You are on page 1of 3

ÔN TẬP

Câu 1. Nguyên tắc kỹ thuật đếm slg bạch cầu


B1: Pha loãng máu theo tỉ lệ nhất định, nhuộm sơ bộ bạch cầu
B2: Nhỏ máu pha loãng vào buồng đếm đã biết rõ kích thước
B3: Đếm bạch cầu dưới KHV ở một số ô nhất định
B4. Tính và nhận định kết quả
Câu 2. Nguyên tắc đếm số lượng hồng cầu
B1. Pha loãng máu theo tỉ lệ nhất định
B2. Nhỏ máu pha loãng vào buồng đếm đã biết rõ kích thước
B3. Đếm hồng cầu dưới kính hiển vi ở một số ô nhất định
B4. Tính và nhận định kết quả
Câu 3. Nguyên tắc kỹ thuật định công thức bạch cầu phổ thông
Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm, dựa vào hình dạng,
kích thước, bắt màu của nhân và các hạt trong bào tương, vừa phân loại, vưa đếm ít
nhất 100 bạch cầu để xác định công thức bạch cầu phổ thông
Câu 4. Nguyên tác kỹ thuật nhóm máu ABO
Trộn máu người với huyết thanh đã biết trước kháng thể, dựa vào sự ngưng kết
hoặc không ngưng kết để xác định nhóm máu.
Câu 5. Nguyên tắc định lượng huyết cầu tố = phương pháp sahli
Dùng axit HCl để chuyển toàn bộ hemoglobin trong một thể tích máu nhất định
thành hematin clohydrat màu nâu sẫm. Pha loãng dần với nước cất rồi so màu với
ống màu chuẩn để xác định lượng huyết cầu tố có trong 100ml máu
Câu 6. Nguyên tắc ghi huyết áp đm trên động vật
Nối động mạch cảnh gốc với một nhánh của huyết áp kế Ludwig, nhánh còn lại
của huyết áp kế nối với phao có gắn bút ghi. Khi huyết áp dao động tác động lên
cột thủy ngân làm bút ghi dao động vẽ lên đồ thị dao động gọi là ghi huyết áp đm
trực tiếp
Câu 7. Nguyên tắc bộc lộ tim ếch
Bộc lộ tim ếch, dùng kẹp nhỏ kẹp vào mỏm tim ếch, nối kẹp tim vào 1 hệ thống
đòn bẩy có gắn bút ghi hoạt động của tim sẽ được ghi lại trên trụ quay có bọc giấy
ám khói
Câu 8 . Nguyên tắc ghi điện tim
Khi hoạt động, ở mỗi sợi cơ tim xuất hiện điện thế màng được gọi là điện thế
hoạt động. Tổng hợp các điện thế hoạt động của các sợi cơ tim được gọi là điện thế
hoạt động của tim. Cơ thể con người là môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất.
Có thể đo điện thế hoạt động của tim bằng cách mắc 2 cực của máy ghi điện tim
vào vị trí khác nhau của cơ thể. Cách mắc điện cực để đo điện tim của cơ thể gọi là
chuyển đạo. Đường ghi lại dao động do tim phát ra gọi là điện tâm đồ.
Câu 9. Các chuyển đạo ghi điện tâm đồ
Chuyển đạo song cực chi:
DI: điện cực thăm dò ở cổ tay phải (-) và cổ tay trái (+)
DII: điện cực thăm dò ở cổ tay phải (-) và cổ chân trái (+)
DIII: điện cực thăm dò ở cổ tay trái (-) và cổ chân trái (+)
Chuyển đạo trước tim:
V1: điện cực đặt ở đường giữa khoang liên sườn 4 cạnh bờ phải xương ức
V2: đặt ở giữa khoang liên sườn 4 cạnh bờ trái xương ức
V3: đặt ở giữa V2 và V4
V4: đặt ở giao điểm khoang liên sườn 5 và đường giữa đòn trái
V5: đặt ở giao điểm khoang liên sườn 5 và đường nách trước bên trái
V6: đặt ở giao điểm khoang liên sườn 5 và đường nách giữa bên trái
Chuyển đạo đơn cực chi
aVR: điện cực thăm dò cổ tay phải
aVL: điện cực thăm dò cổ tay trái
aVF: điện cực thăm dò cổ chân trái
Điện cực trung tính: nối 2 or 3 điểm vào 1 điện trở 5000 ôm đặt ở cổ chân phải
Câu 10. Giải thích chất kích thích
Andrenalin: chất chống giao cảm có tác dụng làm huyết áp tăng, nhịp tim tăng.
Khi huyết áp tăng, giảm áp co bộ phận nhân cảm ở xoang động mạch cảnh và quai
đm chủ, qua dây tk X làm huyết áp hạ, nhịp tim trở về bình thường
Dây thần kinh X là dây tk phó giao cảm có tác dụng làm nhịp tim giảm, huyết áp
hạ
Atropin: chất gây ức chế dẫn truyền qua synap của thần kinh phó giao cảm,
khi tiêm atropin sau khi kích thích dây X làm huyết áp không hạ
Andrenalin lần 2: khi mất tác dụng của dây thần kinh X, tiêm An… làm nhịp tim
tăng và trở về bình thường chậm hơn ban đầu
Acetylcholin: hóa chất trung gian của dây thần kinh X, vì vậy khi tiêm Acetyl…
sẽ làm huyết áp hạ
Câu 11. Nguyên lí phương pháp đo lưu lượng thở
Lưu lượng thở là số lít khí di chuyển trong đường dẫn khí trong một đơn vị thời
gian. Lưu lượng thở tỷ lệ thuận với áp suất, do vậy ghi biến đổi áp suất dòng thở sẽ
cho đường ghi lưu lượng. Tính tích phân phần diện tích được giới hạn bởi đường
ghi lưu lượng sẽ đo được các thể tích khí hô hấp.

You might also like