You are on page 1of 21

KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG

19 VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT


BÀI

PHẦN I: NỘI DUNG


1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển
1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm sự
thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài hoặc ngắn,
đơn giản hay phức tạp tuỳ thuộc vào loài sinh vật và điều kiện sống của chúng.

1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển
- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế
bào. Sự phân bào làm tăng số lượng tế bào, sự tổng hợp và tích luỹ các chất làm tế bào
tăng kích thước và khối lượng tế bào.
- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển là:
+ Sinh trưởng: tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế bào.
+ Phân hoá tế bào: quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hoá chức năng. Ví dụ:
Ở thực vật có hoa, tế bào phân hoá thành tế bào tạo hoa và quả.
+ Phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể: Thông qua quá trình phát sinh hình thái mà cơ
quan, cơ thể có được hình dạng và chức năng sinh lí nhất định. Ví dụ: Hình dạng của
chim bồ câu không giống với hình dạng các loài khác là do quá trình phát sinh hình thái.
2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Quá trình phát triển bao gồm những thay đổi mà một cơ thể sinh vật trải qua suốt chu kì
sống của nó. Trong quá trình phát triển, các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và
phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và
đan xen với nhau.
- Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử. Hợp
tử phân bào tạo thành nhiều tế bào, các tế bào biệt hoá hình thành các cơ quan và hình
dáng của sinh vật non. Sinh vật non trải qua quá trình sinh trưởng lớn dần lên. Khi cơ thể
sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến đổi về chất, một
nhóm tế bào phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, tiền đề cho quá trình hình thành giao
tử và hợp tử.
- Ví dụ: Ở thực vật có hoa, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi nhiều tế bào. Các tế bào
phôi phân hoá tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và thành cây non (giai đoạn phân
hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng
thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một
nhóm tế bào phân hoá hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn
phân hoá tế bào).
- Ở động vật sinh sản hữu tính, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi gồm nhiều tế bào.
Các tế bào phôi phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ cơ quan (giai đoạn phân hoá tế bào và
phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Động vật non lớn lên thành cơ thể trưởng thành (giai
đoạn sinh trưởng). Khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển
mạnh và bắt đầu tạo ra các giao tử (giai đoạn phân hoá tế bào).
3. Vòng đời và tuổi thọ của sinh vật
3.1. Vòng đời
a) Khái niệm
- Vòng đời của sinh vật là khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát
triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết. Như vậy, vòng
đời bao gồm toàn bộ sự phát triển cá thể. Nhìn chung, các cá thể cùng loài có vòng đời
giống nhau.
- Vòng đời của các loài sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử, trải qua các giai đoạn phôi,
con non hoặc cây non đến cá thể trưởng thành có khả năng sinh sản, cá thể trưởng thành
già rồi chết.
- Vòng đời của các loài sinh sản vô tính bắt đầu từ cá thể non do mẹ sinh ra theo phương
thức nguyên phân, cá thể non lớn lên thành cá thể trưởng thành, sinh sản, già rồi chết.

b) Một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật
- Hiểu biết vòng đời của cây để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai
đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh,... nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao
nhất về lá, hoa, củ, quả, hạt. Ví dụ: Tưới đủ nước, giữ đủ độ ẩm của đất để hạt cây nảy
mầm. Cung cấp đủ phân, nước, ánh sáng để cây non lớn nhanh, tạo nhiều cành, lá.
- Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng
giai đoạn, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về thịt, trứng, sữa, các sản phẩm động
vật (nhung hươu, tơ tằm,..). Ví dụ: Cho ăn cùng một lượng thức ăn nhưng gà ở giai đoạn
từ gà con đến trưởng thành sẽ cho khối lượng thịt nhiều hơn gà ở giai đoạn đã trưởng
thành.
- Hiểu biết về vòng đời của động vật gây hại cho thực vật, động vật và người để đưa ra
các biện pháp phòng chống, tiêu diệt chúng một cách hiệu quả. Ví dụ: Sử dụng thuốc diệt
sâu bướm phá hoại cây xanh; tiêu diệt muỗi ở giai đoạn bọ gậy bằng cách cho hoá chất
vào nước hoặc loại bỏ các vũng nước đọng nơi muỗi có thể đẻ trứng,...
3.2. Tuổi thọ của sinh vật
a) Khái niệm
- Tuổi thọ của sinh vật là thời gian sống của một sinh vật. Tuổi thọ của một loài sinh vật
là thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài.
- Tuổi thọ của các loài sinh vật rất khác nhau và do kiểu gene quy định. Ví dụ: Cây lúa,
cây ngô sống 1 năm, cây thông có tuổi thọ khoảng 100 – 300 năm, một số loài cây có tuổi
thọ lên đến nghìn năm, phù du sống vài giờ đến vài ngày, muỗi sống khoảng 1 – 3 tháng,
rùa sống khoảng 150 năm.
b) Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người
- Yếu tố bên trong: là yếu tố di truyền có tác động nhất định đến tuổi thọ. Nếu bố mẹ
sống lâu, con cũng có khả năng sống lâu.
- Yếu tố bên ngoài gồm:
+ Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái
cây, rau củ, các loại hạt,.. giúp cơ thể khoẻ mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan
khoẻ mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.
+ Lối sống lành mạnh, thái độ sống tích cực, lạc quan, không nghiện rượu, bia, thuốc lá,
ma tuý,... giúp tăng cường sức khoẻ và tuổi thọ.
+ Môi trường sống không bị ô nhiễm bởi khói độc, bụi, nước thải công nghiệp, bụi phóng
xạ, thuốc trừ sâu,.. giúp cơ thể khoẻ mạnh, sống lâu.
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
- Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể theo thời gian.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm 3 quá
trình: sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể. Ba quá trình
này quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau.
- Vòng đời là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật
phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên và phát triển thành cơ thể trưởng thành,
sinh sản, già đi rồi chết.
- Tuổi thọ của sinh vật là thời gian sống (thời gian tồn tại) của một loài sinh vật hoặc con
người. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật và con người
PHẦN II: BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Mọi … đều sinh trưởng và phát triển.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. sinh vật B. động vật C. thực vật D. nấm
Câu 2. Điều nào sau đây đúng với sinh trưởng ở sinh vật?
A. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và cấu trúc của các cơ quan.
B. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan.
C. Sinh trưởng là sự tăng về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
D. Sinh trưởng là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
Câu 3. Phát triển là sự biến đổi về ........của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong
quá trình sống của sinh vật.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. khối lượng và kích thước B. khối lượng và cấu trúc
C. cấu trúc và chức năng D. khối lượng và chức năng
Câu 4. Ví dụ không đúng về sự sinh trưởng của sinh vật là
A. hạt thành cây mầm.
B. sự tăng kích thước lá.
C. sự dài ra của rễ.
D. tăng chiều cao cây.
Câu 5. Phát triển cơ thể biểu hiện qua bao nhiêu quá trình liên quan?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 6. Điều không đúng khi nói về sự tăng tế bào đặc trưng cho sinh trưởng ở sinh vật là
A. khối lượng. B. kích thước. C. chất lượng. D. số lượng.
Câu 7. Điều không đúng khi nói về sự tăng tế bào đặc trưng cho sinh trưởng ở sinh vật
là:
A. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào tuỳ thuộc giai đoạn sinh trưởng của cơ thể.
B. Tăng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể sinh vật.
C. Sự sinh trưởng có thể chậm lại hoặc ngừng khi cơ thể đạt đến kích thước tối đa.
D. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
Câu 8. Trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là
1. Phân hoá tế bào
2. Phát sinh hình thái
3. Tăng tế bào
4. Thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể
A. (1), (2), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 9. Điều đúng khi nói về dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là:
1. Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu giống nhau.
2. Quá trình phát triển chỉ được điều hoà bởi các yếu tố bên trong.
3. Sự phát triển của các hệ cơ quan trong cơ thể có tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai
đoạn.
4. Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là tăng tế bào.
A. (2), (3) B. (1), (3) C. (3) D. (4)
Câu 10. Phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển là:
1. Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
2. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng và ngược lại.
3. Phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.
A. (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (1) D. (1), (3)
Câu 11. Sắp xếp thứ tự đúng theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật
phải trải qua”
1. Sinh ra.
2. Sinh trưởng, phát triển.
3. Sinh sản.
4. Chết
A. 1 → 2 → 3 → 4 B. 1 → 3 → 2 → 4
C. 1 → 2 → 4 → 3 D. 1 → 3 → 4 → 2
Câu 12. Tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết vì
già được gọi là
A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh lí.
C. tuổi sinh sản. D. tuổi sinh học.
Câu 13. Tuổi sinh thái là
A. tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết vì
già.
B. tuổi thọ giới hạn của sinh vật.
C. tuổi thọ của loài được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết.
D. tuổi thọ do mỗi cá thể chịu tác động giống nhau của các nhân tố sinh thái.
Câu 14. Điều không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển là
A. sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.
B. phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể.
C. phát triển bao gồm sự thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái
sinh lí.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong khoảng thời gian dài và phức tạp.
Câu 15. Nối cột:
Dựa vào vòng đời của lúa nước, chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất:
1. Giai đoạn mạ a. Cần nhiều nước
2. Giai đoạn làm đòng b. Tưới đủ nước
3. Giai đoạn lúa chín vàng c. Tháo cạn nước trong ruộng

A. 1a, 2c, 3b B. 1b, 2c, 3a


C. 1b, 2a, 3c D. 1a, 2b, 3c
Câu 16. Số phát biểu đúng về yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người?
1. Chế độ ăn uống. 2. Tập luyện thể dục, thể thao.
3. Trạng thái tâm lí. 4. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
5. Bệnh tật.
A. 1 B. 5 C. 3 D. 0
Câu 17. Sự …… làm tăng số lượng tế bào, sự tổng hợp và tích luỹ các chất làm tế bào
tăng kích thước và khối lượng tế bào.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. phát triển B. phân bào
C. phân hóa D. sinh trưởng
Câu 18. Phát sinh hình thái cơ quan là đặc trưng cơ bản của quá trình
A. sinh trưởng. B. phát triển.
C. sinh sản. D. biệt hóa.
Câu 19. Giai đoạn sinh trưởng ở một động vật sinh sản hữu tính thì
A. hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi tế bào.
B. tế bào phôi phân hóa tạo thành cơ quan, hệ cơ quan.
C. động vật non lớn lên thành động vật trưởng thành.
D. cơ quan sinh dục ở động vật trưởng thành tạo ra giao tử
Câu 20. …….tế bào là quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hoá chức năng.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. Phát triển B. Biệt hóa
C. Phân hóa D. Sinh trưởng
Câu 21. Thông qua quá trình phát sinh hình thái mà cơ quan, cơ thể có được
A. cấu trúc và chức năng B. hình dạng và chức năng sinh lí
C. kích thước và khối lượng D. hình dạng và kích thước
Câu 22. Ở thực vật có hoa, tế bào thành tế bào tạo hoa và quả nhờ quá trình
A. phát triển B. biệt hóa
C. phân hóa D. sinh trưởng
Câu 23. Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng
A. hợp tử B. phôi C. trứng D. chồi
Câu 24. Hợp tử phân bào tạo thành nhiều tế bào, các tế bào hình thành các cơ quan và
hình dáng của sinh vật non nhờ quá trình
A. phát triển B. biệt hóa
C. phân hóa D. sinh trưởng
Câu 25. Khi cơ thể sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến
đổi về
A. lượng B. chất C. cấu trúc D. chức năng
Câu 26. Một nhóm tế bào phân hoá hình thành cơ quan….., tiền đề cho quá trình hình
thành giao tử và hợp tử.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. sinh học B. chuyên biệt
C. biệt hóa D. sinh sản
Câu 27. Nối cột:
1. Các tế bào phôi phân hoá tạo thành lá a. Giai đoạn phân hóa tế bào và
mầm. phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể
2. Một nhóm tế bào phân hoá hình thành
b. Giai đoạn phân hoá tế bào
hoa
3. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành c. Giai đoạn sinh trưởng

A. 1b, 2c, 3a B. 1b, 2a, 3c


C. 1a, 2c, 3b D. 1a, 2b, 3c
Câu 28. Ở động vật sinh sản hữu tính, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra
A. tế bào B. phôi C. trứng D. chồi
Câu 29. Ở động vật sinh sản hữu tính, các tế bào …. phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ
cơ quan.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. hợp tử B. phôi C. trứng D. chồi

Câu 30. Khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển mạnh và
bắt đầu tạo ra các giao tử. Điều này đang nói đến giai đoạn nào?
A. Giai đoạn phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.
B. Giai đoạn sinh trưởng.
C. Giai đoạn phân hoá tế bào.
D. Giai đoạn trưởng thành.
Câu 31. Thứ tự đúng về vòng đời của các loài sinh sản hữu tính
1. Phôi 2. Hợp tử 3. Con non hoặc cây non
4. Cá thể trưởng thành 5. Cá thể chết 6. Cá thể già
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 6 → 5 B. 2→ 1 → 3 → 4 → 6 → 5
C. 2→ 1 → 4 → 3 → 6 → 5 D. 1 → 2 → 4 → 3 → 6 → 5
Câu 32. Vòng đời của các loài sinh sản vô tính bắt đầu từ cá thể non do mẹ sinh ra theo
phương thức
A. nguyên phân B. giảm phân
C. biệt hóa D. phân hóa
Câu 33. Phát biểu không đúng khi nói về ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật?
A. Hiểu biết vòng đời của cây để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng
giai đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh,...
B. Giúp thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
C. Hiểu biết về vòng đời của động vật có lợi cho thực vật, động vật và người để đưa
ra các biện pháp phòng chống một cách hiệu quả.
D. Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với
từng giai đoạn để thu về thịt, trứng, sữa.
Câu 34. Tuổi thọ của một loài sinh vật là thời gian sống … của các cá thể trong loài.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. trung bình B. ít nhất C. lâu nhất D. khác nhau
Câu 35. Tuổi thọ của các loài sinh vật rất khác nhau và được quy định bởi
A. kiểu hình B. hợp tử C. kiểu gene D. phôi
Câu 36. Yếu tố không phải là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người là
A. yếu tố di truyền B. chế độ ăn uống
C. tập luyện thể dục, thể thao D. môi trường sống
Câu 37. Nối cột:
a. Hạt nảy mầm
1. Sinh trưởng b. Cây lên cao
c. Gà trống bắt đầu biết gáy
d. Cây ra hoa
e. Diện tích phiến lá tăng lên
2. Phát triển
f. Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4
kg.

A. 1 - b, d, f và 2 - a, c, e. B. 1 - b, e, f và 2 - a, c, d.
C. 1 - a, b, e và 2 - c, d, f. D. 1 - a, b, f và 2 - c, d, e.
Câu 38. Biến đổi diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển là
A. mắt tiêu biến khi lên bờ.
B. da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống.
C. hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
D. từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành.
Câu 39. Dấu hiệu đặc trưng của quá trình sinh trưởng ở thực vật là
A. quá trình tăng số lượng tế bào, tổng hợp và tích lũy tế bào chất.
B. quá trình tăng cả số lượng, kích thước và khối lượng tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể là đặc trưng của
quá trình phát triển.
D. sinh trưởng giúp các tế bào chuyên hóa về mặt chức năng.
Câu 40. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể
trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết được gọi là
A. Tuổi đời B. Chu kỳ chết C. Tuổi thọ D. Vòng đời
Câu 41. Điều đúng khi nói về vòng đời của cá thể sinh sản vô tính là:
A. Bắt đầu từ hợp tử B. Theo hình thức nguyên phân
C. Trải qua các giai đoạn phôi D. cây non có khả năng sinh sản
Câu 42. Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp
tử. Hợp tử ….. tạo thành nhiều tế bào, các tế bào …… hình thành các cơ quan và hình
dáng của sinh vật non. Sinh vật non trải qua quá trình ……. lớn dần lên.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. biệt hóa → phân bào → sinh trưởng
B. phân bào → biệt hóa → sinh trưởng
C. sinh trưởng → biệt hóa → phân bào
D. biệt hóa → sinh trưởng → phân bào
Câu 43. Trong quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính, một nhóm tế
bào phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, là tiền đề cho quá trình hình thành:
A. giao tử và hợp tử B. giao tử
C. hợp tử và phôi D. hợp tử
Câu 44. Ở thực vật có hoa, các tế bào phôi phân hoá tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ
mầm và thành cây non là giai đoạn
A. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể
B. sinh trưởng
C. biệt hóa
D. sinh sản vô tính
Câu 45. Ở động vật sinh sản hữu tính, các tế bào phôi phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ
cơ quan là giai đoạn
A. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể
B. sinh trưởng
C. biệt hóa
D. sinh sản vô tính
Câu 46. Ở giai đoạn phân hoá tế bào khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan
sinh dục phát triển mạnh và bắt đầu tạo ra
A. giao tử và hợp tử B. giao tử
C. hợp tử và phôi D. hợp tử
Câu 47. Nối cột phù hợp với tuổi thọ của các sinh vật”
1. Cây lúa, cây ngô a. 100 – 300 năm
2. Cây thông b. 1 năm
3. Muỗi c. 1 – 3 tháng
4. Rùa d. 150 năm

A. 1b, 2d, 3a, 4c B. 1b, 2c, 3a, 4d


D. 1b, 2a, 3d, 4c D. 1b, 2a, 3c, 4d
Câu 48. Yếu tố bên trong tác động nhất định đến tuổi thọ là
A. chế độ ăn B. lối sống
C. di truyền D. môi trường sống
Câu 49. Làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khoẻ mạnh là tác động của yếu tố
nào đến tuổi thọ?
A. Chế độ ăn B. Lối sống
C. Tập luyện D. Môi trường sống
Câu 50. Điều nào sau đây tác động làm giảm tuổi thọ con người?
A. Nghiện rượu, bia
B. Ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt
C. Thái độ sống tích cực, lạc quan
D. Không khí trong lành
2. Bài tập tự luận
Câu 1. Trình bày khái niệm sinh trưởng và phát triển?
Câu 2. Trình bày các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng?
Câu 3. Trình bày các dấu hiệu đặc trưng của phát triển?
Câu 4. Trình bày mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ?
Câu 5. Trình bày quá trình phát triển ở động vật sinh sản hữu tính?
Câu 6. Trình bày khái niệm vòng đời của sinh vật?
Câu 7. Trình bày một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật?
Câu 8. Trình bày khái niệm tuổi thọ của sinh vật?
Câu 9. Trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người?
Câu 10. So sánh sự khác biệt vòng đời của sinh vật hữu tính và vô tính?
PHẦN III: ĐÁP ÁN
1. Đáp án trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A B C A C C D A C D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A B C D C B B B C C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B C A B B D D B B C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án B A C A C A B D B D
Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Đáp án B B A A A B D C C A
HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Mọi sinh vật đều sinh trưởng và phát triển.
 Đáp án A.
Câu 2.
Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
 Đáp án B.
Câu 3.
Phát triển là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn
ra trong quá trình sống của sinh vật.
 Đáp án C.
Câu 4.
Hạt thành cây mầm là ví dụ về sự phát triển.
 Đáp án A.
Câu 5.
Phát triển cơ thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng,
phân hoá tế bào và phát sinh hình thái.
 Đáp án C.
Câu 6.
Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật là tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số
lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
 Đáp án C.
Câu 7.
Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào có thể không giống nhau ở các bộ phận khác nhau
và tuỳ thuộc giai đoạn sinh trưởng của cơ thể.
 Đáp án D.
Câu 8.
Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là phân hoá tế bào, phát sinh hình thái, thay
đổi chức năng sinh lí của cơ thể.
 Đáp án A.
Câu 9.
Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ
khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.
 Đáp án C.
Câu 10.
Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho
phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.
 Đáp án D.
Câu 11.
Vòng đời (chu kỳ sống) là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá
thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra cho đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển đến cơ thể trưởng thành, có thể sinh sản, rồi chết.
 Đáp án A.
Câu 12.
Tuổi sinh lí là tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết vì
già.
 Đáp án B.
Câu 13:
Tuổi sinh thái là tuổi thọ của loài tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết (chết vì các nhân tố
sinh thái).
 Đáp án C.
Câu 14.
Quá trình sinh trưởng và phát triển có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài hoặc ngắn,
đơn giản hay phức tạp tuỳ thuộc vào loài sinh vật và điều kiện sống của chúng..
 Đáp án D.
Câu 15.
Khi trồng lúa nước, ở giai đoạn mạ cần tưới đủ nước, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều
nước để tạo hạt, giai đoạn lúa chín vàng (7 – 10 ngày trước khi thu hoạch) cần tháo cạn
nước trong ruộng.
 Đáp án C.
Câu 16.
Tuổi thọ của con người phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường như chế độ ăn huống, tập
luyện, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật,...
 Đáp án B.
Câu 17.
Sự phân bào làm tăng số lượng tế bào, sự tổng hợp và tích luỹ các chất làm tế bào tăng
kích thước và khối lượng tế bào.
 Đáp án B.
Câu 18.
Phát sinh hình thái cơ quan là đặc trưng cơ bản của quá trình phát triển.
 Đáp án B.
Câu 19.
Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính, sinh vật non trải qua quá
trình sinh trưởng lớn dần lên.
 Đáp án C.
Câu 20.
Phân hoá tế bào: quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hoá chức năng.
 Đáp án C.
Câu 21.
Thông qua quá trình phát sinh hình thái mà cơ quan, cơ thể có được hình dạng và chức
năng sinh lí nhất định.
 Đáp án B.
Câu 22.
Ở thực vật có hoa, tế bào phân hoá thành tế bào tạo hoa và quả.
 Đáp án C.
Câu 23.
Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử.
 Đáp án A.
Câu 24.
Hợp tử phân bào tạo thành nhiều tế bào, các tế bào biệt hoá hình thành các cơ quan và
hình dáng của sinh vật non.
 Đáp án B.
Câu 25.
Khi cơ thể sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến đổi về
chất.
 Đáp án B.
Câu 26.
Một nhóm tế bào phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, tiền đề cho quá trình hình thành
giao tử và hợp tử.
 Đáp án D.
Câu 27.
Ở thực vật có hoa, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi nhiều tế bào. Các tế bào phôi
phân hoá tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và thành cây non (giai đoạn phân hóa tế
bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai
đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào
phân hoá hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hoá tế
bào).
 Đáp án D.
Câu 28.
Ở động vật sinh sản hữu tính, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi gồm nhiều tế bào.
 Đáp án B.
Câu 29.
Các tế bào phôi phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ cơ quan.
 Đáp án B.
Câu 30.
Khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển mạnh và bắt đầu
tạo ra các giao tử là giai đoạn phân hoá tế bào.
 Đáp án C.
Câu 31.
Vòng đời của các loài sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử, trải qua các giai đoạn phôi,
con non hoặc cây non đến cá thể trưởng thành có khả năng sinh sản, cá thể trưởng thành
già rồi chết.
 Đáp án B.
Câu 32.
Vòng đời của các loài sinh sản vô tính bắt đầu từ cá thể non do mẹ sinh ra theo phương
thức nguyên phân, cá thể non lớn lên thành cá thể trưởng thành, sinh sản, già rồi chết.
 Đáp án A.
Câu 33.
Hiểu biết về vòng đời của động vật gây hại cho thực vật, động vật và người để đưa ra các
biện pháp phòng chống, tiêu diệt chúng một cách hiệu quả.
 Đáp án C.
Câu 34.
Tuổi thọ của một loài sinh vật là thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài.
 Đáp án A.
Câu 35.
Tuổi thọ của các loài sinh vật rất khác nhau và do kiểu gene quy định.
 Đáp án C.
Câu 36.
Yếu tố di truyền là yếu tố bên trong có tác động nhất định đến tuổi thọ.
 Đáp án A.
Câu 37.
1 - b, e, f và 2 - a, c, d.
 Đáp án B.
Câu 38.
Ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành thể hiện sự phát
triển.
 Đáp án D.
Câu 39.
Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế bào.
 Đáp án B.
Câu 40.
Vòng đời của sinh vật là khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát
triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết.
 Đáp án D.
Câu 41.
Vòng đời của các loài sinh sản vô tính bắt đầu từ cá thể non do mẹ sinh ra theo phương
thức nguyên phân.
 Đáp án B.
Câu 42.
Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử. Hợp tử
phân bào tạo thành nhiều tế bào, các tế bào biệt hoá hình thành các cơ quan và hình dáng
của sinh vật non. Sinh vật non trải qua quá trình sinh trưởng lớn dần lên.
 Đáp án B.
Câu 43.
Khi cơ thể sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến đổi về
chất, một nhóm tế bào phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, tiền đề cho quá trình hình
thành giao tử và hợp tử.
 Đáp án A.
Câu 44.
Ở thực vật có hoa, các tế bào phôi phân hoá tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và
thành cây non là giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.
 Đáp án A.
Câu 45.
Ở động vật sinh sản hữu tính, các tế bào phôi phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ cơ quan
là giai đoạn phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.
 Đáp án A.
Câu 46.
Ở giai đoạn phân hoá tế bào khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục
phát triển mạnh và bắt đầu tạo ra các giao tử.
 Đáp án B.
Câu 47.
1b, 2a, 3c, 4d.
 Đáp án D.
Câu 48.
Yếu tố bên trong: là yếu tố di truyền có tác động nhất định đến tuổi thọ. Nếu bố mẹ sống
lâu, con cũng có khả năng sống lâu.
 Đáp án C.
Câu 49.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan
khoẻ mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.
 Đáp án C.
Câu 50.
Nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma tuý,... làm ảnh hưởng sức khoẻ và giảm tuổi thọ.
 Đáp án A.
2. Đáp án tự luận
HƯỚNG DẪN GIẢI TỰ LUẬN
Câu 1.
- Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm sự
thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài hoặc ngắn,
đơn giản hay phức tạp tuỳ thuộc vào loài sinh vật và điều kiện sống của chúng.
Câu 2.
- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế
bào. Sự phân bào làm tăng số lượng tế bào, sự tổng hợp và tích luỹ các chất làm tế bào
tăng kích thước và khối lượng tế bào.
Câu 3.
- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển là:
+ Sinh trưởng: tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế bào.
+ Phân hoá tế bào: quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hoá chức năng. Ví dụ:
Ở thực vật có hoa, tế bào phân hoá thành tế bào tạo hoa và quả.
+ Phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể: Thông qua quá trình phát sinh hình thái mà cơ
quan, cơ thể có được hình dạng và chức năng sinh lí nhất định. Ví dụ: Hình dạng của
chim bồ câu không giống với hình dạng các loài khác là do quá trình phát sinh hình thái.
Câu 4.
- Quá trình phát triển bao gồm những thay đổi mà một cơ thể sinh vật trải qua suốt chu kì
sống của nó. Trong quá trình phát triển, các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và
phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và
đan xen với nhau.
Câu 5.
- Ở động vật sinh sản hữu tính, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi gồm nhiều tế bào.
Các tế bào phôi phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ cơ quan (giai đoạn phân hoá tế bào và
phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Động vật non lớn lên thành cơ thể trưởng thành (giai
đoạn sinh trưởng). Khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển
mạnh và bắt đầu tạo ra các giao tử (giai đoạn phân hoá tế bào).
Câu 6.
- Vòng đời của sinh vật là khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát
triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết. Như vậy, vòng
đời bao gồm toàn bộ sự phát triển cá thể. Nhìn chung, các cá thể cùng loài có vòng đời
giống nhau.
Câu 7.
- Hiểu biết vòng đời của cây để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai
đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh,... nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao
nhất về lá, hoa, củ, quả, hạt.
- Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng
giai đoạn, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về thịt, trứng, sữa, các sản phẩm động
vật (nhung hươu, tơ tằm,..).
- Hiểu biết về vòng đời của động vật gây hại cho thực vật, động vật và người để đưa ra
các biện pháp phòng chống, tiêu diệt chúng một cách hiệu quả.
Câu 8.
- Tuổi thọ của sinh vật là thời gian sống của một sinh vật. Tuổi thọ của một loài sinh vật
là thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài.
Câu 9.
- Yếu tố bên trong: là yếu tố di truyền có tác động nhất định đến tuổi thọ.
- Yếu tố bên ngoài gồm:
+ Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái
cây, rau củ, các loại hạt,.. giúp cơ thể khoẻ mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan
khoẻ mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.
+ Lối sống lành mạnh, thái độ sống tích cực, lạc quan, không nghiện rượu, bia, thuốc lá,
ma tuý,... giúp tăng cường sức khoẻ và tuổi thọ.
+ Môi trường sống không bị ô nhiễm bởi khói độc, bụi, nước thải công nghiệp, bụi phóng
xạ, thuốc trừ sâu,.. giúp cơ thể khoẻ mạnh, sống lâu.
Câu 10.
- Vòng đời của các loài sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử, trải qua các giai đoạn phôi,
con non hoặc cây non đến cá thể trưởng thành có khả năng sinh sản, cá thể trưởng thành
già rồi chết.
- Vòng đời của các loài sinh sản vô tính bắt đầu từ cá thể non do mẹ sinh ra theo phương
thức nguyên phân, cá thể non lớn lên thành cá thể trưởng thành, sinh sản, già rồi chết.

You might also like