You are on page 1of 38

BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

TÀI LIỆU THỰC TẬP

1.1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


Bài thí nghiệm này giúp học viên được tiếp cận và thực tập vận hành thiết bị máy đo huyết áp
bắp tay tự động. Mục đích yêu cầu của bài gồm:

STT Mục đích yêu cầu

1 Hiểu được cấu trúc và kỹ thuật của một số loại máy đo huyết áp.

2 Hiểu được tác động của vận động lên chỉ số huyết áp và nhịp tim.

3 Biết cách vận hành, sử dụng, thao tác và đo đạc với máy đo huyết áp.

4 Đọc hiểu được các thông số và các hình ảnh hiển thị trên màn hình số.

5 Thiết kế thí nghiệm và phân tích thông số huyết áp trong các tình huống.

1.2. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN


Khi hoàn thành buổi thực tập này, các em sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau
đây:

STT Chuẩn đầu ra của học phần Nội dung đánh giá Tổng điểm

[CLO1/ELO1/PI1.3]: Khả năng sử


1 dụng các kết quả đo đạc để so sánh, Câu 1.7.2, 1.7.3, 1.7.7 15 / 150
chẩn đoán trong y tế.

[CLO2/ELO2/PI2.1]: Khả năng vận


2 hành các thiết bị y tế để thu thập dữ Câu 1.7.1, 1.7.6 20 / 150
liệu.

[CLO2/ELO2/PI2.3]: Khả năng trình


bày được các báo cáo kỹ thuật khi đo
Câu 1.7.4, 1.7.5, 1.7.8 15 / 150
đạc và thu thập dữ liệu trên các thiết bị
đo, có phân tích đối sánh kết quả.

[CLO4/ELO6/PI6.1]: Khả năng giải Câu 1.6.1, 1.6.2, 1.6.3,


3 thích, truyền đạt nội dung công việc 1.6.4, 1.6.5, 1.6.6, 56 / 150
dưới dạng văn bản. 1.6.7
[CLO4/ELO6/PI6.4]: Khả năng đọc,
6 hiểu các hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Câu 1.6.8, 9 / 150
Anh trong các thiết bị y tế

[CLO5/ELO7/PI7.1]: Khả năng bảo


7 trì sửa chữa, kiểm tra chức năng của Câu 1.6.9, 1.6.10 35 / 150
các thiết bị y tế.
1.3. NHIỆM VỤ GIẢNG VIÊN

STT Nhiệm vụ của giảng viên

Đặt câu hỏi để đánh giá kiến thức nền của học viên và kiểm tra học viên có
1 chuẩn bị bài trước hay không? Đánh dấu vào “ / ” vào phiếu đánh giá của học
viên được hỏi.

Trình bày mục đích, yêu cầu và chuẩn đầu ra, và các nội dung trọng tâm trong
2 bài thực hành, kèm theo việc hướng dẫn học viên thực hành với thiết bị và hoàn
thành các câu hỏi lý thuyết và thực tập.

Thường xuyên đi quan sát, đặt câu hỏi và hỗ trợ học viên khi cần thiết trong suốt
3
quá trình thực tập.

1.4. NHIỆM VỤ HỌC VIÊN


Học viên cần tìm hiểu trước về kỹ thuật thiết bị và thực hiện đầy đủ các câu hỏi trong phần
1.6. CÂU HỎI LÝ THUYẾT trước khi tham gia thực tập.

1.5. THÔNG TIN THIẾT BỊ


1.5.1. Thiết bị, dụng cụ

STT Tên dụng cụ, thiết bị Số lượng

1 Máy đo huyết áp OMRON HEM-8712 01

2 Vòng bít 01

3 Pin tiểu 04

1.5.2. Tài liệu kỹ thuật

STT Tên tài liệu kỹ thuật Tệp tin

1 Hướng dẫn sử dụng OMRON HEM-8712 (Tiếng Anh) PDF


1.6. CÂU HỎI LÝ THUYẾT (100 điểm)
Phần này bao gồm 10 câu hỏi. Những câu hỏi này sẽ giúp học viên ôn tập và củng cố kiến
thức nền về kỹ thuật và thiết bị đo huyết áp. Học viên điền câu trả lời vào ngay bên dưới câu
hỏi.

Câu 1. Định nghĩa huyết áp (blood pressure, BP)? Huyết áp tâm thu (systolic BP) và huyết
áp tâm trương (diastolic BP) là gì? Hãy cho biết đơn vị đo của huyết áp? (4 điểm)
Huyết áp là tác động áp lực của dòng máu lưu thông lên thành mạch(1). Huyết áp
tâm thu cho biết áp lực máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp (1). Huyết áp
tâm trương cho biết áp lực máu tác động lên thành mạch khi tim ở trạng thái nghỉ
giữa các nhịp (1). Đơn vị đo của huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg) (1).

Câu 2. Bảng 1 bên dưới phân loại nhóm huyết áp (HA) và cung cấp các giá trị ngưỡng
huyết áp tâm thu và tâm trương trong các nhóm phân loại. Hãy tìm hiểu thêm, điền
vào chỗ trống để hoàn thành Bảng 1. Cho phép sai số trong khoảng ± 10%. (5
điểm)
Bảng 1. Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương của các nhóm huyết áp.

Huyết áp tâm
Huyết áp tâm thu
Loại Nhóm huyết áp trương
(mmHg)
(mmHg)

Huyết áp bình thường


1 < 120 (0.5) < 80 (0.5)
(Normal)

Tiền tăng huyết áp


2 120 - 129 (0.5) < 80 (0.5)
(Elevated)

Cao HA giai đoạn 1


3 130 - 139 (0.5) 80 - 89 (0.5)
(Hypertension Stage 1)

Cao HA giai đoạn 2


4 >140 (0.5) > 90 (0.5)
(Hypertension Stage 2)

Cơn tăng huyết áp


5 >180 (0.5) > 120 (0.5)
(Hypertensive Crisis)
Câu 3. Vị trí chuẩn và thông dụng để đo huyết áp trên cơ thể là động mạch cánh tay. Ngoài
ra, kỹ thuật đo huyết áp ở cổ tay và đầu ngón tay cũng đang dần được phổ biến. Hãy
cho biết thông số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thay đổi như thế nào giữa
các vị trí như bắp tay, cổ tay và ngón tay? (2 điểm)
Huyết áp tâm thu và tâm trương thay đổi đáng kể ở các vị trí mạch máu khác nhau
của cơ thể với giá trị huyết áp tâm thu giảm dần (1) và huyết áp tâm trương ít thay
đổi (1) khi vị trí giảm dần trong hệ mạch, xa tim.

Câu 4. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi của huyết
áp được liệt kê bên dưới. Hãy tìm hiểu và giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố đó
đến huyết áp? Điền vào chỗ trống đáp án phù hợp. (32 điểm)
1. Cung lượng tim (Cardiact/heart output, CO hoặc Q): (6 điểm)

Cung lượng tim là tốc độ dòng thể tích của tim (volumetric flow rate), hay còn gọi
là tốc độ khối, tức là lượng (1) máu được bơm bởi cả 2 tâm thất (1) của tim trên
một đơn vị thời gian, thường được đo bằng đơn vị ml /phút (1). CO được tính bởi
tích số của tần số tim (1) (heart rate, HR), nhịp/phút và thể tích nhát bóp (1)
(stroke volume, SV), ml/nhịp, là thể tích máu được bơm từ tâm thất trái mỗi nhịp với
đơn vị. Xem bên dưới cho công thức tính CO:

CO =HR x SV (1)

Bất cứ yếu tố nào làm tăng cung lượng tim và các thông số phụ thuộc trên sẽ làm
tăng (1) huyết áp. Một số yếu tố kích thích hệ thống thần kinh giao cảm
(sympathetic nervous system, SNS, stimulation), gia tăng các chất dẫn truyền thần
kinh (neurotransmitter) như catecholamines, hormone epinephrine và
norepinephrine, hormone tuyến giáp và canxi ion sẽ làm tăng huyết áp. Ngược lại,
kích thích hệ thống thần kinh đối giao cảm (parasympathetic nervous system, SNS,
stimulation), tăng hoặc giảm ion kali và canxi gây giảm huyết áp.

2. Thể tích máu tuần hoàn ( Circulating blood volume, BV): (2 điểm)

Tăng thể tích máu sẽ làm tăng (1) huyết áp. Giảm thể tích máu sẽ giảm (1) huyết
áp. Nói ngắn gọn, khi thể tích máu thay đổi, thông số SV sẽ thay đổi. Sự thay đổi
của SV sẽ ảnh hưởng đến CO theo công thức ở trên. Cụ thể hơn, tăng thể tích máu
làm tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm (Central venous pressure, CVP). Điều này làm
tăng áp lực tâm nhĩ phải, áp lực và thể tích cuối tâm trương thất phải. Mức tăng tiền
tải tâm thất (Ventrivular cardiac preload) này làm tăng SV tâm thất theo cơ chế
Frank-Starling. Tăng SV thất phải làm tăng lưu lượng máu tĩnh mạch phổi đến thất
trái, do đó làm tăng tiền tải thất trái và SV. Sự gia tăng SV sau đó làm tăng cung
lượng tim và huyết áp động mạch.

3. Độ đàn hồi của động mạch (Arterial elasticity) (6 điểm)

Độ đàn hồi của động mạch (arterial elasticity) hoặc ngược lại: độ cứng của động
mạch (arterial stiffness) là khả năng phục hồi cấu trúc và hình dạng ban đầu của
động mạch sau tác động của áp lực máu (1) hoặc dòng chảy máu (1). Sợi đàn hồi
trong 3 lớp thành động mạch cho phép động mạch giãn (1) ra khi máu được bơm
qua và sau đó sẽ co (1) lại khi khối thể tích máu đã đi qua vị trí đó. Nếu thành mạch
máu cứng, không thể giãn nở và co thắt dễ dàng, trở kháng giữa dòng chảy của máu
và thành mạch sẽ tăng (1) hơn đáng kể và huyết áp sẽ tăng (1) theo. Theo nhiều
nghiên cứu, độ cứng của động mạch có mối liên hê mật thiết tới huyết áp và tăng
dần theo quá trình lão hóa. Các nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy dấu hiệu
xơ cứng động mạch thường xảy ra trước khi huyết áp tăng. Do đó, độ cứng của
động mạch cũng là một dấu hiệu dự đoán chính xác cho bệnh cao huyết áp trên con
người [1].

4. Độ nhớt của máu (Blood viscosity) (9 điểm)

Độ nhớt của máu là một thước đo (thickness) hay độ dính (stickiness) của máu.
Chính xác hơn, độ nhớt của máu là chống lại dòng chảy (1) của máu (1) với mạch
máu (1). Máu có độ nhớt cao hơn gấp 5 lần so với nước và thay đổi dựa trên hàm
lượng và tỷ lệ các thành phần tế bào có trong máu như protein huyết tương, hồng
cầu, v.v… Phương pháp đơn giản nhất để đo độ nhớt của máu dựa trên định luật
Poiseuille (1). Từ định luật trên, vận tốc của dòng máu được tính dựa trên công thức
:

Trong đó, F1 và F2 là lực ma sát tác dụng lên lớp chất lỏng ở mặt ngoài hình xuyến
trụ (1) tác động lên tiết diện đầu và đuôi của 1 ống hình trụ, tương ứng với ống
mạch máu có độ dài L, η là hằng số của độ nhớt, a là bán kính của ống hình trụ, r
khoảng cách của điểm so đường trục (centreline). Ta biết rằng vận tốc của máu
nhanh nhất (1) nhất ở đường trục lumen khi r = 0. Dựa vào phương trình trên, ta
thấy thời gian chảy của dòng máu, t, tỷ lệ nghịch (1) với giá trị và tỷ lệ
thuận (1) với chiều dài L và độ nhớt η của mạch máu. Từ phương trình trên ta có thể
tính được tốc độ dòng chảy của máu, Q (m 3/giây) hay còn gọi là cung lượng tim,
CO, dựa trên phương trình :

Từ phương trình trên, ta có thể thấy khi độ nhớt η của máu giảm, cung lượng tim,
CO hay Q, sẽ tăng, và ngược lại. Do đó, khi giảm độ nhớt, huyết áp sẽ tăng (1).

5. Kháng lực mạch máu (Vascular resistance) (3 điểm)

Kháng lực mạch máu ngoại biên (Systemic/peripheral vascular resistance, SVR) là
sức cản của cấu trúc thành mạch trong hệ mạch tới dòng chảy của máu. Dựa vào
phương trình , giá trị SVR bị ảnh hưởng nhiều nhất dưới sự thay đổi của bán kính
(1) mạch máu. Ngoài ra, độ nhớt, η, cũng có thể gây ảnh hưởng tới SVR.

Trong đó, R hay SVR là kháng lực của dòng chảy của máu, L là chiều dài của mạch
máu và r là bán kính của mạch máu.

Giá trị SVR còn được tính bởi phương trình , phụ thuộc vào áp suất
trung bình trong mạch động mach (1) (mean arterial pressure, MAP) và áp suất của
mạch máu nạp trung tâm (1) (central venous pressure, CVP).

Khi ở trạng thái nghỉ ngơi, không vận động, giá trị MAP được tính bởi :

Trong đó, Psys và Pdias (mmHg) là giá trị huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
6. Đường kính mạch máu (Blood vessel’s diameter) (3 điểm)

Hầu hết sự thay đổi trở kháng giữa dòng máu và thành động mạch xảy ra khi đường
kính hoặc chu vi mạch máu thay đổi. Những thay đổi nhỏ trong đường kính của
mạch gây ra những thay đổi rất lớn tới khả năng dẫn máu của mạch khi dòng máu
chảy bình thường. Khi đường kính của mạch máu giảm, trở kháng sẽ tăng (1) và tốc
độ dòng chảy giảm (1). Khi máu đi tới các mạch máu và mao mạch (capillaries)
nhỏ hơn trong hệ mạch, huyết áp tại những vị trí này đã giảm (1) đáng kể.

7. Chiều dài của mạch máu (Length of blood vessels) (3 điểm)

Chiều dài của mạch máu tỉ lệ thuận với kháng lực mạch máu theo công thức

Do đó , khi chiều dài mạch máu tăng, trở kháng cũng tăng và tốc độ dòng chảy sẽ
giảm.

Câu 5. Quan sát Hình 1 (A-C) bên dưới và đưa ra nhận xét cụ thể về mối liên hệ
giữa huyết áp, cung lượng tim, cấu trúc và kích thước của hệ mạch? (3 điểm)

(B) Đặc trưng diện tích,


(A) Đặc trưng các giá trị huyết áp trong hệ mạch
cung lượng tim và huyết
[2]
áp trong hệ mạch [3]
(C) Cấu trúc và kích thước của các hệ mạch trong cơ thể người [4], [5]

Hình 1. Mối liên hệ giữa huyết áp và kích thước hệ mạch máu


- Giá trị huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình giảm dần từ
động mạch chủ, các động mạch, tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
- Cung lượng tim là lượng máu tim bơm đi trong một đơn vị thời gian,
vận tốc máu được tính bằng lưu lượng máu trên một đơn vị thiết diện,
thiết diện của mao mạch lớn nhất nên có vận tốc thấp nhất, vận tốc máu
giảm dần từ động mạch chủ, các động mạch đến tĩnh mạch, tĩnh mạch
chủ. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch nên đặc trưng về
cung lượng tim và thiết diện của mạch máu cũng ảnh hưởng đến huyết
áp, có nghĩa là vận tốc máu ở động mạch chủ lớn thì huyết áp tại động
mạch lớn và tương tự ở các vị trí mạch khác.
- Cấu trúc và kích thước của hệ mạch ảnh hưởng đến cung lượng tim và
huyết áp. Tại động mạch chủ có kích thước đường kính lớn, độ dày
thành mạch lớn có độ đàn hồi cao và mô sợi, có cơ trơn nên chịu được
lượng máu vận chuyển lớn và vận tốc máu nhanh nên áp lực tại thành
mạch lớn, tương tự giảm dần đến tĩnh mạch chủ, động mạch, tĩnh mạch
và các mạch khác cuối cùng thấp nhất là mao mạch có đường kính và
độ dày bé nhất, không có độ đàn hồi cơ trơn cũng như mô sợi nên vận
tốc máu là thấp nhất và huyết áp thấp nhất.
Do đó cấu trúc và kích thước hệ mạch có mối liên hệ sâu sắc đến cung
lượng tim và huyết áp. Kích thước mạch lớn nhỏ ảnh hưởng đến vận
tốc máu lưu thông và vận tốc máu lưu thông ảnh hưởng đến huyết áp
của cơ thể.
Câu 6. Ứng dụng định luật Poiseuille trong phương trình bên dưới, cho biết lưu lượng
dòng chảy ban đầu, Q = 100 cm 3/giây, tính giá trị Q1, Q2, Q3 và Q4 trong các trường
hợp sau đây khi các thông số khác giữ nguyên? (5 điểm)
Hình 2. Minh họa các thông số định luật Poiseuille

STT Thay đổi các giá trị Kết quả lưu lượng dòng chảy

1 Chiều dài mạch máu x2 Q1 = 50 cm3/giây

2 Độ nhớt của máu x2 Q2 = 50 cm3/giây

3 Áp lực thành động mạch x2 Q3 = 200 cm3/giây

4 Bán kính mạch máu x2 Q4 = 1600 cm3/giây

Kết luận:
Lưu lượng dòng chảy tỉ lệ thuận với áp lực thành động mạch và lũy thừa 4 của
bán kính mạch máu, tỉ lệ nghịch với độ nhớt của máu và chiều dài mạch máu.

Cho biết, lưu lượng dòng chảy (Volumetric flow rate), hoặc , là thể tích chất
lỏng chảy qua trên một đơn vị thời gian, được tính bởi công thức . Trong đó, A (m 2)
là tiết diện ống mà chất lỏng đi qua, v (m/s) là vận tốc chất lỏng.

Khi ứng dụng định luật Ohm (Ohm’s law) cho chất lỏng, ta có phương trình như
bên dưới. Hình dung dòng chảy của máu qua mạch máu cũng giống như dòng điện
qua lõi dây điện. Định luật Ohm khẳng định I = V/R, tương ứng với V là áp suất
dòng điện, ta có ΔP (mmHg), áp suất chênh lệch giữa vị trí đầu và đuôi của đoạn
mạch.

Từ trên, ta có thể chứng minh được định luật Poiseuille :


Trong đó, η là hằng số độ nhớt, L là chiều dài ống và r là bán kính ống.

Câu 7. Xơ vữa động mạch là quá trình diễn biến chậm, theo năm tháng khi các chất béo,
cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch, gọi là mảng xơ vữa, gây
hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Xơ vữa động mạch có khả năng gây ra
cao huyết áp. Cho biết huyết áp và lưu lượng máu của một trẻ vị thành niên khỏe
mạnh là 120 mmHg và 100 cm3/phút. Đường kính (DO) của thành động mạch chủ
của người này, theo năm tháng, giảm 20%, 50% và xuống còn 80%. Ứng dụng
phương trình ở Câu 6, tính giá trị huyết áp để khôi phục lại lưu lượng máu ban đầu
100 cm3/phút trong từng trường hợp? Các thông số khác không thay đổi. Trình bày
từng bước tính chung và điền 3 đáp án. (5 điểm)

Lưu lượng máu Huyết áp


STT DO 3
cm /phút mmHg

1 0% 100 120

2 -20% 41 293

3 -50% 6.3 1920

4 -80% 0.16 75000

Để khôi phục lưu lượng máu ban đầu 100 cm3/phút:


Khi đường kính của thành động mạch chủ giảm 20%, 50%, 80% tương ứng bán kính
thành động mạch chủ giảm tương ứng 20%, 50%, 80%. Lúc này giá trị của bán kính
thành động mạch chủ còn lại là 80%, 50%, 20%.
Với các thông số khác không thay đổi, để khôi phục lưu lượng máu ban đầu là 100
cm3/phút thì

Với : là huyết áp bình thường và huyết áp sau khi giảm bán kính

: là lưu lượng máu bình thường và lưu lượng máu sau khi giảm bán kính
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Câu 8. Đọc hiểu hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay tự động “Automatic
Blood Pressure Monitor – HEM-8712” (Tiếng Anh). Tóm gọn các bước thiết lập
thiết bị cho bệnh nhân và thao tác với thiết bị khi tiến hành đo huyết áp?
(9 điểm)
1. Thiết lập thiết bị (2 điểm)

- Lắp 4 pin AA vào cho thiết bị hoặc kết nối với adapter.
- Cắm ống dẫn khí vào giắc cắm.
- Quấn vòng bít:
+ Xắn phần áo ở cánh tay cần đo, không quấn lên lớp áo dày.
+ Lồng tay vào vòng bít. Mép cuối của vòng bít cách khủy tay từ 1 đến
2 cm, phần đánh dấu mũi tên phải nằm chính giữa mặt trong cánh
tay. Dán miếng dính cố định vòng bít.

2. Chuẩn bị bệnh nhân (4 điểm)

- Tránh ăn, uống, tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo.
- Nghỉ ít nhất 15 phút trước khi đo.
- Nên đo ở nơi yên tĩnh, tư thế ngồi thư giãn, nhiệt độ phòng đo thoải mái.
- Ngồi trên ghế với bàn chân để trên nền nhà phẳng.
- Ngồi thẳng lưng.
- Đặt tay sao cho vòng bít ở vị trí ngang tim.
- Tránh di chuyển hay nói chuyện trong lúc đo.

3. Đọc kết quả huyết áp (3 điểm)

Sau khi hoàn thành quá trình đo, máy sẽ trả lại các kết quả sau:
- SYS: Huyết áp tâm thu (mmHg).
- DIA: Huyết áp tâm trương (mmHg).
- PULSE: Nhịp tim trên phút (BPM).
- Biểu tượng nhịp tim sẽ sang nhấp nháy khi mà huyết áp tâm thu và huyết
áp tâm trương cao hơn mức bình thường (135/85 mmHg).
Câu 9. Điền vào bảng dưới, nêu ngắn gọn các nguyên nhân hoặc hướng khắc phục sự
cố máy đo huyết áp. Mỗi đáp án ghi 0.5 điểm. (10 điểm)

Vấn đề Nguyên nhân Hướng khắc phục

Trang - 19 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Màn hình hiển thị


Máy cảnh báo chuyển
Đo lại
động lúc đo huyết áp

Màn hình hiển thị Xem lại hướng dẫn quấn


Vòng bít không được đeo
vòng bít và quấn lại cho
đúng cách
đúng

Xem lại hướng dẫn sử


Phích cắm của ống dẫn
dụng và cắm lại ống dẫn
khi bị tuột
khí cho chắc
Màn hình hiển thị
Vòng bít quấn không Quấn vòng bít lại cho
được đúng đúng

Vòng bit bị rò khí Thay vòng bít mới

Đo lại và giữ nguyên tư


thế và không nói chuyện
khi đo.
Màn hình hiển thị Cử động người trong lúc
đo và vòng bít không Nếu “E2” lại xuất hiện,
bơm đủ khí bơm vòng bít bằng tay
cho đến khi giá trị áp suất
cao hơn kết quả đo trước
đó từ 30 đến 40 mmHg.

Màn hình hiển thị Vòng bít bị bơm quá


Không bơm hơi cho vòng
299mmHg khi bơm hơi
bít quá 299mmHg
thủ công

Màn hình hiển thị


Cử động trong quá trình Đo lại và không cử động
đo trong quá trình đo

Màn hình hiển thị


Áo có thể ảnh hưởng tới Kéo tay áo lên để không
vòng bít bị ảnh hưởng kết quả đo

Màn hình hiển thị


Liên hệ nhà phân phối
Máy bị lỗi
hoặc đại lý của Omron

Trang - 20 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Ống dẫn khí không được Chắc chắn ống dẫn khí
cắm chặt vào máy được cắm chặt
Áp suất vòng bít không
tăng
Khí trong vòng bít bị rò
Thay vòng bít mới
rỉ

Vòng bít xả hơi quá Quấn vòng bít sao cho


Vòng bít bị lỏng
nhanh vừa khít bắp tay

Không thể đo kết quả


Bơm hơi vòng bít cao
huyết áp hoặc kết quả Vòng bít không được
hơn kết quả đo trước đó
huyết áp quá thấp hoặc bơm đủ hơi
từ 30 đến 40 mmHg
quá cao
Câu 10. Xem tài liệu và video tham khảo được cung cấp, vẽ sơ đồ khối và trình bày cấu
trúc bên trong của máy đo huyết áp tự động? (25 điểm)

- Khối nguồn có tác dụng cung cấp năng lượng cho hoạt động của khối xử lý
và động cơ nén.
- Khối xử lý sẽ thực hiện các công việc như tiền xử lý tín hiệu từ cảm biến áp
suất cũng như tính toán kết quả nhịp tim và huyết áp để hiển thị và lưu trữ.

Trang - 21 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

- Khi mới khởi động (nhấn nút Start/Stop trên thân máy), động cơ nén sẽ nén
khí thông qua ống dẫn khí làm vòng bít bó chặt lại tại vị trí đeo của người
được đo. Khi tới giới hạn nhất định, động cơ nén sẽ ngừng lại và van xả khí
sẽ liên tục giảm áp suất của vòng bít; trong lúc đó, máy sẽ ghi lại hoạt động
của tim và huyết áp thông qua áp suất thành mạch (động mạch) khi tim
bơm máu theo chu trình bằng cảm biến áp suất và gửi tín hiệu thu được về
khối xử lý.
- Các kết quả sau khi hoàn thành đo sẽ được lưu trong bộ nhớ có trong máy
và hiển thị ở màn hình hiển thị.

1.7. YÊU CẦU THỰC TẬP (50 điểm)


Yêu cầu thực tập bao gồm 3 phần. Các bài tập thực tập sẽ giúp học viên làm quen với
việc sử dụng máy đo huyết áp, cách đọc, ghi nhận, hiểu và phân tích được các thông số
huyết áp đo được. Khả năng phân tích các thông số của máy đo huyết áp này còn là một
phần rất quan trọng trong việc bảo trì, sửa chữa, lập trình, cân chỉnh các thiết bị đo
huyết áp và các thiết bị y tế khác.

PHẦN 1. ĐO HUYẾT ÁP KHI THƯ GIÃN, NGHỈ NGƠI

Lưu ý: Trước khi tiến hành đo huyết áp trên đối tượng, đảm bảo vùng cánh tay không có
vật chắn như tay áo. Tránh tập thể thao, vận động mạnh hoặc ăn uống nhiều trước thí
nghiệm. Không hút thuốc hoặc sử dụng đồ ăn, thức uống có chứa hàm lượng caffeine cao
trước đó 30–60 phút. Đối tượng thí nghiệm ngồi yên 5 phút trước khi đo và ngồi yên và
đúng tư thế khi bắt đầu đo.

Yêu cầu 1. Hãy tiến hành đo huyết áp cho mỗi cá nhân 5 lần và ghi nhận lại kết quả đo
được trong Bảng 2 (A–E). bên dưới: (10 điểm)
Bảng 2A. Kết quả huyết áp đo được Lần 1

LẦN 1

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Sinh viên 1 102 103 71 74 80/77
Sinh viên 2 94 100 67 70 76/77
Sinh viên 3 103 101 64 61 73/69

Trang - 22 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Sinh viên 4 96 89 72 65 77/75

Sinh viên 5
109 111 70 66 81/70

Trang - 23 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Bảng 2B. Kết quả huyết áp đo được Lần 2

LẦN 2

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Sinh viên 1 95 109 73 71 82/74
Sinh viên 2 93 97 66 72 76/77
Sinh viên 3 102 96 68 64 76/75
Sinh viên 4 94 95 72 70 74/73

Sinh viên 5
105 109 66 63 82/68

Bảng 2C. Kết quả huyết áp đo được Lần 3

LẦN 3

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Sinh viên 1 100 98 69 69 77/71
Sinh viên 2 100 91 66 63 80/79
Sinh viên 3 102 92 69 65 76/69
Sinh viên 4 92 93 67 65 72/74

Sinh viên 5
103 104 64 67 76/75

Trang - 24 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Bảng 2D. Kết quả huyết áp đo được Lần 4

LẦN 4

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Sinh viên 1 97 104 75 74 74/76
Sinh viên 2 98 97 68 65 83/78
Sinh viên 3 101 102 75 69 81/75
Sinh viên 4 88 90 67 67 69/68

Sinh viên 5
109 112 70 70 78/82

Bảng 2E. Kết quả huyết áp đo được Lần 5

LẦN 5

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Sinh viên 1 101 106 68 66 74/79
Sinh viên 2 94 94 66 70 74/79

Sinh viên 3 96 106 70 75/81


75
Sinh viên 4 92 87 68 66 71/73

Sinh viên 5
106 113 68 67 78/73

Trang - 25 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Yêu cầu 2. Dựa vào Bảng 3. bên dưới, tính trung bình kết quả thu được từ 5 lần đo trên
và điền vào, phân loại kết quả huyết áp thu được theo 1, 2, 3, 4 hoặc 5 dựa
vào Bảng 1 đã thực hiện trong 1.7 CÂU HỎI LÝ THUYẾT. (5 điểm)
Bảng 3. Kết quả huyết áp trung bình thu được

KẾT QUẢ TRUNG BÌNH

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
Phân loại
/ Kết quả (/ phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Sinh viên 1 99 104 71 71 77/75 1/2/3/4/5
Sinh viên 2 96 96 67 68 78/78 1/2/3/4/5
Sinh viên 3 101 99 69 67 76/74 1/2/3/4/5
Sinh viên 4 92 91 69 67 73/73 1/2/3/4/5

Sinh viên 5 1/2/3/4/5


106 109 68 67 79/74
*Lưu ý: nếu chỉ số đo được không thuộc các nhóm phân loại nêu trên, hãy ưu tiên cho
nhóm phân loại có vị trí cao hơn (đánh số nhỏ hơn) trong bảng phân loại. Ví dụ: nếu kết
quả đo với huyết áp tâm thu có giá trị là 110 mmHg và huyết áp tâm trương là 50 mmHg,
thì kết quả sẽ được phân loại vào nhóm 1, không phải nhóm 2.

Yêu cầu 3: Ngoài chỉ số huyết áp ra, máy đo huyết áp còn cho thấy chỉ số nhịp tim, hãy
suy nghĩ và cho biết mục đích hiển thị của chỉ số nhịp tim này? (5 điểm)

Nhịp tim và huyết áp có mối liên hệ với nhau trong 1 số trường hợp bệnh lý như
nhịp tim cao sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Còn đối với người cao huyết áp
nếu nhịp tim cao sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nên theo suy nghĩ của
nhóm em thì mục đích hiển thị chỉ số nhịp tim trên máy đo huyết áp là để người
dùng có thể theo dõi tình trạng nhịp tim của mình trong quá trình đo huyết áp,
việc này giúp đảm bảo tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của người dùng được
theo dõi và kiểm soát tốt hơn.

PHẦN 2. ĐO HUYẾT ÁP SAU KHI VẬN ĐỘNG

Trang - 26 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Lưu ý: Trong phần này, bạn sẽ phải đánh giá phản ứng của cơ thể và sự thay đổi về
huyết áp khi tập thể dục. Bạn sẽ được tự do phát triển 1 giao thức, thu thập và phân tích
dữ liệu. Trước hết, học viên cần xác định là vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu ở
đây là gì? Giao thức thí nghiệm và phương pháp phân tích và đánh giá có giúp xác định
được mối liên hệ định tính hay định lượng giữa huyết áp, nhịp tim và các hình thức vận
động, tập thể dục, thể thao hay không? Huyết áp có tăng lên theo thời gian vận hay mức
độ vận động hay không? Gợi ý các hình thức vận động sau đây:

A. Chạy bộ B. Leo cầu thang C. Hít đất

D. Đẩy tạ E. Nhảy dây F. Squat

Trang - 27 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Yêu cầu 4: Nêu mục tiêu nghiên cứu của nhóm? Ví dụ: Tìm ra mối liên hệ giữa huyết áp
và vận động đi bộ hoặc chạy bộ theo thời gian, v.v… (1 điểm)

Tìm ra mối liên hệ giữa huyết áp và việc vận động mạnh trong thời gian ngắn
(leo cầu thang, chống đẩy, chạy bộ với cường độ cao trong 6 phút)

Yêu cầu 5: Xây dựng, trình bày giao thức thí nghiệm vận động và đo huyết áp thông qua
sơ đồ khối. Vẽ sơ đồ khối trình bày và mô tả giao thức thí nghiệm. (4 điểm)

(a)
(b)

Sơ đồ khối thí nghiệm (hình a)


và thời gian thực hiện mỗi hành động (hình b)
- Thực hiện thí nghiệm: sẽ có 3 sinh viên (đối tượng thí nghiệm) thực hiện
các hành động: chạy bứt tốc, leo cầu thang và chống đẩy với cường độ cao,
không nghỉ trong 6 phút (mỗi hành động thực hiện 2 phút).
+ Chạy bứt tốc: Mỗi đối tượng sẽ chạy bứt tốc (tốc độ tối đa) trong
vòng 2 phút (1 phút vòng đi, 1 phút vòng về).
+ Leo cầu thang: Mỗi đối tượng sẽ leo cầu thang 20 bậc với tư thế
chạy bộ (lưng thẳng, hai tay để ngang hông, chân chạy bước nhỏ)
trọng 2 phút.

Trang - 28 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

+ Chống đẩy: Mỗi đối tượng sẽ chống đẩy trong vòng 2 phút với số
lần tùy thuộc vào sức của đối tượng.
+ Đo huyết áp: trước khi đo, mỗi đối tượng sẽ đi bộ trong khoảng 30s
để tránh việc ép tim khi ngừng chuyển động sau khi vận động mạnh.

Yêu cầu 6: Tiến hành đo huyết áp cho 3 cá nhân 10–20 lần, đo liên tục ngay sau khi vận
động và ghi lại số liệu trong Bảng 4 (A–C) bên dưới. (10 điểm)
Bảng 4A. SỐ LIỆU HUYẾT ÁP VÀ NHỊP TIM SAU VẬN ĐỘNG

SINH VIÊN 1: NGUYỄN VIỆT HOÀNG

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/ phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Lần 1 111 144 68 63 114/129
Lần 2 130 142 70 76 100/121
Lần 3 110 136 65 68 91/112
Lần 4 112 133 53 68 95/105
Lần 5 121 127 62 73 94/105
Lần 6 115 122 74 58 91/111
Lần 7 114 115 61 67 92/105
Lần 8 113 121 62 71 87/105
Lần 9 110 126 56 60 83/105
Lần 10 116 105 57 69 85/100
Lần 11 123 116 60 59 89/101
Lần 12 107 128 61 62 86/100
Lần 13 121 104 56 68 84/104
Lần 14 116 128 51 74 89/100
Lần 15 112 118 57 71 88/100
Lần 16 110 124 54 70 86/101
Lần 17 118 124 59 72 91/99
Lần 18 105 122 59 63 92/99
Lần 19 113 124 58 74 90/124
Lần 20 111 115 57 63 88/102

Trang - 29 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Trang - 30 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Bảng 4B. SỐ LIỆU HUYẾT ÁP VÀ NHỊP TIM SAU VẬN ĐỘNG

SINH VIÊN 2: NGUYỄN TRẦN BÁ MINH

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/ phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Lần 1 124 125 87 79 128/113
Lần 2 118 122 82 81 121/108
Lần 3 122 108 85 69 103/108
Lần 4 112 102 75 72 98/105
Lần 5 108 102 74 73 96/101
Lần 6 110 106 70 71 97/102
Lần 7 108 111 73 66 96/107
Lần 8 102 106 67 70 88/99
Lần 9 103 105 73 65 93/97
Lần 10 101 111 65 67 90/96
Lần 11 103 102 69 65 94/97
Lần 12 104 106 61 69 89/94
Lần 13 96 102 60 74 82/100
Lần 14 99 106 61 71 88/91
Lần 15 97 110 60 75 92/102
Lần 16 95 105 63 65 87/108
Lần 17 93 108 62 71 88/92
Lần 18 95 109 66 64 93/90
Lần 19 96 107 64 68 83/90
Lần 20 90 108 65 69 85/91

Trang - 31 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Bảng 4C. SỐ LIỆU HUYẾT ÁP VÀ NHỊP TIM SAU VẬN ĐỘNG

SINH VIÊN 3: TRẦN THANH THƯ

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
/ Kết quả (/ phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Lần 1 111 113 69 60 81/82
Lần 2 94 96 71 65 77/74
Lần 3 94 92 69 60 77/76
Lần 4 95 86 63 48 77/75
Lần 5 93 84 64 49 81/81
Lần 6 93 81 83 49 80/78
Lần 7 94 92 52 57 77/77
Lần 8 91 85 54 51 71/74
Lần 9 91 84 47 47 67/72
Lần 10 90 99 52 50 69/80
Lần 11 93 101 60 54 70/71
Lần 12 91 89 59 44 67/80
Lần 13 95 90 59 62 75/86
Lần 14 93 84 56 53 69/81
Lần 15 95 90 55 52 68/75
Lần 16 94 84 53 51 69/76
Lần 17 94 90 48 48 75/74
Lần 18 91 88 56 54 72/82
Lần 19 89 84 61 54 66/79
Lần 20 80 88 51 62 67/76

Trang - 32 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Yêu cầu 7. Tính trung bình kết quả thu được từ 3 lần đo trên và điền vào Bảng 4D.

(5 điểm)

Bảng 4D. Kết quả huyết áp trung bình thu được

KẾT QUẢ TRUNG BÌNH

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương


Người đo (mmHg) (mmHg) Nhịp tim
Ghi chú
/ Kết quả (/ phút)
Tay trái Tay phải Tay trái Tay phải
Sinh viên 1 114 124 60 67 91//106
Sinh viên 2 104 108 69 70 94/94
Sinh viên 3 93 90 59 53 72/77

Trang - 33 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

PHẦN 3. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẬN ĐỘNG VÀ HUYẾT ÁP

Yêu cầu 8. Từ số liệu thu thập được ở Bảng 3 và 4, vẽ đồ thị trong khung Hình 3–5 theo
yêu cầu bên dưới. Nhận xét kết quả huyết áp thu được ở Phần 2 so với kết
quả thu được ở Phần 1. Tìm hiểu, tính toán, lập luận và hãy giải thích chi tiết
bất cứ sự thay đổi nào giữa các chuỗi kết quả, giữa các lần đo, giữa các thành
viên trong nhóm, v.v… (10 điểm)

Xem trang tiếp theo …

Trang - 34 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

(a)

(b)

Trang - 35 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

(c)

(d)

Trang - 36 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

(e)
Hình 3. Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trong 5 lần đo của 5 sinh
viên ở trạng thái nghỉ ngơi.

Nhận xét:

- Chỉ số huyết áp trong 5 lần đo của từng sinh viên ở trạng thái nghỉ ngơi khá
đồng đều giữa các lần đo, chỉ chênh lệch dao động khoảng từ 1 cho tới 5
mmHg.
- Huyết áp tâm thu ở tay trái (hình 3a) của 5 sinh viên khá đều nhau, sinh
viên 2 và 4 đều dưới 100 mmHg, sinh viên 1, 3, 5 đều ở mức từ 100 mmHg
trở lên, cả 4 sinh viên đều có mức duy trì huyết áp ổn định riêng sinh viên 4
có xu hướng giảm.
- Huyết áp tâm trương ở tay trái (hình 3b) không ổn định, đặc biệt ở sinh viên
3 và sinh viên 4, nguyên nhân có thể do cử động hoặc nói chuyện trong lúc
đó dẫn đến sai lệch.
- Huyết áp tâm thu ở tay phải (hình 3c) cũng khá đều nhau, sinh viên 1, 3, 5
duy trì mức ổn định riêng sinh viên 2 và 4 có xu hướng giảm.

Trang - 37 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

- Huyết áp tâm trương ở tay phải (hình 3d) ổn định hơn ở tay trái và qua các
lần đo riêng sinh viên 3 tăng đều qua các lần đo nguyên nhân có thể do nói
cười trong lúc đo.
- Huyết áp trung bình của 5 sinh viên khá đều nhau, có sự chênh lệch giữa
huyết áp giữa tay trái và tay phải. Huyết áp tâm thu ở tay phải của sinh viên
1 và 5 tăng so với ở tay trái, ngược lại sinh viên 3 và 4 giảm so với ở tay
trái riêng sinh viên 2 ổn định bằng nhau ở 2 tay. Huyết áp tâm trương ở 2
tay có sự chênh lệch nhỏ không đáng kể. Nhìn chung huyết áp của 5 sinh
viên đều ở mức bình thường, riêng sinh viên 4 có huyết áp thấp nhất trong 5
sinh viên do thể trạng sinh viên 4 nhỏ hơn.

(a)

Trang - 38 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

(b)

(c)

Trang - 39 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

(d)

(e)
Hình 4. Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trong 20 lần đo của sinh
viên ở trạng thái vận động.

Nhận xét:

Trang - 40 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

- Chỉ số huyết áp tâm thu ở cả 3 sinh viên tại lần đầu đo sau khi vận động
dao động trong khoảng từ 110 mmHg tới 125 mmHg.
- Chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu của cả 3 sinh viên đều ở mức cao
sau khi vừa vận động và có xu hướng giảm dần về mức bình thường trong
20 lần đo.
- Huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu của 3 sinh viên có sự khác biệt
tương ứng với thể trạng của 3 sinh viên. Cụ thể, đối với sinh viên 1 và sinh
viên 2 (giới tính nam) có chỉ số huyết áp cao hơn sinh viên 3 (giới tính nữ),
đồng thời giữa sinh viên 1 và sinh viên 2 cũng có sự khác nhau đáng kể do
thể trạng của sinh viên 1 lớn hơn sinh viên 2.

(a)

Trang - 41 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

(b)

(c)
Hình 5. Chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu trong 5 lần đo nghỉ ngơi) và
20 lần đo (vận động) của 3 sinh viên ở trạng thái vận động và nghỉ
ngơi.

Nhận xét:

- Nhìn chung, chỉ số huyết áp trung bình sau khi vận động của 3 sinh viên
cao hơn hơn so với chỉ số huyết áp lúc nghỉ ngơi, sự khác biệt này dao động

Trang - 42 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

trong khoảng từ 1 mmHg tới 15 mmHg (đối với tâm thu) và từ 0 cho tới 17
mmHg (đối với tâm trương); đồng thời cũng không có sự khác nhau quá
nhiều đối với 2 vị trí đo là bắp tay trái và bắp tay phải.
- Nhìn vào độ lệch chuẩn của hai trạng thái: nghỉ ngơi và vận động, trạng
thái vận động có xu hướng hỗn loạn hơn (độ lệch chuẩn cao hơn) so với lúc
nghỉ ngơi.

- Từ đó ta thấy được mối liên hệ giữa huyết áp khi vận động là nghỉ ngơi là
khi ta vận động mạnh, nhịp tim tăng lượng máu bơm đi nhiều và nhanh nên
huyết áp cũng tăng theo .

Yêu cầu 9. Trong công bố của George Stergiou : “A Universal Standard for the
Validation of Blood Pressure Measuring Devices” có đề cập về tiêu chuẩn
máy đo huyết áp. Đọc hiểu và hãy cho biết chỉ số huyết áp đo được ở trên có
chính xác không? Dựa trên tiêu chuẩn về độ chính xác ANSI/AAMI SP10,
sai số chuẩn ±5 mmHg và độ lệch chuẩn ±8 mmHg có hợp lý không? Suy
nghĩ và cho biết lý do? (+5 điểm)

Sau khi đọc và tìm hiểu chỉ số huyết áp đo được ở trên tương đối chính xác
với trong công bố của George Stergiou : “A Universal Standard for the
Validation of Blood Pressure Measuring Devices” có đề cập về tiêu chuẩn
máy đo huyết áp. Tuy nhiên, nó không trực tiếp cung cấp thông tin về độ
chính xác của các phép đo huyết áp thu được bằng các thiết bị cụ thể. Về tiêu
chuẩn ANSI/AAMI SP10, các giới hạn chấp nhận được về độ chính xác
trong đo huyết áp là độ lệch chuẩn của (các) sai số nhỏ hơn hoặc bằng 5
mmHg và chênh lệch huyết áp trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 8 mmHg. Các
giới hạn này được coi là hợp lý và thiết thực để đảm bảo tính chính xác của
các phép đo huyết áp. Lý do đằng sau các giới hạn này là để cân bằng nhu
cầu đo chính xác với những hạn chế thực tế của các thiết bị theo dõi huyết
áp. Mặc dù một số lỗi đo lường là không thể tránh khỏi, việc đặt ra các giới
hạn nghiêm ngặt có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc sản
xuất các thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn đó, có khả năng hạn chế sự sẵn có
của các thiết bị theo dõi huyết áp. Bằng cách thiết lập các giới hạn chấp nhận

Trang - 43 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

được vừa có thể đạt được vừa có ý nghĩa lâm sàng, tiêu chuẩn ANSI/AAMI
SP10 nhằm đảm bảo rằng các phép đo huyết áp đủ chính xác để hướng dẫn
việc ra quyết định lâm sàng trong khi vẫn thực tế cho các nhà sản xuất thực
hiện.

Trang - 44 -
BÀI SỐ 1: MÁY ĐO HUYẾT ÁP

- TRÍCH
DẪN TÀI LIỆU
[1] Y. S. Oh, “Arterial stiffness and hypertension,” Clin Hypertens, vol. 24, no. 1, p. 17,
Dec. 2018, doi: 10.1186/s40885-018-0102-8.
[2] N. Hirsh, A. Arthur, and S. Golan, “Advocating Intraluminal Radiation Therapy in
Cerebral Arteriovenous Malformation Treatment,” in Vascular Malformations of the
Central Nervous System, B. Gürer and P. Kuru Bektaşoğlu, Eds. IntechOpen, 2020.
doi: 10.5772/intechopen.89662.
[3] N. A. Campbell, M. R. Taylor, E. J. Simon, J. L. Dickey, K. Hogan, and J. B. Reece,
Biology: concepts & connections. 2018.
[4] B. M. Koeppen and B. A. Stanton, Berne & Levy physiology. 2018. Accessed: Jun.
08, 2022. [Online]. Available: http://www.r2library.com/Resource/Title/0323393942
[5] A. Tajeddin and N. Mustafaoglu, “Design and Fabrication of Organ-on-Chips:
Promises and Challenges,” Micromachines, vol. 12, no. 12, p. 1443, Nov. 2021, doi:
10.3390/mi12121443.

Trang - 45 -

You might also like