You are on page 1of 23

CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT – ÔN V2 ĐÔI TUYỂN 12 - 2021

Câu 1. (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật.


1. Ba mạch máu chính trong mô gan là động mạch gan, tĩnh mạch cửa gan và tĩnh mạch gan. Hãy
cho biết những phát biểu về tính chất của máu chảy qua các mạch máu đó sau đây là đúng hay sai?
Giải thích?
a. Máu ở động mạch gan có nồng độ oxi cao nhất.
b. Máu ở tĩnh mạch cửa gan là nơi đầu tiên hàm lượng lipit tăng lên sau bữa ăn.
c. Máu ở tĩnh mạch cửa gan là nơi đầu tiên hàm lượng glucose tăng lên sau bữa ăn.
d. Máu ở tĩnh mạch gan có màu đỏ thẫm và nghèo chất dinh dưỡng.
2. Trong một thí nghiệm nhằm tìm hiểu quá trình điều hòa sự thông khí của phổi, chuột thí nghiệm
được phá hủy thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Ở thí nghiệm 1,
người ta cho chuột thí nghiệm hít thở không khí chứa 10% Oxi. Ở thí nghiệm 2, người ta cho chuột
thí nghiệm hít thở không khí chứa 21% Oxi và 5% cacbonnic.
Sự thông khí của phổi chuột tăng lên trong trường hợp nào? Giải thích?
HDC
1. a. Đúng, vì động mạch gan bắt nguồn từ động mạch chủ, máu trong động mạch gan là nguồn cung
cấp Ôxi cho gan.
b. Sai, vì sự vận chuyển lipit hấp thu ở ruột non là qua hệ bạch huyết, đổ vào máu ở TMC trên
(không qua tĩnh mạch cửa gan)  ở tĩnh mạch cửa gan, hàm lượng lipit không tăng sau khi ăn.
c. Đúng, vì glucose được hấp thu và vận chuyển qua hệ mao mạch tĩnh mạch ruột, hội tụ về tĩnh
mạch cửa gan, đổ trực tiếp vào gan  máu tĩnh mạch cửa gan là nơi đầu tiên hàm lượng glucose tăng
lên sau bữa ăn.
d. Sai, vì máu tuy có màu đỏ thẫm do nghèo Ôxi nhưng giàu chất dinh dưỡng do mới hấp thu từ ruột
non.
2. - Sự thông khí của phổi chuột tăng lên ở thí nghiệm 2.
- Ở thí nghiệm 1: Không khí chứa 10% Oxi (tương đương 76mmHg) làm cho áp suất riêng phần của
nó trong phế nang thấp hơn bình thường (bình thường là 105 mmHg). Điều này làm cho áp suất
riêng phần của Oxi trong máu động mạch giảm. Tuy nhiên, thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ
và xoang động mạch cảnh (nơi duy nhất cảm nhận sự giảm nồng độ Oxi trong máu) đã bị phá hủy,
nên sẽ không có sự thay đổi về thông khí phổi khi Oxi máu thấp.
- Ở thí nghiệm 2, không khí mặc dù có lượng Oxy tương đương với khí quyển, nhưng lượng
cacbonic là 5% cao hơn bình thường (cacbonnic trong không khí bình thường là 0,3 mmHg,
cacbonic trong không khí ở thí nghiệm 2 là 38mmHg), vì thế khi chuột hít không khí này vào, cộng
thêm cacbonnic có sẵn trong đường dẫn khí, sẽ cho lượng cacbonnic trong phế nang cao hơn bình
thường, dẫn đến áp suất riêng phần của nó trong máu tăng. Cacbonic cao sẽ tác động đến thụ thể
trung ương và làm tăng rõ rệt sự thông khí của phổi.
Câu 2 (2.5 điểm)
Một người đàn ông 55 tuổi có lưu lượng tim lúc nghỉ ngơi là 7000ml/phút. Huyết áp động
mạnh của ông ta là 125/85mmHg, thân nhiệt bình thường.
Hình 2 biểu diễn sự thay đổi
huyết áp và thể tích máu ở tâm thất trái
trong một chu kỳ tim của người đàn
ông này. Dựa vào hình hãy cho biết:
a. Đoạn PQ mô phỏng giai đoạn
nào của chu kỳ tim? Giải thích.
b. Tại thời điểm R và S van bán
nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở?
Giải thích.
c. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi của
người đàn ông này là bao nhiêu?
Hình 2. Áp lực và thể tích máu tâm thất trái

Câu 1 Hướng dẫn cách giải Điểm


A - Đây là giai đoạn tâm thất trái giãn và máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống 0.5
tâm thất trái.
- Vì: Từ P đến Q, áp lực tâm thất trái tăng ít (khoảng 10 mmHg) nhưng 0.5
thể tích máu lại tăng rất nhiều (từ 60 ml lên 130 ml) => tâm thất trái giãn,
máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái.
B - Van bán nguyệt ở động mạch chủ mở tại R và đóng tại S 0.5
- Vì: Khi tâm thất trái co với áp lực đủ lớn sẽ làm van bán nguyệt mở => 0.25
máu chảy từ tâm thất trái lên động mạch chủ. Khi tâm thất trái bắt đầu
giãn, van bán nguyệt đóng lại để máu ở động mạch chủ không chảy ngược
về tim => Van bán nguyệt ở động mạch chủ mở tại R và đóng tại S.
- Phân tích biểu đồ: Từ Q đến R áp lực tăng mạnh, thể tích máu không đổi 0.25
=> là giai đoạn tâm thất co; từ R đến S áp lực tăng nhẹ, thể tích máu giảm
mạnh => là giai đoạn tống máu lên động mạch chủ; từ S đến P là giai
đoạn giãn của tâm thất => tại Q, van bán nguyệt bắt đầu mở và tại S van
bán nguyệt bắt đầu đóng.
C Biểu đồ cho thấy thể tích tâm thu ở người đàn ông này là: 130 – 60 = 70 0.5
ml. Vậy nhịp tim lúc nghỉ ngơi của người đàn ông này là:
Nhịp tim = cung lượng tim/thể tích tâm thu = 7000/70 = 100 lần/phút.
Câu 3: (1,5 điểm) T hoàn
1. Đông máu là một phản ứng bảo vệ cơ thể tránh mất máu trong trường hợp mạch máu bị rách. Quá
trình đông máu được minh họa ở hình dưới.

Các sợi collagen


Tiểu cầu Nút tiểu cầu Sợi fibrin
Tế bào 5 µm
hồng cầu

a) Khả năng đông máu ở những trường hợp sau bị ảnh hưởng thế nào? Giải thích.
- Người bị bệnh suy tủy xương
- Người bị bệnh suy giảm chức năng gan
- Người có chế độ ăn thiếu Ca 2+ dẫn đến Ca2+ máu thấp hơn so với người khỏe mạnh bình
thường
b) Tại sao điều trị bệnh máu khó đông bằng truyền yếu tố đông máu không gây tắc mạch ở người bệnh?
Thang
Ý Nội dung
điểm
7a) - Suy tủy xương làm thiếu tiểu cầu là yếu tố khởi phát sự đông máu → máu khó 0,25
đông.
- Người suy giảm chức năng gan làm giảm sản xuất các yếu tố đông máu/giảm 0,25
chuyển hóa lipit trong đó có các vitamin K là yếu tố xúc tác/hoạt hóa các yếu tố
tham gia vào phản ứng đông máu → máu khó đông.
- Thiếu Ca2+ máu làm giảm sự xúc tác/hoạt hóa các yếu tố tham gia vào phản ứng 0,25
đông máu → máu khó đông.
7b) - Việc truyền thêm một số yếu tố đông máu giúp bổ sung cho những người bệnh bị 0,25
máu khó đông do thiếu các yếu tố này. Các yếu tố này không khởi phát sự đông
máu, mà chỉ cần thiết trong một số bước phản ứng phía sau của quá trình đông máu.
Câu 4. Liên quan đến những bất thường trong cấu tạo của tim, hãy cho biết:
a. Bệnh nào có thể tích tâm thu bên trái giảm xuống?
b. Hiện tượng còn ống thông động mạch chủ và phổi ảnh hưởng đến huyết áp động mạch phổi
và động mạch đùi như thế nào?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Thủng liên nhĩ: Áp lực của máu trong TNT > TNP nên máu từ TNT sang TNP máu ở TNT giảm
máu xuống TTT giảm làm V tâm thu giảm (0,25).
- Thủng liên thất: Áp lực máu trong TTT > TTP nên máu từ TTT sang TTP máu ở TTT giảm V
tâm thu giảm
b. HA động mạch phổi tăng; HA động mạch đùi giảm.
Câu 5: (2,0 điểm)
Acetylcholine (Ach) là chất chuyển giao thần
kinh qua xinap phổ biến nhất trong hệ thần kinh.
Tác động của Ach lên thụ thể màng sau xinap
thần kinh đối giao cảm đến tim và đến cơ trơn
thành dạ dày được thể hiện ở hình bên.

a. Nêu đặc điểm điện thế xuất hiện ở màng sau xinap trong mỗi hình trên. Giải thích.
b. Màng sau xinap thần kinh đối giao cảm đến tim được thể hiện trong hình A hay B? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
a. - Ở hình A: điện thế xuất hiện ở màng sau xinap là điện thế ức chế. 0.125
Giải thích: ACh tác động lên thụ thể ở màng sau từ đó làm mở kênh K +, K+ sẽ tràn ra ngoài 0.125
gây tăng phân cực, tạo nên điện thế ức chế sau xinap.
- Ở hình B: điện thế xuất hiện ở màng sau xinap là điện thế hưng phấn. 0.125
+ + 2+ +
Giải thích: ACh tác động lên thụ thể làm đóng kênh K và mở kênh Na , Ca . Các ion Na 0.125
và Ca2+ từ ngoài tràn vào gây khử cực, tạo nên điện thế hưng phấn.
b. Màng sau xinap thần kinh đối giao cảm đến tim được thể hiện trong hình A. Do dây thần 0.5
kinh giao cảm đến tim làm giảm nhịp và cường độ co tim nên điện thế sau xinap phải là
điện thế ức chế.
Câu 6. (2,0 điểm)
5.1. ( 1,0)
Sơ đồ bên cho thấy cơ chế điều hòa ngược tiết
hoocmon đáp ứng stress trong cơ thể người. Hàm lượng
hoocmon trong đáp ứng stress có thể không bình thường
trong nhiều bệnh lí.
Hãy chỉ ra và giải thích sự thay đổihàm lượng các
hoocmon CRH, ACTH, Cortisol trong các trường hợp sau:
a. Stress dài hạn.
b. Không đủ adrenalin mãn tính (bệnh Addison).
c. U tuyến thượng thận (bệnh Cushings).
d. Điều trị dài hạn một thời gian với cortisol.
Hướng dẫn chấm

a. Stress dài hạn: CRH cao, ACTH cao, Cortisol cao. 0.25
Giải thích: Stress kéo dài gây KT mạnh lên vùng dưới đồi làm tăng sản sinh CRH kích thích
tuyến yên tăng tiết ACTH. Do Stress dài hạn nên không có ức chế ngược nên nồng độ cả 3
HM đều cao.
b. Không đủ adrenalin mãn tính (bệnh Addison): CRH cao, ACTH cao, Cortisol thấp. 0.25
Giải thích: Bệnh Addison- Suy tuyến thượng thận, không tiết đủ hormone (cortisol và
aldosteron).. Nồng độ Cortisol thấp ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên gây tăng
tiết CRH, ACTH
c. U tuyến thượng thận (bệnh Cushings): CRH thấp, ACTH thấp, Cortisol cao. 0.25
Giải thích: U tuyến thượng thận gây tăng tiết cortizol ức chế ngược âm tính lên vùng dưới
đồi và tuyến yên giảm tiết CRH và ACTH
d. Điều trị dài hạn một thời gian với cortisol: CRH thấp, ACTH thấp, Cortisol thấp. 0.25
Giải thích: trong thời gian điều trị lượng cortizol tăng cao ức chế ngược âm tính lên vùng
dưới đồi và tuyến yên  giảm tiết CRH và ACTH. Do điều trị dài hạn tuyến trên thận đã
thích nghi với việc không tiết cortizol (tuyến trên thận có thể bị teo) lượng Cortisol thấp.
Câu 7. (1,0 điểm)
a. Một tế bào B đơn lẻ có khoảng 100000 thụ thể kháng nguyên trên bề mặt, tất cả các thụ thể kháng
nguyên trên một tế bào lympho đều giống hệt nhau. Tuy nhiên, một kháng nguyên đơn lẻ có thể hoạt hóa
nhiều dòng tương bào khác nhau. Hãy giải thích hiện tượng trên.
b. Trong đáp ứng miễn dịch thể dịch,kháng thể là các protein hòa tan được tạo ra bởi các tế bào B và
các tương bào, sự gắn các kháng thể với các kháng nguyên có thể cản trở chức năng của mầm bệnh theo
nhiều cách. Hãy cho biết các cơ chế loại thải kháng nguyên qua kháng thể.
Hướng dẫn chấm
a. Một kháng nguyên đơn lẻ có nhiều quyết định kháng nguyên. Mỗi quyết định kháng 0.25
nguyên hoạt hóa nhiều dòng tế bào B.
b. Các cơ chế loại thải kháng nguyên qua kháng thể:
– Trung hòa: các kháng thể gắn với các kháng nguyên trên bề mặt của virut hay vi khuẩn làm 0.25
trung hòa nó bằng cách ngăn chặn khả năng gắn với tế bào chủ. Kháng thể cũng có thể gắn và
trung hòa các độc tố giải phóng trong dịch cơ thể.
– Opsonin hóa: các kháng thể gắn với các kháng nguyên trình diện một cấu trúc đã được nhận 0.25
diện cho các đại thực bào và do vậy làm tăng sự thực bào.
– Hoạt hóa hệ thống bổ thể: Các protein bổ thể gắn vào các kháng thể, gây nên sự hoạt hóa 0.25
một cách nhanh chóng các protein bổ thể khác → Các protein bổ thể kết hợp tuần tự với nhau
để tạo ra một cấu trúc đại phân tử được gọi là phức hợp tấn công màng (MAC) tạo thành các
lỗ trên màng tế bào → Các ion và nước đi vào trong tế bào thông qua MAC, làm nó phồng
lên và vỡ ra.
b. Dị tật tim bẩm sinh là các bệnh phổ biến, chiếm tới 0,4 – 0,8% trẻ sinh ra. Quan sát hình 5
và cho biết:
- Tại sao những người bị dị tật tim loại (1) có
thành tim bên phải dày ?
- Tại sao cơ thể bệnh nhân bị dị tật tim loại (2)
phát triển không cân đối: phần trên (hai tay,
cổ) to khỏe, trong khi phần dưới cơ thể (mông,
hai chân) lại nhỏ và mảnh khảnh ?
* Dạng (1) : dị tật thông liên nhĩ. 0,25
– Do không có vách ngăn hai tâm nhĩ nên máu từ tâm nhĩ trái có áp lực cao hơn tâm nhĩ phải
gây tăng áp lực lên tâm thất phải và động mạch phổi. Lâu dần thành tim bên phải tăng độ dày 0,5
để chịu với áp lực cao hơn bình thường này.
* Dạng 2 : dị tật hẹp động mạch chủ. 0,25
– Dị tật này sẽ làm máu ứ đọng lại chỗ hẹp nên làm tăng áp lực máu các động mạch chi trên
và não bộ nhưng lại thiếu máu phần dưới cơ thể. Do đó, sẽ làm cơ thể bệnh nhân phát triển 0,5
không cân đối: phần trên (2 tay, cổ) to khỏe, trong khi phần dưới cơ thể (mông, 2 chân) lại
nhỏ và mảnh khảnh.
c. Ông A bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nên phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết, việc tiêm
insulin thường thực hiện trước bữa ăn hoặc trong khi ăn. Một lần, do yêu cầu công việc phải
tham dự một cuộc họp khẩn cấp, nên sau khi tiêm insulin ông A không kịp ăn trưa. Không lâu
sau ông cảm thấy đau đầu, chóng mặt, toát mồ hôi, cơ thể bắt đầu co giật và bất tỉnh. Ngay
lập tức, ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
- Hãy giải thích nguyên nhân khiến ông xuất hiện các triệu chứng trên.
- Theo em, phương pháp cấp cứu cần tiến hành cho ông A trong tình huống này là gì? Giải
thích.
- Insulin giúp gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ. Sau khi ông A tiêm insulin mà
không ăn gì sẽ dẫn tới hạ đường huyết ở mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm. 0,5
- Tiêm glucagôn để làm tăng đường huyết vì glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen dự trữ ở
gan thành glucôzơ. 0,5

Câu 8. (2,0 điểm). Tuần hoàn.


1. Bệnh β thalasemia là bệnh thiếu máu phổ biến ở trẻ em các nước Đông Nam Á, bệnh do đột biến
ở gen globin (trên NST 11) dẫn đến không tổng hợp được hoặc tổng hợp thiếu chuỗi β gobin, vì thế
hồng cầu được tạo ra nhưng thiếu hoặc không có chuỗi β gobin, thời gian sống của hồng cầu ngắn.
Hãy cho biết những khẳng định nào sau đây là đúng với bệnh nhân thiếu máu β thalasemia. Giải
thích?
a. Hàm lượng erythropoietin trong máu những bệnh nhân này cao?
b. Hồng cầu ở những bệnh nhân này sẽ bị tắc nghẽn khi di chuyển ở các mao mạch bé.
c. Bệnh này sẽ có biến chứng là tổn thương lách.
d. Tỉ lệ hồng cầu lưới (hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu
trong tủy xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn) giảm.
2. Một người được đưa đến bệnh viện trong tình trạng gần như kiệt sức sau một thời gian dài không
có thức ăn và nước uống. Kết quả kiểm tra của bác sĩ cho thấy mạch của bệnh nhân nhanh và yếu,
huyết áp thấp.
a. Nhịp tim và thể tích tâm thu của bệnh nhân ở trong tình trạng như thế nào?
b. Ngay sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ đã truyền vào Albumin tĩnh mạch của bệnh nhân thay vì
truyền muối ăn hay đường. Hãy giải thích tại sao?
HDC
1. a. Đúng.
Số lượng hồng cầu liên tục giảm do thời gian sống của hồng cầu ngắn (bị tiêu hủy rất nhanh) sẽ kích
thích thận tăng sản xuất erythropoietin, tăng sản xuất hồng cầu để bù lại.
b. Sai.
Do thể tích hồng cầu nhỏ nên các hồng cầu này đều dễ dàng di chuyển qua các mạch máu nhỏ,
không gây hiện tượng tắc nghẽn.
c. Đúng.
Hồng cầu bị tiêu hủy ở lách. Do phải tiêu hủy lượng lớn hồng cầu trong thời gian dài liên tục nên
những người bệnh này thường bị tổn thương lách (lách sưng to).
d. Sai.
Số lượng hồng cầu liên tục giảm do thời gian sống của hồng cầu ngắn (bị tiêu hủy rất nhanh) sẽ kích
thích tăng sản xuất hồng cầu, tăng tỷ lệ hồng cầu lưới.
2.a. Bệnh nhân bị mất nước giảm lượng máu  huyết áp giảm. Cơ thể cần tăng huyết áp thông qua
việc tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi... nhịp tim tăng.
- Lượng máu giảm, sức cản ngoại vi lớn (do co mạch ngoại vi) nên thể tích tâm thu giảm (mạch
yếu).
b. Khi truyền Albumin vào máu  nồng độ albumin trong huyết tương tăng lên  hấp thụ nước vào
mạch máu  pha loãng máu, giảm áp suất thẩm thấu của máu, tăng thể tích máu nhanh hơn và tái
duy trì cân bằng nội môi nhanh hơn.
- Truyền muối hay đường không hiệu quả bằng truyền albumin vì muối ăn và đường đều có thể trao
đổi qua thành mao mạch để vào dịch mô dễ dàng.
Câu 9: Tuần hoàn (2 điểm)
1. Một thanh niên khỏe mạnh bình thường có một chu kỳ tim lúc nghỉ ngơi là 0,8 giây. Hình 6.1A
mô tả một số bước trong chu kỳ tim bình thường (chiều mũi tên mô tả chiều dòng máu lưu thông ).
Hình 6.1B mô tả những thay đổi về thể tích trong buồng tim của người thanh niên này ở trạng thái
nghỉ ngơi.
a. Hình 6.1B mô tả sự thay đổi thể tích máu và áp lực ở ngăn nào trong 4 ngăn của tim? Giải thích.
b. Ở trạng thái nghỉ ngơi, lưu lượng tim của người thanh niên này là bao nhiêu? Nêu cách tính.
c. Mỗi bước trong chu kỳ tim được mô tả ở (i), (ii), (iii) ở hình 6.1A là tương ứng với các giai đoạn
nào trong các giai đoạn RS, SP, PQ, QR ở hình B? Giải thích.
2. Hình bên (hình 6.2) thể hiê ̣n áp lực thay đổi trong đô ̣ng
mạch chủ, tâm thất trái và tâm nhĩ trái xảy ra đồng thời trong
chu kỳ tim ở đô ̣ng vâ ̣t có vú. Các số (1 đến 4) chỉ ra các giai
đoạn khác nhau trong mô ̣t chu kì tim.
Hãy cho biết mỗi giai đoạn (a), (b), (c) và (d) dưới đây là
tương ứng với giai đoạn nào trong (1), (2), (3) và (4) ở hình
bên (Hình 6.2). Giải thích.

a. Giai đoạn có van nhĩ thất mở.


b. Giai đoạn có van bán nguyê ̣t giữa tâm thất và đô ̣ng mạch chủ mở.
c. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyê ̣t đều đóng.
d. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất là thấp nhất.
HDC
a. Mô hình B là sự thay đổi thể tích và áp lực tâp thất trái. Vì sự thay đổi áp lực tối thiểu từ
dưới 20 mmHg và áp lực tối đa khoảng 120 mmHg là đặc trưng của tâm thất trái.
b. Lưu lượng tim = thể tích tâm thu X nhịp tim = (110 - 40)x(60/0,8) = 5250 (ml/ phút)
c. (i) Tương ứng với gia đoạn PQ: (i) là giai đoạn tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm
thất, làm thể tích máu tâm thất tăng. Áp lực tâm thất tăng không đáng kể.
(ii) Tương ứng với giai đoạn RS: (ii) là giai đoạn tâm thất co tống máu, làm tăng áp lực →mở
van tổ chim và tống máu vào động mạch, thể tích máu tâm thất giảm.
(iii) Tương ứng với giai đoạn PQ: (iii) là giai đoạn giãn chung, trong đó cả cả tâm thất và tâm
nhĩ đều giãn máu từ tĩnh mạch vào tim nhĩ xuống tâm thất, làm thể tích máu tâm thất tăng lên.
Áp lực tâm thất ở giá trị thấp.

a. Giai đoạn có van nhĩ thất mở tương ứng với giai đoạn (4).
- Tâm thất giãn, áp lực trong tâm thất giảm xuống thấp hơn tâm nhĩ làm van nhĩ thất mở, máu
chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất làm áp lực trong tâm nhĩ giảm xuống.
b. Giai đoạn có van bán nguyê ̣t mở là giai đoạn (2).
- Tâm thất co, áp lực trong tâm thất cao hơn trong đô ̣ng mạch chủ làm mở van bán nguyê ̣t giữa
tâm thất và đô ̣ng mạch chủ, máu được tống tử tâm thất vào đô ̣ng mạch chủ, áp lực trong đô ̣ng
mạch chủ tăng.
c. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyê ̣t đều đống tương ứng với hai giai đoạn (1) và
(3)
- Giai đoạn (1) tâm thất co áp lực máu trong tâm thất lớn hơn trong tâm nhĩ làm đóng van nhĩ
thất, tuy nhiên áp lực trong tâm thất còn thấp hơn trong đô ̣ng mạch chủ nên van bán nguyê ̣t
đóng. Giai đoạn (3) tâm thất giãn áp lực thấp hơn trong đô ̣ng mạch chủ làm máu dồn trở lại
đô ̣ng mạch chủ đóng van bán nguyê ̣t, tuy nhiên áp lực trong tâm thất cao hơn trong tâm nhĩ nên
van nhĩ thất đóng.
d. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất thấp nhất là giai đoạn (3).
- Sau khi kết thúc tống máu ở giai đoạn (2), tâm thất giãn ở giai đoạn (3): tâm thất giãn thể tích
máu còn lại trong tâm thất là thấp nhất và không đổi, áp lực trong tâm thất giảm. Giai đoạn (4)
van nhĩ thất mở, máu từ tâm nhĩ vào tâm thất làm thể tích máu tâm thất tăng.

Câu 10: 1điểm


Ở người bình thường, huyết áp ở mao mạch phổi là 5 - 10mmHg còn huyết áp ở mao mạch thận là
60mmHg. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy. Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn chấm
(1,0)
Giải thích sự khác nhau:
- Huyết áp ở mao mạch phụ thuộc vào lực đẩy của tim và thể tích máu trong mao. Lực đẩy của tim
càng mạnh, huyết áp càng cao; thể tích máu trong mao mạch càng ít, huyết áp càng thấp. 0.25
- Ở mao mạch phổi, huyết áp rất thấp trong khi đó ở thận, huyết áp lại rất cao, nguyên nhân là do:
+ Máu đến phổi nhận lực đẩy từ tâm thất phải, máu đến thận nhận lực đẩy từ tâm thất trái. Do thành
tâm thất trái dày hơn nên lực đẩy cũng lớn hơn. 0.25
+ Số lượng mao mạch ở phổi nhiều hơn rất nhiều so với số lượng mao mạch ở thận, do đó lượng
máu bơm vào mỗi mao mạch ở phổi ít hơn, dẫn đến huyết áp thấp hơn. 0.25
Ý nghĩa của sự khác nhau:
- Huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp, thấp hơn áp suất keo của máu, nhờ đó nước và các chất dinh
dưỡng không bị đẩy vào phế nang, ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi khí. 0.125
Ngoài ra, huyết áp thấp làm cho máu lưu thông qua mao mạch phổi chậm, đủ thời gian để trao đổi
khí diễn ra hoàn toàn. 0.125
- Huyết áp ở mao mạch thận rất cao, cao hơn áp suất keo, do đó tạo ra một áp lực đẩy nước và chất
tan vào nang bowman, đảm bảo sự lọc nước tiểu diễn ra bình thường. 0.25

Câu 11. So sánh tác dụng của hoocmôn glucôcocticôit của vỏ thượng thận và hoocmôn ađrênalin
của tủy thượng thận lên đường huyết.
b) Giống nhau: Cả hai hoocmôn này đều làm tăng đường huyết (đường trong máu). 0,25
- Khác nhau:
+ Glucôcocticôit kích thích chuyển hóa lipit, chuyển hóa prôtêin thành glucôzơ. 0,25
+ Ađrênalin kích thích phân giải glicôgen thành glucôzơ.
Câu 12: 2điểm
a. Nêu vai trò của hooc môn Estrogen và hooc môn progesteron trong chu kì kinh nguyệt.
b. Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và Estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất
hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào?
Đáp án:
a.
- Vai trò của Estrogen: Kích thích niêm mạc tử cung dày lên, trong nửa đầu chu kì kinh nguyệt, kích
thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH, gây trứng chín và rụng, nửa sau chu kì ức chế tuyến yên tiết
FSH, LH, ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH. 0.5
- Vai trò của Progesteron: Kích thích niêm mạc tử cung phát triển để đón trứng làm tổ; ức chế tuyến
yên bài tiết FSH, LH và ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH. 0.5
b. (0,75)
- Tử cung của người này không đáp ứng với Estrogen và progesteron nên không dày lên và cũng
không bong ra, do đó không có chu kì kinh nguyệt. 0.5
- Người này không có khả năng mang thai do niêm mạc tử cung không dày lên dẫn đến:
+ Trứng không thể làm tổ 0.25
+ Nếu trứng làm tổ được cũng khó phát triển thành phôi do thiếu chất dinh dưỡng; dễ bị sẩy thai. 0.
5
Câu 13 (1,0 điểm)
Virus nCoV là loại virus corona mới đang gây đại dịch toàn cầu. Một trong những triệu chứng
trong giai đoạn diễn tiến nặng của nhiều bệnh nhân nhiễm virus này là hội chứng suy hô hấp cấp
tiến triển ARDS (Acute Respiratory Distress Syndrome). ARDS là một nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu cho bệnh nhân. Đặc điểm phế nang bệnh nhân ARDS được biểu thị ở Hình 9.

Hình 9
So với người khoẻ mạnh bình thường, bệnh nhân ARDS có những thay đổi về các chỉ số sinh lí
dưới đây như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
a) pH máu động mạch chủ
b) Áp lực máu ở mao mạch phổi
c) Tỉ lệ giữa thông khí phế nang và lưu lượng máu đến phế nang
d) Khả năng giãn nở của phổi.

Hướng dẫn chấm:


Thang
Ý Nội dung
điểm
Giảm.
Vì bệnh nhân ARDS có lượng nước trong phế nang tăng → giảm
9a hiệu quả trao đổi khí ở phế nang → tăng lượng CO2 ở tĩnh mạch 0,25
phổi → tăng lượng CO2 ở
động mạch chủ → tăng phản ứng CO2 + H2O → H2CO3 → H+
+ HCO3-→ tăng H+ → Giảm pH.
Tăng.
Vì giảm pH máu động mạch chủ → tăng hoạt động giao cảm →
9b 0,25
tăng nhịp tim,
lực co tim → tăng lượng máu lên mao mạch phổi → tăng áp lực
máu lên mao mạch phổi
Giảm.
Phế nang chứa nước → tăng khoảng chết sinh lý → giảm lượng
9c 0,25
thông khí ở phế nang (1). Trong khi lượng máu lên phế nang tăng do tăng
giao cảm (2). Tỉ lệ
(1)/(2) giảm.
Giảm.
9d Do tế bào biểu mô phế nang loại II tổn thương → giảm lượng chất 0,25
hoạt diện bề mặt (surfactant) phế nang → giảm khả năng giãn nở của
phổi.
(Với mỗi ý: Trả lời đúng: 0,1 đ. Giải thích đúng: 0,15 đ)
Câu 14 (1,0 điểm)
Điện tâm đồ (Electrocardiogram, ECG) là đồ thị ghi những thay đổi dòng điện tim. ECG gồm các
sóng P, Q, R, S, T và các khoảng, đoạn tương ứng với hoạt động của tim. Hình 10 thể hiện ECG ở
trạng thái bình thường của động vật có vú.

Tâm nhĩ Tâm thất

mV
Khoảng
RR
R
Đoạn
ST

T
P

QS
Khoảng PR Khoảng
QT Thời gian

Hình 10

Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tác động của thân nhiệt lên ECG của một loài
động vật có vú. Kết quả nghiên cứu về khoảng thời gian RR và QT của loài này ở các thân nhiệt khác
nhau được thể hiện ở bảng dưới đây.

Thân nhiệt Khoảng thời gian RR Khoảng thời gian QT


(oC) (mili giây) (mili giây)
31 1200 550
34 1100 520
37 900 420
40 610 310
43 590 250

a) Thể tích máu tối đa trong tâm thất khi thân nhiệt 31 oC khác với thân nhiệt 40oC như thế nào (cao
hơn, thấp hơn, tương đương)? Giải thích.
b) Tăng canxi máu (hypercalcemia) ảnh hưởng thế nào đến khoảng thời gian QT (tăng, giảm, không
đổi) so với bình thường? Giải thích.
c) Nếu tiêm một chất làm tăng tính thấm của màng tế bào với natri và canxi thì khoảng thời gian PR
thay đổi thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
d) Nếu bó His bị nghẽn truyền tin thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến khoảng thời gian ST (tăng, giảm,
không đổi) so với bình thường? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Thang điểm
o
Ở thân nhiệt 31 C thể tích máu tối đa trong tâm thất cao hơn.
Vì ở thân nhiệt 31oC thời gian RR và QT dài hơn ở thân nhiệt 40oC →
10a 0,25
thời gian giãn của tim ở 31oC dài hơn → lượng máu về tâm nhĩ và
tâm thất nhiều hơn →
thể tích máu tối đa tâm thất cao hơn.
Giảm. 0,25
2+
10b Vì tăng canxi máu → tăng tốc độ Ca đi từ ngoại bào vào tế bào cơ
tâm thất ở giai đoạn cao nguyên điện thế (pha bình nguyên)→ rút ngắn thời
gian cao nguyên
điện thế của tế bào cơ tâm thất → giảm thời gian ST → giảm
khoảng QT (thời
gian từ khử cực tâm thất đến tái cực tâm thất)
Giảm.
0,25
10c Vì tăng tính thấm với natri, canxi → rút ngắn khoảng thời gian diễn
ra điện hoạt động của hạch xoang và tế bào cơ tim tâm nhĩ → rút
ngắn khoảng thời gianPR.
Không đổi.
10d Khoảng ST thể hiện hoạt động của cơ tâm thất khi bị kích thích → 0,25
nghẽn truyền tin ở bó His không ảnh hưởng đến độ dài ST.
(Với mỗi ý: Trả lời đúng: 0,1 đ. Giải thích đúng: 0,15 đ)
Câu 15 (1,0 điểm)
Một nghiên cứu được tiến hành để xác định ảnh hưởng của thức ăn đến sự tiết và tái hấp thu muối
mật ở một loài động vật có xương sống. Trong nghiên cứu này, động vật thí nghiệm được chia thành 3
nhóm, mỗi nhóm được ăn một loại thức ăn khác nhau, cụ thể:
- Nhóm I: ăn thức ăn tiêu chuẩn (đối chứng).
- Nhóm II: ăn thức ăn A (là thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung hỗn hợp X).
- Nhóm III: ăn thức ăn A được loại bỏ thành phần Y.
Kết quả phân tích hàm lượng muối mật trong dịch mật và vật chất tiêu hóa (là tất cả các thành phần
trong lòng ống tiêu hóa) ở ruột của các nhóm nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới đây:
Hàm lượng muối mật trong các thành phần Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Dịch mật (µmol/L) 253 253 254
Vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột non (µmol/g) 192 108 178
Vật chất tiêu hóa ở phần cuối ruột già (µmol/g) 49 43 46
a) Bổ sung hỗn hợp X vào thức ăn tiêu chuẩn làm thay đổi hàm lượng cholesterol huyết tương của
động vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
b) Loại bỏ thành phần Y trong thức ăn A làm thay đổi hàm lượng muối mật ở tĩnh mạch cửa gan
của động vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
c) Hàm lượng hormone cholecystokinin (CCK) huyết tương ở động vật thí nghiệm nhóm II khác
với nhóm I thế nào (cao hơn, thấp hơn, tương đương)? Giải thích.
d) Tính tỉ lệ (%) tái hấp thu muối mật (làm tròn đến một chữ số thập phân) của động vật ở mỗi
nhóm thí nghiệm. Nêu cách tính.

Hướng dẫn chấm:


Thang
Ý Nội dung
điểm
12a Giảm.
Nhóm II được bổ sung hỗn hợp X vào thức ăn tiêu chuẩn, nhóm I ăn thức ăn tiêu
chuẩn. So với nhóm I, nhóm II có tỷ lệ thải muối mật theo phân (mất đi) cao
hơn (43/108*100 = 39,8% so với 49/192*100 = 25,4%). Mà muối mật được tổng 0,25
hợp từ tiền chất là cholesterol. Do đó, động vật nhóm II cần tổng hợp nhiều muối
mật hơn → cần huy động nhiều cholesterol từ máu vào gan hơn →
cholesterol huyết tương giảm.
Tức hỗn hợp X trong thức ăn tiêu chuẩn làm giảm cholesterol ở động vật thí nghiệm.
12b Tăng.
Nhóm III ăn thức ăn loại A đã loại bỏ thành phần Y, nhóm II ăn thức ăn loại A. Sự
chênh lệch hàm lượng muối mật ở ruột non và ruột già ở nhóm III (178 - 46 =
0,25
132) lớn hơn nhóm II (108 – 43 = 65). Do đó, hàm lượng muối mật được hấp thu
vào máu (đi qua tĩnh mạch cửa gan) của nhóm III cao hơn nhóm II tức việc loại bỏ
thành phần Y
trong thức ăn A làm tăng lượng muối mật được hấp thu vào máu ở ở động vật thí
nghiệm.
Thấp hơn 0,25
12c
CCK là hormone có vai trò kích thích co bóp túi mật để đẩy dịch mật vào ruột non.
Ở nhóm II, hàm lượng muối mật ở ruột non thấp, mặc dù hàm lượng muối mật
trong dịch mật tương đương nhóm I. Điều này chứng tỏ, việc tiết muối mật vào
ruột của
nhóm II thấp hơn nhóm I, chứng tỏ. hàm lượng CCK ở nhóm II thấp hơn nhóm I.
Nhóm I: 74,5%; Nhóm II: 60,2%; Nhóm III: 74,2%.
Tỉ lệ tái hấp thu muối mật (%) = 100 * (hàm lượng muối mật trong vật chất tiêu
hóa ở phần đầu ruột non – hàm lượng muối mật trong vật chất tiêu hóa ở phần
12d cuối ruột già)/ hàm lượng muối mật trong vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột non. 0,25
Nhóm I = (192-49)/192*100 = 74,5%
Nhóm II = (108-43)/108*100 = 60,2%
Nhóm III = (178-46)/178*100 = 74,2%
(Với mỗi ý: Trả lời đúng: 0,1 đ. Giải thích đúng: 0,15 đ)
Câu 16 (1,25 điểm)
Để tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ ăn và việc phẫu thuật dạ dày đến sự tiết hormone của cơ thể, các
nhà khoa học đã tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm I được thực hiện trên 2 nhóm thanh niên khỏe mạnh bình thường: (1) Nhóm ăn chế độ
ăn giàu tinh bột và (2) nhóm ăn chế độ ăn giàu protein. Các Hình 13.1, Hình 13.2, Hình 13.3 dưới đây
mô tả sự biến động nồng độ glucose, insulin và glucagon huyết tương của hai nhóm trên. Khoảng thời
gian của bữa ăn là từ phút 0 đến phút 45.
Nồng độ (đơn vị tương đối)
Nồng độ (đơn vị tương đối)

a
b d

-60
60 120 180 240 Thời gian -60 60 120 180 240 Thời gian (phút)
0 (phút) 0
Bữa Bữa
ăn ăn
Hình 13.1 Hình 13.2
Nồng độ (đơn vị tương đối)

- 0 6 12 180240 Thời gian (phút)


60 ăn
Bữa 0 0

Hình 13.3
Thí nghiệm II thực hiện trên nhóm người béo phì nặng được phẫu thuật thu hẹp dạ dày. Ở thời điểm
trước phẫu thuật và sau phẫu thuật, những người này được uống cùng một lượng glucose (thời điểm
uống là phút 0 trên đồ thị). Sau đó, họ được đo hàm lượng glucose và một số hormone. Các Hình 13.4,
Hình 13.5, Hình 13.6 mô tả sự biến động nồng độ glucose, insulin, GLP1 (glucagon-like peptide 1)
huyết tương. GLP1 có vai trò kích thích tiết insulin, ức chế tiết glucagon.
Đường nét liền ( ) phản ánh thông số trước phẫu thuật thu hẹp dạ dày; đường nét đứt ( ) phản
ánh thông số ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật.
Nồng độ (đơn vị tương đối)

Nồng độ (đơn vị tương đối)


4 4

3.5 3.5

3 3

2.5 2.5

2 2

1.5 1.5

1 1

0.5 0.5

0 0
1 2 3 4 5
0 30 60 90 120 1
0
2
30
3
60
4
90
5
120
Thời gian (phút) Thời gian (phút)
Hình 13.4 Hình 13.5
Nồng độ (đơn vị tương đối)
1.6

1.4

1.2

0.8

0.6

0.4

0.2

0 1 2 3 4 5
0 30 60 90 120
Thời gian (phút)

Hình 13.6
a) Sự biến đổi hàm lượng glucose, insulin, glucagon huyết tương ở thí nghiệm I được thể hiện
tương ứng với hình nào: Hình 13.1, Hình 13.2, Hình 13.3? Giải thích.
b) Sự biến đổi hàm lượng glucagon ở nhóm ăn chế độ giàu tinh bột trong thí nghiệm I được thể hiện
ở đường đồ thị nào: a, b, c, d, e, f ? Giải thích.
c) Sự biến đổi hàm lượng glucose, insulin, GLP1 ở thí nghiệm II được thể hiện tương ứng với hình
nào: Hình 13.4, Hình 13.5, Hình 13.6? Giải thích.

Hướng dẫn chấm:


Thang
Ý Nội dung
điểm
Glucose – Hình 13.3; insulin – Hình 13.1; glucagon – Hình 13.2. 0,25
(đúng cả 3 phương án mới cho điểm (0,25 điểm))
Giải thích:
+ Hàm lượng glucose máu ở nhóm ăn chế độ ăn tinh bột tăng nhanh trong bữa ăn
và giảm dần khi đói (tương ứng đường f – Hình 13.3).
Hàm lượng glucose máu ở nhóm ăn chế độ protein ít thay đổi trước, trong và sau
0,25
13a bữa ăn (tương ứng đường e – Hình 13.3).
+ Insulin được tiết ra khi hàm lượng glucose máu tăng, sự tăng của insulin theo
sau sự tăng của glucose máu. Hàm lượng insulin máu ở nhóm ăn tinh bột tăng dần
trong bữa ăn và sau khi ăn, sau đó giảm dần theo sự giảm của lượng glucose máu
(Hình 13.1).
+ Hình còn lại (Hình 13.2) thể hiện kết quả của hàm lượng glucagon.
(1 ý: 0,125 điểm; 2-3 ý: 0,25 điểm)
Đường d.
Glucagon được tiết ra khi hàm lượng glucose máu giảm. Do đó, ở nhóm ăn tinh bột,
13b 0,25
hàm lượng glucagon sẽ cao trước bữa ăn và giảm dần sau bữa ăn (tương ứng đường
đồ thị d)
(Trả lời đúng: 0,1 đ. Giải thích đúng: 0,15 đ)
Glucose – Hình 13.6; Insulin – Hình 13.5; GLP1 – Hình 13.4. 0,25
(đúng cả 3 phương án mới cho điểm (0,25 điểm))
Giải thích:
+ Các biểu đồ thể hiện kết quả nghiên cứu II cho thấy: ngay từ những phút đầu sau
khi uống glucose, có sự khác biệt đáng kể giữa trước và sau phẫu thuật thu hẹp dạ
dày ở 2 trong 3 chỉ số (Hình 13.4 và Hình 13.5).
13c
+ Hàm lượng glucose sau khi uống glucose sẽ tăng mạnh trong 30 phút đầu và ít có 0,25
sự sai khác nhất giữa trước và sau phẫu thuật thu hẹp dạ dày vì glucose được hấp thu
ở ruột non (tương ứng Hình 13.6).
+ GLP1 kích thích sự tiết insulin → hàm lượng GLP1 sẽ biến đổi trước
hàm lượng insulin → Hình 13.4 thể hiện hàm lượng GLP1, Hình 13.5 thể
hiện hàm lượng insulin.
(1 ý: 0,125 điểm; 2-3 ý: 0,25 điểm)
(Thí sinh có thể giải thích theo cách khác, nếu phù hợp đáp án vẫn cho điểm tối đa)

Câu 17 (1,0 điểm)


Hệ tuầ n hoà n ở độ ng vậ t có thể đượ c chia thà nh hai loạ i: hệ tuầ n hoà n hở và hệ tuầ n hoà n kín. Hệ
tuầ n hoà n hở là hệ tuầ n hoà n chưa có mao mạ ch và cá c tế bà o củ a cơ thể tiếp xú c trự c tiếp vớ i dịch
tuầ n hoà n. Hệ tuầ n hoà n kín là hệ tuầ n hoà n có tim, hệ mạ ch và cá c tế bà o củ a cơ thể trao đổ i giá n
tiếp vớ i dịch tuầ n hoà n qua mao mạ ch.
Hình 1 mô tả mộ t số mạ ch má u và chiều dò ng má u đi và o và đi ra khỏ i tim ở độ ng vậ t có vú .
Hình 2 mô tả độ dà y cá c loạ i mô củ a thà nh mạ ch ở mộ t số loạ i mạ ch má u (A → E) củ a cơ thể độ ng
vậ t có vú .
Nội Sợi Cơ Mô
mạc đàn trơn liên
hồi kết

II
A

I B
III
V
C

IV D
VI

E
Hình 1 Hình 2

Hã y cho biết:
a) Ngườ i có lỗ thô ng ở giữ a 2 tâ m nhĩ (thô ng liên nhĩ) thì á p lự c má u tạ i cá c vị trí I, III, IV, V, VI (ở
hình 1) thay đổ i như thế nà o so vớ i ngườ i bình thườ ng khỏ e mạ nh? Giả i thích.
b) Mỗ i cấ u trú c tương ứ ng (A, B, C, D, E) ở hình 2 là phù hợ p vớ i loạ i mạ ch má u nà o sau đâ y: độ ng
mạ ch, tĩnh mạ ch, tiểu độ ng mạ ch, tiểu tĩnh mạ ch, mao mạ ch? Giả i thích.

Hướng dẫn chấm:


Ý Nội dung Than
g
điểm
Vì á p lự c ở tâ m nhĩ trá i cao hơn tâ m nhĩ phả i, lỗ thô ng liên nhĩ là m cho mộ t
phầ n má u chả y từ tâ m nhĩ trá i → nhĩ phả i.
→ Do lượ ng má u tă ng → Á p lự c má u ở tâ m nhĩ phả i (V) tă ng lên. 0,1
→ Do lượ ng má u giả m → Á p lự c má u ở tâ m nhĩ trá i (III) giả m. 0,1
Câ u 9a
→ Má u xuố ng tâ m thấ t phả i nhiều hơn → Á p lự c tâ m thấ t phả i (VI) tă ng 0,1
→ Má u xuố ng tâ m thấ t trá i ít hơn → Á p lự c má u tâ m thấ t trá i (IV) giả m. 0,1
→ Do á p lự c tâ m thấ t phả i tă ng → Á p lự c má u bơm lên độ ng mạ ch phổ i (I)
0,1
tă ng.
A-(1) Độ ng mạ ch. Là mạ ch má u có khả nă ng co bó p mạ nh nhấ t, có lớ p cơ trơn
0,1
và cá c sợ i đà n hồ i dà y nhấ t.
B-(4) Tiểu tĩnh mạ ch. Là mạ ch má u thườ ng chỉ có mộ t lớ p tế bà o biểu mô ló t
0,1
và lớ p mô liên kết bên ngoà i. Mô cơ và sợ i đà n hồ i hầ u như khô ng phá t triển.
C-(2) Tĩnh mạ ch. Là mạ ch má u có thà nh phầ n cấ u tạ o tương tự độ ng mạ ch,
tuy nhiên, có lớ p cơ trơn và sợ i đà n hồ i mỏ ng hơn, do đó , khả nă ng co bó p là 0,1
Câ u 9b
yếu hơn.
D-(5) Mao mạ ch. Là mạ ch má u mỏ ng nhấ t chỉ có duy nhấ t mộ t lớ p tế bà o biểu
0,1
mô ló t - phù hợ p cho chứ c nă ng trao đổ i chấ t.
E-(3) Tiểu độ ng mạ ch. Là mạ ch má u có cấ u tạ o gồ m mộ t lớ p biểu mô ló t và
mộ t lớ p cơ trơn mỏ ng giú p cho nó có bó p đượ c. Mô liên kết và sợ i đà n hồ i hầ u 0,1
như khô ng phá t triển.

Câu 18 (1,0 điểm)


Cả m giá c thèm ă n củ a cơ thể đượ c điều hò a bở i mộ t số hormone tiết ra từ nhiều mô và cơ quan
khá c nhau. Cá c hormone nà y đến nã o qua đườ ng má u và kiểm soá t trung khu điều hò a cả m giá c
thèm ă n trong việc phá t ra xung thầ n kinh là m cho chú ng ta có cả m giá c thèm ă n. Trong nhiều
trườ ng hợ p, sự rố i loạ n cá c con đườ ng truyền tín hiệu liên quan đến sự điều hò a cả m giá c thèm ă n
nà y có thể gâ y ra cá c rố i loạ n chuyển hó a và dẫ n đến sự thay đổ i khố i lượ ng cơ thể.
Hình dướ i mô tả tó m tắ t cơ chế tá c độ ng củ a cá c hormone lên trung khu điều hò a cả m giá c thèm
ă n ở độ ng vậ t có vú .
TRUNG KHU
ĐIỀU HÒA CẢM
GIÁC THÈM ĂN
()
Nơron GHR Nơron
NPY/AGRP (+) POMC/CART
IR LEPR IR
Y2R LEPR
(*) (*) (+)
()
(*)

PYY Leptin Ghrelin Insulin

Ghi chú: Y2R là thụ thể của PYY; LEPR là thụ thể của Leptin; IR là thụ thể của Insulin; GHR là thụ
thể của Ghrelin. Dấu mũi tên chỉ chiều tác động, trong đó, dấu (+) là tác động hưng phấn; dấu (–) là
tác động ức chế; dấu (*) là tác động không được mô tả.
Hã y cho biết:
a) Ứ c chế hoạ t độ ng củ a nơron NPY/AGRP hay củ a nơron POMC/CART là m tă ng cả m giá c thèm
ă n? Giả i thích.
b) Chuộ t bị độ t biến hỏ ng thụ thể Y2R có khố i lượ ng cơ thể thay đổ i như thế nà o so vớ i chuộ t
kiểu dạ i ă n cù ng loạ i thứ c ă n? Giả i thích.
c) Chuộ t bị nhượ c nă ng cá c tế bà o tiết Ghrelin có mứ c độ hưng phấ n củ a nơron POMC/CART tă ng
hay giả m so vớ i chuộ t bình thườ ng khỏ e mạ nh? Giả i thích.
d) Chuộ t đượ c cả i biến di truyền là m tă ng biểu hiện thụ thể LEPR có hà m lượ ng Leptin trong má u
thay đổ i như thế nà o so vớ i chuộ t kiểu dạ i? Giả i thích.
e) Hã y sắ p xếp trình tự theo thờ i gian cá c sự kiện: (1) Tă ng tiết Insulin, (2) Tă ng Glucose má u,
(3) Giả m nhạ y cả m Insulin ở chuộ t bị độ t biến hỏ ng gen IR. Giả i thích.
Hướng dẫn chấm:
Than
Ý Nội dung g
điểm
Ứ c chế hoạ t độ ng củ a nơron POMC/CART sẽ là m tă ng cả m giá c thèm ă n. Vì nơron
POMC/CART nhậ n tín hiệu hưng phấ n từ Insulin có tá c dụ ng ứ c chế thèm ă n, cò n
11a 0,2
nơron NPY/AGRP nhậ n tín hiệu hưng phấ n từ Ghrelin có tá c dụ ng kích thích thèm
ă n.
Chuộ t sẽ có khố i lượ ng cơ thể tă ng lên. Vì tín hiệu củ a PYY là qua thụ thể Y2R là
0,2
11b ứ c chế nơron NPY/AGRP là m giả m thèm ă n. Vì vậ y độ t biến Y2R sẽ tă ng sự thèm
ă n → Tă ng lượ ng thứ c ă n.
11c Chuộ t sẽ có mứ c độ hưng phấ n củ a nơron POMC/CART là tă ng lên. Vì giả m
Ghrelin là m giả m kích thích nơron NPY/AGRP → Giả m tín hiệu ứ c chế củ a nơron 0,2
NPY/AGRP lên nơron POMC/CART.
11 Chuộ t sẽ có hà m lượ ng Leptin má u giả m. Vì tă ng biểu hiện thụ thể LEPR là m tă ng
d tín hiệu củ a Leptin lên hai nơron NPY/AGRP và POMC/CART → Tă ng ứ c chế thèm 0,2
ă n → Chuộ t ă n và o ít → Giả m sự phá t triển mô mỡ → Giả m tiết Leptin.
11e (3) → (2) → (1). Độ t biến IR là m giả m nhạ y cả m củ a tế bà o vớ i Insulin má u (3) →
Giả m sự hấ p thu glucose và o tế bà o → Glucose má u tă ng (2) → Kích thích tế bà o β- 0,2
tụ y tă ng tiết insulin (1).

Câu 20 (1,0 điểm)


Hình A là ả nh chụ p hai con thằ n lằ n (Aspidoscelis uniparens) cá i đang thự c hiện hà nh vi tương tự
giao phố i, trong đó mộ t con là giả đự c. Trong mù a sinh sả n, mỗ i cá thể trong cặ p thằ n lằ n nà y thay
đổ i vai trò củ a mình và i lầ n trong quá trình ghép cặ p. Tậ p tính sinh dụ c củ a chú ng thay đổ i tương
ứ ng vớ i chu kỳ rụ ng trứ ng và đượ c chi phố i bở i cá c hormone X, Y (Hình B). Trướ c khi rụ ng trứ ng,
lượ ng hormone X cao hơn, thằ n lằ n đó ng vai trò là con cá i; sau thờ i điểm rụ ng trứ ng, lượ ng
hormone Y cao hơn, cá thể thằ n lằ n nà y lạ i đó ng vai trò là con giả đự c. Biết rằ ng X, Y là cá c hormone
thuộ c nhó m điều hò a sinh sả n FSH, LH, progesterone, estrogen, androgen.
B
b u ồ n gtrứn g
K íchth ước

(2) (3) Hormone Y


h o rm o ne

(1)
Lượn g

Hormone X

Thời gian

Hành vi

Hã y cho biết:
a) X và Y là cá c hormone nà o? Giả i thích.
b) Thờ i điểm rụ ng trứ ng xả y ra tương ứ ng ở vị trí nà o trong cá c vị trí đượ c kí hiệu (1), (2), (3) ở
hình B? Giả i thích.
c) Hình thứ c sinh sả n ở loà i thằ n lằ n nà y là gì? Giả i thích.
Hướng dẫn chấm:
Than
Ý Nội dung g
điểm
X là estrogen/estradiol. Khi estradiol sinh dụ c cá i tă ng cao, buồ ng (nang)
trứ ng lớ n lên và đạ t kích thướ c cự c đạ i (và rụ ng trứ ng, cá thể thằ n lằ n đó ng vai 0,25
13a trò con cá i).
B là progesterone. Sau khi rụ ng trứ ng, estradiol giả m mạ nh, progesteron tă ng 0,25
cao (cá thể thằ n lằ n đó ng vai trò con giả đự c).
Vị trí (2). Estradiol đạ t đỉnh nên kích thích rụ ng trứ ng (khi cá thể ghép cặ p ở
13b 0,25
thờ i điểm kịch phá t củ a chu kỳ hormone).
13c Trinh sinh. Sự rụ ng trứ ng đượ c kích thích thô ng qua cá c hà nh vi giao phố i.
0,25
Trứ ng khô ng qua thụ tinh và phá t triển thà nh cá thể thằ n lằ n.
Câu 21 (1,0 điểm)
Dự a và o nguồ n cung cấ p nă ng
*
Mức biểu hiện protein
lượ ng ATP và tố c độ co cơ, cá c sợ i 1,0 Ghi chú:
(đơn vị tương đối)
cơ xương (tế bà o cơ) củ a độ ng vậ t Tinh tinh
có xương số ng đượ c phâ n chia
Người
thà nh 3 loạ i: sợ i co chậ m - ô xi hó a; 0,5 *
sợ i co nhanh - ô xi hó a; sợ i co nhanh * Sai khác có ý nghĩa
- đườ ng phâ n. Có nhiều protein thống kê giữa hai nhóm
đượ c tìm thấ y là chỉ thị đặ c trưng
cho mỗ i loạ i sợ i cơ trên. MYH-I là 0,0
chỉ thị cho cá c sợ i co chậ m, MYH-II MYH-I MYH-II
là chỉ thị cho cá c sợ i co nhanh. Cơ gồ m nhiều loạ i sợ i cơ khá c nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ cá c loạ i sợ i cơ
trong mỗ i cơ là khá c nhau phụ thuộ c và o vị trí phâ n bố và mứ c độ hoạ t độ ng củ a cơ. Ngoà i ra, tỉ lệ
cá c loạ i sợ i cơ trong mỗ i cơ có tính bẩ m sinh và khá c nhau giữ a cá c loà i độ ng vậ t. Hình dướ i đâ y thể
hiện kết quả so sá nh mứ c biểu hiện cá c protein MYH trong cá c cơ xương tương đồ ng giữ a ngườ i và
tinh tinh.

Hã y so sá nh mỗ i chỉ số dướ i đâ y củ a ngườ i vớ i tinh tinh và giả i thích.


a) Đườ ng kính trung bình củ a sợ i cơ
b) Hà m lượ ng axit béo dự trữ trong sợ i cơ
c) Số lượ ng Myoglobin trong tế bà o cơ
d) Tố c độ bơm Ca2+ ở trên mà ng lướ i nộ i chấ t củ a tế bà o cơ
e) Tố c độ thủ y phâ n ATP ở cá c đầ u myosin
Hướng dẫn chấm:
Thang
Ý Nội dung
điểm
Đườ ng kính trung bình củ a sợ i cơ nhỏ hơn: Do ở ngườ i nhiều sợ i cơ co chậ m
14a 0,2
là cá c sợ i cơ có ít lướ i nộ i bà o chấ t → kích thướ c tế bà o nhỏ .
Hà m lượ ng axit béo dự trữ trong sợ i cơ nhiều hơn: Do cá c sợ i cơ co chậ m là
14b 0,2
cá c sợ i oxi hó a sử dụ ng nhiều axit béo cung cấ p nă ng lượ ng cho co cơ.
14c Số lượ ng Myoglobin trong tế bà o cơ nhiều hơn: Do cá c sợ i cơ co chậ m là sợ i
oxi hó a cầ n có nhiều Myoglobin giú p lấ y nhiều O 2 cung cấ p cho hô hấ p hiếu khí 0,2
để tạ o ATP.
14d Tố c độ bơm Ca2+ ở trên mà ng lướ i nộ i chấ t củ a tế bà o cơ là chậm hơn: Do đó
0,2
Ca2+ tồ n tạ i trong tế bà o chấ t lâ u hơn là m kéo dà i thờ i gian co cơ.
14e Tố c độ thủ y phâ n ATP ở cá c đầ u myosin chậm hơn là m cho thờ i gian co và
0,2
giã n củ a cơ kéo dà i.

Câu 22 (1,0 điểm)


Thay đổ i tính thấ m củ a mà ng tế bà o đố i vớ i K+, Na+ (hình dướ i bên trá i) có liên quan chủ yếu đến
sự hình thà nh điện thế hoạ t độ ng (hình dướ i bên phả i). Mỗ i khoả ng giá trị điện thế mà ng (khoanh ô
chữ nhậ t trên đườ ng đồ thị A, B, C, D) thể hiện tương ứ ng vớ i mộ t điều kiện thay đổ i tính thấ m củ a
mà ng trong số cá c trườ ng hợ p đượ c kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5), (6).
Kênh K+ Kênh Na+ Kênh K+
không phụ phụ thuộc phụ thuộc
thuộc điện thế điện thế điện thế
Ngoại bào K+ mV
40
(1) A
0
Tế bào chất
K+
Na+ -65
K+

(2)
mV
40
K+ Na+ B
K+ 0
K+

(3) -65

K+ K+
mV
K+ K+ 40
C
(4) 0

Ghi chú: K+ -65


K+ Na+ K+
Kênh Na+ đóng mV
(5) 40
K+ Na+ D
0

Kênh Na+ bất hoạt K+


-65
(6)
K+

Hã y cho biết:
a) Mỗ i đồ thị A, B, C và D tương ứ ng vớ i điều kiện nà o trong cá c trườ ng hợ p đượ c kí hiệu từ (1)
đến (6)? Giả i thích.
b) Khi tă ng cườ ng độ kích thích tá c độ ng lên sợ i trụ c thầ n kinh thì tố c độ lan truyền, biên độ và
tầ n số xung thầ n kinh (điện thế hoạ t độ ng) trên sợ i trụ c thay đổ i như thế nà o? Giả i thích.
Hướng dẫn chấm:
Thang
Ý Nội dung
điểm
1-B.
(Pha nghỉ). Mà ng có tính thấ m vớ i ion K+ qua kênh kali thủ ng. Phầ n lớ n cá c kênh 0,2
natri phụ thuộ c điện thế và kênh kali phụ thuộ c điện thế đó ng (-65 mV).
2-A.
0,2
(Pha lên). Kênh kali thủ ng và kênh natri phụ thuộ c điện thế mở → Na + khuếch
tá n đi và o trong tế bà o nhiều → điện thế mà ng ít â m hơn.
15a 3-D.
(Pha tă ng phâ n cự c). Tính thấ m củ a mà ng đố i vớ i K+ cao hơn do kênh kali thủ ng
0,2
và kênh kali phụ thuộ c điện thế vẫ n mở → K+ tiếp tụ c đi ra ngoà i → điện thế
mà ng â m hơn khi nghỉ.
4-C.
(Pha xuố ng). Kênh natri phụ thuộ c điện thế bị bấ t hoạ t → ngă n Na+ đi và o; kênh 0,2
+ +
K phụ thuộ c điện thế mở → K đi ra ngoà i tế bà o → điện thế mà ng giả m.
15b Tốc độ lan truyền xung không đổi. Vì tố c độ lan truyền phụ thuộ c và o mộ t số
yếu tố khá c như vỏ miêlin, đườ ng kính sợ i trụ c.
0,1
Biên độ của xung không đổi. Vì biên độ phụ thuộ c và o mộ t số yếu tố khá c như
giá trị điện thế nghỉ, nồ ng độ Na+ ngoạ i bà o
Tần số của xung thần kinh tăng lên. Vì tă ng cườ ng độ sẽ tă ng số lượ ng xung 0,1
trên mộ t đơn vị thờ i gian.

You might also like