You are on page 1of 6

Tình huống 1.

Ông Nguyễn Văn A sinh năm 1960, trong quá trình công tác tại ngành
ngân hàng ông đã tham gia làm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp
huyện trong 5 năm. Ông có bằng tốt nghiệp cử nhân luật và có Giấy chứng nhận
tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Về tình trạng sức khỏe, hiện tại, ông đang có
bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường. Sau khi nghỉ hưu ông có nhu cầu trở
thành luật sư.
Câu hỏi 1: Theo anh (chị) nguyện vọng của ông A có thể đạt được hay
không? Tại sao?
Trả lời: có thể được nếu ông A đấp ứng các yêu cầu theo quy định của
Luật luật sư tại các Điều 15,17

Tình huống 2
Bà A là người tập sự hành nghề luật sư tại VPLS Nguyễn và cộng sự,
được phân công giúp Trưởng văn phòng các công việc tiếp khách hàng, chuẩn bị
hồ sơ và dự thảo các văn bản; khi Trưởng văn phòng đi vắng được nhận hồ sơ
của khách hàng và báo cáo lại cho Trưởng văn phòng, được ăn trưa tại Văn
phòng và được cấp tiền đi lại.
Do khó khăn về kinh tế, với suy nghĩ mình chưa phải là luật sư và kể cả
khi đã là luật sư thì vẫn được làm tất cả các việc mà pháp luật không cấm. Do
vậy khi có cơ hội, các công việc mà Trưởng văn phòng không nhận thực hiện,
bà A nhận ủy quyền của một số khách hàng để giúp họ đăng ký kinh doanh, thực
hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và đại diện theo ủy quyền
trong một số vụ án dân sự tại Tòa án để lấy tiền thù lao.
Câu hỏi 2: Theo anh (chị) suy nghĩ và việc làm của bà A trong tình huống
trên có đúng pháp luật hay không? Tại sao?
Trả lời: Bà A vi phạm quy định tại K3 Điều 14 LLS

Tình huống 3
Khách hàng Nguyễn Văn B yêu cầu Luật sư Nguyễn Văn A bào chữa cho
khách hàng B trong một vụ án trộm cắp tài sản, nhưng trong quá trình tiếp xúc,
thu thập thông tin, Luật sư Nguyễn Văn A được khách hàng cung cấp thông tin
là đã giết 2 người ở tỉnh C cách đây 3 năm, nhưng hiện chưa ai biết.
Câu hỏi 3: Theo anh (chị) Luật sư A có nghĩa vụ phải tố giác hành vi
phạm tội giết người của khách hàng với cơ quan Công an không? Tại sao?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 3, Điều 19 BLHS Người không tố giác
là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản
1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của
Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà
mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào
chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa., tuy nhiên giết 2 người là tội phạm đặc

1
biệt nghiêm trọng, LS A phải tố giác hành vi vi phạm tội giết người của khách
hàng với cơ quan Công an

Tình huống 4
Khi trao đổi nhanh với khách hàng, thấy vụ án đơn giản, Luật sư An nhận
tư vấn và thỏa thuận thù lao không cần ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho khách
hàng (chị Hoa) về khởi kiện ly hôn với mức thù lao trọn gói là 15 triệu đồng.
Sau một thời gian, nhận thấy tính chất vụ việc phức tạp, thù lao thấp nên Luật sư
An đã đề nghị chị Hoa ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản với mức
thù lao cao hơn. Theo Luật sư An, nếu chị Hoa không đồng ý thì Luật sư An sẽ
giúp giới thiệu để chị Hoa chọn luật sư khác. Chị Hoa không đồng ý thay đổi
Luật sư tư vấn. Luật sư An nêu lý do còn bận giải quyết nhiều công việc cho
khách hàng khác của công ty nên từ chối việc tiếp tục tư vấn cho chị Hoa và
chuyển vụ việc cho luật sư Cường (cùng công ty luật) tiếp tục giải quyết.
Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy nhận xét về hoạt động hành nghề của luật sư An?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 25, 26, 27 LLS, LS An sai

Tình huống 5
Trưởng Văn phòng Luật sư A ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với đại diện
hợp pháp của bị cáo B để bào chữa cho bị cáo B trong vụ án “cố ý gây thương
tích”. Trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý có nội dung: “Văn phòng luật sư A sẽ
bào chữa cho bị cáo B với mức khung hình phạt thấp nhất của tội “cố ý gây
thương tích”. Mức thù lao trả cho Văn phòng luật sư A để bào chữa cho bị cáo B
từ giai đoạn điều tra là: 150.000.000 đồng trong vụ án cố ý gây thương tích”.
Câu hỏi 2: Hợp đồng dịch vụ pháp lý nêu trên có vi phạm pháp luật về luật
sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Tại sao?
Trả lời: Theo quy định Quy tắc 9.8 LS không được hứa hẹn với KH

Tình huống 6

Công ty TNHH Thương mại A ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Công ty luật
TNHH B với yêu cầu: tư vấn pháp luật và thực hiện các biện pháp theo quy định
của pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty
TNHH Thương mại A trong quan hệ mua bán hàng hoá với Công ty cổ phần C
theo Hợp đồng mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021. Hợp đồng dịch vụ pháp lý
có quy định:
- Về công việc sẽ thực hiện:
1. Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc;
2
2. Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và giải pháp/đề xuất để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bên A trong vụ việc nói trên.
…….
Về phí dịch vụ tư vấn
Phí dịch vụ tư vấn
Mức phí dịch vụ tư vấn để bên B thực hiện các công việc nêu tại Điều 2
Hợp đồng là: 500.000.000 đồng ( Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng).
2. Khoản tiền thưởng
Bên A sẽ thanh toán cho bên B một khoản tiền thưởng tương đương với
20% tổng số tiền bên Công ty TNHH Thương mại A nhận được từ Công ty cổ
phần C theo Hợp đồng mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty
TNHH Thương mại A và Công ty cổ phần C”.
Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy nhận xét về nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý
nêu trên? Giải thích lý do?
Trả lời: Theo quy định không được tính tiền thưởng vào trong hợp
đồng

Tình huống 03:


Ông B cư trú tại tỉnh G, là điều tra viên sơ cấp từ 2007. Tháng 9/2009 do
vi phạm kỷ luật ngành đã bị GĐ Công an tỉnh K xử lý kỷ luật chuyển công tác,
ông B xin thôi việc và được chấp nhận. Mong muốn hành nghề LS, tháng
12/2010 ông B làm hồ sơ xin gia nhập đoàn LS tỉnh G nhưng bị từ chối vì lý do
không đủ phẩm chất đạo đức và thiếu điều kiện để giai nhập đội ngũ LS. Ông B
đã khiếu nại việc từ chối nói trên nhưng chưa được giải quyết. Tháng 2/2011
ong B tiếp tục làm HS xin gia nhập đoàn LS tỉnh N nhưng bị từ chối, không đủ
điều kiện gia nhập.
Theo A/C việc từ chối của ĐLS nói trên có đúng không, tại sao? Việc
khiếu nại của ông B có đúng không, tại sao? Hãy tư vấn cho B để đạt được
mong muốn.
Bài làm:
Trước tiên, cầm xem xét điều kiện Tiêu chẩn LS theo Điều 10 LLS, ông B có là
Cử nhân Luật hay không? Là điều tra viên sơ cấp, ông B được giảm 2/3 thời
gian tập sự Luật sư (theo khoản 2, Điều 16 LLS), Ông B được quyền khiếu nại
lên tổ chức Luật sư toàn quốc. Xem xét thời điểm giữa luật cũ (LLS 2006) và
luật mới (LLS2012), phần trả lời đúng sai theo LLS 2006, phần tư vấn thep LLS
2012.
1- Tháng 12/2010 Ông B được quyền làm đơn tham gia đoàn LS vì ông đã
nghỉ việc, không còn là công chức.

3
2- Đoàn G từ chối vì lý do đạo đức là Sai, vì B bị kỷ luật chuyển công tác là
kỷ luật nội bộ, B tư làm đơn xin nghỉ việc và được đồng ý, nên ông B
không phải là người bị kỷ luật buộc thôi việc.
3- Đoàn G từ chối về lý do chưa đủ điều kiện là Đúng, vì theo khoản 2, điều
16 (LLS 2006) phải tập sự 1/3 thời gian, phải có chứng chỉ hành nghề do
Bộ Tư pháp cấp.
4- Ông B được quyền khiếu nại theo Điều 87 (LLS 2006), nội dung khiếu
nại là không cần thiết, vie có việc từ chối đúng.
5- Ông B xin gia nhập đoàn N là đúng (vì pháp luật không cấm)
6- Đoàn N từ chối là đúng, vì ông B chưa tập sự và chưa có chứng chỉ hành
nghề do Bộ Tư pháp cấp.
7- Ông B khiếu nại đoàn N là Sai.
8- Tư vấn cho B: Phải đi tập sự hành nghề luật sư, tham gia kỳ thi kiểm tra
hết tập sự theo Điều 15 (LLS 2012); Sau khi đạt yêu cầu của kỳ thi này,
tiến hành làm thủ tục yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề LS theo Điều
17LLS

Tình huống 04
VPLS A ký hợp đồng với B thực hiện giải quyết tranh chấp dân sự với mức
phí là 100 triệu đồng.
Khi bắt tay vào việc, thấy kinh phí 100tr là lỗ, theo bạn VPLS A cần phải
làm gì?

Theo luật:
- LS được làm những gì pháp luật không cấm, biện pháp của LS phải hợp
pháp
- Khi nhận ra không đủ tiền được quyền đàm phán lại với khách hàng, sẽ có 2
trường hợp:
+ KH không đồng ý: LS phải thực hiện theo HĐ đã ký
+ KH đồng ý: LS phải ký phụ lục HĐ

Tình huống 05
3 LS bảo vệ cho 1 đối tượng, nhưng 3LS khi bắt tay vào công việc thì lại
có 3 quan điểm khác nhau.
Bạn là 1 trong 3 người đó, bạn xử sự thế nào cho đúng luật?

Các LS cần bàn bạc với nhau để đưa ra quan điểm thống nhất. Cần tranh
luận, bàn bạc, đánh giá chứng cứ để đi đến thống nhất. Trong trường hợp
không thống nhất được thì phải trao đổi với khách hàng và không được nói
quản điểm nào là của ai, quan điểm nào đúng sai (theo QT18) để khách hành
chọn quan điểm họ cho là có lợi nhất, LS có quan điểm trái ngược có thể rút
lui hoặc chấp nhận quan điểm.

Tình huống 06

4
LS A công ty luật hợp danh B đại diện cho UBND huyện K, ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý tư vấn để giải quyết đơn khiếu kiện của các hộ dân xã Y
trong dự án khu đô thị N theo hướng bảo vệ quyền lợi và quan điểm của
UBND huyện K, bác đơn kiện của các hộ dân. Qua nghiên cứu hồ sơ, LS biết
dự án trên có vi phạm phạm pháp luật cảu chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền
phê duyệt, gây thiệt hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ
dân tại xã Y.
Nếu là LS A a/c hãy lựa chọn các phương án sau và giải thích.
a) Tiếp tục thực hiện hợp đồng.
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng và giải thích lý do.
c) Giới thiệu cho đồng nghiệp ở tổ chức hành nghề khác
d) Phương án xử lý tình huống của anh chị.
(Lưu ý: Dạng đề ntn phải giải thích hết các phương án)
Bài làm:
a) PA (a): Không chọn.
Vì: LS thực hiện yêu cầu của khách hàng thì y/c phải hợp pháp, yêu cầu
không hợp pháp thì không thể thực hiện được hợp đồng. Quyền và lợi ích của
người dân bị xâm phạm, không thể giải quyết dứt điểm.
b) PA(b): Không chọn
Vì: Đây không phải là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo
quy định tại Quy tắc 11, 13 và 15.3 bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp LSVN.
c) PA(c) không chọn.
Vì: Yêu cầu của KH đang trái luật và nhu cầu của đồng nghiệp là có hay
không nhận vụ việc thì bản thân không xác định được.
d) Chọn phương án (d)
Sau khi n/c hồ sơ phát hiện ra sai phạm của khách hàng, yêu cầu của
UBND huyện là trái luật. Luật sư gặp khách hàng và trao đổi, nói rõ y/c
của khách hàng là trái Luật và chỉ rõ trái luật ở chỗ nào. Nói rõ việc dân
đi kiện là đúng, không thể bác đơn được.
TH1: UBND huyện K không biết vi phạm của mình, không biết việc dân
đang bị thiệt hại. LS tư vấn cho UBND huyện làm thế nào cho đúng quy
định pháp luật. Sau đó, nếu UBND huyện đồng ý thì LS bàn tiếp việc ký
phụ lục hợp đồng với công việc mới, phí mới
TH2: UBND huyện biết sai nhưng họ không chấp nhận ý kiến của LS, lúc
này LS có quyền đơn phương chấm dứt HĐ theo Quy tắc 13 .

Dạng bài thi tự luận:


1. Nghề luật sư góp phần phát triển KTXH không? Tại sao?
Trả lời: có, vì…
2. Nghề LS mang tính tự do, có đồng ý quan điểm không? Tại sao?
Trả lời: có, vì
+ Tự do lựa chọn hình thức hành nghề
+ Tự do đặt trụ sở
+ Tự do thời gian làm việc
5
+ Tự do địa điểm làm việc
+ Tự do đàm phán với khách hàng
+ Tự do tính phí

Tình huống 01
Khách hàng là bị can A bị khởi tố tội cố ý gây thương tích, là dân XH, cơ
quan THTT rất vất vả trong công tác điều tra, chưa đưa ra xét xử được,
phải trả hs làm rõ, trong quá trinh làm việc KSV đến muộn, khi lấy cung
bị can A chối tội, VKS mớm cung A, LS đề nghị VKS không được mớm
cung, yêu cầu tôn trọng sự thật khách quan… VKS vẫn tiếp tục mớm
cung, LS bực tức bỏ về, 1 tuần sau LĐLS nhận được văn bản của VKS đề
nghị kỷ luật LS do vi phạm Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp LSVN
A/c là LS thì a/c xử lý ntn?
 Xác định hành vi vi phạm: LS có hành vi vi phạm, vì đang làm việc
với cq thtt có phản ứng bỏ về là không tôn trọng khách hàng, trong lúc
khách hàng đang cần LS nhất (vi phạm QT27.3 …tại phiên tòa cung
như trong quá trình tố tụng….lưu ý không áp dụng QT28.2 vì đây
chưa phải là phản ứng quá tiêu cực vì đã có trao đổi trước với VKS)
 CQ xác định: Cơ quan có thẩm quyền theo K2 điều 85 LLS, thẩm
quyền thuộc ban chủ nhiệm đoàn LS…
 Hình thức xử lý: Chưa đủ căn cứ để xử lý, vì đây là thông tin 1 chiều
từ phía VKS, không có ghi âm, ghi hình…nên chưa đủ bằng chứng

You might also like