You are on page 1of 26

EMERGENCY MEDICINE

Q&A
CHƯƠNG 1 : HỒI SỨC
1. 1 người đàn ông 54 tuổi tiền sử khỏe mạnh vào phòng khám cấp cứu vì đau
ngực.ECG cho thấy có ổ nhồi máu cơ tim thành dưới. HA 90/60 mmHg.
Khám toàn thân thấy tĩnh mạch cổ nổi, phổi sạch. Xử trí ngay lập tức lúc
này là :.
a. truyền dịch tĩnh mạch
b. Norepinephrine.
c. Dopamine.
d. Nesiritide.
Những peptit tăng bài natri-niệu kiểu như Nesiritide có thể có hiệu quả trong
việc giảm bớt áp lực mao quản phổi bít và cải thiện khó thở trong những bệnh
nhân với suy tim sung huyết cấp mất bù Những Nesiritide như một nhân tố
truyền tin thứ hai để làm giãn những tĩnh mạch và động mạch
Nesiritide-2 mcg/ Kg bolus IV trong 60'; sau bởi 0.01 mcg/ Kg / phút truyền
liên tục;Bolus thể tich (mL)= 0.33 X trọng lượng BN ( Kg); tốc độ truyền bolus
( mL/ H)= 0.1 x Wt bệnh nhân ( kg).

e. Nitroprusside.
A. Lâm sàng của bệnh nhân phù hợp với chẩn đoán nhồi máu tâm thất phải
biến chứng của nhồi máu cơ tim thành dưới. Khoảng 1/3 số bệnh nhân nhồi
máu cơ tim thành dưới có nhồi máu thất phải. Điều trị ban đầu thích hợp là “
lấp đầy khoảng trống” bằng cách truyền dịch tĩnh mạch.
các biến đổi trên điện tâm đồ: Nhồi máu cơ tim thường làm
ST chênh lên và thay đổi sóng T. Sau khi cơ tim bị hủy thành
sẹo, thường có biến đổi sóng Q. Điều cần biết là đôi khi bệnh
nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng điện tâm đồ vẫn hoàn toàn
bình thường. Dựa theo thay đổi của phần nào của điện tâm
đồ có thể biết phần nào của tim bị nhồi máu (Zimetbaum &
Josephson, 2003):
Vách tim trước (I21.0): V1-V4
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
Vách tim dưới (I21.1): II, III, F
Vách tim bên (I21.2): I, F, V5, V6
Vách tim sau (I21.2): V1, V2
(Theo wikipedia tiếng việt )

Tiến triển ECG trong NMCT cấp

Nhồi máu thất phải


1. Giải phẫu & Sinh lý bệnh
- Động mạch vành phải cung cấp máu cho thất phải và 80%
thành sau thất trái
- Động mạch vành phải cung cấp chủ yếu cho nút xoang và
cho toàn bộ nút nhĩ thất
- Nhồi máu cơ tim thất phải đơn độc chỉ chiếm 3% các trường
hợp nhồi máu
- Luôn cân nhắc nhồi máu cơ tim thất phải khi có nhồi máu cơ
tim thành sau dưới thất trái.
- Khi có nhồi máu cơ tim thất phải,sợi cơ tim tổn thương, theo
đinh luật Franklin- Starling SV giảm, thất phải giãn, cung
lượng máu lên phổi ít, mạch phổi co, Ppw giảm, giảm tiền
gánh thất trái, phối hợp SV thất trái giảm, tụt huyết áp động
mạch hệ thống. Loạn nhịp thường gặp do tổn thương cấp máu
nút xoang và nút AV. RLEDP tăng tim phải giãn nên giảm đổ
đầy thất phải. Do vậy đổ đầy thất phải phụ thuộc vào nhĩ
phải, vách liên thất, sức căng của màng ngoàI tim, sự đồng
bộ giữa nhĩ và thất.

2. Chẩn đoán
Nhồi máu cơ tim thành sau
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
Có tam chứng: tụt huyết áp, phổi không rales, tĩnh mạch cổ
nổi.
ST chênh lên trên 1 mm ở V4R (độ nhậy 70%, đặc hiệu
100%) lưu ý là dấu hiệu này mất sau 10h ở 48% các trường
hợp nên phải ghi sớm.
Các dấu hiệu khác gợi ý nhồi máu cơ tim TP: Loạn nhịp nặng
phân ly nhĩ thất, dh tm của Kussmaul, ngựa phi phải, hở van
động mạch chủ.
Siêu âm tim: tim phải giãn, giảm vđ thành thất phải, di động
nghịch thường vách liên thất, shift vách liên nhĩ về phía trái,
hở van động mạch phổi.
Thông tim: Ppw < 18 mmHg, thay đổi dạng sóng áp lực của
RA và RV cho tăng sức kháng của đổ đầy tâm trương, dạng
dip & plateau trên sóng áp lực tâm trương thất phải cho thấy
giảm độ giãn của màng ngoàI tim.

Trích lời mngoctran

Mình có nói đôi lần về truyền dịch theo CVP, đừng để CVP
thấp quá, và cũng đừng để CVP cao quá, thường khoảng 13-
15 cm nước (tùy theo kinh nghiệm) nếu có nhồi máu thất
phải.

CVP thiếu --> tiền tải nhĩ phải thiếu --> tiền tải thất phải
thiếu --> máu lên phổi tham gia vòng tiểu tuần hoàn thiếu --
> giảm tiền tải nhĩ trái --> giảm thể tích nhát bóp --> giảm
cung lượng tim --> tụt HA.

Điều này lý giải vì sao trong nhồi máu thất phải thường thì
phổi trong không rales (giai đoạn đầu, và mình xem như BN
đủ dịch, chỉ bị suy thất phải thôi). Mình chỉ bù dịch đủ để bù
vào lượng máu lên phổi thiếu hụt do suy bơm thất phải, nhằm
tránh tụt HA gây shock nặng hơn. Còn bù nhiều quá thì thất
phải bóp không nổi sẽ có 2 ảnh hưởng : ảnh hưởng thất trái
và ảnh hưởng ngược về hệ TM (nhất là hệ TM Cửa).

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
Những cơ sở biện luận này chỉ đúng trong khoảng thời gian
đầu thôi, khi mọi chuyện chưa bị ảnh hưởng nhiều. Vì suy cho
cùng nếu mình không giúp BN thoát shock thì sẽ suy đa cơ
quan thôi.

Nhưng nếu đổ dịch nhiều quá thì áp lực trong buồng thất phải
gia tăng, đẩy vách liên thất phồng về thất trái và làm hẹp
buồng tống thất trái thì tâm thu làm giảm cung lượng tim
nhiều hơn và tụt HA nhiều hơn --> Shock nặng hơn, người ta
thường gọi là nhóm shock do thầy thuốc!

Đây là ý kiến của mình, mong mọi người bàn luận thêm nhé.
Hiểu được huyết động theo từng thời điểm sẽ giúp chúng ta
tiếp cận shock tim đúng và nhanh chóng đưa BN thoát shock.

2. Khi cân nhắc chẩn đoán phình tách động mạch chủ cấp, tình trạng nào sau
đây đúng nhất :
a. Kèm theo ngất xảy ra ở 15% bệnh nhân
b. Kèm theo triệu chứng thần kinh ở < 15% trường hợp
c. Phình tách gần gốc động mạch vành trái hay gặp nhất ,xảy ra ở 10% trường
hợp.
d. Phình tách động mạch chủ hiếm gặp ở bênh nhân dưới 40 tuổi
e. Mất mạch chi gặp ở 30% trường hợp.
D. Tỉ lệ ngất gặp ở 9 % các trường hợp. Triệu chứng thần kinh bao gồm liệt
khu trú và rối loạn tinh thần ghi nhân liên quan khoảng 17 % trường hợp.
Trường hợp phình tách động mạch chủ gần gốc động mạch vành trái hiếm gặp
( < 3% trường hợp ) , Trên lâm sàng, nó hay liên quan tới động mạch vành
phải. Mất mạch chi (phía trên ) gặp trong 15% trường hợp.
3. 1 bệnh nhân nam 54 tuổi đến viện vì nôn ra máu 2 lần từ ngày hôm qua.
Nguyên nhân hay gặp nhất có thể gây xuất huyết tiêu hóa trên ở bệnh nhân
này là
a. Viêm dạ dày
b. Viêm thực quản
c. Giãn búi tính mạch thực quản
d. Loét dạ dày tá tràng
e. Hội chứng Mallory-Weiss
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
Hội chứng bóc tách niêm mạc thực quản dạ dày ( rất thường gặp trong xuất
huyết tiêu hoá) Hội chứng Mallory Weiss là hội chứng dạ dày thực
quản liên quan đến chảy máu từ những vết rách trong niêm mạc ở
ngã ba của dạ dày và thực quản, thường gây ra buồn nôn nặng, nôn
mửa hoặc ho.

D. Các nguyên nhân theo thứ tự: Loét dạ dày, viêm trợt niêm mạc dạ dày, giãn
búi tĩnh mạch thực quản, hội chứng Mallory- Weiss và viêm hành tá tràng.

4. Kết quả của việc cấp cứu ngừng tim ngoại viện
a. 60% bệnh nhân hồi sức thành công sẽ có khả năng sống sót.
b. tỉ lệ sống sót ngang nhau giữa cấp cứu bằng kỹ thuật cơ bản với cấp cứu tại
viện.
c. Bệnh nhân đến viện sớm có nguy cơ tử vong do biến chứng nhiễm trùng
huyết.
d. Bệnh nhân đến viện muộn có nguy cơ tử vong do biến chứng thiếu oxy não.
e. Dưới 10% bệnh nhân sống sót có biến chứng thần kinh.
D. Dưới 50% bệnh nhân cấp cứu ngoại viên ngừng tim thành công sẽ có khả
năng sống sót. Hồi sức tăng tỉ lệ sống sót khi cấp cứu tại viện, bệnh nhân đến
sớm có nguy cơ tử vong do sốc tim và loạn nhịp. Trong số các bệnh nhân
xuất viện, 1/3 có biến chứng thần kinh không hồi phục.
5. Succinylcholine:
a. Kết hợp với catecholamine gây nhịp xoang nhanh.
b. Kết hợp với tăng Kali máu gây nguy cơ tử vong ở bệnh nhân bỏng cấp.
c. Cơ chế tác dụng bằng cách liên kết cạnh tranh với các thụ thể acetylcholine
ở cuối của các cơ vận động.
d. Tránh dùng ở những bệnh nhân nghi ngờ giảm hoạt động của
cholinesterase, như đang mang thai hoặc mắc bệnh gan.
e. vẫn còn khoảng 90% tác dụng nếu lưu trữ ở nhiệt độ phòng khoảng 3 tháng.
E. Mặc dù rất khó để xác định thời điểm tác dụng của succinylcholine lên soi
thanh quản và đặt nội khí quản , nó kích thích thụ thể muscarinic ở tim gây
nhịp chậm. Chấn thương cấp như tổn thương do bỏng không phải chống chỉ
định dùng succinylcholine .Cơ chế tác dụng là liên kết với các thụ thể
acetylcholine ở cuối của các cơ vận động. Không cần thiết phải tránh dùng
succinylcholine ở bệnh nhân nghi ngờ giảm hoạt động cholinesterase.
6. 1 trẻ mới sinh có trương lực cơ, vận động tứ chi, nhịp tim 90ck/p, hăt hơi,
ho, khóc to, da màu hồng toàn thân. Điểm số apgar là

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
a. 6.
b. 7.
c. 8.
d. 9.
e. 10.

D. Chỉ số apgar ( đặt tên của Virgine Apgar, người đầu tiên miêu tả ) đánh giá lại
sau 1’, 5’ và lặp đi lặp lại mỗi 15’ nếu < 7 điểm.
7. thuốc được lựa chọn để diều trị xoắn đỉnh là
a. Epinephrine.
b. Flecainide. Ic
c. Calcium gluconate
d. Magnesium sulfate.
e. Procainamide. Ia
D. Xoắn đỉnh là 1 dạng của nhịp nhanh trên thất đa hình thái. Đa số có QT kéo
dài. Những bệnh nhân này điều trị với Magnesium sulfate tĩnh mạch.Chống chỉ
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
định dùng thuốc chống loạn nhịp Ia và Ic ,có thể làm trầm trọng thêm tình trạng
loạn nhịp do kéo dài thời gian tái cực thất.
8. 1 bệnh nhân nam 45t vào cấp cứu vì bị cháy 40% diện tích cơ thể và bỏng sâu.
Ước tính trọng lượng cơ thể bệnh nhân khoảng 80kg. Sử dụng công thức
Parkland bù dịch trong cấp cứu, cần bù lượng ringer lactated bao nhiêu trong 8h
đầu sau bỏng.
a. 4400 mL.
b. 5400 mL.
c. 6400 mL.
d. 7400 mL.
e. 8400 mL.
C. Công thức bù dịch parkland trong hồi sức . Dịch LR ( 4ml/kg/% tổng diện tích
bề mặt cơ thể bị bỏng ) truyền tĩnh mạch 24h đầu tiên , ½ trong 8h đầu, ½ trong
16h sau. Trong trường hợp này , 40%. 4ml/kg.80 = 12.800ml. Truyền 6400ml
trong 8h đầu tiên.QUY TẮC CÁC SỐ 9” LÀ GÌ?
Ở nguời trưởng thành, diện tích toàn bộ cơ thể bị bỏng có thể được
đánh giá theo cách sau đây :
- Mỗi chi trên = 9%
- Mỗi chi dưới = 18%
- Thân trước = 18%
- Thân sau = 18%
- Đầu và cổ = 9%
- Vùng hội âm và vùng sinh dục = 1%

9. Bạn đang chăm sóc 1 bệnh nhân COPD nặng cần phải đặt nội
khí quản và thở máy. Để hạn chế và tránh hiện tượng “ bẫy khí “
Do bị giới hạn luồng khí, đặc biệt là vì hiện tượng xẹp đường thở động học xảy ra trong
kỳ thở ra ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khí bị nhốt lại trong phế
nang gây tình trạng bẫy khí
Bước tiếp theo nên làm là :
a. Tăng thông khí phút
thông khí phút được quy định bởi tần số thở và thể tích khí lưu thông. Bệnh nhân phải
thở hoàn toàn theo những thông số cài đặt trên máy thở. Những bệnh nhân có thể thở
theo phương thức này gồm bệnh nhân bị dùng thuốc làm liệt cơ, gây mê sâu, bệnh
nhân hôn mê, hoặc trên những bênh nhân không cần phải thở thêm do thông khí phút
cài đặt đã vượt nhu cầu của bệnh nhân. Trong CMV ( thông khí nhân tạo có kiểm soát
) không cần bệnh nhân phải thở.
b. Tăng lưu lượng thở ra của máy thở
c. Tăng tỉ lệ I-E của máy thở
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
Thời gian thở vào và tỷ lệ thì thở vào so với thì thở ra (I:E) được xác định bởi tốc độ
dòng đỉnh. Tăng tốc độ dòng đỉnh sẽ làm giảm thời gian thở vào, tăng thời gian thở ra,
và giảm tỷ lệ I:E.
d. Giảm Fi02 ( phân số oxy thở vào )
e. Đặt ống có đường kính nhỏ vào nội khí quản.
C. Bẫy khí có thể xảy ra ở bệnh nhân COPD vì xẹp đường thở động học trong
thời kỳ thở ra. Bẫy khí có thể là hậu quả của việc gắng sức trong kì thở ra. Sự
tăng lưu lượng thở ra, tăng tỉ lệ I-E của máy thở, sử dụng giãn phế quản và
corticoid có thể có tác dụng. Hỗ trợ PEEP có thể có tác dụng chống bẫy khí (
auto PEEP ).

10. 1 cậu bé 4 tuổi bị suy hô hấp nặng sau tai nạn giao thông. Cậu bị văng
khỏi xe và chấn thương ở mặt và đầu.Để đảm bảo đường thở cần xử trí.
a. sử dụng mask thanh quản kích thích thích hợp để hạn chế khả năng sặc.
b. Sử dụng kim chọc qua sụn nhẫn giáp hơn là phẫu thuật mở sụn nhẫn giáp
nếu bạn không thể đặt ống nội khí quản.
c. Mở rộng vùng cổ để cải thiện khả năng hô hấp
d. Cố gắng luồn mù ống nội khí quản qua mũi với ống nội khí quản kích
thước nhỏ
e. Tránh dùng succinylcholine vì đây là chấn thương cấp tính.
B. Sử dụng mặt nạ thanh quản có thể sử dụng như 1 thiết bị cấp cứu ở độ tuổi
này, nhưng không thể bảo vệ khỏi sặc do hít phải dịch dạ dày. Dùng kim chọc
qua sụn nhẫn giáp tốt hơn mở sụn nhẫn giáp vì màng sụn nhẫn giáp ở trẻ em
kích thước nhỏ. Khí quản nằm ở trước và trên hơn so với người lớn. Trong
trường hợp này, cổ duỗi quá mức là chống chỉ định vì khả năng tổn thương cột
sống cổ sau chấn thương. Đặt mù nội khí quản qua đường mũi không được
thực hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt sau chấn thương đầu và mặt. Succinylcholine
không chống chỉ định cho chấn thương cấp.

11. 1 bệnh nhân nữ 32t than phiền vì chứng chóng mặt và ngất xỉu. Nhịp tim
186 ck/p., HA 132/76 mmHg. Tiền sử Wolff-Parkinson-White.ECG có
sóng rộng nhanh không đều kích thích tâm thất. Thuốc được chọn là
a. Adenosine.
b. Propranolol.
c. Diltiazem.
d. Digoxin.
e. Procainamide.

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
E. Bệnh nhân có biểu hiện rung nhĩ với hội chứng WPW. Thuốc dùng xử trí
block AV chống chỉ định trong trường hợp này gồm : thuốc chẹn Beta, thuốc
chẹn kênh canxi, digoxin, adenosine.Sử dụng các thuốc này có thể gây tăng tốc
độ dẫn truyền qua các nhánh phụ ,gây tăng đáp ứng thất có thể gây rung thất.
Thuốc được chọn trong trường hợp này là procainamide.

12. 1 trẻ 6 tháng tuổi được đưa tới trung tâm cấp cứu vì bỏ bú. Trẻ đến trong
tình trạng thờ ơ nhưng vẫn đáp ứng đau. Trẻ không sờ thấy mạch
đập,Monitor tim theo dõi thấy nhịp nhanh phức hợp hẹp tần số 250
nhịp/p.Trẻ nặng 8kg. Bước tiếp theo nên làm là:
a. tiêm verapamil 0,1 mg/kg tĩnh mạch chậm
b. tiêm digoxin 0,2mg/kg IV
c. Khử rung ngay lập tức với 16 J
d. Khử rung ngay lập tức với 8J
e. Khử rung phục hồi nhịp tim 16J
D. Bệnh nhân này không ổn định cần khử rung ngay lập tức 0,5- 1J/kg. Khi trẻ
ổn định , có thể dùng adenosine 0,05 -0,1 mg/kg IV. Digoxin IV có thể dùng
để điều trị SVT chứng loạn nhịp tim bắt đầu nửa trên của tim (nhịp tim nhanh
trên thất, hay SVT) Trong trường hợp không nguy cấp, vì nó cần vài giờ để
phát huy tác dụng. Verapamil chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi do có thể gây
trụy mạch không hồi phục. Khử rung 2J/kg và dùng thuốc đúng chỉ định được
dùng để điều trị VT ( nhịp nhanh thất ).

13. 1 phụ nữ 62 tuổi vào viện vì lơ mơ. Vẫn đáp ứng đau Glasgow coma scale
11 điểm. HA 100/60mmHg. Nhịp tim 100ck/p. Thăm khám toàn thân
thấy da khô và khô niêm dịch. ECG : QT ngắn.Xét nghiệm Ca 14,2
mg/dl. P 2,9 mg/dl , K 3,9 mmol/l , creatinin 1,9 mg/dl. Xử trí ban đầu
nên làm ( 2,1-2,6 mmol/L (8,5-10,5 mg/dL) (ghi chú : 1mg = 0,25 mmol) )
a. Magnesium sulfate 2g IV chậm
b. Pamidronate 60 mg IV.
c. Calcitonin 4 IU/kg.
d. Furosemide 60 mg IV sau bù NaCl 0,9%
e. Lọc máu ngay lập tức
D. Điều trị ban đầu ở bệnh nhân này là giải quyết tình trạng tăng Ca máu và
mất nước nghiêm trọng.Nên bù dịch tích cực và dùng lợi tiểu. Sau đó điều trị
tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.
Các biphosphonates (pamidronate) và calcitonin cũng có hiệu quả trong điều

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
trị chứng tăng calci huyết , Nhưng không thường sử dụng trong cấp cứu.và
sẽ không được dùng đến khi bệnh nhân đã bù đủ dịch.Bệnh nhân suy thận và
tăng canxi máu có thể cần phải lọc máu.

14. Những yếu tố nào sau đây đúng với hội chứng mạch vành cấp:
a. Nồng độ myoglobin không ảnh hưởng tới suy thận
b. Chỉ cần đo nồng độ Troponin có thể loại trừ nhồi máu cơ tim
c. Troponin tim là yếu tố đánh giá tốt nhất tình trạng tổn thương tế bào cơ tim
d. Đo nồng độ CPK toàn phần tương tự như Troponin đặc hiệu cho tổn
thương tế bào cơ tim
e. CK-MB không có dương tính giả
C. Myoglobin thường cao ở bệnh nhân suy thận do mức lọc cầu thận giảm.Chỉ
Troponin thì không thể loại trừ MI. Troponin tim không có khả năng loại trừ
cơn đau thắt ngực không ổn định mà không có nhồi máu cơ tim ,vì tổn thương
tế bào cơ tim cần thời gian để tăng nồng độ troponin. CPK toàn phần không
đặc hiệu như troponin tim để đánh giá mức độ tổn thương tế bào cơ tim . CK-
MB có thể dương tính giả , đặc biệt trongvieem cơ tim và viêm màng ngoài
tim.

15. Xử trí ban đầu với bệnh nhân sốc mất máu do gãy xương là
a. Truyền nhanh dịch đẳng trương
b. Đảm bảo oxy và đường thở
c. Dùng vận mạch để duy trì huyết động ổn định
d. Cố định các đoạn xương gãy
e. Ngay lập tức truyền máu .
B. Với hầu hết bệnh nhân, cần đảm bảo oxy và thông khí tốt. Truyền nhanh
dịch đẳng trương sau khi đảm bảo thông khí.Dùng vận mạch cơ bản không có
tác dụng trong sốc mất máu.Cố định đoạn gãy xương là ưu tiên thứ 2. Truyền
máu khi hạ huyết áp không đáp ứng với truyền dịch.

16. đảm bảo thông khí bằng ống Combitube


a. Có thể thay thế ống nội khí quản để đảm bảo thông khí
b. Là lựa chọn hàng đầu khi cấp cứu ngoại viện
c. Là 1 trong số các dụng cụ lựa chọn khi đặt ống khó khăn
d. Sé vượt qua khoảng mù của khí quản
C. Combitube khí quản- thực quản có vai trò đảm bảo đường thở trong trường
hợp khẩn cấp. Được dùng như dụng cụ đặt ống trong lúc đặt NKQ khó

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
khăn.Combitube không có vai trò quan trọng trong cấp cứu như 1 dụng cụ
chính để đảm bảo thông khí trừ trường hợp ngừng tuần hoàn không thể đặt
ống NKQ.

17. Bạn chuẩn bị đặt ống 1 bệnh nhân béo phì (127 kg ) , có tiền sử ngưng
thở khi ngủ. Thời gian gần đúng để giãn cơ ở bệnh nhân này ( Sa02 <
90% ) nếu được thở 02 trước đó với FI02 là 1.0
a. 1 phút.
b. 3 phút.
c. 5 phút.
d. 7 phút.
e. 9 phút.
B. Tất cả các bệnh nhân đặt ống nên thở 02 trước đó. Thở oxy 100% trong
3’,sẽ giúp dự trữ oxy đầy đủ cho phép ngưng thở 8’ trước khi Sa02 < 90
xảy ra. Tuy nhiên thời gian này ít hơn ở trẻ em, người béo phì, phụ nữ
mang thai

18. Lợi ích khi dùng nitroglycerin ở những bệnh nhân có hội chứng động
mạch vành cấp
a. Co động mạch phổi
b. Giảm tiền gánh cho cơ tim
c. Tăng hậu gánh
d. Co mạch vành
e. Hỗ trợ co cơ tim
B. Nitroglycerin có tác dụng trong hội chứng động mạch vành cấp ở chỗ
giảm tiền gánh và hậu gánh ở mức độ ít hơn.Nitroglycerin IV giảm tiền
gành và nhu cầu oxy của cơ tim. Giãn mạch vành cải thiện lượng máu tới
trong thiếu máu cục bộ cơ tim.
19. Bạn đang xử trí 1 trường hợp tụt huyết áp, không đáp ứng với truyền
dịch.Bạn lựa chọn thuốc kích thích alpha –adrenergic. Thuốc đó là
a. Dopamine.
b. Dobutamine.
c. Amrinone.
d. Isoproterenol.
e. Phenylephrine
E. Các thuốc chủ vận adrenergic chia ra loại kích thích alpha ( phenylephrine),
cả alpha và beta ( epinephrine, norepinephrine) , chỉ beta hoặc chọn lọc beta
(isoproterenol, dobutamine,dopamine).Thụ thể alpha chủ yếu ở mạch máu, do đó

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
khi kích thích thụ thể alpha sẽ gây co mạch.Thụ thể beta chủ yếu ở tim gây tăng
nhịp tim, tăng cop bóp và tăng tiêu thụ oxy.Thụ thể beta 2 ở cơ trơn phế quản ,
mạch máu và tử cung.

20.
Khi chăm sóc bệnh nhân chén ép màng ngoài tim, dấu hiệu có thể nhận biết là
a. Cân bằng áp lực tâm thất trái và phải.
b. Tăng huyết áp tâm thu độc lập
c. Tim tăng động vùng trước tim
d. Sóng R thay đổi chậm trên 12 chuyển đạo
e. Trào ngược van 2 lá
A. Hậu quả của chèn ép tim có thể bị ảnh hưởng bởi thể tích và tỉ lệ ứ đọng.
Thăm khám toàn thân của beck : tĩnh mạch cổ nổi,tụt huyết áp và tiếng tim
mờ. Siêu âm tim có thể xác định các bất thường về huyết áp tâm thu ở
bệnh nhân chèn ép tim. Catheter Swan- Ganz có thể giúp ích chẩn đoán khi
cân bằng áp lực tâm thất phải- trái.

21.Chẩn đoán hay gặp trên CT ngực ở bệnh nhân có nhồi máu phổi là
a. Viêm phổi
b. Nghi tràn dịch màng ngoài tim
c. Nghi ngờ ung thư biểu mô
d. Phình tách động mạch chủ
e. Tràn khí màng phổi
A. Tần số các bệnh : Viêm phổi 6%, nghi ngờ tràn dịch màng ngoài tim 1%,
1 khối nghi ung thư mới xuất hiện 1%, phình tách động mạch chủ 0,5% ,
tràn khí màng phổi 0,5%.

22.1 bệnh nhân 49 tuổi sau lọc máu thấy mệt mỏi toàn thân. ECG thấy T
nhọn và QRS rộng. Xử trí thích hợp là
a. Tiêm glucose và insulin IV
b. Truyền NaHC03
c. Tiêm canxi gluconate
d. Khí dung albuterol
e. Uống hoặc thụt hậu môn sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate).
C .Khí dung albuterol sẽ làm hạ K máu nhanh chóng, các muối canxi sẽ hoạt
động ngay lập tức giúp ổn định màng tế bào và giải quyết phức hợp QRS
rộng. thời gian tác dụng của canxi từ 20-40’. Bicarbonate không nên dùng trừ

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
khi có toan chuyển hóa. Các phương pháp khác cũng có tác dụng làm hạ K
nhưng thời gian bắt đầu có tác dụng dài.

23.Bạn đang điều trị 1 bệnh nhân phù phổi cấp, da lạnh ướt. HA
84/56mmHg. Thuốc được lựa chọn ở bệnh nhân này:
a. Epinephrine.
b. Dobutamine.
c. Vasopressin.
d. Phenylephrine.
e. Norepinephrine.
B. Bệnh nhân có biểu hiện sốc tim. Trong trường hợp này, để cải thiện
lực co bóp của tim, dobutamine và dopamine là thuốc nên dùng với liều
tương tự như trong sốc nhiễm khuẩn.

24.1 bệnh nhân nam 72t tiền sử COPD vào cấp cứu vì khó thở tăng dần.
Khí máu động mạch trước đặt ống PH 7,22. Pc02 71mmHg, P02
68mmHg. Cài đặt thông số thở máy ở bệnh nhân này là
a. Thể tích khí lưu thông 6ml/kg và hô hấp 6 nhịp/p
b. Thể tích khí lưu thông 8ml/kg và hô hấp 10 nhịp/p
c. Thể tích khí lưu thông 10ml/kg và hô hấp 12 nhịp/p
d. Thể tích khí lưu thông 12ml/kg và hô hấp 12 nhịp/p
e. Thể tích khí lưu thông 12ml/kg và hô hấp 14 nhịp/p
B. Bệnh nhân COPD đánh giá khí máu giúp hỗ trợ chẩn đoán đợt cấp của
nhiễm toan hô hấp mạn tính.Cài đặt máy thở ban đầu bao gồm thể tích khí
lưu thông ( 5-10 ml/kg) và hô hấp ( 10-12l/p).

25. Không nên chọn đường vào tĩnh mạch nào ở bệnh nhân ngừng tim

a. Tĩnh mạch ngoại vi trước cánh tay.


b. tĩnh mạch Đòn .
c. Tĩnh mạch tinh mạch cảnh trong
d. tĩnh mạch cánh tay
e. tĩnh mạch Đùi.

E. Nên ưu tiên chọn tĩnh mạch ngoại vi ở những bệnh nhân ngừng tim. Tĩnh
mạch trung ương có thể thay thế ,và nếu chọn nên chọn tĩnh mạch cảnh trong để
tránh gián đoạn CPR ( hồi sức tim phổi). Vì dòng chảy dưới cơ hoành tốc độ thấp
nên tránh đặt ống thông vào tĩnh mạch đùi.

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
khi bệnh nhân đã ngưng tim thì việc đặt được đường truyền tĩnh mạch là
rất khó. Thậm chí có những trường hợp điều dưỡng chuyên về cấp cứu tim
mạch hơn 20 năm kinh nghiệm cũng bó tay. Trong trường hợp đó, việc đặt
được 1 đường truyền cấp cứu trở nên thật sự cấp thiết. Khi đó, điều dưỡng
thường hay cầu cứu bạn. Vậy, bạn sẽ làm sao. Trong trường hợp đó, đặt
đường truyền tĩnh mạch đùi là dễ nhất.
Về mặt lý thuyết: bạn sẽ sát trùng trước, rồi xác định động mạch đùi, sau
đó đâm song song với trục doc của chân, và kim tạo một góc khoảng 60 độ
so với mặt phẳng ngang. vị trí đâm là điểm cách điểm chính giữa động
mạch đùi 1 cm và cách nếp lằn bẹn 2-4cm.

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
Tuy nhiên, trong thực tế làm việc. để xác định được điểm chọc trên là rất
khó. vì một số lý do sau:
- Bệnh nhân đã ngưng tim, mạch không còn rõ
- Ở cách nếp lằn bẹn 2-4cm thì phần mô phía dưới động mạch là mô mềm
nên bắt mạch rất khó, ngay cả ở bệnh nhân bình thường. Mình đã đặt
đường vào tĩnh mạch đùi cho cả 100 ca bệnh nhân bình thường(phục vụ
cho mục đích khác), những vẫn thấy việc xác định các ranh giới của động
mạch rất mơ hồ.
Vì lý do này nên việc chọc được tĩnh mạch đùi bằng cách này rất khó khăn.
Do đó, trong qua trình làm việc mình đã rút ra cách sau mà theo mình thấy
là mang lại hiệu quả hơn hẳn, kể cả ở bệnh nhân mập.
Đầu tiên, các bạn cố gắng bắt động mạch đùi ngay tại nếp lằn bẹn (do
mạch đập của bệnh nhân hoặc do xoa bóp tim ngoài lồng ngực tim), tại vị
trí này, do có ngành của xương mu nên rất dễ bắt. Sau đó xác định lề phía
trong của động mạch, đâm kim song song với trục dọc của chân, thân kim
tạo góc 60 độ với mặt da. Điểm chọc là điểm cách bờ trong của động mạch
đùi 0,3-0,5cm và cách nếp lằn bẹn 1-1,5cm. Do tĩnh mạch đùi nằm phía
trong động mạch đùi và sát nhau nên việc đâm theo cách này mang lại độ
chính xác cao hơn cũng như gần như không thể đâm vào động mạch đùi.
Ngoài ra, một điểm khác cũng cần lưu ý là, nếu chọc bằng kim sắt (chỉ có
một nòng) thì rút ra máu là ngưng, không đâm sâu thêm. Còn nếu chọc

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
bằng kim luồn (2 nòng: nòng nhựa phía ngoài và nòng sắt phía trong) thì
khi rút ra máu, các bạn nên đẩy nhẹ kim thêm 2-3mm trước khi rút nòng
sắt ra.
Chúc các bạn an tâm hơn với phương pháp này.

Thầy thuốc thường cố gắng bắt mạch để đánh giá sự hữu hiệu của việc
hồi sức ngừng tuần hoàn hô hấp. Trong tất cả các nghiên cứu, giá trị lâm
sàng của việc kiểm tra mạch đập trong quá trình hồi sức ngừng tim chưa
được khẳng định. Vì tĩnh mạch chủ dưới không có van nên lúc ép tim
luồng máu dội ngược trở lại vào hệ thống tĩnh mạch, tràn vào tĩnh mạch
đùi, làm nhầm tưởng là động mạch đùi nẩy. Sự nẩy của động mạch cảnh
trong khi hồi sức ngừng tim không đánh giá được lưu lượng máu vành,
tưới máu cơ tim và tưới máu não có tốt hay không

26.xử trí ban đầu cho bệnh nhân bị sốc phản vệ do ong đốt là
a. Albuterol.
b. Cimetidine.
c. Dopamine.
d. Epinephrine.
e. Norepinephrine.

D.epinephrine là thuốc điều trị sốc phản vệ. Chườm lạnh, kháng histamin,
NAIDs, và corticosteroid được chỉ định trong trường hợp dị ứng tại chỗ do
côn trùng đốt.

27. Cấp cứu ngoại viện có thể rút ngắn D2B (door-to-balloon) hay thời gian
cấp cứu trong nhồi máu cơ tim cấp:
a. Dùng aspirin cho bệnh nhân đau ngực
b. Đặt đường truyền tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển bệnh nhân
c. Đặt ECG trên đường vận chuyển đến ED
d. Sử dụng đèn và còi báo động khi vận chuyển bệnh nhân
C. Mắc ECG trên đường vận chuyển giúp giảm thiểu D2B trong quá trình
phân loại bệnh và định hướng xử trí thích hợp ngay lập tức.

28. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng huyết bao gồm nghi ngờ nhiễm khuẩn
cộng với
a. Serum bicarbonate ≥ 16 mEq/dL
b. Nhiệt độ trung tâm < 36
c. Thở < 12 nhịp/p
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
d. Glucose máu < 60 mg/dl
e. bệnh nhân lơ mơ
B. Nhiễm trùng huyết định nghĩa như tình trạng viêm đáp ứng hệ thống (SIRS
systemic in ammatory response syndrome ) do nguyên nhân nhiễm khuẩn gây
ra. SIRS được chẩn đoán khi có 2 hay nhiều hơn các biểu hiện sau:
- Nhiệt độ cơ thể > 38 hoặc < 36o
- Nhịp tim > 90ck/p
- thở > 20 l/p hoặc PaC02 < 32mmHg.
- BS > 12000 hoặc < 4000. BC non > 10%.

29. Nguy cơ lớn nhất gây huyết khối tĩnh mạch


a. Béo phì
b. Ung thư
c. Giảm protein C
d. Tuổi > 50
e. Uống các loại thuốc tránh thai

C. Ước tính tương đối cho các nguy cơ : Béo phì ( 1-3), Ung thư (5),
Giảm pro C ( 10 ), tuổi > 50 ( 5), sử dụng thuốc ngừa thai ( 5).

30. Bạn đang cấp cứu 1 bệnh nhân bị chấn thương ngực có mảnh sườn
di động ,suy hô hấp. Chỉ định thông khí cơ học gồm
a. thở > 25l/p
b. Thở < 12 l/p
c. Pao2 < 70 mmHg với Fio2 > 0.5.
d. Paco2 > 55 mmHg với Fio2 > 0.5.
e. Chênh lệch oxy giữa phế nang và động mạch > 350
D. chỉ định điều trị mảng sườn di động có suy hô hấp gồm các tiêu chí: Dấu
hiệu lâm sàng của hô hấp kém ( thở > 35 hoặc < 8l/p,
Pao2 <60 mmHg ở Fio2 = 0,5, PaCO2> 55 mmHg Fio2 =0,5,chênh lệch oxy phế
nang-động mạch > 450 )
Bằng chứng lâm sàng của sốc nặng, kết hợp với chấn thương sọ não hoặc cần
kiểm soát đường thở hoặc cần thông khí, hoặc chấn thương nghiêm trọng cần
phẫu thuật ngay.

31.1 phần quan trọng của việc đánh giá 1 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng là
xác định bệnh nhân cần nhập viên hay điều trị ngoại trú. Hệ thống tính điểm
dự đoán tỉ lệ tử vong do viêm phổi hay gặp nhất ở bệnh nhân PORT
a. Bệnh thận

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
b. Bệnh mạch não
c. Suy tim sung huyết
d. Bệnh gan
e. Bệnh ung thư
E. Hệ thống tính điểm : Bệnh ung thư 30, bệnh gan 20 , suy tim sung huyết
10, bệnh mạch não 10, bệnh thận 10.

32. Bạn đang điều trị 1 bệnh nhân nam 58t bị sốc nhiễm trùng .Mặc dù đã bù
dịch nhưng huyết áp vẫn tụt. Để tăng huyết áp bạn sẽ chọn
a. Dopamine.
b. Dobutamine.
c. Milrinone.
d. Nordopamine.
e. Epinephrine.
A. Trong trường hợp sốc nhiễm trùng không đáp ứng với truyền dịch,
dopamine là thuốc đầu tiên nên sử dụng .Có thể khởi đầu với 5 - 15 μg/kg/min
để nước tiểu > 1 mL/kg/h và HA trung bình ( 2/3 tâm trương + 1/3 tâm thu) >
70 mmHg.
33.Bệnh nhân nam 67 tuổi vào viện vì mệt mỏi và chóng mặt sau khi nôn máu 3
lần màu bã cà phê trong 6h. HA 92/58 mmHg, nhịp tim 117ck/p. Lúc vào ông
không còn nôn máu, sau khi truyền dịch , Hb 6,7 mg/dl. Cần truyền bao nhiêu
đơn vị hồng cầu để nâng hb lên 10mg/dl.
a. 1 hoặc 2 đơn vị.
b. 3 hoặc 4 đơn vị.
c. 5 hoặc 6 đơn vị.
d. 7 hoặc 8 đơn vị.
e. Ít nhất 10 đơn vị.

B. Ở 1 người lớn trung bình 1 đơn vị máu tăng hb khoảng 1g/dL và hct lên
3%.
34. Chế độ cho người đã cấp cứu ngừng tuần hoàn là
a. Thuốc kháng glutamate
b. Thuốc chẹn kênh canxi
c. Thuốc hủy gốc tự do
d. Insulin kiểm soát đương huyết
e. Chẹn kênh Na
D. theo các nghiên cứu quan sát được, bệnh nhân hồi phục sau ngừng tim có
thiếu máu cục bộ não và ĐTĐ nguy hiểm hơn ở bệnh nhân không ĐTĐ .Cho

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
đến nay, khuyến cáo nên kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân có thiếu
máu não.

35. Tình trạng phù hợp với tím tái


a. Sự xuất hiện tím tái phụ thuộc deoxyhemoglobin trong máu hơn là
oxyhemoglobin
b. Dái tai và kết mạc mi mắt là các vị trí nhạy cảm nhất để đánh giá tím trung
ương.
c. Bệnh nhân đa hồng cầu và tím luôn luôn hạ oxy máu
d. Triệu chứng sulfhemoglobinemia có thể điều trị bằng xanh methylene IV

Đối với các loài nhuyễn thể (mollusk) có máu màu xanh (dark green) là do tính
chất của Hemocyanin (trong đó, ion đồng thay thế vai trò của sắt trong việc vận
chuyển oxygen).
Tuy nhiên đối với việc một số người có máu màu xanh thì khác, đó là do một loại
bệnh rất đặc biệt, được gọi là sulfhemoglobinemia (khi lưu huỳnh - sulfur kết hợp
với hemoglobin trong hồng cầu), nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến cái
chết. Lưu huỳnh ở đây thực tế không phải lưu huỳnh đơn chất, mà là dưới dạng
hydrogen sulfide (H2S), một chất độc, nó kết hợp với ion sắt trong hemoglobin và
kết quả là oxygen không được vận chuyển vào máu nữa (có H2S chiếm giữ rồi),
máu thiếu oxygen.

e. Trong trường hợp tím ngoại vi do lạnh ở bệnh nhân khỏe manh, phân tích
khí máu động mạch thường có giảm bão hòa oxy động mạch.
A. Tím tái có 2 loại là ngoại vi và trung ương, hậu quả của deoxygenated
hemoglobin hoặc bất thường hemoglobin.Mức độ xanh tím phụ thuộc vào
inhiều yếu tố như lưu lượng máu , sắc tố da…Vị trí nhạy cảm nhất để đánh
giá tím trung ương là lưỡi, các vị trí khác như móng tay, kết mạc mi mắt độ
tin cậy không cao.Tím tái phụ thuộc vào sự giảm số lượng tuyệt đối của
Hb trong máu. 1 bệnh nhân thiếu máu có thể thiếu oxy trầm trọng nhưng
không có tím tái. 1 bệnh nhân rối loạn sinh tủy ( Myeloid metaplasia )
Không thể có giảm oxy máu, nhưng có tím tái do deoxygenated hemoglobin.
Nếu tím tái không đáp ứng với oxy nên nghi ngờ methemoglobinemia. Trẻ
dưới 6 tháng tuổi có một số đặc điểm sinh lý khác với trẻ lớn hơn và người
lớn, trong đó sự chuyển hóa các chất, đặc biệt là chất độc, chưa hoàn chỉnh.
Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa với nước pha củ dền, cà rốt sẽ uống phải
một lượng lớn nitrat, nitrit. Riêng nitrat cũng sẽ bị các vi khuẩn ở đường tiêu
hóa chuyển hóa thành nitrit cộng với nitrit có sẵn phân tán khắp trong máu
của trẻ. Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
(hemoglobin hay huyết sắc tố là chất làm cho hồng cầu có màu đỏ), biến
hemoglobin thành methemoglobin và chất sau này không thể làm nhiệm vụ cố
định và chuyên chở oxy hay thán khí giống như hemoglobin, tức là cơ thể trẻ
bị ngộ độc nitrit không thể làm tròn chức năng hô hấp, mặc dù vẫn có đủ
không khí để hít thở bình thường. Vì thế trẻ bị ngộ độc củ dền, cà rốt hay ngộ
độc nitrat, nitrit được gọi là bị chứng methemoglobin huyết
(methemoglobinemia, tức trong máu có chất methemoglobin) và triệu chứng
ngộ độc là khó thở, tím tái, suy hô hấp. Trẻ lớn hơn và người lớn dùng củ dền,
cà rốt không việc gì bởi vì cơ thể có khả năng chuyển hóa, giải độc tốt hơn, sẽ
khử methemoglobin biến trở lại thành hemoglobin, trong khi trẻ dưới 6 tháng
tuổi thì sự giải độc này rất chậm và khó khăn hơn nhiều.
Điều trị dùng xanh methylen IV. Sulfhemoglobinemia không đáp ứng với
xanh methylen.

36. Trong điều trị sốc tim


a. Dopamine duy trì lưu lượng máu tới thận, có thể gây phản xạ chậm nhịp
tim
b. Dobutamine tăng co bóp tim và giảm hậu gánh.
c. Tránh truyền dịch ở những bệnh nhân sốc tim có tụt huyết áp
d. Furosemide gây giãn tĩnh mạch và giảm hậu gánh hơn tiền gánh
e. Nên duy trì huyết áp tối ưu chỉ dao động khoảng 18-20mmHg.
B. Cần điều trị tích cực tình trạng tụt huyết áp và thiếu oxy.Nếu huyết áp
động mạch trung bình < 70mmHg là do cơ tim giảm co bóp do thiếu dịch.
Bn sốc tim không có phù phổi đầu tiên có thể bolus dịch 150- 200ml. Khi
HA > 100mmHg ,chỉ định dùng dobutamine. Khi HA < 90mmHg nên
dùng dopamine để tăng áp. Furosemide giúp giảm tiền gánh do tác dụng
lợi tiểu, và có tác dụng giãn mạch trực tiếp.

37. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân sau hồi sinh tim phổi là
a. Đụng dập cơ tim và suy thất phải
b. Ngưng tim phổi tái phát
c. Viêm phổi
d. Thiếu oxy não
e. Chảy máu do thủng dạ dày hoặc vỡ gan
D.Biến chứng sớm sau hồi sinh tim phổi là đụng dập cơ tim, vỡ gan, tràn dịch
màng ngoài tim, thủng dạ dày.Biến chứng muộn gồm : viêm phổi, ngừng tim
phổi thứ phát, xuất huyết tiêu hóa và phù phổi.

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
38. Chọn đáp án đúng với tác nhân ức chế dẫn truyền thần kinh
a. Succinylcholine chống chỉ định ở những bệnh nhân bị dị ứng với mycins.
b. Pancuronium bromide có liên quan làm nhịp tim chậm.
c. Vecuronium bromide có tác dụng đối nghịch với atropine và neostigmine.
d. Pancuronium hoặc succinylcholine nên tránh ở những bệnh nhân bị gãy xương
dài .
e. Pancuronium có thể gây ra là sốt
Câu trả lời là c. Succinylcholine (1,5 mg / kg) là một tác nhân khử cực ức chế thần
kinh nhanh chóng. Hiện tượng tê liệt xảy ra trong vòng 3 phút sau khi tiêm. Nó có
thời gian hoạt động ngắn . Các thuốc có thể gây ra tê liệt các bó cơ bắp, co cứng
cơ cục bộ và nhịp tim chậm do ức chế hệ muscarinic. Chống chỉ định sử dụng của
nó bao gồm suy thận, bệnh về cơ, tổn thương cơ, hoặc bỏng quá 24 tiếng đồng
hồ. Tăng thân nhiệt ác tính là một biến chứng hiếm gặp (Dantrolene có thểgây
giãn cơ).
thuóc giãn cơ không khử cực bao gồm pancuronium và vecuronium. Nó gây nhịp
tim nhanh do kích thích dây thần kinh phế vị, và cả hai có thể gây tụt huyết áp.
Thời gian hoạt động của chúng là khoảng 30 phút. Các thuốc này tác dụng ngược
với thuốc anticholinesterases (neostigmine edrophonium). Một liều nhỏ có thể
sử dụng trước khi dùng thuốc giãn cơ khử cực để ngăn chặn co cứng cơ cục bộ.
Trước khi dùng giãn cơ sẽ dùng thuốc an thần và giảm đau .
.
39. Chọn sự kết hợp chính xác:
a. Giảm calci máu và dừng digoxin.
b. Tăng Magne máu- phức bộ QRS rộng, kéo dài khoảng PR và QT, ST
chênh xuống với sóng T sâu đảo ngược.
c. Suy thận và bệnh loét dạ dày tá tràng được điều trị bằng canxi ,thuốc
kháng acid, mất phản xạ gân sâu,hạ huyết áp, suy hô hấp.
d. Suy thận và ngừng tim, theo kinh nghiệm tiêm tĩnh mạch calcium chloride.
e. Tăng magne máu(> 10 mEq / mL), chạy thận nhân tạo.

Digoxin, thuộc nhóm glycoside trợ tim, có tác dụng trên cơ tim phụ thuộc vào liều lượng. Nhờ tác
dụng làm co sợi cơ tim (inotropic), digoxin làm tăng sức co thắt cơ tim, cải thiện sự làm rỗng tâm
thất trong thời kỳ tâm thu, làm giảm áp suất cuối kỳ tâm trương, làm giảm kích thước của tim đã
bị giãn. Vì vậy, khi dùng trong các trường hợp suy tim sung huyết, digoxin sẽ cải thiện chức năng
co thắt và làm giảm tiêu thụ oxygen của cơ tim.

Nhờ tác dụng cường vagus trên các nút xoang và nút nhĩ-thất, tức là giảm tốc độ dẫn truyền của
các sợi hạch, nên digoxin làm giảm nhịp tim và làm giảm dẫn truyền thần kinh, qua đó nó làm
giảm nhịp tim và dẫn truyền kích thích.

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
Nhờ tác dụng kích thích cơ dương tính, digoxin làm tăng tính tự động của cơ tim, làm tăng sự tạo
thành kích thích dị dưỡng (xem Tác dụng ngoại ý).

Với liều cao, digoxin hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm

Câu trả lời là d. Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng Magne ở bệnh nhân suy
thận là do sử dụng bừa bãi các thuốc kháng acid có chứa magiê. Tăng magiê làm
giảm dần kích thích thần kinh cơ và phản xạ gân sâu. Phản xạ gân sâu bị mất
trước khi hạ huyết áp, loạn nhịp tim, hoặc tê liệt. Tiêm tĩnh mạch
canxi có thể đối phó với tình trạng tê liệt thần kinh cơ do tăng magne máu. Việc
điều trị chủ yếu là bù nước muối và furosemide (chống chỉ định: suy thận.hạ
magne có thể thứ phát do điều trị thuốc lợi tiểu mãn tính, nghiện rượu, suy dinh
dưỡng, tiêu chảy. Biểu hiện tương tự như giảm calci máu và chủ yếu là thần kinh
cơ (tăng phản xạ, tetany, suy nhược,dị cảm, và co rút khớp bàn chân bàn tay),
thần kinh trung ương (mất điều hòa, lú lẫn, co giật, và hôn mê), và tim (loạn nhịp
tim,suy tim và hạ huyết áp). Khi điều trị hạ kali máu liên quan đến rối loạn nhịp tim,
Nên nghĩ đến bù magne. Tiêm tĩnh mạch canxi được chỉ định trong ngừng tim thứ
phát do tăng Kali máu.

40. nhu cầu dịch và calo trong 24h cho một đứa trẻ 51-lb? Lb= pound= 0,45kg
a. 1600 ml nước, 1600 calo.
b. 1800 ml nước, 1800 calo.
c. 1600 ml nước, 1800 calo.
d. 1525 ml nước, 1.525 calo.
e. 1525 ml nước, 1.325 calo.
Câu trả lời là a. Công thức tính dịch và calo ở trẻ em và người lớn là:
Đầu tiên 0-10 kg: 100 cal/kg/24 h
Tiếp theo từ 10 đến 20 kg: 50 cal/kg/24 h
Từ 20 đến 70 kg: 20 cal/kg/24 h
Lưu ý rằng nhu cầu calo và dịch giống nhau ở trẻ em không sốt. ở trẻ em
chỉ truyền dịch, khoảng 20% nhu cầu calo nên được thay thế bằng glucose 5 %.
Nhu cầu hàng ngày bình thường natri là 3 mEq / kg. Nhu cầu hàng ngày cho kali là
2 mEq / kg.
41.
Nitroglycerin giãn cơ trơn mạch máu. Ở liều thấp, tác dụng của nó tốt nhất lên
a. Động mạch vành.
b. Tĩnh mạch.
c. Động mạch lớn.
d. Động mạch nhỏ.
e. Mao mạch.
Câu trả lời là b. Ở liều lượng thấp hơn, nitrat chủ yếu giãn mạch. làm giảm áp động
mạch phổi do đó rất có hiệu quả trong điều trị ban đầu của phù phổi cấp. khi
liều cao IV nitroglycerin cũng gây giãn nở động mạch làm giảm huyết áp và
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
hậu gánh. Tác dụng giảm hậu gánh dường như rõ rệt hơn ở những bệnh nhân tăng
huyết áp. Nitrat hoạt động như một nguồn ngoại sinh của oxit nitric, gây giãn cơ trơn
mạch máu và có thể có một tác động khiêm tốn trên kết tập tiểu cầu và huyết khối.

42. Mục tiêu điều trị trong điều trị bệnh nhân bị sốc là:
a. Đặt PVC.
b. Bù lượng máu mất bằng cách truyền gấ p 3 lần dịch cao phân tử.
c. Mụctiêu nước tiểu đạt 0,5-1,0 ml / kg / giờ.
d. Đạt huyết áp> 120/80 mmHg.
e. Không ý nào ở trên
Câu trả lời là e. Mục tiêu điều trị sốc là khôi phục lại đầy đủ tưới máu mô. Điều này chỉ
có thể được đánh giá bằng những ảnh hưởng của điều trị trên tất cả các bộ phận cơ
thể quan trọng: não (chức năng thần kinh trung ương), hệ thống mạch máu (huyết áp,
mạch áp lực, màu da) và thận (nước tiểu).. Các yếu tố khác có thể che dấu chức
năng bất thường, chẳng hạn như đường niệu tăng làm tăng lượng nước tiểu …. Nếu
không đáp ứng với điều trị hoặc lâm sàng tiến triển xấu nên nghi ngờ yếu tố phức tạp
(bệnh kèm theo, suy tuyến thượng thận chướng dạ dày, tràn khí màng phổi,
chèn ép tim, vv.)

43. Thiếu oxy kéo dài có thể dẫn đến:


a. Giãn mạch phổi.
b. Giảm lưu lượng máu phổi đến đỉnh phổi.
c. Co mạch vành.
d. Giảm huyết áp tâm trương cuối thì thất phải
e. Tăng áp lực đổ đầy vòng tuần hoàn
Câu trả lời là e. Thiếu oxy gây ra sự co mạch phổi làm tăng áp động mạch phổi. Áp
lực động mạch phổi tăng có xu hướng tăng tưới máu ở đỉnh phổi
giảm thiểu các tác động của lực hấp dẫn trên tưới máu phổi. Co mạch phổi làm giảm
cung lượng tim, dẫn đến tăng phản xạ giữ muối và nước, dẫn đến tăng thể tích ngoại
bào và làm tăng thể tích tuần hoàn, góp phần vào sự gia tăng cuối của
huyết áp tâm trương ở thất phải và tiền gánh tăng giúp tâm thất phải làm tăng hậu
gánh. Thiếu oxy kéo dài cũng gây giãn mạch.

44. Một người đàn ông 33 tuổi đột ngột hôn mê, tiền sử khỏe mạnh. Xét nghiệm
Glucose máu (90 mg / dL), tiêm naloxone, và khám xem có bị chấn thương không.
Bạn nhận được kết quả xét nghiệm sau đây:
natri, 148 mEq / L; clorua, 125 mEq / L; HCO3, 17 mEq / L; kali, 5,8 mEq / L; BUN 18
mg / dL;creatinine, 1,1 mg / dL, độ thẩm thấu huyết thanh, 305. nguyên nhân có thể
nghĩ đến:
a. Suy tuyến thượng thận cấp tính
b. Ngộ độc Methanol
c. Ngộ độc Salicylate
d. Ngộ độc xyanua.
e. Ngộ độc rượu
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
Câu trả lời là a. Tính toán khoảng trống anion [Na + - (Cl- + HCO3)] giúp phân biệt
nhiễm toan chuyển hóa. khoảng trống anion bình thường là dưới 12. Nguyên nhân
của anion bình thường mà nhiễm toan bao gồm nhiễm toan ống thận, Addison
bệnh, tiêu chảy, và mở thông niệu quản- đại tràng sigma. Nguyên nhân AG cao bao
gồm ngộ độc methanol, nhiễm độc niệu, DKA ,
paraldehyde, isoniazid, nhiễm acid lactic, ethanol, salicylat, và xyanua.

2. Dấu hiệu: Tụt huyết áp là dấu hiệu chủ yếu. Tăng sắc tố (hội chứng
Nelson),hậu quả của việc tăng ACTH, là dấu hiệu đặc trưng nổi bật của hơn
90% bệnh nhân suy tuyến thượng thận, tuy nhiên dấu hiệu này không gặp
ở những bệnh nhân suy thượng thận thứ phát. Các dấu hiệu này có thể
không có trong những trường hợp cấp tính vì không đủ thời gian cho chúng
phát triển. B. Chẩn đoán  Tam chứng hạ natri máu, tăng kali máu, và
huyết áp thấp là dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán. Giảm cortisol đưa đến hạ
đường huyết mau chóng. Mức cortisol cơ bản trong máu thay đổi một cách
bất thường hoặc giảm sau khi tăng sử dụng ACTH cũng là một dấu hiệu để
chẩn đoán. Sự tiết Aldosterone thấp, hậu quả của việc thiếu muối dẫn đến
tăng nồng độ renin trong huyết tương. C. Ðiều trị:  Điều chỉnh tình trạng
giảm thể tích và hạ natri máu bằng truyền tĩnh mạch dung dịch Dextro 5%
pha với huyết thanh mặn đẳng trương đồng thời sử dụng glucocorticoids. 
Truyền tĩnh mạch bolus 100 mg hydrocortisone sodium succinate hoặc 2mg
dexamethasone. Ðiều trị duy trì bằng cách cung cấp đầy đủ 50mg
hydrocortisone sodium succinate truyền tĩnh mạch mỗi 6 đến 8 giờ.
Mineralocorticoids chưa cần thiết trong giai đoạn này. Trong 24 giờ đầu, các
rối loạn thể tích và rối loạn điện giải phải được điều chỉnh bằng cách sử
dụng Dextrose 5% pha trong dung dịch normal saline theo hướng dẫn của
áp suất tĩnh mạch trung ương.  Thuốc vận mạch như Dopamine có thể cần
thiết để nâng huyết áp. Khi bệnh nhân đã ổn định về huyết động học, mới
bắt đầu truy tìm nguyên nhân thật sự gây cơn suy thượng thận cấp. –

45. Một người đàn ông 62 tuổi không rõ bệnh sử được đưa đến khoa cấp cứu sau khi
cấp cứu ngoại viện thành công . Ông đã được đặt nội khí quản và huyết áp bình
thường nhưng vẫn còn kém tưới máu. Thuốc thích hợp nhất sử dụng trong tình
huống này là:
a. Epinephrine ở 0,05-1,0 mg / kg / phút.
b. Dobutamine tại 5-20 mg / kg / phút.
c. Dopamine tại mg / kg / phút 5-10.
d. Dopamin 2-5 mg / kg / phút.
e. Norepinephrine tại 4 mg / kg / phút.
Câu trả lời là b. Dobutamine là thuốc có hiệu quả ở bệnh nhân huyết áp bình thường
sau khi ngừng tim nhưngvẫn còn kém tưới máu. Dobutamine có xu hướng giảm
kháng lực mạch máu (SVR), mà không làm tụt huyết áp bệnh nhân.
- Tác dụng chủ yếu trên b1, trên anpha và B2 không rõ ràng

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh
Lưu ý: Trước khi dùng vận mạch phải đảm bảo thể tích trong lòng mạch đủ.
Hai tình huống dùng vận mạch hay gặp
*Dùng vận mạch điều trị sốc trong nhồi máu cơ tim phải theo thứ tự như sau:
01: Khi HA tâm thu còn = 90mmHg => thì hiệu lực co sợi cơ (+) của Dobutamin đủ ngăn
chặn tụt huyết áp
02: Khi HA tâm thu = 70-90 mmHg => Thì nên dùng Dopamin để nâng HA
03: Khi HA tâm thu < 70 mmHg => Thì dùng Noradrenalin để nâng HA
*Dùng vận mạch điều trị sốc trong choáng nhiễm trùng từng bước như sau:
01.Dopamin khởi đầu liều thấp từ 05 mcg/kg/phút --> tăng đến 20 mcg/kg/phút
02.Nếu Dopamin đã tăng đến 20 mcg/kg/phút mà HA tâm thu còn < 90 mmHg => Phối
hợp thêm Noradrenalin
. 03.Nếu Dopamin trong khoảng < 20 mcg/kg/phút và HA tâm thu ở mức mong muốn,
nhưng nhịp tim nhanh > 130 l/phút => phối hợp thêm Noradrenalin.
Công thức phối hợp như sau
:+Dopamin = 2-5 mcg/kg/phút
+Noradrenalin = 0.01-1.6 mcg/kg/phút ( ngó tl Koala)
46.64
Một người đàn ông 72 tuổi có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) vào
khoa cấp cứu vì khó thở tăng dần. Khí máu động mạch pH 7.26, PCO2 52 mmHg, và
PO2 48 mmHg. khí máu động mạch làm 6 tháng trước đây, khi bệnh nhân đang trong
tình trạng ổn định: pH 7.40, pCO2 43 mmHg, và PO2 72 mmHg. Oxy được chỉ định
thở 4 L/p qua Mask. khí máu động mạch làm 30 phút sau : pH 7.22, một PCO2 65
mmHg, và PO2 70 mmHg. Nguyên nhân có khả năng nhất làm tăng Pc02 nặng lên
của bệnh nhân này là:
a. Giảm áp lực shunt
b. Tăng thông khí không hợp lí.
c. Lo lắng.
d. Khuếch tán trao đổi khí ngày càng xấu
e. Độc tính của oxy.
Câu trả lời là b. Đối với các bệnh nhân COPD, việc thở oxy liều cao có thể gây
giảm thông khí do ức chế trung tâm hô hấp gây đáp ứng với ôxy thấp và hoặc
tăng thông khí khoảng chết dẫn tới làm giảm thông khí hiệu dụng. Chú ý đối với
bệnh nhân COPD chỉ cho thở oxy không quá 3 lít/phút bằng oxy kính hoặc xông
và tốt nhất là cho thở bằng mặt nạ venturi với FiO2 tương đương 35%. Trong
Group: Cập nhật kiến thức y khoa
Bs: Phạm Ngọc Minh
COPD do ứ CO2 mãn tình nên các thụ thể hô hấp ở não không đáp ứng với nồng
độ CO2 trong máu nữa( vì quen rồi giống như bạn lâu lâu lại chơi còn tiếp đón
chứ ngày nào cũng lại đến một lúc nào đó chẳng thèm làm hết) nên kích thích hô
hấp giao cho O2 đảm trách, nên khi PaO2 tăng sẽ giảm tính kích thích hô hấp nên
gây ứ CO2 thêm mà CO2 tăng thêm cũng chẳng có tác dụng kích thích hô hấp,
nên nếu để PaO2 tăng kéo dài có thể làm ứ CO2 và gây rối loạn tri giác luôn.

Group: Cập nhật kiến thức y khoa


Bs: Phạm Ngọc Minh

You might also like