You are on page 1of 5

1. Hãy trình bày các áp suất tham gia quá trình lọc cầu thận?

+ Áp suất trong mạch máu: (PH>PK)


- Áp suất thủy tĩnh (PH) đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi mạch. Bình
thường PH=60mgHg ở đầu vào
- Áp suất keo của huyết tương (thành phần protein) (PK) giữ chất hòa tan và
nước. PK+ 28mmHg ở đầu vào và =34mmHg ở đầu ra => trung bình là
32mmHg.
+ Áp suất trong bao Bowman:
- Áp suất keo của bao Bowman (PKB) kéo nước vào bao Bowman. Bình thường
PKB=0 do protein không qua được mao mạch để vào bao Bowman
- Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman (PB) cản nước và chất hòa tan. Bình
thường PB=18mmHg.
+ Áp suất lọc hữu hiệu (PL) đẩy dịch qua màng lọc cầu thận
PL = PH – (PK + PB)
điều kiện (PL > 0 hay PH > PK + PB)

Thay các trị số cụ thể vào cthuc thì PL=10mmHg => để lọc được thì PL>=
10mmHg, PL< 10mmHg gây thiếu niệu, PL=0: vô niệu

2. Hãy trình bày những nguyên nhân và biến đổi ở thời kỳ mãn kinh?

Nguyên nhân: do sự kiệt quệ của buồng trứng vào khoảng tuổi quanh 45 => số
nang noãn không còn đáp ứng với FSH và LH => estrogen giảm dần (không đủ
để ĐH ngược dương tính kích thích phóng noãn).
Biểu hiện: do giảm nồng độ Estrogen.
+ Buồng trứng teo nhỏ, không phóng noãn.
+ Không có kinh nguyệt.
+ Teo đường SD trong (TC, CTC, vòi TC), bộ phận SD ngoài (âm đạo, âm hộ,
môi lớn, môi nhỏ)
+ Vú phẳng, nhẽo do teo mô đệm và các ống dẫn sữa.
+ Giảm mô mỡ xương mu, lông thưa.
+ Biến đổi về hình thể (dáng ng không nhanh nhẹn, mỡ dưới da phát triển mạnh
ở vùng bụng,…), tâm lý (tính tình dễ thay đổi, dễ buồn bực cáu gắt, hay quên,…)
Thời kỳ này dễ mắc loãng xương, viêm âm đạo, bàng quang,…

3. Hãy trình bày nêu tác dụng và cơ chế điều hòa của hormon GH ở thời thùy
trước tuyến yên?

Tác dụng:
- Tăng kích thước tế bào, quá trình phân chia tế bào->tăng khối lượng cơ thể,
kích thước cơ thể.
- Kích thích mô sụn và xương phát triển. Qua 2 cơ chế:
+Làm dài xương: kích thích phát triển mô sụn đầu xương dài.
+Làm dày xương: kích thích tế bào tạo xương.
- Tăng chuyển hóa các chất:
+ Tăng tổng hợp protein do tăng vận chuyển acid amin qua màng
tbao, tăng quá trình sao chép ADN và tăng tạo mARN.
+ Tăng đường huyết do giảm sd glucose cho việc sinh năng
lượng, tăng dự trữ glycogen, giảm vận chuyển glucose vào tbao và
tăng nồng độ glucose trong máu.
+ Tăng tạo năng lượng từ nguồn lipid.
- Tương tác giữa GH và somatomedin: chuyển hóa protein, phát triển sụn, cơ
thể.

Cơ chế điều hòa: GH được bài tiết dưới sự điều khiển của 2 hormon vùng dưới
đồi: GHRH (kích thích bài tiết GH) và GHIH (ức chế làm giảm bài tiết GH).
- Khi stress, hạ đường huyết, nồng độ acid béo trong máu giảm, thiếu protein
nặng và kéo dài do nồng độ GH giảm -> vùng dưới đồi sẽ tăng giải phóng
GHRH và giảm giải phóng hormon GHIH kích thích thuỳ trước tuyến yên bài
tiết GH sẽ tác dụng lên mô đích, tăng tổng hợp protein, tăng phát triển mô,
phân huỷ mỡ và sd glucose dự trữ
- Khi nồng độ GH tăng cao sẽ ức chế ngược lại vùng dưới đồi làm giảm giải
phóng GHRH và tăng GHIH.
=>Đây là cơ chế điều hoà ngược âm tính.

4. Trình bày đặc điểm của nhóm máu ABO và hệ Rh? Một người có nhóm
máu AB- có thể nhận máu hồng cầu của nhóm máu nào?

NHÓM MÁU ABO:

Trên màng hồng cầu có hai loại kháng nguyên A và B mà lúc đầu chúng được
gọi là những ngưng kết nguyên.
Trong huyết tương có hai loại kháng thể đặc hiệu mà trước đây gọi là ngưng kết
tố, đó là anti A và anti B.
Dựa trên cơ sở của sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên A và B có
trên màng hồng cầu mà hệ thống ABO được phân thành 4 loại nhóm máu: A, B, AB và
O. Tên của nhóm máu là tên của kháng nguyên trên màng hồng cầu .

Nhóm máu Nhóm A Nhóm B Nhóm AB Nhóm O


Màng hồng Kháng Kháng Kháng Không có
cầu (kháng nguyên A nguyên B nguyên A và kháng
nguyên) B nguyên A và
B
Huyết tương Anti B Anti A Không có anti Anti A và B
(Kháng th ể) A và B

Trong máu của cùng một người, nếu có kháng nguyên là A thì kháng thể phải là
anti B hoặc ngược lại.
NHÓM MÁU Rh
Có nhiều loại kháng nguyên Rh nhưng kháng nguyên D là kháng nguyên mạnh
nhất. Người có kháng nguyên D được gọi là người Rh (+) và người không có
kháng nguyên D là người Rh (-).
Kháng thể của nhóm máu ABO là kháng thể tự nhiên, còn kháng thể của nhóm
Rh là kháng thể miễn dịch.
Các anti Rh bình thường không có, chỉ được sinh ra ở người Rh (-) khi hồng cầu
Rh (+) xâm nhập vào người Rh (-).
Ở người da trắng tỷ lệ Rh (+) là 85%, Rh (-) là 15% còn ở người Việt Nam thì
đến 99,93% là Rh (+).

Một người có nhóm máu AB- có thể nhận máu hồng cầu của nhóm máu:
AB-, O-, A-, B-.

5. Hãy nêu sự hoạt động của các trung tâm hô hấp trong cơ thể người?

- Trung tâm hít vào: tự phát xung động một cách đều đặn, nhịp nhàng để duy
trì nhịp thở bình thường. Xung động từ trung tâm hít vào được truyền đến các
nơron vận động alpha nằm ở sừng trước tủy sống rồi đến các cơ hô hấp, làm
cơ co gây động tác hít vào. Tần số xung về sau tăng dần -> động tác hít vào
xảy ra từ từ. Khi trung tâm hít vào hết hưng phấn các cơ hô hấp giãn ra gây
động tác thở ra.

- Trung tâm thở ra: Chỉ hoạt động khi thở ra gắng sức. Khi trung tâm thở ra
hưng phấn, xung động được truyền tới các nơron vận động của các cơ thành
bụng ở sừng trước tủy sống gây co các cơ thành bụng, kéo các xương sườn
xuống thấp hơn và gây động tác thở ra gắng sức.

- Trung tâm điều chỉnh: Liên tục phát xung động đến trung tâm hít vào có tác
dụng ức chế trung tâm hít vào nên tham gia duy trì nhịp thở bình thường. Khi
trung tâm điều chỉnh hoạt động mạnh làm thời gian hít vào ngắn lại, nhịp thở
tăng lên.

- Trung tâm nhận cảm hoá học: Rất nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ CO2 và
H+. Trung tâm nhận cảm hoá học hưng phấn sẽ kích thích trung tâm điều
chỉnh phát xung đến trung tâm hít vào làm tăng nhịp hô hấp.

6. Hãy trình bày cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh qua synap?

Được thực hiện qua ba quá trình :

1. Sự giải phóng chất truyền đạt thần kinh ở cúc tận cùng
- Khi xung động thần kinh đến cúc tận cùng thì gây khử cực màng trước synap, làm
mở các kênh Ca2+.
- Ca2+ vào bào tương cúc tận cùng. Ca2+ gắn với receptor ở màng trong cúc tận
cùng, làm thay đổi cấu trúc không gian của receptor.
- Receptor có ái lực với các túi chứa chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitter) và
kéo các túi về màng trước synap.
- Các túi chứa chất dẫn truyền thần kinh hoà màng với màng trước synap, giải
phóng chất dẫn truyền thần kinh.

2. Chất truyền đạt thần kinh khuếch tán qua khe synap

3. Tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh lên nơron sau synap

Khi chất dẫn truyền thần kinh (DTTK) gắn vào receptor ở màng sau synap thì tuỳ
thuộc vào bản chất của chất DTK và bản chất của receptor mà tại màng sau synap
xảy ra các hiện tượng sau:

- Kích thích màng sau synap:

+ Gây mở các kênh natri, Na+,


+ Ức chế mở kênh kali hoặc kênh clo, hoặc ức chế mở cả hai loại kênh này, làm
giảm lượng K+ đi ra và lượng Cl đi vào
-> làm điện thế màng tăng lên, làm xuất hiện điện thế hoạt động.
- Ức chế màng sau synap:
+ Gây mở các kênh kali, khiến cho các ion này đi nhanh ra khỏi nơron
+ Gây mở các kênh clo, Cl mang điện âm vào trong nơron
+ Hoặc gây mở đồng thời cả kênh kali và kênh clo
->làm điện thế màng âm hơn, do đó có tác dụng ức chế nơron sau synap.

- Điều chỉnh hoạt động của nơron sau synap.

7. Trình bày những biến đổi sinh lý của huyết áp động mạch?

- Tuổi: Tuổi càng cao HA càng cao theo mức độ xơ hoá của động mạch.
- Hoạt động thể lực: Khi vận động thể lực thì HA tăng do tim tăng hoạt động để
tăng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể.
- Chế độ ăn: Sau bữa ăn, HA hơi tăng vì ăn mặn và ăn nhiều protein. Do tăng
protein máu làm tăng áp suất keo (tăng độ quánh của máu); tăng ion Na+ trong
máu làm tăng áp suất thẩm thấy của máu có tác dụng giữ nước => tăng thể tích
máu và huyết áp
- Ảnh hưởng của cảm xúc: Các trạng thái tức giận, hồi hộp gây tăng HA do kích
thích thần kinh giao cảm làm co mạch.

8. Trình bày quá trình hấp thu các chất trong ống tiêu hóa?
Các đoạn của ống tiêu hoá đều có khả năng hấp thu các chất nhưng hiện tượng hấp
thu xảy ra chủ yếu ở ruột non

Hấp thu các chất ở ruột non:


- Hấp thu nước: Nước được vận chuyển qua màng theo áp lực thẩm thấu do các chất
hoà tan được hấp thu vào máu tạo nên.
- Hấp thu các ion:
+ Na+ theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát ở màng đáy – bên và khuếch tán
ở màng đáy.
+ Cl- ở tá tràng và hỗng tràng theo cơ chế khuếch tán thụ động theo Na+.
+ Các ion khác (K+, Ca2+, Fe2+, Mg2+, HPO42− ) theo cơ chế tích cực.
- Hấp thu các chất dinh dưỡng
+ Protein: hấp thu dưới dạng acid amin, dipeptid, tripeptid, chủ yếu hấp thu theo cơ chế
tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+).
+ Hấp thu carbohydrat: dưới dạng monosaccarid như glucose, galactose theo cơ chế
vận chuyển tích cực thứ phát và cơ chế khuếch tán thuận hoá; fructose theo cơ chế
khuếch tán thuận hoá.
+ Lipid: hấp thu dưới dạng glycerol theo cơ chế khuếch tán thuận hoá, monoglycerid và
acid béo.
+ Hấp thu vitamin: Hầu hết các vitamin được hấp thu ở tá tràng và hỗng tràng, Riêng
B12 được hấp thu ở hồi tràng theo cơ chế ẩm bào và cần có sự tham gia của yếu tố
nội.

Hấp thu ở các đoạn khác của ống tiêu hoá:


- Ở miệng: có thể hấp thu 1 số thuốc (Trinitroglycerin, vacxin Sabin).
- Ở dạ dày: nước, glucose và rượu.
- Ở ruột già: glucose, acid amin, vitamin, một số thuốc ngủ, kháng sinh.
-> có thể thụt thức ăn và thuốc vào ruột già để nuôi người bệnh.

You might also like