You are on page 1of 31

V1 – 2008:

Câu 8. Khi phân tích sự tiến hóa ở cấp phân tử, Kimura (1968) đã nhận định rằng “phần lớn các đột biến
gen là trung tính”. Nhiều đột biến như vậy sau này được xác định là các đột biến “câm”. Trên cơ sở cấu trúc
gen và quá trình biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực (eucaryote), hãy cho biết các đột biến “trung tính” có thể
hình thành do những nguyên nhân nào?
Câu 9. Nêu những bằng chứng sinh học chứng minh sinh giới tuy đa dạng nhưng có chung nguồn gốc.
Trong những bằng chứng đó, bằng chứng nào có tính thuyết phục nhất? Vì sao?
Câu 10. Hãy giải thích vì sao các cây tự thụ phấn thường không xẩy ra sự thoái hóa giống, trong khi hiện
tượng này thường xảy ra khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở các cây giao phấn?
Hướng dẫn chấm:
Câu 8 Không phải mọi biến đổi trong phân tử ADN đều dẫn đến sự biến đổi trong protein (do các hiện
tượng: sự thoái hóa của mã bộ ba, gen giả, các vùng ADN không mã hóa chiếm phần lớn hệ gen, sự tồn tại của
nhiều bản sao của 1 gen trong hệ gen, sự tồn tại và chiếm phần lớn của intron trong các gen…)
Không phải mọi sự thay đổi trình tự axit amin trong phân tử protein đều dẫn đến sự thay đổi về hoạt tính
và chức năng của protein (hoặc không làm thay đổi cấu hình protein hoặc còn phụ thuộc vào vị trí các aa trong
các vùng chức năng của protein) 0,5đ.
Không phải mọi sự thay đổi về kiểu hình và chức năng protein đều dẫn đến làm thay đổi sự thích nghi của
sinh vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại, còn các đột biến trung tính (trong
đó có các đột biến “câm”) không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. các đột biến có lợi được giữ lại, nhưng chúng
chỉ chiếm 1 tần số rất thấp (do các gen lặn đang tồn tại đã được chọn lọc qua hàng triệu năm tiến hóa). 0,5đ
Câu 9. Các bằng chứng: giải phẫu so sánh, cổ sinh học, phôi sinh học, phân tử…bằng chứng thuyết phụ
hơn cả là bằng chứng phân tử (ADN, protein).
Vật chất di truyền của các đối tượng khác nhau (procariot, eucariot, virut) đều có thành phần cấu tạo,
nguyên lí sao chép và biểu hiện.. về cơ bản là giống nhau.
Phần lớn các đặc tính khác (như giải phẫu so sánh, sự phát triển phôi, tế bào..) đều được mã hóa trong hệ
gen.
Câu 10. Nếu tự thụ phấn bắt buộc ở các loài giao phấn thì tần số đồng hợp tử, trong đó có các đồng hợp tử
lặn (có hại) tăng lên →thoái hóa giống.
Đối với các loài tự thụ phấn, thì sự tự thụ phấn là phương thức sinh sản tự nhiên, nên các cá thể đồng hợp
trội và lặn đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại thường ít hoặc không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật
→không biểu hiện sự thoái hóa giống.
V1 – 2009:
Câu 17.
a) Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hoá là đúng hay sai? Giải thích.
- Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể
giao phối.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
b) Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hoá nhỏ.
Hướng dẫn chấm:
a) - Sai, vì: Trong quần thể giao phối, alen lặn tồn tại cả ở trạng thái đồng hợp và dị hợp. Ở trạng thái dị
hợp thì alen lặn thường không bị CLTN đào thải. (0,25 điểm)
- Sai, vì: CLTN không trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi với môi trường mà chỉ sàng lọc và tăng dần
tần số thích nghi nhất vốn đã tồn tại sẵn trong quần thể. (0,25 điểm)
b) Mối quan hệ:
- Quá trình đột biến tạo ra các alen mới, qua giao phối tạo ra các tổ hợp gen khác nhau, đồng thời phát tán
các đột biến ra quần thể. (0,25 điểm)
- Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp; giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp (biến dị tổ hợp) cho
CLTN. Hai nhân tố đó đều góp phần tạo ra nguồn biến dị di truyền trong quần thể. (0,25 điểm)
V1 – 2010:
Câu 16. Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài nào? Trình bày cơ chế
của con đường hình thành loài đó.
Câu 17. So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình
tiến hoá nhỏ.
Hướng dẫn chấm:
Câu 16. Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài khác khu hay bằng
con đường địa lí, vì khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị chia cắt làm cho điều kiện sống thay đổi do
đó hướng chọn lọc cũng thay đổi. (0,25 điểm)
- Cơ chế hình thành loài khác khu có thể hình dung như sau:
+ Khi khu phân bố của loài bị chia cắt do các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia
thành nhiều quần thể cách li nhau. (0,25 điểm)
+ Do tác động của các tác nhân tố tiến hoá, các quần thể nhỏ được cách li ngày càng khác xa nhau về
tần số các alen và thành phần các kiểu gen. (0,25 điểm)
+ Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần dưới tác động của chọn lọc vận động và đến một thời
điểm nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản với các dạng gốc hay lân cận dẫn đến khả
năng hình thành loài mới. (0,25 điểm)
Câu 17. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một
hướng xác định. (0,25 điểm)
- Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường phụ thuộc vào kích thước quần thể (quần thể càng
nhỏ thì hiệu quả tác động càng lớn), còn CLTN thì không. (0,25 điểm)
- Dưới tác dụng của CLTN, thì một alen lặn có hại thường không bị loại thải hết ra khỏi quần thể giao
phối. Dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì các alen lặn có hại (hoặc bất cứ alen nào khác kể cả có lợi)
cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể. (0,25 điểm)
- Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới, còn kết quả tác động
của các yếu tố ngẫu nhiên đưa đến sự phân hoá tần số alen và thành phần kiểu gen và không có hướng. (0,25
điểm)
V1 – 2011:
Câu 8. (2,0 điểm)
Trong một quần thể người, có tới 84% dân số có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học
phenyltiocarbamide, số còn lại thì không. Khả năng nhận biết mùi vị của chất này là do alen trội A nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định; không có khả năng này là do alen a quy định.
a) Quần thể này phải có những điều kiện nào mới có thể tính được tần số alen A và a? Giải thích.
b) Trong quần thể nêu trên, một người đàn ông có khả năng nhận biết được mùi vị chất
phenyltiocarbamide lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta và cũng có khả năng nhận biết chất hóa
học trên. Hãy tính xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng không có khả năng nhận biết chất
phenyltiocarbamide, nếu quần thể này cân bằng di truyền.
c) Giả sử trong số nhiều cặp vợ chồng mà cả vợ và chồng đều là dị hợp tử về cặp alen nói trên (Aa) và đều
có 4 con, thì tỉ lệ phần trăm số cặp vợ chồng như vậy có đúng ba người con có khả năng nhận biết mùi vị của
chất hóa học phenyltiocarbamide và một người không có khả năng này là bao nhiêu?
Câu 9. (2,0 điểm)
a) Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính sẽ bị suy giảm?
Giải thích.
b) Hiệu quả của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích.
Câu 10. (1,0 điểm)
Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình hình thành loài mới bằng cách li sinh thái và quá trình
hình thành loài bằng đa bội hóa.
Hướng dẫn chấm:
Câu 8 (2 điểm)
a) Đột biến xảy ra với gen này là không đáng kể hoặc tần số đột biến xuôi và ngược là như nhau.
Người nhận biết mùi vị và không nhận biết mùi vị đều có sức sống và khả năng sinh sản như
nhau.
Kích thước quần thể đủ lớn để các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách không đáng
kể.
Khi lấy vợ lấy chồng người ta không để ý đến tính trạng này (giao phối ngẫu nhiên).
Quần thể người này phải được cách li với các quần thể khác.
b) Tần số kiểu gen aa = 1- 0,84 = 0,16 => qa = 0,4; pA = 0,6.
Xác suất một người có khả năng nhận biết được mùi vị của chất hóa học này có kiểu gen dị hợp tử là:

Xác suất hai người đều có kiểu gen dị hợp kết hôn với nhau sinh con trai không có khả năng nhận biết mùi
vị của chất hóa học này là: 0,571 . 0,571 . 0,25. 0,5 = 0.04.
c) Hai vợ chồng đều là dị hợp tử mà sinh ra 4 người con thì chỉ có một số gia đình sinh ra đúng 3 người có
khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide và một người không có khả năng này. Tỷ lệ số
gia đình như vậy được tính bằng xác xuất để các cặp vợ chồng có 4 con có đúng tỉ lệ 3:1 có thể được tính bằng
công thức như sau hoặc các công thức tương tự: trong đó n (số con trong gia đình) = c (số con có khả năng
nhận biết mùi vị) + k (số con không có khả nhận biết mùi vị). p là xác suất sinh con có khả năng nhận biết mùi
vị và q là xác suất sinh con không có khả nhận biết mùi vị. Áp dụng trong trường hợp này ta có n = 4, c = 3 và
k = 1. p =3/4 và q = 1/4. Thay vào công thức trên ta tính ra được đáp án là 42,2%.
Câu 9 (2 điểm)
a) Khi kích thước của quần thể bị giảm quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên sẽ dễ dàng loại bỏ một số alen
ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Khi kích thước quần thể nhỏ thì các cá thể dễ dàng giao phối gần dẫn đến làm giảm tần số kiểu gen dị hợp tử,
tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử →giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi
tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của quần thể di truyền sẽ giảm, ngoại trừ trường hợp
chọn lọc tự nhiên luôn duy trì những cá thể có kiểu gen dị hợp tử và đào thải những cá thể có kiểu gen Phụ
thuộc vào alen được chọn lọc là trội hay lặn. Chọn lọc chống lại alen trội thì nhanh chóng
làm thay đổi tần số alen của quần thể, vì alen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay ở trạng thái dị hợp. Còn chọn
lọc đào thải alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp
tử.
b) Áp lực chọn lọc: Nếu áp lực chọn lọc càng lớn thì tốc độ thay đổi tần số alen càng cao và ngươc lại.
Phụ thuộc vào alen được chọn lọc là trội hay lặn. Chọn lọc chống lại alen trội thì nhanh chóng làm thay
đổi tần số alen của quần thể, vì alen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay ở trạng thái dị hợp. Còn chọn lọc đào thải
alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử
Loài sinh sản vô tính hay hữu tính: Loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nên dễ thích nghi
hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. Còn loài sinh sản vô tính thì kém đa dạng hơn về di truyền nên khi môi
trường có biến động dễ bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt.
Tốc độ sinh sản của loài: Nếu loài sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì hiệu quả chọn lọc sẽ nhanh hơn và
ngược lại. Ngoài ra hiệu quả chọn lọc còn phụ thuộc vào loài đó là đơn bội hay lưỡng bội. Nếu là loài đơn bội
thì tất cả các gen đều được biểu hiện ra kiểu hình nên hiệu quả chọn lọc cũng nhanh hơn và ngược lại.đồng hợp
Câu 10 (1 điểm)
Khác biệt Cách li sinh thái Đa bội hóa
Cơ chế Do sống ở những ổ sinh thái khác nhau nên dưới tác Cơ chế dẫn đến
dẫn đến động của các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu cách li sinh sản
cách li nhiên trong quần thể (thường thì những cá thể ở cùng là do đột biến đa
sinh sản một ổ sinh thái giao phối với nhau mà không giao phối bội hoặc lai xa
với các cá thể sống ở các ổ sinh thái khác), và các nhân kèm theo đa bội
tố tiến hoá khác làm phân hoá vốn gen của các quần thể hóa.
bị cách li, lâu dần có thể dẫn cách li sinh sản làm xuất
hiện loài mới.
Hình Các đặc điểm đặc trưng cho loài được hình thành một Các đặc điểm
thành các cách dần dần, diễn ra qua thời gian dài, qua các dạng của loài được
đặc điểm trung gian chuyển tiếp trong suốt quá trình hình thành hình thành nhanh
đặc trưng loài. Vì sự di nhập gen giữa các quần thể bị cách li sinh chóng ngay khi
cho loài thái thường không triệt để. loài mới xuất
hiện.
Đối Có thể xảy ra ở tất cả các loài sinh vật. Thường xảy ra
tượng ở
sinh vật thực vật.

V1 – 2012:
Câu 6. (2,0 điểm) Thế hệ thứ nhất của một quần thể động vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) =
0,2; p(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,672AA : 0,256Aa : 0,072aa.
a) Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba. Biết rằng cách thức giao phối tạo ra thế hệ thứ
ba cũng giống như cách thức giao phối tạo ra thế hệ thứ hai.
b) Thế hệ thứ nhất có tỷ lệ các kiểu gen đang ở trạng thái cân bằng nhưng quần thể đã bị biến đổi như thế
nào mà từ thế hệ thứ 2 và thứ 3 lại có thành phần kiểu gen như vậy? Nếu quá trình này tiếp tục diễn ra qua rất
nhiều thế hệ thì kết cục quần thể trên sẽ như thế nào? Giải thích.
Câu 9. (2,0 điểm) Tại sao các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
nhưng nguồn biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng mà không bị cạn kiệt?
Câu 10. (1,0 điểm) Tại sao nói chọn lọc tự nhiên là nhân tố cơ bản nhất tạo nên sự tiến hoá thích nghi?
Câu 11. (1,0 điểm) Trình bày vai trò của di nhập gen trong quá trình tiến hóa. Hiệu quả của di nhập gen
phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Câu 6. (2,0 điểm)
a) (1,0 đ) Thế hệ thứ nhất có q = 0,2 , p = 0,8 nên cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng là 0,64 AA :
0,32 Aa : 0,04 aa.
- So với quần thể thứ nhất thì thế hệ thứ hai có sự tăng tỉ lệ các thể đồng hợp và giảm tỉ lệ dị hợp.
- Thế hệ thứ hai có qa = 0,072 + 0,256/2 = 0,2; → pA = 0,8 chứng tỏ tần số alen không đổi và quần thể đã
xảy ra giao phối cận huyết hay nội phối.
- Tỉ lệ Aa giảm: 0,32 - 0,256 = 0,064 → 2 Fpq = 0,064 → hệ số nội phối F = 0,064: 0,32 = 0,2.
- Thế hệ thứ ba có Aa = 0,256 x 0,8 = 0,2048 → Aa giảm : 0,256 - 0,2048 = 0,0512
→ AA và aa tăng thêm 0,0512 : 2 = 0,0256
→ AA = 0,672 + 0,0256 = 0,6976 và aa = 0,072 + 0,0256 = 0,0976.
Cấu trúc di truyền ở thế hệ thứ ba là 0,6976 AA : 0,2048 Aa : 0,0976 aa
Chú ý : Thí sinh có thể giải theo cách khác nhưng hợp lý vẫn cho đủ điểm.
b) (1,0 đ) Từ quần thể đang giao phối ngẫu nhiên có kích thước lớn chuyển sang giao phối cận huyết là vì
kích thước quần thể bị suy giảm quá mức, do đó quần thể dễ bị giao phối cận huyết dẫn đến giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể làm tăng tỉ lệ chết, giảm khả năng sinh sản. (0,5 đ)
- Khi kích thước quần thể nhỏ, yếu tố ngẫu nhiên cũng làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể dẫn
đến tăng tỷ lệ chết giảm tỷ lệ sinh. Như vậy cả hai nhân tố tiến hóa là giao phối không ngẫu nhiên (giao phối
cận huyết hay nội phối) và yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm suy giảm nhanh chóng kích thước quần thể. Nếu tình trạng
này kéo dài quần thể sẽ rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng dẫn đến diệt vong. (0,5 đ)
Câu 9. (2,0 điểm) Đột biến gen lặn mặc dù có hại nhưng vẫn được duy trì ở trạng thái dị hợp tử từ thế hệ
này sang thế hệ khác, sau đó qua sinh sản hữu tính được tổ hợp lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Một số gen lặn
có hại trong tổ hợp gen nhất định bị các gen khác át chế có thể không được biểu hiện hoặc có được biểu hiện
nhưng gặp môi trường mới lại trở nên có lợi bổ sung nguồn biến dị cho chọn lọc tự nhiên. (0,5đ)
- Nhiều đột biến xuất hiện là đột biến trung tính. Một gen có thể trung tính, không chịu tác động của chọn
lọc tự nhiên trong môi trường này nhưng trong môi trường khác có thể lại trở nên có lợi. (0,5đ)
- Chọn lọc ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp. Khi cá thể dị hợp tử có sức sống và khả năng sinh sản cao
hơn các cá thể đồng hợp tử thì alen có hại vẫn được duy trì trong quần thể ở mức độ cân bằng nhất định.(0,5đ)
- Chọn lọc phụ thuộc vào tần số khiến tần số các kiểu gen luôn dao động quanh một giá trị cân bằng nhất
định. Khi tần số kiểu hình nhất định duy trì ở mức độ thấp thì có ưu thế chọn lọc còn khi gia tăng quá mức lại
bị chọn lọc tự nhiên đào thải xuống mức độ thấp chừng nào lấy lại được ưu thế chọn lọc.
Chú ý: học sinh có thể lấy ví dụ cụ thể minh họa, cá miệng trái và cá miệng phải hoặc màu sắc bắt chước
thay cho giải thích cũng được điểm tối đa của phần này). (0,5 đ)
Câu 10 (1 điểm). Các nhân tố có vai trò làm thay đổi tần số các alen của quần thể là di nhập gen, yếu tố
ngẫu nhiên, đột biến và chọn lọc tự nhiên. Di nhập gen, đột biến và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen
không theo một hướng xác định. Nghĩa là có thể làm tăng hoặc giảm tần số alen có lợi trong quần thể trong đó
thậm chí còn làm tăng tần số alen có hại trong quần thể do vậy không thể hình thành các quần thể với các đặc
điểm thích nghi. (0,5 đ)
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố liên tục làm gia tăng tần số alen có lợi theo một hướng nhất định làm gia
tăng mức độ sống sót và khả năng sinh sản, tạo nên sự thích nghi của quần thể qua các thế hệ và theo thời gian
lâu dần có thể tạo nên quần thể thích nghi với môi trường và có thể dẫn đến hình thành loài mới thích nghi với
điều kiện môi trường xác định. (0,5 đ)
Câu 11. (1,0 điểm) Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của cả hai quần thể cho
và nhận không theo một hướng xác định. (0,25 đ)
- Di nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể khi mang các alen mới vào trong quần thể. (0,25
đ)
- Hiệu quả của di nhập gen phụ thuộc vào sự chênh lệch về tần số alen giữa quần thể cho và quẩn thể nhận.
Sự chênh lệch càng cao hiệu quả làm thay đổi tần số alen càng mạnh. (0,25 đ)
- Ngoài ra còn phụ thuộc vào tỷ lệ % số cá thể của quần thể nhận tham gia vào quá trình sinh sản bắt
nguồn từ quần thể cho là lớn hay nhỏ. Nếu tỷ lệ đó càng lớn thì hiệu quả làm biến đổi tần số alen của di nhập
gen càng mạnh và ngược lại. (0,25 đ)
V2 – 2013:
Câu 8. (1,5 điểm) Một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen trước và sau một thời gian bị tác động bởi chọn lọc
như sau:
Tần số kiểu gen AA Aa aa
Trước chọn lọc 0,36 0,48 0,16
Sau một thời gian bị tác động của chọn 0,36 0,60 0,04
lọc
a) Xác định hệ số chọn lọc (S) của các kiểu gen khi quần thể chịu tác động của chọn lọc.
b) Quần thể đã bị chi phối bởi hình thức chọn lọc nào? Giải thích.
c) Xác định tần số các alen sau chọn lọc khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
Câu 10. (1,0 điểm) Dựa vào lý thuyet tien hóa, hãy giải thích vì sao một quần thể động vật sinh sản hữu
tính sau khi bị suy giảm số lượng quá mức do yeu tố ngẫu nhiên, được phục hồi số lượng như ban đầu nhưng
vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong hoàn cảnh đó, để làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của quần thể nên áp
dụng những biện pháp gì? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Câu 8. Hệ số chọn lọc của các kiểu gen được tính như sau: Hệ số thích nghi tuyệt đối (AA) = 0,36 / 0,36 =
1, Hệ số thích nghi tuyệt đối (Aa) = 0,60 / 0,48 = 1,25 Hệ số thích nghi tuyệt đối (aa) = 0,04 / 0,16 = 0,25
Vì Hệ số thích nghi tuyệt đối của Aa là cao nhất, nên coi hệ số thích nghi tương đối (W) của kiểu gen Aa
(WAa) = 1,0  (WAA) = 1,0 / 1,25 = 0,80  (Waa) = 0,25 / 1,25 = 0,20
Vậy, hệ số chọn lọc S (= 1 – W) của các kiểu gen là SAA = 0,20 ; SAa = 0,0 và Saa = 0,80 (0,50 điểm)
Trong quần thể này chọn lọc tác động làm suy giảm các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử  hình thức chọn
lọc á đây là chọn lọc ưu thế dị hợp tử. (0,50 điểm)
Tần số alen khi quần thể về trạng thái cân bằng di truyền là :
Cách 1 : p’(A) = Saa/(SAA+Saa) = 0,80/(0,20+0,80) = 0,8  q’(a) = 1 – 0,8 = 0,2
Cách 2 : q’(a) = SAA/(SAA+Saa) = 0,20/(0,20+0,80) = 0,2  p’(A) = 1 – 0,2 = 0,8 (0,50 điểm)
(Thí sinh chỉ cần tính theo 1 trong 2 cách trên, hoặc trực tiếp từ tần số kiểu gen của quần thể ra kết quả
đúng, vẫn cho điểm như đáp án)
Khi bị giảm kích thước quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên sẽ tác động mạnh làm giảm hoặc biến mất một
số alen dẫn đến làm nghèo nàn vốn gen của quần thể. (0,25 điểm)
Câu 10. Sự phục hồi số lượng của quần thể từ một số ít cá thể còn sống sót tuy có làm gia tăng số lượng cá
thể nhưng sự đa dạng di truyền của quần thể vẫn không tăng lên vì các cá thể này giao phối gần với nhau (giao
phối cận huyết). (0,50 điểm)
Để tăng độ da dạng di truyền của quần thể thì phải di nhập gen từ các quần thể khác tới
Có biện pháp làm tăng đột biến và biến dị tổ hợp trong quần thể (0,25 điểm)
V1-2014:
Câu 9 (2,0 điểm)
a) Hãy cho biết hình thức chọn lọc nào có tốc độ tích lũy các đột biến sai nghĩa (thay thế axit amin) có xu
hướng cao hơn tốc độ tích lũy các đột biến đồng nghĩa (thay thế nuclêôtit nhưng không làm thay đổi axit
amin)?
b) Một quần thể có các kiểu gen AA, Aa và aa với các giá trị thích nghi lần lượt là: 0,8; 1,0 và 0,4. Quần
thể đang bị chi phối bới hình thức chọn lọc nào? Giải thích. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi ớ
trạng thái cân bằng di truyền.
Câu 10 (2,0 điểm)
a) )Những nguyên nhân nào làm giảm số lượng cá thể của quần thể? Nếu số lượng cá thể của quần thể
giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dẫn đến nguy cơ gì? Giải thích.
b) Vì sao sự phân chia mạnh nơi ớ của quần thể có thể làm giảm độ đa dạng sinh học?

Hướng dẫn chấm:


Câu 9. Hình thức chọn lọc phân hóa, vì hình thức chọn lọc này sau khi xảy ra cá thể được chọn lọc ưu tiên
giữ lại sẽ có khuynh hướng mang các tính trạng khác biệt nhau và khác với hầu het với các cá thể thuộc quần
thể xuất phát. (0,25đ)
Để có sự khác biệt trên, cần sự xuất hiện các đột bien thay the axit amin mới dẫn đen sự thay đổi về kiểu
hình (tính trạng) và những đột bien này đồng thời được giữ lại. Trong khi đó, hai hình thức chọn lọc còn lại có
khuynh hướng ưu tiên giữ lại các cá thể có kiểu hình giống nhau (alen kiểu dại trong chọn lọc ổn định và alen
đột bien trong chọn lọc vận động). Do đó, hầu het các đột bien được giữ lại là các đột bien đồng nghĩa (thay the
nuclêôtit). (0,25đ)
b) Quần thể đang bị chi phối bởi hình thức chọn lọc ổn định, vì kiểu gen Aa có giá trị thích nghi lớn nhất,
còn các kiểu gen AA và Aa có giá trị thích nghi kém hơn, nghĩa là chọn lọc có xu hướng bảo tồn thể dị hợp và
đào thải các thể đồng hợp. (0,50đ)

Câu 10. a) Nguyên nhân làm giảm số lượng cá thể của quần thể
- Giảm khả năng sinh sản do bị ô nhiễm môi trường.(0,25đ)
- Khi kích thước của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường dẫn đen giảm tuổi thọ và tăng tỷ lệ tử
vong do thieu thức ăn; Cạnh tranh gay gắt về thức ăn và chỗ ở dẫn đen tiêu diệt lẫn nhau (hiện tượng ăn thịt
con non và trứng mới đẻ; tự tỉa thưa ở thực vật).(0,25đ)
- Do sự di cư một bộ phận của quần thể sang lãnh thổ khác hay bị tác động bởi các nhân tố ngẫu nhiên.
(0,25đ)
* Số lượng cá thể của quần thể giảm xuống mức tối thiểu sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng vì:
- Sự nhiễu loạn (bão, lụt, động đất, núi lửa...) liên quan tới các yeu tố cấu trúc của quần thể như tỉ lệ sinh
sản/tử
vong, tỷ lệ đực cái, tỉ lệ nhóm tuổi...(0,25đ)
- Cấu trúc các quần thể nhỏ thường không ổn định khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống đen một
mức nhất định không có khả năng phục hồi thì có khả năng dẫn đen diệt vong. (0,25đ)
b) Sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể làm giảm độ đa dạng sinh học, vì:
- Làm cho số lượng cá thể và diện tích nơi ở của quần thể quá nhỏ không đảm bảo cho một số loài sống
bình thường, các cá
thể trong quần thể hạn che ngẫu phối với nhau, do đó hiện tượng nội phối gia tăng dẫn tới thoái hóa giống.
(0,25đ)
- Số lượng cá thể quần thể giảm mức quá thấp, quần thể không phục hồi được dẫn tới diệt vong và ảnh
hưởng tới các quần thể khác. (0,25đ)
- Sẽ tạo nên nhiều nơi ở giáp ranh tạo điều kiện cho loài gây hại xâm thực, quần thể không đủ chống lại
loài xâm thực dẫn tới sự suy giảm.(0,25đ)

V1-2015:
Câu 5 (1,5 điểm)
Vì sao các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ hợp lí tương đối? Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm
thích nghi có liên quan với sự tác động của các hình thức chọn lọc tự nhiên như thế nào?
Câu 6 (1,5 điểm)
a) Nêu những khác biệt về tác động của di – nhập gen (dòng gen) và phiêu bạt gen trong tiến hóa nhỏ.
b) Sự biến đổi mức độ dòng gen có liên quan như thế nào với sự hình thành loài mới ỡ động vật?
Câu 8 (1,5 điểm)
ở một quần thể động vật sinh sản hữu tính, giới đực là dị giao tử (XY), giới cái là đồng giao tử (XX), có
tần số alen A (nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể X) tại thế hệ thứ hai ở giới đực là 0,4 và ở giới
cái là 0,5. Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau qua các thế hệ.
Hãy xác định tần số alen A ở giới đực và giới cái tại thế hệ thứ nhất (thế hệ đầu tiên) và thế hệ thứ tư. Độ
chênh lệch tần số alen A giữa giới đực và giới cái qua các thế hệ ngẫu phối có sự biến đổi như thế nào?
Hướng dẫn chấm:
Câu 5. Các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ hợp lí tương đối vì (0,75 điểm):
+ Mỗi đặc điểm thích nghi của sinh vật là sản phẩm của CLTN trong hoàn cảnh sống nhất định nên nó chỉ
phù hợp với hoàn cảnh sống đó. (0,25 điểm)
+ Khi hoàn cảnh sống thay đổi thì đặc điểm thích nghi cũ sẽ bất lợi trong hoàn cảnh sống mới, vì
vậy nó sẽ bị thay thế bằng đặc điểm khác thích nghi hơn. (0,25 điểm)
+ Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, các đột biến và biến dị tổ hợp vẫn phát sinh, trong đó có
những biến dị có lợi hơn xuất hiện, do đó các đặc điểm thích nghi không ngừng hoàn thiện. (0,25 điểm)
- Các đặc điểm thích nghi có liên quan với sự tác động của các hình thức chọn lọc được thể hiện
(0,75 điểm):
+ Khi mỗi đặc điểm của cơ thể mang tính thích nghi nghĩa là nó mang tính phổ biến trong quần thể. Đặc
điểm này được chọn lọc ổn định duy trì cho đến khi điều kiện sống thay đổi. (0,25 điểm)
+ Khi hoàn cảnh sống thay đổi thì hướng chọn lọc cũng thay đổi nên chọn lọc vận động đào thải các đặc
điểm thích nghi cũ tỏ ra bất lợi trong hoàn cảnh sống mới và bảo tồn, tăng cường những kiểu hình mới xuất
hiện tỏ ra thích nghi hơn. (0,25 điểm)
+ Khi hoàn cảnh sống ổn định kéo dài thì chọn lọc ổn định vẫn phát huy tác động trước các biến dị di
truyền không ngừng xuất hiện trong quần thể để hoàn thiện các đặc điểm thích nghi. (0,25 điểm)
Câu 6.
Di - nhập gen Phiêu bạt gen
- Có khả năng làm thay đổi tần số các alen của cả - Có khả năng làm thay đổi đột ngột hay lớn tần
hai quần thể cho và nhận, trong đó chủ yếu là số các alen do các yếu tố ngẫu nhiên bất
quần thể nhận, tuy nhiên sự thay đổi thường không thường xuất hiện.
lớn.
- Các cá thể nhập cư mang đến quần thể nhận
- Làm nghèo vốn gen của quần thể, trong đó có
những alen mới làm phong phú vốn gen của
thể loại bỏ một số loại alen, thậm chí đó là các alen
quần thể. (0,25 điểm) có lợi. (0,25 điểm)
a) (1,0 điểm)
Mức độ dòng gen phản ánh mức độ của quá trình hình thành loài mới:
+ Ban đầu, khi hai quần thể mới được hình thành do phân li từ một quần thể gốc, dòng gen dễ diễn ra,
chứng tỏ chưa có sự phân hóa. Khi hai quần thể có sự cách li địa lí, dòng gen ít diễn ra. Điều đó cho thấy hai
quần thể đã thành hai nòi. (0,5 điểm)
+ Khi có sự cách li trước hợp tử, dòng gen rất hiếm xảy ra. Điều này cho thấy hai loài phụ đang được
hình thành. Khi có sự cách li sau hợp tử, dòng gen không diễn ra là tín hiệu cho thấy hai loài mới được hình
thành.
Câu 8. Tần số alen A ở giới đực thế hệ thứ hai bằng 0,4 chính là tần số alen A ở giới cái thế hệ thứ nhất.
Gọi x là tần số alen A ở giới đực tại thế hệ thứ nhất vậy có phương trình sau:
1/2 (0,4 + x) = 0,5 → 0,4 + x = 1 → x = 0,6 (0,5 điểm)
Tần số alen A ở giới cái thế hệ thứ ba = 1/2 (0,4 + 0,5) = 0,45
Tần số alen A ở giới đực thế hệ thứ ba chính bằng tần số alen A ở giới cái thế hệ thứ hai = 0,5. (0,25
điểm)
Tần số alen A ở giới cái thế hệ thứ tư = 1/2 (0,45 + 0,5) = 0,475
Tần số alen A ở giới đực thế hệ thứ tư chính bằng tần số alen A ở giới cái thế hệ thứ ba = 0,45. (0,25
điểm)
Độ chênh lệch của tần số alen A ở hai giới đực và cái giảm dần qua các thế hệ ngẫu phối:
0,2 → 0,1 → 0,05 → 0,025. Độ chênh này giảm đi một nửa sau mỗi thế hệ ngẫu phối.(0,5 điểm)
V1-2016:
Câu 7 (1,5 điểm)
Vì sao trong quá trình tiến hóa, ta khó có thể dự đoán chính xác tốc độ thay đổi tần số alen của một gen
nào đó trong quần thể?
Câu 8 (1,5 điểm)
Bằng chứng sinh học phân tử và tế bào đã thể hiện những đặc điểm chung của các bằng chứng tiến hóa
như thế nào? Giải thích.
Câu 9 (1,5 điểm)
Có một nhóm cá thể của quần thể A sống trong đất liền, di cư đến một hòn đảo (chưa bao giờ có loài này
sinh sống) cách ly hoàn toàn với quần thể ban đầu hình thành nên một quần thể mới gọi là quần thể B. Sau
một thời gian sinh trưởng, kích thước của quần thể B tương đương với quần thể A nhưng tần số alen X của
quần thể B lại rất khác với tần số alen X (vốn rất thấp) ở quần thể A.
a) Hãy giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B.
b) Nêu hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B.

10
Hướng dẫn chấm:
Câu 7. Một gen có thể ảnh hưởng đến nhiều tính trạng hoặc nhiều gen có thể cùng quy định một tính
trạng nên khó có thể xác định chính xác ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể. (0,25 điểm)
- Một gen có thể kết hợp với hàng nghìn gen khác trong một cơ thể, một gen có lợi và một gen có hại có
thể cùng xuất hiện trong một cá thể hoặc một gen có thể có lợi trong giai đoạn này nhưng lại có hại ở giai
đoạn khác, hoặc sự tăng giảm tần số của một alen nào đó không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả của nó mà nó còn
phụ thuộc vào hiệu quả của các alen khác. (0,25 điểm)
- Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng gen riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ cơ thể (gồm nhiều gen)
và quyết định khả năng sinh sản, sống, chết của cá thể đó. (0,25 điểm)
- Song song với chọn lọc tự nhiên luôn tồn tại các yếu tố ngẫu nhiên → có thể loại bỏ các cá thể mang
alen có lợi và giữ lại các alen bất lợi dẫn đến làm thay đổi tần số alen theo chiều hướng ngược lại. (0,25 điểm)
- Đột biến là yếu tố ngẫu nhiên và vô hướng làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. (0,25 điểm)
- Môi trường sống liên tục thay đổi và có thể thay đổi theo các hướng khác nhau ở các giai đoạn phát triển
khác nhau, tích lũy các gen quy định kiểu hình khác nhau theo các hướng khác nhau ở các giai đoạn phát triển
khác nhau của quần thể sinh vật. Nên khó có thể dự đoán được chính xác tốc độ mà tại đó mỗi tần số của mỗi
alen tăng lên hay giảm đi trong quần thể. (0,25 điểm)
Câu 8. Những đặc điểm chung của các bằng chứng tiến hóa:
+ Phản ánh mối quan hệ họ hàng hay nguồn gốc của các loài hay nhóm phân loại. (0,25 điểm)
+ Đề cập đến sự biến đổi hay tiến hoá của các loài hay các nhóm phân loại. (0,25 điểm)
- Bằng chứng tế bào học cho thấy
+ Mọi sinh vật đều cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn
vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Những bằng chứng này cho thấy tính thống nhất của sinh giới về nguồn
gốc. (0,25 điểm)
+ Sự khác nhau về chi tiết trong cấu tạo của tế bào giữa các nhóm phân loại phản ánh sự tiến hóa theo các
hướng khác nhau ví dụ sự khác nhau trong cấu tạo của tế bào nhân sơ và nhân thực hay giữa tế bào động vật
và thực vật. (0,25 điểm)
- Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy
+ Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN, của protein, của mã di truyền… của các loài: ADN
đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X đều lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền: protein được cấu
tạo từ 20 loại axit amin và có các chức năng: cấu trúc, enzim, điều hòa trao đổi chất… mã di truyền mang tính
thống nhất ở mỗi loài sinh vật. Các cơ chế tái bản, phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực về cơ
bản giống nhau. Những bằng chứng này cho thấy tính thống nhất của sinh giới về nguồn gốc. (0,25 điểm)
+ Sự khác nhau về tính đặc trưng của ADN, gen, protein, của các loài hay sự khác nhau chi tiết trong cơ
chế tái bản, phiên mã và dịch mã giữa các tế bào nhân sơ và nhân thực phản ánh hướng tiến hóa theo các
hướng khác nhau. (0,25 điểm)
Câu 9. Các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen X
- Hiệu ứng của kẻ sáng lập: Nhóm cá thể này ngẫu nhiên mang theo nhiều alen X vốn không đặc trưng
của quần thể gốc nhưng đặc trưng cho nhóm cá thể di cư đó. (0,25 điểm)
- Chọn lọc tự nhiên: Quần thể di cư đến một hòn đảo, nơi có điều kiện tự nhiên khác với đất liền → chọn
lọc tự nhiên tác động theo hướng giữ lại các cá thể có kiểu hình do alen X quy định. Qua sinh sản làm tăng tần
số alen X. (0,25 điểm)

11
- Các yếu tố ngẫu nhiên: Tác động lên quần thể A hoặc quần thể B đều có thể làm cho tần số alen X ở hai
quần thể này thay đổi theo hướng tăng lên hoặc giảm đi.(0,25 điểm)
- Di nhập gen: Xuất hiện ở quần thể A, các cá thể nhập cư mang đến quần thể nhận các alen vốn có ở
quần thể này hoặc các alen hoàn toàn mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể và ngược lại → làm thay
đổi tần số alen của quần thể trong đó có alen X.(0,25 điểm)
b) Hai nguyên nhân chính là chọn lọc tự nhiên và hiệu ứng của kẻ sáng lập vì:
- Hiệu ứng của kẻ sáng lập gây ra sự khác biệt căn bản về tần số alen X giữa hai quần thể kể từ khi quần
thể B được thành lập.(0,25 điểm)
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố thường xuyên tác động lên quần thể theo một hướng xác định là giữ lại
những cá thể có kiểu hình do alen X quy định → làm tăng tần số alen X.(0,25 điểm)
V1-2017:
Câu 6 (1,5 điểm)
Một quần thể người cân bằng có ba bệnh rối loạn thần kinh – cơ di truyền đều do đột biến đơn gen gây
nên, gồm (1) Loạn dưỡng mặt-vai-gáy gây ra bởi đột biến trội trên NST thường, (2) Hội chứng Frai-ơ-đrai do
đột biến lặn trên NST thường và (3) Loạn dưỡng cơ Du-ken-nơ do đột biến lặn liên kết NST X. Mỗi bệnh đều
được tìm thấy với tần suất xấp xỉ 1/20000 người.
a) Hãy ước tính tần số alen gây bệnh và tần số kiểu gen dị hợp tử đối với mỗi bệnh ở quần thể trên
b) Người ta tìm ra biện pháp chữa trị cả ba bệnh, dẫn đến chọn lọc chống lại các thể đột biến giảm rõ rệt;
kết quả là các cá thể mắc bệnh đều có thể sinh con. Tần số các alen đột biến ở mỗi bệnh có xu hướng
thay đổi thế nào kể từ khi có biện pháp chữa trị? Giải thích.
Câu 8 (1,5 điểm)
a) Một số bằng chứng chi thấy vi khuẩn đầu tiên xuất hiện trên Trái đất khoảng 4 tỷ năm trước. Từ đó,
ADN hệ gen của hầu hết vi khuẩn được tìm thấy ở dạng sợi kép, mạch vòng. Hãy nêu ít nhất 3 đặc điểm ADN
dạng vòng phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển với đặc thù ở vi khuẩn.
b) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động lên các trình tự của prôtêin, mà còn trên các . trình tự của
ARN như rARN. Biết rằng chức năng của rARN phụ thuộc vài cấu trúc bậc 2 gồm các vùng liên kết bổ sung
(giữa các bazơ nitơ) xen giữa các vùng không có liên kết bổ sung trên cùng mạch ARN. Tốc độ đột biến thay
thế nuclêôtit giữa 2 vùng cấu trúc này khác nhau như thế nào ? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu 6. Do cả ba chứng bệnh đều hiếm gặp với tần số rất thấp (1/20000 hay 0,005%) và đều do đột biến
đơn gen, có thể nhận định tần số gen không đột biến (alen kiểu dại), kí hiệu p, xấp xỉ bằng 1,0 (p≈1,0)
Trên cơ sở đó, áp dụng Hardy-Weinberg, có thể ước tính tần số alen gây bệnh (alen đột biến), kí hiệu q,
và dị hợp tử (2pq) đối với mỗi chứng bệnh như sau:
+ Với chứng Loạn dưỡng mặt-vai-gáy (HCA), vì alen đột biến gây bệnh là trội mà alen kiểu dại ≈ 1,0,
nên có thể nhận định hầu hết cá thể mắc bệnh là dị hợp tử  2pq ≈ 1/20000, và tần số alen đột biến q ≈
1/40000 (0,25 điểm)
+ Với Hội chứng Frai-ơ-đrai (HCF), vì alen đột biến gây bệnh là lặn trên NST thường, nên tần số alen đột
biến q = √1/20000 ≈ 1/141  Tần số dị hợp tử 2pq ≈ 2/141 (hay 1/70) (0,25 điểm)
+ Với Loạn dưỡng Dukenne (HCD), vì alen đột biến gây bệnh là lặn trên NST X, tần số alen kiểu dại xấp
xỉ 1,0, nên hầu hết bệnh nhân (1/20000) sẽ là nam giới. Quần thể này kích thước lớn, nên có thể nhận định tỉ
lệ nam giới ≈ ½  q ≈ 1/10000  Tần số dị hợp tử 2pq ≈ 1/5000 (0,25 điểm)

12
b) Khi chọn lọc tự nhiên không còn tác động lên các thể đột biến (hệ số s0,0), tần số của các alen đột
biến có xu hướng thay đổi như sau:
+ Với chứng Loạn dưỡng mặt-vai-gáy (HCA), tần số alen đột biến tăng nhanh và đạt trạng thái cân bằng
sau 1 thế hệ. Vì từ trạng thái hầu hết (tất cả) các cá thể mang alen đột biến đều bị tác động bởi chọn lọc trở
nên không bị tác động bởi chọn lọc (0,25 điểm)
+ Với Loạn dưỡng Dukenne (HCD), tần số alen đột biến cũng tăng nhanh vì từ trạng thái hầu hết (tất cả)
các cá thể nam (chiếm ½ quần thể) mang alen đột biến bị tác động bởi chọn lọc trở nên không bị tác động bởi
chọn lọc (0,25 điểm)
+ Với Hội chứng Frai-ơ-đrai (HCF), tần số alen đột biến cũng tăng, nhưng sẽ tăng chậm (chậm hơn 2
chứng bệnh trên), vì so với trước chỉ có các thể đồng hợp tử đột biến chuyển trạng thái từ bị tác động sang
không bị tác động, mà tần số những cá thể này thực tế rất thấp (1/20000) (0,25 điểm)
(Thí sinh có thể giải thích và tính theo một số cách khác, nếu đúng theo cho điểm theo ý tương ứng)
Câu 8. ADN hệ gen dạng mạch vòng thể hiện đặc điểm thích nghi phù hợp với đặc điểm sinh trưởng,
phát triển đặc thù của sinh vật nhân thực ở đặc điểm sau:
- Phân tử ADN dạng mạch vòng không bị ngắn lại sau mỗi lần tái bản theo cơ chế tái bản ở cấp phân
tử, là cơ sở của hiện tượng tế bào vi khuẩn không bị già hoá (có tính “bất tử”) và có khả năng phân chia (trực
phân) với số lần không giới hạn (phụ thuộc chủ yếu vào sự sẵn có của môi trường dinh dưỡng).
- ADN dạng vòng (như plazmit) có khả năng siêu cuốn, là dạng phân tử ADN có kích thước và diện
tích bề mặt thực là nhỏ nhất, tạo điều kiện cho các cơ chế di truyền ngang (tiếp hợp, tải nạp, biến nạp) có thể
diễn ra ở vi khuẩn.
- ADN dạng mạch vòng mang ít trình tự lặp lại và khi hai phân tử ADN vạch vòng trao đổi chéo (tái
tổ hợp) thường tạo thành phân tử ADN vòng mang thông tin đầy đủ của hai phân tử ADN mạch vòng tiền
thân (thông tin di truyền không mất đi); sự tái tổ hợp có thể diễn ra theo chiều ngược lại, là cơ chế tăng cường
tái tổ hợp di truyền trong các quần thể vi khuẩn (các dòng Hfr).
b) – Vùng liên kết bổ sung (vùng sợi đôi) có xu hướng tích luỹ (tốc độ) đột biến ít (chậm) hơn so với
vùng không có liên kết bổ sung (vùng sợi đơn).
- Vì: để đột biến vùng sợi đôi được giữ lại, thì cần thêm đột biến bổ sung phù hợp ở vị trí đối diện để
duy trì cấu trúc bậc 2 của rARN, nhằm đảm bảo chức năng của chúng.
V1-2018:
Câu 6: Ở một quần thể người , theo số liệu thống kê trong 65 năm ( tương đương với 3 thế hệ ) , có 60
trẻ mắc tật thừa ngón ( do đột biên trội ở gen trên NST thường ) trong số 4 triệu trẻ em được sinh ra từ các cặp
bố mẹ không mắc tật này .Tần số đột biến theo lý thuyết có thể được tính dựa vào số lượng cá thể con có tật
thừa ngón trong tổng số cá thể con được sinh ra từ các cặp bố mẹ không mắc tật .Hãy đưa ra các điều kiện để
tần số đột biến trội của gen được tính theo cách trên có giá trị gần đúng nhất so với tần số đột biến xảy ra
trong thực tế và tính tần số đột biến gen gây tật thừa ngón ở quần thể trên trong mỗi thể hệ
b) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên , giả sử những người mắc tật thừa ngón tay có hệ số thích nghi
( giá trị thích nghi) bằng 75% so với các cá thể ko mắc tật .Hãy tính tần số alen đột biến trội gây tật thừa ngón
và alen lặn quy định kiểu hình bình thường khi quần thể người nêu ra ở ý a) đạt trạng thái cân bằng giữa đột
biến và chọn lọc tự nhiên
Câu 8: Các nhân tố tiến hóa; đột biến , di – nhập gen , các yêu tố ngẫu nhiên và CLTN làm thay đổi mức
đa dạng di truyền trong phạm vi một quần thể và tốc độ phân ly di truyền giữa các quần thể khác nhau trong
một loài như thế nào ? giải thích
Câu 9:

13
\
Bằng kĩ thuật tính sạch protein và giải trình tự acid amin , các nhà khoa học đã xác định được đoạn trình
tự acid amin của protein Z từ 12 loài sinh vật như Bảng trên .Giả thuyết rằng trình tự acid amin này thuộc
miền quyết định tới cấu trúc và giúp protein Z thực hiện chức năng . Trong bẳng , các chữ cái là kí hiệu cho
các acid amin
a) Hãy xác định các vị trí acid amin bảo thủ trong trình tự acid amin đã cho của protein Z ở 12 loài sinh
vật và dự đoán vai trò của các acid amin đối với protein Z
b) Biết rằng ở loài 4, protein Z giảm hoạt tính dẫn đến ảnh hưởng chức năng này , trong khi protein Z của
các loài còn lại vẫn có chức năng bình thường. dựa vài trình tự acid amin ở bảng bên , hãy xác định acid amin
nào có vai trò quyết định hoạt tính của protein Z? giải thích?
Hướng dẫn chấm:
Câu 6. Có thể tính tần số đột biên( số alen bị đột biến/thế hệ ) dựa vào tân số kiểu hình đột biến trội nếu :
Kiểu hỉnh đột biến là do một đột biến trội ở một gen quy định
Bệnh xuất hiện là do đột biến trong quá trình hình thành giao tử của bố hoặc mẹ bình thường
Các cá thể bị đột biến đều đc sinh ra và sống sót
100% cá thế mang gen đột biến trội đều biểu hiện kiểu hình trội ( gen đột biến trội có độ thâm nhập ) ( độ
thấm ) hoàn toàn
Tần số đột biến=60 alen đột biên /8 triệu bản sao alen/3 thế hệ =2,5x10-6- đột biến/thế hệ
Người mắc tật có hệ số thích nghi w= 0,75 --) hệ số chọn lọc s = 1-0.75 =0,25
Trong TH này đột biến là trội , chọn lọc tự nhiên chống lại theo alen trội : ( sAA=sAa =0.25;Saa=0)
Do đó ở trạng thái cân bằng giữa đột biến và chọn lọc tự nhiên :
Tần số alen trội pA= tần số đột biến / hệ số chọn lọc =2,5x10-6 /0,25=10-5
Tần số alen lặn bình thường là qa=1-10-5=0,99999
Câu 8. Đột biến làm tăng tốc độ phân li di truyền trong quần thể vì đột biến là nhân tố hình thành nên các
biên dị mới , những biến dổi về kiểu gen có thể tạo ra các kiểu hình mới

14
Đột biến làm tăng tốc độ phân ly di truyền giữa các quần thể của một loài , vì các quần thể khác nhau chịu
tác động khác nhau của nhân tố đột biên , đột biến là ngẫu nhiên , không định hướng  tăng sự khác biệt giữa
các quần thể
Di nhập gen có thể làm tăng biến dị di truyền trong quần thể nếu di nhập gen đưa vào quần thể những
alen mới ( quy định kiểu hình mới )
Di nhập gen làm giảm tốc độ phân ly di truyền giữa các quần thể vì qua đó tạo ra sự pha trộn vốn gen
giữa các quần thể có di nhập gen , làm cho các quần thể khác nhau giống nhau hơn
Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm biến dị di truyền trong quần thể vì có thể làm loại bỏ một số alen nào đó ,
ngược lại một alen nào đó có thể được cố định ( có thể đạt tới tần số bằng 1
CLTN có thể làm tang hoặc giảm biến dị di truyền trong quần thể , phụ thuộc vào chọn lọc phân hóa , tạo
nên trạng thái đa hình cân bằng của quần thể ( tăng) hay chọn lọc định hướng , ổn định ( giảm )
CLTN có thể làm tăng howajc giảm sự phân ly di truyền giữa các quần thể : nếu các quần thể chịu áp lực
chọn lọc khác nhau  tăng sự phân ly , nếu áp lực chọn lọc giống nhau  giảm sự phân ly
Câu 9. So sánh bằng cách đóng thẳng hàng toàn bộ các acid amin ở 12 loài . ta thấy vị trí acid amin bảo
thủ ở tất cả 12 trình tự acid amin là acid amin K ở vị trí số 1 , acid amin ở vị trí số 8 và acid amin S ở vị trí 9
trong trình tự này
Dự đoán vai trò của các acid amin bảo thủ : thông thường , những acid amin có vai trò quan trọng đối với
việc duy trì cấu trúc và chức năng của protein thì có tính bảo thủ cao .Do đó có thể 3 vị trí acid amin nêu trên
có vai trò quan trọng đối với cấu trúc và chức năng của protein Z
Trình tự acid amin của protein Z của loài 4 : KSTAVEIKSKFL
Trình tự acid amin của protein Z của loài 11 : KSTAVEIKSKVL
Ta nhận thấy chỉ có 1 vị trí sau khác : acid amin V ở vị trí 11 của protein Z của loài 11 bị thay thế bới
acid amin F ở loài 4
Protein Z của loài 11 vẫn có chức năng bình thường , protein của loài 4 bị giảm chức năng , chứng tỏ acid
amin V ở vị trí 11 ( bị thay bởi F trong protein Z của loài 4 ) quyết định hoạt tính của protein Z.
V1-2019:
Câu 7 (1,5 điểm)
Fenner và cộng sự (1983) đã công bố số liệu nghiên cứu sự tiến hóa của
virut Myxoma gây bệnh trên thỏ hoang dại ở Úc từ năm 1950 đến 1981. Họ
đã phân chia virut này thành 5 nhóm (kí hiệu từ I đến V) theo khả năng gây
bệnh tăng dần. Hình 6 mô tả sự thay đổi tỷ lệ các nhóm virut ở các giai
đoạn nghiên cứu khác nhau, biết rằng sức đề kháng của thỏ cũng tăng nhẹ
trong thời gian nghiên cứu.
a) Sự tiến hóa của virut Myxoma nói trên đã diễn ra theo hình thức chọn 5/
lọc tự nhiên nào là chủ yếu? Giải thích. 9

15
b) Tác nhân chọn lọc chủ yếu chi phối sự tiến hóa của virut Myxoma trong nghiên cứu trên là gì? Giải thích.
c) Tại sao hai nhóm virut có khả năng gây độc mạnh nhất (nhóm V) và yếu nhất (nhóm I) không thể
chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu trên?
Câu 8 (2,0 điểm)
Hai quần thể rắn nước thuộc cùng một loài có số lượng cá thể rất lớn. Quần thể I sống trong môi trường
đất ngập nước có số cá thể gấp 3 lần số cá thể của quần thể II sống trong hồ nước. Biết rằng, gen quy định
tính trạng màu sắc vảy có hai alen: alen A quy định có sọc trên thân là trội hoàn toàn so với alen a quy
định không sọc; quần thể I có tần số alen A là 0,8; quần thể II có tần số alen a là 0,3.
a) Do hai khu vực sống gần nhau, nên 25% cá thể của quần thể đất ngập nước di cư sang khu vực hồ và có
20% cá thể từ hồ di cư sang khu đất ngập nước. Việc di cư này diễn ra đồng thời trong thời gian ngắn
và cũng không làm thay đổi sức sống, sức sinh sản của các cá thể. Hãy tính tần số các alen của hai quần
thể sau khi di - nhập cư.
b) Người ta đào một con mương lớn nối liền khu đất ngập nước với hồ nước nên các cá thể của hai quần
thể dễ dàng di chuyển qua lại và giao phối ngẫu nhiên tạo thành một quần thể mới. Biết rằng quần thể
mới không chịu tác động của bất kỳ nhân tố tiến hóa nào. Hãy tính tần số các alen và thành phần kiểu
gen của nó sau một mùa sinh sản.
c) Khi môi trường sống thay đổi, kiểu hình không sọc trở nên bất lợi và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn
toàn. Nhưng sau nhiều thế hệ, người ta vẫn quan sát thấy cá thể rắn không sọc xuất hiện dù rất hiếm.
Biết rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào khác. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 9 (1,5 điểm)
Quần thể gà lôi đồng cỏ lớn (Tympanuchus cupido) ở bang Illinois (Hoa Kỳ) đã từng bị sụt giảm số
lượng nghiêm trọng do hoạt động canh tác của con người
Bảng 2
trong thế kỷ XIX-XX. Bảng 2 thể hiện kết quả Địa điểm, Kích thước quần thể Số alen/ Tỷ lệ %
nghiên cứu quần thể gà lôi tại bang Illinois và hai thời gian (số lượng cá thể) lôcut trứng nở
Illinois
bang khác không bị tác động (Kansas và Nebraska). 1930-1960 1.000 - 25.000 5,2 93
1993 < 50 3,7 < 50
a) Hãy sử dụng số liệu ở bảng 2 để giải thích cho Kansas, 1998 750.000 5,8 99
bốn tác động của phiêu bạt di truyền (yếu tố Nebraska, 1998 75.000 - 200.000 5,8 96
ngẫu nhiên).
b) Để phục hồi quần thể gà lôi đồng cỏ ở bang
Illinois, năm 1993 người ta đã bổ sung vào quần thể này 271 cá thể được lấy ngẫu nhiên từ các bang
khác. Sau 4 năm, tỉ lệ trứng nở đã tăng lên hơn 90%. Hãy giải thích kết quả.
Hướng dẫn chấm:
Câu 7.
Câu Nội dung Điểm
- Sự tiến hóa của virut Myxoma chủ yếu diễn ra theo hình thức chọn lọc ổn định. 0,25
- Giải thích:
7a + Giai đoạn 1950-1955: khả năng gây bệnh của virut có tăng lên. 0,25
+ Từ 1952 đến 1981: Tỷ lệ của nhóm virut có khả năng gây bệnh trung bình (nhóm
III) luôn chiếm ưu thế so với các nhóm khác.
- Tác nhân chọn lọc chủ yếu là sức đề kháng của hệ miễn dịch đối với virus của thỏ
0,25
7b hoang dại.
- Giải thích: do virut phải sống ký sinh bắt buộc trong vật chủ nên nó chịu áp lực chọn
0,25
lọc gây ra bởi hệ miễn dịch của vật chủ.
- Nhóm virut gây độc mạnh nhất (nhóm V) không thể chiếm đa số trong quần thể virut
0,25
7c là do những virut này nhanh chóng gây chết vật chủ.
- Nhóm virut gây bệnh yếu nhất (nhóm I) có khả năng xâm nhập và gây bệnh kém
0,25
khi sức đề kháng của vật chủ tăng lên.

16
Câu 8.
Câu Nội dung Điểm
Quy ước:
N1, N2 là số lượng cá thể của hai quần thể I và II (N1 = 3N2)
p1, p2 là tần số alen A của hai quần thể I và II.
q1, q2 là tần số alen a của hai quần thể I và II. 0,25
Tần số các alen của hai quần thể sau khi di - nhập cư:
- Quần thể I:
Số lượng cá thể: 0,75N1 + 0,2N2
8a Tần số alen A: p1* = [(p1 x 0,75N1) + (p2 x 0,2N2)]/ [0,75N1 + 0,2N2]
p1* = [(p1 x 0,75 x 3N2) + (p2 x 0,2N2)]/ [0,75 x 3N2 + 0,2N2] = 0,79
=> Tần số alen a: q1* = 1 - p1* = 1- 0,79 = 0,21 0,25
- Quần thể II:
Số lượng cá thể: 0,25N1 + 0,8N2 0,25
Tần số alen A: p2* = [(p1 x 0,25N1) + (p2 x 0,8N2)]/ [0,25N1 + 0,8N2]
p2* = [(p1 x 0,25 x 3N2) + (p2 x 0,8N2)]/ [0,25 x 3N2 + 0,8N2] = 0,748
=> Tần số alen a: q2* = 1 - p2* = 1- 0,748 = 0,252 0,25
HS có thể tính cách khác nhưng hợp logic vẫn đạt điểm
- Số lượng cá thể của quần thể mới: N1 + N2
8b => Tần số alen A: p = (p1xN1 + p2xN2)/(N1 + N2) = 0,775 0,25
=> Tần số alen a: q = 1 - p = 0,225
- Sau một thế hệ ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể mới là:
(pA + qa)2 = p2AA + 2pqAa + q2aa ≈ 0,6AA + 0,35Aa + 0,05aa = 1 0,25
- Quần thể có số lượng rất lớn, sự giao phối ngẫu nhiên giúp cho các alen lặn có hại
0,25
phát tán trong quần thể.
8c - Alen lặn không được biểu hiện trong các thể dị hợp, nên chỉ bị tác động loại bỏ của
CLTN khi nó ở trạng thái đồng hợp lặn => CLTN chỉ làm giảm tần số bắt gặp kiểu 0,25
hình lặn, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn alen này ra khỏi quần thể.
Câu 9.
Câu Nội dung Điểm
- Phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số alen trong quần thể một cách ngẫu nhiên 0,25
- Do số alen/ lôcut giảm từ 5,2 => 3,7 alen/ lôcut của quần thể gà lôi, nên phiêu bạt di
0,25
truyền làm giảm biến dị di truyền của quần thể.
9a - Tỷ lệ trứng nở giảm nghiêm trọng từ 93% xuống dưới 50%: Phiêu bạt di truyền có
thể loại bỏ alen có lợi hoặc có hại và cố định các alen một cách ngẫu nhiên => làm 0,25
tăng nguy cơ diệt vong của quần thể.
- Kích thước quần thể gà ở bang Illinois năm 1993 dưới 50 cá thể => Tác động của sự
0,25
phiêu bạt di truyền thể hiện rõ rệt trên các quần thể nhỏ.
- Việc bổ sung cá thể làm tăng kích thước quần thể của quần thể gà ở Illinois.
- 271 cá thể được lấy ngẫu nhiên từ các bang lân cận có độ đa dạng di truyền cao 0,25
9b hơn quần thể gốc.
- Sau 4 năm (nhiều thế hệ), độ đa dạng di truyền của quần thể gà tăng lên => làm tăng
khả năng thích nghi của quần thể này (tăng tỷ lệ trứng nở lên hơn 90%). 0,25

V1-2020
Câu 7 (2 điểm) Ở một loài cây họ Đậu sống một năm , một gen có hai alen L và L ' quy định tổng hợp các
sắc tố ở lá. Cây có kiểu gen L xLx , LxLv và LvLv có màu lá trưởng thành lần lượt là xanh (kiểu hình KH1) , xanh

17
- vàng (kiểu hình KH2) và vàng (kiểu hình KH3). Cây sinh sản hữu tính và giao phần ngẫu nhiên. Kết quả
nghiên cứu số lượng cây sống đến 6 tuần sau này mầm của ba kiểu hình ở quần thế 1 được trình bày ở bảng 7.
Số lượng cây mỗi kiểu
Thời gian (tuần sau nảy
hình
mầm)
KH1 KH2 KH3
2 114 160 96
4 113 149 81
6 111 133 67

a) Tính tần số alen Lx (làm tròn đến 3 chữ số sau dấu phẩy) của quần thể 1 tại thời điểm 2,4 và 6 tuần sau
nảy mầm.
b) Hãy vận dụng định luật Hacđi - Vanbec để xác định quần thể 1 có đang tiến hóa không.
c) Khả năng thích nghi của cây liên quan như thế nào với kiểu hình (từ KH1 tới KH3).
d) Thế hệ tiếp theo tỉ lệ cây có kiểu hình KH1 và KH3 , tại thời điểm 2 tuần sau nảy mầm lần lượt là 33 %
và 19 %. Hình thức chọn lọc tự nhiên với quần thể này là phân hóa, ổn định hay vận động (định hướng)? Giải
thích.
e) Quần thể 2 có số lượng ước tính khoảng 3000 cây. Nếu có khô hạn bất thường xảy ra ở khu vực phân bố
của quần thể 1 và quần thể 2 thì quần thể nào có thể bị thay đổi tần số alen nhiều hơn? Giải thích
Câu 8 (1,75 điểm) Một nghiên cứu về sự giao phối ở hai loài chim có họ hàng gần gũi được tiến hành. Số
lượng con cái giao phối với con đực cùng loài hoặc khác loài, sống cùng hoặc khác vùng địa lí được ghi lại
(bảng 8).
Số lượng con cái giao phối với con Cùng vùng địa Khác vùng địa
đực lý lý
Cùng loài 22 15
Khác loài 0 8

a) Tính và so sánh tỷ lệ phần trăm số lượng con cái giao phối với con đực cùng loài và khác loài.
b) Tính và so sánh tỷ lệ phần trăm số lượng con cái giao phối với con đực cùng vùng địa lý và khác vùng
địa Iý.
c) Qua trường hợp nghiên cứu này có thể thấy trở ngại sinh sản giữa các quần thể tăng hay giảm khi không
có trở ngại địa lí? Giải thích.
d) Các loài có khả năng di động cao hay các loài ít di động sẽ dễ bị
ảnh hưởng bởi cách li địa lý hơn? Giải thích.
Câu 9 (2,0 điểm) Ở một loài côn trùng, người ta theo dõi từ lệ giao
phối thành công của con đực khi không hoặc có sử dụng các loại “mồi
nhử” là thức ăn (dịch mật hoặc con dế) để dẫn dụ con cái (hình 9a). Tỉ lệ
sử dụng các loại mồi nhử để dẫn dụ con cái của các con đực có kích
thước khác nhau cũng được ghi lại (hình 9b).

a) Sử dụng mồi nhử có liên quan tới t lệ giao phối thành công của
con đực không? Giải thích.
b) Con cái ưu tiên chọn giao phối với con đực mang loại mồi nhử nào hơn ? Giải thích .

18
c) Sự thành đạt sinh sản của con đực phụ thuộc như thế nào vào kích thước cơ thể? Kích thước trung bình
của các con đực có thể sẽ biến đổi thế nào trong quá trình tiến hóa do sự lựa chọn bởi con cái? Giải thích.
d) Cho rằng hành vi giao phối của con đực liên quan đến sự cân bằng chi phí năng lượng bỏ ra (VÍ dụ tìm
kiếm thức ăn và mang cho cá thể khác) và lợi ích thu được trong sinh sản. Hãy giải thích chiến lược sinh sản
(cách thức dẫn dụ con cái của những con đực có kích thước nhỏ).
Câu hỏi tiến hóa trong CAM :
Câu 1: (2,5 điểm)
1. Trình bày vai trò của yếu tố di truyền vận động trong quá trình tiến hóa của hệ gen.
2. Nghiên cứu thống kê tại các bệnh viện cho thấy, khoảng 80% các ca viêm nhiễm mãn tính (viêm nhiễm lặp
lại nhiều lần và kéo dài) thường đi kèm với sự hiện diện của màng sinh học (biofilm) và việc sử dụng thuốc
kháng sinh trở nên kém hiệu quả. Màng sinh học là tổ hợp các vi sinh vật cùng loài hoặc khác loài. Các vi sinh
vật liên hệ với nhau bởi lớp màng nhầy.
a. Tại sao trong các trường hợp viêm nhiễm mãn tính lại có tương quan cao với sự xuất hiện của màng sinh
học?
b. Giải thích cơ sở di truyền học và tiến hóa của hiện tượng kháng thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm
nhiễm mãn tính.
3. Tại sao chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra những sinh vật hoàn hảo?
Key :
1. (0,75 điểm)
- Tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp giữa các NST không tương đồng.
- Thay đổi sự biểu hiện gen bằng cách cài xen vào vùng mã hoá của hệ gen.
- Mang theo các gen khi di chuyển, dẫn tới sự phân tán gen. Nếu đoạn mang theo là exon và cài vào một gen
thì có thể bổ sung thêm miền chức năng vào protein ban đầu, có thể hình thành gen với chức năng mới.
2. (1,0 điểm)
a. Vi sinh vật gây viêm nhiễm mãn tính luôn chịu sự tác động của hệ thống miễn dịch của người. Vì thế, chọn
lọc tự nhiên sẽ ủng hộ những sinh vật có khả năng liên kết với nhau thành tập hợp lớn (màng sinh học) để
chống lại sự tấn công của các tế bào bạch cầu.
b. - Trong cơ thể người, gen sinh tổng hợp các thành phần của màng nhày của vi khuẩn được kích hoạt và các
phân tử tín hiệu được tổng hợp để tập trung các tế bào lại với nhau.
- Màng sinh học được hình thành là hàng rào vững chắc cho sự ngăn cản chất kháng sinh tiếp xúc với tế bào, tỷ
lệ S/V của màng sinh học nhỏ hơn nhiều so với S/V của từng tế bào riêng lẻ.
- Màng sinh học tồn tại trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật
khác nhau, và tạo điều kiện cho sự di truyền ngang của các gen gây bệnh hoặc gen kháng kháng sinh .
3. (0,75 điểm)
- CLTN không trực tiếp tạo ra biến dị mà chỉ chọn lọc các biến dị có sẵn trong quần thể. - Tiến hoá bị hạn chế
bởi các trở ngại lịch sử.
- Sự thích nghi của sinh vật thường theo kiểu dung hòa.
- Yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên và môi trường luôn tương tác với nhau.

Câu 2 (2,5 điểm)


1. Nhiều gen mã hóa protein tham gia vào chu kỳ tế bào ở người vẫn hoạt động khi được biểu hiện trong tế bào
nấm men. Điều này gây sự chú ý lớn đối với các nhà khoa học. Mặc dù nhiều gen người mã hóa các enzim cho
các phản ứng trao đổi chất cũng thực hiện được chức năng trong nấm men, và không ai thấy rằng điều đó đáng
chú ý. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Từ đó có thể đưa ra kết luận gì về gen mã hóa protein chu
kỳ tế bào của người và nấm men?
2. Hai quần thể rắn nước thuộc cùng một loài có số lượng cá thể rất lớn. Quần thể I sống trong môi trường đất
ngập nước có số cá thể gấp 3 lần số cá thể của quần thể II sống trong hồ nước. Biết rằng, gen quy định tính
trạng màu sắc vảy có 2 alen: A quy định có sọc trên thân là trội hoàn toàn so với alen a quy định không sọc;
quần thể I có tần số alen A là 0,8; quần thể II có tần số alen a là 0,3.
a. Do hai khu vực sống gần nhau nên 25% cá thể của quần thể đất ngập nước di cư sang khu vực hồ và có 20%
cá thể từ hồ di cư sang khu đất ngập nước. Việc di cư này diễn ra đồng thời trong thời gian ngắn và không làm
thay đổi sức sống, sức sinh sản của các cá thể. Hãy tính tần số các alen của hai quần thể sau khi di-nhập cư.
b. Người ta đào một con mương lớn nối liền khu đất ngập nước với hồ nước nên các cá thể của hai quần thể di
19
chuyển dễ dàng qua lại và giao phối ngẫu nhiên tạo thành một quần thể mới. Biết quần thể mới không chịu tác
động của bất kỳ nhân tố tiến hóa nào. Hãy tính tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể sau một
mùa sinh sản
3.
a) Trong một quần thể nhỏ cân bằng di truyền ở người thuộc một bộ lạc châu Phi, tần số alen A và a tại một
locut tương ứng là 0,3 và 0,7. Tuy vậy, không phải mọi cá thể có kiểu gen aa sống được đến độ tuổi có khả
năng sinh sản; cụ thể tần số thích nghi tương đối của kiểu gen này chỉ là 0,9, trong khi tần số thích nghi tương
đối như vậy của các kiểu gen còn lại là 1. Tỉ lệ phần trăm cá thể dị hợp tử trong các trẻ sơ sinh thế hệ tiếp theo
là bao nhiêu?
b) Một quần thể bướm cân bằng di truyền có tần số alen cg = c = 0,5; Biết alen cg quy định bướm màu xám trội
hơn so với c quy định bướm màu trắng. Vì chim dễ phát hiện và bắt những con bướm cánh trắng nên hệ số
thích ứng (thích nghi) của bướm cánh trắng giảm còn 0,2 (hệ số thích ứng của bướm cánh xám S = 1). Tần số
các alen sau một thế hệ chọn lọc sẽ là bao nhiêu (chọn lọc tác động trước sinh sản)?
Hướng dẫn chấm:
1.
- Enzim xúc tác cho hầu hết các phản ứng trao đổi chất hoạt động cô lập, hay nói cách khác, hoạt tính của
enzim không phụ thuộc nhiều vào sự tương tác với các protein khác. Chừng nào enzim còn gấp cuộn đúng cách
và cơ chất của nó có mặt, phản ứng sẽ được tiến hành. (0,25 điểm)
- Ngược lại, hoạt động của chu kỳ tế bào phải do protein tương tác với nhiều protein khác để tạo thành phức
hợp có hoạt tính. Điều này rất quan trọng cho sự tiến triển phối hợp thông qua chu kỳ tế bào. (0,25 điểm)
- Nhiều protein chu kỳ tế bào của người tương tác được với các thành phần protein khác của nấm men ngụ ý
rằng các bề mặt liên kết chịu trách nhiệm cho các tương tác này đã được bảo tồn qua hơn một tỷ năm tiến hóa.
(0,25 điểm)
(Thí sinh cũng có thể giải thích : gen mã hóa các protein quy định chu kỳ tế bào ở người và nấm men đa phần
giống nhau nên các gen này đều có tính bảo thủ cao trong quá trình tiến hoá)
2.
a. Gọi số cá thể của quần thể II là x → số cá thể của quần thể I là 3x.
- Ta có:
Quần thể 1 Quần thể 2
Di cư 0,25.3x = 0,75x 0,2.x = 0,2x
Nhập cư 0,2x 0,75x
Tần số alen p1= 0,8 p2=0,7
q1= 0,2 q2=0,3

- Xét quần thể I:


+ Số cá thể còn lại sau di cư: 3x – 0,75x = 2,25x
+ ∆p = m.(p1 – p2) = (0,2x/2,25x).(0,8 – 0,7) ≈ 0,009

→ p1’ = p1 + ∆p = 0,8 + 0,009 = 0,809 q1’ = 1 - p1 = 1 – 0,809 = 0,191


- Tương tự với quần thể 2, ta tính được: p2’ = 0,606 và q2’ = 0,394 b. Cách làm tương tự câu 1, ta có:
+ ∆p = m.(p1 – p2) = (x/3x).(0,8 – 0,7) ≈ 0,033
+ p’ = 0,7 + 0,033 = 0,733 → q’ = 0,267.
- Thành phần kiểu gen ≈ 0,537AA + 0,391Aa + 0,072aa
c, ) Quần thể ở trạng thái cân bằng nên có thành phần kiểu gen là: 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa.
- Tần số các kiểu gen ở thế hệ tiếp theo bằng tần số kiểu gen nhân với hệ số chọn lọc (s):
AA = 0,09.1 = 0,09; Aa = 0,42.1 = 0,42; aa = 0,49.0,9 = 0,44
→ Tỷ lệ trẻ sơ sinh dị hợp tử: Aa = 0,42/(0,09 + 0,42 + 0,44) ≈ 44%.
b) Tương tự câu a) ta tính được:
+ Thành phần kiểu gen của quần thể: 0,25cgcg + 0,5 cgc + 0,25c.
+ Tần số các kiểu gen ở thế hệ tiếp theo bằng tần số kiểu gen nhân với hệ số chọn lọc (s):
cgcg = 0,25.1 = 0,25; cgc = 0,5.1 = 0,5; cc = 0,25.0,2 = 0,05.
→ Tần số các alen sau một thế hệ chọn lọc là:
cgcg = 0,25/(0,25 + 0,5 + 0,05) = 0,3125. Tương tự cgc = 0,625 và cc = 0,0625.
Câu 3 (2,5 điểm)

20
1. Ếch báo Rana berlandieri và R. sphenocephala thường có mùa sinh sản không chồng chéo lên nhau trongkhu
vực mà cả hai loài sống, nhưng khi chúng ở các khu vực khác nhau, cả hai loài sinh sản cùng ở mùa xuân và
mùa thu. Khi ao mới được hình thành trong khu vực sống gần nhau của hai loài, các con ếch của cả hai loài
trước đây sống tách biệt với quần thể loài kia có thể xâm chiếm các ao mới và lai tạo trong những mùa sinh sản
chồng chéo của chúng. Hãy tưởng tượng bạn đã thu thập và lập bảng dữ liệu về sự lai tạo giữa hai loài ếch này.
Bạn đã lấy mẫu các giai đoạn phát triển khác nhau của ếch và nòng nọc trong 2 năm sau một mùa sinh sản đầu
tiên tại một ao mới thành lập. Sử dụng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Giai đoạn Rana berlandieri R.Sphenocephala F1
Nòng nọc mới nỏ 155 125 238
( mùa xuân năm 1 )
Nòng nọc giai đoạn 45 55 64
cuối ( mùa hè năm
1)
Ếch mới biến thái 32 42 15
( mùa thu năm 1 )
Ếch trưởng thành 10 15 1
( năm 2 )

a. Những lý do nào có thể giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm của các con lai được tìm thấy tại mỗi
giai đoạn phát triển? Đề xuất một số cơ chế cách li sau hợp tử phù hợp với dữ liệu của bạn.
b. Theo thời gian, những thay đổi bạn có thể mong đợi trong mùa sinh sản của hai loài tại cái ao đặc biệt này là
gì, và tại sao?
2. Thống kê ở bệnh viện cho thấy các em bé mới sinh thường có cân nặng từ 6,5-7,5 pound, trọng lượng này
làm tỷ lệ tử vong giảm tối đa ≈ 0-3% Dự đoán cân nặng của trẻ mới sinh thuộc kiểu chọn lọc nào và giải thích
tại sao quá trình tiến hóa lại ưu tiên kiểu chọn lọc này.
3. Giả sử có hai quần thể gà rừng sống ở hai bên sườn phía Đông (quần thể 1) và phía Tây (quần thể 2) của dãy
núi Hoàng Liên Sơn ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể 1 có tần số một alen lặn rất mẫn cảm nhiệt độ (kí
hiệu là tsL) là 0,8; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một “hẻm núi” hình thành và
nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía Tây phong phú hơn, một số lớn cá thể từ quần thể 1
đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy vậy, trong môi trường sống
ở sườn phía Tây, do nhiệt độ môi trường thay đổi, alen tsL trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái
đồng hợp tử, mặc dù nó không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá
thể đồng hợp tử trưởng thành di cư sang từ quần thể 1. Tần số alen tsL ở quần thể mới và cấu trúc di truyền ở
quần thể này sau 3 thế hệ sinh sản ngẫu phối được mong đợi là bao nhiêu?
Hướng dẫn chấm :
1.
a. - Tỷ lệ các con lai có xu hướng giảm dần (chiếm tỷ lệ ít hơn) ở mỗi giai đoạn phát triển kế tiếp, cho thấy tỷ
lệ sống sót của con lai thấp hơn so với cả hai loài bố mẹ. (0,25 điểm)
- Cơ chế cách ly sau sinh sản phù hợp với mô hình này bao gồm giảm sức sống hợp tử và giảm khả năng sống
sót (đối với ếch trưởng thành). (0,25 điểm)
b.
– Chọn lọc chống lai tạo sẽ ưu tiên các mùa sinh sản không chồng chéo giữa hai loài. Theo thời gian, sẽ có
nhiều cá thể tồn tại hơn, chúng là kết quả qua các mùa sinh sản hoàn toàn tách biệt (kể từ khi không có con lai
được tạo ra trong trường hợp này). Giả sử có một thành phần di truyền ảnh hưởng đến ếch khi chúng sắp sinh
sản, quần thể được dự kiến sẽ chuyển sang các mùa sinh sản không chồng chéo.
Khi sự chồng chéo giữa các mùa sinh sản giảm đi, chúng ta sẽ thấy ít con lai hơn ở mọi giai đoạn phát triển.
2,
- Đây là hình thức chọn lọc ổn định. (0,25 điểm)
- Trẻ có khối lượng nhỏ hơn đáng kể có nhiều khả năng sinh non hoặc thiếu dinh dưỡng, và do đó ít có khả
năng sống sót. (0,25 điểm)
- Trẻ có trọng lượng lớn hơn đáng kể có thể gây khó khăn trong sinh nở, khiến cả em bé và mẹ có nguy cơ tử
vong và căng thẳng cao hơn trong khi sinh. (0,25 điểm)
- Như vậy, trọng lượng trẻ sơ sinh ở mức trung bình làm tăng tối đa tỷ lệ sống sót và phát triển thành người
lớn, do đó làm tăng tần số tương đối alen quy định kích thước sinh trung gian trong quần thể. (0,25 điểm)

21
3,
Hướng dẫn chấm:
- Gọi alen trội tương ứng là ns. Quần thể 2 có tần số tsL = 0 nên ta có:
∆tsL =m.(tsL1 -tsL2)=0,3.(0–0,8)=-0,24→tsL’ =0–(-0,24)=0,24
- Tần số alen tsL ở thế hệ thứ 3: tsL3 = tsL/(1 + 3. tsL) ≈ 0,14→ ns3 = 0,86
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ ngẫu phối thứ 3 là: 0,93nsns + 0,07nstsL
Câu 4 (2,5 điểm)
1. Chọn lọc nhân tạo tác động mạnh mẽ đến việc loại bỏ những biến dị di truyền không cần thiết cho con
người, ví dụ như ở ngựa, chọn lọc nhân tạo làm gia tăng tốc độ hình thành dòng thuần chủng mang những đặc
điểm mong muốn. Tuy nhiên, nhiều tính trạng ví dụ như tốc độ (tính trạng số lượng), thường có nhiều biến thể
di truyền. Điều này cũng đúng ngay cả với những tính trạng mà chúng ta biết là chịu áp lực chọn lọc mạnh.
a. Giải thích các biến dị di truyền này xuất hiện từ đâu và nó tương quan như thế nào với tác động của chọn lọc
tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi?
b. Ngoài ra còn cơ chế nào khác có thể duy trì và tăng biến dị di truyền trong các quần thể tự nhiên? Giải thích
tác động của cơ chế này.
2. Tốc độ tiến hóa của một số vùng trình tự nucleotit trong một gen chức năng được thể hiện ở bảng sau:

Vùng trình tự gen Số thay thế nucleotid /điểm/năm ( x10


mũ -3 )
Vùng đầu 5” 2,36
Intron 3.70
Vùng đầu 3” 4.46

Hãy giải thích vì sao lại có sự khác nhau trong tốc độ tiến hóa của các vùng đầu 3', intron và vùng đầu 5'
như vậy.
3. Thuốc kháng sinh là loại thuốc tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, nhưng đột biến gen có thể cho phép một số cá thể
vi khuẩn tồn tại được khi tiếp xúc ngắn hạn với các loại thuốc này. Bạn mong chờ như thế nào về tần số vi
khuẩn kháng thuốc thay đổi theo thời gian trong quần thể vi khuẩn tiếp xúc với thuốc kháng sinh thường
xuyên? Tại sao bạn nghĩ rằng kháng sinh đi kèm với một cảnh báo thực hiện việc sử dụng thuốc trong toàn bộ
quá trình điều trị, thay vì dừng lại sau khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn?
Hướng dẫn chấm:
1.
a. − Biến dị di truyền xuất hiện do đột biến, ngay cả khi không có tác động của môi trường cũng như chọn lọc
tự nhiên. (0,25 điểm)
− Đột biến có mối tương quan chặt chẽ với chọn lọc tự nhiên: chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm giảm các
biến dị di truyền không thích nghi sao cho tính trạng thích nghi nhất được duy trì trong quần thể. Khi áp lực
chọn lọc mạnh, sự kết hợp giữa đột biến và chọn lọc tự nhiên giúp nhanh chóng tạo ra kiểu hình thích nghi và
lan rộng biến thể này trong quần thể. (0,25 điểm)
(Thí sinh cũng có thể giải thích cách khác nếu hợp lý vẫn được điểm tối đa)
b. – Dòng gen cũng duy trì và làm tăng biến dị di truyền trong quần thể. (0,25 điểm)
− Các quần thể thường được phân bố dọc theo độ dốc của một số kiểu môi trường. Trong phạm vi rộng mà các
môi trường khác nhau ủng hộ các biến thể kiểu hình khác nhau, dòng gen giữa các khu vực trong các môi
trường đó có thể đưa vào các biến thể di truyền mới hoặc giúp duy trì những biến thể hiện có. (0,25 điểm)
2.
- Vùng đầu 3' của gen chức năng có tốc độ tiến hóa cao. Do vùng đầu 3' không ảnh hưởng tới trình tự axit amin
và thường ít ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen. (0,25 điểm)
- Intron có tốc độ tiến hóa không cao bằng vùng đầu 3': vùng này không mã hóa protein nhưng cần phải được
cắt bỏ khỏi mARN, và một số trình tự nucleotit trên intron tương đối quan trọng để sự cắt nối diễn ra chính
xác. (0,25 điểm)
- Vùng đầu 5' có tốc độ tiến hóa thấp hơn: mặc dù vùng này không được phiên mã nhưng quan trọng đối với sự
biểu hiện của gen. Đột biến ở vùng này có thể ảnh hưởng đến kiểu hình nên có tốc độ chậm hơn. (0,25 điểm)
3.
- Mặc dù hầu hết các vi khuẩn sẽ chết khi tiếp xúc với kháng sinh, một vài vi khuẩn có thể sống sót khi tiếp xúc
ngắn hạn sẽ nhân lên nhanh chóng sau khi quá trình điều trị bằng kháng sinh kết thúc. Theo thời gian, quần thể

22
vi khuẩn sẽ tiến hoá kháng lại kháng sinh, vì bất kỳ đột biến nào cho phép gia tăng khả năng sống sót sẽ được
chọn lọc tự nhiên giữ lại làm gia tăng tần số. (0,25 điểm)
- Việc điều trị đầy đủ được đánh giá là có hiệu quả chống lại hầu như tất cả các vi khuẩn trong quần thể. Nếu
không có vi khuẩn nào sống sót trong toàn bộ quá trình sử dụng kháng sinh, thì quần thể không thể tiến hóa
kháng lại kháng sinh. (0,25 điểm)
- Nếu việc điều trị dừng lại trong thời gian ngắn, thì khả năng một số vi khuẩn (những vi khuẩn có khả năng
kháng kháng sinh lớn nhất) sẽ sống sót và quần thể vi khuẩn sẽ nhanh chóng tiến hóa tăng khả năng kháng
kháng sinh (alen kháng kháng sinh được nhân rộng ra quần thể).
Câu 5 (1,5 điểm)
Wafarin là một loại thuốc chống đông máu ức chế sự tổng hợp phụ thuộc vitamin K của các yếu tố đông máu
dạng hoạt tính sinh học phụ thuộc canxi cũng như các yếu tố quy định protein. Sự đề kháng với warfarin là một
đặc điểm di truyền ở chuột được quy định bởi gen W nằm trên nhiễm sắc thể số 7. Chuột đồng hợp tử mang
alen kháng (WW) có giá trị thích nghi kém hơn một chút vì chúng bị thiếu hụt vitamin K còn cá thể dị hợp tử
(Ww) thì không (chuột dị hợp tử vẫn có khả năng kháng warfarin). Trong một khu vực nơi warfarin thường
xuyên được sử dụng, chuột dị hợp tử có khả năng sống sót tốt nhất, do đó giá trị thích nghi lần lượt của các
kiểu gen Ww, WW, và ww là 1.0, 0.37, và 0.19.
a) Quần thể đang bị chi phối bởi hình thức chọn lọc nào? Giải thích.
b) Tính tần số alen của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền sau khi bị tác động bởi chọn lọc.
c) Dự đoán sự thay đổi có thể xảy ra nếu quần thể chuột không còn tiếp xúc với thuốc và giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a. Các cá thể có kiểu gen dị hợp tử có sức sống và khả năng sinh sản cao nhất (thể hiện ở giá trị thích nghi =
1,0) do đó chúng sẽ ngày càng gia tăng thành phần kiểu gen trong quần thể và các kiểu gen đồng hợp sẽ ngày
càng giảm → đây là kiểu chọn lọc cân bằng (ưu thế dị hợp tử).(0,25 điểm)
b.Hệ số chọn lọc của từng kiểu gen là: SWW = 1 – WWW = 1 – 0.37 = 0.63, SWw = 0 và Sww = 0.81    
- Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có SWW.p = Sww.q
- Tần số alen: pW = Sww/(Sww + SWW) = 0.81/(0.81 + 0.63) = 0.5625 → qw = 1 - 0.5625 = 0.4375    
c. Khi quần thể không còn tiếp xúc với thuốc thì sự cân bằng di truyền cũng không còn vì hệ số chọn lọc của cả
ba kiểu gen có xu hướng giảm dần (s → 0)                                                                                          
- Lúc này các cá thể mang kiểu gen WW sẽ bị chọn lọc tự nhiên tác động mạnh nhất vì chúng kém thích nghi
hơn so với hai kiểu gen còn lại (do thiếu hụt vitamin K) → tần số kiểu gen WW giảm qua các thế hệ      
- Chọn lọc chống lại alen kháng wafarin làm tần số alen W giảm dần theo thời gian và hình thành nên quần thể
thích nghi với tần số alen w chiếm đại đa số                                                                                          

Câu 6 (2,0 điểm)


Một gen mới được phát hiện gần đây có liên quan đến sự phát
triển não bộ ở người đã gây sự chú ý đối với các nhà khoa học. So sánh giữa Số cặp base khác
Nghiên cứu cho thấy có ba bản sao của gen này (A, B và C) xuất biệt
hiện trong hệ gen người, còn đối với hệ gen chuột chỉ có duy A & B 300
nhất một bản sao của gen (M) và ở loài ếch Xenopus cũng chỉ có B & C 10
một bản sao độc nhất (genX). Các nhà khoa học đã giải trình tự A & C 300
10.000 bp (cặp bazơ) từ cùng vị trí khung đọc mở của mỗi gen A & M 600
và tính toán số cặp bazơ khác biệt xuất hiện giữa từng cặp gen A & X 3000
nghiên cứu. Kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới. Cho rằng tất
cả các gen trong họ gen này tiến hoá với tốc độ không đổi, nhánh tiến hoá của chuột và người đã phân ly với
nhau 60 triệu năm trước.
a) Chuột và ếch Xenopus đã tiến hoá riêng rẽ cách đây bao lâu? Giải thích.
b) Có bao nhiêu sự kiện lặp gen có thể quan sát được dựa vào dữ kiện trên? Mỗi sự kiện này xảy ra cách đây
bao lâu? Giải thích.
c) Khi lập bản đồ di truyền của các gen A, B và C người ta thấy A liên kết rất chặt chẽ với C trong khi sự phân
23
ly của B không phụ thuộc vào hai gen còn lại. Giải thích cơ sở phân tử dẫn đến hiện tượng trên?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Vì các gen trong họ gen này tiến hoá với tốc độ không đổi nên số cặp bazơ sai khác giữa chuột và người tỷ lệ
thuận với thời gian kể từ khi hai nhánh phân ly với nhau. Do đó ta có thể tính tốc độ tiến hoá trung bình của
các gen là: 600/ 60.106 = 1.10̶ 5 (cặp bazơ/ năm)                                                                                           
- Dựa vào kết quả so sánh ta thấy A khác M 600bp và A khác X 3000bp → số cặp bazơ khác nhau giữa chuột
và ếch Xenopus là: 3000 – 600 = 2400 (bp)                                                                                                   
- Thời gian chuột và ếch Xenopus bắt đầu tiến hoá riêng rẽ (phân nhánh) cách đây: 2400/1.10-5 = 240 triệu năm
b.                                                                                              
- Có 2 sự kiện lặp gen có thể quan sát được dựa vào dữ kiện trên vì ở người có 3 bản sao của gen chứng tỏ từ
một gen ban đầu đã trải qua 2 lần lặp gen sau đó các gen mới tiến hoá dần và có chức năng như hiện nay (ở
chuột và ếch chỉ có duy nhất một bản sao của gen nên không có hiện tượng lặp gen)                                           
- Thời gian mỗi sự kiện xảy ra tỉ lệ với số cặp bazơ sai khác giữa các gen với nhau:
+Gen B xuất hiện cách đây 300/1.10-5  triệu năm (0,25 điểm)       
+Gen C xuất hiện cách đây: 10/1.10-5  =1 triệu năm(0,25 điểm)       
c. Cơ sở phân tử có thể giải thích hiện tượng trên là:
- Đầu tiên là sự kiện lặp gen A (có thể do xê dịch mạch khuôn trong sao chép ADN,…) tạo ra gen B, gen B bị
chuyển đoạn ra xa khỏi gen A (vì thế nên nó phân ly độc lập không phụ thuộc hai gen còn lại) (0,25 điểm)       
- Sau đó lặp gen B làm xuất hiện gen C, nhờ trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc tử không chị em làm
mất đoạn C ở một nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể còn lại chứa cả gen A và C (ở vị trí gần nhau) (0,25 điểm)    
  
Câu 7 (1,5 điểm)
Hai quần thể linh dương Ai Cập (Gazella dorcas beccarii) sống ở cao nguyên Bắc Phi (gọi là quần thể phía
Đông và quần thể phía Tây) bị ngăn cách bởi một dãy núi thuộc khối núi Arkenu. Nhờ hoạt động khai phá môi
trường và cải tạo địa hình của con người, giờ đây các cá thể linh dương có thể di chuyển tuỳ ý từ quần thể bên
này sang quần thể bên kia và ngược lại. Người ta đã nghiên cứu các đặc trưng của từng quần thể trước và sau
khi khu vực này bị con người tác động (từ năm 1993-2002). Kết quả được hiển thị ở bảng dưới đây:
Đăc điểm Trước khi bị tác động (1993- Sau khi bị tác động ( 1998-2002)
1997)
QT phía Đông QT phía Tây QT phía Đông QT phía Tây
Số alen/locut 3.3 2.9 3.9 3.6
Sự sai khác về 3.7 2.6
vốn gen ( %)

a) Bản chất tác động của con người lên hai quần thể linh dương là gì? Giải thích các kết quả trên.
b) Nếu nghiên cứu quần thể trong tương lai xa hơn (ví dụ năm 2008) thì kết quả thu được sẽ khác biệt như thế
nào so với kết quả trên?
c) Khối núi Arkenu có khí hậu tương đối khô hạn và thi thoảng xảy ra thiên tai như bão cát, vòi rồng,... Quần
thể năm 1995 và quần thể năm 2000 có chịu ảnh hưởng như nhau không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a.
- Con người tác động lên môi trường làm các cá thể của hai quần thể vốn bị ngăn cách địa lý nhưng có thể di
chuyển qua lại và giao phối với nhau → tác động của con người là tạo nên dòng gen (sự di-nhập gen) giữa hai
quần thể                          
- Nhờ dòng gen giữa hai quần thể mà chúng có thể trao đổi vốn gen cho nhau qua giao phối với các cá thể của
quần thể còn lại, do vậy làm tăng số alen/ lôcut (tăng đa dạng di truyền) và làm giảm sự sai khác về vốn gen
với nhau  
b.
- Số alen/lôcut ở cả hai quần thể đều tăng và lớn hơn so với thời điểm nghiên cứu trên vì: 
- qua thời gian dài có thể xuất hiện thêm biến dị ở mỗi quần thể, nhờ dòng gen làm phát tán sang quần thể bên
cạnh. Không chỉ vậy, số alen/ lôcut còn tăng do thời gian càng dài thì dòng gen càng trao đổi nhiều biến dị hơn
so với trong thời gian ngắn.
(0,25 điểm)       

24
- Sự sai khác về vốn gen giữa hai quần thể giảm nhiều hơn vì dòng gen có xu hướng đồng bộ hoá (giảm sự
khác biệt) di truyền giữa các quần thể qua thời gian. Thời gian càng dài thì quần thể càng có xu hướng đồng
nhất di truyền và vì vậy sự sai khác càng nhỏ.                                                                                                      
(0,25 điểm)       
c.
- Các thiên tai như bão cát, vòi rồng,… xảy ra không thể đoán trước và tác động hoàn toàn vô hướng. Hay nói
cách khác chúng chính là các yếu tố ngẫu nhiên. Hiệu quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên phụ thuộc vào kích
thước quần thể      
- Hai quần thể có xảy ra dòng gen có thể được coi như một quần thể lớn và do đó chúng ít chịu tác động của
các yếu tố ngẫu nhiên hơn so với một quần thể đơn lẻ. Hay nói cách khác quần thể năm 2002 chịu ảnh hưởng
của các yếu tố trên ít hơn  
Câu 8 (1,5 điểm)
Tại châu Âu, tần số của alen lặn CF - trên nhiễm sắc thể thường gâybệnh hoá xơ nang (làm chết
trước tuổi sinh sản trong hầu hết các trường hợp) vào khoảng 0,04.
a) Xác định giá trị thích nghi (w) và hệ số chọn lọc (s) đối với từng kiểu gen trong quần thể.
b) Xác định giá trị thích nghi trung bình của quần thể () và sự chênh lệch tần số alen (∆q) sau một thế hệ.
c) Biết tốc độ đột biến từ alen CF+→ CF - là 1.10 ̶6. Tần số alen CF -của quần thể ở trạng thái cân bằng là
bao nhiêu? Kết quả này so với thực tế (phần a) có giống nhau không? Nếu không tại sao lại có sự khác nhau
đó?
Hướng dẫn chấm:
a. 
- Kiểu gen đồng hợp lặn CF-/CF- chết trước tuổi sinh sản à Giá trị thích nghi (w) = 0 
à hệ số chọn lọc (s) = 1 - w =1.  
- Hai kiểu gen CF+/CF+ và CF+/CF- đều không bị tác động của chọn lọc và w = 1, s = 0.  
b. Cấu trúc di truyền quần thể: 0.92CF+/CF+ + 0.08CF+/CF  ̶  , CF+ = 0.96, CF  ̶ = 0.04
- Giá trị thích nghi trung bình của quần thể được tính bằng tổng của tần số từng kiểu gen nhân với  giá trị
thích tương ứng. Thí sinh tính được = 0.9984                          
- Sau một thế hệ, thành phần kiểu gen của quần thể là: 
+ CF+/CF+ = 0.962.1 = 0.9216 (không phải tần số thực tế)
+ CF+/CF  ̶  = 2.0,04.0,96.1 = 0.0768 → tần số thực tế: 0.0768/ (0,9216 + 0.0768) = 0.0769
- Tần số alen sau 1 thế hệ: CF - = 0.0769/2 = 3,86.10-2 → ∆q =  ̶  1,54.10 ̶ 3                
c.
- Tần số alen CF - ở trạng thái cân bằng () = với µ là tốc độ đột biến. = 1.10-3              
- Tần số tính toán nhỏ hơn thực tế (0.04), điều này được giải thích do ưu thế dị hợp tử. Trên thực tế, kiểu gen dị
hợp có khả năng miễn dịch với bệnh dịch hạch tốt hơn, do đó tần số của chúng vẫn được duy trì tương đối.

Câu 9 (1,5 điểm)


Để nghiên cứu một gen tiến hoá nhanh hay chậm, các nhà khoa học có thể dùng phương pháp so sánh một số
gen từ hai loài gần tương tự, ví như ở người và chuột như được minh hoạ ở bảng dưới đây. Kết quả đo tốc độ
thay thế nucleotit đồng nghĩa (thay đổi trình tự gen nhưng không làm thay đổi axit amin) và thay thế sai nghĩa
(làm thay đổi axit amin) được trình bày trong bảng (tốc độ được xác định bằng cách so sánh trình tự gen chuột
và người, thể hiện qua những nucleotit thay thế tại mỗi vị trí trong 109năm, tỷ lệ thay thế sai nghĩa trung bình ở
đa số các gen của chuột và người vào khoảng 0,8):

Gen mã Tốc độ đột biến thay thế


Số axit amin
hoá prôtêin
Sai nghĩa Đồng nghĩa
Histôn H3 135 0.0 4.5
Hemoglobin α 141 0.6 4.4
Interferon γ 136 3.1 5.5
25
a) Tại sao lại có sự khác biệt giữa tốc độ thay thế đồng nghĩa và tốc độ thay thế sai nghĩa?
b) Cho rằng tốc độ thay thế đồng nghĩa giống nhau ở cả ba gen, tại sao các gen histone H 3 chống lại sự thay
đổi nucleotit làm thay đổi trình tự axit amin của chúng rất hiệu quả?
c) Về nguyên tắc, một loại protein có thể được bảo tồn ở mức cao vì gen mã hoá nó tồn tại ở một vị trí “đặc
quyền” trong hệ gen làm cho tỉ lệ đột biến rất của chúng rất thấp. Protein histôn H3 có phải là protein được bảo
tồn ở mức cao không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a.
- Vì đột biến thay thế đồng nghĩa không làm thay đổi trình tự axit amin của chuỗi polipeptit nên chúng thường
không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của cá thể và do đó không bị chọn lọc tự nhiên chống lại. 
(0,25 điểm)       
- Ngược lại, những đột biến thay thế sai nghĩa làm thay đổi axit amin mới ở vị trí tương ứng so với protein cũ,
có thể thay đổi chức năng của protein được mã hoá và gây ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của
sinh vật. Vì hầu hết axit amin bị thay thế làm mất chức năng của protein, gây hại cho cơ thể nên chúng có xu
hướng bị chọn lọc tự nhiên chống lại.                                                                                                                 
(0,25 điểm)       
b. Hầu như tất cả các axit amin bị thay thế trong protein histon H3 đều làm mất chức năng và gây hại cho cơ
thể, vì vậy chúng bị chọn lọc tự nhiên tác động cực kỳ mạnh. Sự bảo thủ khắc nghiệt của protein histon
H3 chứng tỏ chức năng của protein này bị hạn chế ở mức cao, có lẽ do phổ tương tác rộng với các protein khác
và với ADN, vì vậy bất kỳ thay đổi nào trong gen đều có thể dẫn đến sai hỏng biểu hiện gen, sự tạo thành cấu
trúc nhiễm sắc không hoàn chỉnh,…                                                                                                                                  
(0,5 điểm)       
c. Không, vì chúng có tốc độ đột biến đồng nghĩa giống các gen khác. Điều này chứng tỏ tỉ lệ bị đột biến của
chúng cũng tương tự các gen bình thường. Nếu chúng là gen được bảo tồn cao thì tốc độ đột biến cả kể đồng
nghĩa và sai nghĩa đều phải thấp hơn hẳn so với các gen còn lại. 

Câu 10 (2,0 điểm)
Tobias Zust và cộng sự (2012) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của rệp cây đến sự tiến hoá bởi chọn lọc tự
nhiên trong các quần thể thực vật. Ông dùng sáu quần thể cây một năm (Arabidopsis thaliana) giống nhau chia
làm ba lô thí nghiệm: một lô đối chứng (không rệp), một lô bị tấn công bởi rệp  Brevicoryne brassicae và một
lô bởi rệp Lipaphis erysimi. Mỗi quần thể xuất phát từ 27 kiểu gen tự nhiên và được trồng với mật độ cao (hơn
8.000 cây/m2) trong mỗi lô. Thí nghiệm được tiến hành trong năm thế hệ và khi kết thúc, người ta xác định tần
số của tất cả các kiểu gen còn sống sót. Bảng dưới đây hiển thị tần số kiểu gen trung bình khi kết thúc thí
nghiệm; ngoài các kiểu gen đưa ra ở trong bảng, kiểu gen 12, 14, và 21 xuất hiện với tần số rất thấp (dưới
1,5%) trong các lô, kiểu gen không được hiển thị trong bảng có nghĩa là không còn tồn tại.
Lô Tỉ lệ kiểu gen của cây sống sót (%)
  1 2 3 4 5 6 8 9 10 15 16 22 25 27
Đối
0.7 4.9 0 2.8 0 42.3 2.8 8.5 6.3 0 1.4 1.4 26.1 0.7
chứng
B.brassi
2.8 3.5 0 0.7 0.7 0 0 9.9 3.5 1.4 2.1 1.4 67.4 2.8
cae
L.erysi
0,7 0 5.6 0 9.7 0 0 63.2 4.2 9.7 0 0.7 6.3 0
mi
a) Tổng cộng có bao nhiêu quần thể thực vật được thành lập trong thí nghiệm này? Trong mỗi quần thể, tần
số ban đầu của mỗi kiểu gen là bao nhiêu?
b) Sự tiến hoá có xảy ra ở quần thể đối chứng không? Nếu có, yếu tố nào có thể tạo ra sự tiến hoá thông qua
chọn lọc tự nhiên trong các quần thể này? Giải thích.
c) Sự tiến hoá có xảy ra ở quần thể bị rệp tấn công không? Nếu có, yếu tố nào có thể tạo ra sự tiến hoá thông
qua chọn lọc tự nhiên trong các quần thể này? Giải thích.
d) Thực tế, Arabidopsis thaliana có thể tổng hợp một số chất hữu cơ giúp phòng thủ chống lại động vật ăn
chúng. Kiểu gen từ 1 đến 14 mã hoá hợp chất phòng thủ có chuỗi bên 3 cacbon (3C) còn các kiểu gen còn lại
26
mã hoá hợp chất phòng thủ với chuỗi bên 4 cacbon (4C). So sánh kết quả thí nghiệm ở lô
có B.brassicae và L.erysimi, tập trung vào việc chọn lọc ưu tiên kiểu gen mã hoá cho hợp chất phòng thủ nào
và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt như vậy
Hướng dẫn chấm:
a. Tổng cộng có 18 quần thể thực vật đã được thành lập trong thí nghiệm này. Trong các quần thể, tần số ban
đầu của mỗi kiểu gen là 1/27 = 0,037 hay 3,7%.                                                                                              (0,5
điểm)       
b.
- Nếu quá trình tiến hóa không xảy ra ở các quần thể đối chứng, sẽ có tất cả 27 kiểu gen tồn tại và tần số
của chúng ít thay đổi so với giá trị ban đầu là 3,7% ứng với mỗi kiểu gen. Thực tế nhiều kiểu gen
không còn tồn tại (do đó tần số cuối cùng là 0%), trong khi nhóm còn lại tăng tần số đáng kể.                                      
(0,25 điểm)       
- Ví dụ kiểu gen 6 tăng lên 42,3% khi trồng ở lô đối chứng. Điều này có thể giải thích do kiểu gen 6 có ưu
thế phù hợp với điều kiện phát triển trong các quần thể đối chứng, nơi cây được trồng ở mật độ cao và đất có
thể khác với đất trong môi trường hoang dại. Sự thay đổi như vậy trong điều kiện môi trường có thể dẫn
đến chọn lọc tự nhiên xảy ra ở các quần thể đối chứng.                                                                                                    
c.
- Tần số kiểu gen cũng thay đổi trong các quần thể tiếp xúc với rệp cây. Nhiều kiểu gen đang nhanh chóng bị
đào thải dẫn đến tuyệt chủng trong khi những kiểu gen khác tăng tần số đáng kể (Thí sinh lấy dẫn chứng).      
- Do đó, quá trình tiến hóa cũng xảy ở các quần thể này. Quần thể thực vật tiếp xúc với rệp có thể đã trải qua sự
chọn lọc bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như điều kiện môi trường mới (ví dụ, mật độ cây dày đặc và tính chất
đất khác,…) cũng như những tác động bất lợi của rệp.           
d.
- Trong lô thí nghiệm với B. brassicae, 75% số cây còn sống mã hóa hợp chất phòng thủ 4C, nhiều nhất trong
số đó là kiểu gen 25 (chiếm 67,4% cây sống sót). Ngược lại, trong lô thí nghiệm với L. erysimi, 83% số câycòn
sống sót có kiểu gen mã hoá hợp chất 3C, phổ biến nhất trong số đó là kiểu gen 9 (với 63,2%).        
- Mặc dù một vài kiểu gen thích nghi khá tốt trong cả hai điều kiện (ví dụ kiểu gen 9 và 25), tuy nhiên kết quả
chọn lọc lại khác nhau đáng kể giữa hai lô thí nghiệm. Điều này cho thấy rằng: mỗi loài vật ăn thịt khác nhau
có tác động chọn lọc không giống nhau, thể hiện ở việc ủng hộ (ưu tiên) các kiểu gen khác nhau trong quần
thể.

Câu 11 (1,75 điểm)


a) Ở một loài chim sẻ, alen r quy định mỏ dài so với alen R quy định mỏ ngắn. Do hạn hán, một số cá thể của
QT 1 (có alen tần số r=0,2) di cư đến quần thể II (có alen số r = 0,04). Sau nhập cư, các cá thể QT 1 chiếm
15% tổng số cá thể của quần thể II . Cho rằng không xảy ra tiến hóa, tần số của chim mỏ ngắn thuần chủng ở
QT 2 lúc này là bao nhiêu? Nêu cách tinh.
b) protein globin (có chức năng vận chuyển O2) ở người được mã hóa bởi gen hai họ nằm ở NST 11 (họ beta),
NST 16 (họ alpha ) và một gen ở NST 22 (myoglobin). Bảng bên thể hiện tỉ lệ giống nhau trong trình tự axit
amin giữa các prôtein thuộc họ alpha và beta.

27
(1) Tại sao số liệu ở bảng ủng hộ giả thuyết cho rằng gen a (alpha) và z (zeta) cùng phân ly từ một gen tổ tiên
chứ không phải gen a và e (epsilon)?
(2) Nêu ít nhất là 2 cơ chế dẫn đến sự hình thành các gen mã hóa protein globin ngày nay từ mộtgen globin tổ
tiên duy nhất. Giải thích.
(3) Họ gen alpha và gen beta đều có các gen giả với trình tự rất giống các gen globin nằm trên cùng một NST.
Các gen giả được hình thành như thế nào?
(4) Sự tồn tại của các họ gen globin như vậy có ý nghĩa gi đối với sinh vật ?
HƯớng dẫn chấm :
Câu 12 :(1,0 điểm)
Khi tiến hành nghiên cứu gen mã hoá enzim hexokinaza ở hai loài ếch lưỡng bội A và B có quan hệ mật thiết
với nhau, người ta thấy: loài A có hai bản sao của gen là A1 và A2 còn loài B có ba bản sao của gen lần lượt là
B1, B2 và B3. Kết quả giải trình tự ADN và so sánh tỉ lệ phần trăm nucleotit tương đồng giữa các gen trên

được thể hiện ở bảng


a) Hãy cho biết có bao nhiêu gen hexokinaza khác nhau ở tổ tiên gần nhất của hai loài ếch? Giải thích. Cho
rằng gen này không bị mất trong quá trình tiến hoá.
b) Những hiện tượng nào trong quá trình tiến hoá của hai loài dẫn đến sự khác biệt về số bản sao cũng như tỉ lệ
nucleotit tương đồng giữa các gen hexokinaza? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a.
- Tổ tiên gần nhất của hai loài ếch này có hai bản sao khác nhau của gen hexokinaza
- Vì A1 có trình tự gen tương đồng với B2 trong khi A2 lại tương đồng nhiều hơn cả với B1 và B3
→ các gen A1, B2 có nguồn gốc chung từ một gen tổ tiên còn các gen A2, B1 và B3 cũng có nguồn gốc chung
từ một gen tổ tiên khác (Thí sinh cũng có thể giải thích: 5 bản sao của các gen trên có thể chia làm 2 nhóm gen
có trình tự gần giống nhau cụ thể là …. từ đó suy ra tổ tiên của hai loài có hai bản sao khác nhau)
b.
Hai hiện tượng quan trọng nhất là lặp gen và đột biến, bởi vì:
+ Hai gen gen B1 và B3 với trình tự tương đồng nhau chỉ có ở loài B chứng tỏ đã xảy ra lặp gen sau khi hai
loài phân ly với nhau, từ đó dẫn đến sự khác biệt về số bản sao.
+ Đột biến xảy ra ngẫu liên và xuyên suốt trong cả trước và sau khi hai loài phân ly, làm gia tăng sự khác biệt
về tỉ lệ nucleotit tương đồng giữa các gen.
Câu 13: (2,0 điểm)
Ở ruồi Drosophila, các hợp chất hidrocacbon trên lớp cutin khác nhau đáng kể về nồng độ giữa các loài và
chính sự khác biệt này làm ruồi cái ưa thích giao phối với con đực cùng loài hơn so với các con đực thuộc
quần thể khác. Hai loài ruồi D. serrata và D. birchii ở bờ biển phía đông Ôxtrâylia có vùng phân bố trùng
nhau tương đối lớn nên thường xảy ra giao phối khác loài, tuy nhiên con lai tạo ra thường có sức sống rất
thấp. Ba mẫu giả thuyết về nồng độ một loại hidrocacbon thu được ở các quần thể D. serrata và D. birchii
cùng (CKVĐL) và khác khu vực địa lý (KKVĐL) được thể hiện ở hình bên.

28
Chú thích biểu đồ
A: D. serrata KKVĐL
B: D. serrata CKVĐL
C: D. birchii CKVĐL

a) Bản chất vùng phân bố trùng nhau của hai loài ruồi là gì? Chọn lọc tự nhiên đã tác động vào khu vực đó theo
hướng nào? Từ đó cho biết mẫu hidrocacbon nào phù hợp với mô tả đề bài? Giải thích.
b) Giả sử quần thể D. serrata KKVĐL được đem về phòng thí nghiệm và nuôi chung với D. brichii CKVĐL
qua nhiều thế hệ. Nếu chọn lọc nhân tạo tác động tương tự chọn lọc tự nhiên (như ý a), nồng độ hidrocacbon ở
quần thể D. serrata sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
c) Tương tự câu b, hãy cho biết nếu chọn lọc nhân tạo tác động tương tự chọn lọc tự nhiên thì tần suất giao
phối khác loài sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
d) Chọn lọc nhân tạo trong thí nghiệm này có làm thay đổi mức độ cách li sau hợp tử không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a,
- Là vùng lai, vì tại đây có xảy ra giao phối giữa hai loài tạo con lai.
- CLTN đã tác động theo hướng tăng cường trở ngại/cách li sinh sản, vì con lai tạo ra có sức sống thấp.
- CLTN sẽ tác động làm tăng cường sự khác biệt giữa quần thể CKVĐL và loài ngoại lai nhiều hơn so với sự
khác biệt giữa quần thể KKVĐL và loài ngoại lai, tương ứng với mẫu 2.
b.
- Nồng độ hidrocacbon ở quần thể D. serrata sẽ giảm.
- Vì CLNT tác động tương tự CLTN → tăng cường trở ngại sinh sản giữa hai loài→ nồng độ hidrocacbon ở
quần thể D. serrata có xu hướng thay đổi giống với quần thể D. serrata CKVĐL.
c.
- Tần suất giao phối khác loài sẽ giảm.
- Vì CLTN tác động tương tự CLTN làm gia tăng sự khác biệt về nồng độ hidrocacbon → giảm hấp dẫn với
con cái khác loài (gia tăng tính đặc hiệu loài) → giảm giao phối khác loài.
d.
Không, vì chúng chỉ tác động lên nồng độ hidrocacbon làm tăng cường trở ngại cách li trước hợp tử (các đặc
điểm của con lai không thay đổi nên không ảnh hưởng đến cách li sau hợp tử)
Câu 14 (1,5 điểm)
Thuyết tiến hoá trung tính của Kimura (1968) cho rằng phần lớn các biến đổi ở cấp độ phân tử cho quá trình
tiến hoá không phải là do tác động của chọn lọc tự nhiên, mà là do củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính
thông qua phiêu bạt di truyền.
a) Tại sao thuyết tiến hoá trung tính không phủ nhận thuyết tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên của Đacuyn?
b) Mỗi ví dụ dưới đây là kết quả của đột biến trung tính, đột biến đã bị tác động bởi chọn lọc tự nhiên hay cả
hai? Giải thích.
(1) Khi so sánh trình tự mã hoá của gen tương đồng ở các loài, sự khác biệt phổ biến và dễ nhận thấy nhất ở
bazơ thứ ba của mỗi côđon.
(2) Đối với các gen mã hoá enzim, vùng mã hoá tiểu phần hoặc trình tự axit amin ở trung tâm hoạt động
thường ít xảy ra đột biến hơn so với các vùng khác.
29
(3) Khi so sánh các gen tương đồng ở các loài, intron thường có nhiều khác biệt hơn so với exon.
Key :
a,
Thuyết tiến hoá trung tính chỉ xét quá trình tiến hoá ở mức độ phân tử chứ không phải cấp độ quần thể.
- Theo thuyết tiến hoá bằng CLTN, CLTN chỉ có thể tác động vào kiểu hình chứ không thể tác động ở cấp độ
phân tử, do đó các đột biến trung tính không bị CLTN tác động mà được cố một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
qua phiêu bạt di truyền.
b.
(1) Cả hai. Vì:
+ Thay đổi ở bazơ thứ ba của côđon thường là thay thế đồng nghĩa (không thay đổi trình tự axit amin), do đó
các đột biến này dễ dàng được tích luỹ và lan rộng nên có độ phổ biến cao.
+ Ngược lại các đột biến ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai của codon thường dẫn đến thay thế sai nghĩa → ảnh
hưởng đến trình tự chuỗi polipeptit và bị CLTN đào thải → ít phổ biến hơn.
(2) Đột biến đã bị tác động bởi chọn lọc, vì thay đổi trình tự axit amin ở trung tâm hoạt động thường làm giảm
hoặc mất khả năng xúc tác của enzim gây giảm sức sống hoặc chết → bị chọn lọc tác động mạnh mẽ.
(3) Đột biến trung tính, vì intron nhìn chung không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen cũng như (không) ít ảnh
hưởng đến kiểu hình. Do đó các đột biến tự phát xảy ra ở intron hầu hết được tích luỹ lại và không bị đào thải.
Câu

30
31

You might also like