù trừ cùa phổi và thận
và giữ HCO 3' lại. Như vậy, toan hô hấp
trong các rối loạn toan kiềm tiên phát (đon
được bù trừ bằng kiềm chuyển hóa.
thuần) được đánh giá như trong bảng 5.5.
Kiềm hô hấp Bảng 5.6 trình bày cách đánh giá đáp ứng bù
Thiếu CƠ2 —> PL giảm —* thận thải trừ bằng cách ước lượng.
HCO 3'. Như vậy, kiềm hô hấp được bù trừ
Rối loạn toan kiềm hỗn họp
bằng toan chuyển hóa.
Rối loạn toan - kiềm được gọi là hỗn
Tóm lại, các rối loạn toan kiềm tiên phát
hợp là khi có từ hai rối loạn tiên phát nêu
và đáp ứng bù trừ được tóm tắt trong bảng 5.4,
trên xảy ra cùng lúc. V í dụ, toan hô hấp +
Mức độ bù trừ toan chuyền hóa.
Sự bù trừ cùa thận bắt đầu trong vài giờ, Việc chẩn đoán rối loạn toan kiềm hỗn
tối đa trong vòng 3-5 ngày. Sự bù trừ của hô họp đôi lúc phức tạp và khó khăn. Đ e nhận
hấp xảy ra rất nhanh chỉ sau vài phút, và biết rối loạn toan kiềm hỗn hợp cần lưu ý
hoàn tất trong vòng 12 giờ, do đó trong các một số điểm sau:
rối loạn chuyển hóa không có khái niệm cấp • Trong các rối loạn toan kiềm đơn thuần,
mạn. Sự bù trừ không giúp pH máu về bình PaC 02 và HCO 3 luôn thay đổi cùng chiều,
thường hoàn toàn. Nếu pH bình thường thì nếu ngược chiều là có rối loạn hỗn hợp.
nên nghĩ dến có rối loạn hỗn hợp.
• Nếu bù trừ quá mức hoặc không bù trừ
là có rối loạn hỗn hợp.

56
Bảng 5.5: Bù trừ trong rối loạn toan kiềm

Rối loạn Đáp ứng bù trừ


Toan chuyển hóa PaCŨ 2 # 1,5 X [HCO 3] + 8 (± 2 và > 10 )
Kiềm chuyển hóa P a C 0 2 #.jỌ,7,X:[HCỌ3] + 21 (± 2 và < 55)

Toan hô hấp:
Cấp A H CO 3 # 0,1 X A P a C 0 2 (HCO3< 3 0 )
Mạn A HCO 3 # 0 ,4 X A PaCC>2 (HCO 3 < 55)

Kiềm hô hấp:
Cấp A HCO 3 # 0 ,2 X A PaCŨ 2
Mạn A HCO 3 # 0 ,4 X A PaCC>2

B ả n g 5.6: B ù trừ bàng cách ước lượng

Rối loạn tiên phát Đáp ứng bù trừ


Toan chuyển hóa P a C 0 2 giảm 1,2 m m H g ch o mỗi m m ol/L HC O 3 giảm

K iềm chuyển hóa PạCƠ 2 tăng 0,7 mm Hg ch o m ỗi m m ol/L HCO 3 tăng

Toan hô hấp:
Cấp HC O 3 tăng 1 m m ol/L ch o mỗi 10 m m H g PaC Ũ 2 tăng
Mạn H C O 3 tăng 4 m m ol/L ch o mỗi 10 m m H g P a C 0 2 tăng

K iềm hô hấp:
Cấp H CO 3 giảm 2 m m ol/L cho mỗi 10 m m H g P a C 0 2 giảm
Mạn H C 0 3 giảm 4 m m ol/L cho mỗi 10 mmHg PaCŨ 2 giảm

M ột sổ bệnh cảnh lâm sàng có rối loạn • Kiềm hỗn hợp (kiềm hô hấp + kiềm
toan- kiềm hỗn hợp: chuyển hóa): suy gan nặng kèm nôn ó i...

• Toan hỗn hợp (toan hô hấp + toan • K hông có trường hợp toan hô hấp và
chuyển hóa); ngưng tim ngưng thở, suy kiềm hô hấp cùng tồn tại.
hô hấp nặng, ngộ độc th uốc...

• Toan chuyển hóa + kiềm hô hấp: nhiễm K H O Ả NG TR Ố N G A NIO N (anion gap, AG)
trùng huyết, bệnh gan nặng, ngộ độc Khoảng trống anion hỗ trợ cho việc phân
salicylate... tích khí máu động mạch trong trường hợp

• Toan chuyển hóa + kiềm chuyển hóa: chẩn đoán toan chuyển hóa.

suy thận kèm nôn ói nhiều, nhiễm toan K h ái n iệm về A G


ceton kèm nôn ó i...
Trong cơ thể, các ion dương (cation) bao
• K iềm chuyển hóa + toan hô hấp: COPD gồm N a+, K+, Ca2+, M g2+, globulin và nhiều
kèm ói nhiều hoặc dùng lợi tiểu nhiều. khoáng chất khác. Các ion âm (anion) bao

57
gồm cr,
HC0 3 , PO43' SO42', albumin và hai cơ chế chính:
các acid hữu cơ khác. Tổng số cation bằng • Nhiễm acid cố định: khoảng trống anion
tổng số anion, do đó thực sự không có tăng.
khoảng trống anion.
• Mất PKXV: khoảng trống anion bình
Anion gap (AG) = [Na+]- [HCO3 ]- [Cl'] thường.
Thực tế, vì chì đo Na+, HCO3', cr
và bỏ
Toan chuyển hóa tăng AG đon thuần
qua các anion khác dùng để cân bằng với
Toan chuyển hóa tăng AG được gọi là
các cation, nên xuất hiện khoảng trống anion
đơn thuần khi tri số AG tăng bao nhiêu thì
từ Chính các anion bị bỏ qua này. Giá trị
trị số HCO3 sẽ giảm bấy nhiêu:
bình thường của anion gap là 1 2 + 2 .
A AG = A HCO3 (A AG/ A HCO3 # 1)
Toan chuyển hóa
Ví dụ: Na 140, C1105,HCO3 6,
pH máu giảm là do HCO3' giảm. HCO3'
Anion gap= 140- 6-105= 29
giảm do hai cơ chế:
A anion gap= 29 -12= 17.
• Mất HCO3 (qua đường tiêu hóa hay qua
thận). A HC03= 24 - 6 = 18
• Nhiễm các acid cố định (không bay hơi). A anion gap/ A HCO3 = 17/18 # 1
Khi cơ thể mất HCO3, thận tăng tái hấp Toan chuyển hóa tăng AG phối hợp với
thu crđề cân bằng điện tích, nên khoảng toan chuyển hóa không tăng AG
trống anion sẽ không thay đồi. Để chấn đoán trường hợp này, ta sẽ dựa
Khi nhiễm các acid cố định: vào AG/HCO3. Nếu AG < HCO3, tục làH C 0 3
HX+ NaHC0 3 -* NaX+ H20 + C 0 2 giảm nhiều hơn sự tăng khoảng trống anion.
Khi đó việc HCO3 giảm không thể giải thích
X là anion cùa các acid co định, không đo
được trên xét nghiệm thông thường. Khi 1 thỏa đáng bằng cơ chế nhiễm acid cố định
đơn thuần, mà phải có thêm một cơ chế khác
mEq HCO3 mất đi sẽ được thay bằng 1 mEq
gây giảm HCO3 cùng hiện diện, cụ thể là
X và cr
không thay đổi, nên khoảng trống
toan chuyển hóa do mất HCO3. Ví dụ nhiễm
anion sẽ tăng. Trường hợp đặc biệt là nhiễm
ceton do đái tháo đường kèm tiêu chảy.
acid HC1 (ví dụ toan chuyển hóa do tiêu
chày, toan hóa ổng thận, dùng Khi AAG > AHCO3, tức là HCO3 giảm
acetazolamide). Mặc dù đây là nhiễm acid cố ít hơn sụ tăng khoảng trống anion, gợi ý
định nhung khoảng trống anion bình thường, phải có thêm một nguyên nhân chuyển hóa
vì khi lấy đi 1 HCO3" thì thêm vào 1 cr. khác làm HCO3 không giảm nhiều, cụ thể là
kiềm chuyển hóa. Ví dụ nhiễm ceton do đái
Tóm lại, khòảng trống anion giúp định
tháo đường kèm nôn ói.
hướng nguyên nhân toan chuyển hóa theo

AA G/AHC03 C ơ chế toan chuyển hóa

0,3-0,7 (<1) T oan chuyển hóa tăng A G + toan chuyển hóa không tăng AG

0 ,8 - 1 ,2 ( 1 -2 ) T oan chuyển hóa tăng AG đơn thuần

> 1 ,6 (> 2 ) T oan chuyển hóa tăng A G + kiềm chuyển hóa

58
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH RỐI LOẠN Nếu PaCC>2 = Y: toan chuyển hóa có bù trừ.
TOAN KIÊM Nếu P aC 02> Y: có toan hô hấp phối họp

Đọc pH Nếu P aC 0 2 < Y: có kiềm hô hấp phối họp

• p H < 7,35: toan máu, Kiềm chuyển hóa

• pH > 7,45: kiềm máu. • Tính Y = P a C 0 2 dự đoán = 0,7 X [HCO 3]


+ 21 (± 2)
Rổi loạn tiên phát
• So sánh Y vói P a C 0 2 thật sự cùa bệnh
Toan:
nhân.
• P a C 0 2 > 45: toan hô hấp.
Nếu PaC 02 = Y : kiềm chuyển hóa có bù trừ.
• HCO 3 < 22: toan chuyển hóa.
Nếu P aC 02> Y; có toan hô hấp phối hçp.
ICiềm:
Nếu PaC0 2 < Y: có kíềffi hô hấp phổi họp.
• P a C 0 2 < 35: kiềm hô hấp.
Trường họp toan chuyển hóa
• HC0 3 > 26: kiềm chuyển hóa.
Tính AG. N ếu AG tăng thì xét
Nếu rối loạn tiên phát do hô hấp AAG/AHCO 3
X ác định rối loạn là cấp tính hay mạn
< 1: Toan chuyển hóa tăng A G + toan
tính dựa vào x= p H /P a C 0 2
chuyển hóa không tăng A G.
Toan hô hấp
1- 2: Toáiì Chuyển hóa tăng A G đơn thuần.
X = 0,008: cấp
> 2: Toan chuyển hóa tăng A G + kiềm
0,003 < X < 0,008: cấp trên nền mạn chuyển hóa.
X = 0,003: mạn
Chẩn đoán nguyên nhân
X > 0,008: có toan chuyển hóa phối hợp
Dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng,
X < 0,003: có kiềm chuyển hóa phối hợp khí máu động mạch và m ột số xét nghiệm
Kiềm hô hấp: hỗ trợ khác (xem thêm bài R ối loạn toan-

X = 0,008: cấp kiềm).

0,003 < X < 0,008: cấp trên nền mạn


T À I L IỆ U THAM KHẮO
X = 0,003: mạn 1. Paul L. Marino. Chapter 28: Acid-base
X > 0,008: có kiềm chuyển hóa phối hợp interpretations, p.561-576, The ICU Book,
3"1' Lippincott Williams & Wilkins 2006.
X < 0,003: có toan chuyển hóa phối họp
2. Judith E. Tlntinalli... [et al.]. Chapter 26:
Nếu rối loạn tiên phát do chuyển hóa Blood gases: Pathophysiology and
Trong trường họp này, cần xem hô hấp Interpretation, p. 159- 167, Emergency
c ó bù đù hay không. Medicine, 6th. M cGraw-Hill 2004.
3. Kellum JA. Determinants of plasma acid-
Toan chuyển hóa
base balance. Crit Care Clin 2005; 21:329-
. Tính Y = P a C 0 2 dự đoán = 1,5 X [HCO 3] 346.
+8 (±2) 4. Lê thị Tuyết Lan. sồ tay hướng dẫn Phưcmg
pháp phân tích khí trong máu. NXB Y học
• So sánh Y v ó i P a C 0 2 thật sự của bệnh
1999.
nhân.

59
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Một bệnh nhân có PaC0 2 = 78 mmHg, pH = 7,2, HCO3 theo tính toán là bao nhiêu?
Từ câu 2 đến câu 5, Phân tích kết quả khí máu động mạch sau:
2. pH 7,2 PaCOj 55 HCO3 21 P a0 2 55
3. pH 7,28 PaC0 2 60 HCO3 27
4. pH 7,56 PaC0 2 54 HCO3 45

5. pH 7,23 PaC02 10 HCO3 5 Na 123 C199

6. Bệnh nhân suy thận mạn và bắt đầu có hội chứng urê huyết cao, nhập viện vì nôn ói nhiều.
Khí máu động mạch: pH 7,4 PaC 0240 HCO3 24
lon đồ máu: Na 145 C1100
'Phân tích kết quả trên.
7. Bệnh nhân viêm phổi, thở nhanh, ăn uống kém, nôn ói nhiều.
Khí máu động mạch: pH 7,5 PaC0 2 20 HCO3 15
lon đồ máu: Na 145 C198
Phân tích kết quả trên.
8 . Phân tích kết quả khí mấu động mạch sau:

PH 7,2
PaC 0 2 80
HCO3 32
A. Toan hô hấp cấp.
B. Toan hô hấp cấp trên nền mạn.
c. Toan hô hấp mạn.
D. Toan hô hấp + toan chuyển hóa.
E. Toan hô hấp + kiềm chuyển hóa.

9. Chẩn đoán suy hô hấp cấp:


A. Pa0 2 < 50 mmHg.
B. PaO2 <60mmHg.
C. Pa0 2 < 50 mmHg với F i0 2 >0,6.
D. Sa0 2 < 90% với F i0 2 > 0,6.
E. Pa0 2 < 60 mmHg hoặc PaC0 2 > 45 mmHg.
10. Bệnh nhân đang thở khí phòng. Tính P(A-a)0 2 từ kết quà khí máu động mạch sau:
pH 7,3
Pa0 2 80
PaC 0 2 30 mmHg
HCO3 14 mmol/L
A. 18.

60
B. 20.
c 28
D. 32.
E. 36.

ĐÁP ÁN
1.29,7
2. Giảm oxy máu mức độ vừa và toan hỗn hợp.
3. Toan hô hấp cấp trên nền mạn.
4. Kiềm chuyểnhóa đon thuần.
5. Toan chuyển hóa (toan chuyển hóa tăng AG kèm toan chuyển không tăng A G) và kiềm hô
hấp.
6. Toan chuyển hóa tăng AG kèm kiềm chuyển hóa.
7. Kiềm hô hấp cấp trên nền mạn, kèm toan chuyển hóa tăng AG và kiềm chuyển hóa.
8. B
9. D
10. D

61
PHÙ PHỔI CẤP
Võ Thành Nhắn

M Ụ C T IÊ U
1. Trình bày được cơ chế sinh lý bệnh cùa phù phoi.
2. Trình bày được phân loại phù phổi cấp dựa trẽn cơ chế ban đầu.
3. Trình bày được lâm sàng và cận lãm sàng cùa phù phôi cấp do tim.
4. Trình bày được các tiêu chuẩn để phân biệt phù phói cấp với hen phế quản.
5. Trình bày được các tiêu chuấn đ ể phân biệt phù phoi cấp do tim với không do tim.
6. Trình bày dược phác đổ điều trị bệnh nhẫn phù phổi cấp do tim.
7. Trình bày được lâm sàng, cận lãm sàng và điều trị phù phoi cấp không do tim.

Phù phổi Cấp do tim là một trong ba thể cấp vượt quá 50% nếu bệnh lý gốc không
lâm sàng của suy tim cấp bao gồm: phù phoi được chẩn đoán và điều trị triệt để.
cấp do tim, choáng tim và đợt mất bù cấp
cùa tình trạng suy tim trái mạn. Chiến lược SIN H LÝ B Ệ N H
điều trị cụ thể của các thể lâm sàng này có Phù phổi là tình trạng ứ đọng dịch ở
những điểm khác nhau nhưng cả ba thể có ngoài lòng mạch, trong khoảng m ô kẽ phổi
điểm giống nhau là đều đòi hôi người thầy và trong phế nang. Hiện tượng này xảy ra
thuốc điều trị phải phán đoán nhanh, chẩn khi có mất cân bằng giũa các lực có tác dụng
đoán sớm và điều trị tích cực kịp thời mới đối kháng nhau mong việc giữ nước lại trong
cứu được bệnh nhân. Tỉ lệ từ vong trong lòng mạch hay kéo nước ra khỏi lòng mạch.
vòng 1 năm cùa những bệnh nhân phù phổi C ác lực của Starling

Qrv-rr = KỊ(Piv- Prr) - a (riiy- Ilrr)]

Qtv _ rr: Lưu lượna dẫn lưu cùa liệ bạch mạch

H ình 6.1: Các lực của Starling và vai trò các lực này trong sự hình thành dịch phù.

62
Các lực c ó tác dụng đối kháng nhau này, độ dãn nở cao hơn m ô kẽ quanh phế nang
còn gọi là các lục của Starling, là áp lực nên dịch thoát có khuynh hướng tích tụ quanh
thủy tĩnh trong lòng mạch và áp thẩm keo phế quản và mạch máu trong giai đoạn đầu,
trong khoảng m ô kẽ, có khuynh hướng đưa chèn ép các mạch máu và phế quản nhỏ
dịch ra ngoài lòn g m ạch, với áp thẩm keo
Các giai đoạn tích tụ dịch ở phổi
trong lòng mạch và áp lực thủy tĩnh ờ
Quá trình tích tụ dịch ử phổi có thể chia
khoảng mô kẽ có khuynh hướng đưa dịch
làm 3 giai đoạn.
trở lại vào trong lòng mạch (hình 6.1). Tấc
dụng của cả áp lực thủy tĩnh và áp thẩm keo • Giai đoạn 1: Lượng dịch thoát tăng làm
phụ thuộc một hệ số là dẫn lực nước K còn tăng lưu lượng dịch vận chuyển qua hệ
riêng tác dụng của áp thẩm keo lại phụ bạch mạch nhưng chưa vượt quá khả

thuộc chỉ số phản xạ protein oc. Lượng dịch năng dẫn lưu cùa hệ bạch mạch nên

thoát vào m ô kẽ Qiv _ rr như vậy có thể tính không có tích tụ dịch trong khoảng kẽ,

được từ các áp lực thủy tĩnh, áp thẩm keo, thể tích khoảng kẽ không tăng.
dẫn lực nước và hệ số phàn xạ protein qua • Giai đoạn 2: Lượng dịch thoát vượt quá
phương trinh của Starling: khả năng dẫn lưu cùa hệ bạch mạch nên
dịch bắt đầu tích tụ ở khqảng mô kẽ lỏng
Qiv-rr = K[(Piv- Prr) - ocỢliv- rirr)]
lẻo quanh tiểu phế quàn, động mạch,
Bình thường sự cân băng của các lực tĩnh mạch. Thể tích khoảng kẽ bắt đầu
Starling tạo ra một sự thấm dịch liên tục từ tăng.
mao mạch ra khoảng m ô kẽ ở phổi khoảng
• Giai đoạn 3: Lượng dịch tích tụ vượt quá
500 ml/ngày (20 ml/giờ/70kg). Lượng dịch này
khả năng chửa của khoảng mô kẽ lỏng
sẽ được hệ bạch mạch dẫn lưu về nhĩ phải.
lẻo tràn vào khoảng m ô kẽ chặt quanh
Hệ bạch mạch phế nang gây căng khoảng kẽ ờ vách
Có chức năng dẫn lưu dịch, chất hòa tari ngăn phế nang - m ao mạch (giai đoạn
và chất keo thoát ra tù các mao mạch, hệ 3a) và sau đó tràn vào phế nang gây phù
bạch mạch đóng vai trò quan trọng trong cơ phế nang (giai đoạn 3b).
chế gây phù phổi. Bình thường hệ bạch Phù phổi theo trọng lực
m ạch dẫn lưu 20 m l/giờ/70k g vắ có thể tăng
Quá trình phù phổi không x ả y ra đồng
tới 2 0 0 m l/giờ/70 kg khi cần thiết, ở những
bộ trên toàn bộ phôi mà x ả y rạ từ đáy lên
bệnh nhân có tăng áp lực nhĩ trái mạn tính,
đinh dưới tác dụng cùa trọng lực.
hệ thống bạch mạch phát triển nên có thể
Bình thường, từ đáy phổi lên đỉnh phổi
dẫn lưu hơn 2 0 0 m l/giờ /70 kg. Khi áp lực
áp lực tưới máu hiệu quả giảm 1 ciĩiH 20/cm
m ao m ạch phổi tăng cao đột ngột vượt quá
chiều cao. Các m ao mạch ở phế nang chịu
20 - 25 m m H g như trong trường họp suy
áp lực phế nang PA không thay đổi từ đỉnh
tim trái cấp, lượng dịch và protein thoát qua
xuống đáy phổi trong khi các mao mạch và
lớp nội mạc m ao mạch vượt quá ngưỡng dln
các mạch ngoài phế nang chịu áp lực của
lưu cùa hệ bạch m ạch sẽ tích tụ lại ờ khoảng
m àng phổi vốn thay đổi tù đáy phổi lên đinh
m ô kẽ gây phù phổi.
phổi. Á p lực màng phổi Ppi tù đáy phổi lên
V) khoảng m ô k ẽ lỏn g lẻo quanh các phế đinh phổi giảm 0,25cm H 2O /cm chiểu cao.
quản và mạch máu c ó kháng lực thấp hơn,

63
Hình 6.2: Phân bố lưu lượng máu tưới ờ phổi theo ừọng lượng. Pa: áp lực phế nang, Pa: áp
lực động mạch, Pv: áp lực tĩnh mạch, apex: đỉnh, base: đáy, alveolar: phế nang, arterial: động
mạch, venous: tĩnh mạch, zone: vùng, distance: khoảng cách, blood flow: lưu lượng máu.

Hệ quả trên sự thông khí - tưới máu là: toàn vào độ chênh áp giữa áp lực trong
động mạch và áp lực trong tĩnh mạch nên
• ở đỉnh phổi (vùng 1 ): Áp lực trong động
các mao mạch xẹp được mở ra (hình 6 .2 ).
mạch-Pa nhò hơn áp lực trong phế nang
P a (Pa < P a) nên tưới máu ờ vùng đỉnh Tưới máu bình thường như vậy nhiều
không đáng kể. nhất ờ vùng đáy. Khi có tăng áp tĩnh mạch
phổi hoặc vỡ màng phế nang mao mạch phù
• ở giữa phổi (vùng 2 ): Áp lực trong động
sẽ thành lập nhanh và nhiều nhất ở vùng
mạch pa lớn hon áp lực trong phế nang
đáy. Chèn ép mạch máu ở đáy nên máu sẽ
PA, áp lực trong phế nang PA lại lớn
dồn lên ờ đỉnh tạo hình ảnh tái phân phối
hơn áp lực trong tĩnh mạch (Pa > P ạ >
tuần hoàn phổi.
p v) nên tưới máu ờ vùng giữa phụ thuộc
Khi có tăng áp lực nhĩ trái mạn, hệ bạch
độ chênh áp giữa áp lực trong động
mạch phát triển nên phù mô kẽ ít và đôi khi
mạch và áp lực phế nang chớ không phụ
không có phù phế nang.
thuộc độ chênh áp động - tĩnh mạch.
• ở đáy phổi (vùng 3) Áp lực trong động
PHÂN LOẠI PHÙ PHỔI D ựA TRÊN
mạch pa lớn hơn áp lực trong tĩnh mạch
C ơ CHÉ BAN ĐẦU
Pv, áp lực trong tĩnh mạch Pv lại lớn hơn
Dựa trên cơ chế sinh lý bệnh, có thể
áp lực trong phế nang PA (Pa > Pv > P a)
phân phù phổi ra thành bốn nhóm:
nên tưới máu ở vùng đáy phụ thuộc hoàn

64
• Phù phổi do m ất cân bằng các lực của • Viêm phổi cấp do xạ.
Starling.
• Chất vận mạch nội sinh (histamins,
• Phù phổi do rối loạn tính thấm màng phế kinines).
nang mao mạch, còn gọi là phù phổi do
• Đông máu nội mạch lan tỏa.
tồn thương m àng phế nang m ao mạch,
hay hội chứng suy hô hấp cấp. • Miễn dịch, viêm phổi quá mẫn, thuốc.

• Phù phổi do suy giảm chức năng hệ bạch • Hội chứng phổi choáng.
mạch, • Viêm tụy xuất huyết cấp.
• Phù phổi không rõ cơ chế,
SUY HỆ BẠ C H M Ạ C H
MẤT CÂN BẰNG CÁC L ự c STARLING • Sau ghép phổi.

• Tăng áp lực m ao m ạch phổi : • Carcinom dạng viêm bạch mạch


* D o suy tim trái. (lymphangitic carcinoma).

■ K hông do suy tim trái (hẹp hai lá). • Viêm bạch mạch xơ hóa (trong bệnh bụi
phổi).
* D o tăng áp động m ạch phổi chủ
động (do táng tưới máu phổi).
K H Ô N G R Õ C ơ CHÉ
• Giảm áp thẩm keo (giảm albumine máu)
• Phù phổi do độ cao.
■ D o bệnh thận, gan, ruột, da, dinh
dư&ng. • Phù phổi do cơ chế thần kinh,

• Tăng áp lực âm ờ mô kẽ: • Quá liều heroin.

■ Chọc tháo tràn khí m àng phổi nhanh • Lấp mạch phôi.
với áp lực âm mạnh. • Tiền sản giật, sàn giật.
* Á p lực âm nhiều trong tắc dường thở • Sau chuyển nhịp (cardioversion).
cấp kèm tăng thể tích cuối kỳ thở ra
• Sau gây mê.
(hen phế quàn).
• Sau chạy tim phổi nhân tạo.
• Tăng áp thẩm keo ờ mô kẽ: chưa có mô
hình lâm sàng hay thực nghiệm.
CHÂN Đ O Á N PH Ù PH ÔI CẤP D O TIM
Chẩn đoán phù phổi cấp là một chẩn
RÓI LOẠN TÍNH THẢM MẦNG PH Ể
đoán lâm sàng. Đa số bệnh nhân đã biết
N A N G -M A O MẠCH
bệnh tim từ trước nhưng cũng có trường hợp
• Nhiễm trùng. triệu chứng phù phổi là biểu hiện đầu tiên
• Chất độc (phosgene, ozone, chlor, khói cùa bệnh lý gốc. Chẩn đoán được xác định,
teflon, N O i, khói). dựa trên sự kết hợp bệnh sử, khám lâm sàng
• C hất lạ lưu hành (nọc rắn, nội độc tố vi và hình ảnh ứ dịch trên phim X quang ngực.
trùng). Các xét nghiệm khác không cần thiết cho
việc xác định chấn đoán.
• H ít các chất axít từ d ạ dày.

65
CHẨN ĐOÁN CÁC GIAI ĐOẠN PHÙ LÂM SÀNG PHÙ PHỐI CÁP DO TIM
PHỐI THEO CO CHÉ SINH LÝ BÊNH Thông thường bệnh nhân được khám
Tùy theo giai đoạn mà biểu hiện lâm trong tình trạng phù phổi đã tiến hiển. Các
sàng và cận lâm sàng của phù phổi thay đổi. biểu hiện ờ giai đoạn này thường điển hình.
♦ Giai đoạn I (tăng lưu lượng dẫn lưu ờ hệ Triệu chứng cư năng
bạch mạch): • Cảm giác ngộp thờ nhiều, tăng lên khi
■ Khó thờ khi gắng sức. nằm nên bệnh nhân phải ngồi thờ.
■ ít raies ẩm ờ cuối kỳ thờ ra. • Lo lắng, hốt hoảng vì cảm giác sắp chết
• Giai đoạn II (phù mô kẽ lòng lèo): ngộp.
■ Khó thờ, thớ nhanh do kích thích thụ • Vật vã.
thể sức căng (thụ thể J) ở mô kẽ.
Triệu chứng thực thể
■ Có thể có ran rít do co thắt phế quản
• Nhìn: thờ nhanh, vã mồ hôi, dùng cơ hô
phản xạ.
hấp phụ, ho, khạc bọt hồng, đầu chi tím
■ Giảm oxy máu: múc độ tương úng tăng tái.
áp lực mao mạch phổi (PCP) trong
• Sờ: mạch nhanh, đầu chi lạnh. Huyết áp
nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC).
tăng do tăng trương lực giao cảm khiến
■ Sung huyết rốn phổi, bờ các mạch
nhiều thầy thuốc tưởng lầm là tăng huyết
máu mất sắc nét dày các vách tiểu
áp gây phù phổi. Thực tế tăng huyết áp
phân thùy (đường Kerley B).
dẫn tới phù phổi cấp hiếm gặp hơn là
« Giai đoạn III (phù mô kẽ chặt và phù phù phổi cấp gây tăng huyết áp triệu
phế nang): chứng.
1 Rối loạn trao đổi khí đã rõ: O2 máu • Nghe: thớ ồn ào, có tiếng lọc sọc, Phổi
giảm. ran ẩm, bọt, rít từ đáy dâng nhanh lên
■ Phù phế nang lan ra các tiểu phế đính, tràn ngập hai phế trường. Tim khó
quàn nên bệnh nhân khạc ra bọt nghe d o ran ờ phổi, có thể nghẹ được
hồng. tiếng T3 củ a thất phải, tiếng P2 mạnh.
■ Dung tích sống và các thể tích khác
của phổi giảm. CẬN LÂM SÀNG PHÙ PHÔI CẤP DO TEM
* Shunt phải - trái trong phổi do tưới X quang
máu ở các phế nang đã phù. Hình ảnh phù mô kẽ sớm nhá. là hình
■ C 0 2 máu thường giảm nhưng có thể ảnh nhòa bờ các mạch máu ờ phổi do phù
tăng kèm toan huyết trong các mô kẽ quanh các mạch máu, chủ yếu là ở
trường họp nặng hoặc các bệnh nhân vùng rốn phổi, tái phân phối tuần hoàn phổi
có kèm bệnh phối tắc nghẽn mạn tính. và dãn gốc động mạch phổi. 0 giai đoạn này
Trường hợp này dùng morphin phải các hình ảnh thường không rõ ràng nên rất
cẩn thận vì có thể làm bệnh nhân dễ bị bỏ sót trong quá trình đọc phim. Khi
ngưng thở. áp lực tĩnh mạch phổi tăng cao hơn nữa dịch
phù sẽ tích tụ ở vách ngăn các tiểu phân

66
thùy tạo ra đường Kerley B là những đường ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim và giảm phân
ngang khoảng 1 0 rrưn ờ đáy phổi, rõ nhất ờ su ầ tống mấu ờ bệnh nhân có bệnh cơ tim. .
các góc sườn hoành, và đường Kerley A dài
Xạ hình Tim
hơn, ờ vùng giữa và đinh phổi, hướng về rốn
CÓ thể có giá trị trong việc đánh giá
phổi, ở giai đoạn này có thể có tràn dịch màng
chức năng thất trái và xác định luồng thông
phổi biểu hiện qua hình ảnh mất góc sườn
từ trái sang phải ở bệnh nhân nhồi máu cơ
hoành, ở giai đoạn cuối cùng sẽ có hình ảnh
tim cấp có biến chứng thùng vách liên thất.
mờ dạng nốt tụ lại với nhau như bông tuyết,
lan tỏa từ rốn phổi ra ngoài như hình cánh Thông tim và chụp mạch cản quang
bướm là hình ảnh điển hình của giai đoạn có Đặc biệt có giá trị trong một số bệnh
phù phế nang. Tuy nhiên các biến đổi trên cảnh chuyên biệt. Ngoài việc giúp chẩn
phim X quang không nhất thiết phải lan tỏa đoán xác định trong trường hợp nhồi máu cơ
ở cả hai phế trường mà có thể chi khu trú ở tim cấp, thông tim trái và chụp mạch cản
thùy dưới hoặc chi ở một bên phổi. quang còn là bước cơ sờ để tiến hành can
Khi có hình ảnh điển hình trên phim X thiệp tái thông mạch vành cấp cứu.
quang, áp lực mao mạch phổi (PCP) hoặc áp Thông tim phải với ống thông Swan -
lục động mạch phổi thì tâm trương PAPd Ganz giúp theo dõi hiệu quả của các biện
thường lớn hơn 25 mmHg ở bệnh nhân pháp điều trị tuy không phải là biện pháp bắt
không có tiền căn tăng áp lực mao mạch buộc. Đo áp lực mao mạch phoi giúp chẩn
phổi và hon 30 mmHg ở bệnh nhân đã có đoán phân biệt phù phổi cấp do tim với phù
tăng áp mao mạch phổi mạn tính. phổi cấp không do tim. Các thông số huyết
Một điểm cần lưu ý là hình ảnh phù phổi động như cung lượng tim, áp lực và độ bão
trên phim X quang cài thiện chậm hon triệu hòa oxy ở một sá buồng tim, sự hiện diện
chứng lâm sàng, có khị tới cà tuần lễ sau nên cùa sóng V khổng lồ ờ đường biểu diễn áp
không thể dùng phim X quang để theo dõi lực mao mạch phổi đều có thể được thu thập
quá trinh đáp ứng điều trị của phù phổi cấp. khi thông tim phải. Các dữ liệu này giúp
đánh giá chức năng co bóp cùa tim, các
ECG
luồng thông từ trái sang phải trong trường
ECG có thể góp phần xác định nguyên
hợp thủng vách liên thất hoặc hờ van hai lá
nhân gây phù phổi cấp. cần tìm các dấu
cấp do đứt cơ trụ trong nhồi máu cơ tim cấp.
hiệu nhồi máu cơ tim cấp, các loạn nhịp tim,
Các báo cáo gần đây ghi nhận sóng V khổng
Các dấu hiệu phì đại thất gợi ý bệnh lý gốc
lồ trên đường biểu diễn áp lực mao mạch
có thể là tăng huyết áp, hẹp van động mạch
phổi không chỉ có trong trường hợp hờ van
chủ hay bệnh cơ tim:
hai lá cấp mà còn có trong các trường hợp
Siêu âm tim hẹp hai lá, bệnh mạch vành, van hai lá nhân
Không phải là xét nghiệm cần thiết để tạo và thông liên thất. Mặt khác, trong
xác định phù phổi cấp nhưng có thể giúp xác trường họp hở van hai lá mạn tính, buồng
định một số bệnh lý gốc có thể gây phù phổi nhĩ trái quá lớn có thể làm mất sóng V khổng
cấp như bệnh van tim, các nốt sùi trên van lồ. Dù vậy, hở van hai lá cấp vẫn là nguyên
trong một số trường hợp viêm nội tâm mạc nhân thường gặp nhất gây ra sóng V khổng
nhiễm trùng, các rối loạn chuyên động vùng lồ trên đường biểu diễn áp lực mao mạch

67
phổi. óng thông Swan Ganz cũng có thể CHẢN ĐOÁN PHÂN BIỆT
được lưu vài ngày để cung cấp các thông tin Hai vấn đề nồi bật trong việc chẩn đoán
về huyết động trong quá trình điều trị phù phân biệt là chẩn đoán phân biệt phù phổi
phổi cấp. Các thông tin này cực kỳ quan trọng cấp với hen phế quản cấp và chẩn đoán phân
khi phù phoi xảy ra cùng lúc với giảm cung biệt phù phoi cấp do tim với phù phổi cấp
lượng tim. Trong trưởng hợp này áp lực đổ không do tim.
đầy thất trái phải được canh ở trị số tối ưu
sao cho cung lượng tim cao nhất vói sự gia CHÂN ĐOÁN PHÂN BIỆT PHÙ PHỔ ĩ
tăng áp lực động mạch phôi thấp nhất. CẤP - HEN PHẾ QUÀN CÁP
Xét nghiệm sinh hóa Cả hai đều có khó thở nhiều, mạch
• Phải đo ion đồ ở mọi bệnh nhân phù nghịch, phải ngồi mới dễ thở hơn và ran rít
phổi cấp. Xét nghiệm này rất quan trọng lan tỏa hai phoi. Nhưng khác với phù phoi,
ở những bệnh nhân đã được dùng lợi trong hen phế quản bệnh nhân thường;
tiểu từ trước để điều trị tăng huyết áp • Biết mình bị hen phế quản từ trước.
hay suy tim hoặc ở những bệnh nhân sắp • Không đồ mồ hôi nhiều.
được dùng lợi tiểu và/hoặc digital.
• Lồng ngực căng phồng nhiều, gõ vang.
• BUN và creatinine máu cần thiết để
• Sừ dụng cơ hô hấp phụ rõ ràng.
đánh giá chức năng thận.
• Ran rít tần số cao hơn, dạng âm nhạc
• Protein máu cũng phải đo để dự phòng
hơn, ran ngáy và ran ẩm ít hơn.
tình trạng giảm albumin máu
« Giảm O2 máu thường không nhiều đến
• Công thức máu cũng cần thiết, nhất là ở
mức gây tím tái.
những bệnh nhân nghi ngờ có viêm phoi
hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
CHẤN ĐOÁN PHÂN BIỆT PHÙ PHÔI DO
• Tổng phân tích nước tiểu phải được làm T M VÀ KHÔNG DO TIM
thường quy để loại trừ một bệnh lý thận
Chủ yếu dựa vào bệnh cảnh lâm sàng
tiềm ẩn.
qua các đặc điềm liệt kê ở bảng 6.1. Thực tế
• ■ Khí máu động mạch khi bệnh nhân không không phải ỉúc nào cũng rạch ròi như trong
thở oxy rất cằn thiết để đánh giá tình bảng vì một sự gia tăng áp lực cao và đột
trạng oxy máu và thăng bằng kiềm toan ngột trong mao mạch có thể làm tồn thương
của bệnh nhân. Trước kia người ta vẫn màng phế nang-mao mạch làm các đại phân
nghĩ bệnh nhân phù phổi cấp bị giám lừ thoát vào dịch phù giống như trường hợp
CO 2 trong máu và kiềm máu do tăng của phù phổi cấp do tăng tính thấm màng
thông khí. Thực tế thì 50% các bệnh nhân phế nang-mao mạch. Ngược lại một sự gia
phù phổi cấp có nồng độ CO 2 trong máu tăng nhẹ áp lực thủy tĩnh mao mạch cũng
bình thường hoặc hơi tăng và hon 80% làm tăng tính thấm thành mạch, tăng mức độ
bệnh nhân ít ra cũng toan máu nhẹ. và vận tốc phù mổ kẽ trong trường họp
màng phế nang-mao mạch đã bị tổn thương.

68
Bàng 6.1: Các đặc điểm để phân biệt phù phổi cấp do tim và không do tim

Phủ Phổi Cấp Do tim Không do tim

Bệnh sử Sau một sự cố tim mạch cấp Không có


Khám
Cung lượng tim giảm Chi lạnh Chi nóng
t3 (+) (-)
Tĩnh mạch cổ nổi (+) (-)
Ran ẩm Có nhiều Có ít/không có
Bệnh lý gốc ngoài tim Thường không có Có
Cận lâm sàng
ECG Thiếu máu/nhồi máu cơ tim Bình thường
X quang phối Mờ từ rốn phổi ra Mờ ờ ngoại biên
Men tim Có thể tăng Bình thường
Áp lực mao mạch phổi >18 mmHg <18 mmHg
Shunt trong phổi Nhỏ (ít) Lớn (nhiều)
Protein dịch phù/huyết thanh <0,5 >0,7

ĐIỂU TRỊ PHÙ PHỐI CẤP DO TIM tăng lưu lượng oxy 1 1/phút, đến trị số tối đa
Điều trị phù phổi cấp cũng như điều trị là 36% với lưu lượng oxy 4 1/phút. ở mức
suy tim bao gồm ba phần: ( 1 ) điều trị triệu này có tăng lưu lượng oxy lên hơn iiữa cũng
chứng (2) điều trị các yếu tố thục đẩy, (3) không tăng được tỉ lệ oxy trong khí hít vào
điều trị nguyên nhân hay là điều trị bệnh lý mà chi làm bệnh nhân khó chịu do khí xoáy
gốc gây ra phù phổi cấp. ờ vùng hầu họng, đầu ống thông. Với mặt nạ
thì tùy loại; mặt nạ có thờ lại có thể đạt tỉ lệ
ĐIÊU TRỊ TRIỆU CHỨNG F i0 2 lần lượt la 24%, 28%, 31%, 35%, 40%,
50%; mặt nạ không thờ lại có thể đạt tới 80
Điều trị hỗ trợ ban đầu.
- 90% và có thể dùng kèm biện pháp thở với
Oxy áp lực dương ngắt quãng (IPPB).
Để nâng Pa0 2 lên hơn 60 mmHg. Oxy Một số bệnh nhân suy hô hấp nặng phải
là liệu pháp hàng đầu ở bệnh nhân có suy hô đặt nội khí quàn và thờ máy nếu không nâng
hấp. Nên đo khí máu động mạch trước khi được Pa0 2 lên hơn 50 mmHg khi thờ oxy
cho bệnh nhân thở oxy. Đa số bệnh nhân chi 100% qua mặt nạ có thờ lại. Lưu ý, ờ bệnh
cần thở oxy qua ống thông ờ mũi hoặc qua nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Pa0 2
mặt nạ. Tỉ lệ oxy trong khí hít vào (F1O2) bình thường đã ờ gần trị số 50 mmHg. Chi
qua ống thông ở mũi là 24% với lưu lượng nên đặt nội khí quản và cho thở máy các
oxy 1 1/phút và ti lệ này tăng 4% mỗi khi bệnh nhân này trong trường hợp thật nguy

69
cấp vì sau đó rất khó cho bệnh nhân cai máy Trong bệnh cảnh phù phổi cấp kèm huyết áp
giúp thở. Nếu áp suất phần oxy trong máu thấp, giữa hai liệu pháp truyền dịch và dùng
động mạch (Pa02) vẫn không đạt tới 80 thuốc lợi tiểu người thầy thuốc giống như
mmHg hoặc phải duy trì F i0 2 hon 60% mói nghệ sĩ xiếc đi dây giữa một bên là giảm thể
duy trì được Pa0 2 ở mức 80 mmHg, nên áp tích nội mạch quá mức do dùng thuốc lợi
dụng liệu pháp thở với áp lực dương cuối kỳ tiểu và một bên là làm nặng thêm tình trạng
thở ra (PEEP). Trị số PEEP được tăng dần phù phoi do truyền dịch quá mức. Nên dùng
từ 5 mmHg tới 20 mmHg tùy đáp ứng cùa áp lực mao mạch phổi, nếu được, trong
bệnh nhân. Nên nhớ lượng oxy cung cấp những trường họp này để hướng dẫn điều trị
cho mô phụ thuộc cà lượng oxy trong máu vì áp lực tĩnh mạch trung tâm' không phản
động mạch lẫn cung lượng tim mà thờ máy ảnh đúng và kịp thời trị số cũng như sự thay
vón chế độ PEEP có thể làm giảm cung đổi cùa áp lực đổ đầy thất trái.
lượng tim do làm giảm lượng máu tĩnh Điều tri thuốc.
mạch đổ về tim, do đó cách hiệu quả nhất để
Morphine suỉphate
theo dõi ảnh hường của thờ máy trên cung
lượng tim là dùng ống thông Swan Ganz để Là thuốc quan trọng trong điều tri phù
đo cung lượng tim bằng phương pháp pha phổi cấp do tim. Thuốc vừa có tác dụng
loãng nhiệt hoặc theo dõi gián tiếp sự thay giảm lo lắng vừa có tác dụng dãn tĩnh mạch
đổi của cung lượng tim qua hàm lượng oxy phổi và tĩnh mạch ngoại biên qua đó làm
trong máu tĩnh mạch hòa trộn lấy ở vùng giảm lượng máu trờ về tim để lên phổi, giảm
phễu động mạch phổi. Cung lượng tim càng triệu chứng khó thờ do sung huyết phoi.
thấp thì hàm lượng oxy trong máu tĩnh mạch Liều sù dụng là 2 - 5 mg TM mong 10 - 25
hòa trộn càng thấp. phút đến lúc hiệu quả hoặc xuất hiện tác
dụng phụ. cẩn thận khi sử dụng ờ bệnh
Tư thế thoải mái cho bệnh nhân
nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vì
Cho bệnh nhân ngồi hoặc quay đầu morphine ức chế hô hấp có thể khiến bệnh
giường cao lên để cải thiện thông khí, tăng ứ nhân ngưng thờ.
trệ máu do trọng lực ở hệ thống ữnh mạch,
qua đó giảm lượng máu trở về tim. Furosemide
Dùng đường tĩnh mạch cũng có vai trò
Giảm công của tim
rất quan trọng. Furosemide có tác dụng (1)
• Nghi ngoi tuyệt dối. dãn mạch, (2) lợi tiểu, và (3) giảm hậu tải
• Dùng thuốc giảm đau. nhẹ. Tác dụng dãn mạch xảy ra trước khi có
tác dụng lọi tiểu. Liều khởi đầu là 10-20 mg
• Dùng thuốc an thần nhẹ để bệnh nhân
TM ờ những bệnh nhân chưa từng dùng qua
giảm lo lắng.
furosemide, 40-80 mg tiêm mạch chậm trong
Truyền dich 1 - 2 phút ờ những bệnh nhân đã có dùng
Vấn đề truyền dịch tùy thuộc bệnh cảnh khi điều trị ngoại trú, có thể tăng tối đa 2 0 0
lâm sàng và huyết áp bệnh nhân. Nếu huyết mg và nếu chưa đáp ứng thì truyền tĩnh
áp bệnh nhân đang thấp nên truyền dịch và mạch liên tục 10 - 40 mg/giờ tùy theo tình
phải cần thận khi dùng lợi tiểu để không làm trạng chức năng thận. Đôi khi phải kết hợp
huyết áp tụt thêm do giảm thể tích nội mạch. furosemide 1 0 0 mg tiêm mạch chậm với

70
chlorothiazide 500 mg tiêm mach mói có Nitroprusside. Là thuốc dãn mạch mạnh rất
hiệu quả lợi tiểu ở những bệnh nhân trước hữu ích trong phù phổi cấp do hờ van hai
đó không đáp ứng vợi furosemide đơn độc. cấp hoặc tăng huyết áp nhưng có tác dụng
phụ là hiện tượng “ăn cắp máu” ờ các mạch
Thuốc dãn mạch
vành đã tổn thương nên phải hết sức cẩn
Nitroglycerin và các nitrate. Có tác dụng thận khi dùng ờ bệnh nhân mạch vành.
dãn tiểu ữnh mạch qua đó làm tăng sức chứa Trong quá trình sừ dụng nên theo dõi đường
cùa hệ thống tĩnh mạch, làm giảm lượng áp lực động mạch phổi và đường áp lực
máu tĩnh mạch trở về tim, giàm áp lực mao động mạch neoại biên để canh liều, tránh-
mạch phổi và áp lực thất trái cuối tâm biến chứng tụt huyết áp rất dễ xảy ra. Liều
trương. Thuốc như vậy có tác dụng “lợi dùng khởi đầu là 0;2 pg/kg/phút tăng dần
tiểu” nhưng không thải nước ra ngoài mà liều 0,1-0,2 pg/kg/phút mỗi 5 phút (hoặc 10
giữ lại trong ngăn tĩnh mạch, làm giảm tiền
pg/phút tăng dần 5 |ig/phút mỗi 5 phút) cho
tải, giảm dãn nở các buồng tim và kéo chức
đến khi đạt hiệu quà mong muốn (giảm áp
năng thất trái trờ về một điểm thích hợp hơn
lực mao mạch phổi xuống 18 - 20 mmHg,
trên đường biểu diễn của Starling (đường
giảm kháng lực mạch ngoại biên xuống
biểu diễn chức năng co bóp tâm thất theo độ 1000 - 1200 dynes/sec/cm5, hoặc bệnh
dài của sợi cơ). Các nitrates còn có tác dụng
nhân bắt đầu đi tiểu được) hoặc đến liều tối
dãn nở các mạch bàng hệ của động mạch
đa 5 Ịig/kg/phút (300 - 400 pg/phút)
vành nên đặc biệt hữu ích trong các trường
Nitroprusside chuyển hóa thành cyanide
hợp suy tim cấp do thiếu máu cục bộ ờ tim.
và sau đó thành thyocyanate. N gộ độc
Trong bệnh cảnh cấp cửu như phù phổi
thiocyanate (khi hàm lượng trong máu >10
cap, nitrate truyền tĩnh mạch, hoặc ít ra là
mg/dL) có thể xảy ra khi dùng liều cao kéo
ngậm dưới lưỡi, tốt hơn là uống hoặc dán.
dài hơn ba ngày hoặc ở bệnh nhân suy thận
Liều nitroglycerin truyền tĩnh mạch khởi
nên phải theo dõi hàm lượng thiocyanate
đầu là 0,2 pg/kg/phút tăng dần liều 0,1-0,2
máư cẩn thận trong quá trình dùng
pg /kg/phút mỗi 5 phút (hoặc khởi đầu liều nitroprusside. Các triệu chứng ngộ độc
10 pg/kg/giờ và tăng liều 5 |ig/kg/giờ mỗi 5 thiocyanate là buồn nôn, dị cảm, rối loạn
phút) đến lúc đỡ triệu chứng khó thở hoặc tâm thần, đau bụng, co giật.
có tác dụng phụ. Trong quá trinh điều trị
theo dõi sát mạch, huyết áp. Trong lúc chờ
Thuốc trợ tim
đặt đường truyền có thể ngậm nitroglycerin Dobutamìne có tác dụng kích thích thụ thể
0,4 mg dưới lưỡi mỗi 5 phút, tác dụng tương p i và thụ thể (52 nhiều hơn thụ thể a nên có
đương truyền tĩnh mạch 1,5 pg/kg/phút. Nếu tác dụng tăng co bóp cơ tim, dãn mạch làm
có mạch chậm khi dùng nitrates có thể dùng tăng cung lượng tim và giảm hậu tải. Thuốc
atropine 0,5 - 1 mg tiêm mạch để điều trị. được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch với
Lưu ý các chống chi định cùa nitrate: liều khởi đầu 1 - 2 pg/kg/phút tâng dần đến
lúc có hiệu quả hoặc xuất hiện tác dụng phụ
• Mạch >110 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
là nhịp tim nhanh quá mức hoặc loạn nhịp
• Huyết áp tâm thu < 90m m H g.
thất. Thuốc không hiệu quà ờ bệnh nhân suy
• Nhồi máu cơ tim thất phải.

71
tim tâm trương hoặc suy tim với cung lượng Bóng được đặt vào động mạch chủ xuống,
tim tăng ngay dưới động mạch dưới đòn trái, và được
bơm lên hay xả xuống theo chu kỳ co bóp
Thuốc ức chế phospodiesterase có tác dụng
của tim (thường là đồng bộ với ECG). Bóng
dãn mạch mạnh hơn dobutamine:
được bơm lên vào thì tâm trương, ngay sau
• Amrinone: tiêm mạch liều đầu 750 khi van động mạch chù đpng, làm tăng
ng/kg trong 2 - 3 phút, sau đó truyền huyết áp tâm trương lên cao hơn cà huyết áp
tĩnh mạch 2.5 - 10 pg/kg/phút. tâm thu qua đó cải thiện tưới máu ờ mạch
• Milrinone: truyền tĩnh mạch liều đầu 50 vành và các mô khác. Bóng được xả xuống
pg/kg trong 1 0 phút, sau đó truyền tĩnh vào cuối thì tâm trương, ngay trước khi tâm
mạch 0,375 - 0,750 pg/kg/phút. thất co bóp, làm giảm hậu tài một cách đột
ngột, qua đó cải thiện việc tống máu từ thất
• Phải giảm liều thuốc ức chế
trái ra. Tuy có thể cài thiện huyết động trong
phosphodiesterase ở bệnh nhân suy thận.
một thời gian ngắn, IABP không cải thiện
• Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là được tỉ lệ tử vong nên chỉ là biện pháp hỗ
loạn nhịp nhĩ, loạn nhịp thất và giảm trợ tạm thòi trong khi chờ các liệu pháp
tiểu cầu khác phát huy tác dụng và chờ điều trị
Digitalis không còn được sử dụng như một nguyên nhân gây phù phổi cấp ví dụ như
thuốc trợ tim để điều trị phù phổi cấp nữa can thiệp cấp cứu trong trường hợp
tuy vẫn còn được dùng để điều trị suy tim NMCTC, mổ trong trường hợp hờ van hai lấ
mạn. Digitalis còn được sử dụng như một cấp hoặc thủng vách liên thất sau NMCTC.
thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát nhịp Dụng cụ hỗ trợ thất
thất ờ những bệnh nhân phù phổi cấp do
Ví dụ như máy tim phổi nhân tạo đặt qua
nhịp nhanh trên thất nhung ngay cả trong
da với các ống thông lớn đặt ờ nhĩ phải và
chỉ định này cũng có những thuốc hiệu quả
động mạch đùi có thể hỗ trợ một lưu lượng
hơn digital ví dụ như các thuốc chận bêta,
từ 3 - 5 Ưphút. Thất trái nhân tạo hoặc các
thuốc ức chế kênh canxi, amiodarone,
thiết bị hỗ trợ thất trái khác cũng có thể
sotalol, propafenone tùy từng loại nhịp
được đặt bời phẫu thuật viên như một biện
nhanh trên thất cụ thể.
pháp tạm thời để ổn định bệnh nhân trước
Aminophyỉline khi ghép tim.
Chi có chỉ định khi bệnh nhân có co thắt Thẩm phân hoặc siêu lọc máu
phế quàn. Ỉ3ên cạnh tác dụng dãn phế quản
Dùng cho bệnh nhân suy thận và kháng
aminophylline còn có tác dụng trợ tim nhẹ,
thuốc lợi tiểu.
lợi tiểu nhẹ. Liều nạp là 6 mg/kg tiêm mạch,
tiếp theo đó là truyền ữnh mạch 0,5 - 1
ĐIỀU TRỊ CẤC YẾU T ố THÚC ĐẨY
mg/kg/giờ.
Việc xác định yếu tố nào là yếu tố thúc
Hỗ trợ tuần hoàn bằng biện pháp cơ học
đẩy, yếu tố nào là nguyên nhân nhiều khi rất
Bóng nội động mạch chã (IABP) khó. Tăng huyết áp có thể là yếu tố thúc đẩy
Là thiết bị cơ học để hỗ trợ thất trái được ờ bệnh nhân đã có rối loạn chức năng thất
sử dụng lâu đời nhất và được hiểu rõ nhất. trái từ trước, có thể là nguyên nhân trong

72
một số hiếm trường hợp bệnh nhân chưa có nhanh chóng sau khi cơ bị đứt, thường là
rối loạn chức năng thất trái từ trước, có thể vào ngày thứ 2 - 7 sau nhồi máu cơ tím
chỉ là hậu quả trong phù phổi cấp do phàn vùng dưới. Bệnh nhân phải được ổn định
xạ co mạch trong tình trạng thiếu oxy máu. bằng thuốc dãn mạch, bóng nội động
Các yếu tố thúc đẩy thường gặp là: .. mạch chủ và nhanh chóng chuyên mổ
• Tăng huyết áp. cấp cứu. Tỉ lệ từ vong khi mồ có thể tới
1 0 % nhưng là biện pháp duy nhất để cứ u '
• Tim thiếu máu cục bộ.
sống bệnh nhân.
• Loạn nhịp nhanh hoặc chậm mới phất.
• Thủng vách liên thất: xảy ra ở 3% các
• Tăng thể tích tuần hoàn do bệnh nhân ăn bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và
mặn hoặc được truyền dịch quá mức. chiếm 5% các trường họp tử vong. 50%
• Nhiễm trùng. các trường hợp thủng vách liên thất xảy
• Thiếu máu. ra ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim vùng
trước và thường xảy ra vào ngày thứ 3
• Cường giáp.
đến thứ 7 sau khi nhồi máu cơ tim. Triệu
• Dùng các thuốc có tác dụng giữ nước và chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn với
muối như steroid hoặc thuốc kháng viêm hờ van hai lá cấp vì cả hai trường họp
không steroid hoặc thuốc có tác dụng đều có tụt huyết áp, suy tim nặng và có
làm giảm co bóp thất trái như một số âm thổi. Bệnh nhân cần phải mồ cấp cửu
thuốc điều trị loạn nhịp và thuốc điều trị và nếu thành công sẽ giảm tỉ lệ tử vong
ung thư. từ 94% xuống 47% theo công trình ■
• Xuất hiện một bệnh lý khác ngoài tim nghiên cứu GUSTO-1.
nhưng có ảnh hưởng lên hệ tim mạch, ví
dụ như suy thận làm tăng ứ dịch trong PHÙ PHỔI DO TĂNG TÍNH THẤM
cơ thể. THÀNH MẠCH

ĐIÈU TRỊ NGUYÊN NHÂN LÂM SÀNG


Tùy nguyên nhân cụ thể mà có biện Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là bệnh cành
pháp điều trị thích hợp. suy hô hấp cấp. Có thể chia bệnh cảnh lâm
sàng phù phổi cấp do tăng tính thấm thành
• Nhồi máu cơ tim cấp: cần nhanh chóng
mạch làm 3 giai đoạn.
can thiệp tái thông mạch máu bị tắc.
• Giai đoạn sớm nhất: Bệnh nhân có tăng
• Hờ van hai lá cấp: xảy ra ờ 1% bệnh
tần số hô hấp.
nhân nhồi máu cơ tim và chiếm 5% các
trường hợp tử vong. Thường là do đứt • Giai đoạn kế: Bênh nhân bắt đầu tím tái
cơ trụ sau vì cơ này chi được nuôi bởi nhẹ, triệu chứng khó thở tăng, nhịp thở
một nhánh mạch xuất phát từ động mạch tăng. Khám phổi có thể bình thường, có
liên thất sau trong khi cơ trụ trước được thể nghe ran ẩm ở hai phổi, có thể kèm
nuôi bời hai nhánh mạch, một xuất phát âm thổi ống ờ một số vùng. Triệu chúng
từ nhánh mũ, một xuất phát từ nhánh lâm sàng khi khám phổi không rầm rộ và
liên thất trước. Phù phổi cấp xuất hiện điển hình như phù phổi cấp do tim.

73
• Giai đoạn trễ: bệnh nhân tăng tần số hô ĐIỀU TRỊ
hấp nhiều nhưng thể tích khí lưu thông Dù phù phổi cấp do nguyên nhân nào cũng
giảm nên PaCC>2 tăng và Pa0 2 giảm phải thử khí trong máu để đánh giá loại và
nặng, có thể dẫn tói từ vong. Khi tần số mức độ rối loạn. Khi Pa0 2 < 60 mmHg và
hô hấp bệnh nhân bằng 30 lần/phút là có PC0 2 < 40 mmHg, cho bệnh nhân thở oxy qua
chi định đặt nội khí quản giúp thờ. sonde mũi hoặc mặt nạ để tăng ti lệ oxy trong
Khám tim và các cơ quan thường không khí hít vào (tăng Fi02), Nếu không tăng được
có gỉ đặc hiệu ngoài các triệu chứng của Pa0 2 lên > 60 mmHg với 100% oxy hoặc tần
bệnh lý gốc. số hô hấp cùa bệnh nhân nhanh hơn 30
lần/phút phải cho bệnh nhân thờ mấy.
CẬN LÂM SÀNG Thở máy
• Khí máu động mạch. Xét nghiệm khí Mục đích thở máy là để tăng thể tích
máu động mạch cho thấy trong giai đoạn phổi trung bình trong chu kỳ thở qua đó mở
đầu Pa0 2 giảm, PaCŨ2 bình thường các phế nang bị xẹp. Nêu PaC>2 không- cài
hoặc giảm nhẹ. Khi bệnh diễn tiến nặng thiện hoặc phải dùng F1O2 > 60% kéo dài
hơn Pa0 2 giảm nhiều hơn do có luồng nên dùng thêm chế dộ áp lực dương cuối kỳ
thông trong phổi và PaC0 2 tăng. thở ra (PEEP). Chế độ PEEP làm tăng dung
• X quang. Hình ảnh điển hình là hình ảnh tích dự trữ chức năng cùa phồi thông qua
“phổi trắng” do phù toàn bộ mô kễ, sau việc huy động các phế nang bị xẹp nên cải
đó nhanh chóng xuất hiện hình ảnh các thiện tình trạng giảm oxy máu và giảm các
nốt trắng nhỏ, đậm hơn, quần tụ lại với luổng thông (shunt) ờ phổi. Có hai cách để
nhau cùa phù phế nang ở cả hai phế sừ dụng chế độ PEEP.
trường. Bóng tim không to. • Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thờ
• Siêu âm tim. Kích thước và chức năng máy với chế độ PEEP
thất trái hoàn toàn bình thường trên siêu • Bệnh nhân được đặt nội khí quản hoặc
âm tim. Tăng áp động mạch phổi chì mặt na, tự thờ với PEEP (hoặc CPAP:
xuất hiện sau vài ngày. continuous positive airway pressure, áp
• ECG không giá trị nhiều. lực dương liên tục ờ đường thờ)

•' Thông tim phải. Giúp xác định chẩn Chế độ PEEP làm tăng lượng dịch chứa
đoán: áp lực mao mạch phổi bình thường ờ phổi nên thòi gian sử dụng càng ngắn
hoặc thấp (<12 mm Hg). Ngoài ra thông càng tốt (ngưng PEEP càng sớm càng tốt).
tim phải còn có thể cho thấy tình trạng Chế độ PEEP cũng làm tăng hậu tải thất
tăng áp phổi trước mao mạch do phản xạ phải, giảm lượng máu tĩnh mạch đổ về tim,
co mạch ờ phổi trong tình trạng giảm qua đó có thể gây giảm cung lượng tim,
oxy, chỉ số tim cao, kháng lực ngoại giảm huyết áp, giảm lưu lượng nước tiểu và
biên thấp, kháng lực phổi cao. Áp lực có thể gây biến chứng do áp lực dương như
phần oxy trong máu tĩnh mạch Pv0 2 tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất nên
bình thường hoặc cao và độ chênh lệch phải theo dõi bệnh nhân hết sức cẩn thận khi
oxy động mạch - tĩnh mạch PaC0 2 thấp. dùng chế độ PEEP.

74
Các biện pháp khác Paranjothi s (Chủ biên) 2001; trang 131 -
152.
• C h ạy tim ph ổ i nhân tạo: không làm tăng
3. Givertz MM, Stevenson LW, Colucci WS:
tỉ lệ số n g còn của bệnh nhân.
Hospital Management of Heart Failure trong
• N aloxon: n ếu PaCƠ2 tăng và toan hô Cardiovascular Therapeutics, Antman EM
hấp do d ù n g q u á liều m orphin. (Chủ biên) 2002 trang 356 - 370.
• D u n g dịch b icarbonat: được dùng tạm
4. Alpeft JS, Ewy GA. Pulmonary Edema
trong Manual of Cardiovascular Diagnosis
thời khi toan huyết n ặng tro n g thòi gian
and Therapy. Lippincott Williams &
c h ờ đợi các biện p h áp khác có hiệu quả.
Wilkins, ấn ban iầii 5,2002 ưang 90 - 100.
• Dung dịch dạng keo: được dùng khi 5. Jaffe AS, Miller WL. Acute Myocardial
bệnh nhân có giảm albumin máu. Infarction. Trong Current Diagnosis &
Treatment ỈÍÍ Cardiology, Crawford MH
• Giữ áp lực mao mạch phải ở mức thấp
(Chủ biên), Me Graw-Hill, 2th ed, 2003,
nhất.
trang 57 - 87.
• Điều trị nguyên nhân nếu được. 6. Game JH: Acute Heart Failure
Management. Trong Textbook of
TÀI LIỆU THAM KHẢO Cardiovascular Medicine, Topol EJ (Chủ
1. Givertz MM, Colucci w s, Braunwald E. biên), Lippincott Williams & Wilkins, ấn
Clinical Aspects of Heart Failure, High bản lần 2,2002, trang 1845-1865.
Output Failure, Pulmonary Edema trong 7.. Chatterjee K, Hutchison SJ, Chou TM.
Heart Disease a Textbook of Cardiovascular Acute Ischemic Heart Failure: ‘
Medicine. Braunwald E, Zipes DP, Libby p Pathophysiology and Management. Trong
(Chủ Biên) 2001; trang 534 - 561. Heart Failure: Scientific Principles and
2. Ewald GA, Rogers JG. Heart failure, Clinical Practice, Poole - Wilson PA, Coluci
Cardiomyopathy and Vascular Heart ws, Massie BM, Chatteijee K, Coats AJS
Disease trong The Washington Manual Of (Chủ biên), Churchill Livingstone, 1997,
Medical Therapeutics; Ahya SN, Flood KQ, trang 523- 566.

75
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Các câu sau đây đều đúng, ngoại trừ:


A. Lượng địch thoát vào mô kẽ phụ thuộc vào áp thẩm keo, áp lực thủy tĩnh trong mạch
máu và mô kẽ.
B. Hệ bạch mạch có chức năng dẫn lưu dịch, chất hòa tan và chất kẹo thoát ra từ các
mạch máu.
c.
Dịch thoát ra từ mạch máu có khuynh hướng lắng đọng ở mô kẽ quanh phế nang hơn
là mô kẽ quanh mạch máu khi vượt qua khả năng chuyên chở của bạch mạch.
D. Dịch phù mô kẽ gây chèn ép mạch máu và các đường thờ nhò.
E. Trong tăng áp lực nhĩ trái mạn tính, hệ thống bạch mạch phát triển, có thể dẫn lưu >
200ml dịch/giờ.
2. Các giai đoạn tụ dịch ở phổi:
A. Giai đoạn 1 có tàng lượng dịch vận chuyển mà không có tích tụ dịch mô kẽ.
B. Giai đoạn I có tăng lượng dịch vận chuyển và cổ tích tụ dịch mô kẽ.
c. Giai đoạn 2 có tích tụ dịch mô kẽ quanh tiểu phế quàn, động tĩnh mạch.
D. Giai đoạn 3 có tích tụ dịch quá khả năng chứa của mô kẽ gây phù phế nang.
E. A, c, Dđúng.
3. Cấc câu sau đây đều đúng, ngoại trừ:
A. Bình thường tưới máu nhiều nhất ở vùng giữa phổi.
B. Bình thường tưới máu nhiều nhất ở vùng đáy phổi.
c.
Phù mô kẽ thành lập nhanh và nhiều nhất ờ vùng đáy phổi.
D. Sự thành lập dịch phù nhanh và nhiều ở đáy phổi gây chèn ép mạch máu ờ đáy phổi
dẫn đến tái phân bố tuần hoàn phổi.
E. Tăng áp lực nhĩ trái mạn có thể không có phù phế nang.
4. Cơ chế phù phổi cấp là do mất cân bằng các lực Starling trong các bệnh lý.sau, ngoại trừ
bệnh lý:
A. Hẹp van hai lá.
B. Suy tim trái.
C. Giảm albumin máu.
D. Chọc tháo tràn khí màng phổi nhanh với áp lực âm mạnh.
E. Nhiễm trùng.
5. Giai đoạn phù phế nang trong phù phổi cấp có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Oxy máu giảm do rối loạn trao đổi khí.
B . Bệnh nhân khạc ra bọt hồng do ờ phù phế nang lan ra các tiểu phế quàn,
c.Giảm dung tích sống.
D. Xuất hiện shunt phải - trái do hiện tượng tưới máu ờ các phế nang bị phù.
E. C 02 máu thường tăng.

76
6. Triệu chứng của phù phổi cấp:
A. Bệnh nhân khó thở dữ dội phải ngồi, lo lắng, vật vã.
B. Bệnh nhân có thể khạc ra bọt hồng.
c. Hai phổi córan ẩmnhiều từđáy dâng nhanh lên đỉnh.
D. Triệu chứng phù phổi trên X quạng ngực mất nhanh hon triệu chứng lâm sàng.
E. A ,B,cđúng.

7. Triệu chứng của hen phế quản giúp phân biệt với phù phổi cấp:
A. Lồng ngực căng phồng, gõ vang.
B. Sừ dụng cơ hô hấp phụ rõ ràng,
c. Ran rít có dạng âm nhạc hơn.
D. Ran rít nhiều hơn, ran ngáy và ran ẩm ít hơn.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.

8. Điều trị phù phổi cấp bao gồm:


A. Oxy liệu pháp.
B. Thuốc dãn mạch và lợi đái tháo đường tinh mạch,
c . Thuốc tăng co bóp cơ tim qua đường tĩnh mạch.
D. Điều trị yếu tố thúc đẩy.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.

9. Điều trị hỗ trợ phù phổi cấp:


A. Oxy liệu pháp để nâng Pa02 > <50 mmHg.
B . Chỉ định đặt nội khí quản khi F i02 > 60% mà không nâng được Pa02 > 60 mmHg.
c. Tư thế ngồi giúp cải thiện thông khí và tăng ứ máu tĩnh mạch.
D. Cần điều trị giảm lo âu cho bệnh nhân để giảm công của tim.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.

10. Cấc câu sau đây đều đúng, ngoại trừ:


A. Morphine sulfate có tác dụng giảm lo âu, dãn tĩnh mạch phổi và tĩnh mạch ngoại biên.
B. Furosemide đường tĩnh mạch có tác dụng dãn tĩnh mạch trước khi cổ tác dụng lợi tiểu,
c. Tác dụng chủ yếu cùa nitroglycerine là dãn tĩnh mạch.
D. Nên dùng nitroprusside cho bệnh nhân phù phổi cấp do nhồi máu cơ tim cấp.
E. Dobutamine là thuốc tăng co bóp cơ tim có tác dụng dãn mạch.

ĐÁP ÁN
1C, 2E, 3A, 4E, 5E, 6E, 7E, 8E, 9E, 10D

77
NHỒI MÁU c ơ TIM CẤP
Võ Thành N hân

MỤC TIÊU
1. Trình bày được tiêu chuẩn chan đoán nhoi máu cơ tim cẩp (NMCTC).
2. Trình bày được mục tiêu điều trị và liệu pháp thuốc trong điểu trị cấp cứu chung.
3. Trình bày được 3 chi định tái thống mạch vành.
4. Trình bày được 15 chống chi định tuyệt đổi-và 9 chổng chi định tương đối của thuốc tiêu sợi
huyết.
5. Trình bày được 8 chi định can thiệp mạch vành.

NMCTC với ST chênh lên là một cấp Biến đổi trên ECG
cứu nội khoa do huyết tắc động mạch vành • Đoạn ST: chênh vòng lên với sóng T
trong đa số các trường hợp. M ột phần ba số cao, nhọn, đối xứng (giai đoạn tối cấp,
bệnh nhần NMCTC sẽ chết, trong đó 1/2 số trong những giờ đầu) hoặc sóng T âm,
bệnh nhân này chết trong giờ đầu. Tuy nhiên sâu, nhọn, đối xứng (giai đoạn cấp, trong
ti lệ này có thể hạ thấp khi chuyển nhanh những ngày đầu)
đên bệnh viện, tái thông mạch máu nhanh,
• Sóng Q: điển hình có thời gian > 40
điều trị các loạn nhịp thất kịp thời và điều
milli giây, có thể xuất hiện muộn, vài
chỉnh các rối loạn huyết động một cách hiệu
ngày sau.
quả.
Biến đổi điển hình trên ECG là sự thay
CHÂN ĐOÁN NMCTC đoi cùa S T theo thời gian. D o đó nên đo
ECG nhiều lần trong ngày khi có đau ngực
Dựa trên 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:
hoặc loạn nhịp, ít ra là một lần mỗi ngày
Con đau thắt ngực trong giai đoạn còn nằm trong trại săn sóc
K éo dài hơn bình thường, cường độ dữ tích cực mạch vành.
dội hơn, không giám khi nghỉ hoặc ngậm ỈMuý:
nitroglycerine. Bệnh nhân thường có các
• Các biến đổi của ST và sóng Q có thể
triệu chứng đi kèm như khó thờ, buồn nôn,
xuất hiện trong hội chửng kích thích
nôn, vã mồ hôi, hồi hộp.Ccm đau thắt ngực
sớm, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim,
có thể không xày ra ờ bênh nhân đái tháo
bệnh cơ tim, bệnh phải tắc nghẽn mạn
đường, quá lớn tuổi, hoặc trong giai đoạn
tính, thuyên tắc phổi.
hậu phẫu. Trong các trường hợp này, các
triệu chứng tương đương cơn đau thắt ngực • ở bệnh nhân NMCTC vùng dưới nên đo

(CĐTN) là khó thờ, suy tim nặng lên hoặc thêm các chuyển đạo V 3R V4R để phát
rối loạn tri giác. hiện NM CT thất phải. ST chênh lên >
lm m ờ V4R gợi ý có NM CT thất phải.

78
m o i mau co tim cảp vùng trươc
i 1 ! II ! III ị| «un ị ,sv Ị «VF i I' V. 1 V, ì
Ịsóm \ - ^ -/-V
D ị í v - N
Ị Tiến
¡triển 7V Ỵ y 'í v -
Nhôi inàu co tim cảp vùng dưới
1___ ; ' « Ị «I ' *VR : ,VL ị |VF Ịị V,
j Ị _ Ị j q
;Sóm ' \ _ r

V " - 4 " 'N Ỷ v Y 1 Ằ a . JL v

Hình 7.1: Diên tiên ECG trong NMCT câp ST chênh lên vùng trước
(hình A) và vùng dưới (hình B).

Men tim • Phàn ứng chéo với CK-BB ờ một số kỹ


• Troponin I và T chuyên biệt của tim thuật định lượng CK-MB.
(cTn I và cTn T): nhạy và chuyên biệt Trong các trường hợp này CK-MB
đối với tổn thương cơ tim hơn CK-MB. thường tăng kéo dài, không thay đổi nhanh
ở bênh nhân tim thiếu máu cục bộ cấp, như ưong NMCT.
tì lệ từ vong do tìm tì lệ thuận với mức
Lưu ý: vì Tn nhạy hơn CK-MB và để tiết
độ tăng troponin. cTn I và cTn T tăng 3 -
kiệm chi phí, bệnh nhân nhập viện vì đau
12 giờ sau khi bắt đầu NMCT, đạt trị số
ngực và nghi ngờ NMCT chi nên thử Tn:
cực đại 24 - 48 giờ sau và trờ về bình
thường sau 5 - 14 ngày. Độ thanh thài • Nếu Tn (-) kiểm tra lại sau 4 - 6 giờ.
troponin chậm giúp phát hiện những • Neu hai lần thử đều âm tính có thể loại
bệnh nhân NMCT tới khấm vài ngày sau NMCTC.
còn đau ngực kéo dài. • Trường hợp Tn (+) thì không cần kiểm
• Creatine kinase: nồng độ CK-MB tăng tra lại Tn. Có thể kiểm tra thêmCK-MB
có độ nhạy và độ chuyên biệt > 95% khi để theo dõi biến đổi động học của CK-
đo trong vòng 24 - 36 giờ kể từ khi đau MB trong NMCT.
ngực. Trong NMCTC CK-MB tăng Bên cạnh 3 tiêu chuẩn kinh điển để chẩn
trong vòng 3-12 giờ, đạt đỉnh cực đại đoánNMCTC, có thể dùng thêm một số xét
trong vòng 24 giờ và trờ về bình thường nghiệm khác như:
trong vòng 48 - 72 giờ. • Siêu âm tim hai chiều: để phát hiện các
Chẩn đoán phân biệt: rối loạn chuyển động vùng ở bệnh nhân
• Tăng CK-MB nguồn gốc ngoài tim đau ngực không đáp ứng điều trị và có
(hiếm). ECG không điển hình để sàng lọc bệnh
nhân gời phòng thông tim chụp mạch
• Giảm thải CK-MB ở bệnh nhân suy
vành xác định chẩn đoáni Các rối loạn
thận.
chuyển động vùng xảy ra rất sớm, chỉ
79
vài giây sau khi mạch vành bị tắc, trước • Blốc nhánh trái mới xuất hiện (<12 giờ)
khi hoại từ xảy ra. Siêu âm tim cũng rất sau một cơn đau ngực kéo dài > 30 phút.
hữu ích để chẩn đoán các nguyên nhân Mục đích của giai đoạn sàng lọc là chân
gây đau ngực khác phình bóc tách động đoán sớm để có thể cho bệnh nhân dùng
mạch chủ, tràn dịch màng tim, thuyên thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 30 phút hoặc
tác phoi nặng. Không có rối loạn chụp và can thiệp mạch vành cap cứu trong
chuyển động vùng trên siêu âm hai vòng 60 phút kế từ lúc nhập viện.
chiều loại trừ chẩn đoán NMCTC nặng.
Điều trị ban đầu trong giai đoạn này, cho dù
• Siêu âm DoppỊer để chẩn đoán hở van bệnh nhân có chi định tái thông mạch vành
hai lá hoặc thủng vách liên thất ở bệnh hay không, bao gồm những biện pháp sau đây.
nhân NMCTC có âm thổi tâm thu mới
xuất hiện hay thay đồi. BIỆN PHÁP CHUNG
• Xạ hình tim: tuy ít khi được làm, xạ • Đặt đường truyền tĩnh mạch với kim
hình tim lúc nghỉ vói Technetium- 99m lớn (18G) qua đó lấy máu thử men tim,
bình thường giúp loại trừ NMCT nặng. công thức máu, ion đồ (kể cả Mg) và
• Chụp mạch vành và buồng thất trái có lipid máu.
cản quang giúp chẩn đoán xác định chắc • Mac monitor theo dõi nhịp tim liên tục
chắn NMCTC và đánh giá mức độ ảnh và theo dõi các dấu sinh tồn. Những
hưởng cùa NMCT lên chức năng thấ trái. bệnh nhân chưa có biến đổi ST trên
ECG lúc đầu phải được đo lại nếu đau
ĐIÊU TRỊ CẤP CỬU CHUNG ngực vẫn còn.
• Theo dõi SpOỉ và điều trị tức thời nếu
MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ TRONG GIAI
Sp0 2 giảm.
ĐOẠN NÀY
• Dự phòng tụt huyết áp ở bệnh nhân
• Sàng lọc các bệnh nhân có chi định tái
thiếu nước hoặc nhồi máu thất phải
thông mạch máu.
bằng dung dịch muối sinh lý.
• Giảm đau.
• Giảm nhu cầu và tăng cung cấp Oj cho GIẢM ĐAU
cơ tim. Giảm đau làm giám catecholamine trong
• Chẩn đoán và điều trị kịp thời các biến máu qua đó làm giảm nhu cầu oxy cúa cơ
chứng nguy hiểm như tụt HA, phù phổi, tim. Morphine sulfate 2 - 4mg tiêm mạch/5-
rối loạn nhịp tim. 10 phút cho tới khi kiểm soát được cơn đau

Sàng lọc bệnh nhân phái được thực hiện hoặc xuất hiện tác dụng phụ.
thật nhanh trong vòng 10 phút kề từ khi Tác dụng phụ:
bệnh nhân tới khoa cấp cứu dựa vào bệnh • Buồn nôn, nôn: điều trị với các thuốc
sừ có cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 30 phút chống nôn.
và ECG 12 chuyển đạo có: • Cường đối giao cảm (tụt huyết áp và
• ST chênh lên >lmm ờ > 2 chuyển đạo . mạch chậm): điều trị với atropine 0,5 mg
gần nhau. tiêm mạch.

80
T H U Ố C C H Ố N G T IÊ U C Ầ U nghẽn mạch vành và tái phát các biến cố
Aspirin ức chế sự kết tập tiểu cầu thông thiếu máu cục bộ. Theo nghiên cứu-ISIS-2,
qua cơ chế ức chế men cyclooxygenase của dùng aspirin làm giảm tỷ lệ tử vong 23%.
tiểu cầu. Ngoài ra, aspirin có tác dụng kháng
viêm tại các mảng xơ .vữa, giảm tái tắc

ức chế thụ thể GP llb/llla

Dòng thác tiểu cầu

Dòng thác đông máu

i
Fibrinogen--------- ị --------►Fibrin Thuốc tiéu sợi huyết
Heparin
Pro-thrombin —----- * Thrombin «---------- LWMH
ức chể thrombin trực tiểp

Hình 7.2: Vai trò của tiểu cầu và dòng thác đông máu trong việc hình thành huyết khối trong
lòng mạch vành. Vị trí tác dụng của các thuốc kháng tiểu cầu, kháng thrombin và tiêu sợi
huyết (Thrombus: huyết khối, white: trắng, red: đỏ).

Theo khuyến cáo cùa ACC/AHA (Class I bề mặt tiểu cầu, do đó ức chế hoạt hóa và
A), liều aspirin 162 - 325 mg nên dùng ngay kết tập tiểu cầu qua trung gian ADP. Hiệu
ở tất cà bệnh nhân nghi ngờ hay đã xác định quà điều trị đạt được khi ức chế khoảng
nhồi máu cơ tim cấp, tốt nhất là trước lúc 80% tiểu cầu. Clopidogrel hiện được dùng
nhập viện. Có thể dùng aspirin qua đường nhiều hơn vì khởi phát tác dụng nhanh và ít
tiêm mạch hoặc qua đường uống. Đê hấp tác dụng phụ hơn ticlopidine (gồm giảm
thu nhanh có thể nhai aspirin và không dùng bạch cầu và màng xuất huyết giảm tiểu cầu
loại aspirin có phù lóp bào vệ để chống kích tạo huyết khối). Clopidogrel 75mg, uống
thích niêm mạc dạ dày (enteric-coated một lần 8 viên để thuốc có tác dụng tối đa
aspirin). Liều duy trì mỗi ngày là 75-81 mg. nhanh trong vòng 2 giờ nếu dự tính can
Ticlopidine và Clopidogrel là các dẫn thiệp mạch vành cấp cứu. Dùng Clopidogrel
xuất cùa thienopyridine, có tác dụng ngăn sớm sẽ làm giảm tì lệ biến chứng khi can
chặn sự gắn kết ADP với thụ thể P 2Y 12 trên thiệp mạch vành cấp cứu.

81
P ra su g re l là m ộ t th u ố c m ớ i th u ộ c n h ó m g i ả m 4 2 % ( 1 ,6 % s o v ớ i 2 ,8 % , p = 0 ,0 2 ) t r o n g
t h ie n o p y r id in e , c ó k h ả n ă n g ứ c c h ế t h ụ th ể 15 t h á n g s o v ớ i n h ó m d ù n g .c l o p i đ o g r e l .
P 2Y ,2 t ố t h ơ n v à ứ c c h ế k ế t t ậ p t iể u c ầ u t ố t P r a s u g r e l c ũ n g là m g i ả m c ấ c b iế n c ố t h iế u
hơn c lo p id o g r e l. P rasu g rđ tố i ưu hơn m á u c ụ c b ộ tá i p h á t n h i ề u h ơ n c lo p iđ o g r e l
c lo p id o g r e l tro n g g iả m c á c b i ế n c ố t im m ạ c h n h ư n g c á c b iế n c h ứ n g x u ấ t h u y ế t n ặ n g tă n g
c h ín h ( tử v o n g d o n g u y ê n n h â n tim m ạ c h , s o v ớ i c lo p id o g r e l (2 ,4 % so v ớ i 1 ,8 % , H R :
N M C T h ạ y đ ộ t q u ỵ ) trê n n h ữ n g b ệ n h n h â n 1 ,3 2 ; 9 5 % C I 1 ,0 3 - 1 ,6 8 , p = 0 ,0 3 ) t ro n g
n h ồ i m á u c ơ tim c ấ p S T c h ê n h lê n đ ư ợ c P C I t o à n n g h iê n c ứ u n h ư n g k h ô n g t ă n g t ro n g
tiê n p h á t h a y trì h o ã n . T r o n g p h â n n h ó m n h ó m b ệ n h n h â n n h ồ i m á u c ơ tim S T c h ê n h
b ệ n h n h â n n h ồ i m á u c ơ tim c ấ p S T c h ê n h lê n . T h e o k h u y ế n c á o c ù a A C C /A H A , n ê n
lê n (3 .5 3 4 b ệ n h n h â n ) tro n g n g h i ê n c ứ u d ù n g liề u tải 6 0 m g c à n g s ớ m c à n g t ố t k h i
T R IT O N -T IM I 38 (m ộ t th ừ n g h iệ m lâ m P C I tiê n p h á t trê n b ệ n h n h â n n h ồ i m á u c ơ
sàn g ngẫu n h iê n so sán h p rasu g rel vớ i tim c ấ p S T c h ê n h lê n ; n ề u b ệ n h n h â n k h ô n g
c lo p id o g r e l trê n n h ữ n g b ệ n h n h â n h ộ i c h ứ n g đ ư ợ c P C I t iê n p h á t v à k h ô n g đ ư ợ c d ù n g tiê u
v à n h c ấ p đ ư ợ c P C I) , n h ó m d ù n g p r a s u g r e l s ợ i h u y ế t, m ộ t k h i g iải p h ẫ u đ ộ n g m ạ c h
c ó c á c b iế n c ố tim m ạ c h c h ín h g iả m 3 2 % v à n h đ ã b iế t v à c ó k ế h o ạ c h P C I th ì liề u tả i
t r o n g 3 0 n g à y ( 6 ,5 % s ó v ó i 9 ,5 % ; p = 6 0 m g p rasu g re l n ê n đ ư ợ c d ù n g n g a y và
0 ,0 0 1 7 ) v à g iả m 2 1 % t r o n g 15 th á n g (1 0 % k h ô n g trễ h ơ n 1 g i ờ s a u P C I. L i ề u d u y trì
s ó v ớ i 1 2 ,4 % ; p = 0 ,0 2 2 ) s o v ớ i n h ó m d ù n g c ù a p r a s u g r e l là lO m g m ỗ i n g à y s a u k h i
c lo p id o g r e l. N h ó m d ù n g p r a s u g r e l c ó b iế n b ệ n h n h â n đ ư ợ c đ ặ t s te n t ( s te n t th ư ờ n g v à
c ố h u y ế t k h ố i t r o n g s te n t g iả m 5 1 % ( 1 ,2 % s te n t p h ủ t h u ố c ) v à k é o d à i ít n h ấ t 12 th á n g
s o v ớ i 2 ,4 % , p = 0 ,0 0 8 ) tro n g 3 0 n g à y v à (C la s s I).

Ị2 4 H R 0 .7 9
C lo p id o g r e l
(0 .6 5 - 0 .9 7 )
___ _ P = 0 .0 2
1 0.0 N N T - 42
P ra su g re l

HR 1.11
2,4 (0.70-1.77)
p = 0.65
2-1 N N T=333

180 270
Số n g à y th e o dõi

H ì n h 7 .3 : H i ệ u q u ả v à tín h a n to à n c ủ a p r a s u g r e l
t r ê n n h ó m b ệ n h n h â n S T E M I tr o n g n g h i ê n c ứ u T R I T O N - T I M 1 3 8 .

82
CHỐNG ĐÔNG thanh lọc creatinin của bệnh nhân ước
Kháng đông được dùng cho tất cả bệnh lượng theo công thức Cockroít-Gault <
nhân nhồi máụ cơ tim cấp. Hiện tại có ba 30ml/phút, liều tiêm dưới da là 1
dạng thuôc kháng đông được sử dụng ở mg/kg/24 giờ.
bệnh nhân NMCTC: heparin không phân • Fondaparinux (creatinin huyết thanh < 3
đoạn (UFH) thường gọi tăt là heparin mg/dL): liều khỏi đầu tiêm mạch 2,5 mg
thường, heparin trọng lượng phân tử thấp sau đó tiêm dưới da 2,5mg một lần mỗi'
(LMWH) là enoxaparin và íondaparinux. ngày. Liều duy trì íondaparinux nên tiếp
Theo khuyến cáo của ACC/AHA: tục trong thời gian bệnh nhân nằm viện
cho đến 8 ngày.
Những bệnh nhân đều trị tái thông bằng
thuốc tiêu sợi huyẳ Đối với nhũng bệnh nhân được can thiệp
mạch vành qua da
• Thời gian sử dụng kháng đông ít nhất là
48 giờ và tốt nhất là suốt thời gian nằm • Nếu bệnh nhân được dùng UFH trước
viện cho tới 8 ngày. đó, bolus thêm UFH theo nhu cầu cùa
thủ thuật và xem xét chỉ định sừ dụng
• UFH 60 Ul/kg tiêm mạch (tối đa 4.000
thuốc đối kháng thụ thể GP Ilb/UIa.
UI) và truyền ngay sau đó 12UI/kg/giờ
Bivalirudin cũng có thể được sừ dụng ờ
(tối đa 24.000 UI/24giờ) để duy trì TCK
những bệnh nhân được điều tri UFH
bằng 1,5 - 2 lần TCK chứng nếu không
trước đó.
dự tính dùng streptokinạse. Nếu dự tính
dùng streptokinase nên chờ 6 giờ sau khi • Neu bệnh nhân được dùng enoxaparin
truyền xong streptokinase mói truyền trước đó và nếu liều tiêm dưới da cuối
UFH mà không cẩn phải dùng liều tiêm cùng được tiêm trong vòng 8 giờ thì
mạch (liều bolus) trước. Những dữ liệu không dùng thêm enoxaparin; nếu liều
hiện có không cho thấy lợi ích khi tiêm dưới da cuối cùng được tiêm trong
truyền UFH hcm 48 giờ vì truyền UEH khoảng 8 - 1 2 giờ trước thì tiêm mạch
kéo dài hcm 48 giờ làm tăng nguy cơ thêm 0,3 mg/kg.
giảm tiểu cầu do heparin. Do đó nếu dự • Neu bệnh nhân được dùng íbndaparinux
tính dùng kháng đông hơn 48 giờ nên trước đó thì phải dùng thêm thuốc chống
dùng enoxaparin (Khuyến cáo IA). yếu tố lia (heparin) qua đường tĩnh
• Để đơn giàn hóa việc theo dõi và giảm tỉ mạch và xem xét chi định dùng thuốc
lệ tác dụng phụ của UFH có thể thay thế đối kháng thụ thể GP Ilb/IIIa.
UFH bằng enoxaparin (creatinin huyết
thanh <2,5 mg/dL ờ nam và 2mg/dL ở THUỐC ỨC'CHẾ BÊTA
nữ) với liều bolus 0,5mg/kg hoặc 30 mg Làm giảm nhu cầu Oĩ cơ tim qua đó làm
tiêm mạch để có tấc dụng nhanh và 1 giảm đau, giảm thiếu máu cục bộ cơ tim và
mg/kg tiêm dưới da mỗi 12 giờ cho các làm giảm kích thước .vùng nhồi máu. Một số
bệnh nhân dưới 75 tuổi. Đối vói bệnh nghiên cứu đã chứng minh những bệnh nhân
nhân trên 75 tuổi, không dùng liều bolus nhồi máu cơ tim cấp được dùng thuốc ức
tĩnh mạch và liều tiêm dưới da là chế bêta sớm có tỳ lệ từ vong, suy tim, rối
0,75mg/kg/12 giờ. Bất kể tuổi, nếu độ loạn điện học (bao gồm rối loạn nhịp thất và

83
b lố c tim c a o đ ộ ) th ấ p h ơ n là n h ữ n g b ệ n h P h á c đ ồ s ử d ụ n g l à n i tr o g ly c e r in 0 ,4 m g
nhân không đư ợc dùng. n g ậ m d ư ớ i l ư ỡ i /5 p h ú t . S a u b a lầ n v ẫ n k h ô n g

T h u ố c ứ c c h ế b ê ta n ê n đ ư ợ c k h ỏ i đ ầ u đ ỡ đ a u th ì d ù n g m o r p h i n e . B ệ n h n h â n đ á p

tro n g v ò n g 2 4 g iờ đ ầu ơ n h ữ n g b ệ n h n h ân ứ n g v ó i n i tr o g ly c e r in n g ậ m d ư ớ i lư ỡ i s ẽ

k h ô n g c ó c h ố n g c h i đ ịn h . đ ư ợ c t r u y ề n t ĩn h m ạ c h v ớ i l iề u k h ỏ i đ ầ u là
1 0 ( ig / p h ú t v à t ă n g d ầ n m ỗ i 5 p h ú t ch o đến
C h ố n g c h i đ ịn h :
lú c k i ể m s o á t đ ư ợ c c ơ n đ a u . P h ả i t h e o d õ i
• R a n ẩ m hcm 1/3 d ư ớ i h a i p h ế tr ư ờ n g .
s á t m ạ c h v à h u y ế t á p t r o n g q u á t r ì n h tru y ề n
• N h ị p t i m < 6 0 lầ n / p h ú t . Mạch không được tâng và huyết
t ĩn h m ạ c h .

• H u y ế t á p tâ m th u < 9 0 m m H g . áp không được giảm hơn 10% trị so ban


đầu. M ộ t s ố h i ế m b ệ n h n h â n c ó p h à n ứ n g
• K h o ả n g P R > 0 ,2 5 g iâ y .
cường đối g ia o cảm khi được tru y ề n
• B Iố c n h ĩ th ấ t c a o đ ộ . n itr o g ly c e r in . T r o n g t r ư ờ n g h ọ p n à y c ó th ể
• B ệ n h lý c o th ắ t p h ế q u à n n ặ n g . đ i ề u t r ị b ằ n g a tr o p i n e .

• B ệ n h lý đ ộ n g m ạ c h n g o ạ i b iê n n ặ n g . C h ố n g c h ỉ d in h :

T h u ố c t h ư ờ n g d ù n g là m e t o p r o lo l 5 m g • M ạ c h < 5 0 lầ n /p h ú t h o ặ c > 1 1 0 lầ n /p h ú t.
t iê m m ạ c h / 5 p h ú t đ ế n t ổ n g l iề u 1 5 m g . B ệ n h • H u y ế t á p tâ m th u < 9 0 m m H g .
n h â n đ ư ợ c t h e o d õ i 2 - 5 p h ú t s a u m ỗ i l iề u
• N h ồ i m á u c ơ t i m t h ấ t p h ả i.
b o lu s. N ế u n h ịp tim g iả m x u ố n g d ư ớ i 6 0
1 /p h ú t, h a y h u y ế t á p t â m t h u g i ả m d ư ớ i 1 0 0 • B ệ n h c ơ tim p h ì đ ạ i c ó h ẹ p n ặ n g b u ồ n g

m m H g th ì k h ô n g d ù n g t h ê m n ữ a . N e u b ệ n h t h o á t t h ấ t trá i.

nhân dung nạp đư ợc, huyết đ ộ n g v ẫ n t iế p • B ệ n h n h â n c ó d ù n g th u ố c ứ c c h ế m en


tụ c ổ n đ ị n h 1 5 p h ú t s a u l i ề u t i ê m m ạ c h c u ố i p h o s p h o d ie s t e r a s e đ ể d i ề u t r ị r ố i lo ạ n
c ù n g th ì s ẽ c h u y ể n s a n g d ạ n g u ố n g 5 0 m g /6 d ư ơ n g c ư ơ n g tro n g v ò n g 3 6 g iờ trư ớ c
- 1 2 g iờ , s a u đ ó c h u y ể n s a n g 1 0 0 m g / 1 2 g i ờ đó.
h o ặ c a te n o l o l l ố o m g /2 4 g iờ . K h u y ế n c á o c ù a A C C /A H A v ề s ử d ụ n g
N hững bệnh nhân có chông c h ỉ đ ịn h n itr a te :
t r o n g v ò n g 2 4 g i ờ đ ầ u s ẽ đ ư ợ c đ á n h g i á lạ i
• C l a s s I ( p h ả i d ù n g ) ; t r o n g v ò n g 4 8 g iờ
đ ể s ử d ụ n g t h u ố c ứ c c h ế b ê t a n h ư l iệ u p h á p
đ ầ u ở b ệ n h n h â n n h ồ i m á u c ơ t im c ó s u y
p h ò n g n g ừ a t h ứ p h á t. N h ữ n g b ệ n h n h â n s u y
tim s u n g h u y ế t, n h ồ i m á u v ù n g trư ớ c
t i m n ặ n g h a y t r u n g b ìn h s ẽ đ ư ợ c d ù n g t h u ố c
r ộ n g , t h iế u m ấ u c ụ c b ộ k é o d à i, h a y tă n g
ứ c c h ế b ê ta n h ư l iệ u p h á p p h ò n g n g ừ a t h ứ
h u y ết áp. Có th ể dùng t iế p tụ c trê n
p h á t v ó i l iề u th ấ p t ă n g d ầ n .
n h ữ n g b ệ n h n h â n c ó đ a u n g ự c tái p h á t
h a y s u n g h u y ế t p h ổ i.
N IT R O G L Y C E R IN
• C l a s s I l b ( c ó th ể d ù n g ) : t r o n g v ò n g 4 8
N itra te g â y d ã n đ ộ n g m ạ c h v à n h , d ã n
g iờ đ ầ u ờ tấ t c à b ệ n h n h â n n h ồ i m á u c ơ
t ĩn h m ạ c h h ệ t h ố n g , g i à m t iề n t ả i , t ă n g tư ớ i
t im cấp không có h ạ h u y ế t á p , n h ịp
m á u c h o v ù n g c ơ tim đ a n g th iế u m ấ u c ụ c
c h ậ m h a y n h ị p n h a n h . T i ế p tụ c s ừ d ụ n g
b ộ . N h ữ n g d ữ l iệ u t r ê n đ ộ n g v ậ t v à n g ư ờ i
ờ n h ữ n g b ện h n h ân v ù n g n hồi m áu rộng
c h ử n g m in h r ằ n g d ù n g n i t r a t e c ó th ể l à m
h a y c ó b iế n ch ứ n g .
g ià m k íc h th ư ớ c v ù n g n h ồ i m á u .

84
• Class m (không được dùng): những THUỐC ỨC CHẾ THỤ THẺ ANGIOTENSIN
bệnh nhân có huyết áp tâm thu < 90 Trong nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên,
mmHg hay nhịp chậm <601/phút. mù đôi VALIANT (Valsarían in Acute
Các nitrate tác dụng kéo dài nói chung Myocardial Infarction Trial) với 14.808 bệnh
không nên dùng trong điều trị nhồi máu cợ nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng
tim cấp. Sự hấp thu cùa các thuốc này không giảm chức năng thất trái (phân suất tống
thể đoán trước được ở những bệnh nhân máu 35% trên siêu âm hay chụp mạch vành,
huyết động không ồn định với tình trạng tưởi 40% trên chụp buồng thất bằng phóng xạ
máu ở các cơ quan luôn biến đổi và thòi gian (radionuclide ventriculography) được chiạ
bán hủy dài nên không thể ngưng tác dụng thành 3 nhóm: dùng captopril, dùng
cùa thuốc khi bệnh nhân bị hạ huyết áp. valsarían, captopril và valsarían. Sau theo
dõi trung bình 25 tháng, từ vong do tim
THUỐC ỨC CHẾ MEN CHUYỀN mạch 16,9% ở nhóm captopril, 16,8% ờ
Có nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhóm valsarían, 16,9% ờ nhóm phối hợp hai
nhiên lớn đánh giá vai trò của thuốc ức chế thuốc. Tuy nhiên nhóm phối hợp thuốc hạ
men chuyển trong điều trị nhồi máu cơ tim huyết áp và rối loạn chức năng thận nhiều
cấp. Một phân tích gộp từ những nghiên cứu hơn. Kết quả cùa nghiên cứu này cho thấy
này và nhiều nghiên cứu nhỏ hơn vói trên trong điều trị nhồi máu cơ tim cap, valsarían
1 0 0 .0 0 0 bệnh nhân cho thấy giảm tỷ lệ tử có hiệu quả tương đương captopril có rối ■
vong 6,5% và giảm tử vong 4,6/1.000 bệnh loạn chức năng thất trái và tránh kết hợp
nhân được điều trị với thuốc ức chế men thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế
chuyển. Nên khởi đầu thuốc ức chế men thụ thể. Trong nghiên cứu OPTIMAAL
chuyển trong vòng 24 giờ đầu sau nhồi máu (Optimal Trial in Myocardial Infarction with
và tăng liều cẩn thận để tránh hạ huyết áp. the Angiotensin II Antagonist Losarían),
Lợi ích cùa thuốc rõ ràng nhất ở những bệnh 5477 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được
nhân nhồi máu Cơ tim vùng trước rộng và phân ngẫu nhiên điều trị losarían hay
phân suất tống máu dưới 40%. Tuy nhiên, captopril, Tử vong 3 năm do tất cà nguyên
bệnh nhân có phân suất tống máu bình nhân chiếm 18% ở nhóm.losarían và 16% ờ
thường sau nhồi máu cũng như những bệnh nhóm captopril (p=0,07). Những nghiên cứu
nhân bệnh mạch vành không có nhồi máu cơ này cho thấy thuốc ức chế men chuyển nên
tim trước đó cũng có giảm tỷ lệ tử vong khi dùng đầu tiên và thuốc ức chế thụ thể dùng
điều trị với ức chế men chuyển. trong những trường hợp không dung nạp
thuốc ức chế men chuyển.
Chống chỉ định: bệnh nhân huyết áp
thấp, suy thận.
STATIN
Các thuốc và liều khởi đẩu:
Một vài nghiên cứu đã chứng minh hiệu
• Captopril 12,5 mg, 2 - 3 lần/ngày. quả của statin trong phòng ngừa thứ phát
> Enalapril 5mg, 1 lần/ngày. trên bệnh nhân bệnh mạch vành. Ngoài giảm '
1 Ramipril 2,5mg; 1 lần/ngày. LDL-C, statin còn cải thiện chức năng nội
mạc, có hiệu quả kháng tiểu cầu và kháng
viêm. Lợi ích của statin trong bệnh cảnh

85
STEMI đã được nghiên cứu trong thử lệ rung thất, tử vong và suy tim nặng, số
nghiệm PROVE-IT T M [ 22. Trong nghiên lượng bệnh nhân cứu sống được cho 1 .0 0 0
cửu này, 4.162 bệnh nhân hội chứng vành lượt bệnh nhân điều trị là 49 bệnh nhân.
cấp (33% là STEMI) được phân ngẫu nhiên
thành nhóm dùng 40mg pravastatin và nhóm MAGNESIUM
dùng 80 mg atorvastatin mỗi ngày trong Không có ích lợi trong NMCTC dựa trên
vòng 10 ngày đầu nằm viện. Ket cục chính kết quả của hai công trình nghiên cứu lớn là
bao gồm tử vong do bất kỳ nguyên nhân, ISIS4 và MAGIC.
NMCT, ĐTNKOĐ cần phải tái nhập viện,
tái thông mạch máu và đột quỵ xảy ra trong THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP
26,3% bệnh nhân nhóm pravastatin và Không có chỉ định dùng lidocain để dự
22,4% bệnh nhân nhóm atorvastatin phòng rung thất.
(p=0,005). Chi 'số LDL cuối cùng là 95
mg/dL ờ nhóm pravastatin và 62 mg/dL ở THUỐC CHẸN KÊNH CANXI
nhóm atorvastatin (p<0,001). Những dữ liệu Không có chỉ định trong NMCTC.
này cho thấy nên khởi đầu sớm statin trên
những bệnh nhân STEMI và nên đạt được TÁI THÔNG MẠCH VÀNH
mục tiêu LDL-C dưới 70mg/dL.
Khoảng 90% các trường họp nhồi máu
cơ tim cấp ST chênh lên có tắc nghẽn hoàn
OXYGEN
hoàn động mạch vành do huyết khối. Phục
• 2 - 4 1/phút qua ống thông mũi khi bệnh hồi sớm sự tưói máu qua việc tái thông
nhân có giảm oxy máu. mạch máu bị tắc sẽ làm giảm kích thước
• Khi bệnh nhân ổn định, không có giảm vùng nhồi máu, bảo tồn chức năng thất trái,
oxy máu có thể ngưng oxy sau 6 giờ. giảm tử suất ngắn hạn cũng như dài hạn.
• Chi đo khí mấu động mạch khi bệnh Phải nghĩ tới chi định tái thông mạch máu ờ
nhân suy hô hấp và không có chỉ định mọi bệnh nhân:
dùng thuốc tiêu sợi huyết. • Có cơn đau ngực kéo dài > 30 phút trong
• Không nên tăng ấp suất phần oxy quá vòng 12 giờ kèm với ST chênh lên >
mức bình thường vì sẽ gây tăng huyết áp 0,lmV (>lmm) ở ít nhất hai chuyển đạo
và tăng kháng lực mạch hệ thống. gần nhau.
• Chỉ định thở máy sớm khi cần thiết làm • ST chênh xuống > 2mm ở các chuyển
giàm công hô hấp và giảm nhu cầu oxy đạo trước ngực chứng tỏ có nhồi máu cơ
của cơ tim. tim thành sau.
• Đau ngực kéo dài kèm blốc nhánh trái
DUNG DỊCH GLUCOSE - INSULIN -
mới xuất hiện.
KALI (Glk)
Chụp mạch vành và can thiệp mạch vành
Có thể dùng liều cao (glucose 25%,
cấp cứu cũng phải được nghĩ đến khi:
insulin 50UI/1, KC1 80mmol/l, truỵền 1,5
ml/kg/giờ trong 24 giờ) hoặc liều thấp • Còn đau ngực và ST còn chênh lên > 12
(glucose 10%, insulin 20UI/1, KC1 50mmol/l giờ sau khi bắt đầu đau.
truyền 10 ml/kg/giờ trong 24giờ) đê giảm tỉ • ST chênh xuống kéo dài.

86
• Đau thắt ngực kháng trị với biến đổi có khuyến cáo: thời gian từ lúc bệnh nhân
ECG không đặc hiệu. nhập khòa cấp cứu đến khi được dùng thuốc
• Bệnh nhân choáng tim. ở bệnh nhân tiêu sợi huyết không quá 60 phút, tốt nhất là
choáng tim < 75 tuồi, can thiệp sớm làm không quá 30 phút. Khoảng thời gian quan
giảm từ suất ở tháng thứ 6 , nhưng ở trọng nhất là từ lúc triệu chứng khởi phát tới
bệnh nhân > 7 5 tuồi thì điều trị nội khoa lúc đạt được hiệu quả tái tưới máu. Vì vậy,
cho ồn định trước can thiệp có ích lọi phương pháp điều trị tốn nhiều thời gian để
hon là can thiệp sớm. hoàn thành hơn có thể là phương pháp điều
trị tốt hơn nếu nó đạt được tái tưới máu hiệu
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỜI GIAN quả sớm hơn phương pháp ít tốn thời gian
TÁI TƯỚI MÁƯ để hoàn thành hơn (vd tiêu sợi huyết).
ACC/AHÀ đã đưa ra khuyến cáo (class I) là
Nhiều yếu tố tiên lượng kết cục lâm sàng
can thiệp mạch vành (PCI) cho mọi bệnh
sớm cùa NMCTC không phụ thuộc vào điều
nhân NMCTC ST chênh lên nhập viện trong
trị. Phần lớn tử vong sớm được giải thích do
vòng 1 2 giờ đầu nếu thủ thuật có thề được
các yếu tố như tuồi, huyết áp, nhịp tim lúc
thực hiện trong vòng 90 phút kể từ khi bệnh
đầu, phân độ Killip ban đầu và vùng nhồi
nhân nhập viện. Neu phương tiện PCI tiên
máu. Tuy nhiên, thời gian từ lúc đau ngực
phát không có sẵn và bệnh nhân không thề
đến khi bệnh nhân được điều trị tái tưới máu
được chuyển đến trung tâm có phương tiện
là một yếu tố quyết định dự hậu quan trọng
PCI để được PCI trong vòng 120 phút thì
và là một trong vài yếu tố quyết định dự hậu
nên điều trị bẳng thuốc tiêu sợi huyết trong
lâm sàng sớm mà bác sỹ có thể kiểm soát
vòng 30 phút sau nhập viện trừ khi có chống
được.
chỉ định thuốc tiêu sợi huyết. Điều trị tái
Nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh
tưới máu dù bằng PCI hay tiêu sợi huyết
nhân nhồi máu cơ tim được điều trị càng
cũng không nên chờ đợi két quà men tim
sởm thì tý lệ tử vong càng thắp và kích
(class I).
thước vùng nhồi máu càng nhỏ. Từ đó mới

Hình 7.4: Tương quan giữa thời gian vào bệnh viện đến khi bơm bóng lằn đầu và từ vong 30
ngày trong GUSTO-IIb (PTCA—percutaneous ưansluminal coronary angioplasty).

87
a

0 2 4 6 8 10 12
R í p e r fu s io n T im a {kûurs)

b
25 4Ể—In fa rc t S ize in P a tie n ts w ith
O c c lu d e d V e sse ls(T P A T )
^ . . L _ 1 1
r° (WVVIV^VVW IC) ! -"W W IC
1 TP A T
1 1=
€ WWIP A . A-' v v v \ï V
A .PSIM

*1 iassa n d

(y= O.ŨÓ 4-2.: i R2 =0.85}


O
O 60 120 180 240 300
T im e «s T re a tm e n t (yỵÌYSAteẩ)

' Hình 7.5: Hiệu quả của điều trị sớm trong nhồi máu cơ tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
từ vong thấp hơn (a) và giảm kích thước vùng nhồi máu trong những bệnh nhân sống sót.
Công thức cho thấy mối tương quan tuyến tính giữa kích thước vùng nhồi mấu và thòi gian
điều trị. (APSIM—APSAC dans l'Infarctus du Myocarde; Bassand—Bassand study; MITI—
Myocardial Infarction Triage and Intervention; TPAT—Tissue Plasminogen Activator,
Toronto trial; WWIC— Western Washington Intracoronary streptokinase trial; WWIV—
Western Washington Intravenous streptokinase trial; WWTPA—Western Washington Tissue
Plasminogen Activator trial).

Tầm quan trọng của việc giảm thời gian chờ THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT
đợi thực hiện PCI đã được chửng minh Tiêu sợi huyết có hiệu quả nhất ờ những
trong nghiên cứu GUSTO-IIb so sánh giữa bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên
PCI tiên phát với điều trị thuốc tiêu sợi trong 2-3 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu
huyết t-PA (tissue plasminogen activator). chứng và tốt nhất trong giờ vàng đầu tiên.
Có mối tương quan rõ rệt giữa thời gian Theo nghiên cứu Fibrinolytic Therapy
bệnh nhân được PCI sau khi đưa vào nghiên Trialists (FFT) phân tích gộp 9 nghiên cứu
cứu và ti lệ tử vong trong 30 ngày. với 58.600 bệnh nhân được phân chia ngẫu

88
nhiên thành nhỏm dùng tiêu sợi huyết và within 24 hours of Thrombolysis versus
nhóm chứng, tiêu sợi huyết cứu sống Ischaemia-Guided Conservative Approach
39/1.000 bệnh nhân được điều trị trong giờ for Acute Myocardial Infarction with
đầu tiên, 30/1.000 bệnh nhân được-điều trị ST-Segment Elevation) cho thấy những
trong vòng 2-3 giờ đầu. Không có lợi về tử bệnh nhân nhồi máu cơ tím cap ST chênh
vong một cách có ý nghĩa trên thống .ké khi lên đã được điều trị với tiêu sợi huyết,
dùng tiêu sợi huyết sau khởi phát triệu vẫn có lợi khi chụp mạch vành thường
chứng 12 giờ. Cứ mỗi 60 phút chậm trễ khi quy (và can thiệp hoặc mổ bắc cầu nếu
dùng tiêu sợi huyết, lợi ích cứu sống mất đi 1,6 chì định) trong vòng 24 giờ sau tái tưới
trên 1.000 bệnh nhân được điều trị. Theo nghiên máu thành công. Các dữ liệu từ nghiên
cứu CAPTIM (Comparison of Angioplasty cứu ngẫu nhiên, đa trung tâm REACT
and Prehospital Thrombolysis in Acute (Rescue Angioplasty versus Conservative
Myocardial Infarction), dùng tiêu sợi huyết Treatment or Repeat Thrombolysis) cho
trước nhập viện cho những bệnh nhân trong thấy ờ những bệnh nhân tái tưới máu
2 giờ đầu khởi phát cho thấy có xu hướng thất bại, PCI cứu vãn cải thiện tỉ lệ sống
cài thiện tỷ lệ tử vong (2,2% so vói 5,7%, còn không biến cố so với những bệnh
p=0,058) và giảm đáng kể nguy cơ choáng nhân điều tiị bảo tồn hay điều trị tiêu sợi
tim so với can thiệp mạch vành tiên phát, huyết lặp lại. Tiêu chí chính là tử vong,
tái nhồi máu, đột quỵ, suy tim nặng ỉúc 6
Ưu điểm
tháng chiếm 15,3% ở nhóm PCI cứu
Có thể sử dụng ở mọi cơ sờ và sử dụng vãn, 29,8% ờ nhóm điều trị bảo tồn,
sớm cho bệnh nhân. 31% ờ nhóm điều trị tiêu sợi huyết lặp
Nhược điểm lại (p<0,01). Nên xem xét PCI cứu vãn
cho những bệnh nhân tái tưới máu thất
• Nguy cơ xuất huyết não, một biến chứng
bại với tiêu sợi huyết (còn đau ngực, ST
nặng với tỉ lệ từ vong > 50%, là 0,7-0,9%.
giảm chênh lên <50% lúc 90 phút).
• Không bảo đàm dòng chảy ở mạch máu
thủ phạm đã phục hồi bình thường. Chống chỉ định
Thuốc tiêu sợi huyết lầm tiêu cục huyết Phái kiềm lại các chống chi định trước
khối trong 60-90% các bệnh nhân nhưng khi cho dùng thuốc tiêu sợi huyết. Tuổi tác
chỉ phục hồi dòng chảy bình thường ở không phải là chống chi định tuyệt đối của
30-60% bệnh nhân trong vòng 90 phút thuốc tiêu sợi huyết \ ì dự hậu sau nhồi máu
tùy theo loại thuốc sừ dụng mà mức độ cơ tim ờ người lớn tuổi xấu hơn người nhỏ
phục hồi dòng chảy lại tương quan chặt tuổi. Tỉ lệ biến chứng xuất huyết não tăng
vói sự cải thiện chức năng thất trái. gấp đỗi ở người lớn tuổi, < 70kg, huyết áp
• Hơn nữa, 10-20% bệnh nhân sẽ tắc lại cao (>180/1 lOmmHg)
sau khi tái tưới máu bằng tiêu sợi huyết • Tuyệt đối:
thành công. Những bệnh nhân đã được * Đang xuất huyết.
điều trị tiêu sợi huyết nên được chuyển
■ Rối loạn đông máu.
đến bệnh viện có khả năng PCI ngay do
■ Chấn thương nặng mới.
can thiệp vẫn có lợi sau khi tái tưới máu
thành công hay thất bại. Nghiên cứu ' Mổ < 10 ngày hoặc thủ thuật có chày
GRACIA-1 (Routine Invasive Strategy máu < 10 ngày.

89
■ P h ẫ u th u ậ t n goại th ần k in h < 2 tháng. h ơ n s tre p to k in a s e 1% tứ c là c ứ u đ ư ợ c th êm

■ X u ầ huyết tiêu h óa/tiết niệu < 6 tháng. 1 n g ư ờ i c h o 100 lư ợ t ngư ờ i s ử d ụ n g . G iá


th àn h c h o 1 lư ợ t b ệ n h n h â n đ ư ợ c c ứ u số n g
■ H ồ i s ứ c c ấ p c ứ u n g ư n g tim n g ư n g
khi d ù n g a ltep lase n h ư v ậ y b ằ n g 1.00 0 -1 .2 5 0
t h ở > 10 p h ú t.
lư ợ t s ử d ụ n g s tre p to k in a s e , đ ủ đ ể c ứ u s ố n g
■ Đ ộ t q u ỵ /th o á n g th iế u m á u n ã o < 12
th ê m 3 0 -3 7 bệnh nhân (h iệ u quả cùa
th án g .
s tre p to k in a s e là c ứ u s ố n g đ ư ợ c 3 b ệ n h n h â n
■ T iề n s ừ u n ão , p h ìn h m ạ c h , d ò đ ộ n g c h o m ỗ i 1 00 lư ợ t b ệ n h n h â n d ù n g th u ố c).
. tĩn h m ạc h não.
Đ á n h g iá h iệ u q u ả c ủ a th u ố c tiê u s ọ i h u y ế t
■ V iê m m àn g n g o à i tim cấp .
D ự a ừ ê n triệ u c h ứ n g đ a u n g ự c và c ác
* N ghi có phình bóc tách đ ộng m ạch chù.
th ay đổi c ủ a đoạn S T . B ệnh nhân h ế t đ a u ngực
* L o é t d ạ d à y - tá trà n g đ a n g tiế n triển. v à g iảm c h ê n h S T h ơ n 5 0 % c ó 8 0 % - 9 0%
■ B ệnh lý viêm đường m ộ t đang tiến triển. k h ả n ă n g c ó d ò n g c h à y T I M I I I . T u y n h iên

■ B ệnh lý phổi có tạo h ang đang tiến triển. ch i c ó 1/2 b ệ n h n h â n c ó b iể u h iện th u y ế t


p h ụ c là tá i th ô n g m ạ c h m á u tố t. C á c rối
■ Thai nghén.
lo ạn n h ịp tim sau d ù n g th u ố c tiê u sợi h u y ế t
• T ư ơ n g đ ố i; k h ô n g p h ả i là d ấ u h iệu đ á n g tin c ậ y cù a sự
■ H u y ế t áp tâ m th u > 1 8 0 m m H g hoặc tái th ô n g . N h ữ n g b ệ n h n h â n vẫn cò n đau
tâ m trư ơ n g > 1 lO m m H g. n g ự c và S T vẫn c ò n c h ê n h c a o sau khi bắt

■ V iê m n ội tâ m m ạc n h iễ m trù n g . đ ầ u d ù n g th u ố c tiê u sợi h u y ế t 9 0 p h ú t phải


đ ư ơ c ch ụ p m ạc h v à n h k h ẩ n và c a n th iệ p
■ B ệ n h lý v õ n g m ạc c ó x u ấ t h u y ế t do
m ạc h vàn h tiế p c ứ u (re sc u e P T C A ).
đái th á o đ ư ờ n g .
■ T iề n s ừ x u ấ t h u y ế t nội n h ã n . Biển chứng của thuốc tiêu sợi huyầ
* Đ ộ t q u ỵ h o ặ c th o á n g th iế u m á u n ã o T h ư ờ n g g ặ p n h ấ t là b iế n c h ứ n g x u ấ t
> 12 tháng. h u y ế t d o đ ó p h ả i h ạ n c h ế s ố đ iể m tiê m m ạc h
v à tu y ệ t đ ố i trá n h c h ọ c đ ộ n g m ạ c h ờ b ệ n h
■ H ồi sứ c c ấ p c ứ u n g ư n g tim n g ư n g
n h â n d ự tín h d ù n g th u ố c tiê u sợ i h u y ế t. P h ả i
th ở < 10 ph ú t.
th e o d õi s á t T C K v à số lư ợ n g tiể u c ầ u sau
* Đ iều trị th u ố c k h án g sinh tố K lâu dài.
k h i d ù n g th u ố c tiê u sợ i h u y ế t. T i lệ b iế n
■ S u y th ậ n h o ặ c su y g a n n ặ n g . c h ứ n g x u ấ t h u y ế t n ặ n g p h ả i tru y ề n m áu là
■ R o n g k in h . 10% b ệ n h n h â n . X u ấ t h u y ế t n ã o là tai b iến
đ á n g s ợ n h ấ t vì s ẽ g â y từ v o n g h o ặ c đ ể lại di
Lựa chọn và sử dụng thuốc tiêu sợi huyết
c h ứ n g n ặ n g . Ở b ệ n h n h â n c ó tìn h trạ n g th ầ n
V iệ c lự a c h ọ n th u ố c tiê u sợ i h u y ế t tù y
k in h th a y đ ổ i p h ả i h ó a giải tác d ụ n g th u ố c
th u ộ c h iệu q u ả , tỉ lệ b iến c h ú n g , s ự s ẵ n c ó
tiê u sợ i h u y ế t n g a y b ằ n g p la s m a tư ơ i v à h ó a
v à g iá th àn h c ủ a th u ố c, ở V iệ t N a m , trê n th ị
g iải tác d ụ n g c ủ a h e p a rin e b ằ n g p ro ta m in e .
trư ờ n g ch i c ó hai c h ế p h ẩ m là s tre p to k in a s e
R ố i lo ạn c h ứ c n ă n g tiể u c ầ u th ư ờ n g so n g
v à a lte p la s e (A ctilyse® ). A lte p la s e đ ắ t tiề n
h à n h v ớ i trạ n g thái tiê u sợi h u y ế t n ê n tru y ề n
h ơ n s tre p to k in a s e từ 8 - 1 0 lần , ti lệ ta i b iế n tiể u c ầ u c ó th ể c ó ích ờ n h ữ n g b ệ n h n h â n có
x u ất huyết n ão n h iề u hơn stre p to k in a s e
th ờ i g ia n c h ả y m á u k é o d à i.
0 ,3 % (từ v o n g d o x u ấ t h u y ế t n ã o 0 ,2 % , c ò n
số n g n h u n g vớ i di c h ứ n g 0 ,1 % ) v à h iệ u q u ả

90
B ảng 7.1: Các loại thuốc tiêu sợi huyết

Đặc đ! 1 S tre p to k in a s e A lte p la s e R e te p la s e T N K - tP A

T r ọ n g lư ợ n g p h â n t ử ( k d ) 70 39 70

2 x 1 o u b o lu s
1 0 0 m g /9 0 0 ,5 m h /k g
L iề u d ù n g l,5 x l0 Ể U cách n h a u 30
phút b o lu s
phút

T h ờ i g ia n b á n h ủ y ( p h ú t) 20 4 -8 15 20

C h ọ n lọ c f ib r in - ++ + +++

T ín h s in h m iễ n d ịc h + - - -

P h ả n ứ n g d ị ứ n g (th ư ờ n g
+ - - -
là h ạ h u y ế t áp)

T á i th ô n g lú c 9 0 p h ú t (% ) #50 #75 #75 #75

D ò n g c h à y .T I M I I II (% ) 32 54 60 63

G iả m từ v o n g + ++ ++ ++

X u ất h u y ết não + ++ ++ ++

O A N T H IỆ P M Ạ C H V À N H C Ấ P c ứ u Chỉ định
u I đ iể m ở những bệnh nhân N M C TC :

• T á i th ô n g m ạ c h m á u v ớ i d ò n g c h ả y b ìn h • V ớ i S T c h ệ n h l ê n < 12 g iờ .

» h ư ờ n g ( T IM I III) t r o n g h o n 9 5 % c á c • C o n đ a u t h ắ t n g ự c > 3 0 p h ú t k è m b lố c
tr TỜng h ọ p N M C T C v ớ i S T c h ê n h lên . n h á n h trá i m ó i x u ấ t h i ệ n < 1 2 g iờ .

• Đ á i h g iá c h ứ c n ă n g c o b ó p th ấ t trá i liề n • C ò n đ au th ắ t n g ự c v à S T c ò n c h ê n h c ao
n h ơ c h ụ p b u ồ n g t h ấ t trá i c ả n q u a n g . d ù n h ậ p v iệ n > 12 g i ờ s a u k h i b ắ t đ ầ u

• XíiC đ ịn h đ ư ợ c c á c tổ n t h ư o n g ờ n h ữ n g đ a u n g ự c.

m ạc h v àn h k h ác n ế u có. • C ó c h o á n g tim .

• K h ô n g c ó n g u y c ơ x u ấ t h u y ết não! • C ó c h ố n g c h ỉ đ ịn h s ử d ụ n g t h u ố c tiê u
s ợ i h u y ế t.
N h ư ợ c đ iể m
• C ó n g u y c ơ x uất h u yết não cao.
• T h ờ i g ian c h u ẩ n b ị đ ể là m th ù th u ậ t l âu h o n
th ờ i g ia n c h u ẩ n b ị th u ố c t iê u sợ i h u y ế t. • Đ ã có m ổ bắc cầu m ạch vành.

• C h i c ó th ể đ ư ợ c á p d ụ n g , ờ c á c t r u n g tâ m • S ử d ụ n g th u ố c t iê u s ợ i h u y ế t t h ấ t b ạ i

c ó p h ò n g t h ô n g tim v à n h â n s ự đ ư ợ c (c a n th iệ p tiế p c ứ u ).

h u ấ n lu y ệ n tố t.

91
So sánh giữa tiêu sọi huyết và PCI tiên phát phát chỉ có lợi hơn tiêu sợi huyết nếu liệu
K eeley và cộng sự phân tích gộp 23 pháp tái thông được thực hiện sau khởi phát
nghiên cứu ngẫu nhiên năm 2003 với 7.739 khởi phát đau ngực >3 g iờ .. 3u liệu pháp tái
bệnh nhân được phân chia ngẫu nhiên vào thông dược thực hiện trong vòng 3 giờ đầu
hai nhóm PCI tiên phát và tiêu sợi huyết. thì tù vong 30 ngày gữa PCI và thuốc tiêu
Tác giả kết luận PCI tiên phát tốt hon tiêu sợi huyết tương tự nhau (7,3 so với 7,4%).
sợi huyết với tỷ lệ tử vong thấp hơn (7% so Nghiên cứu ngẫu nhiên lớn n h ầ so sánh
với 9%, p=0.0002), tái nhồi máu thấp hơn PCI tiên phát và thuốc tiêu sợi huyết là
(3% so với 7%, p=0.0001) và đột quỵ thấp nghiên cửu DANAM I-2 (Danish Trial in
hơn (1% so với 2%, p=0,0004)(hình 7.6). Acute Myocardial Infarction 2) với 1572
Nghiên cứu PRAGUE-2 (Primary bệnh nhân. Tiêu chí chính là tử vong, tái
Angioplasty in Patients Transported From nhồi máu hay đột quỵ trong vòng 30 ngày
General Community Hospitals to xảy ra ở 8% bệnh nhân nhóm PCI so với
Specialized PTCA Units With or Without 14% ờ nhóm dùng thuốc tiêu sợi huyết
Emergency Thrombolysis) cho thấy PCI tiên (p=0,0003).

H ình 7.6: Can thiệp tiên phát (primary coronary angioplasty) so với liệu pháp tiêu sợi huyết
(thrombolytic therapy)

92
Mortality
40
High
so­ P=0.02 Risk
li 20
>DANAMI-2 . 10 ■r. P=NS
Low
Risk
• 1,527 patients 0
' Stratified by TIMI risk score
Death / Re-MI / Disabling stroke
■ Fibrinolysis 50 -
High
■ PPCI 40-
p=0.004 Risk
30-

20 - Low
10-
Risk

0 -■
1 2
Years
Kình 7.7: Phàn tầng nguy cơ và kết qụả của PCI tiên phát ưong nghiên cứu DANAM Ỉ-2

L ự A CHON LIỆU PH Á P TÁI TƯ ỚI M Á U • Thời gian cần để chuyển đến một trung
Đ e lựa chọn liệu pháp tái tưới máu tối tâm có điều kiện can thiệp.
ưu trong một tình huống Cụ thể cần xem xét
B ước 2: Lựa chọn thuốc tiêu sợi huyết hay
một số vấn đề sau:
phương pháp can thiệp
• Thời gian từ lúc khởi phất triệu chứng • Nếu nhập viện <3 giò và không có yếu
đến lúc khởi đầu điều trị tiêu sợi huyết, tổ gây trì hoãn trong chiến thuật điều trị
• N guy cơ của nhồi mấu cơ tim. can thiệp, cà hai phương pháp tưới máu
• Nguy cơ xuất huyết. có ưu thế ngang nhau.

• Thời gian cần để chuyển đến một trung T huốc tiêu sợi huyết tốt h o n nếu:
tâm có PCI. • Bệnh nhân nhập viện sớm (<3 giờ sau
Khuyến cáo lựa chọn phương pháp tái khi khởi phát triệu chứng và có yếu tố trì
tưới máu theo ACC/AHA được tóm tắt hoãn phương pháp điều trị can thiệp)
trong phần sau. • Phương pháp can thiệp không thể thực

B ước 1: Đánh giá thời gian và nguy cơ. hiện được do:

• Thời gian kể từ khi khởi phát triệu • Phòng thông tim đang bận hay không có
chứng. phòng thông tim.

• Nguy cơ của nhồi máu cơ tim ST chênh • Khó khăn khi thực hiện đường đưa ống
thông vào mạch máu.
lên.
• Nhân sự phòng thông tim không có kinh
• N guy cơ của tiêu sợi huyết.
nghiệm (ngưòi làm thù thuật được xem
là có kinh nghiệm khi thực hiện >75 ca

93
PCI tiên pháưnăm, các nhân viên khác • Có biến chứng cơ học: hở van hai lá cấp,
của phòng thông tim được xem là có thủng vách liên thất, vỡ tim, phình vách
kinh nghiệm khi phòng thông tim thực thất.
hiện >36 ca PCI tiên pháưnăm)
• Trì hoãn trong phương pháp xâm lấn: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Task Force on the Management of
• Thời gian vận chuyển tới cơ sở có phòng
Acute Myocardial Infarction of the
thông tim quá lâu (> 1 2 0 phút).
European Society of Cardiology.
• (Thời gian cửa-bóng) - (Thời gian cửa- Management of Acute Myocardial
kim) > 1 giờ. Infarction In Patients Presenting With
• Thời gian cửa-bóng > 90 phút. Persistent ST-segment Elevation. Eur Heart
J2008;29,2909-2945.
Phương pháp xâm lấn tốt hơn nếu 2. 2007 Focused update of the ACC/AHA
• Phòng thông tim có kinh nghiệm đang 2004 Guidelines for the Management of
sẵn sàng và có phẫu thuật hỗ trợ. Patients With ST-ElevationMyocardial
Infarction. A Report of the American
• Thời gian cửa-bóng < 90 phút
College of Cardiology/American Heart
• (Thời gian cửa-bóng) - (Thời gian cừa- Association. Circulation 15 January 2008.
kim) < 1 giờ. 3. 2009 Focused Updates: ACƠAHA
• Nhồi máu cơ tim nguy cơ cao. Guidelines for the Management of Patients
With ST-EIevation Myocardial Infarction
• Choáng tim.
(Updating the 2004 Guideline and 2007
• Phân độ Killip > 3 Focused Update) and ACƠAHA/SCAI
• Chống chỉ định tiêu sợi huyết bao gồm Guidelines on Percutaneous Coronary
tăng nguy cơ chảy máu và xuất huyết Intervention (Updating the 2005 Guideline
and 2007Focused Update) A Report of the
nội sọ.
American College of Cardiology
• Nhập viện muộn > 3 giờ sau khi khỏi Foundation/American Heart Association
phát triệu chứng. Task Force on Practice Guidelines.
• Chẩn đoán nhồi máu cơ tim còn chưa rõ Circulation. 2009;120:2271-2306.
ràng. 4. Melio FR. Acute Coronary syndrome:
Myocardial Ischemia and Infarction and
Their Management. Trong Emergency
M ổ BẮC CẦU ĐỘNG M Ạ CH VÀNH
Medicine, 5* Edition. A Comprehensive
CẤP CỨU
Study Guide. Companion Handbook. Cline
Việc chuẩn bị lâu khiến kỹ thuật này DM, Ma OJ eds. Me Graw Hill 2000 trang
không thể cạnh tranh với thuốc tiêu sợi 147-157.
hụyết và can thiệp mạch vành trong điều trị 5. Smith SC, Goldberg AC. ST-Elevation
cắp cửu nhồi máu cơ tim cấp. Kỹ thuật này Myocardial Infarction. In The Washington
chi có chi định ở những bệnh nhân: Manual of Medical Therapeutics 30th
Edition. Ahya SN, Flood K, Paranjothi S,
• Kháng trị hoặc choáng tim mà giải phẫu
Eds. Lippincott Williams & Wilkins 2001
học của mạch vành không thích hợp cho trang 113.
kỹ thuật can thiệp hoặc can thiệp thất 6 . Bashore TM, Granger CB, Hranitzki P.
bại. Coronary Heart Disease. In Current Medical

94
Diagnosis and Treatment. McPhee SJ, O. BonowJDouglas L. Mann, Douglas
Papadakis MA, Tierney LM Eds. Me Graw P. Zipes (2011).
Hill Lange 2008 trang 300-324. 8 . Emily E, Hass, Bernard J. Gersh, ST-
7. ElliottM. Antman, ST-Elevation Myocardial Segment Elevation Myocardial Infarction In
Infarction: Management In Braunwald's Hurst's The Heart, 12thed. Richard A. Walsh
Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular and Daniel I. Simon (2008).
Medicine, 9“1 ed. Peter Libby, Robert

95
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. C h ẩn đ o á n n h ồ i m á u c ơ tim c ấ p d ự a trê n tiê u ch u ẩn :


A. Ccm đ a u th ắ t n g ự c + b iến đ ổi E C G .
B. C ơ n đ a u th ắ t n g ự c + tă n g m e n tim .
c. B iế n đ ổi E C G + tă n g m en tim .
. D. C ơ n đ a u th ắ t n g ự c + c h u y ể n đ ộ n g b ấ t th ư ờ n g th à n h th ấ t trê n siê u â m tim .
E. A , B , c đún g .
2. M ụ c tiê u c h u n g tro n g đ iều trị n h ồ i m á u c ơ tim c ấp là:
A. S à n g lọ c c ấc b ệ n h n h â n c ó ch ì đ ịn h tái th ô n g m ạc h m áu.
B. G iả m đau.
c. G iả m n h u c ầ u v à tă n g c u n g c ấ p o x y c h o c ơ tim .
D. C h ẩ n đ o á n v à đ iều trị k ịp th ờ i các b iến c h ứ n g n g u y hiểm .
E. T ấ t c ả đún g .

3. C h ố n g c h ì đ ịn h th u ố c ứ c c h ế b eta:
A. R a n ẩ m h ơ n 1/3 d ư ớ i p h ế trư ờ n g .
B. N h ịp tim < 6 0 lần /p h ú t.
C. H u y ế t á p tâ m th u < 90 m m H g .
D. B lố c n h ĩ th ấ t c a o độ.
E. T ấ t c à đ ề u đú n g .

4. C h ố n g chỉ đ ịn h c ù a n itro g ly c e rin :


A. M ạch. < 5 0 lầ n /p h ú t h o ặ c > 1 1 0 lần /p h ú t.
B. H u y ế t áp tâ m th u < 90 m m H g .
c. N h ồ i m á u th ấ t p h ải.
D. A , B , c đún g .
E. A , B đ ú n g .

5. Ư u đ iể m c ủ a c h ụ p v à c an th iệ p m ạ c h v à n h c ấ p c ứ u là:
A. T i lệ d ò n g c h ả y b ìn h th ư ờ n g đ ư ợ c p h ụ c h ồi c a o h ơ n th u ố c tiê u sợ i h uyết.
B. X á c đ ịn h d ư ợ c c á c tổ n th ư ơ n g ờ c á c v ị t rí k h á c n ế u có.
c. K h ô n g c ó n g u y c ơ x u ấ t h u y ế t n ão .
D. A , B đ ú n g .
E. A , B , C đ ú n g .

6 . T h u ố c k h á n g đ ô n g tro n g N M C T c ấp :
A. H iệ n tạ i c ó 3 d ạ n g th u ố c k h á n g đ ô n g đ ư ợ c s ử d ụ n g tro n g N M C T cấp : U F H , h ep a rin
trọ n g lư ợ n g p h â n t ử th ấ p , a n tiv ita m in K .
B . T h ờ i g ian s ử d ụ n g k h á n g đ ô n g ít n h â t 4 8 g iờ v à tô t n h â t là tro n g thờ i g ian n ă m viện
c h o đ ế n 8 n g à y đ ặ c b iệ t là U F H .
c. L iề u d ù n g U F H : tiê m 5 0 U l/k g (tố i đ a 4 0 0 0 U I) v à tru y ề n n g a y s a u đ ó 10 U l/k g /g iờ .

96
D. Những bệnh nhân trên 75 tuổi, tiêm mạch 0,5mg/kg hoặc 30 mg và tiêm dưới da
0,75mg/kg/12 giờ.
E. Những bệnh nhân được PCI, nếu liều enoxaparin tiêm dưới da cuối cùng trong khoảng
8-12 giờ trước thì tiêm mạch thêm 0,3mg/kg.

7. Tiêu sợi huyết trong điều trị NMCT cấp:


A. Cứu sống 39/1000 bệnh nhân được điều trị trong giờ đầu tiên.
B. Nguy cơ xuất huyết não: 7%-9%.
c. Tiêu cục huyết khối trong 60%-90% bệnh nhân vói hồi phục dòng chảy bình thường
40-70%.
D. Khoảng 30% bệnh nhân sẽ tắc lại sau khi tái tưới máu bằng tiêu sợi huyết thành công.
E. Cứ mỗi 60 chậm trễ dùng tiêu sợi huyết, lợi ích cứu sống mất đi 2,6/1.000 bệnh nhân
được điều trị.

8. Thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu cơ tim cấp:


A. Liều dùng alteplase: 90 mg/90 phút.
B. Reteplase có tính sinh miễn dịch.
C. Tỷ lệ tái thông lúc 90 phút của alteplase là 50%.
D. Dòng chày TIMIIII đạt được với streptokinase khoảng 32%.
E. Reteplase không gây xuất huyết não.

<. Chống chi định tiêu sợi huyết. Chọn câu sai:
A. Đang xuất huyết.
B. Trên 65 tuồi.
c . Rối loạn đông máu.
D. Viêm màng ngoài tim cấp.
E. , Nghi có phình bóc tách động mạch chủ.

10. Tái thông mạch vành câp cứu:


A. Thời gian tù lúc đau ngực đến khi được điều trị tái tưới máu là yếu tố quyết định dự
hậu quan trọng.
B. Chỉ định khi nhồi máu cơ tim cấp khởi phát trong vòng 12 giờ và ST chênh xuống > 2
mm ờ các chuyển đạo trước ngực.
c. Nên can thiệp mạch vành (PCI) cho bất cứ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh
lên nhập viện trong vòng 12 giờ đầu và thủ thuật có thể thực hiện trong vòng 90 phút.
D. A, Bđúng.
E. A, B, c đúng.

Đ ÁP ÁN
1E, 2E, 3E, 4D, 5E, 6E, 7A, 8D, 9B, 10E

97
CHẢNĐOẬNVÀ
ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU THẤT NGỰC ÔN ĐỊNH
Võ Thành Nhăn

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa và các thê lãm sàng của bệnh tim thiếu máu cục bộ.
2. Trình bày được các nguyên nhân gãy thiểu máu cơ tim.
3. Ke được 7 đặc điềm cơn đau thắt ngực và phân loại lâm sàng cơn đau thắt ngực.
4. Trình bày được 7 xét nghiêm cần thiết để chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ.
5. Trình bày được khuyến cáo cùa AHA/ACC về chi định chụp mạch vành ở bệnh nhãn đau
ngực.
6. Trình bày được các chần đoán phân biệt của cơn đau thắt ngực.
1. Trình bày được phân loại chúc năng cơn đau thất ngực theo CCS.
8. Trình bày được phân lớp nguy cơ cùa ccm đau thắt ngực ồn định.
9. Trình bàỳđược khuyến cáo của AHA/ACCvề chi định chụp mạch vành để phân lớp nguy cơ ớ
bệnh nhân cơn đau thắt ngực ổn định.

Bệnh mạch vành (BMV), suy mạch ước tính ở Hoa Kỳ hiện có khoảng 13 triệu
vành, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu người mắc bệnh và BMV là nguyên nhân
cục bộ, là những tên gọi để chỉ một nhóm hàng đầu gây tử vong ờ cả nam lẫn nữ giới.
bệnh cảnh lâm sàng do nhiều nguyên nhân ở độ tuổi trung niên, tỷ lệ nam mắc
khác nhau gây ra nhưng có chung cơ chế BMV nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ này
sinh lý bệnh là sự mất cân bằng giữa cung tăng cao gấp 2-3 lần ờ phụ nữ sau tuổi mạn
và cầu oxy cho cơ tim. Thuật ngữ “thiếu kinh. Cơn đau thắt ngực ồn định là biểu hiện
máu cục bộ” được hiểu là tình trạng cung lâm sàng đầu tiên của BMV ờ 50% bệnh
cấp máu không đủ cho cơ tim. Nguyên nhân nhân, ở những bệnh nhân khác biểu hiện
thường gặp nhất cùa BMV là do xơ vữa đầu tiên có thể là NMCT cấp hoặc
động mạch làm hẹp một hoặc nhiều nhánh' CĐTNKOĐ. CĐTNOĐ ảnh hường rất lớn
động mạch vành. Biểu hiện lâm sàng thường đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và
gặp của BMV là cơn đau thắt ngực ổn định chi phí cho chăm sóc y tế. Vì vậy ở bệnh
(CĐTNOĐ), hội chửng mạch vành cấp [bao nhân ĐTNOĐ, chúng ta phải điều trị tối ưu
gồm 3 thể lâm sàng là cơn đau thắt ngực để giảm triệu chứng, cải thiện Cuất lượng
không ổn định (CĐTNKOĐ), nhồi máu cơ cuộc sống của bệnh nhân, làm chậm tiến
tim (NMCT) cấp không ST chênh lên và triển cùa bệnh và phòng ngừa hội chứng
NMCT cấp ST chênh lên], và hội chứng suy mạch vành cấp.
tim do BMV (còn gọi là bệnh cơ tim thiếu
máu cục bộ). LÂM SÀNG
Hiện nay, BMV là bệnh thường gặp ở Khi khám bệnh nhân bị đau ngực, phải
các nước phát triển và có xu hướng gia tăng khai thác đẩy đủ các tính chất của cơn đau
r ầ nhanh ở các nước đang phát triển. Theo ngực (vị trí đau, tính chất đau, cường độ

98
đau, thời điểm đau, thời gian đau, hướng vùng sau xương ức với tính chất và thòi
lan, hoàn cảnh khởi phát cơn đau, các yếu tố gian điển hình; (2) xuất hiện khi gắng
làm tăng đau-giảm đau và các triệu chứng đi sức hoặc cảm xúc nhiều; (3) giảm đau
kèm ). Khai thác đầy đủ và chi tiết cấc tính khi nghỉ hoặc dùng nitrates.
chất của cơn đau ngực sẽ giúp chúng ta chận
•y Đau thắt ngực không điển hình: chỉ c ó 2
đoán được các nguyên nhân gây đau ngực.
trong 3 đặc điểm trên.

• Đau ngực không đặc hiệu (không phải


CƠN Đ A U TH Ắ T N G ự C Ổ N Đ ỊN H Đ IỂN
cơn đau thắt ngực): chi có m ột hoặc
HÌNH
không c ó đặc điểm nào nqi trên.
• Vị trí: thường đau ở vùng sau xương ức
hoặc ngực trái, đau có thể lan lên cổ, PH Â N LOẠI M Ứ C Đ ộ Đ A U THẮ T N G ự C
hàm dưới, vai trái và lan đến mặt trong
H iện nay, cách phân loại mức độ đau
cánh tay, cẳng tay trái, các ngón tay 4 ,5 .
thắt ngực theo H iệp H ội T im M ạch Canada
• Tính chất: đau ngực có cảm giác như (Canadian Cardiovascular S ociety, gọi tắt là
bóp chặt, thắt nghẹt, đè nặng trước ngực C CS) đang được sử dụng rộng rãi.
• Cường độ: vừa phải, bệnh nhân chịu • Đ ộ I: những hoạt đ ộng thể lực bình
đựng được nhưng khiến bệnh nhân phải thường không- gây đau thắt ngực. (Đau
ngưng gắng sức. thắt ngực chi xảy ra khi hoạt động thể
• Hướng lan: ra hai cánh tay, thường là lự c rất mạnh).
bên trái nhiều hơn, có khi lan lên cổ tới • Đ ộ Et hạn ch ế nhẹ hoạt động thể lực
hàm dưới. bình thường. Đau thắt ngực xuất hiện
• Thời gian cơn đau: thường kéo dài khi leo cao > 1 lầu bằng cầu thang hoặc
khoảng vài phút (5-10 phút), nếu đau đi bộ khoảng cách dài hơn hai dãy nhà.
ngực kéo dài > 20 phút phải nghĩ đến cơn • Đ ộ III: hạn ch ế đáng kể hoạt động thể
đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi lực thông thường. Đ au thắt ngực khi đi
máu cơ tim. bộ khoảng cách từ 1-2 dãy nhà hoặc leo
• Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau: thường cao 1 tầng lầu.
xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, • Đ ộ IV: các hoạt động thể lực b ìn h .
gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều. thường đều gây đau thắt ngực. Đau thắt
• Cơn đau thắt ngực giảm khi bệnh nhân ngực khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ.
ngưng gắng sức hoặc sau khi ngậm
nitroglycerin dưới lưỡi K H Á M THỰ C THỂ

• Đau ngực c ó thể kèm theo buồn nôn, • Khám thực thể thường không ghi nhận
khó thờ, hồi-hộp đánh trống ngực. bất thường ờ bệnh nhân đau thắt ngực ổn
định. Trong cơn đau thắt ngực có thể
T heo H ội T im Mạch H oa Kỳ/Trường
nghe được các tiếng tim bất thường T 3,
M ôn T im M ạch H oa K ỳ (A H A /A C C ) triệu
T 4, âm thổi tâm thu ở m ỏm tim và các
chứng đau ngực được chia ra 3 nhóm:
rale ở phổi.
• Cơn đau thắt ngực điển hình do BM V
bao gồm 3 đặc điểm: (1) đau thắt ngực ở

99
• Khám lâm sàng giúp xác định các yếu tố • hs-CRP máu có giá trị tiên đoán mạnh
nguy cơ tirĩỊ mạch và chẩn đoán phân các biến cố mặch vành.
biệt với các nguyên nhân gây đau ngực
khác. Các mảng xanthelasma, nếu có, là ĐIỆN TÂM ĐỒ LÚC NGHỈ
dấu hiệu chỉ điểm tình trạng rối loạn • Phải đo ECG ờ tất cả bệnh nhân nghi
lipid máu nặng. ngờ mắc bệnh mạch vành.
• Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch • Khoảng 50% số bệnh nhân ĐTNÔĐ có
vành: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút điện tâm đồ bình thường. Thậm chí ờ
thuốc lá, rối loạn lipid máu, béo phì, một số bệnh nhân BMV nặng ECG lúc
không hoạt động thể lực, tuổi (nam >45 nghi cũng có thể bình thường. Do đó
tuổi, nữ >55 tuổi), giới (nam hoặc giới ECG lúc nghỉ bình thường không loại
nữ sau tuổi mạn kinh), tiền sử gia đình trừ được khả năng mắc BMV.
có người mắc bệnh mạch vành sớm
• ECG lúc nghỉ có thể giúp phát hiện dấu
(nam <55 tuồi, nữ < 65 tuổi).
hiệu nhồi máu cơ tim cũ trước đây (sóng
Q), dấu hiệu thiếu máu cơ tim (đoạn ST
CHẨN ĐOÁN PHÂN B Ệ T
chênh xuống, sóng T âm nhọn-đổi
Các nguyên nhân gây đau ngực khác: xứng), dấu dày thất trái, block nhánh
• Đau ngực do cấc bệnh lý tim mạch: bóc trái...
tách động mạch chủ, co thắt động mạch
vành (đau thắt ngực Prinzmetal), viêm X QUANG TIM PHỔI THẲNG
màng ngoài tim, bệnh lý van tim (hẹp • Thường trong giới hạn bình thường ờ
van động mạch chủ). những bệnh nhân ĐTNOĐ.
• Đau ngực không do tim: thiếu máu, trần • Một số trường hợp có bóng tim to trên
khí màng phổi, thuyên tắc phổi, viêm phim X quang ngực thẳng, là dấu hiệu
phồi-màng phối, tăng áp phổi, trào chi điểm của tình trạng bệnh mạch vành
ngược dạ dày thực quàn, loét dạ dày-tá nặng có NMCT cũ, có tăng huyết áp
tràng, rối loạn lo âu, viêm khớp sụn trước đây hoặc bóng tim to là hậu quà
sườn, đau thành ngực và viêm thần kinh của các bệnh van tim, bệnh cơ tim dãn nở.
liên sườn.
• X quang cũng giúp phân biệt các bệnh !ý
khác gây đau ngực, (ví dụ như tràn khí
CẶN LÂM SÀNG
màng phổi, bóc tách động mạch chù
ngực, viêm phổi...).
XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU C ơ BẢN
• Hemoglobin máu. ĐIỆN TÂM ĐỒ GẮNG s ứ c (ECG GẤNG
• Đường huyết lúc đói. SỨC)
• Bilan lipid máu: cholesterol toàn phần, • Rất có giá trị trong chẩn đoán BMV
HDL-C, LDL-C, triglyceride. (đau thắt ngực ồn định) với độ nhạy là
68% và độ đặc hiệu là 77%. Ngoài ra,
• BUN, creatinin.
ECG gắng sức còn giúp đánh giá được

100
khả năng gắng sức thể lực của bệnh ■ Hẹp van động mạch chủ nặng.
nhân. ■ Suy tim không kiểm soát được.
• E C G gang sức ít có giá trị ở bệnh nhân ■ Thuyên tắc phổi cấp.
có block nhánh trái, dầy thất trái, đang
■ Viêm cơ tim cấp hoặc viêm màng
đặt m áy tạo nhịp, rối loạn dẫn tru y ền ;...
ngoài ngoài tim cấp.
• ECG gắng sức thể lực không thực hiện
■ Bóc tách động mạch chủ.
được ở các bệnh nhân bị đau cách hồi,
bệnh phối nặng, các dị tật, các bệnh khớp Tương đối:
và các trường hợp không thể gắng sức. ■ Hẹp thân chung động mạch vành trái.
• Trước khi thực hiện nghiệm pháp gắng ■ Bệnh van tim hẹp vừa.
sức để .chẩn đoán BMV bệnh nhân phải ■ Rối loạn điện giải.
ngưng dùng niưates và các thuốc làm chậm
• Tăng huyết áp nặng chưa kiểm soát đưcc.
nhịp tim như ức chế bêta, ức chế canxi.
■ Các rối loạn nhịp tim nhanh hay chậm.
• ECG gắng sức dương tính là dấu hiệu
BMV nặng khi có một trong các đặc ■ Bệnh cơ tim phì đại và các thể hẹp
điểm sau: đường ra.

■ Đoạn ST chênh xuống ngay khi bắt ■ Rối loạn thực thể hoặc tâm thần
đầu gắng sức. không có khả năng làm gang sức.

■ Đoạn ST chênh xuống >2 mm ờ • Block nhĩ thất cao độ.


nhiều chuyển đạo liên tiếp.
SIÊU ÂM TIM
* Không có khả năng gắng sức >2 phút.
Siêu âm tim giúp chúng ta đánh giá
* Huyết áp tâm thu giảm hoặc không
được chức năng tâm thu, chức năng tâm
tăng khi gắng sức.
trương, của thất trái, phát hiện rối loạn vận
■ Xuất hiện suy tim hoặc loạn nhịp động vùng (do thiếu máu cục bộ cơ tim gây
thất kéo dài. ra), c á c bệnh lỳ màng ngoài tim, cơ tim và
■ Đoạn ST chênh xuống kéo dài >5 van tim.
phút sau khi ngưng gắng sức.
• Những bệnh nhân có kết quả ECG gắng SIÊU ÂM TIM GẮNG SỨC
sức dương tính phải được chụp động • Giúp phát hiện vùng cơ tim bị thiếu máu
mạch vành để xác định chẩn đoán. cục bộ và dự đoán vị trí động mạch vành
• Chống chỉ định cùa ECG gắng sức: tương ứng bị tổn thương.

Tuyệt đối: • Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn ECG


gắng sức trong chẩn đoán BMV.
■ Nhồi máu cơ tím cấp (trong 2 ngày đầu).
• Siêu âm tim g ắ n g sứ c có thể được thực
■ Đau thắt ngực không ổn định nguy
hiện bằng p h ư ơ n g pháp gắng sửc thể lực
cơ cao.
(x e đ ạp nằm ) h o ặ c bằng thuốc
■ Rối loạn nhịp tim nặng chưa kiểm (dobutamine).
soất được.

101
Bảng 8.1: So sánh độ nhạy và độ đậc hiệu cùa các nghiệm pháp gắng sức

Phương pháp Số bệnh nhân Độ nhạy Độ đặc hiệu


ECG gắng sức 24047 0,68 0,77
Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức 5272 0,88 0,72
(Exercise SPECT)
Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức 2137 0,90 0,82
(Adenosine SPECT)

Siêu âm tim gắng sức thể lực 2788 0,85 0,81


(Exercise echocardiography)
Siêu âm tim gắng sức với Dobutamine 2582 0,81 0,79
(Dobutamine echocardiography)

XẠƯÌNH TƯỚI MÁU Cơ TIM điều trị thích hợp cho bệnh nhân. CMV
• Được sử dụng để chẩn đoán BMV, đánh là phương pháp thăm dò xâm lấn nên
giá Qhức năng co bóp của thất trái và phải cân nhắc trước khi chì định.
đánh giá khả năng sống còn (viability) • Chi định chụp động mạch vành:
của tế bào cơ tim sau NMCT. ■ Bệnh nhân đau thắt ngực ổn định
• Có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao trong vẫn còn triệu chứng đau ngực mặc
chẩn đoán BMV so với ECG gắng sức dù đã được điều trị nội khoa tối ưu.
và siêu âm tim gắng sức. ■ Bệnh nhân có đau thắt ngực sống sót
sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.
CHỤP MSCT ĐỘNG MẠCH VÀNH
■ Bệnh nhân có nguy cơ cao theo phân
Là phương pháp được sử dụng khá phổ tầng nguy cơ dựa trên các xét
biến hiện nay để chẩn đoán BMV. MSCT 64 nghiệm cận lâm sàng không xâm lấn.
lát cắt cho hỉnh ảnh tái tạo mạch vành rõ nét
■ Bệnh nhân đau thắt ngực có kèm
và độ chính xác khá cao, giúp xác định bao
theo dấu hiệu suy tim.
nhiêu nhánh mạch vành bị tổn thương và
ước lượng mức độ tổn thương. ■ Để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ
BMV ở các trường hợp đau ngực
CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH khó chẩn đoán nguyên nhân và bệnh
nhân có nhu cầu xác định bệnh.
• Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán BMV.
* Bệnh nhân có biểu hiện đau thắt
• Chụp mạch vành (CMV) giúp chẩn đoán ngực mà nghề nghiệp liên quan đến
xác định BMV, nếu có thì bao nhiêu sự an toàn cùa người khác (phi công,
nhánh bị hẹp và xác định chính xác mức lính cứu hỏa, cành sát...).
độ hẹp, qua đó giúp thầy thuốc có hướng

102
■ . B ện h nhân n am > 4 5 tuổi và n ữ > 55 ■ B ện h nhân chuẩn b ị phẫu thuật m ạch
tuổi c ó ch ỉ định phẫu thuật tim để máu lớn.
th ay h oặc sửa van tim .
■ B ện h nhân bị h ẹp van đ ộn g m ạch PHÂN TÀNG NGUY c ơ ở BỆNH
ch ù h oặc bệnh c ơ tim phì đại c ó đạu NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH
thắt n gự c.

Bảng 8.2: Phân tầng nguy cơ dựa trên các cận lâm sàng không xâm lấn

Nhóm nguy cơ cao (tỷ lệ tử vong >3%/năm)


• Rối loạn chức năng thất trái (RLCNTT) nặng lúc nghỉ (khống gắng sức): phân suất tống
máu thất trái giảm: EF <35%.
• Thang điểm cùa nghiệm pháp gắng sức ờ mức nguy cơ cao (score < -11)
• RLCNTT nặng khi gấng sức (EF <35% lúc gắng sức)
• Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức: có giảm tưới máu diện rộng.
• Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức: có nhiều vùng giảm tưới máu vói tach thước trung bình.
• Siêu âm tim gắng sức: có rối loạn vận động nhiều vùng(> 2 vùng) với liều dobutamine
thấp (<10 pg/kg/phút) hoặc khi nhịp tim còn thấp (<120 nhịp/phút) hoặc có rối loạn vận
động vùng diện rộng.
Nhóm nguy cơ trung bình (tỷ lệ tử vong 1-3%/năm)
• RLCNTT nhẹ - trung bình lúc nghỉ (không gấng sức): phân suất tống máu thất trái giảm:
EF= 35%-49%.
• Thang điểm cùa nghiệm pháp gắng sức ờ mức nguy cơ trung bình (-11 < score < 5)
• Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức: có giảm tưới máu mức độ trung bình và không có dãn
thất trái.
• Siêu âm tim gắng sức: chỉ xuất hiện rối loạn vận động vùng (< 2 vùng) khi sừ dụng
dobutamine liều cao.*•
Nhóm nguy cơ thấp (tỷ lệ tử vong <l%/năm)
• Thang điểm của nghiệm phấp gắng sức ờ mức nguy cơ thấp (score > 5).
• Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức: bình thường hoặc giảm tưới máu ở vùng rất nhò.
• Siêu âm tim gắng sức: bình thường

103
ĐIÊU TRỊ thêm tình trạng đau thắt ngực. Xác định và
Mục tiêu chính của điều tri bệnh nhân xử trí các bệnh trên là rất cần thiết khi điều
ĐTNOĐ là phòng ngừa NMCT và tử vong, trị bệnh nhân đau thắt ngực.
giảm triệu chứng đau ngực và cải thiện chất Các bệnh lý hay tình trạng làm cho đau
lượng cuộc sống của bệnh nhân. thắt ngực nặng hom:
Mục tiêu cụ thể khi điều trị bệnh nhân • Thiếu máu.
ĐTNOĐ: • Sốt.
• Xác định và điều trị các bệnh đi kèm • Nhịp tim nhanh.
làm cho tình trạng đau thắt ngực nặng
• Cường giáp.
hơn.
• Nhiễm trùng.
• Điều chỉnh làm giảm các yếu tố nguy cơ
gây BMV. • Sử dụng thuốc gây nghiện (cocaine).
• Áp dụng các biện pháp điều tĩị không
ĐIỀU CHỈNH LÀM GIẢM CÁC YẾU T ố
dùng thuốc (biện pháp thay đổi lối sống).
NGUY C ơ MẠCH VÀNH
• Điều trị thuốc.
Tăng huyết áp (THA)
• Điều tri tái thông mạch vành: bằng phương
pháp can thiệp mạch vành qua da (PCI) Có mối tương quan rất rõ giữa THA và
hoặc mổ bắc cầu mạch vành (CABG). BMV. Bệnh nhân tuổi từ 40-70, huyết áp
tâm thu (HATT) từ 115-185 mmHg, cứ tăng
Ba nhóm thuốc aspirin (ASA), ức chế
mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu thì nguy cơ
men chuyển (UCMC) và giảm lipid máu
-mắc BMV tăng gấp đôi. THA dẫn đến tồn
(GLM) đã được chứng minh là làm giảm
thương mạch máu, tăng tiến triển xơ vữa
đáng kể tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ĐTNOĐ
động mạch, tảng nhu cầu oxy cơ tim và làm
có chức năng tâm thu thất trái bảo tần. nặng thêm tình trạng thiếu máu cục bộ cơ
Cấc nhóm thuốc ntíraừes, úc chế bêta tim ờ,bệnh nhân đã mắc BMV. Do đó kiểm
(UCB), và ủc chế canxì (UCC) giúp giảm soát tốt huyết áp là rất cần thiết ở bệnh nhân
triệu chứng và cải thiện khả năng gắng sức BMV với mức huyết áp mục tiêu là <
cho bệnh nhân nhưng không cải thiện tỳ lệ 140/90 mmHg. ở bệnh nhân đái tháo đường
sắng còn ở bệnh nhăn ĐTNOĐ. hoặc suy thận mạn thì mức huyết áp mục
Sừ dụng thuốc UCB, VCMC, ASA và tiêu là <130/80 mmHg.
GLM làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tỷ Hút thuốc lá
lệ NMCT tái phát ờ những bệnh nhân
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính
ĐTNOĐ có rếi loạn chức năng th ầ trái
của BMV. Bệnh nhân BMV tiếp tục hút
sau NMCT.
thuốc lá thì nguy cơ đột tử, NMCT và tử
vong do mọi nguyên nhân trong 5 năm đều
XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH ĐI
cao hơn so với bệnh nhân bỏ hút thuốc lá.
KÈM
Ngưng h ừ thuốc lá là biện pháp hiệu quả
Một vài bệnh nội khoa thường gặp có n h ầ và ít tốn kém nhất để ngăn ngừa tiến
thể làm tăng nhu cầu oxy cơ tim hoặc giảm triển xơ vữa động mạch tại các mạch máu
cung cấp oxy cơ tim góp phần làm nặng tự nhiên và mạch máu ghép.

104
Rối loạn lipid máu hiển và làm tiến trình xơ vữa mạch vành
Statin làm giảm đáng kể các biến cố tim nặng hơn. Điêu trị giảm lipid máu làm giảm
mạch, không liên quan với mức cholesterol tỷ lệ tử vong và các biến cố mạch vành ờ
và mức LDL-C ở bệnh nhân BMV vì ngoài những bệnh nhân đã được tái thông mạch
tác dụng làm giảm lipid máu statm dbn' có vành (PCI hoặc CABG).
tác dụng kháng viêm và ổn định mảng xơ Hoạt động thể lực
vữa. Theo khuyến cáo của ACC/AHA, ở bệnh
Hoạt động thể lực thường xuyên giúp cài ■
nhân BMV mục tiêu phải giảm LDL-C là
thiện độ bền khi gắng sức, giảm cân, giảm
<100 mg/dL, và < 70 mg/dL nếu có nguy cơ
nguy cơ tim mạch và giảm huyết áp. 0 bệnh
rất cao (BMV kèm với một bệnh lý nguy cơ
nhân ĐTNOĐ sau khi được đỉều trị bằng
tương đuơng BMV như đái tháo đường). Theo
thuốc, bệnh nhân nên bắt đầu vận động thể
nghiên cứu HPS (Heart Protection Stud), statin
lực ở mức thấp. Trước tiên cho bệnh nhân đi
cải thiện tỷ lệ sống còn và giảm đáng kể các
bộ 20-30 phút mỗi ngày, sau đó tăng thời
biến cổ mạch vành trong tương lai ờ những
gian đì bộ và tốc độ đi bộ tùy thuộc vào mức
bệnh nhân đái tháọ đường, BMV, bệnh mạch
gắng sức của mỗi bệnh nhân. Hoạt động thể
máu não và bệnh mạch máu ngoại biên, bất
lực giúp bệnh nhân cảm giác tự tin hơn, có
kể mức cholesterol cơ bản của bệnh nhân.
trạng thái tinh thần tốt hơn và cảm thấy khỏe
Bệnh nhăn có HDL-Cthẩp mạnh hơn.
Bệnh nhân BMV có nồng độ HDL-C Đái tháo đưòng (ĐTĐ)
thấp được xem là có nguy cơ biến cố mạch
Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ rất cao mắc
vành trong tương lai. Nồng độ HDL-C thấp
các bệnh mạch máu do xơ vữa động mạch,
thường liên quan vói béo phì, tăng triglyceride
trong đó có BMV. Kiểm soát tốt đường huyết
mấu, tình trạng kháng insulin và là dấu hiệu
giúp giảm nguy cơ từ vong, đột quy và NMCT.
của sự hiện.diện của LDL-C nhò, đậm đặc là
yếu tố gây ra xơ vữa động mạch mạnh. Điều Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
trị tập trung vào chế độ ăn kiêng, tăng và thay đổi lối sổng
cường vận động thể lực, giảm LDL-C máu ờ Thay đổi lối sống bao gồm: ngưng thuốc
bệnh nhân có tăng LDL-C kèm theo. Theo lá, thay đổi chế độ ăn, tăng hoạt động thể
nghiên cứu VA-HIT (The Veterans Affairs lực và giảm cân. Điều chình thay đổi lốỉ
High-Density Lipoprotein Cholesterol sống làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch,
Intervention Trial Study) gemfibrozil làm làm chậm sự tiến triển của BMV và giảm
tăng HDL-C 6%, giảm „triglyceride 31%, các biến cố BMV.
giảm 24% tỷ lệ tử vong, nhồi máu cơ tim và
Ngưng hút thuốc lá làm giảm đáng kể
đột quỵ ờ bệnh nhân có HĐL-C thấp (< 40
nguy cơ tử vong do BMV. Có nhiều thuốc
mg/dL), không tăng LDL-C (< 140 mg/dL)
giúp bệnh nhân cai thụốc lá và miếng dấn có
và triglyceride (<160 mg/dL).
chứa nicotin được cho là an toàn ở bệnh
Rối loạn lipid máu sau tái thông mạch vành nhân có BMV.
ở bệnh nhân đã được mổ bắc cầu mạch- Khuyến cáo về chế độ ăn ờ bệnh nhân
vành (CABG), nồng độ LDƯ-C cao là một BMV:
yếu tố nguy cơ của tắc mành ghép tĩnh mạch

105
/
• Hạn chế sử dụng chất béo (< 30% tổng • Đối với stent phủ thuốc: Clopidogrel 75
lượng calo thu nhập) mg/ngày ít nhất 12 tháng, tối ưu 2 năm.
• Hạn chế sử dụng mỡ bão hòa (< 7% tổng
, lượng calo thu nhập) ỨC CHẾ BÊTA
• Ăn nhiều cá (ít nhất 2 lần/tuần) • Thuốc ức chế bêta được xem là nền tàng
trong điều trị CĐTNOĐ. Thuốc làm giảm tỷ
• Hạn chế sử dụng cholesterol (< 200 mg/ngày)
lệ tử vong và nhồi máu tái phát ờ bệnh nhân
• Ãn nhiều rau quà, trái cây và ngũ cốc. sau NMCT và giảm tý lệ tử vong ờ bệnh
• Ăn lạt: lượng Na+ khoảng 2,4 g (6 g nhân suy tim.
muối)/ngày, giúp kiểm soát huyết áp. Cơ chế tác dụng cùa thuốc: làm giảm
nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim dẫn đến
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA giảm nhu cầu oxy cơ tim. Thuốc cũng có tác
dụng làm giảm sức căng lên thành thất trái,
CÁC THUỐC CHỒNG KẾT TẬP TIÊU CẦU tạo điều kiện cho dòng máu từ thượng tâm
Aspirin mạc đến nội tâm mạc được nhiều hơn.

Aspirin c ó tác dụng chống kết tập tiểu Các đặc tính của thuốc ức chế bêta
cầu qua cơ chế ức chế cyclooxygenase và sự
Tính chọn lọc
sinh tổng hợp thromboxane A2 của tiểu cầu.
Sử dụng aspirin lâu dài với liều 75-325 Có hai loại thụ thể bêta là bêta 1 hiện
mg/ngày làm giảm đáng kể các biến cố diện nhiều hơn ở tim và bêta 2 hiện diện
mạch vành ở bệnh nhân ĐTNOĐ, nhiều hơn ờ phế quản và thành mạch. Thụ
ĐTNKOĐ và NMCT. Dạng bào chế tan thể bêta 1 khi bị tích thích sẽ gây tăng nhịp
trong ruột (enteric-coated) làm giảm tác tim, tăng dẫn truyền nhĩ thất, tăng co bóp cơ
dụng phụ tại chỗ cùa aspirin. Trước khi sử tim, phóng thích renin từ các tế bào cạnh
dụng aspirin, lưu ý xem bệnh nhân c ó dị ứng cầu thận, và ly giải tế bào mỡ tại mô mỡ.
với thuốc hay c ó viêm loét d ạ dày tá tràng. Kích thích thụ thể bêta 2 gây dãn phế quản,
dãn mạch và ly giải glycogen.
Clopidogrel
Những thuốc ức chế bêta không chọn lọc
Là một dẫn xuất của thienopyridine, có (nhu propranolol, nadolol, penbutolol, pindolol,
tác dụng chống kết tập tiểu cầu mạnh và ít sotalol, timolol, Carteolol) ức chế cả thụ thể
tác dụng phụ hơn aspirine. Clopidogrel được bêta 1 và thụ thể bêta 2.
dùng thay aspirin trong những trường hợp
Những thuốc ức chế bêta chọn lọc trên
bệnh nhân không dung nạp hoặc dị ứng với
tim (như acébutolol, atenolol, betaxolol,
aspirin. Liều tấn công là 300-600 mg, sau đó
bisoprolol, esmolol, metoprolol) chủ yếu ức
duy trì 75 mg/ngày.
chế thụ thể bêta 1 và có tác động rất ít trên
Trong những trường hợp có đặt stent thụ thể bêta 2. Vì vậy mà các thuốc này có
mạch vành, bên cạnh việc sừ dụng aspirin suốt tấc dụng làm giảm nhu cầu oxy cơ tim mà
đời, phác đồ sừ dụng clopidogrel như sau: không gây co thắt phế quản hoặc ly giải
• Đổi vói stent thường: clopidogrel 75 mg/ngày glycogen nhưng nếu dùng liều cao thì tác
ít nhất 1 tháng và tối ưu là 12 tháng. dụng chọn lọc sẽ mất đi.

106
Bảng 8.3: Các thuốc ức chế bêta điều trị đau thắt ngực

Thuốc Chọn lọc Hoạt tính giống giao Liều dùng


căm nội tại (ISA)
Acebutolol 1 CÓ 200-600 mg, 2 lần/ngày
Atenolol 1 không 50-200 mg/ngày
Betaxolol 1 không 10-20 mg/ngày
Bisoprolol 1 không 10 mg/ngày
Esmolol (tĩnh mạch) 1 không 50-300 (ig/kg/phút
Labetalol6 không CÓ 200-600 mg, 2 lần/ngày
Metoprolol 1 không 50-200 mg, 2 lần/ngày
Nadolol không không 40-80 mg/ngày
Pindolol không CÓ 2,5-7,5 mg 3 lần/ngày

Do tính chọn lọc trên tim chl là tương/ dụng tăng thời gian gắng sức ở bệnh nhân
đối, việc sử đụng thuốc ức chế bêta chọn lọc ' đau thắt ngực nặng.
ờ liều đủ để kiểm soát ccm đau thắt ngực thì '
Tính hòa tan trong mỡ
vẫn có thể gây ra co thắt phế quàn ờ những "
bệnh nhân nhạy cảm. Tùy thuộc vào tính chất hòa tan trong mỡ
hay trong nước mà các thuốc ức chế bêta sẽ có
Hiện nay có ba thuốc ức chế bêta cũng
con đường chuyển hóa và hấp thu khác nhau.
có tính chất dãn mạch: labetalol (ức chế bêta
2 và alpha), carvedilol (ức chế bêta 1 và Các thuốc UCB tan trong mỡ như
propranolol, metoprolol, pindolol được hấp
alpha), và bucindolol (ức chế bêta không
chọn lọc và gây dãn mạch trực tiếp, không thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, được chuyên
hóa chủ yếu tại gan và đào thải qua mật, thời
liên quan đến thụ thể alpha).
gian bán hủy ngấn, và thường phải dùng hai
Tính chữ chống loạn nhịp lần trong ngày để đạt tác dụng liên tục. Khi
Thuốc ức chế bêta là một trong những metoprolol hoặc propranolol được cho qua
thuốc chủ lực để điều tri rối loạn nhịp. đường tình mạch, nồng độ trong máu của các
thuốc này cao hơn và có tác dụng mạnh hơn
Hoạt tính giống giao cảm nội tại (intrinsic so với đường uống. Các thuốc ức chế bêta
sympathomimetic activừy-ISA) tan trong mỡ được ưu tiên sừ dụng ờ bệnh
Các thuốc ức chế bêta có ISA sẽ ít ảnh nhân có suy thận. Các thuốc này dễ thấm vào
hường lên nhịp tim hơn các loại không có hệ thần kinh trung ương và gây ra các tác
ISA. Các thuốc có ISA có thể không hiệu dụng phụ như: ngủ gà,- trầm cảm và ảo giác.
quả bằng nhóm không ISA về tác dụng làm Các thuốc UCB tan trong nước nhu
giảm nhịp tim hoặc tần số hay trong tác atenolol, sotalol, nadolol, không hấp thu

107
hoàn toàn qua đường tiêu hóa, ít chuyển hóa • Ngưng thuốc đột ngột làm cho tình trạng
tại gan, thời gian bán hủy dài, có thể dùng CĐTN nặng hơn, một số trường hợp gây
một lần trong ngày, thài qua thận. CĐTNKOĐ và NMCT cáp. Do đó nếu
cần ngưng thuốc, chúng ta phải ngưng từ
Tác động trên lipid máu
từ trong vòng 2-3 tuần và sử dụng thuốc
Điều trị lâu dài thuốc UCB (các thuốc khác thay thế để điều trị CĐTN (nitrate
không có ISA) gây ra tăng triglyceride, giảm hoặc ức chế canxi).
HDL-C và ít ảnh hường đến LDL-C. Thuốc
được nghiên cứu nhiều nhất là propranolol, ỨC CHÊ CANXI (UCC)
thuốc làm tăng triglyceride 20%-50% và
giảm HDL-C 10%-20%. Các thuốc UCB
ucc được chia làm 3 nhóm chính:
dihydropyridines (nifedipine, amlodipine,
không chọn lọc gây RLLM nhiều hon so với
felodipine...), phenylalkylamines (verapamil)
thuốc UCB chọn lọc. Vì vậy phải xem xét
vầ benzothiazepines (diltiazem).
khả năng bị RLLM khi sử dụng lâu dài
thuốc UCB đề điều trị CĐTN. Cơ chế: ức chế ion canxi đi vào tế bào
cơ tim (làm giảm co bóp cơ tim) và tế bào
Tác dụng phụ của thuốc UCB cơ trơn mạch máu (gây dãn mạch và giảm
Nhịp chậm xoang, hội chứng Raynaud, hậu tải) dẫn đến ức chế quá trình co thắt cơ
ngưng xoang, blốc nhĩ thất, co thắt phế phụ thuộc ion canxi. ucc làm giảm nhu cầu
quàn, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng oxy cơ tim thông qua cơ chế làm giảm sức
tình dục, rối loạn thần kinh trung ương: mất căng thành (giảm hậu tải) và giảm co bóp cơ
ngủ, ác mộng, mệt mòi (có thể là do giảm tim. Ngoài ra, thuốc ƯCC còn có tác dụng
cung lượng tim), hạ đường huyết nặng ờ làm dãn động mạch vành qua đó tăng cung
bệnh nhân đái tháo đường. cấp oxy cho cơ tim. Thuốc ucc có hiệu quả
như thuốc UCB trong điều trị CĐTN.
Chống chỉ định của thuốc UCB
Blốc nhĩ thất, nhịp tim chậm < 50 ucc được khuyến cáo sử dụng khi bệnh
lần/phút, huyết áp tâm thu < 90 mmHg, hội nhân có chống chỉ định hoặc không dung
nạp UCB. Có thể sử dụng kết hợp hai thuốc
chứng suy nút xoang, suy tim nặng không
này với nhau, nếu một thuốc không kiểm
ổn định, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, bệnh mạch máu ngoại vi. soát được triệu chửng đau ngực. Tuy nhiên,
phải thận trọng khi kết hợp UCB với
Liều lưọng verapamil hoặc diltiazem bời vì các thuốc
• Thường khởi đầu bằng liều thấp và tăng này đều có tác dụng làm chậm dẫn truyền
dần. Nhịp tim lúc nghỉ đạt dược từ 50-60 nhĩ thất, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp
lần/phút và tăng < 20 lần/phút khi gắng chậm vầ block nhĩ thất. Do đó nhóm
sức trung bình (lên một tầng lầu). Tùy dihydropyridine tác dụng kéo dài được ưa
từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà chuộng hơn và an toàn hơn.
chúng ta lựa chọn thuốc ƯCB với các ucc có tác dụng ức chế co bóp cơ tim,
liều lượng khác nhau và cần phài theo làm nặng thêm tình trạng suy tim ớ bệnh
dõi đánh giá lâm sàng nhiều lần trong nhân đã có RLCNTT. Tác dụng ức chế co,
suốt giai đoạn đầu dùng thuốc. bóp cơ tim cùa verapamil và diltiazem mạnh

108
h ơ n a m lo d ip in e v à felo d ip in e , hai th u ố c T á c d ụ n g p hụ: V erapam il g â y táo bón,
ucc tư ơ n g đ ối an to àn ở bện h nh ân s ú y tim . bu ồ n n ô n , n h ứ c đ ầ u v à h ạ h u y ế t áp tư thế.

C ó n h iề u b ằ n g c h ứ n g c h o th ấ y th u ố c ức D iltia z e m g â y b u ồ n n ô n , n h ứ c đ ầ u v à p h á t

c h ế c a n x i tầc d ụ n g n g ắ n (n ife d ip in e v à ban. D ih y d ro p y rid in e s g â y p h ù ch i dư ớ i,

n ic a rd ip in e ) là m tă n g n g u y c ơ b iế n CQ.ỊỊiạch p h ừ n g m ặt, n h ứ c đ ầ u v à p h á t b a n . ucc


vành, V ì v ậ y c h ú n g ta n ê n trán h s ứ d ụ n g k h ô n g ảnh h ư ờ n g đ ế n đ ư ờ n g h u y ết, lip id
n h ó m th u ố c n à y tro n g đ iều trị b ệ n h n h â n m áu và đ iện giải đồ.

đ a u th ắ t n g ự c.

B ả n g 8 .4 : C á c th u ố c ứ c c h ế c a n x i tro n g đ iề u trị đ a u th ắ t n g ự c

Thuốc L iề u T h ờ i g i a n tá c T ác dụng phụ


dụng

D i h y d r o p y r i d in e s

A m lo d ip in e 5 - 1 0 m g /n g à y dài N h ứ c đ ẩu , p h ù

F e lo d ip in e 5 -1 0 m g /n g à y dài N h ứ c đ ầu , p h ù

Isra d ip in e 2 ,5 - 1 0 m g 2 lầ n /n g à y tru n g b ình N h ứ c đ ầu , m ệ t

N ic a rd ip in e 2 0 - 4 0 m g 3 lầ n /n g à y ngăn N h ứ c đ ầu , c h ó n g m ặt, đ ỏ m ặ t, p h ù

N ife d ip in e D ạ n g p h ó n g th íc h n h a n h : ng ắn T ụ t h u y ế t á p , c h ó n g m ặt, đ ỏ m ặt,


3 0 - 9 0 m g /n g à y (u ố n g ) b u ồ n n ô n , táo b ó n , p h ù

D ạ n g p h ó n g th íc h c h ậm : 3 0 -
180 m g /n g à y (u ố n g )

N is o ld ip in e 2 0 - 4 0 m g /n g à y ngắn G iố n g n h ư n ife d ip in e

N o n d i h y d r o p y r i d in e s

D iltia z e m D ạ n g p h ó n g th íc h n h an h : ngắn T ụ t h u y ế t á p , c h ó n g m ặt, đ ỏ m ặt,


3 0 - 8 0 m g 4 lầ n /n g à y b u ồ n n ô n , táo b ó n , p h ù , n h ịp ch ậ m

D ạ n g p h ó n g th íc h chậm : ng ắn
1 2 0 - 3 2 0 m g /n g à y

V e ra p a m il D ạ n g p h ó n g th íc h n h an h : ng ắn T ụ t h u y ế t áp, su y tim , p h ù , n h ịp
8 0 - 1 6 0 m g 3 lầ n /n g à y chậm

D ạ n g p h ó n g th íc h n h an h : dài
1 2 0 - 4 8 0 m g /n g à y

109
ức CHẾMEN CHUYÊN (UCMC) NITRATE
Khi không có chống chỉ định, thuốc Cơ chế: làm giảm nhu cầu oxy cơ tim do
UCMC được xem xét sử dụng ở bệnh nhân gây dãn mạch làm giảm tiền tải và ở liều cao
BMV có kem theo ĐTĐ, RỊCNTT, NMCT gây dãn động mạch làm giàm hậu tài. Ngoài
cũ. UCMC cũng được khuyến cáo sử dụng ở ra nitrates còn có tác dụng dãn động mạch
những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc BMV. vành làm tăng cung cấp oxy cho cơ tim.
Các lợi ích của thuốc UCMC trên mạch Nitrates thường được phối hợp với thuốc
vành bao gồm giảm PĐTT, giảm phì đại ức chế bêta hoặc thuốc ức chế canxi để điều
mạch máu, giảm tiến triển xơ vữa động trị đau thắt ngực.
mạch, hạn chế sự vỡ, nứt, rạn của mảng xơ Tác dụng phụ: thường là đau dầu do dãn
vữa và giảm sự tạo huyết khối. mạch não, bừng mặt, chóng mặt, hạ huyết áp.
Nghiên cứu HOPE (Heart Outcomes Chống chỉ định: Tụt huyết áp (huyết áp
Protection Evaluation), trên 9.297 bệnh nhân tâm thu < 90 mmHg), nhồi máu thất phải,
mắc bệnh ĐTĐ hoặc bệnh mạch máu do xơ nhịp tim nhanh > 1 1 0 lần/phút hoặc < 50
vữa cho thấy ramipril làm giảm đáng kể lần/phút, đang sử dụng sildenafil.
nguy cơ cùa tử vong do tim, NMCT, và đột
Khi sử dụng thuốc nitrate lâu dài sẽ có
quy từ 17,7% xuống còn 14,1% (giảm nguv
hiện tượng quen thuốc (dung nạp thuốc), do
cơ tương đối 22%, p<0,001) so vói chứng.
đó để tránh hiện tượng này chúng ta không
Nghiên cứu EUROPA (European Trial on
nên dùng thuốc liên tục, mà phải có khoảng
Reduction of Cardiac Events with Perindopril
nghỉ (dùng ngắt quãng).
in stable CAD) cũng cho thấy UCMC làm
giảm 20% nguy cơ tương đối của tử vong do
tim, NMCT hoặc ngưng tim trong số 13.655
bệnh nhân ĐTNOĐ không có suy tim.

Bảng 8.5: Các loại nitrate điều trị đau thắt ngực ổn định

Thành phần Đường dùng Lièu Thời gian tác dụng


Nitroglycerin Viên ngậm dưới 0,3-0,6 mg đến 1,5 mg Gần 10 phút
lưỡi
Dạng xịt 0,4 mg Tương tự viên ngậm
dưới lưỡi

Mỡ bôi 7,5-40 mg 7 giờ


Miếng dán 0,2-0,8 mg/giờ, 8-12 giờ
mỗi 12 giờ
Viên uống phóng 2,5-13 mg 4-8 h
thích chậm

Dạng truyền TM 5-200 (rg/phút Dung nạp trong 7-8 giờ

110
Isosorbide dinitrate Viên dưới lưỡi 2,5-10 mg 60 phút
Viên uống 5-80 mg, 2-3 lần/ngày 8 giờ
Dạng xịt 1,25 mg/ngày 2-3 phút
Dạng nhai 5 mg ' 2-2'A giờ
Viên uống phóng 40 mg 1-2 lần/ngày 8 giờ
thích chậm

Tĩnh mạch 1,25-5,0 mg/giờ Dung nạp trong 7-8 giờ

Mỡ bôi 100 mg/24 giờ Không hiệu quà


Isosorbide Viên uống 20 mg 2 lần/ngày 12-24 giờ
mononitrate 60-240 mg 1 lần/ngày
Pentaerythritol Viên dưới lưỡi 10 mg Không rõ
tetranitrate

ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN LIPID MÁU dù đã được điều trị nội khoa tối ưu và có
(RLLM) bằng chúng cùa thiếu máu cục bộ khi làm
Phải kiểm soát tích cực tình trạng RLLM nghiệm pháp gắng sức. CTMV làm giảm đáng
bằng chế độ ăn kiêng, tăng vận động thể lực kể tỷ lệ tử vong và giảm triệu chửng ở
và sử dụng các thuốc làm giảm lipid máu. nhũng bệnh nhân mắc BMV nặng và không
đáp ứng vởì điều trị nội khoa. Sau khi CTMV
CÁC THUỐC MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ phải sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu
ĐTNÔĐ tối ưu cho bệnh nhân bằng cách phối hợp
aspirin và Clopidogrel, thời gian bao lâu tùỳ
• Trimetazidine và Ranolazine: thuốc tác
thuộc vào loại Stent thường hay Stent thuốc.
động lên chuyển hóa cùa tế bào cơ tim.
Tỷ lệ thành công của thủ thuật CTMV >
• Nicorandil: vừa có tác dụng mờ kênh kali
90% và tỉ lệ tái hẹp sau đặt Stent 6 tháng
vừa có tác dụng dãn mạch giống nùrates. khoảng 10%-20%. Sự ra đời cùa Stent phù
• Ivabradine: thuốc tấc động lên nhịp tim thuốc làm giảm đáng kể tỷ lệ tái hẹp. Nguy
tại nút xoang qua cơ chế ức chế kênh If. cơ của thủ thuật CTMV gồm tỳ lệ tử vong <
1%, NMCT tim không tử vong 2%-5% và ti
ĐIÊU TRỊ TÁI THÔNG MẠCH VÀNH lệ phải mổ bắc cầu mạch vành cấp cứu do
tai biến là < 1%.
Can thiệp mạch vành qua da (CTMV)
CTMV sử dụng bóng và stent để điều trị Phẫu thuật bắc cẩu mạch vành (BCMV)
tái thông mạch vành. Chì định thường gặp BCMV làm giảm triệu chứng và cải
nhất của CTMV là bệnh nhàn vẫn còn ĐTN thiện tỷ lệ tử vong đáng kể ở bệnh nhân

111
Đ T N O Đ . B C M V đ ư ợ c c h i đ ịn h tro n g n h ữ n g 2. ACC/AHA Guideline Update for the
trư ờ n g h ợ p sau: Management of Patients With Chronic
Stable Angina 2007.
• B ệ n h th â n c h u n g đ ộ n g m ạ c h v à n h trái.
3. Jonathan Abrams, Jonh Schroeder, William
• B ệnh 2 nhánh hoặc 3 nhánh m ạch vành H.F, Jane Freedman. Chapter 5: Ischemic
c ó liên q u a n đ ế n đ o ạ n g ần c ủ a n h án h Heart Disease; in Antman. E.M
liê n th ấ t trư ớ c k è m v ớ i g iảm c h ứ c n ă n g “Cardiovascular the Therapeutics” 3nd
th ấ t trái (E F < 5 0 % ) .
edition, A companion to Braunwald’s Heart
disease. Editors: Michael M.G, MD; Mark
• B ệ n h n h iề u n h á n h m ạ c h v à n h k è m Đ T Đ E.J, MD; James de Lemos, MD; Suzanne
v à g iả m c h ứ c n ă n g th ấ t trá i (E F < 50 % ). Oparil, MD; Frank M.S, MD. Elsevier
N g u y c ơ c ủ a B C M V : tỷ lệ tử v o n g 1% - Saunders 2007; Pages: 77-120.
3 % , tý lệ N M C T c h u p h ẫ u 5 % -1 0 % , m ộ t số 4. Braunwald E. MD. Chapter 54: Chronic
coronary artery disease, in Braunwald’s
ít trư ờ n g h ợ p bị đ ộ t q u y , 10 % -2 0 % có n g u y
Heart disease 8th edition. Editors: Libby
c ơ b ị s u y m ản h g h é p tĩn h m ạc h tro n g n ă m
Peter, MD; Antman E.M, MD; Bonow RO,
đầu. G ần 75% các trựờng họp bệnh nhân không
MD; Zipes DP, MD, Elsevier Saunders
c ó đ a u th ắ t n g ự c tái p h á t h oặc c ác b iến cố
2007.
tim m ạch tro n g th ờ i g ian th eo d õi 5 năm . 5. Elliott M. Antman, Andrew P. Selwyn;
M ạ c h m áu g h é p là đ ộ n g m ạ c h v ú tro n g Eugene Braunwald and Joseph Loscalzo.
tố t h ơ n tĩn h m ạch h iển , thờ i g ian sử d ụ n g Chapter 237: Ischemic Heart Disease, in
đ ư ợ c lâu h ơ n . S a u 10 n ă m th eo d õ i, 5 0 % sẽ Harrison’s principals of internal medicine
c ó đ au th ắ t n g ự c tái p h á t h o ặc các b iến cố 17th Edition. Editors: Loscalzo Joseph, MD,
tim m ạc h c ó liê n q u a n đ ến su y m ản h g h é p PhD; Braunwald Eugene, MD and et al. Me
h o ặc d o B M V tiế n triể n n ặ n g hơn. Graw Hill 2008; Pages: 1515-1527.
6. Andrew Kates, Alan Zajarias, and Anne
Goldberg. Chapter 5: Ischemic Heart
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
Disease, in The Washington Manual of
1. K huyến cáo 2008 của Hội T im m ạch học
Medical Therapeutics 32nd edition. Editors:
V iệt N am về xử trí “B ệnh tim thiếu m áu cục
Cooper DH, MD; Krainik AJ, MD; Reno
bộ m ạn tính” 2008; 329-350
Hilary EL, MD, PhD. Lippincott Williams
and Wilkins 2007; Pages: 125-131.

112
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chỹn một câu đúng

1. Cơn đau thắt ngực đuợc gọi là điển hình theo ACC/AHA:
A. ở vùng sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình.
B. Xuất hiện khi gắng sức hoặc cảấỉxúc mạnh,
c. Giảm đau khi nghỉ hoặc dùng nitrate.
D. A, B đúng.
E. A. B, c đúng.
2. Phân độ cơn đau thắt ngực theo Hiệp hội Tim Mạch Can Thiệp Canada:
A. Độ 1: khi hoạt động thể lực bình thường không gây đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực
chỉ xảy ra khi gắng sức.
B. Độ 2: Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực. Chi xảy ra khi leo c a o 1 lầu hoặc đi bộ hơn 2
dãy nhà.
c. Độ3: Hạn chế đáng kểhoạt động thể lực, xảy ra khi leo 1tầng lầu.
D. Độ 4: Các hoạt động thể lực bình thường cũng gây cơn đau thát ngực.
E. Tất cả đều đúng.
3. ECG gắng sức gợi ý bệnh mạch vành nặng khi:
A. Đoạn ST chênh xuống ngay khi bắt đầu gắng sức.
B. Đoạn ST chênh xuống > 2mm ở nhiều chuyển đạo liên tiếp,
c. Không có khả năng gắng sức > 2 phút.
D. Huyết áp tâm thu giảm hoặc không tăng khi gắng sức.
E. Tất cả đều đúng.
4. Chổng chi định tuyệt đối cùa ECG gắng sức:
A. Nhồi máu cơ tim cấp trong 2 ngày đầu, cơn đau thắt ngực không ổn định nguy cơ cao.
B. Rối loạn nhịp tim nặng nhưng chưa kiểm soát được.
c. Hẹp van động mạch chủ nặng, phình bóc tách động mạch chù.
D. Suy tim không kiểm soát được.
E. ' Tất cả đều đúng.
5. Nhóm bệnh nhân cơn đau thắt ngực ổn định nguy cơ cao (ti lệ tử vong 3%/ năm):
A. Rối loạn chức năng thất trái nặng (EF <35%).
B. Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức có giảm tưới mấu vùng rộng.
c. Siêu âm tim gắng sức có rối loạn vận động nhiều vùng (>2 vùng) vợi liều dobutamine
thấp (<10mg/ kg/ phút) hoặc khi nhịp tim còn thấp (<120 lần/phút).
D. A, B đúng.
E. A, B, c đúng..
6. Khi không có chống chỉ định, thuốc ức chế men chuyển nên được xem xét sử dụng ở bệnh
nhân bệnh mạch vành có:
A. Đái tháo đường.
B. Nhồi máu cơ tim cũ.
113
c. Rối loạn chức năng thất trái.
c
D. A, B, đúng.
E. A, B đúng.

7. Thuốc ức chế canxi được Ịứiuyến cáo sử dụng khi:


A. Thuốc ức chế bêta bị chống chỉ định.
B. Thuốc ức chế bêta không được dung nạp.
c.Thuốc ức chế bêta không hiệu quả (có thể phối hợp cả hai).
c
D. A, B, đúng.
E. A, B đúng.

8. Thuốc ức chế bêta có hiệu quả:


A. Giảm tì lệ tử vong ờ bệnh nhân NMCT.
B. Giảm tỉ lệ tái phát NMCT.
c. Giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim.
D. A, B, c đúng.
E. A, C đ ú n g ..

9. Chống chỉ định sử OỊíng nitrate:


A. Huyết áp < 90 mmHg.
B. M ạch nhanh > 110 nhịp/phút.
c. M ạch chậm < 50 nhịp/phút.
D. Nhồi máu cơ tim thất phải.
E. Tất cà đều đúng.

10. Can thiệp mạch vành có đặt stent:


A. Làm giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nguy cơ cao.
B. Làm giảm triệu chứng ở bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa.
c. Sau khi can thiệp phải dùng liệu pháp kháng tiểu cầu kép aspirine và clopidogrel.
D. A, B .C đ ú n g .
E. A, B đúng.

ĐÁP ÁN
1E, 2E, 3E, 4E, 5E, 6D, 7D, 8D, 9E, 10D.

114
ĐIÈƯ TRỊ HẸP VAN HAI LÁ
Tạ Thị Thanh Hương

MỤC TIÊU
1. Trình bày biện pháp điều trị nội khoa bệnh hẹp VCUI hai lá.
2. Chi định can thiệp bệnh hẹp van hai lá.
3. Các phương pháp điều trị can thiệp bệnh hẹp van hai lá.

ĐẠI CƯƠNG vào tần suất cao xuất hiện thuyên tắc hệ
Hẹp van hai lá xảy ra khi có sự tắc thống (20%) trên bệnh nhân hẹp van hai lá
nghẽn dòng máu chảy xuyên qua van hai lá không được điều trị kháng đông.
trong thời kỳ tâm trương. Khoảng 2/3 bệnh
nhân hẹp van hai lá là nữ. Đa số trường hợp CHẤN ĐOÁN
có nguyên nhân là hậu thấp, ngoài ra có thể
do dị tật bẩm sinh van, vôi hóa vòng van - lá LÂM SÀNG
van hai lá, rối loạn mô liên kết, viêm nội • Sung huyết phổi: khó thở, ho, và thinh
tâm mạc. Myxoma nhĩ trái, huyết khối hình thoảng ho ra máu.
cầu có cuống ờ nhĩ trái, tim ba buồng nhĩ • Dấu thực thể cùa sung huyết tĩnh mạch
cũng gây tắc nghẽn dòng máu từ nhĩ xuống phổi và quá tải thể tích và áp lực ở tim
thất trái và có thể có triệu chứng tuong tự phải thường xuất hiện.
như hẹp van hai lá. Van hai lá nhân tạo (đặc
• Triệu chứng thực thể khi nghe tim gồm:
biệt là van sinh học), có thể trở nên hẹp
T I đanh, clac mờ van đầu tâm trương,
muộn sau khi ghép.
và rung tâm trương.
SINH LÝ BỆNH
CẬN LÂM SÀNG
Hẹp hai lá quan trọng sẽ làm tăng áp lực
nhĩ trái, tĩnh mạch phổi, và mao mạch phổi, • ECG: trục lệch phải, dày nhĩ trái, dày
với kết quả là sung huyết phổi. Mức độ tăng thất phải.
áp lực tùy thuộc vào độ nặng của tắc nghẽn, • Siêu âm tim 2D, TM và Doppler: xác
dòng máu chày xuyên qua van, thời gian đồ định chẩn đoán và độ nặng của hẹp van
đầy tâm trương, và sự co thắt nhĩ có hiệu hai lá.
quả. • Siêu âm tim qua thục quản: cũng có thể
Những yếu tố làm tăng dòng máu xuyên được sử dụng để xác định chẩn đoán,
qua van hai lá, như tim nhanh, gấng sức, sốt, khảo sát giải phẫu học đầy đủ hơn, và
và thai kỳ, sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực cung cấp những thông tin về chẩn đoán
nhĩ trái và có thể làm nặng thêm triệu chứng trên bệnh nhân mà hình ành cùa siêu âm
suy tim. tim qua thành ngực không tốt lắm.
Lớn nhĩ trái và rung nhĩ có thể dẫn đến • Thông tim: được chi định trên bệnh
việc tạo thành huyết khối ở nhĩ, góp phần nhân có khà năng có bệnh mạch vành

115
kết hợp và trên bệnh nhân có kết quả hiện diện của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
siêu àm tim không thể chần đoán hay đôi khi bị hiểu sai là nhiễm trùng không do tim.
không tốt về kỹ thuật.
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm
trùng: không còn được khuyến cáo.
DIỄN TIẾN
Thuốc lọi tiểu
Diễn tiến tự nhiên của hẹp hai lá có triệu
chứng thì xấu. Olesen đã báo cáo ti lệ sống Là điều trị nền tảng khi có sung huyết
còn 5 năm là 62% trong số bệnh nhân hẹp phổi và phù. Hẹp van hai lá nặng vói triệu
hai lá với NYHA III, nhưng chì có 15% chứng dai dẳng sau khi can thiệp hay khi
trong số bệnh nhân với NYHAIV. không thể can thiệp, điều trị nội khoa với
thuốc lợi tiểu uống và hạn chế muối có thể
ĐIÈU TRỊ NỘI KHOA cài thiện triệu chứng

Điều trị nội khoa bệnh hẹp van hai lá Digitalis


chủ yếu nhăm vào: Không làm thay đổi huyết động và
• Phòng ngừa thấp khớp cấp tái phát. thường không ích lợi trên bệnh nhân hẹp
• Phòng ngừa và điều trị biến chứng của van hai lá còn nhịp xoang. Digitalis có giá
hẹp van hai lá (chậm sự tiến triển của tăng trị trong điều trị rung nhĩ đáp ứng thất nhanh
áp động mạch phổi, phòng ngừa viêm và suy tim phải.
nội tâm mạc nhiễm trùng, giảm nguy cơ Ho ra máu
thuyên tắc và giảm triệu chứng suy tim).
Được xử trí bằng các biện pháp nhằm
• Theo dõi tiến triển của bệnh để can giảm ấp lực tĩnh mạch phôi, bao gồm an
thiệp ờ thòi điểm tốt nhất. thần, tư thế nằm thẳng đứng, lợi tiểu mạnh.
Điều chinh lổi sống Thuốc ức chế p và ửc chế canxi
Lối sống điều độ, sinh hoạt nhẹ nhàng. Thuốc ức chế (3 và ức chế canxi loại làm
Hạn chế muối. Tránh những yếu tố làm tặng chậm nhịp tim (verapamil hay diltiazem) có
áp suất nhĩ trái như sốt, tim nhanh, gắng thể tăng khả năng gắng sức bàng cách giúp
sức... Hoạt động thể lực mạnh nên tránh giảm nhịp tim trong nhịp xoang nhanh và
ừên bệnh nhân hẹp hai lá vừa đến nặng. rung nhĩ đáp ứng thất nhanh.
Phòng thấp tái phát Điều trị kháng đông
Bệnh nhân hẹp van hai lá hậu thấp nên • Điều trị kháng đông có ích lợi trong:
được điều trị với penicilline để phòng ngừa
■ Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch và
nhiễm streptococcus tấn huyết beta, giúp
thuyên tắc phổi trên bệnh nhân đã có
ngăn thấp khớp tái phát.
một hay nhiều cơn thuyên tắc phổi
Thiếu máu và nhiễm trùng trước đây.
Nên điều trị tức thì và tích cực trên bệnh ■ Bệnh nhân có nguy cơ cao thuyên
nhân bệnh van tim. Tuy nhiên, luôn luôn nên tắc mạch hệ thống (thí dụ như với
xem xét cấy máu trước khi bắt đầu điều trị rung nhĩ dai dẳng háy tạm thời, đặc
kháng sinh cho bệnh nhân bệnh van tim vì sự biệt những bệnh nhân hơn 70 tuổi).

116
■ Bệnh nhân có tiền căn thuyên tắc với thuốc ức chế canxi [verapamil 0,075
mạch hệ thống. - 0,15mg/kg/2ph tiêm tĩnh mạch, duy trì
• Khuyến cáo của ACC/AHA loại I: điều 120 - 360 mg/ngày (uống), diltiazem:
trị kháng đông được chi định để ngăn ngừa 120 - 360 mg/ngày (uống)] hay thuốc ức
thuyên tắc trên bệnh nhân hẹp hai lậcó: chế p [metoprolol tĩnh mạch 2,5-5 mg
* Rung nhĩ (dai dẳng hay kịch phát). trong 2 phút (tối đa ba liều), metoprolol
uống 25 - 100 mg X 2/ngày (viên 25, 50
■ B ầ kỳ biến cố thuyên tắc trước đây
mg), atenolol uống 25 mg/ngày]. Khi
(ngay cả khi có nhịp xoang).
các thuốc này không hiệu quả hay khi
■ Huyết khối nhĩ trái. cần kiểm soát tần số thêm nữa, có thể
* Kháng đông cũng có thể được xem xem xét dùng digoxin hay amiodarone.
xét trên bệnh nhân hẹp hai lá nặng và Digoxin đơn thuần trong xử trí lâu dài
nhịp xoang khi nhĩ trái lớn nhiều rung nhĩ có thê được xem xét trên bệnh
(đường kính > 55 mm) hay khi có nhân đồng thời có rối loạn chức năng
siêu âm tưong phản tự phát. thất trái hay có lối sống tĩnh tại. •
• Điều trị với warfarin, duy trì INR giữa • Bệnh nhân không ồn định về huyết động
2 và 3. Warfarin nên được dùng ít nhất (giảm huyết áp, phù phổi, đau ngực):
một năm trên bệnh nhân hẹp hai lá có sốc điện chuyển nhịp đồng bộ.
biến chứng nghẽn mạch và/hoặc thuyên
Phòng ngùn hu yấ khối
tắc phổi và dùng vĩnh viễn trên bệnh
Điều trị kháng đông được chi định cho
nhân rung nhĩ.
bệnh nhân hẹp hai lá và rung nhĩ (vì nguy cơ
Rung nhĩ thuyên tắc cao), có tiền căn thuyên tắc hay
• Rung nhĩ là một biến chứng thường gặp huyết khối ở nhĩ. Điều tri với heparin nên
cùa hẹp hai lá nặng. Xừ trí rung nhĩ trên được khởi đầu vào lúc bắt đầu rung nhĩ, tiếp
bệnh nhân hẹp van hai lá thì tương tự theo đó là điều trị với warfarin thời gian dài..
như xừ trí bệnh nhân rung nhĩ do bất kỳ Phục hằi nhịp xoang
nguyên nhân nào. Tuy nhiên, phục hồi
Phục hồi và duy trì nhịp xoang có thể có
và duy trì nhịp xoang thì khó hơn vì tăng
ích. Phục hồi nhịp xoang với sốc điện
gánh ấp lực ở nhĩ trái kết họp với ảnh
chuyển nhịp, đốt điện hoặc bằng thuốc. Nỗ
hường của quá trình thấp trên mô nhĩ và
lực để duy trì nhịp xoang tập trung trên bệnh
hệ thống dẫn truyền. Ngoại tâm thu nhĩ
nhân hãy còn triệu chứng với rung nhĩ dù đã
thường xuyên thường báo trước rung nhĩ.
kiểm soát được tẩn số thất.
• Điều trị rung nhĩ bao gồm:
Nên điều trị kháng đông trước ít nhất
■ Kiểm soát tần số. trong ba tuần (để giảm tối thiểu nguy cơ
■ Phòng ngừa huyết khối thuyên tắc mạch hệ thống khi lấy lại nhịp
* Phục hồi nhịp xoang. xoang bình thường) vắ sau khi sốc điện
thành công tối thiểu 4 tuần (INR = 2-3).
Kiểm soát tần số
Siêu âm tim qua thực quàn nên thực hiện để
• Bệnh nhân ổn định về huyết động: tần số đánh giá huyết khối trong nhĩ trái trên bệnh
thất của rung nhĩ có thể được kiểm soát nhân cần sốc điện chuyển nhịp trước khi

117
hoàn tất quá trình điều trị đầy đủ của thuốc • Sulfadiazine 0,5 g/ngày (uống) (< 27
kháng đông. Sau khi chuyển nhịp xoang kg), 1 g/ngày (uống) (> 27 kg).
hoàn tất, thuốc chống loạn nhịp có thể ích • Erythromycine 250 m g X2 (uống)/ngày.
lọi để duy trì nhịp xoang.
Nếu rung nhĩ khởi phát tương đối gần ĐIÈƯTRỊ CAN THIỆP
trên một bệnh nhân hẹp hai lá không đù
nặng để cần nong van bằng bóng hay nong NONG VAN
bằng phẫu thuật, chuyển nhịp xoang bằng Bằng bóng qua da, hoặc với phương
thuốc hay bằng sốc điện được chỉ định. pháp phẫu thuật (mồ tim kín, mổ tim hờ).
Chuyển nhịp xoang hiếm khi có ích lọi trên
bệnh nhân hẹp hai lá nặng, đặc biệt những Nong van bằng bóng qua da (bóng Inoue)
người có nhĩ trái đặc biệt lớn, hay rung nhĩ Bệnh nhân hẹp van hai lá nhẹ đến vừa,
xuất hiện hon một năm, vì nhịp xoang hiếm không triệu chứng thường kéo dài tình trạng
khi duy trì được trên những bệnh nhân này. này trong nhiều năm, và kết quả lâm sàng
Chuyển nhịp xoang bằng thuốc nên tương tự với những bệnh nhân bình thường
được thực hiện trong bệnh viện với theo dõi cùng nhóm tuồi. Tuy nhiên, hẹp hai lá nặng
điện tâm đồ liên tục vì nguy cơ sinh loạn hay có triệu chứng kết hợp vói kết quả lâu
nhịp có thể xảy ra. dài xấu nếu hẹp không được giảm bằng biện
• Ibutilid (thuốc duy nhất được FDA tán pháp cơ học. Nong van hai lá bằng bóng qua
thành): 1 mg TM chậm/lOph (0,01 mg/kg da là phương pháp chọn lựa điều trị cho
nếu < 60 kg). Nguy cơ: xoắn đỉnh. bệnh hẹp van hai lấ, trong khi đó can thiệp
phẫu thuật hiện nay được dành cho những
• Hiệu quả chuyển nhịp của thuốc giảm rõ bệnh nhân cần thiết can thiệp nhưng không
khi rung nhĩ kéo dài hơn > 7 ngày.
đù tiêu chuẩn cho phương pháp nong qua da.
• Đối với cơn rung nhĩ thời gian ngắn hon, Chỉ định cho nong van bằng bóng qua
thuốc chống loạn nhịp khác: dofetilide, da. Khuyến cáo của ACC/AHA loại I:
sotalol, flecainide, propafenon có hiệu quả,
trong khi amiodarone có hiệu quả hạn chế. • Hẹp hai lá có triệu chứng (NYHA n, m ,
hay rv) mức độ vừa đến nặng (diện tích
• Thuốc duy trì nhịp xoang: thuốc hiệu van hai lá < 1 cm2/m2 diện tích cơ thể
quả nhất là flecainide, propafenon, hay <1,5 cm2 ờ người lớn kích thước
sotalol, dofetilid và amiodarone. bình thường), với hình dạng van thuận
Phòng ngừa thấp khóp cấp tái phát lợi, không có hay chi hờ hai lá nhẹ, và
ít nhất 10 năm sau đợt thấp khớp cấp không có huyết khối nhĩ trái. Ngay cả
cuối cùng và ít nhất đến 40 tuổi. Một với triệu chứng nhẹ, như là giảm kín đáo
khuynh hướng khác là phòng thấp đến năm sự dung nạp với gắng sức, cũng là một
25 - 35 tuổi. Đôi khi cần phòng ngừa suốt chi định can thiệp vì phương pháp này
đời đối với bệnh nhân có nguy cơ cao viêm giảm triệu chứng và cải thiện kết quả dài
họng. Thuốc dùng bao gồm: hạn với nguy cơ thấp đối với thủ thuật.
• Benzathine penicilline G 1200000 đơn • Hẹp hai lá không triệu chứng với hẹp hai
vị, tiêm bắp mỗi 3-4 tuần, hoặc lá vừa - nặng kèm theo tăng áp dộng
penicilline V 250 mg X 2 lần uống/ngày. mạch phổi với áp lực động mạch phổi

118
tâm thu > 50 mm H g lúc nghỉ hay 60 nguy cơ hở hai lá. Vôi hóa van có ý nghĩa và
mmHg khi gắng sức. hờ hai lá cùng tồn tại là những yếu tố quan
Nong van hai lá băng bóng cũng hợp lí trọng góp phần tiên đoán kết quả xấu.
cho bệnh nhân có triệu chứng có nguy cơ Những bệnh nhân với giải phẫu van hai
cao khi phẫu thụật, ngay cả khi hình d ạn g . lá thuận lợi, ti lệ sống còn không có roi loạn
van không lý tưởng, bao gồm những bệnh chức năng hay không cần thiết thay van
nhân tái hẹp sau nong van hai lá bằng bóng hoặc nong van lặp lại là > 75% tại thời điểm
trước đây, hay tách mép van trước đây, 7 năm. Tì lệ tử vong của thủ thuật là 1 - 2%.
không thích họp cho phẫu thuật vì nguy cơ Biến chứng gồm thuyên tắc não (1%),
rất cao. Những người này bao gồm bệnh thủng tim (1%), hờ hai lá nặng cần phẫu
nhân già, yếu; bệnh nhân có bệnh thiếu máu thuật (2%), hờ hai lá mức độ nhẹ hơn
cơ tim nặng kết họp; bệnh nhân hẹp hai lá (15%). Khoảng 5% bệnh nhân có thông liên
kèm bệnh phổi, bệnh thận, hay bệnh ác tính; nhĩ tồn lưu nhỏ, nhưng lỗ thông sẽ đóng hay
phụ nữ trong tuổi sinh đẻ không mong muốn giám kích thước trong đa số trường hợp.
thay van; và phụ nữ hẹp van hai lá có thai. Thông liên nhĩ lỗ lớn dẫn đến suy tim phải
Điều kiện là lá van mỏng, tương đối di thì hiếm gặp.
động, không đóng vôi hoặc đóng vôi ít, Nong van bằng bóng qua da có thể giảm
không dày lan tỏa hệ dây chằng dưới van, khuynh độ áp lực qua van hai lá và cải thiện
không hở hoặc chi hờ van hai lá nhẹ. Siêu cung lượng tim. Kết quả cùa thủ thuật nong
âm tim qua thành ngực (2D, Doppler) giúp van qua da trên những bệnh nhân thích hợp
ích trong việc xác định những bệnh nhân trong thời gian ngắn và thời gian dài tương
cho can thiệp bằng thù thuật nong van qua tự như kết quả cùa phương pháp nong van
da. Siêu âm tim qua thực quàn giúp đánh giá bằng phẫu thuật nhưng với ti lệ bệnh tật ít
chính xác cấu trúc và chức năng van hai lá, hơn và tỉ lệ tử vong thấp hơn. D o đó,
hở van hai lá kết họp và huyết khối nhĩ trái. phương pháp này là một phương pháp thay
Chống chỉ định cùa phương pháp nong thế cho phẫu thuật và có ti lệ từ vong và
van bằng bóng qua da bao gồm huyết khối bệnh tật chấp nhận được trên những bệnh
nhĩ trái (được loại trừ. qua siêu âm tim), hở nhân được chọn lọc, không có hở van hai lá
hai lá vừa đến nặng. nặng hay vôi hóa van nặng.
Hệ thống tính điểm van hai lá (độ dày, Nong van bằng phẫu thuật
độ cứng, độ vôi hóa) qua siêu âm đặc biệt có Dành cho những bệnh nhân không thể
giá trị trong việc chọn lọc bệnh nhân, giúp nong van qua da, nong van không thành
tiên lượng kết quà thủ thuật. Mỗi yếu tố như công và bệnh nhân tái hẹp. Có hai loại nong
độ cứng, độ dày lá van, đóng vôi van, và
van bằng phẫu thuật là phẫu thuật tim kín và
bệnh lý hệ thống dưới van được tính điểm từ
phẫu thuật tim hở.
0 đến 4 (nhẹ đến nặng). Van dày, cứng với
xơ hóa và đóng vôi lan tòa hệ dây chằng Nong van bằng phẫu thuật tim kín
dưói van có kết quả không tối ưu. Điểm số < • Được thực hiện vối dụng cụ nong van,
8 thường kết hợp vói kết quà tức thì và kết đường vào xuyên qua thất hay nhĩ.
quả trong thời gian dài tốt nhất. Điểm số > 8 • Không nhìn trực tiếp được van.
cho kết quả kém ấn tưọng hơn, bao gồm

119
• Kêt quà tốt miễn là không có huyết khối Nong van thành công, hoặc bằng bóng
nhĩ trái, không có hờ hai lá và vôi hóa hay bằng phẫu thuật, thường cải thiện triệu
van nghiêm trọng, không dính và co rút chửng và huyết động nổi bật và giúp kéo dài
dây chằng nặng. tuổi thọ. Tuy nhiên, không có chứng cứ cho
thấy phương pháp này cài thiện tiên lượng
Nong van bằng phẫu thuật tim hả' bệnh nhân không có rối loạn chức năng hay
• Hiện nay được áp dụng thường hon so chỉ có rối loạn chức năng nhệ. Do đó, nong
với phẫu thuật tim kín. van không được khuyến cáo cho nhũng bệnh
• Sử dụng tim phổi nhân tạo. nhân hoàn toàn không có triệu chứng, trừ phi
• Cho phép nong van trực tiếp. có thuyên tắc mạch tái phát hay tăng áp phổi
nặng. Bệnh nhân hẹp van hai lá có thai nên
• ích lợi: tách mép van, tách rời cơ nhú và
thực hiện nong van nếu có sung huyết phổi
dây chẳng bị dính, lấy đi mảng vôi lớn
mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực.
(giúp cải thiện chức năng van), đồng
Do nong van chi là biện pháp điều trị
thời lấy đi huyết khối ở nhĩ.
làm giảm nhẹ, không phải điều trị triệt để,
Nong van bàng phẫu thuật tim hờ có thể
tần suất tái hẹp (dựa trên sụ tái xuất hiện các
thực hiện được và thành công trong hơn
triệu chứng) có giới hạn rộng (từ 2%-60%).
80% bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong do phẫu thuật
Sự tái phát các triệu chứng thường không do
khoảng l%-2%, ti lệ tái phẫu thuật để thay
tái hẹp mà có thể do một hay nhiều nguyên
van là 0%-16% ờ thời điểm 36 đến 53 thống,
nhân khác. Tái hẹp thực sự xảy ra ở dưới
và tỉ lệ sống còn 10 năm là 81% đến 100%.
20% số bệnh nhân qua theo dõi 10 năm.

B a s e lín a 6 m o n th s 7 y e a rs

Hình 9.1: Diện tích lỗ van hai lá trước nong van, sau nong van 6 tháng và 7 năm. Nong van
hai lá bằng bỏng (cột màu vàng), nong van bằng phẫu thuật tim hở (màu tím), nong van băng
phẫu thuật tim kín (màu xanh)~Sau 6 tháng và 7 năm, kết quả của nong van hai lá bằng bóng
tương đương với phẫu thuật tim hờ, và tốt hơn phẫu thuật tim kín (trục tung là diện tích lô van
hai lá). Baseline: trước nong van.

120
Hẹp van hai lá

MVA¿1.5 cm2 ■ *---- Có ----- Triệu chửng — Không---- ► MVA<1.5cm2


1
I Không—


raHíTffifflpfiff
hơp nong van

Hình thái phù


r cỏ “ bangbỏng Không
guada
liợp nong van
bang bỏng
auada

PAP; khi nghỉ >50 mmHg


Có — 1
Không’ hoặc khi vạn động >,50 Rung nhĩ mới
mmHg. xuất hiên
Rung nhĩ mói xuầthiẹn.
Không

Ngụy Cơ
phẫu thuật
cao Không’
-Không-

Không' Khỏng'

Sửa hoặc thay Theo dõi lâm


sàng, siêu âm
van hãi lá
trai, hử vanhal lế<=2+): tim hảng năm

Hình 9.2: Chiến lược xử trí bệnh nhân hẹp van hai lá. MVA: diện tích van hai lá, PAP: áp lực
động mạch phổi tâm thu.

121
Hình 93A : Nong van hai lá bàng bóng qua da

c D

Hình 9.3B: Nong van hai lá bằng bóng qua da

THAY VAN được phẫu thuật nếu có hẹp van hai lá nặng
Chỉ định: (diện tích lỗ van < 1 cm2) và phân độ m
theo NYHA. Ti lệ bệnh nhân sống còn 10
• Hẹp van hai lá và hờ van hai lá vừa hay
năm sau phẫu thuật khoảng 70%. Tiên lượng
nặng.
lâu dài thì xấu hơn trên những bệnh nhân
• Vôi hóa mép van lan tỏa. lớn tuồi và những bệnh nhân bệnh nặng và
• Xơ hóa nặng. chỉ so tim giảm đáng kể trước phẫu thuật.
• Dính hệ dây chằng dưới van.
KHUYẾN CÁO CỦA ACC/AHA LOẠI I
• Đã nong van trước đây.
CHO CHỈ ĐỊNH PHẢU THUẬT HẸP
Có hai loại van là van kim loại hay van VAN HAI LÁ
sinh học. Vì ti lệ tử vong hãy còn 6% (3%-
Phẫu thuật van hai lá (sửa chữa nếu có
8%) và vì có biến chứng lâu dài cùa việc
thể) được chì định cho bệnh nhân có triệu
thay van, những bệnh nhân trong đánh giá chứng (NYHA in hay IV) với hẹp hai lá
tiền phẫu gợi ý cần thiết thay van chi nên

122
v ừ a h a y n ặ n g trên b ệ n h n h â n với n g u y c ơ c h ứ n g n ặ n g do đ ó c ầ n đ ư ợ c c h ú ý p h á t h iện
p h ẫ u th u ậ t c h ấ p n h ậ n đ ư ợ c khi: sớ m , c ó k ế h o ạ ch th e o d õ i, v à đ iều trị th íc h

• N o n g v an hai lá b ằ n g b ó n g q u a d a h ợ p n h a m trán h th ư ơ n g tồ n sứ c k h ỏ e v à c ó

k h ô n g c ó sẵn. th ể k é o dài tú ồ i th ọ c h o b ệ n h n h â n .

• C h ố n g c h ỉ đ ịn h n o n g v an hai lá bằn g
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
b ó n g q u a d a vì h u y ế t khối n h ĩ trái m ặc
1. Eugene Braunwald: Valvular Heart Disease,
d ù c ó đ iề u trị k h á n g đ ô n g h a y c ó h ở hai
Heart Disease 6 * edition 2001, ed by B
lá v ừ a h a y n ặn g . Saunders Company. Chapter 46, 1643 -
• H ìn h d ạ n g van k h ô n g th u ận lợi c h o n o n g 1653.
v an hai lá b ằ n g b ó n g q u a da. 2. Robert 0 . Bonow. Eugene Braunwald;
Valvular Heart Disease, Braunwald’s Heart
B ệ n h n h â n c ó triệ u c h ứ n g v ớ i h ẹp hai lá
Disease 7 * edition. 2005. Chapter 57,1553
v ừ a h ay n ặ n g đ ồ n g th ờ i c ũ n g c ó h ở hai lá
-1 5 6 4
v ừ a đ ến n ặ n g n ê n đ ư ợ c th a y v an tr ừ p h i có 3. Catherine M. Otto Robert o . Bonow.
th ề sử a v a n tại th ờ i đ iề m p h ẫ u th u ật. Valvular Heart Disease, Braunwald’s Heart
Disease 8 * edition. 2008. Chapter 62
B IỆ N P H Á P Q U Ả N L Ý V À D ự P H Ò N G 4. Eugene Braunwald, 2005: Valvular Heart
THẮP Disease, Harrison‘s Principles of Internal
Medicine, 16ih Edition, Me. Graw. Hill, Inc,
N ê n tái k h á m đ ịn h kỳ đ ề u đ ặn đ ề th eo
1390- 1393. Valvular Heart Disease,
d õ i b iến c h ứ n g c ủ a b ệ n h và c ó h ư ớ n g đ iều
Harrison‘s Principles of Internal Medicine,17th
trị k ịp th ò i. Đ a số b ệ n h n h â n h ẹ p v an hai lá
Edition. Section 4. Chapter 230
là d o th ấp tim , d o đ ó n ê n g iữ v ệ sin h tố t
5. The Washington manual of Medical
v ù n g h ầu h ọ n g v à tu â n th ủ c h ế đ ộ p h ò n g Therapeutics 2010: Valvular Heart Disease,
th ấp tái p hát. 33nd Edition, Chapter 4,181 -185.
6. Phạm Nguyen Vinh: Hẹp van hai lá, Siêu
K ẾT LUẬN âm tim và bệnh lý tim mạch,tập 2,53-61
H ẹ p h ai lá là b ệ n h v an tim rấ t th ư ờ n g 7. Bệnh học Nội Khoa: Hẹp van hai lá.BỘ môn
Nội. Trưởng ĐHỶD 1998, 102- 119.
g ặp , n h ấ t là ở n ữ . N g u y ê n n h â n c h ủ y ếu là
d o th ấp tim . B ệ n h c ó th ể sin h n h iều biến

123
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Mức độ gia tăng áp lực trong nhĩ trái phụ thuộc vào:
A. Độ nặng cùa tắc nghẽn.
B. Dòng máu chảy xuyên qua van.
c. Thời gian đổ đầy thì tâm trương.
D. Sự co thắt nhĩ có hiệu quả.
E. A + B + C + D đúng.

2.. Điều trị nội khoa bệnh hẹp van hai lá chủ yếu nhằm vào:
A. Phòng thấp tái phất.
'B. Phòng ngừa và điều trị biến chứng của hẹp van hai lá.
c. Theo dõi tiến triển của bênh để can thiệp ởthời điểm thích họp.
D. B và c đúng.
E. A + B + c đúng.

3. Bệnh nhân hẹp van hai lá, nhịp xoang nhanh, thuốc có thể điều trị là:
A. Digitalis.
B. ứ c chế p.
c. ứ c chế canxi non DHP.
D. B và c đúng.
E. A + B + c đúng.

4. Trong điều trị rung nhĩ, mục tiêu hàng đầu là:
A. Phục hồi nhịp xoang.
B. Phòng ngừa huyết khối,
c. Kiểm soát tần số.
D. A và B đúng.
E. A và c đúng.

5. Thuốc sau đây không phù họp trong điều trị rung nhĩ đáp ứng thất nhanh:
A. Digoxin.
B. Atenolol,
c. Adalate.
D. Diltiazem.
E. Amiodarone.

6. Chì định điều trị kháng đông trong hẹp van hai lá:
A. Rung nhĩ.
B. Bất kỳ biến cố thuyên tắc trước đây (ngay cả khi có nhịp xoang),
c. Huyết khối nhĩ trái.
D. A + C đúng.
E. A + B + c đúng.

124
7. Mục tiêu INR trong điều trị kháng đông:
A. 1 - 2 .
B. 2 - 3 .
c. 2,5-3,5.
D. 3 - 4 .
E. 3 ,5 -4 ,5.

8. Điều trị phòng thấp tái phát:


A. PNC G 1.000.000 đv TB X 10 ngày.
B. Benzathine PNC 1.200.000 đv TB.
c. Sulfadiazine 0,5g - lg/ngày hoặc Erythromycine 250 mg X 2/ngày (uống).
D. B hoặc c đúng.
E. A hoặc B hoặc c đúng.

9. Chống chỉ định nong van hai lá bằng bóng qua da trong hẹp van hai lá:
A. Huyết khối nhĩ trái.
B. Kết hợp với hở van hai lá.
c. Tăng áp ĐMP.
D. A + B đúng.
E. A + B + c đúng.
10. Chi định can thiệp hẹp van hai lá:
A. Có triệu chứng NYHAII, in, rv vói s van 1 ,5 -2 cm2.
B. Tăng áp ĐMP, s van < l,5cm2.
c . Tăng áp ĐMP, s van < 2 cm2.
D. A hoặc B đúng.
E. A hoặc c đúng.

ĐÁP ÁN
IE, 2E, 3D, 4C, 5C, 6E, 7B, 8C, 9A, 10B
ĐIÊU TRỊ TẢNG HUYÊT ÁP
Châu Ngọc Hoa

MỤC TIÊU
1. B iết được m ục tiêu điều trị tăng huyết áp (THA).
2. Biết tầm soát và đánh giá các yếu tó nguy cơ, xá c định được các tồn thương cơ quan đích và
biếu hiện lâm sàng.
3. Đ ưa ra các lời khuyên đ ể giúp bệnh nhăn thay đổi lối sống.
4. X ứ tr í được tình huống THA thường gặp bằng 5 nhóm thuốc chính.

ĐẠI CƯƠNG Đe đạt mục tiêu điều trị, cẩn phải xác
Quan điểm điều trị THA có thay đổi, định nguyên nhân THA nếu có để điều tiị
việc điều tn không đơn thuần là hạ trị số huyết nguyên nhân, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim
áp (HA) dể đạt mục tiêu mà còn làm giảm mạch, tổn thương cơ quan đích cũng như các
các yếu tố nguy cơ tim mạch. Quan điểm toàn biểu hiện lâm sàng khác có liên quan đến
diện này giúp cho việc điều trị có hiệu quả việc chọn lựa thuốc điều trị cho bệnh nhân.
hơn trong phòng ngừa các biến cố tim mạch.
Điều trị THA như là một nghệ thuật, một NGUYÊN NHÂN THA
sự điều chình lối sống cho những trường Hơn 90% là vô căn. Các nguyên nhân có
hợp THA nhẹ, ít yếu tố nguy cơ đến việc sừ thể gặp đã nêu trong bài trước.
dụng thuốc. Sự điều trị có thể thay đổi theo
thời gian tùy vào sự đáp ứng và hợp tác của C Á C Y ÉU TỐ N G U Y C Ơ B ỆN H T IM MẠCH
người bệnh. Ngoài THA là yếu tố nguy cơ tim mạch
Đây là bệnh mạn tính việc điều trị hầu được xác định, các yếu tố sau đây cũng góp
như kéo dài suốt đời, nên có sự hợp tác tốt phẩn làm các biến cố tim mạch nặng hơn:
giữa thầy thuốc và bệnh nhân. • Tuổi (n a m > 45, nữ > 55).
• Hút thuốc lá.
MỤC TIÊU ĐIÈU TRỊ
• Đái tháo đường.
Điều trị nguyên nhân nếu có.
Nếu không điều trị được nguyên nhân, • Rối loạn chuyển hóa lipid (tăng LDL-C,
hay đó là THA nguyên phất, việc điều trị giảm HDL-C).
nhằm loại bò yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức • Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm
HA để phòng tránh các biến chứng. Mục (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi).
tiêu điều trị là duy trì HA < 140/90 mmHg, • Béo phì.
hoặc HA < 130/80 mmHg đối với bệnh nhân
• ít vận động thể lực.
đái tháo đường, bệnh thận mạn. Mục tiêu
này có thể đạt được bằng điều trị không • Đạm niệu vi thể.
dùng thuốc (điều chỉnh lối sống) hay dùng • GFR < 60 ml/phút.
thuốc. • CRP > 1 mg/dL,

126
T Ở N T H Ư Ơ N G C ơ QU AN Đ ÍC H /B Ệ N H sống được áp dụng cho tất cả người bệnh. Các
T IM M Ạ C H B IỂ U H IỆ N L Â M SÀNG lời khuyên về thay đổi lối sống như sau.
• Dày thất trái. Giảm cân nếu thừa cân
• Đau thắt ngực hoặc nhềi máu cơ tim cũ. Nên giữ chỉ số khối cơ thể trong khoảng
• Suy tim. 18-22,9 kg/m2. Sự tăng cân làm gia tăng tần
suất bệnh THA cũng nhu đái tháo đường.
• Đã điều trị tái tưới máu động mạch vành.
Khuyên bệnh nhân thực hiện đều đặn vận
• Tai biến mạch máu não, ccm thoáng động thể lực, dùng chế độ ăn có năng lượng
thiếu máu não. thấp và có theo dõi cân nặng. Hầu hết các
• Bệnh động mạch ngoại biên. nghiên cứu ờ người THA và béo phì đều cho
• Bệnh lý thận do THA. thấy có giảm HA tâm thu ngay cả ờ mức độ
giảm cân ít.
• Bệnh võng mạc do THA.
Giảm thức ăn có mỡ bão hòa và cholesterol.
• Sa sút trí tuệ.
Các mỡ bão hòa làm tăng LDL-C, có nhiều
Sự đánh giá đầy đủ các tổn thương cơ trong thịt, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ.
quan đích cũng như các biểu hiện lâm sàng, Chất bão hòa nên < 7% tổng calo ăn vào.
bệnh được phân thành các nhóm nguy cơ A, Lượng cholesterol nên < 200 mg/ ngày.
c
B , (theo WHO/ISH) như sau:
Hạn chế rượu
• Nguy cơ A: bệnh nhân THA nhưng không
Hạn chế lượng rượu uống vào không quá
có yếu tố nguy cơ tim mạch, không có
10% (30 ml) ethanol, tương đương 2 phần
tổn thương cơ quan đích và không có
(drink) mỗi ngày đối với nam và 0,5% đối
biểu hiện lâm sàng bệnh tim mạch.
với nữ hay người nhẹ cân. Một phần cùa
• Nguy cơ B: bệnh nhân THA, có ằ 1 yếu thức uống có cồn như 12% bia 40% rượu
tố nguy cơ tim mạch (nhưng không phải vang, 1,5% rượu mạnh chứa khoảng 10-12 ml
là đái tháo đường) không có lâm sàng, cồn. Lượng rượu có thể uống theo khuyến
không tản thương cơ quan đích. cáo: 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml rượu
• Nguy cơ C: bệnh nhân THA eó đái tháo mạnh, lượng này sẽ giảm phân nửa ở phụ nữ
đường hoặc có tồn thương cơ quan đích và người nhẹ cân. Người bệnh có uống rượu
hoặc biểu hiện lâm sàng bệnh tim mạch. với lượng nhỏ, không cần phải ngưng uống.
Sự đánh giá đày đủ các tôn thương cơ Cung cấp canxi, kali và magiê đầy đủ
quan đích, biểu hiện lâm sàng đi kèm cũng
như các yếu tố nguy cơ giúp người thầy Giảm stress
thuốc có cái nhìn toàn diện và đưa ra hướng Stress có thể gây THA, tăng nhịp tim.
điều trị tốt hơn. Khuyên người bệnh có những phút thư giãn
trong cuộc sống để giảm căng thẳng: nghỉ •
Đ IÈ U TRỊ THA KHÔNG DÙNG ngơi đọc sách báo, đi bộ, tập yoga, giúp đỡ
T H U Ố C (Đ IỀ U C H ỈN H L Ố I SỐ N G ) người khác.
Thích nghi với lối sống khỏe mạnh là Tăng hoạt động thể lực
việc cẩn thiết để giảm HA và phòng ngừa Hoạt động thể lực giúp người bệnh kiếm
các biển chứng tim mạch. Sự thay đổi lối soát tốt HA, cài thiện nồng độ cholesterol
127
•trong máu, duy trì mức đường huyết, tăng dần và những biện pháp điều trị thay thế
lượng oxy đến não và các cơ quan trong cơ bằng nicotine dưới các dạng khác nhau như
thể. Có thể khởi đầu dần nếu chưa có thói kẹo gum, dạng dán da, dạng xịt, dạng hít.
quen tập luyện, từ 10 phút đi bộ trong ngày Khi bệnh nhân đang tập ngưng thuốc lá,
đến 30 phút trong ngày, vấn đề cơ bản là khuyên họ tăng vận động thể lực và giảm
tảng sự vận động của cơ thể, các hoạt động các thức ăn giàu năng lượng để tránh sự lên
này rất đa dạng như đi bộ, làm công việc cân, rất thường gặp khi cai thuốc lá.
nhà, đi thang bộ thay vì đi thang máy. Sự
Bỏ thuốc lẫ, tránh xa khói thuốc giúp cải
tập luyện thể lực phải phù họp với tình trạng
thiện HA giảm biến cố mạch vành, đột quỵ,
sức khỏe bệnh nhân.
mạch máu ngoại biên.
Các nghiên cứu cho thấy vận động thể
G iảm ăn mặn
lực như-chạy chậm hay bơi lội giảm được
tần suất bệnh THA từ 28%-35% trên 12.000 Muối natri (natri chloride) trong khẩu
người Hà Lan, theo dõi trong 1 năm. phần ăn nên giảm 100 mmol/ngày (2,4 g
NaCl). 75% muối được cung cấp từ thức ăn,
N gưng thuốc lá
nên khuyên người bệnh tránh dùng thực
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất và ít tốn phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn cũng
kém nhất. Nhưng thực tế việc bỏ thuốc lá rất như hạn chế sử dụng nước chấm khi ăn.
khó, trừ khi có sự động viên thường xuyên
của thầy thuốc. Ke hoạch bò hút thuốc dần

B ảng 10.1: Thay đổi lối sống trong điều trị THA*

Thay đổi Khuyến cáo HA tâm thu giảm **

Duy trì cân nặng bình thường (BMI 18,5 - 5-20 mmHg/lOkg cân
Giảm cân
24,9 kg/m2) ' nặng giâm

Thực hiện chế độ ăn


Ãn nhiều trái cây, rau và chế phẩm bơ sữa ít
để điều trị THA 8-14 mmHg
béo với lượng mỡ bão hòa thấp
(DASH) '

Giảm ăn muối Na < 100 mmol/ngày (2,4 g Na hay 6 g NaCl) 2-8 mmHg

Vận động thể lực đều đặn (đi bộ nhanh ít


Hoạt động thể lực nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong 4-9 mmHg
tuần)

< 2/ngày đối với nam và < 1 ngày đối với nữ


Tiết chế rượu (1 oz hay 30 ml ethanol, 24 oz bia, 10 oz 2-4 mmHg
rượu vang hạy 3 oz Whisky)

* Đ ể giảm nguy cơ tim mạch toàn bộ, ngừng hút thuốc lá.
" Hiệu quả của việc áp dụng các thay đổi trên phụ thuộc thời gian và liều lượng, và có thể rất
tốt cho một số người.

128
Hướng dẫn ngươi bệnh đọc hàm lượng ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC
muối trên các nhãn thực phẩm, muối ăn có Hiện nay có nhiều thuốc điều trị THA,
tên hóa học là sodium chloride, các sản phẩm tuy nhiên theo khuyến cáp JNC VII, năm
ghi muối thấp (low sodium) hoặc không nhóm thuốc được chọn sừ dung đầu tay là'
muối (free sodium) hoặc các sản phẩm có lợi tiểu, chẹn p, ức chế canxi, ức chế men
hàm lượng sodium < 150 mg là dùng được. chuyển và ửc chế thụ thế angiotensin II.
ở một so người bệnh khi áp dụng chế độ Việc phối hợp với điều trị không dùng thuốc
ăn DASH, tương đương chế độ ăn 1.600 mg giúp HA kiểm soát được tốt hơn. Tiếp cận
NaCỈ khi dùng một loại thuốc hạ áp. đỉều tri bệnh nhân THA của JNC vn.

Hình 10.1: Tiếp cận điều trị bệnh nhân THA của JNC VII

129
THUỐC LỢI TIÊU • Thuốc được dùng diều trị các cơn THA
Cho đến nay vẫn được xem là thuốc điều nặng THA kèm suy thận, kháng trị.
trị hàng đầu, xuất phát từ các nghiên cứu về • Tác dụng phụ: rối loạn điện giải như
lợi ích của thuốc trong điều trị và phòng thiazide nhưng nhiều và nặng hon. Có
ngừa biến cố tim mạch cũng như về giá thể ảnh hưởng lên thính giác khi dùng
thành của thuốc. Nghiên cứu ALHATT liều cao.
(Antihypertensive and Lipid Lowering
Lợi tiểu tiết kiệm kali
Treatment to Prevent Heart Attack Trial)
trên 41.000 người bệnh THA, cho thấy • Thuốc có • tác dụng đối kháng
không có sự khấc biệt về biến cố tim mạch aldosterone, ngăn cản sự hấp thu Na+ và
hay tỷ lệ tử vong ờ các nhóm bệnh nhân sự trao đổi KVH* ở ống xa.
đang điều trị bằng lợi tiểu (chlorthalidon), • Spironolactone là chất đối kháng
ức chế men chuyển (lisinopril) và chẹn kênh aldosterone. Các loại khác như
canxi (amlodipine). cần theo dõi chức năng triamteren, amiloride có tác dụng tưcmg
thận, ion đồ khi chì định điều trị cũng như tự nhưng không phụ thuộc vào nồng độ
trong quá trình theo dõi. aldosterone.
Nhóm thiazide Dùng điều trị trong THA do cường
• Là dẫn xuất benzothiadiazine. Thuốc ức aldosterone.
chế tái hấp thu Na+ ở phần gần ống lượn Không dùng khi có tăng kali máu, suy
xa (khoảng 10% Na+ được hấp thu tại thận.
đây) nên tác dụng lợi tiểu nhẹ. Thuốc Tác dụng phụ: vú to ờ người nam, thiểu
không có tấc dụng khi độ lọc cầu thận < năng sinh dục, rối loạn tiêùhóa.
30 ml/phút.
• Tác dụng phụ: hạ kali, magie máu, tàng VỊ trí tác động của thuốc lợi tiểu (hình
canxi máu, hạ natri máu, tăng acid 10.1) và cách dùng thuốc (bàng 10.2).
uric, tăng TG và LDL-C, tăng đường Nhươc truvvç
huyết và đề kháng insulin máu.
• Là nhóm thuốc dùng nhiều nhất
trong hai nhóm thuốc lợi tiểu để điều Đẳng
trị THA. trương

N h ó m lọi tiểu q u a i
• Thuốc có nhóm sulfamide, tránh
dùng cho bệnh nhân dị ứng


sulfamide.
Ngăn cản tái hấp thu ờ nhánh lên
t2c!l
quai Henlé (khoảng 25% Na+ được
tái hấp thu ở đây), nên có tác dụng HsO HypOt.û^, Kh&ngthắm HjOvả
ẮDH
Mhược nư ớc
lợi hiệu mạnh, và có hiệu quả ờ bệnh
tniưng
nhân suy thận.
Hình 10,2: Vị tri tác dụng của thuốc lợi tiểu
130
Bảng 10.2: Thuốc lợi tiểu

Thòi gian bắt Thòi gian


Cách dùng Liều/ngày
đầu tác dụng tác dụng
Thiazide
Uống 250-500 mg 2 giờ 6 - 1 2 giờ
Chlorothiazide
Tĩnh mạch 500 mg 15’ 1 giờ
Hydrochlorothiazide Uống 25-100 mg 2 giờ 12 giờ
Lợi tiểu quai
Uống 40-80 mg 3 0 -6 0 ’ 6 - 8 giờ
Furosemide
Tĩnh mạch 2 0 -8 0 5’ 2 - 3 giờ
Lợi tiểu tiết kiệm kali
Spironolactone Uống 50-200 mg 1 - 2 ngày 2-3 ngày
Triamteren Uống 100-200 mg 2 - 4 ngày 7 ngày
Amiloride Uống 5-10 mg 2 giờ 24 giờ
Thiazide-like
Indapamide Uống 1,5-5 mg 2 giờ 24 giờ

THUỐC CHẸN THỤ THẾ ß GIAO CẢM • ức chế tiết renin từ bộ máy cạnh cầu
Được sử dụng trong điều trị THA như là thận.
thuốc đầu tay, đặc biệt khi có kèm THA với • Điều chình hoạt dộng thần kinh ngoại vi
tim tăng động, THA với suy tim ổn định, và tác dụng gián tiếp lên hệ trung ương.
THA với bệnh lý mạch vành.
Khi sử dụng các loại thuốc chẹn (S, cần
Cơ chế tác dụng: để ý đến tính chọn lọc của thuốc, tính giống
• ứ c chế cạnh tranh với tấc dụng của giao cảm nội tại (ISA) (băng 10.3) và đường
catecholamin ở thụ thể ß gây giảm nhịp thải trừ của thuốc (hình 10.3). Ngoài ra còn
tim và giảm co bóp cơ tim. có dạng phối họp giữa chẹn p và chẹn a như
• Giảm cung lượng tim. carvedilol, labetolol.
• Giảm nồng độ renin huyết tương.

131
B ảng 10.3 : Thuốc chẹn ß

ISA (+) Tan trong mõ' Thải Liều điều trị/ngày

Chọn lọc

Acebutolol ++ - Thận - gan 200 - 400 mg

Atenolol - - Thận 5 0 - 100 ung

Metoprolol - + Gan 50 - 200 mg

Bisoprolol - - Thận - gan 5 - 40 mg

Không chọn lọc

Propanolol - + Gan 10 - 4 0 mg X 3 lần

Tinolol ; - + Thận - gạn 1 0 - 2 0 mg X 2 lần

100% 80

Propranolol Timolol Pindolol Acebutolol Atenolol


Carvedilol Bisoprolol {metabolite) Nadolol
Metoprolol Sotalol
Còncỏ betâxolol, iabetaiol, penbutolol Carteolol

H ình 10.3: Đường thải trừ thuốc chẹn ß

132
Chống chỉ định
Cung
lượng tim
thấp

Nhịp Chậm ^ Ệ Ị Hen suyễn \


quả múc
CHÓNG CHÍ ĐỊNH u c BETA '
~7~ . .
--------- ~ 7~ KHÁNG LƯC
Chống ch đínhtưong đối: VỄUĐỘNQ MẠCH
verapamil, diìtiazem,
amiođarone. Thận trọng:
amiodarone. ¿ 5* 0 %

ơigoxìn
Đau thắt ngực Prĩmmetaỉ

Bìoc Suy tỉm chưa ỗn định DUNG LƯỢNG


nhĩ thát V
•7thát TĨNH MẠCH
nặng

HÒtLUV
TĨNH m e t-

H ình 10.4: Chống chỉ định của thuốc chẹn p

T ác d ụng phụ gồm hai nhóm là nhóm DHP (dihydropiridin)


• Chậm nhịp tim. bao gồm nitedipin, nicardipin, amlodipỉn,
íelodipin, lacidipin. N hóm non-DHP bao
• Giảm sức co bóp tim.
gồm benzothiazepin (diltiâzem), diphenyl
• B loc nhĩ thất. alkylamine (verapamin).
• Co thắt phế quàn. Hai nhóm này khác nhau về vị trí và
• Loét dạ dày tá tràng. cách tác dụng:

• Hội chứng Raynaud. • Nhóm DHP: có hoạt tính mạnh trên


mạch máu ngoại vi, ít tác dụng lên sự co
• Đau ngực sau ngưng thuốc đột ngột.
bóp, tính dẫn truyền tim, không tác dụng
• Giảm HDL-C và tăng TG.
lên nút xoang và nút nhĩ - thất.
• Nhóm non-DHP thì ngược lại, tác dụng
THUỐC CHẸN KÊNH CANXI
lên nút xoang và nút nhĩ - thất là chính.
Thuốc có tác động ức chế dòng canxi
Ưu thế của nhóm là không ảnh hường
chậm đi vào cơ trơn mạch máu nên có tác
lên chuyển hóa đường và lipid.
dụng dãn mạch, hạ áp. Thuốc chẹn kênh canxi

133
H ình 10.5: Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn kênh canxi

C hốn g ch ỉ định T ác d ụng phụ thường gặp là đỏ bừng mặt,

• Suy tim: đặc biệt đối với nhóm non- hồi hộp, ù tai khi dùng nhóm DHP tác dụng

DHP (nhóm DHP, ừ on g đó amlodipin và ngắn. Các thuốc tác dụng dài có thể gây phù

felodipine là dùng được). mắt cá chân, có thể giảm tác dụng phụ khi
phối hợp vói các loại thuốc làm giảm rennin
• Nhịp chậm.
như thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ
• B loc nhĩ thất. thể angiotensin. M ột số tác dụng phụ ít gặp
hon như tiểu về đêm, phì đại n ư ớu ...

N hóm Thuoc Liều lượng


DHP N ifedipine 20 - 80 mg chia 2 - 3 lần/ngày
Nifedipine SR (LA) 30 - 60 mg/1 lần/ngày
Felodipine 5 - 1 0 mg/1 lần/ngày
Manidipin 1 0 - 2 0 mg/1 lần/ngày
Amlodipine 5 - 1 0 mg/1 lần/ngày
Nicardipine
Lercanidipine 1 0 - 2 0 mg/1 lần/ngày
6 0 - 3 6 0 mg/ngày
N on-D H P D iltiazem (Benzodiazepine)
chia 3-4 lần/ngày
Verapamil *■ 40 - 480 mg/ngày
(Phenylalkylamine) chia 2-3 lần/ngày

134
TH U ỐC ỨC CHÉ M EN CHUYẾN T ác d ụ n g p h ụ gồm ho khan 3-22% (liên
L à m ột trong những thuốc được chọn lựa quan đến sự thành lập prqstaglandin do
đầu tay trong điều trị TH A . Thuốc đặc biệt giảm giáng hóa bradykinin) - m ất khi ngưng
nổi trội khi TH A kết họp đái tháo đường, thuốc, tăng kali máu, suy thận, giảm bạch
bệnh thận, suy tim, bệnh mạch vành. cầu trung tính, nồi ban, phù mạch hiếm gặp
nhưng có thể gây tử vong.
C ơ chế: thuốc ƯCM C ngăn cản thành
Các loại thuốc ức chế men chuyển được
lập A II (là chất co mạch mạnh) và sự hình
phân loại theo nhiều cách:
thành aldosterone (gây giữ muối nước) đồng
• Cấu trúc hóa: gốc SH - gốc carboxyl -
thời ức chế việc thoái giáng bradykinin (chất
phosphoryl.
giãn mạch). Do đó, thuốc có tác dụng giảm
sức cản ngoại vi, giảm ứ muối nước và làm • Dược động học: không cần chuyển hóa,
giảm huyết áp. phải chuyến hóa tại gan, loại tan trong
nước.
C h ố n g ch ỉ đ ịn h gồm hẹp động mạch thận
• Theo thời gian tác dụng: ngắn
hai bên, hay m ột bên trên bệnh nhân có một
(captopril), dài (enalapil, perindopril...)
thận, tăng kali máu, phụ nữ có thai và cho
Thời gian dùng thuốc để đạt HA tối ưu
con bú.
là 5-7 ngày.

Angiotensinogen
Bradykinin
ị ƯCMC
Angiotensin I I

_ MC « -— ■— Kinase 11
1......- 1 -
Angiotensin II ị
Chất bất hoạt

Co mạch Aldosterone
H ìn h 10.6: Cơ chế tác dụng C1ìa thuốc ức chế men chuyển

135
Bảng 10.5. Thuốc ức chế men chuyển

Thời
Dạng hoạt Thải
Tên Gốc gian bán Liều điều trị THA
động trừ
hủy (g iờ )
Nhóm 1
2 5 -5 0 m g X 2-3
C a p to p ril SH C a p to p ril 4 -6 Thận
lầ n /n g à y

Nhóm 2
5 -2 0 m g X 1-2
E n a p laril C a rb o x y l E n a la p rila t 11 T hận
lầ n /n g à y

Thận 10 -2 0 m g l - 2
F o s in o p ril P h o s p h o ry l F o s in o p rila t 12
(m ậ t) lầ n /n g à y

4 -8 m g
P e rin d o p ril C a rb o x y l P e rin d o p rila t 3 -1 0 T hận
1 lầ n /n g à y

Thân
Q u in a p ril C a rb o x y l Q u ín a p rila t 18 1 0 -4 0 m g /lầ n /n g à y
(m ậ t)

Thân 2 ,5 -1 0 m g X
R a m ip ril C a rb o x y l R a m ip rila t 13-17
(m ậ t) 1 -2 lầ n /n g à y

Nhóm 3 (tan tro n g n ư ớ c)

L in s in o p ril C a rb o x y l L is in o p ril >7 T hận 1 0-40 m g /n g à y

THUỐ C ỨC CHẾ TH Ụ THÊ C ó h iệu q u ả tư ơ n g đ ư ơ n g vớ i ứ c c h ế


A N G IO T E N S IN II m e n c h u y ể n , c h ẹ n c a n x i, c h ẹ n p , lợi tiể u
Thuốc chọn lọc chẹn tác dụng tro n g đ iề u trị h u y ế t áp n h ư n g đ ư ợ c d u n g n ạ p
a n g io te n s in n lên th ụ th ể A T I , d o đ ó k h ô n g tố t h o n vì k h ô n g c ó tác d ụ n g p h ụ h o k h a n
ản h h ư ờ n g lên c h u y ể n h ó a b ra d y k id in . C ó c ù a ứ c c h ế m en c h u y ể n , k h ô n g g â y p hù
n h iề u lo ại th ụ th ể a n g io te n s in n, th ụ thể n g o ạ i vi n h ư c h ẹ n c a n x i, k h ô n g g â y m ệ t m òi
A T I đư ợ c b iế t n h iều n h ấ t. C h ẹ n th ụ thể v à rối lo ạn c ư ơ n g n h ư ứ c c h ế p. M ộ t sổ tác
A T I g â y d ã n m ạc h , g iả m tiế t e n d o th e lin , g iả ghi nh ận th u ố c cả i th iệ n c h ứ c n ă n g tỉnh
g iảm h o ạ t h ệ g ia o c ả m , g iảm p h ì đại th àn h d ụ c v à rố i lo ạn c ư ơ n g ở b ệ n h n h â n . C ó h iệu
m ạ c h v à g iả m sự ứ đ ọ n g n a tri. T h u ố c ứ c c h ế q u ả h ạ áp tố t đ ối v ớ i ữ ẻ lẫn n g ư ờ i già.
th ụ th ể A ll không là m tă n g n ồ n g ,độ Chống chỉ định ờ p h ụ n ữ c ó thai, c h o c o n bú.
b ra d y k in in n ê n k h ô n g c ó tác d ụ n g p h ụ ho
C á c loại th u ố c ứ c c h ế th ụ th ể An v ầ liều
k h a n n h ư th u ố c Ư C M C .
d ù n g (b ả n g 10.6).

136
Bảng 10.6: Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

T h ò i g ia n
T ê n th u ốc T hải L iề u /n g à y
bán hủy

Telm isartan 24 giờ Mật 4 0 - 80 m g

Irbesartan 1 1 - 1 5 giờ M ật (80% ), thận 1 5 0 - 3 0 0 mg

Valsarían 9 giờ M ật (70% ), thận 80 - 3 2 0 m g

Losartan 6 - 9 giờ Thận, mật 5 0 - 100 m g

NON-ACE
Chymase
Cathepsin G,
tPA, tonin, GA3E

Tác động Kích thích


trên thận TKgiao cảm
Tăng trưâng
t Aldosterone tế bào

H ìn h 10.7: C ơ chế tác dụng của thuốc ứ c chế thụ thể angiotensin

Trên đây là năm nhóm thuốc được chọn V iệ c phối hợp điều trị dùng thuốc và
lựa hàng đầu trong điều trị TH A . M ột số không dùng thuốc giú p kiểm soát được
thuốc khác cũ n g được sừ dụng trong những huyết áp tốt hon. Đ ê tiếp cận điều trị T H A ,
trường hợp dặc biệt nhu hydralazine, JNC VII đưa ra hướng dẫn hình 10.1.
m in oxid il, sodium nitroprusside. Đ ặc biệt có S ự phối h ọp điều trị không dùng thuốc
nhóm tác động lên hệ thần kinh trung u o n g được thực hiện trong suốt thòi gian điều trị
nhu m ethyldopa được sù dụng điều trị T H A cho bệnh nhân.'
ở phụ nữ có thai, cho co n bú và bổ sung để
• Đ ố i v ó i T H A giai đoạn 1: có thể chọn 1
điều trị T H A trong bệnh cảnh su y thận mạn.
trong 5 nhóm thuốc để điều trị n guôi

137
bệnh bao gồm lợi tiểu, chẹn p, ƯCMC, cứ y học cho thấy sir phối họp này có hiệu
ƯCTT, chẹn canxi. quả ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
• Việc phối họp thuốc được khuyên khi Một số tình huống đặc biệt trong điều trị
HA > 160 mmHg và ở bệnh nhân nguy THA: bệnh nhân THA có một số bệnh đi
cơ tim mạch cao. kèm như ĐTĐ, BMV, đột quị... khi đó sẽ
Theo JNC VII phối họp thuốc được có những chỉ định bắt buộc cho việc điều trị
khuyên là: lợi tiểu và các nhóm còn lại. hiện THA dựa trên các chứng cứ có ỉợi từ các'
nay, sự phối họp của các thuốc ức chế canxi, nghiên cứu lâm sàng (bảng 10.7).
chẹn hệ RAA được quan tâm vì các chứng

B ảng 10.7: JNC VĨI - Các chỉ định bắt buộc cho từng loại thuốc

Các thuốc được khuyến cáo


Chỉ đinh
bảt buộc
_____
H
I-*i.0

Lji ƯCTTĨ ƯC iKhaiid Cor sir lighten cVrnLS


fc/CMt]
tiều A 1 Ca
ỉ MA 1
r AC O AHAHtail FnilnreGuideline, MERIT-HF.
Suy Um * ft ft 1 * 1 COPERNICUS. CTBLS. SOLVD. AIRE. TRACE.
*
VnIHEFT.RALES. CHARM

ft ft ACC HAPost-WIGuidrthif,BHAT.
SauNMCT 1 * 1 SAVE. Capricorn.EPHESUS,

Nguy cơ 1 ft ALLHAT. HOPE, ANPHI.LIFE.


BMVcao * 1 * 1 * CONVICE, EUROPA. INVEST

ft NFK-ADAGuideline,
ĐTĐ * 1 * 1 * 1 * VKPDS. ALLHAT

1 * NFKGuidriineCaptopiil Dial,
Bịnh thận mạn * RENAAL.rDNT. AASK

Nại\u ugìtỉi đột PROGRESS


qụv Ui phát * 1 *

QUÀN LÝ BỆNH NHÂN THA TẠI lối sống, việc dùng thuốc thường xuyên,
CỘNG ĐÒNG biết được tác dụng phụ của thuốc.
• Thiết lập mối quan hệ tốt giữa thầy • Nếu được, hướng dẫn bệnh nhân sừ
thuốc và bệnh nhân vì đây là bệnh mạn dụng máy đo HA tại nhà, lôi cuốn thân
tính, cần điều trị suốt đời, mối quan hệ nhân bệnh nhân tham gia vào kế hoạch
giữa thầy thuốc và bệnh nhân càng tốt điều trị.
thì sự tuân thủ diều trị ở bệnh nhân càng • Tái khám định kỳ, thời gian tái khám
cao. phụ thuộc vào mức độ HA và yếu tố
• Thông tin đầy đủ về THA, yếu tố nguy nguy cơ của bệnh nhấn.
cơ, tầm quan trọng của việc điều chỉnh
138
• C ó so g h i trị số H A , c á c y ế u tố n g u y cơ , K ÉT LUẬN
c á c x é t n g h iệ m đ ã là m v à c á c lo ạ i th u ố c B ệ n h tư ơ n g đ ố i p h ồ b iế n , à n h h ư ở n g lến
đ a n g đ iề u tri. sứ c k h ỏ e c ộ n g đ ồ n g . V iệ c tầ m so á t v à p h á t
• N ó i c h u n g đ iề u trị T H A là su ố t đ ờ i, n ế u h iện t ừ g iai đ o ạ n sớ m sẽ g iú p đ iề u trị c ó
bệnh nhân n g ư n g đ iề u trị, sớ m h ay h iệu q u à v à trán h đ ư ợ c c ác b iến c h ứ n g lên
m u ộ n H A c ũ n g s ẽ tă n g tr ở lại -và c ơ ' c ơ q u a n đ ích .
q u a n đ ích s ẽ d ễ b ị tồ n th ư ơ n g hơn.
N h ư n g n ế u s a u m ộ t th ò i g ia n đ iều trị lâu T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
d à i m à H A ồ n đ ịn h th ì c ó th ể g iả m liều 1. American Heart Association: Hypertension
n h ấ t là ở b ệ n h n h â n c ó s ự đ iề u c h ỉn h tố t primer 4^, 2008.
lố i số n g .
2. Kaplan NM. Clinical hypertension: 9th,
2006. P: 217-297.
3. opie LH. Drugs for the Heart. 2009.
PH Ò N G BỆNH
4. The seven report of the Join National
• G iải th íc h v ề trị s ố H A , b iế t đ ư ợ c trị số Committee on prevention, detection,
HA. evaluation and treament of high blood
pressure. 2003.
• Đ iề u c h in h lố i số n g : c h ế đ ộ là m v iệc,
n g h i n g ơ i, k h ô n g h ú t th u ố c lá t ừ n h ỏ ,
ụ ố n g rư ợ u m ứ c tru n g b ìn h , k h ô n g q u á
c ân , g iả m ăn m ặn , g iả m m ỡ b ã o h ò a và
c h o le ste ro l.

139
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. C h ốn g chì định th uốc ức c h ế p, n goại trừ:


A . B lo c A V độ II-III.
B . S u y nút xoan g.
c. C ơn hen p hế quản.
D. Suy tim chưa ốn định.
E. B á n g bụng.

2. C h ốn g ch ỉ định củ a th uốc ức ch ế can xi, n goại trừ:


A . B lo c A V độ III.
B . S u y n út x o a n g ,
c. H en p h ế quàn.
D . S u y tim .
E. c và D đúng.
3. T ác d ụ n g phụ củ a n h ó m lợi tiểu th iazid e, n goại trừ:
A . H ạ k ali m áu.
B . V ú to ờ nam .
c. T ăn g can xi m áu.
D . H ạ natri máu.
E. H ạ m a g ie máu.

4. T h u ốc ứ c c h ế m en ch u yển c ó nhữ n g tính chất sau, n goại trừ:


A . T h u ốc dãn m ạch.
B. ứ đ ọ n g bradykidin.
c. ứ c ch ế hoàn toàn sự hình thành a n gioten sin II.
D . C ó th ể gây h o khan.
E. K h ôn g đ ư ợc sử dụn g ch o phụ nữ c ó thai.

5. T h u ốc ức c h ế thụ thể a n g io ten sin c ó đặc đ iểm sau, n goại trừ:


A . ứ c ch ế tác dụn g củ a an gioten sin n lên thụ thế A T I.
B . ứ c ch ế tác dụn g củ a an gioten sin II lên thụ the A T 2 .
c. K h ôn g làm ứ đ ọ n g bradykinin.
D . T h u ốc dãn m ạch.
E. M ột tron g n ăm n h óm th uốc đ ư ợc lựa ch ọn đầu tay trong đ iều trị T H A

6. Đ iều trị p hối h ọp th uốc trong n hữ n g tình h u ốn g sau:


A . T H A giai đoạn 2.
B . T H A kết h ọ p bệnh đái th áo đường,
c. T H A tâm thu đơn độc.
D . AvầB.
E. A, Bvà c.

140
7. Lời khuyên cho bệnh nhân THA, ngoại trừ:
A. Giữ Bivíl trong khoảng 18-22,9 kg/m2.
B. Lượng cholesterol nên < 200 mg/ngày.
c. Ngủ sớm.
D. Tập hoạt động thể lực theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
E. Ngưng thuốc lá.

8. Lượng muối trong khẩu phần ăn ở bệnh nhân THA vào khoảng:
A. < 100 mmol/ngày.
B. < 150 mmol/ngày.
c . 2,4gNaCl.
D. A và B.
E. A vàC .

9. Cơ chế chẹn bêta trong điều trị THA:


A. Giảm nhịp tim.
B. Giảm tiết renin.
c . ứ đọng bradykinin.
D. A và B.
E. A , B và c.

10. Cơ chế thuốc ức chế men chuyển trong điều trị THA:
A. Giảm hình thành A ii.
B. Giảm hình thành Aldosterone.
c. ứ đọng bradykinin.
D. A vàB.
E. A, B và c.

ĐÁP ÁN
1E, 2C, 3B, 4C, 5B, 6D, 7C, 8E, 9D, 10E
ĐIÊU TRỊ SUY TIM MẠN
Châu Ngọc Hoa

MỰC TIÊU
1. Biết được mục tiêu và các phương pháp điểu trị suy tim.
1. Hướng dân được việc thay đoi lối song cho bệnh nhân suy tím.
3. Biết chi định các loại thuốc được dùng trong điều trị suy tim: chi định, chống chi định, tác
dụng phụ.

ĐẠI CƯƠNG • Điều trị ngoại khoa và các phương pháp


Suy tim là hậu quả sau cùng của nhiều hỗ trợ.
bệnh lý khác nhau như tăng huyết áp, bệnh Các phương pháp này không phải luôn
van tim, viêm nội tâm mạc, bệnh cơ tim, động áp dụng cho mọi bệnh nhân mà được áp
mạch vành, rối loạn nhịp, vấn đề suy tim dụng thích hợp cho từng cá thể tùy thuộc
ngày càng trở nên phổ biến và có những đặc nguyên nhân, diễn biến bệnh cũng như cơ
điểm riêng. Suy tim không chỉ là vấn đề tại địa người bệnh.
tim mà còn là sự đáp ứng cùa cơ thể đối với
sự suy giảm chức năng tim như sự hoạt hóa Điều trị nguyên nhân
hệ thần kinh giao cảm, hệ renin - angiotensine Điều trị nguyên nhân được xem là nền
- aldostérone (RAA) và các cytokine. tảng nhằm giúp bệnh nhân trờ về cuộc sống
Sự hiểu biết về sinh lý bệnh suy tim giúp bình thường hoặc làm giảm được tiến triển
cho việc điều trị suy tim không chỉ làm giảm bệnh một cách có hiệu quả nhất.
triệu chứng như trước đây mà còn cải thiện Điều trị các yếu tế thúc đẩy suy tim
được tỉ lệ từ vong. Trong một số trường hợp, Bên cạnh điều trị nguyên nhân suy tim,
việc giải quyết được các nguyên nhân suy tim việc loại trừ các yếu tố thúc đẩy suy tim
có thể giúp bệnh nhân có cuộc sống bình thường. giúp ổn định tình trạng suy tim và giảm các
Mục tiêu của điều tri suy tim là ngăn triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân. Các
ngừa tiến triển bệnh, cải thiện triệu chứng yếu tố thúc đẩy suy tim thường gặp như
lâm sàng và cài thiện được tỉ lệ tử vong. Đê nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn nhịp, tăng
đạt được các mục tiêu đó, cần phối họp huyết áp, thai kỳ...
nhiều phương pháp trong điều trị.
Điều trị nội khoa
PHƯƠNG PHÁP ĐIÊU TRỊ SUY TIM Gồm biện pháp dùng thuốc và không
dùng thuốc.
Điều trị suy tim bao gồm các phương
pháp sau:
BIỆN PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC
• Điều tri nguyên nhân suy tim.
Để tối ưu hóa trong việc chàm sóc bệnh
• Điều trị các yếu tố thúc đẩy suy tim. nhân suy tim cần có sự hợp tác tốt giữa thầy
• Điều trị nội khoa: điều trị khồng dùng thuốc, bệnh nhân và thân nhân người bệnh.
thuốc - điều trị thuốc.

142
Hiện ít có-nghiên cứu khẳng định các • Ngừa thai. Thai kỳ làm nặng hon tình
biện pháp không dùng thuốc có hiệu quả độc ừạng suy tim. Đối với bệnh nhân suy tim
lập nhưng các khuyến cáo sau đây vẫn được độ m và IV, thai kỳ đều có nguy cơ cao
khuyên cho bệnh nhân suy tim. đối với mẹ và con. Các phương pháp tránh
• Chế độ ăn uống: thai được sử dụng tùy theo cơ địa. Thuốc
ngừa thai dễ gây THA và thuyên tắc. Các
■ Việc hạn chế ăn muối thường áp
dụng cho bệnh nhân suy tim nặng, dụng cụ tránh thai dễ bị nhiễm trùng hay
suy tim tiến triển và lượng nước bất lợi khi bệnh có dùng kháng đông.
nhập trong ngày nên < 1.500 ml ở • Du lịch. Tránh đến các vùng khí hậu
đối tượng này. nóng, ẩm, đi du lịch dài ngày hoặc ngồi
■ Giảm cân cho bệnh nhân béo phì. máy bay lâu vì nguy cơ thuyên tắc tĩnh
mạch nhất là đối vói bệnh nhân suy tim
■ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và
nặng, nên được tư vấn trước khi đi xa.
suy kiệt do tim.
■ Hạn chế lượng rượu uống vào, ngoại
SỬ DỤNG THUỐC
trừ bệnh cơ tim do rượu, rượu được
khuyên bò hẳn vì có thể làm đảo
THUỐC LỢI TIÊU
ngược tiến triển suy tim. Đối với các
nguyên nhân khác lượng rượu trong Lợi tiểu được chì định khi có quá tải
ngày không quá hai đơn vị chuẩn. dịch, biểu hiện trên lâm sàng là sự sung
huyết phổi hay phù ngoại biên. Sự lựa chọn
• Ngưng thuốc lá.
lợi tiểu quai hay thiazide phụ thuộc vào mức
• Nghỉ ngơi và luyện tập thể lực. Nghỉ độ ứ đọng và chức năng thận. Suy tim nhẹ
ngơi tại giường dành cho bệnh nhân suy có thể dùng lợi tiểu thiazide, khi suy tim
tim nặng. Chế độ luyện tập phải phù hợp nặng hơn thường cần đến lợi tiểu quai. Có
vói khả năng gắng sức cùa người bệnh, thể phối hợp hai loại lợi tiểu này khi các
bắt đầu từ các hoạt động cơ bắp như đi triệu chứng ử dịch không đáp ứng hoặc đáp
bộ. ở bệnh nhân suy tim ổn định, các ứng kém để đạt hiệu quả hơn là tăng liều
bàng chứng cho thấy việc luyện tập thể thuốc lại tiểu. Khi độ lọc cầu thận < 30 ml/phút,
lực làm cải thiện khả năng gắng sức và lợi tiểu thiazide ít có hiệu quả.
chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Một số thuốc lợi tiểu dùng trong suy tim
• Chùng ngừa cúm. Tất cả bệnh nhân suy
(bàng 11.1).
tim được khuyên dùng chùng ngừa cúm,
các đợt nhiễm cúm thường làm nặng hơn Lợi tiểu kháng aldosterone là dược
tình trạng suy tim và thời gian hồi phục chứng minh làm giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh
kéo dài, nhân suy tim độ n i- IV khi phối hợp với các
• Hoạt động tình dục. Các chất ức chế thuốc điều trị suy tim cơ bản, liều từ 25-50
phosphodiestrase-5 không được khuyên mg/ngày. Trong nghiên cứu RALES
dùng cho bệnh nhân suy tim. Neu có (Randomized Aldactone Evaluation Study)
dùng, tránh sử dụng dẫn xuất nitơ từ 24- thực hiện trên 1.663 bệnh nhân suy tim có
48 giờ tùy nhóm thuốc (24 giờ với EF < 35%, đang được điều trị suy tim bàng
sildenafil, 48 giờ đối với tadalafil). digoxin, lợi tiểu quai, ức chế men chuyển

143
(ƯCMC), bệnh nhân được phân ngẫu nhiên sung vào điều trị suy tim giai đoạn II, làm
vào hai nhóm có phối họp với aldactone và giảm tử vong so vói nhóm chứng. Tương tự,
nhóm giả dược, kết quà cho thấy nhóm phối nghiên 'cứu EPHESUS cho thấy eplẹrenon
họp vói aldactone có ư lệ tử vong thấp hơn cải thiện được sự sống còn ờ bệnh nhân suy
so vói giả dược có ý nghĩa thống kê. Trong tim sau nhồi máu cơ tim.
nghiên cứu Emphasis-HF, eplerenone bổ

Bảng 11.1. Một số thuốc lợi tiểu sử dụng trong điều trị suy tim

Tên thuốc Vị trí tác dụng Hoạt Cách Liều trung Thòi gian Thòi gian
tính dùng bình hàng bắt đầu tác tác dụng
ngày(mg) dụng .

Thiazide
Chlorothiazide Ống lượn xa ++ Uống 250-500 2 giờ 6-12 giờ
TM 500 15 phút 1 giờ
Hydrochlorothiazide Ống lượn xa ++ Uống 25-100 2 giờ 12 giờ
Chlorthalidone Ong lượn xa ++ Uống 25-100 2gi£ 48 giờ
Indapamide Ống lượn xa ++ Uống 2,5-5 2 giờ 24 giờ
Metolazone Ống lượn ++ Uống 2,5-20 1 giờ 24-48 giở
gần và xa

Lọi tiểu quai Quai Henle ++++


Furosemide Uổng 20-80 1 giờ 6-8 giờ
TM, TB 10-80 5 phút 2-4 giờ
Ethacrynic acid Uống 25-100 30 phút 6-8 giờ
TM 50 5 phút 3 giờ
Bumetanide Uống 0,5-2 30 phút 2 giờ
TM, TB 0,5-2 5 phút 30 phút
Torsemide Uống
TM 20-100 5 phút 4-6 giờ

Lợi tiểu giữ kali Ống lượn xa +


Ống góp
Spironolactone Uống 50-200 1-2 ngày 2-3 ngày
Triamterene Uống 100-200 2-4 ngày 7-9 ngày

Amiloride Uống 5-10 2 giờ 24 giờ

144
Khi sử dụng lợi tiểu tiết kiệm kali với ức Liều dùng
chế men chuyển, nên kiểm tra creatinin và • Thường không cần liều nạp ở bệnh nhân
kali huyết thanh sau một tuần. suy tim mạn tính, liều dùng thường 0,25
Thuốc lợi tiểu quai và thiazide được - 3,75 mg/ngày ở người có chức năng
chứng minh làm cải thiện gắng sức và giảm thận bình thường, ờ người lớn tuồi có
triệu chứng, riêng lọi tiểu kháng aldosterone thể dùng liều thấp hơn. Nên đánh giá
được chứng minh làm giảm tỉ lệ tử vong. chức năng thần và kali khi dùng digoxin-.
Trong suy thận, giảm liều digoxin.
DIGITALIS (DIGOXIN)
• Liều thuốc được điều chinh theo đáp
Thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim thông úng lâm sàng được dựa vào đáp ứng tần
qua ức chế men Na-K ATPase ờ tế bào, hậu số thất trong rung nhĩ, với chỉ định suy
quả làm tăng lượng natrí trong tế bào, sự tim nhịp xoang, đánh giá sự cài thiện
tăng natri kéo theo canxí vào, tăng canxi nội gắng sức lâm sàng vầ chỉnh liều dựa vào
bào sẽ tác động lên các protein co bóp làm nồng độ digoxin.
tăng co sợi cơ tim. Digoxin có thể sử dụng
đường tĩnh mạch và đường uống. THUỐC ỨC CHẾ MEN CHUYÊN
Thuốc được chỉ định trong hai trường Sự hiểu biết về hệ RAA cũng như sinh
họp: suy tim tâm thu với rung nhĩ đáp ứng lý bệnh của suy tim, đã thúc đẩy mạnh mẽ
th|t_nỈLanh và suy tim tânL-lhu- có nhịp sự sử dụng thuốc ƯCMC trong điều trị suy
xoang. Thuốc làm giâm được triệu chứng và tim. Vào hai thập niên cuối thế kỳ XX, các
sỗ lân nhập viện nhưng không giảm được ti nghiên cứu lớn trên thế giới như
lệ từ vong. CONSENSUS (1987), VHeFTII (1991),
Nghiên cứu DIG (Digitalis Investigation SOLVD (1991), SAVE (1992) đều khẳng
Group) năm 1997 thực hiện ở hơn 6.800 định lợi ích cùa thuốc ƯCMC trong việc
bệnh nhân có ST và nhịp xoang theo dõi 37 ngăn ngừa sự tiến triển suy tim, cải thiện
tháng. Nhóm sử dụng lợi tiểu, ức chế men tiên lượng suy tim và các triệu chứng lâm
chuyển và digoxin cải thiện được triệu chứng sàng (bảng 11.2). Ngày nay, thuốc ƯCMC
lâm sàng và tì lệ nhập viện do suy tim so với được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị
nhóm điều trị lợi tiểu, ƯCMC và giả dược. suy tim, được chi định ờ tất cả giai đoạn suy
tim, thường khởi đầu liều thấp, tăng dần để
Chống chỉ định
đạt đến liều đích hay gần liều đích nhất mà
• Bloc nhĩ thất độ II và III. ^ bệnh nhân dung nạp được (bảng 11.2).
• Hội chứng WPW. / Chống chỉ định
• Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.' • Phụ nữ có thai, cho con bú.
• Hội chứng suy nút Xoang. • Hẹp động mạch thận hai bên.
• Hạ kali, tăng canxi. J • Tiền căn phù mạch do ƯCMC.
• Nhịp tim chậm.

145
Bảng 11.2: Các nghiên cứu về thuốc ƯCMC trong suy tim

Số BN Thòi gian
N ghiên cứu Đối tưọng (dùng theo dõi K ết quả
ƯCMC) trung bình
Suy tim nặng Giảm từ vong 40%
CONSENSUS 127 6 tháng
(S T đ ộIV N Y H A ) và 31% sau 6 tháng

ST nhẹ-trung bình
SOLVD điều trị 1.285 41 tháng Giảm 18% tử vong
(ST độ II-IIINYHA)

Không triệu chứng


Giảm 37% nguy cơ
SOLVD d ự phòng EF < 35% 2.111 37 tháng
tiến triền suy tim
(STI-IIN Y H A )

Suy tim mạn Giảm 36% đột tử so


VHeFTII 403 24 tháng
(STII-IIINYHA) . với hydralazin - ISDN

Sau NMCT
Giảm 37% nguy cơ
SA VE (3-10 ngày) RLCN 1.115 42 tháng
suy tim
thất trái

Sau NMCT
Giảm 27% tỉ lệ tử
AIRE (3-10 ngày) suy tim 1.004 15 tháng
vong
lâm sàng

B ản g 11.3: Liều thuốc ƯCMC trong điều trị suy tim

T h u öc L iều k hở i đầu L iều d uy trì

Benazepril (Cibacen®) 2,5 mg X 3 5 - 10 mg X 2

Captopril (Lopril®) 6,25 m g X 3 25 - 50 m g X 3

Enaplaril (Renitec®) 2,5 mg 10 m g X 2

Lisinopril (Zestril®) 2,5 mg 5 - 20 mg

Quinapril (Accupril®) 2,5 - 5 mg 5 - 10 mg X 2

C oversyl® 2 mg ‘ 4 mg

Ramipril (Triatec®) 1,2 5 -2 ,5 mg 5 - 1 0 mg

146
Bảng 11.4: Các dạng thuốc ức chế thụ thể ATI và liều lượng

Thuốc Liều dùng Ghi chú

Candesartan 4 -32 mg
— Thuốc được chứng minh ứong nghiên cứu
Valsartan 80- 320 mg

Irbesartan 150-300 mg
Losartan 50-100 mg Thuốc có trên thị trường

Telmisartan 40-80 mg

THUỐƠCHẸN THỤ THÊ ATI 1993, trên bệnh nhân suy tim độ III, IV
ứ c chế tác động, AII lên thụ thể ATI. theo NYHA, EF < 40%.
Dùng khi bệnh nhân suy tim không dung • Nghiên cứu CIBIS (Cardiac in Sufficiency
nạp được ƯCMC như ho khan. Các nghiên Bisoprolol Study) trên bệnh nhân suy
cứu RESOLD, ELITE II, ValHeFT cho thấy tim độ m, rv theo NYHA với EF < 40%.
thuốc không ưu việt hon ƯCMC trong việc • Nghiên cứu VS Carvedilol.
làm giảm tì lệ tử vong hay ti lệ bệnh tật
nhưng ít tấc dụng phụ ho khan. • Nghiên cứu COPERNICUS sử dụng
carvedilol cho bệnh nhân suy tim độ IV,
THUỐC CHẸN BÊTA theo dõi trong 3 năm.

Sự hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm có • Các nghiên cứu đều cho thấy sử dụng
vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh suy các thuốc ức chế bêta như metoprolol,
tim, hoạt hóa kéo dài làm diễn tiến suy tim bisoprolol, carvedilol giúp cải thiện
nặng hon. Các thuốc chẹn bêta ức chế sự được triệu chứng, ổn định huyết động và
hoạt hóa giao cảm và với đặc tính chống giảm ti lệ tử vong.
loạn nhịp, chống thiếu máu cục bộ cơ tim, Thuốc làm giảm tỉ lệ tử vong, tiến triển
đã chứng minh được sự lợi ích của thuốc suy tim và số lẩn nhập viện vì suy tim. Thuốc
trong điều trị suy tim. được khuyên dùng cho bệnh nhân suy tim
Từ những thập niên 70, thuốc chẹn bêta đang ổn định vói điều trị thuốc lọi tiểu-ƯCMC
chứng minh là cải thiện về triệu chứng lâm nếu không có chống chl định chẹn bêta.
sàng và huyết động khi điều trị cho bệnh Một số thuốc ức chế bêta được dùng
nhân có bệnh cơ tim dãn nở. Sau đó, hàng trong suy tim là bisoprolol, carvedilol,
loạt các nghiên cứu về chẹn bêta trong điều metoprolol succinate, mebivolol.
trị suy tim với các mức độ khác nhau lần Cách dùng ức chế bêta trong điều trị suy
lượt công bố. tim:
• Nghiên cứu MDC (Metoprolol in • Sử dụng khi suy tim đã ồn định.
Dilated Cardiomyopathy) thực hiện
• Dùng liều thấp và tăng dần.

147
D uy trì các thuốc điều trị suy tim: lợi Liều thuốc ức chế bêta được chình từ từ
tiểu, digoxin, ƯCMC. Chì phối hợp vài tuần đến vài tháng, và phụ thuộc sự dung
thêm thuốc chẹn bêta. Thuốc chẹn bêta nạp bệnh nhân.
không thay thế đuợc các thuốc trên.

Theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình


dùng thuốc.

B ảng 11.5. Liều thuốc ức chế bêta dùng trong điều trị suy tim

Thuốc Liều khỏi đầu/ngày Liều tối đa

Bisoprolol 1,25 mg 10 m g

Carvedilol 3,125 mg 25 mg X 2

Metoprolol 12,5 mg 200 mg


(succinate extended release)

Nebivolol 1,25 mg 5 mg

B ảng 11.6: Cách chinh liều thuốc ức chế bêta dùng trong những công trình lớn

Liều Liều
Ư C b êta đầu C hỉnh lieu-tong liều hàng n gày (mg) m ục tiêu
(mg) (mg)
Metoprolol W1 W2 W3 W4 W5 W6 W7
5 100-150
(MDC TRIAL) 10 15 30 50 75 100 150

BISOPROLOL W1 W2 W3 W 4-7 W8-11 W12-15


1.25 10
(CIBIS-n) 1.25 2.5 3.75 5 7.5 10

CARVEDILOL W1 W2 W3 W4 W5 W6 W7
3.125 „„ 50
(US TRIAL) 6.26 12.5 25 50

CÁC THUỐC KHÁC ẹhựa có bằng chứng dùng trong suy tim.
Trong nghiên cứu PRAISE (Prospective
T huếc ức chế canxi
Randomized Amlodipin Survival Evaluation),
Được dùng phối họp với các thuốc khác người ta đã dùng amlodipin cho 1.153 bệnh
trong điều trị suy tim nhằm kiểm soát huyết nhân suy tim nặng (độ III và TV theo
áp hay kiểm soát con đau thắt ngực. Nếu phải NYHA), đã chứng minh amlodipin khồng
phối hợp, thuốc amlodipin được lựa chọn. có bất lọi lên tì lệ tử vong.
Các thuốc ức chế canxi dạng nonDHP là
chống chỉ định, những dạng thuốc khác

148
Dan xuất nito' tim có khác nhau giữa các quốc gia tùy theo
Nhóm nitrat không có chỉ định điều trị đặc nguyên nhân suy tim, ngân sách y tế cũng
hiệu trên bệnh nhân suy tim mạn, thuốc được như quan điểm dùng thuốc trong điều trị.
dùng phối họp điều trị chuẩn để kiểm soát Nhưng sự hiểu biết về tiếp cận các vấn đề cơ
huyết áp con đau thắt ngực và giảm khộ thở. bản trong điều trị suy tim dựa trên y học
chứng cứ giúp thầy thuốc có kiến thức và có
Thuốc chống huyết khối - chống kết tập những chọn lựa thích hợp có lợi cho bệnh
tỉểu cầu nhân một cách thích hợp.
Heparin được dùng cho bệnh nhân suy
tim nặng, cần phải nằm tại giường lâu ngày TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Vạn Phước (2001). Suy tim trong thực
để chống thuyên tắc mạch. Các thuốc kháng
hành lâm sàng. NXB Đại học Quốc Gia
vitamin K chỉ định tùy theo bệnh nền của
Tp.HCM. 2001. Tr: 1-13.
bệnh nhân. Tưong tự như vậy với các thuốc
2. Châu Ngọc Hoa- Đặng Vận Phước. Thuốc
chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopiđogrel). ức chế men chuyển trong điều trị suy tim.
Suy tim trong thực hành lâm sàng. NXB
PHÃU THUẬT VÀ CÁC ĐIỀU TRỊ H ỗ TRỢ ĐHYD Tp. HCM. 2001. Trang 26-290.
Phẫu thuật được đặt ra cho những trường 3. Nguyễn Xuân Tuấn Anh. Đặng Vạn Phước.
hợp có chỉ định ngoại khoa hoặc điều trị nội Vai trò thuốc ức chế bêta trong điều trị suy
tim mạn tính. Suy tim trong thực hành lâm'
khoa không hiệu quả.
sàng. NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.
Các thiết bị hỗ trợ được dùng trong điều 2001. Tr: 291-313.
trị suy tim: 4. Dickstein K et al ESC guiderline for the
• Đặt máy tạo nhịp. . diagnosis a"d treatment of acute and chronic
heart failure 2008. Eur. Heart J. 2008.
• Tái đồng bộ thất bằng tạo nhịp hai 5. Dickstein K et al 2010: Focus update of
buồng thất. ESC guideline on device therapy in heart
« Cấy máy phá rung. failure. Eur Heart J. 2010.
6. Baker DW. Prevention of heart failure. J.
• Ghép tim: xem xét chi định ghép tim cho card 2002.
bệnh nhân suy tim giai đoạn nặng không 7. The consensus trial study group: effects of
có phưcmg pháp điều trị nào khác có enaplaril on mortality in severe congestive heart
hiệu quà. Tỉ Ịệ sống năm năm sau ghép failure. New Engl. J Med 1987; 316:1429-35.
khoảng 70%. 8. The SOLVD investigators: Effect of
Enaplaril on survival in patients with
KÉT LUẬN reduced left ventricular ejection fraction and ‘
congestive heart failure. New Engl. J Med
Chiến được điều trị suy tim đă có những
1991; 325: 193-302.
bước đột phá trong hai thập niên qua dựa
9. The SAVE investigators: Effects of
vào các nghiên cứu lâm sàng, các tiến bộ
Captopril on mortality in patients with LV
của can thiệp hỗ trợ cũng như điều trị ngoại dysfunction after myocardial infarction.
khoa. Các lợi ích xuất phát từ cài thiện chức New Engl. J Med 1992; 327: 669-677.
năng thất, điều -trị hiệu quả bệnh nền cũng 10. Acute infarction Ramipril Efficacy (AIRE)
như ngăn ngừa các rối loạn nhịp thất nặng. study investigators: Effect of Ramipril on
Trên thực tế, các phương pháp điều trị suy mortality and morbidity of survivors of acute

149
myocardial infarction with clinical evidence of 12. PRAISE study Group: effect of
heart failure. Lancet 1993; 342: 821 Amloddipine on morbidity and mortality in
11. The Cardiac insufficiency Bisoprolol Study severe chronic heart failure. N. Engl J Med
IT (CIBIS H): A radomnized trial. Lancet; 1996; 335 (15): 1107-14.
1999; 353: 9-13

150
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ

Chọn câu ghép đôi:


1. Thuốc ƯCMC A. Chỉ định dùng trong tất cà giai đoạn suy tim.
B. Chỉ định dùng khi có suy tim sung huyết,
2. Thuốc chẹn bêta
c. Chống chi định dùng khi có suy tim.
3. Thuốc lợi tiểu D. Chi định khi suy tim tâm thu có rung nhĩ đáp
4. Thuốc ức chế canxi nhóm nonDHP ứng thất nhanh.
5. Digoxin E. Chống chi định khi suy tim chưa ồn định.

Chọn một câu đúng


6. Các thuốc sau đây được xem là tiêu chuần vàng trong điều trị suy tim:
A. Thuốc ức chế men chuyển.
B. Thuốc chẹn bêta.
c.Thuốc lợi tiểu kháng aldosterone.
D. A, B đúng.
E. A, B.Cđúng.
7. Các thuốc chẹn bêta được dùng trong suy tim:
A. Atenolol.
B. Bisoprolol.
c.Carvedilol.
c
D. B, đúng.
E. A, B, c đúng.
8. Các điều sau đây được khuyên cho bệnh nhân suy úm, ngoại trừ:
A. Tập vận động thể lực.
B. Bò thuốc lấ.
c.Chủng ngừa cúm.
D. Đi du lịch với chuyến bay đường dài.
E. Tránh quá cân.
9. Digoxin, chọn câu sai:
A. Chỉ định suy tim tâm thu rung nhĩ đáp ứng thất nhanh.
B. Suy tim tâm trương rung nhĩ đáp ứng thất nhanh.
c.Tăng co bóp sợi cơ tim thông qua tăng canxi nội bào.
D. Chỉ định suy tim tâm thu, nhanh xoang.
E. Giảm liều ờ bệnh nhân có suy thận.
10. Thuốc ƯCMC, chọn câu sai:
A. Chi định cho tất cả giai đoạn suy tim.
B. Kiểm tra creatinin và kali huyết thanh khi dùng chung với lợi tiểu kháng aldosterone.
c. Có thể dùng cho phụ nữ có thai khi bị suy tim.
D. Tác dụng phụ ho khan.

151
E. Có thể thay thuốc ƯCMC bằng ức chế thụ thể khi bệnh nhân không dung nạp được
thuốc vì ho khan.

ĐÁP ÁN
IB, 2E. 3B, 4C, 5D, 6E, 7E, 8D, 9B, 10C

152
THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI
Trương Quang Bình

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cơ chế hình thành huyết Khói khi mảng x ơ vữa động mạch bị vỡ.
2. Trình bày được cơ chế tác dụng và vị trí tác dụng trên sơ đồ đông máu của các thuốc khăng
tiểu cầu, thuốc kháng đông.
3. Trình bày được các chỉ định sử dụng thuốc aspirin, Clopidogrel, heparin không phâh đoạn,
enoxaparin, fondaparinux và thuốc kháng Vitamin K.
4. Trình bày được các tác dụng không mong muốn cùa thuốc aspirìn, Clopidogrel, heparin không
phân đoạn, enoxaparin, fondaparinux và thuốc kháng Vitamin K.

VAI TRÒ CỦA CÁC THUỐC CHỐNG khối cũng phải nhắm vào những giai đoạn khấc
HỤYẾT KHỐI TRONG ĐIỂU TRỊ nhau, tác động trên những cơ chế khác nhau.
BỆNH LÝ TIM MẠCH
Bệnh tim mạch đã trờ thành nguyên nhân C ơ CHÉ HÌNH THÀNH HUYẾT KHỐI
hàng đầu gây tử vong cho cộng đồng, trong TRONG BỆNH LÝ NỘI KHOA
đó chù yếu là bệnh tim mạch do xơ vữa động Một khi mảng xơ vữa bị vỡ, lớp dưới nội
mạch, Những biến cố của bệnh tim mạch do mạch sẽ tiếp xúc với các yếu tố gây đông máu
xơ vữa động mạch như hội chứng mạch vành ưong hệ tuần hoàn. Khi tiểu cầu tiếp xúc được
cấp, đột quị... là những tình huống bệnh với lớp dưới nội mạc thì sẽ có hiện tượng kết
chính gây tử vong và thưong tật. Song song dính, hoạt hóa và kết tập tiều cầu xảy ra. Cùng
lúc với hiện tượng hoạt hóa tiểu cầu thì các
với những biện pháp điều trị phòng ngừa các
yếu té đông máu cũng được hoạt hóa (bời các
biến cố của bệnh xơ vữa động mạch, chúng
yếu tố mô) một cách nhanh chóng. Sự hoạt
ta còn cần phải điều trị thật tốt khi những tinh hóa yếu tố đông máu có hai tấc dụng: tạo ra
huống này xảy ra. Nói đến những biến cố tim thrombin để thrombin chuyển fibrinogen
mạch đó là nói đến những tĩnh huống mà thành fibrin và tạo ra sự kích thích rất mạnh
trong đó hệ thống mạch máu của chúng ta bị cho việc kết dính vầ kết tập tiểu cầu. Một khi
tắc hẹp do huyết khối và từ đó gây thiếu máu được hoạt hóa, các tiểu cầu thay đổi hình dạng
cục bộ hoặc hòạì từ vùng mô mà hệ mạch và các thụ thề của tiểu cầu được hoạt hóa sẽ
máu đó đàm nhiệm. Để có thể phòng ngừa làm tăng kết tập tiểu cầu qua các liên kết chéo
và điều trị các tình huống tắc mạch trên, các (fibrinogen và yếu tố von willebrand) dẫn đến
loại thuốc chống huyết khối đã ra đời và sự hình thành nút chặn tiểu cầu hay cục huyết
ngày càng trờ nên quan trọng, không thể khối trắng (chỉ có tiểu cầu). Khi cấc fibrin và
thiếu trong các qui trình điều trị được. các tiểu cầu kết hợp lại vói nhau tạo thành tấm
lưới để lưới hồng cầu thì sẽ có cục huyết khối
Quá trình tạo ra huyết khối phải trải qua đỏ (cục huyết khối đỏ vì có nhiều tiểu cầu).
nhiều giai đoạn với sự tham gia của nhiều cơ Cục huyết khối này có thể sẽ (ịính ngay vị trí
chế khác nhau như giai đoạn kết tập tiểu cầu, mảng xơ vữa bị vỡ (có thể gây hẹp hoặc tắc
giai đoạn hình thành cục huyết khối, giai đoạn lòng mạch) hoặc có thể sẽ trôi theo dòng máu
tiêu sợi huyết... Vì thế, các thuốc chống huyết để gây ra hiện tượng thuyên tắc xa.

153
Từ mảng xo*vữa đến huyết khối tắc mạch

Prothrombin

F ib rin o g en

linked
Ngưng tập
tiếu cầu

Huyết khổi

Lửp đướỉ nộl mạc \ ị k

. N Tổn thiPomg nội mạc

Hình 12.1: Cơ chế hỉnh thành huyết khối và vai trò của tiểu cầu

CÁC LOẠI THUỐC CHỐNG HUYẾT huyết khối sẽ được trình bày trong một chương
KHỐI sách khác (chương Nhồi máu 'cơ tim cấp).
Qua cơ chế hình thành huyết khối như
trên chúng ta thấy là sẽ có ba loại thuốc THUÓC KHÁNG TIỄU CÀU
chống huyết khối: Các nhà khoa học đã tìm ra có ba yếu tố
• Các thuốc kháng tiểu cầu. chính tham gia vào quá trình kết dính, hoạt
hóa và kết tập tiểu cầu. Đó là cox 1, thụ
• Các thuốc kháng đông. thể P2 Y 12, thụ thể GP nb/ Ilia. Có thể tóm
• Các thuốc tiêu huyết khối. tắt cơ chế của các thuốc kháng tiểu cầu qua
Trong phạm vi bài này, chỉ có thuốc hình 12.2 dưới đây.
kháng tiểu cầu và các thuốc kháng đông sẽ
được trình bày một cách chi tiết. Thuốc tiêu

15-1
Hình 12.2: Ba cơ chế chính tác dụng của các thuốc kháng tiểu cầu

ASPIRIN Sử dụng aspĩrin trong thực hành lâm sàng


Cơ chế tác dụng Aspirin được chi định trong rất nhiều
bệnh lý tim mạch.
Aspirin là thuốc ức chế men
cyclooxygenase và do đó ức chế sự hình • Sử dụng trong bệnh lý động mạch vành.
thành cùa thromboxane A2 tiểu cầu. Vì vậy, ■ ở những bệnh nhân mắc hội chứng
aspirin có tác dụng chống hoạt hóa và kết mạch vành cấp. Bệnh nhân nong
tập tiểu cầu. Sự ức chế này không hồi phục bệnh cảnh hội chứng vành cấp dù là
cho nên tiểu cầu không thể tạo ra nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
cyclooxygenase mới được trong suốt đòi hay hội chứng vành cấp không có ST
sống (7 ngày) cùa nó. chênh lên và dù là có điều trị can
Các dạng thuốc aspirin hay được sử dụng thiệp sớm hay điều trị bảo tồn đều
phải được dùng aspirin. Aspirin phải
Có ba dạng thuốc aspirin là dạng tiêm
được dùng cà cho giai đoạn cấp và
chích, dạng viên nén và dạng bột. Dạng viên
giai đoạn theo dõi. Khuyến cáo sử
nén được sản xuất với nhiều hàm lượng
dụng aspirin trong nhồi máu cơ tim
khác nhau tùy theo mục đích sừ dụng: 75
cấp là liều đầu 162-325 mg (nhai
mg, 81 mg, 100 mg, 325mg, 500 mg. Các
nuốt), sau đó duy trì 75-162 mg/ngày.
dạng viên này có thể được sản xuất dưới
dạng tan ở ruột (enteric coated) để giảm bót * Sử dụng aspirin trong phòng ngừa
tác dụng phụ trên dạ dày. nguyên phát biến cố động mạch vành.
Chỉ sù dụng aspirin cho những bệnh
nhân có nguy cơ cao. Theo khuyên cáo

155
cùa Hội tim mạch Hoa Kỳ, chì nên sử tim: bít lỗ thông liến nhĩ bằng dụng
dụng aspirin cho những người có nguy cụ (như dù Amplatzer)...
cơ tim mạch trong 10 năm tới > 10%.
Tác dụng phụ
■ Sử dụng aspirin trong phòng ngừa
Aspirin gây kích thích dạ dày, viêm loét
thứ phát biến cố động mạch vành.
dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Các
Xem xét sử dụng aspirin cho tất cả
tác dụng phụ này giảm đi khi cho bệnh nhân
các bệnh nhân đã có biến cố mạch
dùng aspirin dạng tan ờ ruột hoặc uống
vành trước đây. ở bệnh nhân đau
thuốc sau khi ăn no. Sừ dụng aspirin nhiều
thắt ngực ổn định đã được điều trị
hơn liều chuẩn (75-300 mg/ngày) sẽ gia tăng
bằng ức chế bêta, thêm aspirin 75
gấp đôi nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa nặng.
mg/ngày làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ
Sử dụng aspirin liều càng cao thì nguy cơ
tim hoặc đột từ khoảng 34% khi so
chảy máu càng nhiều. Nhẹ hơn tác dụng phụ
với nhóm không sử dụng aspirin.
gây xuất huyết tiêu hóa là những tác dụng
Nguy cơ này giảm nhiều hơn nữa đối
phụ gây khó chịu đường tiêù hóa nhu khó
với nhóm đau thắt ngực không ổn
tiêu, buồn nôn và nôn.
định (46%), can thiệp mạch vành
(53%), nhồi máu cơ tim cũ (25%). Ngoài tác dụng phụ trên đường tiêu hóa,
aspirin còn có thể gây xuất huyết ờ não. ở
■ Sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành;
liều thông thường aspirin gây tăng nhẹ nguy
aspirin bắt đầu dùng trong vòng 48
cơ bị xuất huyết não nhưng khi dùng liều
giờ sau phẫu thuật và tiếp tục dùng
càng cao thì nguy cơ này càng tăng, khi
lâu dài, làm giậm tỷ lệ từ vong
dùng liều > 300 mg/ngày thì làm tăng nguy
khoảng 2/3.
cơ xuất huyết não 65%.
• Các chỉ định sừ dụng aspirin khác.
Tương tác thuốc
* Phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân có
• Sử dụng cùng lúc aspirin và warfarin làm
rung nhĩ. Khi warfarin bị chống chỉ
tăng nguy cơ chày máu. Trong những
định hoặc bệnh nhân không thuộc nhóm
trường họp này nên dùng aspirin liều
nguy cơ đột quỵ cao, sử dụng aspirin
thấp vì nguy cơ chảy máu sẽ tăng cao
làm giảm các biến cố khoảng 25%.
hơn nữa khi aspirin được sử dụng liều cao.
• Phòng ngừa đột quỵ ở những bệnh
nhân có hẹp động mạch não đoạn • Trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid
trong sọ. Aspirin liều cao cho thấy (NSAID), các thuốc tác động ưu thế trên
kểt quả tốt hơn warfarin. COX-1 (ibuprofen và naproxen) làm
giảm hiệu quả bảo vệ tim mạch của aspirin.
■ Điều trị cơn thoáng thiếu máu não và
nhồi máu não cũ. • Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do aspirin
sẽ gia tăng khi bệnh nhân uống rượu, sử
■ Những bệnh nhân có shunt động -
dụng corticosteroid và các thuốc kháng
tĩnh mạch, aspiriì- làm giảm việc
viêm không steroid.
hình thành huyết k'"ối.
• Aspirin làm tăng tác dụng của thuốc hạ
■ Những bệnh nh? . sau can thiệp bệnh
đường huyết uống và insulin.
tim bẩm' sinh có đặt dụng cụ trong

156
Chổng chỉ định Vì vậy, ức chế thụ thể P2Y12 không chi
• Bệnh nhân có tiền căn x u ấ huyết tiêu hóa. giúp ngăn ngừa kết tập tiểu cầu mà còn làm
cho các tiểu cầu khó dính vào nhau.
• Bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng.
Nhóm thienopyridines (gồm ticlopidine,
• Bệnh nhân chảy máu đường niệu dục. Clopidogrel và prasugrel) là những tiền chất
• Bệnh nhân di ứng, không dung nạp aspirin. được chuyển hóa thành dạng hoạt động và
• Chống chỉ định tương đối của aspirin ức chế tiểu cẩu một-cách gián tiếp bàng cách
gồm bệnh gout, khó tiêu, thiếu máu thiếu gắn kết vào thụ thể P2Y12 trong suốt đời
sắt và khả năng chảy máu chu phẫu cao. sống của tiểu cầu. Trong khi đó những loại
thuốc non-thienopyridines (cangrelor và
NHÓM ỨC CHẾ THỤ THỂ ADP ticagrelor) ức chế trực tiếp thụ thể P2Y12
nhưng không gán kết vào thụ thể P2Y12 cho
Cư chế tác dụng nên ức chế tiều cầu có hồi phục.
Khi tiểu cầu được hoạt hóa thì nó sẽ
Các loai thuốc trong nhóm ức chế thu thể
phóng thích ra ADP. Ngay sau đó ADP gắn
lên thụ thể P2Y1 và P2Y12 trên bề mặt tiểu
cầu, trong đó thụ thể P2Y12 là thụ thể trội Hiện nay, ticlopidine là thuốc kháng tiểu
hon. Hoạt hóa thụ thể P2Y1 làm cho tiểu cầu ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng
cầu thay đổi hình dạng và bất đầu hoạt hóa phụ. Trong bài này chúng ta cũng không bàn
thụ thể GP Ilb/IDa nhưng chỉ làm tiểu cầu về loại thuốc này nhiều. Hiện tại chúng ta có
kết tập thoáng qua. Trong khi đó, hoạt hóa ít nhất là bốn loại thuốc trong nhóm ức chế
thụ thể P2Y12 làm cho quá trình kích hoạt thụ thể AĐP. Đặc điểm của bốn loại này
thụ thể GP Ilb/nia được kéo dài liên tục, được trinh bày trong bàng 12.1.
dẫn đến các tiểu cầu được kết tập nhiều hon.

Bảng 12.1. Đặc điểm cùa các thuốc kháng tiểu cầu nhóm ức chế thụ thể ADP

Đặc điểm Clopidogrel Prasugrel Ticargrelor Cangrelor


(CS-747) (AZD-6140) (AR-C699931)
Phân loại Thienopyridine Cyclopentyl-triazolo- ATP analogue
pyrimidine
Đường sử dụng uống Truyền TM
Tiền chất + + Không Không
Chuyển hóa Chuyển hóa qua gan thành dạng Không chuyển hóa qua gan
hoạt động
ỨC chế tiểu Không hồi phục Không hồi Có hồi phục Có hồi phục
cầu phục
Liều lượng 300-600/ 60/10 mg 180 mg 30 pg/kg bolus,
(nạp/duy 7 5 - 150 mg 90 mg x2 /ngày 4 |ig /kg/phút
trì) trong 2-4 giờ

157
Clopidogrel Khi kết hợp các thuốc chống kết tập tiểu
Clopidogrel là một dẫn x u ầ của cầu có cơ chế tác dụng khác nhau sẽ đạt
thienopyridine. Clopidogrel có tác dụng được hiệu quả chống kết tập tiểu cầu nhiều
chống kết tập tiểu cầu qua cơ chế ức chế sự hơn, nhất là ờ những bệnh nhân có nguy cơ
gắn ADP vào thụ thể P2Y12 trên bề mặt của cao. ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao như
tiểu cầu. hội chứng mạch vành cấp thì kết họp aspirin
và Clopidogrel đem lại lợi ích lớn. Theo
Chì định
khuyến cáo cùa AHA/ACC năm 2008, ở bệnh
• Hội chứng mạch vành cấp (có can thiệp nhân nhồi máu cơ tim cấp, phải cho Clopidogrel
mạch vành hoặc không can thiệp) hoặc kết hợp với aspirin. Sau can thiệp mạch
sau mổ bắc cầu mạch vành. vành, sử dụng aspirin và Clopidogrel làm
• Đe làm giảm các biến cố của xơ vữa giàm 27% nguy cơ từ vong, nhồi máu cơ tim
động mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử và đột quỵ trong một năm theo dõi. Khi
vong do các bệnh lý mạch máu) ờ những bệnh nhân được đặt stent phủ thuốc, phải sử
bệnh nhân gần đây bị nhồi máu cơ tim, dụng aspirin và Clopidogrel ít n h ầ 1 năm.
đột quy, hoặc bệnh động mạch ngoại biên. P rasugrel
• Phòng ngừa huyết khối muộn sau đặt Stent. Prasugrel là một dẫn xuất cùa
• Các trường hợp bệnh nhân không dung thienopyridine thế hệ thứ ba, có cơ chế tác
nạp vói aspirin hoặc có hiện tượng kháng dụng giống như Clopidogrel. Prasugrel được
aspirin, có thể sử dụng Clopidogrel để chuyển hóa tại gan để thành dạng hoạt động
. tháy thế. và mạnh hơn Clopidogrel gấp 5-9 lần, hiệu
quả chống kết tập tiểu cầu mạnh hơn 600
Tác dụng p hụ mg Clopidogrel với thời gian khới phát tác
Tác dụng phụ cùa Clopidogrel là giảm dụng một giờ (sau một giờ uống đã đạt được
bạch Cầu hạt với tỷ lệ khoảng 0,2% số bệnh hiệu quả chống kết tập tiểu cầu). Hiện nay
nhân và tăng nguy cơ chảy máu nặng prasugel đang được PDA của Hoa Kỳ xem
(khoảng 1%) nhung không làm tăng nguy cơ xét đưa vào sử dụng trên lâm sàng.
xuất huyết nội sọ. Một số trường hợp hiếm
Lợi ích
là bị loét niêm mạc miệng.
Trong dân số chung, tiêu chí chính đánh
Chống chỉ định giá hiệu quà cùa nghiên cứu cho thấy
Tất cả các trường hợp đang chảy máu. prasugrel giảm các biến cố tim mạch chính
S ử dụng ừong thực hành lâm sàng so với Clopidogrel có ý nghĩa sau theo dõi
dài hạn (15 tháng), ở nhóm dùng prasugrel
Với liều tấn công 600 mg uống, đạt hiệu
cũng giảm có ý nghĩa các nguy cơ riêng biệt
quả ức chế tiểu cầu tối đa sẽ đạt được sau
như NMCT cấp, phải tái thông lập lại cấp
hai giờ. Trong trường hợp chuẩn bị mồ bắc
cứu mạch máu đích và giảm nguy cơ tắc
cầu động mạch vành, phải ngưng
stent cấp trong can thiệp động mạch vành.
Clopidogrel ít nhất năm ngày để giảm nguy
Cơ chày máu. Không cần chinh liều cùa Nguy cơ
Clopidogrel trong những trường hợp suy Bên cạnh việc giảm các biến cố liên quan
thận hoặc bệnh nhân lớn tuổi. đến thiếu máu cục bộ, prasugrel làm tăng

158
nguy cơ chảy máu so vói nhóm dùng Clopidogrel Ticagrelor
(2,4% so vói 1,3% vói p = 0,03), cả nguy cơ Ticagrelor là một thuốc uống đối kháng
chày m áu nghiêm trọng và chảy m áu đe dọa thụ thể P2Y12 làm ức chế hoạt động tiểu'
tử vong. Người ta nhận thấy có ba nhóm
cầu thông qua ADP, Không giống
bệnh nhân knông thuận lợi với prasugrel vì thienopyridine, ticagrelor không phải là một
ở ba nhóm này sẽ tăng chảy máu: (1) từng tiền chất và chính vì thế, nó không cần
có tiền sử đột quỵ hoặc thiếu m áu não chuyển hóa thành dạng hoạt động. Thêm
thoáng qua, (2) nhẹ cân (< 60 kg), và (3) lớn nữa, ticagrelor ức chế có hồi phục thụ thể
tuổi (> 75 tuổi). P2Y12 ờ 1 vị trí khác biệt vói vị trí gắn kết
So vói nhóm không có tiền sừ đột quỵ, cùa ADP và ức chế tín hiệu ADP -làm thay
nhóm bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc thiếu đổi hình dạng của thụ thể bằng cách “khóa”
m áu não thoáng qua làm tăng nguy cơ chảy thụ thể trong một trạng thái bất hoạt. Thụ
m áu nghiêm trọng nếu dùng prasugrel so với thể này sẽ hoạt động trở lại khi .có sự phân
Clopidogrel và từ đó làm tăng nguy cơ tử ly của các phân tử ticagrelor. ADP vẫn có
vong do mọi nguyên nhân. Nhóm bệnh nhân thể gắn kết ở vị trí của nó trên thụ thể
dưới 60 kg và trên 75 tuổi không thuận lọi khi P2Y12 và mức độ ức chế thụ thể phụ thuộc
sử dụng prasugrel so với Clopidogrel, tuy vào nồng độ cùa ticagrelor.
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Từ những lý luận trên, gợi ý ticagrelor
Cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ có nhiều thuận lợi hợn so với clopidogrel vì
không cẩn chuyển hóa thành dạng hoạt động
X ét về m ặt cân bằng giữa hiệu quả và an
nên không phụ thuộc vào hệ thống CYP450
toàn, prasugrel làm giảm nguy cơ tuyệt đối
cũng như tránh được các tương tác thuốc.
biến cố gộp 2,2% nhưng làm tăng nguy cơ
tuyệt đối chảy m áu nghiêm trọng không liên Cụng đã có một số nghiên cứu lâm sàng
quan đến phẫu thuật bắc cầu động m ạch về hiệu quả cùa thuốc như nghiên cứu
vành 0,6% . X ét về hiệu q uả lâm sàng cuối ONSET/OFFSET, nghiên cứu PLATO.
cùng, biến cố gộp của tử vong, nhồi m áu cơ Cuối năm 2010, Cơ quan Y khoa Châu Âu
tim , đột quy và xuất huyết nghiêm trọng vẫn đã chấp nhận ticagrelor kết hợp với aspirin
thuận lợi cho sừ dụng prasugrel so với để dự phòng cấc biến cố thiếu máu cục bộ
Clopidogrel có ý nghĩa (13,9% với trong điều trị hội chứng mạch vành cấp
Clopidogrel so với 12,2% với prasugrel với p (gồm cả nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực
= 0,04). Việc chọn lọc bệnh nhân để dùng không ổn định). Trong khi đó, trong khuyến
prasugrel là yếu to quan trọng để hạn chế cáo mói nhất của Hoa Kỳ, ticagrelor chưa
biến cố chảy máu. N hư trên đ ã nêu, được chấp nhận sử dụng trong điều trị hội
prasugrel không khuyến cáo dùng cho đối chứng mạch vành cấp cũng như- ưong can
tượng có tiền sử đột quỵ ngay cả cơn thiếu thiệp động mạch vành.
m áu não thoáng qua. Đ ồng thời, cần xem xét Cangrelor
giảm liều duy trì prasugrel ờ những người
Cangrelor là một đồng phân adenosine
lớn tuổi (> 75) và người nhẹ cân (< 60 kg).
triphosphate (ATP), tác dụng trực tiếp có hồi

159
phục thụ thể P2Y12 và không cần chuyển hóa giúp ngăn cản sự kết dính cùa tiểu cầu lên
qua gan để thành dạng hoạt động. Không thành mạch máu. Đây là nhóm thuốc chống
giống như các thuốc đối kháng thụ thể ADP kết tập tiểu cầu mạnh, bời vì nó ức chế bước
trước đây, cangrelor là một thuốc chỉ dùng sau cùng của hoạt hóa tiểu cầu và cấc liên
đường tĩnh mạch, có thòi gian tác dụng và kết chểo giữa các tiểu cầu qua cầu nối
thời gian đạt nồng độ ổn định rất nhanh. Do fibrinogen và vWF (von Willebrand factor).
thời gian bán hủy chỉ 5-6 phút, cangrelor nhanh Sử dụng nhóm thuốc này đặc biệt hiệu quả 0
chóng quay lại nồng độ trước điều trị sau nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao cần thiết
ngưng thuốc. Vì những ưu điểm về dược động can thiệp động mạch vành qua da, trong khi
học trên, người ta hy vọng cangrelor có thế đó, ờ nhóm bệnh nhân hộí chứng mạch vành
sẽ thuận lợi trong can thiệp động mạch cấp có nguy cơ thấp hoặc can thiệp động
vành, nhất là những tình huống cấp cứu, đòi mạch vành chương trình, sử dụng aspirine
hỏi đạt nhanh chóng nồng độ ức chế tiểu cầu kết hợp với Clopidogrel là đủ mà không cần
cũng như khả năng hồi phục nhanh chóng đến ức chế GP Ilb/IIIa. về nguyên tắc, ức
chức năng tiểu cầu trong trường hợp cần thiết chế tiểu cầu tối đa đạt được khi kết hợp ba
(bệnh nhân đòi hòi phẫu thuật cấp cứu hoặc có thuốc tác động vào ba vị trí khác nhau gồm
biến cố chảy máu). aspirine, Clopidogrel và ức chế GP nb/nia.
Tuy nhiên, không may mắn như Tuy nhiên, liều cao cùa cà ba nhóm thuốc
ticagrelor trong nghiên cứu PLATO với trên kết hợp với kháng đông trong can thiệp
những kết quả thuyết phục, cả hai nghiên hội chứng mạch vành cấp nguy cơ cao cần
cứu ứng dụng của cangrđor trong can thiệp được xem xét dè dặt vì làm tăng nguy cơ
động mạch vành đều không đạt được kết chảy máu.
quà mong muốn. Theo ý kiến cùa nhiều Có ba loại thuốc ức chế GP nb/nia được
chuyên gia, thất bại này phần lớn do thiết kế sử dụng là abciximab, tirofiban và eptifibatide.-
nghiên cứu không phù hợp, chính vì thế, Nhóm thuốc này chỉ có thể sừ dụng đường
cangrelor cần phải được nghiên cửu thêm. tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào động
mạch vành và thời gian sử dụng giới hạn
NHÓM THUỐC ỨC CHẾ THỤ THÊ GP tròng 24 - 48 giờ trong can thiệp mạch vành
Ilb/IIIa trong hội chứng mạch vành cấp (xem chi tiết
ứ c chế thụ thể - kháng thể GP Ilb/IHa là bàng 12.2),
ức chế con đường chung cuối cùng của quá
trình kết tập tiểu cầu, đồng thòi, nó cũng

160
Bảng 12.2: Các thuốc chổng kết tập tiểu cầu nhóm ức chế thụ thể GP Ilb/IHa

Liều (phải

Chỉ định Dưực động học ^ ° aspirin u °,qf ũ Tác;dụng phụ và


' ' và heparin thuôc chông chỉ định
kèm theo)

Abciximab Kháng thể đon 0,25 mg/kg Trong tủ lạnh Chảy máu, giảm
Can thiệp mạch vành dòng. Có ái lực bolus tĩnh T°: 2-8°C, phải tiểu cầu. Đếm số
qua da (PCI) cao với thụ thể mạch 10-60 sứ dụng bộ lọc. lượng tiểu cầu
tiểu cầu, 67% gắn phút trước trước khi cho
Đau thắt ngực không
với thụ thể, thòi PCI, sau đó thuốc, 2 4 giờ sau
ồn định cần PCI trong
gian bán hủy 10- duy t ì 0,125 bolus và 24 giờ
24 giờ
30 phút, vẫn còn pg/phút-10 trước xuất viện.
gắn vói tiểu cầu pg/phút trong
đến ngày 15. 12-24 giờ

Eptiỉibatide Heptapeptide 180 pg/kg T°: 2-8°C. có Chảy máu, giảm


l.P C I vòng. Có ái lực bolus tĩnh thể giữ ờ nhiệt tiểu cẩu.
thấp với thụ thề mạch, duy trì độ phòng trong Bệnh thận: chống
2. Hội chứng vành cấp
tiều cầu. Thời 2 pg/kg/phút hai tháng. ch! định khi
không ST chênh lên
gian bán húy 2-3 trong 72 giờ creatinine > 4 mg/dl
giờ; thanh thài (350 pmol/L).
qua thận 50%. Neu creatinine 2-
4 mg/dl (175-350
pmoI/L giảm liều:
135 |ig/kg bolus,
duy trì 0,5
pg/kg/phút

TiroBban Giống dạng Liều đầu: Giữ ở nhiệt độ Chảy máu, giảm
Hội chứng vành cấp peptide. Có ái lực 0,4pgflqyjphút phòng 25°C, tiểu cầu.
không ST chênh lên trung bình vói bong 30 bánh ánh sáng. Giảm liều nếu có
thụ thể tiểu cầu, phút, suy thận với độ
35% tự do bong thanh thải
Sau đó, 0,1
máu, thải qua creatinine
pg/kg/phút
thận (65%) và <30ml/phút.
bong 48 phút
qua phân (25%).
Chống chỉ định
khi tiểu cầu
<150000/mm3.

161
THUỐC KHẮNG ĐỔNG thuốc kháng đông chi tác dụng tại một vị trí
Sơ đồ dưới đây cho thấy con đường trong con đường đông máu nhưng cũng có
đông máu và các loại thuốc kháng đông tác những loại có tác dụng trên nhiều hơn một
dụng trên từng vị trí cụ thể để tạo ra được vị trí. Ví dụ như các heparin trọng lượng
tình trạng kháng đông. phân tử thấp có thể có tác dụng trên
thrombin và có tác dụng trên yếu tố Xa.
Theo sơ đồ trong hình 12.3, chúng ta có
rất nhiều ỉoại thuốc kháng đông. Có loại

Con đường rtộí sính:


tốn thương nội mạc

Con đường ngoại sinh:


YếutốXII ^ xYếutỐXIIa ệ., Yếu tổ VII

UFH + antithrombln Chấn thương


YỂU tổ XI ^ N Yếutốxia ™
LMWH + antlthrombln

Yếu tó IX^ ^ YếutỐlXa Yếu tổ Vila và


Yếu tố mò

YtiitÄX
UFH+artàhrombìn
LMWH+antỉthrombm
ữcchégián tiép yéu t ỉ Xa

Phtkh^Prothrom bỉnase
Xa-Vi-Ca** •" ức cM trực tiếp yếu tốXa
ĐỔIkhángvitaminK (warfarin) (Phospholpid suriaea)

(Yếu tố II) (Yíutốllề)


Prothrombin Thrombin ỨC ché trục tìếp thrombin
..4
UFH + antỉthrombin
LMWH+antìthrombin

Fforlnogan -* Fibrin

Hlnh 12.3: Sơ đồ đông máu và vị trí tác dụng cúa các thuốc kháng đông

Trong phần trình bày về các thuốc kháng íondaparinux dùng đường tiêm chích và
đông dưới đây, các thuốc kháng đông với các thuốc dùng đường uống.
các vị trí tác dụng ữêríhình 12.4 sẽ được lần Thuốc kháng đông ức chế trực tiếp
lượt trình bày theo thứ tự: thrombin (bivalirudin, hirudin, argatroban
• Heparin không phân đoạn. dùng đường tiêm chích và các thuốc
• Heparin trọng lượng phân tử thấp. dùng đường uống).

• Thuốc kháng đông ức chế yếu tố Xa (ức Thuốc kháng đông tác động qua việc
chế thrombin gián tiếp) gồm có hình thành các yếu tố đông máu: thuốc
kháng vitamin K.

162
H ình 12.4: V ị trí tác động của các loại thuốc kháng đông

HEPARIN KHÔNG PH Â N Đ O Ạ N được thay bằng heparin trọng lượng


phân tử thấp (LM W H ) và fondaparinux.
Cơ chế tác dụng
Heparin gắn với antithrombin làm tăng L iều lư ợ n g

hoạt tính của antithrombin làm ức chế yếu tố • T heo Hội Tim H oa Kỳ và Trường M ôn
Xa và yếu tố lia (hình 12.5). Tim mạch học Hoa K ỳ (A CC /A H A ):
liều tấn côn g bolus tĩnh mạch là 6 0 đơn
Chỉ định
vị/kg (tối đa 4 .000 đơn vị), liều duy trì
• Trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh truyền tĩnh mạch là 12 đơn v ị/kg/giờ (tối
lên: heparin được cho cùng với tiêu sợi đa 1.000 đơn vị/giờ), với mục tiêu aPTT
huyết hoặc can thiệp m ạch vành thì đầu. đạt trong khoảng 60 -8 0 giây.
• Trong hội chửng mạch vành cấp không • T heo H ội T im m ạch Châu Âu: liều tấn
ST chênh lên: heparin không phân đoạn côn g bolus tĩnh mạch là 60 -7 0 đơn
được sử dụng từ lâu, nhung hiện nay vị/kg, tối đa 5000 đơn vị, sau đó duy trì
heparin trọng lượng phân từ thấp, truyền tĩnh mạch 12-15 đơn vị/kg/giờ
íondaparinux và bivalirudin được ưa (tối đa 1.000 đơn vị/giờ). Chinh liều để
chuộng sù dụng nhiều hơn. đạt aPTT gấp 1,5 - 2,5 lần giá trị chứng
• Trong can thiệp mạch vành chương trình. hoặc aPTT đạt trong khoảng 50 -7 5 giây.
X ét n ghiệm aPTT máu m ỗi 6 giờ.
• T rong phòng ngừa và điều trị huyết khối
tĩnh m ạch sâu: heparin không phân đoạn

163
Á. Heparin không phân đoạn (UFH: Unfractionated heparin)

B. Heparin trọng lirọng phân tử thap (LMWH: Low-moIècular-weight heparins)

Hình 12.5: Cơ chế tác động của các thuôc ức chê thrombin

Tác dụng phụ và các lơu ý phục. Lepirudin, argatroban và bivalirudin


là những thuốc kháng đông được sử
• Giảm tiểu cầu do heparin. Giảm tiểu cầu
dụng khi có giảm tiểu cầu do heparin.
do heparin là thông qua cơ chế miễn dịch.
Nên đếm số lượng tiểu cầu vào ngày thứ
Giảm tiểu cầu do heparin xảy ra khoảng
nhất và mỗi 2-4 ngày kể từ ngày thứ 4
3%-5% số bệnh nhân đang điều trị vói
đến ngày thứ 14 của điều trị với heparin,
heparin hoặc sau điều trị heparin 5 ngày.
với mục đích để phát hiện giảm tiểu cầu
Khi nghi ngờ có giảm tiểu cầu do heparin,
do heparin. Các khuyến cáo hiện nay
phải ngưng heparin và chuyển sang sử
nhấn mạnh, không nên sử dụng heparin
dụng nhóm thuốc ức chế thrombin trực
đường tĩnh mạch quá 48 giờ.
tiếp vấ bắt đầu sử dụng kháng đông
đường uống khi số lượng tiểu cầu hồi

164
• Heparin có tác dụng hoạt hóa tiểu cầu, là điều trị hội chứng mạch vành cấp cũng như
một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trong can thiệp động mạch vành. Thuốc có
thuyên tắc cấp do tăng kết tụ tiểu cầu. trọng lượng phân từ bằng 1/3 trọng lượng
Chính vì vậy, điều trị trước can thiệp với phân tử của heparin không phân đoạn, và là
kháng tiểu cầu (aspirin kết hợp với dạng ngoại sinh (chiết xuất từ nguồn gốc
clopidogrel) là luôn luôn cần thiết nhằm bên ngoài cơ thể), có tính khả dụng sinh học
hạn chế biến cố trên. lớn hơn và thời gian bán hủy dài hơn

• Tăng nguy cơ xuất huyết do heparin ở heparin không phân đoạn. Enoxaparin là
heparin trọng lượng phân tử thấp được
những bệnh nhân: viêm nội tâm mạc
nghiên cứu nhiều nhất. Ngày nay, với những
nhiễm trùng bán cấp, rối loạn đông máu
ưu điểm về dạng sử dụng (tiêm dưới da hoặc
như bệnh hemophilia, bệnh gan và các
tiêm tĩnh mạch), về việc không cần theo dõi
tổn thương loét ờ dạ dày tá tràng hoặc
hiệu quả kháng đông, về liều dùng đơn giàn
đường niệu - dục.
theo cân nặng chia làm 2 lần/ngày cũng như
• Khi sừ dụng cùng lúc heparin và thuốc
ít tác dụng phụ trên tiểu cầu, enoxaparin đã
tiêu sợi huyết thì nguy cơ chảy máu sẽ
trở thành quen thuộc và thay thế heparin
tăng cao, đặc biệt tăng nguy cơ xuất trong điều trị hội chứng mạch vành cấp, cả
huyết não. Đe tránh xuất huyết não, trong nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
không vượt quá liều heparin khuyến cáo Không những thế, enoxaparin còn chứng tỏ
và phải theo dõi sát aPTT máu. hiệu quà cũng như độ an toàn trong can
• Một số bệnh nhân có tình trạng kháng thiệp động mạch vành qua da.
vói heparin, ở những bệnh nhân này phải
Cơ chế tác dụng
sử dụng heparin liều cao hơn và theo dõi
sát aPTT máu mỗi 4 giờ. Heparin trọng lượng phân từ thấp gắn
với antithrombin làm ức chế yếu tố Xa, cũng
• Có thể gây dị ứng,
ức chế trực tiếp một phần thrombin (yếu tố
• Khi quá liều heparin, phải ngưng truyền Ha). Tỷ lệ heparin trọng lượng phân tử thấp
heparin và dùng protamine sulfate để gắn với antithrombin và ức chế yếu tố
trung hòa. Xa:Ha thay đổi tùy theo mỗi thuốc, ví dụ với
• Phụ nữ mang thai có thể sử dụng heparin dalteparin là 2/1, với enoxaparindà 3/1.
không phân đoạn. Thuốc không qua được
Tác dụng phụ
hàng rào nhau thai, nhưng trong những
trường họp cần sử dụng heparin liều cao Tác dụng phụ gây chảy máu cùa heparin
trọng lượng phân tử thấp có thể giảm đi khi
(hơn 20.000 đơn vị/ngày trong thời gian
hơn 5 tháng) thì có thể gây ra loãng xương. cho protamine, nhưng không hồi phục hoàn
toàn (ngưng chảy máu) do vẫn còn hoạt hóa
anti-Xa.
HEPARIN TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ
THẤP (LMWH) Lựa chạn giữa heparin trọng lưọng phân
Bên cạnh heparin không phân đoạn, tử thấp hoặc heparin không phân đoạn
nhiều loại kháng đông khác ra đời với Heparin trọng lượng phân từ thấp được
những nghiên cứu ứng dụng ấn tượng, có ưa chuộng sử dụng hơn heparin không phân
thể thay thế heparin không phân đoạn trong đoạn vì các lý do rất tiện lợi, chi phí thấp ■ (

165
hơn, không cân phải theo dõi aPTT, tránh Kỳ, dalteparin được sử dụng để phòng
được n h iễm . trùng nơi tiêm truyền tĩnh ngừa biến chứng thiếu máu cục bộ trong
mạch, ít gây giảm tiểu cầu do thuốc. Tuy đau thắt ngực không ổn định và nhồi
nhiên, điểm bất lợi của Heparin trọng lượng máu cơ tim không sóng Q, và sử dụng
phân tử thấp so với heparin không phân để phòng thuyên tắc phổi ờ bệnh nhân
đoạn là không thể theo dõi mức độ kháng có huyết khối tĩnh mạch sâu. Chống chì
đông của thuốc và không có chất đối kháng. định trong những trường họp chảy máu
nặng hoặc giảm tiểu cầu, hoặc có tiền
Các loại thuốc
căn giàm tiểu cầu do heparin.
• Dalteparin. Thuốc được cho bằng cách
tiêm dưới da, không tiêm bắp. 0 Hoa

Bảng 12.3. Đ ặc điểm các thuốc ức chế thrombin (gián tiếp và trực tiếp)

Đ ặ c đ iê m H eparin H eparin T L P T T Fon d ap arin u x B ỉvalirudin

. N guồn gốc hóa Từ động vật Từ động vật Saccaride tổng Peptide tổng
học hợp hợp

Trọng lượng phân 5000-30.000 5000 1728 2180


từ (daltons)

Gắn kết thrombin Có Có Không Có

Hoạt động độc Không Không Không Có


lập antithrombin

ứ c chế tiểu cầu Không +/- +/- Có


qua trung gian
thrombin

Thời gian bán hủy 1 - 1 , 5 giờ 4 giờ 17 giờ 25 phút

Theo dõi hoạt TCK Thường không Thường không Không cần đo
động kháng đông cần, đo anti-Xa cần, đôi khi đo
khi: suy thận anti-Xa

Liên quan yếu tố 3-5% với thời < 1% với thời •Không k hôn g
4 tiểu cầu, giảm gian điều trị # 5 gian điều trị # 5
•tiểu cầu ngày ngày

Trung hòa Protamine Chi m ột phần với Không Không


sulfate protamine sulfate

Thải trừ Te bào nội mạc Thận Thận Sự phân giải


và thận protein và thận
(20%)

166
• Enoxaparin. Được sử dụng bằng cách heparin không phân đoạn. Khi cho liều 0,75
tiêm dưới da. Trong nhồi máu cơ tim mg/kg tiêm mạch, sẽ đạt được' hiệu quà
cấp ST chênh lên, enoxaparin cho thấy kháng đông tốt hơn liều 0,5 mg/kg (với
có nhiều lợi điềm hơn so với heparin nồng độ kháng yẹu tố Xa là 92% ờ liều 0,75
không phân đoạn. Trong hội chứng mạch mg/kg, và 79% ờ liều 0,5 mg/kg).
vành cấp, liều chuẩn của enoxaparin là 1
,mg/kg tiêm dưới da, mỗi 12 giờ (hai THUỐC CHỐNG YÊU T ố Xa (ức CHẾ
lần/ngày), nếu có suy thận với độ thanh THROMBIN GIÁN TIỂP)
thài creatinine dưới 30 ml/phút thì giảm
Fondaparinux
■ liều còn 1 mg/kg/24 giờ. Thuốc được
cho đến khi can thiệp mạch vành qua da, Fondaparinux là thuốc ức chế yếu tố Xa
hoặc trong giai đoạn nằm viện, thời gian chọn lọc thông qua antithrombin huyết
trung bình từ 2-8 ngày. Trong trường tương đầu tiên được chấp nhận sử dụng
hợp cần hiệu quả kháng đông nhanh, trong lâm sàng. Cơ chế tác dụng và các đặc
chúng ta sử dụng liều bolus tĩnh mạch điểm riêng cùa thuốc được trình bày sơ lược
trong bảng 12.3 và hình 12.5. Vói liều tiêm
30 mg enoxaparin, sau đó 1 mg/kg tiêm
dưới da 2,5 mg, Fondaparinux có độ khà
dưới da mỗi 12 giờ. ở những bệnh nhân
dụng sinh học 100% và khởi phát tác dụng
trên 75 tuổi, không sừ dụng liều bolus
nhanh (một nửa nồng độ đỉnh đạt sau 25
tĩnh mạch và giảm liều enoxaparin còn
phút và nồng độ đinh đạt sau 2 giờ).
0,75 mg/kg tiêm dưới da mỗi 12 giờ.
Fondaparinux có thòi gian bán hủy 17 giờ,
Sử dụng heparin trọng lượng phân tử lý tưộng cho dùng 1 lần/ngày. Fondaparinux
thấp trong hội chứng mạch vành cấp không gắn kết với protein huyết tương ngoại
Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng trừ antithrombin, điều này làm giảm thấp sự
minh tính vượt trội của enoxaparin so vói tương tác thuốc. Hơn nữa, íondaparinux
heparin không phân đoạn trong điều trị hội không liên quan đến yếu tố 4 tiểu cầu (PF4)
chứng mạch vành cấp. nên không tác động ưên tiểu cầu, khống làm
giảm tiểu cầu do phản ứng miễn dịch dị ứng.
Trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp.
Hiệu quả kháng yếu tố Xa cao hơn heparin
Một nghiên cứu gộp bao gồm hơn 49.000
ứọng lượng phân tử thấp gấp bảy lần và
bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên trong
không cần xét nghiệm để theo dõi.
12 thử nghiệm lâm sàng, nhận thấy cứ mỗi
1.000 bệnh nhân được điều trị bàng enoxaparin Nghiên cứu OASIS-5 là một nghiên cứu
thì phòng ngừa được 21 trường hợp tử vong ngẫu nhiên, mù đôi so sánh íondaparinux và
hoặc nhồi máu cơ tim tái phát. Còn trong enoxaparin trong điều trị hội chứng vành
nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, cứ cấp không ST chênh lên và kết quả là nhóm
mỗi 1.000 bệnh nhân được điều trị bằng điều trị vói íondaparinux giảm tỉ lệ tử vong
enoxaparin thì phòng ngừa được 9 trường 17% và giảm nguy cơ chảy máu nghiêm
hợp tử vong hoặc nhồi máu cơ tim tái phát. trọng đến 50% so với nhóm điều trị
enoxaparin. Chính kết quả này,
Trong can thiệp mạch vành chương
íondaparinụx đã trở thành kháng đông duy
trình. Theo nghiên cứu STEEPLE, sử dụng
nhất cài thiện sự sống còn trong hội chứng
enoxaparin tiêm mạch (liều 0,5-0,75 mg/kg)
vành cấp không ST chênh lên. Tuy nhiên, ở
hiệu quả hơn và ít gây chảy máu nặng hơn

167
những bệnh nhân có can thiệp động mạch Rivaroxaban
vành thì nhóm điều trị với íondaparinux Có nhiều thuốc ức chế trực tiếp Xa dùng
kèm theo tăng ti lệ huyết khối trong catheter đường uống đã được nghiên cứu nhưng
(1,3% so vói 0,5% ở nhóm enoxaparin vói p hiện nay mói chỉ có hai thuốc được đưa vào
< 0,001). Để khắc phục nguy cơ huyết khối dùng trong lâm sàng là rivaroxaban và
trong catheter, có thể cho thêm liều thấp
apixaban. Đặc điểm dược lý của hai thuốc
heparin trong can thiệp động mạch vành vói
này được nêu trên bảng 12.4. Cả hai thuốc
íondaparinux mà không làm tăng nguy cơ
này đều được dùng với liều cố định và
chảy máu. Từ kết quả của nghiên cứu này,
không phải theo dõi điều trị bàng xét
íondaparinux đã được khuyến cáo trong điều
nghiệm đông mấu.
trị can thiệp hội chứng vành cấp không ST
chênh lên (nhóm nguy cơ thấp và nhóm Thuốc này đã có nghiên cứu cho hai chỉ
nguy cơ trung bình - cao) với mức khuyến định dùng trên lâm sàng. Chỉ định thứ nhất
cáo I - B. Khuyên cáo sử dụng fondaparinux là chỉ định dùng trong điều trị và phòng
trong can thiệp động mạch vành cho phép ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu. VỊ trí cùa
kết hợp với heparin liều thấp để giảm thiểu rivaroxaban trong điều trị thuyên tắc huyết
nguy cơ huyết khối trong catheter. khối tĩnh mạch cấp và phòng'ngừa thứ phát
được xác định bời chương trình nghiên cứu
Nghiên cứu OASIS - 6 so sánh tính hiệu
EINSTEIN gôm ba thừ nghiệm lâm sàng:
quả và tính an toàn cùa íondaparinux và
heparin trong điều trị nhồi máu cơ tim ST EINSTEIN-DVT thực hiện trên bệnh nhân
chênh lên. Ket quả cho thấy íondaparinux huyết khối tĩnh mạch sâu cấp, EINSTEIN-
làm giảm ti lệ từ vong trong dân số chung. PE thực hiện trên bệnh nhân thuyên tắc động
Tuy nhiên, ờ nhóm được can thiệp mạch mạch phổi cấp và EINSTEIN-EXTENSION
vành cấp cứu íondaparinux không làm cải thực hiện trên bệnh nhân thuyên tắc huyết
thiện tiên lượng. Hơn nữa, nhóm điều trị với khối ứnh mạch đã được điều trị bằng thuốc
íondaparinux tăng tỉ lệ huyết khối trong chống đông uống trong 6-12 tháng (nhóm
catheter cũng như gặp các biến chứng mạch chứng của ba nghiên cứu này là những
vành nhiều hơn (hình thành huyết khối mới nhóm được dùng enoxaparin hoặc warfarin).
trong lòng động mạch vành, bóc tách động ENSTEIN-DVT cho thấy rivaroxaban có hiệu
mạch vành, hiện tượng mất dòng và vỡ quả tương đương điều trị chứng trong phòng
mạch vành). Nghiên cứu kết luận ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tái
Íonđaparinux đơn trị liệu không đủ mạnh để phát (tần suất các biến cố là 2,1% ở nhóm
điều trị và dự phòng các biến cố liên quan rivaroxaban và 3,0% ờ nhóm điều trị chứng)
đến huyết khối trong can thiệp cấp cựu nhồi và nguy cơ chày máu cũng tương đương (tần
máu cơ tim cấp ST chênh lên. Chính vì suất chày máu là 8,1% ờ cả hai nhóm). Còn
những lý do đó, íondapárinux không được theo kết quả của EINSTEIN-EXTENSION,
Ịchuyến cáo trong can thiệp nhồi máu cơ tim rivaroxaban có hiệu quả cao hơn giả dược
cấp ST chênh lên (mức khuyến cáo m - B). trong phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh
Ngoài ra, fondaparinux còn có chỉ 'định mạch tái phát (tần suầ các biến cố là 1,3% ở
trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu với nhóm rivaroxaban và 7,1% ờ nhóm giả dược,
hiệu quả có vẻ hơn khi so sánh với p < 0,001) và nguy cơ chảy máu nặng tương
enoxaparin. đương (0,7% so với 0%, p = 0,11).

168
Bảng 12.4: Đặc điểm dược lý của rivaroxaban và apixaban

Rivaroxaban Apixaban
Độ khả dụng sinh học (%) 80 60
Bán thời gian loại thải (giờ) .• 7 -1 1 > 12

Đào thải ở thận (%) 66* 25


Cách dùng Liều cố định, uống 1 lần/ngày Liều cố định, uống 2 lần/ngày

Tương tác thuốc Các thuốc ức chế mạnh Các thuốc ức chế mạnh
CYP3A4 và P-glycoprotein* CYP3A4t

Hiện tại, rivaroxanban đã được FDA Apixaban


Hoa Kỳ chấp thuận cho chỉ định phòng ngừa
Đây cũng là thuốc kháng yếu tố Xa
huyết khối tĩnh mạch sâu cho bệnh nhân phải
đường uống được nghiên cứu nhiều. So với
trải qua phẫu thuật chinh hình. Rivaroxaban
rivaroxaban, apixaban có ít dữ liệu lâm sàng
hiện đã được cấp phép lưu hành tại Việt
hom. Kết quà chưomg trình nghiên cứu
Nam cho chỉ định phòng ngừa thuyên tắc
ADVANCE (Apixaban fo r the Prevention o f
huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật thay
Thrombosis-related Events) cho thấy apixaban
khớp gối và khớp háng (viên 10 mg).
có hiệu quả phòng ngừa tiên phát thuyên tắc
Chỉ định được nghiên cứu thứ hai cùa huyết khối tĩnh mạch tưomg đương
rivaroxaban là phòng ngừa đột quị và thụyên enoxaparin trong phẫu thuật thay khớp gối.
tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ Apixaban cũng được nghiên cứu trong chỉ
không do bệnh van tim. Nghiên cứu ROCKET định phòng ngừa đột quị và thuyên tắc mạch
AF (Rivaroxaban Once Daily Oral Direct hệ thống ờ bệnh nhân rung nhĩ qua thừ
Factor Xa Inhibition Compared with Vitamin nghiệm lâm sàng AVERROES (Apixaban
K Antagonism fo r Prevention o f Stroke and Versus Acetylsalicylic Acid to Prevent
Embolism Trial in Atrial Fibrillation) là Stroke in Atrial Fibrillation Patients Who
nghiên cứu về chỉ định dùng rivaroxaban Have Failed or Are Unsuitable fo r Vitamin
cho bệnh nhân rung nhĩ. Ket quả ROCKET K Antagonist Treatment). Kết' quả
AF cho thấy tần suất các biến cố thuộc tiêu AVERROES cho thấy apixaban giảm có ý
chí đánh giá chính của hai nhóm rivaroxaban nghĩa đột quị và thuyên tắc mạch hệ thống
và warfarin không khác biệt (2,1%/năm so so với aspirin (mức giảm 55%, p < 0,001) và
với 2,4%/năm, p = 0,12). Tuy nhiên, tần suất không tăng nguy cơ chảy máu nặng.
chảy mấu trong sọ của nhóm rivaroxaban
Phòng ngừa thứ phát các biến cố thiếu
thấp hom có ý nghĩa (0,5% so với 0,7%, p =
máu cục bộ sau hội chứng mạch vành cấp là
0,02) và tần suất chảy máu gây chết cùa
một hướng nghiên cứu mới về vai trò cùa
nhóm rivaroxaban cũng thấp hom có ý nghĩa
các thuốc ức chế trực tiếp Xa. Tuy nhiên kết
(0,2% so với 0,5%, p = 0,003). quả cùa nghiên cứu APPRAISE-2 về vấn đề
này đã gây th ầ vọng. Và như vậy các loại
169
thuốc ức chế yếu tố Xa này chưa có chi định Dabigatran
trong bệnh động mạch vành. Có hai thuốc ức chế trực tiếp thrombin
dùng đường uống đã được nghiên cứu là
THUỐC ỨC CHẾ THROMBIN TRựC TIẾP ximelagatran và dabigatran, tùy nhiên chi có
Các thuốc ức chế trực tiếp thrombin dabigatran là được đưa vào dùng trong lâm
không phụ thuộc vào antithrombin trong sàng. Dabigatran có dạng bào chế là
hiệu quả chổng đông. Ngoài ra, nó không dabigatran etẹxilate. Sau khi hâp thu qua
gắn kết với protein huyết tương, không ảnh đường uống, dabigatran etexilate được chuyển
hường đến yếu tố 4 tiểu cầu và có xu hướng thành dạbigatran là dạng có hoạt tính dưới
miễn dịch thấp, chính vì thế, nguy cơ giảm tác dụng của enzym esterase trong huyết
tiểu cầu gần như không có. thanh. Dabigaữan được thải khoảng 80% ở
thận và có thời gian bán hủy là 12-17 giờ.
• Đường tiêm chích (bivalirudin, huridin,
Dabigatran có những ưu điểm so với
argatroban).
thuốc kháng vitamin K: bắt đầu tác dụng
• Đường uống (ximelagatran và dabigatran). sớm (0,5-2 giờ) sau khi uống, không tương
Bivalirudin tác với thức ăn, không chuyển hóa bời hệ
CYP450 ờ gan (do đó nguy cơ tương tác
Bivalirudin là thuốc thuộc nhóm ức chế
thuốc được giảm thiểu), dùng vói liều cố
thrombin trực tiếp được nghiên cứu nhiều
định mà không cần phải theo dõi xét nghiệm
nhất. Cơ chế tấc dụng và các đặc điểm riêng
đông máu.
của thuốc được trình bày sơ lược trong bảng
12.1 và hình 12.4. Ưu điểm vượt trội cùa Dabigatran đã được nghiên cứu trong 2
bivalirudin so với các thuốc kháng đông chi định: (1) FDA Hoa Kỹ và Cơ quan quản
khác chính là tính an toàn trong việc làm lý dược phẩm châu Âu (European Medicines
giảm nguy cơ chảy máu mà không làm tăng Agency) đã chấp thuận cho dùng dabigatran
nguy cơ các biến cố do thiếu máu cục bộ. để ngừa đột quị và thuyên tắc mạch hệ thong
Trong những khuyến cáo mới nhất của ở người rung nhĩ không do bệnh van tim. (2)
ACC/AHA (2009) và ESC (2010), Chi định thứ hai cùa dabigatran là phòng
bivalirudin được đưa vào trong điều trị can ngừa tiên phát và thứ phất thuyên tắc huyết
thiệp động mạch vành cấp cứu với mức khối tình mạch. Dabigatran etexịlate đã được
cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ cuối năm
khuyến cáo IB .'
2010 cho chì định phòng ngừa thuyên tắc
Bivalirudin được EDA của Hoa Kỳ chấp huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật chỉnh
nhận sừ dụng trong các trường hợp sau: hình thay khớp gối và khớp háng.
• Đau thắt ngực không ổn định có can
thiệp mạch vành qua da (sừ dụng cùng THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG
với aspirin). KHÁNG VITAMIN K (WARFARIN)

• Điều trị can thiệp hội chứng vành cấp Thuốc kháng vitamin K đã được tìm ra
nguy cơ từ trung bình - cao hoặc rất cao. từ hơn 60 năm và đã được dùng để điều trị
chống đông tù hơn 40 năm nay. Các thuốc
• Trong can thiệp mạch vành thì đầu. kháng vitamin K là những dẫn xuất
• Bệnh nhân có nguy cơ bị giảm tiểu cầu coumarin, gồm warfarin, acenocoumarol,
do heparin và phải can thiệp mạch vành. phenprocoumon và ethylbiscoumacetate.

170
Co' chế tác dụng hoặc do bệnh nhân không tuân tri. Các thuốc
Các thuốc kháng vitamin K ức chế làm giảm tác dụng của warfarin gồm
enzym vitamin K-epoxide-reductase và vitamin barbiturate, phenytoin (qua cơ chế làm tăng
K-reductase, qua đó ức chế sự chuyển thoái giáng, tăng chuyển hóa warfarin ờ
vitamin K dạng oxy hóa thành vitamin K gan). Các thuốc khác như allopurinol,
dạng khử. Hậu quả của sự thiếu hụt vitãmiri ámiodarone, cephalosporin, metronidazole
K dạng khử là suy giảm phản ứng carboxyl và bactrim làm tăng tác dụng kháng đông
hóa biến tiền yếu tố đông mấu (chưa có hoạt của warfarin. Trên thực tế, để duy trì INR
tính) thành yếu tố đông máu có hoạt tính. trong một khoáng đích cần thực hiện xét
Như vậy, cơ chế tác dụng của thuốc kháng nghiệm này một cách định kỳ, khoảng một
vitamin K là ức chế sự tổng hợp dạng' có lần mỗi tháng và mỗi khi có phối hợp thêm
hoạt tính của các yếu tố đông mấu phụ thuộc một thuốc có thể tương tác với thuốc kháng
vitamin K (gồm yếu tố H, vn, IX và X). vitamin K. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu
như aspirin, clopidogrel và các kháng viêm
Chỉ định dùng thuốc kháng vitamin K
non-steroid làm tăng nguy cơ chày mấu cho
Ngừa đột quị và thuyên tắc mạch hệ bệnh nhân đang dùng thuốc kháng vitamin K.
thống trong bệnh van hai lá hậu thấp, rung
Xử trí các trường hợp quá liều w arfarin
nhĩ, ngừa huyết khối van tim nhân tạo và
phòng ngừa thứ phát thuyên tắc huyết khối • Tăng INR mà không có triệu chứng chảy
tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu và máu:
thuyên tắc động mạch phổi). Những trường ■ INR < 5: ngưng warfarin hoặc giảm
họp nhồi máu C0 tim mà có kèm rung nhĩ, liều sau đó điều chỉnh lại liều thấp
có huyết khối trong buồng tim hoặc là nhồi hơn để đạt được INR = 2 -3 .
máu diện rộng gây suy tim nặng, có tiền căn ■ INR >5 và < 9 và cả trường hợp INR
thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối thì cũng >9 mà không chảy máu: ngưng
có chỉ định dùng warfarin. warfarin, INR từ 5-9 cho 1-5 mg
Theo dõi tác dụng của thuốc kháng vitamin K vitamin KI uổng; INR> 9 cho 5-10
lỊiện nay INR được xem là xét nghiệm mg vitamin KI uống. Và theo dõi sát
chuẩn để đánh giá mức độ chống đông bằng chỉ số INR.
thuốc kháng vitamin K. Vì không thể có • Tăng INR kèm chày máu: ngưng warfarin
được một giá trị INR cố định trong suốt quá và sử dụng 10 mg vitamin K truyền tĩnh
trình điều trị dài hạn, cấc hướng dẫn thực mạch chậm trong 30 phút và truyền huyết
hành thường đưa rạ một khoảng INR cần đạt tương tươi dông lạnh vói liều 15 ml/kg.
(2,5 - 3,5 đôi với người mang van tim nhân Nói chung, thuốc kháng vitamin K là thuốc
tạo cơ học và 2 - 3 ưong những trường hợp kháng đông đường uống với bề dày được sử
còn lại). Duy trì INR trong một khoảng nào dụng rất lâu đời cũng như có giá thành thấp
đó là một công việc rất khó khăn. INR có nhưng thuốc này cũng có nhiều nhược điểm
thể dao động (dù liều thuốc kháng vitamin K như: bắt đầu tác dụng chậm, cách theo dõi
không đổi) do những thay đổi của lượng điều trị phức tạp, khoảng trị liệu hẹp, tương
vitamin K trong khẩu phần ăn hoặc do thay tác với nhiều loại thức ăn và thuốc.
đổi cùa chức năng gan, do tương tác thuốc

171
KÉT LUẬN dụng, chỉ định điều trị, liều lượng, cách phối
Huyết khối tắc mạch là một tình trạng họp thuốc, theo dõi và phát hiện sớm cũng
bệnh lý rất phổ biến trong thực hành lâm như xử .trí tốt các tác dụng không mong
sàng hàng ngày và đây cũng chính là một muốn cùa thuốc là điều bắt buộc để có thể
trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
vong và thương tật cho cộng đồng. Chúng ta Khoa học ngày càng tiến bộ và trong
đã có rất nhiều loại thuốc chống huyết khối những năm gần đây, không ít các loại thuốc
để điều trị cũng như phòng ngừa những tình chống huyết khối mới hiệu quà hơn, ít tác
trạng bệnh nguy hiểm này. dụng không mong muốn hơn, dễ sử dụng
hơn được nghiên cứu vầ được đưa vào sừ
Hầu hết các loại thuốc chống huyết khối
dụng. Hình 12.6 nói lên khuynh hướng này.
•rất hiệu quả trong điều trị bệnh nhưng
những tác dụng không mong muốn của
chúng cũng trầm trọng. Hiểu rõ cơ chế tác

Hình 12.6: Sự xuất hiện của các thuốc chống huyết khối theo thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Frans Van De Werf et al. Management of


1. Ansell J, Hirsh J, Hylek E, et al. acute myocardial infarction in patients
Pharmacology and management of the presenting with ST-segment elevation, ESC
vitamin K antagonists: American College of Guidelines. European Heart Journal (2008),
Chest Physicians evidence-based clinical 29.2909-2945.
practice guidelines (S* edition). Chest 3. Hồ Huỳnh Quang Trí. Điều trị chống đông
2008;133:160S198S. bằng thuốc uống: có gì mới hiện nay?.
Chuyên đề tim mạch học. Nhà xuất bàn y
học 2011. Trang 9 - 15.

172
4. Lionel H. opie, Bernard J. Gersh, Keith A. Can thiệp động mạch vành trong thực hành
A. F, Harvey White, Jessica J. s. Opie. lâm sàng. Đặng Vạn Phước, Chầu Ngọc
Chapter 9: “ Antithrombotic Agents: Platelet Hoa, Trương Quang Bình. Xuất bản lằn thử
Inhibitors, Anticoagulants, and nhất. Nhà xuất bản Y Học 2011. Trang 77 -
Fibrinolydcs”, in Drugs For the Heart 7th 118.
edition. Editors: Lionel H. Opie; ^MD; 7;': Trần Hòa, Trương Quang Bình. Thuốc
Bernard J. Gersh, MD. Elsevier Saunders kháng đông trong can thiệp dộng mạch
2009; Page: 293-340. vành. Can thiệp động mạch vành trong thực
5. Roger Yusen, Charles Eby, and Richard hành lâm sàng. Đặng Vạrí Phước, Châu
Walgren. Disorders of Hemostasis and Ngọc Hoa, Trương Quang Bình. Xuất bản
Thrombosis. The Washington Manual of lần thứ nhất. Nhà xuất bản Y Học 2011.
Medical Therapeutics 32nd edition. Editors: Trang 5 3 -7 6 .
Cooper DH, MD; Krainik AJ, MD; Reno 8. Võ Thành Nhân, Đặng Vạn Phước. Các
Hilary EL, MD, PhD. Lippincott Williams thuốc chống huyết khối. Điều trị học nội
and Wilkins 2007; Page: 510-547. khoa. Xuất bản lằn thứ nhất. Đặng Vạn
6. Trần Hòa, Châu Ngọc Hoa Thuốc kháng Phước, Châu Ngọc Hoa. Nhà xuất bản Y
tiểu cầu trọng can thiệp động mạch vành. Học 2009. Trang 120-139.

173
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIẤ
Chọn một câu đúng

1. Thrombin là:
A. Yếu tố Xa.
B. Y ếụtốIX a.
c. Chất xúc tác để biến fibrinogen thàiih fibrin.
D. Yếu tố II.
E. Thuốc kháng đông quan trọng nhất hiện nay.

2. Huyết khối trắng:


A. Thường là huyết khối cùa hệ thống tĩnh mạch.
B. Trong thành phần huyết khối thì số lượng tiểu cầu tương đương với số lượng bạch cầu.
c. Trong thành phần huyết khối thì số lượng tiểu cầu tương đương với số lượng hồng cầu.
D. Trong thành phần huyết khối thì chỉ có tiểu cầu.
E. A và D đúng.

3. Aspirin là thuốc:
A. ứ c chế thụ thể P2 Y 12.
B. ứ c chế thụ thể GP Ilb/IIIa.
c. ứ c chế men cyclooxygenase.
D. ứ c chế men thromboxane A2.
E. Tất cả các câu trên đều sai.
4. Chỉ định dùng aspirin, chọn câu sai:
A. Điều trị cơn thoáng thiếu máu não và nhồi máu não cũ.
B. Phòng ngừa thử phát bệnh động mạch ngoại biên.
c. Những bệnh nhân có shunt động-tĩnh mạch, aspirin làm giảm việc hình thành huyết
khối.
D. Những bệnh nhân sau can thiệp bệnh tim bẩm. sinh có đặt dụng cụ trong tim: bít dò lỗ
thông liên nhĩ.
E. Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch cho bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối, háng.

5. Khi bệnh nhân được đặt stent phủ thuốc, phải sử dụng aspirin và clopidogrel ít nhất:
A. 1 năm. J
B. 2 năm. S
c . , ố tháng.
D. 3 tháng.
E. 1 thápg.

6. Tirofiban là thuốc:
A. Kháng đông đường uống với tác dụng ức chế yếu tố Xa.
B. Kháng đông đường uống với tác dụng ức chế yếu tố Ha.
c. Kháng tiểu cầu qua cơ chế ức chế thụ thể GP nb/IIIa.
D. Kháng tiểu cầu qua cơ chế ức chế thụ thể P2 Y12.

174
E. Đ a n g đ ư ợ c n g h iê n c ứ u v à c h ư a đ ư ợ c c h ấ p th u ậ n s ử d ụ n g trê n lâ m s à n g .

7. H e p a r in k h ô n g p h â n đ o ạ n :
A . L à th u ố c k h á n g đ ô n g ứ c c h ế c ả y ế u tố X a v à y ế u tố l i a , t r o n g đ ó ứ c c h ế y ế u tố l i a
n h i ề u h ơ n g ấ p 3 lầ n ứ c c h ế y ế u tố X a .
B . L à th u ố c k h á n g đ ô n g c h ì ứ c c h ế y ế u tố l ia .
c. L à th u ố c k h á n g đ ô n g ứ c c h ế c à y ế u tố X a v à y ế u tố l i a , t r o n g đ ó ứ c c h ế y ế u tố l i a
b ằ n g ứ c c h ế y ế u tố X a .
D . L à th u ố c k h á n g đ ô n g ứ c c h ế c à y ế u tố X a v à y ế u tố l ia , t r o n g đ ó ứ c c h ế y ế u tố l i a ít
h ơ n g ấ p 3 lầ n ứ c c h ế y ế u tố X a .
E . L à th u ố c k h á n g đ ô n g c h ỉ ứ c c h ế y ế u tố X a.

8. K h i s ử d ụ n g h e p a rin k h ô n g p h â n đ o ạ n :
A . P h ả i th eo dõi T Q .
B . P h ả i t h e o d õ i LNR.
c. P h ả i th e o d õ i th ờ i g ia n m á u c h à y .
D . P h ả i th eo d õ i aP T T .
E . K h ô n g c ầ n t h e o d õ i b ằ n g x é t n g h i ệ m n à o cả.

9. E n o x a p a rin :
A . L à lo ạ i h e p a rin k h ô n g p h â n đ o ạ n m ó i.
B . L à lo ạ i h e p a rin t rọ n g l ư ợ n g p h â n tử th ấ p .
c. K h i q u á liề u th ì k h ô n g c ó lo ạ i t h u ố c n à o là m g iả m đ ư ợ c tá c d ụ n g k h á n g đ ô n g c ù a nó .
D . H o à n to à n k h ô n g g â y tá c d ụ n g p h ụ g iả m t iể u c ầ u .
E . L à lo ạ i h e p a rín c h ỉ c ó c h ế p h ẩ m tiê m d ư ớ i d a .

10. N h ữ n g n h ư ợ c đ iể m c ù a th u ố c k h á n g v ita m in K , c h ọ n c â u sai:


A . B ắ t đ ầ u tá c d ụ n g c h ậ m .
B . C á c h th e o d õ i đ i ề u trị p h ứ c tạp .
c. K h o ả n g trị liệ u h ẹ p .
D . G iá th à n h q u á c a o .
E . T ư ơ n g tá c v ớ i n h iề u lo ạ i th ứ c ă n v à th u ố c ,

ĐÁP ÁN
1C , 2 D , 3 C , 4 E , 5 A , 6 C , 7 C , 8 D , 9 B , 10D

175
CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ
CHỨC NĂNG TIM MẠCH
Hoàng Văn Sỹ

MỰC TIÊU
1. K e được 12 chống c h i định tuyệt đối và 8 chống c h i định tương đoi cùa điện tâm đ ồ gắng sức.
2. K e được 3 kiểu thay đoi S T chênh xuống khi gắng sức và tiêu chuẩn bất thường cùa thay đôi
này.
3. Viết được trị số bình th u m g cùa áp lực trong các buồng tim và cức thông so huyết động kinh điên.
4. Ke được 12 c h i định siêu âm tim qua đường thực quàn.
5. K ể được 8 c h i định chụp động m ạch vành (theo AHA/ACC).

Thăm dò chức năng tìm mạch không chi tục trong khoảng thòi gian 24 tói 48 giờ còn
đánh giá về sự co bóp cơ tim qua các thăm gọi là Holter điện tâm đồ, ghi điện tâm đồ
dò về mặt hình ảnh học mà còn bao gôm ngắt quãng hay còn gọi ghi điện tâm đồ theo
thăm dò về mặt huyết động học và về mặt biến cố trong thời gian 30 tới 60 ngày và ghi
điện sinh lý tim. Trong khuôn khồ bài này, điện tâm đồ bằng cấy máy dưới da có thể
chúng tôi giới thiệu một số phương pháp theo dõi mong ba năm.
được ứng dụng.trong thăm dò các chức năng Đặc điểm triệu chứng cùa bệnh nhân sẽ
tim mạch nói trên. quyết định cách chọn kỹ thuật ghi điện tâm đồ.

CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ VÈ ĐIỆN TÂM ĐỒ TRUNG BÌNH TÍN HIỆU
ĐIỆN SINH LÝ TIM VÀ ĐIỆN THẾ THẮT MUỘN
Điện tâm đồ trung bình tín hiệu thường
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG THỜI GIAN DÀI
được xem đồng nghĩa với điện tâm đồ độ
Ghi điện tâm đồ mong thời gian dài phân giải cao. Thực chất đây là một kỹ thuật
trong khi bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình ghi điện tâm đồ độ phân giải cao, được vi
thường là phương pháp không xâm lấn hữu tính hóa để thực hiện trung bình theo thời
dụng nhất để phát hiện, thống kê, và đánh gian hoặc không gian của nhiều phức bộ
giá đặc điểm những bất thường về mặt điện QRS. Quá trinh này sẽ làm tăng tì lệ tín hiệu
học của tim, đánh giá sự liên quan giữa rối - tạp âm các điện thế cùa tim, tức làm tăng
loạn nhịp vói triệu chứng của bệnh nhân và sự phát hiện các tín hiệu điện tim mong
đánh giá ảnh hưởng của thuốc chống loạn muốn có biên độ thấp ở ngưỡng pvolt trên
nhịp tim lên rối loạn nhịp tự phát. Theo dõi điện tâm đồ bề mặt và làm giảm các tạp âm
điện tâm đồ di động bị chống chỉ định nếu từ 8-10 pvolt, chù yếu có nguồn gốc từ cơ
phương pháp này làm chậm trễ vấn đề nhập xương, xuống dưới 1 pvolt. Các tín hiệu từ
viện hay điều trị. bó His cũng như các bất thường nhò của
Có ba phương pháp ghi điện tâm đồ phức bộ nhĩ hay thất có thể được phát hiện
trong thòi gian dài là ghi điện tâm đồ liên từ điện tâm đồ trung bình tín hiệu. Tuy nhiên

176
Hình 13.1: Điện tâm đồ trung bình tín hiệu. Kết quả bình thường bên trái và bất thường bên
phải. Vùng màu sậm với mũi tên có điện thế kéo đài ở 40 ms cuối cùng là điện thế thất muộn

kỹ thuật này thường được sử dụng để phát biên độ điện thế trung bình cãn bậc hai trong
hiện điện thế thất muộn. Đây là tín hiệu có 40 ms cuối cùng của QRS < 20 |iV , thời
biên độ thấp, tần số cao ờ phần cuối của gian phần cuối cùng cùa QRS có biên độ
phức bộ QRS, kéo dài vào đoạn ST. Chúng điện thế dưới 40 pv > 38 ms.
tương ứng với phần điện tâm đồ bị phân
Chỉ định ghi điện thế thất muộn
mảnh được ghi trong buồng tim và là biểu
hiện cho vùng dẫn truyền chậm và không • Sau nhồi máu cơ tim.
đẳng hướng qua vùng chứa các bó cơ tim có • Bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ
thể còn sống xen kẽ với vùng cơ tim xơ hóa. cơ tim.
Ngày nay, điện thế thất muộn được chấp
• Sa van hai lá.
nhận như ỉà dấu ấn không xâm lấn của vùng
dẫn truyền chậm và là nguyên nhân gây loạn • Bệnh tim do tăng huyết áp.
nhịp thất nhanh với vòng vào lại. • Bệnh tim bầm sinh đã phẫu thuật.
Điện thế thất muộn được định nghĩa bởi • Rối loạn nhịp thất không có bệnh tim rõ
ba tiêu chuẩn: thời gian QRS được lọc toàn ràng như bệnh lý về kênh.
bộ, điện thế phần cuối cùng của QRS -
• Ngất.
thường 40 ms cuối cùng, và thời gian của
QRS tận cùng với biên độ dưới mức biên bộ • Chỉ định khác: thăm dò ’thải ghép tim,
chuyên biệt - thường dưới 40 pV, được xem đánh giá điều trị rối loạn nhịp tim.
là thời gian điện thế muộn (hình 13.1). Giá Ghi điện thế muộn không cần thiết trong
trị của các thông số phụ thuộc vào kiểu và trường họp bệnh tim thiếu máu cục bộ và
băng tần lọc được sử dụng 40 hay 25 Hz. nhịp nhanh thất đã được xác định hay nhằm
Với băng tần lọc 40 Hz, Hội tim mạch Châu phân loại nguy cơ xuất hiện nhịp nhanh thất
Âu và Hoa Kỳ đã định nghĩa điện thế thất ở bệnh nhân không có triệu chứng và không
muộn là thời gian QRS được lọc > 1 1 4 ms, có bệnh tim.

177
THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TRONG • Các triệu chứng hay sự kiện nghi ngờ do
BUỒNG TIM rối loạn nhịp gây ra: ngất, đột tử được
Thăm dò điện sinh lý trong buồng tim cứu sống, hồi hộp, biến chứng của rối
được thực hiện băng việc sừ dụng các ống loạn nhịp (thuyên tắc, suy tim...).
thông có nhiều điện cực đua vào trong hệ • Các bất thường trên ECG: bất thường về
thống tĩnh mạch hay động mạch tới các vị trí hình dạng sóng điện tim, bất thường về
khác nhau trong buồng tim để ghi và hoặc hoạt hóa hay về rối loạn nhịp (nhịp
kích thích các hoạt động điện tim (hình chậm, nhịp nhanh), bất thường ờ tầng
13.2). Trong thực hành, thường sử dụng nhĩ, bộ nối hay thất.
buồng tim phải hơn buồng tim trái để thăm
dò điện sinh lý tim. • Đánh giá về mặt tiên lượng: thường
đánh giá nguy cơ nhịp nhanh thất qua
Thăm dò điện sinh lý trong buồng tim
việc kích thích có chương trình để đánh
thường thực hiện ngoài các hiện tượng bệnh
giá nhịp nhanh thất hay rung thất được
lý. Do vậy phương pháp này tìm kiếm các
tạo ra.
dấu hiệu gián tiếp, hoặc kích hoạt các hiện
tượng được cho là thủ phạm gây triệu • Mục đích điều trị: đánh giá trước khi
chứng. Kỹ thuật này có giá trị lớn về chẩn điều trị chống rối loạn nhịp.
đoán và cho phép khởi phát hay cát cơn nhịp
nhanh. Phương pháp này được chi định vì
một hay nhiều lý do kết hợp:

với ống thông tại bó His và s c là điện tâm đồ ghi với ông thông ở xoang vành. A, H, vảV
tương ứng với điện đồ nhĩ, bó His và thất.

178
Chống chi định tuyệt đối bao gồm đau không triệu chúng vói bệnh đái tháo đường
thắt ngực không ổn định, nhiễm trùng huyết để lên kế hoạch gắng sức mạnh; đánh giá
hay sốc nhiễm trùng, suy tim cấp mất bù bệnh nhân cổ nhiều yếu tố nguy cơ để
không do rối loạn nhịp, rối loạn đông máu hướng dẫn điều trị giám nguy cơ; đánh
nặng, huyết khối tĩnh mạch đùi nếu tiếp cận giá bệnh nhân không triệu chứng nam >
qua đường tĩnh mạch đùi. • ' 40 tuổi và nữ > 55 tuổi người có kế hoạch
Thăm dò điện sinh lý là thù thuật an gắng sức nặng (đặc biệt ít vận động
toàn. Tì lệ từ vong gần bằng 0, biến chứng trước đây) hoặc nghề nghiệp cần đảm bào
huyết tắc hay viêm tắc tĩnh mạch 0,2%, an toàn cho cộng đồng hoặc nguy cơ cao
nhiễm trùng huyết và xuất huyết cần truyền bệnh mạch vành do các bệnh khác (bệnh
mấu 0,1%. mạch máu ngoại biên và suy thận mạn).
• ECG gắng sức ờ bệnh nhân bệnh van
ĐIỆN TÂM ĐỒ GẮNG sức tim: ECG gắng sức dùng đánh giá khả
Hai phương pháp gắng sức phổ biến là năng chức náng ở bệnh nhân bị bệnh van
chạy thảm lăn và đạp xe. Hầu hết nghiệm tim, đặc biệt sang thương hờ van.
pháp gắng sức có qui tình tăng dần từ công • ECG gắng sức trước và sau tái tươi mấu
thấp tới cao hon cho tới khi đạt tới điểm đã mạch vành.
xác định trước như nhịp tim hay công làm
• ECG gắng sức phát hiện rối loạn nhịp tim.
việc, hay khi triệu chứng, dấu hiệu xuất hiện
mà không thể gắng sức thêm nữa. Qui trinh Chống chỉ định tuyệt đối bao gồm nhồi
gắng sức bằng xe đạp hay bằng thảm lăn máu cơ tim cấp trong vòng hai ngày, đau
(qui trình Bruce) thường có thời gian từ 15- thắt ngực không ổn định nguy cơ cao, loạn
20 phút, với ba giai đoạn: khởi động với nhịp tim chưa được kiểm soát gây triệu
công thấp, gắng sức kéo dài từ 6 - 12 phút chứng và rối loạn huyết động, hẹp chủ nặng
với công tăng dần và phục hôi ít nhất ba phút. có triệu chứng, suy tim có triệu chứng chưa
Thòi gian giai đoạn gắng sức ngắn hay dài được kiểm soát, thuyên tắc hoặc nhồi máu
quá đều không phản ánh thực sự khả năng phổi cấp, viêm tim hoặc màng tim cấp, viêm
gắng sức chức năng của bệnh nhân. Độ dài nội tâm mạch còn hoạt tính, rối loạn không
của từng bước tăng công tối ưu từ 2-3 phút. do tim cấp tính mà ảnh hường tới chức năng
gắng sức hay sẽ nặng thêm bởi gắng sức
Thực tế chi định thường nhất của
(như nhiễm trùng, suy thận, cường giáp), sự
nghiệm pháp gắng sức là hỗ trợ chẩn đoán
tàn tật cơ thể mà có thể không an toàn hay
bệnh mạch vành, đánh giá khả năng về mặt
không đủ thực hiện test, không có khả năng
chức năng, và thống kê tiên lượng. Chỉ định
đạt được cam kết và bóc tách động mạch
ECG gắng sức bao gồm các nhóm sau đây:
chù cấp.
• Chẩn đoán bệnh động mạch vành tắc nghẽn.
Chống chi định tương đối bao gồm hẹp
• Đánh giá và tiên lượng bệnh nhân có thân chung động mạch vành trái, bệnh van
triệu chứng hoặc tiền sử bệnh mạch vành. tim hẹp trung bình, bất thường điện giải, tăng
• ECG gắng sức sau nhồi máu cơ tim cấp. huyết áp nặng (huyết áp > 200/100 mmHg),
• Người không triệu chứng và không biết loạn nhịp nhanh hoặc chậm, bệnh cơ tim phì
có bệnh mạch vành: đánh giá bệnh nhân đại và các dạng tắc nghẽn đường ra khác,

179
suy giảm trí tuệ hay thực thể làm mất khả Đáp ửng về mặt điện học: khi gắng sức,
năng gắng sức đầy đủ, rung nhĩ đáp,ứng thất bình thường đoạn PR, QRS và QT sẽ
chưa được kiểm soát và blốc nhĩ thất cao độ. ngắn dần khi tần số tim gia tăng, biên độ
Test gang sức thường được kết thúc khi sóng p tăng, đoạn PR ngày càng đi
đạt được tần số tim 85-90% tần số tiên xuống ở cắc chuyển đạo dưới, điểm J
•lượng theo tuổi. Nếu không đạt được tần số chênh xuống là dấu hiệu bình thường
này và bệnh nhân không có đau ngực hay cùa nghiệm pháp gắng sức, ST chênh
không có biến đồi ECG, sẽ không loại trừ xuống tối đa tại đỉnh gắng sức, trở về
được bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tần số tim bình thường giai đoạn phục hồi, chênh
tối đa giảm theo tuổi và tiên lượng bởi lõm lên < 1 mm so đường đẳng điện 80
phương trình: tần số tim tối đa = 220 - tuồi msec sau điểm J. Phần ECG nhạy cảm
(năm). Phương trình sau đây chính xác hơn nhất phản ánh thiếu máu cục bộ cơ tim
để ước lượng tần số tim ờ người lớn: tần số là đoạn ST. Biên độ ST chênh xuống so
tim theo tuổi = 208 - 0,7 X tuồi (năm). Tần với đường đẳng điện là đoạn PR được
số tim không phải là tiêu chí để quyết định tính sau điềm J 80 ms. Độ dốc và tích
ngưng test gắng sức vì thông số này thay đổi phân cùa đoạn ST giúp diễn giải kết quả
tùy theo công thức áp dụng, thuốc sử dụng tốt hơn. Thay đổi ST bất thường khi ST
và đáp ứng nhịp tim quá mức ở một số bệnh chênh xuống đi ngang hay đi 'dốc xuống
nhân. Mục tiêu chính là đạt được gắng sức > Imm với độ dốc cùa ST chênh xuống
tối đa trong 6-12 phút. Quyết định ngưng < 0,7-1 mV/s hay ST chênh xuống đi lên
nghiệm pháp gấng sức sẽ phụ thuộc vào > l,5-2mm với độ dốc > 1 mV/s ở ba
bệnh nhân, thầy thuốc và qui trình gắng sức. nhịp liên tiếp (hình 13.3). ST chênh lên
Đánh giá kết quả: > 1 mm khi gắng sức ở ba nhịp liên tiếp
• về mặt lâm sàng: đau ngực là triệu được xem là bất thường. ST chênh lên
chứng quan trọng, tồng trạng chung có khi gắng sức ở các chuyển đạo có sóng
da giảm nhiệt độ, lạnh, xuất mồ hôi và Q bất thường không chỉ điểm bệnh mạch
tím ngoại biên trong quá trình gắng sức vành lan tỏa và hiếm khi chỉ định thiếụ
chứng tỏ tưới máu mô kém do cung máu cơ tim. Bất thường này thấy sau
lượng tim không đủ và co mạch thứ phát. nhồi máu cơ tim, do cơ tim bị loạn động
hay phình vách thất, và thưởng ở nhóm
• về mặt huyết động: gắng sức kết hợp
bệnh nhân có phân suất tống máu thấp.
với tăng huyết áp tâm thu, lên tới 200
ST chênh iên khi gáng sức ở chuyển đạo
mmHg ờ người huyết áp bình thường và
không sóng Q trên bệnh nhân không có
cao hơn ở người tăng huyết áp HA, bắt
nhồi máu cơ tim ST chênh lên trước đó
đầu giảm vào đỉnh gắng sức, và giảm rất
là dấu hiệu cùa thiếu máu cơ tim xuyên
nhanh vào khoảng 15% ữong 3 phút đầu
của giai đoạn hồi phục. Huyết áp tâm thành do co thắt mạch vành, tắc hay hẹp
trương không thay đồi hoặc giảm ở rất nặng động mạch vành thường là đoạn
gần của nhánh liên thất trước hay hẹp rất
người bình thường và tăng ở người tăng
huyết áp. Bình thường tần số tim tăng nặng động mạch vành phải.
dần khi công làm việc gia tăng và đạt Sóng R: thay đổi bi ên độ sóng R liên
đến tần số tối đa. quan đến mức gắ ig sức và không

18 0
phải là dấu hiệu đặc hiệu của thiếu đã biết bệnh mạch vành thì đó cổ thể
máu cơ tim. ỉà dấu thiếu máu cơ tim.
■ Sóng u đào: thường thấy ờ các chuyển ■ Rối loạn nhịp tim: Loạn nhịp thất do
đạo trước ngực khi tần số >120/phút. gắng sức có khuynh hướng nhiều
Đây là dấu tuông đối đặc hiệu cho .bệnh hơn trong giai đoạn hồi phục do
mạch vành nhưng độ nhạy cảm thấp. noradrenalin ngoại vi tâng và trương
■ Sóng Q vách: sóng Q gia tăng biên lực phế vị cũng tăng sau khi ngừng
độ khi gắng sức ưên bệnh nhân có gắng sức. Ngoại tầm thu thắt do
ST chênh xuống thì có thể nghĩ đến gắng sức không phải là dấu hiệu cùa
dương tính già. Neu sóng Q vách thiếu máu cơ tim nếu như không
không tăng biên độ khi gắng sức cho kèm theo ST chênh xuống khi gắng
thấy khiếm khuyết tưởi máu vùng sức. Nhanh thất hay rung thất ỉầ bất
vách và thường có tổn thương nhánh thường nhưng hiếm.
liên thất trước. Bất thường bị che lấp bời thay đổi ECG
■ Sóng T đảo: ở nhóm bệnh nhân có khi gắng sức bao gồm blốc nhánh trái, phì
tần suất bệnh mạch vành thấp sóng T đại thất trái, điểu trị digitalis, máy tạo nhịp
đào ngược lúc nghỉ và trờ về bình thất, hội chứng Wolff-Parkinson-White, bất
thường khi gắng sức là dấu không có thường ST với nhịp nhanh trên thất hay rung
giá trị chẩn đoán, nhưng ở bệnh nhân nhĩ, và bất thường ST với sa van hai lá và
thiếu máu nặng.

H ình 13.3: Thay đổi đoạn ST bất thường khi gắng sức: A-ST bình thượng và chênh xuống
kiểu đi xuống, B-ST chênh xuống kiểu đi lên, và C-ST chênh xuống kiểu đi ngang.

181
Nói chung nghiệm pháp gắng sức có độ d o g iả m th ể tíc h n ộ i m ạ c h , h a y c h o á n g
an toàn cao. Trong dân số không chọn lọc, ti t ắ c n g h ẽ n d o th u y ê n t ắ c p h ổ i n ặ n g .
lệ tử vong <0,01% và tỉ lệ biến chứng khác ■ C h ẩ n đ o á n p h â n b iệ t c ơ c h ế p h ù p h ổ i
<0,05% . n h ư p h ù p h ổ i d o tim h a y k h ô n g d o tim .

■ Đ á n h g iá t ă n g á p đ ộ n g m ạ c h p h o i, n h ấ t
PHƯƠNG PHÁP XÂN LẤN THĂM DÒ tro n g trư ờ n g h ợ p tă n g á p p h ổ i n ặ n g .
HUYẾT ĐỘNG HỌC TIM
■ C h è n é p t im : t h ô n g t i m p h ả i c ó th ể
Thông tim chẩn đoán là một thù thuật đ ư ợ c d ù n g k h i c h ư a c ó s iê u â m tim
dùng đánh giá về huyết động và chức năng h o ặ c n g h i n g ờ c h è n é p t i m tá i p h á t.
tim. Thăm dò huyết đ ộngxâm lấn được thực
■ C h a n đ o á n p h â n b iệ t v i ê m m à n g n g o à i
hiện qua kỹ thuật thông tim phải và thông
tim c o th ắ t v ớ i b ệ n h c ơ tim h ạ n c h ế.
tim trái là một phần không thể thiếu trong
tim mạch học can thiệp. * C h ẩ n đ o á n c á c l u ồ n g t h ô n g t r o n g tim .

• H ỗ t r ợ t r o n g đ i ể u trị:
THÔNG TIM PHẢI ■ C á c b ệ n h n h â n t im m ạ c h c ó n g u y c ơ
Thông tim phải được thực hiện qua tĩnh c a o t r ư ớ c , t r o n g v à s a u p h ẫ u th u ậ t.
mạch cồ trong, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh ■ K iể m s o á t b ệ n h n h â n n h ồ i m á u c ơ
mạch đùi hay tĩnh mạch ờ mặt trước cánh t i m c ấ p k h i c ó b iế n c h ứ n g t ụ t h u y ế t
tay. Lựa chọn vị trí nào tùy thuộc vào nguy á p , s u y t im , n h a n h x o a n g , n h ồ i m á u
cơ và lợi ích của mỗi vị trí trên từng bệnh t h ấ t p h ả i, h o ặ c b iế n c h ứ n g c ơ h ọ c
nhân, nhưng vị trí tốt nhất là vị trí có thể đè như t h ô n g liê n t h ấ t , c h è n é p tim
cầm máu dễ dàng sau khi rút ống luồn. Thông h o ặ c h ờ v a n h ai lá cấp.
tim phải trong phòng thông tim thường được
■ S u y tim nặng: để h ư ớ ng dẫn liề u
thực hiện qua đường tĩnh mạch đùi. t h u ố c t r ợ t im , lợ i t iể u , v à đ i ề u trị d ã n
Thông tim phải có thể được thực hiện m ạ c h đ ể g i ả m h ậ u tả i.
bàng nhiều loại ống thông khác nhau nhưng ■ Đ á n h g i á tìn h t rạ n g th ể t íc h n ộ i m ạ c h :
thông dụng nhất là ống thông có bóng ờ đầu ở n h ữ n g b ệ n h n h â n m à c á c triệ u c h ứ n g
ống của Swan và Ganz. Qua ống thông lâ m s à n g m ậ p m ờ , k h ô n g tin c ậ y đ ư ợ c .
Swan-Ganz, đo áp lực trong buồng tim, độ
* H ội chứng suy hô hấp nặng ở ngư ời
bão hòa oxygen và cung lượng tim bằng
lớ n . T h ô n g tim p h ả i th ư ờ n g đ ư ợ c tiế n
phương pháp pha loãng nhiệt.
h àn h kh i c h o b ện h n h ân th ờ v ớ i áp

C hỉ định và chống chỉ định lự c d ư ơ n g th ì t h ờ r a ( P E E P ) đ ể đ á n h


g i á c u n g l ư ợ n g t im , đ á n h g i á P E E P
Quyết định thông tim phải nên dựa từng
tố t n h ấ t c h o sự p h â n p h ố i o x y g e n .
trường hợp lâm sàng cụ thể và cân nhắc
nguy cơ và lợi ích cùa thủ thuật. Chỉ định K h ô n g c ó c h ố n g c h i đ ịn h t u y ệ t đ ố i. C á c

phồ biến bao gồm: c h ố n g c h ỉ đ ịn h tư ơ n g đ ố i g ồ m :

• Hỗ trợ chẩn đoán: • R ố i l o ạ n đ ô n g m á u : I N R > 2 , t iể u c ầ u <


2 0 .0 0 0 - 5 0 . 0 0 0 / m m 3.
■ Chấn đoán phân biệt các thể choáng như
choáng úm, choáng nhiễm trùng, choáng • B l ố c n h á n h trá i: vì t h ô n g tim p h ả i c ó th ể
g â y r a b lố c n h ấ n h p h ả i, d o đ ó c ầ n p h ả i.

182
đặt máy tạo nhịp tạm thời khi thông tim Sóng áp lực ờ thất phải: thất phải co
phải ờ những bệnh nhân này. bóp trong thòi kỳ tâm thu đi sau
phức bộ QRS trên ECG. Khi thất thư
Các thông tin có đvợc khi thông tim phải
•giãn, áp lực trong buồng thất phải sẽ
• Áp lục và các dạng sóng áp lực (hình 13.4)
giảm. Trong giai đoạn đổ đầy thất
Quan sát cẩn thận dạng sóng áp lực cho
(thời kỳ tâm trương) áp lực sẽ tăng
phép đánh giá các sự kiện cơ học trong tạo ra sóng a, xảy ra sau sóng p trên
nhĩ hay thất và cho thông tin chẩn đoán ECG và ngay trước phức bộ QRS.
về tình trạng tim phổi. Áp lực tâm thu thất phải từ 15 tới 30
■ Sóng áp lực ở nhĩ phải: Sóng nhĩ mmHg, và áp lực cuối tâm trương
phải bao gồm ba sóng dương a, c, V thất phải từ 1 tới 7 mmHg.
và hai hõm X, y. Nhĩ phải co bóp tạo Sóng áp lực ở động mạch phổi: gồm
ra sóng a sau sóng p trên ECG. một thòi kỳ áp lực gia tăng sau phức
Chiều cao của sóng a phụ thuộc vào bộ QRS, tương ứng giai đoạn thất
khả năng co bóp và kháng lực đổ đầy phải co bóp. Trong giai đoạn thư giãn,
thất phải. Khi nhĩ thư giãn tạo ra van động mạch phổi đóng lại sẽ tạo
hõm X. Sóng c do sự kéo vào nhĩ cùa một khấc ờ giai đoạn áp lực giảm.
van ba lá khi bị đóng lại. Khoảng Đáy của đường áp lực đánh dấu cuối
cách a - C là đoạn PR. Sóng V xảy ra thời kỳ tâm trương. Áp lực động mạch
ớ gần cuối sóng T trên ECG đánh tâm thu phồi bình thường từ 15 tới
dấu giai đoạn đổ đầy nhĩ phải trong 30 mmHg, trong khi áp lực tâm trương
tâm thu thất. Cuối cùng hõm y đánh từ 4 tới 12 mmHg và áp lực động
dấu giai đoạn mở van ba lá và làm mạch phổi trung lành từ 9 tói 19 mmHg.
cạn nhĩ phải, ở người bình thường, Sóng áp lực mao mạch phổi: là hình
biên độ sóng a cao hơn biên độ sóng ảnh dẫn truyền đường biểu diễn áp lực
V. Áp lực nhĩ phải bình thường từ 0 cùa nhĩ trái. Hình dạng sóng tương
tới 7 mmHg. tự sóng áp lực nhĩ phải, với sóng a
tương ứng với giai đoạn nhĩ trái thu,

183
hõm X tương ứng với giai đoạn nhĩ oxy tăng vọt hơn 7% ờ nhĩ và hơn 5% ờ
trái thư giãn, sóng V là giai đoạn đổ thất phải và động mạch phổi. Bình
đầy máu nhĩ và hõm y là giai đoạn làm thường lưu lượng máu lên phổi sẽ bằng
cạn nhĩ trái. Tuy nhiên, sóng V cao lưu lượng máu hệ thống cộng với lưu
hơn sóng a và sóng c biến mất trong lượng luồng thông. Ngược lại, khi có
quá trình dẫn truyền áp lực qua mạng luồng thông phài-trái, lượng máu lên phổi
mao mạch phổi. Áp lực mao mạch phổi sẽ giảm đi phần lưu lượng của luồng
bít phản ánh áp lực cuối tâm trương thông. Ti số luồng thông là tì số lưu
th ầ trái khi không có sự tắc nghẽn giữa lượng máu lên phổi/lưu lượng máu hệ
nhĩ trái và thất trái. Áp lực mao mạch thống = Qp/Qs. Nếu tì số này < 1,5 cho
phổi trung bình từ 4 tới 12 mmHg. thấy luồng thông nhò, nếu từ 1,5 tới 2
cho thấy luồng thông trung bình và nếu
• Cung lượng tim (CO): hai phương pháp
> 2 chứng tỏ luồng thông trái phải lớn
phổ biến nhất là phương pháp Fick và
cần phải can thiệp điều trị. Neu tỉ số < 1
phương pháp pha loãng nhiệt. Tuy nhiên
cho thấy luồng thông phải - trái.
không có phương pháp nào chính xác
hoàn toàn. Cung lượng tim bình thường • Tính diện tích van: tính diện tích van
từ 4 tới 8 1/phút. động mạch chù và diện tích van hai lá
bằng công thức Gorlin.
• Một số thông số huyết động:
■ Chỉ sổ tim CI = CO/BSA (BSA: diện Biến chứng
tích da) hoặc tính theo công thức CI • Giai đoạn đặt ổng luồn: tùy thuộc đường
= 125 ml/phút/m2 da/Oĩ content với vào, cấc biến chứng có thể là đâm kim
Ũ 2 content (hàm lượng oxy) = (AO- vào động mạch, tràn khí màng phổi, đâm
2% - V 0 2%) X 1,36 Hb X 10. Bình kim vào dây thần kinh và hội chứng Homer.
thường từ 2,8 - 4,2 L/phút/m2.
• Giai đoạn đưa ống thông lên động mạch
* Thể tích mỗi nhát bóp s v = CO/HR phổi: loạn nhịp tim như ngoại tâm thu
với HR là tần số tim trong một phút. thất, nhịp nhanh thất ngắn, rung thất,
Bình thường từ 40 - 120 cm3. blốc nhánh phải hay blốc nhĩ thất hoàn
■ Kháng lực mạch phổi PVR = (PAP - toàn, ống thông bị cuốn lại trong lòng
PCWP)/CO X 80 (dynes.second.cm' mạch hay buồng tim, tổn thương van tim
5) với PAP là áp lực động mạch phổi hay thủng động mạch phối.
trung bình; PCWP là áp lực mao • Liên quan tới ống thông: huyết tắc, võ
mạch phổi trung bình. Bình thường động mạch phổi, nhiễm trùng ờ động
từ 20 - 120 dynes.sec/cm2. mạch phổi, nhiễm trùng, vỡ bóng của
■ Kháng lực mạch hệ thống SVR = (SAP ống thông Swan - Ganz.
- RAP)/CO X 80 (dynes.second.cm'
5) với SAP là huyết áp trung bình; THÔNG TIM TRÁI ĐƠN THUẦN
RAP là áp lực trung bình nhĩ phải. Thông tim trái thường được thực hiện
Bình thường từ 770-1500 dynes.sec/cm2. trong thủ thuật chụp động mạch vành cản
• Các luồng thông trong tim: luồng thông quang, hay kết hợp với thông tim phài. Thù
trái - phải được xác định khi độ bão hòa thuật này hiếm khi thực hiện đơn thuần.

184
Thông tim trái thường thực hiện ngược lực đỉnh tâm thu và cuối tâm trương thất
dòng qua đường động mạch đùi. Một ống trái bình thường từ 90 tới 140 mmHg và
thông đuôi heo (pigtail) được đưa vào thất từ 5 tới 12 mmHg, lần lượt.
trái để đo áp lực tâm thu, cuối tâm trương • Áp lực cuối tâm trương thất trái: là
thất trái, đo độ chênh áp qua van động mạch thông số quan trọng trong thông tim trái,
chủ và áp lực động mạch chù. Chụp buồng phàn ánh chức năng thất trái. Thông tim
thất trái được thực hiện ờ tư thế nghiêng phải và đo áp lực mao mạch phổi trong
phải 30 độ và nghiêng trái 60 độ để đánh giá bệnh nhân bệnh động mạch vành hầu hết
co bóp thất trái và hở van hai lá. Trong một được thay thế bời đo áp lực cuối tâm
số trường hợp cần thiết để đánh giá huyết trương thất trái. Áp lực cuối tâm trương
động tối ưu, thông tim trái được thực hiện thất trái bình thường dưới 12 mmHg.
bàng kỹ thuật tiếp cận đặc biệt xuyên vách • Áp lực động mạch chủ: dạng sóng tương
hay đâm tiực tiếp qua mòm tâm thất trái tự sóng áp lực động mạch phổi nhưng áp
dưới hướng dẫn siêu âm. lực tâm thu và tâm trương cao hơn.
Chỉ định thông tim trái đơn thuần
• Áp lực nhĩ trái trực tiếp: dạng sóng bình
thường chỉ được đặt ra khi các phương pháp
thường cũng tương tự dạng sóng nhĩ phải,
không xâm lấn không giúp quyết định chẩn
nhưng áp lực cao hơn, sóng V lớn hơn
đoán hay khi không có sự song hành giữa
sóng a.
biểu hiện lâm sàng và kết quả siêu âm tim.
Thông tim là một thủ thuật tương đối an
Đo huyết động thường quy trong thông
toàn. Từ vong liên quan tới thông tim chẩn
tim trái bao gồm tại động mạch chủ, thất
đoán từ 0,08% tới 0,75%. Biến chứng quan
trái, và một số trường hợp đo áp lực nhĩ trái
trọng không tử vong chủ yếu liên quan mạch
trực tiếp (hình 13.5).
máu ngoại biên, khoảng 5%. Nguy cơ nhồi
• Áp lực thất trái: hình dạng đường áp lực máu cơ tim từ 0,03% tới 0,06%. Rối loạn
thất trái giống thất phải, khác nhau là biên nhịp nhanh hay chậm từ 0,56% tới 1,3%,
độ tâm thu và tâm trương cao hơn. Áp Biến chứng thần kinh từ 0,03% tới 0,2%.

185
THĂM DÒ VÈ MẶT GIẢI PHẢU - trúc phía sau như nhĩ trái, tĩnh mạch phổi, van
CHỨC NĂNG TIM hai lá. Chất lượng cải thiện do khoáng cách
Ngày nay nhiều phương pháp đánh giá giữa đầu dò và cấu trúc tim giảm và không
chức năng tim về mặt hình ảnh. Từ các có phổi và xương ờ giữa. Tuy nhiên, có nguy
phương pháp không xâm lấn như siêu âm cơ biến chứng do quá trình đưa đầu dò vào
tim, xạ hình tim, chụp cắt lóp điện toán tim thực quản nhu chấn thương răng, tổn thương
hay chụp cộng hưởng từ tim, đến các hay thủng thực quản, xuất huyết, hít, di lệch
phương pháp xâm lấn nhu chụp mạch vành ống nội khí quàn hay ống thông mũi dạ dày
cản quang và chụp buồng thất hay mạch và biến chứng do an thần hay gây mê. Nói
máu càn quang. Chúng tôi giới thiệu hai chung tỉ lệ biến chứng rất thấp nếu thực hiện
phương pháp siêu âm tim và chụp mạch bời người được huấn luyện và chỉ định đúng.
vành càn quang. Siêu âm qua đường thực quàn được chỉ
định khi hlnh ảnh siêu âm qua thành ngực
SIÊU ÂM TIM VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG không đạt được chất lượng hình ảnh. Chì
Siêu âm cho thấy hình ảnh các lát cắt định siêu âm qua đường thực quản liên tục
của tim và dòng máu trên các mặt phẳng được mờ rộng.
khác nhau. Đây là phương pháp cho phép • Phát hiện nguồn gốc nghi ngờ huyết tắc.
tiếp cận nhanh giải phẫu tim, cũng như đánh
• Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Là xét
giá chức năng tim và nghiên cứu về huyết
nghiệm được chọn để đánh giá viêm nội
động học không xâm lấn. Gần nhu không có
tâm mạc nhiễm trùng nghi ngờ hay có biến
chống chỉ định và không có tác dụng phụ,
chứng do phát hiện sùi và biến chửng như
siêu âm tim trờ thành một phương tiện chìa
áp xe hay dò tốt hơn siêu âm thành ngực.
khóa trong phác đồ chẩn đoán bệnh tim mạch.
• Bệnh van tim. Đánh giá tốt các đặc điểm
Siêu âm tim qua thành ngực bệnh học van tim, nhất là đánh giá hờ
Đầu dò siêu âm qua thành ngực có tần van hai lá, cung cấp các thông tin liên
số từ 2 tới 8 MHz và được đặt vùng ngực
trước tim (hình 13.6). Đối với siêu âm qua
thành ngực, các hình ảnh siêu âm tim được
quan sát từ vị trí cạnh ức, mòm, dưới sườn
và trên ức.
Siêu âm tim qua đường thực quản
Sử dụng đầu dò có tần số từ 3,5 tới 7
MHz. Đầu dố được đặt tại thực quản hay dạ
dày và thực hiện một hệ thống các mặt cắt
chuẩn trục dài, trục ngắn, hai buồng, và bốn
buồng giống như siêu âm qua thành ngực. Từ
các mặt cắt chuẩn sẽ bổ sung thêm các mặt
Hình 13.6: Bốn vị tri đầu dò chuẩn trong siêu
cắt khác để có được các vị trí cần khảo sát.
âm qua thành ngực: cạnh ức, mỏm, dưới
Chất lượng hình ành được cài thiện so
sườn và trện ức.
với siêu âm qua thành ngực, nhất là các cấu

186
quan tói điều trị sửa hay thay van tim.
• Hỗ trợ theo dõi trong phẫu thuật tim.
Rất hữu ích chẩn đoán rối loạn van nhân
tạo, nhất là vị trí van hai lá. Chống chỉ định bao gồm:

• Phát hiện khối u trong tim. • Tuyệt đối: co thắt thục quản, hẹp thực
quản, loét thực quản, thủng thực quản,
• Bệnh tim bẩm sinh và luồng thông trong
túi thừa thực quản.
tim. Các bất thường như thông liên nhĩ,
• Tương đối: thoát vị cơ hoành lớn, viêm
phình vách nhĩ, tồn tại lỗ bầu dục, nối
tĩnh mạch phổi bất thường, nhĩ ba cột sống cổ nặng, xạ trị vùng trung thất,
buồng, bất thường Ebstein và thù thuật xuất huyết tiêu hóa trên, nuốt khó hay
sau phẫu thuật dễ dàng được nhận diện nuốt đau.
bời siêu âm thực quản, Siêu âm tim gắng sức
• Đánh giá nhĩ trái và tiểu nhĩ trái trước Siêu âm tim gắng sức dựa trên cơ sở khi
chuyển nhịp rung nhĩ (hình 13.7).• công tim tăng sẽ bộc lộ các rối loạn sinh lý
của nhiều loại bệnh tim, đặc biệt trong bệnh
mạch vành. Khi gắng sức tảng nhu cầu oxy
cơ tim cũng tăng, và nếu lưu lượng mạch
vành không đù cung cấp cho cơ tim do sang
thương hẹp lòng mạch vành 'sẽ dẫn tới thiếu
máu cục bộ cơ tim. Trên siêu âm tim gắng
sức sẽ biểu hiện bằng sự giảm cừ động thành
nội tâm mạc và giảm sự dày lên thành tim.
Bệnh nhân có thể gắng sức bằng xe đạp, thảm
lăn hay bằng thuốc như dobutamine, dipyramole,
hay adenosine tùy theo từng tình huống trên
lâm sàng. Siêu âm tim gang sức cũng sừ dụng
Hình 13.7: Huyết khối tiểu nhĩ trái các mặt cắt chuẩn cùa siêu âm tim qua thành
ngực, và đảm bào quan sát tất cả các đoạn
• Bệnh tim thiếu máu cục bộ. Quan sát cơ tim, và so sánh lúc nghi và găng sức.
đoạn gần động mạch vành và phát hiện
Siêu âm tim gắng sức với hình ảnh chức
bất thường vận động vùng.
năng cơ tim có độ nhạy và chuyên cao hơn
• Hỗ trợ thù thuật xâm lấn như xuyên vách ECG gắng sức trong phát hiện bệnh động
liên nhĩ, nong van, cắt đốt loạn nhịp và mạch vành. Giới hạn chính là không đạt
sinh thiết cơ tim. Đánh giá sau phẫu thuật được một tải đù và việc xác định nội mạc
như chèn ép tim, nhất là khu trú trên bệnh tim kém. Siêu âm tim gắng sức bằng thuốc
nhân có bệnh phoi, đang thờ máy, béo được chọn lựa cho bệnh nhân không thể
phì. Đứt dây chằng phát hiện 100% so với gắng sức như liệt, bệnh cơ xương khớp,
65% siêu âm thành ngực. Thuyên tấc phổi. bệnh phổi hay các tình trạng khác. Siêu âm
• Đánh giá bệnh động mạch chù ngực như tim gắng sức bằng dobutamine hay
bóc tách, xơ vữa và biến chứng của nó. dipyridamole có biến chứng không nặng từ
Chọn lựa để chẩn đoán và theo dõi bóc 8% tới 14%, và biến chứng nặng tù 0% tới
tách động mạch chủ. 0,5%, tùy theo nghiên cứu.

187
C hì định bình từ 2 tới 6 pm, tùy theo loại và thường
chia thành hai loại, loại gây tương phản tim
• Thường sử dụng nhất trong bệnh nhân
phải -và loại gây tương phản tim trái và cơ,
nghi ngờ hay đã biết có bệnh mạch vành
tim. Chất tương phản tim trái có vi bóng
nhằm: phát hiện bệnh động mạch vành,
kích thước từ 1 tới 5 pm, có thể đi ngang
đánh giá vùng cơ tim nguy hiểm, phân
qua giường mao mạch phổi để xuống tim
loại nguy cơ sau nhồi máu cơ tim, đánh
giá sau tái tưới máu và phất hiện sự sống trái và vi bóng có kích thước lớn hơn mao
mạch phồi sẽ không qua được tim trái trừ
còn cơ tim.
khi có sự hiện diện cùa luồng thông trong
• Phát hiện bệnh mạch vành trong những tim. Thuận lợi chính cùa siêu âm tương
nhóm đặc biệt: phụ nữ đau ngực kèm phản là làm tăng sự nhận biết lớp nội mạc
hay không kèm yếu tế nguy cơ tim và đánh giá sự tưới mấu cơ tim không xâm
mạch, sau ghép tim, bệnh nhân chờ ghép lấn trong. Hạn chế là với luồng thông trong
thận, phẫu thuật mạch máu. tim lớn, siêu âm cản âm không cho độ nhạy
• Đánh giá những thay đổi huyết động học và độ chuyên hơn so với siêu âm doppler
trong gắng sức ờ bệnh nhân bệnh van tim hay siêu âm qua đường thực quản. Thông
hay bệnh tim bẩm sinh như hẹp van động liên thất lỗ nhỏ không được phất hiện bằng
mậch chủ vôi hóa, mức độ hờ hai lá trong siêu âm tương phản do ít có luồng thông trái
u nhầy van hai lá, ấp lực động mạch phải. Có thể có nguy cơ của thủ thuật như dị
phổi trong hẹp hờ van hai lá, độ chênh ứng tác nhân tương phản, buồn nôn, nôn,
áp trong hẹp eo động mạch chủ, tắc nhức đầu, đỏ mật, choáng váng.
nghẽn đường ra trong bệnh cơ tim phì đại.
Siêu âm tim tương phản thường chỉ định
Chống chi định siêu âm tim gắng sức tùy cho phát hiện luồng thông trong tim như
thuộc vào cách thực hiện gắng sức bàng thông phải trái trong tồn tại lỗ bầu dục hay
thuốc ha'y gấng sức thể lực. Nói chung, siêu trong thông liên nhĩ, hay nhận diện tĩnh
âm tim gắng sức bị chống chỉ định trong mạch chù trên trái, nhận diện luồng đổ vào
trường hợp hội chứng mạch vành cấp trong tĩnh mạch hệ thống trong bệnh tim bẩm sinh
ba ngày, suy tim trái mất bù, tăng huyết áp phức tạp, làm tăng tín hiệu doppler như
chưa được kiểm soát (trên 220/120 mmHg), dòng hở van ba lá, tăng tín hiệu nội mạc thàt
hay tụt huyết áp (dưới 100 mmHg), cửa sổ trái nhàm giúp đánh giá thể tích tim và tính
echo kém, loạn nhịp thất nặng, bệnh cơ tim toán phân suất tống máu, hay hỗ trợ trong
tắc nghẽn, hẹp eo động mạch chù, hẹp van siêu âm tim gắng sức, hay phát hiện huyêt
động mạch chủ vôi hóa nặng, hẹp van hai lá khối buồng tim; tưới máu cơ tim như làm
với tăng áp phổi, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất tăng nhận diện vùng vận động cơ tim bất
cao độ. thường khi nghỉ hay khi làm test gắng sức.
Siêu âm tim tương phản Siêu âm ba chiều
Siêu âm tương phản sẽ làm tăng sự tạo Siêu âm tim ba chiều cho thấy cấu trúc
echo cùa dòng máu hay cùa cơ tim bằng tim trong không gian ba chiều và các cấu
việc sử dụng chất tương phàn được tiêm vào ■trúc này có thể xoay và xem ở nhiều hướng
dòng máu. Các chất tương phàn dưới dạng khác nhau. Kỹ thuật siêu âm ba chiêu phát
vi bóng có kích thước dưới 10 pm, trung triển từ kỹ thuật tái tạo hình ảnh ba chiều

188
sau khi đã ghi lại các hĩnh ảnh siêu âm tim đủ hay cần phải gây mê trong siêu ẩm thực
2D trên nhiều mặt phẳng ờ nhiều chu chuyển quản, ứng dụng chính của siêu âm buồng
tim tói kỷ thuật siêu âm 3D thời gian thực tim là theo dõi trong quá trình đóng luồng
biểu hiện trên màn ảnh bằng các mặt cắt 2D thông trong tim như đánh giá tích thước, vị
ở nhiều mặt phang cùng lúc từ chi một chu trí và các cấu trúc quanh thông liên nhĩ,
chuyển tim, và tới kỹ thuật siêu âm 3D thòi chọn vị trí đặt dụng cụ bít lỗ thông tối ưu và
gian thực biểu hiện trên màn ảnh trực tiếp đánh giá kết quả sau thù thuật và trong thủ
dạng ba chiều của một thể tích và có thể cắt thuật cắt đốt bằng sóng cao tần các rối loạn
qua bất cứ phần nào trong không gian. nhịp tim như xuyên vấch liên nhĩ, đánh giá
Vai trò lâm sàng của siêu âm ba chiều giải phẫu nhĩ trái và tĩnh mạch phổi, đặt ống
vẫn liên tục được mở rộng. Cho thấy sự liên thông cắt đốt vị trí tối ưu, phát hiện biến
quan cấu trúc tim giải phẫu chi tiết hon, đo chứng trong thủ thuật như ưàn dịch màng tim,
đạc chính xác hơn và hình ảnh 3D hữu dụng huyết khối buồng tim hay tắc tĩnh mạch phổi.
hơn 2D cho phép diễn giải nhanh giải phẫu Hạn chế chính của siêu âm trong buồng
tim. Do vậy siêu âm 3D được ứng dụng tim là giá cà và nguy cơ thù thuật xâm lấn.
trong việc phân tích khối hay thể tích tim,
Siêu âm nội mạch
đánh giá vận động vùng, sự bất đồng bộ
trong thất, đánh giá bệnh tim bẩm sinh cũng Siêu âm nội mạch sử dụng đầu dò cơ
như bệnh van tim. học hay điện từ có tẫn số cao từ 30 tới 50
MHz quan sát độ sâu từ 2 tới 3 cm với độ
Hạn chế là kỹ thuật ghi và phân tích
phân giải cao quan sát mạch máu nhỏ và màng
hình ảnh phức tạp hơn. Dễ bị nhiễu nếu
xơ vữa. Ống thông mang đầu dò được đưa
bệnh nhân cừ động hay hô hấp. cần thiết bị
vào mạch máu cần khảo sát qua một dây dẫn.
đặc biệt để đo trực tiếp khoảng cách và thể
Thường nhât là siêu âm nội mạch vành to n g
tích. Chi định lâm sàng chưa chuẩn hóa.
thủ thuật chẩn đoán và can thiệp mạch vành.
Siêu âm trong buồng tim ứ ng dụng chính của siêu âm nội mạch
Siêu âm trong buồng tim sử dụng đầu dò khi hình ảnh chụp mạch mấu chuẩn hay các
giống như ống thông và đưa vào buồng tim dữ kiện về áp lực không đủ thông tín chẩn
phải qua đường tĩnh mạch đùi. Đầu dò có đoán mức độ tổn thương cũng như thành
tẩn số từ 5 tới 10 MHz, có thể quan sát các phần mảng xơ vữa. Ngoài ra siêu âm nội
cấu trúc trong vòng 10 cm từ đẩu dò. Vị trí mạch vành cũng hướng dẫn can thiệp đặt
đẩu đò được đặt tại tĩnh mạch chủ dưới, nhĩ stent động mạch vành tối ưu.
phải và thất phải. Các mặt cắt cần khảo sát
Siêu âm doppler mô
bao gồm trục ngắn qua van động mạch chủ,
thất phải và van ba lá, thất trái và van hai lá, Doppler mô về nguyên tắc cũng giống
vách liên nhĩ, nhĩ trái và tĩnh mạch phổi. Từ doppler thông thường nhưng cơ quan đích là
mặt cắt 2D có thể tái tạo thành hình ảnh 3D. mô chứ không phải hồng cầu với đặc điểm
sóng phản xạ lớn hơn nhưng cu động chậm
Siêu âm trong buồng tim thường được
hơn (dưới 20 cm/s). Với kỹ thuật này hoặc cơ
sử dụng trong thủ thuật xâm lấn mà siêu âm
tim hay khung xơ của tím là mục tiêu khảo
thành ngực hay thực quản không cung cấp
sát. Mục tiêu cùa doppler mô là khảo sát sự
thông tin đủ hay chất lượng hình ảnh không
vận động của thành cơ tim và các chỉ số biến

189
dạng như sự thay đổi chậm về chiều dài sợi + Nhồi máu 'cơ tim không sóng Q.
cơ tim trong chu chuyển tim qua thông số + Biến chứng sau nhồi máu cơ tim:
sức căng bàng phần hăm và tốc độ căng tính 1/s. suy tim, choáng tim, loạn nhịp thát.
ứ n g dụng bao gồm: + Chụp thường quy sau khi đã dùng
• Phân tích chức năng tâm thu thất phải và thuốc tiêu huyết khối ờ bệnh nhân
trái. đã tái thông trên lâm sàng (giảm
đau nhiều và ST giảm chênh >
• Phân tích chức năng tâm trương thất trái.
50% biên độ chênh trước đó).
• Phân tích chức năng tâm thu từng vùng.
+ Cơn đau thắt ngực nhẹ sau nhồi
• Đánh giá sự không đồng bộ và tối ưu máu cơ tim.
hóa các thông số kích thích tim.
• Cơn đau thắt ngực không ổn định:
■ Chi định nhóm 1:
CHỤP M ẠCH V ÀN H C ẢN QUANG
+ Cơn đau thắt ngực không ồn định
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh học
kháng trị.
mới càng xuất hiện nhiều hơn nhưng chụp
mạch vành càn quang vẫn là tiêu chuẩn vầng + Cơn đau thắt ngực Prinzmetal.
để chẩn đoán bệnh mạch vành. ■ Chì định nhóm 2

Chỉ định + Cơn đau thắt ngực không ổn định


đã kiểm soát được bằng điều trị
Theo khuyến cáo cùa Hội Tim Mạch
nội khoa.
,Hoa Kỳ và Học Viện Tim Mạch Hoa Kỳ
(AHA/ACC) chỉ định được mọi người đồng • Cơn đau thắt ngực ổn định:
thuận được xếp vào nhóm 1 và những chỉ ■ Chì định nhóm 1:
định chua có sự dồng thuận nhưng thủ thuật + Không kiểm soát được bằng thuốc.
vẫn thường được làm dược xếp vào nhóm 2.
+ Không dung nạp thuốc.
• Nhồi máu cơ tim cấp: ■ Chỉ định nhóm 2: không có.
■ Chi định nhóm 1:
• Nghiệm pháp gắng sức bất thường:
+ Biến chứng sau nhồi máu: thiếu
■ Chì định nhóm 1:
máu cục bộ tái phát hoặc biến
+ Nghiệm pháp gắng sức dương
chứng cơ học.
tính sớm (< 6,5 METS).
+ Cơn đau thắt ngực sau nhồi máu
+ Những bệnh nhân được xếp vào
hoặc nghiệm pháp gắng sức (+)
nhóm nguy cơ cao: ST chênh
sau nhồi máu.
xuống > 2 mm ờ nhiều chuyển
+ Lâm sàng và ECG không biến
đạo hoặc kéo dài >6 phút khi
đổi sau khi dùng thuốc tiêu huyết
nghỉ, ST chênh lên ờ các chuyển
khối.
đạo không có sóng Q, huyết áp
■ Chì định nhóm 2: tụt > 10 mmHg khi gắng sức,
+ Chụp mạch vành thường quy sau một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
nhồi máu cơ tim. cùng lúc với nghiệm pháp gắng
sức cho thấy thất trái và EF giảm

190
> 10% so với trước đó hoặc có và chủ yếu là xác định xem có
nhiều vùng thiếu máu cục bộ. bệnh mạch vành tiềm ẩn đi kèm
■ Chỉ định nhóm 2: để phẫu thuật viên có thể lên
+ Nghiệm pháp gắng sức (+) p h ư o n g in m ổ tố tn h ấ tv à a n to à n ■
nhưng không có các tiêu chuẩn nhất cho bệnh nhân.
nguy cơ cao. • Tiền phẫu:
• Loạn nhịp thất: ■ Chỉ định nhóm 1:

■ Chỉ định nhóm 1: tiền sử nhanh thất + Trước khi mổ phình hoặc phình
kéo dài hoặc đột tử mà không có bóc tách động mạch chù lên.
nguyên nhân rõ ràng để xác định tình + Trước khi mồ bệnh tim bẩm sinh
trạng mạch vành. nếu bệnh nhân có triệu chứng
• Rối loạn chức năng thất trái: thiếu máu cơ tim,

■ Chỉ định nhóm 1: rối loạn chức năng + Trước khi thực hiện cuộc phẫu
thất trái không rõ nguyên nhân với thuật mạch máu lớn.
EF < 40%. ■ Chỉ định nhóm 2:
• Bệnh van tim: để đánh giá mức độ hẹp của + Các đại phẫu khác ngoài phẫu
đường thoát thất trái: hẹp van động mạch thuật mạch máu.
chủ, hẹp dưới van-động mạch chủ (bệnh
Chổng chỉ định
cơ tim phì đại gây tắc), định lượng mức
Không có các chống chỉ định tuyệt đối,
độ hở van động mạch chủ, van hai lá.
chỉ có các chống chỉ định tương đối.
* Chỉ định nhóm 1:
• Bệnh lý về đông máu:
+ Bệnh nhận có chỉ định mổ thay
■ Thuốc kháng vitamin K: phải ngưng
van có cơn đau thắt ngực hoặc
ba ngày trước khi làm thủ thuật. Nếu.
ECG bất thường. Một số trung
tâm thông tim trái và chụp mạch cần làm cấp cứu, không nên làm khi
IN R > 1,8.
vành thường quy cho mọi bệnh
nhân có chỉ định mả thay van ■ Bệnh nhân điều trị heparin phải
nếu bệnh nhân > 40 tuồi đối với ngưng điều trị trước đó hơn hai giờ.
nam và > 50 tuổi đối với nữ. ■ Tiểu cầu < 50Ọ00/mm3 làm tăng
Những bệnh nhân trẻ tuổi hơn nhưng nguy cơ xuất huyết.
có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch ■ Thể trạng bệnh nhân cũng là vấn đề
cũng có thề có chi định thông tim lưu ý. Bệnh nhân béo phì có tăng
trái trước mổ thay van tim. nguy cơ xuất huyết tại điểm đâm kim
+ Ngày nay, với sự phát triển của vào động mạch do thường phải đâm
kỹ thuật siêu âm tim, trong bệnh kim nhiều lần mói trung động mạch
lý van tim thông tim trái và chụp và khi xuất huyết tại chỗ đâm kim thì
mạch vành cản quang chỉ còn vai thường khó phát hiện vì lớp mỡ dưới
trò xác định những bát thường đã da quá dày.
được phát hiện bởi siêu âm tim

191
• Suy thận: nên hoãn thông tim trái và Giải phẫu học m ạch vành
chụp mạch vành cản quang nếu • Thân chung nhánh trái: xuất phát từ
creatinine máu đang tăng. xoang vành trái của động Tnạch chủ và
• Dị ứng thuốc cản quang. thường sẽ chia thành nhánh liên thất
trước hay xuống trước trái và nhánh mũ.
• Nhiễm trùng.
Trong một số ít trường hợp thân chung
• Các bất thường về xét nghiệm: Các tình sẽ chia thành ba nhánh bao gồm nhánh
trạng thiếu máu, rối loạn điện giải, ngộ
trung gian ở giữa hai nhánh liên thất
độc digitalis phải được điều chỉnh trước
trước và nhánh mũ. Nhánh liên thất
khi làm thủ thuật.
trước chạy trong rãnh liên thất trước và
• Suy tim mất bù. cho ra một số nhánh vách hay nhánh
• Bệnh lý động mạch ngoại biên nặng. xuyên để nuôi vách liên thất và một sổ
nhánh chéo để nuôi thành trước bên thất
• Phình động mạch chủ bụng.
trái. Nhánh liên thất trước thường tận
• Tăng huyết áp nặng không kiểm soát
cùng ờ vùng mỏm (hình 13.8).
được: Đe đảm bảo an toàn nên kiểm soát
• Động mạch mũ chạy trong rãnh nhĩ thất
huyết áp tốt trước khi tiến hành thủ
trái và cho một số nhánh bờ nuôi thành
thuật. Xuất huyết nặng có thể xảy ra ở
bên thất trái. Một số cơ sở gọi nhánh bờ
chỗ đâm kim nếu bệnh nhân tăng huyết
đầu tiên là nhánh bên cao và các nhánh
áp nhiều, nhất là khi trị số huyết áp lớn
kế tiếp là nhánh bên hay bên sau tùy
hơn 180/100 mmHg.
theo vùng phân bố. ở những bệnh nhân
Phân tích hình ảnh mà nhánh mũ chiếm ưu thế nó sẽ tiếp tục
Chụp mạch vành thường được thực hiện vòng ra rãnh nhĩ thất sau và cho nhánh
qua đường động mạch đùi (động mạch đùi xuống sau (hình 13.9).
chung) và qua đường động mạch quay. Một • Động mạch vành phải xuất phát từ
số hiếm trường họp qua đường động mạch xoang vành phâi của động mạch chủ và
cánh tay hay dường động mạch nách. chạy dọc theo rãnh nhĩ thất cho ra các
Riêng đối với đường động mạch quay nhánh nhĩ (nuôi nhĩ phải) và nhánh bờ
phải làm nghiệm pháp Alien trước để chắc phải nuôi thất phải. Nhánh đầu tiên xuất
chắn ỉà động mạch trụ không bị hẹp hay tắc phát từ động mạch vành phải là nhánh
trước khi thông tim qua đường quay. chóp nuôi buồng thoát -thất phải, 50%
Thường dùng ống thông Judkins hay các trường hợp nhánh này c ó 'lỗ xuất
Amplatz để chụp chọn lọc động mạch vành phát riêng ở xoang vành phải. Động
trái và động mạch vành phải. Thuốc cản mạch vành phải cho nhánh nuôi nút
quang được bơm qua ống thông vào động xoang trong 60% các trường họp (40%
mạch vành và hình ảnh động mạch vành sẽ các trường họp còn lại nhánh xoang xuất
được quan sát trực tiếp trên màn huỳnh phát từ nhánh nhĩ của động mạch mũ).
quang tăng sáng. Phải chụp mạch vành ở Trong trường họp động mạch vành phải
nhiều hướng để tránh hiện tượng chồng ảnh chiếm ưu thế, nó sẽ phân ra nhánh
và rút ngắn chiều dài của đoạn mạch. xuống sau ở đoạn xa (hình 13.10).

192
/

ưu thế, 8% trường hợp động mạch mũ


chiếm ưu thế và 7% các trường hợp là
cân bằng: động mạch vành phải tận cùng
bằng nhánh xuống sau còn động mạch
mũ sẽ cho nhánh sau nuôi thành sau thất
■ trái. Nhánh xuống sau chạy trong rãnh
liên thất sau, cho ra những nhánh vách
nuôi phần dưới vách liên thất. Sau khi
cho ra nhánh xuống sau, động mạch
vành phải tiếp tục chạy trong rãnh nhĩ
thất và có tên gọi là đoạn sau bên, cho ra
mạch liên thất trước. một số nhánh sau thất trái. Từ đoạn sau
bên này động mạch vành phải sẽ cho ra
nhánh nhĩ thất nuôi nút nhĩ thất trong
90% c,ác trường họp.
• Các bất thường bẩm sinh của mạch vành:
■ Bất thường thường gặp nhất là
không có thân chung nhánh trái:
LAD và Cx có hai lỗ xuất phát riêng
(0,47% các trường họp).
■ Bất thường thường gặp thứ hai là
động mạch vành mũ xuất phạt từ
xoang vành phải (0,45%).
■ Kế đó là dộng mạch vành phải xuất
phát từ động mạch chủ lên, bên trên
xoang valsalva (0,18%)
■ Một số bất thường thường gặp khác:
động mạch vành phải xuất phát từ
xoang vành trái, lỗ xuất phát nằm
trước và cao hom thân chung nhánh
trái (0,13%).
■ Cầu cơ: tuy không phải là một bất
thường bẩm sinh, thực sự, các thủ
thuật viên cần phải biết dị tật này.
H ình 13.10: Hệ động mạch vành phải ừong
Biểu hiện lá lòng mạch nhò lại trong
trường hợp ưu thế phải.
thì tâm thu thường là ở LAD đoạn
giữa nhưng cũng có thể xảy ra ở
• Thuật ngữ ưu thế chỉ động mạch vành
nhánh chéo, nhánh bờ, đoạn xa động
nào cho ra nhánh xuống sau và nhánh
mạch vành phải.
nuôi thành sau thất trái. Trong 85% các
trường hợp động mạch vành phải chiếm

193
Biến chửng 3. Peterson KL. Cardiac Catheterization and
B iế n c h ứ n g c h ín h k h ô n g th ư ờ n g gặp ,
Angiography. Trong Cardiac Intensive Care.
Brown DL (Ed). WB Saunders Company
d ư ớ i 1% b a o g ồ m t ừ v o n g , n h ồ i m á u c ơ tim ,
1998. Trang 665-682.
v à đ ộ t q u ỵ . B iế n c h ứ n g p h ụ c ũ n g ít gặp,
4. Cho L. Right Heart Catheterization. Trong
d ư ớ i 2 % b a o g ồ m th u y ê n tắc k h í, lo ạ n n h ịp Manual of Cardiovascular Medicine. Marso
tim , th u y ê n tắc c h o le s te ro l, đ a u th ầ n k in h , SP, Griffin BP, Topol EJ (Ed). Lippincott
n h iễ m to a n a c id la c tic ở b ệ n h n h â n đ á i th áo Williams & Wilkins 2000. Trang 653-665.
đường sử d ụ n g m e tfo rm in . B iế n chứng 5. Davidson CJ, Bonow . RO. Cardiac
m ạch m áu tại c h ỗ là 0 ,2 4 % - 0 ,l% , n h ư tụ Catheterization. Trong Heart Disease, A
m á u n ơ i đ â m k im , tụ m á u sa u p h ú c m ạ c , d ò Textbook Of Cardiovascular Medicine. 8th
đ ộ n g tĩn h m ạ c h , p h ìn h m ạc h g iả, tắ c m ạch Edition. Braunwald E, Zipes DP, Libby p
h u y ế t k h ố i. B iế n c h ứ n g r ố i lo ạn n h ịp n h ư rối (Ed). W.B. Saunders Company 2007. Trang
439-462.
lo ạ n n h ịp tim v à rố i lo ạn d ẫn tru y ề n c ó thể
6. Bhatt DL. Left Heart Catheterization. Trong
x ả y ra tro n g q u á trìn h th ù th u ậ t, k h o ả n g
Manual of Cardiovascular Medicine. Marso
0 . 3 8 . . P h ả n ử n g th u ố c c ả n q u a n g 0 ,3 7 % và
SP, Griffin BP, Topol EJ (Ed). Lippincott
với th u ố c tê tại ch ỗ . Williams & Wilkins 2000. Trang 700-721.
7. Otto CM. Textbook of clinical
K É T LUẬN echocardiography. 3rd Edition. Elsevier
R ấ t n h iề u k ỹ th u ậ t p h á t triể n đ ể th ă m d ò Sauders 2004.
c h ứ c n ă n g tim m ạc h . L ự a c h ọ n k ỹ th u ậ t n à o 8. Miller JM, Zipes DP. Diagnosis of cardiac
tù y th u ộ c v à o từ n g b ệ n h c ụ th ề. N ó i c h u n g
arrhythmias. Trong Heart Disease, A
Textbook Of Cardiovascular Medicine. 8th
c á c p h ư ơ n g p h á p x â m lấn đ ư ợ c c h ỉ đ ịn h khi
Edition. Braunwald E, Zipes DP, Libby p
c ác k ỹ th u ậ t k h ô n g x â m lấn k h ô n g c u n g c ấ p
(Ed). W.B. Saunders Company 2007. Trang
đ ủ th ô n g tin h a y b ị c h ố n g c h ỉ địn h .
763-777.
9. Chaitman BR. Exercise stress testing. Trong
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O Heart Disease, A Textbook Of
1. Pepine CJ (Ed). Diagnostic and Therapeutic Cardiovascular Medicine. 8th Edition.
Cardiac Catheterization. 3rd Edition. Braunwald E, Zipes DP, Libby p (Ed). W.B.
Williams & Wilkins 1997. Section 3,4 trang Saunders Company 2007. Trang 195-220.
75-516 10. Popma JJ. Coronary arteriography and
2. Baim DS, Grossman w. Diagnostic Cardiac intravascular imaging. Trong Heart Disease,
Catheterization and Angiography. Trong A Textbook Of Cardiovascular Medicine. 8th
Harrison’s Principles of Internal Edition. Braunwald E, Zipes DP, Libby p
Medicine. 14th Edition. Fauci, Braunwald, (Ed). W.B. Saunders Company 2007. Trang
Isselbacher, , Wilson, Martin, Kasper, 465-501.
Hauser, Longo (Ed). McGraw-Hill 1998.
Trang 1247-1252.

194
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Chi định thông tim phải:


A. Nhồi máu cơ tim cũ, suy tim trái nặng, chèn ép tim cấp khi chưa có siêu âm tim.
B. Chẩn đoán phân biệt các thể choáng.
c. Chẩn đoán phân biệt viêm màng tim co thắt với bệnh cơ tim hạn chế.
D. B, c đúng.
E. Tất cà đều đúng.

2. Các biến chứng có thể gặp khi thông tim phải:


A. Thuyên tắc phổi.
B. Thuyên tắc não.
c. Thủng động mạch chù.
D. A, B đúng.
E. T ất cả đều đúng.

3. Áp lực mao-mạch phổi không phản ảnh đúng áp lực đổ đầy thất trái trong:
A. H ẹp van hai lá.
B. H ờ van hai lá.
c. H ờ van động mạch chù cấp.
D. Suy hô hấp nặng phải thờ m áy với trị số PEEP cao.
E. Tất cả đều đúng.

4. C ung lượng tim bình thường bằng:


A. 2 —4 L/phút.
B. 3 - 5 Ưphút.
c. 3 - 6 L/phút.
D. 4 - 6 L/phút.
E. 4 - 8 L/phút.
5. G iới hạn trên của kháng lực mạch phổi ờ người bình thường là:
A. 100 dynes.sec/cm 2.
B. 120 dynes.sec/cm 2.
c . 140 dynes.sec/cm 2.
D. 160 dynes.sec/cm 2.
E. 180 dynes.sec/cm 2.

6. Luồng thông phải-trái được xem là lớn khi ti số luồng thông Qp/Qs:
A. 1,5.
B. 2.
c. 2,5.
D. 3.
E. >3,5.

195
7. Chỉ số tim bình thường bằng:
A. 1,8 - 2,2 L/phúƯm3.
B. 2,2 - 2,8 L/phúƯm2.
c. 2,8 - 4,2 L/phúƯm2.
D. 3 ,2 -4 ,8 L/phúưm2.
E. 4,2 - 5,2 L/phút/m2.
8. Chì định nhóm 1 của chụp mạch vành cản quang trong nhồi máu cơ tim cấp là:
A. Biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
B. Cơn đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim.
c. Nghiệm pháp gắng sức sau nhồi máu cơ tim (+).
D. Lâm sàng và ECG không biến đồi sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối.
E. Tất cả đều đúng.
9. Chi định nhóm 1 của chụp mạch vành cản quang trong cơn đau thắt ngực không ổn định là:
A. Cơn đau thắt ngực không ổn định kháng trị.
B. Cơn đau thắt ngực prinzmetal.
c.
Cơn đau thắt ngực nhẹ sau nhồi máu cơ tim.
D. A, B đúng.
E. Tất cả đều đúng.
10. Chống chi định tương đối cùa thông tim trái và chụp mạch vành càn quang:
A. INR>1,8.
B. Tiểu cầu < 50.000/mm3.
c. Creatinine máu đang tăng.
D. Tiền sử dị ứng thuốc cản quang.
E. Tất cả đều đúng.
11. Chống chi định tương đối của thông tim trái và chụp mạch vành cản quang:
A. Bệnh nhân đang có tình trạng nhiễm trùng.
B. Bệnh nhân suy tim chưa điều trị ổn định.
c. Phình động mạch chủ nếu tính làm thủ thuật qua đường động mạch đùi.
D. Huyết áp > 180/100 mmHg.
E. Tất cả đều đúng.
12. Thay đổi ST bất thường khi làm nghiệm pháp gắng sức:
A. ST chênh xuống đi lên > l,5-2mm với thời gian 0,08 giây sau điểm J với độ dốc > 1
mV/s.
B. ST chênh xuống đi > lmm, với thời gian > 0,08 giây sau điểm J với độ dốc của ST
chênh xuống < 0,7-1 mV/s ờ ba nhịp liên tiếp.
c.ST chênh xuống đi dốc xuống > lmm, với thời gian > 0,08 giây sau điểm J với độ dốc
cùa ST chênh xuống < 0,7-1 mV/s ờ ba nhịp liên tiếp.
D. ST chênh xuống muộn ờ mức gắng sức cao, và trở về bình thường muộn sau khi
ngưng gắng sức trong giai đoạn hồi phục.
196
E. Tất cả đều đúng.

13. Chống chỉ định tuyệt đối siêu âm qua đường thực quan bao gồm, ngoại trừ:*
A. Co thắt thực quản.
B. Xuất huyết tiêu hóa trên ổn định. .
c. Hẹp thực quản.
D. Túi thừa thực quản.
E. Loét thực quản.

ĐÁP ÁN
1D, 2A, 3E, 4E, 5B, 6B, 7C, 8E, 9D, 10E, U E , 12E, 13B

197
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
Trần Kiều Miên

MỤC TIÊU
]. K ể các yếu tô nguy c ơ gây xu ấ t huyết tái p h á t và tử vong.
2. Trình bày thang điểm 1 và 2.
3. X ứ tr í hồi sức nội khoa bồi p h ụ thề dịch khối lượng tuần hoàn trong xuất huyết tiêu hóa.
4. N êu các tiêu chuẩn chần đoán xu ẩ t huyết tiêu hóa (Forrest).
5. X ử tr í xu ấ t huyết tiêu hóa sau cầm m áu do loét dạ d ày tá tràng.

ĐẠI CƯƠNG XHTH khoảng 80% là XHTH trên, còn


Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một biến lại 15%-20% là XHTH dưới. XHTH ảnh
chứng biểu hiện của nhiều hội chứng mang hưởng đến tính mạng người bệnh thường do
tính chất cấp cứu liên quan tới nhiều chuyên hai nhóm bệnh là viêm loét dạ dày tá tràng
khoa đặc biệt là nội và ngoại khoa, vì vậy ăn vào động mạch và tăng áp tĩnh mạch cửa
cần chẩn đoán đúng nguyên nhân chày máu (có kèm suy gan hoặc không suy tế bào gan)
càng sớm càng tốt. Hồi sức nội khoa là bước làm dãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
điều trị quan trọng đầu tiên.
Phuơng pháp chẩn đoán tương đổi an PH Â N LO Ạ I M Ứ C Đ ộ XUẤT H U Y ẾT
toàn hiện nay được áp dụng là nội soi cấp T IÊ U H Ó A
cứu đường tiêu hóa trước 24 giờ kể từ lúc Ý nghĩa là xác định mức độ mất máu
bắt đầu có biểu hiện XHTH vì không làm cấp.
chảy máu nặng hon, phần lớn tìm được
nguyên nhân chảy máu chính xác để đưa ra Độ 1 (chảy máu mức độ nhẹ)
phương pháp điều trị thích hợp và có thể kết • Lượng máu mất khoảng 10% thể tích
hợp can thiệp diều trị cầm máu qua nội soi. khối lượng tuần hoàn toàn cơ thể.
Định nghĩa XHTH là hiện tượng chảy • Giảm tưới máu ờ các cơ quan ngoại
máu đổ vào đường ống tiêu hóa sau đó được biên: da, xương, cơ, mô mữ...
tống ra ngoài bằng hai phương thức ói ra
• Triệu chứng lâm sàng khi thăm khám
máu và di cầu ra mái'..
còn kín đáo.
XHTH được chia làm hai loại dựa vào
• Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp còn
giải phẫu học cùa đường ống tiêu hóa.
ổn định.
• XHTH trên: tổn thương chảy máu từ góc
Treizt trờ lên bao gồm thực quản, dạ dày • Dấu hiệu cận lâm sàng: hồng cầu > 3
và tá tràng. Có hai hình thức biểu hiện ra triệu, Hct > 30%.
ngoài là ói ra máu và đi cầu ra máu. Độ 2 (chày máu mức độ trung bình)
• XHTH dưới: tổn thương chày máu từ • Lượng máu mất khoảng 20% - 30% thể
góc -Treizt trờ xuống bao gồm toàn bộ tích khối lượng tuần hoàn toàn cơ thể.
ruột non, manh tàng, hồi tràng và đại
tràng, biểu hiện bằng đi cầu ra máu.

198
• Giảm tưới máu ở các cơ quan trung mạch (mạch trên 100 lần/phút). Huyết
ương có khả năng chịu đựng được tình áp tối đa tụt, kẹp, dao động, tình
trạng mất máu trong một thài gian ngắn trạng sác do giảm thể tích tuần hoàn
như ruột, dạ dày, lách, thận, gan... xuất hiện và ngày càng trầm trọng
• Triệu chứng lâm sàng: đã biểu hiện rõ: nếu không được điều trị kịp thòi.
da xanh, niêm nhợt, cảm giác mệt, say Thân nhiệt tăng nhẹ từ 37,5°C-38°C
xẩm, chóng m ặt... (do tăng hấp thu đạm, trong lòng ống
tiêu hóa làm tăng chuyển hóa).
• Dấu hiệu sinh tồn: mạch nhanh nhưng <
• Dấu hiệu cận lâm sàng:
1 0 0 lần/phút, huyết áp tối đa đã bắt đầu

giảm so với huyết áp bình thường cùa ■ Hồng cầu < 2 triệu.
bệnh nhân. ■ H ct<20% .
• Dấu hiệu cận lâm sàng: hồng cầu 2 - 3 ■ Với những người có bệnh tim mạch
triệu/mm3; Hct > 20%, < 30%. và lớn tuồi: hồng cầu < 2,5 triệu/mm3,
Độ 3 (chảy máu mức độ nặng) Hct < 25% đã có thể xuất hiện tình
trạng sốc.
• Lượng máu mất khoảng > 35 % thề tích
khối lượng tuần hoàn trở lên ■ Urê máu tăng nhưng thường < lg/1.
Nếu có suy thận xuất hiện creatinin
• Giảm tưới máu ở các cơ quan trung
sẽ tăng.
ương không có khả năng chịu đựng được
tình trạng mất máu như: tim, não, phổi ■ Dự trữ kiềm có xu hướng giảm.
dẫn đến rối loạn toan chuyển hóa bắt đầu Những điều cần chú ý khi xác định mức
xuất hiện. độ XHTH
• Triệu chứng lâm sàng: là dấu hiệu mất • Giai đoạn đầu mới XHTH: triệu chửng
máu trầm trọng bằng dấu thiếu oxy não. . lâm sàng sẽ xuất hiện trước triệu chứng
■ Bệnh nhân hốt hoảng, ỉo âu, bứt rứt cận lâm sàng.
hoặc vật vã, li bì, hôn mê. • Dấu hiệu sinh tồn thường trung thực khi
■ Xuất hiện cơn tụt huyết áp tư thế. mới XHTH.
■ Có thể ngất xỉu trong giây lát. • Dấu hiệu cận lâm sàng: sau 6 giờ (kể từ
■ Khát nước, nhức đầu, vã mồ hôi, lúc XHTH) mới bắt đầu có biểu hiện
chân tay lạnh. giảm, sau 24- 48 giờ dấu hiệu cận lâm
■ Da niêm mạc trắng, nhợt nhạt. sàng mới phản ánh đúng.

■ Nước tiểu giảm- có thể dẫn đến vô về mặt lâm sàng chúng ta có thể dựa
niệu (suy thận cấp). vào hai thang điểm đề đánh giá mức độ xuất
huyết tiêu hóa là thang điểm Rockall và
■ Thở kiêu toan máu.
thang điểm Blatchíbrd. Thang điểm Bỉatchíord
■ Dấu hiện sinh tồn: mạch nhanh, nhỏ, được tính từ 0-23 điểm, điểm số càng cao thì
nhẹ khó bắt, có thể không bắt được nguy cơ chảy máu tái phát càng lớn.

199
B ản g 14.1: Thang điểm Rockall

Chỉ số Điểm
Tuổi
<60 0
60-79 1

>80 2
Điểm
sổ lâm Sốc
sàng Nhịp tim > 100 lần/phút 1
Thang H uyết áp tâm thu 2
điểm
đầy đủ Bệnh đi kèm
Thiếu máu cơ tim, suy tim , các bệnh nặng khác 2
Suy thận, suy gan, di căn ung thư 3
Hình ảnh nội soi
K hông thấy tổn thương, rách tâm vị 0
Loét dạ dày tá tràng, vết trượt, viêm thực quản 1
Ưng thư đường tiêu hóa cao 2

Dấu hiệu chảy máu trên nộl soi cao 2

Bảng 14.2. Thang điểm Blatchford

Các chỉ số đánh giá Diễm


Huyết áp tâm thu (mmHg)
100-109 1
90-99 2

<90 3
Ure máu (mmol)
6 ,5 - 7 ,9 2

8 -9 ,9 3

1 0 - 2 4 ,9 4

>25 6
Huyết sắc tố ở bệnh nhân nam (g/L)
1 2 - 1 2 ,9 1

1 0 - 1 1 ,9 3

<10 6
.____ .__ ,------------------------------------------------1----------------------
200
H uyết sắc tố ở bệnh nhân n ữ (g/L)

ON
1


< 10 6

Những dấu hiệu khác


> 100 lần/phút 1

Tiêu phân đen 1

Ngất 2

Bệnh gan 2

Suy tim 2

HÒI sức NỘI KHOA Bệnh nhân XHTH mức độ nặng, cằn trả
Trả lại thể tích khối lượng tuần hoàn là lại thể tích khối lượng tuần hoàn bằng dịch
biện pháp phải' làm đầu tiên càng sớm càng và máu với tỉ lệ 1/3 là máu và 2/3 là dịch
tốt. Thành lập đường truyền tĩnh mạch, cố đẳng trương. Truyền đến khi mạch, huyết áp
định đường truyền đó bằng các dung dịch- ồn định, không còn sốc, hết dấu thiếu oxy
đẳng trưong có trong tay như NaCl 9%, Glucose não, cận lâm sàng Hct > 20% và hồng cầu >
5%. Không dùng dung dịch ưu trương như 2 ưiệu/mm 3 (với người có bệnh lý tim mạch

Glucose 10%, 20%, 30% vì sẽ ỉàm tăng độ và lớn tuổi nên nâng lên Hct >25%, hồng
quánh của máu, làm tốc độ tuần hoàn chậm cầu > 2,5 triệu/mm3).
lại dễ dẫn đến toan máu, sốc dễ xảy ra hơn. Lựa chọn các loại dịch phụ thuộc vào nơi
Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nơi yên tĩnh khuếch tán, khả năng hồi phục thể tích máu
thoáng, nếu nặng cho thở oxy 5 1/phút. Làm và thòi gian phân hủy của dịch đó (bảng 14.3).
cấc xét nghiệm cơ bản cần thiết. Phân loại
Như vậy khả năng bồi hoàn cùa máu,
mức độ XHTH (dựa vào các tiêu chuẩn trên). huyết tương và albumin tốt hơn. Còn Natri
Nếu bệnh nhân ở mức độ nhẹ, sau khi đã clorua 0,9% và Lactat Ringer chỉ hồi phục
thành lập đường truyền dịch tiến hành sang được 1/4. Glucose 5% hồi phục được 1/10.
bước hai gồm theo dõi, chẩn đoán nguyên Nhưng không có nghĩa là chi truyền những
nhân và điều trị nguyên nhân đó. loại dịch có khả năng bồi hoàn 1 0 0 % mà
Nếu bệnh nhân XHTH mức độ trung vẫn phải theo tỉ lệ cân đối bồi họàn giữa
bình, đánh giá mức độ máu đã mất tính theo dịch và máu và các sản phẩm của máu.
trọng lượng cơ thề cùa mỗi bệnh nhân 70- Chú ý, khi có tình trạng sốc xảy ra,
75 ml máu/kg đề hồi phục lại thề tích tuần không nên dùng thuốc vặn mạch để nâng
hoàn tương ứng bằng các loại dịch đẳng huyết áp vì lúc này cơ thể đã tiết ra
trương. Nên ưu tiên dịch NaCl 9% trước vì catecholamin tối đa. Đây là sốc do giảm thể
khả năng giữ huyết áp, mạch và bán hủy tích tuần hoàn vì vậy phải trả lại thể tích
chậm hơn dịch Glucose 5%. Nếu mạch, tuần hoàn đúng và đủ. ở bệnh nhân lớn tuồi
huyết áp ồn định thì chuyển sang giai đoạn nên đề phòng dấu thiếu máu cơ tim và thiếu
chẩn đoán và xử trí nguyên nhân. máu não sẽ nặng lên.

201
Bảng 14.3: Đặc điểm các loại dịch truyền

Thể tích
Loại dịch Noi khuếch tán Protein Bán hủy
hồi phục

Máu Trong lòng mạch máu 1/1 70 34-35 ngày


Huyết tương Trong lòng mạch máu 1/1 70 34-35 ngày
Gelatin Mạch máu 1/1 4-5giờ
Albumin người Mạch máu 3-4/1 200 21 ngày
Dextran 40 Mạch máu 2/1 6 -8 giờ

Natri Clorua 0.9% Ngoài tế bào 1/4 8 giờ

Lactate Ringer Ngoài tế bào 1/4


Glucose 5% Nước toàn thể 1/1 0

ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU DO LOÉT DẠ Những yếu tố ảnh hưỏmg đến cầm máu tự
DÀY TÁ TRÀNG nhiên của dạ dày tá tràng
Khoảng 80%-85% bệnh nhân tự ngưng Bình thường, vết chảy máu sẽ tự ngưng
chảy máu trong 48 giờ nhập viện. Khoảng chảy trong 3-4 phút và sau đó tạo cục máu
40%-50% bệnh nhân XHTH trên 60 tuồi vì đông. 0 dạ dày, được nuôi dưỡng từ động
thường lạm dụng thuốc kháng viêm làm mạch thân tạng là một nhánh cùa động mạch
tăng nguy cơ và có các bệnh lý tuồi già khác chủ bụng nên áp lực động mạch cao. Nhiều
kèm theo. Nội soi cấp cứu là phương pháp mạch máu nuôi dưỡng phong phú. Có các
cần làm ngay. yếu tố chống đông tại chỗ.

Thơi gian (phút)

Hình 14.1: pH > 6 và sự ngưng kết tiểu cầu

202
HCl và pepsin huyết tương và tiểu cầu, tăng khá năng đông .
Hệ thống đông máu của huyết tương và máu. Mục tiêu là đưa pH (quá trình phá hủy)
tiểu cầu rất nhạy với Ht khi pH <5,4. Pepsin cân bằng với quá trình bảo vệ.
hoạt hóa pepsinogen ở pH < 6 , thúc đẩy phá Đánh giá nguy cư cháy máu tái phát và
hủy ngưng kết tiểu cầu và phá vỡ cục máu mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng và
đông. Như vậy, ức chế được acid là ức chế nội soi (bảng 14.4, hình 14.3).
đươc pepsin và tăng hệ thống đông máu của

Pepsin phán hủy cue


máu dông và lổp chất
nhày ò niệm mạc dạ dày

pH > 4 bất hoạt Pepsin


và phòng tái XH

pH địch vị
Hình 14.2: Hoạt động pepsin và pH dạ dày.

Bảng 14.4: Bảng phân loại Foưest

Nguy cơ cao la Máu phun thành tia (ổ loét ăn vào động mạch)
Ib Rỉ máu quanh ổ loét ăn vào tĩnh mạch

na Có mạch máu nhưng không chảy máu

Ilb Có cục máu đông


Nguy cơ thấp nc Có cặn đen
m Đáy sạch

203
Forrest la Forrest lb Forrest Ha

Forrest lib Forrest He Forrest III


Hình 14.3: Phân loại nội soi theo Foưest

• Polidocanol 1% - 2%.
Phương pháp và phương tiện cầm máu qua
nội soỉ • Adrenalin pha loãng 1/10.000 (adrenaline
ống 1 mg + 1 0 ml nước cất).
Phương pháp
• Alcool tuyệt đối (98°l
• Chích vào vùng chảy máu bằng các
dung dịch có khả năng cầm máu. • Nước muối ưu trương.

• Que có đầu dò nhiệt năng hướng vào Hiệu quả và điều trị tiếp theo
mạch máu chảy tạo co mạch và đông Làm co cục máu và thuyên tắc mạch gây
máu. ngưng chảy máu. Tuy nhiên, có thể gây
• Laser YAG. giảm tưới máu đến vùng tổn thương đưa đến
hoại tử và làm tăng kích thước ổ loét.
• Đông máu bằng ví sóng.
Khoảng 95% cầm được máu nhưng 5% sau
• Cĩip kẹp mạch máu đang chảy. 24-48giờ sẽ chảy máu tái phát. Vì vậy, để
Phương tiện để cầm mảu hình thành tốt quá trình ngưng chảy máu và
• ớ đây chi nêu phương pháp cằm hạn chế kích thước của 0 loét thì sau khi đã
máu bằng kim chích. Máy nội soi dạ thực hiện cầm máu qua nội soi nên điều trị
dày tia sáng thẳng có kênh phẫu thuật tiếp theo bằng ức chế toan mạnh thông qua
đủ lớn từ 2,8-4 mm. c ầ n kim chích và cơ chế thể dịch.
thuốc trong số những thuốc sau:

204
Cụ thể là ưụ tiên các loại thuốc.có khà : đỏ-đổm đỏ hay dải đỏ, vằn đỏ trên các
năng ức chế toan nhanh và mạnh (nhóm ức cột TMTQ dãn.
chế bom proton bằng PPI). Liều dùng 80 mg
Trong Xff gan:
Omeprazol tiêm tĩnh mạch chậm trong Ị,0-15
• Xa gan chưa dãn TMTQ: 50% sẽ dãn
phút. Sau đó truyền tĩnh mạch liên tục với
TMTQ sau 6 năm.
liều 8 mg/giờ trong 72 giờ đầu tiên. Neu
• Xơ gan + dãn TMTQ lớn: 50% sẽ chảy
bệnh nhân ổn định, có thể chuyển sang
máu trong 3 năm.
đường uống. Nếu không có thuốc PPI đường
• Xơ gan + dãn TMTQ lớn + dấu suy tế
truyền tĩnh mạch thì chuyển sang đường
bào gan rõ: 50% sẽ vỡ gây XHTH trong
uống
6 tháng.
Hiện nay thế giới không khuyến cáo
dùng kháng thụ thể H2 trong XHTH cấp do Trong tăng áp tmh mạch của;
hiệu quà kém và nhiều tác dụng phụ. Nhung • 90% XHTH do dãn vỡ TMTQ.
nếu phải dùng thì liều dùng là ranitidin 50 • 10% XHTH do dãn vỡ tĩnh mạch vùng
mg tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó duy trì 6,25 phình vị.
mg/giờ trong 72 giờ dùng loại 50 mg rình’ Phương pháp cầm máu trong dãn vỡ TMTQ
mạch chậm ngày ba lần. Chích xơ TMTQ qua nội soi để làm xơ
Nếu chảy máu tái phát (5%), phải chích hóa tĩnh mạch hoặc cật các búi TMTQ dãn
cầm máu lại lần hai. Nếu không cầm được lớn hoặc đang chày máu. Đặt và chẹn
sau hai lần chích cầm máu và ức chế toan TMTQ bằng sond Blackmore nếu dãn
tốt, phải can thiệp ngoại khoa. TMTQ, dùng sond Iinton nếu dãn rình
mạch vùng phình vị.
ĐIÈU TRỊ XHTH DO TĂNG ÁP TĨNH
Phương pháp xơ hóa TMTQ
MẠCH CỬA . DẪN VỠ TĨNH MẠCH
THỰC QUẢN (TMTQ) Dung dịch sử dụng polidocanol 1% - 2%
gồm hai phương pháp. Phương -pháp
Phân chia độ dãn TMTQ intravaris dễ làm cho các tĩnh mạch dãn lớn
Bình thường áp lực tĩnh mạch cừa từ 1-5 nhưng làm thuyên tắc mạch nhanh và tạo
mmHg. Nêu >12 mmHg sẽ vỡ dãn tĩnh được dải xơ trong thời gian dài. Nhược điểm
mạch thực quản. Phân độ dãn dựa trên nội là phụn máu trong khi làm. Phương pháp
soi thực quản dạ dày như sau: paravaris có ưu điểm là tạo áp lực bên cạnh
• Dãn độ I: dãn các tĩnh mạch; thấy rõ ở chèn ép vào TMTQ làm ngưng chày máu,
đoạn 1/3 dưới thực quản - bom hoi xẹp. tạo được dài xơ nhưng nhược điểm là hiệu
quả thuyên tắc mạch kém. Chỉ định nhắc lại
• Dãn độ II: các búi tĩnh mạch dãn mà
sau 7 - 1 0 ngày nhắc lại, và chích 4-5 lần
nhìn thấy rõ ranh giói giữa các búi và
nối tiếp nhau.
các cột tĩnh mạch - bơm hơi không xẹp.
Đợt n được áp dụng sau khi đã giảm độ
• Dãn độ n i: tĩnh mạch dãn lớn căng
varis (giảm từ độ 3 xuống độ 2 hoặc độ 1)
phồng tạo rất rõ thành búi và cột. Mất
mỗi 3 tháng. Mỗi một đợt chích 2-3 lần các
ranh giói giữa các búi và xen lẫn các búi
đợt kế tiếp. Mỗi 6 tháng kiểm tra nhắc lại
độ III là cấc búi độ n. Xuất hiện chấm
cấc tĩnh mạch mới tăng sinh.

205
Phòng ngừa XHTH tái phát (khi đã tiêm tĩnh mạch chậm, được điều trị trong
ngvng chảy máu) năm ngày đàu tiên.
Phòng ngừa này mang tính chất lâu dài. Ngoại khoa
Propranolol • Cắt đoạn thực quàn.
Làm giảm cung lượng tim và giảm nhịp • Tạo cẩu nối cửa chủ.
tim, giảm lượng máu hệ tĩnh mạch của tĩnh
• Cầu nối Warnen.
mạch cửa nên giảm áp lực, giảm XHTH tái
• Ghép gan.
phát. Chống chi định khi đang XHTH, nhịp
tim chậm dưới 55 lần/phút, huyết áp thấp, Biến chứng cùa chích Xff TMTQ
có các bệnh kèm theo của chống chi định
3 ngày đầu
dùng propranolol như hen phế quản, đái
đường đang dùng thuốc hạ đường huyết mà • Đau rát nuốt vướng do xơ hóa.
bệnh nhân không có khả năng phát hiện cơn • Sốt (phản ứng do thuốc).
hạ đường huyết, suy gan nặng, suy tim, • Nhiễm trùng (kháng sinh phối hợp).
không kiểm soát liều lượng. Dùng từ liều
• Tạo loét ngay chân mũi kim chích (dùng
nhỏ nhất tăng dần từ 10 mg X 2 lẩn mỗi
antacid loại gel để bọc thực quản).
ngày đến khi đạt được nhịp tim giảm 2 0 %
so với trước sù dụng và huyết áp giảm 1 0 % Sau 3 ngày
so với trước sử dụng thì duy trì liều trên. • Chảy máu tái phát.
Isosorbid 5 mononitrat • Loét sâu thực quản làm thủng thực quản.
Cung cấp NO làm dãn mạch, giảm lực cản • Hẹp thực quản do chích xơ nhiều lần.
trong gan giảm lượng máu trong gan, giảm
lượng máu về tĩnh mạch cửa. Giảm áp lực TÀI LIỆU THAM KHẢO:
tĩnh mạch cửa sẽ làm giảm XHTH tái phát. 1. Hồi sức cấp cứu - Nguyễn Văn Đính 1990.
Chống chỉ định nếu sốc tim, tụt huyết áp, 2. Bài giảng bệnh học nội khoa - Bộ Môn Nội
giảm thể tích tuần hoàn nặng. Nên dùng hai Trường ĐHYD TP HỎM 1992.
loại propranolol và ísosorbid-5-mononitrate 3. Harrison’s Principles of Internal Medicine -
phối hợp sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. 1999.
4. Fonest JA et al. 1974: 17: 394-7
Somatostatin và octreotide 5. Rockall TA. Logan RFA Devlin HB et al.
Cơ chế là làm giảm lưu lượng máu tại Risk assessement following acute
gan, giảm áp lực máu nội tạng, tăng trương gastrointestinal haemorrhage. Gut 1996: 38:.
lực cơ thắt dưới, giảm áp lực tĩnh mạch dãn, 316-21.
6. Sung Jy Barkum A, Kuipress EJ Mossner J,
tuy nhiên không làm thay đổi tiêu thụ oxy ờ
Jensen OM, Stuart R. Intravenous
các tạng. Liều somatostatin truyền tĩnh
esomeprazole for ulcer bleeding. Annals of
mạch liên tục 6 mg/24 giờ hoặc 3,5 internal medicine 2009; 150 (7): 455-64.
mg/kg/gìờ; hoặc sandostatin 25-50 mg/h,

206
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Phát biểu nào sau đây về xuất huyết tiêu hóa không đúng:
A. Là hiện tượng chảy máu đổ vào đường ống tiêu hóa sau đó được tống ra ngoài.
B. Xuất huyết tiêu hóa là một biến chứng cùa nhiều hội chứng và liên quan đến nhiều
chuyên khoa.
c.
80% trường hợp xuất huyết tiêu hóa là do tổn thương nằm ở trên góc Treitz.
D. Chảy máu do tổn thương ở hỗng ưàng được xếp vào nhóm xuất huyết tiêu hóa dưới.
E. Nội soi là bước điều trị quan trọng đầu tiên.
2. Dấu hiệu nào phù hợp với xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng:
A. Lượng máu mất khoảng 30% khối lượng thể tích tuần hoàn.
B. Giảm tưới máu ở các cơ quan trung ương có khả năng chịu đựng được tình trạng mất
máu trong một thòi gian ngắn.
c.
Hematocrit 28%.
D. Hồng cầu 3 triệu/mm3.
E. Thờ kiểu toan máu
3. Những điểm cần lưu ý khi xác định mức độ xuất huyết tiêu hóa ngoại trừ:
A. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện trước triệu chứng cận lâm sàng.
B. Dấu hiệu sinh tồn thường trung thực khi mói xuất huyết tiêu hóa.
c.
Hct bắt đầu thay đổi sau khi xuất huyết tiêu hóa xảy ra 6 giờ.
D. Hct phản ánh chính xác mức độ xuất huyết tiêu hóa sau 12 giờ
E. Tình trạng sốc có thể xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý tim mạch khi Hct
= 25%.
4. Các yếu tố được sử dụng để đánh giá trong thang điểm Rockall, ngoại trừ:
A. Tuổi.
B. Mạch và huyết áp.
c. Hemoglobin.
D. Tổn thương được xác định qua nội soi tiêu hóa.
E. Bệnh lý nội khoa phối hợp.
5. Các yếu tố được sử dụng để đánh gịá trong thang điểm Blatchford, ngoại trừ:
A. Tuồi.
B. Mạch.
c.
Huyết áp.
D. Hemoglobin.
E. Urêmáu.
6. Dung dịch được ưu tiên sử dụng trong bồi hoàn thể tích trong hồi sức ban đầu ờ bệnh nhân
xuầ huyết tiêu hóa:
A. Glucose 5%.
B. Natri clorua 0,9%.
207
c. Glucose10%.
D. Glucose20%.
E. GIucose30%.
7. Công thức để bồi hoàn thể tích tuần hoàn ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:
A. 4 5 -50m lm áu /k g .
B. 50 - 55 ral máu/kg.
c.
55 - 65 ml máu/kg.
D. 70 - 75 ml máu/kg.
E. 75 - 85 ml máu/kg.
8. Dung dịch bồi hoàn thể tích nào sau đây có khả năng bồi hoằn thể tích tuần hoàn kém
nhất:
A. Mấu.
B. Huyết tưcmg.
c.Glucose5%.
D. Natri clorua0,9%.
E. Lactate Ringer.
9. Nguyên tắc bồi hoàn thể tích bằng chế phẩm máu trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa,
ngoại trừ:
A. Đăng ký xin máu sớm cho tất cả các trường hợp xuất huyết tiêu hóa ngay ờ thời điểm
nhập viện.
B. Bồi hoàn thể tích tuần hoàn với ti lệ 1/3 là máu và 2/3 là dịch đẳng trương,
c . Truyền đến khi hết dấu hiệu thiếu oxy não.
D. Truyền đến khi Hct > 20%, họ,ng cầu > 2 triệu.
E. Nếu bệnh nhân lớn tuổi nên nâng Hct > 25% và hồng cầu > 2,5 triệu.
10. Các phưong pháp cầm máu xuất huyết tiêu hóa do dãn vỡ tĩnh mạch thực quản, ngoại trừ:
A. Chích xơ tĩnh mạch thực quản.
B. Cột tĩnh mạch thực quản,
c . Vừa cột vừa chích xơ.
D. Sonde Blackmore.
E. SondeLinton.

ĐÁP ÁN
1E, 2E, 3D, 4C, 5A, 6 B, 7D, 8 C, 9A, 10E

208
Đ IỀ U T R Ị L O É T D Ạ D À Y T Á T R À N G
Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên

MỤC TIÊU
1. Nắm được nguyên lắc điểu trị loét dạ dày - tá tràng (DD-TT).
2. Trình bày được chế độ ăn uông nghi ngơi dành cho bệnh nhân loét DD-TT.
3. Trình bày được cách sử dụng các thuốc dùng trong điều trị loét DD-TT.
4. Nắm được yêu cầu các thuốc và các phác đo điều trì tiệt trừ H. pyloti.
5. Nần được liệu trình điểu trị và cách kiếm tra hiệu quà điều trị loét DD-TT.
6. Nắm được định nghĩa và các yểu tồ liên quan đến loét trơ (loét kháng trị).
7. Nắm được cách phòng ngừa loét DD - T T ở bệnh nhăn đứợc điều trị với các thuốc kháng
viêm không steroid.

ĐẠI CƯƠNG rượu) với các yếu tố bảo vệ niêm mạc (chất
Loét dạ dày tá tràng (DD-TT) là một nhầy, bicarbonate, prostaglandin, tầng
bệnh rất thường gặp ở nước ta cũng như trên chống thấm...) mà tính trội thuộc về nhóm
thể giới. các yếu tố tẩn công (hình 15,1).
• Nam gặp nhiều hơn nữ (nam 65%, nữ Nguyên nhân gây mất cân bằng này
35%). trước kia được nói nhiều đến là do HC1.
• Lứa tuổi thường gặp; 30 - 50 tuổi. Tuy Nhưng ngày nay để loét xuất hiện ngoài vai
trò của HC1, càn phải có những yếu tố khác.
nhiên vẫn gặp ở trẻ em.
Yeu tố bệnh nguyên quan trọng nhất hiện
• Loét dạ dày thường xuất hiện ở phàn
nay đã được khẳng định là xoẳn khuẩn
đứng bờ cong nhỏ, vùng hang vị và
Helicobacter pylori (Hp) và các thuốc thuộc
vùng tiền môn vị.
nhóm kháng viêm không steroid (nonsteroid
• Loét tá tràng: thường gặp ở hành tá anti-inflammatory drug, NSAID).
tràng.
Loét DD-TT xảy ra khi có sự mất cân
bằng giữa các yếu tố phá hủy niêm mạc
(HC1, pepsin, acid mật, Helicobacter pylori,

ACID + H. PYLORI ____________ t


ACID + NSAlDs LOÉT
ACID + Các yểu tố khác
-------------- ►

-> Loét là sự dư thừa của HC1

209
Yếu tố tấn công

• Aspirine • Steroid
. NSAIDs
• Acid mật • Hút thuốc lá
• H.pylori
• Rượu • Stress, Pepsine

>
IH+ ịH + ịH + IH+ *H+ ịH + IH+ IH+

CD- Mucus Epithelial Tầng chổng thấm


Blcarbonat nước nguyên trạng
O
CO-
E X X
E Sự hối phục Dòng máu đến
<0 nguyên trạng niêm mạc dạ dày
c
’(0- X
t-
Prostaglandin
Yếu tố tăng trường lớp ỉhượng bì

Phản ứng viêm


___________________ Yếu tổ bảo vệ

Hình 15.1: Các yếu tố phá hùy và các yếu tố bào vệ niêm mạc dạ dày

Theo Schwärt: nhân đứng hàng thứ hai gây loét DD-TT sau
♦ Không Acid -> Không loét nhiễm Hp là các thuốc thuộc nhóm NSAED.
Để điều trị lành loét DD-TT và ngừa loét tái
• No H. pyíori-Không acid -> Không loét
phát, cần nắm vững các nguyên tắc điều trị:
Nhiều nghiên cứu cho thấy Hp là nguyên
• Đùng thuốc ức chế HC1 và loại bỏ các
nhân ờ 75%-85% trường hợp loét dạ dày và
yếu tố phá hủy niêm mạc.
ưên 90% trường hợp loét tá tàng. Nguyên

210
• Tăng cường yếu tố bào vệ niêm mạc. chứng. Tuy nhiên, trong những đợt đau
• Điều trị theo nguyên nhân (đặc biệt kịch phát, nên nhập viện đề cắt cơn đau.
thường gặp là H. pylori và việc sử dụng • Tránh các yếu tố gây stress. Tránh làm
các thuốc NSADD). việc quá căng thẳng, thực hiện chế độ
Muốn đạt được kết quả điều trị tốt cần làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt
phải phối hợp: hợp lý.
• Chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngoi
hợp lý. NHÓM THUÓC TÁC ĐỘNG VÀO
NÒNGĐỘHC1
• Chế độ điều trị bằng thuốc đúng đắn.
Sự thành lập HC1 trong dịch vị
CHÉ Đ ộ ĂN UỐNG NGHỈ NGƠI HC1 do tế bào thành ở niêm mạc thân vị
bài tiết ra. Trên màng tế bàq thành có các
Chế độ ăn uống
thụ thể H2, Mi và thụ thể gastrin, do đó tế
• Thức ăn khi vào dạ dày có tác dụng là
bào thành sẽ bị kích thích bài tiết acid dưới
một dung dịch đệm trung hòa nồng độ
tác động của histamin, acetylcholine và
dịch vị từ 30 đến 60 phút, ở bệnh nhân
gastrin (hình 15.2). Để thành lập HC1 cần
loét, nên khuyên ăn chia thành nhiều bữa
nhờ đến vai trò của bơm H+ K+ ATPaza
nhỏ trong ngày, không nên để quá đói
hoặc quấ no. (H+ K+ Adenosine triphosphate). Đây là
một bơm proton nằm trên màng tế bào thành
• Khi cơn đau xuất hiện: nên ăn một ít
có vai trò trao đổi ion qua màng tế bào: ion
hoặc uống một ly sữa nhỏ để trung hòa
acid dịch vị (giúp tạm thời làm giảm cơn H+ được bơm từ trong tế bào thành vào lòng
đau vì sữa là một chất đệm yếu). dạ dày để trao đổi với ion K+ được bơm
• Ản các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít mỡ, ngược từ lòng dạ dày vào bên trong tế bào
ít c h ầ kích thích gây tăng tiết dịch vị. thành (hình 15.2). Cơ chế bơm inon chủ
động và cần tiêu hao năng lượng. Do đó để
• Không ăn bữa ăn cuối ngày gần giấc ngủ.
làm giảm độ acid của dịch vị cần phải:
• Khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá và rượu:
• Trung hòa nồng độ HC1 sau khi đã được
rượu là một chá kích thích xuất tiết mạnh,
tiết ra: vai trò của nhóm thuốc antacid,
ở nồng độ cao, rượu sẽ phá hủy yếu tố
• Tác dụng vào hệ thần kinh phó giạo
bào vệ niêm mạc, nồng độ HC1 tăng cao.
cảm ngăn càn tiết dịch (nhóm
Nicotin trong thuốc lá làm tăng rối loạn
anticholinergic).
chức năng vận động cùa dạ dày tá tràng,
dẫn đến tăng quá trình rối loạn tuần hoàn • Tác động vào sự kích hoạt histamin 2
tại mô làm cho loét dễ phát sinh; nếu đã (nhóm thuốc kháhg thụ thể H2).
có sẵn loét thì ổ loét khó lành và nếu loét • ứ c chế sự trao đổi ion IT K+ qua màng
đã lành thì cũng dễ tái phát hơn. tế bào thành (nhóm thuốc ức chế bơm
proton).
Chế độ nghỉ ngoi và làm việc
• Điều trị loét DD-TT không cần phải
nhập viện, chỉ nhập viện khi loét có biến

211
cơ chế tiết acid HCL của dịch vị
Anticholinergic

A ntaciđ ứ c ch ế bctai
proton
Hình 15.2: Các nhóm thuốc tác động lên pH dịch vị

Nhóm trung hòa nầng độ HCI (antacid) Antacid không hòa tan
Nhóm antacid thường là hợp chất vô cơ Bản chất aluminum hydroxyt (Al(OH)3),
có tính base yếu, do đó cố tác dụng trung hoặc magne hydroxyt (Mg(OH)2). Loại
hòa HC1. Thuốc gồm có hai loại. muối nhôm và magne này có thể ờ dạng
phosphate, carbonate, trisilicate. Sau khi
Antacid hòa tan
uống không hòa tan nên không có khả năng
Bản chất natri bicarbonate (NaHCC>3)
hấp thu vào trong máu. Thuốc có khả năng
hoặc canxi bicarbonate (CaC03). Do có nhiều trung hòa HC1 trong thời gian 2 - 3 giờ,
tác dụng phụ, nhóm thuốc này hiện nay không gây xuất tiết thứ phát. Tác dụng phụ:
không còn được dùng cho bệnh nhân loét
• Al(OH)3 gây táo bón, giảm hấp thu phospho.
DD-TT, và có nguy cơ gây loét nặng hơn.

212
%
• Mg(0H>2 gây tiêu chảy, nhuận trường. • Khi sử dụng đường uống thuốc cần đến
Vì vậy, trên thực tế thường sử dụng các H+ để hoạt hóa; vì vậy không uống
dạng dược phẩm phối hợp các loại antacid chung với nhóm antacid mà nên uổng
trên vói nhau: cách xa từ 2 - 3 giờ.
• Al(OH)3 +Mg(OH)2 = Maalox®. ^ 'V Hấp thư
• Kết hợp với các chất có tính dính cao và Nhóm kháng thụ the H2 hấp thu tốt qua
che bọc nhẹ niêm mạc như: đ ấ sét tự đường uống. Tình trạng hấp thu bị hạn chế
nhiên = Gelox®, Gastropulgite®. khi dùng kèm vói các thuốc antacid nhưng
• Kết hợp che bọc niêm mạc với chất không bị cản trở do thức ăn. Nồng độ thuốc
chống đầy hoi: simethicon = Mạalox ưong máu đạt mức tối đa sau khi uống 1- 3
Plus , Myíanta n®,
Gelusil II®. giờ. Cà bốn thuốc đều qua hàng rào máu
não, qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ.
• Ket hợp với thuốc giảm tiết, giảm đau:
atropin = Alumina®, Kremil’s®. Chuyển hóa
Có 3 dạng thuốc trên lâm sàng: dạng gel • 70% được đào thải qua đường thận
tốt nhất, sau đến dạng bột, dạng viên nén. dạng nguyên vẹn.
Khà năng trung hòa acid cùa các antacid • 15% đến 20% liên kết với protein của
không hòa tan thường yếu nên ít khi được sử huyết tương.
dụng đon trị liệu trong loét DD-TT, thường • Thuốc được chuyển hóa qua gan, qua
phoi hợp với nhóm ức chế thụ thể H2. nhau thai, và qua sữa mẹ.
Cách sừ dụng:
Tum g tấc thuốc
• Uống sau ăn 1-2 giờ, hoặc trước ăn 15-
• Khi dùng chung .với một số nhóm thuốc
30 phút.
có chuyển hóa qua gan, nhóm kháng thụ
• Liều trung bình 3-4 lần/ngày vào 3 bữa the H2 có thể làm giảm chuyển hóa củạ
ăn chính và trước khi ngủ. cấc thuốc trên và vì vậy làm tăng tác
• Tối đa 6 lần/ngày. ■ dụng của thuốc.
• Thời gian kéo dài từ 6-8 tuần. • Nhóm thuốc kháng đông warfarin,
acenocoumarol: tăng tác dụng kháng đông.
Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2
Là các thuốc có tác dụng cạnh tranh với • Nhỏm benzodiazepin: tàng nguy cơ ngù
gà do chậm thài trừ thuốc ngủ.
histamine trên các thụ thể histamin H2 của tế
bào thành. Có bốn loại là cimetidine, • Nhóm nifedipin: Làm tăng tác dụng hạ
ranitidine, famotidine, nizatidine; trong đó huyết áp, nhịp tim nhanh.
cimetidine là thuốc yếu, có nhiều tác dụng • Chống chi định; không dùng vói nhóm
phụ và có nhiều tương tác thuốc nhất. phenýtoine.
Tác dạng Tác dụng phụ
• Ngăn càn xuất tiết dịch vị do thức ăn và • ở nam, gây hiện tượng nữ tính hóa tạm
xuất tiết dịch vị ban đêm. thòi như vú to ra tiết sữa, giảm tinh
• Thời gian ức chế kéo dài từ 5 - 7 giờ. trùng, bất lực.

213
• T ă n g n g u y c ơ s u y th ậ n ờ n g ư ờ i g ià v à đ ư ợ c th a y th ế b ờ i c á c th u ố c ứ c c h ế b ơ m
n g ư ờ i c ó b ệ n h lý th ậ n tiề m ẩ n . p r o to n (P P I) vì n h ó m này m ạnh hơn và

• V iê m g a n d o th u ố c : tă n g m e n S G O T , k h ô n g c ó h iệ n tư ợ n g d u n g n ạ p th u ố c k h i sử

SG PT. d ụ n g tro n g th ờ i g ia n d à i n h ư n h ó m k h á n g

• Có th ể gây v iê m th ậ n mô kẽ, v iê m
2
th ụ th ể H . Đ ặ c b iệ t, c ầ n lư u ý k h ô n g d ù n g
c h o p h ụ n ữ m a n g th a i, n g ư ờ i c h o c o n b ú ,
m ạch m áu dị ứng.
n g ư ờ i s u y g a n , s u y th ậ n , n g ư ờ i đ a n g sử
Liều lượng d ụ n g n h ữ n g n h ó m th u ố c d ễ tư ơ n g tá c .

C á c th u ố c k h á n g th ụ th ể H 2 h i ệ n n a y ít
đ ư ợ c s ử d ụ n g tro n g đ iề u trị lo é t D D - T T v à

Thuốc Liều lfftfng Mức độ ức chế HC1


C im e tid in 4 0 0 - 6 0 0 m g X 2 lầ n /n g à y

R a n itid in 1 5 0 m g X 2 lầ n /n g à y M ạ n h h ơ n C i m e tid in 5 - 1 0 l ầ n

F a m o tid in 2 0 m g X 2 lầ n /n g à y M ạ n h h ơ n C i m e t id i n 2 0 l ầ n

N iz a tid in 1 5 0 m g X 2 lầ n /n g à y T ư ơ n g đ ư ơ n g r a n itid in

Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) Hấp thu


B ao gồm o m e p r a z o le , la n z o p ra z o le , C á c th u ố c ứ c c h ế b ơ m p r o to n d ễ b ị p h á

p a n to p r a z o le , ra b e p r a z o le , e s o m e p ra z o le . h ủ y v à b ấ t h o ạ t tro n g m ô i trư ờ n g a c id n ê n
C á c th u ố c ờ d ạ n g v iê n , r iê n g o m e p r a z o le , th u ố c th ư ờ n g đ ư ợ c b à o c h e d ư ớ i d ạ n g c á c vi

p a n to p r a z o le v à e s o m e p r a z o le c ó d ạ n g s ử h ạ t b ọ c r u ộ t ( e n te ric - c o a te d g ra n u le s ). C á c

'd ụ n g đ ư ờ n g t ĩ n h m ạ c h . h ạ t n à y sẽ b ị h ò a ta n ờ m ô i trư ờ n g p H > 6 v à


p h ó n g th íc h th u ố c k h i đ ã đi q u a d ạ d à y .
Tác d ụ n g
N ồ n g đ ộ th u ố c tro n g m á u đ ạ t m ứ c c a o n h ấ t
N h ó m P P I c ó t í n h c h ấ t ứ c c h ế b à i t iế t
sa u k h i u ố n g 1 - 3 g iờ (k h i s ử d ụ n g ở d ạn g
a c i d d ị c h v ị t r i ệ t đ ể v ì:
v i h ạ t b ọ c r u ộ t) .
• C h ỉ đ ế n tế b à o đ íc h c ó k h ả n ă n g tiế t
Chuyển hóa
H C 1.
C h u y ể n h ó a P P I th e o c o n đ ư ờ n g c y to c h r o m e '
• T h u ố c ứ c c h ế v à o g ia i đ o ạ n c u ố i c ù n g
tạ o HC1 n ê n k h ô n g c ầ n p h ố i h ọ p n h iề u
P450 (C Y P -P 4 5 0 ) và 2 9
CY P -C I . H iệ n
tư ợ n g c h u y ể n h ó a c h ậ m c ũ n g c ó th ể g ậ p ờ
n h ó m th u ô c v ớ i n h a u .
n g ư ờ i lớ n tu ổ i v à n g ư ờ i c ó k iể u d i tru y ề n đ a
• Đ â y là n h ó m th u ố c ứ c c h ế b à i tiế t a c id
h ìn h th á i h ẹ th ố n g m e n C Y P - P 4 5 0 v à C Y P -
m ạ n h n h ấ t h iệ n n a y . T á c d ụ n g ứ c c h ế
C 1 9 ớ g a n ( t h e o h ì n h 1 5 .3 ). T u y n h i ê n d o
tiế t a c id c ủ a n h ó m P P I k é o d à i là d o
k h o ả n g a n to à n c ủ a th u ố c k h á rộ n g n ê n trê n
h iệ n tư ợ n g ứ c c h ế k h ô n g h ồ i p h ụ c c ác
th ự c tế k h ô n g c ầ n p h ả i c h in h liề u ở n g ư ờ i
b ơ m p r o to n h ơ n là d o th ờ i g ia n b á n h ủ y
lớ n tu ổ i h o ặ c c ó b iể u h iệ n s u y g a n , s u y th ậ n .
t h u ố c k é o d à i.

214
Nhồm: Esomeprazole NhOm: Omeprazole
Rabeprazole Pantoprazole
Promtoprazol
Hình 15.3: Cơ chế chuyển hóa của nhóm thuốc ức chế bơm proton

Tương tác thuốc ành hường đến khà năng hấp thu cùa một số
Các thuốc tác động qua cơ chế tráng thuốc (Bi2, sắt, canxi). Có bàng chửng cho
niêm mạc như sucrafate và antacid có khả thấy sử dụng các thuốc ức chế tiết acid kéo
năng gắn két với các thuốc sử dụng chung dài, nhất là nhóm thuốc PPI làm tăng nguy
.ưong lòng dạ dày và làm giảm khả năng hấp cơ gãy xương. Hấp thu thyroxine cũng giảm
thu của các thuốc này, do đó nên dùng cách đáng kể ở người dùng PPI hoặc bị viêm dạ
các thuốc kể trên khoảng 1 giờ. dày do Hp, và cần phải chinh liều thyroxine.
Khi cần sử dụng thuốc chung với các Liều lượng
thuốc kháng đông, Clopidogrel hoặc các
Liều chuẩn PPI đường uống sử dụng
thuốc cùng có chuyển hốa qua hệ thống men
trong điều trị loét DD - TT
CYP2C19, nên dùng các thuốc này cách
Omeprazole 20 mg/ngày
khoảng 12 giờ so với các thuốc PPI để tránh
hiện tượng cạnh tranh chuyển hóa trên hệ Lansoprazole 30 mg/ngày
thong CYP2C19. Rabeprazole 20 mg/ngày
Các thuốc có tác động ức chế bài tiết Pantoprazole 40 mg/ngày
acid sẽ làm tăng pH dạ dày và có khà năng Esomeprazolc 40 mg/ngày

2 15
Một số đặc Mẩn về liên quan giũa liều vổ dạ dày, điều hòa tiết HC1, kích thích tiết
khả năng ức chế acid của PPI nhầy, kích thích tiết bicarbonate. Vì vậy,
• Có hiện tượng chậm tác dụng ức chế bài prostanglandin E2 và I2 được nghiên cứu để
tiết acid trong 4 - 7 ngày đầu sau khi áp dụng trong điều trị theo cơ chế bào vệ
dùng thuốc PPI do hiện tượng ức chế niêm mạc.
dần các bơm proton và hiện tượng tăng Bệnh nhân thường sử dụng thuốc kháng
tình khả dụng sinh học cùa thuốc ờ viêm thuộc nhóm glucocorticoid và NSAID
những ngày sau. Sử dụng PPI liều cao với mục đích ức chế phản ứng viêm tại chỗ
giúp rút ngắn thòi gian này. hoặc chống thuyên tắc mạch (aspirin) nhưng
thuốc kháng viêm còn có tác dụng ngoài ý
• Khà năng kháng tiết có thể khác nhau
muốn lên đường tiêu hóa, gây tổn thương
tùy đặc điểm hấp thu và bài tiết ờ tùng
lan tỏa đặc biệt ờ DD-TT, tạo bệnh cảnh
bệnh nhân. Tuy nhiên ở liều chuẩn thì
viêm loét nhiều 0 , xuất huyết tiêu hóa, thùng
khả năng ức chế bài tiết acid thường ồn
DD-TT. Tác động cùa nhóm kháng viêm
định. Khả năng ức chế bài tiết acid khi
được tóm tắt trong hình 15.4.
dùng PPI hai lần tốt hơn khi dùng một
lần mỗi ngày. Theo hình 15.4, men cyclooxygenase
(COX) gồm hai loại cyclooxygenase 1
• Kiểm soát acid nhanh chóng khi sử dụng
(COX1) Và cyclooxygenase 2 (COX2).
vói liều cao hoặc nhiều lần trong ngày.
• COX1 có chức năng:
• Tính khả dụng sinh học của các thuốc
PPI khi cho qua ống sonde dạ dày hoặc ■ Trên nội mạc mạch máu chống
tiêm tĩnh mạch cũng tương đương với thuyên tắc mạch.
khi sử dụng bằng đường uống. ■ Trên niêm mạc dạ dày: làm tăng lượng
máu đến nuôi tế bào, tăng lượng chất
Hấp thu
nhầy và bicarbonate. Như vậy, làm
• Qua đường tiêu hóa và sinh khả dụng tăng bào vệ lớp tế bào niêm mạc.
tuyệt đối.
• COX2 tác động tại chỗ sung viêm: gây
• Hấp thu nhanh gần như hoàn toàn ờ phản ứng viêm tấy mô tế bào và viêm
ruột. tay 0 khớp.
• Tác dụng của thuốc tăng khi dùng liều • Nhóm thuốc NSAID tác động lên dạ
lặp lại. dày theo hai cơ chế:
• ' Nên dùng trước ăn từ 30 phút đến 1 giờ. ■ Trực tiếp lên lớp niêm mạc: làm tồn
thương cấu trúc tế bào và lớp bảo vệ
NHỐM THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN YẾU niêm mạc bị mòng đi.
TÓ BẢO VỆ NIÊM MẶC
■ Gián tiếp: ức chế sản xuất
Nhổm thuốc tác động lên dẫn chất của prostaglandin E2 và 12 thông qua ức
prostaglandin chế COX1 làm giảm lượng máu núôi
ở niêm mạc dạ dày người ta tìm thấy dưỡng tế bào, giảm bài tiết chất nhầy
protaglandin E í và L. Hai loại prostaglandin và giảm tiết bicarbonate.
này cố chức năng tăng tưới máu niêm mạc

216
Cyclooxygenase

COX1
< c= £ NSAIDs
COX2|
Prostaglandin Fj - Gi

Prostaglandin E Prostaglandin Prostaglandin I


Synthase \ Synthase

Prostaglandin E2 Prostaglandin Ij

Bảo vê niêm mạc

H ình 15.4: Cơ chế tác động của các thuốc kháng viêm

Như vậy, hình thành sự mất cân bằng • Gia tăng tổng hợp và giải phóng
giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công tạo protaglandin tại chỗ trên niêm mạc dạ
bệnh lý tổn thương DD-TT, Nhóm thuốc dày.
N SA K ) nào hấp thu càng nhanh ờ pH toan • ứ c chế hoạt chất khử protaglandỉn.
thì tổn thương niêm mạc càng lan rộng và
• Tăng kích thích m ô hạt nên làm tảng
biến chứng càng dễ xảy ra. Chính diều này
khả năng lành sẹo ổ loét.
gợi ý nhóm thuốc NSAED nào ức chế COX 2
nhiêu và ức chế COX) ít thì tốt hơn. Liều dùng:

Nhóm thuốc thuộc dẫn chất prostaglandin • Nhóm misoprostol (Cytotec®): là tổng
thường dược dùng phối hợp với nhóm hợp prostaglandin E 2 ờ dạng methyl
antacid khi bệnh nhân phải dùng NSAID ester hóa. Liều 200 pg X 4 lần/ngày
hoặc aspirin kéo dài. Cơ chế tác dụng cùa • Nhóm enprotil (Gardin®): là protaglandin
nhómprostaglandin: tổng hợp có tác dụng kéo dài hơn nhóm
misoprostol. Liều 35 pg X 2 lần/ngày.

217
Tác dụng phụ: khả năng ức chế nhưng không có khả
• Gây kích thích co bóp cơ tử cung nên năng diệt trừ khi sử dụng đơn độc.
có thể gây sẩy thai hoặc sinh non, gây • Liều dùng: 300-600 mg X 3-4 lần/ngày,
quái thai trong 3 tháng đàu thời kỳ can H+ để tác dụng nên phải uống lúc đối.
mang thai. Vì vậy, không dùng cho phụ • Tác dụng phụ: táo bón, lưỡi đen, phân đen.
nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và phụ
nữ trong tuổi sinh đẻ.
Nhóm cam thảo (caveds)
• Cơ chế: tác dụng bảo vệ niêm mạc bằng
• Dễ gây tiêu chảy, chướng bụng, đày bụng.
cách tăng tiết nhẩy, thúc đẩy tăng sinh
Nhóm sucralfate tế bào do ức chế hoạt ch ầ khử
• Là phức họp saccharose + sulfate + prostaglandin.
AI(0H)3. Cơ chế tác dụng: • Tác dụng phụ: giống aldosterone, tăng
■ Cơ chế che bọc niêm mạc. Nhờ môi giữ nước và muối.
trường acid ờ dạ dày, sucralfate sẽ « Chống chi định: tăng huyết áp, suy tim,
hòa tan, ion Al3t sẽ tách rời ra tạo suy gan, suy thận
thành phức hợp anion tự trùng hợp
thành polyanion: Đây là chất có tính ĐIÈU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER
nhầy và dính cao. Polyanion sẽ bám PYLORI
dính và che phủ lên bề mặt niêm mạc
dạ dày. Chất này còn có ái lực đặc YÊU CẰU CỦA THUỐC ĐEÈU TRỊ
biệt vói đáy ổ loét, tạo thành lớp bao • Đạt hiệu quả tiệt trừ Hp trên 80%.
phủ che chở nhờ đó tăng khà năng
• Đơn giản, an toàn, ít tác dụng phụ về
bào vệ đáy 0 loét.
mặt lâm sàng và sinh hóa.
■ Cơ chế liên kết và làm mất hoạt tính
• Dung nạp tốt.
cùa pepsin và acid mật. Giúp tăng
cường bảo vệ và kích thích niêm Muốn đạt được hiệu quả cao cần chú ý:
mạc bài tiết prostaglandin, giải • Sử dụng thuốc có khả năng ức chế toan
phóng chất nhầy và tăng sinh tế bào. mạnh thông qua cơ chế thể dịch và thời
• Liều dùng: 1 g X 4 lầĩi/ngày, uống lúc gian bán hủy chậm để chuyển Hp từ
bụng đói, kéo dài trong 6-8 tuần. Vì sự dạng xoắn khuẩn hoạt động sang dạng
hòa tan sucralfate cần ion H* nên không cầu khuẩn ngưng hoạt động. Nhóm PPI
sử dụng chung với các thuốc nhóm thường được lựa chọn là nhóm tối ưu vì
antacid, anti H2 và PPL có tác dụng ức chế bài tiết acid vượt trội
và thời gian tác dụng kéo dài.
• Tác dụng phụ: táo bón.
• Kháng sinh: phối họp tỳ hai loại trờ lên
Nhóm bismuth và chọn lựa loại kháng sinh có đặc điểm
• Cơ chế: là chất dạng keo có tính dính ít bị phá hủy bời môi trường acid dạ dày,
cao tương tự như sucralfate nhưng điểm có tác dụng hiệp đồng, thời gian lưu lại
khác biệt là có khả nàng họp đồng với ở dạ dày càng lâu càng tốt (chỉ sừ dụng
kháng sinh làm tăng khả năng diệt trừ vi kháng sinh bằng đường uống), khả năng
khuẩn đường ruột. Đối với Hp, thuốc có kháng thuốc thấp nhất.

218
• Luu ý: Cùng một nhóm kháng sinh có thề LIỀU THUỐC
có đề kháng chéo với nhiều chủng Hp.
Liều PPI sử dụng trong các phác đầ điều
trị tiệt trừ
CÁC PHÁC ĐỔ ĐIỀU TRỊ HP
Omeprazole 20 mg
Các phác đè điều trị bộ ba dùng trong 7 -
Lansoprazole 30 mg
14 ngày
Pantoprazole 40 mg
PPI + amoxicilline + Clarithromycine
Rabeprazole 20 mg
PPI + amoxicilline + metronidazole
Esomeprazole 20 hoặc 40 mg
PP1 + Clarithromycine + metronidazole
Tất cả đều dùng 2 lần/ngày
PPI + amoxcilline + levofloxacine
Các phác đồ bộ ba được khuyến cáo sử Liều kháng sinh trong các phác đồ điều
dụng đầu tay theo khuyến cáo của đồng trị tiệt trừ
thuận vùng Châu Á - Thái Bình Dương và Amoxicilline 1000 mg X 2 lần/ngày
đồng thuận Maastricht m, nhưng tl lệ tiệt (x 3 lần/ngày khi dùng trong phác đồ lai
trừ thành công hiện nay đã thấp hơn 80%. ghép)
Phác đồ 4 thuốc Tetracycline 500 mg X4 lần/ngày
PPI + metronidazole + tetracycline + Bismuth 524 mg X4 lần/ngày
bismuth (14 ngày) Clarithromycine 500 mg X2 lần/ngày
Phác đồ 4 thuốc có thể dùng cho điều trị Tinidazole 500 mg X2 lần/ngày
ban đầu ở các bệnh nhân dị ứng nhóm Metronidazole 250 mg X4 lần/ngày
pénicilline.
Levofloxacine 250 mg X2 lân/ngày
Điều trị theo thứ tự gềm hai pha
Pha dẫn nhập (5 ngày): PPI + amoxicillin. QỤÁ TRÌNH ĐIÊU TRỊ VÀ THEO DÕI
Pha diệt khuẩn (5 ngày): PPI+ TIẾP THEO
Clarithromycine + tinidazole. PPI cố đặc điểm là có tác dụng ức chế
bài tiết acid vượt trội, thời gian tác dụng kéo
Điều trị nái tiếp gồm hai pha
dài và cải thiện triệu chứng lâm sàng rất
PPI + amoxicilline (7 ngày). nhanh nên là nhóm thuốc được chọn lựa đầu
PPI + Clarithromycine + metronidazole tay. PPI các loại ở liều chuẩn đều có hiệu
(7 ngày). quả tương đương trong điều trị loét dạ dày tá
Liệu pháp lai ghép gồm hai pha tràng, do đó nên chọn lựa thuốc rè nhất. Các
thuốc khác như antacid, prostaglandin, sucrafate
PPI + amoxicilline (5 ngày), amoxicilline
không được khuyến cáo sừ dụng thường quy
trong pha này ờ liều cao 1 g X3 lần/ngày.
trong điều trị loét dạ dày tá tràng
PPI + amoxicilline + Clarithromycine +
Điều trị kháng tiết là một phần trong
metronidazole (9 ngày).
điều trị tiệt trừ Hp do đố nếu khởi đầu được
Phác đồ cứu vãn (đã thất bại > 1 lần tiệt trừ) sớm ngay từ đầu phác đồ điều trị Hp (nếu có
Nên dựa trên kháng sinh đồ. nhiễm) thì sẽ tiết kiệm được chi phí.

219
Nếu loét dạ dày, dứt dợt điều trị tiệt trừ • Kiểm tra hiệu quả tiệt trừ cần đặc biệt
Hp thì cần duy trì tiếp diều trị bằng thuốc lưu ý ở những người đã từng bị các biến
kháng tiết cho đù tổng thời gian từ 4 - 6 chứng do loét hoặc có kèm các bệnh nội
tuần. Nếu loét tá tràng: khoa nặng khác. Một trường phái khác
• Loét nhỏ, không biến chứng Hp (+): cho răng là đối với nhũng trường hợp
. Điều trị tiệt trừ Hp hai tuần là đủ. có bệnh phối hợp nặng như trên thì có
Không cần điều trị kháng tiết duy trì. thể tiếp tục điều trị kháng tiết lâu dài.
• Những tình huống cần phải điều trị • Các phương pháp kiểm tra hiệu quả tiệt
kháng tiết tiếp tục sau khi đã ngưng trừ Hp được chấp nhận rộng rãi là xét
phác đồ điều trị tiệt trừ là: loét tá tràng nghiệm hơi thở 13C/MC, thử nghiệm
lớn hoặc có biến chứng (ví dụ: xuất urease nhanh qua nội soi, tìm kháng
huyết tiêu hóa hoặc không thể ngừng sử nguyên trong phân. Dựa vào tình huống
dụng thuốc NSAID). cụ thể trên từng bệnh nhân có cần thiết
V á trò của sinh thiết ổ loét và nội soi đánh giá tổn thương trên nội soi và cần
tiêu hóa trên kiểm tra: loét tá tràng thường làm xét nghiệm giải phẫu bệnh hay
hiếm có nguy cơ ác tính nên không đòi hỏi không để quyết định phương pháp kiểm
phải sinh thiết ờ lần nội soi đầu và không tra hiệu quả tiệt trừ thích hợp.
cần nội soi lại để kiểm tra hiệu quả lành • Cần chú ý ngưng các thuốc kháng tiết ít
loét. Đối với loét dạ dày cần sinh thiết nhiều nhất hai tuần và các kháng sinh ít nhất 4
mẫu ờ bờ loét và đáy loét, đặc biệt lặ các ổ tuần trước khi làm xét nghiệm kiểm tra
lóét ở vùng thân vị và phình vị để loại trừ hiệu quả tiệt trừ Hp.
loét ác tính. Ngay cả khi kệt quà giải phẫu
Cần lưu ý các yếu tố càn trờ quá trình
bệnh là lành tính thì vẫn nhất thiết phải nội
lành loét và làm tăng nguy cơ loét tái phát.
soi dạ dày kiểm tra lại sau 8 - 12 tuần điều
Cấc yếu tố thường gặp là vẫn còn Hp (Hp
trị để kiểm tra hiệu quà lành loét. Nếu loét
kháng thuốc), Sử dụng thuốc NSAID, hút
vẫn chưa lành sẹo hoàn toàn thì cần sinh
thuốc lá.
thiết lại. Khoảng 70% các trường hợp loét
ác tính thì khi điều trị vẫn ghi nhận thấy cải
ĐIÈU TRỊ LOÉT DD - TT DO NSAID
thiện thu nhỏ ổ loét đáng kể nhưng thường
là không lành sẹo hoàn toàn. Bệnh nhân bị loét DD - TT khi đang sử
Vai trò kiểm tra hiệu quà tiệt trừ Hp: dụng NSAID
• Cần kiểm tra hiệu quả điều trị tiệt trừ Nên cân nhắc ngưng hoặc giảm liều
Hp do ti lệ thành công của các phác đồ NSAID vì việc tiếp tục sử dụng NSAED (kể
điều trị tiệt trừ hiện tại thường < 80% cả nhóm ức chế chọn lọc COX2) làm cản trờ
và vì nếu Hp vẫn còn thì tiên lượng của quá trình lành loét. Neu không thể ngưng
bệnh nhân thường không tốt (loét tái được NSAID thì PPI là thuốc điều trị kháng
phát, bị các biến chứng do loét, tốn kém tiết duy nhất có khả năng giúp lành loét, tuy
thêm do cần phải làm xét nghiệm và nhiên cần lưu ý vì trong tình huống này,
điều trị trờ lại) cũng như khà năng lây ngay cả với PPI gấp đôi liều chuẩn cũng
cho nhũng người khác (đặc biệt là không ngăn ngừa được hoàn toàn nguy cơ
những người trong gia đình). loét tái phát và biên chứng do loét. Đôi với

220
các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao (ví • Sử dụng thuốc kháng đông.
dụ: sau nhồi máu cơ tim), không nên ngưng • Sử dụng corticoid.
điều tậ aspirin liều thấp vì làm tăng ti lệ tử
vong, cần được điều trị phối hợp với PPI. Các mức độ nguy cơ về tiêu hóa:
• Nguy cơ cao: tiền căn loét DD - TT
Phòng ngừa loét DD - TT ừ bệnh nhân sử
biến chứng, có kèm các thuốc làm tăng
dụng NSAID
nguy cơ khác (aspirin liều thấp,
Bệnh nhân được dự tính cần điều trị dài corticoïde, kháng đông), hoặc có > 3
hạn với NSAED nên điều trị tiệt trừ H. pylori yếu tố nguy cơ tiêu hóa khác.
vì nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ xuất
• Nguy cơ thấp: không có yếu tố nguy cơ.
huyết tiêu hóa do loét lên gấp 6 lần. Ngày
càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhiễm • Nguy cơ trung bình: các trường hợp còn
H. pylori làm tăng nguy cơ loét ở bệnh nhân lại (một hoặc hai yếu tố nguy cơ không
sử dụng aspirin liều thấp. Điều trị tiệt trừ Hp phải thuộc nhóm nguy cơ cao).
giúp làm giảm ti lệ tái xuất huyết tiêu hóa do • Khuyến cáo sừ dụng NSAID có cán
loét. Tuy nhiên điều trị phối hợp với PPI sau nhắc nguy cơ biến chứng tiêu hóa và
khi tiến hành điều trị tiệt trừ vẫn cần thiết vì tim mạch.
ti lệ tiệt trừ H. pylorí thất bại còn cao và vì • Đối với những trường hợp được điều tri
tiện thực tế bệnh nhân cũng thường được bằng thuốc ức chế kết tập tiểu cầu kép vói
điều trị kèm với các NS AID khác. Clopidogrel và aspirin thì xuất hiện loét
Gác yếu tố nguy cơ tiêu hóa: dạ dày - tá tràng, đặc biệt là loét có biến
chứng gây xuất huyết tiêu hóa, nên ngưng
• Tuổi > 70. Clopidogrel nong khi nên khởi động lại
• Tiền căn loét DD-TT có biến chứng. aspirin liều thấp (81 mg/24 giờ) càng sớm
• Tiền sử loét DD-TT không biến chứng. càng tốt ngay sau khi đã kiềm soát được
tình trạng xuất huyết vì nguy cơ tử vong
• Nhiễm H. pylori.
do tim mạch sẽ tăng cao rõ rệt nếu ngưng
• Sử dụng NSAID liều cao. aspirin kéo dài.
• Sừ dụng đồng thời nhiều loại NSAID
(kể cả aspirin liều thấp và ức chế COX2
chọn lọc).

Nguy cơ tiêu hóa


Thấp Trung bình Cao
NSAID ít gây NSAÏÏ)+ ứ c chế COX2 chọn lọc
Thấp
Nguy cơ loét và rẻ nhất PPI/misoprostol +PPI/misoprostol
tim mạch Tránh dùng NSAIDs
Cao ^ Naproxen + PPI/misoprostol
(kể cả ức chế COX2 chọn lọc)
(*) Nguy cơ tim mạch cao: được định nghĩa là các trường hợp cần điều trị aspirin liều thấp lâu
dài nhằm mục đích phòng ngừa tiên phát hoặc thứ phát các biến chứng tim mạch.

221
LOÉT TRƠ (LOÉT KHÁNG TRỊ) đoán cần đo nồng độ gastrin khi đói/hoặc
khi kích thích bài tiết với secretin.
Định nghĩa
• Loét không liên quan với tình trạng tiết
Loét trơ là các trường hợp loét dạ dày
acid: thiếu máu dạ dày - ruột cục bộ,
không lành sau 12 tuần và loét tá tràng
bệnh Crohn’s, amyloidosis, lymphoma,
không lành sau 8 tuần điều trị. Trong trường
viêm dạ dày ruột có tăng bạch cầu ái
họp loét trơ cần xem xét các yếu tố sau.
toan (eosinophilic enterogastritis), nhiễm
Nguyên nhân thường gặp trùng (CMV, lao). Sinh thiết ờ dạ dày
• Không tuân thủ điều trị tốt (liều lượng, và tá tràng có thể giúp chẩn đoán các
cách dùng thuốc và thòi gian điều trị). nguyên nhân hiếm này.

• Hút thuốc lá. Chín mươi phần trăm loét DD - TT lành


hoàn toàn với phương pháp điều trị kinh
• Tình trạng nhiễm H. pylori: nếu đã khởi
điển. Chín mươi phần trâm các trường họp
động phác đồ điều trị tiệt trừ, cần kiểm
loét trơ ờ dạ dày và tá tràng sẽ lành khi điều
tra lại hiệu quả điều trị tiệt trừ đã thành
trị với PPI liều cao trong 8 tuần (ví dụ:
công chưa. Nêu kết quả xểt nghiệm lần
omeprazole 80 mg/ngày, lanzoprazole 60
đầu âm tính, cần xem xét các yếu tố có
mg/ngày). Liều cao PPI này cũng hiệu quà
thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm
trong việc điều trị duy tri lành loét.
trước như độ nhạy cùa phương pháp
chẩn đoán, các yếu tố có thể gây âm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
tính giả ở lần xét nghiệm trước (xem bài
1. Điều trị học Nội khoa (2009). Bộ môn
“Helicobacter pylori và bệnh lý dạ dày Nội Đại Học Y Dược TP.HCM. Nhà xuất
-tá tràng” trong sách Bệnh học nội khoa). bản Y học.
• Có sừ dụng NSAID: một số trường hợp 2. Current concepts in the management of
bệnh nhân tự ý dùng NSAED hoặc H elicobacter p y lori infection: the
aspirin liều thấp. Maastricht in Consensus Report. Gut
2007,56:772-781.
• Đối vói loét dạ dày thì cần phải thận 3. Harrison’s Principles of Internal Medicine
trọng loại trừ loét ác tính. tái bản lần thứ 17 (2008). Nhà xuất bản
Mc-Graw’s Hill.
Nguyên nhân ít gặp
4. Sleisenger & Fordtran's Gastrointestinal
• Loét đ l thủng bít vào các tạng trong 0 and Liver Disease, tái bản lần thứ 9
bụng (gan, tụy). (2010). Nhà xuất bản Elsevier.
• Tình trạng tăng bài tiết acid: hội chứng 5. Fock KM et al, Second Asia-Pacific
Zollinger - Ellison hoặc các tình trạng Consensus Guidelines for H elicobacter
p y lo ri infection. J G astroenterol H epatol
tăng bài tiết acid dạ dày tiên phát khác.
2009:24(10): 1587-1600.
Cần nghĩ đến ờ các trường hợp có tiền
6. Yamada’s Textbook of gastroenterology
căn gia tình có u tiết gastrin, đa u nội
tái bản lần thứ 5 (2009). Nhà xuất bản
tiết týp I, tiền sử bản thân bị tiêu chảy Wiley-Blackwell.
mạn, tăng canxi huyết do cường phó giáp,
hoặc loét ở mặt sau tá tràng. Đê chẩn

222
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Đặc điểm sử dụng thuốc sau đây đúng với nhóm antacid, ngoại trừ:
A. Dạng gel tốt hơn dạng thuốc bột,
B. Không nên dùng nhóm Antacid hòa tan do nhiều tác dụng phụ.
c. Nên uống trước khi ăn 15 - 30 phút.
D. Nên uống sau khi ăn 1 - 2 giờ,
E. Tác dụng yếu nên cần phối hợp thêm với nhóm ức chế bơm proton trong điều trị loét
dạ dày - tá tràng.

2. Đặc điểm sau đây đúng với nhóm kháng thụ thể histamin H2, ngoại trừ:
A. Hấp thu tốt qua đường uống.
B. Cimetidine là thuốc yếu và nhiều tác dụng phụ nhất.
C. Có thể gây hiện tượng nữ hóa tuyến vú tạm thời.
D. Làm tăng tác dụng của các thuốc kháng đông.
E. Có thể uống chung vói các thuốc nhóm antacid.

3. Thuốc nhóm kháng thụ thể histamín H2 không bị chống chì định trong trường họp nào
sau đây:
A. Có thai.
B. Cho con bú.
c . Tai biến mạch máu não.
D. Suy gan.
E. Suy thận.

4. Đặc điểm sau đây đúng với nhóm ức chế bơm proton, ngoại trừ:
A. Là nhóm thuốc ức chế bài tiết acid mạnh nhất hiện nay.
B. Bị giảm hấp thu nếu dùng chung với sucrafate.
c. Bị giảm hấp thu nếu dùng chung với nhóm Antacid.
D. ứ c chế không hồi phục các bơm proton.
E. Cần chỉnh liều ờ người lớn tuổi hoặc suy gan.

5. ở liều chuẩn, thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton có hiệu quả mạnh nhất là:
A. Omeprazole.
B. Esomeprazole.
c. Pantoprazole.
D. Rabeprazole.
E. Các thuốc trên đều có hiệu quả tương đương. ■

6. Đặc điểm liến quan giữa liều và khả năng bài tiết acid cùa thuốc ức chế bơm proton:
A. Khả năng ức chế bài tiết acid ổn định nếu dùng liều chuẩn.
B. Khả năng ức chế bài tiết acid tốt nhất nếu dùng cách xa bữa ăn.
c. Khả năng ức chế bài tiết acid nhanh chóng nếu dùng 2 lần/ngày.
D. Khả năng ức chế bài tiết acid nhanh chóng nếu dùng liêu cao.

223
E Tính khả dụng sinh học khi dùng đường uống tương đương với khi dùng đường ứnh mạch.

7. Các yêu cầu cùa phác đồ điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori, ngoại trừ:
A. Cần phối họp vói thuốc ức chế toan mạnh', tác dụng kéo dài.
B. Cần phối hợp ít nhất hai loại kháng sinh,
c. Sử dụng phác đồ ít tác dụng phụ.
D. Sử dụng phác đồ có hiệu quả tiệt trừ trên 90%.
E. Thòi gian điều trị 7 ngày thường kém hiệu quà.
8. Các phát biểu sau đây đúng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng, ngoại trừ:
A. ứ c chế bơm proton là nhóm thuốc kháng tiết được chọn lựa đầu tay.
B. Phối hợp thuốc ức chế bơm proton với antacid hoặc sucrafate giúp rút ngắn thời giari
điều trị.
c. Thời gian trung bình trong điều trị loét dạ dày là 4 - 6 tuần.
D. Tất cả trường họp loét dạ dày đều cần phải nội soi kiểm tra sau điều trị.
E. Loét tá tràng nhỏ không biến chửng có thể không cần điều trị duy trì sau khi đã tiệt
trừ H. pylori.

9. Loét dạ dày trơ được định nghĩa là loét không lành sau khi điều trị:
A. 4 tuần.
B. 6 tuần,
c. 8 tuần.
D. 10 tuần.
E. 12 tuần.

10. Nguyên nhân có thể dẫn đến loét trơ dạ dày, ngoại trừ:
A. Hút thuốc lá.
B. Ăn nhiều thức ăn chua cay.
c. Còn H. pylori.
D. Ung thư dạ dày dạng loét.
E. Hội chứng Zollinger - Ellison.

ĐÁPÁN
1E, 2E,. 3C, 4E, 5E, 6B, 7D, 8B, 9E, 10B

224
ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP
Phạm Thị Hảo, Huỳnh Thị Kiồi

MỤC TIÊU
1. Chần đoán được bệnh viêm tụy cấp: chẩn đoán xác định, chân đoán mức độ nặng, chẩn đoắii
nguyên nhăn, chấn đoán biến chứng, chắn đoán phân biệt.
2. Trình bày được điều trị nội khoa viêm tụy cẩp theo từng giai đoạn.
3. Nêu được chi định ngoại khoa trong viêm tụy cấp. '

ĐẠI CƯƠNG phải chẩn đoán phân biệt với đợt cấp cùa
Viêm tụy cấp (VTC) là một bệnh thường viêm tụy mạn).
được gặp ở khoa cấp cứu các bệnh viện với • Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, cảm giác yếu
bệnh cảnh đau bụng cấp. Khoảng 10%-15% mệt.
trường hợp VTC có diễn biến nặng và có thể • Khám bụng đau nhiều, bụng trướng, sốt.
từ vong. Do đó, trước một trường họp VTC, • Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, amýlase
ta cần nhận định, đấnh giá mức độ nặng, tăng, lipase tăng.
nhất là chẩn đoán sớm các trường hợp VTC
nặng để có thể xử trí thích họp nhằm giảm Đánh giá độ nặng
thiểu nguy cơ tử vong của bệnh. Dự đoán độ nặng cùa VTC rất cần thiết
để tối ưu hóa việc điều trị, để phòng ngừa và
CHẢNĐOÁN hạn chế xảy ra suy cơ quan và biến chứng
của bệnh. Việc điều trị VTC phức tạp vì
CHẤN ĐOÁN XÁC ĐỊNH (xem thim bài
không thể phân biệt thể bệnh nhẹ với thể
“Vịêm tụy cấp”).
bệnh nặng trong giai đoạn sớm cùa bệnh.
Xác định VTC nặng ờ giai đoạn sớm của
Chẫn đoán xác định VTC
bệnh (thường trong tuần đầu tiên) dựa trên
Chẩn đoán VTC thường được chấp nhận lâm sàng hơn là dựa trên các thay đổi về cấu
khi có hai trong ba tiêu chuẩn sau: trúc giải phẫu của tụy qua chẩn đoán hình,
• Đau bụng cấp kiểu tụy. ảnh. Vào thời điểm nhập viện, nhiều yếu tố
• Amylase/máu và/ hoặc lipase/máu > 3 nguy cơ cùa viêm tụy nặng có thể nhận biết
lần giới hạn trên của trị số bình thường. được dựa trên lâm sàng và một số xét
• Hình ảnh điển hình cùa VTC trên CT scan. nghiệm sinh hóa thường quy. Vào thời điểm
nhập viện và trong vòng 48 giờ đầu, bệnh
Những yếu tố cần thiết hỗ trợ cho chẩn nhân nên được xếp loại bệnh nặng hoặc nhẹ
đoán:
dựa trên sự hiện diện của hội chứng đáp ứng
• Cơn đau thượng vị khởi phát thình lình, viêm toàn thân (SIRS) hoặc có suy cơ quan
đau lan ra lưng. hay không. Mặc dù đã .cố các hệ thống đánh
• Tiền sử có những cơn đau trước đây, giá mức độ nặng cùa VTC, như tiêu chuẩn
thường liên quan đến uống rượu (có thể Ranson’s hoặc APACHE-n, nhưng các hệ
thống đánh giá này rất phức tạp, đòi hòi phải

225
xác định nhiều thông số (thang điếm • Hoại tử tụy.
APACHE-II cần 12 thông số về lâm sàng và • Nhiễm trùng trong bệnh viện.
cận lâm sàng, thường được thực hiện ờ khoa
chăm sóc đặc biệt, và có độ nhạy thấp vào Chỉ số VTC không nặng (Harmless acute
lúc nhập viện) và cấc thang điểm này không pancreatitis score - HAPS)
giúp đánh giá được bệnh cho đến 48 giờ sau • Dự đoán viêm tụy cấp không nặng với
nhập viện. BISAP (Bedside Index for độ chính xác 98%.
Severity in Acute Pancretatitis), một hệ • Gồm: bụng không đề kháng, dung tích
thống đánh giá mới, đon giản hon và dễ sử
hồng cầu bình thường và creatinin bình
dụng, giúp nhận ra các bệnh nhân có nguy
thường.
cơ xuất hiện biến chứng và nguy cơ tử vong.
Tiêu chuẩn Atlanta
Các yếu tố nguy cơ cùa VTC nặng
Tiêu chuẩn Atlanta định nghĩa VTC
• Tuổi > 60. nặng khi có suy cơ quan hoặc hình ảnh hoại
• Béo phì, BMI > 30. từ tụy trên CT scan hoặc có tiêu chuẩn về
• Có kèm bệnh khác. viêm tụy nặng theo Ranson’s hay APACHE-
n (Acute Physilogy and Chronic Health
Các chỉ điểm của VTC nặng trong vòng 24 Evaluation). Tiêu chuẩn Atlanta gồm ba
giờ đầu sau nhập viện nhóm tiêu chuẩn như sau:
• Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (thân • Suy cơ quan:
nhiệt >38°choặc < 36°c,
mạch > 90 ]/p,
■ Choáng: huyết áp tâm thu < 90 mmHg.
nhịp thờ > 20 ỉ/p, bạch cầu máu >
12.000/mm3hoặc < 4.000/mm3). ■ Suy hô hấp: PaƠ2 < 60 mmHg.
• Cô đặc máu (Hct >44%). ■ Suy thận: creatinine huyết thanh > 2
mg/dL
• BISAP: (B) BUN > 22 mg/dL, (I)
Impaired mental status: rối loạn tri giác, ■ X uầ huyết tiêu hóa: > 500 mL/24 giờ.
(S) SIRS: có 2/4 triệu chứng, (A) Age: • Biến chửng tại chỗ:
tuồi >60, (P)Pleural Effusion: tràn dịch ■ Hoại tử.
màng phổi trên X quang. BISAP > 3
■ Áp xe.
làm tăng từ 7-12 lần nguy cơ xuất hiện
suy cơ quan. ■ Nang giả.
• Suy cơ quan: • Dấu hiệu tiên lượng sớm không tốt:
■ Tim mạch: HA tâm thu < 90 mmHg, ■ Tiêu chuẩn Ranson > 3.
nhịp tim >1301/p. ■ Điểm APACHE-II > 8.
■ Hô hấp: PaC>2 < 60 mmHg. Chẩn đoán nguyên nhân (xem thêm bài
■ Creatinine > 2 mg /dL. “Viêm tụy cấp”)

Các chỉ ầểm của VTC nặng ừong thời • Ba nguyên nhân thường gặp: sỏi mật
gian ở bệnh viện (bao gồm cả vi sỏi), rượu, tăng
triglyceride máu.
• Suy cơ quan kéo dài (>48 giờ).

226
• Các nguyên nhân ít gặp khác. dài không đáp ứng với điều trị hỗ trợ.

• Các nguyên nhân cần xem xét khi có X ảy ra vào ngày 10-14, tuy nhiên có thể

những đợt tái phát của VTC không rõ xảy ra sớm hơn hoặc trễ hơn. Cấy m áu

nguyên nhân: bệnh lý tiềm ẩn của đường âm tính cũng không loại trừ chẩn đoán.
Chẩn đoán bằng chọc hút m ô tụy dưới
m ật hoặc ống tụy, đặc biệt vi sỏi ,hoặc
hướng dẫn cùa CT, m ẫu m ô tụy hút ra
sỏi bùn, do thuốc, tăng triglycerìde m áu,
dược nhuộm G ram và cấy để định danh
ung th ư tụy, pancreas divisum , rối loạn
vi khuẩn.
chức năng cơ vòng O ddi, xơ hóa nang,
không rõ nguyên nhân. • N ang giả tụy
N ang già tụy là phần tụ dịch có chứa
Chẩn đoán biến chứng
m en tụy và m ảnh vụn cùa tổ chức tụy;
Biến chúng tại chễ nang có vỏ bao được cấu tạo bời mô
• T ụ dịch cấp tính tại tụy: hoại từ, m ô hạt và m ô xơ. Phân biệt với
Có thể tụ dịch trong tụy hoặc quanh tụy. tụ dịch nhờ nang già có thành rõ ràng.
B iểu hiện trên CT bằng đậm độ giống Phân biệt với nang thật có lớp biểu m ô
nước, đồng nhất hoặc không đồng nhất, lót nang. N ang già tụy thường xuất hiện
không có b ờ rõ ràng. T hường tự hết, sau 4 tuần. T riệu chứng gồm đau thượng
không cần dẫn lưu trừ khi có nhiễm vị hoặc hằng định hoặc sau ăn. C ác triệu
trùng hoặc dịch thành lập quá nhanh. chứng liên quan đến chèn ép d ạ dày như
no, buồn nôn. N ang giả tụy có thể tụ hết
• Hoại tử tụy:
hoặc có biến chứng như to ra và chèn ép
Biểu hiện bằng các vùng giảm đậm độ
xung quanh, xuất huyết, nhiễm trùng,
trên CT, có bờ tư ơng đối rõ. Các vùng
áp-xe. K hoảng 30% -50% nang già tụy
này có thể lan tỏa hoặc khu trú, ngăn
tồn tại trên 6 tuần sẽ có biến chứng, ở
cách nhau bằng m ô tụy lành. Y ếu tố tiên
bệnh nhân đã biết có nang già tụy khi có
đoán có hoại từ gồm C R P > 150 m g/L
các triệu chứng n hư đau bụng, sốt nên
vào giờ th ứ 48, hoặc thang diểm theo
nghi n g ờ cọ biến chứ ng của nang giả
R anson > 3, bệnh nhân có hội ch úng đáp
tụy. D o vậy, nện dẫn lưu tất cả các nang
úng viêm toàn thân. Khi có hoại tử tụy
giả tụy tồn tại trên 6 tuần. Chẩn đoán
sẽ tăng nguy cơ suy cơ quan (đặc biệt
bằng siêu âm , C T scan, hoặc M RI.
khi hoại từ tụy > 50% ) và nhiễm trùng.
• Á p xe tụy
• V iêm tụy hoại tử nhiễm trùng
X uất hiện sau 4 tuần, sau khi lâm sàng
L à yếu tố nguy cơ hàng đầu gây từ vong
và cận lâm sàng cùa V TC đã về bình
trong viêm tụy cấp. N hiễm trùng của
thường. D ịch nhiễm trùng được thành
viêm tụy hoại tử xảy ra ở 30% -70%
vách hóa, bao quanh bời m ô tụy còn
bệnh nhân không dùng kháng sinh dự
sống nên nhiễm trùng lan rộng không
phòng. K hởi đầu bằng đau bụng dữ dội,
thường gặp.
sốt cao, tăng bạch cầu, du khuẩn huyết.
• B áng bụng
C ó thể biểu hiện không rõ ràng, nhất là ở
B áng bụng trong viêm tụy cấp có nguồn
bệnh nhân đã được dùng kháng sinh dự
gốc tù viêm phúc m ạc hóa học (chỉ tạo ít
phòng, với tình trạng suy cơ quan kéo
dịch), đứt ống tụy, vỡ nang già tụy vào

227
khoang phúc mạc làm dịch báng chứa mạch lách hoặc v õ giả túi phình động
nhiều men tụy. Các men này đều ờ dạng m ạch lách, vỡ tĩnh mạch lách, vỡ tĩnh
bất hoạt nên viêm phúc mạc hiếm khi m ạch cửa, huyết khối tĩnh m ạch lách
xảy ra. Ngoài ra còn có thể do bệnh gan làm dãn tĩnh m ạch dạ dày-thực quản và
m ạn tính có sẵn. X ét nghiệm dịch màng x u ầ huyết, x u ầ huyết nang già tụy, x u ầ
bụng thường có album in > 3 g/dL, huyết sau phẫu thuật cắt bỏ tụy hoại tử.
am ylase tăng cao.
Biến chứng hệ thắng
• R ò tụy
• S uy chức năng đa cơ quan.
Đứt ống tụy về phía trước gây báng
bụng, đứt ống tụy về phía sau gây rò. Có • Biến chửng tại phổi
thể rò qua da, vào khoang sau phúc mạc, Hội chứng nguy kịch hô hấp ở người lớn
lan lên ngực gây tràn dịch m àng phổi, (ARDS) là dạng thường gặp nhất của
tràn dịch trung thất, rò vào các tạng khác suy cơ quan trong VTC. Bệnh nhân béo
trong ồ bụng như túi m ật, đại tràng, ruột phỉ, tăng triglyceride máu dễ bị biến
non, tĩnh mạch cửa. T ự hết thường gắp ở chứng này hơn. Các biến chửng khác ở
trường họp rò qua da. phổi gồm xẹp phổi, tràn dịch màng phổi,
viêm phồi.
• Biến chứng mạch máu
Đối với hệ tĩnh m ạch, thường gặp nhất • Hoại tử mỡ
là tắc tĩnh mạch lách do huyết khối. Biểu ở các cơ quan khác ngoài tụy xảy ra ờ <
hiện lách to, dãn tĩnh m ạch phình vj. 1% bệnh nhân. Có thể biểu hiện dưới
Cũng có thể gặp tắc tĩnh mạch mạc treo dạng hoại tử dưới da, hoại tử xương xảy
tràng trên gây sung huyết, phù nề ruột, ra ờ đầu xương dài (xương đùi), hoại từ
thiếu máu ruột. Đối với hệ động mạch, bao hoạt dịch gây viêm khớp, hoại tử tai
xuất huyết là m ột biến chửng nguy hiểm giữa (rất hiếm).
khi nang giả tụy ăn vào động m ạch tụy, • Các biến chứng hệ thống khác
động mạch lách. Nếu nang giả tụy thông • rh o á n g tim.
vào ống tụy, có thể chày m ấu vào tá
* Suy thận cấp.
tràng qua ống tụy và nhú tá tràng.
■ Hôn mê, lú lln do phù não.
• T ắc nghẽn dạ dày - ruột
Có thể do tụy to chèn ép vào tá tràng, ■ Đông m áu nội m ạch lan tỏa.
đường mật. Có thể do phàn ứng viêm ■ Chuyển hóa: hạ canxi m áu, hạ
làm liệt m ột. V iêm tụy nặng có thể dẫn m agne m ấu, tăng đường máu.
đến chít hẹp đại tràng, có khi thủng đại ■ M ù thoáng qua.
' tràng.

• Xuất huyết tiêu hóa CHẨ N ĐOÁN PH Â N BIỆT


Có thể không liên quan đến viêm tụy • Thùng tạng rỗng, đặc biệt là thùng ổ loét
như xuất huyết tiêu hóa do stress, hội dạ dày-tá tràng.
chứng M allory-W eiss, bệnh lý dạ dày do
• V iêm túi m ật cấp và cơn đau quặn mật.
uống rượu. Xuất huyết tiêu hóa có thể
liên quan đến viêm tụy như vỡ động • Tắc ruột cấp.

228
• Nhồi máu mạc treo. ■ Theo dõi Hct và ion đồ mỗi ngày.
• Con đau quặn thận. • Cho tụy nghỉ ngơi: nhịn ăn thường trong
ba ngày đau, bệnh nhân sề được cung
• Nhồi máu cơ tim.
cấp năng lượng tối thiểu bằng glucose
• Túi phình động mạch chủ bóc tách. truyền tĩnh mạch với tổng lượng khoảng
• Bệnh lý mô liên kết kèm viêm mạch máu. 100-150g glucose/ngày.
• Viêm phổi. • Thở oxy qua mũi duy trì SaƠ2 > 95%.

• Nhiễm toan cetone do đái tháo đường. Lưu ý trong VTC nhẹ, không chi định:
• Sonde mũi dạ dày (trừ khi bệnh nhân có
NGUYÊN TẮC Đ IÊU TRỊ bụng trướng và nôn nhiều).
• Giảm đau. • Thuổc giàm tiết tụy.
• Bù dịch - cân bằng điện giải. • Thuốc giảm tiết acid dạ dày như PPI
• Cho tụy nghỉ ngơi: nhịn ăn đường miệng hoặc anti H 2 để phòng loét do stress.
và giảm tiết tụy trong V TC nặng. • Kháng sinh phòng ngừa.
• Dinh dưõng: nuôi ăn bằng đường ruột • Nuôi ăn qua đường ruột hoặc đường tĩnh
hoặc đường tĩnh mạch trong VTC nặng. mạch toàn bộ.
• Sử dụng kháng s in h h ọ p lý.
Viêm tụy cấp thể nặng
• Giải quyết biến chứng. Lâm sàng và cận lâm sàng có biểu hiện
• Điều trị nguyên nhân. suy cơ quan hay dấu hiệu tiên lượng nặng.
Nên chuyển bệnh nhân đến khoa chăm sóc
TIẾP CẬN ĐIÈU TRỊ VIÊM TỤY CẤP đặc biệt (ICU).
THEO GIAI ĐOẠN BẸNH
Theo dõi

GIAI ĐOẠN SỚM (TỬ 0 - 72 GIỜ) • Sinh hiệu, lượng nước tiểu mỗi vài giờ
trong vòng 24 - 48 giờ đầu.
Viêm tụy Cấp thề nhẹ
• Theo dõi biến chứng.
Lâm sàng và cận lâm sàng không biểu
hiện suy cơ quan hay dấu hiệu tiên lượng nặng. Bù dịch và cân bằng đ ệ n giải

• Giảm đau • Bù dịch: rất quan trọng, vì thiếu dịch cố


thể gây tụt huyết áp và theo sau đó là
■ Meperidine 100 mg, nửa ống mỗi 6-
hoại từ ống thận cấp, nếu tình trạng
8 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm mạch.
thiếu dịch kéo dài. Mặt khác, thiếu dịch
■ Không sử dụng anticholinergic vì có cũng gây tổn thương vi tuần hoàn ờ tụy
thể làm tăng tình trạng trướng bụng. dẫn tới hoại tử tụy.
• Bù dịch, cân bằng điện giải • Thể tích dịch cần bù: đầu tiên 20 ml/kg
■ .Tối thiểu 2 lít dịch/ngày, gồm (1 lít) truyền tĩnh mạch trong vòng 60-90
Lactate Ringer và glucose. phút. Sau đó, 250-300 ml/giờ, trong 48 giờ
■ Bù kali theo ion đồ. đầu, nếu tình trạng tim mạch cho phép.

229
• Loại dịch truyền: L actate R inger tốt hon không giảm tỷ lệ từ vong. T rong thực
normal saline (ngoại trừ VTC do tăng canxì hành lâm sàng, thường chỉ định creotide
m áu, do L actated R inger chứa 3 m E q/L 0,1 m g, 1 ống, tiêm dưới da, 2-3
canxi). S o sánh giữ a truyền L actated lần/ngày.
R inger v à norm al saline, m ột số nghiên
Phòng ngừa loét DDTT do stress
cứu cho thấy L actate R inger giúp cài
T huốc giảm tiết acid dạ dày nhóm PPI
thiện C R P (52 so với 104 m g/L ) và làm
hoặc anti H 2 dùng đư ờng tiêm m ạch.
giảm tỷ lệ hội chứ ng đáp ứng viêm toàn
thân sau 2 4 g iờ (84% so với 0% ). Viêm tụy cấp nặng do sôi
• D ấu hiệu bù đù dịch: đuợc đánh giá ♦ N ếu có nhiễm trùng huyết từ nhiễm
trong vòng 24 giờ qua các biểu hiện cài trùng đường mật:
thiện sinh hiệu, tăng luợng nuớc tiểu, ■ K háng sinh: cephalosporin thế hệ
giảm H ct và B U N (đặc biệt H ct và B U N th ứ 3 hoặc quinolone kết họp
cao khi nhập viện). N ếu B U N không m etronidazole 10-14 ngày.
giảm hoặc tăng cao hơn lúc nhập viện,
■ E R C P thực hiện sớm mong vòng 72
phải tăng luợ ng dịch truyền sao cho thể
g iờ đầu. N hiều nghiên cứu cho thấy
tích nuớc tiểu > 0,5 m l/kg/giờ.
giảm biến chứ ng VTC như ng không
• L uu ý: sau 48 g iờ thể tích nuớc tiểu vẫn giảm tỳ lệ tử vong.
thấp, có thể bị hoại tử ống thận cấp,
• N ếu không viêm đường m ật nhưng
không phải do thiếu dịch. T rong truờng
am ylase và bilirubin vẫn tiếp tục tăng
. hợp này, tăn g dịch truyền sẽ gây phù
trong vòng 48 giờ sau nhập viện, siêu
phổi cấp trong khi thể tích nuớ c tiểu vẫn
âm thấy dãn đường m ật, cần xem xét
không cải thiện.
thực hiện ERCP.
Thởoxy
Kháng sinh phòng ngừa
N hằm duy trì S a 0 2 > 95%.
K háng sinh phòng ngừ a trong giai đoạn
Giảm đau sớm (khi chưa có C T cản quang) nếu có suy
• Đ au cũng có thể ảnh hường huyết động. c ơ quan hoặc dấu hiệu tiên đoán hoại tử tụy
như C R P > 1 5 0 m g/L ờ g iờ 48 hoặc SIRS
• M eperidine 100 m g, 1/2-1 ống, tiêm
tồn tại sau 24-48 g iờ hoặc H ct > 44% lúc
bắp, mỗi 6-8 giờ.
nhập viện và không giảm sau 24 giờ. M ột số
Cho tụy nghỉ ngơi nghiên cứu cho thấy kháng sinh phòng ngừa
• D inh dưỡng: nhịn ăn đường m iệng. Nuôi b ắ t đầu sớm trong vòng 48 giờ đầu có lợi
ăn bằng đường tĩnh m ạch hoặc đường cho bệnh nhân.
ruột. T uy nhiên, ở giai đoạn này vấn đề
nuôi ăn chưa cần thiết đặt ra, bệnh nhẫn G IA I Đ O Ạ N T R Ễ H Ơ N (T Ừ 72 G IỜ - 7
có thể chỉ cẩn được cung cấp năng lượng NGÀY)

tối thiểu n h ư V T C n h ẹ ., Viêm tụy cấp thể nhẹ


• G ả m tiết tụy: somatostatin hoặc octreotide K hông th ấy bằng chứng của bệnh nặng
lạm giảm tần suất biến chử ng nhưng hay suy cơ quan.

230
• C ho ăn lại: khi bệnh nhân hết đau (đã * So vói nuôi ăn đường tĩnh m ạch, thì
ngưng thuốc giảm đau), hết nôn, giảm nuôi ăn quạ đường ruột giảm tỳ lệ
trướng bụng, biết đói. B ắt đàu bằng suy c ơ quan và nhiễm trùng h ệ ,
nước đường -> cháo đường - ỳ ăn thống, từ 'đó giảm tỷ lệ tử vong ờ
thường, hạn chế béo. bệnh nhân V T C nặng.

• Đ iều trị nguyên nhân: • Nhược điểm: phải nội soi dạ dày (nếu đặt
* VTC do sỏi: cắt túi m ật càng sớm càng sonde mũi hồng tràng) để hướng dẫn đầu
tốt. Có thể cắt túi m ật qua nội soi ống sonde qua khỏi dây chàng Treitz.

trước khi xuất viện. N eu không cắt • D inh dưỡng với chế độ giàu đạm ít béo.
túi m ật, nguy cơ 25% -30% V T C tái B ắt đầu với 25 m l/giờ. T hường bệnh
phát, viêm túi m ật cấp hoặc viêm đường nhân dung nạp được vói ít nhất 30%
m ật xảy ra trong vòng 6-18 tuần. nhu cầu cần thiết/ngày, ngay khi có liệt
■ V T C do rượu; cai rượu, tâm lý liệu ; ruột (nhu cầu nuôi ăn 25 kcalo/kg trọng
pháp. lượng lý tường của bệnh nhân).

■ V TC d o tăng triglyceride (TG): Điều • D ấu hiệu cho thấy không dung nạp
trị nguyên nhân gây tăng TG thứ phát. (thường sẽ phục hồi sau khi ngưng cho
ăn qua đường ruột):
Thuốc nhóm fibrat hoặc statin liều cao.
M ục tiêu điều trị: người lớn giữ TG T hể tích tồn lưu dạ dày > 400 ml.
< 500 m g/dL , trẻ em giữ T G < 200 ■ N ôn, đầy bụng, tiêu chảy (> 5 lần
m g/dL. phân nước hay > 500 m l/24 giờ. c ầ n

Viêm tụy cấp thể nặng


loại trừ tiêu chảy do c. difficile và
tiêu chày do thuốc).
Có bằng chứng bệnh nặng hay suy cơ
• N ếu bệnh nhân không dung nạp được
quan.
hoặc không có điều kiện thực hiện thì
D in h d ư ỡ n g nuôi ăn qua đường tĩnh m ạch.
• Cho ăn qua sonde m ũi hỗng tràng hoặc
K háng sin h p h ò n g n gừ a
sonde mũi d ạ dày.
• CT scan cản quang để khảo sát hoại tử
• Ư u điểm:
tụy. Thực hiện khi creatinin < 1,5 mg/dL.
■ D u y trì hàng rào bào vệ ở ruột. Khi
• N ếu hình ảnh trên C T cho thấy hoại từ
nuôi ăn bằng đường tĩnh m ạch, ruột
< 30% tuyến tụy thì điều trị nâng đờ và
giảm nhu động, vi trùng phát triển
theo dõi tiếp.
quá m ức -và dễ dàng xuyên thành
ruột. Đ ây Ịà nguyên nhân chính gây • N ếu có hoại từ. tụy ít nhất 30% : dùng
nhiễm trùng. kháng sinh phòng ngừa im ipenem 500
m g/8 giờ, trong vòng 7-10 ngày.
■ T ránh nhiễm trùng qua catheter, tắc
catheter, tràn k h í m àng phổi, viêm V iêm tụ y cấp n ặ n g do sỏi
tĩnh m ạch, huyết khối tĩnh m ạch (là N ếu có nhiễm trùng huyết từ nhiễm
các biến chứng của nuôi ăn đường trùng đường mật: kháng sinh thích họp, xem
tĩnh m ạch). xét E R C P cấp cứu, lấy sỏi.

231
Viêm tụ y cắp n ặ n g do tă n g TG hay bệnh nhân dung nạp được thuốc
• Lọc máu: để loại T G khỏi huyết thanh. (uống thuốc m à không đau).

Chi định lọc m áu khi đường huyết < 500


mg/dL, bệnh nhân không có chống chi GIAI ĐO Ạ N T R Ễ H Ơ N (TỪ 7 - 28 NGÀY)
định lọc m áu (sinh hiệu không ổn, không Hầu hết VTC nhẹ ổn định và xuất viện
khả năng dung nạp m ột lượng lớn dịch). trong vòng 7 ngày. Nếu sau 7 ngày bệnh
nhân chưa ổn, thường là VTC nặng.
• Insulin truyền ứnh mạch:
. ■ Chỉ định ở bệnh nhân không lọc máu V iêm tụ y c ấp n ặ n g có cải th iện
được và đường huyết > 500 mg/dL. • Cho ăn lại bằng đường miệng: bắt đầu
Insulin làm giảm T G thông qua tăng bằng nước không có năng lượng nước
hoạt tính men lipoprotein lipase, men đường -ỳ cháo đường.
này làm tăng chuyển hóa chylomicron • T ìm và kiểm soát nguyên nhân, chống
thành glycerol và acid béo tự do. VTC tái phát.
* VTC do tăng T G thường xảy ra trên
bệnh nhân đái tháo đường chưa kiểm V iêm tụ y c ấp n ặ n g c h u a cải th iện
soát tốt, do đó insulin có tác dụng
N ếu đang d ù n g k h á n g sinh p h ò n g ngừ a
điều trị cả hai (tăng T G và tăng
đường huyết). Insulin đưa T G < 500 Chọc hút tụy qua da, cấy và làm kháng
m g/dL trong vòng 3-4 ngày. sinh đồ. Nếu cấy (+), thay đổi kháng sinh
theo kháng sinh đồ, điều trị nhiễm trùng mô
■ Liều khỏi đầu: regular insulin pha
hoại tử. Nếu cấy (-), tiếp tục kháng sinh
trong chai glucose 5% truyền tĩnh
phòng ngừa cho đù 7-10 ngày.
mạch với tốc độ 0,1-0,3 đơn vị/kg/giờ,
để duy trì đường huyết từ 150-200 N ếu ch u a s ử d ụ n g kh á n g sinh
mg/dL. T hí dụ bệnh nhân 50 kg, pha Chọc hút tụy có bang chứng nhiễm trùng
5-15 đơn vị insulin trong 500 m L thì sừ dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng
glucose 5% truyền tĩnh m ạch trong mô hoại từ. Có thể lặp lại chọc hút sau điều
vòng i giờ (160 giọt/phút). trị 1 tuần nếu tình trạng nhiễm trùng vẫn tồn
■ Theo dõi đường huyết đầu ngón tay tại và loại trừ có ổ nhiễm khác.
mỗi 4 giờ và TG/m áu mỗi 12-24 giờ.
M ục đích theo dõi để chỉnh liều GIAI ĐO ẠN RẮT T RỄ (> 28 NGÀY)
insulin. Ngưng insulin tĩnh mạch khi V iêm tụ y cấp n ặ n g có cải thiện
TG < 500 mg/dL.
• Cho ăn lại khi biến chứng tại chỗ có cải
* Phối hợp insulin với heparin: Hiệu thiện. Nêu dung nạp được, sau đó sẽ tiếp
qua giảm T G nhánh hơn. Heparin tục vớí điều trị nguyên nhân.
kích thích phóng thích men lipoprotein
• Nếu bệnh nhân không dung nạp thức ăn,
lipase từ nội mạc mạch m áu vào hệ
xem xét cắt lọc mô hoại tử,
tuần hoàn (bản thân heparin sẽ nhanh
chóng bị hủy ở gan). V iêm tụ y cấp n ặ n g khô n g cải th iện
* Fibrat (gem fibrozil hoặc fenofibrat): • Dần lưu tối thiểu hay phẫu thuật cắt lọc
bắt đầu khi bệnh nhân uống lại được mô hoại từ.

232
• S ử dụng kháng sinh theo kết qu à kháng • Đ ể giảm nhiễm trùng m ô hoại tử, có thể:
sinh đồ. * Cho ăn qua đường ruột.
• C hi định cắt lọc m ô hoại tử: * K háng sinh phòng ngừa: im ipenem
■ K hông cải thiện với kháng sinh và 5 0 0 m g /8 g iờ , trong 7-10 ngày.
chọc hút dưới hướng dẫn C T scan. ' ■ Chọc hút qua da dưới hướng dẫn cùa
" B ệnh nhân trở nên không ổn định về CT.
hô hấp, tim m ạch và chức năng thận. ■ C ắt lọc mô hoại tử.

• Đ iều trị khi có bằng chứng nhiễm trùng


Đ IÈ U T R Ị B IẺ N C H Ứ N G m ô hoại tử:
■ K háng sinh điều trị: im ipenem 500
TẠ I CHỖ
m g/8 giờ, trong 3 - 6 tuần.
Tụ dịch cấp ■ C ắt lọc m ô hoại tử: thực hiện sau 4
• T hư ờng tự rú t không cần dẫn lưu qua da tuần.
vì đặt cathéter q u a d a là eử a ngõ đưa vi
Nang giả tụy (NGT)
trùng vào ồ tụ dịch cấp. N ếu tồn tại, có
T hư ờng gặp ỡ V T C do rượu.
khả năng do v ỡ ống tụy.
• N G T không triệu 'chứng: hầu hết N G T tự
• Chì đặt catheter dẫn lư u qu a da khi chắc
m ầ đi do sự hấp thu của dịch q ua phúc
chắn có nhiễm trù n g được xác định bằng
m ạc hoặc do nang tự vỡ vào đường tiêu
chọc dò dưới hướng dẫn củ a CT, cấy và
hóa. N G T tự biến 'm ấ t thường xảy ra
nhuộm Gram .
trong nhữ ng tuần đầu của qu á trình hình
• K hông cần kháng sinh phòng ngừa. thành. D o đó, nếu NG T không triệu chúng,
• T ụ dịch cấp tồn tại trên 4 tuần: coi không to thì chi cần theo dõi băng siêu
chừng thành lập nang già tuy. âm bụng hàng loạt trong vòng 8 tuần.
• N G T có triệu chứng, lớn hơn 5cm và tồn
Hoại tử tụy
tại trên 6 tuần thì phải được chọc dẫn
Hoại tử tụy vô trùng lưu m ột hoặc nhiều lần hoặc dẫn lưu
Đ iều trị: dẫn lưu m ô hoại tử khi triệu bằng catheter. Với N G T vô trùng, tỳ lệ
chứng V TC hay suy cơ qụan kéo dài ở giai thành công 45% -75% ; vói N G T nhiễm
đoạn trễ. Hoại tử tụy tổ chức hóa (vùng tụy trùng, tỷ lệ thành công 40% -50% . Khi
hoại tử tồn tại ít nhất 4 tuần, phát triển vò không đáp ứng với chọc hút dẫn lư u thì
bọc chứa chất hoại từ) có thể được dẫn lưu phải phẫu thuật.
qua nội soi (vào dạ dày hoặc tá tràng) hoặc • B iến chứng của N G T: phụ thuộc vào
dẫn lưu qua da. kích thước và tuổi của NGT.
Hoại tử tụy nhiễm trùng ■ N hiễm trùng N G T

• Phân b iệt hoại từ tụy nhiễm trùng hoặc / T riệu chứng: đau + sốt trên hai
vô trùng bằng procanxitonin. tuần + bạch cầu tàng.

• N hiễm trùng mô tụy hoại từ: thường xảy V Chọc hút qua da dưới hướng dẫn
ra sau tuần thứ nhất. cùa siêu âm /CT, nhuộm gram và

233
cấy dịch hút để hướng dẫn kháng ■ ứ c chế tiết dịch tụy: otreotide
sinh điều trị. (sandostatin) hoặc somatostatin.
v' NGT nhiễm trùng hoặc áp xe nên Octreotide 0,1 mg, tiêm dưới da 2-3
được dẫn lưu ra ngoài. lần /ngày, liên tục 2-3 tuần.

■ VỠNGT ■ Xem xét chọc tháo báng.

V Vỡ hay rò NGT vào khoang phúc • Điều trị nội soi: đặt stent bắc cầu ống
mạc gây phản ứng phúc mạc có tụy. Trong vỡ ống tụy chính, điều trị
thể gây choáng, cần phẫu thuật bằng đặt stent có hiệu quả tốt.
cấp cứu. • Điều trị phẫu thuật: nếu báng bụng do
s Tiên lượng từ vong từ 14% nếu tụy tiếp tục thành lập sau 2-3 tuần điều
vỡ không kèm xuất huyết và lên trị nội khoa, bệnh nhân nên được chỉ
đến 60% nếu vỡ kềm xuất huyết. định phẫu thuật.

■ Xuất huyết NGT Tràn dịch màng phểỉ do tụy


v' NGT có thể xói mòn vào trong • Nếu vỡ ống tụy ra sau hay rò giữa ống
các tạng (dạ dày, ruột non, ruột già, tụy và khoang màng phôi sẽ gây tràn
mạch máu) và xuất huyết sau đó. dịch màng phổi, thường ờ bên trái.
/ NGT xuất huyết có tam chứng • Điều trị: chọc dò hay dẫn lưu màng
(1) tăng kích thước NGT, (2) phổi. Điều trị nội và ngoại khoa giống
nghe âm thổi ở NGT, (3) giảm như báng bụng do tụy.
đột ngột hemoglobin và Hct mà
Áp xe tụy
không thấy xuất huyết ra ngoài.
• Áp xe tụy: sự tích tụ ổ mủ trong và
v' Chụp mạch máu giúp chẩn đoán
quanh tụy với thời gian từ 4 - 6 tuần.
xác định và phẫu thuật điều trị.
Khoảng 3%-4% bệnh nhân VTC có biến
■ Chèn ép gây tắc nghẽn các cơ quan
chứng áp xe tụy. Biểu hiện với triệu
lân cận và gây đau
chứng sốt, bạch cầu tăng và liệt ruột.
V Triệu chứng chèn ép của NGT Các yếu tố thuận lợi gây áp xe tụy:
tiên đoán biến chứng của nó.
• VTC nặng.
NGT không triệu chứng thường
■ Viêm tụy sau phẫu thuật.
ít biến chứng ngay cả khi NGT
có kích thước lớn. ■ Cho ăn sớm.

Điều tíị triệu chứng và chọc hút NGT. ■ M ở ổ bụng sớm.


■ Sử dụng kháng sinh không đúng cách.
Báng do tụy và tràn dịch màngphổi do tụy
• Điều trị ngoại khoa. Một số trường hợp
Báng do tụy
có thể dẫn lưu tụy qua da. Áp xe tụy nếu
• Điều trị nội khoa: không điều trị sẽ tử vong 100%.
■ Đặt ống thông mũi-dạ dày, hút dịch
dạ dày liên tục. HỆ THỐNG
■ Dinh dưõng đường tĩnh mạch. Tim mạch: choáng tim.

, 234
• L âm sàng gợi ý: vẫn tụ t huyết áp dù bù trị vì giảm album in gây giảm canxi
dịch thích hợp. toàn phần, trong khi canxi ion hóa
bình thường nên không có triệu chúng.
• Đ iều trị: nâng áp bang dopam ine truyền
tĩnh m ạch không làm suy yếu vi tuần * T uy nhiên giảm canxi ion hóa có thể
hoàn tụy n h ư các thuốc vận m ạch,khác kích thích thần kinh cơ.
(xem thêm bài điều trị choáng tim ). ■ N eu kèm hạ m agnesium : nên bổ sung

Phổi m agnesium trước. H ạ m agnesium


thường do nôn nhiều, m ất magnesium
• T ràn dịch m àng phổi, xẹp phổi: không
qua nước tiểu, lắng đọng m agnesium
điều trị đặc hiệu.
ớ vùng hoại tử mỡ. K hi m agnesium
• A R D S: tiến triển độc lập vói tình trạng về bình thường, triệu chứng kích
bù dịch. T hường xảy ra giữ a ngày thứ thích thần kinh c ơ được điều trị bằng
hai v à th ứ bày củ a bệnh nhưng vẫn có canxi gluconate truyền tình m ạch (với
thể xảy ra lúc nhập viện. ARD S là biến điều kiện kali bình thường và không
chứng nặng và làm tăng tỷ lệ tử vong. sử dụng digoxin, vì canxi truyền tình
Đ iều trị: nội k h í quản, th ở m áy vói áp m ạch tăng gắn kết canxi vào các thụ
lực dương cuối thì th ờ ra. thể ờ c ơ tim , nó giành chỗ kali và

T h ậ n : suy thận cấp . gây rối loạn nhịp trầm trọng).

X em bài điều trị suy thận cấp.


K ẾT LUẬN
T iê u h ó a V T C là bệnh thường gặp ờ phòng cấp
Xuất huyết tiêu hóa (loét dạ dày do stress, cứu các bệnh viện. T rư ớc m ột trường hợp
hội chứng M allory - W eiss, vỡ nang giả tụy đau bụng cấp, nên thử am ylase m áu và nước
vào ống tiêu hóa, vỡ tĩnh m ạch tâm phình vị tiểu. N guyên nhân V T C thường gặp là sỏi
do huyết khối tĩnh m ạch lách, vỡ g iả phình m ật, rượu và tăng triglyceride. H ai nhóm
m ạch từ dạ dày tá tràng). Đ iều trị tùy theo V TC nh ẹ và nặng có tiên lượng rất khác
nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóạ. nhau, V T C nhẹ tử vong < 1 % , VTC nặng tử
vong từ 40% -60% . D o đó, khi tiếp cận bệnh
H u y ế t học
nhân V T C , ngay từ lúc mới nhập viện, cũng
Đ ông m áu nội -mạch lan tòa (xem phần n hư trong thòi gian năm viện, phải dự a trên
điều trị đông m áu nội m ạch lan tỏa). các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng để d ự
Chuyển hóa đoán khả năng diễn tiến nặng của VTC. Khi
x ử trí điều trị V TC cũng nên tiếp cận và xử
Điều trị bất thường chuyển hóa:
trí điều trị V T C theo tùng giai đoạn thích hợp.
• Tăng đường huyết: Thường xuất hiện trong
những ngày đầu củ a V T C nặng và trờ về T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
bình thường khi tình trạng bệnh ổn. D o 1. Trần Ngọc Bảo. Điều trị viêm tụy cấp. Điều
đó, insulin nên được sử dụng cẩn thận. Trị Học Nội Khoa. Nhà xuất bàn Y Học,
2009:191-199.
• H ạ canxi:
2. Acute Pancreatitis. Current Medical
■ H ạ canxi do giảm album in. T hư ờng Diagnosis and Treatment. Mc Graw-Hill
không triệu chứng và không cần điều Lange,2011.

235
3. M ark T opazian, Stephen J. Pandol. A cute 4. A cute and C hronic Pancreatitis. H arrison’s
Pancreatitis. T adataka Y am ada’s T extbook Principles o f Internal M edicine. M e Graw -
o f Gastroenterology. W iley-B lackw ell, 2009: H iII,2012.
1761-1803. ‘ 5. A cute Pancreatitis. Sleisenger and
Fordtran’s G astroenterology and L iver
Disease. Sauders E lsevier, 2011.

Sa dô tiép cân xù tri viêra tyy cap theo giai doan bçnh
(FNA, fine needle aspiration, chçc hùt bàng kim nhô)

236
CẲU HỎ I T ự LƯ Ợ N G GIÁ
C họn m ột câu đúng

1. Một bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp đo rượu. N gày thứ 10 sau nhập viện, bệnh
nhân bị đau bụng tăng lên kèm sốt, khám thấy vùng thượng vị rất đau và có đề kháng.
Chẩn đoán cố thể xảy ra là:
A. Viêm tụy hoại từ nhiễm trùng.
B. Xuất huyết nang giả tụy.
c . Tụ dịch cấp tính tại tụy.
D. Áp xe tụy.
E. Tắc ruột.

2. Biểu hiện thường gặp nhất của suy cơ quan trong viêm tụy cấp là:
A. Xuất huyết tiêu hóa.
B. Hôn mê.
c. Hội chứng nguy kịch hô hấp ở người lớn (ARDS).
D. Báng bụng.
E. Mù thoáng qua.

3. BISAP dược dùng để dự đoán viêm tụy cấp có nguy cơ suy đa cơ quan gồm tiêu chuân
nào, ngọại trừ:
A. Tri giác thay đổi.
B. Tuổi > 6 0 .
c BU N > 22 mg/Dl.
D . Hội chúng đáp ứng viêm toàn thân.
E. Tràn dịch màng bụng.

4. Dấu hiệu bù đủ dịch trong VTC là:


A. Bệnh nhân tỉnh.
B. Giảm lượng nước tiểu,
c. Cài thiện sinh hiệu.
D Hết ói.
E. Giảm đau bụng.

5. Các biện pháp điều trị VTC do tăng triglyceride, ngoại trừ:
A. Lọc máu.
B. ỉnsuline tiêm tĩnh mạch,
c. Insuline + heparin.
D. Fenofibrate.
E. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

237
6 . M ộ t bệnh nhân nam , 45 tuổi, được chẩn đoán viêm tụy cấp do rượu, thể nhẹ, ngày thứ nhất.
Cách x ử trí thích hợp nhất cho bệnh nhân này là:
A. Đ ặt ố ng thông m ũ i-h ỗ n g tràng để nuôi ăn vì bệnh nhân sẽ nằm viện lâu.
B. C ho kháng sinh để phòng ngừ a nhiễm trùng vì biến chứng này luôn xảy ra.
c. N ên cho ăn bằng đường m iệng sớm để giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp nhanh hồi
phục.
D . Đ iều trị bàng tiêm thuốc giảm đau, bù nước điện giải, cung cấp năng lượng băng
truyền dung dịch G lucose ư u trương, nhịn ăn uống.
E. Đ iều trị bằng tiêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc giảm co thắt c ơ trơn,
truyền ứ n h m ạch dung dịch L actate R inger 2 1ÍƯ ngày.

7. T rong diều trị v iêm tụy cấp, thuốc được ưu tiên chọn lựa để có tác dụng trực tiếp làm giảm
tiết dịch tụ y là:
A . O ctreotide 100 m eg X 3 lần/ ngày, tiêm dưới da.
B. M eperidin 50 -100 m g X 2-3 lần / ngày, tiêm bắp.
c. O m eprazole 40m g X 2 lần / ngày, tiêm m ạch.
D . B utylhyoscin 20 m g X 3 lần / ngày, tiêm bắp.
E. R anitidin 50 m g X 3 lần/ ngày, tiêm m ạch.

8. M ột bệnh nhân n ữ '5 2 tuổi vừa xu ất viện vì viêm tụy cấp do sỏi m ật. Đ e tránh tái phát viêm
tuy cấp do sỏi m ật, biện pháp tốt nh ất là:
A. C ắt túi m ật qua nội soi càng sớ m càng tốt.
B. T heo dõi siêu âm bụng m ỗi 3 tháng để theo dõi kích thước sỏi mật.
c. U ống fibrate để giảm triglyceride m áu.
D. U ống thuốc để làm tan sỏi túi mật.
E. L àm nội soi m ật tụy ngược dòng ( E R C P ) để lấy sỏi túi mật.

9. Các nguyên nhân cần xem xét khi có những đ ợ t tái phát của viêm tụy cấp không rõ nguyên
nhân, n g o ạ i t r ừ :
A. T ăng triglyceride m áu.
B, C ó vi sỏi hoặc sỏi bùn đư ờ ng m ật.
c. T ăng calcium m áu.
D . R ối loạn chức năng cơ vòng Oddi.
E . U n g th ư tụy.

10. C hi định kháng sinh phòng ng ừ a trong viêm tụy cấp:


A. T rong b ất c ứ giai đoạn nào của viêm tụy cấp.
B. ở mọi bệnh nhân > 60 tuổi.
c. V iêm tụy cấp do tăng triglyceride m áu.
D . C ó hoại tử tụy ít nhất 30% trên CTscan.
E. Viêm tụy cấp trên bệnh nhân đái tháo đường.

ĐÁP ÁN
1 A , 2C , 3E, 4C , 5E, 6D , 7A , 8A , 9C , 10D

238
CẶN LÂM SÀNG TRONG
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN MẬT
B ù i H ữ u H oàng

M Ụ C T IÊ U
]. Vận dụng các xét nghiệm để tìm nguyên nhân một số bệnh gan.
2. Nêu vai trò của các xét nghiệm hình ành học trong chấn đoán bệnh gan mật.

XÉT N G H IỆ M CHỨC NĂNG GAN IgM mới phản ánh đúng trong giai đoạn
T H Ư Ờ N G QUY VGVR A cấp.
(Xem bài X ét nghiệm chức năng gan) VGVRB
Virút viêm gan B (VRV G B) có nhiều
C Á C X É T N G H IỆ M T ÌM NG U Y ÊN
loại kháng nguyên khác nhau và tương ứng
NH ÂN B Ệ N H GAN
cũng có nhiều loại kháng thể chuyên biệt.
Các xét nghiệm chức năng gan chỉ giúp
HBsAg (Hepatitis B surface antigen, kháng
đánh giá mức độ hoạt động của gan và cho
nguyên bề m ặt của V G B): sự hiện diện của
biết gan có bệnh hay không. M uốn biết
kháng nguyên này .chứng tỏ virút đang tồn
nguyên nhân nào gây ra các bất thường ở
tại trong cơ thể. H BsA g (+) trong giai đoạn
gan, cần phải chi định thực hiện đúng các
cấp và trờ về âm tính sau vài tháng, lúc bệnh
xét nghiệm tìm nguyên nhân.
đã khỏi. Khi HBsAg (+) > 6 tháng, bệnh đã
X ét ngh iệm h u y ế t th a n h c h ẩn đo án viêm chuyển sang giai đoạn m ạn tính.
gan v irú t (VG VR)
Trong các nguyên nhân gây viêm gan
cấp hoặc mạn tính, V G V R là nguyên nhân
thường gặp nhất và có thể do nhiều loại
virút khác nhau gây ra. M uốn chẩn đoán các
bệnh VGVR phải đề nghị đúng các xét
nghiệm tầm soát cho từng loại virút.

VGVRA
Đ a số trè em ở vùng dịch tễ đều có
kháng thể anti-HAV IgG (+), chứng tỏ trè
đã bị nhiễm và được m iễn dịch đối với bệnh.
Kháng thể này thường dùng để điều tra tình
hình nhiễm VGVR A trong cộng đồng. Trước
m ột trường hợp tăng men gan cấp, muốn
chẩn đoán có bị viêm gan A hay khống,
chúng ta phải đề nghị xét nghiệm anti-HAV H ìn h 17.1: c ấ u trúc virus viêm gan B

239
Anti-HBs là kháng thể bảo vệ kháng với HBeAg có thể âm tính mặc dù bệnh vẫn
kháng nguyên bề m ặt. Kháng thể này chì còn đang tiến triển.
xuất hiện khi có m iễn nhiễm đối vói VGVR Anti-HBe kháng thể được tạo ra khi có
B hoặc nhờ chích vắcxin phòng ngừa. Anti- hiện tượng chuyển đảo huyết thanh HBe
HBs được tìm thấy trong huyết thanh (HBe seroconversion), tức là HBeAg từ (+)
khoảng 3 thấng sau khi bị VGVR B cấp diễn chuyển sang (-) kèm theo sự xuất' hiện của
tiến khỏi bệnh. M ột số trường hợp, Anti- Anti-HBe. Lúc đó, sự nhân lên của virút
HBs hiện diện đon độc m à không có bằng giảm đi và mức độ hoạt động, lây nhiễm của
chứng đã nhiễm virút hoặc chưa được tiêm bệnh cũng giảm.
ngừa, kết quả đó có thể là dương tính giả.
Hầu hết các dấu ấn trên được thực hiện
HBcAg (“c” : core, lõi) là kháng nguyên theo phương pháp miễn dịch enzym (ELISA)
lõi chì được tìm thấy trong tế bào gan bị nên có độ nhạy và chuyên biệt thay đổi tùy
nhiễm và không bao giờ có trong huyết thanh. theo các bộ kít thử nghiệm khác nhau.
Anti-HBc là kháng thể xuất hiện sớm và H B V D N A là xét nghiệm khảo sát sự
tồn tại rất lâu trong cơ thể, cho dù bệnh đã hiện diện và m ức độ sao chép của virút. Nó
khỏi hay đã chuyển sang giai đoạn m ạn tính. đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp nhiễm
C ó nhiều trường hợp, sau m ột thời gian dài, VRV G B thể tiềm ần (khi các dấu ấn huyết
•các dấu ấn của VG V R B đều m ất đí chi còn thanh thông thường đều âm tính) hoặc khi
lại Anti-HBc hiện diện đơn độc. Đ ây là bằng có đột biến tiền lõi. Xét nghiệm này rất cần
chứng cho thấy bệnh nhân đa
từng bị nhiễm thiết trước khi quyết định điều trị và giúp
VRVG B. Do vậy, ở H oa Kỳ, kháng thể này theo dõi đáp ứng điều trị, khả năng tái phát
được dùng để tầm soát loại bỏ các m ẫu máu và dự đoán m ột số đột biến kháng thuốc.
đã nhiễm VRVG B. Anti-HBc gồm có hai HBV DNA được thực hiện bằng kỹ thuật
loại là IgM và IgG. Trong giai đoạn cấp, PC R (polymerase chain reaction), có thể cho
anti-HBc IgM (+). Sau 6 tháng, IgM giảm kết quả định tính (dương tính hay âm tính)
trớ về âm tính, chỉ còn Anti-HBc IgG vin hoặc định lượng (thể hiện bằng số lượng bản
tiếp tục tồn tại lâu dài. Trong những đợt sao của virút /mL).
bùng phát của VG V R B m ạn tính, IgM có
Các genotype (kiểu gien) có 7 loại khác
thể xuất hiện trờ lại.
nhau cùa VRVG B (từ A đến H), được phân
H B eA g (“e” : evolution là tiến triển hoặc bố thay đổi theo từng vùng địa dư. Các
enigm a là bí ẩn) có bản chất còn nhiều vấn genotype của VRVG B có ý nghĩa tiên
đề chưa hiểu hết. H BeA g (+) khi virút đang lượng diễn tiến cùa bệnh (ví dụ kiểu gien c
trong giai đoạn nhân lên rất m ạnh nên có thường gặp ở bệnh nhân xơ gan hoặc ung
liên quan đến tình trạng tiến triển và tính lây thư gan, có tần suất đột biến tiền lõi cao,
nhiễm cùa bệnh. Khi HBeAg chuyển sang trong khi đó kiểu gien B thường thấy ở
âm tính, tương ứng với thời kỳ virút ngừng người m ang virút B không triệu chứng).
hoặc giảm sao chép và mức độ lây nhiễm
VGVR c
cũng giảm đi. T uy nhiên, có m ột số trường
hợp bị đột biến ở gien tiền lõi (precore Anti-HCV là tập hợp gồm nhiều loại
m utant) hoặc độ t biến tại gen khởi động kháng thể kháng các thành phần cấu tạo

tổng hợp lõi (basal core prom otor m utant), khác nhau của virút C. Kháng thê này giúp

240
phát hiện có nhiễm V R V G c nhưng không LE cell và kháng thể kháng nhân
ch o biết virút còn đ ang hiện diện hay không. (antinuclear antibody, ANA)
H C V R N A nếu dương tính chứng tỏ D ư ơn g tính trong viêm gan mạn thể tấn
VRVG c đang hiện diện và nhân lên trong côn g do lupus ban đỏ.
c ơ thể. X ét n ghiệm này cũng được thực hiện
Kháng thể kháng cơ trơn (smooth muscle
theo k ỹ thuật PC R . K ết quả có thể ía định
antibody, SMA)
tính (dương tính hay âm tính) hoặc là định
D ư ơ n g tính cù n g với A N A trong viêm
lư ợng (số lượng cop ies/m L ). X ét n ghiêm
gan tự m iễn týp 1. T u y n hiên, cũ n g c ó thể
H C V R N A cũ n g được dùng để theo dõi đáp
hiện diện ở n ồn g đ ộ thấp trong bệnh V G V R .
ứng v ề điều trị.

VRVG c c ó 6 gen otyp e (kiểu gen ) khác Kháng thể kháng tiểu thể gan-thận ịanti-
nhau, từ 1 đến 6. C ác gen otyp e n ày c ó ý LKM)
nghĩa rất lởn trong v iệ c tiên lượng đáp ứng D ư ơ n g tính trong v iê m gan tự m iễn týp
điều trị (v í dụ gen otyp e 1, đặc b iệt là lb , c ó 2 và m ột số trường hợp V G V R .
dáp ứng điều trị k ém nhất, cò n gen otyp e 2
Kháng thể tự miễn khác
và 3 c ó đáp ứ n g điều trị tốt hơn). C ác
N h ư S L A (anti-solube liver A g ), LC1
gen otyp e củ a VRVGC cũ n g c ó phân bố
(anti-liver cy to so l t ý p l) , A SG P R (anti-
khác nhau tù y theo từng vùng địa dư.
asialoglycoprotein receptor A b).
Các virút viêm gan khác S ự hiện diện cùa các kháng thể tự m iễn
V R V G D chi gây bệnh khi c ó đ ồng v ó i h iệu giá > 1/80 ở n gư ời lớn h o ặ c > 1 /20
nhiễm hoặc bội nhiễm V R V G B . D o vậy, ờ trẻ em , kèm theo sự tăng IgG c ó ý nghĩa
trong máu của bệnh nhân bắt b uộc phải có quan trọng trong chẩn đoán v iêm gan tự m iễn.
H B sA g (+). A nti-H D V -IgM là k hán g thể
xuất hiện thoáng qua ở giai đoạn cấp với hàm CÁC DẤU ẤN UNG T H Ư
lượng thấp còn A n ti-H D V -IgG hiện diện ở
oc-foetop rotein (A F P )
giai doạn.m ạn tính. V R V G E lây qua đường
ăn uống, dược phát hiện bằng xét n ghiệm Bình thường < 20 ng/m L . tăng cao
anti-H E V -IgM trong giai đoạn cấp và anti- (> 2 0 0 ng/m L ) trong ung thư biểu m ô tế bào
H E V -IgG b o n g gíaí đoạn mạn. Epstein-Barr gan. M ột số trường họp V G V R , A FP có thể
Virus (E B V ), được phát hiện bằng anti-EBV tăng rất cao nhưng sau đó giảm đi khi tình
(IgM và IgG ). C ytom egalovirus (C M V ) trạng viêm được cải thiện. Tăng nhẹ và vừa
chẩn đoán dựa vào anti-C M V (IgM và IgG ). có thể gặp trong thời kỳ tái tạo sau viêm gan
hoặc xơ gan. A FP còn tăng trong ụng thư
C ác xét n ghiệm ch ẩn đoán bệnh gan tự m iễn
nguyên bào sinh dục (buồng trứng hoặc tinh
Kháng thể kháng tỵ thể (antimitochondrial hoàn) hoặc các trường hợp thai chết lưu, dị
antibody, AM A) dạng thai nhi (thai v ô sọ, cột số n g chẻ
C ó 85% -90% dương tính trong x ơ gan ứ đ ô i...).
m ật nguvên phát. Đ ôi khi dưomg tính ờ n ồng C a rcin o e m b ry o n ic a n tig e n (C E A )
độ thấp trong viêm gan tự m iễn hoặc viêm
B ìn h thường < 2,5 n g/m L ở người không
gan d o thuốc và h ộ i ch ứ n g Sjogren.
hút thuốc lá và < 5 ng/m L ở n gư ời hút thuốc

241
lá. C E A có thể tăng trong các ung thư gan XÉT NGHIỆM MÔ HỌC (SINH THIẾT
th ử phát từ carcinom tuyến ờ đại tràng, dạ GAN)
dày hoặc tụy. C E A còn tăng trong ung thư Sinh thiết gan có thể được thực hiện khi
p h ổ i... nội soi 0 bụng hoặc sinh thiết m ù. N gày nay,
CA 19.9 người ta có thể sinh thiết dưới sự hướng dẫn
cùa siêu âm hoặc C T scan để định vị chính
B ình thường < 37 U I/m L, tăng trong ung
xác các tổn thương khu trú. Đ ây là xét
th ư biểu m ô đường m ật, carcinom tuyến cùa
nghiệm đơn giản nhưng rất có giá trị, có tính
tụ y và ống tiêu hóa trên. T uy nhiên, CA 19.9
quyết định để chẩn đoán các bệnh lý gan ở
có thể tăng trong sỏi túi m ật, viêm túi mật,
m ức độ giải phẫu bệnh và giúp đánh giá tiên
x ơ gan, viêm tụ y ...
lượng bệnh.

CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC Chỉ định


Ceruloplasmin • Chẩn đoán các trường hợp gan to không
rõ nguyên nhân.
Đ ược xem n h u m ột m en ferroxidase, giữ
vai trò trong chuyển hóa sắt như ng lại là • Chẩn đoán cốc trường hợp tắc m ật
m ột protein vận chuyển chủ yếu chất đồng không rõ nguyên nhân.
trong m áu (90% đồng trong m áu). Bình • Chẩn đoán nguyên nhân các bất thường
thường ceruloplasm in là 20-35 m g/dL. về xét nghiệm chức năng gan.
C eruloplasm in giảm trong bệnh W ilson,
• Các bệnh thâm nhiễm hoặc hệ thống
thường kết hợp với sự tăng lượng đồng
(sarcoidosis, lao k ê ...).
trong nước tiểu trong 24 giờ (bình thường
• Chẩn đoán và tiên lượng các bệnh gan
đồng trong nước tiểu < 40pg/24 giờ). Ngoài
m ạn tính (xơ gan).
rạ, ceruloplasm in còn giảm trong trường
hợp bị quá liều vitam in c, thiếu chất đồn g ... • Xác định các tồn thương ác tính (ung thư
C eruloplasm in tăng trong thai kỳ, nguvên phất hoặc thứ phát).
lym phom a, viêm cấp hoặc m ạn tính, viêm • Đ ánh giá đáp ứ ng điều trị V G V R , bệnh
khớp dạng th ấp ... W ilson, bệnh nhiễm sắt mô.
Ferritin, sắt huyết thanh và độ bão hòa • Đ ánh giá sau ghép gan.
transferrin
Chống ch! định
T ăng trong bệnh nhiễm sất m ô. s ắ t
• Khi bệnh nhân không hợp tấc.
huyết thanh bình thường 80-180 pg/dl,
ferritin bình thường 80-300 ng/m L, độ bão • C ó rối loạn chức năng đông m áu (P T > 3 ’,
h ^à transferrin bình thường 20-45% . tiểu cầu < 60000/m m 3). L ưu ý các trường
hợp bệnh nhân đang sử dụng các thuốc
CCi-antitrypsin ÚC chế kết tập tiểu cấu (aspirine, clopidogrel)
G iảm trong bệnh thiếu 0C|-antitrypsin. hoặc thuốc kháng đông, cần phải ngưng
B ình thường bằng 150-350 m g/dL. Khi điện các thuốc này ít nhất 10-14 ngày.
di protein huyết tương sẽ thấy đỉnh oti bị dẹt. • N hiễm trùng m àng phổi phải, nhiễm
trùng đường m ật (tương đối).

242
• Bụng báng nhiều (tương đối), về phương diện hình thái học. Việc lựa chọn'
các phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào
• Nghi tổn thương do echinococcus, u
tùy thuộc từng bệnh' cảnh lâm sàng và phải
mạch máu.
nắm vững các chỉ định, chống chi định cũng
• Tấc m ật trên cao dễ nguy c ơ viêm phúc
như những ưu điểm và hạn chế cúa từng
mạc mật.
phương pháp.
Phương pháp X quang bụng không chuẩn bị
N ếu người thực hiện có kinh nghiệm,
Đ ây là phương pháp đơn giản nhưng ít
thành thạo kỹ thuật đồng thời chọn đúng chi
có giá trị, chi để đánh giá khái quát kích
định sẽ ít khi bị tai biến. Có thế thực hiện
thước của gan. M ột số trường hợp thấy khối
thủ thuật này ở ngoại trú và theo dõi trong
u gan đội cơ hoành lên cao. Ngoài ra còn
vòng 4-6 giờ sau khi làm. Bệnh nhân được
phát hiện được lách to. Có 15% trường họp
gây tê tại chỗ và cơ liên sườn, có thể cho
có thể thấy sỏi m ật cản quang nhờ thành
thuốc an thần tác dụng ngắn để tránh lo âu
phần canxi cùa sỏi, các nang sán trong gan
(midazolam). Nên đi đường chuẩn là đường
bị vôi hóa, các u hạt do lao hoặc
xuyên ngực, còn đường dưới sườn cần có sự
toxoplasm osis bị vôi hóa... M ột số ít trường
hướng dẫn cùa siêu âm. Sau khi sinh thiết,
họp có thể thấy hơi trong đường m ật do dò
bệnh nhân nên nằm nghiêng bên phải, đè lên
đường m ật vào ống tiêu hóa hoặc do nhiễm
vùng sinh thiết. Khi có chống chi định về
trùng ky khí hoặc sau khi cắt cơ vòng Oddi
đông m áu, có thể sính thiết theo đường tĩnh
qua nội soi.
mạch cảnh để đến xoang gan.
Có nhiều loại kim sinh thiết khác nhau
Siêu âm
như kim M enghini (dùng áp lực âm để hút N guyên lý
mô gan), kim Klatskin hoặc Vim -Silverm an Dùng hiệu ứng áp điện tác động lên tinh
(cắt m ột mẫu mô gan). thể thạch anh đặt trong đầu dò để tạo ra sóng
Biến chứng siêu âm (vói tần số 3-10 M Hz). Sóng siêu
âm được phát ra và lan truyền qua các m ặt
Đau sau khi lầm, đau có thể lan lên vai
phân cách hay những m ôi trường vật chất
phải (> 15%), phản ứng dây thần kinh phế
khác nhau sẽ cho những sóng phàn hồi khác
vị. Chày m áu (thường xảy ra với kim cắt hơn là
nhau. Các sóng phản hồi này dược đầu dò
kim hút). Nếu chảy máu nhiều và đau nhiều
thu nhận và qua bộ phận xừ lý để hiển thị
không giảm sau khi uống paracetamol, cần
lên m àn ảnh bằng những thang độ xám khác
cho bệnh nhân nhập viện để theo dõi. Neu
nhau nếu như m áy siêu âm là loại B mode.
chảy m áu tiếp diễn, có thể làm thuyên tắc
mạch nơi chảy m ấu hoặc đôi khi phải mổ cắt Người ta dùng các thuật ngữ sau đây để
gan. Khi bị tràn khí m àng phổi, cần dẫn lưu, diễn tà hình ảnh hiển thị khi sóng siêu âm lan
truyền/phân hồi qua các vật chất khấc nhau:
P H Ư Ơ N G P H Á P C H Ẩ N Đ O Á N BÀ N G • Echo trống: hình ảnh đen đồng nhất do
H ÌN H Ả N H sóng siêu âm xuyên thấu hoàn toàn nên
Các xét nghiệm hình ảnh học đóng góp không có sóng phản hồi (bàn c h ầ thường
rất lớn trong việc chẩn đoán bệnh gan-mật là dịch như m ạch m áu, túi mật, nang).

243
• E ch o dày: hình ảnh trắng xó a do sóng Iỉạ n ch ế
phàn hồi gần n h ư hoàn toàn (bản chất D o không xuyên thấu được qua xương
thưởng là xưcmg, sỏi, khí, m ô chứa ít và khí cho nên khi bụng có nhiều hơi
n ư ớ c...). thường gây trở ngại cho việc khảo sát ống
• E cho kém : hình ảnh xám đen do sóng m ật chủ và vùng tụy. N gày nay người ta còn
phản hồi ít và yếu hơn (thường gặp ở gắn đầu dò siêu âm trong m áy nội soi tiêu
những m ô có chứa nhiều nước). hóa để hạn chế sự cản trở của hơi trong ruột,
giúp chẩn đoán .chính xác độ sâu của các u
ư u điểm
xâm lấn vào thành ống tiêu hóa, cải thiện
Siêu âm là m ột phương tiện chẩn đoán việc phát hiện các dãn tĩnh m ạch thực quản
không xâm lấn, sử dụng bức xạ không ion và cảc tồn thương sớm của tụy như u tế bào
hóa nên an toàn cho bệnh nhân. K ỹ thuật tiểu đảo tụy, đánh giá các hạch vùng ờ lân
đơn giản, nhanh chóng, có thể thự c hiện tại cận ống tiêu hóa.
giường và quan trọng nh ất là cung cấp các
M ặt khác, kết q uả siêu âm còn tùy thuộc
thông tin tư ơng đối chính xác đối với m ột số
rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của
bệnh về gan mật. C hi p hí thấp và có thể thực
người làm siêu âm. Khi tăng độ ly giải thì
hiện nhiều lần để theo dõi diễn tiến cùa bệnh.
m ức độ xuyên thấu của sóng siêu âm sẽ
Siêu âm có vai trò quan trọng trong chẩn giảm đi và ngược lại.
đoán m ột số bệnh của túi m ật và đường m ật
Chụp X quang cắt lóp điện toán (CT scan)
n h ư sói m ật, các nguyên nhân gây tắc mật.
Siêu âm có thể phát hiện các thương tổn lan N g u y ên lý
tỏ a n h ư gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ g a n ... D ùng m áy điện toán để tổng hợp sự khác
cũ n g n h ư các tồn thương khu trú có đường biệt rất nhỏ về độ hấp thụ tia X và hiển thị
kính > 1 cm . Á p xe gan, nang gan, u m ạch thành những hình ảnh c ắt lớp hoặc có thể tái
m áu gan là các thương tổn khu trú dễ nhận tạo hình ảnh theo không gian ba chiều. Các
điện trên siêu âm, còn các tổn thương khu hình ảnh. cắt lóp có thể cách nhau 7-10 mm.
trú khác khó có thể xác định rõ bản chất. Đ ể nhận diện rõ cấu trúc giải phẫu, người ta
H iện nay, người ta sử dụng thêm các chất cho bệnh nhân uống thuốc cản quang để xác
cản âm có thể giúp khảo sất các tổn thương định lòng ruột hoặc tiêm thuốc cản quang để
k hu trú gần tương tự nh ư chụp CT scan. thấy rõ m ạch m áu và mô.
Siêu âm còn phát hiện báng bụng, các H ình ảnh chụp cắt lóp điện toán tương
huyết khối tĩnh m ạch cửa, các luồng thông đối rõ hơn siêu âm và không bị ảnh hường
cừa chù. Ngoài ra, siêu âm hướng dẫn cho khi bệnh nhân quá m ập hoặc khi bụng chứa
việc sinh th iết gan, đặt catheter để dẫn lưu nhiều hơi. Ngược lại, ờ những bệnh nhân quá
áp xe gan, chọc dò dịch báng. gầy, suy dinh dưỡng hoặc trẻ em , việc ly
Siêu âm D oppler cho phép định hướng giải hình ảnh cổ thể bị hạn chế. Đ ây là một
chiều và vận tốc các dòng m áu chảy để khảo kỹ thuật đắt tiền và phải tiếp xúc với tia X.
sát các bệnh l'ý 'về m ạch m áu nhu tắc-m ạch
m áu gan hoặc tĩnh m ạch cửa.

244
Hepatocellular carcinoma

H ìn h 17.2: H ình chụp CT scanuer khối ung thu gan tăng quang m ạnh ở thì động m ạch và thải
trừ nhanh ở thì tĩnh mạch.

K hảo sất động học trước và sau tiêm C T x o ắn ốc (sp ira l h o ặ c h elical C T )
thuốc càn quang cố thể giúp nhận diện bản L à m ột kỹ thuật cài tiến, đầu đèn được
chất của m ột số khối dựa vào tính chất bắt quay liên tục, cho phép chụp được nhanh ờ
thuốc cản quang theo các thì động-tĩnh mạch. thời điểm đỉnh của sự tăng quang khi tiêm
V í dụ, khối u bắt thuốc cản quang m ạnh ờ thuốc bằng đường tĩnh m ạch. Vì vậy, hình
thì động m ạch và thải trừ thuốc nhanh ờ thì ảnh rõ hơn nhất là khi cần phân biệt hiện
tĩnh m ạch gọi ý đến các khối u có tăng sinh tượng tăng quang sau khi tiêm thuốc cản
m ạch m áu n hu u ng thư tế bào gan, quang để chẩn đoán bản chất của m ột số
adenom a. C ác khối u tăng quang viền và khối u ờ gan.
tiến dần về trung tâm gợi ý đến u m ạch m áu.
Chụp hành theo phương pháp cộng huỏrng
CT scan cũng giúp đánh giá các tôn thương
từ(MRI)
lan tỏa n h ư x ơ gan, gan nhiễm m ỡ, bệnh
nhiễm sắt mô. C T scan chính xác hơn siêu âm N g u y ên tắc
trong chẩn đoán vị trí v à các nguyên nhân H ydrogen là m ột nguyên tố cấu tạo nêri
gây tắc m ật, đồng thời dùng để xác định sự nước (H jO ) và hầu như có m ặt ở khắp nơi
lan rộng và di căn cùa ung thư trong 0 bụng. trong c ơ thể. B ản thân nguyên tử H+
N goài ra, dựa vào sự khác biệt về đậm (proton) có tác dụng như m ột nam châm
độ cù a các m ô (tính theo đơn vị H ounsfield) nhỏ. T rong từ trường cùa M R I, các proton
người ta có thể biết được phần nào bản chất H+ được sắp xếp theo hướng song song và
của m ô đ ó (v í dụ m ô m ỡ là -100 H U , nước dối song song với từ trường bên ngoài. Dưới
là 0 H U , m ô gan là 40-60 HU). tác động của sóng radio có cùng tần số với

245
tần số đào cùa các proton, tạo nên m ột hiện cử động hô hấp hoặc do nhu động ru ộ t hoặc
tượng cộng hường từ làm thay đổi hướng khi bệnh nhân không nằm yên. Ngoài ra,
quay và hướng xếp thành hàng của các M R I còn bị hạn chế do từ trường m ạnh, ví
proton. Sau khi tắt sóng radio, các proton trở dụ như không thể khảo sất được ở bệnh
về hướng ban đầu và phát ra m ột năng lượng nhân đang đặt m áy tạo nhịp hoặc m ang các
vối cùng m ột tần số radio như khi đã hấp dụng cụ bằng kim loại trong cơ thể.
thu. H ình ảnh ghi nhận được là n h ờ sự phát
Ư u M em
hiện và phân tích m ật độ các proton và thời
B ình thường, ờ thì T l , gan sẽ có hình
gian th ư giãn T I (đo tốc độ lúc hạt nhân
ảnh xám và đồng nhất, đậm độ nhiều hơn
hydrogen tự sắp xếp lại thành hàng trong từ
lách, nhưng ờ thì T 2, gan sẽ có m àu đen và
trường) và thời gian thư giãn T 2 (đo tốc độ
kém đồng nhất, kém đậm độ hơn lách. M R I
lúc năng lượng củ a tần số radio phát ra bị
nhạy hơn C T scan trong việc khảo sát các
giảm đi). Vì môi trường từ của các proton
tổn thương dạng u. H ầu hết các khối u có
cua m ô m ỡ và nước trong tế bào và ngoài tế
tính chất đậm độ tương tự như lách, đen hơn
bào khác nhau, cho nên M R I thể hiện được
gan trong thì T I nhưng lại sáng hơn gan ở
sự tư ơng phản rõ rệt giữa các m ô có thành
thì T2. Các nang và các u m ạch m áu đặc
phần nước v à m ỡ khác nhau. M R I có thể
biệt xuất hiện sáng hơn ở thì T2. Đ a số
hiển thị hình ảnh theo các m ặt phăng ngang,
trư ờng hợp, để nhận định rõ hơn bản chất
dọc, vòng cung (coronal) hoặc xiên.
của tổn thương, người ta tiêm thêm thuốc
N hược M ẩn tư ơng phản từ như gadolinium hoặc resovist
C hi p h í thực hiện kh á cao, thời gian tạo để khảo sất động học trước và sau khi tiêm
ảnh chậm cho nên hình ảnh có thể bị m ờ do thuốc.

246
Vì dòng máu chày nhanh thường không và tống thuốc càn quang xuống ống m ật chù
cho tín hiệu trên MRI, do đó mạch máu quá nhanh... Tuy nhiên, cũng có thể không
trong gan có thể được phân biệt rõ không thấy túi mật do thuốc được hấp thu kém
cần phải bơm thuốc cản quang. M RI rất có hoặc do liều thuốc quá ít. Lúc đó, cần phải
giá trị trong chẩn đoán bệnh m ạch m áu như cho thêm m ột liều nữa mới thấy rõ túi mật.
u mạch máu, phân biệt nốt tái sinh với ung Ngày nay, hầu như không còn trung tâm
thư gan nguyên phát (ở thì T2, đậm độ của nào còn chụp túi m ật bằng đường uống vì kỹ
các nốt tái sinh tương đương với nhu mô thuật thực hiện tốn nhiều thời gian chuẩn bị.
gan bình thường trong khi đó carcinom a có
C hụp đường m ật xu yê n gan qua da
đậm độ này tăng rõ rệt.
Nguyên tắc. Dùng kim Okuda có đường
Các bệnh túi mật (sỏi, viêm túi mật...) và
kính 22 gauge (# 0,7 mm) đâm qua da,
đường mật cũng có thể được phát hiện bằng
xuyên qua gan. Vừa đâm kim vừa hút và quan
M RI với hình ảnh có thể tái dựng lại tương
sát dưới màn huỳnh quang để dò tìm đường
tự như khi chụp bằng kỹ thuật ERCP.
mật. Khi thấy có m ật trào ra, bơm thuốc cản
Chụp X quang đường mật có cản quang quang trực tiếp vào đường mật. Phương
pháp này cho hình ảnh đường m ật rõ nét và
C hụp tú i m ậ t bằng đư ờng uống
phát hiện tương đối chính xác các tổn thương.
Nguyên tắc. Cho bệnh nhân uống thuốc
Chỉ định trong tất cả các trường họp
cản quang. Thuốc được hấp thu qua ruột,
vàng da nghi tắc mật. Chống chi định trong
theo tĩnh mạch cửa đến gan, được liên hợp và
rối loạn đông máu và nhiễm trùng đường
bài tiết vào đường mật. Thuốc tập trung chủ
m ật cấp.
yếu ờ túi m ật cho nên giúp khảo sát hình ảnh
của túi mật. Khi thấy được tói mật, cho bệnh Kết quả. Tỉ lệ thành công là 90-100%

nhân ăn lòng trắng trứng (người ta gọi đó là nếu đường m ật có dãn, còn nếu đường m ật
không dãn là 60% -90% . Ngoài ra, người ta
bữa ản Boyden) sẽ kích thích tá tràng tiết
còn có thể lấy dịch m ật để khảo sát tế bào
cholecystokinin (hoặc có thể tiêm trực tiếp
học, vi trùng học, dẫn lưu giải áp bớt mật
cholecystokinin) làm cho túi mật tăng co bóp
qua kim chọc dò hoặc đặt stent bên trong
để tống thuốc cản quang xuống ống m ật chủ.
đường mật.
Nhờ vậy, chúng ta khảo sất được hoạt động
của túi mật. Điều kiện để thực hiện chụp túi Tai biến < 3%, bao gồm thấm m ật phúc
m ật là bệnh nhân không bị rối loạn hấp thu, m ạc, xuất huyết nội, nhiễm trùng.
không rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy), chức Chụp đường mật-tụy ngược dòng qua n ộ i soi
năng bài tiết 'CÙa tế bào gan còn tốt và Nguyên tắc. D ùng ống soi dạ dầy loại
bilirubin < 3 mg/dl. Thời gian từ lúc uống
nhìn bên (side view) xuống den D2 tá tràng,
thuốc cản quang đến lúc chụp vào khoảng 12 tìm bóng V ater để luồn catheter và bơm
-1 6 giờ tùy từng loại thuốc cản quang. thuốc càn quang vào đường m ật (chụp đường
Kết quả. Khi thấy túi m ật bình thường, m ật) hoặc ống W irsung (chụp ống tụy).
có thể loại trừ bệnh lý túi m ật (độ chính xác Chi định:
là 97%). Trường hợp không thấy túi mật, 95% • Trong các bệnh lý tụy như viêm tụy mạn
là có bệnh lý của túi m ật như sỏi kẹt ống túi tái phất, nghi ung thư tụy, cần lấy dịch
m ật hoặc túi m ật đang viêm nên tăng co bóp tụy để khảo sát tế bào học.

247
• Trong tất cà các trường hợp vàng da tắc X Ạ H ÌN H
mật, qua đó có thể mở rộng cơ vòng
N guyên tắc
Oddi đê găp sỏi, tán sỏi hoặc đo áp lực
Nhiều chất đồng vị phóng xạ được dùng
cơ vòng trong chẩn đoán hẹp hay co thắt
cơ vòng Oddi. Ngoài ra, có thể đặt các đế khảo sát cấu trúc giải phẫu và chức năng

stent để dẫn. lưu đường mật trong các của gan và đường mật. Sau khi tiêm vào tĩnh
mạch ngoại biên, chất đồng vị phóng xạ
trường hợp tắc m ật do u.
được gan bắt giữ và bài tiết qua đường mật.
Tai biến khoảng 5% , gồm có viêm tụy
M áy cam era nhấp nháy tạo ra được hình ánh
cấp, nhiễm tràng, chây máu đường mật.
nhờ phát hiện những tia xạ (y) phát ra trong
quá trình phân rã chất phóng xạ. T ùy theo
CHỤP M ẠCH MÁU
các thông tin cần khảo sát m à người ta sẽ
C h ụ p động m ạch gan chọn lọc theo dùng các chất đồng vị phóng xạ khác nhau.
p h ư o n g p h á p S eld in ger
Vì xạ hình gan ít khi cho m ột chẩn đoán
Đưa catheter vào động mạch đùi, tiến chính xác cho nên nó được thay thế bằng
dần lên động m ạch chủ bụng, tìm động siêu âm hoặc CT scanner. Tuy nhiên, xạ hình
m ạch thận tạng, rồi đến động m ạch gan để vẫn còn là m ột phương pháp tốt để chẩn
bơm thuốc càn quang. Chụp động m ạch gan đoán bệnh lý dường mật như viêm túi mật cấp.
gồm hai thì liên tiếp, thì động mạch (hiện
hình cản quang thân động mạch gan và cấc X ạ h ìn h gan d ù n g c h ấ t keo g ắn p h ó n g xạ
nhánh), thì gan (hiện hình gan cản quang Thường dùng để đánh giá cấu trúc giải
nhờ động mạch gan). Phương pháp này giúp phẫu của gan, nhờ tế bào K upffer bắt giữ
chẩn đoán cấc bất thường về m ạch m áu và chất keo đã được đánh dấu bằng chất đồng
các tổn thương u có tăng sinh m ạch m áu vị phóng xạ (99mTc-labeled sulfur colloid).
như u mạch máu, tăng sàn khu trú dạng nốt, B ất cứ m ột tổn thương nằo có thay thế tế
u nội mạc mạch m áu, ung thư tế bào gan. bào Kupffer như u nguyên phát hoặc thứ
C h ụ p m ạch m áu xó a n ền (DSÁ) phát, cấc nang, áp xe... sẽ thể hiện bằng một
Giúp xóa bớt các tín hiệu nền nhờ kỹ vùng không bắt xạ (được gọi là “nhân lạnh”)
thuật số để làm nổi rõ hơn hình ảnh mạch máu. trên nhấp nháy đồ. X ạ hình có thể giúp phát
hiện các tồn thương vói đường kính > 2-3 cm.
Chụp động mạch lách gồm 4 thì: thì động
mạch (hiện hình động mạch lách), thì lách Vì trong các bệnh lý gan lan tỏa có hiện
(hiện hình lách cản quang), thỉ cửa (hiện hình tượng giám lưu lượng máu và chức năng cùa
tĩnh mạch lách và tĩnh m ạch cùa), thì gan tế bào võng - nội m ô cho nên trên xạ hình sẽ
(hiện hình gan cản quang qua tĩnh m ạch cửa). thấy hình ảnh giảm bắt xạ hoặc bắt xạ lỗ chỗ
không đều, nhưng lại tập trung xạ ờ tùy
T ừ khi có siêu âm, CT scanner và MRI,
xương và vùng lách nhất là khi có tăng áp
các phương pháp chụp m ạch m áu khác như
chụp động mạch mạc treó tràng trên, chụp lực tĩnh mạch cửa.
tĩnh mạch lách cửa, chụp tĩílh m ạch trên gan X ạ h ìn h gan d ù n g gallium p h ó n g xạ
ít được chi định hiện nay. S7Ga citrat tập trung nhiều ở các tế bào
viêm và các tế bào tân sinh (nơi có hoạt
động tồng họp protein) hơn là ờ tế bào gan

248
b ìn h thư ờ ng. V ì v ậy, các khối u (ung th ư S P E C T giúp p h á t h iện c ác khối u ác tín h và
gan, ly m p h o m a) h ọ ặc áp x e là nhữ ng vùng sự di căn c ủ a u.
c ó tăn g h o ạt tín h p h ó n g xạ, tạo nên nhữ ng
“n h ân n ó n g ” . T u y n h iên, ph ư ơ n g pháp này PET
k h ông đặc hiệu ch o gan vì 67G a còn tập C ũ n g tư ơ n g tự n h ư S P E C T n h ư n g nó sử
tru n g ở tủ y x ư ơ n g v à đ ư ờ n g tiêu hóa. d ụng po sitro n th ay ch o ph o to n đơn.

Xạ hình mật
NỘI SOI Ố BỤNG VÀ MỜ BỤNG
C ác c h ất đ ồ n g vị p h ó n g x ạ được gan bài
THẢM DÒ
tiết n hanh vào các tiể u quản m ật giúp đánh
g iá tình trạn g đư ờ n g m ật. T rư ớ c k ia ngư ờ i ta H iện nay, n hờ sự tiến b ộ c ủ a các phư ơ ng

d ù n g 1311 R o se-B en g al n h ư n g phải d ù n g liều p háp chần đ oán b ằng hìn h ảnh, nội soi ổ

x ạ rât cao c h o nên hiện nay, n gư ờ i ta đ ã thay b ụng và m ở b ụng th ăm dò n g ày càn g bị hạn
th ế b ằn g 99mT c-ỉab eled, N. su bstituted c h ế vì đó là n h ữ n g thủ th u ật xâm lấn và phải

im in o acetic acids (H ID A , P IP ID A , tiến hành tro n g điều kiện c ủ a m ột cuộc phẫu


DIS1D A ). T h u ố c tập tru n g ở m ật n g a y c à thuật. T u y nhiên, kỹ th u ật này vẫn còn đư ợ c
kh i c ó tăn g biliru b in tro n g m áu. d ùng để chẩn đ oán các bệnh về phúc m ạc.

S a u vài g iờ ch o thuốc m à vẫn không N ội soi ồ bụn g đ ư ợ c thự c hiện b ằ n g m ộ t

th ấy tú i m ặt, tro n g khi h ìn h ảnh c ủ a gan, d ụng c ụ đ âm x u yên q u a ồ b ụ n g , rồ i b ơ m hơi


đư ờ ng m ật v à ru ộ t h o àn to àn bình thư ờ ng, đề q uan sá t v à đánh g iá trự c tiế p b ề m ặt của
có thể giúp ch ẩn đ o án viêm túi m ật cấp với các c ơ quan tro n g ổ b ụ n g . Q u a đó có th ể tiến

độ ch ín h xác là 95% . K ết q u ả đ ư ọ n g tín h g iả hành sin h th iết trực tiếp c ác tổn thương.
có thê gặp ở bệnh n h ân đ ư ợ c nuôi dư ỡ ng C h ố n g chỉ định c h ủ yếu c ủ a các phư ơ ng
b ằn g dịch truyền hoặc thuốc g â y nghiện và pháp này là tìn h trạrig rố i loạn đ ông m ầu,
n h ữ n g bệnh nhân bị v iêm gan. ở b ện h n hân suy tim nặn g , suy hô h ấp nặng. B iến chứ ng
bị v iêm túi m ật m ạn, chẩn đoạn ít chính xác có th ể gặp n h ư xu ất h uyết, th ủ n g tạn g rỗng,
hon vì túi m ật thường hiện hình lên rất chậm . v iêm phúc m ạc, th u y ên tắc khí. N eu bệnh
nhân c ó m ồ b ụng trư ớc đ ó , có th ể g ây khó
X ạ hình m ật còn giúp ph át hiện các tắc
khăn cho việc thự c hiện vì bị dính các ruột,
m ật cấp, m ạn tính, dò m ật-ruột, nang ống
dễ x ảy ra biến chứng.
m ật chủ...

TÀI LIỆU THAM KHẢO


SPECT
1. Marc Ghany, Jay H. Hoofhagle (2008),
L à p h ư ơ n g pháp chụp cắt lớp sử dụng Approach to the Patient with Liver Disease,
gam m a cam era q u ay x ung q uanh b ệnh n hân H aư ison’s Principles o f Internal Medicine,
để chụp các tín hiệu p h á t ra từ nhữ ng lư ợng 17th Edition, Vol n , Sec. 2, pp.1918-1923.
tử ánh sán g đơ n và th ô n g qua m áy tính x ừ lý 2. Barbara Kapelman, Approach to the Patient
thành các hìn h ảnh 3D cho th ấy sự phân bố with Liver Disease. Pocket Guide to
củ a chất p h ó n g x ạ th eo các m ặt cất. P hư ơ ng Gastroenterology, pp. 85-103.
p h áp n ày cò n cu n g cấp các thông tin về 3. Paul Martin, Lawrence s. Friedman (1998),
Assessment of L iver function and
đ ò n g m áu v à ch uyển h ó a c ủ a m ô d ự a vào sự
Diagnostic studies, Handbook o f Liver
b ắt giữ c ủ a m ô đối với ch ất p h ó n g xạ.
disease, Churchill Livingstone.

249
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Dấu ấn huyết thanh nào sau đây cho biết bệnh nhân đã từng nhiễm siêu vi viêm gan B
A. HbsAg.
B. AntiHBs.
c. HbeAg.
D. AntiHBe.
E. AntiHBc.

2. Xét nghiệm nào sau đây khồng dùng để chẩn đoán bệnh ứ sắt mô:
A. sẫt huyết thanh.
B. Ferritin.
c. Độ bão hòa transferring.
D. Ceruloplasmin.
E. TIBC (khả năng gắn sắt toàn phần).

3. Dấu ấn ung thư nào gợi ý đến ung thư gan do di căn từ đại tràng:
A AFP.
B. CEA.
c. CA 19.9.
D. CA 125.
E. CA 135.

4. Trên hình ảnh của CT scanner, ung thư tế bào gan có đặc tính nào sau đây:
A. Tăhg quang viền ở thì động mạch và thài trừ nhanh ờ thì tĩnh mạch.
B. Tăng quang viền ở thì sớm và tiến dần vào trung tâm.
c. Tăng quang mạnh ờ thì động mạch và thải trừ nhanh ở thì tĩnh mạch.
D. Bắt thuốc càn quang không đều và có hình ảnh sẹo ờ trung tâm.
E. Bắt thuốc cản quang không thay đổi theo cấc thì.

5. Phương pháp hình ảnh học nào có độ an toàn cao nhất cho sức khỏe:
A. Siêu âm.
B. CT scan.
C. MRI.
D. DSA.
E. Xạ hình.

6. Để khào sát bệnh lý đường mật, các phương tiện chẩn đoán nào có thể được chi định:
A. Siêu âm bụng.
B. CT scan,
c . MRI.
D. ERCP.
E. Tất cà các phương pháp tiên.

250
7. C eruloplasm in giảm gặp trong bệnh nào:
A. Lym phom a.
B. V iêm khớp dạng thấp,
c. B ệnh W ilson.
D . B ệnh ứ sắt mô.
E. V iêm gan tự m iễn.

8. T rong viêm gan tự m iễn, việc chẩn đoán cần phâi dựa vào:
A. Các kháng thể gọi ý đến bệnh viêm gan tụ m iễn dư ơng tính.
B. H iệu g iá kháng thể phải > 1/80.
c. Ig G tăn g .
D . A + B.
E. A + B + C.

9. C hẩn đoán viêm gan virus c cần dự a vào các x ét nghiệm nào sau đây:
A . A n tiH B c(+ ).
B. A ntiH C V (+).
c. H C V R N A (+).
D . B + C.
E. A + B + C.

10. Chẩn đoán viêm gan virus D cần d ự a vào các x ét nghiệm nào sau đây:
A. H B sA g (+ ).
B . A ntiH D V (+).
c . A L T tăng.
D. B + C.
E. A + B + C.

ĐÁP ÁN
1Ẽ, 2D, 3B, 4C, 5A, 6E, 1C, 8E , 9D, 10E
ĐIỀU TRỊ x ơ GAN
Vô T h ị M ỹ D u n g

M Ụ C T IÊ U
1. Trình bày ch ế độ ăn trong điều tri x ơ gan.
2. Trình bày điều trị báng bụng do x ơ gan.
3. Trình bày điều trị viêm p h ú c m ạc nhiễm khuẩn nguyên p h á t trong x ơ gan.
4. Trình bày điều trị hội chứng gan thận.
5. Trình bày điều trị bệnh não gan.
6. Trình bày điểu trị phòng ngừa xu ấ t huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh m ạch thực quản.

ĐẠI CƯƠNG CHẤN ĐOÁN X ơ GAN


X ơ gan là tình trạng bệnh lý m ạn tính ở (xem bài “C hẩn Đ oán X ơ G an” sách Bệnh
gan được đặc trưng bời sự hình thành mô xơ H ọc Nội Khoa)
khắp gan th ay thế cho các tế bào gan, cấu Chẩn đoán x ơ gan dựa vào:
trúc tiểu thùy gan bị thay đổi thành những
• L âm sàng:
n ố t tân sinh không có chức năng gan. Tình
trạng x ơ hỗa này là hậu quà cùa nhiều căn • Hội chứng suy tế bào gan.

nguyên khác nhau gây tổn thương gan. Căn ■ Hội chứng tăng áp tĩnh m ạch cùa.
nguyến thường gặp nhất là bệnh gan do • Cận lâm sàng.
rượu, nhiễm virus m ạn và viêm gan thoái
hóa m ỡ không do rượu. M ặc dù xơ gan có PH ÂN LO Ạ I X ơ GAN
thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau,
kết quả cuối cùng thì gần như giống nhau. PH Â N L O Ạ I T H E O C H ILD

B ả n g 18.1: P hân loại x ơ gan theo C hild

A B c
B ilirubin m áu < 2 m g /d L 2-3 >3

A lbum in máu > 3 ,5 g/dL 3-3,5 <3

B áng bụng không dễ kiểm soát khổ kiểm soát

Rối loạn thần kinh không nhẹ hôn m ê

D inh dường rất tốt tốt kém

252
PHÂN LOẠI T HEO CHILD - TURCOTTE - PUGH

B ản g 1 8 .2 : Phân loại xơ gan theo Child - Turcotte - Pugh

Điểm: 1 2 3
Bệnh não gan không độ 1-2 độ 3-4
Báng bụng không nhẹ trung bình/nhiều
Bilirubin m áu < 2 m g/dL 2 -3 >3
Album in máu > 3,5 g/dL 2,8 - 3,5 < 2,8
PT - Thời gian Prothrom bin <4” 4-6 >6
kéo dài
Hoặc INR < 1 ,7 1 ,7 -2 ,3 > 2 ,3
Nêu xơ gan ú m ật Bill < 4 4-10 > 10

N G U Y Ê N T Á C Đ IÈ U T R Ị x ơ GAN * Tránh các thuốc độc gan.


X ơ gan là bệnh đe dọa đời sống, không • Điều trị nâng đỡ.
có trị liệu nào chữa lành xơ gan hoặc phục • Đ iều trị biến chửng.
hồi mô sẹo ở gan. Việc điều trị nhằm ngăn
• Ghép gan.
ngừa hoặc làm chậm tổn thucmg gan.

• Điều trị nguyên nhân nếu được. Đ IỂ U T R Ị N Â N G Đ Ỡ
• Tránh các yếu tố làm tổn thương gan:
" Không uống rượu là nguyên tắc điều CHẾ Đ ộ D IN H DƯ ỠNG
trị quan trọng.
N h u c ầu d in h dư ỡ n g
■ Nên chủng ngừa HA V, HBV, phế
cầu và cúm.

B ản g 18.3: Nhu cầu dinh dương ở bệnh nhân xơ gan

Bệnh gan Năng lượng cơ bản


Đạm Năng lượng % CHO % Béo
g/kg/ngày kcal/kg/ngày
XG không biển chứng 1-1,5 30-40 67-80% 20-33%
XG có biến chứng
- Suy dinh dưỡng 1- 1,8 40-50 72% 28%
- ứ m ật 1-1,5 30-40 73-80% 20-27%
- Bệnh não gan
Độ 1 - 2 0,4-1,2 25-40 75% 25%
Độ 3 - 4 0,4 20-35 75-86% 14-25%
CHO: carbohydrate

253
C h ế đ ộ ăn Đ IẺ U T R Ị B Á N G BỤ N G
T rong trường hợp xơ gan không có biến B áng bụng khi lượng dịch tích tụ trong
chứng, áp dụng chế độ ăn có thể chấp nhận khoang m àng bụng hơn 25 m L. B iểu hiện
được. C hế độ ăn cần đù năng lượng và đạm. lâm sàng của báng bụng trong x ơ gan có thể
Bổ sung vitam in. biểu hiện rất đa dạng, tù báng bụng lượng
N ếu có tình trạng ứ dịch, cần phải hạn rất ít, chi có thể phát hiện n h ờ các xét
chế natri. Có thể đạt được cân bằng natri âm nghiệm hình ảnh đến bụng chướng to, gõ
bằng cách giảm m uối nhập trong chế độ ăn. dục. Chọc dò nên thực hiện để chẩn đoán
Bệnh nhân x ơ gan có báng bụng, lượng natri (đối với những trường hợp báng bụng m ới,
nhập t o n g chế độ ăn hạn chế 2.000 mg/ngày; nghi ngờ báng bụng ác tính hoặc viêm phúc
tuy nhiên, theo quan niệm hiện nay nên hạn m ạc nhiễm khuẩn nguyên phát) hoặc chọc
chế m uối trong chế độ ăn vừa phải (khoảng dò như là m ột phương thức điều trị khi bụng
80-90 m Eq/ngày, tư ơng ứng 4,6-5,2 g muối báng căng khiến người bệnh khó chịu hoặc
m ỗi ngày, tương đương với chế độ ăn không ảnh hưởng đến hô hấp. K huynh độ album in
thêm m uối và không ăn các thức ăn đã dược trong huyết thanh và dịch m àng bụng
chuẩn bị sẵn). G iảm lượng natri trong chế (SA A G ) > 1 ,1 g/dL cho biết tăng áp cử a (độ
độ ăn nghiêm ngặt hơn không cần thiết và đặc hiệu 97% ). Biến chứng có thể gặp khi
thậm ch í có thể b ất lợi vì làm suy giảm dinh chọc dịch báng gồm xuất huyết và thủng ruột.
dưởng. K hông có d ữ liệu nào ùng hộ việc Điều trị báng bụng nhằm m ục đích:
hạn chế m uối dự phòng cho bệnh nhân chưa
• G iảm lượng dịch trong 0 bụng.
từng bị báng bụng. N hữ ng trường hợp đặc
• G iảm phù chân.
biệt (báng bụng trung bình - nhiều) có thể
cần hạn chế m uối nhiều hơn, dưới 20 • Phòng ngừa tái tích tụ sau điều trị.
m Eq/ngày. S ử dụng m uối kali thay thế có T h u ố c lọi tiểu
thê gây tăng kali m áu.
Điều trị lợi tiểu được bắt đầu cùng với
H ạn chế nước thường không cần thiết. hạn chế muối. M ục đích của điều trị lợi tiểu
Chỉ hạn chế nước nhập đối vói những bệnh là giảm cân nặng mỗi ngày không quá 1 kg
nhân có tình trạng pha loãng natri. N ếu hạ đối với những bệnh nhân báng bụng có phù
natri m áu do pha loãng (natri m áu <125 chân và khoảng 0,5 kg đối với nhữ ng người
mEq/1), hạn chế lượng dịch nhập vào (800- báng bụng không phù chân cho đến khi
1.000 m l/ngày). kiểm soát được báng bụng. K hông nên sử
Lợi ích của việc sử dụng các chất bổ dụng lợi tiểu cho những bệnh nhân có
sung đặc biệt chứa các a-xít am in chuỗi creatinine m áu tăng.
ngắn để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh não
• G iảm cân 300-500g/ngày: báng bụng,
gan hoặc làm chậm tiến triển suy gan vẫn
không phù chân.
còn chưa rõ. C hất bồ sung giàu a-xít amin
• G iảm 800-1.000g/ngày: vừa báng bụng
chuỗi ngắn thường dành cho những người
vừa phù chân.
không dung nạp a-xít am in cần thiết. K hông
nên bổ sung đơn thuần a-xít am in chuỗi • N a niệu >30 m Eq/L: spironolactone.
ngắn vì không duy trì cân bằng nitơ. • N a niệu 10-30 m Eq/L: phối hợp hai
thuốc lợi tiểu.

254
• Na niệụ <10 mEq/L: sù dụng hai thuốc suy thận. Các thuốc kháng viêm không
lợi tiểu và chọc tháo dịch báng. steroid có thể làm giảm tác dụng lọi niệu và
tăng nguy cơ suy thận. Những biến chứng
Spironolactone (kháng aldosterone)
thường gặp cùa sử dụng thuốc lợi tiểu là tổn
Uống một lần mỗi ngày, là thuốc lợi tiểu thương thận do giảm thể tích nội mạch
được chọn. Mặc dù lợi tiểu quai như (25%), hạ natri máu (28%) và bệnh não gan
furosemide là những thuốc lợi tiểu mạnh (26%), hạ áp tư thế, co thắt cơ, vú to và đau
nhất, nhưng những thừ nghiệm ngẫu nhiên (thường gặp vói spironolactone).
có nhóm chứng chứng minh rằng
spironolactone hiệu quà đáng kế hơn Chọc tháo
furosemide đơn thuần trong điều trị báng Chọc tháo dịch báng là biện pháp điều
bụng do xơ gan. Amiloride (5-10 mg trị báng bụng hiệu quả và ít tốn kém. Những
uống/ngày) hoặc triamterene (lợi tiểu giữ bệnh nhân báng bụng lượng nhiều và ảnh
kali) là những thuốc thay thế đối với bệnh hưởng hô hấp, báng bụng khó chữa với thuốc
nhân bị nữ hóa tuyến vú và đau. lợi tiểu hoặc không dung nạp được tác dụng
phụ của thuốc lợi tiểu, chọc tháo dịch báng
Lợi tiểu quai
lượng lớn (>5 lít) có hiệu quả. Có thể lặp lại
Furosemide 2 0 4 0 mg tăng dần đến liều cho đến khi giải quyết lượng lớn dịch báng,
tối đa 160 mg/ngày hoặc bắt đầu 40 mg/ngày giảm thời gian nằm viện. Nên tiếp tục dùng
phối hợp với spironolactone theo tỉ lệ thuốc lợi tiểu để tránh báng bụng tái phát.
spirolactone/furosemide = 100:40. Khi sử
Biến chứng của chọc tháo dịch lượng
dụng furosemide đơn thuần, natri không được
lớn gồm rối loạn chức năng tuần hoàn sau
tái hấp thu ở quai Henle, được bắt giữ ờ ống
chọc tháo, rối loạn chức năng thận, chày
lượn xa và ống góp do cường aldosterone.
máu, dò, trụy mạch, bệnh não gan.
Bumetanide 0,5 đến 2 mg uống mỗi
Đồng thời với chọc tháo dịch báng lượng
ngày với spironolactone.
lớn (>5 h't), truyền albumin tĩnh mạch với
Sử dạng thuốc liều 6-8 g cho mỗi lít dịch báng được loại bỏ
Bệnh nhân bị báng bụng độ hai lần đầu, trong vòng 6 giờ chọc tháo để bào vệ thể
nên sử dụng spironolactone đơn thuần, bắt tích nội mạch và phòng ngừa rối loạn chức
đầu 100 mg/ngày và tăng liều dần mỗi lần năng tuần hoàn sau chọc tháo, để giậm biến
100 mg đến tối đa 400 mg/ngày nếu không chứng đến mức tối thiểu, nhất là trong bệnh
đáp ứng. Neu không đáp ứng với cảnh suy thận hoặc không phù chân, mặc dù
spironolactone, nghĩa là giảm cân ít hơn 2 hiệu quả của biện pháp này vẫn còn tranh
kg/tuần, hoặc ở bệnh nhân bị tăng kali máu, cãi. Truyền huyết tương tổng hợp kém hiệu quả
thêm furosemide 40 mg/ngày, tăng dần mỗi và không làm tăng thời gian sống còn thêm.
lần 40 mg đến tối đa 160 mg/ngày. Điều trị không phẫu thuật
Bệnh nhân bị báng bụng tái phát nên
Cầu noi cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch
được điều trị phối hợp spironolactone với
cảnh (transjugular ừứralưpatic portosystemic
furosemide, liều tăng dần tùy theo đáp ứng.
shun, TIPS)
Nên theo dõi sát các dấu hiệu mất nước, TIPS là phương thức hiệu quà để điều trị
rối loạn điện giải, bệnh não gan, vọp bẻ và báng bụng khó chữa (quá tải dịch không.đáp

255
ứ ng với chế độ ăn hạn chế m uối và lợi tiểu điều trị sớm . Vi khuẩn thường gặp nh ất là
liều cao), bán g bụng cẩn phải chọc tháo dịch E scherichia coli, K lebsiella và
báng lượng lớn nhiều hơn 2-3 lần m ỗi tháng. Streptococcus pneum oniae; hiếm khi nhiễm
B iến chứng của T IP S gồm tắc nghẽn stent, trùng nhiều loại vi khuẩn và nếu có nên nghi
chảy m áu, nhiễm trùng, tổn thương tim phổi n g ờ viêm phúc m ạc nhiễm khuẩn thứ phát.
và bệnh não gan. K hông nên thực hiện TIPS
L â m sà n g
ch o n hữ ng bệnh nhân có ( 1) nồng độ
T rên m ột bệnh nhân xơ- gan có báng
bilirubin m áu lớn hơn 3 m g/dL , (2) điểm
bụng, cần phải ng h ĩ đến chẩn đoán
C hild-P ugh lớn hơn 11, (3) trên 70 tuổi và
V P M N K N P nếu bệnh nhân có m ột trong các
(4) có bằng chứng suy tim .
triệu chứ ng sau:
C ầu n ổ i m à n g b ụ n g : tĩn h m ạ c h c ả n h
• Đ au bụng.
(p erito n eo ven o u s sh u n ts)
• Sốt.
C ầu nối tĩnh m ạch m àng bụng đôi khi
được tiến hành trên bệnh nhân bị báng bụng • Bệnh não gan.
ác tính, nhưng không còn được sử dụng cho • T iêu chảy.
báng bụng khó chữ a do xơ gan do tỉ lệ biến • C hoáng nhiễm trùng.
chứng đáng kể n h ư đông m áu nội m ạch lan
• X uẳt huyết tiêu hóa.
tỏa 65% bệnh nhân, nhiễm trùng 4% -8% , suy
tim sung huyết 2-4% và chảy m áu tù tĩnh • Nôn.
m ạch dãn do tăng thể tích nội m ạch đột ngột. V P M N K N P có thể hiện diện m à không
có dấu hiệu nhiễm trùng trên lâm sàng. Vì
Đ IỂ U T R Ị B IẾ N C H Ứ N G thế, bệnh nhân xơ gan có báng bụng và có
bất cứ triệu chứ ng lâm sàng nào xấu hơn
V IÊ M PH Ú C MẠC N H IỄ M KHUẨN nên chọc dò dịch báng để chấn đoán loại trừ
N G U Y Ê N PH Á T VPM N K N P.
V iêm phúc m ạc nhiễm khuẩn nguyên C ậ n lâm sà n g
phát (V PM N K N P) là nhiễm khuẩn rất
C hẩn đoán được xấc định khi bạch cầu
thường gặp trên bệnh nhân x ơ gan báng
đa nhân trung tính trong dịch báng > 250 té
bụng, chiếm tỉ lệ 10% -30% bệnh nhân nằm
bào/m L . Chi 10% -20% trường hợp nhuộm
viện và l,5 % -3 ,5 % bệnh nhân điều trị ngoại
gram phát hiện vi khuẩn. Tỉ lệ cấy dương
trú. Ti lệ tử vong hơn 90% như ng suất độ
tính cao hơn khi lấy 10 m L dịch báng cấy
giảm còn khoảng 20% nếu chẩn đoán và
cho vào chai cấy m áu ngay tại giường bệnh.

B ả n g 18.4. Đ ặc điểm cận lâm sàng cùa V P M N K N P

D ịch bán g B ạch cầu đa nhân trung tính C ấy dịch báng

V P M N K N P cấy (+) > 250/m m 3 (+)


V P M N K N P cấy (-) > 2 5 0 /m m 3 (-)
N hiễm trùng dịch b áng < 250/m m 3 (+)

256
Đ iều t r ị V P M N K N P • N hững bệnh nhân x ơ gan nguy cơ cao:
B ệnh nhân có bạch cầu đa nhân trung trong thời gian nằm viện.
tính trong dịch báng > 250 tế bào/m m 3 nên K h á n g sin h
được điều tri kháng sinh theo kinh nghiệm :
• N orfloxacin 400 m g/ngày.
cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone 1-2 g
tiêm m ạch m ỗi 24 g iờ hoặc cefotaxim e 1-2 • C iprofloxacin 500 m g uống m ột hoặc

g tiêm m ạch mỗi 6-8 g iờ hoặc ceftazidim e 1 hai lần mỗi ngày.

g tiêm m ạch mỗi 12-24 giờ) ít nhất 5 ngày. • T rim ethoprim - sulfam ethoxazole 960
O floxacin uống 4 00 m g hai lần mỗi m g/ngày.
ngày trong 7 ngày có thể được xem là thuốc • N orfloxacin (400 m g uống hai lần m ỗi
thay thế cho cefotaxim e tiêm m ạch đối với ngày) hoặc ceftriaxone (tiêm m ạch 1 g
nhữ ng bệnh nhân nội trú không tiền căn sử mỗi ngày) trong 7 ngày làm giảm nguy
dụng quinolone, ói m ửa, sốc, bệnh não gan cơ viêm phúc Iíiạc nhiễm khuẩn ở bệnh
độ 2 hoặc nặng hom hoặc nồng độ creatinine nhân bị chằy m áu cấp do dãn tĩnh m ạch,
huyết thanh > 3 m g/dL. là phác đồ được ưa chọn.
V P M N K N P khỏi vói điều trị kháng sinh
khoảng 90% bệnh nhân. G iảm số lượng tế HỘI CHỨ NG GAN THẬN
bào bạch cầu đa nhân trung tính ít nhất 50% Hội chửng gan thận là biến chứ ng nặng,
trong m ẫu dịch báng chọc dò lại 48 giờ sau thường gặp trong bệnh gan mạn và hiếm hơn
khi b ắt đầu điều trị chứ ng m inh c ó đáp ứng có thể gặp trong bệnh gan cấp; trong hội chứng
với điều trị. này chức năng thận bị suy giảm , rối loạn
tuần hoàn động m ạch v à rối loạn vận m ạch.
Phòng ngừa VPM NK NP
C hẩn đoán
C h ì đ ịn h tro n g n h ữ n g trư ờ n g h ợ p có n g u y
c ơ cao V P M N K N P Đ ể chẩn đoán hội chứ ng gan thận phải
có đầy đù các tiêu chuẩn chính. Các tiêu
• Sau V PM N K N P.
chuẩn phụ không cần thiết để chẩn đoán,
• X uất huyết tiêu hóa. nhưng cung cấp bằng chửng hỗ trợ.
• N hững bệnh nhân xơ gan nguy cơ cao: • T iêu chuẩn chẩn đoán chính:
■ N hững người có protein dịch báng " Đ ộ lọc cầu thận giảm , biểu hiện bởi:
<1,5 g/dL và bilirubin huyết thanh >
■ C reatinine m áu > 1,5 m g/dL.
3 m g/dL, creatinine huyết thanh >
1,2 m g/dL, B U N > 25 m g/dL hoặc * Đ ộ thanh thải creatinine < 40
mlVphút.
sòdium < 130 m g/dL.
* Không: sốc, nhiễm trùng, m ất dịch,
■ P rotein dịch báng <1 g/dL.
sử dụng thuốc độc thận.
T h ờ i gia n p h ò n g n g ừ a
* K hông cài thiện chửc năng thận với
• Sau .VPM NKNP: thời gian không xác lợi tiểu và bù dịch.
định hoặc cho đến khi h ết báng bụng. * Đ ạm niệu < 500 m g/dL , c.ặn lắng
• X uất huyết tiêu hóa: 7 ngày. bình thường. .

257
Xơ gan còn bù Xrrnan mát bã
Tăng kháng t tớ m ạ c h B ệ n h trển Biển
m áu tro n g gan T ă n g áp c ủ a n ặ n g
Tăng ép cửa trũng bình Sư c h u yển c h ỏ c úa v i khuẩn
i Ị,

Giãn động mạch tạng J Giãn đ ộ n g m ạ c h tạ n g n ặ n g

Ci
T h ể tích m ẩu h ữ u h iậ i g iá m lõ
Thế tích m á u h ữ u hiêu
K íc h h o ạ t h ệ th ẳ n g co m ạ c h &
thẩp
g iữ n a tr i

Ế 1^0.
1, Cung lu ọ n g tím
G iữ n a tri-n ư ớ c £ h ìn h
tăng
th à n h b ả n g b ụ n g

2 T h ể tích h u y ê t
K ích h o ạ t h ệ co m ạch thêm
tư ơ ng tăng
S u y g iấ m c u n g lư ợ n g tim
Phục hồithểtích
tuần hoàn hữu hiệu Suy thận

H ình 18.1: Sinh lý bệnh cùa suy thận trong bệnh gan

* Siêu âm không tắc nghẽn đường niệu thường biểu hiện lâm sàng dưới dạng báng
và bệnh nhu mô. bụng kháng trị với thuốc lợi tiểu.

• Tiêu chuẩn chẩn đoán phụ: Điều trị hội chử ng gan th ận
■ Thể tích nước tiểu < 500 m L /ngày. Thuốc
■ Lượng natri nước tiểu < 10 mEq ỈL. Không có trị liệu nào chính thức và chắc
* Áp lực thẩm thấu nước tiểu lớn hcm chắn đói vói hội chứng gan thận. Cấc nghiên
áp lực thẩm thấu máu. cứu không có nhóm chứng cho thấy điều trị
■ Hồng cầu trong nước tiểu < phối họp bù dịch với sử dụng các thuốc co
50/quang hường. mạch toàn thân như các thuốc đồng phân
vasopressin (terlipressin), hoặc phối hçp
■ Nồng độ natri huyết thanh < 130
thuốc đối vận a-adrenergic (midodrin) với
mEq/L.
somatostatin (octreotide), hoặc phối hợp các
Hội chứng gan thận type 1 đặc trưng bởi thuốc đối vận a-adrenergic (midodrine và
suy thận thiểu niệu tiến triển nhanh (< 2 norepinephrine) có hiệu quả.
tuần) không đáp ứng với truyền dịch. Tăng
gấp đôi creatinine huyết thanh ban đầu lên N h ữ n g ph ư ơ n g thức đ ề u trị khác
đến nồng độ > 2,5 mg/dL hoặc giảm độ • Truyền albumin nhằm làm tâng thể tích
thanh thải creatinine 50% đến mức < 20 m áu hữu hiệu.
ml/phút. Hội chứng gan thận type 2 tiến • U P S là trị liệu thay thế tuy nhiên sổ liệu
triển chậm hơn nhưng tiến triển liên tục và chưa có nhiều.

258
• Lọc albumin ngoài cơ thể. Chẩn đoán
• Phẫu thuật ghép gan: cải thiện sống còn • B iểu hiện đa dạng từ những thay đổi tinh
đáng kể. tế về tâm thần kinh đến hôn mê.

Tiên Ivựng • Run vẫy hiện diện trong bệnh não gan
độ 1-3, triệu chứng này không đặc hiệu
Không điều trị, bệnh nhân hội chứng gan
cho bệnh não gan.
thận type 1 có tiên lượng ngắn, tử vong
trong vòng 2 tuần - 3 tháng. Hội chứng gan • Đ iện não đồ thấy sóng ba pha, chậm và
thận type 2 có thòi gian sống trung vị biên độ cao.
khoảng 6 tháng. • Định lượng nồng độ am m onia máu là
thử nghiệm không nhạy và không đặc
BỆNH NÃO GAN hiệu đối với bệnh não gan.
Bệnh não gan là một hội chứng rối loạn ý Mục tiêu điều trị
thức và thay đổi hoạt động thần kinh cơ thường
Đ iều trị gồm 3 mục tiêu:
xảy ra ở những bệnh nhân bị suy tế bào gan
cấp hoặc mạn hoặc có thông nổi cửa chủ. • Nhận biết và điều trị nguyên nhân và
yếu tố thúc đẩy.
Phân độ
• Giảm sản xuất và hấp thu ammonia từ
• Độ 1: thay đổi chu kỳ ngủ, lú lẫn nhẹ, dễ
ruột và các độc chất khác, bằng cách
bị kích thích, run vẫy. giảm và thay đổi đạm trong chế độ ăn,
• Độ 2: ngủ lịm, mất định hướng, thái độ thay đổi vi khuẩn đường ruột và m ôi
không thích hợp, run vẫy, trường đường ruột (kháng sinh, lactulose)
• Độ 3: lơ mơ, lú lẫn nặng, thái độ hung và làm trổng đường ruột (thụt tháo,
hăng, run vẫy. lactulose).

• Độ 4: hôn mê. • Thay đổi dẫn truyền thần kinh trực tiếp
(bromocriptine, flumazemil) hoặc gián
Cơ chế bệnh sinh tiếp (các a-xít amin chuỗi ngắn).
Cơ chế bệnh sinh của bệnh não gan còn
tranh cãi và có sự.tham gia của nhiều chất Điều trị nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy
trung gian. Đa số các trường hợp bệnh não gan
không có điều trị đặc hiệu, đây cũng là lý do
Những yếu tố thúc đẩy
khiến bệnh não gan cố tiên lượng xấu.
Tăng urê huyết, thuốc an thần, dẫn xuất
Điều trị các yếu tố thúc đẩy nếu có:
á phiện hoặc các thuốc hưóng tâm thần, xuất
huyết tiêu hóa, giảm kali máu và kiềm máu • Tránh sử dụng thuốc an thần. Nếu cần
(do dùng thuổc lọi tiểu hoặc tiêu chảy), bón, thiết, cho liều nhỏ temazepam hoặc
nhiễm trùng, chế dộ ăn nhiều đạm, rối loạn oxazepam, sử dụng chlordiazepoxide và
chức năng gan tiến triển và thông nối cửa heminevrin cẩn thận có thể có (ch dối
chủ (phẫu thuật hoặc TEPS) là những yếu tố với người nghiện rượu hôn mê gan.
thúc đẩy khiến bệnh nhân xơ gan dễ bị biến • Chống chỉ định tuyệt đối morphine và
chửng bệnh não gan. paraldehyde.

259
• K hông sừ dụng các a-xít am in dạng 1.000 m g uống mỗi 6 giờ hoặc thụt giữ 100-
uống và thuốc lợi tiểu. 200 ml dung dịch đẳng trương 1% ), thận

• T hiếu kali: bổ sung bằng nước trái cây, trọng ở bệnh nhân suy thận, nguy cơ ngộ

viên sủi, truyền tĩnh m ạch. độc tăng. N hững bệnh nhân hôn m ê gan cấp,
nếu đáp ứng với lactulose kém hoặc chậm ,
'• N ếu thiếu kẽm , nên điều trị bổ sung.
nên phối họp neom ycin. Phối hợp hai thuốc
• XH TH : cầm m áu, bản thân m áu là một có tác động hiệp lực, có lễ vì thuôc tác động
chất nhuận trựờng, nên sẽ được đào thải trên những dân số vi khuẩn khác nhau.
tư ơng dối nhanh chóng; tuy nhiên, cần M etronidazole 250 m g uống mỗi 6-8 giờ
sử dụng lactulose ngay để rút ngắn diễn hiệu quả như neom ycin. VI độc tính trên hệ
tiến của bệnh.
thần kinh trung ương liên quan liều do đó
Giảm sản xuất và hấp thu ammonỉa không nên sừ dụng kéo dài.
R jfaxim in, dẫn chất của rifam ycin,
Chế độ ăn
không được hấp. thu, hiệu quả đối với bệnh
C ơ sở lý luận và hiệu quả của việc hạn
não gan độ 1-3 với liều 400 m g uống 3 lần
chế đạm còn chưa rõ. T róng cơn cấp, đạm
m ỗi ngày.
trong chế độ ăn giảm còn 20 g/ngày. Lượng
calo nhập d uy tri >25-35 kcal/kg cân nặng V ancom ycin 250 m g uống m ỗi 6 giờ,
qua đườ ng m iệng hoặc tĩnh m ạch. N eu hồi được sừ dụng trong những trường hợp đề

phục, đạm được tăng thêm 10 g trong những kháng lactulose.

ngày tiếp theo. N eu tái phát, trờ lại m ức điều Ladulose (ầsaccharìde không hấp úm: lactulose)
trị trước đó. Bệnh nhân xơ gan có nhu cầu
N iêm m ạc ruột của người không có
đạm cao hơn bình thường ( 1,2 g/kg/ngày),
enzym e để phân hóa các disaccharide tồng
vì thế nên tránh hạn chế đạm kéo dài để duy
hợp n à ’r, L actulose - b eta-l,4-galactosido-
trì cân bằng dương tính.
fructose - dissacharide được cho qu a đường
N ếu đạm động vật không được dung nạp m iệng *ến m anh tràng sẽ được vi khuẩn
tốt, có thể dùng đạm thự c vật. Đ ạm thực vật đư ờng ru ộ t phân hủy ch ủ yếu thành a-xít
ít sinh am m onìa, có m ột lượng nhỏ lactic, làm tăng k hả năng thẩm thấu của đại
m ethionine và a-x ít am in thơm . Đ ạm thực tràng v à giảm pH của phân. T ạo điều kiện
vật có tính nhuận trư ờng hơn và làm tăng thuận lợi cho sự ph át triển của các vi khuẩn
lượng ch ất x ơ trong chế độ ăn vì thé làm lên m en lactose và ức chế các vi khuẩn tạo
tảng sự hợ p nhất và thải trừ nitơ qua phân. am m onia n h ư bacteriode. T ính a-xít cùa
T u y nhiên có thể k hó chịu vì đạm thực vật phân làm giảm quá trình ion hóa và hấp thu
g ây đầy hoi, tiêu ch ảy và nhiều phân. am m onia. M ục đích là để làm phân có tính
Kháng sinh a-xít nhưng không gây tiêu chảy. T huốc có
hiệu q u ả đặc b iệt trong bệnh não gan xảy ra
N eom ycin làm giảm sản xuất am m onia
sau xuất huyết. C ác vi khuẩn lên m en ờ đại
ờ đư ờ ng tiêu hóa rất tốt. K hoảng l% -3%
tràng ư a thích lactulose hơn m áu khi cả hai
liều neom ycin được hấp thu qua niêm m ạc
cùng hiện diện.
ruột, nếu dùng kéo dài có nguy cơ suy thận
và độc tai. C hỉ sử dụng thuốc cho những L iều đầu 15-45 m l lactulose uổng 2-4
lần m ỗi ngày. L iều duy trì nên điều chinh để
trư ờ ng hợ p cấp tro ng 5-7 ngày (500 đến

260
tạo ra tình trạng đi tiêu phân mềm 3-5 lần Brom ocriptine là thuốc đối vận thụ thể.
mỗi ngày. Không nên sử dụng lactulose cho dopam ine đặc hiệu, giúp cải thiện khả năng
những bệnh nhân hị liệt ruột hoặc nghi ngờ tâm thần và E E G Ở bệnh nhân bệnh não có
á c ruột. thông nối cửa chủ.
Tác dụng phụ gồm đầy hơi, tiêu chảy và F lu m a zen ü
đau bụng. Nếu tiêu chảy nặng có thể gây
Flum azenil là m ột thuốc đối kháng thụ
tăng sodium, giảm kali và kiềm hóa máu,
thể benzodiazépine, cài thiện rõ tình trạng
thể tích m áu giảm và có thể suy thận, nhất là
thần kinh và EEG trong bệnh n ã a gan kèm
khi liều hàng ngày > 100 mL.
suy gan tối cấp hoặc xơ gan.
T h ụ t tháo
Các a-xữamin chuỗi ngan
Bệnh não gan xảy ra sau bón sẽ giảm khi
Ở bệnh nhân xơ gan các a-xít amin chuỗi
tình trạng đi tiêu trở về bình thường. T ất cả
ngắn giảm và các a-xít amin thơm tăng trong
dịch thụt tháo phải là dịch trung tính hoặc có
huyết thanh. Tỉ lệ a-xít amin chuỗi ngăn và
tính a-xít để làm giảm sự hấp thu ammonia.
thơm giảm liên quan đến sự hình thành bệnh
T hụt tháo bằng lactulose hiệu quà tốt não gan do tăng cung Cấp các tiền thân của
hơn thụt tháo bàng nước (300 mL lactulose các chất dẫn truyền thần kinh.
với 700 m L nước chảy nhỏ giọt liên tục).
Truyền các dung dịch nồng độ cao các' a-
T hụt tháo bằng m agne sulfate có thể' gây
xít amin chuỗi ngắn để điều trị bệnh não gan
tăng magne máu. T hụt tháo vói phosphate
cấp và mạn có kết quả rất khác nhau, có lẽ
an toàn hơn magne.
do sự khác biệt về thành phần cùa các dung
Thay đẩi dẫn truyền thần kinh dịch a-xít amin, cách dủng và dối tượng
nghiên cứu.
Benzoate natri và L-orntíhine-L-aspartate
Benzoate natri tăng bài tiết ammonia niệu. Những biện pháp, khác
L-om ithine-Lraspartate thúc đẩy gan Các phương pháp hỗ trợ gan tạm thòi
loại bỏ amm onia bằng cách kích thích hoạt phức tạp không thích họp với bệnh não gan
động chu trình ụrea cùa gan còn lại và thúc do xơ gan. Ghép .gan là phương thức trị liệụ
đẩy tồng họp glutam ine, nhất là ở cơ xương. cuối cùng đối với bệnh não gan mạn.
Thuốc cho qua đường m iệng hoặc đường
tĩnh mạch đều làm giảm nồng độ ammonia XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA (XHTH) D O V Ỡ
và cải thiện bệnh não ờ những bệnh nhân bị TĨNH MẠCH THỰC QUẢN (TMTQ) DÃN ;
xơ gan. Xem bài “Điều Trị Xuất Huyết Tiêu
Hóa” sách Đ iều T rị Nội Khoa.
Levodopa và bromocriptine
Nếu bệnh não gan thông nối cửa chủ có
PHÒNG NG Ừ A XH TH DO VỠ TM TQ
liên quan với khiếm khuyết dẫn truyền thần
DÃN . '
kinh dopaminergic, bổ sung dopam ine sẽ có
M ục đích cựa việc phòng ngừa tiên phất
lợi. Dopam ine không đi qua hàng rào máu
là điều trị những bệnh nhân có nguy cơ cao.
não-, nhưng chất tiền thân của nó, levodopa
Những yếu tố. nguy, cơ độc lập giúp tiên đoán
gây tình trạng thức tỉnh trong bệnh não gap
có .dẵn TM TQ gồm thời gian prothrombin
cấp ở m ột số bệnh nhân.

261
kéo dài (<70%), số lượng tiểu cầu giảm k h o ả n g 5 0 % ờ n h ữ n g b ệ n h n h â n bị dãn
(100.000/mm3), lách to và đường kính tĩnh T M T Q lớ n . K h o ả n g 1/3 b ệ n h n h â n x ơ g a n
mạch cửa trên siêu âm lớn hon 13 mm. k h ô n g d u n g n ạ p th u ố c ứ c c h ế b e ta d o tác
Những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ nêu d ụ n g p h ụ c ủ a th u ố c n h ư h ạ á p v à m ệ t n h iều .
trên cần được nội soi thục quản dạ dày tá T h u ố c ứ c c h ế b e ta k h ô n g c ó h iệ u q u ả
ưàng thường quy. Tuy nhiên, do tỉ lệ tử vong p h ò n g n g ừ a h ìn h th à n h d ã n T M T Q .
cao đi kèm với XHTH do vỡ TMTQ dãn nên
C h i đ ịn h th u ố c ứ c c h ế beta:
nội soi thục quản dạ dày tá tràng thường quy
• C h ứ c n ă n g g a n tố t (C h ild A , B ).
thường được thực hiện cho tấ cà các bệnh
nhân xơ gan. Nếu TMTQ không dãn hoặc • T u â n th ủ đ iề u trị.
TMTQ chi dãn nhẹ khi nội soi thường quy C h ố n g c h i đ ịn h th u ố c p ro p ra n o lo l:
lần đầu, nên nội soi kiểm ưa mỗi hai năm.
• H e n , b ệ n h p h ổ i tắc n g h ẽ n m ạ n tín h .
Sau đây là các biện pháp điều trị phòng ngừa
• N h ịp tim c h ậ m < 5 0 lần /p h ú t.
XHTH do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
• H ội ch ứ n g su y n ú t xoang.
Nội soi
• B lố c n h ĩ th ấ t đ ộ II h o ặ c DI.
Thắt TMTQ dãn: nhiều nghiên cứu cho
thấy ti lệ từ vong do xuất huyết và tl lệ tử • Sốc, h ạ hu y ết áp năng.
vong chung của thắt TMTQ dãn và thuốc ức • S u y tim su n g h uyết k h ô n g k iểm s o á t được.
chế beta tương tự nhau, vì thế những người
D ư ợ c đ ộ n g h ọ c th u ố c p ro p ra n o lo l:
không dung nạp thuốc ức chế beta do tác
dụng phụ, hạ áp hoặc không tuân thủ có thể • H ấ p th u n h a n h v à h o à n to à n , đ ạ t n ồ n g

điều trị phòng ngừa bằng thắt TMTQ. đ ộ đ ỉn h tro n g h u y ế t th a n h k h o ả n g 1-3


g iờ s a u u ố n g . D ù n g th u ố c đ ồ n g th ờ i với
Chích xơ tĩnh mạch thực quản dãn
ă n c ó th ể là m tă n g h o ạ t tín h s in h h ọ c c ù a
phòng ngừa xuất huyết hiệu quả thấp và tốn
th u ố c , h o ạ t tín h s in h h ọ c c ù a th u ố c tăn g
kém. Phối hợp .thuốc ức chế beta và chích
k hi b ị su y g a n . T h ờ i g ian b á n h ủ y 3 -4
xơ hóa TMTQ: không hiệu quả hơn so với
g iờ . 4 - h y d ro x y p ro p ra n o lo l, c h ấ t c h u y ể n
sử dụng ức chế beta đơn thuần.
h ó a c h ín h , c ũ n g c ó h o ạ t tín h d ư ợ c lý,
Thuốc ức chế beta th ờ i g ian b á n h ủ y 5 ,2 -7 ,2 g iờ .
Là trị liệu sẵn có tốt n hầ trong điều trị • P ro p ran o lo l là thuốc c ó ái lụ c với m ô m ỡ,
phòng ngừa xuất huyết. Các thuốc úc chế đ ạ t n ồ n g đ ộ c a o tro n g n ã o . N ế u d ù n g
. beta không chọn lọc làm giảm áp Anh mạch liề u d u y n h ấ t đ ủ c a o (8 0 m g ), th ờ i gian
cửa do thuốc làm giảm cung lượng tim và h o ạ t tín h c ủ a th u ố c d à i h ơ n th ờ i g ia n b á n
làm giảm dòng máu ữnh mạch cửa do ức h ủ y v à có th ể đ ế n 12 giờ. N ồ n g đ ộ c ó h iệu
chế thụ cảm beta trên các mạch máu tạng. q u ả tro n g h u y ế t tư ơ n g từ 1 0 -1 0 0 n g /m l.
Các thuốc ức chế beta làm tăng trờ kháng
T á c d ụ n g p h ụ c ủ a th u ố c ứ c c h ế b e ta :
bàng hệ quanh hệ cửa và do đố làm giảm
dòng máu bàng hệ. Thuốc đạt được hiệu quả • B u ồ n n ô n , tiê u c h ảy .
khi nhịp tim giảm 25% so với nhịp tim cơ • C o th ắ t p h ế q u ả n , k h ó thờ .
bản. Các thuốc ức chế beta không chọn lọc
• L ạ n h đ ầ u c h i, là m n ặ n g th ê m h ộ i c h ứ n g
làm giảm nguy cơ xu ầ huyết tiên phát
R aynaud.

262
B ảng 18.5: Liều luợng thuốc phòng ngừa XHTH do vỡ TMTQ dãn

Thuổc Liều đặu/ngày Liều điều trị/ngày

• Propranolol 20m gx2 40-400 m g


• Nadolol 40 mg 40-160 mg
• Timolol 10 mg 5 4 0 mg
• Isosorbide 5-mononitrate 20 mg X 2 20 mg X 3 4

• Chậm nhịp tim, hạ huyết áp, suy tim. G H É P GAN


• Mệt mỏi, chóng mặt, thị lực bất thường, Hiện nay, hy vọng duy nhất đối với
giảm tập trung, ảo giác, mất ngủ, ác nhiều bệnh nhân xơ gan là dược ghép gan
mộng, trầm cảm. mới. Tuy nhiên, đa so bệnh nhân xơ gan do
rượu không đù tiêu chuẩn để ghép gan do suy
• Rối loạn chuyển hóa glucose và lipid.
kiệt hoặc có bệnh nội khoa khác kèm theo
Isosorbide m on o n itrate (ISMN) như suy tim, suy thận hoặc ung thư gan. Ti
Thường sử dụng cho các bệnh nhân xơ lệ sống 3-5 năm sau ghép gan là 80% - 85%.
gan không dung nạp thuốc ức chế beta. Cơ
chế làm giảm áp lực trong gan của thuốc T IÊ N L Ư Ợ N G
nitrate chưa rõ.
Y Ê U T Ố T IÊ N L Ư Ợ N G
P hối h ọ p th u ố c ứ c chế b e ta và ISM N
• Bất thường chức năng thận.
Mặc dù thuốc ức chế beta làm giảm
nguy cơ xuất huyết ờ những bệnh nhân dãn • Rối loạn huyết động.
TMTQ lớn, nhưng có khoảng 50% bệnh • Mức độ đáp úng điều trị.
nhân sử dụng thuốc ức chế beta bị XHTH.
Có thể do nhiều yếu tố như tuân thù kém, T IÊ N LƯỢNG Xơ GAN có BÁNG
không dung nạp liều điều trị tôi đa, nên BỤNG
không giảm đủ áp lực tĩnh mạch cửa. Phối
• < 50% sống 2 năm sau đỢt báng đầu tiên.
hợp nitrate với thuốc ức chế beta còn tranh
cãi. Tuy nhiên, phối hợp thuốc ức chế beta • Sống > 10 năm: rất hiếm.
với ISMN thường được sử dụng để phòng • Thời gian sống trung vị
ngừa XHTH tiên phát ờ những bệnh nhân * 2-5 năm: xơ gan có báng bụng.
không thể dung nạp thuốc ức chế beta liều ■ 6 tháng: báng bụng khó chữa.
tối đa.
. ■ 2 tuần: hội chứng gan thận type 1

263
N G U Y C ơ P H Ẫ U T H U Ậ T T H E O T IÊ U C H U Ắ N C H IL D - T U R C O T T E - P U G H

.B ả n g 18.6: N g u y c ơ p h ẫu th u ật theo tiêu chuẩn C h ild - T u rco tte - P ugh

N hóm A B c
Đ iểm 5-6 7-9 > 10

T ỉ lệ từ vong 0 - 10% 4-31% 19-76%

K h ả n ăn g p h ẫu thuật tốt có thể K ém

D ự trữ gan thích hợp trung bình tối thiểu

T IÊ N L Ư Ợ N G S Ố N G C Ò N dụn g đề tiên đ oán tỉ lệ từ von g tro n g khi

T iêu ẹh u ẩn C h ild - P ugh (C h ild - p hẫu thuật, như ng hiện nay được sử d ụ n g để
T u rco tte - P u g h ) đ ư ợ c sử d ụ n g để đ ánh giá đánh g iá tiên lư ợ n g sống, c ũ n g n h ư khả
tiên lư ợ n g c ủ a b ện h gan m ạn, chù yếu là x ơ n ăng đ iều trị và tính cần th iết c ủ a ghép gan,
gan. M ặc dù ban đ ầu tiêu chuẩn n à y đư ợ c sử

B ả n g 18.7: K h ả năn g sống còn theo tiêu chuẩn C h íld - P ugh

Đ iểm N hóm K h ả n ăn g sống 1 nãm K h ả n ăn g sô n g 2 n ãm

5-6 A 100% 85%

7-9 B 81% 57%

10-15 c 45% 35%

T À I L IỆ U T H A M K H Ả O Yamada T. W iley Blackwell 2009; 5th ed, C.


1. Aithal G, Ryder s. Liver Disease in 90,2302-2326.
Gastroenterology and Liver Disease. 4. McPhee SJ, Papadakis MA. C uưent
Elsevier Mosby 2005; 184-239. Medical Diagnosis & Treatment. M e Graw.
2. Bacon BR. Cirrhosis and Its Complications Hill Lange 2011,50th ed, c. 16. Online.
in Harrison’s Gastroenterology and 5. Seetharam BA, Lisker-M elman M. Liver
Hepatology, Edited by Longo DL, Fauci Disease in The Washington Manual of
AS. M e Gram Hill M edical 2010; c. 41, Medical Therapuetics, Edited by Foster C,
419433. M istry NF, Peddi PF, Sharma s. Lippincott
3. García-Tsao G. Ascites and Its Complications W illiam s & W ikins 2010; 33th ed, 619-73.
in Textbook o f Gastroenterology, Edited by

264
C Â U H Ỏ I T ự L Ư Ợ N G G IÁ
C h ọ n m ộ t c âu đ ú n g

1. Điều trị báng bụng do x ơ gan với spironolactone:


A. L iều đầu 200 m g/ngày.
B. Liều tối đa 500 m g/ngày.
c . Cò tác động ức chế aldosterone.
D. K ém hiệu quả so với furosem ide.
E. G iảm cân 1000 g/ngày nếu không phù chán.

2. Điều trị báng bụng lượng nhiều do xơ gan:


A. Chọc tháo dịch báng 4-6 lít.
B. Khi đề kháng vói điều trị lợi tiểu.
c . Shunt m àng bụng là điều trị lựa chọn hàng đầu.
D. Truyền album in khi album in m áu 3 g/L.
E. Truyền huyết tương tổng hợp tốt hơn album in.

3. Chẩn đoán viêm phúc m ạc nhiễm khuẩn nguyên phát trong xơ gan dựa vào:
A. Bạch cầu đa nhân trong dịch báng > 250 tế bào/m m 3.
B. D ịch báng từ dịch thấm chuyển thành dịch tiết,
c . T ỉ số album in dịch báng so với m áu < 0,5.
D. H iệu số album in m áu và dịch báng > 1,1.
E. L D H dịch báng, procanxitonin m áu tăng cao.

4. Đ iều trị viêm phúc m ạc nhiễm khuẩn nguyên phát trong xơ gan:
A. C eftriaxone 1 g tiêm m ạch m ỗi ngày.
B. O floxacin 4 00 m g tiêm m ạch m ỗi 12 giờ.
c . T rim ethoprim -sulfam ethoxazole 960 m g/ngày.
D. C iprofloxacin 400 m g uổng m ỗi 12 giờ.
E. C efotaxim 1 g tiêm m ạch mỗi 24 giờ.

5. Phòng ngừa viêm phúc m ạc nhiễm khuẩn nguyên phát trong xơ gan, khi:
A. B áng bụng hình thành nhanh.
B. D ịch báng là dịch tiết.
c. Tỉ số album in dịch báng so với m áu <0,5.
D. H iệu số album in m áu và dịch báng > 1 ,1 .
E. L ượng protein trong dịch m àng bụng < 1 g/dL.

6 . T rong xơ gan ứ m ật tiên phát:


A. Ig A tăn g .
B. IgE tăng,
c . IgG tăng.
D. Ig M tă n g .
E. T ỉ lệ các globulin m iễn dịch không thay đổi.

265
7. Các tiêu chuẩn sau là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán “Hội chứng gan thận”, ngoại trừ:
A. Chức năng thận cải thiện với truyền dịch.
B. Độ thanh thải creatinine < 40 mUphút.
c. Không có tình trạng choáng, nhiễm trùng.
D. Lượng đạm trong nước tiểu < 500 mg/ngày.
E. Siêu âm không thấy bệnh nhu mô thận.

8. Kểt quả nào sau đây giúp chẩn đoán nhiễm trùng dịch báng ờ bệnh nhân xơ gan:
A. Bạch cầu đa nhân/dịch báng < 250/mm3 và cấy dịch báng (-).
B. Bạch cầu đa nhân/dịch báng < 250/mm3 và cấy dịch báng (+).
c. Bạch cầu đa nhân/dịch báng > 250/mm3 hoặc cấy dịch báng (+).
D. Bạch cầu đa nhân/dịch báng > 250/mm3 và cấy dịch báng (-).
E. Bạch cầu đa nhân/dịch báng > 250/mm3 và cấy dịch báng (+).

9. Nhu cầu năng lượng tổi ưu cho bệnh nhân xơ gan không biến chứng là:
A. 10-20 cal/kg cân nặng/ngày.
B. 20-30 cal/kg cân nặng/ngày.
c. 25-35 cal/kg cân nặng/ngày.
D, 30-40 cal/kg cân nặng/ngày.
E. 40-50 cal/kg cân nặng/ngày.

10. Lượng Na+ trong chế độ ăn cùa bệnh nhân xơ gan báng bụng nhẹ là:
A. <20mEq/ngày.
B. 20-30 mEq/ngày.
c. 40-50 mEq/ngàỵ,
D. 50-60 mEq/ngày.
I, 80-90 mEq/ngày.

BẮPẮN
1C, ỈA, 3A, 4A, 5E, 6D, 7A, 8B, 9D, 10E

266
BỆNH NÃO GAN
Võ Thị Mỹ Dung

MỤC TIÊU
1. Trình bày cơ chế bệnh sinh bệnh não gan.
2. Trình bày các yếu tố thúc đẩy hình thành bệnh não gan.
3. Trình bày đặc điểm lâm sàng của bệnh não gan.
4. Trình bày triệu chứng cận lâm sàng cùa bệnh não gan.
ĩ. Trình bày các cách điều trị giảm sàn xuất và hấp thu NH3.

ĐẠI CƯƠNG bệnh não do suy gan cấp và bệnh não do


Bệnh não gan là thuật ngữ được sử dụng bệnh gan mạn. Tuy nhiên, cũng có sự hiện
để chi những bất thường về tâm thần kinh à diện của một vài bằng chứng về thông nối
bệnh nhân bị bệnh gan cấp hoặc bệnh gan cửa chủ và tăng áp cửa trong suy gan cấp.
mạn có hay không có thông nối cửa chủ. Trong bệnh não gan, tình trạng thần kinh
Người ta cho rằng bệnh não gan xảy ra cùa bệnh nhân trờ về bình thường sau khi
là vỉ nhông “độc tố” từ ruột thoát khỏi sự phục hồi. Tuy nhiên, một số tác già cho rằng
khử độc ở gan và tích tụ trong tuần hoàn khả năng phục hồi sau bệnh não gan có thể
chung. Sự tích tụ những “độc tố” từ ruột này không hoàn toàn.
gây ra bệnh não gan bằng những cơ chế trực
tịệp hpls hằng cách gây ra những thay đồi GIẢI PHẢU BỆNH
ởìịt phất về héạ thần kinh ờ não. Sự hiểu về đại thể, não có thể bình thường,
biết cơ chế bệnh sinh của hội chứng này nhưng khoảng một nừa số bệnh nhân bị phù
chưa rõ vì: não, nhất là ở những người trè chết do hôn
mê sâu kéo dài.
• về mặt đạo đức, không thể có được những
m lu nghiên cứu giúp đo lường nồng độ về vi thể, những thay đổi đặc trung ờ
“độc tổ” (như chọc dịch não tùy). bệnh nhân xơ gan chết vì hôn mê gan là ở tế
bào thần kinh đệm dạng sao hơn là tế bào
• cpn ít hiểu biết về cơ chế chịu trách
thần kinh. Các tế bào dạng sao tăng sinh và
nhiệm idưy trì ý thức. phát triển nhân lớn, nhân lồi, bờ có chromatin
9 T hi|u eáe mb hình fhực nghiệm trên súc và tích tụ glycogen; nhất là ở vùng vỏ não,
vật về hội chứng này. hạch nền và có liên quan với sự tăng
Tụy nhiên, việc điều trị bệnh não gan ammonia máu. Các tế bào thần kinh ít thay
thẹo kinh nghiệm đạt hiệu quả khá cao. đổi. Nhũng thay đổi ờ tế bào dạng sao xảy
Bệnh não gan có thể có nhiều kiểu biểu ra sớm và cố thể hồi phục. Trong những
hiện Ịâm sàng khác nhau. Một trong các trờ trường hợp mạn tính, những thay đổi về cấu
trục này có thể không hồi phục và bệnh
ngại về thuật ngữ là không thể ấp dụng dễ
nhân không đáp ứng với điều trị. Ngoài
dàng vào eác bệnh lý não xảy ra ờ người suy
những thay đổi ờ tế bào dạng sao, vỏ não
gan cấp, yì cp nhiều địậm khác nhau trong
mòng và mất tế bào thần kinh ở vỏ não,

267
h ạch n ền, tiều n ão. H ủ y m yelin ở các bó D ẫ n t r u y ề n t h ầ n k ỉn h
th áp đi k èm vói liệt cứng.
Ả m m o n ỉa và g lu ta m in e
A m m o n ia sinh ra ở ru ộ t từ sự phân hủy
c ơ CHÉ BỆNH SINH
các h ọ p ch ất n itơ trong c h ế độ ăn, k h ử am in
C ơ ch ế b ện h sinh của bệnh n ã o g an còn
của glutam ine nhờ m en gỉutam inase và chuyên
bàn cãi. N h ữ n g g iả th u y ết về c ơ c h ế bệnh
h óa các chất n itơ n h ờ vi khuẩn đư ờ n g ruột.
sinh củ a bệnh n ão gan:
T ro n g trư ờ n g h ọ p bình thư ờng, phần lớn
• Đ ộc tính trực tiếp của N H 3 lên thần kinh. am m o n ia được ch uyển hóa thành urea ở
• Nhiều độc tố cùng tác động ỉên thần kỉnh. gan. T h ô n g nối cừ a chù và su y gan làm tăng
• C h ất dẫn tru y ền thằn kinh g iả/m ất cân lư ợ n g am m o n ia tro n g m áu. A m m o n ia m áu
.b ằn g acid am in hu y ết tương. tăn g có th ể ảnh hư ở n g đ ến chứ c n ăng n ão do
làm rối loạn chứ c n ăng tế b ào sao; làm tổn
• T ry p to p h a n và các c h ất ch uyển h óa của
thương ti thể và trao đồi glutam ate-glutam ine
nó,
g iữ a các tế bào thần k in h và các tế bào sao.
• A cid gam a a m in o b u ty ric (G A B A ).
C ơ x ư ơ n g có k hả n ăn g làm giảm am m onia
• B en zo d iazep in e nội sinh. m áu b ằng cách chuyên hóa am m o n ia thành
• R ố i lo ạn ch ứ c n ăng các tế b à o thần kinh. glutam ine. T h ận .cũng có vai trò q uan trọng
q u y ế t định am m o n ia m áu do bài tiết urea
• O p iate nội sinh.
q u a nư ớ c tiểu và sinh am m onia.
• M an g an e.
T ro n g bệnh não gan, nồng độ am m onia
D iễn tiến hồi phục c ủ a bệnh k èm nhữ ng
trong m áu tăn g (90% ), nồn g độ am m onia
th ay đồi ở n ão lan rộng gơi ý c ơ c h ế chuyển
tro n g n ão tăng, tăng tốc độ c h u y ển hóa
hóa. T u y n h iên , k h ô n g c ó rối loạn chuyển
a m m o n ia ở não và tăn g tín h th ấm c ủ a hàng
h ó a đ ơ n thuần n ào có thề giải thích bệnh não
rào m áu n ão đối với am m onia. A m m o n ia tác
gan. C ơ b ản là k h ả n ă n g lọc các ch ất sin h ra
đ ộ n g trự c tiếp trên m àn g te b à o th ẩn kinh
từ ru ộ t d o su y tế b à o gan hoặc do th ô n g nối
h o ặc ứ c chế h ậ u synapse. N goài ra , tế bào
v à ch u y ền h ó a a m in o acid bị th ay đổi g â y ra
th ần k in h c ó th ể bị tồ n th ư ơ n g gián tiế p do
n h ữ n g th ay đồi v ề d ẫn tru y ền th ần k in h ở
rố i lo ạn dẫn tru y ền th ằn kinh do glutam ine.
n ão . N h iều độc c h ất tác đ ộ n g lên th ần kinh,
n h ấ t là am m o n ia và h ệ th ố n g dẫn truyền T ro n g n ão k h ô n g có chu trình urea, loại
th ần k in h c ó q u an h ệ với nhau . T ố c độ bò am m o n ia th eo đ ư ờ n g khác: tro n g các tế
c h u y ển h ó a o x y v à g lu co se ở n ã o g iảm trong b ào th ần kinh đ ệ m d ạn g gai, sy n th etase
b ện h n ão g an đ ư ợ c n g h ĩ là do h o ạ t tín h cùa g lu tam in e b iến đối glu tam ate v à am m o n ia
các tế b à o th ần k iiih b ị giảm . th àn h glutam ine. V ì a m m o n ia q u á n h iều và
glu tam ate bị g iảm , n ê n g lu tam in e b ị tích tụ
T ro n g b ện h n ã o gan có th ô n g nối cử a
ch ủ , m áu rình m ạc h c ử a đi vào tĩn h m ạch lại tro n g nãò. N ồ n g đ ộ a -k e to g lu ta ra te và

c h ủ v à đ ế n n ã o m à k h ô n g đư ợ c c h u y ển h óa g lu tam in e tro n g dịch n ã o tù y tư ơ n g q u an với


ở g an. B ện h n ã o g an h iếm khi x ả y ra nếu m ứ c độ b ện h não gan. V ị trí g ắn kết
c h ứ c n ă n g gan cò n tốt. T u y n h iên , n ế u th ô n g g lutam ine y à tái th u n h ận glu tam ate c ủ a tế
nổ i lớn, b ện h n ã o g a n c ố th ể x u ấ t h iện m à b à o th ần k in h đ ệ m d ạn g sao th ay đồi.

k h ô n g c ó b ện h gan rõ.

268
OKAin 63B

C ó 10% bệnh nhân bị bệnh não gan m à Các am ino acid thơm trong huyết tương
am m onia m áu trong giới hạn bình thường n hư tyrosine, phenylalanine và tryptophan
m ặc dù bệnh nhân hôn m ê sâu. Các dẫn chât tăng ờ nhữ ng bệnh nhân bị bệnh gan do suy
củ a m ethionine, chù yếu là m ercaptan, gậy chức năng khử am ine. C ác am ino acid chuỗi
ra bệnh não gan. N h ư vậy, các độc chât,
ngấn như valine, leucine và isoleucine giảm
nhất là am m onia, m ercaptan,- acid béo và
do tăng chuyển hóa bời cơ xương, thận và
phenol có tác dụng hiệp lực với
nhau Đ ại tràng: Đ ạm

C ác chất dẫn truyền thần kinh ị

I r
T yrosine C ác m en k h ử carb o n c ủ a V K đư ờ ng ru ộ t
giá

S ự dẫn truyền thần kinh não
L -dopa T yrosine Phenylalanine
qua ư ung gian dopam ine và
catecholam ine bị ức chế bởi các
ị ỉ
D opam ine T yram ine
am ine sinh ra từ hoạt động cùa.vi
khuẩn trong đại tràng hoặc bởi sự
ị í
N oradrenaline O ctopam ine
chuyển hóa các chất tiền thân ờ
ị i
não bị thay đổi. G ià thuyết đầu
th ật j*iả ß-phenylalanine
gợi ý rằng việc k h ử carbon cùa
m ột so acid am ino ở đại tràng
C hất dẫn truyền giao cảm
dẫn đến hình thành ß-
phenylethanolam ine, tyram ine và
i '
C huyển hó a n ão b ị rối loạn
octopam ine - được gọi chung là
các ch ất dẫn truyền thần kinh giả, H ìn h 19.2: S ự tạo thành chất dẫn truyền thần kinh giả
có thể thay thế các ch ất dẫn
truyền thần kinh thật. thứ phát do tăng insuline m áu của bệnh gan.

269
Hai nhóm amino acid này cạnh tranh để chù, GABA đi vào hệ tuần hoàn chung, ở
dược hấp thu vào nâo. Mất cân bàng nồng những bệnh nhân bệnh gan bị bệnh não gan,
độ trong huyết tương cho phép nhiều amino nồng độ GABA trong huyết tương tăng.
acid thơm di qua hàng rào máu não bất Những hợp chát giống benzodiazepine được
thường. Những chẩt này có thể làm giảm dộng phát hiện trong huyết thanh và dịch não tùy
cắc amino acide đi ra khỏi não. Tăng nồng cùa bệnh iìiíẳn bí bệnh não gan do suy gan
độ phenylalanine trong não làm ứẹ chế sản tối cấp. Mối tương quan giữa benzodiazepine
xuât dopa và hình thẳrih cắc chất dẫn truyền và bệnh não gan còn bẵn eăí, Một số nghiên
thần kỉnh glằ như phenylethanolamine và cứu cho thấy mối tương quan trong khi các
Octópamine. nghiên cứu khác không thấy. Tuy nhiên, cả
Serotonin hai thụ các thụ cảm benzodiazepine trung
Serotonin (S-hydtexylíỹptamine hoặc 5- ương (các thụ cảm GABA-A được ghép cặp)
HT) kiểm Sôắt tình trang thức tinh của vỏ và các thụ cấm benzodiazepine ngoại biên
nẵe vầ tình trạng ỷ thức và chu kỳ ngù/thức. tăng trong suy gari mạn.
Chất tiền thân tryptophan, một amino acid Những bất thường chuyển hóa khác
thơm, tăng trong huyết tương bệnh gan, tăng Men tổng hợp nitric oxide của tế bào
trong dịch não tùy và trong não những bệnh thần kinh có thể tăng trong bệnh não gan và
nhân bị hôn mễ gan, là thế làm tăng tổng góp phần lỉm thay dổi tưới máu não trong
hợp Sêretõiìỉn ờ não. Trong bệnh não gan,
bệnh gan isạn.
thây đổi về chuyền hỏa serotonin và những
Bệnh nhân bềiỉh n io gan thưởng bị kiềm
enzyme có liên quan (monoamine oxidase,
hóa, do tác động độc tính dúa ammonia trên
MAO), cắc thụ cảm và cấc chất chuyển hóa
trung tâm hô hấp, do việc nhập các chất kiềm
(5-hydroxyindole acetic acid, 5-HIAA).
(ciưate trong dịch truyền hoặc cung cấp
Y-amìnobutyrtc ữtíd (GABẢị vằ kali) hoặc do hạ kali mấu. Mất khá năng của
benzodiazepine n ụ sình chu trinh urea tiến triển đi kèm với tăng
GáBÂ 'là một chẩt dẫn truyền thần kinh nồng dọ bicarbonate huyết tương (và kiềm
chù yếu là ửc chế ờ não, được tổng hợp từ chuyển hóa) và thận tẫng bài tiết ammonia.
glutamate nhờ men glutamate dehydrogenase Thiếu oxy làm não tăng nhạy cảm với
ở các thần kinh tiền synapse và được tích trữ ammonia. Kích thích trung tâm hô hấp khiến
trong các túi. Nó gân kết với thụ càm GABA thở sâu, tần suất hô hấp tăng, giảm thán khí
đặc hiệu hậu synapse. Thụ cảm này là một huyết và giám dòng máu não. Tăng acid hữu
phần cùa một phức hợp thụ cảm lớn hơn mà cơ trong máu (lactate, pyruvate) tương quan
cũng cô nhũng vị trí gắn kết với benzodiazepine với giảm áp lực COj.
và barbiturate. Việc gắn kết bất cứ một trong Bất cứ thuốc lợi tiểu mạnh nào cũng có
những chầ kết nối này làm mở kênh chloride thể thúc đẩy hôn mê gan do thuốc làm giảm
và chloride đi vào làm tăng khử cực của kali máu và kiềm hóa máu, khiến các ion
màng hậu synapse và ửc chế thần kinh. ammonia xâm nhập qua hàng rào máu não
GABA được vi khuẩn đường ruột tổng dễ dàng hơn. Ngoài giảm kali mấu, các rối
hợp, di vào tĩnh mạch cùa và được chuyển loạn điện giải khác hoặc lợi tiểu kéo dài thúc
hóa ờ gan. Khi suy gan hoặc thông nối cửa đẩy bệnh não gan.

270
Thay đồi chuyển hóa carbohydrate • Báng bụng,
Hạ đường huyết hiếm gặp trong bệnh • Vàng da.
gan mạn nhưng có thể lầm nặng thêm viêm
• Lách to.
gan tối cấp.
• N ữ hóa tuyến vú ờ nam.
a-ketoglutamic và pyravic acid được chuyển
chờ tù ngoại biên đến gan để được chuyển ĐẶC ĐIỀM LÂM SÀNG CỬA BỆNH
hóa. Nồng độ các chất này trong máu tăng NAO GAN
khi tình trạng thần kinh bị suy giảm. Nồng
Rối loạn nhận thức kèm rối loạn giấc
độ các chất này có thể phản ánh tồn thương
ngủ. Ngủ li bì xuất hiện sớm, nếu tiến triển
gan nặng. Giảm nồng độ ketone máu cũng
chu kỳ ngủ đêm - ngày đảo ngược. Giảm cử
phàn ánh độ nặng cùa rối loạn chức năng gan.
động tự phát, nhìn chằm chằm bất động,
Tóm lại, không có cơ chế duy nhất nào lãnh đạm, trà lời ngắn và chậm: xuất hiện
giải thích bệnh não gan. Não kiểm soát thái sớm .'Nặng hơn, bệnh nhân chỉ đáp ứng với
độ tâm thần kinh theo nhiều đường kích những kích thích mạnh. Đầu tiên hôn mê
thích hoặc ức chế qua trung gian thụ càm. giống như ngủ bình thường, nếu tiến triển:
Khi gan suy hoặc có thông nối cừa chủ có đáp ứng không hoàn toàn.
một tỉnh trạng thay đổi phức tạp ảnh hường Thay dổi nhân cách thường gặp trong
nhiều đến hệ thần kinh. Do tác động của bệnh gan mạn gồm tính khí trè con, kích
những thay dổi qua trung gian thần kinh -> thích và không quan tâm đến gia dinh,
chuyển hóa ờ não bất thường trong bệnh gan thường là những người vui vè, hợp tác, tâm
chức năng dẫn truyền thần kinh bất trạng hung phấn, hài hước.
thường —> não trờ nên quá nhạy với những Suy giảm ý thức thay đổi từ rối loạn nhẹ
tồn thương (opiate, mất thăng bằng điện chức năng tâm thần thực thể đến lú lẫn
giải, nhiễm trùng, hạ huyết áp, giảm oxy nặng, m ất định hướng không gian.
máu) mà không gặp ớ người bình thường. Nối chậm, nói lắp, nói giọng đều đều,
loạn vận ngôn.
T R IỆ U CH Ứ N G L Â M SÀNG
Thờ mùi gan gặp trong một số bệnh
NHỮNG DẤU HIỆU GỢI Ý RỐI LOẠN nhân. Hơi thờ có mùi trái cây chín thối, hơi
CHỨC NĂNG GAN ngọt hoặc mùi phân chua do những chất bay
hơi bình thường được tạo thành ở trong
T iền sử phân bởi vi khuẩn. Hơi thờ của bệnh nhân sẽ
• Các yếu tố nguy cơ về viêm gan siêu vi trở nên nhẹ mùi hơn sau khi thụt tháo hoặc
BvàC. thay đồi vi khuẩn đường ruột bởi các kháng
• Nghiện rượu. sinh phô rộng. T hờ mùi gan không tương
quan với mức độ và thòi gian bệnh não gan.
• Sinh sống ờ vùng dịch tễ sán máng.
Nếú không có thở mùi gan cũng không loại
• Gia đình có bệnh gan. trừ được bệnh não gan. Methylmertan được
tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân hôn
K hám th ự c thể
mê gan có hơi thờ mùi gan. Chất này cũng
• Sao mạch. được bài tiết qua phổi và xuất hiện toong hơi
• Lòng bàn tay son. thờ và có 1S là dẫn xuất của methionin.
271
D ấu ru n v ẫ y là b ấ t th ư ờ n g v ề th ần kinh • S ự tư ơ n g quan g iữ a nồn g độ am m onia
đ ặc trư n g n h ất, d o tổ n th ư ơ n g d ò n g -vào của huyết thanh và độ n ặng cùa bệnh não gan
k h ớ p v à các dẫn tru y ền h ư ớ n g tâm k h ác đến k h ông rõ ràng, nh ất là c ác m ẫu m áu tĩnh
c u ố n g n ão. M ấ t phối h ợ p c ù a c ác n h ó m c ơ m ạch.
g ấp -d u ỗ i, c ử đ ộ n g gấp -d u ỗ i kh ớ p b àn-ngỏn
• N H 3 m áu độn g m ạch > 100 m m oI/L
v à k h ớ p c ồ tay th ư ờ n g c ó ch uyển đ ộ n g bên
đư ợ c x em n h ư c ó b ất thường.
*c ứ n g đ ờ . Đ ô i kh i b ện h n h ân có c ử đ ộ n g b ất
th ư ờ n g ờ cánh tay, cổ, hàm , lưỡi thè ra, m iệng • N H 3 m áu tăng đơn độc (không c ó biểu

thụt vào, mi m ắt hơi khép và dáng đi m ất điều h iện lâm sà n g và cận lâm sàn g khác)
hòa. R un vẫy thư ờng hai bên, như ng k h ô n ệ k h ô n g thề chẩn đoán xác đ ịn h bệnh.
đố i x ứ n g v à k h ô n g đ ồ n g b ộ , bên n à y có thể • NH3 máu bình thường cũng không cho
b ị n h iều h ơ n b ên kia. K hi b ệnh n h ân hôn phép loại trừ bệnh não gan.
m ê, dấu hiệu này biến m ất. R un vẫy k h ô n g đặc
• T ă n g globulin m áu.
h iệu ch o tiền h ô n m ê gan , c ó th ể g ặp tro n g
tăn g u rê huyết, suy hô hấp hoặc suy tim nặng. G ỉả m b a d ò n g tế b à o m á u

P h ả n x ạ g ân c ơ sâu th ư ờ n g tăng. T rư ơ n g
lực c ơ tăn g ờ m ộ t số giai đoạn v à th ư ờ n g có D ỊC H N Ã O T Ủ Y
đ a đ ộ n g m ắ t c á k è m với cứ n g cơ. P hản xạ D ịch não tủ y tro n g , áp lực bình thư ờng.
lò n g b à n ch ân th ư ờ n g gấp trở n ê n duỗi khi B ệnh n h ân h ô n m ê gan c ó thể c ó tăn g n ồ n g
lú lẫn n ặn g , h ô n m ê. độ đạm tro n g dịch n ã o tùy, n h ư n g đ ếm tế
T ă n g th ô n g k h í v à tăn g th ân n h iệt ở giai bào bình thường. A cid glutam ic và glutam ine
đoạn cu ố i. R ố i lo ạn th ị.lự c g ồ m m ù vỏ có c ó thể tăng.
k h ả n ăn g hồi p hục.
T R Ắ C N G H IỆ M T Â M T H Ầ N K IN H
C Ậ N L Ẳ M SÀ N G
C ó th ể g iú p ph át hiện bệnh não gan tối
thiểu (bệnh não gan tiềm ấn):
X É T N G H IỆ M M Á U
• T rắc nghiệm nối số.
T ă n g a m m o n ia m á u
• T rắc n g h iệm nối hình.
N ồ n g độ am m o n ia m áu k h ông giúp ích
n h iều tro n g ch ần đoán v à theo dõi bệnh não • T rắc n g h iệm k ẻ đư ờ ng.
gan vì các lý do sau: • B ảng câu hỏi về tác độn g củ a bệnh.
• T rừ khi áp d ụ n g k ỹ th u ật ch ín h xác, việc
định lượng n ồng độ am m onia m áu thường Đ IỆ N N Ã O Đ Ổ
k h ô n g ch ín h xác vì sau khi lấy m áu tĩnh T h ay đồi về điện n ã o đồ x ả y ra rấ t sớm ,
m ạch, nồng độ am m onia trong m áụ sẽ tăng thậm c h í trư ớc khi rối loạn tâm lý hoặc sinh
d o sự hiện diện của e n zy m e adenylic hóa. N h ữ n g th ay đổi n à y k h ô n g đặc hiệu,- c ó
deam inase trong hồng cầu; tán huyết cũng thề gặp tro n g tăn g u rê h uyết, ứ đ ọ n g C 0 2,
là m ộ t vấn đ ề q uan trọ n g vì 75% nồng thiếu vitam in B 1 2 v à h ạ đ ư ờ n g h u y ết. T u y
độ am m o n ia là c ủ a h ồ n g cầu. D o đó nên nhiên nếu n h ữ n g th ay đổi n à y x ả y ra .ở m ộ t
lấy m áu v à n g ay lập tứ c đ ặt m áu vào bệnh nhân tin h táo c ó b ện h gan thì chẩn
tro n g đ á lạn h v à tiến h ành th ử nghiêm
đoán gần n h ư ch ín h xác.
n g ay lập tứ c.

272
Đ iện não đồ có biểu hiện: • N hận b iết bệnh nhân có rối loạn chức
• Sóng chậm không ổn định. năng gan.

• S óng chậm xen kẽ sóng ỷ. • B ệnh nhân có nhữ ng đặc điểm chù yếu
của bệnh não gan như thay đổi nhận
• Sóng ộ xen kẽ sóng delta.
thức hoặc thái độ hoặc hành vi.
• Sóng delta.
C ậ n lâm sàn g
• Sóng chậm biên độ thấp.
• Đ ịnh lượng nồng độ N H 3 máu.
CTSCAN NÃO • Đ iện não đồ.
CT và M R I cho thấy teo não, ngay cà xơ
gan còn bù và liên quan vói m ức độ tổn C H Ẩ N Đ O Á N PH Â N B IỆ T
thương chức năng gan. T eo não thấy rõ ở Chẩn đoán phân biệt với cấc trường hợp
những bệnh nhân bệnh não gan kéo dài mạn rối loạn tri giác, hôn mê:
và có thể gặp ở những người nghiện rượu.
• S ốt rét ác tính thể não.
C T scan có thể xác định phù não và teo vỏ
ngay c à ở những bệnh nhân bị bệnh não gan • N gộ độc thuốc, rượu.
thông nối cửa chủ dưới lâm sàng. • Các hôn m ê do biến dưỡng.
• V iêm não, -viêm m àng não.
CHẨN ĐOÁN

C Á C K IÊ U B Ệ N H N Ã O G A N
C H Ấ N Đ O Á N X Á C Đ ỊN H

L â m sà n g chẩn đoấn bệnh não gan dựa vào


hai yếu tố:

B ả n g 19.1: Cấc loại bệnh não gan

K iểu b ệ n h n ã o g an % số n g còn Y ếu tố c ăn n g u y ê n
Suy gan cấp 20 V iêm gan do virút
V iêm gan do rượu
Q u á liều & p h ả n ứ n g th u ố c
X ơ gan kèm yếu tố thúc đấy 70-80 Lợi tiéu
X uất huyết
Chọc dò dịch báng
T iêu chảy và ói m ửa
Phẫu thuật
U ống quá nhiều rượu
Thuốc an thần '
N hiễm trùng
T áo bón
B ệnh não gan cừa ch ừ m ạn 100 T hông nổi cửa chù
C hế độ ăn kiêng đạm
V i khuẩn đường ruột

273
PHÂN Đ ộ

Bảng 19.2: Phân độ bệnh não gan

Độ__________________________________ Lâm sàng____________


1 Hoi lẫn lộn, hưng phấn hoặc ức chế
Dấu run vẫy
Khoảng thời gian chú ý bị ngắn lại
Thử nghiệm đo khả năng tâm thần giảm
Chu kỳ ngủ ngày-đêm bị đào ngược
2 Buồn ngủ, lừ đừ
Thử nghiệm đo khả năng tâm thần giảm rõ
Thay đôi nhân cách rõ
Thái độ không thích ứng
Rối loạn định hướng thời gian (và không gian) từng con
Mất kiểm soát cơ vòng
3 Ngừ gà, sững sờ, lú lẫn rõ, loạn vận ngôn
Rối loạn định hướng thời gian (và không gian) kéo dài
Lú lẫn rõ
Thử nghiệm đo khả năng tâm thần (-)
4 Hôn mê có (IVa) hoặc không (IVb) đáp ứng với kích thích đau
Dấu hiệu ngoại tháp, co giật cơ (±)

Tiếp cận liên tục


Tiếp cận phân độ
Nguyên
vẹn

|Ị_BÌNH THƯỜNG
/ Không
I TỚI THIỂU Không ồn định ■* ốn định rõ
Đ __ ____________

$ I ĐỌ I HỘI chứng tỉn lộn cáp Bênh não gan man

l L._yjL.. Bệnh não gan con Rõ

9 1 00111 Bệnh nỉo gan nặng dal dắng/


Hỏn mé Tlioál hóa gan-não mắc phiĩ
í ĐO IV

Hình 19.3: Đánh giá chức nâng nhận thức trong bệnh não gan có thể thực hiện với cách tiếp
cận phân độ hoặc cách tiếp cận liên tục

274
MựcT IÊ U Đ IÊ U T R Ị • Thiếu kẽm ở những bệnh nhân xơ gan
Điều trị bệnh não gạn nhàm ba mục tiêu: nên được điều trị bồ sung,

• Nhận biết và điều tri nguyên nhân và • Xuất huyết tiêu hóa: cầm máu, bản thằn
yếu tố thúc đẩy. m ấu là m ột chất nhuận trường, nên
chúng sẽ dược đào thải tương đối nhanh
• Làm giảm sản xuất và hấp thu ammonia
chóng; tuy nhiên, cần sử dụng lactulose
từ ruột và các độc c h ầ khác, gồm giảm
ngay để rút ngắn diễn tiến của bệnh.
và thay đổi đạm trong chế độ ãn, thay
đồi vi khuẩn đường ruột và môi trường • Điều chinh tình trạng m ất nước và rối
đường ruột (kháng sinh, lactulose/ loạn điện giải.
lactiiol) và làm trống đường ruột (thụt
tháo, lactulose/lactilol). G IẢ M A M M O N IA

• Thay đổi dẫn truyền thần kinh trực tiếp


CHẾĐỘẢN
(brom ocriptine, flum azem il) hoặc gián
Trọng cơn cấp, đạm trong chế độ ăn giảm
tiếp (các acid amino chuỗi ngắn).
còn 20 g/ngày. Lượng calo nhập duy trì >
Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào bệnh
2000 cal/ngày qua đường m iệng hoặc tĩnh
cành lâm sàng.
mạch. Nêu hồi phục, đạm được tăng thêm
10 g trong những ngày lần lượt kế tiếp nhau.
Đ IỀ U T R Ị N G U Y Ê N N H Â N VÀ Y Ế U
Nếu tái phát trở lại m ức độ điều tri trước đó.
T Ố T H Ú C ĐẢY
Ở những bệnh nhân sau giai đoạn hôn mê
Đ a so các trường hợp bệnh não gan cấp, trờ lại lượng đạm nhập bình thường.
không có điều trị đặc hiệu, đây cũng là lý do
Ở bệnh nhân xơ gan, cần tránh hạn chế
khiến bệnh não gan có tiên lượng xấu.
đạm kéo dài hơn cần thiết vì những bệnh nhân
Điều trị các yếu tố thúc đẩy nếu có: này có nhu cầu đạm cao hơn bình thường
• Tránh sử dụng thuốc an thần. ( 1,2 g/kg/ngày) để duy trì cân bằng dương
• Nếu nghi ngờ quá liều thuốc, dùng các tính, lượng đạm nhập khoảng 1-1,5 g/kg/ngày.
thuốc đối kháng thích hợp. Neu đạm động vật không được dung nạp
• Nếu không thể kiểm soát bệnh nhân và tốt, có thể dùng đạm thực vật. Đạm thực vật
cần thiết phải dùng an thần, cho liều nhỏ ít sinh amm onia và chứa m ột lượng nhỏ
m ethionine và amino acid thơm. Đạm thực
temazepam hoặc oxazepam. S ừ dụng
vật có tính nhuận trường hơn và làm tăng
chlordiazepoxide và heminevrin cẩn
lượng chất xơ trong chế độ ăn vì thế làm
thận có thể có ích ờ người nghiện rượu
tăng sự hợp nhất và thải trừ nitơ qua phân.
có hôn m ê gan.
T uy nhiên có thể có bất lợi vì đạm thực vật
• Chống chi định tuyệt đối m orphine và
có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và nhiều phân.
paraldehyde. K hông sử dụng những
thuốc đã được biết gây hôn m ê gan như
K H Á N G SIN H
các amino acid uống, thuốc lợi tiểu.
Neom ycin được cho qua đường miệng
• Thiếu kali được bồ sung bằng nước trái rất hữu ích để giảm sự hình thành ammonia
cây, kali chloride phóng thích chậm hoặc qua đường tiêu hóa, Khoảng l% -3% liều
viên sùi. Nếu khẩn cấp, truyền tĩnh mạch.

275
neom ycin được hấp thu qua niêm m ạc ruột, (NH3) là dạng khuếch tán sang dạng ion
nếu dùng kéo dài có thể h ư hỏng k h ả năng am oni (N E ị+) không khuếch tán đư ợ c từ
nghe hoặc điếc. Chì sử dụng thuốc cho những ruột vào m áu. H ơn nữa, do m ôi trư ờng à
trường hợ p cấp trong 5-7 ngày (2-4 g/ngày ru ộ t có tính acid hơn ở m áu, nên am oniac có
ch ia nhiều lần uống hoặc th ụ t giữ dung dịch thể khuếch tán từ m áu vào ruột, rồi lại
1% trong 100-200 m L N aC l đẳng trương), chuyển thành ion am oni không hấp thu
thận trọng ờ bệnh nhân suy thận, ở những được. K ết quả là hàm lượng am oniac trong
bệnh nhân hôn m ê gan cấp, nếu đáp ứ ng vói m áu giảm . T ư ơng tự, sự hấp thu các m i n
lactulose kém hoặc chậm , thêm neom ycin. (cũng tham gia gây bệnh não do gan) có thể
Phối hợp hai thuốc có tác động hiệp lực, có cũng giảm . D o đó, tính acid của phân làm
lẽ vì thuốc tác động trên nhữ ng dân số vi giảm sự ion hóa và hấp thu am m onia. M ục
khuẩn khác nhau. đích điều tri lactulose là để làm phân có tính
M etronidazole (uống 200-250 m g X 4 acid nhưng không gây tiêu chảy. L iều 10-30
lần/ngày) hiệu q u à n h ư neọm ycin. Vì độc m L ba lần mỗi ngày và được điều chỉnh để
tính trên hệ thần k inh trung ương liên quạn gây ra đi tiêu phân m ềm vừa hai đến ba lần
liều, không nên sử dụng lâu dài. m ỗi ngày.

R ifaxim in, m ột dẫn ch ất của rifam ycin, Tác dụng ph ụ gồm đầy hơi, tiêu chảy và
không được hấp thu, hiệu q uả đối với bệnh đau bụng. T iêu chày có thể nặng gây tăng
não gan độ 1-3 vói liều 1.200 m g/ngày, sodium , giảm kạli và kiềm hóa m áu, thể tích
m áu giảm và có thể su y thận, nhất là khi liều
. V ancom ycin uống được sử dụng trong
hàng ngày > 100 m L.
nhữ ng trường hợ p đ ề kháng lactulose.
L actilol (ß-galactoside sorbitol) là m ột
L A C T U L O S E V À L A C T IL O L disaccharịde thế hệ th ứ hai được sản sinh
trong dạng tinh thể tinh khiết về hóa học, dạng
N iêm m ạc ruột cùa người không có
này có thể tan n h ư bột. T huốc không bị phân
enzym e để phân hóa các disaccharide tổng
hủy và không hấp thu trong ruột non nhưng
hợp này. L actulose - b eta-l,4-galactosido-
nó được vi khuẩn ở đại tràng chuyển hóa.
fructose - dissacharide tổng họp được cho
qua đườ ng m iệng đến m anh tràng sẽ bị vi Lactilol có hiệu qu ả tựơng tự lactulose
khuẩn đườ ng ruột phân hủy chù yếu thành trong bệnh não gan cấp có thông nối cửa
lactic acid. T hể tích thẩm thấu cùa đại tràng chù. T hư ờng bệnh nhân đáp ứng với lactilol
tăng. p H của phân giảm . S ự phát triển cùa nhanh hơn với lactulose và ít bị tiêu chảy và
các vi khuẩn lên m en lactose làm thuận lợi đầy hơi, L iều lactilol 0,3-0,5 g/kg/ngày dung
hơn v à ức chế các vi khuẩn n hư bacteriode nạp tốt và rất hiệu quả.
tạo am m onia. Thuốc c ó thể có giá trị đặc B ảng 193: Tác động cùa Iactilol so vói lactulose
b iệt tro n g bệnh não gan gây ra do xuất
huyết. C ác vi khuẩn lên m en ờ đại tràng ưa T ác động trên đại tràng tư ơng tụ
thích lactulose hơn m áu khi cả hai cùng hiện Cũng hiệu quả trong bệnh não gan

diện. L actulose được vi khuẩn đường ruột T ác động nhanh hơn

biến đồi thành acid lactic và m ột lượng nhỏ T iện lợi hơn (dạng bột)
acid acetic và acid form ic. N hữ ng acid này í t ngọt hơn
ít đầy bụng và tiêu chảy___________________
làm giảm p H cùa phân và chuyển am oniạc

276
T H Ụ T TH Á O năng tâm thần yà E E G ờ bệnh nhân bệnh
Bệnh não gan xảy ra sau khi bón và não có thông nối cửa chủ.
thuyên giảm khi tình trạng đi tiêu trờ về Fiumazenil
bình thường. T hụt th áo bang m agne sulfate
Flum azenil là m ộ t chất đối kháng thụ thể
cho bệnh nhân bị hôn m ê gan c ó vai trò
benzodiazepine, cải thiện rõ tình trạng thần
quan trọng. T hụt tháo bang lactulose hoặc
kinh và E EG trong bệnh não gan kèm suy
lactilol có hiệu q u ả tố t hcm thụt tháo bằng
gan tối cấp hoặc x ơ gan.
nước (300 m L lactulose với 700 m L nước
chảy n hỏ giọt liên tục), giữ trong 60 phút, Các amino acid chuỗi ngắn
lặp lại mỗi 6-8 giờ. T ất cà dịch thụt tháo ở những bệnh nhân x ơ gan các am ino
phải là dịch trung tính hoặc có tính acid để acid chuỗi ngắn giảm và các am ino acid
làm giảm sự hấp thu am m onia. T hụt tháo thơm tăng trong huyết thanh. T ì lệ am ino
vói m agne có thể gây tăng m agne m áu nguy acid chuỗi ngắn và thơm giảm liên quan đến
hiểm . T h ụ t tháo vói phosphate an toàn. sự hình thành bệnh não gan do tăng cung
cấp các tiền thân cùa các chất dẫn truyền
T H A Y Đ Ỏ I DÃN T R Ư Y É N T H Â N K IN H
thần kinh.
Benzoate natri và L-omithine-L-aspartate T ruyền các dung dịch nồng độ cao các
B enzoate natri tăng bài tiết am m onia am ino acid chuỗi ngắn dể điều trị bệnh não
niệu bằng cách tương tác với glycine tạo gan cấp và m ạn cho kết quà rất khác nhau,
thành hippurate. T ác dụng phụ gây quá tài cố lẽ do sự khác biệt về thành phần của các
m uối, nên hạn chế sừ dụng ở bệnh nhân dung dịch am ino acid, cách dùng và đối
báng bụng nhiều. L iều dùng 5 g uống hai lân tượng nghiên cứu.
m ỗi ngày.
L -om ithine-L -aspartate thúc đấy gan N H Ữ N G B IỆ N P H Á P K H Ắ C
loại bỏ am m onia bằng cách kích thích hoạt H ổ t r ợ g a n tạ in th ờ i
động chu trình urea của gan còn lại và thúc
C ác phương pháp hỗ trợ gan tạm thời
đẩy tổng họp glutam ine, nhất là ờ c ơ xương.
phức tạp không thích họp với hôn m ê gan
Thuốc cho qua đường m iệng hoặc đường
do x ơ gan.
tĩnh m ạch đều làm giàm nồng độ am m onia
và cài thiện bệnh não ờ những bệnh nhân bị Ghép gan
x ơ gan. L iều dùng 6-9 g/ngày. Ghép gan có thể là điều trị cuối cùng đối
L e v o d o p a v à b ro m o c rip tin e với vấn đề bệnh não gan mạn.

N ếu bệnh não gan có thông nối cửa chù


T IẼ N L Ư Ợ N G
có liên quan với khiếm khuyết sự dẫn tiưyền
thần kinh dopam inergic, bổ sung dopam ine T iên lượng tùy thuộc vào m ức độ suy tế
sẽ có lọi. D opam ine không đi qua hàng rào bào gan. N hóm m ạn tính có chức năng gan
m ấu não, nhưng chất tiền thân cùa nó, tương đối tốt, tuần hoàn bàng hệ rộng rãi có
levodopa gây tình trạng thức tỉnh trong bệnh tiên lượng tốt nhất; nhóm viêm gan cấp có
não gan cấp ờ m ột số bệnh nhân. tiên lượng xấu nhất. Trong xơ gan, tiên lượng
B rom ocriptine là m ột chất đối vận thụ xấu nếu bệnh nhân có báng bụng vàng da và
thể dopam ine đặc hiệu, giúp cải thiện khả nồng độ album in trong huyết thanh thấp -

277
n h ữ n g triệu ch ứ n g n à y ch ứ n g tỏ su y gan. TÀI LIỆU THAM KHẢO
K h ả n ă n g số n g c ù a n h ữ n g b ệnh n h ân x ơ gan 1. Bacon BR. Cirrhosis and Its Complications
sau giai đ o ạ n đ ầu c ủ a b ện h n ã o gan c ấp là ỉn Harrison’s Gastroenterology and Hepatology,

4 2 % sau m ột n ăm và 23% sau b a năm . Edited by Longo ĐL, Fauci AS. M e Gram
Hill Medical 2010; c . 41,419-433.
Đ án h giá điều tri k hó khăn vì diễn tiến
2. McPhee SJ, Papadakis MA. Current
lâm sàn g th ay đồi th ất thư ờng. G iá trị của Medical Diagnosis & Treatment. Me Graw
các p h ư ơ n g p h áp điều trị m ói chỉ c ó thể Hill Lange 2011, 50th c.
ed, Online.
đ án h giá sau khi nh iều bệnh n hân đư ợ c điều 3. Sherlock s, Dooley J. Diseases of the Liver
trị với ch ế độ có k iềm soát. and Biliary System. Blackwell Science
N gư ời lớn tuổi có nhữ ng b ất lợi cùa 2002; 11th ed, C.7, 93-110.
bệnh m ạch m áu n ã o th êm vào. T rẻ em bị 4. Vaquera J, Blei AT, Butterworth RF.
Central nervous system and pulmonary
th ô n g nối cử a chủ, trí óc k h ô n g ph át triền
complications o f end-stage liver disease in
hoặc tác đ ộ n g p h ụ lên tâm thần.
Textbook of Gastroenterology, Edited by
Yamada T. W iley Blackwell 2009; 5th ed,
c .9 i , 2326-2351.

278
CÂ U H Ỏ I T ự L Ư Ợ N G GIÁ
C h ọ n m ột câu đúng

1. Các yếu tố sau là yếu tố thúc đẩy của bệnh não gan, ngoại trừ:
A. Hạ đường huyết.
B. Tăng đường huyết,
c. Giảm thán máu.
D. Giàm thể tích máu.
E. Tăng ure huyết.

2. Trong bệnh não gan, điều nào sau đây không phù hợp:
A. Nồng độ amm onia trong não tăng.
B. Tăng tốc độ chuyển hóa amm onia ờ não.
c. Tăng tính thấm của hàng rào máu não vói ammonia.
D. Am m onia tác động trực tiếp lên tế bào thần kinh.
E. Am m onia gây rối loạn dẫn truyền.

3. Chất nào sau đây là chất dẫn truyền thần kinh già:
A. Octopamine.
B. Tyrosine.
c. Cathecholamine.
D. Dopamine.
E. Noradrenaline.

4. Trong bệnh não gan, biểu hiện rối loạn giấc ngủ nào xảy ra sớm:
A. Chu kỳ ngủ đêm - ngày đảo ngược.
B. Ngủ li bì.
c. Buồn ngủ.
D. Ngủ gà.
E. Sững sờ.

5. Điều nào sau đây là không đúng, trong bệnh não gan:
A. Nồng độ amm onia m áu tăng do enzym e adenylic deam inase hồng cầu.
B. Nồng độ amm onia máu tăng do tán huyết.
c. Có sự tương quan giữa nồng độ amm onia m áu và mức độ bệnh não gan.
D. Nồng độ glutam ine dịch não tùy tương quan vói mức độ bệnh não gan.
E. Các tế bào thần kinh đệm dạng gai, biến đổi amm onia thành glutamine.

6 . Những thuốc nêu sau không nên sử dụng ờ bệnh nhân bệnh não gan, ngoại trừ:
A. Morphine.
B. Paraldehyde.
c. Acid amine dạng uống.
D. Furosemide.
E. Zn.
7. S ử dụng “đạm thực vật” cho bệnh nhân bệnh não gan, điều nào không đúng:
A. ít sinh ammonia.
B. Sinh nhiều m ethionine.
c. ít am ino acid thơm.
D. Tăng thải trừ nitơ qua phân.
E. T ăng lượng chất x ơ trong chế độ ăn.

8. Trong điều tri bệnh não gan, điều nào sau đây không đúng:
A. Neom ycin giúp giảm hình thành am m onia qua đường tiêu hóa.
B. Chỉ sử dụng neom ycin trong 5-7 ngày,
c. Có thể sử dụng m etronidazole lâu dài.
D. Rifaxim in hiệu quả đối với bệnh.
E. S ử dụng vancom ycin nếu đề kháng lactulose.

9. Lactulose, điều nào sau đây là không đúng:


A. Được phân hóa nhờ enzym e ờ niêm mạc ruột.
B. Được vi khuẩn đường ruột phân hóa thành a-xít lactic.
c. T ăng thể tích thẩm thấu cùa đại tràng.
D. ứ c chế vi khuẩn tạo ammonia.
• E. Giảm hấp thu ammonia.

10. T rong điều trị bệnh não gan, điều nào sau đây không đúng:
A. Benzoate natri làm tăng bài tiết amm onia niệu.
B. L-om ithine-L-aspartate thúc đẩy tổng hợp glutamine.
c. Levodopa, tiền thân của dopam ine, gây tình trạng thức tinh.
D. Brom ocriptine cài thiện khả năng tâm thân.
E. Flum azenil có tác động giống benzodiazépine.

ĐẮP ÁN
1C , 2 E , 3 A , 4 B , 5 C , ỐE, 7 B , 8 C , 9 A , 10 E

280
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN
Võ T h ị M ỹ D ung

M Ụ C T IÊ U
1. Trình bày điều irị viêm loét đại tràng.
2. Trình bày điểu trị viêm ruột từng vùng.
3. Trình bày điều trị viêm đợi tràng d o amibe.
4. Trình bày điểu trị viêm tú i thừa đại tràng.
5. Trình b à y điều trị viêm đại tràng g iá mạc.

ĐẠI CƯƠNG CHÂN ĐOÁN


V iêm đại tràng m ạn (VĐ TM ) là tình
trạng tổn thương m ạn tính ở đại tràng. C H Ẩ N Đ O Á N X Á C Đ ỊN H (xem thêm bài
N hiều nguyên nhân gây viêm đại tràng m ạn “Chẩn Đ oán V iêm Đ ại T ràng M ạn” sách
như: “Bệnh H ọc N ội”).

• V iêm đại tràng do nhiễm trùng:


B ệ n h viêm đ ạ i t r à n g (in fla m m a to ry bow el
* N hiễm vi khuẩn (lao, Salm onella,
disease)
Shigella, Y ersinia, Cam pylobacter).
V iêm loét đại tràng (V LĐ T) là bệnh
* N hiễm ký sinh trùng (am ibe, Giardia
viêm đại tràng tự phất ở đại tràng và trực
lambia, Trichuris trichum , Bilharzia).
tràng, đặc trưng bởi viêm niêm m ạc và biểu
■ N hiễm nấm (Candida, A spergillus, hiện lâm sàng điển hình là tiêu chảy có m áu,
H istiplasm osis, C ryptococcus).
tổn thương trực tràng gần n hư phổ biến.
* N hiễm siêu vi (Cytom egalovirus, Bệnh Crohn được đặc trụng bời tình trạng
H erpex sim plex, HTV). viêm tất cả các lớp của thành ruột và có thể
• B ệnh viêm đại tràng (viêm loét đại xảy ra ở bất cứ phần nào cùa ống tiêu hóa.
tràng, viêm trực tràng - đại tràng xuất N ội soi là phương pháp tốt hơn để chẩn
huyết, và bệnh Crohn). đoán, nhất là đối với V LĐ T. T rong VLĐ T,
• N hững nguyên nhân khác ít gặp hơn nhu viêm niêm m ạc đại tràng tổn thư ơng liên tục
viêm đại tràng già m ạc, viêm túi thừ a đại bắt đầu ở trực tràng và lan rộng lên đại
tràng, viêm đại tràng do tia xạ, viêm đại tràng. T rong bệnh C rohn, nội soi thấy đại
tràng thiếu m áu cục bộ. tràng bị xói m òn hoặc loét dạng m ảng v à có
C ần chẩn đoán loại trừ ung thư đại tràng những chỗ không tổn thương, nếu khảo sát
là m ột bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật. hồi tràng có thể ph át hiện tổn thương ờ đoạn
Đ iều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân gây cuối hồi tràng. T rong V L Đ T , m ô bệnh học
bệnh. thấy hình ành viêm niêm m ạc m ạn vói
những hốc áp-xe hoặc viêm hốc. T rong bệnh
C rohn, có nhiều tế bào khổng lồ đa nhân và
u hạt không hoại từ.

281
K hảo sá t hình ảnh chụp cắt lớ p (C T và loét. C ác vết loét ờ đại tràng có x u hướng
M R I) có giá trị tro n g đánh giá bệnh C rohn, khoét rộng vào niêm m ạc, còn lỗ vào thường
nhất là khi nghi n g ờ có biến chứ ng hẹp lòng rất nhỏ. T ổn thương ờ trực tràng gây mót
ruột hoặc biến chứ ng ngoài ruột (áp xe, dò). rặn và tiết nhiều chất nhầy.
C hụp C T và M R I ruột có thể đánh giá m ức
B iể u h iệ n lâm sà n g
độ viêm thành ru ộ t và/hoặc hẹp. C hụp đôi
Đ iển hình bệnh nhân có hội chúng lỵ
q u ang (chụp ru ộ t non, chụp X quang đại
gồm đau quặn bụng, m ót rặn, tiêu phân m áu.
tràng cản quang) cũ ng c ó giá trị, nhất là đối
Hội chứng lỵ là dấu hiệu chứng tỏ nhiễm
với bệnh Crohn.
am ibe xâm lấn. H iếm khi bệnh nhân nhập
C ác dấu ấn huyết thanh là nhữ ng th ù
viện với viêm đại tràng bùng phát gồm tiêu
nghiệm bổ sung chẩn đoấn. K háng thể
chảy m áu nặng, sốt, đau khắp bụng d ữ dội,
kháng S accharom yces cerevisìae điên hình
thường không có dấu hiệu bụng ngoại khoa,
gặp trong bệnh C rohn, kháng thể k h áng bào
m ặc dù có khoảng 75% trong số nhữ ng bệnh
tư ơng của bạch cầu đa nhân trung tính
nhân này bị viêm phúc m ạc thứ phát do rò ri
(pA N C A ) điển hình trong V L Đ T , phát hiện
qu a thành đại tràng bị tổn thương. V iêm đại
kháng thể này trong khi không có kháng thể
tràng bùng phát có tì lệ tử vong cao, nguy cơ
kia có th ể giú p phân biệt những trư ờng hợp
bị cơn bùng phát cao hơn ở trẻ em , phụ nữ
không rõ. C -reactive protein và tốc độ lắng
m ang thai và bệnh nhân sử dụng
m áu đôi khi có ích như những yếu tố tư ơng
corticosteroid. Phình đại tràng nhiễm độc
quan với bệnh hoạt động.
hiếm gặp như ng thư ờng là biến chứng gây
Ti lệ m ới m ắc viêm đại tràng do c. tù vong, thường xảy ra ờ những bệnh nhân
difficile cao hơn tro ng dân số bị bệnh viêm bị am ibe đường ru ộ t kèm sừ dụng
đại tràng so với dân số không bị bệnh viêm corticosteroids.
đại tràng; vì vậy cần phải khảo sát phân để
H iếm khi gây biến chứ ng bướu am ibe,
tìm kiếm vi khuẩn này trong nhữ ng đ ợ t bệnh
khiến chẩn đoán nhẩm lẫn với ung th ư biểu
bùng phát. Bội 'nhiễm C M V có thề xảy ra ờ
mô đại tràng trên phim chụp đại tràng cản
những bệnh nhân dùng thuốc ức chế m iễn
quang. H ẹp thường ờ hậu m ôn, trực tràng
dịch và cần được chẩn đoán bằng m ô học
hoặc đại tràng, cần phân biệt với các bệnh
trong khi nội soi ruột.
ác tính hoặc nhiễm Chlamydia.
V iêm đ ạ i tr à n g d o a m ib e Vì những triệu chứng cùa bệnh tương tự
E ntam oeba histolytica thường gây với bệnh viêm đại tràng, cần loại trừ viêm
nhiễm khuẩn ờ đại tràng. Đ ây là m ột bệnh đại tràng do am ibe bằng cách khảo sát phân
cùa người, m ầm bệnh có thể ký sinh (gây hoặc huyết thanh chấn đoán am ibe cho tất cả
hại cho vật chủ) hoặc hội sinh (không gây các bệnh nhân trước khi nghĩ đến bệnh viêm
hại cho vật chủ). N gư ời nuốt phải kén trong đại tràng, nhất là trước khi bắt đầu điều trị
thực phẩm bị nhiễm , ờ d ạ dày kén phóng corticosteroid.
thích nhiều am ibe nhò, đến ký sinh ờ niêm
T h ử n g h iệm ch ẩ n đoán
m ạc đại tràng; ăn vi khuẩn và cặn bã thức
C hẩn đoán nhiễm am ibe ờ ru ộ t chủ yếu
ăn. A m ibe có thể p h á hùy niêm m ạc n h ờ các
dựa vào viêc phát hiện thể kén hoặc thể tư
m en gây tiêu tế bào, thay đồi dinh dưỡng
dưỡng trong phân, m ẫu nạo niêm m ạc hoặc
bằng cách ăn hồng cầu và gây ra các vết

282
m ẫu sinh th iết niêm m ạc khi nội soi sigm a buồn nôn và nôn xuất hiện thứ phát do kích
hoặc nội soi đại tràng. N ên lấy ba m ẫu phân thích trong bụng và viêm phúc m ạc. T ắc
vào những ng ày khác nhau vì am ibe được ru ộ t non và thùng cũng có thể xảy ra. Khám
thài qua phân không liên tục. thực thể thường thấy sốt nhẹ, nhưng nhiệt
Nội soi đại tràng: những vết lo ét đáy độ có thể cao hơn ờ nhữ ng bệnh nhân viêm
nông tách biệt, bề m ặt phủ chất tiết m àu phúc m ạc toàn bộ và ờ những bệnh nhân bị
trắng hoặc m àu vàng xen lẫn niêm m ạc phù áp-xe. K hám bụng thấy đau khu trú, thường
nề. T uy nhiên, đại thể khó phân biệt viêm đề kháng tự ý và có phàn ứng dội. Đ ầy hoặc
đại tràng do am ibe với bệnh viêm đại tràng, có khối ở vùng đại tràng b ị ảnh hường.
viêm đại tràng giả mạc do C. difficile. C ận lăm sà n g
H uyết thanh chẩn đoán am ibe có thể X ét nghiệm m áu thường quy, tổng phân
giúp xác định chẩn đoán, kháng thể kháng tích nước tiểu, m áu ẩn trong phân có thề
am ibe có thể tồn tại nhiều tháng đến nhiều dương tính và chụp X quang bụng. T ăng
năm sau khi điều trị tiệt trừ. bạch cầu chi gặp trong 36% bệnh nhân viêm
Viêm túi thừa đại tràng túi thừa. C hụp X quang bụng có thể bình
thường hoặc có thể thấy liệt ruột; tắc ruột
V iêm đại tràng do viêm tói thừa đại
non cục bộ; tắc đại tràng; hơi tự do chứng tỏ
tràng: do sự tăng sinh vi khuẩn bên trong túi
thủng ruột; hoặc hơi tập trung ngoài lòng
thừa đại tràng có sẵn, gây thủng vi thể và
ruột gọi ý áp-xe ngoài thành. C hụp cắt lớ p
viêm m ô quanh đại tràng. V iêm túi thừa lâm
điện toán vùng bụng là m ột phương phấp
sàng xảy ra 10% -25% bệnh nhân có túi thừa.
chẩn đoán lựa chọn và có thể chứng m inh
K hoảng 1/3 dân số H oa K ỳ bị bệnh túi thừa
túi thừa, viêm m ữ quanh đại tràng, dày
vào tuổi 50 và 2/3 vào tuổi 85. C hỉ 2% -4%
thành ruột hoặc áp-xe quanh túi thừa.
bệnh nhân viêm túi thừa trẻ hơn 40 tuổi,
nhưng nhóm tuồi trẻ hon có khuynh hướng Viêm đại tràng giả mạc
bị thể bệnh nặng hơn, có biến chứng thường B ệnh do C lostridium difficile là tình
hon, cần phải can thiệp phẫu thuật sớm. trạng nhiễm trùng ở đại tràng, nhiễm trùng
B iể u h iệ n ¡âm sà n g m ấc phải hầu n hư chi đi kèm với sử dụng
kháng sinh. S ử dụng các kháng sinh phổ
T riệu chứng thường gặp nhất là đau sâu
rộng, nhất là C lindam ycin, C ephalosporins
và dai dẳng vùng bụng m ộ t phẩn tư dưới
và A m picillin/A m oxicillin làm thay đổi hệ
trái. Đ au bụng m ột phần tư dưới phải, có thể
vi khuẩn c h í bình thường ờ đại tràng, các
phải phân biệt với viêm ru ộ t thừa cấp, xảy ra
bào tù C lostridium difficile sinh trường, sinh
với túi thừ a ở đại tràng lên và ờ đại tràng
sản và tiết độc tố gây tiêu chày và viêm đại
sigm oid thừ a sang bên phải. N hữ ng triệu
tràng già m ạc. T ỉ lệ tử vong của bệnh do
chứng khác bao gồm m ót rặn và thay đổi
C lostridium difficile trước đây là 0,6% -
thối quen đi tiêu, tiêu chảy hoặc bón hon.
3,5% ; lên đến 6,9% trong đ ợ t dịch bùng
T úi thừa có thể kích thích đường tiểu và gây
phát gần đây và dần dần cao hơn bởi ảnh
đi tiểu thường xuyên, khó tiểu. N ếu có dò
hường của tuổi tác. Đ a số bệnh nhân phục
giữ a đại tràng và bàng quang, bệnh nhân có
hồi, như ng thường bị tái phát.
th ể bị nh iễm trùng tiểu thường xuyên, tiểu
m ủ và tiểu khí. L iệt ru ộ t với chướng bụng,

283
B iể u h iệ n lâm sà n g m áu m ạn qua đường tiêu hóa (m ệt mỏi,
B iểu hiện lâm sàng có thể thay đổi từ đi nhịp tim nhanh, da xanh xao), sụt cân,
tiêu thường xuyên, phân nhầy, nhiều nước biếng ăn, gầy yếu, sốt.
đến m ột bệnh cành ngộ độc, bao gồm tiêu • T hăm trực tràng chì giúp phát hiện
chảy d ữ dội, đau quặn bụng, sốt, tăng bạch những khối u nằm ở vùng ngón tay thăm
cầu và m ất nước. K hảo sát phân thấy cổ khám , tuy nhiên thăm trực tràng là thử
bạch cầu trong phân. nghiệm tầm soát ban dầu có giá trị.
Đ iển hình bệnh bắt đầu 7-10 ngày sau • T hăm dò cận lâm sàng sớm:
khi điều trị kháng sinh, nhưng có thể thay ■ T ìm m áu ẩn trong phân.
đổi từ vài ngày đến 8 tuần. Chẩn đoán được
■ X quang đại tràng càn quang phát
xác định bời sự hiện diện cùa C lostridium
hiện hình khuyết không đều hoặc
difficile trong phân và phát hiện độc tố trong
hẹp không đều.
phần lọc ra từ phân. Nội soi đại tràng không
• Nội soi trực tràng hoặc nội soi đại
cần thực hiện thường quy để xác định chẩn
tràng phát hiện u dạng sùi, dạng
đoán.
thâm nhiễm làm hẹp cứng lòng ruột
hoặc dạng loét, dễ chảy m áu khi va
C H Ấ N Đ O Á N PH Â N B IỆ T
chạm ; sinh thiết tìm tế bào ác tính.
U n g t h ư đ ạ ỉ tr à n g
■ Nội soi đại tràng ào.
U n g thư đại trực tràng là ung thư đứng
• N hững thừ nghiệm tầm soát khác
hàng thứ b a trên thế giới, thường gặp ở các
■ X quang đại tràng đối quang kép có
nước phát triển.
thể phát hiện polyp tiền ung hoặc
• Yếu tố nguy cơ: c ơ địa trên 50 tuổi, phần
ung thư. T h ử nghiệm này có thể bò
lớn ờ tuổi 60-70; tiền sử gia đình bị ung
sót những polyp dẹt phẳng.
thư đại trực tràng hoặc polyp đại tràng;
■ N ội soi đại tràng ảo nhạy đối với
chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ,
polyp.
uống rượ u, thiếu vitam in B 6 ; h út thuốc
lá; kém vận động; viêm loét đại tràng, ■ C hụp cắt lớp điện toán trục (CA T)
bệnh C rohn; yếu tố m ôi trường: các giúp xác định m ức độ lan rộng của
nước cô n g nghiệp. ung thu.

• T riệu chứ ng củ a ung th ư đại trực tràng ■ T h ừ nghiệm m áu định lượng nồng
tù y thuộc vào vị trí tổn thương và m ức độ cua m ột số protein có thể chì
độ di căn của bệnh. M ộ t số trư ờng hợp điểm ung thư.
không c ó triệu chứng. C hảy m áu trực ■ N ồng độ kháng nguyên
tràng hoặc thiếu m áu là nhữ ng đặc điểm carcihoem bryonic (C EA ) t o n g m áu
củ a nguy c ơ cao. Phân có m áu đại thể chi điểm di căn củ a ung th ư biểu m ô
hoặc vi thể. T h ay đổi thói quen đi tiêu: tuyến. Thử nghiệm này thường
táo b ón hoặc tiêu chày. M ó t rặn. C ó thể dương giả và âm giả, nên không
sờ th ấy khối u ờ đại tràng phải. được khuyến cáo là thử nghiệm tầm
• N hữ ng triệu chứ ng và dấu hiệu cảnh báo soát, thừ nghiệm này có lợi trong
khác như: th iếu m áu thiếu sắt do m ất trường hợp đánh giá bệnh tái phát.

284
Hai dấu ấn sinh hóa CA 19-9 và CA nhầy trắng hoặc trong, cảm giác tiêu chưa
242 chi điểm nguy cơ di căn tù e- hết sau khi đi tiêu, giảm đau bụng hoặc khó
selectin, giúp theo dõi tiến triển của chịu ở bụng thoáng qua sau khi đi tiêu và
điều trị và đánh giá bệnh tái phát. đầy bụng. Ngoài triệu chửng dạ dày một,
* Nồng độ của chất ức ■ chế hội chứng m ột kích thích còn có một số
metalloproteinases 1 (TIMP1) trong triệu chứng khác ngoài một, như chứng đau
máu tương quan vóị sự xuất hiện cùa cơ, rối loạn tình dục, các triệu chứng đường
ung thư đại tràng. Thừ nghiệm tiết niệu và có thể có rối loạn tâm thần nhẹ.
TIMP1 có thể có ích để đánh giá Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng m ột
nguy cơ có ung thư đại trực tràng kích thích:
đang phát triển. TIMP1 đặc biệt có Khó chịu hoặc đau bụng tái phát ít nhất
ích như là m ột dấu ấn để nhận biết 3 ngày mỗi tháng trong 3 tháng vừa qua
sớm ung thư đại trực tràng, có độ kèm với hai hoặc ba đặc điểm sau:
nhạy và độ chuyên cao.
• Giảm khi đi tiêu.
■ T ư vấn di truyền và thừ nghiệm gen
• Kèm với thay đổi số lần đi tiêu.
đối với những gia đình bị ung thư đại
tràng di truyền. • Kèm với thay đồi khuôn phân (hình
dạng phân).
* Chụp cắt lớp phất xạ đánh dấu
(positron émission tomography, Hội chứng m ột kích thích là tình trạng
PET): PET toàn cơ thể. rối loạn dạ dày m ột chức năng thường gặp,
là gánh nặng đối với bệnh nhân cũng như hệ
■ Thừ nghiệm DNA trong phân phát
thống chăm sóc sức khỏe. Căn nguyên sinh
hiện ung thư có độ nhạy cao.
bệnh chính xác của hội chứng m ột kích
* Nồng độ C-Reactive protein cao là thích chưa được hiểu biết đầy đù nhung
dấu ấn nguy cơ. chắc chắn do nhiều yếu tố phối hợp, là kết
* Tầm soát dựa vào định hình mìRNA quả cùa một quá trình tương tác phức tạp
phát hiện ung thư đại trực tràng giai giữa tính nhạy của ký chủ, ảnh hưởng của
đoạn sớm. Mục đích cùa thừ nghiệm môi trường và khả năng di truyền. Hội
này là để chọn lựa bệnh nhân để nội chứng m ột kích thích được chẩn đoán dựa
soi đại tràng chứ không phải thay thế vào triệu chứng, thầy thuốc lâm sàng có thể
cho nội soi đại tràng như là tiêu đánh giá chẩn đoán dễ dàng do không có
chuẩn vàng của chẩn đoán ung thư triệu chứng cảnh báo. Ngày càng có nhiều-
đại trực tràng. tri liệu mói đầy hứa hẹn dựa vào hiểu biết
sinh lý bệnh cùa hội' chứng m ột kích thích,
Hội chứng ruột kích thích
với mục đích cuối cùng làm thay đổi tình
Hội chứng m ột kích thích (irritable
trạng bệnh, thuốc được điều chỉnh cho phù
bowel syndrome) là m ột roi loạn sinh học
hợp với từng bệnh nhân dựa vào di truyền
tâm lý xã hội. Hội chứng m ột kích thích là
ảnh hường trên dược phẩm.
sự kết hợp của tình trạng đau bụng hoặc khó
chịu ở bụng và thay đồi thói quen đi tiêu. Hội chứng kém h ấp thu
Những triệu chứng thường đi kèm vói hội • Tiêu chày mạn, suy dinh dưỡng, thiếu
chứng m ột kích thích gồm đi tiêu có chất máu, thiếu vít B ,C ,D ...
285
• Căn nguyên: bệnh W hipple, sprue nhiệt không có yếu tố nội tại gặp trong
đới, cắt đoạn dạ dày hoặc ruột, nối dạ thiếu m ấu ác tính hoặc teo dạ dày.
dày - ruột, cắt thần kinh X, amyloidosis, Khi cho yếu tố nội tại cùng với
hội chứng ruột ngẩn, bệnh Coeliac, vitamin B 12, thừ nghiệm được thực
không dung nạp sữa bò, kém hấp thu hiện để đo lường chức năng của
fructose, thiểu năng tụy, bệnh Addison, đoạn cuối hồi tràng hoặc chức năng
đái tháo đường, hội chứng cận ung... tụy. Hiện không còn được sừ dụng.

• Cận lâm sàng


Đ IÊ U T R Ị
■ Thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt
hoặc thiếu m áu hồng cầu to do thiếu
CÁC BIỆN PH ÁP CHUNG
acid follic hoặc thiếu B 12, tốc độ
lắng m áu tăng, C-reactive protein • T iết chế ăn uống: tránh các chất kích

tăng, albumin thấp. Cholesterol hoặc thích niêm mạc đại tràng (chất béo, mỡ,

triglyceride thấp, canxi và phosphate rau sống).


thấp gây loãng xương do vitamin D • Điều chỉnh tình trạng đi tiêu.
thấp. • Điều tri hỗ trợ: an thần, thuốc điều hòa
■ Kháng thể IgA kháng transglutaminase vận động đường ruột.
hoặc kháng thể IgA kháng
endomysial để chẩn đoán bệnh Crohn. ĐIỀU TRỊ T HEO NGUYÊN NHÂN
■ Khảo sát phân phát hiện lượng đạm Điều trị dựa vào độ nặng cùa bệnh, vị trí
> 1,5 g/L và m ỡ > 3,5 g/L, tuy nhiên và những biến chứng đi kèm. Mục đích điều
thừ nghiệm này hiện nay hiếm khi trị là giải quyết đợt cấp và giảm tái phát về
được thực hiện. sau. Cả hai bệnh viêm đại tràng bệnh Crohn
và VLĐT có thể được phân thành ba m ức độ
■ M en elastase của tụy trong phân thấp
nhẹ-nặng nhằm mục đích điều trị.
là dấu chứng của thiểu năng tụy.
■ X quang ruột non: m ất hình “răng
Đ IÈ U T R Ị B Ệ N H V IÊ M Đ Ạ I T R À N G
cưa”, do nhung m ao ruột bị phá hủy.
CT bụng hoặc Chụp m ật tụy cộng
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH N H Ẹ ĐÉN
hưởng từ cũng có ích trong chẩn đòán.
TRUNG BÌNH
" Nội soi sinh thiết niêm mạc ruột non.
Bệnh nhẹ đến trung bình áp dụng cho
■ T hừ nghiệm thò hydro glucose phất những bệnh nhân không hoặc ít sụt cân, khả
hiện sự phát triển quá mức cùa vi năng làm việc tổt, khả năng ăn uống qua
khuẩn, Thử nghiệm thờ hydro lactose đường miệng tốt; nếu bị VLĐT, số lần đi tiêu
phát hiện không dung nạp lactose. < 4 lần và không có xuất huyết trực tràng và
■ T hử nghiệm Schilling (uống vitamin thiểu máu, dấu hiệu sinh tồn bình thường và
B 12 đánh dấu: thử nghiệm chức tốc độ lắng máu bình thường; nếu bị bệnh
năng tụy): đo lường sự bài tiết Crohn, ít hoặc không đau bụng. Điển hình
vitamin B 12 đánh dấu đã uống trong bắt đầu điều trị với aminosalicylate, nhưng
nước tiểu 24 giờ. T hử nghiệm được có thể sù dụng kháng sinh và glucocorticoid,
thực hiện để chẩn đoán các tình trạng tùy thuộc vào vị trí bệnh.

286
5-AminosalicyIatc (5-ASA) trong V L Đ T và bệnh C rohn ở đại tràng hoặc
C ơ sờ chính của điều trị bệnh C rohn và hồi m anh tràng với liều 800 - 1600 m g uống
viêm loét đại tràng thể nhẹ đến trung bình là ba lần mỗi ngày.
sulfasalazine và các thuốc 5-A S A khác. C ơ Pentasa
chế tác động vẫn còn chư a rõ, như ng thuốc
• -Có c ơ chế phóng thích phụ thuộc vào pH
làm giảm sàn xuất những ch ất chuyển hóa
và thời gian, viên nang phân rã ờ dạ dày
của acid arachidonic, nh ất là leukotrienes.
phóng thích các vi hạt, vi hạt phân tán khắp
N hiều dạng thuốc có sẵn trên thị trường,
đường tiêu hóa từ ruột non đến đại tràng.
m ỗi dạng nhằm vào n hữ ng phần khác nhau
Thuốc có lợi đối với tồn thương ruột non lan
cùa đư ờ ng tiêu h ó a, thuốc làm giảm bệnh và
tỏa trong bệnh C rohn, thuốc cũng được
duy trì giảm bệnh. Phản ứ ng tăng m ẫn cảm
dùng trong V L Đ T với liều 0,5-1 g uổng 4
hiếm gặp gồ m viêm phổi, viêm tụy, viêm
lần m ỗi ngày.
gan và viêm thận.
Apriso
S u lfa sa la zin e
C ũng có cơ chế phóng thích phụ thuộc
C òn nguyên vẹn ở đại tràng, tại đây
p H và phân bố khắp đại tràng khi uống liều
thuốc chuyển hóa thành 5-A SA (có tính
1,5 g m ỗi ngày.
kháng viêm ) v à sulfapyridine (có tính kháng
khuẩn). T huốc có hiệu q u ả đối với V L Đ T Balsaìaãne
hoặc bệnh C rohn k hu trú ờ đại tràng. Đ iều Đ ược vi khuẩn đại tràng phân cắt thành
trị ban đầu 0,5 g uống 2 lần m ỗi ngày, khi m esalam ine và m ột phân tử ư ơ. Vì vậy
bệnh nhân dung nạp thuốc tăng đến liều 0,5- thuốc chi được sử dụng cho bệnh đại tràng,
1,5 g uống 4 lần m ỗi ngày. Đ iều trị d u y trì với liều 2,25 g uống 3 lần m ỗi ngày đối với
giảm bệnh 1 g u ố n g 2-4 lần m ỗi ngày. bệnh hoạt động và liều 1,5 g uống hai lần
Sulfapyridine gây ra nhữ ng tác dụng phụ m ỗi ngày để duy trì.
như nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng.
Claversal
N hững triệu chứng này có thể cải thiện khi
V iên nén tan ờ ruột, phóng thích
giảm liều. N hững phản ứng do tăng cảm
m esalam ine ở p H >6 .
hiếm gặp gồm phát ban, sốt, giảm bạch cầu
hạt, độc gan, sự gia tăng bất thường cùa O lsalaiine
viêm ruột, ở nam có thể bị giảm số lượng L à chất nhị trùng 5-A S A được vi khuẩn
tinh trùng, tình trạng này phục hồi khi đại tràng phân cắt, vì vậy thuốc có hiệu quả
ngừng thuốc. N ên bổ sung acid folic vì đối với bệnh ờ đại tràng. T huốc có thể gây
sulfalazine có thể làm giảm hấp thu folate. tiêu chảy không có m áu do thuốc làm tăng
M esa la m in e tiết dịch ờ ruột non.

C hế phẩm m ới của 5-A SA không có K h á n g sin h


thành phần sulfa của sulfasalazine và ít có K háng sinh thường được sử dụng trong
tác dụng phụ hơn. bệnh C rohn nhẹ đến trung bình và bệnh
A sa co l quanh hậu m ôn, nhung không sử dụng trong
V L Đ T , do trong V L Đ T vai trò của vi khuẩn
L à dạng thuốc 5-A SA uống được phóng
không được xác m inh. M ặc dù thuốc kháng
thích ở hồi tràng p H = 7. Thuốc có hiệu quà

287
sinh thường được sử dụng, nhưng những Đ IỀ U T R Ị N Ộ I K H O A B Ệ N H T R U N G
nghiên cứu có nhóm chứng không chứng B ÌN H Đ Ế N N Ặ N G
m inh được hiệu quả hằng định của thuốc đối Bệnh trung bình đến nặng gồm những
với tình trạng viêm trong lòng ruột. K háng trường họp Crohn thất bại với điều trị theo
sinh được sử dụng trong bệnh Crohn đại bệnh nhẹ đến mung bình hoặc bệnh nhân sụt
tràng hoặc hồi đại tràng, bệnh quanh hậu cân nhiều, thiếu m áu, sốt, đau bụng, buồn
m ôn, dò và áp xe. K háng sinh thường được nôn và nôn không liên tục m à không có tắc
dùng là m etronidazole 15-20 m g/kg/ngày ruột hoặc V LĐ T đi tiêu m áu > 6 lần mỗi
chia làm b a lần uống trong thời gian 2 -6, ngày, sốt, thiếu m áu nhẹ, tốc độ lắng m áu
tuần hoặc vài tháng và ciprofloxacin 500 m g tăng. M ục đích của điều trị là giảm bệnh
uống hai lần m ỗi ngày. C ả hai thuốc này nên nhanh với corticosteroid và duy trì tình trạng
được sử dụng n h ư thuốc chọn hàng th ứ hai giảm bệnh vói cấc thuốc ức chế m iễn dịch
sau 5-A S A trong bện h C rohn hoạt động và và/hoặc các chế phẩm sinh học.
n h ư thuốc chọn h àn g th ứ nhất trong bệnh
Glucocorticoids
C rohn quanh hậu m ôn hoặc dò.
C ó hiệu quả giảm bệnh trong trường họp
Budesonide bệnh trung bình đến nặng, nhất là voi những
B udesonide 6-9 m g uống m ỗi ngày là đợt bệnh bùng phát. N hữ ng biểu hiện ngoài
m ộ t corticosteroid tồng hợp có chuyển hóa ruột cùa bệnh viêm đại tràng (tổn thương
đầu tiên q u a gan. T huốc hiệu quả và an toàn m ắt, bệnh da, viêm quanh động m ạch) cũng
khi d ù n g thời gian ngắn trong bệnh Crohn đáp ứng với glucocorticoid. K hông sử dụng
hồi đại tràng và cố th ể th ay thế m esalam ine glucocorticoid để điều trị duy trì.
đ ể giảm bệnh. H iệu q u ả không đư ợ c báo cáo
Prednisone bắt đầu uống 4 0 -60 m g mỗi
tro n g VLĐ T.
ngày và tiếp tục cho đến khi cải thiện triệu
Điều trị tại chỗ chứng. Sau đó giảm 5-10 m g m ỗi tuần cho
Đ iều trị tại chỗ có hiệu quà trong bệnh đến liều 20 m g m ỗi ngày, sau đó giảm 2,5-5
viêm đại tràng khu trú ở đại tràng ữ ái. V iêm m g m ỗi tuần. H ydrocortisone 300 m g/ngày
'lo é t trực tràng hoặc V L Đ T khu trú ở đại hoặc m éthylprednisolone 40-60 m g/ngày
tràng sigm a-trực tràng có thể được điều trị tiêm m ạch.
hiệu quả với 5-A SA và/hoặc glucocorticoid G lucocorticoid đư ờng uống hoặc đường
dạng bo m hoặc đặt hậu m ôn được cho 1-2 ngoài ruột không nên cho trước khi loại trừ
lần m ỗi ngày; điều trị toàn thân cùng lúc nên bệnh nhiễm trùng.
áp dụng cho những trư ờng họp nặng. Điều B ệnh nhân được điều trị vói prednisone
trị 5-A S A tại chỗ có hiệu quả hơn điều trị 5 m g trong thời gian > 2 tháng cần liên tục
steroid tại, chỗ trong V L Đ T phần xa. Ngồi, theo dõi tình trạng loãng xương và xem xét
tắm thuốc giảm đau, cream hydrocortisone các yếu tố nguy c ơ khác gây loãng xương
và hoi nóng tại chỗ hiệu quà đối với bệnh như hút thuốc, cân nặng thấp, ngồi nhiều,
C rohn quanh hậu m ôn, kèm với điều trị toàn tiền sử gia đình loãng xương và thiếu dinh
thân. dưỡng.

288
Các thuốc ức chế miễn dịch K h á n g th ể đơn d ò n g a n ti-T N F -a

6 -M ercaptopurine và azathioprine K háng thể đơn dòng anti-T N F -a .


(antitum or necrosis factor alpha) làm thay
6-M ercaptopurine (1-1,5 m g/kg cân nặng
đồi chức năng hệ thống m iễn dịch, thuốc có
uống mỗi ngày, là đồng phân của purin) và
hiệu q u ả trong bệnh C rohn thể trung bình
azathioprine (1,5-2,5 m g/kg cân nặngAiôhg
đến nặng khó chữ a vói những thuốc khác,
m ỗi ngày, tiền thân S-im idazole) ức chế
thuốc có tác động giảm bệnh và duy trì tình
hoạt tính cùa tế bào T và duy trì tình trạng
trạng giảm bệnh. Thuốc cũng có hiệu quả đối
giảm bệnh do glucocorticoid. N hữ ng thuốc
vói VLĐT thể trung bình đến nặng. Infliximab
này có nhiều tác dụng phụ, được sử dụng
5 m g/kg cân nặng truyền ữnh m ạch yào các
như là những thuốc thay thế steroid trong
tuần 0 , 2 và 6 , 'tiếp theo truyền duy trì mỗi 8
bệnh viêm đại tràng nặng hoặc khó chữa.
tuần: A dalim um ab 160 m g tiêm dưới da vào
Đ áp ứng có thể chậm sau 1-2 tháng, đáp ứng
tuần 0 , sau đó 80 m g vào tuần thứ 2 , tiếp
tối ưu xảy ra khoảng 4 tháng sau khi bắt đầu
theo 40 m g dưới da mỗi 2 tuần. Certolizumab
điều trị. T ác dụng phụ gồm ức chế tùy hồi
pegol 400 m g tiêm dưới d a vào tuần 0, 2 và
phục, viêm tụy và dị ứng.
4, tiếp theo liều duy trì m ỗi 4 tuần.
X ác định hoạt tính enzym e thiopurin
Đ iều trị anti-T N F -a có thể tái hoạt hóa
m ethyltransferase (T PM T ) trước khi bắt đầu
lao tiềm ẩn, do đó cần thử nghiệm phản ứng
điều trị giúp nhận biết tình trạng đa dạng về
lao tố và chụp X quang phổi trước khi bắt
gien, khiến d ễ ngộ độc khi sử dụng những
đầu điều trị. C ó thể bị nhiễm trùng cớ hội
thuốc này.
cũng như cấc biến chứng của nhiễm trùng,
N ên đếm tế bào m áu thường quy, lúc đầu
suy tim sung huyết có thể Xấu hơn trong khi
mỗi 1-2 tuần để theo dõi tình trạng ức chế
điều trị.
tủy xương cấp hoặc trễ. Khi liều ổn định, có
Phản ứ ng tăng m ẫn cám cấp hoặc m uộn:
thể thực hiện xét nghiệm mỗi 3 tháng.
các kháng thể kháng inflixim ab và kháng
M eth o trexa te thể kháng tạo nhănh kép có thể xuất hiện khi
M ethotrexate 15-25 m g tiêm m ạch hoặc truyền inflixim ab. Phản ứ n g 'tạ i nơi tiêm
uống mỗi tuần dược xem là thuốc thay thế chích đắ được báo cáo với diều trị
steroid trong bệnh C rohn, nhưng không hiệu adalim um ab và certolizum ab pegol.
quả đối với bệnh VLĐT. Tác dụng phụ gồm
K h á n g th ể đon d ò n g cỉm n gư ờ i
x ơ hóa gan, ức chế tùy xương, hói đầu, viêm
N atalizum ab 300 m g, truyền tại thời
phổi, dị ứng, sinh quái-thai.
điểm tuần 0 , 4 và 8, tiếp theo sau đó mỗi
N ên chụp X quang phổi lúc bắt đầu điều
tháng là kháng thể đơn dòng cùa người gắn
trị, theo dõi thường quy công thức m áu và
alpha-4 integrin, m ột phân tử kết dính tế
th ừ nghiệm chức năng gan.
bào, được sử dụng cho những trường hợp
Bệnh nhân có m en gan b ất thường có thể bệnh Crohn trung bình đến nặng khó chữa
cần phải sinh thiết gan để đánh giá tình với tất cà các thuốc khác. Thtiốc có thể tái
trạng xơ hóa gan trước khi điều trị và sinh kích hoạt virus JC polyom a gây bệnh não do
thiết tiếp theo sau đó đối với những trường tăng bạch cầu đa ổ tiến triển. Để giảm nguy
hợp tăng m en gan rõ. cơ đối với bệnh này, không nên sử dụng

289
đồng thời với các thuốc ức chế m iễn dịch và 1 m g/kg cân nặng hoặc prednisone 40-60 mg)
theo dõi sát. Sừ dụng đường truyền cũng có và nên cho kháng sinh phổ rộng. N eu không
thể gây ra những biến chứng nhiễm trùng đáp ứng, có thể bắt đầu với cyclosporine
khác và những phản ứng tăng nhạy cảm khác. truyền 2-4 m g/kg cân nặng mỗi ngày để đạt
đến nồng độ trong m áu 200-400 ng/m l.
B Ệ N H N Ặ N G H O Ặ C C Ơ N B Ù N G PH Á T • T ruyền tacrolim us cũng là thuốc được chọn,
B ệnh nặụg hoặc con bùng phất cần nhập là thuốc ức chế m iễn dịch. N eu cải thiện,
viện do m ức độ trầm trọng của các triệu chuyển dần sang các chế phẩm uống tương
chứng. N hững bệnh nhân bệnh C rohn bùng đương, bồ sung các thuốc ức chế m iễn dịch.
phát có triệu chứng dai dẳng liên tục m ặc dù H ỗ trợ dinh dưỡng được chỉ định khi cần
điều trị glucocorticoid hoặc điều trị kháng sau 5-7 ngày, dinh dưỡng đường tĩnh m ạch
thể anti-T N F-a hoặc có sốt cao, ói liên tục, hoàn toàn thường được chỉ định nếu không
tắc ruột, áp-xe trong ổ bụng, dấu hiệu phúc dung nạp dinh dưỡng đư ờng ruột.
m ạc hoặc suy kiệt. B ệnh viêm đại tràng L âm sàng, trờ nên xấu hon hoặc không
bùng phát (bệnh C rohn và V LĐ T) biêu hiện cải thiện m ậc dù điều trị nội khoa tích cực 7-
với đi tiêu nhiều m áu, thiếu m áu rõ, dấu 10 ngày, bằng chứng thủng ruột, dấu hiệu
hiệu nhiễm độc toàn thân (sốt, nhiễm trùng, phúc m ạc là những chỉ định cắt toàn bộ đại
rối loạn điện giải, m ất nước) và những dấu tràng khẩn.
ấn huyết thanh về tình trạng viêm . Phình đại
tràng nhiễm độc xảy ra với tỉ lệ l% -2% PH Ẫ U T H U Ậ T
trong số bệnh nhân V L Đ T , khi đó đại tràng Phẫu thuật thường dành cho nhữ ng bệnh
m ất trưong lực và dãn kèm những dấu hiệu nhân bị dò, tắc nghẽn, áp xe, thủng hoặc
nhiễm dộc toàn thân rõ. xuất huyết và đôi khi cho những bệnh nhân
Điều trị hỗ trợ gồm ngừng ăn uống qua bệnh khó chữa với điều trị nội khoa và những
đường m iệng và hút dịch dạ dày nếu có liệt trường hợp chuyển sang bướu tân sinh.
ruột. T ích cực điều trị tình trạng m ất nước T rong bệnh C rohn, tái ph át thư ờng ở
và rối loạn điện giải, truyền m ấu được chi m iệng nối sau khi cắt bỏ ruột, c ố gắng tránh
định đối với nhữ ng trường hợp thiếu m áu cắt nhiều ruột trong bệnh C rohn vì nguy cơ
nặng. N ên ngừ ng các thuốc kháng bị hội chứng ruột ngắn. N ên ngưng các
cholinergic và các dẫn xuất của á phiện khi thuốc ức chế m iễn dịch trước khi phẫu thuật
phình đại tràng nh iễm độc. và b ắt đầu lại sau m ổ nếu cần.
K hảo sát ban đầu gồm chụp cắt lớp (CT, T rong V L Đ T , cát toàn bộ đại tràng là
M R I) đ ể đánh g iá áp-xe trong 0 bụng. Có phương thức trị liệu chữ a lành bệnh, đối với
thể nội soi đại tràng sigm a bằng ống soi m ột số bệnh nhân phẫu thuật tốt hơn điều trị
m ềm cẩn thận để xác định độ nặng của viêm sinh học hoặc ức chế m iễn dịch kéo dài.
đại tràng trong viêm đại tràng bùng phát và
đ ể sinh th iết loại trừ viêm đại tràng do T H A Y Đ Ổ I L Ố I SỐ N G
C M V . C ấy m áu v à khảo sát phân để loại trừ
C hế độ ăn ít chất x ơ thường giúp giảm
viêm đại tràng c. difficile phối hợp. triệu chứng ờ nhữ ng bệnh nhân bệnh nhẹ
Đ iều trị nội khoa đặc biệt với đến trung bình hoặc những bệnh nhân có
corticosteroid tiêm m ạch (m ethylprednisolone hẹp ruột. Chế độ ăn cơ bàn được áp dụng

290
trong những giai đoạn bệnh cấp, nhất là nhiên, nicotine làm tăng chuyển hóa cùa
bệnh Crohn, nhưng bệnh nhân cảm thấy nhiều thuốc được sử dụng thường quy để
không ngon và không thích. điều trị bệnh viêm đại tràng, làm giảm
Bệnh nhân bị bệnh Crohn cắt bỏ hồi hiệu quả của thuốc.
tràng hoặc hồi đại tràng có thể cần .pbài bổ ; 1» Kiểm soát triệu chứng quan họng như là
sung vitamin B12. Điều trị thay thố dặc biệt một biện pháp hỗ trợ trong điều trị
qua đường uống gồm canxi, magne, folate, nhưng phải thận trọng.
iron, vitamin A và D và các chất vi dinh * Thuốc cầm tiêu chày có thể có lợi
dưỡng khác có thể cần đối với những bệnh như là điều trị bồ sung cho những
nhân bệnh Crohn ruột non. bệnh nhân chọn lọc với cơn nhẹ hoặc
Bệnh nhân có triệu chửng hẹp không tiêu chằy sau cắt bỏ ruột. Các thuốc
liên tục nên tránh những thức ăn khó tiêu này chổng chỉ định khi đợt bệnh
như quả hạch, các loại hột hạt, vỏ trái cây, nặng và phình đại tràng nhiễm độc.
các loại da, bột nhão vì dễ gây tắc nghẽn. ■ Narcotic hạn chế sử dụng để kiểm soát
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch nên xem đau, vì sự lặp đi lặp lại các triệu chứng
xét đối vói những bệnh nhân không dung có thể 'dẫn đến khả năng phụ thuộc
nạp thức ăn trong thời gian nhiều hon 4-5 thuốc.
ngày. Để ruột nghỉ ngơi không thấy rút ngắn
thời gian giảm bệnh nhưng giúp duy tri dinh VBÊM Đ Ạ I T R À N G D O A M IB E
dưỡng và giảm triệu chứng trong khi chờ Mục đích điều trị là làm lành tổn thương
đợi hiệu quả của điều trị nội khoa hoặc là và tiệt trừ mang trùng. Metronidazole và
bước diều trị nối tiếp của phẫu thuật. tinidazole là những thuốc được ưa chọn.
Metronidazole có hiệu quả cao (tỉ lệ lành
NHỮNG ĐIỀU CẰN LƯU Ý bệnh 90%) và tương đối dung nạp tốt, liều
• Đánh giá chất lượng cuộc sống là vấn đề 750 mg X 3 lần/ngày, thời gian điều trị 5-10
quan trọng trong đánh giá và điều trị ngày. Tác dụng phụ gồm buồn nôn, nôn,
bệnh viêm đại tràng. nhức đầu, vị kim loại ở miệng và khó chịu ờ
• Giám sát ung thư đại tràng: ở những bụng, lú lẫn, thất điều, mất ngủ và dị cảm.
bệnh nhân bệnh viêm ruột kéo dài hon Tác dụng phụ nặng nhất trên hệ thần kinh
8-10 năm (cà hai bệnh Crohn và VLĐT), trung ương. Không uống rượu bia khỉ dùng
giảm sát nội soi đại tràng mỗi năm để thuốc. Tinidazole có thể hiệu quả hơn
loại trừ bướu tân sinh kèm những mảnh metronidazole, liều 2 g/ngày trong 3-5 ngày.
sinh thiết niêm mạc ờ bốn khu vục mỗi Trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng
5-10 cm. Nếu trên mô bệnh học thấy do amibe bùng phát, nên thêm thuốc thứ hai
hình ảnh loạn sàn bất cứ cấp độ nào là dehydroemetine trong 2-3 ngày đầu cùa điều
chl định để cắt bỏ toàn bộ đại tràng. trị, thường dùng trong thời gian ngắn để
• Ngừng hút thuốc lá là bắt buộc đối với giảm bớt độc tính trên tim. Dehydroemetine
bệnh nhân bệnh viêm đại tràng. Có bàng tôt hơn emetine, vì ít độc hơn.
chứng dịch tễ học về tác động bảo vệ Nên sử dụng kháng sinh cho những bệnh
trên một ít bệnh nhân bị VLĐT. Tuy nhân viêm đại tràng do amibe bùng phát.

291
Không nêri sừ dụng thuốc kháng tiêu chảy VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
cho những bệnh nhân bị hội chứng lỵ. Hồi sức ban đầu bao gồm bù dịch và
Sau khi điều trị diệt amibe ờ mô, cần điện giải thích hợp và tập trung vào việc xác
diệt amibe trong lòng ruột. Các thuốc có định độ nặng của bệnh. Neu bệnh nhân có
hiệu quả diệt amibe trong lòng ruột gồm triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng toàn
diloxanide furoate (không còn sử dụng ờ thân, điều trị ngoại trú thất bại hoặc có dấu
Hoa Kỳ), paromomycin và iodoquinol. Tác hiệu viêm phúc mạc, có chỉ định nhập viện
dụng phụ cùa paromomycin là tiêu chày và và hội chẩn ngoại.
những tác dụng ngoại ý trên dạ dày ruột. Sừ Điều trị nội trú bao gồm kháng sinh
dụng iodoquinol có thể có độc tính thần kinh đường tĩnh mạch, thường gồm aminoglycoside,
liên quan với liều như viêm thần kinh thị. như gentamycin hoặc tobramycin 1,5 mg/kg
Một đợt điều trị metronidazole 10 ngày hoặc mỗi 8 giờ và metronidazole 500 mg mỗi 8
hơn có thể hiệu quả tiệt trừ amibe lòng ruột. giờ hoặc clindamycin 300-600 mg mỗi 6
Thuốc diệt amỉbe trong tế bào mô giờ, để bao vây vi khuẩn kỵ khí và ái khí.
Ticarcillin-clavulanic acid hoặc imipenem
• Emetin hyđrochlorid 1 mg/kg/ngày tiêm
được sử dụng như những thuốc thay thế.
bắp hoặc tiêm dưới da X 5 ngay.
Đe ruột nghỉ ngơi, không được ăn uống
• Dehydroemetin ít độc bang emetin do
qua đường miệng và nuôi ăn qua đường
bài xuất nhanh hơn 1,5 mg/kg/ngày tiêm
truyền tĩnh mạch. Hút dạ dày được chì định
bắp hoặc tiêm dưới da trong 5 ngày '(tối
ờ những bệnh nhân tắc ruột hoặc liệt ruột.
'■ đa 90 mg/ngày).
Điều trị ngoại trú có thể chấp nhận cho
• Chloroquin (uống) chỉ có tác dụng ở
những bệnh nhân đau khu trú không có triệu
gan, không có tác dụng điều trị đối với
chứng và dấu hiệu cùa viêm phúc mạc khu
amibe trong lòng ruột, do thuốc tập
trú hoặc nhiễm trùng toàn thân. Điều trị bao
trung chọn lọc ở gan.
gồm cho ruột nghỉ ngơi và uống kháng sinh
• Metronidazole: 750 mg uống ba lần mỗi phổ rộng. Các thuốc thông thường có hiệu
ngày trong 5-10 ngày hoặc 500 mg tiêm quà kháng các vi khuẩn ái khí gồm
mạch mỗi 6 giờ trong 5-10 ngày. ampicillin 500 mg mỗi 6 giờ, trimethoprim/
• Tinidazole 2 g/ngày trong 3-5 ngày. sulfamethoxazole 2 viên mỗi 12 giờ,
ciprofloxacin 500 mg mỗi 12 giờ hoặc
Thuốc diệt amibe trong lòng ruột
cephalexin 500 mg mỗi 6 giờ. Một trong số
• Diloxanide furoat 0,5 g x 3 lần/ngày X các thuốc này được sử dụng kết họp vói một
10 ngày. thuốc có hiệu quà kháng vi khuẩn kỵ khí,
• Iodoquinol 650 mg x 3 lần/ngày X 10 ngày. như metronidazole 500 mg mỗi 6-8 giờ hoặc
• Paromomycin 25-30 mg/kg/ngày uống clindamycin 300 mg mỗi 6 giờ. Bệnh nhân
trong 7 ngày. nên hạn chế hoạt động và duy trì chế độ ăn
lỏng trong 48 giờ. Nếu triệu chứng cải thiện,
• Tetracycline 500 mg X 3 lần/ngày X 5 ngày.
bồ sung thức ăn ft chất bã trong chế độ ăn.
Nên tái khám nếu đau bụng nhiều hơn hoặc
sốt hoặc không dung nạp đường miệng.

292
VIÊM ĐẠI TRÀNG GIẢ MẠC K ẾT LUẬN
Ngừng bất cứ loại kháng sinh nào đang Viêm đại tràng mạn là một hội chứng do
sừ dụng, nếu được, 15%-23% bệnh nhân đáp nhiều căn nguyên. Việc diều trị khác nhau,
ứng với trị ỉiệu đon giản này. Một số bệnh tùy theo nguyên nhân gây bệnh, ở Việt
nhân cần phải bù nước, điều chỉnh các bất Nam, nguyên nhân nhiễm trùng thường gặp
thường điện giải và tránh các thuốc giảm nhu nhất là viêm đại tràng mạn do lao (tham
động và opiate vì các thuốc này có thể che khảo thêm bài “Lao Đại Tràng” trong sách
giấu triệu chứng và làm bệnh xấu hon. Tuy Bệnh Học Nội Khoa). Viêm loét đại tràng
nhiên, các thuốc giảm nhu động có thể được và Bệnh Crohn là hai loại chủ yếu của bệnh
sù dụng an toàn kèm với vancomycin hoặc viêm đại tràng. Bệnh viêm đại tràng là tình
metronidazole trong thể bệnh nhẹ đến trung trạng bệnh lý mạn tính ở ruột có liên quan
bình. đến miễn dịch. Trong chẩn đoán, cần phân
Metronidazole uống 1-1,5g chia 3-4 lần biệt loại trừ sớm ung thư đại tràng.
uống mỗi ngày trong 10 ngày là điều trị
chọn lựa ở những bệnh nhân nhẹ, trung TÀI L IỆ Ụ T H A M KHẢO
bình, những người không đáp ứng với điều 1. Friedman s, Blumberg RS. Inflammatory
Bowel Disease in Harrison’s Gastroenterology
trị nâng đỡ.
and Hepatology, Edited by Longo DL, Fauci
Vancomycin 125-250 mg X 4 lần mỗi AS. Me Gram Hill Medical 2010; C.16,
ngày trong 10 ngày, nếu được nên sử dụng 174-195.
dường uống. Vancomycin thường được sử 2. Gerding DN, Johnson s. Clostridium
dụng trong các trường hợp: difficile-Associated . Disease, Including
• Không đáp ứng hoặc không dung nạp Pseudomembraneous Colitis in Harrison's
Gastroenterology ’and Hepatology, Edited by'
metronidazole.
Longo DL, Fauci . AS. Me Gram Hill
• Trẻ em, phụ nữ có thai. Medical 2010; C.23,238-243.
• Tiêu chảy nặng, có triệu chứng toàn thân 3. Gyawali PC, Manasra A. Gastrointestinal
(như sốt, bạch cầu >Í5.000/|ẳ1 hoặc đau Diseases in The Washington Manual of
bụng nhiều).
Medical Therapuetics, JEdited by Foster c,
s.
Mistry NF, Peddi PF, Sharma Lippincott
• Triệu chứng vẫn còn mặc dù điều trị Williams & Wikins 2010; 33th ed, C.15,
ngoại trú thích họp. 577-618 .
Triệu chửng thường được giải quyết 4. McPhee SJ, Papadakis MA. Current
trong vòng vài ngày. Medical Diagnosis & Treatment. Me Graw
c.
Hill Lange 2011,50* ed, 16. Online.
Bệnh do Clostridium difficile tái phát 5. Owyang c. Irritable Bowel Syndrome in
khoảng 15%-30% bệnh nhân, thường gặp ờ Harrison’s Gastroenterology and
bệnh nhân lớn tuồi >65 và bệnh nhân vẫn Hepatology; Edited by Longo DL, Fauci
còn năm viện sau giai đoạn bị bệnh do AS. Me Gram. Hill Medical 2010; C.16,
Clostridium difficile. 196-202.
6 . Stenson WF, Hanauer SB. Cohen RD.
Inflammatory Bowel Disease in Textbook of
Gastroenterology, Edited by Yamada T.
Wiley Blackwell 2009; 5* ed, C.57,1386-1471.

293
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Trong viêm loét đại tràng thể bệnh nhẹ:


A. Sụt cân.
B. Có xuất huyết trực.tràng và thiếu máu nhẹ.
c.
Tốc độ lắng máu tăng nhẹ.
. D. Số lần đi tiêu < 4 lần.
E. Huyết áp giảm nhẹ nhưng còn trong giới hạn bình thường.
2. Viêm đại tràng giả mạc:
A. Sau sử dụng kháng sinh 7-10 ngày.
B. Do Clostridium Botulinum.
c.
Bệnh diễn tiến nặng từ vài ngày đến 8 tuần.
D. Mô học, thấy các hốc áp xe.
E. Tẩm nhuộm nhiều tế bào nhân to và u hạt trong vùng viêm.
3. Sulfasalazine là họp chất cùa 5-ASA và:
A. Aminosalicylate.
B. Glucocorticoid,
c.
Mesalamine.
D. Salicylate.
E. Sulfapyridine.
4. ' Tác dụng phụ của sulfasalazine là:
A. Giảm hấp thu folate.
B. Giảm hấp thu các vitamin tan trong mỡ.
c. Giảm sự hình thành kháng thể từ tế bào B.
D. ứ c chế monocyte sản xuất TNF.
E. ức chế tổng hợp purin.
5. Thuốc nào sau đây không hiệu quả trong điều trị viêm loét đại tràng:
A. 6 -mercaptopurine.
B. Azathioprine,
c.
Methotrexate.
D. Kháng thể đơn dòng anti-TNF alpha.
E. Kháng thể đơn dòng cùa người.
6. Sulfasalazine có các tác dụng phụ nêu sau, ngoại trừ:
A. Giảm bạch cầu hạt!
B. Độc thận,
c. Độc gan.
D. Thiếu máu giảm sàn.
E. Giảm hấp thu acid folic.

294
7. Trong điều trị bệnh viêm đại tràng:
A. Nội soi đại tràng mỗi năm, khi phát hiện bệnh.
B. Chế độ ăn nhiều chất xơ.
c.
Truyền máu khi bệnh kéo dài.
D. Cắt bỏ toàn bộ đại tràng trong Crohn đại tràng.
E. Giám sát ung thư khi bệnh hơn 8 năm.
8. Trong viêm loét đại tràng nặng, điều nào sau đây không thích hợp:
A. Điều trị với kháng thể đơn dòng.
B. Chống chì định dùng thuốc kháng cholinergic,
c. Chống chỉ định dùng thuốc chống tiêu chảy.
D. Methotrexate là thuốc có hiệu quả.
E. Dinh dưỡng tĩnh mạch giúp giảm triệu chứng.
9. Trong bệnh viêm đại tràng, điều nào sau đây phù họp với sulfasalazine:
A. Thuốc được phóng thích ờ pH =7.
B. Thuốc có hiệu quả với Crohn đại tràng,
c.
Làm tăng acid folic máu.
D. Làm giảm hấp thu sulfapyridin.
E. Liều duy trì 1-1,5 g/ngày.
10. Trong viêm đại tràng già mạc, điều nào sau đây không thích hợp khi sử dụng vancomycin
cho:
A. Bệnh nhân không dung nạp metronidazole.
B. Trẻ em.
c.Bệnh nhân tiêu chày 3 lần/ngày.
D. Phụ nữ có thai.
E. Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân.

ĐÁP ÁN
1D, 2A, 3E, 4A, 5C, 6 B, 7E, 8 D, 9B, 10C

295
SUY HÔ HẤP CẤP
Trần Văn Ngọc

ĐẠI CƯƠNG SINH LÝ BỆNH


Suy hô hấp (SHH) được định nghĩa khi SHH giảm oxy máu
hệ thống hô hấp không còn đảm bảo một
D o phoi giảm khả năng thu nhận oxy
trong hai chức năng cùa nó, chức năng cung
vào máu do một trong các rối loạn sau:
cấp oxy và đào thải cc>2 . SHH được xem là
• Shunt: đề cập đến lượng máu tĩnh mạch
m ột hội chứng chứ không phải là một bệnh.
trộn vào động mạch sau khi đi qua đon
SHH có thể là cấp hay mạn và biểu hiện
vị trao đổi khí. Shunt bẩm sinh do bất
lâm sàng hoàn toàn khác nhau. Trong suy hô
thường cùa tim và mạch máu lớn. Shunt
hấp cấp có sự rối loạn khí máu và toan kiềm
mắc phải thường do bệnh ờ phổi.
đe dọa tính mạng còn SHH mạn biểu hiện
không rõ và yên'lặng. • Mất cân bằng thông khí tưới máu: bệnh
tắc nghẽn thông khí (COPD, hen), việm
Có hai loại SHH:
m ô kẽ (viêm phổi, sarcoidosis), tắc mạch
• SHH tăng thán khí, xảy ra do ứ CƠ 2 (thuyên tắc phổi).
(PaCƠ 2 > 45 mmHg) gây toan hô hấp
• Giảm nồng độ oxy hít vào: do độ cao
■ (pH < 7 ,3 5 )..
hay hít khí độc. ở bệnh nhân có bệnh
• SHH giảm oxy máu, xảy ra khi tổn tim phổi khi FiƠ 2 thấp có thể góp phần
thương sự trao đổi khí bình thường làm vào SHH giảm oxy máu.
giảm PaƠ 2 máu (PaƠ 2 <60 mmHg hay
• Giảm thông khí: làm tăng PaCOỉ và
SpƠ 2 <90%). SHH này thường gây thở
giảm oxy máu là hậu quả của tăng CO 2
nhanh và giảm PaCƠ 2. Tuy nhiên, trong
phế nang thay thế oxy. Điều trị oxy có
giai đoạn nặng có thể gây tăng CO 2 .
thề cải thiện giảm o x y máu do giảm
Một số trường hợp SHH vừa có tăng
thông khí nhưng có thể làm nặng sự
CƠ 2 và giảm Ơ 2 máu. giảm thông khí đặc biệt trong bệnh nhân
SHH cấp tăng CƠ 2 được xác định khi tắc nghẽn thông khí. Đ iều trị nguyên
PaCƠ 2 > 45 mmHg kèm theo toan máu (pH nhân là biện pháp căn bản.
< 7,3). Bệnh nhân SHH tăng CO 2 mạn như
• Rối loạn khuếch tán: cấc bệnh vùng phế
trong COPD, sự tăng CƠ 2 trong thòi gian dài
nang mô kẽ. Sự giảm oxy máu trong nhóm
gây nên sự bù trừ ờ thận và làm tăng HCO 3'.
bệnh này thường do mất cân bằng V/Q.
Phân biệt SHH giảm Ơ2 cấp và mạn không
• O xy tĩnh mạch trộn giảm: thiếu máu,
thể dựa trên đon thuần khí máu động mạch.
giảm cung lượng tim, giảm oxy máu,
Trong SHH mạn có thể thấy đa hồng cầu hay
tăng tiêu thụ o xy dẫn đến giảm oxy máu
tâm phế còn nếu bệnh nhân có sự suy thay
tĩnh mạch trộn.
đồi tri giác đột ngột gợi ý đến SH H cấp.

296
I Nầu cầu thông khí

Cung thông khí

A. Cung > nhu cầu tháng khi

Cung thông khi Ị n Iiu cầu thông khí


I

B. Cung = nhu cầu thông khí

Cung thông khí


c. Cung < nhu cầu thông khí


Hình 21.1*. Cung và nhu cầu thông khí. A . Bình thường, cung > cầu thông khí -> duy tri dự
trữ sinh lý. B. Cung giảm và nhu cầu thông khí tăng -» ranh giới của SHH. c. Nhu cầu thông
khí > cung (ví dụ nhiễm trùng trên bệnh nhân COPD) -> yếu cơ hô hấp -V SHH tăng CŨ2-

SHH tăng COi Các yếu tố làm giảm cung và tăng nhu cầu-
thông khí
Sự cung cẩu trong thông khí
Sụ cung cấp thông khí (còn gọi là thông • Giảm cung cấp' thông khí: bệnh thần
khí duy trì tối đa) là thông khí tự nhiên tối kinh cơ, suy dinh dưỡng, rối loạn điện
đa được duy trì mà không làm mệt cơ hô giải, giảm chức năng neuron vận động,
hấp. Nhu cầu thông khí là thông khí phút tự tăng nhu cầu năng lượng hoạt động cơ
nhiên, khi được duy trì hằng định sẽ làm hô hấp, bất thường cơ học hô hấp...
PaCŨ2 ồn định. Bình thường, cung cao hơn • Tăng nhu cầu thông khí (tăng Vd/Vt như
nhu cầu thông khí. Như vậy khi gắng sức hen, khí phế thũng; tăng tiêu thụ oxy như
không có sự tăng PaC02. Khi nhu cầu thông sôt, nhiễm trùng, tăng công thờ; giảm
khí cao hơn sự cung cấp thông khí, PaC02 PaC02 như giảm oxy máu, toan chuyển
tăng. hóa, nhiễm trùng, suy thận, suy gan...).

297
Bảng 21.1: Chẩn đoán phân biệt giảm oxy máu

Bấit, thường PaƠ2 PaCOỉ p (A - aì Oĩ


KK phồng 100% 0 2

Giảm thông khí ị t 1 1

Shunt tuyệt đối u í t


Shunt tương đối ị 1,Ú T 1

Rối loạn kh.tán -L/nghỉ i,ị l/nghỉ I


•iVgắng sức ĩ"/gắng sức

Cff chế chính của tăng CƠ 2 hôn mê. Tim nhanh, rối loạn nhịp. Đôi khi
• Tăng sàn xuất CO2 : sốt, nhiễm trùng, co bệnh nhân chỉ có khó thở là biểu hiện duy
giật, tiêu thụ nhiều đường. nhất (ví dụ giảm oxy máu do nhồi máu phối).
Khi nghi ngờ SHH trên lâm sàng, cần
• Tăng khoảng chết: do vùng phổi được
thông khí nhưng không tưới máu hay làm ngay khí máu động mạch để chẩn đoán
giảm tưới máu nhiều hơn giảm thông khí xác định, phân biệt cấp và mạn, đánh giá rối
(COPD, hen, xơ nang, xơ phổi, gù vẹo loạn chuyển hóa và giúp theo dõi trị liệu.
cột sống). Điều trị
• Giảm thông khí phút: bệnh thần kinh Nguyên tắc đ ề u trị
trung ương, thần kinh ngoại biên
Bước đầu tiên là xác định nơi chăm sóc.
(Guillain-Barré, xơ hóa cột bên teo cơ,
Các yếu tố giúp quyết định bao gồm mức độ
nhược cơ, viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ...).
cấp tính của SHH, mức độ giảm oxy máu,
Chẩn đoán suy hô hấp tăng CO2 và toan máu, bệnh đồng thời.
Chẩn đoán SHH cấp hay mạn bắt đầu từ Bệnh nhân suy hô hấp giảm oxy trầm trọng,
sự nghi ngờ trên lâm sàng và chẩn đoán xác toan chuyển hóa và đe dọa trụy mạch cần
định bằng đo khí máu động mạch, cần chẩn đặt nội khí quản thở máy và nhập ICU. Bệnh
đoán sớm nguyên nhân gây suy hô hấp cùng nhân COPD và SHH mạn có tăng CO2 cần
lúc điều trị SHH. Trong khi SHH mạn quan sát trong đơn vị chăm sóc trung bình.
thường được chẩn đoán dựa trên những dấu Thông đường hô hấp bằng đặt nội khí quản
hiệu lâm sàng cùa giảm oxy máu mạn, có khẩn cấp tùy thuộc mức độ nghiêm trọng và
thể kèm.theo dấu hiệu tăng thán khí hay diễn tiến bệnh lý. cần đặt nội khí quản khi
không thì chẩn đoán SHH cấp cần phân tích có giảm oxỷ hay tăng CO2 máu tiến triển
cẩn thận hơn. Nguyên nhân SHH cấp có thể trong vài phút hoặc vài giờ theo dõi.
khu trú rõ rệt ở cơ quan hô hấp (viêm phổi, Điều chỉnh giảm oxy và tăng CO2 với mục
phù phổi, hen COPD...), có thể biểu hiện đích điều trị là duy trì PaC>2 và ngăn ngừa
toàn thân (tụt huyết áp) hay ngoài cơ quan giàm O2 mô. PaC^óO mmHg là đủ với điều
hô hấp (viêm tụy cấp, gãy xương). kiện Hct và củng lượng tim đầy đù. Bệnh
Triệu chứng thần kinh và tim mạch thường nhân bệnh mạch vành hay mạch máu não có
gặp như bứt rứt, lo lắng, lú lẫn, co giật hay thể cần oxy máu hơi cao hơn một chút.

298
Tìm và trị nguyên nhân căn bàn. cần Có hiệu quà. Điều trị 0 2 làm tăng Pa0 2,
theo dõi sát bệnh nhân SHH. làm tăng áp lực vận chuyển 0 2 qua
màng và thúc đẩy sự cân bằng.
Điểu trị O2
Là điều trị đầu tay sự giảm O2 máu bất • Giảm thông khí
kỳ cơ chế nào. cần điều trị ngay 0 2 nếucó: Cũng có hiệu quả với điều trị 0 2. Nhưng
giảm O2 máu nặng hay nghi ngờ giảm O2 chỉ điều trị 0 2 thì không đủ do không
mô. Pa02 mức độ nào có thể gây giảm 0 2 điều chình tăng PaCƠ2 và toan máu
mô không thể xác định chính xác được do cùng biểu hiện.
có nhiều yếu tố ảnh hường như nồng độ Hb, • Shunt tuyệt đối
ái lực Hb02, cung lượng tim tác động đến sự 0 2 điều trị thường không hiệu quả. Tuy
cung cấp O2 cho mô. nhiên, vẫn điều trị 0 2 do cỏ lẽ có một số
Giảm 0 2 mô nhẹ khi có giảm O2 máu thành phần shunt tương đối góp phần
nặng (<45 mmHg) Pa02 45-59 mmHg có gây giảm 0 2 máu.
thể kết họp với giảm 0 2 mô nếu hệ thống
Các dụng cụ cung cấp O2
tim mạch không thể bù trừ. Pa02 > 60 mmHg
thường không kết họp với giảm 0 2 mô. Có hai hệ thống cung cấp 0 2: hệ thống
lưu lượng thấp và hệ thống lưu lượng cao.
Điều trị O2 khi Pa02 <60 mmHg hay
Sa02 < 90%. Điều trị 0 2 lâu dài thường • Hệ thống lưu lượng cao
không cần thiết trừ khi Pa02 < 55 mmHg Lưu lượng đủ thỏa mãn nhu cầu hít vào
(kể cà trong lúc ngủ hay gắng sức). Bệnh của bệnh nhân Hệ thống lưu lượng cao
nhân COPD có Pa02 giảm khoảng 13 mmHg cung cấp Fi0 2 chính xác, kiểm soát
lúc ngủ. được nhiệt độ, độ ẩm cùí khí hít vào.
Bất lợi là ồn ào, không tiện dụng.
H iệu quá đ ề u trị
• Hệ thống lưu lượng thấp
• ShUnt tưong đối
Lưu lượng thấp hơn nhu cầu hít vào của
Có hiệu quà. 0 2 điều trị làm tăng Pa02
bệnh nhân (ống thông mịăi, mask đơn
trong đơn vị phế nang có V/Q thấp.
giàn, mask thờ, lại một phần hay không
Dùng 0 2 không làm thay đổi tỉ lệ V/Q
thở lại). Thuận lợi là đơn giảri và bệnh
nhưng làm tăng cung cấp 0 2.
nhân dễ chấp nhận. Bất lợi là kiểm soát
• Giảm khuếch tán không chính xác Fi02.

Bảng 21.2; Các dụng cụ cung cấp oxy và FiQ2 tương ứng
HT Sonde mũi Mask đon giản
0 2 1/p 1 2 3 4 5 6 6 7 8
Fi0 2 0.24 0.28 0.32 0.36 0.40 0,44 0.4 0.5 0.6
HT Mask thở lại 1 phần
o 2i/p 6 7 8 9 10
fío 2 0.6 0.7 0.8 0.9 0.99

299
Hệ thống thở lại một phần, 1/3 khí thờ ra từ vong. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là
được giữ lại trong túi trữ và được thờ lại. Do điểu chinh giảm O2 mô. Điều trị bước đầu—
khí thở có nhiều Ơ2 nên FiC>2 tăng. Hệ thong trong COPD đợt cáp là điều trị 0 2 liều thấp.
này chi dùng cho bệnh nhân có khí lưu Dù PaCƠ2 > 60-65 mmg, nhiều bệnh nhân
thông bình thường, nhịp hô hấp khoảng 12 COPD vẫn có thể chịu đựng được mà không
lần/phút. Khi bệnh nhân thở nhanh sâu hơn cần thờ máy (trừ khi pH < 7,2 và tất cả các
làm Fi0 2 giảm và ngược lại. biện pháp khác thất bại). Mục tiêu điều trị
Điều trị O2 quá múc O2 cho bệnh nhân COPD là Pa0 2 đạt 60
mmHg để tránh giảm O2 mô và tăng PaC02.
• Fi0 2 cao
Gây một số rối loạn chức năng, ngộ độc Chọn lụa FỈOỉ
(tức sau xương ức trong vòng 6 giờ sau Trong đợt cấp COPD, nếu tăng F1O2
khi dùng ọ 2 FiO? 100%). F i0 2 100% 0,01 thì PaC>2 tăng 3 mmHg. Ví dụ bệnh nhân
làm xẹp phổi do hấp thu (khí ứ trong phế COPD có Pa0 2 39 mmHg với F1O2 21%, thì
nang được hấp thu nhanh hơn bình để đạt Pa0 2 60mmHg, F1O2 cẩn là 28%.
thường khi nồng độ O2 cao). Sau thở 60 mmHg - Pa02 (thở không khi phòng) ^ ¡o ^ c jjß jg
FiƠ2 1 0 0 % sẽ phát triển shunt 1 0 %.
• Pa0 2 cao Ngộ độc CO2
PaƠ2 cao ờ máu võng mạc gây co mạch
• Luôn luôn ý thức là tăng Pa0 2 dẫn đến
dẫn đến mù vĩnh viễn. Bệnh nhân COPD
tăng PaC02.
với .tăng PaC0 2 , tăng PO2 dẫn đến giảm
thông khí và tăng PaCƠ2, đôi khi ngưng • Tăng PaC0 2 tì lệ với tăng F i0 2. Trong
thờ ở người nhạy cảm. Pa0 2 > 150 mmHg một nghiên cứu, PaC0 2 tăng 5mmHg
dẫn đến co mạch vành, rối loạn nhịp. khi Fi0 2 24%, 8 mmHg khi FiC>2 28%.
Không nên ngưng đột ngột Ơ2 điều trị vì
ÁP DỤNG LÂM SÀNG PaC0 2 tăng có thể gây rối loạn thêm
nữa.
Bước đầu tiên trước khi điều trị O2 cần
phân chia bệnh nhân thành hai nhóm là • Tăng PaC0 2 đột ngột dẫn đến ngộ độc
nhóm nhạy cảm O2 và nhóm không nhạy C 02: tăng PaC02, toan mấu, lơ mơ đến
cảm O2, do điều trị mỗi nhóm có khác nhau. hôn mê. Các dấu hiệu của tăng CO2 nhẹ
và vừa gồm giảm chức năng não, nhức
Bệnh nhân không nhạy cảm O2
đầu, u sầu, thất điều.
Khi không có ứ CO2 hay COPD, điều trị
O2 được áp dụng mà không lưu tâm nhiều • Một số bệnh nhân có PaC0 2 bình
đên giảm thông khí. Không nên do dự cho thường nhưng có biểu hiện tăng thán khí
O2 liều cao khi nghi ngờ giảm Ơ2 mô. O2 mạn tính. Một số bệnh nhân có PaC0 2
liều thấp sê thật sự không đủ đối với bệnh giảm trong lúc bộc phát bệnh, như vậy
nhân không nhạy cảm O2. Sau khi bệnh nhân khi do PaC0 2 thấy nằm trong giới hạn
ổn, liều O2 giảm dần để tránh biến chứng. bình thường. Do đó cần thận trọng khi
cho 0 2 ở bệnh nhân COPD bất kể có
Bệnh nhân nhạy cảm Ơ2 tăng PaC0 2 hay không.
Cần cẩn thận ờ bệnh nhân COPD hay ứ
C 0 2 mạn tính. Dùng O2 quá mức có thể gây

300
CHỈ ĐỊNH THỞ MÁY * Chấn thương áp lực gồm khí mô kẽ
• Tần số hô hấp > 3 5 1/p. phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí
dưới da, tràn khí trung thất...
• Thờ vào gắng sức tối đa < - 25 C111H2O.
■ Xơ phổi: oxy nồng độ cao kéo dài.
• Dung tích sống < 10-15 ml/kg cân nặng.
• ■ Tim mạch: hạ huyết áp, giảm cung
• PaO2<60mmHg với FiO2>60%. lượng tim, rối loạn nhịp, viêm màng
• PaC02 > 50 mmHg với pH < 7,35. ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp.
• Tiêu hóa: xuất huyết, dãn dạ dày, liệt
THEO DÕI BỆNH NHÂN SƯY HÔ HẤP ruột, tiêu chảy, tràn khí phúc mạc, loét
• Nhịp thờ. do stress (thường xảy ra ưong chấn
• Thể tích khí lưu thông (Vt). thương, sốc, nhiễm trùng, suy thận, suy
gan).
• Sù dụng cơ hô hấp phụ.
• Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng
• Có thờ nghịch thường?
tiểu, nhiễm trùng huyết. Tì lệ viêm phổi
• Khi BN thở máy, cần theo dõi cẩn thận có thể tới 70% đặc biệt bệnh nhân với
những biến chứng kết hợp thở máy. hội chứng nguy ngập hô hấp ở người
• Đặt catheter động mạch, tĩnh mạch, lớn. Nhiễm trùng bệnh viện làm tăng
thuốc cần thiết, khí máu động mạch... thời gian năm viện và tăng ti lệ từ vong.
• Thận: suy thận cấp do thiếu nước, hoại
BIẾN CHỬNG SHHCẦP tử ống thận cấp do hạ huyết áp và dùng
Ti lệ tử vong ở bệnh nhân SHH giảm thuốc độc thận (10% - 20% trong ICU),
oxy là 40% - 60%, bệnh nhân SHH tăng rối loạn nước điện giải.
CO2 cấp tính là 1 0 % - 26% • Dinh dưỡng: giảm dinh dưỡng ữên cơ
• Tại phổi: nhồi máu phổi, chấn thương áp quan hô hấp và toàn thân và những biến
lực, xơ phổi, nhiễm trùng chứng liên quan đến dinh dưỡng qua
■ Thuyên tắc phổi: 25% bệnh nhân đường miệng và đường tĩnh mạch.
SHH trong ICU, chẩn đoán khó.

H Ộ I CHỨ NG NGUY NGẬP H Ô HẤ P CẤP Ở N G Ư Ờ I LỚ N

Hội chứng nguy ngập hô hấp cấp ờ YÉUTỐNGUYCƠARDS


người lớn (ARDS) là một dạng tổn thương Yếu tố nguy cơ chính là nhiễm trùng
phổi do nhiều nguyên nhân. Hậu quà cuối nhất là ờ ổ bụng. Các yếu tố thuận lợi khác
cùng là vỡ màng phế nang mao mạch làm bao gồm chấn thương, hít dịch vị, quá liều
tăng tính thấm mạch máu, tích tụ neutrophil thuốc (heroin, methadone, barbiturate). Rất
và phù phế nang với dịch giàu protein. nhiều bệnh được báo cáo kết hợp với

301
ARDS. Có hai nhóm chính gây tồn thương • Rickettsia.
phổi trực tiếp và gián tiếp: • Chlamydia.
• Tổn thương phổi trực tiếp: độc tố gây • Virus (CMV, RSV, HSV, VZV,
tổn thương trục tiếp biểu mô phổi. Nguy adenovírus, influenza, hantavirus).
cơ ARDS phụ thuộc vào độc tính, nồng
• Nấm (P. jiroveci, C. neoformans, H.
độ và liều của một chầ.
capsulatum...).
• Tổn thương phổi gián tiếp: qua quá trình
• Ký sinh trùng (Toxoplasma gondii,
viêm toàn thân gây tồn thương cơ quan
Strongyloides stercoralis).
như nhiễm trùng, chấn thương nặng.
Nhiễm trùng nặng
CÁC BỆNH LÝ KẾT HỢP VỚI ARDS Là nguyên nhân thường nhất của ARDS.
Du khuẩn huyết có tỉ lệ ARDS thấp hơn hội
Gày tẫn thưong phổi trực tiếp
chứng nhiễm trùng huyết nặng.
• Hít dịch vị.
Chấn thưong nặng
• Dập phổi.
Cũng là nguy cơ thông thường cùa ARDS.
• Hít khí độc. Cơ chế chính xác và chất gây tổn thương
• Chết đuối. đặc hiệu chưa được xác định. Sốc xuầ huyết
• Nhiễm trùng phoi lan tỏa. thường kết họp với ARDS và suy đa cơ
quan (truyền dich nhiều để hồi sức cấp cứu,
Gây tốn thương phỗi gián tiếp gãy nhiều xương nhất là xương dài hay gãy
• Nhiễm trùng nặng. xương chậu khống ồn định, dập phải). Nhiễm
• Chấn thương nặng (gãy nhiều xương dài, trùng trong bệnh nhân chấn thương là yếu tố
sốc giảm thể tích). nguy cơ cao của ARDS và suy đa cơ quan.
• Truyền dịch nhiều. Hít hịch vị
• Viêm tụy cấp. Chiếm 26%-36% trong một số nghiên
cứu. Kết họp hít dịch vị và quá liều thuốc
• Quá liều thuốc.
làm tăng nguy 60 ARDS.
• Sau ghép phổi.
Khác
• Sau phẫu thuật bắc cầu tim phổi.
Viêm tụy, chếrctuối...
Tác nhân nhiễm trùng thường kết họp
SINH LÝ BỆNH
với ARDS
Bầ thường sinh lý bệnh bao gồm sự trao
• Vi khuẩn gram (+) như S.aureus, s.
đổi khí bị tổn thương, thay đồi về cơ học hô
pneumoniae.
hấp và những biến đổi về mạch máu phổi.
• Vi khuẩn gram (-) nhu Franciscella Bệnh nhân thường có giảm oxy máu nặng
tularensis, Legionella sp, Pasteurella sớm bong giai đoạn xuất tiết của ARDS.
multo.cida, Salmonella, Yersenia pestis. Phế nang bị lấp đầy dịch, màng hyaline và
• Lao. bị xẹp gây shunt nặng trong phổi và giảm
oxy máu nặng. Bệnh nhân cần liều cao oxy
• Mycoplasma.
và thờ PEEP.
302
Khi tiến triển, có hiện tượng tăng sinh khi chỉ vài giờ và phải cần đặt nội khí quản
xơ hóa nổi bật lên trong khi phù phổi có và thở máy ngay.
khuynh hướng phục hồi dẫn đến xơ phổi và Cận lâm sàng
không đàn hồi. Nhiều bệnh nhân xơ hóa
Không dấu hiệu cận lâm sàng nào đặc
nặng và chết trong bệnh cảnh suy hô hấp.
trưng cho ARDS. Nhưng một số đáp ứng
Mất giường mạch máu phổi làm tăng thông tiêu chuẩn của hội chứng. Pa02 giảm nặng
khí khoảng chết và tăng áp phồi, V/Q bất mặc dù Fi02 tăng cao. Kiềm hô hấp lúc ban-
thường gây giảm oxy máu. Sự thải C02 có đầu do tăng thông khí sau có thể tăng PaC02.
thể bị ảnh hưởng kể cả khi sự cung cấp oxy
X quang thâm nhiễm lan tỏa hai bên phù
được cải thiện. Bệnh nhân này đáp ứng kém
họp phù phổi mà không có tái phân bố mạch
với PEEP nhưng có thể can Fi02thấp hơn.
máu phổi hay tim to. Hiếm khi có tràn dịch
màng phổi nhiều. Thâm nhiễm có thể nhẹ
CHẨN ĐOÁN
hay nặng, mô kẽ hay phế nang, từng màng
Lâm sàng hay hợp nhất, phát triển nhanh hay từ từ, đối
Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi tùy xứng hay không.
nguyên nhân và những cơ quan ngoài phổi
Chẩn đoán xác định ẢRDS
bị ảnh hưởng. Tổn thương phổi cấp và
nhanh chóng liên quan đến các chất trung • Pa02 < 75 mmHg với Fi02> 0,5.
gian gây viêm trong máu làm tổn thương cà • Thâm nhiễm lan tỏa hai bên ưên X quang.
lóp biểu mô và nội mô. Thấm dịch giàu • Áp lực động mạch phổi bít <18 mmHg.
protein vào phế nang gây phù phổi và bất
• Không có bằng chứng suy tim sung
thường surfactant gây xẹp phế nang từng
huyết, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi hay
vùng gây shunt phổi và giảm oxy máu nặng
viêm phổi do vi khuẩn.
gây khó thở. cần loại trừ các nguyên nhân
gây phù phổi khác. Chẩn đoán phân biệt
Trên lâm sàng triệu chứng hô hấp xảy ra Ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, ngưng
nhanh trong vòng 12-48 giờ (có khi tới 5 thờ ờ trẻ sơ sinh, kiểm soát chày máu trung
ngày) sau khi tiếp xúc yếu tố thuận lợi. thất sau mổ tim hờ, phù phổi do tim, nhiễm
Bệnh nhân khó thở lúc găng sức ban đầu và trùng phổi lan tỏa, quá tải dịch.
nhanh chóng phát triển cả khi nghi ngoi, có

Bảng 213: Tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương phổi cấp (ALI) và ARDS

Khỏi phát Cung cấp oxy XQ PAOP


ALI Cấp Fa02/Fi02< 3 Tổn thương phế < 18 mmHg hay
nang/mô kẽ hai không có tăng
bên áp nhĩ
ARDS cấp Fa02/FiÒ2 < 2 -nt- -nt-

303
ĐIÈUTRỊ nước trong phồi (làm nước di chuyển tù phế
Mục đích điều trị là điều trị bệnh căn nang sang vùng quanh mao mạch nơi không
bàn, hồi sức tim phổi và điều trị đặc hiệu tổn ảnh hưởng đến trao đồi khí).
thương phổi. Biến chúng
Oxy liệu pháp Bao gồm giảm cung lượng tim do giảm
máu về tim, vỡ phổi, rối loạn V/Q, tăng áp
Áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP)
lực nội sọ, giảm tưới máu não và giảm chức
0 2 điều trị không hiệu quả do 0 2 hít vào năng thận do tưới máu hay tăng ADH.
không thể vào được phế nang xẹp hay đầy
dịch. Hơn nữa, tăng lượng O2 hít vào làm Ắp dụng lâm sàng
tăng shunt mao mạch, vấn đề là làm sao • PEEP tối thiểu: mục đích duy trì cung
phục hồi chức năng của những phế nang cấp 0 2 và tránh ngộ độc 0 2. PEEP
này. PEEP nhằm ngăn ngừa và phục hôi phế không quá 15 mmH20 trừ trường hợp
nang bị xẹp dẫn đến tăng thể tích phổi và xấu nhất.
như thế giảm shunt mao mạch. Thở PEEP • PEEP tối đa: nhằm giảm shunt trong
giúp duy trì Pa02 đầy đù với Fi02 chấp nhận phổi tới 15%. Không có mức PEEP giới
được. Thờ PEEP cao (> 10 cmH20 gâỵ những hạn (lớn hơn 55 cmH20 đã-được dùng).
hậu quả bất lợi về huyết động nên cần theo
• PEEP vừa phải: cung cấp 0 2 tốt mà
dõi huyết động học bằng phương pháp xâm
không giảm cung lượng tim hay gây
lấn. Cần theo dõi kỹ các biến chứng cùa thờ
biến chứng khác.
máy đặc biệt vỡ phổi.
PEEP được định nghĩa là áp lực trên áp • PEEP tối ưu: là mức PEEP kết hợp với
lực khí quyển vào lúc đường thờ mờ vào shunt tối thiểu.
cuối thì thờ ra. Thông khí áp lực dương liên • Thờ PEEP và ngưng PEEP:
tục (continous positive airway presure, CPAP) ■ KhiPa02<70mmHgvớiFi02>0,6.
là một dạng của PEEP dành cho bệnh nhân * PEEP không nên giảm cho tới khi
thờ tự nhiên, áp lực dương hiện diện suốt
Pa02 đạt yêu cầu với Fi02 < 0,4.
chu kỳ hô hấp. Thông khí áp lực dương thì
Nên giảm dân không ngưng đột
thờ ra (expiratory positive airway presure,
ngột, có một số khuyến cáo nên giảm
EPAP) khi áp lực trong hệ thống giảm dưới
3 phút để xem bệnh nhân có chịu
mức áp lực không khí trong lúc hít vào tự
đựng được vói giảm PEEP không.
nhiên. EPAP có công thờ lớn hơn CPAP.
Theo dõi huyết động học
Chi định
Đặt catheter động mạch phổi giúp theo
• ARDS.
dõi cung lượng tim và nồng độ oxy máu tĩnh
• Hội chứng nguy ngập hô hấp vô căn mạch trộn, áp lực động mạch phổi bít.
(idiopathic respiratory distress syndrom,
Thể tích nội mạch
• IRDS).
Duy trì thể tích nội mạch thấp nhất có
Cơ chể hiệu quả của PEEP thể sẽ giúp hạn chế phù phổi. Hb cần duy trì
Là tăng dung tích cặn chức năng, phục >10 g/dl để tối ưu hóa cung cấp oxy.
hồi phế nang, cải thiện V/Q, tái phân bố
304
K h á n g viêm mình. Cần nhiều nghiên cứa để xác định
Sử dụng chưa chứng minh hiệu quả. tính hiệu quả

• Corticoid: dù được dùng rộng rãi nhưng S u r f a c ta n t


chưa có hiệu quả rõ rệt. Ngoài tác dụng Còn nghiên cứu.
kháng viêm, corticoid còn úc chế sự
P e rflu o ro c a rb o n
thành lập collagen và tạo điều kiện thoái
biến nhanh collagene. Do đó chúng có Oxy và CO2 dễ hòa tan trong dung dịch
thể có lợi trong giai đoạn xơ hóa tăng này khi bơm vào phổi. Kỹ thuật bơm vào
sinh cùa ARDS. Trừ chỉ định đặc biệt phổi gọi là thông khí một phần bang dịch, an
liên quan đến bệnh căn bản, corticoiđ toàn, có hiệu quà làm cải thiện độ chun dãn
không nên sử dụng thường quy. phổi, giảm shunt sinh lý. Biến chứng là tràn
khí măng phổi, tạo nút nhầy.
• Prostaglandin: PGE1 là thuốc dãn mạch
và kháng viêm yếu có tác dụng giảm áp A lm itrin e
phổi và tăng cung lượng tim trong Kích thích hô hấp và cải thiện thông khí
ARDS, ức chế kết tập tiểu cầu điều hòa tưới máu. Khi dùng trên bệnh nhân ARDS,
đáp ứng viêm qua trung gian neutrophil. sự cung cấp oxy động mạch được cài thiện
Có nhiều nghiên cứu với kết quả trái và giâm sự ưộn ờ tĩnh mạch. Không có tác
ngược nhau về hiệu quà cùa PGE1. dụng phụ nặng khi dùng, nhưng tác dụng ngắn
Prostacyclin khí dung PGI2 giúp cài và sự cung cấp oxy động mạch nhanh chóng,
thiện V/Q bàng cách giảm chọn lọc trở về trạng thái căn bản khi ngưng thuốc.
mạch máu phổi nơi có thông khí làm
giám áp phổi nhưng ít ảnh hưởng đến B IẾ N C H Ử N G
huyết áp. Hiệu quả giống như NO hít. Ti lệ từ vong hơn 50% và cao hơn khi
• Ketoconazole: ức chế nhiều con đường kết hợp nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân còn
tiền viêm trong đại thực bào, ức chế sinh sống qua giai đoạn cấp, rối loạn chúc nâng
tổng họp thromboxane và 5- đa cơ quan và nhiễm trùng hô hấp là những
lipooxygenase nên ức chế sinh tổng hợp biến chứng thường gặp làm tăng ti lệ tử
prostaglandin và leukotriene. vong. Thưởng khó chẩn đoán viêm phổi
• Thuốc khác: pentoxiphylline, chồng lên một tổn thương phổi lan toả, nên
lisophylline, ibuprofen, antioxidants, nếu có nghi ngơ nhiễm trùng trên lâm sàng
kháng thể chống trực tiếp nội độc tố. và X quang thì nên điều trị kháng sinh ngay.

N itric o x id e (N O )
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
Hít NO chứng tò có hiệu quả làm giảm 1. Textbook of Pulmonary Disease, 1989.
áp lực động mạch phổi, cải thiện cung cấp 2. Principles of Internal Medicin, 2001.
oxy. Khi hít liều thấp NO là thuốc dãn mạch 3. Pneumologicum, 1990.
phổi chọn lọc làm giảm shunt trong phồi, cải 4. Manuel of Internal Therapeutics, 2001.
thiện V/Q, giảm áp động mạch phổi và cài 5. Fishman' s Pulmonary Diseases and
Disorders, 1998.
thiện cung cấp oxy. Khi NO dùng chung với
almitrin, sự trao đổi khí tốt hơn dùng một

305
CÂU H Ỏ I T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn m ột câu đúng

]. Chẩn đoán SHH do giảm thông khí?


A. Căn cứ trên tần số hô hấp.
B. Căn cứ trên PaCC>2.
c. Căn cứ trên PaOi.
D. Căn cứ trên biên đô hô hấp.
E. Căn cứ trên HCO3-.
2. - Bệnh nhân COPD có thể giảm oxy máu do cơ chế sau:
A. Bất thường V/Q.
B. Giảm thông khí.
c. Shunt trong phổi.
D. Giảm khuếch tán.
E. Tất cả đúng.
3. Bệnh nhân COPD đợt cấp, Pa0 2 đo được là 40 mmHg với F1O2 21 %. FiC>2 cần tăng là
À. 24%.
B. 28%.
C. 32%
D. 36%.
E. 40%.
4. Chẩn đoán xác định ARDS?
A. Pa0 2 < 75 mmHg với F1O2 > 0,5.
' B. Thâm nhiễm lan tòa hai bên trên X quang,
c. Áp lực động mạch phổi bít < 18 mmHg.
D. Tatcảđúng.
E. Chi A, B đúng.
5. Điều trị oxy trên bệnh nhân COPD chi nên nâng Pa0 2 lên 60 mmHg vì:
A. Pa0 2 60 mmHg đủ cung cấp oxy cho mô.
B. Đe hạn chế sự tăng CO2 nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân,
c. Pa02 cao hơn trong thời gian dài có thể gây ngộ độc oxy.
D. Chi A, B đúng.
E. Cả 3 đều đúng.
6. Trên nguyên tắc, giảm oxy do cơ chế nào không đáp ứng oxy điểu trị?
A. Giảm thông khí.
B. Giảm khuếch tán.
c.Shunt tương đối.
D. Shunt tuyệt đối.
E. Tất cả sai.

306
7. Bệnh nhận được chi định thờ oxy qua mask đon giản liều 8 Vp. Fi0 2 dự tính là:
A. 40%.
B. 50%.
c. 60 %.
D. 70%.
E. 80%.
8. Sử dụng corticoids thường không có hiệu qụả rõ rệt trong ARDS. Tuy nhiên, sự sử dụng
corticoids dựa trên các cơ chế sau:
A. Kháng viêm.
B. Ngăn chận thành lập collagene.
c. Tăng thoái biến collagene.
D. Chi A ,c đúng.
E. Chi A,B đúng.
9. Tác dụng cùa nitric oxide trên bệnh nhân ARDS, ngoại trừ:
A. NO dãn mạch phổi chọn lọc làm giảm shunt trong phổi.
B. Cải thiện V/Q.
c.
Giảm áp động mạch phổi.
D. Cải thiện cung cấp oxy.
E. NO co mạch phổi giúp tái phân bố máu tới cơ quan sinh tồn.
10. Áp dụng lâm sàng cùa PEEP:
A. PEEP tối thiểu: mục đích duy tiì cung cấp O2 và tránh ngộ độc O2.
B. PEEP tối đa: nhằm giảm shunt trong phổi.
c.PEEP vừa phải: cung cấp O2 tốt mà không giảm cung lượng tim.
D. PEEP tối ưu: là mức PEEP kết hợp vói shunt tối thiểu.
E. Tất cả đều đúng.

ĐÁP ÁN
1B, 2E, 3E, 4B, 5D, 6 E, 7D, 8 C, 9E, 10E

307
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
ÁP XE PHỔI DO VI KHUẨN
Trần Văn Ngọc

MỤC TIÊU
1. Trình bày cách đánh giá độ nặng cùa viêm phổi.
2. Trình bày các phương pháp điều trị viêm phoi và áp xe phổi.

VIÊM PHỔI CỘNG ĐỎNG

ĐÁNH GIÁ ĐỌ NẶNG CỦA VIÊM PHỎrCỘNG ĐÒNG

THANG ĐIẾM CURB-65

■ CÓ lẽ thích hợp để xử lý tại


nhà
Bệnh nhân 2 điểm

■ Xem xét điều trị trong bệnh


viện
Bệnh nhân > 2 điểm có tử suất
cao (>19%)
■ Xử trí trong bệnh viện như
CAP nặng

8
*Được xác định khi đềm khám tảm thằn < , hoặc mát định hướng vè roi chán hay thôi gian mói xuẳt hiện
LimWSetal. Thorax 200358377-82
: :

H ìn h 22.1: Thang điểm CURB-65 (hình không đúng kiểu chữ)

308
THANG ĐIỂM PORT

BƯỚC 1 BƯỚC 2
có ' ;

Hình 22.2: Thang điểm PORT để tiên đoán tử vong ữong viêm phổi cộng đồng

Điểm tổng cộng Nhóm Tử suất (%) Cách điều trị


1 0,1-0,4 Ngoại trú
<70
©
©
©

•Ngoại trú , •
I

2
ỉ/
Theo dõi ngan trong
71-90 3 0 ,9 - 2,8
bệnh viện
•• 91-130 4 8,5-9,3 Nhập việnr
>130 5 17,0-31,1 Nhập khoa ICU

Hình 22.3: Nguyên tắc tiên đoán: phân loại nguy cơ

309
T Ệ U CHUẤN NẶNG CẰN NHẬP ICU '• BUN>20 mg/dL.
CỦA ATS/roSA 2007 • Giảm bạch cầu (< 4000 bạch cầu/mm3).
Một trong hai tiêu chuẩn chính • Huyết áp tâm thu < 90 mmHg.
Suy hô hấp cần thờ máy. • Thâm nhiễm nhiều thùy.
Sốc nhiễm trùng. • TỉsốPaO 2/FiO2#250.
Bất kỳ ba trong chín tiêu chuẩn sau • Giảm tiểu cầu (< 100.000 tế bào/mm3).
• Nhịp thờ > 30 lần/phút. • Hạ thân nhiệt (T< 36°C).
• Lú lẫn/mất phương hướng. • Tụt huyết áp cần truyền dịch tích cực.

THANG ĐIỂM SMART -C O P


s Systolic BP (huyết ấp'tâm thu) < 90 mmHg 2 điểm
M Multilobar CXR involvement ( tổn thương nhiều thùy) 1 điểm
A Albumin < 3,5 g/dl 1 điểm
R Respiratory rate (nhịp thđ ) 1 điểm
T Tachycardia (nhịp tim nhanh) # 125/phtìt 1 điểm
C Confusion (I'd lẫn) 1 điểm
0 Oxygen low: age-adjusted (ôxy máu thấp theo tuổi) 2 điểm

p Arterial pH<7.35 2 điểm

TIÊN ĐOÁN NHẬP ICU KHÁNG SINH

0 -2 đ Nguy cơ thấp NGUYÊN TẮC ĐIÊU TRỊ KHÁNG SINH


3-4đ Nguy cơ trung bình • Cần điều trị sớm ưong 8 giờ đầu nhập
5 —6 đ Nguy cơ cao viện.
>7 đ Nguy cơ rất cao • Nhuộm gram giúp hướng nhanh đến
điều trị.
NGUYÊN TẮC CHUNG • Nên chọn thuốc diệt khuẩn, đặc biệt
• Nghi ngơi. bệnh nhân có căn bàn nặng và/hoặc rối
• Thuốc ho nếu bệnh nhân ho khan nhiều. loạn miễn dịch.
• Bất đầú với đường tiêm, liều đủ cao. Sau
• Vật lý trị liệu được chi định trong tăng
vài ngăy có thể chuyển sang uống.
tiết phế quản, rối loạn phàn xạ ho, khi
đặt nội khí quản. • Thời 'gỉan điều trị tùy theo bệnh cảnh
• Oxy trị liệu trong giảm oxy máu. lâm sàng và X quang, thường 3-5 ngày
sau khi hết sốt đái với phế cầu. Thời
• Phổng ngừa thuyên tắc động mạch phổi. gian tối thiểu từ 7-12 ngày. Đối với vi
• Thở máy sớm khi có dấu hiệu suy hô khuẩn gram âm hay Staphylococcus
hấp cấp xuất hiện. aureus, điều trị khi tổn thương trên X

310
quang biến mất hay còn di chứng xơ hóa • Có triệu chứng nhiễm trùng cấp trên
đã ổn định. Neu do Legionella hoặc bệnh nhân khỏe mạnh phần lớn do phế
Chlamydia, thời gian tối thiểu 2-3 tuần. cầu. Penicillin G là thuốc được chọn, tùy
• Sự lựa chọn kháng sinh cũng tùy theo mức độ, liều từ 12 triệu đơn vị/ngày. Tại
dịch tễ học và vấn đề kinh tế. Việt Nam, phế cầu kháng PNC với ti lệ
rât cao nên penicillin (PNC) không còn
ĐIỀU TRỊ THEO KHÁNG SINH Đ ỏ chứng tỏ có hiệu quà trến bệnh nhân
viêm phổi do phế cầu với liều thấp. Để
• Là trường hợp lý tưởng.'
đạt hiệu quả, phải sử dụng PNC G > 10
• Cần chú ý đến tình trạng gan, thận, tuổi triệu đơn vị/ngày.
bệnh nhân, sự tương tác với các thuốc
• Có thể chọn cephalosporin thế hệ 3,
khác, tiền sử dị ứng, thai nghén, khả
amoxicilline/clavulanic acid hay
năng dung nạp thuốc, điều trị trước đây.
ampicilline/sulbactam.
• Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch,
• Erythromycin hoặc macrolide thế hệ mới
đặc biệt giảm bạch cầu hạt nhất thiết
(clarithromycin, azithromycin) là thuốc
phải xác định tác nhân chính xác và
thay thế nếu bệnh nhân dị ứng PNC hoặc
thường điều trị phối hợp để đạt được tác
không phân biệt với viêm phoi không
dụng diệt khuẩn đầy đủ, ví dụ họ PNC
điển hình. Lưu ý phế cầu kháng PNC sẽ
mới (azlocillin, piperacillin) hoặc
kháng macrolide kể cả thế hệ mới do đó
cephalosprorins thế hệ 3 (cefotaxim,
nên dùng quinolone thế hệ mới, amox/
ceftriaxon, ceftazidim), thế hệ 4
clavulanic acid, ampicilline/suỊbactam.
(cefepim) với aminoglycoside/quinolone.
Nếu nghi ngờ do tụ cầu, cần thêm • Theo dõi đáp ứng với điểu trị, đáp úng tốt
vancomycin, lizolid hay teicoplamine. khi giảm sốt trong vòng 24-48 giờ. Trường
họp nặng cần > 4 ngày để giảm sốt.
ĐIỀU TRỊ BAN ĐÀU VÀ ĐIỀU TRỊ • Các yếu tố cần xem xét trên bệnh nhân
THEO KINH NGHIỆM không cài thiện:
Phần lớn viêm phổi trong giai đoạn đầu * Nguyên nhân sai.
cần được điều trị mà không có thông tin về ■ Phản ứng thuốc nặng.
vi khuẩn học đầy đủ. Tuy nhiên, căn cứ theo
* Sức đề kháng kém.
bối cành lâm sàng, X quang và bệnh căn bản
cùa bệnh nhân có thể chọn lựa kháng sinh ■ Nhiễm trùng lan rộng ngoài phổi.
thích họp. Lý do là: ■ Vi khuẩn kháng thuốc.
• 50% không xác định nguyên nhân. ■ Có biến chứng: mủ màng phồi, viêm
màng não, viêm nội tâm mạc, viêm
• Phải bắt đầu điều trị sớm trước 8 giờ.
khớp nhiễm trùng.
• 18% nhiễm trùng kết hợp viêm phồi do
tác nhân điển hình và không điển hình. Bệnh nhân COPD
• Thường do Hemophilias influenzae,
ĐIỀU TRỊ THEO BỐI CẢNH LÂM SÀNG s.pneumoniae, hoặc Moraxella catarrhalis:
ạmoxycillin/clavulanic acid, liều 1,5 -2 g
Viêm phổi trong cộng đồng
/ngày hoặc quinolone.
311
• H. influenzea tiết beta lactamase kháng đường, nghiện rượu, ung thư, cắt lách,
ampicillin nên chọn amox/clavulanic ức chế miễn dịch), sử dụng kháng sinh
acid. Thuốc thay thế là macrolide mới, trong 3 tháng trước và/hay có cấc yếu tố
quinolone thế hệ mới. nguy cơ phế cầu kháng thuốc.
• Nếu bệnh nặng nên dùng đường tiêm. • Bệnh nhân trong vùng nhiễm phế cầu
kháng macrolide mức cao (>25%) với
Bệnh nhân có bệnh căn băn
MÍC>16|ig/ml).
Bệnh nhân có bệnh căn bản như đái tháo
đường, suy tim, xơ gan, nghiện rượu, suy Bệnh nhân nội trú
thượng thận nên nghĩ đến Klebsiella • Bệnh nhân nội trú, không nằm ờ ICU.
pneumoniae (cephalosporin thế hệ 3, • Bệnh nhân nội trú nằm 1CU.
quinolon thế hệ 2), Staphylococcus aureus
(clindamycin, oxacilline, vancomycin). TÁC NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI
CỘNG ĐÒNG
Viêm phổi hít
Bệnh nhân ngoại trú
Phần lớn là áp xe và/hay viêm phổi hoại
s. pneumoniae, M. pneumoniae, H.
tử, thường xuất hiện ờ phổi phải và các phân
Influenzae, c. pneumoniae, virus hô hấp.
thùy sau, phân thùy đỉnh cùa thùy dưới.
Penicillin G hay clindamycin thưòng có hiệu Bệnh nhân nội trú không nằm ICU
quả. Nhưng nếu bệnh nhân hít trong bệnh s. pneumonứư, M. Pneumoniae, c.
viện, nên chú ý dến vi khuẩn gram âm hoặc pneumoniae, H. influenzae, Legionella
Staphylococcus aureus. Luôn luôn lưu ý đến species, hít, virus hô hap.
hít dị vật hay mảnh thức ăn trong nhóm
Bệnh nhân nội trú nằm ICU
bệnh nhân này và nên nội soi phế quản sớm.
5. pneumoniae, s. aureus, Legionella
PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN species, trực trùng Gram âm, H. influenzae.
Trên thực tiễn lâm sàng, để đánh giá
tương đối chính xác tình trạng bệnh nhân và ĐIÊU TRỊ VIÊM PHOI CỘNG ĐÒNG
tác nhân gây bệnh, IDSA- ATS 2007 đua ra
BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ
hướng dẫn thực hành dựa trên phân nhóm
bệnh nhân như sau với tác nhân thường gặp Bệnh nhân khỏe mạnh, không bệnh đồng
ở mỗi nhóm cùng hướng dẫn điều trị cho thòi và không dùng kháng sinh trong
từng nhóm. vòng 3 tháng trước
• Macrolide: bằng chứng I.
PHÂN NHÓM BỆNH NHÂN
• Doxycyline: bằng chứng III.
Bệnh nhân ngoại trú
Bệnh nhân có bệnh đồng thòi, dùng
• Bệnh nhân ngoại trú, không bệnh đồng
kháng sinh trong vòng 3 tháng trước
thời và không có các yếu tố nguy cơ phế
cầu kháng thuốc • Fluoroquinolone hô hấp: moxifloxacine,
gemifloxacine, levofloxacine 750 mg:
• Bệnh nhân ngoại trú, có bệnh đồng thời
bằng chứng I.
(bệnh thận, gan, tim, phổi mạn, đái tháo

312
• Beta lactam (betalactam/betalactamase CÁC YẾU TỐ CÂN XEM XÉT KHI
inhibitors) + macrolide: bằng chứng I. CHỌN LựA KHÁNG SINH
Bệnh nhãn trong vùng nhiễm phế cầu • Hoạt tính của kháng sinh đối vói vi
kháng macrolide mức cao (> 25%) vói khuẩn gây bệnh.
MIC > 16 pg/ml) • Dược động học, dược lực học.
• Xem xét sử dụng kháng sinh như liệt kê • Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
trong phần 2 dành cho bệnh nhân không • Tác dụng phụ.
bệnh đồng thời, bang chứng ni.
• Dị ứng thuốc.
BỆNH NHÂN NỘI TRÚ • Chi phí/thuốc trong danh mục.
Bệnh nhân không nằm ICU • Dễ phân liều thuốc.
• Quinolone hô hấp: bang chứng I.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI VIÊM
• Beta lactam + macrolide: bằng chứng I.
PHÔI KHÔNG PHỤC HÒI HAY NẶNG
Bệnh nhân nằm ICU LÊN TRONG KHI ĐIỀU TRỊ
• Beta lactam (cefotaxime, cetriaxone, • Xem lại chẩn đoán viêm phối: nhồi máu
ampicilline/sulbactam) + azithromycine phổi, ung thư, viêm mạch máu, phản
(bằng chứng II) hay quinolone hô hấp úng thuốc, viêm phổi tăng eosinophile.
(bằng chứng I). • Xem lại tác nhân: điều trị tác nhân có
• Nếu bệnh nhân dị ứng PNC -> đúng không, viêm phổi cộng đồng do đa
aztreonam và quinolone hô hấp. vi khuẩn, tác nhân hiếm (actlnomyces,
• . Nếu nghi Pseudomonas: nocardia).

* Beta lactam chống Pseudomonasl • Vi khuẩn kháng thuốc: phế cầu kháng
phế cầu: piperacilline/tazobactam, penicillin...
cefepime, imipenem hay meropenem • Phát triển viêm phổi trong bệnh viện
kết họp ciprofloxacine/levofloxacine (xảy ra ờ bệnh nhân đặt nội khí quản,
750 mg. thờ máy, nguồn nước nhiễm Legionella).
* Beta lactam trên + aminoglycoside + • Viêm phổi sau chỗ tắc nghẽn.
azithromycine. • Mủ màng phổi.
■ Beta lactam trên + aminoglycoside + • Nhiễm trùng phát tán noi khác: viêm nội
quinolone chống phế cau (bang tâm mạc, viêm màng não, viêm khớp, áp
chứng III). xe sâu ở lách gan thận.
• Nếu không loại trừ CA-MRSA: thêm • Sốt do thuốc.
vancomycine hay linezolide (bằng
chúng in).

313
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN

ĐỊNH NGHĨA Viêm phổi kết hợp với chăm sóc y tế


Viêm phổi bệnh viện (VPBV) (hospital (VPCSYT) (health care asscociated
acquired pneumonia, HAP) là viêm phổi xảy pneumonia, HCAP) bao gồm những bệnh
ra sau 48 giờ nhập viên mà trước đó phổi nhân nằm viện trong 2 ngày hay hơn trong
bình thường. vòng 90 ngày, sống trong nhà điều dưỡng
Viêm phổi kết hợp thở máy (VPTM) .hay đcm vị chăm sóc dài ngày, mới dùng
(ventilation asscociated pneumonia, VAP) kháng sinh đường tĩnh mạch, hóa trị hay
là viêm phổi xảy ra sau 48-72 giờ sau đặt chăm sóc vết thương trong vòng 30 ngày
nội khí quản. Những bệnh nhân cần đặt nội qua hay chạy thận trong bệnh viện hay
khí quản sau khi bị VPBV nặng thì cũng cần dưỡng đường.
điều trị như VPTM.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

VPBV-Gđsởm VPBV - Gđ trung btnh VPBV-Gđmuộn


s. pneumoniae
H. influenzae
m S A HAY MfiSA

Eiiterci&dw&pp.

d p,aeruginosa

Ngày nằm viện


1 3 15 20

Hình 22.4: Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện

ĐÈ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI kháng kháng sinh, tụ cầu kháng methicilline
KHUẨN GÂY VIÊM PH ỐI BỆNH VIỆN (MRSA).
Tình hình đề kháng kháng sinh của các
tác nhân gây VPBV ngày càng nghiêm trọng YÊU TỐ NGUY C ơ GÂY VPBV VỚI VI
trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt KHUÂN KHÁNG ĐA KHÁNG SINH
.tại ICU và những bệnh viện tuyến trung • Điều tri kháng sinh trong 90 ngày trước.
ương. Vi khuẩn gràm âm đường ruột sinh • Nhập viện # 5 ngày.
ESBL, Acinetobacter và Pseudomonas đa

314
• Tần suất kháng kháng sinh cao trong p. aeruginosa gây rất nhiều khó khăn cho
cộng đồng hay trong bệnh viện. điều trị.
• Có yếu tố nguy cơ VPB V:
VI KHUÂN SINH BETA LACTAMASE
■ Nhập viện # 2 ngày trong 90 ngày
PHỔ RỘNG (EXTENDED SPECTRUM
trước. >
'BETALACTAMASE, ESBL)
■ Cư trú trong viện điều dưỡng hay
Sự đề kháng liên quan đến sản xuất
trung tâm chăm sóc.
betalactamase phổ rộng ngày càng gia tăng
■ Điều tri truyền dịch tại nhà (bao gồm một cách đáng quan ngại, gây đề kháng
kháng sinh). nhiều loại kháng sinh, Cephalosporine thế hệ
■ Lọc máu trong vòng 30 ngày. 3 và 4 thường bị thất bại khi sử dụng mặc dù
■ Chăm sóc vết thương tại nhà. còn nhạy in vitro. Những vi khuẩn thường
sinh ESBL như Klebsiella pneumoniae,
■ Thành viên gia đình có vi khuẩn đa
Escherichia coli, Proteus mirabilis,
kháng kháng sinh.
Enterobacter cloacae là những vi khuẩn rất
■ Bệnh/hay điều trị suy giảm miễn thường gặp trong viêm phổi bệnh viện. Theo
dịch. thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam năm 2004,
Hiện nay Acinetobacter được xem là vi tỉ lệ Klebsiella sản xuất ESBL là 24% và
khuẩn hàng đầu gây VPBV tại những bệnh Enterobacter là 20% và gia tăng nhanh
viện lớn trong nước và kháng với hầu hết chóng trong những năm gần đây. Tinh hình
kháng sinh kể cả những kháng sinh phổ rộng tương tự cũng xảy ra trên toàn thế giới.
mạnh nhất hiện nay. Trong tổng kết của Bộ Theo nghiên cứu SMART-VN năm
Y Tế năm 2004, phần lớn những kháng sinh 2006, 18 chùng E. coli (50%) và 11 chủng
sừ dụng thường xuyên hiện nay đã bị kháng Klebsiella pneumonia (72,7%) tiết ESBL.
nhu ceftriaxone 70%, ceftazidime 64%,
Ciprofloxacine 55% và trờ thành tác nhân
hàng đầu kháng toàn bộ kháng sinh cùng với

DA KHÁNG THUỐC p. aeruginosa Ở CÁcN Ư Ớ C CHẢ V Ả

Nhật Bản: 37.5% đề kháng imipenem, 18.3% dề


kháng meropenem
Hàn Quốc: Tỉ lệ V K có men đề kháng 26.9%.
Đài Loan: P.A kháng Carbapenem 18.4%
Singapore: P.A kháng Carbapenem 3-12%.
Trung Quốc: Đa kháng thuốc: 20%____________

Hình 22.5: Đa kháng thuốc của Pseudomonas (trên) và Acinobacter (dưới).


CRAB: carbapenem resistant Acinetobacter baumannii

315
ĐIẺU TR Ị VIÊM PHỎI BỆNH VIỆN
ĐIỂU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2005 :
Chiến lươc điều tri viêm phổi bênh viên
I Nghi ngừ VPBV, VPTM, và VPCSYT J

Cấy đàm đường hó Hấp dưới ( định lượng hay bản định lượng và Ị
nhuộm sol vị khuân) ^ Ị

Bắt dầu diều trị kháng sinh theo ệctọh nghiệm ị


Tiu khi Lâm Sang li nghi đén VP ựà
cay ám linh_________

Ngày 2&3: kiểm tra kẻt quả cáy và đánh giá đẩp ứng LS
_ (T°, bạch cầixXQ ^cunậ cắp oxy, đàm 1TIÚ, huyết động, chức nang cơ quạnì

[~Tình trạng lám sàng càỉ thiện sau 48-72h ?"]

[khöngj
_\íệ3 _
[c ầ y Ỳ ) J “ í cấỵ(+ )

Truy tìm Ị Điều chinh~Ks" 1 1 Xét ngưng KS Ị Xuống thang KS


nguyên nhâm* nểu được

S ơ ĐÒ ĐIÊU TRỊ VPBV

Xuất Itiệu sòm /K hôhg có YT


ttguy c ư m ắc dác chung đa
Xưầt hiyn muộn {> 5 ngày) /
kháng
Có nguy cơ mắc cảc chung
--------1_______ _ đa kháng .
1---------
Kg có nguy cơ C ó nguy cơ
I
PRSP prspỊ Nghi ngờ Nght n g ờ i egioneH a
ESBL+- K,
Moxifloxacin Moxifloxacin p n e u m o n ia e or M RSẠ
hay hay A c in e to b a c te r
1 1
Levofloxacin Levofloxacin
Anfipseudomonal ß- Antipseudomonal (1*
750 mg qd 750 mg /ng
lactam / Carbapenem lactam/Carbapenem
hay
Ceftriaxone Carbapenem Vancomycin / Ciprofloxacin
hay +
Linezolid 400 mg /8g /
Ertapenem ciprofloxacin + levofloxacin 750 mg
Hay
400 mg q8H f Ciprofloxacin /ng
Ampicillin I
levüfloxacin 750 mg 400 mg 78g /
sulbactam
mg levofloxacin 750 mg hay combination of
/ng aminoglycoside and
hay aminoglycoside azithromycin
hay aminoglycoside
MDR 3 Đa kháng
P R S P = Phế cầu khảng Penicillin
M RSA 3 Tụ càu kháng Methiciỉỉin
E S B L 3 Cò men kháng beta-lactamase mờ rộng

Hình 22.6: Điều trị viêm phổi bệnh viện

316
Đ IỀ U T R Ị Á P X E P IIỎ 1 D O V I K H U Ẩ N

KHÁNG SINH ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỬNG VỚI ĐIÈƯ TRỊ


• Sốt giảm từ 3-7 ngày và hết sốt từ 7-10
VI KHUẨN YẾM KHÍ ngày.
Ba chế độ điều trị: PNC G, clindamycin,
• Đàm bớt thối sau 3-10 ngày.
PNC + metronidazole.
• X quang: tuần đầu có thể có xoang mới,
PNC G ổ áp xe to ra, tổn thương lan rộng, cần
20 triệu đơn vị/ngày cho đến khi hết sốt, theo dõi mỗi 2-3 tuần cho tới khi sạch
lâm sàng cải thiện. Thời gian thường từ 3-6 tổn thương hay còn một sẹo nhỏ hay một
tuần hoặc đến khi sạch tổn thương trên X kén có thành mỏng.
quang hay di chứng nhỏ đã ồn định.
CHỈ ĐỊNH SOI PIIẾ QUẢN
Clindamycin
Có hiệu quả đổi với vi khuẩn kháng • Biểu hiện không điển hình.
PNC (20%-25%). Là thuốc đầu tay, hoặc • Thất bại với điều trị kháng sinh đã cho.
thay thế khi PNC không đáp ứng hay dị ứng. • Mục đích nội soi:
Liều 600 mg TM mỗi 6-8 giờ cho tới khi hết ■ Phân biệt với ung thư áp xe hóa.
sốt và cải thiện lâm sàng, sau đó giảm còn
■ Phát hiện bệnh căn bản (ung thư phế
300 mg uống X 4 lần /ngày.
quản, hẹp phế quản, dị vật).
PNC + metronidazole * Dan lưu tư thế.
PNC liều như trên, metronidazole
2g/ngày chia 2-4 lần. PHẪU THUẬT
• X uất h uyết n ặng k h ô n g k h ố n g chế được.
STAPHYLOCOCCUS AUREUS
• U n g thư p hế quản.
• PNC kháng PNCnase hoặc
• T ắc phế quàn.
cephalosporin thế hệ 1.
• Thất bại h ay k háng với đ iều trị nội khoa.
• Vancomycin dành cho chủng kháng
methícíllín. • Áp x e cự c lớn.

• Vancomycin hoặc clindamycin sử dụng • Áp x e đ ể lâu trước khi bắt đầu điều trị.
trong trường họp kháng beta-lactam. • D o vi khuẩn gram âm.

STREPTOCOCCUS BETA HEMOLYTIC CÁC D Ấ U HIỆU TIÊN LUỢNG NẶNG


PNC G là thuốc chọn lựa. • K ích thước > 6 cm .

• Triệu ch ứ n g k éo dài trước khi nhập viện.


VI KHUẮN GRAM ÂM: DựA VÀO
KHÁNG SINH ĐỒ • T ổn th ư ơn g hoại tử với nhiều ổ ở nhiều
phân thùy.
Aminoside/quinolone +PNC phổ rộrig.
317
• Lớn tuổi, suy kiệt, suy giảm miễn dịch. 6. Infectious Diseases Society of
America/American Thoracic Society
• Áp xe kết họp với tấc phế quàn.
Consensus Guidelines on the Management
• Do Staphylococcus aureus, vi khuẩn of Community-Acquired Pneumonia in
gram âm. Adults, 2007.
7. Guidelines for the Management of Adults
TÀI LIỆU THAM KHẢO with Hospital-acquired, _ Ventilator-
1. Textbook of Pulmonary Disease, 2003. associated, and Healthcare-associated
2. Principles of Internal Medicin, 2003. Pneumonia, ATS 2004.
3. Pneumologicum, 1990.
4. Manuel of Internal Therapeutics, 2008.
5. Bệnh học nội khoa, ĐHYD tp HCM, 1990.

318
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn m ột câu đúng

1. Các tác nhân nào sau đây gây viêm phổi không điển hình ở người lớn:
A. M ycoplasma pneumoniae.
B . Legionella pneumophila.
c. Hemophilias influenzae.
D. A và B đúng.
E. A và c đúng.

2. Tác nhân nào sau đây gây viêm phổi điển hình thường gặp nhất ờ người lớn:
A. M ycoplasma pneumoniae.
B . Streptococcus beta hemolytic.
c. Streptococcus pneumoniae.
D . Staphylococcus aureus.
E. Hemophillus influenzae.

3. Nhiễm virus hô hấp có thể tạo điều kiện phát triển viêm phổi dọ vi khuẩn, vì:
A. ứ c chế dại thực bào phế nang.
B. Gậy rối loạn miễn dịch tế bào.
c. Làm thay đổi tính chất của chất hoạt động bề mặt (surfactant).
D. Làm tăng hoạt động của lớp biểu mô trụ lông.
E. A, B,C đúng.

4. Trong viêm phổi thùy do phế cầu, thường khám có hội chứng đông đặc là do:
A. Dịch xuất tiết chứa đầy phế nang.
B. Kèm theo tràn dịch màng phổi,
c. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.

5. Trong các phương pháp lấy đàm sau đây, phương pháp nào được xem đáng tin cậy nhất để
chẩn đoán viêm phổi:
A. Khạc trực tiếp.
B. Lấy qua nội soi phế quản.
c. I ấ y qua chọc xuyên khí quản.
D. Tất cả có giá trị như nhau.
E. Tất cả đều không tin tường vì dễ bị nhiễm vi khuẩn .ờ hầu họng.

6. Tác nhân gây viêm phổi trong bệnh viện thường gặp là:
A. Vi khuẩn gram âm.
B. Nấm.
c. Ký sinh trùng.
D. Vi khuẩn gram dương.
E. Virus.

319
7. Đặc điểm lâm sàng cùa viêm phổi do phế cầu ở người trê khỏe mạnh, ngoại trừ:
A. Khởi phát cấp tính.
B. Khởi phát từ từ.
c. Khám có hội chứng đông đặc.
D. X quang thường là hình ảnh mờ đồng nhất với khí ảnh nội phế quản.
8. Trong viêm phổi do Legionella, triệu chứng nổi bật lúc ban đầu thường là:
A. Ho khạc đàm, sốt cao, đau ngực cấp tính.
B. Triệu chứng thần kinh và tiêu hóa.
c. Triệu chứng huyết học.
D. Triệu chứng tim mạch.
9. Xét nghiệm nào được ưu tiên thực hiện đầu tiên để giúp chẩn đoán viêm phổi
A. Công thức máu, vs.
B. X quang.
' c. Cây máu.
D. Khí máu động mạch.
10. Đàm lấy đúng tiêu chuẩn phải là:
A. Bạch cầu > 25/QT 100, tế bào lát tầng < 10/QT100.
B. Bạch cầu > 10, tế bào lát tầng > 25.
c. Bạch cầu < 10, tế bào lát tầng > 25.
D. Tất cả đều sai.
E. Tất cả đúng.
11. Tiêu chuẩn cùa viêm phồi nặng:
A. Suy hô hấp.
B. Tồn thương nhiều thùy.
c. Bệnh nhân > 65 tuồi.
D. Tất cả đều đúng.
E. A, B đúng.
12. Phương pháp nhuộm gram đàm lúc ban đầu rất quan trọng vì giúp định danh vi khuẩn gây
bệnh chính xác để có kế hoạch điều tri sớm cho bệnh nhân:
A. Đúng.
B. Sai.
13. X quang hiện nay là một xét nghiệm không thể thiếu để chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên
trong viêm phổi nhẹ và trung bỉnh cũng không cần thiết chụp X quang ngực mà chỉ dựa
vào triệu chứng lâm sàng là đủ:
A. Đúng.
B. Sai.
14. Tác nhân nào sau đây thường gặp nhất trong AIDS:
A. Ký sinh trùng.
B. Vi trùng lao.

320
c. Pneumocystis jiroveci.
D. Cả 3 đều đúng.
15. Tác nhân thường gặp nhất trong viêm phổi hít là:
A. Vi khuẩn kỵ khí.
B. Vi khuẩn hiếu khí.
c. Amib.
D. Nấm.
E. Vi khuẩn khuẩn hiếu khí gram âm.
16. Đứng trước bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn, việc khảo sát tính chật dịch màng phổi là
rất quan trọng cho cả chẩn đoán và điều trị:
A. Đúng.
B. Sai.
17. Những dấu hiệu nào sau đây không gợi ý viêm phổi do phế cầu:
A. Đau ngực kiểu màng phổi.
B. Khạc đàm ri sét.
c. Herpes ờ mũi - miệng.
D. Tổn thương hoại từ tiến triển.
E. Tổn thương không có khuynh hướng tiến triển hay hoại tử,
18. Những dấu hiệu nào sau đây gợi ý viêm phổi do Legionella:
A. Rối loạn tiêu hóa,
B. Nhức đầu.
c. Tổn thương thận.
D. Đau ngực,
E. Ket họp triệu chứng tiêu hóa, thần kinh và hô hấp.
19. Những xét nghiệm cần làm trước tiên đối với viêm phổi cấp, không biến chứng, ờ người
trẻ khỏe mạnh, mắc phải trong cộng đồng:
A. X quang phổi.
B. Công thức máu, v s .
c. Cấy máu.
D. Nội soi phế quản.
E. CT scan.
20. Cơ chế nào giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường hô hấp, ngoại trừ:
A. Thực bào của đại thực bào.
B. Phản xạ hô hấp.
c. Hoạt động hữu hiệu cùa lớp biểu mô trụ lông đường hô hấp.
D. Phàn xạ co thắt phế quản.

ĐÁP ÁN
1D, 2C, 3E, 4A, 5C, 6 A, 7B, 8 B, 9A, 10E, 12B, 13B, 14C, 15A, 16A, 17E, 18E, 19A, 20D
ĐIÊU TRỊ ĐỢT CẤP
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Trần Văn Ngọc

MỤC TIÊU
1. Nắm vữ n g 'tiêu chuẩn chấn đoán đ ợ t cấp COPD, tiêu chuẩn nhập viện và nhập IC U của đợt
cấp COPD.
2. N ắm vững các hước điều trị đợt cấp và phòng ngừa đợt cấp COPD.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

ĐẠI CƯƠNG Thay đói ti lệ tử vong được điều chinh theo tuổi
tại Hoa Kỳ từ 1965-1998
Bệnh phôi tắc nghẽn mạn tính (chronic
Ti lệ so vdi nám 1965
obstructive pulmonary disease, COPD) là
một tĩnh trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tắc
nghẽn lưu lượng khí thở ra không hồi phục
hoàn toàn. Hiện tượng tắc nghẽn này thường
tiến triển từ từ tăng dần và liên quan đến
một quá trình viêm bất thường cùa phổi
dưới tác động của ô nhiễm khí thợ.
Hiện nay không ai phủ nhận vai trò to 1965-1998 1965-1998 1965-1998 1965-1998 1965-1998
lớn cùa GOLD trong việc phòng chống
Hình 23.1: Từ suất của bệnh phổi tắc nghẽn
COPD trên toàn cầu và nhấn mạnh vấn đề
mạn tính so với các bệnh thưòrig gặp khác
hút thuốc lá và khẳng định COPD là bệnh có
thể phòng được.
T ử v o n g trong tương lai
Bệnh phối tắc nghẽn mạn tính hiện nay
1990 2020
là một gánh nặng rất lớn cho ngành y tế Thiếu máu cơ tim u =*J
Bẻnhmachmếunão 0
cũng như gia đình và cá nhân bệnh nhân vì NThỏhắpdướl JLlĩr d
đây là bệnh mạn tính, nặng dần theo thời Tiêu chảy >
Bỉnh lý chu sinh uSr /3
gian, chi phí ngày càng nhiều theo mức độ COPD 6th
nặng dần cùa bệnh nhất là những đợt cấp. Bềnh lao f \w
nungthưda dày
SÃI
Theo ước tính, COPD là bệnh có tỉ lệ Tal nan giao thônq t J Ị / \ ' \ □HỈV
UngthƯphổl ^ ^□ T ự tử
bệnh và' tử vong đứng hàng thử 4 và ngày
càng tăng so với những bệnh tim mạch, đột lA.raytli,w*IrotiiyẹT
quỵ và những nguyên nhân khác. Hình 23.2: Dự đoán tử vong do một số bệnh
' đến 2 0 2 0

322
Theo ước tính của các chuyên gia, tử không đi khám bệnh cho đến khi có những
vong của COPD đến năm 2020 đúng hàng đợt cấp do nhiễm trùng làm bệnh nhân khổ
thứ 3 chì sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và thở, khò khè ho đàm nhiều hơn và thay đổi
tai biến mạch máu não. màu sắc đàm.
Điều đáng lưu ý là COPD là bệnh hiếm Cẩn lưu ý những người hút thuốc lá hơn
gặp ò nữ giói vào những thập niên 90 nhưng 10 gói-năm và có ho khạc đàm nhầy sáng
hiện nay rất phổ biến và tỉ lệ ngày càng gia sớm. Cần khám bệnh để phát hiện sớm viêm
tăng do phụ nữ hút thuốc lá ngày càng nhiều phế quản mạn chưa có tắc nghẽn đường thờ
và phổi của phụ nữ rất nhạy cảm với thuốc và có biện pháp nhằm ngăn chặn đến giai
lá. đoạn tắc nghẽn khó hồi phục.
Cùng với sự gia tăng tần suất COPD trên Đa số bệnh nhân đến khám khi bệnh đã
thế giói cũng như tại Việt Nam, ti lệ bệnh ờ giai đoạn III-IV. Chẩn đoán bệnh COPD ờ
nhân COPD vào đợt cấp và nhập viện ngày các giai đoạn này tương đối dễ dàng. Trước
càng nhiều hơn làm tăng chi phí điều trị một bệnh nhân tuổi từ trung niên có ho khạc
cũng như giảm chất lượng cuộc sống thậm đàm kéo dài mà X quang ngực không có tổn
chí từ vong. thương xơ hóa phổi (có thể do di chứng lao
Trên thực tế hiện nay ở nước ta, những hay dãn phế quản gây ho đàm kéo dài) và
bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện vào nhất là kèm theo khí thũng phổi, động mạch
khoa Nội tổng quát hay Nội hô hấp chưa phổi to, tim phải to giúp ta hướng đến chẩn
được điều trị theo một hướng dẫn chuẩn và đoán COPD và cần đo chức năng hô hấp để
thống nhất về cách sừ dụng thuốc dãn phế xác định tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn cùa
quàn, corticoid, kháng sinh, oxy liệu pháp, bệnh. Tuy nhiên tại phòng khám cũng như
và thờ máy. khi bệnh nhân đến phòng cấp cứu với khó'
thờ, cần phân biệt với những bệnh đề cập ờ
Tại các trung tâm lớn cùa Việt Nam như
phần sau.
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã hình
thành những trung tâm chăm sóc bệnh nhân
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
COPD nhằm tăng cường giáo dục bệnh nhân
và thân nhân biết cách nhận thức những Con hen phế quản
nguy hiểm cùa bệnh tật, những biến chứng Cơn co thắt phế quản khi có đợt cạp
của bệnh và cách nhận biết sớm đợt cấp để COPD rất giống cơn hen. Cần hòi kỹ triệu
có biện pháp điều trị kịp thời. chứng ho khạc đàm kéo dài nhiều năm
trước, tuổi trung niên, có hút thuốc lá, khám
CHẤN ĐOÁN COPD có kèm theo dấu hiệu tâm phế mạn - suy tim
Trên thực tiễn lâm sàng, chẩn đoán phải, khí phế thũng giúp hướng nhiều đến
COPD cần phải loại trừ những bệnh gây ho COPD. Một số bệnh nhân có tiền căn hen
khạc đàm kéo dài. . lúc còn nhỏ, khi lớn lên có hút thuốc lá
Bệnh khởi phát tuổi trung niên với triệu nhiều năm, có khả năng kết họp hen và-
chứng khởi đầu là ho khạc đàm nhầy vào COPD, hen khó trị do kèm hút thuốc lá làm
buổi sáng. Giai đoạn này sức khỏe bệnh cho chẩn đoán phân biệt rõ ràng hai bệnh
nhân vẫn bình thường và đa số bệnh nhân này khó khăn hơn.

323
Dãn phế quản Tràn khí màng phổi
Bệnh nhân thường ho khạc đàm kéo dài Bệnh nhân COPD cũng thường bị tràn
nhiều năm, nhưng thường là đàm mù, không khí màng phổi, là biến chứng của COPD
phải đàm nhầy trong như của viêm phế quản giai đoạn nặng khi vào đợt cấp hay khi gắng
mạn (thường ho đàm nhầy trong vào buổi sức. Bệnh nhân khó thở đột ngột kèm đau
sáng thức dậy). Khám phổi bệnh nhân này ngực kiểu màng phổi. Khám thấy lồng ngực
có nhiều ran ẩm nổ, ran rít thường không phồng mất cân đối và gõ vang trống so với
thay đổi với điều tri. X quang có thể thấy bên đối diện là những dấu chứng rất gợi ý
phổi bị xơ. hóa giúp hướng tới chẩn đoán. tràn khí màng phổi và X quang ngực cấp
Xác định bệnh bằng chụp CT scan ngực. cứu giúp xác định chẩn đoán.

Thuyên tắc phổi


Dị vật phá quản
Bệnh nhân COPD đợt cấp nhập viện
Một số trường hợp bệnh nhân hít phải dị
thường có thời gian bất động kéo dài, dễ gây
vật nhưng không biết, gây ho kéo dài
thuyên tắc ữnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
thường kèm theo đàm mù. Nội soi giúp xác
Biến chứng này thường rất khó chẩn đoán
định chẩn đoán.
và dễ bỏ qua. Bệnh nhân đột nhiên khó thở
Cơn hen tim không rõ nguyên nhân, nhất là khi đợt cấp
Nhập viện vì khó thờ cà hai thì, khó thở tạm ổn cẩn phải lưu ý biến chứng này. Nếu
kịch phát về đêm. Lưu ý những bệnh nhân D-dimer cao, cần phải chụp CT scan ngực
tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh tim thiếu để xác định chẩn đoán.
máu cục bộ. cần khám kỹ tim mạch giúp
hướng đến chẩn đoán.

ĐỢT CẤP COPD

ĐỊNH NGHĨA VIÊM TRONG ĐỢT CẤP COPD


Đợt cấp COPD là tình huống xảy ra Vi khuẩn, virus hoặc những chất kích
trong diễn tiến tự nhiên của bệnh, đặc trưng thích từ không khí không do nhiễm trùng
bời sự thay đồi các triệu chứng của bệnh gây viêm trong đường hô hấp qua trung gian
nhân như khó thở, ho kèm khạc đàm hay việc huy động các tế bào viêm đến niêm
không khác với những diễn tiến thường mạc đường thở như đại thực bào, bạch cầu
ngày, khởi phát cấp tính và có thể phải thay đa nhân trung tính và sàn xuất những chất
đổi thuốc điều trị thường ngày trên bệnh trung gian hóa học, men tiêu protein, các
nhân COPD. Nhận biết sớm đợt cấp và điều chất oxy hóa gây phá hủy nhu mô phổi,
trị kịp thời sẽ làm giảm ti lệ tử vong, ngăn viêm tăng tiết và co thắt phế quản, đưa đến
chận tình trạng xấu nhanh chức năng hô hấp khó thở, suy hô hấp.
dẫn đến tàn phế và giảm chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.

324
Viêm trong dạt cẩp COPD Các cơ chế tạo thuận lợi nhiễm trùng H.
influenzae ờ người hút thuốc: •
• Nicotin trực tiếp kích thích sự tăng
trường của H. influenzae.
• H. influenzae cần NAD+ để tăng trưởng.
• Nicotine cung cấp một chất nền trong
việc sàn xuất NAD+.
• H. influenzae tiết các yếu tố độc đối với
tế bào lông chuyển, dẫn đến giảm hoạt
động tế bào lông chuyển và hủy hoại tế
bào biểu mô đường hô hấp.

Hình 23.3: Hiện tượng viêm


S ự THAY ĐÓI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
trong đợt cấp COPD
TRONG ĐỢT CẤP COPD

Chín mươi phần trăm đợt cấp được khởi Dưới ảnh hưởng của đợt cấp tình trạng
phát do nhiễm trùng hô hấp, phần lớn tác viêm và phá hủy trong phổi xảy ra nhiều
nhân gây nhiễm trùng trong đợt cấp là H. hơn và nhanh hơn dẫn đến suy giảm chức
influenzae, M. catarrhalis và s. năng phổi nhanh hơn bình thường và không
pneumoniae. Tuy nhiên, những đợt kịch thể phục hồi hoàn toàn sau đợt cấp, gây tàn
phát nặng và nhất là những bệnh nhân phế nhanh hơn. Bệnh nhân càng nhiều đợt
COPD giai đoạn cuối, nằm viện nhiều lần, cấp trong năm cằng nhanh chóng suy giảm
dùng kháng sinh phố rộng, tấc nhân có thể chức năng phổi, tàn phế và tử vong sớm hơn
là vi khuẩn gram âm'kháng thuốc tiết beta người ít hay không có đợt cấp.
lactamase, kể cả p. aeruginosa và. A.
baumannii.
FEV suy giảm theo tẩn suất
kịch phát COPD

. H a tc h e r c and Peto R. BrltMeà J. 1977:25:16454

Hình 23.4: FEV1 suy giảm theo tần suất đợt cấp COPD

325
PHÂN LOẠI ĐỢT CẤP COPD thay đồi màu sắc hoặc đàm mù. Đợt cấp
Phân loại mức độ đợt cấp COPD dựa nặng khi có cà ba triệu chứng trên. Bệnh
trên ba triệu chứng chính: nhân có COPD giai đoạn nặng và rất nặng,
có bệnh đồng thời nặng, dùng corticoid
• Ho tăng, tăng lượng đàm.
thường xuyên, nhiều hon bốn đợt cấp mỗi
• Đàm thay đổi màu sắc. nãm cũng được xem là đợt cấp nặng và cần
• Khó thở. điều trị tích cực.
Đợt cấp nhẹ khi có ho đàm tăng số
lượng. Đợt cấp trung bình khi đàm tăng và

Bảng 23.1: Phân loại mức độ đợt cấp COPD


Nhóm Nhẹ Vừa phải Trầm trọng
Triệu chứng quan 1 trong 3 2 trong 3 Ca 3
trọng Loại 3 Loại 2 Loại 1
Tuổi Bất kỳ Bất kỳ Thường >65
Chức năng phổi ban Bình thường Giảm nhẹ - trung FEV1 < 50% dự đoán
đầu bình
FEV1>50% dự đoán
Cơn kịch phát < 4 lần/năm > 4 lẩn/năm
Bệnh cùng mắc Không Không Rõ ràng
Tác nhân gây bệnh Virút (tự giới hạn, • H. influenza ô H. influenza
đường hô hấp lành tính) • M . catarrhalis • . M. catarrhalis
• s. pneum onía • s. p n eum onia
• Nhiễm virút • H. pa ra
trước nhiễm vi influenza
khuẩn * p aeruginosa
• Thường gặp VK
tiết b.lactamase

CÁC YẾU TÓ LÀM THAY ĐÒI • Các yếu tố bên trong:


NGƯỞNG XUẤT HIỆN CẤC ĐỢT CÁP
■ Suy chức năng phồi nặng (COPD
Một số bệnh nhân thường bị những đợt nặng, rất nặng).
cấp nhiều hơn bệnh nhân khác. Nhiều yếu tố
■ Đang hút thuốc.
làm cho bệnh nhân COPD xuất hiện nhiều
dợt cấp so với bệnh nhân khác bao gồm: ■ Phản ứng quá mức của phế quản.

326
• Tăng tiết dịch nhầy kéo dài. • Bệnh đi kèm: bệnh cơ do coiticoid nặng,
■ Suy giảm các cơ chế bào vệ. gãy ép cột sống làm nặng chức năng hô
■ Các yếu tố khác: lớn tuổi, các bệnh hấp.
kèm theo. Chỉ định nhập ICU
• Các yếu tố bên ngoài: • Khó thớ nặng không đáp ứng với điều trị
■ Loại vi khuẩn. cấp cửu ban đầu.
■ Nhiệt độ môi trường thấp hơn. • Lơ mơ, lú lẫn.
■ 0 nhiễm không khí. • Mệt cơ hô hấp, đặc biệt cơ hoành di
■ Trị liệu COPD ổn định và đợt kịch động bất thường.
phátCOPD. • Giảm Pa02 nặng hay kéo dài dù điều trị
oxy hay toan hô hấp nặng (pH < 7,3).
HẬU QUẢ CỦA CÁC ĐỢT CẤP COPD • Cần hỗ trợ hô hấp.
Hậu quả đợt cấp COPD thuờng xuyên gây: Nguy cơ tử vong gồm lớn tuổi, P(A-a)0
• Viêm đường hô hấp tăng. > 41 mmHg, rung nhĩ hay rối loạn nhịp thất.
• Giảm nhanh chức năng phổi.
ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP COPD
• Giảm chất lượng cuốc sống.
• Tăng ti lệ từ vong. THUỐC DÃN PHẾ QUẢN
Phun khí] dung hay bình xịt định liều
CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN TRONG ĐỢT
(MDI) qua buồng đệm cò hiệu quả như
CẤP COPD
nhau. Đợt cấp nặng nên sừ dụng thuốc phun
Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ cho hướng khí dung hiệu quả hơn.
dẫn nhập viện và ICU ờ bệnh nhân đợt cấp
COPD như sau đây. Thuốc kích thích P2 và kháng
anticholinergic
Chỉ định nhập viện
Thuốc kích thích (12 và kháng
• Đợt cấp (tăng khó thờ, ho, đàm tăng) cộng anticholinergic là thuốc dãn phế quản được
với một hay những dấu hiệu sau: đáp sử dụng thường nhất do tác dụng mạnh và ít
ứng điều trị không đủ, không đi lại được tác dụng phụ nhất và có sẵn nhiều dạng sử
do khó thờ, không ăn ngù được do khó dụng rất tiện lợi. Ipratropium tác dụng chậm
thở, chăm sóc tại nhà không đầy đù, có nhưng có tác dụng hiệp đồng với tích thích
bệnh đồng thòi nặng, triệu chứng tiến (32. Phối hợp fenoterol + ipratropium hay
triển kéo dài, rối loạn tinh thần, giảm oxy salbutamol + ipratropium là thuốc dạng
máu nặng, tăng PaCƠ2 mói hay nặng lên. phun khí dung được sử dụng nhiều nhầ.
• Tâm phế mói hay nặng lên không đáp Trong nhóm bệnh nhân nội trú, dạng phun
ứng điều trị ngoại trú. khí dung có lẽ thích hợp cho những bệnh
• Các kỹ thuật chẩn đoán hay giải phẫu nhân nặng vì dễ sù dụng qua một máy phun
cần thuốc giảm đau hay an thần có khả khí dung cá nhân không cần gấng sức và
năng làm nặng lên chức năng hô hấp. đúng động tác bóp - hít như dạng MDỈ.

327
Xanthin triệu chứng chủ yếu mà đàm mủ là một
Do tác dụng yếu và nhiều tác dụng phụ trong hai triệu chứng hay đợt kịch phát nặng
trên hệ tim mạch, liều điều trị và độc gần đòi hỏi phải thở máy.
nhau nên trở thành thuốc thứ yếu sau nhóm S. Pneumonea và IL influenzea là những
kích thích beta 2, nhưng là thuốc bổ sung tác nhân thường gặp nhất. Những bệnh nhân
chủ yếu nếu một mình beta 2 không đủ gây COPD nặng và rất nặng, sử dụng kháng sinh
dãn phế quản hiệu quả. cần chụ ý quá liều. thường xuyên, có nhiều đợt cấp trong năm
Nồng độ máu 8 - 1 2 mg/L là thích hợp cho cần lưu ý những vi khuẩn gram ậm đa kháng
đa số bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thể kháng sinh.
dùng nạp liều cao hơn (1 8 -2 0 mg/L). Thuốc kháng sinh:
• Đợt cấp nhẹ. Kháng sinh uống được sừ
CORTICOID dụng hiệu quả như clarithromycine,
Theo hướng dẫn của GOLD, corticoid azithromycine, cefuroxime, cefdinir,
toàn thân có lợi ích trong đợt kịch phát cefpodoxime, ampicilline/sulbactame,
COPD như rút ngắn thời gian hồi phục, cài amoxicilỊine/clavulanic acid, quinolone
thiện chức năng phôi và giảm oxy máu, hô hấp (levofloxacine, moxifloxacine).
giảm tái phát sớm, thất bại điều trị và giảm • Đợt cấp trung bình. Kháng sinh tiêm cho
thời gian nằm viện. bệnh nhân nằm viện: ampicilline/
Chỉ định: đợt cấp nặng hay bệnh nhân đã sulbactam, amoxicilline/clavulanic acid,
dùng corticoid duy trì. ceftriaxone, ceftazidime, quinolone hô
Liều lượng: méthylprednisolone 40 mg X hap (levofloxacine, moxifloxacine).
3-4 lần/ngày X 3 ngày, sau đó chuyển qua • Đợt cấp nặng: quinolone hô hấp
méthylprednisolone uống: (levofloxacine, moxifloxacine),
• Ngày thứ 4 - 7: 32 mg/ngày. betalactame/chất ức chế betalactamase
(cefoperazone/sulbactam, piperacilline/
• Ngày thứ 8 -11: 16 mg/ngày.
tazobactam). Nếu bệnh nhân có tiền sử
• Ngày thứ 12 -15: 8 mg/ngày. nhiễm trùng do Pseudomonas hay
Có thể sừ dụng corticoid dạng hít hay Acinetobacler, nằm viện nhiều lần, sử
phun khí dung gối đầu trong khi giảm liều dụng kháng sinh thường xuyên thì nên
thuốc uống, sau đó dùng corticoid dạng hít sứ dụng carbapenem, đặc biệt bệnh nhân
một mình duy trì nếu có chi định. Những suy hô hấp cấp phải thở máy.
bệnh nhân đă sử dụng corticoid dạng hít nay
vào đợt cấp không nặng, cần tăng liều OXY TRỊ LIỆU
corticoid dạng hít, corticoid phun khí dung • Cẩn điều trị oxy trong đa số bệnh nhân
hay uống. đợt cấp vì có khuynh hướng mất cân
bằng V/Q và giảm oxy máu nặng hơn ở
ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG đợtcấp.
Theo GOLD, kháng sinh được chi định • Nên lưu ý rằng chính việc điều trị oxy
khi bệnh nhân vào đợt kịch phát có ba triệu không đúng cũng góp phần tăng tỉ lệ tử
chứng chủ yếu là khó thờ nhiều hơn, gia vong trong đợt cấp COPD do tăng
tăng lượng đàm và đàm mủ; hoặc có hai PaC02 nguy hiểm.

328
THỞ MÁY • Cài thiện SpŨ2, giảm khó thở và co kéo
• Không xâm lấn: cần được khuyến khích cơ hô hấp phụ, đàm trong hơn là những
áp dụng vì'tỉ lệ thành công cao, tránh dấu hiệu phục hồi đợt cấp.
phải đặt nội khí quản thở máy xâm lấn • Cần thêm vài ngày cho sự phục hồi hoàn
rất khó cai máy và tỉ lệ tử vong cao. toàn và xuất viện khi bệnh nhân hết khó
• Thờ máy xâm lấn: nhiều công trình thở, tổng trạng khá lên, ăn uống được,
nghiên cứu đã chỉ rõ rằng bệnh nhân phoi hết ran rít ran ngáy.
COPD thờ máy xâm lấn có ti lệ tử vong
cao, khó cai máy, biến chứng nhiều so ĐIỀU TRỊ D ự PHÒNG ĐỢT CÁP COPD
với những nhóm bệnh suy hô hấp cấp
không phải COPD. Nguyên nhân thất ĐIỀU TRỊ TỐI ƯU COPD GIAI ĐOẠN
bại do bệnh nhân suy yếu cơ hô hấp, dễ ÔN ĐỊNH
nhiễm trùng sau đặt nội khí quản, bẫy Hiện nay hướng dẫn điều trị COPD ốn
khí và PEEP nội sinh cao, dễ biến chứng định theo GOLD được chấp nhận rộng rãi,
trần khí màng phổi, suy kiệt nặng. tuy nhiên cần cá thể hóa theo từng kiểu hình
để đạt hiệu quà điều trị tối ưu.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI THỰC HIỆN TỐT CHIẾN LƯỢC PHÒNG
• Hạ kali máu là biến chứng thường gặp NGỪA ĐỢT CẤP COPD
trên bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định • Ngưng hút thuốc lá.
cũng như trong đợt cấp. Người bác sỹ • Chủng ngừa giúp giảm tần số bệnh cúm
lâm sàng cần ý thường xuyên biến hay nhiễm trùng do phế cầu.
chứng giàm kali máu trên bệnh nhân
• Giáo dục bệnh nhân tự chăm sóc và viết
COPD để điều chỉnh kịp thời tránh nguy
kế hoạch hành động
cơ từ vong do giảm kali máu không
được điều chỉnh. ■ Cung cấp bệnh nhân kiến thức cơ bản
về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
• Cung cấp nước để làm loãng đàm: 2-3
1ÍƯ24 giờ, ngoại trừ có suy tim hay suy ■ Giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu
thận. chứng qua cách dùng thuốc đúng cách.
* Hướng dẫn bệnh nhân cách sống
THEO DÕI DIÊN TIÊN VÀ XUẤT VIỆN khỏe: ngưng thuốc lá, dinh dưỡng
Bệnh nhân COPD đợt cấp nặng, đặc biệt tốt, tập luyện thể lực đều đặn, phục
nếu có suy hô hấp cấp: hồi chức năng.
• Giúp bệnh nhân hiểu về các đợt cấp
• Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thờ, tri
và tự lập ra chương trình hành động
giác và Spồ 2 mỗi 6-8 giờ cho đến khi
suy hô hấp cải thiện rõ. nhằm nhận biết sớm các đợt cấp.
■ Điều trị dãn phế quản tác dụng kéo
• Theo dõi đáp ứng với thuốc dãn phế
dài: là điều trị căn bản và quan trọng
quản, corticoid và kháng sinh mỗi ngày.
trong COPD. Tiotropium tốt hơn
• Theo dõi định kỳ điện giải dồ, đặc biệt thuốc kích thích (52 tác dụng dài
kali máu. trong giai đoạn sớm. Trong một

329
nghiên cứu gồm 1829 bệnh nhân đặn đối với COPD giai đoạn ni-IV và có
COPD có FEV1 trung bình 36% so hơn 1 đợt cấp COPD mỗi năm.
sánh tiotropium. • Theo Hiệp Hội Lồng Ngục Canada: điều
■ Giảm đợt cấp (27,9% so vói 32,3% trị tối uu COPD mức độ nặng, có hơn 1
của nhóm giả dược). lần đợt cấp (đã cần đến corticoid hay
* Giảm nhập viện (7% so với 9,5%). kháng sinh):
■ Tăng khoảng thời gian giũa hai đợt ■ Tiotropium + salmeterol/fluticasone
cấp. hay formoteroVbudesonid và salbutamol
■ Giảm sừ dụng dịch vụ y tế. xịt khi cần.
■ Giảm sử dụng kháng sinh. ■ Nêu chưa đạt hiệu quà tối ưu, thêm
theophyline.
• Phối hợp corticoid đường hít với thuốc
kích thích p2 tác dụng dài: sử dụng đều

Giai đoạn I: Nhẹ II: VÙI III: Nặng IV: Rẩt nặng
MRC2 MRC 3 MRC 4 MRC 5
FEV1% <30%hoặc
(P re) >80% 50-80% 30-50% <50% vi có SHH
man tính
-í .„ ¿ ,, .............................
ĩ \ 1 / U / U I b tiC ( C H UJ ¡ 1 uu p U l H I / b U l / LUM L4.Gf ĩ L K tL b C i/lC L tH //l

Thêm thnScgiãn pkểquãn tác dụng nhanh ỉđii cần


Thềm điêu trị thuòng xuyên TÓi 1 hay nhiêu thuôc
ỉ 2 > giãn phế quàn tiedụngkỂo dài
V Thím Chuông trình phục hồi chúc nỉng
Phue hổi rhửc nano; 1----- 7 - N
L- J L - v ' UM r ó i! ríí r i p lặp lại
Giáo dục sức khữễ rh á n o iy lifn
T ập luyện vận động thể lục pháp nln cá SUV
Vậtlýừị liệu hỗ hấp hẩp mân tính
Tù’vân dinh dụộng Cấn nkẳc: điền
C à nghiện thuốc lá tri nyoặi khoa
Hình 23.5: Hướng dạn điều trị COPD giai đoạn ổn định theo GOLD 2010

330
TÀI LIỆU THAM KHẢO Am J Respir Crit Care Med 2007, 176,pp
1. Anthonisen et ái. Antibiotics therapy in 356-361.
exacerbations of COPD. Am J Respir Crit 12. Trevor T. Hansel; Peter J. Bames. An Atlas
Care Med. 2002; 166:675 - 679. of Chronic Obstructive Pulmonary Disease
2. Canadian Thoraccic Society (COPD). Parthenon Publishing 2004.
recommendations for management of COPD :1.3. Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung,
- 2007 update, pp 1-28. Nguyễn Văn Thành và cs. Khuyến cáo hội
3. Fletcher c, Peto R. The natural history of nghị khoa học bệnh phổi toàn quác năm
chronic airflow obstruction. BMJ 1977; 2005. Bệnh viện lao và bệnh phổi trung
1:1645-1648. ương - 2005. tr.22-37.
4. Gary T. Ferguson, Recommendations for the 14. Hoàng Thủy. Nghiên cứu đặc điểm lậm
Management of COPD. CHEST 2000; sàng, cận lâm sàng và cấy đàm đjnh lượng
117:23S-28S. vì khuẩn trong đợt bùng phát của bệnh phổi
5. Global Initiative for Chronic Obstructive tắc nghẽn mạn tính. Luận vãn thạc sỹ y học,
Lung Disease (GOLD), u p dated july, 2008. 2007T
6. Lin S-H, Kuo P-H, Hsueh P-R, Yang P-C, 15. Nguyễn Bảo Trị. Nghiên cứu sự rối loạn
Kuo S-H. sputum bacteriology in điện giải magnesium trong đợt kịch phát
hospitalised with acute exacerbations of COPD và hen phế quản cấp. Luận văn thạc
chronic obstructive pulmonary disease in sỹ y học -2004.
Taiwan with an emphasis on klebsiella 16. Lê Thị Huyền Trang. Đánh giá bước đầu áp
pneumonia and pseudomonas aeruginosa. dụng thông khí áp lực dương không xâm lấn
Respiratory 2007,12, pp 81-87. trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
7. Miravitlles M. Epidemiology of chronic Luận văn Nội Trú 2003.
obstructive pulmonary disease 17. Ngô Quý Châu; Chu thị Hạnh, Nguyễn hải
exacerbations. Clin pulm Med 2002, 9, pp Anh và cs. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh
191-197. phổi tắc nghẽn mạn tính ờ thành phố Hà nội.
8. Murray CJ, Lopez AD. Evidence-based Y học thực hành 2005; 513:69-74.
health policy-lessons from the Global 18. Nguyễn Đình Hường (1994), "Viêm phế
Burden of Disease Study. Science 1996; quản mạn", Bệnh học lao và bệnh phồi, nhà
274: 740-3. xuất bản Y học Hà Nội, ư. 200 - 218.
9. Murphy TF, Brauer AL, Eschberger K, et al. 19. Nguyễn Thị Ngọc Hảo. Đặc điềm vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa in chronic học trên bệnh nhân nhập viện vì đợt kịch
obstructive pulmonary disease. Am J Respfr phát cấp tính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn
Crit Care Med 2008,177,pp 835-860. tính. Luận văn Nộỉ trú -2009.
10. Oga T, Nishimura K, Tsukino M, satoS, 20 Trằn Văn Ngọc, Bùi Ngọc Uyên Chi. Đánh
Hajiro T. Analysis of the factors related to giá sự thay đổi PaC02 trong quá trình điều
mortality in COPD: role of exercise capacity trị oxy ờ bệnh nhân đợt cấp COPD. Y học
and health status. Am J respire Grit Care TP Hồ Chí Minh, sổ đặc biệt Hội nghị khoa
Med 2003,167 (4) pp 544-549. học kỹ thuật lần thứ 20, tr 86-91.
11. Sethi s, Rohin Sethi, Karen Escberger,
Phyllis Lobbins, et al. Airway bacterial
concentrations and exacerbations of COPD.

331
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Bệnh nhân nam nhập viện nhiều lần vào khoa phổi, chẩn đoán COPD. Nhập viện lần nàý vì
khó thở nhiều, khò khè, khạc đàm vàng. Khí máu động mạch: pH 7,38; PaCC>2 38 mmHg,
PaŨ2 70 mmHg, HCO3 22mmHg, RO 2 40%. Chẩn đoán mức độ đợt cấp
A. Nặng.
B. Trung bình,
c. Nhẹ.
D. Không đủ dữ kiện đánh giá.
E. Nặng vì biến chứng suy hô hấp cấp.
2. Nguyên nhân đạt cấp:
A. Hướng tới nhiễm trùng do s. pneumoniae.
B. Hướng tói nhiễm trùng do vi khuẩn không điển hình.
c. Hướng tói nhiễm trùng.không loại trừ vi khuẩn gram âm kháng thuốc.
D. Dovirus.
' c. Không do nhiễm trùng vì không đù dữ kiện.
3. Kháng sinh ban đầu hợp lý:
A. PNCG.
B. Amoxcilline liều cao 100 mg/kg/ngày.
c. Ciprofloxacine.
D. Cefriaxone.
E. Phổi hợp levofloxaccine và piperacilline/tazobactam.
4. BN trên có chi định sừ dụng corticoids không?
A. Có vì một đợt cấp nặng.
B. Không vì bệnh nhân đang bị nhiễm trùng.
C. Có nhưng chờ khi bệnh nhân điều trị khỏi nhiễm trùng.
D. Có nhưng chỉ dưới dạng phun khí dung.
E. Không vì không có chỉ định.
5. Quan niệm sử dụng corticoid trong đợt cấp COPD ?
A. Sử dụng ngắn hạn trong vòng 2 tuần.
B. Sử dụng khi hết hẳn đợt cấp và đến khi xuất viện.
c. Sử dụng liều cao nhất có thể nhằm khống chế viêm cấp tính.
D. Chỉ cần sừ dụng PKD là đủ.
E. . Không lợi ích gì trong đợt cấp.
6 . Bệnh nhân
trên cần duy trì liều oxy như trên ?
A. Đúng vì để đưa PaƠ2 > 60 mmHg.
B. cần giảm liều oxy để đạt PaC>2 60 mmHg.
c. Cần tăng liều O2 1 0 0 % để đạt hiệu quả tối đa.
D. Cần chuyển sang thở máy không xâm lấn.
332
E. Cần thở máy xâm lấn.
7. Những yếu tố ảnh hường đến ngưỡng xuất hiện đợt cấp COPD ngoại trừ : '
A. Suy chức năng phổi nặng.
B. Ngưng hút thuốc.
c. Phản ứng quá mức của phế quản.
D. Tăng tiết dịch nhầy kéo dài,
E. Suy giảm các cơ chế bảo vệ.
8.Bệnh nhân COPD nhập viện vì khó thở, được bác sĩ điều trị O2 5 1/p. Khí máu động mạch
1 giờ sau: pH 7,20; PaC0 2 6 6 mmHg, Pa0 2 100 mmHg, HCO3 26 mmHg. Bệnh nhan tỉnh.
Trước nhất bác sĩ cần:
A. Giảm liều 0 2.
B. Ngưng thở 0 2.
c . Theo dõi tiếp vì bệnh nhân ổn định không cần giảm hay ngưng 0 2.
D. Đặt nội khí quản vì C 0 2 tăng cao.
E. Tất cà đều sai.
9. Những thuốc nào thường được dùng cho bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện, ngoại trừ:
A. Ipratropium/íenoterol phun khí dung.
B. Terbutaline tiêm dưới da.
c. Aminophylline truyền TM.
D. Ipratropium/ salbutamol phun khí dung.
E. Adrenaline phun khí dung.
1Ọ. Bệnh nhân COPD đợt cấp, Pa0 2 đo được là 40 mmHg với Fi0 2 21%. F i0 2 cần tăng là:
A. 24%.
B. 28%.
c. 32%.
D. 36%.
E. 40%. .
11. Điều trị ốxy trên bệnh nhân COPD chì nên nâng Pa0 2 lên 60 mmHg vì:
A. Pa0 2 60 mmHg đủ cung cấp oxy cho mô.
B. Để hạn chế sự tăng C 0 2 nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân,
c. Pa0 2 cao trong thời gian dài có thể gây biến chứng.
D. Chi A,B đúng.
E. Cà 3 đều đúng.
12. Bệnh nhân nam 70 tuổi, chẩn đoán COPD đợt cấp nhập viện. Khám bệnh nhân tinh, ran rít
ngáy hai phế trường. Khí máu động mạch pH 7,25; PaC0 2 65 mmHg; Pa0 2 45 mmHg, HCO3
26 mEq/1; Fi0 2 21%. Điều trị thích hợp nhất là:
A. Oxy 4 1/p qua sonde mũi và thuốc giãn phế quản.
B. Giãn phế quản và đặt nội khí quản thở máy vì bệnh nhân bị suy hô hấp cấp.
c. Thờ BiPAP kết hợp giãn phế quản.

333
D . C hỉ c ần d ù n g th u ố c g iãn p h ế qu ản sẽ cà i th iệ n c u n g c ấ p oxy.
E . T h ờ C P A P k ế t h ợ p g iãn p h ế q uàn.

13. T á c d ụ n g p h ụ th ư ờ n g g ặ p khi d ù n g th u ố c g iãn p h ế q u àn k ích th íc h b e ta 2:


' A . T ă n g kali m áu .
B . H ạ kali m áu.
c. H ạ c a lc i m á u .
D . T á n g calci m áu.
E . C ả 4 b iến c h ử n g trê n đ ề u c ó th ể x ả y ra.

14. N h ữ n g th u ố c s a u đ â y th u ộ c n h ó m x a n th in e :
A . A m in o p h y lỉin e .
B . Ip ra tro p iu m ,
c. S a lb u ta m o l.
D . E p in e p h rin e .
E . M e ty lp re d n is o lo n e .

15. N h ữ n g th u ố c sau đ â y th u ộ c n h ó m an tic h o lin e rg ic :


A . A m in o p h y llin e .
B . Ip ra tro p iu m ,
c. S a lb u ta m o l.
D . E p in e p h rin e .
E . M e ty lp re d n is o lo n e .

16. N h ữ n g th u ố c s a u đ â y th u ộ c n h ó m k ích th íc h b e ta 2:
A . T h e o p h y llin e .
B . Ip ra tro p iu m ,
c. S a lb u ta m o l.
D. Epinephrine.
E . M e th y lp re d n is o lo n e .

17. C h ỉ đ ịn h c o rtic o id trê n b ệ n h n h â n đ ợ t c ấp C O P D :


A . M ọ i b ệ n h n h â n đ ạ t C O P D để g iảm n h an h triệ u ch ứ n g .
B . C h ỉ đ ịn h k hi c ó đ ợ t c ấp nặng.
c. C h ỉ đ ịn h k hi p h ô i h ọ p th u ô c g iãn p h ê q u ả n k h ô n g đ ạ t h iệ u q u ả tô i ưu.
D . C h ỉ đ ịn h k h i b ệ n h n h â n đ ã c ó sử d ụ n g co rtico id .
E. B, c và D đúng.
18. L iề u tấn c ô n g c ủ a d iap h y llin e :
A . 5 0 m g /k g .
B . 15 m g /k g .
c. 5 m g /k g .
D . 0 ,5 m g /k g .
E . 5 0 0 m g.

334
19. L iề u d u y trì c ủ a d ia p h y llin e trên b ệ n h n h â n s u y tim h a y s u y gan:
A . 0 ,2 m g /k g /g iờ .
B . 5 m g /k g .
c. 5 m g /k g /g iờ .
D . 2 m g /k g /2 4 giờ.
E . 5 0 0 m g /g iờ .
20 . T ro n g đ ợ t c ấ p C O P D , triệ u c h ứ n g k h ó th ở c ần p h â n biệt:
A . C ơ n h e n p h ế q u ản .
B . D ị v ậ t p h ế q u ản ,
c. T h u y ê n tắc p h ổ i.
D . A v à B đún g .
E . C ả 3 đún g .

ĐÁP ÁN
1A , 2 C , 3 E , 4 A , 5 A , 6 B , 7 B , 8A , 9 E , 10B , H E , 12C , 13B , 14A , 1 5 B ,1 6 C ,1 7 E , 18C , 19A ,
20E

335
C H Ẩ N Đ O Á N V À Đ IỀ U T R Ị H E N P H Ế Q U Ả N
Trần Văn Ngọc

ĐỊNH NGHĨA tái, rối loạn ý thức, PaCƠ2 > 45 mmHg,


Hen là bệríh viêm mạn tính đường thở PaƠ2 < 60 mmHg
lan tỏa do nhiều kích thích khác nhau gây co
thắt phế quản phục hồi hoàn toàn hay một CẶN LÂM SÀNG
phần. Đo chức năng phổi
Chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh sử, khám Giúp đánh giá tắc nghẽn và mức độ nặng
thực thể và đo chức năng phổi. Điều trị bao cùa hen:
gồm kiểm soát yếu tố khởi phát com hen và
• PEF, FEV1 và FEV1/FVC giảm.
điều trị thuốc.
• Cần lưu ý đo chức năng phổi phụ thuộc
CHẨN ĐOÁN HEN PHÉ QUẢN vào sự gắng sức và hợp tác của bệnh
nhân nên cần hướng dẫn bệnh nhân thật
C ơ NĂNG kỹ trước khi đo.

• Khó thờ: bệnh nhân lên com khó thờ, cò • Nên ngưng thuốc dân phế quản trước khi
cử thường về đêm hay khi tiếp xúc với đo: 6 giờ (kích thích P2 tác dụng ngắn,
những yếu tố kích thích hay dị nguyên. SABA), 8 giờ (ipratropium), 12-36 giờ
Khó thở chủ yếu thì thở ra, bệnh nhân (theophylline), 24 giờ (kích thích P2 tác
phải cúi người ra trước. Ccm khó thờ dụng dài, LABA), 48 giờ (tiotropium).
thuyên giảm với thuốc dãn phế quản hay • Test dãn phế quàn: đo trước và sau khi
tự nhiên nếu cơn nhẹ. Giữa các com bệnh hít thuốc dãn phế quản tác dụng ngán.
nhân sinh hoạt bình thường trừ hen bậc 3 FEV1 cài thiện > 12% hay > 0,2 lít được
và 4. xem là tắc nghẽn đường thờ có hồi phục.
• Ho: dôi khi là triệu chứng nổi bật ờ một • Cần thực hiện lặp lại ít nhất hằng năm để
số bệnh nhân chứ không phải khó thở theo dõi sự tiến triển của bệnh.
cơn. Bệnh nhân ho đàm vàng hay lượng
đàm tăng cần chú ý nhiễm trùng hô hấp. CHẤN ĐOÁN PHÂN BIỆT

THựCTHÊ COPD
• Khó thờ thì thờ ra, co kéo cơ hô hấp • Tiền căn ho khạc đàm nhầy trong kéo
phụ, nhịp thở chậm. dài nhiều năm trước trên người hút thuốc
• Ran rít ran ngáy khi nghe phổi. lá. Vào đợt cấp COPD, bệnh nhân có thể
có những cơn khó thở rất giống hen nên
'• Lưu ý các dấu hiệu nặng: nhịp thờ > 30
rầ dễ nhầm nếu không hỏi kỹ bệnh sử. Bệnh
lần/phút, co kéo cơ hô hấp phụ, mạch
nhân COPD có thể kèm theo khí phế
nghịch > 15 mmHg, SpƠ2 < 90%, tím
thũng hay tâm phế mạn (hen rất hiếm).

336
' • Chức năng phổi: tắc nghẽn thông khí không là những trường hợp hen phế quàn nặng
hồi phục hoàn toàn. Một mình chức năng (có sự chồng lấp giữa hen và COPD trên
phổi rất khó phân biệt hen và COPD nhất lâm sàng và chức năng phổi).

Bảng 24.1. Phân loại bậc hen phế quản

FEV1/PEEP Dao động


Mức độ Triệu chứng Cơn cấp T r i ệ " c h l h lg
vê đêm (% ) PEEP/ẼEVl
Nhẹ, KTU < 2 lần
< 1 lần/tuần Nhe 7, / >80% <2 0 %
từng con /tháng
Có thể ảnh
Nhẹ, >1 lần/tuần hưởng đến hoat „ , X , , ,
“ : 6 7 í > 2 lần/thấng . > 80% 20 - 30%
dai dẳng <1 lần/ngày động v à giâc °
ngủ
Có thể ảnh
Vừa, dai hưởng đến hoat - , X , , ,
Hằng ngày 7” T í > 2 lân/tháng 60-80% >30%
dẳng động v à giâc b
ngủ

■Nặng, Thường Thường


Hàng ngày <60% >30%
dai dẳng xuyên xuyên

Bảng 24.2: Phân loại mức độ cơn hen phế quản

Dấu hiệu Nhẹ Vừa Nặng Nguy kịch


Khó thở Khi đi lại Nói, khi ngồi, bú Khi nghi, bỏ ăn, Liên tục
kém ngồi cói
Nói Trọn câu Cụm từ Từng từ Không nói được
Tri giác Bình thường Kích động Kích động mạnh Lơ mơ
Nhịp thở >20, <25 Tăng < 30, >30,
co kéo ít Co kéo nhiều
Khò khè Cuối thở ra Lớn Lớn Mất
Mạch < ÌQO L/phút 1 0 0 -1 2 0 > 1 2 0 , mạch đảo
LLĐ(%) >80 60-80 <60
PaƠ 2 (mmHg) Bình thường >60 <60
PaC 02(mmHg) <45 <45 >45
SaOj (%) >95 91-95 <90

337
Dị vật đường thở và độ nặng cùa bệnh, theo dõi đáp ứng điều
• Bệnh nhân nhập viện đôi khi cũng có trị và sự tiến triển bệnh và giáo dục bệnh
triệu chứng khò khè rất dễ nhầm lẫn. nhân để tối ưu hóa tự chăm sóc bệnh.

• Khó thở thì hít vào đôi khi nghe được Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa đợt kịch
tiếng rít nếu dị vật kẹt ở vùng hạ thanh phát và các triệu chứng mạn tính như thức
môn hay khí quản. giấc về đêm, khám cấp cứu hay nhập viện,
duy tri tình trạng ổn định và tránh tác dụng
• Một bệnh sử và điều kiện thuận lợi của
phụ của điều trị.
hít sặc dị vật đôi khi rõ.
Hen tim KIẾM SOÁT CÁC YẾU TỐ KỊCH PHÁT
• Bệnh nhân lên cơn khó thờ cả hai thì, BỆNH
nhịp thở nhanh đôi khi ho máu. Bao gồm các yểu tố dị ứng và không dị
ứng của môi trường xung quanh. Bệnh nhân
• Có suy tim trái hay hẹp hai lá: nhịp tim
hen lưu ý tránh các thuốc aspirin, NSAID,
ngựa 'phi, TI đanh, rù tâm trương trong
ức chế p, kể cả dạng dùng tại chỗ.
hẹp hai lấ.
• Nghe phổi: ran ẩm nổ hai đáy. Có thể ĐIỀU TRỊ THUỐC
nghe ít ran rít, ngáy.
Gồm kích thích P2, anticholinergics,
• X quang: tăng tuần hoàn phổi thụ động corticoid, thuốc ổn định dưỡng bào, anti
hoặc phù phế nang mô kẽ lan tòa từ rốn leukotrien và methylxanthine.
phổi. Có thể gặp bóng tim trái to.
Thuốc kích thích P2
Lao phế quản
• Làm dãn cơ trơn phế quản, giảm phóng
• Bệnh nhân lao phế quàn có thể nhập thích hạt từ dưỡng bào và giải phóng
viện vì khò khè giống hen. Nghe phổi histamine, ức ché xuất tiết dịch từ vi
thường phát hiện ran rít ngáy khu trú do mạch vào đường thờ và tăng thanh thải
hẹp lòng phế quản. của lớp biểu mô nhầy lông.
• Chẩn đoán dựa trẽn hỏi bệnh sử hay tiền • Lưu ý tác dụng phụ như hạ kali máu,
sử hướng đến lao. Nội soi phế quàn giúp run, tim nhanh.
xác định chẩn đoán.
• Nếu bệnh nhân sử dụng > 1 bình/tháng,
Ung thư khí - phế quản sừ dụng hàng ngày, phải tăng liều thuốc
• Đôi khi có triệu chứng khò khè giống hay hiệu quả ngày càng kém: cần thay
hen do u bít gần hoàn toàn đường thờ. đổi chế độ điều trị.
• Nghe phối có tiếng ran rít - ngáy khu • SABA (Ventoline®): 2-8 nhật bóp khi
trú. Nội soi giúp chẩn đoán. cần thiết để giảm co thắt phế quàn cấp
tính và ngừa co thắt phế quản do gắng
ĐIÈUTRỊ sức. Tác dụng trong vòng vài phút và
Điều trị hen phế quàn cả bệnh mạn tính kéo dài vài giờ tùy loại (6-8 giờ).
và đợt cấp bao gồm kiểm soát yếu tố kích • LABA: dùng ban đêm hay 2 lần/ngày,
phát, điều trị thuốc theo'mức độ kiểm soát thời gian tác dụng tới 12 giờ. Được dùng

338
cho hen trúng bình hay nặng cũng như Corticoid
hen nhẹ nhưng gây thức giấc về đêm. • Kháng viêm, phục hồi chức năng thụ thể
Hiệp đồng tác dụng với corticoid hít và p, ức chế tổng hợp leukotriene và ức chế
giúp giảm liều corticoid. sàn xuất cytokine. Có ba dạng sử dụng
Anticholinergic là uống, hít và tiêm.

_ Dãn phế quản qua ức chế cạnh tranh thụ • Corticoid toàn thân trong con cấp giúp
thể cholinergic muscarinic M3. Ipratropium chặn đứng cơn cấp, giảm tỉ lệ nhập viện,
tác dụng yếu khi dùng một mình nhưng có ngừa tái phát và phục hồi bệnh nhanh.
hiệu quả hiệp đồng khi dùng với SABA Uống và tiêm hiệu quả như nhau.
(Berodual®, Combivent®). Tác dụng phụ • Corticoid hít không hiệu quả trong con
gồm dãn đồng tử, nhìn mờ, khô miệng. cấp, chỉ định cho kiểm soát lâu dài. Giúp
Tiotropium (Spiriva®) là anticholinergic hít giảm nhu cầu corticoid uống, cải thiện
tác dụng kéo dài 24 giờ, chưa được đánh giá chức nàng phổi. Tác dụng phụ gồm khàn
đầy đủ trên bệnh nhân hen. tiếng, nấm candida miệng. Tác dụng phụ
toàn thân xảy ra vói liều ưên 800
microgram/ngày.

Bảng 24.3: Thuốc corticoid dùng trong điều trị hen phế quản

Liều hàng ngày thấp Liều hàng ngày trung Liều hàng ngày cao
Thuốc õig) bình (pg) (wg)
Ngưòilớn Trẻ Người lớn Trẻ Người lốn Trẽ

Beclomethasone- 200-500 100-250 500-1000 250-500 >1000 >500


CFC
Bẹclomethasone- 100-250 50-200 250-500 200-400 >500 >400
HFA
Budesonide-DPI 200-600 100-200 600-1000 200-600 >1000 >600
Budesonide-Neb 250-500 500-1000 >1000

Flunisolde 500-1000 500 -7501000-2000 750-1250 >2000 > 1250

Fluticasone 100- 250 100-200 250- 500 200-400 >500 >400


Mometasone furoate 200- 400 400-800 >800

Triamcinolone 400-1000 400-8001000-2000 800-1200 > 2000 >1200


acetonide

339
Thuốc ển định dirõng bào Kháng thể Anti IgE
Thuốc ổn định dưỡng bào (cromolyn, Được dùng trong hen dị ứng nặng có
nedocromil) ức chế giải phóng histamine từ nồng độ IgE cao. Thuốc giúp giảm nhu cầu
dưỡng bào, giảm đáp ứng đường thở và ức corticoids uổng và giảm triệu chứng.
c h i giai đoạn sớm và muộn của dị nguyên.
Thuốc dùng cho phòng ngừa hen gắng sức NĂM BƯỚC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
hay dị ứng. Thuốc không hiệu quả khi triệu THEO MỤC TIÊU KIÊM SOÁT
chửng đẫ xảy ra. Là thuốc an toàn nhất • Bước 1: không cần điều trị hằng ngày,
nhưng hiệu quả kém nhất trong các thuốc trị dùng SABA khi có triệu chứng. Nhưng
hen. nếu dùng dãn phế quàn SABA > 2
Thuốc ức chể leukotriene lần/tuần hay 2 ống/nãm hay kém đáp
Nên tránh nếu có thể trong thời gian ứng với thuốc thì nên chuyển sang điều
mang thai và cho con bú. Thuốc dùng đường trị dự phòng lâu dài với corticoid đường
uống nhàm kiểm soát lâu dài cũng như hít (ÍCS).
phòng ngừa triệu chứng hen trên bệnh nhân • Bước 2: cần corticoid liều thấp nhưng
hen nhẹ tới nặng nhất là hen có kèm viêm một số bệnh nhân cần thuốc anti leukotrien.
mũi dị ứng. Tấc dụng phụ chủ yếu là tăng • Bước 3: nếu không hiệu quả ở bước 2
men gan. Montelukast (Singulair®) được hay bệnh nhân cần thuốc cắt cơn hàng
dùng tại Việt Nam trong thời gian gần đây, ngày, dùng ICS liều trung bình hay cao
viên 4 mg và 5 mg cho trè em và 10 mg cho hoặc kết hợp điều trị ICS liều thấp và
người lớn, dùng một lần ban đêm, điều trị LABA, ICS liều thấp và antileukotrien
cho cả hen và viêm mũi dị ứng. hay ICS liều thấp và theophylline.
Methỵlxanthine • Bựớc 4: kết hợp ICS và LABA hoặc ICS
Dãn phế quản qua ủc chế phosphodiesterase liều thấp - trung bình kết hợp anti
và cải thiện co thắt cơ tim và cơ hoành. leukotriene hay theophylline tác dụng
Thuốc có lẽ ức chế giải phóng canxi nội kéo dài.
bào, giảm xuất tiết dịch từ vi mạch vào • Bước 5: Một số ít bệnh nhân cần
đường thờ và ức chế đáp ứng chậm đối với corticoid uống để kiểm soát trịệu chứng
dị nguyên, giảm thâm nhập ái toan vào niêm hay anti IgE.
mạc phế quản và lympho bào T vào lớp biểu Tất nhiên, cần biết mức độ nặng cùa
mô. Thuốc được dùng nhu dạng bổ sung bệnh cũng như những thuốc điều trị trước
kích thích beta, dạng giải phóng chậm giúp khi vào cơn cấp, nguyên nhân tại sao bệnh
kiểm soát hen về đêm. Tác dụng phụ gồm nhân không kiểm soát để chọn phương pháp
nhức đàu, nôn, loạn nhịp tim và co giật, cần điều trị duy trì kiểm soát tốt nhất cho bệnh
theo dõi nồng độ định kỳ trong khi dùng và nhân.
duy trì từ 5-15 mg/L. Nhiều thuốc tương tác
với methylxanthine.

340
Mức kiểm soát Ị £ì ^ Ị Đlỗu trị
1_________B
Đãkíémsoát 'V Ouy trì và t)m ra bườc kiểm soát thấp nhất

Kiểm soát một phần Xemxét việc nâng bướcdểđạtkiém soát hen

Không kiểm soát Tâng bước đến khi kiểm soát được
HP •

Đợt kịch phát ® Điểu trỉ cơn kịch phát

fe rn Các bướcđiéu trị



r BUỞC1 1 f BƯỚC2 1 r BƯỞC3 1 f Bước 4 1 r Bước 5 1

Gỉáo dục về Hen Suyên, Kiểm soát Môỉ trường

í Chù * , tác dung nhanh k


id rJk i •vềSWms&ỆÊSầ
Chọn 1 Chọn 1 Thôm 1hoác hơn Thèm 1 hoặc 2
Glucocortkosíeroid hít ’ Glucocòrticosteroid hít
Glucocorticosteroidhít líểu thấp Glucocortkostérold uống
liểuthấp liéu trung bình hoặc cao
•(•chủvận^tácdựngdài iiểu thíp
+chủ vinßjtäc dung dài
Tùy chọn
Thuốc ức chế Glucocorticoid hít Llểu ức chế
thuốc Điều tri kháng IgE
Leucotriene lỉéu trung bình hoặc cao Leucotriene
■ ngừa cơn
Glucocorticosteroỉd hft liều thíp Theophylline
+thuốc ức chế leucotrlene phóng thích chậm

Glucocorticosteroid hít tiểu thắp


+ theophylline phóng thích chậm
1

H ình 24.1: Quản lý hen theo GINA 2Ọ06

B ảng 24.4. Mục tiêu kiềm sóáỉ hen

K iếm soát m ột p h ầ n K hông


K ỉểm soát tế t
Đ ặc tính (cổ b ấ t kỳ triệu chứng nào kiểm soát
(có tấ t cả các chỉ so)
tro n g b ấ t kỳ tu ầ n nào) được

Triệu chứng ban ngày Không (<2/tuần) >2/tuần

Giới hạn hoạt động Không Có


Triệu chứng ban đêm/ > 3 chỉ số
Không Có
thức giấc trong bất kỳ
Nhu cầu dòng thuốc cắt tuần nào
Không (<2/tuần) >2/tuần
cơn/điều trị giảm đau
< 80% giá trị tiên đoán hoặc
Chức năng phổi
Bình thường giá trị tốt nhất cùa chính bệnh
(PEF o rR E V l)
nhân trong bất kỳ ngày nào
> 1/ năm 1 trong bất kỳ
Cơn hen cấp Không
tuần nào tuần nào

341
THEO DÕI ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ loại khác, nhưng không quá 3 ống/24
Theo dõi lưu lượng đinh đom giàn và giờ. Terbutaline ít tác dụng phụ trên tim
hiệu quả trong đánh giá tắc nghẽn, xác định mạch và thời gian tác dụng dài hom
độ nặng của com kịch phát, đánh giá đáp ứng adrenaline, cần lưu ý sừ dụng trên người
điều trị, theo dõi bệnh tại nhà. Khi PEF lớn có bệnh tim mạch.
giảm < 80%, cần đo 2 lần/ngày để theo dõi • Ipratropium cũng có thể sử dụng đồng
sự thay đổi PEF trong ngày (dao động >20% thời (Berodual®) trong cấp cứu hen phế
chứng tò đường thở kém ổn định và nên quản vì có tác dụng hiệp đồng với kích
xem xét lại chế độ điều trị). thích P2, tăng hiệu quả dãn phế quàn.
• Theophylline ít hiệu quả trong com cấp,
GIÁO DỤC BỆNH NHÂN
nhưng được dùng truyền tĩnh mạch trong
Cần giúp bệnh nhân biết yếu tố khởi trường họp bệnh rất nặng' khi phun khí
phát com hen, thuốc nào sử dụng khi nào, kỹ dung không hiệu quả hay không có chỉ
thuật hít đúng, cách sử dụng buồng đệm và định (bệnh nhân lơ mơ, đặt nội khí quản,
ổng phun định liều (MDI), tầm quan trọng co thắt nặng hom khi phun khí dung).
cùa sử dụng corticoids sớm trong đạt kịch
phất. • Corticoid: dạng uống hay tiêm có hiệu quà
như nhau, nên sử dụng trong cơn hen
trung bình-nặng, trừ com hen nhẹ (PEF
ĐIẺU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN
trờ lại bình thường sau 1-2 bơm xịt dãn
Mục đích là làm giảm triệu chứng và
phế quàn). Methylprednisolone tiêm tĩnh
phục hồi PEF tốt nhất cùa họ. Bệnh nhân
mạch nếu có sẵn đường truyền và chuyển
cần được giáo dục tự xử trí com bằng kích
sang uống khi thuận tiện, và giảm liều
thích p2 tác dụng ngắn và đo PEF.
bắt đầu sau 1 tuần và kéo dài 2-3 tuần.
• Bệnh nhân thấy tốt hom sau 2-4 nhát Chuyển dần sang dạng hít khi giảm liều
Ventoline® X 3 lần mỗi 20 phút và có corticoid toàn thân, Liều: 40-60 mg
PEF > 80% có thể điều trị tại nhà. methylprednisolone tiêm tĩnh mạch hay
• Bệnh nhân không đáp ứng, có triệu uống 4 lần/ngày X 2 ngày, tức là 60-80
chứng nặng hay PEF <80% cần phải mg/ngày đến khi PẸF đạt 70%.
khám bác sĩ hay nhập cấp cứu. • Kháng sinh: khi có gợi ý nhiễm trùng do
vi khuẩn.
• Oxy: khi SpƠ2 < 90%. Liều Ơ2 cần để
ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH VIỆN
đạt SpƠ2 > 90%.
• Phun khí dung thuốc dãn phế quàn (sử
• Nhập vào khoa nếu không cài thiện sau
dụng dạng MDI qua buồng đệm cũng
4 giờ, bệnh nhân thấy mệt hom, tái phát
hiệu quả tưorng tự).
sau khi dùng thuốc dãn phế quàn, PaƠ2
• Terbutaline 0,5 mg (hoặc adrenaline < 50 mmHg, PaCC>2 > 40 mmHg.
1/1000): 1/2.-1 ống tiêm dưới da rất tiện
• Bệnh nhân tiếp tục Xấu đi mặc dù đã
lợi trong xử trí cấp cứu vì cho thuốc điều trị mạnh mẽ, cần thờ máy không
nhanh nhất vào bệnh nhân so với các
xâm lấn hay đặt nội khí quản.

342
NGUY Cơ TỬVONGCỬAHENPHẾQUÀN • Corticoid uống.
• Bệnh nhân trì hoãn điều trị, đặc biệt • Tiếp tục điều trị trong 1-3 giờ, nếu có
corticoid toàn thân. cải thiện.
• Bệnh nhân có bệnh đồng thời (bệnh phổi
hạn chế, suy tim, biến dạng ngực),. CƠN KỊCH PHÁT NẶNG
• Bệnh nhân hút thuốc lá. Tiêu chuẩn đánh giá:
• Chùng tộc: M ỹ da màu. • Tiền s ử nguy cơ hen nặng dọa từ vong. '
• Phái: nam > nữ. • PEF < 60% dự đoán,
• Tuổi: xảy ra ờ mọi tuổi nhưng nhiều hon • Triệu chứng nặng khi nghỉ ngơi, co kéo
ở trẻ em và người già. lồng ngực.
• Không cải thiện sau khi điều trị ban đầu.
TÓM LƯỢC CÁC BƯỚC ĐIỀU TRỊ CƠN
Điều trị
HEN PHỂ QUẢN
• Oxy.
Điều trị ban đầu
• Kích thích p2 hít và kháng cholinergic
• Cho oxy để đạt độ bão hòa oxy > 90% hít.
(95% ở trẻ em).
• Glucocorticoid toàn thân.
Ẹ2
• Kích thích tác dụng nhanh hít liên tục
• Magnesium truyền tĩnh mạch.
trong 1 giờ.
• Sau đó đánh giá lại sạu 1 -2 giờ.
• Corticoid đường toàn thân nếu không có
đáp ứng tức thì, hoặc bệnh nhân đl sử
dụng corticoid trước đó, hoặc con kịch Đáp ứng tất trong vòng 1-2 giờ
phát nặng.
• A n thần: chống chi định.
• Đáp ứng duy trì 60 phút sau điều trị.
• Thăm khám cơ thể bình thường.
Sau đó đánh giá lại sau 1 giờ
• PEF > 70%.
Thăm khám PEF, độ bao hòa oxy, các
• Bão hòa oxy > 90% (95% ở trè em)
xét nghiệm khác nếu cần thiết.
Đáp ứng không hoàn toàn trong vòng 1-2giờ
CƠN KỊCH PHÁT TRUNG BÌNH • Có yếu tố nguy cơ hen dọa tử vong.
Tiêu chuẩn đánh giá: • Triệu chứng nhẹ đến trung bình.
• PEF 60-80% dự đoán. • PEF < 60%.
• Triệu chựng vừa phải, sử dụng các cơ hô • Độ bão hòa oxy không cải thiện.
hấp phụ.
-» Nhập phòng câp cứu:
Điều trị ■ Oxy.
• Oxy. ■ Kích thích P2 hít +kháng cholinergic.
• Kích thích (12 hít và kháng cholinergic ■ Corticoid toàn thân.
hít mỗi 60 phút. ■ Magnesium truyền tĩnh mạch.
343
■ Theo dõi PEF, độ bão hòa oxỵ, mạch. tốt nhất triệu chứng bệnh với liều tối thiểu
có hiệu quả, tránh nhập viện hay phòng cấp
Đáp ứng kém ừong vòng 1-2 giờ
cứu.
• Có yếu tổ nguy cơ heri dọa tử vong.
• Triệu chứng nặng, lơ mơ, lú lẫn. ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN TRÊN PHỤ
• PEF < 30%. N ữ c ủ THAI

• PCO2 > 45 mmHg. v ề căn bàn không khác với điều trị hen
trên người không có thai, cần lưu ý kiểm
• P 0 2 < 60 mmHg.
soát hen tốt vào những tháng cuối thai kỳ và
-> Nhập ICU: thời kỳ chu sinh.
* Oxy.
* Kích thích (12 hít +kháng cholinergic. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T h e M erck M an u al, 18th ed itio n , 2006.
* Corticoid tiêm tĩnh mạch.
2. R esp ira to ry M ed icin e, 3rd ed itio n , 2 003.
" Xem xét kích thích (32 truyền ứnh mạch. 3. P rin cip le o f internal m ed icin e, 16th ed itio n ,
■ Xem xét theophylline tiuyềnứnh mạch. 2005.
4. G lo b al initiativ e fo r asth m a - G IN A 2006.
* Có thể đặt nội khí quàn và thở máy.
5. C h isto p h e r K. w L a i e t al. A sth m a C o n tro l
in A sia P acific R eg io n ARLAP S tudy. ]
ĐIỀU TRỊ D ự PHÒNG HEN MẠN TÍNH A lle r C lin Im m u n o l 2 0 0 3 ,(2 ) 2 6 2 -267.
Sau khi xuất viện, bệnh nhân được điều
trị theo chế độ giảm dần đến chế độ điều trị
căn bản bạn đầu với mục tiêu là kiểm soát

344
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Những dấu hiệu nào sau đây không được xem là biểu hiện con hen phế quản nặng:
A. Nhịp thở > 3 0 1/p.
B. Tím tái.
c. PaC>2 < 60 mnvHg.
D. PaCƠ 2 > 40 mmHg,
E. Không nói được từng câu.

2. N guy cơ tử vong của cơn hen phế quản:


A. Bệnh nhân trì hoãn điều trị, đặc biệt corticoids toàn thân.
B. Bệnh nhân có bệnh đồng thời,
c. Bệnh nhân hút thuốc lá.
D . A và B đúng.
E. C ả 3 đúng.

3. Những thuốc nào được sử dụng hàng đầu trong cơn hen phế quản nặng:
A. Corticoid tĩnh mạch.
B. Dãn phế quàn kích thích (32.
c. Kháng sinh.
D. Kháng leukotrien.
E. A và B đúng.

4. Trong cơn hen nặng, corticoid được dùng:


A. Tiêm mạch,
B. Phun khí dung,
c. Uống.
D. C ả 3 được sử dụng hiệu quả như nhau.
E. T ầ cả đều sai.

5. Những thuốc kích thích (32 nào trong căc thuốc sau đây được dùng trong cơn hen cấp:
A. Salmeterol.
B. Ipratropium,
c. Salbutamol.
D. M ethylprenisolone.
E. A và c đúng.
6. Nồng độ theophylline nào được xem là hiệu quả trong cơn hen cấp:
A. 10-20 mg/L.
B. 10-20 mg/dL.
C. 5-10 mg/L.
D . 5-10m g/dL.
E. < 5 mg/L.

345
7. Trong quá trình điều trị kích thích (32, cần lưu ý tác dụng phụ gì:
A. Hạ kali máu.
B. Hạ natri máu.
c. Tăng kali máu.
D. Tăng natri máu.
E. Tăng H C O 3- máu.
'8. Terbutaline là thuốc:
A. Thuộc nhóm anticholinergic.
B. Thuộc nhóm kích thích P2.
c. Tác dụng chậm.
D. Tác dụng nhanh.
E. B và D đúng.
9. Chi định dùng anticholinergic trong hen phế quản:
A. Ưu tiên hàng đầu vì ít tác dụng phụ và tác dụng khá nhanh.
B. Khi kích thích P2, corticoid không đáp ứng.
c.
Phối hợp kích thích P2 vì có tính chất hiệp đồng.
D. A và B đúng.
E. Cả ba đúng.

10. Anti IgE được chi định:


A. Hen di ứng mọi giai đoạn.
B. Điều trị bước thứ 5, khi các biện pháp khác không hiệu quả.
c.Là thuốc có tác dụng hiệp đồng vói kích thích p2.
D. Cả ba đúng.
E. A và B đúng.

ĐÁP ÁN
1D, 2E, 3E, 4A, 5C, 6A, 7A, 8E, 9C, 10B

346
DÃN PHẾ QUẢN
Nguyễn Thị Tố N hư

MỤC TIÊU
1. B iế t v ị tr í ton thương g iói p h ẫ u củạ.vấn đ ề nghiên cứu.
2. Thuộc các nguyên nhân gây dãn p h ế quản.
3. H iếu sinh bệnh học v à giải p h ẫ u bệnh của dãn p h ế quàn.
4. Thuộc các triệu chứng lâm sàng, cận lăm sàng, diễn tiến bệnh, th ế lâm sàng của bệnh.
5. B iế t các biến chứng cùa bệnh.
6. B iế t điều trị.

ĐỊNH NGHĨA DÃN PHẾ QUẢN hay Staphyloccus aureus haỵ do nhiễm trùng
Dãn phế quản là thuật ngữ chủ yếu diễn đặc biệt như ho gà, viêm phổi sau sời có thể
tả bất thường về mặt giải phẫu của cây phế liên quan đến dân phế quàn trong 30%-60%
quản, đó là sự dãn rộng không hồi phục của trường hợp (các ca ghi nhận qua hồi cứu).
một hay nhiều phế quản có kích thước trung Tuy vậy, rõ ràng là một số nhiễm trùng đặc
bình và ở xa do sự tàn phá. Sự phá hủy này biệt như lao phổi Mycobacterium
thường do hậu quả của sự nhiễm trùng tái tuberculosis, M. avium complex, Histplasm
phát nhiều lần hay do tình trạng viêm mạn capsulatum, ho gà (Bordetella pertussis),
tính và sự lành bệnh từng đợt vớí sự xơ hóa. Adenovirus, Rubeola, Influenza, Mycoplasma
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho kéo gây dãn phế quản sau đó. Trên thực nghiệm
dài, tái phát thường xuyên, khạc đàm nhiều, mẫu súc vật viêm phoi do Mycoplasma,
trong những trường hợp nặng có thêm dấu người ta chứng minh có dãn phế quản sau
hiệu khó thở và khó thờ khi nằm đầu thấp. đó. Mặt khác nhờ sự phát triển của kháng
sinh và chủng ngừa, những thập kỷ gần đây
CĂN NGUYÊN CỦA DÃN PHẾ QUẢN người ta thấy số bệnh nhân bị dãn phế quản
Trước thời đại có kháng sinh và vaccin, đã giảm đi nhiều so với trước kia
dãn phế quản là một nguyên nhân góp phần Sự bảo vệ của Cff thề
gây bệnh và tử vong đáng kể cho cấc bệnh
• Gene 1-antitrypsin. Tuy nhiên không
.nhân so với thời đại ngày nay. Các bệnh sởi,
phải tất cà các bệnh nhân bị dãn phế
ho gà, lao phổi, và một số nguyên nhân gây
quản sau viêm phổi do nhiễm trùng như
nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ trong
vậy có yếu tố cơ địa góp phần vào cơ
thời niên thiếu phổi chưa phát hiển đầy đủ.
chế bệnh sinh. Thật vậy, một số trường
hợp bệnh sử gia đình về dãn phế quản và
SINH BỆNH HỌC VÀ GIẢI PHẪU
bất thường gene 1-antitrypsin được ghi
BỆNH HỘC
nhận. Khi 1-antitrypsin đủ sẽ giúp phổi
SINH BỆNH HỌC không bị tổn thương bởi các elastase của
neutrophil phóng thích ra trong quá trình
Nhiễm trùng . nhiễm trùng phổi. Bình thường 1-
Một số nghiên cứu về dịch tễ học ghi nhận antitrypsin khoảng 2 g/1 huyết thanh, gia
viêm phổi do vi trùng như s. pneumoniae tăng trong khi có nhiễm trùng.

347
Bảng 25.1: Các nguyên nhân gây dãn phế quàn

Nhiễm trùng p h ế quàn phểi


Vi trùng Staphylococcus aureus, ho gà, Klebsiella,
Hemophilus influenzae, Mycoplasma, M.
Tuberculosis.
Sởi, influenzae, herpes simplex, adenovirus, virus
Virus
gây viêm tiểu phế quản,
Histoplasmosis
Nấm

Tắc nghẽn p h ế quản


Dj vật phế quàn Hít phải vật lạ cứng
Hạch chèn ép phế quản Bệnh khí phế quản mắc phải, hạch lao,
sarcoidosis, các nút nhầy quánh

B ầ thường bầm sinh cây p h ế quản Mềm sụn khí phế quàn, kén phế quàn, thiểu sụn
khí phế quản, khí phế quản phì đại, bướu quái
buồng trứng lạc chỗ vào lòng phế quản, dò thực
quản khí quản, phổi biệt trí, phình động mạch phổi.

Tình trạng suy giảm miễn địch


Miễn dịch dịch thể Giảm đến không có Ỵ-globulin, thiếu IgG, thiếu IgA
Miễn dịch tế bào Giàm sản tuyến ức
Bổ thể

Các khiếm khuyết đỉ truyền Bất thường hệ thống lông chuyển


Hội chứng bất động lông chuyển, loạn động lông
chuyển, hội chứng Kartagener
Đột biến gene
Thiếu 1-antitrypsin
Xơ nang phổi

Linh tinh Hội chứng Young, viêm phổi hít tái phát nhiều
lần (nghiện rượu, liệt thần kinh IX, tri giác xấu,
viêm phổi lipoid), hít các chất khí gây viêm phế
quàn, tiểu phế quản phổi (amoniac, nitrogen
dioxide, khói thuốc, bột talc, silicate, chất tẩy rửa,
sau khi ghép phổi tim (có kèm viêm tiểu phế
quản tắc nghẽn)

348
• Sức đề kháng cơ thể. Suy giảm sức đề lên thành mạch cũng gây nhiễm trùng tái
kháng cơ thể trong chống đỡ bệnh nhiễm phát nhưng không có biện pháp điều trị thay
trùng được ghi nhận trong những trường thế. Rối loạn miễn dịch nguyên phát khác ít
hợp rối loạn miễn dịch, cơ chế thanh lọc gặp hơn là tàng IgM, tăng Ig E (hội chứng
cây phế quản. Các bệnh xảy ra là hậu Job) cũng thường gây nhiễm trùng phổi khó
quả của sự đột biên làm giảm trị, thường tái phát dẫn đến dãn phế quản.
lymphocyte B hay T đưa đến b ầ thường Rối loạn miễn dịch tế bào gồm giảm sàn
miễn dịch dịch thể hay miễn dịch tế bào tuyến ức (hội chứng Di George) gây rối loạn
hoặc cả hai. Một số bất thuòng khác ít gặp miễn dịch tế bào.
hơn liên quan đến lymphocyte tiêu diệt tự
Những bất thường gene có thể gây rối
nhiên, neutrophil hay thành phần bổ thể. loạn miễn dịch dịch thể kết hợp rối loạn
Suy giảm miễn dịch dịch thể phổ biến là miễn dịch tế bào như hội chứng suy giảm
giảm Y-globulinemia mắc phải. Loại này miễn dịch kết hợp nặng, hội chửng “bare
su ầ độ xảy ra ờ nam bằng nữ, được chẩn lymphocyte”, Wiskott-Aldrich (bệnh di
đoán phân biệt với bệnh Bruton. Bệnh truyền lặn nhiễm sắc thể X kết hợp tiểu cầu
Bruton thường liên kết với nhiễm sắc X và nhỏ, eczema), hội chứng dãn mao mạch mất
không có Y-globuline huyết thanh điều hòa.
(agamaglobulinemia), do đó loại trừ bệnh Gia tăng miễn dịch như dị ứng phổi do
này ờ nam trẻ tuổi. Giảm Y-globulinemia aspergillus, tình trạng phổi sau ghép phổi.
mắc phải có thể xảy ra ờ mọi lứa tuổi nhưng Các rối loạn miễn dịch vô căn trong
thường gặp ở tuồi thiếu niên. Mặc dù số phần này có thể kèm theo dãn phế quản hay
lượng lymphocyte B trong tuần hoàn máu
không. Sarcoidosis gây dãn phế quản do các
bình thường, nhưng nó không biệt hóa được hạch viêm chèn ép, sẹo xơ co kéo thành cây
thành các tế bào tạo ra kháng thể. Do đó phế quản. Thấp khớp gây dãn phế quản
người bệnh không đủ sức bảo vệ chống trong 3,2% - 5,2% số bệnh'nhân bị thấp
nhiễm trùng có vỏ bọc như s. pneumoniae, khớp, dãn phế quản trong nhóm này có thể
H. influenzae, Staphylococus aureus và p. do nhiễm trùng tái phát, do corticosteroid trị
aeruginosa, và dễ nhiễm trùng tái phát. liệu hay do thuốc độc tế bạo. Viêm cột sống
Những dạng khác cùa giảm Y-globulinemia dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng
là giảm có chọn lọc dưới nhóm cùa globulin Sjogren một số trường hợp này có kèm dãn
miễn dịch như IgG, đặc biệt là IgG2 và phế quản. Dãn phế quàn trong viêm đa sụn
IgG4. Một bất thường cùa rối loạn tự miễn tái diễn do nhiễm trùng tái phát.
khác hay các tình trạng bất thường kết hợp
với giảm miễn dịch thay đổi thường gặp Giảm sự thanh lọc cây phế quản
gồm có bệnh giống Sprue, rụng tóc từng Rối loạn này mang tính di truyền lận xảy
vùng, thiếu mấu tán huyết, viêm teo dạ dày, ra với suất độ 1/12.500 đến 1/40.000. Hội
thiếu máu Biermer, các ung thư của hệ lưới chứng bất động lông chuyển thường thấy'ờ
lympho. Thiếu hụt miễn dịch loại này có thể dân số Samoan của Nhật. Rối loạn vận động
điều trị bằng biện pháp bổ sung (chích IgG). lông chuyển nguyên phát có khiếm khuyết
Thiếu hụt các globulin miễn dịch IgA cũng bất thường siêu cấu trúc của lông chuyển ờ
như thiếu bổ thể, giảm sự kết dính bạch cầu các axoneme hay thành phần chức năng

349
trong tâm của lông chuyển (cặp ống trong phổi. Khoảng 50% trường họp phát hiện
tâm, cách sắp xếp và gắn các cặp ổng bên bệnh nhờ biểu hiện ờ phổi khiến bệnh nhân
ngoài, các cánh tay truyền lực bên trong và đi khám bệnh. Bệnh thường phát hiện ra ở
bên ngoài của các cặp ống bên ngoài và các trẻ em, nhưng khoảng 8% trường hợp bệnh
nan liên kết cặp ống trung tâm với các cặp xơ nang phổi phát hiện trễ ở tuổi thanh niên
ống ngoại biên) gây ra giảm hay rối loạn và người lớn. Triệu chứng đường hô hấp có
vận động cùa các lông chuyển cùa các tế ho, khạc đàm nhiều, kéo dài, đàm quánh,
bào biểu mô hay liệt các lông chuyển, mủ. Bệnh nhân có thể có suy hô hấp mạn
Các hội chứng liên quan là hội chửng tính, ngón tay dùi trống, tâm phế mạn. Bên
Kartagener (bất động lông chuyển kèm đảo cạnh đó các dấu hiệu khác như nghẽn tắc
ngược phủ tạng), Hội chứng Young (vô ruột, đái tháo đường, xơ gan, tăng áp ứnh
sinh, tinh trùng bất động), viêm đa xoang do mạch cửa, viêm đường mật, viêm mào tinh,
khối u bít tắc lòng phế quản. trẻ chậm phát triển...
Một bệnh di truyền lặn khác ảnh hưởng Bất thưòng cấu trúc cây phế quản
đến khả năng thanh lọc của cây phế quản ỉà Vòng sụn: các vòng sụn cố hình chữ c
xơ nang phổi. Bệnh xảy ra do đột biến trong có từ thanh quản đến phế quàn lớn tới phân
gene CFÍR nằm trên chromosome 7. Sự bất nhánh thứ 4-6. Vai trò các vòng sụn là giúp
thường cùa protein CFTR làm ảnh hường cho phế quản không bị xẹp lại khi thờ ra, khi
đến sự chuyển vận ion chlor đi qua màng tế ho. Có hai hội chứng bất thường liên quan
bào. Bệnh có biểu hiện toàn thân - liên quan tói sụn là:
đến tuyến tụy ngoại tiết và ảnh hường lên

Hlnh 25.1: Siêu cấu trúc lông chuyển. Mỗi tế bào biểu mô phế quàn có khoảng 200 lông
chuyển. Hướng chuyển động của các lông chuyẻn được định hướng bởi cặp ống-bên ưong.

350
• Hội chửng Mounier - Kuhn: khí phế mô hạt làm biến đổi lớp tế bào biểu mô phế
quàn phì đại bất thường do vòng sụn c quàn vùng tồn thương như bị polyp (các tế
phát triển lớn hay do dãn vòng sụn ở khí bào có lông chuyển bị thay thế bởi tế bào
quàn hay phê quàn phân thùy. Có sự teo hình khối và mô xơ). Nhu mô phổi có sẹo,
nguyên phát hay thứ phát mô liên kết xơ hóa.
giữa các vòng sụn tạo thành hình ảnh túi Dãn phế quàn sau lao phổi hay thấy ờ
thừa. Lâm sàng hội chứng xây ra sớm (ở các thùy trên, có thể tổn thương rải 'rác hai
tuổi nhỏ) hay ở tuổi trung niên (vào thập bên. Dãn phế quản do vi trùng khác lao xảy
niên thứ 4) với bệnh cảnh nhiễm trùng ra bên trái nhiều hơn bên phải vì cấu trúc
đường hô hấp dưói tái phát thường xuyên. giải phẫu cùa cây phế quản bên trái gập góc
• Hội chứng William Campbell hay còn gọi và nhỏ hơn bên phải. Dãn phế quản bên trái
hội chứng giảm sụn phế quản bẩm sinh, thường gặp ờ các phân thùy sau dưới, đôi
xảy ra ở tuổi nhỏ, bệnh cảnh nhiễm trùng khi thấy ờ phân thùy đỉnh.
phổi tái phát nhiều lần và dãn phế quản. Vi thể, tổn thương biểu mô phế quản ở
Không có sụn ở phế quản thùy đến phế các mức độ khác nhau. Gó những vụng bị
quản phân thùy thế hệ thứ 1 hay thứ 2. loét, biểu mô trụ bị thay thế bằng biểu mô
Mô liên kết: bệnh nhân có dãn phế quản lát tầng. Các tế bào tiết nhầy, tế bào đài phì
kèm với bất thường nhu mô phổi và những đại, mô liên kết bao quanh phế quản thường
bất thường khác như lồng ngực hình phễu, bị tổn thương hay bị mất (gây dãn hay xẹp
lồng ngực ức gà, vẹo cột sổng, hội chứng đường thở). Có thể có nhũng áp xe nhỏ trên
lưng thẳng đá. thành phế quản và mạch máu phể quản vùng
Linh tinh bệnh lý bị dãn, tẳc nghẽn, tăng áp. Có xâm
nhiễm nhiều tế bào neutrophil to n g lòng
• B ầ thường bẩm sinh phổi: phổi biệt trí,
mạch, tế bào đơn nhân trên thành phế quản.
giảm sản cây phế quản.
Có thành lập mô xơ ờ vùng phế quàn bị tồn
• Viêm tái phát, kéo dài: viêm phôi hít thương.
(chất lỏng như dịch dạ dày, chất khí độc
Dựa ưên hình ảnh giải phẫu bệnh, Reid
ammõnia, NO2, chất thuốc tẩy rửa) cũng
chia ra 3 loại tổn thương:
dẫn đến dận phế quản.
• Loại la: dãn phế quản hình túi, ngày nay
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC ít gặp, thường là tồn thương nặng nhất.
Phế quản dãn thành những túi lớn làm
Đại thể mất các phân nhánh phế quản bình
Dãn phế quản chủ yếu xảy ra ờ các phế thường tiếp theo. Xảy ra ờ các phế quản
quản gần, đôi khi ở các phế quản xa. Kích ■trước và tại phế quản tận.
thước phế quản rộng hơn bình thường có • Loại lb: dãn phế quản giả nang thường
trường hợp rông gấp 4 lần phế quản bình gặp ờ các phế quản tận. Trong dạng này,
thường. Phế quàn viêm đỏ, ngoằn ngoèo, ờ thành phế quản có sự thành lập nhiều
vặn xoắn, xẹp, trong lòng phế quản chứa nang lympho, thành phế quản mất mô
dịch tiết hạy mủ, phế quản ngoại biên bị tắc liên kết đấng kể. Trong các nang lympho
nghẽn. Bề mặt niêm mạc phế quản phù nề, có chứa các lymphocyte bị hoạt hóa, chủ
viêm, loét và đôi khi bị hoại tử, có thể có tạo

351 .
yếu là CD8+ độc/T ức chế, tăng ran rít, ngáy, ran nổ. Một số trường hợp
lymphocyte B ờ thành phế quản. bệnh nhân có ngón tay dùi trống, có triệu
• Loại 2: dãn phế quản như mạch máu nổi chứng tâm phế mạn, suy hô hấp mạn.
gồ, thường xảy ra ở phế quản thùy, phân Xét nghiệm cận lâm sàng
thùy. Dạng dãn phế quản này thường bị
• X quang tim phổi quy ước có khi kết quả
vặn xoắn hay tắc ở phế quản xa không
bình thường, có khi thấy được hình ảnh
có dãn phế quàn ngoại vi.
gọi ý dãn phế quản (dãn phế quản hình
• Loại 3: dãn phế quản hình trụ, kích trụ, hình túi, hình chùm nho, tồ ong).
thước của phế quản bị dãn không có Trước kia tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
“gốc” hay “ngọn”, đoạn phế quản bị tổn dãn phế quản là chụp hình phế quản với
thương có kích thước đều nhau như trụ. thuốc càn quang (lípiodol) phát hiện
Phẫn bố tổn thưong được hình ảnh dãn phế quản.

• Phế nang: có xơ hóa vùng rốn phổi - • CT scan ngực chụp phổi với lát cắt
mạch máu, nhu mô phổi đặc lại, thành phế mòng 1 hay 1,5 mm: hỗ trợ chẩn đoán
nang dày, teo. Có tổn thương cùa nhiễm dãn phế quàn.
trùng, có hạch viêm giữa các phế quản, • CT các xoang: giúp chẩn đoán nguyên
viêm phế nang các mức độ khác nhau, có nhân dăn phế quản.
lymphocyte thâm nhiễm ờ nhu mô phổi. • Cấy đàm và kháng sinh đồ (vi trùng
• Mạch máu: tăng sinh động mạch phế sinh mủ, lao, nấm); hỗ trợ điều trị.
quàn, có nhiều shunt nối giữa động • Nội soi phế quản: tìm nguyên nhân tại
mạch và tĩnh mạch. Các tiểu động mạch chỗ gây dãn phế quản, hút đàm cấy, xác
quanh phế quản dầy lên, có khẩu kính định sự chày máu của cây phế quản.
hẹp lại. Thường có xơ hóa, tắc mạch.
• Đo ECG.
• Phế quàn: có hùy hoại thành phế quản từ
• Công thức máu: thiếu máu do bệnh mạn
mô chun, đến cơ phế quản sau cùng tới
tính, mất máu cần cân nhắc bệnh đại
sụn phế quản. Phế quàn tận bị bít tắc, có
tràng, tăng lymphocyte xem xét nhiễm
thể có khí phế thũng, có thể có xẹp phổi.
trùng nặng, tăng eosinophil gợi ý dãn
phế quản do aspergillus.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN
LÂM SÀNG • v s , CRP: tăng cao có thể gợi ý bệnh cùa
mô liên kết hay viêm mạch máu.
Bệnh cảnh lâm sàng
• Chức năng hô'hấp có test thuốc dãn phế
Bệnh cảnh lâm sàng của dãn phế quản
quản, các thể tích phổi, khả năng khuếch
rất khác nhau. Những người dãn phế quàn
tán khí qua màng phế nang mao mạch.
nhẹ, có thể không phát hiện bệnh khi ngoài
Có thể có rối loạn thông khí dạng tắc
cơn kịch phát, có người đến bệnh viện do
nghẽn, có tăng tính đáp ứng của cây phế
đợt kịch phát cùa bệnh với ho, khạc đàm,
quản, test kích thích phế quàn với
đau ngực ở một vị trí, khó thờ mức độ khác
methâcholine và tcst dãn phế quản với
nhau. Các dấu hiệu có thể gặp là ho ra đàm
thuốc dãn phế quàn (+).
nhiều, đàm mù, ho ra máu. Khám phổi có
Các xét nghiệm chuyên biệt tìm căn nguyên:

352
• Đo chlor trong mồ hôi. nhân cảm thấy có vị ngọt ở đầu lưỡi),
• Đo 1- antitrypsin. khảo sát tinh trùng về hình dạng, di chuyển.

• Xác định gene gây các bệnh di truyền có • Chụp thực quản vói barium (tìm tấc
liên quan căn nguyên. nghẽn của thực quàn, túi thừa quản, cơ
vòng dưới của thực quàn không đóng tốt
• Định lượng nồng độ Ig. '
gây hội chứng trào ngược, khối u,
• Nghiên cứu hình thể cấu trúc lông achalasia, thoát vị hoành).
chuyển dưới kính hiển vi điện tử hay
• Đo áp lực thực quàn.
chức năng lông chuyển (test saccharine:
đặt vào tiền đình mũi bệnh nhân viên • Tìm các bệnh collagen: huyết thanh chần
đường saccharine nhỏ, đầu ngồi thẳng, đoán.
bình thường khoảng dưới < 60 phút bệnh

Hình 25.2: A. Dãn phê quàn thùy dưới gần bờ phải của tim (mũi tên), B. Trên CT scan ngực
dãn phế quàn hình trụ bên phôi phải (mũi tên lớn đậm).

H ình 25.3: (trái). Dãn phế quản hình túi, có đọng dịch trong lòng túi. Hình 25.4 (phải). Chụp
cây phế quản với thuốc cản quang lipiodol, thuốc đọng trong phế quàn.thùy dưới bên trái.

353
CHÂN ĐOÁN PHÂN BIỆT Chống hội chứng trào ngược
• Áp xe phổi. Giảm acid dạ dày
• Lao phổi tiến triển. Cho thêm các thuốc ức chế bơm proton
• Viêm phế quản mạn type B. hay ức chế thụ the H2 có thể làm giảm trào
ngược.
BIỂN CHỨNG CỦA DÃN PHÉ QUẢN Kháng sinh
• Nhiễm trùng phổi tái phát thường xuyên. • Cho từng đợt, kháng sinh có đích: cho
• Ho ra máu. thuốc quay vòng theo kinh nghiệm. Ví
• Tâm phế mạn. dụ trong những đợt kịch phát có thể cho
• Suy hô hấp mạn tính, kháng sinh một tuần/tháng với kháng
sinh AMX, 4- quinolone, macrolide. Tuy
ĐIÊU TRỊ VÀ D ự HẬU nhiên có nhiều ý kiến không thống nhất
chế độ điều trị này vì sợ vi trùng kháng
Làm sạch đvờng thở thuốc.
• Vật lý trị liệu hô hấp bao gồm tập thở, • Điều tri có kết quả kháng sinh đồ: nên
ho khạc, dẫn lưu tư thế, rung vỗ lưng.
cấy đàm trước khi cho kháng sinh.
• Thuốc dãn phế quản: đồng vận f}2 giao
• Vai trò của kháng sinh khí dung: thuốc
cảm làm dãn phế quản, kích thích sự đập
tobramycin cho khí dung trong trường
của các lông chuyển.
hợp nhiễm Pseudomonas ờ bệnh nhân
• Xông khí dung NaCl ưu trưcmg hay xơ nang phổi, hay nhiễm trùng gram âm
mannitol: giúp bệnh nhân dễ khạc dàm. tái phát mạn tính ờ các bệnh nhân này.
• Domase (Pulmozyme): làm thùy phân • Nếu có lao, nhiễm nấm: trị lao, trị nấm.
DNA cùa neutrophil, tốt cho bệnh nhân
bị xơ nang phổi (chi phí cao). Phẫu thuật
• N- acetylcystein: dùng chủ yếu cho bệnh Cắt phổi trong dãn phế quản thường chi
nhân xơ nang phổi. định trong dãn phế quản khu trú, trong
trường hợp dãn phế quản lan tỏa hai bên cần
Kháng viêm cân nhắc trường hợp cụ thể. Ghép phổi
Corticosteroid thường ở bệnh nhân trẻ bị dãn phế quàn, suy
Corticosteroid khí dung: giúp cải thiện hô hấp nặng
sự tăng tính kích thích cùa cây phế quàn. Linh tinh
Kháng sinh macolide • Chủng ngừa viêm phổi do phế cầu trong,
' Ngoài tác dụng kháng sinh, thuốc này còn chùng ngừa cúm.
ảnh hưởng lên hoạt động khác. Azithromycine, • Ngừng hút thuốc.
azolide cho kéo dài nhiều ngày.
• Bồ sung 1-antitrypsin cho các bệnh nhân
Thuốc kháng viêm nonsteroid COPD thiếu 1-antitrypsin trong những
Ibuprofen có chút tác dụng giảm viêm ở đợt nhiễm trùng cấp vì bệnh nhân có thể
bệnh nhân bị xơ nang phổi nhưng cần thận giảm hơn nữa 1-antitrypsin.
trọng vì thuốc này nhiều tác dụng phụ.

354
• Ơ2 liệu pháp. 3. Textbook of pulmonaiy disease Gerald L.
Baum, Emanuel Wolinsky, 1989, 4 *
• Methylxanthine: đường uống, có tác
edition, Liitle, Brown & company, tr 569-
dụng làm tàng thanh lọc chất nhầy, co
. 588.
bóp cơ hoành. 4. Murray and Nadel’s textokbook of
• Cromolyn, nedocromil hay các" thuốc Respiratory Medicine, 4 th edition, 2005,
biến đồi leucotrien: không được chứng 5. Elsevier Sauders; tr 1252-1276
minh có hiệu quả. 6 . Current therapy Internal Medicine, 3rd
editionl991,B.C Decker Inc 1991 JeromP.
Kaisser, tr 735- 739
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. The Washington Manual of medical
1. Cecil textbook of Medicine Wyngaarden/
Therapeutics 32rd D Daniel H. Cooper,
Smith/ Bennett 19th edition, W.B. Saunders
andrew J. Krainik, Sam J. Lubner, Hilary
company, 1992. tr 415-418.
EL. Reno.
2. Harrison’s Principles of Internal Medicine.
Fauci. Braunwald. Kasper. Hauser Longo.
Jameson. Loscalzo, 17th edition, tr 1630-
1635.

355
C Â U H Ỏ I T ự L Ư Ợ N G G IÁ
Chọn một câu đúng .

1. Dãn phế quàn là tình trạng dãn rộng vĩnh viễn tích thước phế quàn tính từ:
.À . Phế quản bất kỳ. ■
B. Phế quàn đời thứ 3-8.
" C. Tiềri phế quán đến phế nang.
D. Phế nang.
Ë. Chi ờ phế quản gốc phải hay trái.
2. Những nguyên >nhân sau đây có thể gây dãn phế quản, ngoại trừ:
. A. Mycoplasma.
B. Mycobacterium tuberculosis.
c. Ho gà.
D. Cúm.
E. Viêm tiểu phế quản do virus.
3. Những bất thường bẩm sinh sau đây có thể gây dãn phế quàn, ngoại trừ:
A. Kén phế quản bẩm sinh.
B. Thiểu sụn khí phế quàn.
c. Phổi biệt tri.
■ D. Lồng ngực hình phễu.
E. Dò thực quản khí quản.
4. Hội chứng Kartagener có triệu chứng sau đây ngoại trừ:
A. Viêm xoang.
B. Đảo ngược phù tạng,
c. Lồng ngực hình phễu.
D. Dãn phế quàn.
E. Tinh trùng bất động.
5. Những bệnh hay hội chứng sau đây mang tính di truyền có dãn phế quàn, ngoại trừ
A. Xơ nang phổi.
B. Hội chứng Young.
c. Thiếu 1-antitrypsin.
D. Kartagener.
E. Williams -Campbells.
6. Xét nghiệm nào sau đây giúp chẩn đoán xác định dãn phế quàn?
A. X quang tim phổi quy ước.
B. CTscan ngực cắt lát mỏng,
c. Xạ hình phổi.
D. Nội soi phế quản.

356
E. Siêu âm ngực. 1 ■

7. Dãn phê quản sau lao phổi thường gặp ở vị trí nào sau đây?
A, Thùy trên bên trái.
B. Thùy trên bên phải,
c. Thùy giữa.
D, Phân M y S8, 9,10.
E. Phân thùy S6.

8. Biến chứng cùa dãn phế quản là một trong những biến chứng saụ, ngoại trừ:
A. Áp xe phổi.
B. Ho ra máu.
c. Tâm phế mạn.
D. Suy tim trái.
E. Suy hô;hấp mạn. . . . . . .

9. Cần chẩn đoán phân biệt dãn phế qùản với:


A. Áp xe phổi mạn tính.
B- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính type B.
c. Kphồi. ' '
D. Lao phổi.
E. Viêm phổi mạri tính do vi trùng sinh mù.

10. Làm sạch đường thở trong dãn phế quản:


A. Vật lý trị liệu hô hấp bao gồm tập thở, ho khạc, dẫn lưu tư thế, rung vỗ lưng.
B. Thuốc dãn phế quản: đồng vận ß2 làm dãn phế quản, kích thích sự đập.của các lông
chuyển. .
c. Xông khỉ dung NaGl ưu trương hay mannitol: giúp bệnh nhân dễ khạc đàm..
D. Domase (Pulmozyme): làm. thủy phân DNÀ của neutrophil ữong xơ háng phổi;
E. Tất cả đều đúng. !

ĐÁP ÁN ■
IB, 2D, 3D, 4C, 5B, 6B, 7D, 8D, 9C, 10E - ■ -

357
ĐIÊU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN H ư
Trần Thị Bích Hương

MỤC TIÊU
1. Trình bày và phân tích các biện pháp điều trị triệu chứng và biển chứng cùa hội chứng thận

^ ư'
2. Trình bày điều trị, các loại đáp úng với điều tri cùa hội chúng thận h ư do sang thương tối
thiều nguyên phát.
. 3. Trình bày điều trị hội chứng thận h ư do x ơ chai cầu thận khu trứ từng vùng nguyên phát.
4. Trình bày điều trị hội chứng thận hư do bệnh cầu thận màng nguyên phát.
5. Trình bày điều trị hội chứng thận h ư do bệnh cầu thận tăng sinh màng nguyên phát.

Hội chứng thận hu (HCTH) là hội chứng ĐIÈU TRỊ TRIỆU CHÚNG VÀ BIÊN
đặc trưng của bệnh lý cầu thận, với phù CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG THẬN HƯ
nhiều toàn thân, tiểu đạm nhiều > 3,5 g/1,73 Việc điều trị triệu chứng và biến chứng
m2 da trong 24 giờ (hoặc > 3 g/24 giờ trên có thể áp dụng trong cả hội chứng thận hư
lâm sàng), kèm theo những hậu quà của mất nguyên phát và thứ phát.
đạm niệu nhiều gây giảm đạm máu (dưới 6
Điều trị phù và giám đạm niệu
g/dL), giảm albumin máu (dưới 3 g/dL),
tăng lipid máu. Bệnh có thể đi kèm tiểu Trong điều trị phù và giảm đạm niệu,
máu, tăng huyết áp và nếu không được chẩn quan trọng nhất vẫn là điều trị bệnh căn
đoán và điều trị thích họp, hội chứng thận nguyên gây hội chứng thận hư. Các nghiên
hư sẽ dẫn đến suy thận mạn. cứu đã chứng minh tiểu đạm nhiều và kéo
' Hội chứng thận hư có thể là nguyên phát dài làm tăng nguy cơ suy thận. Những biện
(bệnh tại cầu thận) hoặc thứ phát do nhiều pháp điều trị sau đây có tác dụng hỗ trợ cho
điều trị nguyên nhân trong việc giảm phù và
nguyên nhân khác nhau gây ra (hậu nhiễm
giảm tiểu đạm (bảng 26.1).
trùng, bệnh toàn thân, bệnh miễn dịch, bệnh
lý ác tính, và những nguyên nhân khác) Tia chế muối
Trong hội chứng thận hu thứ phát, điều NaCl > 6 g/ngày và nước nhập (hước
trị chù yếu là điều trị bệnh căn nguyên nhập theo nhu cầu và theo lượng nước tiểu).
(kiểm soát tốt đường huyết trong đái tháo
Tiết chế đạm
dường, điều trị viêm gan virus B, trong c Việc tăng đạm nhập sẽ tăng mất đạm
hội chứng thận hư thú phát sau viêm gan,
cắt bó ung thư trong HCTH thứ phát sau ung qua nước tiểu và thúc đẩy quá trình suy thận
thư tạng đặc). Bài giảng sau đây trinh bày tiến triển. Do vậy, tiết chế đạm là cần thiết
điều trị hội chứng thận hư do một sổ bệnh trên bệnh nhân hội chứng thận hư. Nếu bệnh
cầUịthận nguyên phất thường gặp phân loại nhân không suy thận, đạm tiết chế ở mức
theo từng sang thương bệnh học. trung bình (protein nhập bằng 0,8 g/kg/ngày
protein cộng thêm lượng protein niệu 24 giờ).

358
Hạn chế vận động nặng Dùng kháng viêm nonsteroid
Dàng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức Thuốc kháng viêm nonsteroid có hiệu
chế thụ thể angiotensin II quả giảm hon 50% mức tiểu đạm, Thuốc có
Mục tiêu dùng thuốc ức chế men chuyên tác dụng nhanh trong một tuần, mất tác dụng
gồm: ngay khi ngưng thuốc. Thuốc đã được nghiên
cừu dùng trong hội chứng thận hư là
• Giảm tiểu đạm. Hiệu quả này tăng theo
indomethacine (150 mg/ngày), meclofenamate
liều (liều càng cao, hiệu quả giảm đạm
(200-300 mg/ngày). cần lưu ý theo dõi tác
niệu càng cao) và múc độ tiểu đạm (tiểu
dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị
đạm càng nhiều, hiệu quả giảm đạm niệu
nhu ( 1) tăng kali máu, (2 ) giữ muối nước,
càng rõ rệt.
(3) suy thận cấp do co tiểu động mạch vào
• Hạ huyết áp, nếu bệnh nhân có kèm tăng hoặc gây viêm ống thận mô kẽ cấp, (4 ) viêm
huyết áp. loét dạ dày tá tràng. Việc phối hợp thuốc
• Bảo tồn chức năng thận. kháng viêm nonsteroid với thuốc ức chế
Khởi đầu từ liều thấp, tăng dần liều men chuyển có hiệu quà tăng giảm đạm
thuốc ức chế men chuyển để đạt hiệu quả niệu, nhưng cũng gia tăng biến chứng như
giảm đạm niệu tối ưu (<0,5 g/24 giờ), kèm tăng kali, suy thận cấp.
theo dõi biến chứng của thuốc ức chế men Dăng thuốc lợi tiểu
chuyển như tăng kali máu, suy thận cấp, hạ
Thuốc lợi tiểu có hiệu quả giảm phù
huyết áp, ho. Một khi thuốc ức chế men
nhanh trên lâm sàng, nhưng cũng làm tăng
chuyển gây ho khan ( 1 0 %-2 0 %), có thể đổi
nguy cơ mất đạm qua nước tiểu,, nên sẽ gây
sang thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
những hậu quả như (I) phù tăng thêm một
Việc dùng phối họp thuốc ức chế men
thời gian sau, (2 ) tăng m ầ albumin làm tăng
chuyển vói thuốc ức chế thụ thể angiotensin
II làm tăng hiệu quả giảm đạm niệu và hạ đề kháng lợi tiểu, (3) tăng biến chứng suy
áp, nhưng cần thận trọng vì tác dụng phụ thận cấp do giảm thể tích máu lưu thông, và
của thuốc cũng tăng theo. (4) gây rối loạn điện giải.
Chọn thuốc lợi tiểu tùy thuộc vào (1) độ
Kiểm soát huyấ áp đạt hiệu quả tối ưu
lọc cầu thận, (2 ) nhu cầu giảm thể tích dịch
Tăng huyết áp có thể là triệu chứng hoặc ngoại bào. Ưu tiên chọn lợi tiểu nhẹ nhổm
biến chứng cùa hội chứng thận hư hoặc do thiazide và/hoặc lọi tiểu kháng aldosterone.
tác dụng phụ cùa các thuốc ức chế miễn dịch Nếu bệnh nhân có độ lọc cầu thận
điều trị hội chúng thận hư (corticosteroid,
>30ml/ph/l,73 m \ lợi tiểu ưa chọn là
cyclosporine A). Tăng huyết áp làm tăng lọc
hypothiazide một lần trong ngày, hoặc phối
cầu thận và tăng mất đạm, nên cần kiểm soát
hợp vói lợi tiểu kháng aldosterone. Nếu
tốt huyết áp trên bệnh nhân hội chứng thận
bệnh nhân có độ lọc cầu thận dưới 25
hư. Mục tiêu húyết áp là 125/75mmHg. Nếu
ml/ph/1,73 m2 da, sẽ dùng lợi tiểu quai từ 1-
bệnh nhân không suy thận cấp hoặc mạn,
2 lần trong ngày, không nên dùng lợi tiểu
việc dùng thuốc ức chế men chuyển và lợi
nhóm kháng aldosterone vì làm tâng biến
tiểu có hiệu quả kiểm soát huyết áp, nếu
chứng tăng kali ở giai đoạn này.
huyết áp chưa đạt mục tiêu, có thể phối hợp
thuốc ức chế canxi hoặc ức chế thụ thể beta.

359
Nguyên tắc dùng lợi tiểu: (1) dùng một tim mạch. Tình trạng giảm albumin máu
lợi tiểu sau đó có thể phối họp 2 lợi tiểu; (2 ) không chỉ do mất albumin qua nước tiểu, mà
dùng từ liều thấp, tăng dẩn. còn do tăng quá trình biên dưỡng đạm và
Mục tiêu: giảm cân 0,5-1 kg/ngày trên gan giảm tồng hợp albumin. Việc tăng đạm
bệnh nhân phù và ngưng hoặc giảm liều lợi nhập trong khẩu phần và/hoặc tiuyền albumin
tiểu một khi bệnh nhân giảm cân nhanh, tiểu không làm tăng albumin máu mà sẽ làm tăng
nhiều hoặc giảm phù. mất albumin trong nước tiểu. Do albumin có
chi phí cao, hiệu quả tạm thời, cần cân nhắc
Theo dõi và điều trị những biến chứng
trong chì định điều trị giảm phù trên bệnh
của thuốc lợi tiểu (rối loạn điện giải, hạ
nhân hội chửng thận hư. Albumín có thể
huyết áp, giảm thế tích máu lưu thông, tảng
được dùng tạm thời trong điều trị phù khi
acid uric, rối loạn chuyển hóa).
bệnh nhân có tình trạng đề kháng với lợi
Điều trị giảm albumin máu tiểu ngay cá khi đã tăng liều và dùng đường
Giảm albumin máu giữ vai trò quan tĩnh mạch, hoặc khi tình trạng phù nhiều ảnh
trọng gây phù, suy dinh dưỡng, tăng lipid hưởng lên sinh hoạt của bệnh nhân.
máu, tăng ngộ độc thuốc, và tăng bệnh lý

Bảng 26.1: Cơ chế bệnh sinh và biện pháp điều trị biến chửng hội chứng thận hư

Biến chửng Cơ chế bệnh sinh Điều trị


Tiểu đạm Thay đổi tính thấm màng đáy cầu Tiết chế đạm trung bình
thận Dùng thuốc ức chế men chuyển
Dùng thuốc ức chế thụ thể
Dùng kháng viêm non steroid

Giảm albumin mấu Albumin mất qua nước tiểu Điều trị giảm tiểu đạm
Tăng thoái biến albumin
Gan giảm tổng hợp albumin
Bất thường lipid máu Gan tăng tổng họp để duy trì áp Thuốc ức chế men CoA-
(tăng LDL, VLDL, lực keo reductase (nhóm statin)
lipoprotein a) Giảm thoái biến

Phù Giảm albumin máu Tiết chế muối


Đe kháng vói atrial natriuresis peptid Giảm vận động nặng
Cường aldosteron thứ phát Dùng lợi tiểu (thiazide, kháng
Tăng ADH, tăng giữ nước aldosteron, lợi tiểu quai)

Tăng đông Tăng các yếu tố tăng đông máu Điều trị giảm tiểu đạm
Giảm yếu tố kháng đông Thuốc kháng đông bằng đường
uống

360
Điều trị giâm lipid máu ĐIÊU TRỊ HỘI CHỬNG THẬN HƯ
Tặng lipid máu là đáp ứng của gan với NGUYÊN PHÁT
tình trạng giám albumin máu, giảm áp lực Điều trị, đáp ứng điều trị và tiên lượng
keo, và kèm tình trạng giảm thoái giáng cùa hội chứng thận hư do bệnh cầu thận
lipid. Tăng lipid máu là yếu tố nguy ẸỢ tim nguyên phát thay đối theo từng sang thương
mạch trên bệnh nhân HCTH, nên cần điều bệnh học.
trị tích cực. Nhưng một khi tình trạng tiểu
đạm chưa giảm, tăng lipid vẫn tồn tại, nên SANG THƯƠNG TỐI THIÊU
điềụ trị tăng lipid máu phải đi kèm điều trị Sang thương tối thiểu (minimal change
bệnh căn nguyên, tìiềư trị giảm lipid (xem disease, nil lesion) chiếm 70% -% % hội
bài Điều trị bệnh thận mạn). chứng thận hư ở trẻ em, nhưng chi 10 %-
Điều trị tăng đông máu 15% hội chứng thận hư ờ người lớn. cần
loại trừ nguyên nhân thứ phát gây sang
Hội chứng thận hư có biến chứng tăng
thương tối thiểu như bệnh ác tính (Hodgkin,
đông do sự mất cân bằng của hai hệ .đông
ung thứ bướu đặc), dị ứng (côn trùng, bụi
máu và kháng đông, cụ thể là do:
nhà, ong đốt...), thụốc (kháng viêm nonsteroid,
• Sự gia tăng các yếu tố tiền đông máụ interferon alfa, ampicillin...), nhiễm siêu vi
như fibrinogen, yếu tố V, VIII, VII, tiểu truớc khi dùng steroid. Điều trị nguyên nhân
cầu, và các yếu tố kết tụ tiểu cầu. gây sang thương tối thiểu thứ phát sẽ giúp
• Giảm các chất khấng đông như giảm hồi phụ tiểu đạm.
antithrombin III. Corticosteroid là thuốc ưp tiên chọn trên
• Tăng độ nhớt cúa máụ do tăng lipid máu, bệnh nhân sang thương tối thiểu nguyên
tăng chất ức chế kích hoạt plasminogen. phát hoặc vô căn. Prednisone’dùng tấn công,
• Thuyên tắc thường xảy ra ở tĩnh mạch liều 1 mg/kg/ngày, kéo dài 8-16 tuần (tối đa
thận, huyết khối tĩnh mạch sâu hai chi 80 mg/ngày). Do được dùng kéo dài, nên để
dưới, thuyên tắc phổi, đặc biệt trên hạn chế tác dụng ức chế trục hạ đồi tuyến
những bệnh nhân hội chứng thận hư có yên, prednisone được dùng râột lần duy nhất
giảm nặng albumin máu. Việc dùng vào buổi sáng. Nếu bệnh nhân hết tiểu đạm
thuốc kháng đông làm tăng nguy cơ trước 4 tuần, vẫn tiếp tục tấn công cho đủ ít
chảy máu, do vậy, thuốc kháng đông nhất 4 tuần. r
không có chỉ định phòng ngừa trên mọi Nếu bệnh nhân đáp ứng hết tiểu đạm sau
bệnh nhân hội chứng thận hư. cần lưu tấn công 8-16 tuần, chuyển sang duy trì và
tâm phát hiện biến chứng thuyên tắc trên giảm liều, theo một trong hai cách sau: ( 1)
bệnh nhân hội chứng thận hư, nhất là prednisone 1 mg/kg dùng cách ngày kéo dài
những trường hợp. đề kháng steroid, trong 4 tuần và giảm liều dần sau đó mỗi
bệnh cầu thận màng và dùng thuốc tuần bong 4-8 tuần, hoặc (2) prednisone
kháng đông trên những bệnh nhân này uống mỗi ngày và giảm liều dần mỗi tuần 5
một khi có chẩn đoán. mg cho đến khi liều dùng chi còn 30 mg/ngày,
chuyển sang uống cách ngày. Thời gian
giảm liều có thể kéo dài đến 15 tuần ờ người
lớn. Cần lưu ý nếu giảm liều thuốc quá nhanh

361
sau thời gian tấn công, hoặc đột ngột ngưng ■ Chlorambucil liều 0,1-0,2 mg/kg/ngày
prednisone ngay sau khi bệnh nhân hết tiểu trong 8 tuần.
đạm sẽ dẫn đến tiểu đạm tái phát. Do vậy, • Dùng cyclosporine A (CsA) liều 4-5
tiêu chuẩn bệnh hồi phục hoàn toàn trước mg/kg/ngày liên tục trong 1 năm và
khi giảm liều thuốc là khi đạm niệu mất giảm liều dần, kèm prednisone liều thấp,
hoàn toàn (âm tính hoặc vết) trong nước tiểu cách ngày. Việc ngưng cyclosporine
24 giờ hoặc trong nước tiểu xét nghiệm sớm dễ dẫn đến tái phát,
bằng giấy nhúng trong ba ngày liên tiếp.
Khi so sánh cyclosporine A với
Khi dùng prednisone trên sang thương cyclophosphamide, cyclophosphamide đạt
tối thiểu nguyên phát, có 25% hồi phục bệnh được lui bệnh ổn định hơn khi giảm liều. Do
hoàn toàn ổn định kéo dài, 25%-30% tái vậy, cyclosporine A thường được xếp vào
phát không thường xuyên, còn lại, bệnh hàng thuốc chọn thứ ba, sau prednisone và
nhân tái phát thường xuyên, lệ thuộc steroid nhóm alkyl.
hoặc đề kháng steroid (bảng 26.2). Nêu
Trên bệnh nhân kém đáp úng với điều trị
bệnh nhân tái phát lại không thường xuyên,
ức chế miễn dịch, ngay cả với steroid, cần
dùng lại một đợt prednisone như trên. Nếu
xem lại kết quà sinh thiết thận, và cân nhắc
bệnh nhân không đáp ứng với corticosteroid
việc sinh thiết thận lại để loại trừ khả năng
sau 4 tuần, hoặc đề kháng steroid, hoặc lệ
xơ chai cầu thận khu trú từng vùng trong
thuộc corticosteroid, cố hai biện pháp là:
giai đoạn đầu, đã bị chẩn đoán lầm thành
• Chuyển sang thuốc độc tế bào nhóm alkyl: sang thương tối thiểu.
■ Cyclophosphamide lieu 1-2 mg/kg/ngày Trong quá trình điều trị, cần quan tâm
kéo dài 8-12 tuần, phối họp prednisone đến tác dụng phụ của các thuốc ức chế miễn
giảm liều và dùng liều thấp cách ngày. dịch như:

Bảng 26.2: Các loại đáp ứng điều trị vởi corticosteroid

Loại đáp ứng Định nghĩa


Đáp ứng hoàn toàn với steroid Het tiểu đạm sau dùng prednisone 8 tuần

Tái phát thường xuyên Bệnh nhân đáp ủng hoàn toàn khi dùng prednisone
nhưng tái phát lại trên hai lần trong 6 tháng hoặc sáu
lần trong 18 tháng.

Tái phát không thường xuyên Bệnh nhân đáp úng hoàn toàn hết tiểu đạm khi dùng
prednisone nhưng tái phát lại dưới hai lần trong 6
tháng.

Lệ thuộc steroid Bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn khi dùng steroid,
nhưng tái phát khi giảm liều steroid hoặc khi ngưng
steroid trong vòng 2 tuần.

Đề kháng steroid Không hồi phục tiểu đạm sau 8 tuần dùng steroid.

362
• Prednisone khi dùng kéo dài như hội mg/kg/ngày. Khác với sang thương tối thiểu,
chứng Cushing, tăng huyết áp, tăng xơ chai cầu thận khu trú từng vùng kém đáp
đường huyết, tăng nhiễm trùng, suy ứng với steroid nên cần kéo dài thời gian tấn
tuyến thượng thận, loãng xưong, hoại tử công prednisone trong 3-4 tháng. Đẹ giảm
vô trùng đầu xương đùi. thiểu tác dụng phụ của prednisone, có tác
• Cyclophosphamide và chlorambucil: ức giẳđề nghị dùng liều 2 mg/kg/cách ngày.
chế tùy gây giảm bạch cầu, nhiễm trùng Sau thời gian tấn công đánh giá đáp ứng
nặng, viêm bàng quang xuất huyết, suy với điều trị, nếu bệnh nhân đáp ứng với
tuyến sinh dục (gây mất kinh hoặc vô corticosteroid (thường chỉ khoảng 15%), bệnh
sinh), và gây ung thư (chlorambucil gây nhân được giảm liều prednisone còn 0,5
bạch cầu cấp nhiều hơn cyclophosphamide). mg/kg/ngày trong 8 tuần (hoặc I mg/kg/cách
Theo dõi công thức máu 2 tuần sau khởi ngày trong 8 tụần) và giảm liều dần trong 6
đầu và mỗi 4 tuần sau dùng thuốc nhóm tuần tiếp theo. Nếu bệnh nhân có đáp ứng
alkyl, và ngưng thuốc nếu bạch cầu giảm với corticosteroid nhưng tái phát không
dưới 4 GỈL trong hai ngày liên tiếp. thường xuyên (một lần trên 6 tháng) có thể
dùng lại một đợt prednisone tấn công lại như
• Cyclosporine A là suy thận cấp do co
ưên. Nêu bệnh nhân lệ thuộc steroid, chuyển
thắt tiểu động mạch vào, tăng huyết áp,
sang dùng cyclosphosphamide 2 mg/kg/ngày
tăng cholesterol máu, xơ hóa ống thận
kèm, liều cao prednisone 1 mg/kg/ngày
và mô kẽ gây suy thận mạn, tương tác
ưong 1 tháng và giảm liều steroid sau đó.
cùa CsA với các thuốc khác.
Nếu bệnh nhân đề kháng corticosteroid hoặc
tái phát thường xuyên, sẽ dùng cyclosporine
Xơ CHAI CẰU THẬN KHU TRÚ TỪNG
A 7 mg/kg/ngày dùng hai lần trong ngày,
VÙNG
sao cho đạt được nồng độ đáy của thuốc
Xơ chai cầu thận khu trú tùng vùng
(trough level) là 125-225 ug/L.
(focal and segmental gloerularsclerosis,
Việc dùng thuốc ức chế men chuyền và
FSGS) là sang thương chủ yếu gặp trong hội
chứng thận hư ở người trưởng thành (chiếm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có hiệu
quả hỗ trợ giàm đạm niệu, kiểm soát huyết
3596-50%), đặc biệt ở người Mỹ gốc Phí.
áp và bảo vệ thận do giảm áp lực lọc cầu
Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng được
thận. Nên tăng dần liều thuốc sao cho đạt
định nghĩa khi trên mẫu sinh thiết thận có
hiệu quả tối ưu cùa giảm đạm niệu và hạn
dưới 50% cầu thận bị tổn thương (khu trú),
chế tác dụng phụ (hạ huyết áp, tăng kali
và chi một vùng trên cầu thận bị xơ hóa
máu, giảm độ lọc cầu thận cấp) và không
(từng vùng).
dùng khi bệnh nhân có creatinine huyết
Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng có
thanh trên 3 mg/dL hoặc độ lọc cầu thận
thể thứ phát (sau nhiễm HIV, thuốc heroin,
dưới 20 ml/ph/1 J 3 m2 da.
béo phì, giảm số lượng nephron..) hoặc
nguyên phát (xem bài Bệnh cầu thận).
BỆNH CẦU THẬN MÀNG
Điều trị hội chứng thận hư nguyên phát
Bệnh cầu thận màng (membranous
do xơ chai cầu thận khu trú từng vùng nephropathy, MN) là sang thương gặp trong
nguyên phất bao gồm tấn công prednisone 1 30% hội chứng thận hư ờ người trường .

363
thành tuổi từ 30-50 tuồi, và cũng là nguyên trong 27 ngày tiếp theo. Thòi gian điều
nhân hàng đầu gây hội chứng thận hư ở trị 6 tháng.
người trên 60 tuổi. Bệnh cầu thận màng có Neu bệnh nhân tái phát, hoặc không đáp
80% là nguyên phát (vô căn), còn lại là thứ ứng với một trong hai kiểu tấn công trên, thì
phát sau bệnh lý ác tính (ung thư vú, phổi, đổi chéo sang kiểu còn lại, hoặc dùng
đại tràng), nhiễm trùng (viêm gan virus B, cyclosporine A 3,5-5 mg/kg/ngày kéo dài 1-
c , giang mai, sốt rét), thuốc (kháng viêm 2 năm. Neu bệnh vẫn không đáp ứng, có thể
nonsteroid, captopril), hoặc bệnh tự miễn dùng các biện pháp điều trị khấc như truyền
(lupus đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp). immunoglobuline, dùng mycophenolate
Bệnh đặc trưng bàng dày màng đáy lan tốa moeftil hoặc rituximab. Việc dùng thuốc ức
và không kèm tăng sinh tế bào trong càu thận. chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể
Bệnh cầu thận màng nguyên phát theo angiotensin II có hiệu quả giảm đạm niệu và
kinh điển diễn tiến theo nguyên tắc “một bảo tồn chức năng thận trên những bệnh
phần ba”: 1/3 bệnh nhân hôi phục tự nhiên nhân này.
trong 3-5 năm, hồi phục cả tiểu đạm và chức
nằng lọc cầu thận, 1/3 bệnh nhân hồi phục VIÊM CÂU THẬN TĂNG SINH MÀNG
•một phần, kèm tiểu đạm kéo dài dưói 2 g/ngày Viêm cầu thận tăng sinh màng
và độ lọc cầu thận bình thường, 1/3 bệnh (membranoproliferative glomerulonephritis,
nhân tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn MPGN) là một bệnh lý do phức họp kháng
cuối. Những yếu tố tiên lượng xấu của bệnh nguyên-kháng thể lắng đọng tại cầu thận.
cầu thận màng bao gồm nam giới, trên 60 Bệnh có thể biểu hiện bằng hội chứng thận
tuổi, tăng huyết áp, tiểu đạm nhiều cả về số hư, hội chứng viêm thận cấp hoặc cả hai.
lượng và kéo dài (như trên 8 g trong 6 Bệnh đặc trưng bằng dày màng đáy cầu
tháng, trên 6 g trong 9 tháng hoặc trên 4 g thận, tăng sinh tế bào trung mô trong cầu
trong 12 tháng) và giảm độ lọc cầu thận. thận và giảm bố thể trong máu. Dựa vào vị
Khác với sang thương tối thiểu và xo trí lắng đọng của phức hợp miễn dịch trên
chai cầu thận khu trú từng vùng, bệnh cầu mô thận sinh thiết, viêm cầu thận tăng sinh
thận màng không đáp ứng đầy đù với điều màng được chia thành ba loại là type I (lắng
trị khởi đầu chỉ bằng prednisone. Do vậy, đọng vùng dưới nội mô và tế bào trung mô),
điều trị khởi đầu sẽ là phổi họp đồng thòi type n (lắng đọng tại màng đáy), và type in
steroid và nhóm alkyl. Có hai phác đồ được (lắng đọng vùng dưới nội mô, tế bào trung
sử dụng trong điều trị tấn công: mô, dưới tế bào biểu mô và màng đáy).
• Cyclophosphamide 1-2 mg/kg/ngày phối Viêm cầu thận tăng sinh màng type I,
hợp vói prednisone Ò,5 mg/kg/ngày, kéo thường liên quan đến viêm gan virus c ,
dài sáu tháng. bệnh tự miễn như lupus đò hệ thống, hoặc
bệnh ác tính, type n và type III thường là
• Dùng xen kẽ 1 tháng vói chlorambucil
nguyên phát (vô căn).
0,1-0,2 mg/kg/ngày. Tháng sau đó dùng
steroid (méthylprednisolone 1 g/ngày Sau khi chẩn chẩn doán 'viêm cầu thận
truyền tĩnh mạch trong 3 ngày, sau đó tăng sinh màng, khoảng 50% bệnh nhân
dùng prednisone 0,4-0,5 mg/kg/ngày diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối,
và 90% suy thận mạn sau 20 năm. Hội

364
chửng thận hư, tăng huyết áp, và suy thận là giá đáp ứng điều trị và kết hợp với việc điều
những dấu chỉ điểm tiên lượng xấu. Chẩn trị triệu chứng và biến chửng
đoán và điều trị bệnh căn nguyên gây viêm
cầu thận tăng sinh màng thứ phát giúp hồi TÀI LIỆU THAM KHẢO
phục bệnh, ở trè em, viêm cầu thận tăng sinh 1. Harrison’s Principles of medicine, 2009,
màng nguyên phát có đáp ứng với steroid 17* ed,.chap 227. Glomerular disease.
nhưng hiệu quà còn bàn cãi trên người lớn. 2. Brenner & Rector’s The Kidney, Brenner
Cyclophosphamide hoặc cyclosporine A, BM, 2008, 8*.ed, Chap 30, Primary
glomerular disease, p 995-1018.
dipyridamole, Coumadin không có hiệu quả
3. ACP Medicine-Nephrology, 2005,
giảm đạm niệu nên không được khuyến cáo
Glomerular disease, p 1-20.
sừ dụng. Khi chưa có biện pháp điều trị nào 4. Therapy in Nephrology and Hypertension, A
có hiệu quả, việc dùng thuốc ức chế men Companion to Brenner and Rectors’The
chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II ờ kidney, Brady H & Wilcox c, 1999,
liều tối ưu trờ nên hữu ích trong giảm đạm minimal change disease (chapt 24), primary
niệu. focal and segmental glomerulosclerosis
(chapt 25), idiopathic membranous
KÉT LUẬN nephropathy (chapt 26), idiopathic
membranoproliferative glomerulonephritis
Hiệu quả của điều trị hội chứng thận hư
(chap 27).
nguyên phát chủ yếu dựa vào việc chẩn
5. Clinical Nephrology, Dialysis and
đoán chính xác tổn thương, loại trừ nguyên transplantation (2004), Malluche H, Sawaya
nhân thứ phát, chọn lựa phác đồ thuốc ức B.p, “Primary Glomerulonephritis”, Chap I-
chế miễn dịch thích hợp, theo dõi và đánh 8,Ponticellic., Foazzi G.B (2004). ppl-58.

365
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đứng

' 1. Biện pháp nào sau đây có hiệu quả giảm đạm niệu trên bệnh nhân hội chứng thận hư:
A. Dùng lợi tiểu.
B. Truyền human albumin,
c. Ân nhiều đạm.
D. Tiết chế muối.
E. Vận động thể lực.

2. Việc dùng thuốc ức chế men chuyển trên bệnh nhân hội chứng thận hư có tác dụng, chọn
câu sai:
A. Giảm đạm niệu.
B. Giảm huyết áp tại cầu thận,
c. Giảm huyết áp toàn thân.
D. Giảm độ lọc cầu thận.
E. Giảm lipid máu.
3. Tăng Iipid máu trên bệnh nhân hội chứng thận hư:
A. Tự thuyên giảm không cần điều trị.
B. Là yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân hội chứng thận hư.
c. Luôn cần phải điều trị ngay cà khi đạm niệu giảm.
D. Chi tăng HDL, không tăng triglyceride.
E. Không có chỉ định điều trị một khi bệnh nhân đã suy thận.

4. Phác đồ tấn công đầu tiên dùng trên bệnh nhân sang thương tối thiểu nguyên phát là:
A. Methylprednisone 1 g truyền tĩnh mạch.
B. Prednisone liều 1 mg/kg/ngày,
c. Cyclophosphamide 2 mg/kg/ngày.
D. Cyclosporine A 4-5 mg/kg/ngày.
E. Chlorambucil 0,1-0,2 mg/kg/ngày.
5. Sang thương tối thiểu có đáp ứng hoàn toàn với corticosteroid khi:
A. Đạm niệu tổng phân tích dưới 30 mg/đL.
B. Đạm niệu vết tổng phân tích trong 3 ngày liên tiếp.
c. Đạm niệu tổng phân tích âm tính ngay sau tấn công 4 tuần.
D. Đạm niệu/créatinine niệu < 0,2.
E. Đạm niệu bằng giấy nhúng âm tính trong ba lần khám liên tiếp.

6. Nếu sau 8 tuần dùng prednisone tấn công điều trị sang thương tối thiểu, đạm niệu vẫn >3
g/24 giờ:
A. Xem lại kết quà sinh thiết thận và cân nhắc việc sinh thiết thận lại, loại trừ xơ chai cầu
thận khu trú từng vùng.
B. Ngưng prednisone và chuyển sang cyclophosphamide,
c. Tiếp tục prednisone thêm 4 tuần nữa.
366
D. Giảm dần prednisone và phối hợp với cyclosporine A.
E, Tăng liều tliuốc ức chế men chuyển.
7. Phác đồ ức chế miễn dịch dùng trong bệnh cầu thận màng là:
A. Prednisone 2 mg/kg/cách ngày.
B. Cyclophosphamide 1 mg/kg/ngày.
c. Phối hợp cyclophosphamide 1 mg/kg/ngày với prednisone 1 mg/kg/ngày.
D. Phối họp cyclosporine A 4 mg/kg/ngày voi prednisone 0,5 mg/kg/ngày.
E. Xen kẽ-chlorambucil 1 tháng với methylprednisone truyền tĩnh mạch và prednisone
uống,

8. Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng:


A. Đáp ứng tốt với prednisone sau 6 tuần.
B. Đáp ứng kém với prednisone, cần kéo dài tấn công 16 tuần,
c. Không đáp ứng với prednisone dùng đơn độc.
D. Diễn tiến tốt với 1/3 hồi phục tự nhiên không cần điều trị.
E. Nguyên nhân thứ phát thường do viêm gan virus B, c.
9. Viêm cầu thận tăng sinh màng:
A. Đa số 80% là nguyên phát, 20% là thứ phát.
B. Bệnh kém đáp ứng với prednisone, nên cần điều trị tấn công kéo dài trên 4 tháng,
c. Việc dùng dipyridamole và aspirine có hiệu quả giảm đạm niệu.
D. 30% bệnh nhân có thể hồi phục tự nhiên không cần điều trị.
E. Thuốc ức chế men chuyển có hiệu quả giâm đạm niệu và bảo vệ thận.
10. Đánh giá hội chứng thận hư tái phát thường xuyên, nếu:
A. Tái phát ngay khi giảm liều thuốc.
B. Tái phát mỗi khi ngưng thuốc.
c . Tái phát ít nhất 2 lần trong 3 tháng.
D. Tái phát ít nhất 2 lần trong 6 tháng.
E. Tái phát sau khi ngưng thuốc 1 năm.

ĐÁPẤN
1D, 2E, 3B, 4B, 5B, 6A, 7E, 8B, 9E, 10D

367
ĐIÊU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU
Trần Thị Bích Hương

MỤC TIÊU
]. Trình bày cá c định nghĩa cùa nhiễm trùng tiếu.
2. Trình hày m ục tiêu đ iều trị nhiễm trùng tiều.
3. Trình bày đ iều trị viêm bàng quang cấp.
4. Trình bày điều trị viêm thận b ế thận cấp.
5. Trình bày điều trị v à ph ò n g ngừa nhiễm trừng tiếu sau đ ặ t sonde tiểu.

Nhiễm trùng tiểu là bệnh nhiễm trùng • NTT duói (lower urinary tract infection):
thường gặp, và ảnh hường lên đời song cùa nhiễm trùng tại bàng quang, niệu đạo,
con người từ lúc mới sinh cho đến khi lớn tiền liệt tuyến. Nhiễm trùng dưới thường
tuổi. Tuy nhiên, nhiễm trùng tiểu (NTT) đặc có tiểu gắt (dysuria), tiêu lắt nhắt
biệt hay xảy ra ờ phụ nữ ờ mọi lứa tuồi (nhất (frequency), tiểu gấp (urgency).
là trong thai kỳ), nam giới ở hai cực tuổi cùa
• Hội chửng niệu đạo cấp (acute urethral
đời sống, bệnh nhân ghép thận và bất kỳ đối
syndrome): baơ gồm viêm niệu đạo,
tượng nào có bất thường trên đường tiểu.
viêm tiền liệt tuyến và viêm âm đạo với
NTT có nhiều thể lâm sàng thay đổi tùy theo
triệu chứng: tiểu gắt, buốt, tiểu dắt,
vị trí nhiễm trùng, từ có triệu chứng đường
thường có tiểu bạch cầu, nhưng không
tiểu đến NTT không triệu chứng.
có khuân niệu có ý nghĩa.
CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐÉN • Viêm thận bể thận (pyelonephritis) là
NHIÊM TRÙNG TIỂU viêm không đặc hiệu cùa chù mô thận.
• Viêm thận bể thận cấp (acute
KHUẨN NIỆU CÓ Ý NGHĨA
pyelỡnểphritis) bao gồm sốt, lạnh run,
(SIGNIFICANT BACTERIURIA)
đau vùng hông lưng, và hoặc kèm triệu
Khi^ có > 1 0 0 .0 0 0 khúm vi khuẩn/ml chứng cùa viêm bàng quang.
nước tiểu. Nếu ở nữ trẻ, nước tiểu có thể chỉ
• Viêm ống thận mô kê mạn (chronic
cần 1.0 0 0 khúm vi khuẩn/ml nước tiểu trong
tubulointerstitial nephritis) là ton
viêm bàng quang hoặc hội chứng niệu đạo cấp.
thưong viêm ống thận mô kẽ do nhiều
nguyên nhân như sau: bế tắc đường tiểu
NHIỄM TRÙNG TIÊU (URINARY TRACT
mạn tính, trào ngược bàng quang niệu
INFECTION, UTI)
quản, bệnh lý tủy thận, bệnh thận do độc
Bao gồm khuẩn niệu có ý nghĩa kèm
chất, do thuốc.
hoặc không kèm triệu chứng lâm sàng.
• Viêm thận bể thận mạn (chronic
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THAY ĐỔI pyelonephritis) là viêm ống thận mô kẽ
TÙY THEO VỊ TRÍ NHIỄM TRÙNG TIÊU mạn do nguyên nhân nhiễm trùng.
• NTT trên (upper urinary tract infection):
nhiễm trùng tại thận.

368
NHIỄM TRÙNG TIỂU TÁI PHÁT HOẶC quan trọng như nhiễnựrỉing huyết, áp xe
TÁI NHIỄM thận và hiếm hơn là suy thận cấp.
• NTT tái nhiễm (reinfection UTI): là
NTT lại với tác nhân vi khuẩn lần sau ĐIỂU TRỊ ^
khác vói lần đầu, thường nhạy cảm với
kháng sinh. Hầu hết NTT tái nhiễm do MỤC TIÊU
viêm bàng quang, viêm niệu đạo. • Điều trị diệt khuẩn đường tiểu.
• NTT tái phát (relapse UTI): là NTT lại • Phòng ngừa NTT ìan rộng thành nhiễm
do cùng một loại vi khuẩn với lần đầu, trùng huyết hoặc điều trị nhiễm trùng huyết
nên thường đề kháng với kháng sinh nếu bệnh nhân đang có biến chứng này.
Hầu hết NTT tái phát do viêm đài bể • Tìm và loại bỏ nguyên nhân gây NTT và
thận cấp hoặc viêm tiền liệt tuyến. các 0 nhiễm trùng tồn lưu trên đường
• Khuẩn niệu không triệu chứng tiểu để dự phòng NTT tái nhiễm.
(asymptomatic bacteriuria): là nước • Loậi bỏ vi khuẩn từ những nguồn xung,
tiểu có vi trùng ( 100.00 khúm/ml nước quanh đường tiểu và dễ nhiễm vào
tiểu) và không có triệu chứng lâm sàng. đường tiểu, như .từ đường ruột, âm đạo
Loại NTT này eó thể xảy ra tại bất cứ để dự phòng NTT tái phát.
nơi nào trên đường tiểu. Mức độ trầm
• Phòng ngừa biến chứng mạn tính như
trọng và việc điều trị cùa NTT không
suy thận mạn, tăng huyết áp.
triệu chứng tuy thuộc vào tuổi, giới, và
bệnh nền tảng của bệnh nhân. Để điều trị thành công NÍT, người thầy
thuốc cần hiểu biết về (1 ) vi k h u ẩ n (sự nhạy
NHIỄM TRÙNG TIÊU c ó BIẾN CHÚNG cảm của vi khuẩn vói kháng sinh, cơ chế
VÀ KHÔNG CÓ BIẾN CHỦNG kháng thuốc,...), (2 ) k h á n g sình (dược động
học của kháng sinh, kháng sinh nào có thể
• NTT không biến chúng (uncomplicated
đạt nồng độ tối ưu ờ nơi có vi khuẩn, tình
ƯIT): là viêm bàng quang cấp xảy ra ờ
trạng đề kháng kháng sinh trong cộng
nữ trẻ, khi vi khuẩn xâm nhập niệu đạo
dồng,...), (3) n g ư ờ i bệnh (sức đề kháng của
vào bàng quang mà không có bất thường
người bệnh với vi khuẩn, bệnh đi kèm, dị tật
trên đường tiễu, NTT này hiếm khi để lại di
đường tiểu...),(4) th ể lâm sàng N T T (vị trí,
chứng ngoại trừ có thể gây NTT tái nhiễm.
có triệu chứng hoặc không triệu chứng, sau
• NTT có biến chứng (complicated UTĨ): đặt sonde tiểu..).
là NTT xảy ra ở bệnh nhấn cố cấú trúc
đường tiểu bất thường, sau đặt sonde CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH
tiểu hoặc ở các cơ địa đặc biệt như phụ
• Chọn kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn
nữ mạng thai, đái tháo đường, bệnh nhân
gây bệnh, ít tác dụng phụ, rẻ tiền. ■
đang dùng thuốc ức chể miễn dịch. Các
triệu chứng NTT kéo dài trên 2 tuần và • Hầu hết vi khuẩn gây N tT đều nhạy với
thường có tiền cân viêm thận bể thận. NTT nhiều kháng sinh, tuy nhiên, vi khuẩn
này thường dấp ứng kèm với; điều trị, gram ẵm kháng thuốc thường gặp ờ bệnh
hay tái phát và dẫri đến những biến chứng nhân đặt sónde. tiểu,hênh nhân suy giảm
miễn dịch, bệnh rihẩri NTT tái phát.
369
• Hầu hết kháng sinh lọc qua thận, nên cephalosporin, fosfomycine và pivmecillinam.
nồng độ kháng sinh trong đường tiểu Những kháng sinh này không chi đạt nồng
thường đạt cao hon gấp nhiều lần nồng độ diệt khuẩn cao ở đường tiểu mà cồn ờ
độ ức chế tối thiểu (MIC). Tuy nhiên, đường âm đạo và đường ruột, giúp dự phòng
trong viêm tiền liệt tuyến, chỉ có NTT tái nhiễm. Amoxicilline đơn độc và
tetracycline, trimethoprim-sulfamethoxazole, ampicilline đơn độc không được khuyến cáo
và fluorquinolone mới đạt được đủ nồng dùng do hiệu quà kém, dễ .kháng thuốc, và
độ diệt khuẩn tại tiền liệt tuyến, khả năng diệt khuẩn đường âm đạo kém.
• ■Bệnh nhân nhiễm trùng toàn thân hoặc Thòi gian dùng kháng sinh theo kinh
bất thường trên đường tiểu thường bị điển là 7 ngày. Nhưng nếu bệnh nhân là phụ
, NTT kháng trị. cần chọn kháng sinh loại nữ trẻ, trong độ tuổi còn hoạt động tình dục
diệt khuẩn và liều điều trị đủ cao để đạt (1 5 -4 5 tuồi), không mang thai, không đặt
nồng độ diệt khuẩn trong huyết tương. sonde tiểu, hoặc làm thủ thuật trên đường
tiểu, không biến chứng NTT, có thể dùng
•. Với NTT không triệu chứng, chỉ quyết
phác đồ ngắn ngày, điều trị kháng sinh,
định điều trị nếu có kết quả cấy NT >
uống mong 3 ngày.
1 00.000 khúm vi khuẩn/ml trong ít nhất
hai lần. Mọi trường hợp nghi ngờ NTT có biến
chứng (triệu chứng NTT kéo dài trên 7 ngày
• Cấy nước tiểu lại 1 tuần sau khi hết đợt
trước điều tri) hoặc NTT trên bệnh nhân đái
kháng sinh để đánh giá hiệu quả điều trị.
tháo đường, bệnh nhân ưên 65 tuổi, bệnh
Ngoại trừ bệnh nhân nữ trẻ, không mang
nhân dùng màng ngăn âm đạo) hoặc NTT tái
thai và đáp ứng tốt với điều trị.
phát, không nên chọn phác đồ 3 ngày mà
• NTT do đật sonde tiểu: nếu chưa rút nên dùng phác đồ cổ điển 7 ngày.
sonde tiểu, chưa lấy bỏ sỏi hoặc tắc
Neu NTT tái phát, nên cấy nước tiểu
nghẽn trên đường tiểu thì không thể điều
trước khi khời đầu kháng sinh. Sau điều trị
trị hết tình trạng khuẩn niệu.
ban đầu, kháng sinh sẽ được điều chỉnh lại
sau khi có kết quả cấy nước tiểu, sao cho
ĐIÊU TRỊ CỤ THỂ TỪNG THẺ LÂM
phù hợp với kháng sinh đồ.
SÀNG CỦA NHIỄM TRÙNG TIỂU
VIÊM THẬN BÊ THẬN CẤP
VIÊM BÀNG QUANG CẤP KHÔNG
BIẾN CHỨNG (ACUTE Bệnh nhân viêm thận bể thận cấp có th ể
đ ề u tr ị ngoại trú với thuốc uổng, nếu ( 1)
UNCOMPLICATED CYSTƯIS)
tình trạng viêm thận bể thận cấp không trầm
Viêm bàng quang cấp không biến chứng
trọng, (2 ) bệnh nhân có thể uống thuốc
là viêm bàng quang không kèm sốt, không
được, (3) bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, (4)
đau lưng, hoặc có bất kỳ triệu chứng nào.gợi
bệnh nhân gần cơ sờ y tế để có thể tái khám
ý viêm thận bể thận cấp. Bệnh nhân sẽ được
hoặc nhập viện khi cần thiết.
điều trị kháng sinh bằng đường uống theo chọn
Bệnh nhân chỉ được dùng kháng sinh
lưa bảng 27.1. Kháng sinh chọn hàng đầu là
sau khi đã thực hiện cấy nước tiểu, cấy máu.
trimethoprim-sulfamethoxazole, nitrofurantoin.
Kháng sinh được chọn là:
Chọn lựa thứ hai là fluoroquinolone hoặc

370
Bảng 27.1: Chọn lựa kháng sinh khỏi đầu điều trị viêm bàng quang cấp

Chọn lựa đầu tiên Chọn lựa thứ hai


Trimethoprim-sulfamethosazone 160/800 mg Norfloxacin 400 mg X 2 lần/ngày X3 ngày
X 2 lần/ngày X3 ngày .. . y;..

Nitrofurantoin 50-100 mg X4 lần/ngày, hoặc Ciprofloxacin 250 mg X2 lần/ngày X3 ngày


Nitrofurantoin monohydrate/macrocrystals Ciprofloxacin ER 500 mg/ngày X 3 ngày
100 mg X2 lần/ngày X 5-7 ngày
Ofloxacin 400 mg X2 lần/ngày X3 ngày

Levofloxacin 400 mg/ngày X 3 ngày

Amoxicillin/clavulanic acid 500 mg X 3


lần/ngày X 7 ngày

Cephalexin 500 mg X4 lần/mgày X 7 ngày

Cefixime 400 mg/ngày X 7 ngày

Cefuroxime axetil 500 mg X2 lần/ngày X7 ngày

Cefpodoxime 100 mg X2 lần/ngày X 3 ngày

Fosfomycin trometanol 3 g, 1 liều duy nhất

Pivmecillinam 400 mg X2 lần/ngày X 3 hoặc


7 ngày

• Ciprofloxacine uống 500 mg mỗi 12 giờ Cần nhập viện bệnh nhân, theo dõi bệnh
X 7 ngày nếu tỷ lệ đề kháng nhân cho đến khi triệu chứng thoái lui.
Ciprofloxacine trong điều trị NTT của Cần nhuộm gram nước tiểu, cấy nước
cộng đồng <20%. tiểu, cấy máu tnrợc dùng kháng sinh.
• Trimethoprim-Sulfamethoxazole 160/800
Cạn dùng kháng sinh đường tiêm mạch
mg mỗi 12 giở nếu tỷ lệ kháng TMP- và phối hợp kháng sinh Cephalosporine
SMZ cùa cộng đồng <10%.
thế hệ thứ 3 (ceftriaxone 1-2 g tiêm
Hai thuốc trên có thể dùng đon độc hoặc mạch 1 lần trong ngày) với aminoglycoside
kèm một liều ceftriaxone lg tiêm tĩnh mạch. (gentamycine (1,5-2 mg/kg/ mỗi 8 giờ
Thời gian dùng kháng sinh lO -M n g à y . hoặc 4-7 mg/kg 'dùng 1 lần trong ngày,
Kháng sinh được điều chỉnh theo kháng sinh điều chỉnh liều thèo chức năng thận)
đồ thích hợp sau đói hoặc fluoroquinolone truyền tĩnh mạch
Những trường hợp còn lại, nếu,cp.bất kỳ (Ciprofloxacine 400 mg mỗi 12 giờ hoặc
nghi ngờ nào về diễn tiến củạ bệnh trảnặng, levofloxacine 500 mg mỗi ngày.
những việc cần làm là: , ,jri£.
• cần duy trì dịch truyền và phòng ngừa tiểu. Kháng sinh chọn là nhóm
biến chứng nhiễm trùng huyết và choáng fluoroquinolone đơn độc, hoặc dùng phổi
nhiễm trùng. hợp cephalosporirie với gentamycine. Nếu
bệnh nhân đáp ứng nhanh với điều trị có thể
Neu bệnh nhân không có biến chứng, có
chỉ cần 7 ngày, nếu không đáp ứng nhanh,
thể chuyển sang kháng sinh uống khi hết
cần điều chinh kháng sinh theo kháng sinh
sốt, kéo dài kháng sinh cho đù 10-14 ngày.
đồ hoặc nếu kháng sinh đang dùng phù hợp
Nếu bệnh nhân vẫn sốt, và nước tiểu vẫn
với kháng sinh đồ thì kéo dài thời gian điều
còn vi khuẩn sau 48-72 giờ, cần tiến hành
trị. Nhiễm nấm nếu chì khu trú tại bàng
khảo sát tìm bệnh đi kèm như tắc nghẽn
quang thì dùng thuốc kháng nấm bơm rửa
đường tiểu, hoặc biến chứng của NTT như
bàng quang.
áp xe thận hoăc áp xe quanh thận, 0 nhiễm
trùng chuyển lập đến những cơ quan khác. Những nguyên tắc cần lưu ý khi đặt
Neu bệnh nhân bị choáng nhiễm trùng do sonde tiểu theo CDC (Centers for Disease
NTT, cần hồi sức tích cực, truyền dịch sao Control and Prevention, Trung Tâm Kiểm
cho thể tích nước tiểu đạt 50 ml/giờ. cần Soát Bệnh Và Phòng Ngừa, Hoa Kỳ).
tầm soát 0 mù chưa được dẫn lưu, bằng siêu • Chỉ đặt sonde tiểu khi thật cần thiết, và
âm, CTscan và dẫn lưu khi có chỉ định. rút sonde càng sớm càng tốt.
• Chỉ người có kinh nghiệm mới đặt và
NTT KHÔNG TRIỆU CHỨNG chịu trách nhiệm theo dõi sonde tiểu.
NTT không triệu chứng thường gặp trên • Kỹ thuật đặt sonde đảm bảo vô trùng.
phụ nữ có thai, trẻ em gái và người lớn tuôi. Sau đặt cần cổ định để tránh sonde di
Khoảng 20% trẻ em và 40% sản phụ bị NTT lệch hoặc chằng kéo niệu đạo.
không triệu chứng sẽ bị viêm đài bể thận cấp • Chăm sóc vùng miệng niệu đạo và vùng
sau đó, do vậy mặc dù không triệu chứng lân cận 1-2 lần một ngày bằng xà phòng
song vẫn phải điều trị thể NTT này. Nên tầm diệt khuẩn, bôi kem kháng sinh.
soát NTT không triệu chứng trên mọi sản
• Dùng hệ thống dẫn lưu kín nối với sonde
phụ ít nhất hai lần trong thai kỳ. Kháng sinh
tiểu. Không mỡ chỗ nối giữa sonde tiểu
được chọn là amoxicilline hoặc sulfonamide
và hệ thống dẫn lưu, trừ phi sonde tiểu
tác dụng ngắn. Không dùng tetracycline,
bị nghẹt cần thụt rửa. Neu nhu cầu thụt
trimethoprime, fluoroquinolone trên phụ nữ
rựa nhiều lần, nên đổi sang loại sonde
có thai. Kháng sinh dùng trong 7 ngày, và
tiểu có ba nòng (triple lumen catheter)
cấy nước tiểu kiểm tra sau điều trị.
cho phép vừa rửa bàng quang, nhưng
vẫn đảm bảo dẫn lưu kín.
NTT SAU ĐẶT SONDE TIÊU
• Nếu muốn lấy nước tiểu để cấy, cần sát
Nếu'chi đặt và rút sonde tiểu và không
. trùng đầu xa cùa sonde, dùng kim và
lưu sonde thì nguy cơ NTT thấp (12%), nguy
syrine vô khuẩn rút nước tiểu trực tiếp từ
cợ này sẽ cao hơn nếu đặt sonde tiểu ờ người
nơi này, không mờ chỗ nối giữa sonde
đái tháo đường hoặc người nữ lớn tuổi.
tiểu hoặc hệ thống dây câu để lấy nước
Khi quyết định điều trị NTT sau đặt tiểu. Neu muốn lấy nước tiểu chì để xét
sonde tiểu, điều đầu tiên cần làm là rút bó nghiệm sinh hóa, có thể dùng nước tiểu
sonde tiểu, cấy đầu sonde tiểu, cấy nước chứa trong túi chứa nước tiểu.

372
• Phải đảm bảo hệ thong dẫn nước tiểu TÀI LIỆU THAM KHẢO
không bị tắc nghẽn. Bọc nước tiểu dẫri 1. Tolkoff-Rubin N.E., et al, Urinary tract
lưu được đế thấp hơn mặt giường để infection, Pyelonephritis, and Reflux
nước tiểu được dẫn theo trọng lực; lấy Nephropathy (2008) in Brenner BM,
bò nước tiểu trong bọc thường xuyên , Brenner and Rector’s the Kidney, Saunders
Elsevier, vol l,chapt 34, pp 1203-1238.
thay bỏ hệ ĩhếng ong dẫn nếu phất hiện
2. Schrier R (2009) Urinary tract Infection, in
có tắc nghẽn.
Manual of Nephrology Lippincott Williams
• Cần thay thế hệ thống dẫn nước tiều & Wilkins, ch 7 ,7th edVpp 98-121.
ngay khi phát hiện hệ thống ống dẫn bị 3. Kalpana Gupta, et al (2011), Executive
nhiễm bẩn do không đảm bảo kỹ thuật Summary: International Clinical Practice
vô trùng, dò rỉ nước tiếu, Guidelines for the Treatment of Acute
Uncomplicated Cystitis and Pyelonephritis
• Nếu hệ thống dẫn nước tiểu không bị tắc
in Women: A 2010 update by the Infectious
nghẽn, không nhiễm trùng, thì không Diseases Society of America and the
cần thay thường xuyên, có thể để đến European Society for Microbiology and
dưới 2 tuần, cần thay sonde tiểu và hệ Infectious Diseases, Clinical Infectious
thống dẫn lưu nếu tắc nghẽn, dây trùng. Diseases; 52(5), pp 561-564.
• Cần cách ly bệnh nhân có đặt sonde tiểu
xa các bệnh nhân khác nếu có thể thu
xếp được.

373
CÂU HỎI T ự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. NTT không triệu chứng:


A. NTT nguy hiểm nên phải điều trị ngay khi có kết quà cấy nước tiểu.
B. Điều trị nếu cấy nước tiểu trên hai lần dương tính,
c.
Bắt buộc bệnh nhân phải nhập viện.
D. Kháng sinh chọn ưu tiên là aminoglycosides.
E. NTT có thể gày choáng nhiễm trùng.
2. Phác đồ ngắn ngày kháng sinh đường uống được chọn trên đối tượng nào sau đây:
A. Viêm bàng quang trên phụ nữ có thai.
B. Viêm thận bể thận cấp.
c.
NTT không triệu chứng.
D. Viêm bàng quang trên phụ nữ tuổi sinh hoạt tình dục.
E. ■Viêm bàng quang tái phát.
3. Kháng sinh chọn ưu tiên trên bệnh nhân viêm bàng quang cấp lầ:
A. Amoxicilline.
B. Cefuroxim.
c.
Ciprofloxacine.
D. Tetracycline.
E. Trimethoprim-sulfamethoxazole.
4. Viêm thận bể thận cấp, chọn một câu sai:
A. Mọi bệnh nhân bắt buộc phải nhập viện.
B. Kháng sinh đường tĩnh mạch.
c.
Đàm bảo đường truyền tĩnh mạch.
D. Kháng sinh diệt khuẩn.
E. Thòi gian dùng kháng sinh 10-14 ngày.
5. Khuyến cáo cùa CDC trên bệnh nhân đặt sonde tiểu, chọn câu sai:
A. Nên dùng kháng sinh phòng ngừa trên mọi bệnh nhân đặt sonde tiểu vì hầu hết bệnh
nhân đều bị NTT khi đặt sonde tiểu.
B. Đảm bào kỹ thuật vô trùng khi đặt sonde tiểu, và dẫn lưu bằng hệ thống dẫn lưu kín.
c.Vệ sinh lỗ tiểu sau đặt sonde tiểu ngày 1-2 lần.
D. Đàm bảo hệ thống dẫn nước tiểu không bị tắc nghẽn, lấy nước tiểu trong bọc thường
xuyên.
E. Cần thay sonde tiểu và hệ thống dẫn lưu nếu tắc nghẽn, dây trùng.
6 . Vi
khuẩn gây nhiễm trùng tiểu sau đặt sonde tiểu thường gặp nhất là:
A. Staphylococcus aureus.
B. Pseudomonas aeruginosa,
c. Streptococcus faecalis.
D. Proteus miralbilis.
374
E. Klebsiella pneumonia.
7. Theo CDC, chăm sóc sonde tiểu khi dẫn luu liên tục bao gồm, ngoại trừ 1:
A. Rửa lỗ niệu đạo thường xuyên 2 lần/ngày.
B. Dùng hệ thống dẫn lưu kín nối với sonde tiểu.
c. Không cần cách ly bệnh nhân vì nhiễm trùng tiểu thường không lây.
D. Đặt sonde tiểu theo nguyên tắc vô khuẩn
E. Đe bọc dẫn lưu nước tiểu thấp hcm mặt giường.
8 . Thời
gian dùng kháng sinh trong viêm thận bể thận cấp:
A. Ngưng kháng sinh ngay sau khi hết sốt để tránh đề kháng kháng sinh.
B. Thòi gian dùng ít nhất 10 ngày,
c.Thời gian dùng 7 ngày.
D. Thời gian dùng 3 ngày.
E. Dùng cho đến khi nào bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng.
9. Viêm thận bể thận cấp có thể điều trị ngọai trú nếu thỏa các điều kiện sau, ngoại trừ 1:
A. Bệnh nhân sốt cao, dấu hiệu nhiễm trùng rõ.
B. Tình trạng viêm thận bể thận cấp không trầm trọng,
c. Bệnh nhân có thể uống thuốc được.
D. Bệnh nhân tuân thù tốt điều trị.
E. Bệnh nhân có thể tái khám bất cứ lúc nào.
10. Viêm tiền liệt tuyến:
A. Bệnh nhân thường có sốt.
B. Bệnh nhân có tam chứng bàng quang: tiểu gắt, tiểu gấp, tiểu dắt.
c . Nhạy cảm với mọi kháng sinh.
D. Nhạy với trimethoprim- sulfamethoxazole.
E. Nhạy với fluoroquinolone.

ĐÁP ÁN
1B, 2D, 3E, 4A, 5A, 6 B, 7C,8 B, 9A, 10C

375
ĐIỀU TRỊ SƯY THẬN CẤP
N g u y ễn T h ị N gọc L in h

MỤC TIÊU
1. Trình bày các biện pháp điều trị suy thận cấp trước thận.
2. Trình bày cách bồi hoàn nước - điện giải trong suy thận cấp giai đoạn thiếu niệu và đa niệu.
3. B iết x ứ tr í các biến chứng suy thận cấp, đặc biệt tăng kali máu.
4. K ể đầy đù cá c c h i định thận nhân tạo ớ bệnh nhân suy thận cấp.
5. N ệu các biện p h á p điểu trị ph ò n g ngừa suy thận cấp.

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ • Giảm thể tích máu + aminoglycoside,


• Giảm tối đa tổn thương ống thận bằng amphotericin, B, thuốc cản quang.
cách can thiệp sớm ngay giai đoạn khởi Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng.
đâu. Ngưng ngay., các loại thuốc làm giảm tưới
• Điều trị và phòng ngừa biến chứng do máu thận như lợi tiểu, thuốc hạ áp nếu huyết
hội chứng ure huyết tăng trong giai đoạn áp thấp, thuốc ức chế men chuyển, ức chế
thiểu-vô niệu. thụ thể, thuốc NSAID và các thuốc độc thận
(thuốc cản quang, aminoglycoside, hóa trị
• Điều chình kịp thòi thay đổi diễn tiến
ung thư).
bệnh trong giai đoạn đa niệu cho đến khi
hoàn toàn khỏi bệnh. Bồi hoàn đủ thể tích dịch trong cơ thể.
Chức năng thận sẽ hồi phục nhanh chóng
SUY THẬN CẤP TRƯỚC THẬN trong vòng 48-72 giờ. Thành phần dịch thay
thế trong điều trị suy thận cấp trước thận do
Nên tiến hành điều trị ngay trong lúc
giảm thể tích máu phụ thuộc vào thành phần
chờ xác định chẩn đoán, tránh gây thêm tổn
dịch mất. Giảm thể tích máu do xuất huyết
thương thận do điều trị không đúng cách.
nặng (rối loạn huyết động, dung tích hồng
Trong giai đoạn lưu lượng máu thận giảm,
cầu giảm nhiều) sẽ được truyền hồng cầu và
thận có thể bị tổn thương thêm do các
NaCI 0,9%. Xuất huyết nhẹ, trung bình
nguyên nhân khác. Những tổn thương phối
hoặc mất huyết tương (bỏng, viêm tụy cấp)
hợp này thường do thầy thuốc gây ra, rất
dùng dung dịch muối đẳng trương, huyết
thường gặp, ví dụ:
tương. Mất dịch qua đường tiêu hóa hoặc
• Bệnh thận sẵn có (lớn tuổi, đái tháo dường tiểu (ói, tiêu chảy, dẫn lưu ra da, tiểu
đường) + chất càn quang, nhiều) có thành phần dịch rất thay đổi
aminoglycoside, thuyên tắc mạch do xơ nhưng thường nhược trương. Dung dịch ban
vữa, phẫu thuật tim rnỉạch. đầu thường được sử dụng là dịch nhược
• Bệnh lý động mạch thận lớn/nhỏ + ức trương (NaCl 0,45%), nhưng trong trường
chế men chuyển và lọi tiểu. hợp mất nước nặng nên dùng NaCl 0,9%.
• Suy tim, tăng huyết áp hoặc hẹp động Lượng dịch bù tiếp theo sẽ tùy thuộc vào thể
mạch thận + thuốc chống viêm non- tích và thành phần điện giải của dịch mất
steroide. hoặc dẫn lưu.

376
• Dịch dạ dày: bù dung dịch NaCl đẳng bệnh nhân bị STC trước thận, sau khi truyền
trương + 10-20 mEq KC1. dịch lượng nước tiểu sẽ gia tăng, creatinin
máu giảm. Nếu bệnh nhân bị hội chứng gan
• Dịch mật, tụy, ruột non: NaCl đẳng trương.
thận thực sự, tình trạng này sẽ không cài
• Dịch tiêu chảy: dextrose 5% + thiện. Ngoài ra ở bệnh nhân có thể bị cổ
natribicarbonate 7,5% (45 mEq trướng nặng thêm, phù phổi cấp có thể xảy
NaHC03) + 20-30 mEq KC1. ra không theo dõi sát trong lúc truyền dịch.
• Nước mất không nhận biết: đextrose Có thể chọc tháo dịch cổ trướng kèm truyền
10% . albumin. Thực tế, chọc tháo màng bụng
lượng lớn có thể làm tăng độ lọc cầu thận,
Cần theo dõi sát nồng độ kali máu và
có thể do giảm áp lực trong ồ bụng, tăng lưu
toan kiềm để bù kali và bicarbonate phù hợp.
lượng máu trong tĩnh mạch thận. Trường
Suy tim cần được điều trị tích cực bằng hợp đề kháng phải đặt shunt màng bụng-
thuốc lọi tiểu quai, các thuốc tăng co bóp, tĩnh mạch trung tàm (shurit Lee Veen).
các thuốc giảm tiền tài - hậu tải, thuốc
Hội chứng thận hư thường đi kèm, đặc
chống loạn nhịp và hỗ trợ cơ học như đặt
biệt khi giảm albumin máu nặng và tiêu đạm
bóng nội động mạch chủ. Nếu cần nên theo
nhiều (10-20 g/ngày). Điều trị tùy thuộc bệnh
dõi huyết động bằng các biện pháp xâm lấn
nguyên phát, corticoide hay
để hướng dẫn bù dịch trong các trường hợp
cyclophosphamide.
khỏ đánh giá chức năng tim mạch và thể tích
nội mạch. Tuy nhiên trong trường hợp suy
SUY THẬN CẤP TẠI THẬN
tim không hồi phục hoặc hồi phục một phần,
phải chấp nhận tình trạng tăng azot máu nhẹ Cần nhớ nguyên nhân gây suy thận cấp
- vừa phải. Tăng azot máu mức độ này ít khi (STC) trước thận và tại thận trùng lắp nhau,
gây triệu chứng urê máu cao. đôi khi khó phân biệt, chấn đoán phải dựa
vào kết quả điều trị. STC trước thận không
Trong trường hợp xơ gan cổ trướng việc
được phát hiện sớm, điều trị chậm trễ hoặc
bù dịch thật sự rất khó tính toán, ở những
không tích cực sẽ đưa đến STC tại thận. Khi
bệnh nhân này vốn có 'tình trạng tăng co
thận đã bị tồn thương, vẫn tiếp tục áp dụng
mạch tại thận, thể tích huỹết tương toàn bộ
các biện pháp trong điều trị STC trước thận
tãng nhưng lại có thể bị giảm thể tích máu
để giảm thiểu hoại từ ống thận cấp do thiếu
thực sự hoặc giảm thể tích máu lưu thông
máu thận kéo dài.
động mạch hiệu quả. Suy thận cấp có thể hồi
Đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm
phục nếu giảm thể tích máu do lạm dụng lợi
giảm tổn thương trong STC do thiếu máu
tiểu, nhiễm trùng (viêm phúc mạc vi trùng)
thận và chất độc thận như dopamine liều
hoặc thiếu nước thực sự. Đôi khi việc chẩn
thấp, các chất kháng endothelin, lợi tiểu
đoán xác định tình trạng thiếụ nước trên đối
quai, ức chế kênh canxi, chẹn thụ thể
tượng này chỉ dựa vào điều trị thử bằng dịch
adrenergic, chất đồng vận prostaglandine,
truyền. Nên truyền dịch chậm và theo dõi
chất chống oxid hóa, phân từ kết dính bạch
sát, điều chình dịch truyền bằng theo dõi áp
cầu chống lại kháng thể, các yếu tố tăng
lực tĩnh mạch cành, ran ẩm phổi, triệu chứng
trượng týp 1 giống insulin nhưng chưa được
khó thở cùa bệnh nhân. Nếu cần phải đặt
chửng minh có hiệu quả.
CVP và đo áp lực bờ maọ mạch phổi. Nếu
377
Các điều cần tránh trong hoại tử ổng thận (3) creatinin máu > 5-6 mg/dL. Hoặc dùng
cấp mannitol 12,5 g (50 ml dung dịch 25%) tĩnh
mạch. Duy trì bằng dung dịch mannitol 5%.
Lợi tiểu liều cao
Furosemide thường được dùng trong D o p a m in e “liều lư ợ n g th ậ n ”

hoại từ ống thận cấp dạng thiểu - vô niệu Dopamine là một chất dan mạch thận
nhằm mục đích chuyển thành dạng không chọn lọc. Với liều thận từ 1-3 pg/ph, thuốc
thiểu niệu và giúp việc bù dịch dem giàn có tác dụng lợi natri và tăng lượng nước tiểu
hơn, hạn chế quá tải nước nhưng các nghiên ờ bệnh nhân suy thận cấp do làm tăng lượng
cứu chưa chứng minh được lợi tiểu cài thiện máu đến thận, ức chế tái hấp thu Na ở ống
tiên lượng, giảm tỉ lệ từ vong cũng như giảm thận. Tuy nhiên chưa có bằng chứng cho
nhu cầu thận nhân tạo. Ngoài ra dùng lợi thấy cài thiện tồn thương thận. Thực tế
tiểu 0 ạt có thể ảnh hường đến giai đoạn hồi nhiều nghiên cứu chứng tỏ thuốc có hại do
phục cùa STC, dễ gây thiếu hụt thể tích nội gây thiếu máu ruột, loạn nhịp, thiếu máu cơ
mạch, chậm hồi phục chức năng thận. tim. Vì thế hiện nay không khuyến cáo sử
Tương tự, mannitol làm tăng áp lực thẩm dụng thường quy dopamine trong suy thận
thấụ máu khiến nước di chuyên từ nội bào cấp trừ trường hợp hỗ trợ tuần hoàn chống
vào lòng mạch có thể gây tăng thể tích nội choáng hay điều trị suy tim nặng.
mạch, phù phổi cấp, giảm natri máu.
T h u ố c độc th ậ n và đ ề u c h in h liều các
Việc sử dụng lợi tiểu đặc biệt nguy hiểm th u ố c đư ợ c b à i tiế t q u a th ậ n tù y th eo m ứ c
khi thầy thuốc không đánh giá đúng mức độ su y th ậ n
tình trạng thiếu nước của bệnh nhân, làm
Nên tránh hoàn toàn các thuốc độc thận
hoại từ ống thận cấp nặng thêm do thiếu
trong tổn thương thận cấp do có thể làm
máu thận. Các bằng chứng cho thấy lợi tiểu
nặng thêm tình trạng suy thận. Các thuốc
chỉ có hiệu quà khi dùng sớm trong giai
gồm chống viêm non-steroid, ức chế men
đoạn khởi đầu cùa STC sau khi bù đủ dịch
chuyển, ức chế thụ the angiotensin n,
(dùng ngay khi truyền lầm nhóm máu hoặc
cyclosporine, tacrolimus, aminoglycoside,
ly giải cơ vân). 0 bệnh nhân giảm thể tích
thuốc cản quang, amphotericin B.
máu sau khi được bù dịch đầy đủ vẫn còn
Việc chỉnh liều phải dựa trên độ thanh
thiểu niệu có thể dùng furosemide. Liều
lọc creatinin theo ước tính, không dựa trên
lượng furosemide (furosemide, trofurit ống
trị số creatinin máu đơn thuần.
2 ml 20 mg) 80-400 mg tĩnh mạch hoặc 20
mg/giờ truyền tĩnh mạch liên tục (hoặc bơm
ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHÚNG
tiêm tự động). Liều cao hơn hiếm khi có
hiệu quả và có thể gây độc tính trên tai. Nếu Giai đoạn thiểu niệu
có đáp ứng, lượng nước tiểu tăng dần. Lúc
này giảm dần liều lợi tiểu để duy trì nước
Rối loạn nước đện giải
tiểu khoảng 1000 ml/ngày. Ngưng lợi tiểu Lượng nước nhập mỗi ngày bằng lượng
khi bệnh nhân không đáp úng để tránh biến nước mất không nhận biết (400-600 ml/ngày)
chứng độc tính trên tai. Các trường hợp sau cộng với lượng nước mất đo được (nước
kém đáp ứng với lợi tiểu: (1) STC kéo dài tiểu, dịch dẫn lưu, dịch ói, tiêu chảy) bàng
hơn 36 giờ, (2) nước tiểu < 200 ml/24 giờ, dextrose 10% và NaCl 0,45%. cần hạn chế

378
lượng muối < 2 g/ngày (8 6 mEq/ngày). Đánh việc theo dõi ECG rất quan trọng. Biểu hiện
giá lượng bù bằng cân nặng mỗi ngày, khám sớm nhất là sóng T cao nhọn. Nặng hơn, PR,
ỉâm sàng. Kiểm tra ion đồ mỗi 2 ngày. Neu QRS kéo dài, chậm dẫn truyền nhĩ thất, mất
hạ natri máu chứng tỏ lượng nước nhập quá sóng p. Cuối cùng là rung thất, vô tâm thu.
nhiều. Ngược lại natri máu tăng có thể do bù
dịch không đủ, Do hạ kali máu ít gặp trong ỉíiình 28.1: Các thay đồi ECG do tăng kali máu
STC và mức độ nguy hiểm của tăng kali máu,
không nên bổ sung kalỉ trong dịch truyền. Thuốc điều trị tùy thuộc mức độ tăng
kali máu. và biểu hiện ECG.
Đ iều tr ị tă n g k a li m á u
• Tăng K+ máu nhẹ (5,5 mEq/L): hạn chế
Kali trong cơ thể được thải ra 60-100
nhập K+ qua ăn uống, thuốc men.
mEq/ngày, 90% qua đường tiều, 10% qua
đường tiêu hóa. Các yếu tố góp phần làm • Tăng K+ trung bình (K+ 5,5 - 6,5
tãng kali máu nặng hơn: mEq/L, không thay đồi ECG): hạn chế
nhập K+ qua ăn uống, thuốc men và
• Toan hóa máu, thiếu insulỉn (đái tháo
dùng resin trao đồi ion.
đường): di chuyền kali từ nội bào ra
ngoại bào, • Tăng K+ nặng (K+ máu > 6,5 mEq/L
và/hoặc tất cả bệnh nhân có thay đổi
• Phóng thích kali từ mô bị phá hủy: chấn
ECG): nguy cơ tử vong khi kali máu >
thương nặng, ly giải cơ vân, tán huyết,
7,5 mEq/L và ECG mất sóng p, QRS
hội chứng ly giải bướu.
dãn rộng, loạn nhịp thất, c ầ n điều tri
• Thuốc: chế phẩm chứa kali (dịch truyền, phối hợp ngay tất cả các biện pháp sau:
lợi tiểu giữ kali), thuốc chống viêm non-
■ Ngưng nhập kali qua ăn uống (thức
steroid, thuốc ức chế beta, ức chế men
ăn chứa nhiều kaỉi là trái cây, thịt,
chuyển, ức chế thụ thề.
đậu, khoai tây), ngưng sừ dụng các
Tác dụng nguy hiểm của tăng kali máu thuốc có thể làm tăng kali máu. Loại
là độc tính lên tim. Độc tính này không ỉiên bò các mô hoại từ, điều trị nhiễm
quan chặt chẽ với nồng độ kaỉi máu, vì thế trùng nếu có. Cung cấp đủ
calorie đề tránh thoái biến đạm
nội sinh.
Canxi gluconate: không có tác
dụng hạ kali máu, chỉ giảm
kích thích màng tế bào cơ tim,
hạn chế khử cực màng, tránh
độc tính trên cơ tim trong lúc
chờ tác dụng của các thuốc
khác làm giảm K+ máu. Canxi
gluconate hoặc canxi chloride
10% ống 5 mi 2 ống pha loãng
tĩnh mạch chậm trên 2-3 phút.
Tác dụng trong vòng vài phút,
Hình 28.1: Các thay đổi £CG do tăng kali máu
379
thời gian bán hủy ngắn 30-60 phút. mạch. K+ máu sẽ giảm 0,5-1,5
Nếu ECG không thay đổi có thể lặp mEq/L trong 15-30 phút, kéo dài
lại sau 5-10 phút. nhiều giờ. Theo dõi đường huyết
■ Insulin: có tác dụng chuyển K+ vào mỗi 2 giờ.
tế bào, làm giảm tạm thời nồng độ ■ Kiềm hóa máu: đưa K+ vào tế bào.
K+ máu. Dùng glucose đơn thuần Bicarbonate hạ K máu ít hiệu quả,
cũng làm tăng phóng thích insulin từ đặc biệt ờ bệnh nhân suy thận mạn
tế bào beta tuyến tụy nhưng insulin giai đoạn cuối ít khi đáp ứng. Nên
ngoại sinh sẽ có tác dụng nhanh hơn. dùng khi tăng kali máu nặng kèm
Nên dùng insulin phối hợp glucose toan chuyển hóa. Liều NaHCCV 50-
để tránh biến chứng hạ đường huyết 150 mEq tĩnh mạch. Dung dịch
trừ trường họp đường huyết cao hơn natribicarbonate 5%, 4,2%, 1,4% chai
250 mg/dL. Liều khuyến cáo là 250 ml, 100 ml (5 g NaHCCb # 60 mEq
insulin tấc dụng nhanh (Actrapid, HCO3', như vậy 100 ml dung dịch
Humulin R) 10-20 đơn vị + 25-50 g NạHCC>3' 5% sẽ có 60 mEq HCO 3Ị .
glucose (50 ml dextrose 50% hay Biến chứng có thể là gây quá tải muối
100 ml glucose 30%) truyền tĩnh nước, kiềm hóa máu, hạ canxi máu.

Hình 28.2: Các biện pháp hạ K+máu. Insulin, NaHCƠ 3, kích thích beta chỉ giảm K+ máu tạm
thời, khi thuốc hết tác dụng K+ sẽ được phóng thích trở lại vào máu. Resin và thận nhàn tạo là 4
những biện pháp loại bỏ K+thực sự ra ngoài cơ thể.

380
Kích thích P2: Liều điều trị hạ K+ giảm được khoảng 1 mEq/L K+ máu
máu cao hơn liều điều trị co thắt phế trong 24 giờ (ví dụ K+ 6,5 mEq/L
quản. Có tác dụng tăng nồng độ uống 60 g kaeyxalate sau 24 giờ sẽ
insulin trong máu, đưa kali vào nội giảm còn khoảng 5,5 mEq/L). Biến
bào. ở bệnh nhân sụy thận, thuốc chứng thụt tháo là viêm loét đường
được ưa thích hơn so vơi tiêu hóa, hoại tử ruột do sorbitọl, đặc
bicarbonate. Chế phẩm thuồng được biệt ở bệnh nhân giảm nhu động ruột
sử dụng là albuterol (ventolin ống 1 (dùng opiate, hậu phẫu, bệnh nặng).
ml 0,5 mg tiêm tĩnh mạch, dung dịch ■ Thận nhân tạo: nhanh và hiệu quả
phun ống 2,5 ml chửa 2,5 - 5mg), nhất. Chỉ định bệnh nhân suy thận
dùng 10 mg với 4 ml NaCl 0,9% kèm tăng K+ máu nặng đe dọa tử
phun khí dung hoặc 0,5 mg tĩnh vong, không đáp ứng điều trị bảo
mạch. Thuốc rất hiệu quả, tấc dụng tồn. Thẩm phân phúc mạc cũng loại
trong 30 phút, giảm 0,5-1,5 mEq/L, bỏ K+ nhưng hiệu quả bằng 15%-
kéo dài 2-4 giờ. Tác dụng phụ gồm 2 0 % so với lọc máu. việc chuẩn bị
nhịp nhanh, tức ngực. thận nhân tạo có thể mất vài giờ, vì
Loại bỏ thực sự K+ ra khỏi cơ thể thế phải tiến hành ngay các biện
bằng lợi tiểu, resin trao dổi ion, thận pháp điều trị nội khoa cấp cứu tăng
nhân tạo. Lợi tiểu quai và thiazide kali máu trong lúc chờ thận nhân tạo.
phối họp có thể giảm kali khi bệnh
H ạ n a tri m á u : hạn chế nhập nước tự do.
nhân còn đáp ứng với lợi tiểu, Resin
trao đổi ion sodium polystyrene T ă n g n a tri m á u
(kayexalate, resonium) tăng trao đổi Có thể gặp trong giai đoạn đa niệu do
Na-K qua đường tiêu hóa. Dùng 1 g nước mất tự do không được bồi hoàn đù
resin gắn kết 1 mEq K và phóng hoặc dùng dung dịch muối ưu trương không
thích 2-3 mEq Na, vi thế thuốc có thích hợp. Điều trị bằng dung dịch NaCl
thể gây quá tải nước, tăng huyết áp, 0,45% hoặc glucose nhược trương.
phù phổi cấp ở bệnh nhân thiểu niệu
T ă n g p h o sp h a te
do giữ natri. Cụ thể, uống 1-2 gói
kaeyexalate (15-30g) + sorbitol 5 g Hạn chế phosphate trong khẩu phần ăn,
hai gói pha trong 50 ml nước X 3 4 dùng các chất gắn kết phosphate đường
lần/ngày tùy mức độ tăng K+ máu. uống (canxi carbonate, hydroxide nhôm) để
Sorbitol có tác dụng nhuận trường giảm hấp thu phosphate ờ đường tiêu hóa.
làm tăng hiệu quả resin. Có thể dùng Không dùng các chế phẩm chứa magne và
đường thụt tháo, hiệu quả hơn đường phosphorus (các thuốc kháng acid như
uống do resin tác dụng chủ yếu ở đại Phospholugel®, Varogel®, Maalox®...).
trực tràng bằng cách pha 50 g resin +
H ạ canxi m áu
50 ml sorbitol 70% trong 150 ml
Không cần điều trị trừ khi nặng, thường
nước, thụt giữ lại 2-3 giờ. Hiệu quả
gặp trong ly giải cơ vân, viêm tụy cấp, sau
giảm K+ 0,5- lmEq/L trong 1-2 giờ,
khi truyền bicarbonate.
kéo dài 4- 6 giờ. Dùng 60 g resin

381
T o a n ch u yển h óa B iến c h ứ n g tiêu hóa
Thường không cần điều trị trừ phi nồng Xuất huyết tiêu hóa thường gặp trong
độ NaHC0 3 dưới 15 mEq/L, pH <7,2. suy thận cấp sau chấn thương, hậu phẫu. ít
Lượng bù tùy thuộc sự thiếu hụt NaHC03. khi gặp trong STC do nguyên nhân khác.
Có thể bù theo công thức sau: Không cần điều trị phòng ngừa trừ trường
Lượng H C03' cần bù = [24 -HC03' của hợp bệnh nhân đang thở máy, hoặc có bệnh
bệnh nhân] X0,5 Xcân nặng (kg) lý đông máu đi kèm.

Bù 25% lượng H C 03' trong 8 giờ, 25% B iể n c h ứ n g n h iễ m trù n g


trong 16 giờ tiếp theo. Như vậy trong 24 giờ Cẩn chăm sóc tốt các đường truyền tĩnh
sẽ bù 50% lượng H C 03' cần thiết. Kiểm tra mạch, ống thông tiểu... tránh nhiễm trùng.
lại nồng độ H C 03‘ sau 24 giờ và tiếp tục Neu bệnh nhân sốt phải tầm soát nguyên
điều trị thích hợp. Nên theo dõi biến chứng nhân và nên dùng kháng sinh phổ rộng trong
cùa điều trị NaHC0 3 như quá tải dịch, kiềm khi chờ xác định vi khuẩn gây bệnh. Việc
chuyển hóa, giảm canxi, giảm K+. điều trị kháng sinh phòng ngừa chưa thấy
T ă n g a c id uric giảm tỉ lệ nhiễm trùng ờ bệnh nhân nguy cơ
cao.
Thường nhẹ < 15 mg/dL (< 890
mmol/L), không cần điều trị đặc hiệu. Giai đoạn tiểu nhiều
T h iếu m á u Tiểu nhiều giai đoạn này do bệnh nhân
tiểu ra các chất có tính thẩm thấu, urê, lượng
Cần truyền máu nếu nặng. Hiếm khi
nước dư thừa đã bị ứ lại, ống thận vẫn còn
dùng erythropoietin trong suy thận cấp do
giảm khà năng cô đặc nước tiểu (chức năng
tùy xương thường đề kháng erythropoietin,
ống thận hồi phục chậm hơn so với cầu
tuy nhiên có thể sừ dụng nếu thiếu máu
thận), tích tụ các yếu tố lợi natri (peptide lợi
nặng hoặc suy thận kéo dài. Xuất huyết do
natri ở nhĩ). Vì thế nên theo dõi sát tình
urê máu cao có thể đáp ứng với
trạng dịch cơ thể và điện giài-kiềm toan,
desmopressin hoặc estrogen, thận nhân tạo.
tùy bệnh nhân thiếu hay dư nước mà điều
Có thể dự phòng xuất huyết tiêu hóa bằng
chinh thích hợp. Không nên “chạy đua” theo
ức chế bơm proton hoặc kháng thụ thể H 2,
lượng nước tiểu, tránh bù dịch quá nhiều, sẽ
đặc biệt ờ bệnh nhân nặng.
gây tăng lưu lượng nước tiểu kéo dài mặc dù
B iế n c h ứ n g tìm m ạ ch lợi niệu thẩm thấu đã hồi phục (tạo ra tình
Suy tim, tăng huyết áp. Thường do trạng tiểu nhiều do truyền dịch). Tốc độ bù
truyền dịch quá tài, đặc biệt ờ bệnh nhân lớn dịch sẽ giảm dần trong vài ngày sau.
tuổi có bệnh tim tiềm ẩn. Nói chung không
nên điều trị tăng huyết áp tích cực nếu ĐIÊU TRỊ NÂNG ĐỠ
không có tăng huyết áp khẩn cấp (tốn Dinh dưỡng
thương cơ quan đích) để tránh tụt huyết áp,
Cần có sự phối hợp giữa thầy thuốc, y tá
làm nặng thêm tình trạng suy thận. Viêm
và bác sĩ dinh dưỡng. Suy thận cấp là một
màng ngoài tim nếu có, đây là một chỉ định
tình trạng tăng chuyển hóa kèm tăng phân
của thận nhân tạo.
giải protein, cân bằng nitơ âm tính, đặc biệt

382
tổn thương thận cấp do nhiễm trùng, hậu • Biểu hiện hội chứng urê huyết tăng:
phẫu, rối loạn chức năng đa cơ quan. Các rung vẫy, tiếng cọ màng tim, bệnh cảnh
yếu tố khác góp phần gây cân bằng nittơ âm não, buồn nôn, ói, ngứa.
tính gồm urê máu, toan hóa máu, rối loạn • Thiểu hoặc vô niệu.
hocmon tuyến cận giáp, ăn không đủ lượng
protein và mất protein. • Tăng K+ máu nặng không đáp ứng điều
trị nội khoa.
Mục tiêu nhằm cung cấp đù năng lượng,
tránh nhiễm ceton do đói, thúc đẩy quá trình • Phù phổi cấp không đáp ứng điều trị nội
hồi phục mô và lành vét thương. Nếu thời khoa.
gian suy thận cấp ngắn, bệnh nhân không • Toan hóa máu nặng không đáp ứng điều
kèm tình trạng dị hóa nặng, nên hạn chế trị nội khoa.
protein < 0 ,8 g/kg/ngày. ở bệnh nhân dị hóa • BUN > 100 mg/dL, creatinỉn mấu 8-10
nặng, điều trị thận nhân tạo có thể cung cấp mg/dL.
protein 1,4 g/kg/ngày. Không nên dùng các
chế phẩm lipid do có thể có hại. Dùng • Ngộ độc thuốc: loại bỏ quạ thận nhân
glucose ít nhất 100 g/ngày. Tồng lượng tạo.
calori không nên vượt quá 35 kcal/kg/ngày, Nên chỉ định lọc máu sớm hơn nếu STC
trung bình 25-30 kcal/kg/ngày. đi kèm bệnh lý cơ bàn nặng như ngộ độc
thuốc, bỏng nặng, tai biến sản khoa (nhau
Khuyến cáo nuôi ăn qua đường miệng.
bong non, tiền sàn giật, sàn giật), ong đốt,
Các bằng chứng cho thấy nuôi ăn qua đường
miệng được ưa thích hơn do vẫn duy trì đa chấn thương...
chức năng đường tiêu hóa, kết quả dinh
dưỡng tốt hơn, giảm biến chứng do dịch SUY THẬN CẤP SAU THẬN
truyền (nhiễm trùng...), tuy nhiên ờ nhiều Cần loại bỏ ngay nguyên nhân gây tắc
bệnh nhân suy kiệt nặng không ăn uống nghẽn. Càng để lâu, nguy cơ tồn thương nhu.
được phải truyền dịch nuôi dưỡng trong 3-5 mô thận không hồi phục càng cao. Xử trí tùy
ngày đầu. Bổ sung các vitamin B,c, acid vị trí tắc nghẽn. Nêu .tắc đường tiểu dưới chi
folic và các yếu tố vi lượng cần thiết. cần đặt thông tiểu. Đặt thông tiểu giúp chẩn
đoán và điều trị nhanh chóng tắc nghẽn tại
Chỉ định thận nhân tạo lỗ bàng quang-niệu đạo đồng thời đo chính
Trong suy thận cấp, thận nhân tạo chờ xác lượng nước tiểu. Nên cân nhắc đặt thông
chức năng thậríphục hồi. Lọc máu có hiệu tiểu thuồng quy vì có thể gây nhiễm trùng.
quả hơn thẩm phân phúc mạc. Chỉ định Nếu tắc cao, cần mở thận ra da hoặc đặt
thẩm phân phúc mạc khi bệnh nhân có stent niệu quản. Khi tình trạng bệnh nhân ổn
chống chỉ định lọc máu hoặc không có định sẽ giải quyết triệt để nguyên nhân gây
đường vào mạch máu. Khoảng 85% bệnh tắc nghẽn.
nhân suy thận cấp thiểu niệu cần thận nhân
tạo, dạng không thiểu niệu chiếm tỉ lệ 30- ĐIÊU TRỊ PHÒNG NGỪA STC
40%. Chỉ định và thời điểm thận nhân tạo Việc điều trị phòng ngừa rất quan trọng
rất quan trọng và có nhiều bàn cãi. Các chỉ do các trường hợp hoại từ ống thận cấp
định thận nhân tạo: không có điều trị chuyên biệt. Nhiều trường

383
hợp suy thận cấp do giảm tưới máu thận có Các biện pháp riêng
thể tránh được nhờ việc theo dõi sát chức
N gừ a suy thận cẩp do thuốc cản quang
năng tim mạch, thể tích nội mạch của bệnh
nhân và điều trị kịp thời. • Bù đù dịch: NaCI 0,9% hoặc 0,45%
lml/kg truyền tĩnh mạch 12 giờ trước và
Nguyên tắc chung sau khi làm thù thuật.
Cần bù đủ khối lượng tuần hoàn ờ các • Acetylcysteine (Mucomyst®, Acemuc®
bệnh nhân có nguy cơ suy thận cấp như hậu gói 200 mg) 600 mg X 2 lần uống vào 2
phẫu, chấn thương, bỏng, tiêu chảy, ói, tiểu ngày: trước và sau khi chụp. Mặc dù
nhiều hoặc đơn thuần chỉ do ăn uống ít làm chưa được chứng minh dứt khoát qua
giảm lượng nước nhập vào cơ thể (đặc biệt ờ các nghiên cứu lớn nhưng thuốc rè tiền,
bệnh nhân lớn tuổi bị tai biến mạch máu an toàn, không tác dụng phụ nên hiện
não, viêm dạ dày thực quản trào ngược...). nay được khuyến cáo dùng phòng ngừa
Chú ý số lượng nước mất không nhận biết ờ tất cả các bệnh nhân chụp cản quang
(500-600 ml/ngày) sẽ tăng thêm ờ bệnh tĩnh mạch.
nhân sốt cao, khó thở. Cứ sốt thêm l°c so
với nhiệt độ cơ thể là 37° c sẽ mất thêm 100 • Metformin (Glucophage®) là thuốc hạ
ml/ngày (ví dụ bệnh nhân sốt 40°c lượng đường huyết được đào thải ờ thận. Nên
nước mất không nhận biết sẽ là 500-600 ml ngưng sừ dụng metformin ít nhất 48 giờ
kèm thêm 300 ml, tổng cộng 800-900 ml/ngày). trước và sau khi làm thù thuật chụp cản
quang có chứa iod để tránh STC và
Hết sức thận trọng khi sù dụng các thuốc
nhiễm acid lactic. Chỉ dùng lại thuốc sau
lợi tiểu, thuốc chống viêm non-steroid, ức
khi đã kiểm ưa chức năng thận bình thường.
chế men chuyển, ức chế thụ thể ờ bệnh nhân
nghi ngờ giảm thể tích máu lưu thông hiệu • Dùng thuốc cản quang ít độc thận hơn
quả (xơ gan, suy tim, hội chứng thận hư) (gadolinium). Gần đây người ta sù dụng
hoặc hẹp động mạch thận vì thuốc có thể gây rộng rãi chụp cộng hường từ động mạch
ra STC trước thận hoặc chuyển S T f trước (MRA) giúp tầm soát chẩn đoán bệnh lý
thận thành STC tại thận do giảm tưới máu. động mạch ờ bệnh nhân suy thận một
cách an toàn, khá chính xác. Tuy nhiên
ở các đối tượng bệnh nhân nguy cơ cao
khi cần đặt stent, chỉnh hình động mạch
STC như lớn tuổi, gầy, suy kiệt, bệnh thận
vẫn phải chụp động mạch cản quang.
sẵn có, suy tim, đa u tủy, đái tháo đưòng,
béo phì ... nên cố gắng tránh sử dụng các Ngùn suy th ậ n cấp do kháng sinh
loại thuốc độc thận (thuốc cản quang, aminoglycoside
aminoglycoside...) nếu được. Nếu bắt buộc Thuốc sau khi lọc qua cầu thận sẽ được
phải sử dụng nên chinh liều thuốc theo độ tái hấp thu ở ống thận. Tất cả thuốc trong
lọc cầu thận ước tính (không dựa vào trị số nhóm kháng sinh aminoglycoside đều có
creatinin máu đơn thuần) và áp dụng các độc tính trên thận theo chiều giảm dần là
biện phấp phòng ngừa STC. neltimycine > gentamycine > amikacine >
Không nên dùng đồng thời nhiều loại tobramycine. Tobramycine là thuốc ít độc
thuốc độc thận trên cùng một bệnh nhân. tính trên thận nhất. Nên dùng thuốc ngày
một lần vẫn đù hiệu quà kháng khuẩn và ít

384
gây độc trên thận (thuốc vẫn có hiệu quả sau thường gặp nhất là nhiễm trùng, suy tim,
khi được loại khỏi hệ tuần hoàn do tạc dụng súy hô hấp.
hậu kháng sinh). Bù nước đầy dủ. Giảm liều Nói chung suy thận cấp không thiều niệu
ở bệnh nhạn suy thận. Phải kiểm tra có tiên lượng tốt hơn dạng thiểu niệu do có
Creatinin máu sau 5 ngày dùng thuốc. Tốt ị^biến chứng toàn thân hơn. Các yếu tố tiên
nhất tránh sử dụng nhóm kháng sinh này ở lượng xấu là phái nam, lởn tuổi, thiểu-vô
bệnh nhân nguy cơ cao bị STC, nên thay niệu (< 400 ml/ngày), creatinin máu tăng >
bằng kháng sinh khác nếu được. 3mg/dL, suy đa cơ quan. Khoảng 20%-60%
N g ừ a S T C d o ĩy g iả i c ơ v ầ n , tá n h u y ế t (tiểu
bệnh nhân cần thận nhân tạo, đa số trường
h e m o g ỉo b in , tiể u m yo g ỉo b in ) hợp STC hồi phục hoàn toàn. Khi chức năng
thận đã trở về bình thường có thể cho bệnh
Phải tiến hành truyền dịch ngay không
nhân xuất viện, theo dõi tái khám mỗi tháng
chút chậm trễ. Truyền tích cực dung dịch
cho đến ít nhất 1 nãm. Trong giai đoạn này
NaCl đẳng trương với tốc độ 200-1.000
nên hạn chế đạm, tránh dùng thuốc độc thận.
ml/giờ (70 - 300 giọưphút, có thể lập hai
Khoảng 25% tiến triển đến suy thận mạn
đường truyền). Khi có nước tiểu, truyền
cần thận nhân tạo dài hạn. STC được xem là
bicarbonate để ngăn ngừa hình thành trụ
một yếu tố nguy cơ cùa bệnh thận mạn tính.
trong ống thận. Mục tiêu điều trị lượng nước
tiểu > 100 ml/giờ, pH nước tiểu > 6,5. Nêu
K ÉT LUẬN
bệnh nhân vẫn vô niệu, ngưng truyền dịch
và chuyền sang điều trị như giai đoạn thiểu BƯN và creatinin máu bình thường
vô niệu. không thể lom trừ sụy thận cấp. Tốt nhất nên
so sánh vói giá trị ban đầu hơn một con số
H ộ i c h ứ n g ĩy g iả i b ư ớ u , b ệ n h th ậ n do la n g tuyệt đối nào đỏ. Hầu hết STC ở bệnh nhân
đ ọ n g u ra te nằm viện lá biến chứng do thầy thuốc gây
• Truyền dịch tích cực. ra. Cần cực kỳ thận trọng khi kê toa các
thuốc độc thận ở bệnh nhân nguy cơ như
• Allopurinol (Zyloric® viên 100 mg, 300
thiếu nước, suy tim, đái tháo đường, suy
mg): 300 mg uống nhiều ngày trước và
thận mạn, lớn tuổi. Nên áp dụng các biện
trong khi hóa trị ung thư.
pháp phòng ngừa STC khi có thể,
• Kiềm hóa nước tiểu, tuy nhiên cần thận
trọng vì nước tiểu kiềm có thể làm kết TÀỊ LIỆU THAM KHẢO
tủa canxi phosphate. 1. Đinh Quốc Việt (2004). Hồi sức cấp cứu nội
khoa. Nhà xuất bản Y học, trang 170-176.
TIÊN LƯỢNG 2. Hugh Redmond Brady, Michael R. Clarkson
Tuy có thận nhân tạomhưng tỉ lệ tử vong & Wilfred Lieberthal (2004). The kidney.
Acute renal failure. Saunder7lhed, pp 1259-
của STC tại thận vẫn còn cao khoảng 50%.
1270.
Tỉ lệ tử vong tùy thuộc nguyên nhân gây
3. Christopher Kwoh& Daniel w
STC, 60%-90% ở bệnh nhân nhiễm trùng,
Coyne(2007). The Washington manual of
30% do thuốc, 15% ở bệnh nhân bị biến medicine therapeutic. Renal disease.
chứng sản phụ khoa. Nguyên nhân tử vong Lippincott Williams & Wilkins, 32nded , pp
317-322.

385
4. Brenner (2008). Harrison’ principles of 6. Julie Raggio and Jason G. Umans (2004).
internal medicine. Acute renal failure. Me Handbook of Nephrology & Hypertension.
Graw Hill, 17thed. Acute renal failure. Lippincott Williams &
5. Robert Schrier (2008). Manual of Wilkins, 5111ed, pp 256-266.
nephrology. Acute renal failure. Lippincott
Williams & Wilkins, 7thed.
CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu đúng

1. Biện pháp phòng ngừa STC do KS nhóm aminoglycoside. Chọn câu sai:
A. Dùng thuốc ngày 1 lần.
B. Bù nước đầy đủ.
c. Giảm liều ờ bệnh nhân suy thận.
D. Thận trọng khi sử dụng ờ bệnh nhân lớn tuổi, suy tim, đái tháo đường...
E. Kiềm hóa nước tiểu tránh lắng đọng tinh thể thuốc.

2. ở bệnh nhân STC, việc điều chỉnh liều lượng các loại thuốc được bài tiết ở thận tốt nhất
nên dựa vào xét nghiệm nào sau đây.
A. BUN.
B. Creatinin máu.
c. Tỉ số BUN/Creatinin máu.
D. Độ lọc .cầu thận ước tính.
E. FENa.

3. STC nào sau đây dự đoán sẽ dấp ứng kém với thuốc lợi tiểu:
A. STC được chẩn đoán sớm trong vòng 24 giờ.
B. Creatinin máu > 5-6 mg/Dl.
c . STC do tiểu hemoglobin.
D. Tiểu 400-500 ml/ngày.
E. Tất cả đều sai.

4. Trong STC, khuyến cáo hiện nay về việc sử dụng “dopamine liều lượng thận”:
A. Không nên sừ dụng thường quy cho mọi trường họp STC.
B. Có thể dùng trong STC do suy tim nặng.
C. Có thể dùng trong STC kèm choấng.
D. Có thể gây biến chứng thiếu máu ruột, loạn nhịp tim.
E. Tất cả đều đúng.

5. Cách xử trí tăng kali máu trung bình (K 5,5- 6,5 mEq/L và ECG không thay đổi):
A. Hạn chế nhập kali qua thuốc men, ăn uống.
B. Resin trao đồi ion.
C. Thận nhân tạo.
D. Canxi gluconate tiêm tĩnh mạch.
E. A và B đúng.

6. Ở bệnh nhân STC được chẩn đoán tăng kali máu nặng đe dọa tử vong (K+ máu > 7,5
mEq/L + ECG loạn nhịp th à), điều trị nào sau đây cần thực hiện ngay lập túc:
A. Canxi gluconate 10 ml tĩnh mạch.
B. Thận nhân tạo.
c. +
Insulin glucose tình mạch.

387
D. Phun khí dung.
E. Lợi tiểu.

7. ờ bệnh nhân STC, trường họp nào sau đây cần chỉ định thận nhân tạo:
A. Viêm màng ngoài tim.
B. Creatinin 5 mg/dL.
c.
Tăng kali máu nặng, đáp ứng điều trị nội khoa.
D. Phù phôi cấp đáp ứng điều trị nội khoa.
E. STC do aminoglycoside.

8. ở bệnh nhân STC, trường họp nào sau đây cần bù bicarbonate:
A. Toan hóa máu với pH < 7,2.
B. HCO3' < 15 mEq/L.
c. BN tăng kali máu bất cứ mức độ nào không kèm toan hóa máu.
D. A và B đúng.
E. Hạ canxi máu nặng.

9. Các biện pháp điều tri phòng ngừa STC do chất cản quang:
A. Acetylcystein uống vào hai ngày trước và sau khi chụp càn quang.
B. Bù dịch đầy đù trước và sau khi chụp,
c.
Kiềm hóa nước tiểu.
D. Dùng allopurinol.
E. A và B đúng.

10. Các biện pháp chung phòng ngừa STC:


A. Không dùng nhiều loại thụốc độc thận trên cùng một bệnh nhân.
B. Bù dịch đầy đù ờ bệnh nhân có nguy cơ giảm thể tích nội mạch: hậu phẫu, ói, tiêu
chảy.
c . Tránh không dùng thuốc độc thận ở bệnh nhân nguy cơ cao như lớn tuổi, bệnh thận
sẵn có.
D. Không dùng thuốc chống viêm non-steroide ở các đối tượng có nguy cơ giảm thể tích
máu lưu thông hiệu quà (xơ gan, hội chứng thận hư).
E. Tất cả đúng.

ĐẮP ÁN
1E, 2D, 3B, 4E, 6 A, 7A, 8 D, 9E, 10E

388
ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN
VÀ SUY THẬN MẠN
T rầ n T h ị B íc h H ư ơ n g

M Ụ C T IÊ U
ỉ. Trình bày mục tiêu điều trị bệnh thận mạn.
2. Trình bày chiến lược điều trị bệnh thận mạn.
3. Trình bày cấc yếu tó gây giảm độ lọc cầu thận cô thể hồi phục được.
4. Phần tích các biện pháp làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn đến suv thận mạn giai đoạn
cuối.
5. Trình bày điều trị hội chứng urê máu cao.
6. Trình bày các bước chuẩn bị điều trị thay thế thận.
7. Trình bày chi định và thời điểm điều trị thay thế thận.

Bệnh thận mạn (BTM) (theo KDOQĨ 3. Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh
2002) được chẩn đoán dựa vào tồn thưong thận mạn đến suy thận mạn giai đoạn
thận kéo dài trên 3 tháng và/hoặc giảm độ cuối.
lọc cầu thận (ĐLCT) < 60 ml/ph/1,73 m2
4. Điều trị các biến chứng của hội chứng
kéo dài trên 3 tháng. Bệnh thận mạn được
urê huyết cao như thiếu máu, suy dinh
phân thành 5 giai đoạn dựa vào độ lọc cầu
dưỡng, tăng huyết áp, rồi loạn chuyền
thận, trong đó giai đoạn cuối ứng với ĐLCT
hóa canxi-phospho, rối loạn điện giải.
< 15 ml/ph/1,73 m2. Bệnh thận mạn diễn
5. Điều trị các biến chứng tim mạch, và các
tiến đến tử vong theo hai hướng: ( 1 ) tiến
yếu to nguy cơ.
triển nặng dần của bệnh thận mạn đến suy
thận mạn giai đoạn cuối, (2 ) tiến triền từ bất 6. Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận
cử giai đoạn nào của bệnh thận mạn đến tử suy nặng.
vong do các biến chứng, nhất là các biến
chửng tim mạch (hình 29.1). Do vậy, điều C H IẾ N L Ư Ợ C Đ I Ề U T R Ị B Ệ N H T H Ậ N
trị BTM nhằm vào việc không chỉ ngăn chặn MẠN
bệnh tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn Chiến lược điều trị BTM được cụ thể
cuối mà còn phải bảo vệ tính mạng của bệnh theo từng giai đoạn theo phân độ BTM của
nhân ở mọi giai đoạn của BTM. KDOQI (Kidney Disease Outcome Quality
Initiatives, Hội Đồng Lượng Giá về
Kết
MỤC T IÊ U CỦA Đ IỀ U TRỊ BỆNH Quà Bệnh Thận) năm 2002 của Hoa Kỳ
THẬN MẠN (bảng 29.1). Độ lọc cầu thận được xem là
1. Điều tri bệnh thận căn nguyên.' nền tảng của việc phân giai đoạn và thái độ
điều trị của người lâm sàng.
2. Điều trị các nguyên nhân khác lấm giảm
độ lọc cầu thận cấp tính có thề hồi phục
được trên bệnh nhân BTM.

389
B ả n g 29.1: Chiến Ịược điều trị bệnh thận mạn

ĐLCT
G iai
M ô tả (m I/ph/1,73 V iệc c ầ n làm *
đoạn
m 2 d a)

1 Tổn thương thận với >90 Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên.
chức năng thận bình Giảm yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp.
thường hoặc tăng Làm chậm tiến triển bệnh thận.
ĐLCT Điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch.
2 Giảm nhẹ ĐLCT 60-89 Ước đoán tiến triển cùa bệnh thận
3 ĐLCT giảm mức độ 30-59 Đánh giá và điều trị các biến chứng
trung bình
4 ĐLCTgiảm nặng 15-29 Chuẩn bị cho điều trị thay thế thận
5 Suy thận <15 Điều trị thay thế thận (nếu có hội chứng
urê máu cao)
(*) Giai đoạn sau vẫn tiếp tục làm công việc cùa giai đoạn trước

C Á C B Ư Ớ C Đ IẺ U T R ỊB Ệ N H T H Ậ N M Ạ N đột ngột Creatinin huyết tương, hoặc ngay cả


ở bệnh nhân nhập viện lần đầu tiên với urê
ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN CĂN NGUYÊN máu và Creatinin máu tăng mà tiền căn BTM
Điều trị bệnh thận căn nguyên giữ vai trò chưa được ghi nhận. Bước này cần tiến hành
quan trọng nhất trong bạo vệ thận và làm trước các đánh giá giai đoạn của BTM để
chậm tiến triển bệnh thận (trình bày trong tránh việc đánh giá không chính xác về giai
tùng bệnh lý căn nguyên). Điều trị bệnh thận đoạn của BTM. Tuy nhiên, khác với người
căn nguyên được tiến hành trong BTM giai không có bệnh thận, suy thận cấp xảy ra trên
bệnh nhân bệnh thận mạn có thể gây mất
đoạn 1-3. Một khi chức năng thận suy nặng
vĩnh viễn chức năng thận. Sự hồi phục chức
(BTM giai đoạn 4 và 5), việc chẩn đoán bệnh
năng thận ở những bệnh nhân hày tùy thuộc
căn nguyên trở nên khó khăn, và việc điều trị
vào: ( 1 ) chức năng thận nền tảng trước khi
trở'nên kém hiệu quà. Do vậy, cần cân nhắc
bị suy thận cấp (độ lọc cầu thận càng thấp,
giữa lọi ích và tác hại của thuốc điều trị căn
khả năng hồi phục càng ít, và chậm), (2 ) mức
nguyên trên những bệnh nhân ở giai đoạn này.
độ trầm trọng của bệnh căn nguyên gây suy
thận cấp, (3) khả năng phát hiện sớm và điều
ĐIỀU TRỊ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY
trị tích cực các bệnh lý này. Do vậy, suy
GIẢM Đ ộ LỌC CẦU THẬN CẤP TÍNH
thận cấp ờ bệnh nhân BTM cũng được xem
(SUY THẠN CẮP) CÓ THÊ HỔI PHỤC
là một trong các yếu tố thúc đẩy bệnh thận
ĐƯỢC TRÊN NỀN BTM mạn tiến đến sụy thận mạn giai đoạn cuối.
Việc tầm soát các yếu tố này là cần thiết Các nguyên nhân thường gặp gây suy
trên mọi bệnh nhân bệnh thận mạn có tăng thận cấp trên bệnh nhân bệnh thận mạn như:

390
• Trước thận: bệnh thận khi đạt mục tiêu tốc độ giảm
* Mất nước do tiêu chảy, ói. ĐLCT mỗi năm dưới 2 ml/ph/năm.

■ Mất máu do xuất huyết tiêu hóa. Các biện pháp bao gồm (1) giảm tiểu
protein, (2 ) kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân
■ Suy tim nặng.
tăng huyết áp, (3) kiểm soát đường huyết ở
■ Tăng huyết áp chua kiểm soát tốt. bệnh nhân đái tháo đường, (4) dùng thuốc
■ Hạ huyệt áp quả Iĩiức do thuốc hạ áp. ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể
■ Dùng thuốc ức chế meii chuyển hoặc angiotensin n,(5) kiêm soát rôi loạn lipid
ức chế thụ thể, khầng viêm nonsteroid. máu, (6 ) bỏ hút thuốc lá.
• Sau thận: tắc nghẽn sau thận do bế tắc G iả m tiể u p ro te in
đường tiểu dưới, trào ngược bàng quang Ý nghĩa: tiểu protein càng nhiều, tốc độ
niệu quản... suy thận càng nhanh ở mọi bệnh nhân bệnh
• Tại thận: thận mạn do đái tháo đường hoặc không do
• Kháng sinh độc thận (nhưng không đái tháo đường.
được chỉnh liều theo chức năng thận) Mục tiêu: protein niệu dưới 0,5 g/24 giờ.
như aminoglycoside, vancomycin, Các biện pháp làm giảm protein niệu:
amphotericin B...
• Tiết chế protein trong khẩu phần: protein
■ Thuốc cản quang trong chẩn đoán dưới 0 ,6 -0 ,8 g/kg/ngày với những bệnh
hoặc can thiệp mạch máu. nhân có thói quen ăn nhiều protein. Tiết
Cẩn tầm soát một cách hệ thống các chế protein trong khẩu phần qua nghiên
nguyên nhân này trước mọi bệnh nhân BTM cứu MDRD (Modification of Diet in
nhập viện để can thiệp tích cực loại bò các Renal Diseases) có hiệu quả làm chậm
bệnh lý này. tiến triển bệnh thận. Tuy nhiên, việc tiết
chế protein quá nghiêm ngặt sẽ tăng
ĐIÊU TRỊ LÀM CHẬM TIẾN TRIÊN nguy cơ suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ
BTM ĐẾN GIAI ĐOẠN CUỐI tù vong trên những bệnh nhân bệnh thận
Kiểm soát các yếu tố thúc đẩy bệnh thận mạn một khi bệnh nhân bắt đầu điều trị
mạn đến suy thận mạn giai đoạn cuối đồng thay thế thận (xem phần sau).
nghĩa với việc tri hoãn ngày bệnh nhân phải • Điều tri tích cực bệnh căn nguyên (nếu
chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Việc là nguyên nhân gây tiểu protein).
theo dõi định kỳ chức năng thận qua nhiều • Kiểm soát tốt huyết áp, mục tiêu tùy
tháng, nhiều năm giúp dự đoán tốc độ suy thuộc mức độ tiểu protein (phần sau).
giảm chức năng thận.
Đ iều tr ị h ạ áp
Theo nghiên cứu Baltimore, người bình
thường sau 30 tuổi, mỗi năm ĐLCT mất 1 Ý nghĩa: huyết áp tâm thu và/hoặc tâm
ml/ph/năm. Đây là mức giảm ĐLCT sinh lý trương càng cao, càng thúc đẩy bệnh thận
theo tuồi. Theo KDOQI 2002, nếu bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối, ồ n định
nhân mỗi năm mất > 4 ml/ph/năm nghĩa là huyết áp (tránh tăng huyết áp hoặc hạ huyết
họ có ĐLCT mất nhanh. Do vậy, mọi biện áp) có hiệu quà giảm tiến triển bệnh thận,
pháp điều trị có hiệu quả làm chậm tiến triển giảm tiểu protein.

391
Mục tiêu thay đổi tùy theo giai đoạn cùa chuyển .hoặc ức chế thụ thể
bệnh thận mạn và mức độ tiểu protein. angiotensin II. Ngoại trừ bệnh nhân
• Bệnh thận mạn giai đọạn 1-4: đang bị suy thận cấp hoặc có các
chống chỉ định cùa nhóm thuốc này.
■ Bệnh nhân protcin niệu >1 g/24 giờ,
Trên lâm sàng, cần cân nhắc giữa lợi
huyết áp mục tiêu < 125/75 mmHg.
ích bảo'vệ thận và các tác dụng phụ
■ Bệnh nhân không tiểu protein hoặc gây suy thận cấp, tăng kali của nhóm
protein niệu < 1 g/24 giờ, huyết áp thuốc này, nhất là trên các bệnh nhân
mục tiêu < 130/80 mmHg. tăng nhạy cảm với tác dụng phụ của
• Bệnh nhân BTM giai đoạn 5, huyết áp thuốc:
mục tiêu 140/90 mmHg. ■ Chọn lựa phối hợp thuốc thứ hai là
Tránh hạ áp quá mức với huyết áp tâm thuốc lợi tiểu mat kali (thiazide nếu
thu dưới 110 mmHg vì làm tăng nguy cơ độ lọc cầu thận trên 25 ml/ph, nhóm
tiến triển cùa bệnh thận (hiện tượng đường lợi tiểu quai như furosemide khi độ
cong J). Hạ huyết áp là nguyên nhân chủ lọc cầu thận dưới 25 ml/ph). Lợi tiểu
yếu gây từ vong trên bệnh nhân đang chạy giup giới hạn tác dụng phụ tăng.kali
thận nhân tạo. của thuốc ức chế men chuyển hoặc
Biện pháp: ức chế thụ the angiotensin n,kiểm
soát tình trạng phù, dư nước gây quá
• Các biện pháp không dùng thuốc áp dụng
tải tuần hoàn.
cho các giai đoạn cùa bệnh thận mạn.
* Chọn lựa thuốc thứ ba là thuốc ức
■ Tiết chế muối trong khẩu phần dưới
chế canxi và hoặc úc chế beta. Với
2,4 g/ngầy, hoặc dưới 6 g NaCl.
ức chế Canxi, nếu bệnh nhân tiểu
■ Khẩu phần DASH (Dietary
protein và chưa suy tim có thể chọn
Approaches to Stop Hypertension
nhóm nondihydropyridine, như
Diet) là khẩu phần giảm muối NaCl diltiazem, verapamil.
(<6 g/ngày), tăng kali (hơn 4 g/ngày),
■ Cần thận trọng trong việc dùng thuốc
tăng canxi, magne, phospho (1,7
ức chế men chuyên và ức chế thụ thể
g/ngày), nhiều chất xơ và protein
angiotensin II khi độ lọc cầu thận
(1,4 g/kg/ngày), dùng cho bệnh thận
giảm dưới 30 ml/ph/1,73 m2 da, và
mạn giai đoạn 1-3, không dùng cho
khi bệnh nhân vào giai đoạn 5 của
bệnh thận mạn giai đoạn 4-5.
bệnh thận mạn thì không dùng hai
■ Bỏ hút thuốc lá, tiết chế rượu bia.
thuốc trên. Nhưng một khi bệnh
" Tập vận động thể lực. nhân đã bắt đầu điều trị thay thế thận
• Thuốc hạ áp:, thường phải phối hợp từ như lọc máu, thẩm phân phúc mạc,
hai đến ba thuốc hạ áp trên bệnh nhân hoặc ghép thận, thuốc ức chế men
bệnh thận mạn. Chọn lựa và phối họp chuyển và ức chế thụ thể angiotensin
thuốc như sau: II có thể được chọn lựa sử dụng lại
1 Thuốc hạ áp ưu tiên chọn trên bệnh vói mục tiêu hạ huyết áp, bảo vệ tim,
nhân bệnh thận mạn, nhất là khi có mạch máu và thận ghép.
kèm tiểu protein là thuốc ức chế men

392
Ỏ n đ in h đ irừ n g h u y ế t t r ẽ n b ệ n h n h â n đ á i dõi sát bênh nhân, tìm nguyên nhân và
th á o đ ư ờ n g tích cực điều trị nguyên nhân này.
Ý nghĩa: tăng đường huyết cấp tính gây Thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế
giảm độ lọc cầu thận cấp tính, tăng đường thụ the angiotensin II
huyết mạn tính làm tăng tổn thương cơ quan
í, Ý nghĩa: thuốc này được xem là lựa
đích trong đó có thận, tăng nguy cơ biến
chọn hàng đầu trên bệnh nhân bệnh thận
chứng mạch máu nhỏ và lớn và gây suy thận
mạn vì vừa có hiệu quà giảm protein niệu
tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường
qua cơ chế dãn tiểu động mạch ra gây giảm
type 1 và 2.
áp lực tại cầu thận, thay đổi cấu trúc cap
Mục tiêu: HbAlc < 7%, đường huyết thận, ngăn chặn quá trình xơ hóa tiến triển
đói trong khoảng 90-130 mg/dL. và hạ áp toàn thân qua tác dụng dãn động
Biện pháp: mạch và bào vệ tim.;
• Nếu độ lọc cầu thận trên 60 ml/ph/l,73 Mục tiêu: giảm protein niệu và huyết áp,
m2 da: insulin (đái tháo đường type 1 và sao cho đạt mục tiêu (như trên) nhưng cần
2) và thuốc hạ đường huyết uống (đái giới hạn tác dụng ngoại ý.
tháo đườngtype 2). Cách dùng: hiệu quả giảm protein niệu
• Nếu độ lọc cầu thận dưới 60 ml/ph/1,73 tăng theo liều thuốc ức chế men chuyển và
m2 da, thận trọng khi dùng các thuốc hạ ức chế thụ thể ngay cả khi huyết áp đã dược
đường huyết. Chlorpropamide có thể kiểm soát tốt. Nên khởi đầu từ liều thấp và
gây hạ đường huyết kéo dài trên bệnh tăng dần mỗi 2-4 tuần cho đến khi đạt liều
nhân suy thận, metformin gây nhiễm tối đa có hiệu quà giảm protein niệu, cần
acid lactic trên bệnh nhân suy thận và theo dõi biến chứng giảm độ lọc cầu thận
không dùng khi độ lọc cầu thận giàm< cấp tính, và tăng kali máu của hai thuốc này
60ml/ph/l,73 m2, thiazolidinedione (như mỗi khi tăng liều, nhất là trên các đối tượng
rosiglitazone, pioglitazone) gây tăng tái bệnh nhân lớn tuổi, suy tim, đái tháo đường.
hấp thu muối và nước và gây quá tải Không dùng trên bệnh nhân đang suy thận
tuần hoàn. Ngay cả insulin cũng giảm cấp, tăng kali máu chua kiểm soát hoặc suy
thải khi suy thận, nên chi cần dùng liều thận đang tiến triển, bệnh nhân hẹp động
thấp để kiểm soát đường huyết. Việc mạch thận, hoặc BTM giai đoạn 5.
kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bệnh Trên bệnh nhân đái tháo đường type 1 có
nhân, tình trạng tiết chế của bệnh nhân tiểu albumin vi lượng, đại lượng, giai đoạn
suy thận (tiết chế những c h ầ sinh năng bệnh thận toàn phát, việc dùng thuốc úc chế
lượng), tình trạng rối loạn tiêu hóa (chán men chuyển có hiệu quả giảm protein niệu
ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy kéo dài) là và giảm 60% nguy cơ tiến đến suy thận mạn
cần thiết trước khi dùng các thuốc hạ giai đoạn cuối và từ vong trên bệnh nhân
đường huyết để tránh biến chứng hạ đường (captopril trong nghiên cứu của Lewis).
huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng Trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 ờ
bệnh nhân. Hạ đường huyết trên bệnh giai đoạn tiểu albumin vi lượng, hoặc chi
nhân đái tháo đường có suy thận thường tăng huyết áp không kèm tiểu albumin vi
kéo dài trong nhiều ngày, nên cần theo lượng, việc dùng thuốc ức chế men chuyển

393
hoặc ức chế thụ thể angiotensin n (ramipril thận hu), thuốc đuợc chọn là ức chế thụ thể
và irbesartan, nghiên cứu IRMA 2 năm angiotensin n (losartan, irbesartan trong nghiên
2001) có hiệu quà giảm việc xuất hiện tiểu cứu RENAAL và IDNT năm 2001), chứ không
albumin, vằ giảm tiến triển của bệnh thận do phải thuốc ức chế men chuyển. Thuốc úc
đái tháo đuờng đến giai đoạn toàn phát. chế thụ thể có hiệu quả làm giảm 34% protein
M ột khi đái tháo đuờng type 2 tiến triển niệu và giảm 30% nguy cơ tăng gấp đôi
sang bệnh thận giai đoạn tòàn phát (tiểu creátinin và tiến triển đến suy thận mạn giai
albumin đặỉ luọrig tầng dần đến hội chúng đoạn cuối.

B ăng 2.9.2: tiề u thuốc úc chế men chuỹển

• T ên thuốc L iều khơi Liều th ưòng L iều tối đa T h òi gian


(tên th v o n g mại) đầu (mg) dùng (mg) (mg) đáp ú ng (giờ)

Captopril (Capoten, . 12,5 12,5-50 150 6-12


Lopril)

Enalapril (Renitec, Vasotec) 5 10-40 40 12-24

Benazepril (Lotensin) 10. 10-20 40 24

Quinapril (Accupril) 5 20-80 80 24

Ramipril (Altace) 2,5 2,5-20 40 24

Trandolapri (Mavik) 1 2 -4 8 24

Perindopril (Coversyl) 4 4-8 8 24

Imidapril (Tanatril) 10 10-40 40 24

Lisinopril (Zestril, Prinivil) 10 20 -4 0 40 24

B ảng 29.3: Liều thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Liều
Tên thuốc Liều khỏi Liều tối đa T h òi gian đáp
thường
(tên thưong mại) đầu (mg) (njg) ứng (giờ)
dùng (mg)

Eprosartan (Tevetan) 200 200-400 400 24

Irbesartan (Avapro, 150 150-300 300 24


Aprovel)
Losartan (Cozaar) ■ 50 50-100 100 12-24

Valsartan (Diovan) 80 80-160 300 24

Candesartan (Atacand) 8 8-32 32 24

Telmisartan (Micardis) 40 40 -8 0 80 24

Ọlmesartan (Benicar) 20 20-40 40 24

394
Chế độ ãn tiết chế protein Mục tiêu: LDL-cholesterol <100 mg/dL,
Ý nghĩa: tiết chế protein nhập làm chậm HDL-cholesterol > 40 mg/dL, triglyceride <
tiến triển của bệnh thận mạn và làm giảm 200 mg/dL.
triệu chứng của hội chứng urê máu cao. Biện pháp: nguyên tắc và biện pháp điều
Mục tiêu: protein nhập còn 0,6-0,8 g/ngằy trị tương tự của hướng dẫn ATP-m chung
trên bệnh nhân bệnh thận mạn truớc giai dành cho người trưởng thành, cần điều trị
đoạn điều trị thay thế thặn. Neu bệnh nhân giảm protein niệu trên những bệnh nhân tiểu
có tiểũ proteiii, cầri công thêm lượng protein proteiii nhiều gây tăng lipid máu thứ phát.
mất trong nước tiểu 24 giờ. Mục tiêu này có Biến chứng cùa thuốc hạ lipid (ly giải cơ
thế thay đổi tùy theo sự dung nạp của bệnh vân, tăng men gan...) sẽ gia tăng khi thận
nhân, tình trạng suy dinh dưỡng cùa bệnh suy và khi phối hợp các loại thuốc hạ lipid
nhàn, mức độ tiểu protein và giai đoạn bệnh với nhau. Trên bệnh nhân suy thận, ưu tiên
thận mạn. chọn các loại thuốc hạ lipid chuyển hóa qua
gan, và cẩn giảm liều với các thuốc chuyển
Cần nghiên cứu về lượng protein nhập,
hóa qua thận.
thói quen ăn uống của bệnh nhân trước khi
áp dụng biện pháp tiết chế protein. Một khi Nhóm fibrate cần giảm liều khi độ lọc
bệnh nhân vào bệnh thận mạn giai đoạn 5, cầu thận giảm dưới 60 ml/ph/1,73 m2 và
nhu cầu nhập protein giảm tự nhiên, và bệnh không dùng khi độ lọc cầu thận dưới 15
nhân dễ bị suy dinh dưỡng do thiếu protein ml/ph/1,73 m2, ngoại trừ gemfibrozil. Niacin
và tình trạng này làm tăng nguy cơ tử vong giảm liều khi độ lọc cầu thận dưới 15
cùa bệnh nhân khi khởi đầu điều trị thay thế ml/ph/1,73 m2. Nhóm statin cách dùng và
thận. Nếu bệnh nhân chạy thận nhân tạo, cần liều dùng theo bàng 29.4.
tăng protein nhập lên 0,9-lg/kg/ngày và nếu
bệnh nhân thẩm phân phúc mạc định kỳ cần Bảng 29.4: Liều thuốc statin dùng cho bệnh
tăng protein nhập lên 1-1,2 g/kg/ngày. nhân bệnh thận mạn '
Biện pháp: dùng thành phần protein có ĐLCT (ml/ph/l,73 m2)
50% protein có giá trị sinh học cao. Tăng
Thuốc < 30 hoặc
protein thực vật, giảm protein động vật. Tuy >30
giảm protein, nhưng vẫn đám bảo tổng năng đang lọc máu
lượng nhập 30-35 kcal/kg/ngày để tránh suy Atorvastatin 10-80 mg
10-80 mg
dinh dưỡng do thiếu năng lượng qua việc
cung' cấp khẩu phần glucid và lipid. Fluvastatin 20-80 mg 10-40 mg

Kiểm soát rối loạn lipid máu Lovastatin 20-80 mg 10-40 mg


Ý nghĩa: kiểm soát rối loạn lipid máu Pravastatin 20-40 mg 20-40 mg
giúp giảm: nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân
Simvastatin 20-80 mg 10-40 mg
bệnh thận mạn do đái tháo đường và không
do đái tháo đường. Mọi bệnh nhân bệnh
hận mạn được xem như bệnh nhân có nguy
1 tim mạch cao và nguy cơ này gia tăng khi
I ình thận mạn tăng giai đoạn.

395
ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH trạng tăng dị hóa protein, và tổn thương
THẬN MẠN VÀ HỘI CHỨNG URÊ xương do toan chuyển hóa mạn tính.
HUYÉT CAO
Suy tim sung huyết
Điều chỉnh liều thuốc trên bệnh nhân suy thận Điều trị yếu tố thúc đẩy suy tim như
Trên bệnh nhân suy thận, ưu tiên dùng thiếu máu, nhiễm trùng, tăng huyết áp, ăn
những thuốc có đường thải hơn 70% qua mặn. Cần thận trọng khi dùng thuốc trợ tim
đường khác ngoài thận, như qua gan, vì như digoxin vì digoxin thải qua thận và sẽ
không cần chình liều những thuốc này. Khi tích tụ trên bệnh nhân suy thận dễ gây ngộ
dùng những thuốc thải qua thận, cần phải độc digoxin. Khi ngộ độc digoxin thì thận
chỉnh liều thuốc theo chức năng thận. Một nhân tạo với màng lọc thông thường không
số thuốc không dùng trên bệnh nhân suy thận có khả năng lấy bỏ digoxin ra khỏi huyết
như metformin, meperidine, thuốc hạ đường tương, chi có biện pháp hemoperfusion dùng
huyết uống có đường thải qua thận, kháng với than hoạt mới có hiệu quả. Có thể dùng
viêm nonsteroid. cần chinh liều các kháng digitoxin thay cho digoxin vì digitoxin
sinh, thuốc hạ áp, thuốc hạ lipid máu, thuốc chuyển hóa qua gan.
chống loạn nhịp trên bệnh nhân suy thận.
Thiếu máu
Nước điện giải • Nguyên tắc:
Cần điều chình lượng nước nhập, lượng ■ Chẩn đoán và điều trị căn nguyên
muối dùng và cân bằng với việc dùng thuốc gây thiếu máu trên bệnh nhân bệnh
lợi tiểu, sao cho đạt được tình trạng ổn định thận mạn như xuất huyết, suy dinh
về thể tích tuần hoàn. Neu bệnh nhân bệnh dưỡng, thiếu acid folic.
thận mạn không có rối loạn phản xạ khát, sẽ
■ Bù các thành phần tạo máu nếu thiếu
uống nước theo nhu cầu khát, và cần tránh
(sắt, vitamin B12, folic acid) trước
mất nước do tiết chế muối quá chặt chẽ hoặc
khi dùng erythropoitein (EPO), và
dùng lợi tiểu liều cao. Việc tiết chế nước chi
đánh giá định kỳ để bổ sung những
đặt ra trên bệnh nhân có giảm natri máu.
thành phần này trong quá trình dùng
Phòng ngừa tăng kali bằng khẩu phần EPO để tránh tinh trạng đề kháng EPO.
tiết chế kali, tránh dừng các thuốc làm tăng
■ Hạn. chế truyền máu nếu không có
kali. Điều trị tăng kali bằng ngưng các thực
chi định V! tăng nguy cơ tích tụ sắt.
phẩm hoặc thuốc làm tăng kali, dùng lợi tiểu
Không truyền máu cho những bệnh
gầy mất kali, resin trao đồi kali, như sodium
nhân chuẩn bị ghép thận vì tăng
polystyren, điều trị toan chuyển hóa. Nếu
nguy cơ tạo kháng thể gây thài ghép
tăng kali không đáp ứng với các biện pháp
cấp sau ghếp.
điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ có chỉ định
điều trị thay thế thận. • Mục tiêu: duy trì Hb 11-12 g/L (Hct 33-
36%).
Điều trị tình trạng tòan chuyển hóa khi
bicarbonate huyết tương giảm dưới 16 mEq/L, • Biện pháp:
dùng natri bicarbonate (dùng 0,5 mEq/kg/ngày), ■ Bù s á đủ cho bệnh nhân trước và trong
với mục -tiêu duy trì bicarbonate huyết tương khi dùng EPO (tương đuong với ferritin
trong khoảng 20-22 mMol/L để tránh tình > 200 ng/ml, độ bão hòa transferrin

396
> 20%): dùng sắt bằng đường uống, nhân đi kèm như thiếu sắt, nhiễm trùng hoặc
hoặc truyền tĩnh mạch nếu bệnh viêm cấp tính hoặc mạn tính, cường tuyến
nhân không dung nạp sắt uống. phó giáp nặng, mất mấu mạn tính hoặc mất
■ Dùng EPO, sau khi đánh giá sắt dự máu qua thận nhân tạo, bệnh ác tính, bệnh
trữ. tạo máu như bệnh hemoglobin.

■ EPO người tái tổ hợp (recombinant Rỗi loạn chuyển hóa canxi phospho và
human erythropoietin), tiêm dưới da cường tuyến phó giáp thứ phát
80-120 Ul/kg/tuần (chia làm 2-3 Các giá trị của canxi, phospho, tích số
liều), nếu tiêm tĩnh mạch thì 120-180 canxi X phospho, ÍPTH, thay đôi theo từng
Ul/kg/tuần (chia 2-3 liều). giai đoạn bệnh thận mạn. Đ ây cũng là mục
■ Theo dõi: hồng cầu mạng, Hb, Hct tiêu cùa điều trị các rối loạn canxi, phospho
mỗi 1-2 tuần trong tháng đầu, mỗi vàìPTH .
tháng khi đạt Hb mục tiêu.
Điều trị tăng phosphate huyết tư rn g
* Tốc độ cải thiện: thường Hb tăng
Mục tiêu:
khoảng 2-3 g/dL sau 4 tuần. Nếu sau
• BTM giai đoạn 3-4: phospho máu trong
4 tuần, Hb tăng dưới 2 g/dL, táng
giới hạn 2,7-4,6 mg/dL.
25% liều. Nếu sau 2-4 tuần Hct tăng
trên 8%, Hb tăng trên 3 g/dL, giảm • BTM giai đoạn 5, bệnh nhân đang chạy
25% liều đang sử dụng mỗi tuần. thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc:

N goài EPO người tái tổ hợp dùng nhiều phospho máu trong giói hạn 3,5-5,5 mg/dL

lần trong tháng, còn dạng EPO khác như


darbopoetin-alpha dùng một tháng một lần.
Thiếu máu đề kháng EPO do nhiều nguyên

B ản g 29.5: Các giới hạn bình thường của canxi, phospho và ÍPTH theo giai đoạn cùa bệnh
thận mạn

Giai đoạn GFR Phosphorus Canxi (hiệu Intact PTH


BTM (mL/ph/1,73 m2) (mg/dL) chỉnh) (mg/dL) Ca X p (pg/mL)

3 30-59 2,7-4,6 8,4-10,2 35-70

4 15-29 2,7-4,6 8,4-10,2 70-110

5 <15, lọc máu 3,5-5,5 8,4-9,5 <55 150-300

canxi (mMol/L) X 4 = canxi (mg/dL)


Canxi hiệu chinh (theo albumin)=[0,8 X (albumin bình thường- albumin bệnh nhân)] + canxi
huyết thanh
IntactPTH :PTH hoạt tính

397
Bảng 29.6: Chiến lược bảo vệ thận tối ưu

Biện pháp Mục tiêu


Báo vệ thận độc hiệu

Thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ Đạm niệu < 0,5 g/ngày.
thề. . ĐLCT giảm <2 ml/ph/nằm : ‘
Biện pháp bào yệ tim thận
Điều tri hạ áp HA < 130/89 mmHg nếu đạm niệu <1 g/ngày
HA < 125/75 mmHg nếu đạm niệu >1 g/ngày
Tiết chế dạm trong khẩu phần 0,6-0,8 g/ngày
Kiểm soát tốt đường huyết trên bệnh nhân HbAlC < 1%
đái tháo đường

Kiểm soát cholesterol máu LDL < 100 mg/dL


Dùng erythropoietin Hb 11-12 g/dL
Tiết chế muối 3-5 g/ngày
Bỏ hút thuốc lá
Kiềm soát cân năng Đạt cân nặng ký tường
Điều trị chống kết dính tiểu cầu
Hạn chế tăng tích số canxi Xphospho
Tránh thuốc độc thận, kể cặ thuốc đông y
và thực phẩm thay thế

• Tích số canxi Xphospho < 55 mg2/dL2. đọng canxi trên mạch máu trên bệnh nhân
Biện pháp: điều trị tăng phosphate bằng: suy thận mạn, (3) dùng aluminium
(1) khẩu phần giảm phospho (phospho có hydroxyde khi tăng phosphate nặng >7
nhiều trong sữa, và chế phẩm từ sữa, trứng) mg/dL, nhưng chì trong thời gian ngắn, dưới
từ 0,8-1 g/ngày, (2) dùng thuốc gắn kết 4 tuần, và sau đó thay bằng các loại thuốc
phospho có nguồn gốc canxi (canxi carbonate, gấn kết phospho khác vì aluminium
.canxi acetate) kèm theo bữa ăn, như canxi hydoroxyde làm tăng nguy cơ ngộ độc
carbonate (40% canxi) 0,5-2 g/ngày hoặc các aluminium trên bệnh nhân suy thận nặng.
thuốc gắn kết phospho không chứa aluminium, Điều trị hạ canxi huyết tương
canxi hoặc magiê, nhu sevelamer. Sevelamer Nguyên tắc: tìm và điều trị nguyên nhân
có hiệu quả gắn được phosphate mà không hạ canxi. Hạ canxi thường là thứ phát sau
làm tăng canxi huyết tương hoặc tăng lắng

398
tăng phosphaie, giảm 1,25 dihydroxyehoie- chẩn đoán các biến, chứng củá BTM, (4)
canxiíerol và giảm nhập canxi. chuẩri bị điều trị thaỹ thế thận như mổ tạo
Mục tiêu: duy trì canxi trong giới hạn dò động tĩnh mạch để lọc máu (cần từ 6-8
bình thường theo giai đoạn của BTM. tuần để trường thành), mổ đật catheter
Tenckhoữ để thẩm phân phúc mạc (cần 2-4
Biện pháp: hạ canxi nếu là thứ phát sau
tuần để lành và sử dụng).
tăng phospho, ưu tiên kiểm soát tình trạng
tăng phospho (canxi carbonate trong bữa ăn) Nên chuyển bệnh nhân đến khám hoặc
và chì điều trị bù canxi cấp cứu chì khi nếu theo dõi điều trị bởi bác sĩ thận học khi:
bệnh nhân cố triệu chứng lâm sàng của hạ « Độ lọc cẩu thận <30 mL/min/1,73 m2.
canxi. Còn trong những trường hợp phospho • Tỳ số protein/creatinin nước tiểu bất kỳ
không tăng, có thể bù canxi ngoài Các bữa > 500-1000 mg/g.
ăn hoặc dùng canxitriol nếu bệnh nhân thiếu
• Gia tăng nguy cơ bệnh thận tiến triển.
1,25- dihydroxycholecalíiíerol.
• Độ lọc cầu thận giảm nhanh > 30%
Điều trị cường tuyến phó giáp
trong 4 tháng không giải thích được.
Mục tiêu:
• Tăng kali máu (kali máu > 5,5 mEq/L)
• Duy trì PTH trong giói hạn 150-300 pg/ml. mặc dù đã được điều trị nội khoa.
• Tránh phì đại tuyến cận giáp sẽ làm rối • Tăng huyết áp kháng trị.
loạn chuyển hóa canxi, phospho sẽ trở
• Khó khăn trong việc điều trị và đối phó
nên khó kiểm soăt.
với biến chứng của thuốc.
Biện pháp: điểu tộ nguyên nhân gây
Như vậy khuyến cáo quan trọng nhất là
cường tuyến phó giáp qua việc kiểm soát tình
nên chuyển bệnh nhân đến theo dõi bời bác
trạng tăng phospho, giảm canxi huyết tương.
sĩ thận học khi độ lọc cầu thận < 30ml/ph.
Nêu phospho không tăng, có thể dùng
canxitriol, với tác dụng ức chế trực tiếp bài
C Á C B IỆ N P H Á P Đ IỀ U T R Ị T H A Y
tiết PTH, hoặc gián tiếp qua việc tăng tái hấp
TH Ẻ THẬN
thu canxi (và cả phospho) tại đường ruột gây
tăng canxi máu (canxitriol 0,25 pg/ngày).
TIÊU CHUẨN ĐÊ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
Một số chế phẩm của cạnxitrìol (như
THẬN ĐỊNH KỲ
paracanxitol) có hiệu quả ức chế bài tiết PTH
mà ít làm tăng canxi. Chi định cắt bỏ tuyến Trừ phi bệnh nhân từ chối, mọi bệnh
phó giáp nếu bệnh nhân đề kháng với các nhân được chứng minh là đã suy thận mạn
điều trị nội khoa. giai đoạn cuối, với lâm sàng của hội chứng
urê huyết cao (thường xảy ra khi độ thanh'
THỜI Đ IẾ M HỘI CHÂN HOẶC
thải creatinin dưới 10 ml/phút, hoặc sớm
CHUYỂN BỆNH NHÂN THEO DÕI
hơn trên' bệnh nhân đái tháo đường) dều có
BỞ I BÁC S ĩ THẬN H Ọ C
chỉ định chạy thận nhân tạo. Hội chứng urê
huyết cao bao gồm:
Bác sĩ thận học làm nhiệm vụ: (1) chẩn
đoán và điều trị bệnh căn nguyên và điều trị • Cơ năng: buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt
bệnh nhân ở mọi giai đoạn cùa BTM, (2) mòi, cảm giác yếu, lạnh, thay dổi tâm
tầm soát yếu tố thúc đẩy bệnh diễn tiến, (3) thần, thường là lú lẫn hoặc hôn mê.

399
• Thực thể:
* Da vàng tái (đo tích tụ urochrorae). LựA CHỌN HÌNH THỨC ĐỂ ĐIỀU TRỊ
THAY THỂ THẬN
■ Hơi thở có mùi amoniac hoặc mùi
giống nước tiểu. Có ba hình thức điều trị thay thế thận
bao gồm: (1) lọc máu (hoặc thẩm tách máu,
■ Tiếng cọ màng ngoài tim có thể kèm
hemodialysis, HD); (2) thẳm phân phúc mạc
tràn dịch màng ngoài tim.
(peritoneal dialysis, PD) và (3) ghép thận.
■ Bàn chân rơi hoặc cổ tay rơi (bệnh Tý lệ chọn PD hoặc HD khác biệt giữa các
thần kinh do urê mấu cao). quốc gia, ví dụ 90% chọn PD tại Hong
Hoặc ờ các giai đoạn sớm hơn của suy Kong, 45% tại Anh, 36% tại Canada, 14%
thận khi bệnh nhân có những chì định cấp tại Hoa Kỳ, 6% tại Nhật. Chọn lựa ưu tiên
cứu đe dọa tính mạng như: tùy thuộc thầy thuốc, bệnh nhân, điều kiện
• Tăng kali máu không đáp ứng với điều địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo,
trị nội khoa. điều kiện vệ sinh, nguồn nước, tùy thuộc
vào văn hóa xã hội. Theo các nghiên cửu,
• Toan chuyển hóa (khi việc dùng HCO3
bệnh nhân người châu Á, bệnh nhân còn
có thể sẽ gây quá tải tuần hoàn).
nước tiểu khi đến suy thận mạn giai đoạn
• Quá tải thể tích không đáp ứng với điều cuối (thể tích nước tiểu tồn lưu), không có
trị lợi tiểu. sẹo mổ vùng bụng, lưu trú xa trung tâm lọc
máu, nên ưu tiên chọn PD. Thầy thuốc cần
xét xem có các chống chì định của PD hoặc
HD không (NKF-DOQH997).

Bảng 29.7. Chống chì định chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc

Tuyệt đối Tương đổi


Thận nhân tạo (HD)
Không có đường lấy máu thích họp Sợ kim chích
Suy tim
Rối loạn đông máu

Thẩm phân phúc mạc (PD)


Mất hoàn toàn chức năng của màng bụng. Mói mổ ghép động mạch chù bụng.
Sẹo dính trong phúc mạc làm ngăn cản Có shunt não thất - ổ bụng (trong não úng thủy).
dịch lọc dẫn lưu. Không dung nạp với chứa dịch trong ồ bụng.
Dịch lọc dò lên cơ hoành. Suy dinh dưỡng nặng.
Không có người giúp thay dịch lọc. Nhiễm trùng da.
Bệnh đường ruột (viêm ruột, viêm túi thừa).
Béo phì.

400
KÉT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh thận mạn tuy diễn tiến mạn tính, 1. The Kidney, B.M.Brenner, Voi 1,2008.
âm ỉ, nhưng thường không hồi phục. Chiến 2. Harrison’ s Principles of Internal Medicine,
Braunward, Fauci, et al., 15th ed,2007.
lược điều trị thay đổi theo từng giai đoạn
3. Primer on Kidney diseases, Greenberg A.,
chẩn đoán của bệnh. Việc điều trị bệnh căn
2009.
nguyên kết họp với điều trị làm chậm tiến 4. K DOQI guideline- Chronic Kidney
triển bệnh thận, điều trị các biến chứng của Disease, National Kidney Foudation,
bệnh thận mạn và chuẩn bị điều trị thay thận American Journal of Kidney Disease,
một khi bệnh nhân có chỉ định. (2002); 39 (2), Supp 1, p 1-242.

401
' CÂỤ H Ỏ I T ự LƯỢNG GIÁ •
Chọri một câu đúng *

1. Thuốc ức chế men chuyển giữ vai trò quan ứọng trong điều trị chậm tiến triển bệnh thận
mạn vì những tác dụng sau, chọn câu sai:
A. Giảm đạm niệu.
B. Giảm huyết áp toàn thân,
c. Giảm huyết áp tại cầu thận.
D. Giảm xơ hóa cầu thận và xơ teo ống thận.
E. Giám lipid máu.

2. Giới hạn độ lọc cầu thận phải chuyển bệnh nhân đến theo dõi thêm ở bác sĩ chuyên khoa
thận là:
A. Độ lọc cầu thận < 90 ml/ph/1,73 m2 da.
B. Độ lọc cầu thận < 60 mỉ/ph/1,73 m2 da.
c. Độ lọc cầu thận < 30 mỉ/ph/1,73 m2 da.
D. Đọ lọc cầu thận < 20 ml/ph/1,73 m2 da. .
E. Đọ lọc cầu thận < 15 ml/ph/1,73 m2 da.
3. Hb mục tiêu trong điều trị suy thận mạn là:
A. 11-12 g/dL.
. B. 1 0-iỉg/dL .
c. 10-12 g/dL.
D. 12-14g/dL ởnam và 11-12 g/dL ởnữ.
E. 10,5-11,5 g/dL.

4. Huyết áp mục tiêu trong điều trị bệnh thận mạn là:
A. Huyết áp <140/80 mmHg.
B. Huyết áp <120/80 mmHg.
c. Huyết áp < 140/90 mmHg nếu bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5.
D. Huyết áp <160/80 mmHg trên bệnh nhân lớn tuổi.
E. Huyết ấp < 125/75 mmHg nếu bệnh nhân tiểu đạm <1 g/24 giờ.
5. Các nguyên nhân gây tăng kali máu trên bệnh nhân suy thận mạn, chọn câu sai:
A. Tăng nguồn thức ăn có nhiều kali.
B. Truyền máu dự trữ.
c. Dùng thuốc ức chế men chuyển.
D. Dùng thuôc kháng viêm nonsteroid.
E. Dùng thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside.

6. Chỉ định của điều tộ thay thế thận trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là:
A. Tăng kaỉi.
B. Toan chuyển hóa mà việc điều trị truyền NaHCŨ 3 quá nguy hiềm.
c. Phù phổi cấp.
D. Dư nước, hạ natri máu nặng, không đáp ứng với việc tiết chế nước và lọi tiểu.

402
E. Hội chứng urê máu cao với creatinine huyết thanh 10 mg/dL, BUN 100 mg/dL.

7. Điều trị nguyên nhân gây bệnh thận mạn:


A. Cần thiết trong bệnh thận mạn giai đoạn 1,2.
B. Không cần thiết một khi bệnh nhân đã suy thận mạn nặng.
c. Giữ vai trò quan trọng trong làm chậm tiến triển của bệnh thận.
D. Giúp bảo vệ những nephron còn lại, và hạn chế tổn thương lan rộng.
E. Dựa trên kết quả sinh thiết thận nếu bệnh nhân tiểu đạm nhiều.

8. Erythropoietin được dùng trên bệnh nhân suy thận mạn:


A. Ngưng dùng khi bệnh nhân được chạy thận nhân tạo.
B. Liều dùng đường tiêm dưới da trong giai đoạn trước chạy thận nhân tạo.
c. Liều dùng đường tĩnh mạch là120-160 Ul/kg/tuần,
D. Có thể dùng 1 tháng 1 lần như darbopọietin.
E. Cần theo dõi bilan sắt trước, và trong quá trình dùng erythropoietin.

9. Tiết chế protein là:


A. Lượng protein trong khẩu phẩn 0,6/kg/24giờ.
B. Quan trọng hơn là tiết chế muối, nước trong điều kiện nuớc ta.
c. Có thể gây biến chửng suy dinh dưỡng đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
D. Dùng các loại protein có giá trị dinh dưỗng cao.
E. Tăng protein có nguồn gốc thực vật, giảm protein có nguồn gốc động vật.

10. Bệnh nhân suy thận mạn được khuyên ăn lạt là:
A. Là chuyển sang chế độ ăn chay.
B. Là giảm lượng NaCl nhập dưới ốg/24giờ.
c. Là không nếm, chấm thêm nước chấm, gia vị.
D. Là yếu tố quan trọng để kiểm soát huyết áp.
E. Tương ứng với Na < 2,4g/24giờ.

ĐÁP ẤN
1E, 2C, 3A, 4C, 5E, 6A, 7B, 8 A, 9B, 10A
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
NHÀ XUẤT BẢN Ỵ HỌC
CHI NHÁNH TẠI THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH
Địa chỉ: 699 Trần Hưng Dạo p .l Q.5 TP. Hổ Chí Minh
Điện thoại: 39235648 Fax: 39230562
Emai: nxbyhoc_cn@yahoo.com

ĐIỀU TRỊ HỌC


NỘI KHOA

Chịu trách nhiệm xuất bản:


HOÀNG TRỌ N G QUANG
TRẦN THÚY HỒNG
Biên tập:
M IN H H À
Trình b à b ì a :
Đ Ồ N G G IA O D E S I G N

In 3.000 cuốn khổ 20x26cm tại TNHH SX-TM-DV-IN THÁI DƯƠNG, 7 Quách Hữu Nghiêm, Q. Tàn Phú TP. HCM.
Sỗ đãng kỷ kế hoạch xuất bàn: 20-2012/CXB/131 -208/YH ngày 03/01 /2012
Số xuất bàn: 332/QĐ-YH ngày 16/8/2012. In xong và nộp lưu chiểu quý 111/2012.

404

You might also like