You are on page 1of 37

Nhà xuất bản sách: SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Người soạn bài: Nguyễn Lê Ngọc Trâm

BÀI 21: THỰC HÀNH BẤM NGỌN, TỈA CÀNH, XỬ LÝ KÍCH THÍCH TỐ VÀ TÍNH
TUỔI CÂY

PHẦN 1: NỘI DUNG

I. Bấm ngọn – tỉa cành

1. Nguyên lý

Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra Auxin, giúp duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sự phát
triển của chồi bên. Cắt bỏ chồi đỉnh của cây khiến hàm lượng Auxin giảm, từ đó loại bỏ ưu thế
ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên. Khi chồi bên hình thành nhiều, cây phân nhánh
quá mức, tỉa bỏ cành cũ nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, thúc đẩy chồi mới hình thành.

2. Mục đích và các bước tiến hành

a. Bấm ngọn

Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh
dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá
hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Các bước thực hành:

- Bước 1: đánh dấu vị trí bấm ngọn: phía trên đốt thân thứ nhất hoặc thứ 2
- Bước 2: bấm/cắt bỏ tại vị trí đánh dấu
- Bước 3: quan sát sự phân cành sau 2 – 3 tuần

b. Tỉa cành

Người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để bỏ đi những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh
dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân
to, gỗ tốt hơn.
Các bước thực hành:

- Bước 1: đánh dấu vị trí tỉa cành


- Bước 2: cắt cành tại vị trí tiếp giáp với thân chính, nơi có đốt thân phát sinh cành khoảng
1,5 – 2 cm
- Bước 3: vệ sinh vết cắt và quan sát kết quả sau 2 – 4 tuần

II. Hormone thực vật

1. Khái niệm

Hormone thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động
sống của cây.

Hoocmôn thực vật có những đặc điểm chung sau:

- Được tạo ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.

- Trong cây, hormone được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

- Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

- Hormone thực vật gồm 2 nhóm: hormone kích thích và hormone ức chế.

2. Hormone kích thích

a. Auxin

- Auxin phổ biến trong hầu hết các loại cây là acid indol axetic (AIA)

- Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh của thân và cành. Auxin có nhiều trong chồi, hạt đang nảy
mầm, lá đang sinh trưởng, trong tầng phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa.

- Tác động sinh lí của AIA

+ Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào

+ Ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động,
kích thích nảy mầm của hạt, chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế sự
sinh trưởng của các chồi bên)

- Auxin được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua…),
tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
b. Gibberellin

Gibberellin được viết tắt là GA. Trong cây, Gibberellin được sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có
nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng
thân, cành đang sinh trưởng.

- Tác động sinh lí của GA :

+ Ở mức tế bào, GA tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào.

+ Ở mức cơ thể :

Gibberellin được dùng để kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ (khoai tây); kích thích sinh
trưởng chiều cao của cây (cây lấy sợi, cây lấy gỗ) ; tăng tốc độ phân giải tinh bột (ứng dụng sản
xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống).
c. Cytokinin

- Cytokinin có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào

- Tác động sinh lí của Cytokinin

+ Ở mức tế bào, Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.

+ Ở mức độ cơ thể, Cytokinin kích thích sự sinh chồi, thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của
Auxin.
3. Hormone ức chế

a. Auxin được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm

- Khí Ethylene được sản sinh ra ở hầu hết các phần khác nhau của hầu hết thực vật.

- Tốc độ hình thành Ethylene phụ thuộc vào loại mô (mô phân sinh, mấu, mắt, quả…) và giai
đoạn phát triển của cơ thể.

- Ethylene được sản sinh nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, quả chín, khi mô bị tổn
thương hoặc bị tác động của điều kiện bất lợi (ngập úng, rét, hạn, nóng và bị bệnh).

- Ethylene có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá.

b. Abscisic acid

- Abscisic acid (AAB) là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên.

- AAB liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh
con.

- AAB có ở trong mô của thực vật có mạch. Ở thực vật có hoa, AAB được sinh ra ở trong lá
(lục lạp), chóp rễ, AAB được tích lũy ở cơ quan đang hóa già.

- Tương quan AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.

III. Tính tuổi cây


Cơ sở lý thuyết: hằng năm, hoạt động của tầng sinh mạch thuộc mô phân sinh bên của cây sẽ
tạo ra lớp tế bào mạch gỗ. Mùa mưa, cây sinh trưởng tốt, lớp tế bào này có màu sáng và dày.
Mùa khô, chúng có màu sậm và mỏng hơn. Căn cứ vào số vòng gỗ có thể tính được tuổi cây.

Các bước thực hành tính tuổi cây:

Bước 1: Chà mịn mặt cắt của đoạn thân hoặc miếng gỗ bằng giấy nhám, có thể xịt thêm nước để
dễ quan sát.

Bước 2: Xác định lõi của thân, tức vòng tròn nhỏ nhất nằm ở trung tâm của mặt cắt thân cây.

Bước 3: Đếm số vòng tối màu đầu tiên xung quanh lõi đến vòng tối cuối cùng sát với phần vỏ
cây. Ghi lại số vòng tròn màu tối đếm được, đó chính là tuổi của cây đang nghiên cứu.

Có thể sử dụng kính lúp để quan sát rõ hơn và nên sử dụng bút chì ghi lại thứ tự các vòng tròn
khi đếm để tránh nhầm lẫn.

PHẦN 2: BÀI TẬP

PHẦN TRẮC NGHIỆM

I. THỰC HÀNH BẤM NGỌN, TỈA CÀNH

Câu 1. Đây là phương pháp gì?

A. Bấm ngọn

B. Ngắt chồi bên

C. Tỉa cành
D. Sử dụng kích thích tố cho cây

Câu 2. Có thể áp dụng phương pháp bấm ngọn cho bao nhiêu loại cây dưới đây?

(1) Cà chua (2) Mướp (3) Lúa (4) Bắp/ngô

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3. Chọn câu SAI.

A. Có thể bấm ngọn nhiều lầN

B. Bấm ngọn ở vị trí bên dưới đốt thân thứ nhất hoặc thứ hai

C. Không thể bấm ngọn với cây lấy gỗ

D. Có thể bấm ngọn cho cà phê

Câu 4. Xác định vị trí bấm ngọn lần 1.

5 2 6
4 3
1

A. Vị trí số 1. B. Vị trí số 2.

C. Vị trí số 3, 4. D. Vị trí số 5, 6

Câu 5. Xác định vị trí bám ngọn lần 2.


5 2 6
4 3
1

A. Vị trí số 1. B. Vị trí số 2.

C. Vị trí số 3,4. D. Vị trí số 5, 6

Câu 6. Đâu KHÔNG phải là nhận định đúng về phương pháp này?

A. Tăng sản lượng cây trồng B.Giảm nguy cơ bệnh cây trồng

C. Không áp dụng ở cây trồng lấy gỗ D. Cây tăng trưởng nhỏ gọn, dễ quản lý

Câu 7. Điền vào chỗ trống câu trả lời đúng

Cắt cành tại vị trí phần tiếp giáp với (1)………………, nơi có đốt thân phát sinh cành (2)
……………..

A. (1) Thân chính; (2) 1,5 – 2 cm


B. (1) Thân phụ; (2) 2,5 – 3 cm

C. (1) Thân chính; (2) 2,5 – 3cm

D. (1) Thân phụ; (2) 1,5 – 2cm

Câu 8. Em sẽ lựa chọn phương pháp nào các loại cây sau đây

(1) Mồng tơi (2) Cây chanh (3) Cây hoa đào

(4) Cây đậu (5) Bạch đàn.

A. Bấm ngọn: (1), (4), (5); Tỉa cành: (2), (3)

B. Bấm ngọn: (1), (2), (4); Tỉa cành: (3), (5)

C. Bấm ngọn: (1), (2); Tải cành: (3), (4), (5)

D. Bấm ngọn: (1), (4); Tỉa cành: (2), (3), (5)

Câu 9. Điền vào chỗ trống đáp án đúng:

Bấm ngọn cho cây trồng nhằm mục đích: (1) ………… và (2) …………

Tỉa cành cho cây trồng nhằm mục đích: (3)………….. và (4) ………….

A. (1) lấy gỗ; (2) lấy sợi; (3) lấy lá; (4) lấy quả

B. (1) lấy lá; (2) lấy quả; (3) lấy gỗ; (4) lấy sợi

C. (1) lấy gỗ; (2) lấy lá; (3) lấy sợi; (4) lấy quả

D. (1) lấy sợi; (2) lấy lá; (3) lấy gỗ; (4) lấy quả

Câu 10. Đây là kết quả của phương pháp nào?


A. Bấm ngọn

B. Ngắt chồi nách

C. Tỉa cành

D. Sử dụng kích thích tố cho cây

Câu 11. Cây nào dưới đây sẽ dài ra dù cắt bỏ ngọn

A. Cây trúc B. Cây mít C. Cây chanh D. Cây chuối

Câu 12. Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn

A. Rau muống B. Cà phê C. Cây bắp/ngô D. Cây cà


chua

Câu 13. Thời điểm bấm ngọn cho cây trồng

A. Khi cây con mới đâm chồi

B. Trước khi cây ra hoa, trổ quả

C. Khi cây vừa ra hoa

D. Sau khi thu hoạch quả

Câu 14. Trong quá trình chăm sóc cây gai lấy sợi, KHÔNG NÊN:

A. Bón phân
B. Tỉa cành xấu, cành bị sâu

C. Bấm ngọn

D. Làm cỏ xung quanh

Câu 15. Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn các cây còn lại?

A. Mồng tơi B. Cam C. Chanh D. Bạch đàn

Câu 16. Điều cần tránh khi trồng cây lấy gỗ?

A. Tỉa nhánh cây

B. Bón phân

C. Tỉa lá cây

D. Tỉa ngọn cây

Câu 17. Có bao nhiêu loại cây sau đây KHÔNG sử dụng biện pháp bấm ngọn

a) Cây mía
b) Bí đao
c) Xà cừ
d) Bưởi
e) Khoai lang
A. 2 B. 3 C. 4 D.5

II. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HORMONE LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA THỰC VẬT

Câu 18. Nhận định ĐÚNG về hóa chất alpha – NAA trong nông nghiệp

A. Như một auxin ngoại sinh giúp thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây

B. Có vai trò và tác dụng như nhau đối với các loại cây trồng

C. Thúc đẩy sự chín của quả

D. Dù có hiệu quả cao nhưng chưa được áp dụng rộng rãi

Câu 19. Phun alpha – NAA cho cây ăn quả sẽ có bao nhiêu tác dụng trong những tác dụng dưới
đây?
(1) Ức chế sự rụng trái

(2) Kìm hãm rụng hoa và lá

(3) Thúc đẩy quá trình chín trái

(4) Kích thích phát triển rễ cây

(5) Kích thích phát triển chồi bên

(6) Kìm hãm sự già hóa của mô, cơ quan

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 20. Sau một thời gian phun thuốc nhằm tăng năng suất cây ăn trái, cỏ trong vườn nhà ông
Nam cũng bị tiêu diệt. Đây có thể là thuốc phun nào?

A. Ethylene B. Cytokinin

C. Gibberellin D. Auxin

Câu 21. Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta có thể sử dụng thuốc mà thành phần chính là

A. Ethylene B. Cytokinin

C. Gibberellin D. Auxin

Câu 22. Muốn kích thích chồi nảy mầm, phát triển chiều cao cây và tạo quả không hạt thì sử
dụng thuốc với thành phần chủ yếu là

A. Ethylene B. Cytokinin

C. Gibberellin D. Auxin

Câu 23. Để thu hoạch quả trong một đợt được chín đồng đều, người ta thường xếp xen kẽ các
quả chín nằm cạnh quả xanh. Đây là ứng dụng sự ảnh hưởng của loại hormone nào?

A. Ethylene B. Cytokinin

C. Gibberellin D. Auxin

Câu 24: Chức năng của Auxin là gì?

A. Ức chế quá trình chín quả

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của rễ bên


C. Kìm hãm sự phát triển của chồi bên

D. Làm đóng khí khổng

Câu 25: Đâu là nhận đúng ĐÚNG về Gibberellin?

A. Ức chế quá trình chín quả

B. Kích thích hạt, củ nảy mầm

C. Là một hormone ức chế

D. Gibberellin vận chuyển một chiều (hướng ngọn)

Câu 26: Đâu là nhận đúng SAI về Cytokinin?

A. Kích thích quá trình phân chia tế bào

B. Kích thích sự phát triển của chồi bêm

C. Làm tăng tốc độ già hóa của mô, cơ quan

D. Phối hợp tác dụng với Auxin

Câu 27: Có bao nhiêu nhận định ĐÚNG về Ethylene?

(1) Kích thích chín trái


(2) Kích thích rụng lá, hoa
(3) Kích thích sự hình thành lông hút và rễ phụ
(4) Được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 28: Điền vào chỗ trống câu trả lời đúng.

Abscisic acid có tác dụng (1) …………. khí khổng, (2) …………. sự nảy mầm của hạt và kích
thích quá trình (3) ………….

A. (1) đóng; (2) ức chế; (3) già hóa mô, cơ quan

B. (1) đóng; (2) ức chế; (3) phát triển chồi bên

C. (1) mở; (2) kích thích; (3) già hóa mô, cơ quan

D. (1) mở; (2) kích thích; (3) phát triển chồi bên
Câu 29: Đây là tác dụng của loại hormone nào?

A. Ethylene B. Cytokinin

C. Gibberellin D. Auxin

Câu 30: Có thể bổ sung hormone nào để khắc phục tình trạng này?

A. Ethylene B. Cytokinin

C. Gibberellin D. Auxin

Câu 31: Điền vào chỗ trống câu trả lời đúng
Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản xuất ra (1) ………………, giúp duy trì ưu thế đỉnh, ức chế
sự phát triển (2) ………………. Hormone này làm chậm (3) …………..nên đối lập lại với tác
dụng của (4) ………………

A. (1) Ethylene; (2) Chồi bên; (3) Chín trái; (4) Auxin

B. (1) Auxin; (2) Chồi bên; (3) Chín trái; (4) Ethylene

C. (1) Auxin; (2) Chín trái (3) Chồi bên; (4) Ethylene

D. (1) Ethylene; (2) Chín trái; (3) Chồi bên; (4) Auxin

Câu 32: Đây là tác dụng của hormone thực vật nào?

A. Auxin

B. Ethylene

C. Cytokinin

D. Abscisic acid

Câu 33: Đây là tác dụng của loại hormone nào?


A. Auxin

B. Ethylene

C. Cytokinin

D. Gibberellin

Câu 34: Đây là tác dụng của loại hormone thực vật nào?

A. Auxin

B. Ethylene

C. Cytokinin

D. Gibberellin
Câu 35: Đây là tác dụng của loại hormone nào?

A. Auxin

B. Ethylene

C. Cytokinin

D. Gibberellin

Câu 36: Xác định tuổi cây dựa trên hình ảnh sau

1 Hình ảnh mặt cắt ngang đoạn thân chính

A. 8 B. 9 C.10 D.11

Câu 37: Có nhiều phương pháp tính tuổi cây. Phương pháp chính xác nhất là:

A. Đo chu vi thân cây


B. Đếm số vòng cành cây

C. Đếm số vòng trên lõi khoan thân cây

D. Đếm số vòng trên mặt cắt thân cây

Câu 38: Nhận định ĐÚNG về thân cây và hiện tượng vòng gỗ của cây hai lá mầm

A. Thân cây lá mầm to ra theo bề ngang là nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

B. Tầng sinh trụ làm cho lớp vỏ dày lên

C. Mùa mưa vòng gỗ sẫm màu, vỏ mỏng hơn mùa khô

D. Tầng sinh vỏ sinh ra một số lớp tế bào mạch gỗ mỗi năm

Câu 39: Tuổi của cây một năm được tính theo

A. Chiều cao của cây

B. Đường kính thân

C. Số lá

D. Đường kính tán lá

Câu 40: Nhận định đúng về hormone ở thực vật là:

A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây

B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây

C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây

D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh, bảo vệ cây

Câu 41: Cho các loại hormone sau:

(1) Auxin
(2) Gibberellin
(3) Ethylene
(4) Cytokinin
(5) Abscisic acid

Những hormone kìm hãm sinh trưởng bao gồm:


A. (1), (4)

B. (2), (4)

C. (3), (4)

D. (3), (5)

Câu 42: Mục đích của phương pháp này là gì?

A. Kích thích quả to nhanh

B. Kích thích quả chín nhanh

C. Kìm hãm sự phát triển của sâu bệnh

D. Hạn chế rụng trái, hư cuống quả

Câu 43: Có bao nhiêu tình huống sau đây có thể ứng dụng tính chất của Auxin:

(1) Phun thuốc cho cây trồng đồng thời diệt cỏ

(2) Đặt trái xanh xen lẫn trái chín

(3) Tỉa ngọn cho cây cà phê

(4) Cây đặt trong buồng tối có thân vươn về phía ánh sáng

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 44: Việc ngắt ngọn khi trồng dưa, cà phê là nhằm mục đích gì?
A. Thúc đẩy sự ra lá, phát triển thân cây

B. Giảm sự thất thoát nước của cây

C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây

D. Giảm thiểu rụng hoa, quả

Câu 45: Có bao nhiêu nhận định SAI về hormone trong các nhận định sau

(1) Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt
động sống của cây.

(2) Cần một lượng lớn hormone để tạo ra sự biến đổi trong cơ thể thực vật

(3) Ethylene và Cytokinin là hai hormone ức chế sự sinh trưởng

(4) Auxin và Gibberellin là hai hormone kích thích sự sinh trưởng

(5) Tính chuyển hóa tương đương với hormone ở động vật bật cao

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 46: Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường:

A. Bón thúc liên tục cho cây.

B. Cắt bỏ hết hoa và lá.

C. Bấm ngọn cho cây.

D. Tỉa cành xấu, cành bị sâu.

Câu 47: Áp dụng biện pháp nào để tăng năng suất cho cây lúa?

A. Bấm ngọn

B. Tỉa cành

C. Kết hợp bấm ngọn + tỉa cành

D. Không áp dụng biện pháp nào trong các biện pháp trên

Câu 48. Auxin được tổng hợp chủ yếu ở vị trí nào?
A. Đỉnh B. Chồi bên C.Lá D.Rễ

Câu 49. Gibberellin được sản xuất chủ yếu ở

A. Đỉnh B. Chồi bên C.Lá và rễ D. Rễ và đỉnh

Câu 50: Là hormone liên quan đến sự “ngủ” của hạt, tích lũy nhiều trong mô cơ quan già.

A. Auxin

B. Gibberellin

C. Abscisic acid

D. Ethylene

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày mục đích và cách làm phương pháp bấm ngọn.

Câu 2. Trình bày mục đích và cách làm phương pháp tỉa cành.

Câu 3: Trình bày một số ứng dụng và hạn chế của việc sử dụng Auxin ngoại sinh trong trồng
trọt.
Câu 4: Cơ sở lý thuyết và mục đích của việc đặt quả xanh xen kẽ quả chín.

Câu 5: Trình bày cách xác định tuổi cây bằng cách đếm số vòng trên mặt cắt ngang thân cây.

Câu 6: Trình bày một ví dụ về ứng dụng của Gibberellin trong trồng trọt hoặc công nghiệp.
Câu 7: Bạn Linh có sở thích trồng hoa hồng nhưng không biết cách cắt tỉa cây. Em hãy hướng
dẫn Linh kỹ thuật cắt tỉa cơ bản để cây ra hoa tốt nhất.

Câu 8: Liệt kê một số loại cây trồng được áp dụng biện pháp bấm ngọn và tỉa cành. Có loài nào
không thể bấm ngọn và tỉa cành không?

Câu 9: Thời điểm bấm ngọn, tỉa cành cho cây lấy quả là khi nào? Vì sao?

Câu 10: Lợi ích của việc bấm đọt lang? Cơ sở lý thuyết của lợi ích đó.
PHẦN 3: ĐÁP ÁN

1. Đáp án trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp A B B C D C A D B A
án

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp A C B C A D B A C D
án

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đáp C C A A B C D A C D
án

Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp B A D D C C D A C A
án

Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

Đáp D B C C B D D A C C
án

HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Thân cây đã mất ngọn 🡪 bấm ngọn

🡪 đáp án A

Câu 2:

Áp dụng phương pháp bấm ngọn cho các các lấy quả như cà chua, bí, mướp, dưa lưới…

Lúa và bắp ngô không cần bấm ngọn.

� Đáp án B

Câu 3:

Bấm ngọn ở vị trí bên trên đốt thân thứ nhất hoặc thứ hai.

� Đáp án B

Câu 4:

Tại vị trí bấm ngọn lần đầu tiên sẽ cho ra hai nhánh lớn nhất 🡪 vị trí 3 và 4.

� Đáp án C

Câu 5:
Vị trí bấm ngọn lần 2 sẽ cho ra hai nhánh nhỏ hơn ở mỗi bên 🡪 vị trí 5 và 6.

� Đáp án D

Câu 6:

Đây là phương pháp tỉa cành, nhằm mục đích tăng sản lượng cây trồng, bỏ đi những lá/cành bị
sâu, giúp cây tăng trưởng nhỏ gọn, dễ quản lý. Được áp dụng ở câ trồng lấy gỗ.

� Đáp án C

Câu 7:

Cắt cành tại vị trí phần tiếp giáp với thân chính, nơi có đốt thân phát sinh cành (2) 1,5 – 2cm.

� Đáp án A

Câu 8:

Các cây lấy trái, lá thì áp dụng biện pháp bấm ngọn: mồng tới, cây đậu

Các cây lấy trái thì áp dụng biện pháp tỉa cành: chanh, bạch đàn.

Mai, đào cũng được áp dụng tỉa cành, không được bấm ngọn.

� Đáp án D

Câu 9:

Bấm ngọn cho cây trồng nhằm mục đích: lấy lá và lấy quả.

Tỉa cành cho cây trồng nhằm mục đích: lấy gỗ và lấy sợi

� Đáp án B

Câu 10:

Đây là kết quả của ứng dụng phương pháp bấm ngọn 🡪 kích thích phát triển chồi bên cho nhiều
hoa hơn.
� Đáp án A

Câu 11:

Cây trúc vẫn có thể dài ra khi ta bấm ngọn vì ngoài mô phân sinh ngọn thì tại mỗi gốc của mỗi
gióng còn có mô phân sinh gióng, giúp cây cao thêm bằng cách tăng độ dài của mỗi gióng.

� Đáp án A

Câu 12:

Một số loại cây như lúa, ngô/bắp, đay, xoan thì không bấm ngọn.

� Đáp án C

Câu 13:

Bấm ngọn trước khi ra hoa nhầm giúp chồi bên phát triển, tăng số lượng hoa trổ và tăng năng
suất cây trồng.

� Đáp án B

Câu 14:

Cây gai cần lấy sợi nên tạo điều kiện cho thân phát triển, nếu bấm ngọn cây sẽ không cao lên
được.

� Đáp án C

Câu 15:

Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí…) dài ra rất nhanh.

Các những cây thân gỗ như cam, chanh, bạch đàn có quá trình sinh trưởng, phát triển phức tạp
hơn, đặc biệt là cấu trúc thân bằng gỗ nên quá trình dài ra sẽ lâu hơn nhưng bền vững hơn.

� Đáp án A

Câu 16:
Cây lấy gỗ cần phát triển chiều cao của thân. Nếu bấm ngọn thì thân khó có thể cao lên được 🡪
không được bấm ngọn.

� Đáp án D

Câu 17:

Không bấm ngọn cho các loài cây cần lấy thân, lấy gỗ, cần phát triển chiều cao như mía, xà
cừ, bưởi.
Các cây thân thảo như bí đao, khoai lang có thể bấm ngọn.
� Đáp án B

Câu 18:

Alpha – NAA như một auxin ngoại sinh giúp thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây. Auxin
làm chậm quá trình chín quả và có tác dụng tùy thuộc vào loại cây trồng, hiện được sử dụng rộng
rãi trong trồng trọt.

� Đáp án A

Câu 19:

Alpha – NAA là một Auxin ngoại sinh. Tác dụng: ức chế, giảm thiểu sự rụng hoa, lá, quả; làm
chậm quá trình chín trái; kích thích sự phát triển, phân chia của tế bào ở rễ cây; kìm chế sự phát
triển chồi bên và sự già hóa của mô, cơ quan.

� Đáp án C

Câu 20:

Một số loại Auxin tổng hợp như 2,4 – D, 2, 4, 5 – T khi sử dụng ở nồng độ cao có tác dụng diệt
cỏ hữu hiệu.

� Đáp án D

Câu 21:

Auxin được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm


� Đáp án D

Câu 22:

Gibberellin được dùng để kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ (khoai tây); kích thích sinh
trưởng chiều cao của cây (cây lấy sợi,…) ; tạo quả không hạt.

� Đáp án C

Câu 23:

Đây là tác dụng thúc đẩy quá trình chín trái của Ethylene. Trái chín giải phóng ra nhiều
Ethylenen giúp thúc đẩy sự chín trái của các trái bên cạnh.

� Đáp án A

Câu 24:

Auxin làm ức chế sự chín của quả, ức chế phát triển chồi bên do tính ưu thế đỉnh, thúc đẩy sự
phát triển của rễ bên. Gibberellin làm đóng khí khổng.

� Đáp án A

Câu 25:

Gibberellin kìm hãm quá trình chín quả, “đánh thức” hạt/củ nảy mầm. Gibberellin là một loại
hormone kích thích, được vận chuyển hai chiều (hướng ngọn và hướng rễ).

� Đáp án B

Câu 26:

Cytokinin giàm chậm quá trình già hóa của mô, cơ quan, làm trẻ hóa cây.

� Đáp án C

Câu 27:
Ethylene thúc đẩy quá trình chín trái; làm rụng hoa, lá; thúc đẩy sự hình thành lông hút, rễ
phụ, mô phân sinh, mấu, mắt…; được áp dụng phổ biến giúp trái cây chín nhanh khi đặt
những trái chính gần trái sống.

� Đáp án D

Câu 28:

Abscisic acid có tác dụng đóng khí khổng, ức chế sự nảy mầm của hạt và kích thích quá trình
già hóa mô, cơ quan.

� Đáp án A

Câu 29:

Giberellin có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt.

� Đáp án C

Câu 30:

Auxin có tác dụng làm chậm quá trình chín trái, giảm rụng hoa, giảm rụng trái nên cần bổ sung
Auxin để khắc phục tình trạng này.

� Đáp án D.

Câu 31:

Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản xuất ra Auxin, giúp duy trì ưu thế đỉnh, ức chế sự phát triển
chồi bên. Hormone này làm chậm chín trái nên đối lập lại với tác dụng của Ethylene.

� Đáp án B

Câu 32:

Auxin được ứng dụng phun nhằm thúc đẩy tạo quả không hạt.

🡪 đáp án A

Câu 33: Gibberelin được dùng để kích thích sinh trưởng chiều cao của cây.
� Đáp án D

Câu 34:

Gibberellin giúp phá bỏ trạng thái ngủ của hạt.

🡪 đáp án D

Câu 35:

Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.

� Đáp án C

Câu 36:

Cách xác định tuổi cây: đến số vòng tròn đồng tâm trên mặt cắt ngang thân cây. Tổng số là 10.

� Đáp án C

Câu 37:

Phương pháp tính tuổi cây chính xác nhất là đếm số vòng trên mặt cắt ngang của thân cây.

� Đáp án D

Câu 38:

Tầng vỏ làm cho lớp vỏ dày lên 🡪 câu B sai

Mùa mưa cây sinh trưởng, phát triển tốt 🡪 vòng gỗ sáng màu và dày hơn 🡪 câu C sai

Tầng sinh trụ sinh ra một số lớp tế bào mạch gỗ mỗi năm 🡪 câu D sai

� Đáp án A

Câu 39:
Tuổi của cây một năm được tính bằng số lá trên cây.

Tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân

� Đáp án C

Câu 40:

Hormone thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động
của cây.

� Đáp án A

Câu 41:

Có hai loại hormone kìm hãm sự sinh trưởng là Ethylene và Abscisic acid

Các loại hormone kích thích sinh trưởng: Auxin, Gibberellin, Cytokinin

� Đáp án D

Câu 42:

Trái chín giải phóng ra nhiều Ethylene 🡪 kích thích sự chín quả của những quả chuối xanh bên
cạnh.

� Đáp án B

Câu 43:

Vai trò của Auxin:

- Ở nồng độ cao có thể làm chết cỏ


- Bấm ngọn làm mất ưu thế đỉnh, giúp chồi bên phát triển mạnh hơn 🡪 áp dụng trong cây
trồng thu hoạch lá, quả.
- Có tính hướng động (tính hướng sáng), kích thích tế bào phía bên tối phân chia nhanh
hơn bên sáng 🡪 thân cây phát triển về phía nguồn sáng

� Đáp án C
Câu 44:

Các cây đậu, cafe là các cây trồng để lấy hạt chứ không phải để lấy thân hay lá. Do đó, việc ngắt
ngọn khiến cho thân cây không dài ra nữa, để tập trung chất dinh dưỡng cho việc kết hoa, tạo
hạt, giúp nâng cao năng suất.

� Đáp án C

Câu 45:

Các nhận định sai:

(2) Cần một lượng lớn hormone để tạo ra sự biến đổi trong cơ thể thực vật 🡪 cần một lượng nhỏ

(3) Ethylene và Cytokinin là hai hormone ức chế sự sinh trưởng 🡪 Ethylene là hormone ức chế

(5) Tính chuyển hóa tương đương với hormone ở động vật bật cao 🡪 tính chuyển hóa của
hormone thực vật thấp hơn

🡪 đáp án B

Câu 46:

Trong trồng trọt, người ta thường cắt tỉa bỏ các cành xấu, bị sâu mà không bấm ngọn để tập
trung chất dinh dưỡng vào thân chính, để cây mọc cao và cho gỗ tốt, sợi tốt.

🡪 Đáp án D

Câu 47:

Một số loại cây như lúa, ngô/bắp, đay, xoan thì không bấm ngọn hay tỉa cành

� Đáp án D

Câu 48:

Auxin được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh sinh trưởng ngọn, sau đó được vận chuyển đến các bộ
phận khác của cây theo hương rễ.

� Đáp án A
Câu 49:

Trong cây, Gibberellin được sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi
đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh
trưởng.

� Đáp án C

Câu 50:

Abscisic acid liên quan đến hoạt động ngủ của hạt, củ; tích lũy nhiều trong mô già, thúc đẩy
quá trình già hóa của cây.

🡪 đáp án C

2. Đáp án tự luận
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày mục đích và cách làm phương pháp bấm ngọn.

Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh
dưỡng vào phát triển chồi nách. Thường những loài cây lấy lá, hoa, quả thì áp dụng biện pháp
này.

Các bước thực hành:

Bước 1: đánh dấu vị trí bấm ngọn: phía trên đốt thân thứ nhất hoặc thứ 2

Bước 2: bấm/cắt bỏ tại vị trí đánh dấu

Bước 3: quan sát sự phân cành sau 2 – 3 tuần

Câu 2. Trình bày mục đích và cách làm phương pháp tỉa cành.

Người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để bỏ đi những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh
dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân
to, gỗ tốt hơn.

Các bước thực hành:


Bước 1: đánh dấu vị trí tỉa cành

Bước 2: cắt cành tại vị trí tiếp giáp với thân chính, nơi có đốt thân phát sinh cành khoảng 1,5 – 2
cm

Bước 3: vệ sinh vết cắt và quan sát kết quả sau 2 – 4 tuần

Câu 3: Trình bày một số ứng dụng và hạn chế của việc sử dụng Auxin ngoại sinh trong trồng
trọt.

Ưu điểm:

- Ứng dụng auxin tăng đậu quả, sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt

- Giảm thiểu rụng quả và hoa

- Kéo dài quá trình chín quả

- Diệt trừ cỏ dại khi sử dụng ở nồng độ cao

Nhược điểm:

- Nếu kích thích với hàm lượng quá cao và tác dụng quá mạnh sẽ gây ra tình trạng ức chế
ngược trên cây trồng 🡪 trở thành chất ức chế.
- Có hại cho sức khỏe khi tiếp xúc trong thời gian dài

Câu 4: Cơ sở lý thuyết và mục đích của việc đặt quả xanh xen kẽ quả chín.

Trái chín giải phóng ra nhiều Ethylene giúp thúc đẩy sự chín trái của các trái bên cạnh. Từ đó,
việc làm này giúp trái chín nhanh hơn, chín đồng đều mà không cần sử dụng hóa chất.

Câu 5: Trình bày cách xác định tuổi cây bằng cách đếm số vòng trên mặt cắt ngang thân cây.

Các bước thực hành tính tuổi cây:

Bước 1: Chà mịn mặt cắt của đoạn thân hoặc miếng gỗ bằng giấy nhám, có thể xịt thêm nước để
dễ quan sát.

Bước 2: Xác định lõi của thân, tức vòng tròn nhỏ nhất nằm ở trung tâm của mặt cắt thân cây.

Bước 3: Đếm số vòng tối màu đầu tiên xung quanh lõi đến vòng tối cuối cùng sát với phần vỏ
cây. Ghi lại số vòng tròn màu tối đếm được, đó chính là tuổi của cây đang nghiên cứu.

Có thể sử dụng kính lúp để quan sát rõ hơn và nên sử dụng bút chì ghi lại thứ tự các vòng tròn
khi đếm để tránh nhầm lẫn.
Câu 6. Trình bày một số ứng dụng của Gibberellin trong trồng trọt hoặc công nghiệp.

Gibberellin được dùng để kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ (khoai tây); kích thích sinh
trưởng chiều cao của cây (cây lấy sợi, cây lấy gỗ); tăng tốc độ phân giải tinh bột (ứng dụng sản
xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống).

Ứng dụng của Gibberellin làm tăng chiều cao của cây

Câu 7. Bạn Linh có sở thích trồng hoa hồng nhưng không biết cách cắt tỉa cây. Em hãy hướng
dẫn Linh kỹ thuật cắt tỉa cơ bản để cây ra hoa tốt nhất.

- Tiến hành tỉa mở ở bên trên tán để tạo độ thông thoáng và tăng ánh sáng.
- Cắt cành dùng kéo bén để tránh cành bị dập nát ở vết cắt.
- Cắt tỉa những cành nhỏ.
- Những cành khỏe và dài thì cắt 1/3 chiều dài cành, đảm bảo cân đối giữa các cành hồng
với nhau.
- Tỉa bỏ những hoa tàn trên cành, cành bị sâu.
- Bôi keo liền sẹo lên vết cắt của các cành cây đã được tỉa để giúp côn trùng và sâu bệnh
không tấn công cây qua vết cắt.

Câu 8: Liệt kê một số loại cây trồng được áp dụng biện pháp bấm ngọn và tỉa cành. Có loài nào
không thể bấm ngọn và tỉa cành không?

Bấm ngọn: mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa
quả nhiều hơn. Các cây đậu, cà chua, cà phê… được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tỉa cành cho cây lấy gỗ như xà cừ, bạch đàn, phi lao…,cây lấy sợi như đay.

Lúa, ngô, xoan,… không bấm ngọn và tỉa cành.


Câu 9: Thời điểm bấm ngọn, tỉa cành cho cây lấy quả là khi nào? Vì sao?

Nên bấm ngọn tỉa cành khi cây trưởng thành nhằm kiềm chế sự phát triển của cành, lá, tập trung
chất dinh dưỡng vào các sản phẩm mục tiêu (hoa, quả,...)

Câu 10: Lợi ích của việc bấm đọt lang? Cơ sở lý thuyết của lợi ích đó.

Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung
chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách và các bộ phận khác.

Khi trồng khoai, người ta thường cắt ngọn để các chất dinh dưỡng tập trung vào phần củ (rễ) và
làm tăng năng suất khoai.

You might also like