You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH PHƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


TS. Nguyễn Thanh Hải Nguyễn Thị Hương Duyên
Mã sinh viên: 20D100291
Lớp hành chính: K56A5

Hà Nội, Năm 2023


2

TÓM LƯỢC

Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp khá non trẻ của Việt Nam
nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh. Trong thời ký hội nhập quốc tế sâu rộng và môi
trường cạnh tranh trở nên ngành càng diễn ra mạnh mẽ như hiện này, mỗi doanh
nghiệp Việt Nam nói chung, và doanh nghiệp trong ngành nói riêng cần tích cực hơn
nữa để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Công ty TNHH Minh Phương trải qua 8
năm hình thành và phát triển trong ngành sản xuất sản phẩm nhựa, Công ty vẫn luôn
cố gắng khẳng định vị trí của mình và tìm được chỗ đứng trong lĩnh vực tại khu vực.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu Công ty, em đã nắm bắt được một số thực
trạng về hoạt động kinh doanh của Công ty. Dưới sự hướng dấn của Giảng viên TS.
Nguyễn Thanh Hải, em đã hoàn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp cuả mình:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh Phương”.
Qua quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận, em càng nhận thức được rõ
hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cả các doanh nghiệp nói
chung và Công ty TNHH Minh Phương nói riêng. Dựa trên tình hình thực tế của Công
ty, kết hợp với những kiến thức chuyên môn, chuyên ngành đã học, cùng với sự dẫn
dắt tận tình của Giảng viên hướng dẫn, kết quả đạt được của bài khóa luận bao gồm:
Thứ nhất: Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, bao gồm: các khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH Minh Phương, từ đó rút ra những điểm mạnh, hạn chế và chỉ rõ ra nguyên nhân
của những hạn chế đó.
Thứ ba: Trên cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách
quan về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh Phương để đưa ra
các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
Các kết quả trên đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính khách quan, trung thực.
Vì còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, thời gian, cùng với kiến thức thực tiễn
chưa chuyên sâu nên bài khóa luận còn tồn tại nhiều thiếu sót. Em rất mong được thầy
cô góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
4

ĐỀ CƯƠNG
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NĂNG LỰC CẠNH


TRANH CỦA DN
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.3. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh

1.2. Phân định nội dung nghiên cứu


1.2.1. Các nội dung lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.2. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHƯƠNG
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Minh Phương
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp
2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
5

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban


2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây

2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
Minh Phương
2.2.1. Thực trạng các yếu tố chủ yếu cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty
2.2.2. Thực trạng về việc sử dụng các công cụ cạnh tranh của Công ty
2.2.3. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới năng lực cạnh tranh của
Công ty

2.3. Các kết luận về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh
Phương
2.3.1. Những thành công đã đạt được
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC


CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHƯƠNG
3.1. Dự báo về môi trường kinh doanh và định hướng cạnh tranh của Công ty
TNHH
Minh Phương trong thời gian tới
3.1.1. Dự báo về môi trường kinh doanh trong 3 năm tiếp theo
3.1.2. Những định hướng hoạt động của doanh nghiệp

3.2. Quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu


3.3.1. Các đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh
Phương
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh
luôn là vấn đề cấp thiết quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, cạnh tranh là động
lực giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Dưới sức ép của công nghệ ngày càng
hiện đại, thiết bị sản xuất, phương thức quản lý ngày càng được quy chuẩn và tiên tiến,
mục tiêu kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp hướng tới là nâng cao chất lượng sản phẩm
và hạ giá thành. Do đó, việc quan tâm đến nâng cao khả năng cạnh tranh trong mỗi
doanh nghiệp là xu thế tất yếu nhằm nâng cao vị thế của mình so với đối thủ cạnh
tranh. Mỗi doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nẳng lực
cạnh tranh của mình. Có năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển
không ngừng trên thị trường.
Việc Việt Nam không ngừng gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên
thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp
trong nước, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng hơn trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình.
Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp khá non trẻ của Việt Nam
nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh. Cho đến nay ngành này đã có hơn 4.000 doanh
nghiệp trong đó hơn 99% là doanh nghiệp tư nhân, tập trung chủ yếu ở khu vực miền
Nam (chiếm tới trên 80% số doanh nghiệp nhựa cả nước) do đây là khu vực tập trung
nhiều khu công nghiệp chế biến là đầu ra của các sản phẩm nhựa bao bì. Đa số các
doanh nghiệp ngành nhựa là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có tới hơn 90% doanh
nghiệp nhựa Việt Nam làm gia công cho nước ngoài mà chưa xây dựng được thương
hiệu riêng của mình. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam
nhìn chung vẫn còn thấp do chủ yếu có quy mô nhỏ và trình độ công nghệ hạn chế.
Công ty TNHH Minh Phương là một công ty đã hoạt động 8 năm trong ngành
sản xuất sản phẩm nhựa. Công ty đã có cho mình một tập khách hàng nhất định và
trung thành, đội ngũ nhân viên gắn bó lâu năm, khẳng định được chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, và đang trên đà phát triển ổn định. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn tồn tại cho
mình những hạn chế liên quan đến chính sách marketing, một số tồn tại trong việc
quản lý và chăm sóc khách hàng, thị phần nhỏ và chưa có chiến lược mở rộng thị
8

trường… Dưới sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty TNHH Minh Phương cần
khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa những lợi thế cạnh tranh đang có.
Trước những nhu cầu cần thiết hiện tại đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH Minh Phương” có ý nghĩa thiết thực cả về lý thuyết và
thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, chính vì vậy, đây luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu, các nhà
quản trị doanh nghiệp quan tâm. Hiên nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học
liên quan đến đề tài này.
2.1. Tình hình nghiên cứu về đề tài có liên quan trên thế giới
(1) Wongsansukcharoen, J., & Thaweepaiboonwong, J. (2023). Effect of
innovations in human resource practices, innovation capabilities, and competitive
advantage on small and medium enterprises’ performance in Thailand. European
Research on Management and Business Economics.
Nghiên cứu này xem xét hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
bán buôn và bán lẻ ở Thái Lan, những doanh nghiệp đang tích hợp đổi mới trong thực
tiễn nguồn nhân lực, khả năng đổi mới và lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu tìm thấy mối
quan hệ đáng kể giữa đổi mới trong thực tiễn nguồn nhân lực, khả năng đổi mới, lợi
thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các yếu tố
thành công quan trọng của đổi mới trong thực tiễn nguồn nhân lực ảnh hưởng gián tiếp
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc điều hòa năng
lực đổi mới và lợi thế cạnh tranh. Những kết quả này giúp phát triển hiệu quả hoạt
động kinh doanh và lâu dài, vì các yếu tố nguồn nhân lực thiết yếu và thực tiễn về
năng lực đổi mới của ngành cực kỳ cạnh tranh hiện nay sẽ tăng cường cùng với kỷ
nguyên gián đoạn kỹ thuật số.
(2) Bell, J., Mondliwa, P., & Nyamwena, J. (2019), Technological change and
productive capabilities in the plastics industry, CCRED Working Paper 2/2019.
Nghiên cứu đã đánh giá cách thức ứng dụng các công nghệ công nghiệp 4.0 có
thể cải thiện năng lực cạnh tranh trong các phân khúc chính của ngành nhựa; khái quát
lại những khảo sát và phỏng vấn các công ty trong ngành nhựa kỹ thuật ô tô, đồ gia
9

dụng và sản phẩm xây dựng. Qua các cuộc khảo sát, nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá
các công nghệ khác nhau góp phần thay đổi hiệu suất và hiệu quả sản xuất cũng như
các yếu tố hỗ trợ việc áp dụng công nghệ mới.
(3) Sudirjo, F. (2023). Marketing Strategy in Improving Product Competitiveness
in the Global Market. Journal of Contemporary Administration and Management
(ADMAN).
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra các chiến lược tiếp thị trong việc nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường toàn cầu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy thị trường toàn cầu mang lại cơ hội lớn cho các công ty đạt được sự tăng
trưởng và thành công ở cấp độ quốc tế. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt và diễn biến
phức tạp của thị trường cũng đòi hỏi các công ty phải có chiến lược tiếp thị đúng đắn.

2.2. Tình hình nghiên cứu về đề tài có liên quan ở Việt Nam
(1) PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp thuộc Vinatex trong hoạt động xuất nhập khẩu, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Thương Mại.
Đề tài tập trung nghiên cứu, xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
may mặc Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó đưa ra các giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc trong giai
đoạn 2015, tầm nhìn 2020. Đồng thời, rút ra những bài học cho việc đưa ra các giải
pháp trên. Bài đã nêu ra được chính xác thực trạng về tình hình cạnh tranh của ngành
may mặc vì vậy bài nghiên cứu khoa học này được đánh giá cao. Các giải pháp đưa ra
cũng khá phù hợp trong thời điểm đó. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại thì việc áp dụng
thực thi vẫn chưa được khả quan.
(2) TS. Phan Ánh Hè & ThS. Nguyễn Tuyết Nhung (2014), Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế, NXB Bộ Công Thương.
Nghiên cứu này đưa ra những phân tích, đánh giá khách quan về vai trò và
những hạn chế trong năng lực cạnh ytanh của doanh nghiệp hiện nay, nhằm giúp
doanh nghiệp năng cao nhận thức về vai trò và nhiệm vụ của mình đối với sự phát
triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới; từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp xây
dựng một chương trình toàn diện và rộng khắp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp
ứng yêu cầu tất yếu của xu thế phát triển mới.
10

(3) Trần Hoàng Nguyên (2014), Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa (Nghiên cứu trường hợp
các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội nhữa Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn thạc sĩ,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận văn đã khái quát khá rõ về tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa Thành phố Hồ Chí Minh về quy
mô, cơ cấu ngành nghề, thị trường tiêu thị, cơ cấu hoạt động của bộ phận R&D tại các
doanh nghiệp, mối qua tâm của các doanh nghiệp với thông tin KH&CN và sự sẵn
sàng liên kết, chia sẻ thông tin KH&CN của các doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng
đã trình bày chi tiết về cơ chế thực hiện liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhữa Thành phố Hồ Chí
Minh.
(4) Cao Thị Thương (2021), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sản
xuất, thương mại và dịch vụ Phúc Thịnh, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học
Thương mại.
Bài khóa luận đã đưa ra các lý thuyết về năng lưc cạnh tranh, đánh giá thực
trạng lợi thế cạnh tranh tại doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một số giải pháp đề xuất
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
(5) Nguyễn Thị Huyền Trang (2022), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
tại Công ty TNHH AP Systems Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học
Thương mại.
Bài khóa luận đã đưa ra đầy đủ các nội dung lý thuyết về năng lực cạnh tranh,
phân tích rõ ràng các thông tin thu thập được, thực trạng và các vấn đề tồn tại trong
doanh nghiệp, cuối cùng đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty AP Systems Việt Nam.
Trên đây là một số đề tài tham khảo mà em được biết liên quan đến linh vực
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên
đều được thực hiện khá kỹ lưỡng. Các đề tài này đã hệ thống hóa được một số vấn đề
lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phân tích thực trạng
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đó, cũng như đưa ra giải pháp giải quyết cho
vấn đề tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nền kinh tế luôn biến động và phát triển không
ngừng, do đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng gặp phải
11

những vấn đề mới cần nghiên cứu và xử lý. Công ty TNHH Minh Phương vẫn chưa có
công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về đề tài liên quan đến Nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty và đây là công trình nghiên cứu đầu tiên được đưa vào
nghiên cứu tại Trường Đại học Thương mại. Do vậy, đề tài nghiên cứu về “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Phương” có tính mới và
không bị trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trước đây.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH Minh Phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (Mục tiêu cụ thể)
Một là: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của
doanh nghệp, bao gồm: các khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh.
Hai là: Phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của Công ty TNHH Minh Phương, từ đó rút ra những thành công, hạn chế
và chỉ rõ ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Ba là: Đưa ra các định hướng, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho công ty, giải quyết được hạn chế còn tồn tại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH Minh Phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu dữ liệu trong 3 năm từ năm 2020 đến năm 2022 và đề xuất giải
pháp trong thời gian 5 năm 2023 - 2027.
 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Minh Phương
 Phạm vi về nội dung
12

Đưa ra một số lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, thực trạng
cạnh tranh trên thị trường và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH Minh Phương.

5. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp thu thập dữ liệu và
phương pháp phân tích dữ liệu để tìm hiểu một cách cụ thể chính xác và đầy đủ để
hiểu rõ về công ty, qua đó nhận diện và đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh. Cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp phân tích dữ liệu
Có hai phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và
phương pháp thu thập dữ liệu thứu cấp
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là thu thập dữ liệu chưa qua xử lý và
không có sẵn. Chính vì vậy, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để
thu thập được thông tin này.
 Phương pháp phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn ban quản trị cấp cao, cụ thể là
Giám đốc của Công ty TNHH Minh Phương
- Nội dung phỏng vấn: sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn với nội dung về nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh Phương các vấn đề về nâng cao
nặng lực cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh của công ty.
- Mục đích phỏng vấn: Giúp tìm ra các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, thu thập những điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp, đồng thời
thu thập quan điểm giải quyết của ban lãnh đạo công ty trong vấn đề nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty.
 Phương pháp điều tra bằng phiếu trắc nghiệm
- Cách thức tiến hành: Điều tra theo phương pháp phát phiếu online.
- Đối tượng điều tra: Các trưởng phòng ban và những nhân viên làm trong Công
ty TNHH Minh Phương.
- Nội dung điều tra: Các vấn đề xoay quanh các yếu tố cấu thành nên năng lực
cạnh tranh của công ty.
13

- Mục đích của phiếu điều tra: thu thập thông tin về thực trạng năng lực cạnh
tranh nguồn của công ty dưới góc độ đánh giá của nhân viên công ty.
- Thời gian phát phiếu: 1/11 - 2/11/2021
- Số phiếu: 10
Trên cơ sở cấu thành năng lực cạnh tranh thu được từ phỏng vấn và điều tra
đánh giá và xếp loại khả năng đáp ứng của công ty và các đối thủ cạnh tranh. Thu
được thông tin từ phỏng vấn và điều tra có thể nhận diện được năng lực cạnh tranh của
công ty.

5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã có sẵn hoặc là các
kết quả nghiên cứu đã có từ trước được tập hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Dựa trên kết quả, có cái nhìn tổng quan về vị thế của công ty trên thị trường, các thuận
lợi, hạn chế và môi trường tác động của công ty.
 Các nguồn dữ liệu thứ cấp cơ bản:
- Nguồn nội bộ:
Các báo cáo chức năng khác nhau trong công ty (báo cáo về chi phí, báo cáo về
doanh thu, báo cáo kết quả kinh doanh,...) của các phòng ban: phòng nhân sự, phòng
hành chính, phòng kinh doạnh, phòng kế toán,...
- Nguồn bên ngoài
Cơ quan thống kê và quản lý nhà nước: các tổ chức hiệp hội, sách, tạp chí học
thuật chuyên ngành, luận văn khóa luận, các phương tiện truyền thông (internet, bách
khoa mở,...).
 Các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thư viện
- Các trung tâm học liệu

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu


Phương pháp phân tích dữ liệu là quá trình tính toán các thông tin, số liệu đã
thu thập được, sử dụng ứng dụng phần mềm excel để thông kê dữ liệu trên phiếu điều
tra. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
14

đối chứng để đưa ra các kết luận chính xác về thực trạng năng lực cạnh tranh của công
ty từ các thông tin đã thu thập được.

6. Kết cấu bài khóa luận


Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ
đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, các phụ lục và phần mở đầu, nội dung khóa luận bao
gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh
Phương.
Chương 3: Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH Minh Phương.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NĂNG LỰC CẠNH


TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHƯƠNG
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh ra đời từ khi nền kinh tế thị trường xuất hiện. Trong lịch
sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh
tranh.
Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng la tinh với nghĩa chủ yếu là sự
đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị
nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường,
quan hệ ganh đua xảy ra giữa chủ thể cung (người mua) và chủ thể cẩu (người bán).
Cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau và được liên kết với nhau bằng cả giá thị
trường.
Cạnh tranh được định nghĩa theo nhiều cách rõ ràng hơn trong tư điển và góc
nhìn của các nhà kinh tế học, có thể biết đến như sau:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đấu giữa
15

những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, giữa các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều
kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Theo M.Porter thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh
là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh
nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong
ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Michael
Porter (1998), Chiến lược cạnh tranh.
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà
tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để
thu hút được lợi nhuận siêu ngạch”.
Như vậy, qua các khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ dưới
góc độ kinh tế là: “Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế
ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận
lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh là sự
tranh giành về lợi ích kinh doanh giữa các chủ thể khi tham gia thị trường”.

1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Việt (2015):
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là những năng lực doanh nghiệp thực hiện
đặc biệt tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà các đối thủ cạnh
tranh không hề dễ dàng thích ứng hoặc sao chép”.“Năng lực thể hiện khả năng sử
dụng các nguồn lực, đã được liên kết một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn”.
Về năng lực cạnh tranh, có một số cách định nghĩa như sau:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả
năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả
giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu
thụ”.
Trong tác phẩm The Competitive Advantage of Nations, (Lợi thế cạnh tranh
của quốc gia), Michael Porter cũng thừa nhận, không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt
16

đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ông, “Để có thể cạnh tranh thành công,
các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi
phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được mức
giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày
càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những
hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao
Từ những nhận định về năng lực cạnh tranh, khóa luận sử dụng cách hiệu như
sau: . “Năng lực cạnh tranh là tiêu chí thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh
doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các
doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài nhằm thu được lợi ích ngày càng
cao”.

1.1.3. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh
Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cần có để tạo động lực phát triển, đi lên cho chủ
thể trong các lĩnh vực khác nhau.

1.1.3.1. Mặt tích cực của cạnh tranh

Xét trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, có vai trò quan
trọng trong nền sản xuất hàng hóa và các nền sản xuất kinh doanh khác. Cạnh tranh
không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố điều tiết hệ
thống thị trường, khiến cho các mối quan hệ xã hội trở nên lành mạnh hơn. Chính yếu
tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo, đổi mới trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn tài
nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
Xét về tầm vi mô, cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm
có chất lượng tốt hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, đối với
người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những
sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng các yêu cầu
của người tiêu dùng trong xã hội.

1.1.3.2. Mặt tiêu cực của cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh.
Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề. Rất
17

nhiều người không áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt những vấn
đề tiêu cực. Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải,
từ đó, gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo
một cách mạnh mẽ. Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh
trong kinh doanh, rất nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá
nhân một cách bất hợp pháp.

1.1.3.3. Đối với doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh có những vai trò sau:

 Được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn.
 Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực
cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên
cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản
xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó.
 Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp
ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.

1.1.3.4. Đối với người tiêu dùng

Hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong
phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối
với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:

 Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù
hợp với túi tiền và sở thích của mình.
 Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn
ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm
nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
18

1.1.3.5. Đối với nền kinh tế

Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh
đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:

 Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị
trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh
doanh.
 Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công
lao động xã hội ngày càng xâu sắc.
 Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao
chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
 Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị
trường nước ngoài.
 Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được
những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.

Vì vậy việc phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của
cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung
của toàn bộ cá nhân.

1.2. Phân định nội dung nghiên cứu


1.2.1. Các nội dung lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1. Nguồn lực tài chính
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi
dào luôn đảm bảo huy động được nguồn vốn trong những trường hợp cần thiết và phải
sử dụng vốn có hiệu quả và rõ ràng. Nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đầu tư,
đổi mới công nghệ, chính sách đãi ngộ và các hoạt động nghiên cứu thị trường. Quy
mô vốn tự có phụ thuộc vào sự tích luỹ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận để tái
đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ cao và quy mô vốn tự có sẽ tăng. Doanh nghiệp có
quy mô vốn tự có cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính và có
19

được lòng tin của nhà cung ứng, khách hàng. Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn tự có,
doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn để đáp ứng các yêu cầu về vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Khả năng huy động vốn phụ thuộc vào mối quan hệ
của doanh nghiệp với bên cung cấp vốn và sự phát triển của thị trường tài chính. Nếu
thị trường tài chính phát triển mạnh, doanh nghiệp sẽ có nhiều kênh huy động vốn với
những công cụ phong phú, từ đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp.
1.2.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất bao gồm mọi trang thiết bị, máy móc, xưởng, nhà kho của doanh
nghiệp. Đây là yếu tố quyết định đến năng suất công việc, đảm bảo năng lực cạnh
tranh bởi nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt, doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao. Đồng thời, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Để đánh giá năng lực của yếu tố này, người ta có thể
dựa vào các đặc tính như tính hiện đại (thể hiện ở năm sản xuất, công nghệ thiết kế),
tính hiệu quả (máy móc, thiết bị có thể phục vụ thực hiện hay không), tính đồng bộ
(đảm bảo sự phù hợp giữa công nghệ, thiết bị với phương pháp sản xuất, chất lượng và
yêu cầu của sản phẩm), tính đổi mới (thích ứng được với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của từng phương án kinh doanh, từng giai đoạn kinh doanh).
1.2.1.3. Nguồn nhân lực
Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành
công. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định ưu thế cạnh tranh đặc biệt là đối với các 13
doanh nghiệp thương mại, nó sẽ quyết định tới việc cung ứng các dịch vụ cho khách
hàng có hiệu quả hay không. Nguồn lực về con người được thể hiện qua số lượng và
chất lượng lao động như trình độ học vấn, trình độ tay nghề, sức khỏe, kinh nghiệm,...
Doanh nghiệp nào có được tiềm lực về con người như có đội ngũ lao động trung thành,
trình độ chuyên môn cao, doanh nghiệp đó có thể cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, tăng năng suất lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đây là nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo cho mọi tổ chức, doanh
nghiệp. Trong dài hạn, yếu tố này có tính quyết định trong mọi hoạt động của doanh
nghiệp, phải được đầu tư một cách đầy đủ và đúng mức. Để có được nguồn nhân lực
chất lượng cao, doanh nghiệp cần chú ý đến việc tổ chức bộ máy hợp lý, chú trọng
công tác đào tạo nhân lực
20

1.2.1.2. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp


1.2.2.1. Cạnh tranh bằng giá
Giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa mà người bán hay doanh
nghiệp có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hóa đó trên thị
trường. Giá cả của một sản phẩm trên thị trường phụ thuộc vào các yếu tố như chi phí
sản xuất, chi phí bán hàng, quan hệ cung cầu, cường độ cạnh tranh trên thị trường,
chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước.
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá
bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua sự thoả thuận giữa người
mua và người bán, giá cả được chấp thuận là giá cả mà người mua và người bán đều
thấy có lợi. Tùy trong từng giai đoạn, từng trường hợp mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn
chính sách giá cho phù hợp. Khi xây dựng chính sách về giá, doanh nghiệp có thể sử
dụng các chính sách giá như: chính sách xây dựng giá bán cao, chính sách xây dựng
giá bán thấp, chính sách bán phá giá, chính sách phân biệt giá hoặc chính sách ổn định
giá để tận dụng các cơ hội, đáp ứng với nhu cầu thị trường và phù hợp với mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện
nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt
khác nhau: các chỉ tiêu quy định, hình dạng, màu sắc với mỗi loại sản phẩm khác
nhau. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh
nghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh. Nói một cách khác, chất lượng
sản phẩm quyết định tới vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm
là căn cứ để khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo nhà kinh tế học Michael Porter, năng lực cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản đó là phân biệt hoá sản phẩm (chất
lượng) và chi phí thấp. Bên cạnh đó, khi Việt Nam tham gia vào các Tổ chức Thương
mại Quốc tế như WTO, FTA, các nước thành viên đang dần tạo điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế bằng cách tháo gỡ các rào cản về thuế quan cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu nên cơ hội kinh doanh được mở ra nhiều hơn bao giờ hết. Việc các doanh
nghiệp đầu tư vào chất lượng sản phẩm sẽ không chỉ đảm bảo cạnh tranh giành phần
21

thắng lớn đối với các doanh nghiệp khác trong nước mà còn đem sản phẩm của mình
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.2.2.3. Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho
khách hàng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về
thời gian và địa điểm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hiện nay các doanh
nghiệp sử dụng nhiều hình thức khác nhau để phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng
nhưng về lý thuyết có 3 loại kênh phân phối cơ bản là:
- Kênh phân phối trực tiếp: Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản
xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không qua bất kỳ một trung gian nào.
- Kênh phân phối gián tiếp: là loại kênh giữa người sản xuất và người tiêu dùng
xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hóa.
- Kênh phân phối hỗn hợp: Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh
nghiệp sử dụng cùng một lúc để phân phối một hay nhiều sản phẩm trên một khu vực
thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau.
Để có thể xây dựng hoặc thay đổi một kênh phân phối cần rất nhiều thời gian và
chi phí bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan chứ không chỉ đơn thuần là
mong muốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp lựa chọn được kênh
phân phối có chất lượng tốt sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm, duy trì và nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.4. Các công cụ cạnh tranh khác
Hiện nay, con người ngày càng có xu hướng sử dụng dịch vụ với chất lượng tốt
nhất, tương xứng với số tiền mà họ đã bỏ ra. Mức thu nhập ngày càng tăng cũng khiến
cho họ trở nên khắt khe hơn trong việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Vì thế mà doanh
nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời đưa ra
những dịch vụ hợp lý và kịp thời để giữ chân khách hàng. Những dịch vụ này còn giúp
doanh nghiệp nâng cao doanh số, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện
thực, tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm, tạo sự khác biệt so
với các đối thủ khác từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài
ra các công cụ xúc tiến thương mại như truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi, tham
gia hội chợ... sẽ thu hút được sự quan tâm và lôi kéo được nhiều khách hàng qua đó
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
22

Uy tín và thương hiệu là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, cũng là công cụ
cạnh tranh giúp doanh nghiệp có ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ mới gia nhập hoặc
tái gia nhập vào thị trường. “Uy tín” luôn được đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh
doanh bởi giữ được uy tín đồng nghĩa với việc giữ được sự tin tưởng của khách hàng,
từ đó khiến họ trở thành những khách hàng trung thành. Bên cạnh đó, thương hiệu
cũng có sức lan toả rất lớn bởi nó không chỉ đơn thuần đại diện cho sản phẩm mà còn
đại diện cho cả doanh nghiệp. Thương hiệu được sử dụng phổ biến trong hoạt động
xúc tiến thương mại nhằm tạo sự chú ý, dùng để gợi nhớ và tạo sự khác biệt. Trong
điều kiện hiện nay, khi khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm - dịch vụ,
khách hàng thường lựa chọn sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp có uy tín và
thương hiệu trên thị trường vì nó tạo cho họ sự tin tưởng về chất lượng. Vì thế mà
công cụ này cũng có thể mang lại hiệu quả cao trong quá trình cạnh tranh của doanh
nghiệp.

1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.3.1. Doanh thu


Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp
Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Doanh thu để đảm bảo cho việc trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được
một phần lợi nhuận và có tích lũy để tái mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và vốn càng nhanh, đẩy nhanh quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời nó phản ánh quy mô sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được mở rộng hay thu hẹp lại. Doanh thu góp phần đảm bảo
cho quá trình kinh doanh tiếp theo được tiến hành liên tục do vậy nếu doanh nghiệp
không tiêu thụ được hàng hóa hoặc tiêu thụ chậm sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về
mặt tài chính.

1.2.3.2. Thị phần


Thị phần cũng là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
của doanh nghiệp, là tỷ trọng giữa số hàng hóa của doanh nghiệp so với tổng số hàng
hóa được bán trên thị trường. Thị phần là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp,
23

để giành và giữ vững được thị phần đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nỗ lực không
ngừng trong việc sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, làn tốt công
tác Marketing.

Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng
rộng. Ta có thể đánh giá mức động hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không
thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường
lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên
thị trường.

1.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của đồng vốn dùng trong kinh
doanh. Tỷ lệ này bù đắp cho chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Thông thường đồng
vốn được coi là sử dụng hiệu quả khi tỷ lệ này cao hơi mức sinh lời khi đầu tư vào các
cơ hội khác hay ít nhất phải cao hơn mức lãi tín dụng ngân hàng.

Để lượng hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận.

Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) /
Vốn kinh doanh cho biết mức sinh lời của một đồng vốn bỏ ra từ đó đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận cần bù đắp được chi phí cơ hội của việc sử
dụng vốn. Thông thường một đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói
trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác, hoặc ít nhất phải cao lãi suất
tín dụng ngân hàng.

Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu = Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) /
Doanh thu giúp doanh nghiệp biết được trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp
có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở
hữu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Tuỳ thuộc yêu cầu phân tích có thể lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu thích hợp để
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng thời có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa các năm để thấy được sự gia
tăng lợi nhuận một cách tổng quát. Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tương
24

đương hoặc cao hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành thì doanh nghiệp đó được coi là có
năng lực cạnh tranh cao

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô
a) Yếu tố môi trường chính trị – pháp luật
Một quốc gia có nền chính trị pháp luật ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp phát
triển thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn khi đầu tư
cho hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Các bộ luật về lĩnh vực kinh doanh
càng chặt chẽ sẽ là tiền đề càng vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệp. Điều
đó cũng phần nào thể hiện sự khuyến khích và ủng hộ từ phía nhà nước đồng thời, nhà
nước cũng bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro tranh chấp, tạo một môi trường
kinh doanh bình đẳng có những quy tắc nhất định mà mọi doanh nghiệp bắt buộc phải
thực hiện.
b) Yếu tố môi trường tự nhiên – xã hội
Hiện nay Trái Đất đang ngày càng nóng lên, khí hậu và thời tiết khắc nghiệt
cùng sự ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng, con người dần phát sinh
ra những nhu cầu đa dạng hơn bao giờ hết. Việc xác định xem khách hàng cần gì vào
từng giai đoạn và thời điểm khác nhau quyết định tới việc cung ứng sản phẩm nào là
phù hợp.
Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào nhiều nhu cầu để tạo ra một sản phẩm để
thoả mãn tối đa những nhu cầu đó. Các yếu tố về xã hội như bản sắc dân tộc, phong
tục tập quán, dân số phân hoá theo độ tuổi, giới tính, vùng miền,... cũng quyết định tới
nhu cầu, khả năng tiêu dùng và mức độ thanh toán của tập khách hàng mục tiêu.
Khoảng cách giàu - nghèo, trình độ văn hóa cũng tác động phần nào tới chất lượng
nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các chiến lược kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi yếu tố xã hội vì nó chi phối hành vi ứng xử và hành vi mua hàng của người tiêu
dùng. Việc nghiên cứu và phân tích yếu tố này sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây dựng
chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội. Muốn tồn tại trên thị
trường, doanh nghiệp không thể đi ngược lại những đặc điểm trên.
25

c) Yếu tố về khoa học – công nghệ


Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với tốc phát triển chóng mặt của
khoa học - công nghệ, hai yếu tố này trở thành nòng cốt quyết định đến sức mạnh cạnh
tranh của doanh nghiệp bởi chúng có thể cải thiện nhanh chóng và triệt để rất nhiều
khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay. Hầu hết các sản phẩm, hàng hoá được tạo ra
ngày nay đều gắn liền với những thành tựu khoa học – công nghệ. Sự tiến bộ vượt trội
của hai yếu tố này đã tạo ra các máy móc thiết bị hiện đại góp phần tạo ra sản phẩm
chất lượng với giá thành thấp, nâng cao năng suất lao động. Rất nhiều dẫn chứng thực
tế cho thấy doanh nghiệp nào có khả năng đi đầu về khoa học - công nghệ, doanh
nghiệp ấy chắc chắn sẽ thành công.

1.3.1.2. Môi trường ngành


a) Nhà cung ứng
Nhà cung ứng có vai trò quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra đúng tiến độ. Bất kỳ sự thay đổi nào đến từ nhà cung ứng cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới năng
lực cạnh tranh. Nhà cung ứng có thể đe dọa tới doanh nghiệp do tầm quan trọng của
sản phẩm được cung ứng, do sự thay đổi chi phí sản xuất của sản phẩm,...

b) Khách hàng
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng. Do
đó doanh nghiệp bằng mọi cách phải đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Doanh
nghiệp có thể mở rộng thị trường được bao nhiêu, có thể đứng vững trên thị trường
bao lâu, tập khách hàng trung thành - khách hàng tiềm năng sẽ quyết định điều đó. Tuy
nhiên, không phải vị khách nào cũng dễ tính. Trong nhiều trường hợp, khách hàng tạo
áp lực lớn lên doanh nghiệp bằng cách ép giá và đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn
mà không hề tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra. Nếu điều này diễn ra với tần suất
dày đặc, doanh nghiệp không nhanh chóng tìm cách giải quyết hoặc thương lượng,
việc mất khách hàng là điều tất yếu. Có thể nói rằng, nhân tố này có tác động cực kỳ
mạnh mẽ tới năng lực cạnh tranh của mọi doanh nghiệp.

c) Đối thủ cạnh tranh


26

Mức độ cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp đang
hoạt động kinh doanh trong ngành, cơ cấu ngành, tốc độ tăng trưởng trong ngành và sự
đa dạng hoá về sản phẩm. Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với đối
thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước mà còn cả những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Để đề
ra được một chiến lược cạnh tranh hợp lý, doanh nghiệp cần phân tích điểm mạnh, yếu
của đối thủ, khả năng đáp ứng thị trường cũng như dự đoán phần nào chiến lược kinh
doanh mà đối thủ cạnh tranh sử dụng trong ngắn và dài hạn.

1.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp
a) Văn hoá doanh nghiệp
Bao gồm tất cả những thái độ, niềm tin, giá trị văn hoá được xây dựng trong
quá trình phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Lợi ích văn hoá doanh nghiệp mang
lại đó là: tăng cường sự đoàn kết, tạo sự phát triển bền vững, giúp phân biệt bản sắc
của từng doanh nghiệp. Không thể phủ định những lợi ích mà văn hoá doanh nghiệp
mang lại bởi yếu tố này có thể chiếm 20-30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi là những nhân tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp. Đây
chính là những nhân tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

b) Chính sách nhân sự


Các chính sách của doanh nghiệp về vấn đề này như chính sách đào tạo, sử
dụng và đãi ngộ nhân lực chính là yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Nhu cầu thị trường thay đổi theo từng ngày, nếu doanh nghiệp có nguồn nhân
lực với trình độ chuyên môn cao mà không biết cách sử dụng và đào tạo, doanh nghiệp
sẽ không thể phát triển bền vững. Bởi trình độ chuyên môn cũng sẽ bị mai một theo
thời gian và lạc hậu theo xu hướng thời đại. Hơn nữa, nếu nguồn nhân lực không được
sử dụng đúng mục đích, nguồn lực này trở nên vô nghĩa. Bên cạnh đó, việc thực hiện
các chính sách đãi ngộ có mục đích tạo động lực, giữ chân và thu hút nhân tài. Nếu các
chính sách được sử dụng hợp lý, doanh nghiệp dễ dàng nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường.

c) Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp


27

Trình độ tổ chức quản lý là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên
tính cạnh tranh. Muốn tổ chức và quản lý tốt thì trước hết, doanh nghiệp phải có ban
lãnh đạo giỏi vừa có tâm, có tầm và có tài. Ban lãnh đạo của một tổ chức có vai trò rất
quan trọng, là bộ phận điều hành toàn bộ nguồn lực, vạch ra chiến lược, chính sách, kế
hoạch hoạt động. Bên cạnh đó, họ là người hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá
mọi hoạt động của các phòng ban để đưa hoạt động của tổ chức do mình quản lý đạt
hiệu quả cao nhất. Người lãnh đạo giỏi là người có kỹ năng chuyên môn, am hiểu con
người và biết thu phục lòng người, có kỹ năng nhận thức chiến lược. Đó là người nhạy
cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh có thể dự báo và xây dựng chiến lược
thích ứng. Để tổ chức quản lý tốt thì vấn đề thứ hai mà doanh nghiệp cần phải có là
một phương pháp quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Ngoài ra để tổ
chức quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có hệ thống
tổ chức gọn nhẹ.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHƯƠNG
Nội dung 1: Khái quát chung về công ty TNHH Minh Phương
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Phương
1.1.1 Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
Dưới đây là một số thông tin cơ bản của Công ty TNHH Minh Phương:
- Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Minh Phương
- Tên giao dịch quốc tế : Minh Phuong Company Limited
- Người đại diện pháp luật : Nguyễn Châu Sơn
- Mã số thuế : 2300273900
- Ngày thành lập : 17 - 11 - 2005
- Địa chỉ: Lô số 4 khu công nghiệp Tân Hồng Hoàn Sơn, Phường Tân
Hồng, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
Công ty TNHH Minh Phương xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của
doanh nghiệp hướng đến đảm bảo sự uy tín của doanh nghiệp và sự hài lòng của khách
hàng:
28

- Tầm nhìn: Công ty TNHH Minh Phương là một trong những nhà cung
cấp nguyên vật liệu xây dựng tốt nhất tỉnh Bắc Ninh.
- Sứ mệnh: Công ty TNHH Minh Phương đem tới cho khách hàng những
sản phẩm có chất lượng tối ưu, chất lượng vượt trội, bền bỉ và chắc chắn.
- Gía trị cốt lõi: Tin cậy - Trung thực - Trách nhiệm.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp


Công ty TNHH Minh Phương thành lập ngày 17/11/2005 và được cấp giấy
phép kinh doanh vào ngày 29/11/2005 trong lĩnh vực kinh tế sản xuất sản phẩm từ
nhựa, cơ khí. Trong 18 năm hoạt động trong ngành, công ty đã bước vào giai đoạn
hoạt động và phát triển ổn định. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp
đã từng bước xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực và giàu kinh nghiệm, đội
ngũ công nhân lành nghề và trang bị thiết bị sản xuất đồng bộ và cải tiến không ngừng.
Với sự kiên trì và lòng quyết tâm của cán bộ nhân viên công ty đã vượt qua nhiều giai
đoạn kinh tế khó khăn.
Những dấu mốc quan trọng của Công ty TNHH Minh Phương có thể kể đến
như sau:
- Năm 2005: Công ty TNHH Minh Phương được cấp giấy phép kinh doanh và
đi vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ nhựa, cơ khí.
- Năm 2010: Doanh nghiệp phát triển ổn định
- Năm 2017: Với kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo ra
mạng lưới khách hàng trung thành với 10 đối tác lớn quan trọng.
- Năm 2021: Thích nghi và vượt qua tình hình khó khăn do dịch bệnh Covid-19
mang lại và phát triển ổn định đến nay.
Đến nay, doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng trung thành là doanh nghiệp
lớn trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất thiết bị, nội thất của Việt Nam. Một số đối tác
quan trọng của công ty có thể kể đến như: Công ty TNHH Sản xuất toàn cầu LIXIL
Việt Nam, Công ty CP Xây dựng công trình Nam Đô, Công ty CP Brasler Việt Nam…

1.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Minh Phương
Công ty TNHH Minh Phương là doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm
phục vụ trong các ngành xây dựng và sản xuất nội thất với các ngành nghề kinh doanh
29

được nêu trong Bảng 1.1.


Bảng 1.1: Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Minh Phương

STT Tên ngành Mã ngành

1 Đúc sắt, thép 2431

2 Đúc kim loại màu 2432

3 Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại 2591

4 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại 2592

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Minh Phương


1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Minh Phương
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và quy mô kinh doanh, công ty đã lựa chọn xây
dựng cơ cấu doanh nghiệp theo cấu trúc tổ chức theo chức năng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
bộ máy của Công ty TNHH Minh Phương được thể hiện trong Hình 1.1.

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Minh Phương


(Nguồn: phòng Hành chính - Nhân sự)
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Minh Phương được tổ chức theo cấu trúc
30

chức năng hoàn toàn tuân thủ theo quy định pháp luật tại Luật doanh nghiệp 2020 về
cơ cấu tổ chức quản lý công ty của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Mô hình này
giúp tăng cường vai trò của nhà quản trị trong Ban giám đốc, đồng thời phát huy được
trình độ chuyên môn của từng phòng ban chức năng. Với ưu điểm của cơ cấu tổ chức
khá gọn nhẹ và linh hoạt, giám đốc công ty dễ dàng quản lý và ra quyết định, hạn chế
việc chồng chéo và nhầm lẫn, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên dễ dàng giải trình
công việc. Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện về
quản lý điều hành để điều hòa mối quan hệ cũng như các nhiệm vụ của các phòng ban
một cách có hiệu quả. Tại Công ty TNHH Minh Phương, ông Nguyễn Châu Sơn đã
làm việc tại vị trí giám đốc nhiều năm, do đó với kinh nghiệm hơn 10 năm điều hành
và phát triển, ông hoàn toàn có thể phát huy ưu điểm và loại bỏ nhược điểm của cơ cấu
tổ chức theo chức năng này.

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp


Công ty TNHH Minh Phương được thành lập với chức năng chính là sản xuất
sản phẩm từ nhựa, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng
thời tạo việc làm cho những lao động địa phương, giúp địa phương giảm bớt vấn đề
thất nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cũng có nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các
chính sách chủ trương của nhà nước theo quy định của Pháp luật về thuế và môi
trường, cùng các nghĩa vụ khác với người lao động, khách hàng, đối tác kinh doanh.
Để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ đó của doanh nghiệp, mỗi phòng
ban trong công ty cũng có các chức năng, nhiệm vụ riêng, phối hợp nhịp nhàng để các
hoạt động sản xuất kinh doanh được phát huy tối đa hiệu quả. Các chức năng, nhiệm
vụ của các phòng ban như sau:
- Hội đồng thành viên: Là cấp quản lý cao nhất của công ty, có quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi của công ty;
giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác của Công ty.
- Giám đốc (ông Nguyễn Châu Sơn): Tại Công ty TNHH Minh Phương, giám
đốc cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người có vị trí cao
nhất, là đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh; hoạch định phương hướng, mục tiêu dài hạn cũng như
ngắn hạn cho công ty.
31

- Phòng Kinh doanh: Lên kế hoạch bán hàng, đảm bảo mục tiêu doanh thu công
ty đề ra; nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh; tiếp nhận, giao nhận đơn hàng và
xử lý khiếu nại (nếu có).
- Phòng Kế toán - Tài chính: Giúp việc Giám đốc lập kế hoạch khai thác và
chuyển vốn, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của đơn vị. Lập báo cáo tài chính, báo
cáo thuế, báo cáo thu chi định kỳ, nhằm giúp Giám đốc điều hành vốn hiệu quả theo
quy định pháp luật.
- Phòng Sản xuất - Kỹ thuật: Sản xuất trực tiếp các sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực hiện bảo đảm về chất lượng hàng hóa, hỗ trợ bảo hành các phụ tùng hư hỏng,
gặp lỗi trong quá trình sản xuất.
- Phòng Hành chính - Nhân sự: Hỗ trợ, thực hiện các công việc, thủ tục hành
chính, xử lý văn bản, tài liệu, báo cáo của công ty. Kiểm tra hàng hóa định kỳ hàng
tháng (xuất - nhập hàng).
Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau,
được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo
những cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung
của công ty.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Minh Phương giai đoạn
2020 -2022
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Minh Phương trong giai
đoạn 2020 - 2022 được thống kê trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Minh Phương giai đoạn
2020 - 2022
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
So sánh So sánh
Chỉ 2021/2020 2022/2021
2020 2021 2022
tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền Số tiền
% %
1. Doan
h thu 50.569.0 80.528.2 96.487.3 29.959.1 159,2 15.959.1 119,8
bán 71 23 76 52 4 53 2
hàng
32

2. Các
khoản
0 0 0 - - - -
giảm
trừ
3. Doan
h thu
50.569.0 80.528.2 96.487.3 29.959.1 159,2 15.959.1 119,8
thuần
71 23 76 52 4 53 2
về bán
hàng
4. Giá
vốn 41.455.2 66.422.5 79.189.9 24.967.3 160,2 12.767.3 119,2
hàng 57 78 01 21 3 23 2
bán
5. Lợi
nhuận
9.113.81 14.105.6 17.297.4 4.991.83 154,7 3.191.83 122,6
gộp về
4 45 75 1 8 0 3
bán
hàng
6. Doan
h thu
hoạt 2.828.45 4.029.41 3.524.36 1.200.95 142,4
(505.043) 87,47
động 3 1 8 8 6
tài
chính
7. Chi
3.045.52 5.942.25 6.281.89 2.896.73 195,1 105,7
phí tài 339.642
5 7 9 2 1 1
chính
Trong
đó: Chi 2.931.86 4.659.58 5.647.32 1.637.71 155,8
987.749 121,2
phí lãi 7 0 9 3 6
vay
8. Chi 6.056.90 8.152.82 10.248.7 2.095.91 134,6 2.095.91 125,7
phí 7 2 37 5 0 5 0
33

quản lý
doanh
nghiệp
9. Lợi
nhuận
thuần
2.839.83 4.039.97 4.291.20 1.200.14 142,2 106,2
từ hoạt 251.230
5 7 7 2 6 2
động
kinh
doanh
10. Thu
160,6
nhập 328.453 326.411 524.369 (2.042) 99,38 197.958
5
khác
11. Chi
189,0
phí 222.762 421.129 359.495 198.367 (61.634) 85,36
5
khác
12. Lợi
174,0
nhuận 105.691 (94.718) 164.874 (200.409) 89,62 259.592
7
khác
13. Tổn
g lợi
nhuận 2.945.52 3.945.25 4.456.08 133,9 112,9
999.733 510.822
kế toán 6 9 1 4 5
trước
thuế
14. Chi
phí
thuế 133,8 120,4
589.905 789.452 951.216 199.547 161.764
TNDN 3 9
hiện
hành
15. Lợi 2.355.62 3.155.80 3.504.86 800.186 133,9 349.058 111,0
nhuận
34

sau
thuế 1 7 5 7 6
TNDN

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)


 Nhận xét:
Qua Bảng 1.2 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH Minh
Phương trong 3 năm, từ năm 2020 đến năm 2022, có thể thấy tình hình kinh doanh của
Công ty có nhiều sự biến động. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh là do đại dịch Covid-19 gây ra vào năm 2020. Cụ thể như sau:
- Về doanh thu:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2020 là
50.569.071 nghìn đồng. Đến năm 2021, doanh thu thuần tăng lên 80.528.223 nghìn
đồng, tương đương 159,24 % so với 2020. Năm 2022 doanh thu tăng 96.487.376 nghìn
đồng, tương đương tăng 119,82 % so với năm 2021.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 của Công ty là 2.828.453 nghìn đồng.
Đến năm 2021 tăng lên 4.029.411 nghìn đồng, tương đương tăng 142,46 % so với
2020. Năm 2022 lại giảm còn 3.524.368 nghìn đồng, tương đương 87,47 % so với
năm 2021.
- Về chi phí:
Giá vốn hàng bán có sự thay đổi qua từng năm. Năm 2020, giá vốn hàng bán
của Công ty là 41.455.257 nghìn đồng. Đến năm 2021, giá vốn hàng bán tăng lên là
66.422.578 nghìn đồng, tương đương tăng 160,23% so với 2020. Năm 2022 tăng
79.189.901 nghìn đồng, tương đương tăng 119,22 % so với 2021.
Chi phí tài chính của Công ty năm 2020 là 3.045.525 nghìn đồng. Năm 2021
tăng 5.942.257 nghìn đồng, tương đương tăng 195,11 % so với 2020. Chi phí tài chính
năm 2022 tiếp tục tăng 105,71 %, tương đương tăng 6.281.899 nghìn đồng so với năm
2021.
Năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là 6.056.907 nghìn đồng.
Năm 2021 tăng lên 8.152.822 nghìn đồng, tương đương 134,60 % so với năm 2020.
Đến năm 2022 tăng 10.248.737 nghìn đồng, tương đương tăng 125,70 % so với năm
2021.
35

- Về lợi nhuận:


Lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 3 năm 2020-2022 liên tục biến động.
Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 2.355.621 nghìn đồng. Năm 2021 tăng
3.155.807 nghìn đồng, tương đương tăng 133,97 % so với năm 2020. Năm 2022 tiếp
tục tăng 3.504.865 nghìn đồng, tương đương tăng 111,06 so với năm 2021. Nguyên
nhân năm 2020 có tỷ lệ thấp là vì do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho
doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm sút. Vì vậy lợi nhuận sau thuế không cao.
Năm 2021 và 2022, công ty đang trên đà vực dậy doanh thu sau đại dịch, với mức tăng
trưởng ổn định đem lại lợi nhuận cho công ty.
Từ phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty đã có những bước tiến đáng kể, công ty cũng cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa để phát
triển ổn định, bền vững, mở rộng quy mô, khẳng định vị trí trên thị trường.

Phiếu điều tra phỏng vấn


PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh Phương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Duyên
Mã sinh viên: 20D100291
Lớp: K56A5
Khoa: Quản trị kinh doanh
Trường: Đại học Thương Mại
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Minh Phương
Kính gửi: Ông (Bà)…………………………………………………………………….
Chức vụ: ……………………………………………………………………………….
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công ty, nhằm phục vụ cho việc viết khóa luận
của mình và để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH Minh Phương”. Kính mong Ông (Bà) bớt chút thời gian trả lời một số
câu hỏi sau. Mọi thông tin Ông (Bà) cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên
cứu đề tài này chứ không dùng cho mục đích nào khác. Sự giúp đỡ của Ông (bà) đóng
góp rất lớn đến thành công của Khóa luận. Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Ông
(Bà).
36

Nội dung phỏng vấn:


Câu 1:
1. Ông (bà) có thể cho biết các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh hiện nay? Đâu
là sản phẩm kinh doanh chính/chủ đạo, doanh thu và lợi nhuận của từng sản phẩm?

2. Quy trình kinh doanh sản phẩm chính/chủ đạo phải trải qua những công đoạn nào?
Đâu là giai đoạn quan trọng, cần chú ý?

Câu 2: Ông (bà) có thể cho biết phạm vi thị trường mục tiêu mà công ty đang kinh
doanh ở đâu? Ông (Bà) đánh giá thế nào về tiềm năng của khách hàng thị trường mục
tiêu?

Câu 3:
1. Ông (Bà) có thể cho biết các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty?

2. Điểm mạnh và điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh?

Câu 4: Ông (bà) hãy chỉ ra các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty để
so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành?

Xin chân thành cảm ơn!

Phiếu điều tra trắc nghiệm


PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Minh Phương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Duyên
Mã sinh viên: 20D100291
Lớp: K56A5
Khoa: Quản trị kinh doanh
Trường: Đại học Thương Mại
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Minh Phương
Kính gửi: Ông (bà)…………………………………………………………………….
37

Chức vụ: ……………………………………………………………………………….


Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công ty, nhằm phục vụ cho việc viết khóa
luận của mình và để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH Minh Phương”. Kính mong Ông (Bà) bớt chút thời gian trả
lời một số câu hỏi sau. Mọi thông tin Ông (Bà) cung cấp chỉ được sử dụng cho mục
đích nghiên cứu đề tài này chứ không dùng cho mục đích nào khác. Sự giúp đỡ của
Ông (Bà) đóng góp rất lớn đến thành công của Khóa luận. Kính mong nhận được sự
giúp đỡ của Ông (Bà).
A: NỘI DUNG ĐIỀU TRA
Câu hỏi 1: Hãy đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố chủ yếu trong tiêu chí
đánh giá năng lực cạnh tranh đối với Công ty TNHH Minh Phương?

Các tiêu chí năng lực cạnh tranh Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1. Chính sách marketing

2. Năng lực sản xuất

3. Nguồn lực tài chính

4. Nguồn nhân lực

5. Dịch vụ bán

Tổng 1.0

Câu hỏi 2: Hãy đánh giá mức độ đáp ứng của công ty đối với các tiêu chí đánh giá
năng lực cạnh tranh?
(Xin vui lòng đánh dấu vào x ô phù hợp với ý kiến của mình)

1 2 3 4 5
Kém Không tốt Trung bình Khá Tốt
38

Mức độ đáp ứng của DN

STT Tiêu chí 1 2 3 4 5

1 Chính sách marketing


2 Năng lực sản xuất

3 Nguông lực tài chính


4 Nguồn nhân lực
5 Dịch vụ bán

Câu hỏi 3: Hãy đánh giá mức độ đáp ứng của đối thủ cạnh tranh Công ty TNHH Bedra
đối với các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh?
Mức độ đáp ứng của DN

STT Tiêu chí 1 2 3 4 5

1 Chính sách marketing


2 Năng lực sản xuất

3 Nguông lực tài chính


4 Nguồn nhân lực
5 Dịch vụ bán

B: THÔNG TIN CÁ NHÂN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐIỀU TRA


1. Họ và tên: ………………………………………..
2. Giới tính: Nam:  Nữ: 
3. Chức vụ: …………………………………………

Xin chân thành cảm ơn!


39

You might also like