You are on page 1of 41

T

H

1 C
1
B
À

PHẦN 1: NỘI DUNG


I. Chuẩn bị
1. Dụng cụ, thiết bị:
- Đồng hồ bấm giây (hình 11.1), huyết áp kế điện tử (hình 11.2)
- Dụng cụ mổ: kéo (hình 11.3), dao mổ (hình 11.4), panh (hình 11.5), kim chọc tủy (hình 11.6)
- Khay mổ (hình 11.7), kim găm ếch (hình 11.8), bông thấm nước, móc thủy tinh (hình 11.9),
chỉ
- Máy kích thích điện (hình 11.10), nguồn điện 6V, ống thông tim (hình 11.11), cốc thủy tinh
250mL (hình 11.12)

Hình 11.1 Hình 11.2 Hình 11.3

Hình 11.4
Hình 11.5
Hình 11.6
Hình 11.8 Hình 11.9
Hình 11.7

Hình 11.10 Hình 11.12


Hình 11.11

2. Hóa chất:
- Dung dịch Ringer lactate
- Dung dịch Ringer lactate có pha Andrenalin nồng độ 1/50.000 hoặc 1/100.000

3. Mẫu vật: Ếch

II. Các bước tiến hành:


1. Thực hành đếm nhịp tim:
- Bước 1: Đếm nhịp tim (thông qua bắt mạch đập ở cổ tay) khi đang nghỉ ngơi:
+ Tay để ngửa, ăn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấn
mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay (Hình 11.13).
+ Nhìn đồng hồ và đếm số mạch đập trong 1 phút.
+ Ghi lại số liệu đếm được.

Hình 11.13
- Bước 2: Đếm nhịp tim ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút hoặc chống hai tay xuống
ghế và nâng hạ cơ thể vài chục lần:
+ Cách đếm nhịp tim như khi đang nghỉ ngơi. Ghi lại số liệu đếm được.
2. Thực hành đo huyết áp:
Sử dụng huyết áp kế điện tử để đo huyết áp.

- Các bước thực hiện:

Số liệu trên cùng là giá trị huyết áp tâm thu, ở giữa là tâm trương và dưới cùng là nhịp tim.
- Lưu ý:

3. Thí nghiệm tìm hiểu tính tự động của tim:

Bước 1: Dùng kim chọc


tuỷ phá tuỷ sống ếch và
ghim ếch ngửa trên khay
mổ.
Bước 2: Mổ lộ tim:
+ Dùng kéo cắt bỏ một
mảnh da ngực hình
tam giác.

+ Dùng panh kẹp nâng


xương ức và ngực, cắt
bỏ mảnh lồng ngực
theo hình cắt ở da
trước đó.

+ Kéo căng hai chi trước


sang hai bên và ghim
lại để mở rộng vết mổ.
+ Dùng panh kẹp nâng
màng bao tim lên và
dùng kéo cắt màng bao
tim. Nếu máu chảy
nhiều thì dùng bông
tẩm dung dịch sinh lí
thấm bớt máu.

Bước 3: Quan sát hoạt


động của tim và đếm số
nhịp tim trong 1 phút. Ghi
lại kết quả đếm.

Bước 4:
+ Dùng kẹp luồn sợi chỉ
dưới hai nhánh động
mạch thủ phải và trái
rồi lật ngược tim ếch
lên phía trên
+ Kéo hai đầu chỉ lùi
xuống phía dưới, vào
đúng vị trí giữa xoang
tĩnh mạch với tim và
buộc chặt lại

Bước 5: Đếm nhịp đập


xoang tĩnh mạch và nhịp
đập của tìm trong 1 phút.
Ghi lại kết quả đếm.

4. Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm- đối giao cảm đối với hoạt
động của tim ếch:
Bước 1: Dùng kim chọc tuỷ
phá tuỷ sống của ếch và ghim
ếch ngửa trên khay mổ.
Bước 2: Mổ lộ tim theo các
bước như ở thí nghiệm nghiên
cứu tính tự động của tim.

Bước 3: Tìm dây thần kinh hỗn


hợp (giao cảm – đối giao cảm)
đến tim:
+ Dùng kéo cắt bỏ da, xương
ở một góc hàm sát chỉ trước.
Kéo chân ếch cạnh góc
hàm, cắt chếch xuống dưới
và ghim chân lại. Dương
móc thuỷ tinh phá bỏ tổ
chức liên kết ở góc hàm và
chi trước sẽ lộ ra một hốc
nhỏ. Nhìn xuống đáy học để
tìm cơ nâng bà. Cơ này có
hình tam giác. Vắt ngang
qua cơ này là bỏ dây thần
kinh – mạch máu, dây thần
kinh lớn nhất nằm sát và
song song với mạch máu
chính là dây thần kinh hỗn
hợp (gồm cả sợi giao cảm
và sợ đối giao cảm).
+ Dùng móc thuỷ tính tách
dây thần kinh hỗn hợp này
ra khỏi mạch máu. Luồn sợi
chỉ xuống phía dưới để nâng
dây thần kinh lên và đặt vào
điện cực kích thích

+ Đếm nhịp tim trong 1 phút.


Ghi lại kết quả đêm.

Bước 4: Dùng máy kích thích


điện kích thích dây thần kinh
qua hệ thống rung trong
khoảng 5s. Đếm nhịp tim trong
khi kích thích và sau khi ngừng
kích thích. Ghi lại kết quả đếm.
5. Thí nghiệm tìm hiểu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch:
- Bước 1: Dùng kim chọc tuỷ phả tuỷ sống ếch và ghim ếch ngửa trên khay mổ.
- Bước 2: Mô lộ tim ếch:
+ Mổ lộ tim theo các bước như ở thí nghiệm nghiên cứu tính tự động của tim. Mở rộng thêm
lồng ngực để tim ếch lộ rõ hơn.
- Bước 3:
+ Cắt đứt các mạch máu đến và đi khỏi tim (lưu ý giữ lại xoang tĩnh mạch).

+ Bỏ tim vào cốc thuỷ tinh có chứa 100 mL dung dịch sinh lí (Vd như Ringer lactate), đếm
nhịp tim trong 1 phút và ghi lại kết quả.

+ Sau đó thay dung dịch sinh lí có adrenalin, đếm nhịp tim trong 1 phút và ghi lại kết quả.

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM


I. THỰC HÀNH ĐẾM NHỊP TIM
Câu 1. Nhịp tim người bình thường trong lúc nghỉ ngơi:
A. 60 – 100 lần/phút.
B. 60 – 80 lần/phút.
C. 40 – 80 lần/phút.
D. 50 – 90 lần/phút.
Câu 2. Khi vận động mạnh, nhịp tim sẽ đập:
A. bằng lúc nghỉ ngơi.
B. nhanh hơn lúc nghỉ ngơi.
C. chậm hơn lúc nghỉ ngơi.
D. khó xác định.
Câu 3. Vì sao tim lại đập nhanh hơn khi vận động mạnh?
(1) Vì người vận động mạnh nên tim cũng vận động mạnh
(2) Vì nhu cầu máu và oxy của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ bắp tăng lên
(3) Vì quá trình thải loại độc tố được thúc đẩy mạnh mẽ hơn
(4) Vì tim phải hoạt động nhiều hơn để tăng lượng máu trao đổi trong tuần hoàn
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Khi vận động mạnh thì huyết áp sẽ thay đổi như thế nào?
A. bằng lúc nghỉ ngơi.
B. tăng so với lúc nghỉ ngơi.
C. giảm so với lúc nghỉ ngơi.
D. khó xác định.
Câu 5. Vì sao khi vận động mạnh huyết áp lại tăng?
(1) Vì vận động mạnh làm tim đập nhanh (tăng nhịp tim).
(2) Vì vận động mạnh làm tim đập mạnh (tăng lực co tim).
(3) Vì tim phải bơm một lượng máu lớn đến mô.
(4) Vì lưu lượng máu trao đổi trong tuần hoàn tăng, gây áp lực lớn lên động mạch.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong - huyền
thoại của làng thể thao thế giới, tim của anh đập khoảng 32
nhịp mỗi phút. Vậy anh có bất thường gì về nhịp tim hay
không?
A. Nhịp tim chậm
B. Nhịp tim nhanh
C. Bình thường
D. Rối loạn nhịp tim
Câu 7. Tại sao các vận động viên lại có nhịp tim chậm hơn người bình thường?
(1) Cơ thể vận động viên có quá trình trao đổi chất mạnh.
(2) Cơ thể vận động viên điều động máu cấp tốc.
(3) Cơ thể vận động viên tăng tốc độ tuần hoàn máu.
(4) Vận động viên có vấn đề về tim mạch.
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Chỉ (1) đúng. B. Chỉ (4) đúng.
C. Cả (2) và (3) đều đúng. D. Cả (2) và (3) đều sai.
Câu 8. Lượng máu tim co bóp để bơm đi:
(1) Lúc nghỉ ngơi (A) 3-5 lít/ phút
(2) Lúc vận động mạnh (B) 20 lít/ phút
(3) Các vận động viên chuyên nghiệp (C) 30-35 lít/ phút

Nối thông tin giữa hai cột. Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. (1)-(B), (2)-(A), (3)-(C)
B. (1)-(C), (2)-(B), (3)-(A)
C. (1)-(B), (2)-(C), (3)-(A)
D. (1)-(A), (2)-(B), (3)-(C)
Câu 9. Hình ảnh dưới đây cho biết sự biến động của vận tốc máu, tổng thiết diện mạch và huyết
áp trong hệ mạch:
(1). Đường cong C biểu thị vận tốc máu.
(2). Đường cong B biểu thị huyết áp.
(3). Đoạn mạch I là động mạch.
(4). Đoạn mạch III là mao mạch.
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cả (1) và (3) đều đúng. B. Cả (1) và (4) đều đúng.
C. Cả (1), (3) và (4) đều đúng. D. Cả (2), (3) và (4) đều đúng.
Câu 10. Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay
đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể?
(1) Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn
(2) Tim đập nhanh hơn
(3) Tim đập chậm hơn
(4) Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cả (1) và (2) đều đúng. B. Cả (1) và (3) đều đúng.
C. Chỉ (2) đúng. D. Cả (1), (2) và (4) đều đúng.
II. THỰC HÀNH ĐO HUYẾT ÁP
Câu 11. Tư thế đúng khi đo huyết áp là gì?
A B

A. Tư thế (A) đúng


B. Tư thế (B) đúng
C. Tư thế (C) đúng
D. Tư thế (A) và (C) đúng
Câu 12. Quấn vòng bít cách khuỷu tay tầm:

A. Ngay tại khuỷu tay.


B. Cách khuỷu tay khoảng 1-2 cm.
C. Cách khuỷu tay khoảng 5 cm.
D. Cách khuỷu tay khoảng 10 cm.

Câu 13. Nên lưu ý điều gì trước khi đo huyết áp?


(1) Nghỉ ngơi trước khi đo khoảng 5-10 phút.
(2) Bắt chéo chân.
(3) Chân chạm sàn.
(4) Có thể nói chuyện trong lúc đo.
(5) Không dùng chất kích thích trước đó 10 phút.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Huyết áp bình thường trong ngưỡng:
A. Huyết áp tâm thu 90-140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 60- 90 mmHg.
B. Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
C. Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
D. Huyết áp tâm thu < 100 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
Câu 15. Huyết áp của trẻ nhỏ và người cao tuổi có gì khác so với người lớn?
A. HA trẻ nhỏ cao hơn người lớn, HA của người cao tuổi thấp hơn người lớn
B. HA trẻ nhỏ thấp hơn người lớn, HA của người cao tuổi cao hơn người lớn
C. Không có gì khác
D. HA trẻ nhỏ và người cao tuổi cao hơn người lớn,
Câu 16. Huyết áp kẹp là gì?
A. Huyết áp dưới 130/80 mmHg
B. Hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg.
C. Hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 25 mmHg.
D. Hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 30 mmHg.
Câu 17. Vì sao phải nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút trước khi đo huyết áp:
A. Vì huyết áp khi ngồi nghỉ sẽ ổn định hơn khi đứng.
B. Vì huyết áp có thể giảm khi ngồi
C. Vì có thể trước đó bệnh nhân đi bộ, chạy, leo cầu thang… làm huyết áp tăng.
D. Vì để chắc ăn hơn
Câu 18. Vì sao không được dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.. trước khi đo
huyết áp?
A. Vì sợ bệnh nhân phấn khích không chịu ngồi yên để đo
B. Vì sợ bệnh nhân hưng phấn nên nói nhiều trong lúc đo
C. Vì sợ bệnh nhân hồi hộp (do mạch nhanh) và làm tăng tình trạng huyết áp sẵn có (do tần số tim
tăng).
D. Vì sợ bệnh nhân hồi hộp (do mạch nhanh) và làm giảm tình trạng huyết áp sẵn có (do tần số
tim giảm).
Câu 19. Tại sao người lớn tuổi thường hay bị tăng huyết áp:

(1) Do thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi
(2) Do động mạch trở nên xơ cứng hơn
(3) Do động mạch dễ có khả năng tích lũy mỡ hơn.
(4) Do chế độ ăn uống và các bệnh khác kết hợp.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Diễn biến của huyết áp trong ngày:
(1) Huyết áp sẽ có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối.
(2) Huyết áp sẽ có khuynh hướng thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào buổi tối.
(3) Tăng mỗi khi chúng ta hoạt động gắng sức hay suy nghĩ, căng thẳng, và sau đó cơ thể sẽ điều
chỉnh về trạng thái cân bằng.
(4) Đỉnh thấp nhất thường rơi vào lúc chúng ta ngủ sâu nhất.
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cả (1) và (3) đều đúng. B. Cả (2) và (3) đều đúng.
C. Cả (1), (3) và (4) đều đúng. D. Cả (2), (3) và (4) đều đúng.
III. THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM
Câu 21. Tính tự động của tim:
A. Là khả năng co dãn tự động theo chu kì.
B. Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
C. Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim.
D. Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng.
Câu 22. Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của:
A. Cơ tim.
B. Van tim.
C. Hệ dẫn truyền tim.
D. Điều khiển của não bộ.
Câu 23. Hệ dẫn truyền tim gồm:
1. Nút xoang nhĩ 2. Nút nhĩ thất
3. Bó His 4. Mạng Puốc kin
Nhận định nào sau đây ĐÚNG?
A. 1, 2, 3
B. 1, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 24. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.
B. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm
thất co
C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin → Bó his → Các tâm nhĩ, tâm
thất co.
D. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin →
Tâm thất → Tâm thất co.
Câu 25. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:
A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích
với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ
tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích
với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
D. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích
với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.
Câu 26. Ở tim, cơ chế truyền xung thần kinh để làm tâm thất co là:
A. Nút xoang nhĩ → Bó His → mạng puôckin → nút nhĩ thất → tâm thất co.
B. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → Bó His → mạng puôckin → tâm thất co.
C. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng puôckin → Bó His → tâm thất co.
D. Nút xoang nhĩ → mạng puôckin → Bó His → nút nhĩ thất → tâm thất co
Câu 27. Ý nào KHÔNG phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
B. Hoạt động tự động.
C. Hoạt động theo chu kì.
D. Hoạt động cần năng lượng.
Câu 28. Nhịp tim bình thường ở trẻ sơ sinh:

A. 100 120 nhp/phút tr s sinh.

B. 120 140 nhp/phút tr s sinh

C. 100 120 nhp/phút tr s sinh.


D. 120 160 nhp/phút tr s sinh.

Câu 29. Vì sao trẻ em lại có nhịp tim cao hơn người lớn?

(1) Vì hoạt động trao đổi chất ở trẻ mạnh, nhu cầu oxy cao.

(2) Vì tim yếu, tạo lực yếu nên áp lực máu thấp, vận tốc máu chảy chậm.

(3) Vì lượng máu được tống vào động mạch trong mỗi lần co bóp ít

(4) Vì thể tích tim nhỏ nên phải co bóp nhiều lần.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 30. Vì sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho động vật có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động
chậm? Vì sao các động vật có xương sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín?
(1) Những ĐV có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm nên tốn ít năng lượng, nhu cầu dinh
dưỡng và đào thải thấp

(2) Hệ tuần hoàn kín chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tóc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp
lực thấp, không điều hòa được

(3) Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động tốn nhiều năng lượng, nhu cầu cung cấp chất
dinh dưỡng và đào thải cao

(4) Hệ tuần hoàn kín cấu tạo hoàn hảo, vận tóc vận chuyển máu nhanh, dòng máu có áp lực cao
tuy nhiên không điều hòa được
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

IV. THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA DÂY THẦN KINH GIAO CẢM- ĐỐI GIAO
CẢM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH
Câu 31. Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp, khi đó dây thần kinh thuộc hệ nào bị kích thích
gây hưng phấn?
A. Thần kinh giao cảm
B. Thần kinh phó giao cảm
C. Thần kinh lang thang
D. Thần kinh cơ tim
Câu 32. Nhịp tim của ếch khi có kích thích điện vào dây thần kinh hỗn hợp là:
A. Tăng nhanh
B. Giảm thấp
C. Tăng ít
D. Không có sự thay đổi.
Câu 33. Nhịp tim của ếch tăng khi có kích thích điện vào dây thần kinh hỗn hợp. Chứng tỏ:
A. Hoạt động của tim chịu sự chi phối của điện
B. Hoạt động của tim chịu sự điều khiển của thần kinh
C. Điện chích vào nhưng tim ếch vẫn đập
D. Hoạt động của thần kinh sẽ tăng khi có điện
Câu 34. Cụm từ còn thiếu ở vị trí số (5) của hình ảnh này là gì?
A. Não trước
B. Tiểu não
C. Hành tủy
D. Tủy sống

Câu 35. Cụm từ còn thiếu ở vị trí số (6) của hình ảnh này là gì?
A. Não trước
B. Tiểu não
C. Hành tủy
D. Tủy sống

Câu 36. Dây thần kinh giao cảm- phó giao cảm chi phối cho hoạt động của
tim:
A. Thần kinh mê tẩu (X)
B. Thần kinh hạ thiệt (XII)
C. Thần kinh thiệt hầu (IX)
D. Thần kinh cơ tim
Câu 37. Cung phản xạ điều hòa nhịp tim ở ếch là:
A. Cung phản xạ vận động
B. Cung phản xạ sinh dưỡng
C. Cung phản xạ đơn giản
D. Cung phản xạ của phản xạ có điều kiện
Câu 38. Sự chi phối của dây thần kinh mê tẩu (X) lên cơ chế điều hòa nhịp tim ở ếch là:

(1) Có trung khu từ hành tủy


(2) Phó giao cảm có tác dụng ức chế co cơ tim, giảm nhịp đập của tim khi bị kích thích
(3) Xuất phát từ tủy sống
(4) Giao cảm sẽ có tác dụng làm tim đập mạnh, tăng nhịp tim khi bị kích thích
Nhận định ĐÚNG với kết quả thí nghiệm 4 là:
A. Cả (1) và (2) đều đúng. B. Cả (2) và (3) đều đúng.
C. Cả (1) và (4) đều đúng. D. Cả (3) và (4) đều đúng.
Câu 39. Vai trò của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm là:
Hệ thần kinh Vai trò
(A) Lên tim, cơ tim: giãn cơ tim
(1) Giao cảm
(B) Lên tim, cơ tim: tăng nhịp tim, tăng lực co
(C) Lên tim, cơ tim: giảm nhịp tim, giảm lực co
(2) Phó giao cảm
(D) Lên tim, cơ tim: tăng hưng phấn, tăng dẫn truyền

Nối thông tin tương ứng giữa 2 cột. Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. (1)-(C), (2)-(B)
B. (1)-(C), (2)-(D)
C. (1)-(A),(B),(D); (2)-(A),(B)
D. (1)-(A),(B),(D); (2)-(A),(C)
Câu 40. Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm khác nhau:
(1) Có trung khu khác nhau: Giao cảm ở sừng bên tủy sống, phó giao cram ở trụ não và đoạn cùng
tủy sống
(2) Hạch thần kinh ngoại biên giống nhau: nằm gần cơ quan phụ trách
(3) Nơron trước hạch khác nhau: giao cảm sợi trục ngắn, phó giao cảm sợi trục dài
(4) Nơron sau hạch khác nhau: giao cảm sợi trục ngắn, phó giao cảm sợi trục dài
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

IV. THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA ADRENALIN LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA
TIM ẾCH
Câu 41. Hormone Adrenalin có công dụng như thế nào?
(1) Ức chế sự bài tiết insulin và thúc đẩy tiết
glucagon bởi tuyến tụy
(2) Kích thích điều chỉnh làm tăng lượng ôxy
cung cấp cho não và các cơ
(3) Tăng nhịp tim, các mạch máu bị kẹp và
các đường dẫn không khí giãn nở
(4) Làm giãn nở đồng tử
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 42. Kết quả của nhịp tim ếch sau khi ngâm trong dung dịch có adrenalin:
A. Tăng nhanh
B. Giảm thấp
C. Ngừng đập
D. Không có sự thay đổi.
Câu 43. Vì sao khi ngâm tim trong dung dịch có chứa adrenalin tim ếch lại đập nhanh hơn?
(1) Làm tăng tần số và tăng lực bóp cơ tim
(2) Làm tăng thể tích tâm thu và mức tiêu thụ oxy của cơ tim
(3) Làm tăng lưu lượng mạch vành
(4) Làm tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp tâm thu
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 44. Ngừng tuần hoàn là gì?

(1) Là tình trạng tim ngừng cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các cơ quan quan trọng
như não, tuần hoàn vành, phổi...
(2) Có 4 trạng thái cơ bản là của ngừng tuần hoàn đó là rung thất, nhịp nhanh thất vô mạch, vô
tâm thu và hoạt động điện vô mạch
(3) Trong điều kiện bình thường thì khả năng chịu đựng thiếu oxy của não tối đa là 5 phút.
Khoảng thời gian này còn được gọi là giai đoạn chết lâm sàng.
(4) Có 2 trạng thái cơ bản là của ngừng tuần hoàn đó là vô tâm thu và hoạt động điện vô mạch
(5) Trong điều kiện bình thường thì khả năng chịu đựng thiếu oxy của não tối đa là 10 phút.
Khoảng thời gian này còn được gọi là giai đoạn chết lâm sàng.
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG nhất?
A. Cả (1) và (3) đều đúng. B. Cả (4) và (5) đều đúng.
C. Cả (1), (2) và (3) đều đúng. D. Cả (1), (4) và (5) đều đúng.
Câu 45. Ngừng tuần hoàn có thể do những nguyên nhân nào?
(1) Các bệnh cơ tim
(2) Chấn thương tim
(3) Sốc phản vệ
(4) Tai nạn: điện giật, đuối nước, đa chấn thương…
(4) Một số bệnh lý mạn tính: suy tim, suy thận, ung thư…
(5) Một số bệnh lý mạn tính: xơ gan, tràn khí màng phổi…
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 46. Nhận biết ngừng tuần hoàn nhờ 3 triệu chứng cơ bản nào?

A. Mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim


B. Mất ý thức, còn thở, ngừng tim
C. Còn ý thức, ngừng thở, ngừng tim
D. Mất ý thức, ngừng thở, tim còn đập
Câu 47. Liều Adrenalin trong cấp cứu ngừng tuần hoàn là 1 mg (pha loãng trong 10 ml nước
muối sinh lý NaCL 0,9%) cho 1 lần tiêm đối với người lớn hoặc 0.01 mg/kg đối với trẻ em, nhắc
lại 3-5 phút một lần nếu như tim vẫn chưa có mạch. Vậy nên truyền qua đường nào nhất?
A. Tiêm bắp
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Nội khí quản
D. Tiêm trong xương
Câu 48. Vì sao lại nên tiêm adrenalin khi cấp cứu với bệnh nhân ngừng tuần hoàn?

A. Vì adrenalin tác dụng lên cơ tim, làm tim đập trở lại
B. Vì adrenalin tác dụng lên phổi, làm phổi thông khí trở lại.
C. Vì adrenalin kích thích thụ thể adrenergic trên hệ thần kinh tự động của tim làm cho tim đập
trở lại.
D. Cả 3 đều sai
Câu 49. Khi nhổ răng vì sao cần phải khai thác bệnh sử xem bệnh nhân có mắc các bệnh lý về tim
mạch hay không?
(1) Vì trong thuốc tê có adrenalin.
(2) Vì sợ gây tê xong bệnh nhân mất cảm giác có nguy
cơ ngừng tim.
(3) Vì adrenalin trong thuốc tê có nguy cơ gây co mạch.
(4) Vì bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch thường hay
sử dụng thuốc chống đông.
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Chỉ (1) đều đúng. B. Chỉ (2) đều đúng.
C. Cả (1) và (3) đều đúng. D. Cả (1), (3) và (4) đều đúng.
Câu 50. Khi nào lượng adrenalin trong máu tăng?
(1) Khi con người có cảm xúc sợ hãi.
(2) Khi con người có cảm xúc giận dữ.
(3) Khi con người đang đam mê thích thú điều gì đó.
(4) Khi con người có cảm xúc vui vẻ.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
PHẦN 3: TỰ LUẬN
Câu 1. Tại sao các vận động viên chuyên nghiệp lại có nhịp tim trung bình lúc nghỉ ngơi thấp hơn
người bình thường?

Câu 2. Tại sao thông qua bắt mạch cổ tay có thể đếm được nhịp tim?

Câu 3. Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít
phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?
Câu 4. Trong trường hợp bênh lí, tim co dãn không đều, có lúc bỏ một vài nhịp đập, điều này có
ảnh hưởng đến huyết áp không? Tại sao?

Câu 5. Tại sao tim co dãn từng đợt ngắt quãng nhưng máu chảy trong mạch máu vẫn thành dòng
liên tục?

Câu 6. Tại sao khi nghiên cứu tính tự động của tim ếch và tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao
cảm- đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch phải phá tủy sống của ếch?

Câu 7. Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường và khi có tác động của adrenalin. Giải thích.
Câu 8. Tại sao phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác động của
adrenalin lên hoạt động của tim ếch?
Câu 9: Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng?

Câu 10. Khi bị stress, hàm lượng adrenalin trong máu thay đổi như thế nào? Tại sao? Gây ảnh
hưởng như thế nào lên hoạt động của tim?

PHẦN 4: ĐÁP ÁN
1. Đáp án trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án A B C B D C C D A D

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp án D B C A B B C C D C

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đáp án A C D D C B D D D B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Đáp án A C B C D A B D D B

Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

Đáp án D A D C D A B C D A

ĐÁP ÁN CHI TIẾT PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhịp tim người bình thường trong lúc nghỉ ngơi 60 – 100 lần/phút.

Câu 2. Khi vận động mạnh, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn lúc nghỉ ngơi.

Câu 3.

Nhu cầu máu và oxy của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ bắp tăng lên, đồng thời
quá trình thải loại độc tố cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, cho nên tim cũng phải làm việc nhiều hơn
để tăng lượng máu trao đổi trong tuần hoàn.

(2), (3), (4) Đúng.

Câu 4. Khi vận động mạnh thì huyết áp sẽ tăng so với lúc nghỉ ngơi.

Câu 5. Cả 4 đáp án đều đúng.

Khi vận động mạnh huyết áp lại tăng vì

(1) Vì vận động mạnh làm tim đập nhanh (tăng nhịp tim).

(2) Vì vận động mạnh làm tim đập mạnh (tăng lực co tim).

(3) Vì tim phải bơm một lượng máu lớn đến mô.

(4) Vì lưu lượng máu trao đổi trong tuần hoàn tăng, gây áp lực lớn lên động mạch.

Câu 6.

Đối với những vận động viên chuyên nghiệp, khi ở chế độ nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình của họ
chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví dụ như vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong - huyền thoại
của làng thể thao thế giới, tim của anh chỉ đập khoảng 32 nhịp mỗi phút.

Câu 7.

Thứ nhất, cơ thể phải điều động máu cấp tốc. Bình thường, máu chứa trong gan, lá lách và ở các
mạch máu dưới da. Khi cần, nó được điều động cấp tốc để cùng tham gia cung cấp ôxy, chất bổ
và vận chuyển chất thải, bảo đảm cho cơ bắp vận động linh hoạt và mạnh mẽ.

Thứ hai, cơ thể tăng tốc độ tuần hoàn máu. Lúc nghỉ ngơi, máu tuần hoàn trong cơ thể 4-5
lần/phút, còn lúc vận động có thể tuần hoàn đến 7 lần; lượng máu qua tim cũng tăng lên, do đó
lượng máu từ tim đưa ra sẽ tăng lên rất nhiều. Một quả tim khỏe mạnh sẽ căn cứ vào những đòi
hỏi khác nhau mà hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Câu 8. (1)-(A), (2)-(B), (3)-(C)

Câu 9.

(1) Đúng

(2). Sai

(3). Đúng

(4). Sai

Câu 10.

- Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn, tăng khả năng trao đổi O2, CO2, tăng dung tích trao đổi khí

ở phổi....

- Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu

- Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăg khả năng vận chuyển O2 của máu.

Câu 11.

Tim ngang với băng quấn và máy đo huyết áp là đúng

Câu 12. Quấn vòng bít cách khuỷu tay tầm khoảng 1-2 cm.

Câu 13.

(1) Đúng.

(2) Sai.

(3) Đúng.

(4) Sai.

(5) Sai. Trước đó 2 giờ

Câu 14. Huyết áp bình thường trong ngưỡng: huyết áp tâm thu 90-140 mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương 60- 90 mmHg.

Câu 15. HA trẻ nhỏ thấp hơn người lớn, HA của người cao tuổi cao hơn người lớn

Câu 16. Huyết áp kẹp là hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc
bằng 20 mmHg.
Câu 17. Phải nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút trước khi đo huyết áp vì có thể trước đó bệnh nhân đi
bộ, chạy, leo cầu thang… làm huyết áp tăng.

Câu 18. Không được dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.. trước khi đo huyết áp vì
sợ bệnh nhân hồi hộp (do mạch nhanh) và làm tăng tình trạng huyết áp sẵn có (do tần số tim tăng).

Câu 19. Cả 4 đáp án đều đúng.

Người lớn tuổi thường hay bị tăng huyết áp

là do

(1) Do thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi

(2) Do động mạch trở nên xơ cứng hơn

(3) Do động mạch dễ có khả năng tích lũy mỡ hơn.

(4) Do chế độ ăn uống và các bệnh khác kết hợp.

Câu 20.

Câu 21. Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì.

Câu 22. Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của hệ dẫn truyền tim.

Câu 23. Hệ dẫn truyền tim gồm:

1. Nút xoang nhĩ 2. Nút nhĩ thất

3. Bó His 4. Mạng Puốc kin

Câu 24. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Tâm nhĩ co →
Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Tâm thất → Tâm thất co.

Câu 25. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là khi kích thích ở
cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới
ngưỡng, cơ tim co tối đa.

Câu 26. Ở tim, cơ chế truyền xung thần kinh để làm tâm thất co là:
Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → Bó His → mạng puôckin → tâm thất co.

Câu 27. Ý nào KHÔNG phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân là
hoạt động cần năng lượng.

Câu 28. Nhịp tim bình thường ở trẻ sơ sinh 120 – 160 nhịp/phút.

Câu 29. Trẻ em có nhịp tim cao hơn người lớn vì:

(1) Vì hoạt động trao đổi chất ở trẻ mạnh, nhu cầu oxy cao.

(2) Vì tim yếu, tạo lực yếu nên áp lực máu thấp, vận tốc máu chảy chậm.

(3) Vì lượng máu được tống vào động mạch trong mỗi lần co bóp ít

(4) Vì thể tích tim nhỏ nên phải co bóp nhiều lần.

Câu 30.

- Những ĐV có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm tốn ít năng lượng, nhu cầu cung cấp chất
dinh dưỡng và đào thải thấp

- HTH hở chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp lực thấp,

không điều hoà được, do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải kém, chỉ đáp

ứng được cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải thấp

- Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động mạnh tốn nhiều NL, nhu cầu cung cấp chất

dinh dưỡng và đào thải cao

- HTH kín có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu nhanh, dòng máu lưu thông liên tục

trong mạch với áp lực cao, có thể điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và

chất đào thải tốt, đáp ứng được cho cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải cao.

(2), (4) sai

Câu 31. Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp, khi đó dây thần kinh thuộc hệ thần kinh giao cảm
bị kích thích gây hưng phấn.

Câu 32. Nhịp tim của ếch khi có kích thích điện vào dây thần kinh hỗn hợp tăng ít.

Câu 33. Nhịp tim của ếch tăng khi có kích thích điện vào dây thần kinh hỗn hợp. Chứng tỏ hoạt
động của tim chịu sự điều khiển của thần kinh

Câu 34.
Câu 35.

Câu 36. Dây thần kinh giao cảm- phó giao cảm chi phối cho hoạt động của tim là thần kinh mê
tẩu (X).

Câu 37.

Cung phản xạ sinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm và phó giao cảm phụ trách điều khiển
hoạt động của các nội quan (tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết …).

Câu 38.

Dây mê tẩu (X) có trung khu từ hành tủy, có tác dụng ức chế co cơ tim, giảm nhịp đập của tim khi
bị kích thích. Ngược lại, dây giao cảm, xuất phát từ tủy sống, khi kích thích sẽ làm tim đập mạnh,
tăng nhịp tim.

Câu 39.

Kích thích giao cảm làm tăng hoạt động tim (tăng hưng phấn, tăng dẫn truyền, tăng lực co bóp,
tăng tần số và tăng dinh dưỡng cơ tim). Kích thích phó giao cảm thì tác dụng ngược lại ngoại trừ
tăng dinh dưỡng tim.

Câu 40.

(1) Đúng.

(2) Sai.

(3) Đúng.

(4) Sai.

Câu 41. Hormone Adrenalin có công dụng:

- Ức chế sự bài tiết insulin và thúc đẩy tiết glucagon bởi tuyến tụy

- Kích thích điều chỉnh làm tăng lượng ôxy cung cấp cho não và các cơ

- Tăng nhịp tim, các mạch máu bị kẹp và các đường dẫn không khí giãn nở

- Làm giãn nở đồng tử

Câu 42. Kết quả của nhịp tim ếch sau khi ngâm trong dung dịch có adrenalin là tăng nhanh.

Câu 43.

(1) Đúng.

(2) Sai.
(3) Đúng. Adrenalin có nguy cơ kích thích gây hứng phấn khiến tim đập nhanh và mạnh, có nguy
cơ gây co mạch, không tốt đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch

(4) Đúng. Vì thuốc chống đông làm chảy máu nhiều, khó cầm máu sau nhổ

Câu 44. Cả (1), (2) và (3) đều đúng.

Câu 45. Ngừng tuần hoàn có thể do những nguyên nhân:

- Các bệnh cơ tim

- Chấn thương tim

- Sốc phản vệ

- Tai nạn: điện giật, đuối nước, đa chấn thương…

- Một số bệnh lý mạn tính: suy tim, suy thận, ung thư…

- Một số bệnh lý mạn tính: xơ gan, tràn khí màng phổi…

Câu 46. Nhận biết ngừng tuần hoàn nhờ 3 triệu chứng cơ bản: mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim

Câu 47.

Cách sử dụng Adrenalin trong cấp cứu ngừng tuần hoàn tốt nhất là tiêm vào tĩnh mạch, đặc biệt là
tiêm vào tĩnh mạch trung tâm vì đây là con đường nhanh nhất đưa thuốc tới nút xoang. Nếu bạn
tiêm vào tĩnh mạch ngoại vi thì nên lựa chọn tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch đầu hoặc tĩnh mạch
nền cánh tay. Trường hợp không lấy được đường truyền tĩnh mạch thì có thể sử dụng đường
truyền trong xương. Con đường dự phòng để đưa thuốc Adrenalin vào khi chưa tiêm được thuốc
vào tĩnh mạch, đó là tiêm thuốc trực tiếp vào ống nội khí quản bệnh nhân.

Câu 48. Nên tiêm adrenalin khi cấp cứu với bệnh nhân ngừng tuần hoàn vì adrenalin kích thích
thụ thể adrenergic trên hệ thần kinh tự động của tim làm cho tim đập trở lại.

Câu 49. Cả (1), (3) và (4) đều đúng.

Câu 50.

(1) Đúng.

(2) Đúng.

(3) Đúng.

(4) Sai. Vui vẻ chưa đủ gây hưng phấn để kích thích tiết adrenalin

2. Đáp án tự luận:
Câu 1.
Ở vận động viên, tim co bóp mạnh mẽ hơn, một phút có thể đưa
ra 30 – 35 lít máu, thậm chí vượt quá 40 lít.
Thứ nhất, cơ thể phải điều động máu cấp tốc. Bình thường, máu
chứa trong gan, lá lách và ở các mạch máu dưới da. Khi cần, nó
được điều động cấp tốc để cùng tham gia cung cấp ôxy, chất bổ
và vận chuyển chất thải, bảo đảm cho cơ bắp vận động linh hoạt
và mạnh mẽ.
Thứ hai, cơ thể tăng tốc độ tuần hoàn máu. Lúc nghỉ ngơi, máu
tuần hoàn trong cơ thể 4-5 lần/phút, còn lúc vận động có thể
tuần hoàn đến 7 lần; lượng máu qua tim cũng tăng lên, do đó
lượng máu từ tim đưa ra sẽ tăng lên rất nhiều. Một quả tim khỏe
mạnh sẽ căn cứ vào những đòi hỏi khác nhau mà hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Bên cạnh đó, vận động mạnh còn kích thích thần kinh giao cảm được hưng phấn, nhịp tim tăng
nhanh, lực co bóp tăng. Khiến tim tống máu đi đến mô cơ quan nhiều hơn.
Câu 2.

Máu được lưu thông trong mạch máu. Khi chúng ta hoạt động bình thường, máu sẽ di chuyển
không ngừng trong các động mạch. Mà động lực để lưu thông máu lại xuất phát từ tim. Các mạch
máu trong cơ thể thông với tim. Động mạch và tĩnh mạch do vô số các mạch máu nhỏ hợp thành.
Chúng ta gọi những mạch máu nhỏ này là huyết quản mao mạch. Quả tim chúng ta cũng giống
như một chiếc bơm nước lớn. Tuy nhiên, nó là một chiếc bơm nước có thể vận động thông qua
hoạt động co bóp tim đưa máu vào trong huyết quản động mạch. Từ động mạch lớn đến động
mạch nhỏ và lưu thông đến các bộ phận của cơ thể. Rồi nó lại thông qua vô số các huyết quản
mao mạch chảy vào tĩnh mạch rồi trở về tim. Nhưng, mạch máu rất mềm. Nó cũng có sự đàn hồi
như ống cao su. Thông qua sự co bóp của nó, máu được đẩy ra vào động mạch. Động mạch cũng
giãn ra tương ứng. Sở dĩ bác sỹ có thể bắt mạch được ở cổ tay là vì ở đây có động mạch đi qua.
Tim dồn máu ra ngoài theo từng đợt, từng đợt và động mạch cũng đập theo từng đợt. Người ta có
thể thông qua việc bắt động mạch ở cổ tay đế tìm hiểu tình hình nhịp đập của tim.
Câu 3.
- Bởi vì trước đó có thể bệnh nhân đã vận động mạnh (đi bộ, chạy, leo cầu thang…). Mà khi vận
động mạnh làm cho tim đập nhanh (tăng nhịp tim) và tim đập mạnh (tăng lực co tim) sẽ bơm một
lượng máu lớn lên động mạch, gây áp lực lớn lên động mạch khiến huyết áp tăng. Nên cần phải
nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi đo.
- Bởi vì căng thẳng thần kinh sẽ kích thích não bộ tăng tiết adrenalin làm nhịp tim tăng nhanh và
gây áp lực lớn lên động mạch khiến huyết áp cũng tăng theo. Nên tránh căng thẳng khi đo huyết
áp.
- Nói chuyện trong khi đo huyết áp ảnh hưởng đến cảm xúc và hô hấp, cũng gây ảnh hưởng lên
tim và dễ khiến kết quả đo huyết áp không chính xác. Nên tránh nói chuyện trong lúc đo huyết áp.
Câu 4.

Ở những bệnh nhân bị bệnh lý về tim, tim co dãn không đều, có lúc bỏ một vài nhịp đập dẫn đến
khả năng bơm máu của tim bị giảm. Khi gặp tình trạng này, các buồng tim phản ứng lại bằng cách
căng ra để chứa nhiều máu hơn, sao cho đủ bơm đi khắp cơ thể. Khi tim to ra, các van có thể bị
kéo căng, dẫn đến rò rỉ. Sự rò rỉ này gây căng thẳng thêm cho trái tim vốn đã bị thương tổn. Ngoài
việc làm giảm khả năng cung cấp đủ máu cho cơ thể, các cơ tim bị kéo căng và có sẹo do bệnh cơ
tim có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Khi chức năng co bóp của
cơ tim suy yếu, không chỉ hoạt động bóp/bơm (tâm thu) bị suy giảm mà còn giảm khả năng tim
thư giãn để hút máu vào chu kỳ bơm tiếp theo.
Dẫn đến để cung cấp đủ máu, O2 và chất dinh dưỡng đến mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ
quan thì mạch sẽ co lại để giúp tống máu đi nhanh và mạnh hơn (tốc độ trung bình của máu tỷ lệ
nghịch với thiết diện ngang của mạch máu), đồng thời cũng gây tăng áp lực lên thành mạch, lâu
ngày dần cũng dẫn đến tăng huyết áp.
Câu 5.

Tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch vì:
Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ → động mạch nhỏ → mao mạch → tĩnh mạch chủ thì
huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh
mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt
động theo nhịp.
Ngoài ra còn do sự co dãn của thành mạch, co bóp các cơ quanh thành tĩnh mạch, sức hút của
lồng ngực khi hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
Câu 6.
Thực hành mổ lộ tim ếch là bài thực hành mổ quan sát tim ếch và đo, đếm nhịp tim trong các
trường hợp kích thích khác nhau nên khi mổ không được làm ếch chết và tim ếch không bị tổn
thương.
Người ta phải tiến hành hủy tủy sống vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động nên khi hủy
tủy sống ếch sẽ nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.
Câu 7.
- Nhịp tim lúc ngâm dung dịch sinh lý: trung bình sẽ khoảng 58 nhịp
- Nhịp tim lúc ngâm dung dịch có chứa Adrenalin: trung bình sẽ khoảng 65 nhịp (tim hoạt động
nhanh hơn lúc bình thường khoảng 7 nhịp/ phút)
⇒ Adrenalin (thể dịch) tác động đến sự hoạt động của tim, làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh hơn,
mạch máu co lại và làm huyết áp tăng.
⇒ Tim hoạt động chịu sự chi phối, điều khiển của 2 yếu tố là thần kinh và thể dịch. Hai yếu tố này
giúp tim tăng cường hoặc giảm bớt sự hoạt động.
Câu 8.
Phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác
động của Adrenalin lên hoạt động của tim ếch bởi vì để khảo sát
chính xác được adrenalin hay yếu tố thể dịch tác động lên sự hoạt
động của tim như thế nào và không phải chịu sự chi phối của thần
kinh. Phải tách tim rời thì mới đưa tim vào môi trường chỉ chứa
adrenalin mà không chứa những tạp chất khác như dịch của cơ thể
ếch… Cũng như tim vẫn đập và co giãn nhịp nhàng thêm một thời
gian nhất định, đủ để làm thí nghiệm.

Câu 9.
- Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng
thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp các sợi đặc biệt có
trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
- Cơ chế: Cứ sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ lại tự phát xung điện. Xung điện
lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng
Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
Câu 10.
Adrenalin là một hormon có tác dụng trên thần
kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn
sợ hãi, tức giận hay thích thú, cái làm cho nhịp
tim của bạn đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị
cho những phản ứng chống lại nguy hiểm. Quá
trình này xảy ra tương đối nhanh chóng, trong
vòng 2 đến 3 phút trước sự kiện căng thẳng đang
gặp phải. Khi tình trạng căng thẳng kết thúc,
xung thần kinh đến tuyến thượng thận bị hạ
xuống, có nghĩa là tuyến thượng thận ngừng sản
xuất adrenaline. Khi phóng thích nó vào cơ thể,
Adrenaline liên kết với một số thụ thể Adrenergic và gây ra một số thay đổi về chuyển hóa.
Những thay đổi này và những thay đổi khác cùng với nhau làm tăng lượng đường trong máu và
axit béo trong cơ thể và sản xuất năng lượng trong tế bào của cơ thể. Việc giải phóng Adrenalin
(thể dịch) tác động đến sự hoạt động của tim, làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu
co lại và làm huyết áp tăng.

You might also like