You are on page 1of 6

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 2/2015

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN CÓ
PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ
Nguyễn Hải Nguyên, Trần Viết An
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*Email: dr.nguyenhainguyen@gmail.com
TÓM TẮT
Mục tiêu: ác định tỷ lệ và phân loại rối loạn nhịp tim trên Holter điện tâm đồ 24 giờ ở
bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 84 bệnh nhân suy tim EF ≤ 50%. Ghi điện tim liên tục 24h và ghi
nhận tần suất và đặc điểm rối loạn nhịp ở bệnh nhân Kết quả: 82,1% bệnh nhân có rối loạn nhịp.
13% Rối loạn nhịp trên thất, 69,1% rối loạn nhịp thất. Trong số bệnh nhân rối loạn nhịp trên thất:
9,1% nhịp nhanh xoang, 27,3% ngoại tâm thu trên thất,63,6% rung nhĩ. Trong số bệnh nhân rối
loạn nhịp thất: 22,4% bệnh nhân có <30 ngoại tâm thu thất/giờ, 5,2% có ≥ 30 ngoại tâm thu
thất/giờ, 20,7% có ngoại tâm thu thất đa ổ, 19% có ngoại tâm thu thất cặp đôi, 31% có cơn nhịp
nhanh thất thoáng qua, 1,7% có ngoại tâm thu thất R/T. Kết luận: Bệnh nhân suy tim mạn có
phân suất tống máu giảm có tỷ lệ rối loạn nhịp khá cao, trong đó, rối loạn nhịp thất 13% và rối
loạn nhịp trên thất là 69,1%.
Từ khóa: suy tim mạn tính, rối loạn nhịp.
ABSTRACT
THE ARRHYTHMIA IN CHRONIC HEART FAILURE PATIENTS
WITH REDUCED EJECTION FRACTION BY 24 HOUR HOLTER ECG
Nguyen Hai Nguyen, Tran Viet An
CanTho university of Medicine and Pharmacy
Objectives: Defining the ratio and classificating arrhythmia by 24 hour Holter ECG in
chronic heart failure patients with reduced ejection fraction. Subjects and methods: A cross-
sectional descriptive study was conducted on 84 patients with chronic heart failure and EF ≤ 50%.
All patients have been examined by 24h holter ECG. Assess the heart arrhythmias of patients.
Results: 82,1% patients have arrhythmias. In which, the supraventricular arrhythmias and
ventricular arrhythmias account for 13% and 69,1%, respectively. In patients with
supraventricular arrhythmias: there were 9,1% sinus tachycardia, 27,3% supraventricular
premature beats, 63,6% atrial fibrillation. In ventricular arrhythmia patients: there were 22,4%
patients with < 30 ventricular premature beats per hour, 5,2% patients with ≥ 30 ventricular
premature beats per hour, patients with multiform ventricular premature beats 20,7%, ventricular
couplets 19%, non-sustained ventricular tachycardia (NSVT) 31% and R/T ventricular premature
1,7%. Conclusion: In chronic heart failure patients with reduced ejection fraction, the rate of
arrhythmias was rather high, with supraventricular arrhythmias and ventricular arrhythmias
account for 13% and 69,1% respectively.
Keyword: chronic heart failure, arrhythmia.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân như bệnh van
tim, cơ tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành… Tại Mỹ hiện có khoảng 5 triệu bệnh
nhân đang điều trị suy tim chiếm 1,72 % dân số. Tại châu Âu, với trên 500 triệu dân và tỷ
lệ suy tim khoảng 0,4 - 2 % sẽ có khoảng 2 - 10 triệu người suy tim. Trong số các bệnh
nhân suy tim thì có khoảng 50 % đến 60 % trong số này có phân suất tống máu giảm [15].

54
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 2/2015
Bệnh nhân suy tim có bất thường về cấu trúc, tế bào, yếu tố huyết động và thay đổi
trương lực thần kinh tự động dẫn tới rối loạn nhịp tim thường xảy ra [6]. Hơn 80 % bệnh
nhân suy tim có phân suất tống máu giảm có rối loạn nhịp thất thường xuyên và phức tạp
trên Holter điện tâm đồ, trong đó, 50% có cơn nhịp nhanh thất không dai dẳng
(nonsustained ventricular tachycardia - NSVT).
Sự ra đời của Holter điện tim do Norman J Holter phát minh và ứng dụng năm 1948, đã
giúp cho các nhà lâm sàng xác định được các rối loạn nhịp, nhất là các rối loạn nhịp nguy hiểm
như nhanh thất, rung thất mà điện tâm đồ thường quy không phát hiện được. Nghiên cứu của
Huỳnh Văn Minh và cộng sự ghi nhận rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ thường quy là 18,34 %
trong khi Holter 24 giờ phát hiện đến 96,67 % các dạng rối loạn nhịp [1]. Từ đó có biện pháp điều
trị thích hợp để làm giảm tỷ lệ biến cố tim mạch và đột tử cho bệnh nhân. Từ những cơ sở trên,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu: ác nh t lệ và phân loại rối loạn nh p tim
ệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm bằng Ho te iện tâm ồ 24 giờ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên c u
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn tính có phân suất tống máu
giảm, được điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ trong thời gian từ
tháng 05/2013 đến tháng 05/2015.
2.2. Phương pháp nghi n c u
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu và chọn mẫu: Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ
p(1- p)
n = Z21-α/2 x
d2
Với α = 0,05  Z 1 – α/2 = 1,96, d = 0,05. chọn p = 0,95 (từ tỷ lệ 95 % bệnh nhân
suy tim có phân suất tống máu giảm có rối loạn nhịp thất thường xuyên trên Holter điện
tâm đồ) [12]. Tính ra cỡ mẫu tối thiểu là 73 bệnh nhân. Thực tế chúng tôi chọn được 84
thỏa các tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Các tiêu chuẩn chọn bệnh và đánh giá kết quả
+ Chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Châu Âu [8].
+ Xác định có suy chức năng tâm thu thất trái theo tiêu chuẩn của Hội Tim Mạch
Châu Âu: phân suất tống máu giảm khi EF ≤ 50% [7].
- Tiến hành ghi Holter điện tâm đồ 24h trên các bệnh nhân nghiên cứu bằng máy
Delmar Revnolds Lifecard CF.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: dùng phần mềm SPSS 18.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

17,9%
Có rối loạn nhịp
82,1% tim
Không rối loạn
nhịp tim
Biểu đồ 1. Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trên Holter điện tim 24h
55
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 2/2015
Nhận xét: Trong 84 bệnh nhân nghiên cứu có 69 (82,1 %) bệnh nhân có rối loạn
nhịp trên Holter 24 giờ, 15 (17,9 %) bệnh nhân không có rối loạn nhịp trên Holter điện
tâm đồ.

69,1 %
(n = 58)
70,0%
60,0%
50,0%
40,0% 17,9 %
13,0 %
(n = 15)
30,0% (n = 11)
20,0%
10,0%
0,0%
Rối loạn nhịp Rối loạn nhịp Không rối loạn
trên thất thất nhịp

Biểu đồ 2. Tỷ lệ các dạng rối loạn nhịp tim


Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn nhịp thất khá cao 58/84 bệnh nhân chiếm 69,1 %.
Bảng 1. Tỷ lệ các dạng rối loạn nhịp trên thất
Rối loạn nhịp trên thất Tần số Tỷ lệ %
Nhanh xoang 1 9,1 %
Ngoại tâm thu trên thất 3 27,3 %
Rung, nhĩ 7 63,6 %
Tổng 11 100 %
Nhận xét: Tỷ lệ rung nhĩ khá cao 63,6 %, đây là dạng rối loạn nhịp nguy hiểm.
Bảng 2. Tỷ lệ các dạng rối loạn nhịp thất
Rối loạn nhịp thất Tần số Tỷ lệ %
< 30 NTTT/h (Lown I) 13 22,4 %
≥ 30 NTTT/h (Lown II) 3 5,2 %
Ngoại tâm thu thất đa ổ (Lown III) 12 20,7 %
Ngoại tâm thu thất cặp đôi (Lown IVa) 11 19 %
3 hoặc hơn 3 ngoại tâm thu liên tiếp (Lown IVb) 18 31 %
Ngoại tâm thu thất R/T (Lown V) 1 1,7 %
Tổng 58 100 %

56
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 2/2015
Nhận xét: Các rối loạn nhịp thất nguy hiểm có thể gây đột tử chiếm tỷ lệ khá cao
như ngoại tâm thu thất đa ổ, ngoại tâm thu thất cặp đôi, 3 ngoại tâm thu thất liên tiếp,
ngoại tâm thu thất R/T chiếm 72,4 %.
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu chúng tôi, có 69 (82,1 %) bệnh nhân rối loạn nhịp khi được khảo
sát bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ; kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Nhương ở bệnh nhân suy tim thì 100% bệnh nhân có rối loạn nhịp, có thể do đối
tượng nghiên cứu của tác giả có số bệnh nhân bệnh van tim rất cao chiếm 27/56 = 48,2%.
Bệnh lý van tim có liên quan đến rối loạn nhịp trên thất và thất. lý giải này cũng phù hợp
với tác giả Nguyễn Oanh Oanh, khi nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tâm đồ
trên bệnh nhân bệnh van 2 lá do thấp. Tác giả nhận thấy có mối liên quan giữa mức độ
hẹp, hở van với rối loạn nhịp trên thất và thất có ý nghĩa thống kê [4]. Trong nghiên cứu
chúng tôi có 11 (13 %) bệnh nhân có rối loạn nhịp trên thất: trong số đó, có 1 bệnh nhân
có nhịp nhanh xoang (9,1 %), 3 ngoại tâm thu trên thất (27,3 %), và 7 rung nhĩ (63,6 %).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Nhương về rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy
tim, ghi nhận có 100% bệnh nhân có rối loạn nhịp trên thất, trong đó, nhịp nhanh xoang
chiếm 42,8%, nhịp chậm xoang 8,9%, cơn nhịp nhanh trên thất 39,2%, ngoại tâm thu trên
thất 60,7%, ngừng xoang ≥ 2,5s chiếm 3,6%, rung cuồng nhĩ 28,5% [2]. Theo nghiên cứu
Bùi Văn Thìn rối loạn nhịp thường gặp ở bệnh nhân suy tim là rối loạn nhịp trên thất
chiếm 60%, rối loạn nhịp thất chiếm 52% [5].
Theo nghiên cứu của Lorne J. Gula (2008) tỷ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân suy tim là
13%, ngất do rối loạn nhịp tim là 7% [11]. Theo nghiên cứu của Chen MS, Natale A
(2004) trên 94 bệnh nhân suy tim có EF giảm, sau khoảng 6 năm theo dõi, có số bệnh
nhân rung nhĩ chiếm 56%, rối loạn nhịp xoang chiếm 96% [13]. Sở dĩ các rối loạn nhịp
trên thất, đặc biệt là rung nhĩ chiếm tỷ lệ khá cao ở các nghiên cứu ngoài nước do các đối
tượng nghiên cứu của các tác giả là những bệnh nhân có tăng áp phổi hoặc bệnh van tim
và thời gian theo dõi kéo dài nhiều năm, khác với nghiên cứu chúng tôi là mô tả cắt ngang
ở một thời điểm nhất định.
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho kết quả tỷ lệ rối loạn nhịp trên thất ở bệnh
nhân suy tim khá cao, nhất là ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm, mặc dù tỷ
lệ có khác nhau ở các nghiên cứu.
Về rối loạn nhịp thất, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 58/84 (69,1%) bệnh
nhân có rối loạn nhịp thất, trong đó, số bệnh nhân có <30 ngoại tâm thu thất/giờ là 13
chiếm 22,4%, bệnh nhân có ≥30 ngoại tâm thu thất/giờ là 3 chiếm 5,2%, bệnh nhân có
ngoại tâm thu thất đa ổ là 12 chiếm 20,7%, bệnh nhân có ngoại tâm thu thất cặp đôi là 11
chiếm 19%, bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất thoáng qua là 18 chiếm 31% và 1 bệnh
nhân có ngoại tâm thu thất R/T chiếm 1,7%. Theo nghiên cứu của Bùi Văn Thìn (2012),
trong 120 bệnh nhân suy tim phân độ theo ACC/AHA có 51,6% số bệnh nhân có rối loạn
nhịp thất, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, do số bệnh nhân trong nghiên cứu của tác
giả phần lớn là bệnh nhân suy tim ở mức độ nhẹ (giai đoạn A,B nhiều) [5]. Một nghiên
cứu trong nước khác của Nguyễn Xuân Nhương (2004) trên 56 bệnh nhân suy tim thì có
đến 100% bệnh nhân có ngoại tâm thu thất và rối loạn nhịp thất, trong đó, có 91,07% bệnh
nhân có ngoại tâm thu thất, 17,6% bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất thoáng qua và 3,9%
bệnh nhân có ngoại tâm thu thất R/T [2]. Nghiên cứu của tác giả có tỷ lệ rối loạn nhịp thất
cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, vì đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của tác giả là suy
57
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 2/2015
tim nặng độ III theo NYHA (chiếm 66,1% so với nghiên cứu chúng tôi là 45,2%), do rối
loạn nhịp thất có liên quan đến mức độ suy tim [9]. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu
của tác giả đa số là bệnh van tim, mà bệnh lý van tim có liên quan đến rối loạn nhịp thất.
Theo tác giả Nguyễn Oanh Oanh, nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tâm đồ
trên bệnh nhân bệnh van 2 lá do thấp. Tác giả này nhận thấy có mối liên quan giữa mức độ
hẹp, hở van với rối loạn nhịp thất [3]. Theo nghiên cứu của Lasisi G. T (2012), trên 60
bệnh nhân suy tim mạn tính, có 21 bệnh nhân có <30 ngoại tâm thu thất/giờ chiếm 35%
bệnh nhân, 39 bệnh nhân có >30 ngoại tâm thu thất/giờ chiếm 65% bệnh nhân, 44 bệnh
nhân có ngoại tâm thu thất đa ổ chiếm 73,3% bệnh nhân, 50 bệnh nhân có ngoại tâm thu
thất cặp đôi chiếm 83,4), 28 bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất chiếm 46,7% bệnh nhân
[10]. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, số bệnh nhân có rối loạn nhịp nguy hiểm
khá cao có lẽ do những bệnh nhân trong nghiên cứu này đều có mức EF <45%, trong khi ở
nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân có EF ≤50%, vì EF giảm có liên quan đến rối loạn nhịp
thất và rối loạn nhịp thất nguy hiểm. Nhìn chung, rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim
khá cao, nhất là ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm, mặc dù tỷ lệ có khác
nhau ở các nghiên cứu. Sự khác biệt về kết quả có thể do khác nhau về phương pháp
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu; Ben cạnh đó, còn do tình trạng bệnh cụ thể, do phân bố
yếu tố nguy cơ, bệnh kết hợp khác nhau ở từng đối tượng nghiên cứu.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ rối loạn nhịp ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm là 82,1%,
trong đó rối loạn nhịp trên thất 13%, rối loạn nhịp thất chiếm 69,1%. Trong rố loạn nhịp
trên thất, rung nhĩ chiếm tỷ lệ cao nhất 63,6%. Rối loạn nhịp thất gặp hầu hết các dạng rối
loạn nhịp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tá Đông (2005), “Holter điện tim– kỷ thuật và giá trị chẩn đoán bệnh tim”,
Tạp chí tim mạch học số 41/2005, tr. 12-23.
2. Nguyễn Xuân Nhương, Nguyễn Oanh Oanh (2004), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh
nhân suy tim mạn tính, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện quân y.
3. Nguyễn Oanh Oanh (2013), “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp trên thất bằng holter
điện tim 24 giờ ở bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp”,Tạp chí tim mạch học Việt nam.
4. Nguyễn Oanh Oanh (2013), “ Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất bằng holter điện
tim 24 giờ ở bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam.
5. Bùi Văn Thìn (2012), “Nghiên cứu đặc điểm của Holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh
nhân suy tim (theo ACC/AHA)”, Y học thực hành (817)-số 4/2012.
6. De Luna AB (2011), “Active ventricular arrhythmias”, CClinical arrhythmology, pp.
181-224.
7. ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure
(2008), European Heart Journal, (29) pp. 2388-2442.
8. Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure (2008), “The
Task Force for diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European
Society of Cardiology”, European Heart Journal, (29) pp. 2388-2442.
9. John G.F. Cleland, Timothy Houghton (2002), “Prevalence and Incidence of
Arrhythmias and Sudden Death in Heart Failure”, Heart Failure Reviews, (7) 229–
242.

58
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 2/2015
10. Lasisi G. T, Adebola A. P, (2012), “Prevalence of ventricular arrhythmias and heart
rate variability pattern in chronic heart failure”, The Nigerian Postgraduate Medical
Journal, 19(3) pp. 157-162.
11. Lorne J. Gula MD, George J. Klein MD (2008) , “Ejection fraction assessment and
survival: An analysis of the Sudden Cardiac Death in Heart Failure Trial (SCD-
HeFT). Am Heart J 156(6) 1196–1200.
12. Maskin CS, Siskind SJ, LeJemtel TH (1984), “High prevalence of nonsustained
ventricular tachycardia in severe congestive heart failure”, Am Heart J, (107) pp. 896-
901.
13. Michael S. Chen MD, Nassir F. Marrouche MD(2004), “Pulmonary Vein Isolation for
the Treatment of Atrial Fibrillation in Patients With Impaired Systolic Function”,
JACC 43(6) pp. 1006-1009.
14. Philip J Podrid, Leonard I Ganz, MD (2001), “Ventricular arrhythmias in heart failure and
cardiomyopathy”, Up todate 19(3).
15. Vasan RS, Larson MG, Benjamin EJ, et al (1999), “Congestive heart failure in subjects
with normal versus reduced left ventricular ejection fraction: prevalence and mortality in a
population-based cohort”, J Am Coll Cardiol 1999(33) pp. 1948-1955.
(Ngày nhận bài: 30/08/2015 - Ngày duyệt đăng: 25/10/2015)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THAI CHẾT LƯU TẠI KHOA SẢN BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nguyễn Minh Thiên Trúc1, Dương Mỹ Linh2*
1. Học viên cao học trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*Email: dbmlinh@yahoo.com
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai chết lưu ở sản phụ điều trị
tại khoa Sản bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 4 năm
2014. 2) Đánh giá kết quả xử trí thai chết lưu tại khoa Sản bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần
Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả tiến cứu. Chọn tất cả thai phụ
được chẩn đoán có thai chết lưu tại khoa Sản bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ 4/2013
đến 4/2014. Kết quả: 101 thai phụ có thai chết lưu được chọn vào nghiên cứu. Tuổi thai chết lưu
trung bình là 15,04 ± 8,87 tuần. Triệu chứng lâm sàng phổ biến ở tuổi thai chết lưu <20 tuần là
đau bụng 37,2%, ra máu âm đạo 34,6%. Tim thai (-) 100% ở tuổi thai chết lưu ≥ 20 tuần. Biến
chứng do thai chết lưu chiếm 16,9%. Về cận lâm sàng: Siêu âm có 97% không âm vang thai và tim
thai. ử trí thai chết lưu bằng 1 phương pháp đơn thuần chiếm 58,4% (59 trường hợp). ử trí kết
hợp 2 phương pháp là 39,6% (40 trường hợp). ử trí kết hợp 3 phương pháp là 2% (2 trường
hợp). Tai biến khi xử trí chiếm 4%. Thời gian từ nhập viện đến khi xuất thai trung bình là 2,47 ±
1,34 ngày. Có mối liên quan giữa các phương pháp xử trí với nhóm tuổi thai chết lưu (p < 0,05).
Kết uận: triệu chứng chính chẩn đoán thai chết lưu là mất tim thai. ử trí thai chết lưu chủ yếu là
1 phương pháp đơn thuần. Có mối liên quan giữa các phương pháp xử trí với nhóm tuổi thai chết
lưu
Từ khóa: thai chết lưu
59

You might also like